CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình. (full) (Trang 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2014

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.

Quản lý chi NSNN trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luật tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.

Quản lý chi NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành. Cải cách tiền lương cũng vẫn là một trong những lĩnh vực ưu tiên cho giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Lĩnh vực không kém phần quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính công bằng trong việc cung cấp

74

các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, hướng tới sự phát triển bền vững của địa bàn.

Quản lý chi NSNN cũng phải tập trung cải thiện cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược địa phương, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục được những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn gắn với việc phân chia nguồn ngân sách dàn trải, không kịp thời, không gắn với các kết quả hoạt động. Tuy nhiên, để sử dụng ngân sách thực sự có hiệu quả cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách và phương thức lựa chọn các đề án, dự án chi ngân sách. Đối với những lĩnh vực khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm thì nên điều chỉnh lại phạm vi can thiệp của Nhà nước, tăng cường áp dụng các động cơ kinh tế thị trường trong từng khâu, từng giai đoạn của việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng. Ngay cả đối với các lĩnh vực Nhà nước phải đứng ra cung cấp, cũng cần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế (phân tích chi phí - lợi ích) để lựa chọn các cách thức có chi phí thấp nhất. Gắn ngân sách với các kết quả đầu ra và tạo ra các hình thức thưởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt được cũng cần phải từng bước áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách...

3.1.2. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình

Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương, Quảng Bình đã xác định hướng đi cho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao. Trong đó, quản lý chi NSNN của tỉnh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, quản lý chi NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời

cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn.

Để thúc đẩy kinh tế tỉnh tăng trưởng và phát triển bền vững, trong khi chưa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, tất yếu phải tăng

75

chi đầu tư công. Một mặt, tăng chi đầu tư công trực tiếp làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Mặt khác, tăng chi sẽ tác động, lôi kéo các thành phần kinh tế khác mở rộng SXKD. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tăng chi NSNN trước khi tăng trưởng cao tạo ra các nguồn thu mới? Liệu có cách nào đó để tăng nguồn? Hay đổi mới phương thức can thiệp của tỉnh hay nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách? Hay vay nợ?....

Vì việc tăng nguồn trong ngắn và trung hạn rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với quản lý chi NSNN của tỉnh là phải kế hoạch hóa được nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ thì mới đảm bảo thúc đẩy KT-XH phát triển được.

Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý chi NSNN của tỉnh phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, do phân bổ ngân sách địa phương phân tán, dàn trải, nhiều công trình, dự án không được phân đủ vốn theo tiến độ, hiệu quả sử dụng ngân sách hạn chế, việc phân bổ ngân sách giai đoạn tới cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề ưu tiên hóa.

Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của

quản lý chi NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.

Bốn là, quản lý chi NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao. Việc đánh giá, giám sát của người đóng thuế/người thụ hưởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

Năm là, quản lý chi NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của

76

tới, quản lý chi NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển bền vững lâu dài trên địa bàn, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn. Nâng cao mức sống của nhân dân các vùng này, thúc đẩy tăng trưởng, giảm dần sự chênh lệch so với các vùng đô thị, tạo môi trường sống của con người gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Vấn đề không kém phần quan trọng là phải chủ động, linh hoạt trước các biến động của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TỈNH QUẢNG BÌNH NSNN TỈNH QUẢNG BÌNH

Quản lý chi NSNN là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi có hiệu quả chính sách tài khoá, đặc biệt là phân bổ nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Trong điều kiện Quảng Bình, nguồn lực tài chính cho phát triển KT-XH còn hạn chế thì vấn đề phân bổ và quản lý có hiệu quả chi NSNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ chế quản lý chi chặt chẽ và hợp lý sẽ ngăn ngừa các sai phạm, đồng thời là biện pháp buộc các cơ quan công quyền và đơn vị sử dụng NSNN tôn trọng các nhiệm vụ thu, chi được Quốc hội phê chuẩn. Để thực hiện tốt vấn đề này quản lý chi NSNN trong thời gian tới cần phải hướng tới:

- Xây dựng một dự toán chi ngân sách toàn diện, chi tiết theo đúng mục lục NSNN hiện hành, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển trong năm tài chính. Thực hiện quản lý và điều hành NSNN theo dự toán và dự toán NSNN đã được duyệt là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

77

tự luật định, bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát một cách hiệu quả của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách.

3.2.1. Lựa chọn, quyết định danh mục để phân bổ tối ƣu nguồn lực tài chính địa phƣơng

a. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng

Những năm tới, muốn chi NSNN đóng vai trò tốt nhất cho việc thực hiện phát triển KT-XH trên địa bàn, Quảng Bình cần phải tiến hành lựa chọn, quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng. Xác định những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp để có thể giảm bớt hoặc ngừng thực hiện cho phù hợp với mức trần ngân sách quy định.

Mặt khác, để hỗ trợ cho việc lựa chọn ưu tiên, cần phải đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động và xây dựng các đề xuất để có thể đối phó với bất kỳ tác động tiêu cực nào. Cũng cần xác định các ưu tiên cao để bố trí đủ vốn.

Bước đầu tiên trong việc giảm dự toán cho phù hợp với mức trần là sắp xếp các đầu ra và hoạt động theo thứ tự ưu tiên. Do đó, những hoạt động có mức độ ưu tiên cao hơn sẽ được duy trì mức dự toán, trong khi những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp hơn cần phải giảm bớt dự toán ngừng thực hiện.

b. Đánh giá đầu ra và dự toán cho các hoạt động

Quá trình đánh giá và giảm quy mô hoạt động có thể sẽ đòi hỏi phải được tiến hành vài lần trước khi có thể giảm chi phí nằm phù hợp vói mức trần ngân sách ban đầu. Vì sẽ phải thu thập thông tin về từng hoạt động, ví dụ như chi phí điều trị một bệnh nhân hoặc điều hành một phòng khám. Do đó, có thể giảm dự toán cho phù hợp với mức trần bằng cách:

- Giảm số lượng các hoạt động được tiến hành nhằm giảm tổng chi phí đầu ra.

78

- Giảm số lượng các đầu vào cần thiết cho mỗi hoạt động nhằm giảm mức chi phí cho mỗi hoạt động.

Các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ phải từ bỏ thông lệ cũ là chỉ đơn thuần giảm toàn bộ ngân sách theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, để chuyển sang việc xác định những hoạt động cụ thể nào cần phải loại bỏ và/hoặc giảm bớt quy mô. Sau đó, việc giảm số lượng các hoạt động này phải được biểu thị bằng các dự toán chi tiêu thấp hơn.

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên

a. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Giáo dục và đào tạo nghề - nhân tố hỗ trợ quan trọng cho công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Bình trong những năm tới. Tỉnh cần phải tăng cường tăng chi cho giáo dục và đào tạo, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc tăng trưởng của tỉnh trong tương lai. Cụ thể:

- Tăng định mức chi thường xuyên, tăng chi đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Tỉnh cần phải tăng số lượng và chất lượng giáo viên thông qua chính sách hỗ trợ về ăn ở, hỗ trợ cho việc đào tạo thường xuyên và học hành trong tương lai ở trong và ngoài tỉnh, cần tăng năng lực của các trường để đảm bảo tất cả huyện thị đều có đủ số lượng trường, tập trung đặc biệt vào mở rộng năng lực giảng dạy ở các trường khu vực nông thôn. Ngoài ra cần phải cải thiện chất lượng cơ sở vật chất cơ bản: trọng tâm ở đây là để đảm bảo có cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết (phòng học chức năng, phòng thí nghiệm) ở tất cả các trường. Tỉnh sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên trên các lĩnh vực và loại hình cơ sở vật chất được tài trợ dựa trên nguồn kinh phí có được.

- Thực hiện mở rộng quyền tự chủ cho cấp quản lý cơ sở giáo dục: được phép điều chỉnh tỉ lệ học sinh/giáo viên hay tỉ lệ giữa tiền lương/thu nhập ngoài lương cho thích hợp với nguồn lực từng địa bàn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và hiệu quả kinh tế.

79

- Thực hiện chi có chọn lọc cho giáo dục - đào tạo: Nhằm tạo điều kiện để chính quyền địa phương tập trung vào các chương trình trọng điểm của ngành giáo dục, trong thời gian tới cần có sự rà soát, phân loại phạm vi chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo cụ thể như: Ưu tiên có chọn lọc cho giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, một phần cho trung học phổ thông và đào tạo đại học, còn lại cần thực hiện chủ trương xã hội hoá. Cần nâng dần chính sách trợ cấp thoả đáng cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên vùng sâu vùng xa.

b. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp y tế

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hiện tại: cần tập trung nâng cấp tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, tăng số lượng giường bệnh, nâng cấp thiết bị và cơ sở vật chất y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Tỉnh cũng sẽ lắp đặt hệ thống xử lý chất thải tại các bệnh viện lớn, với các trang thiết bị xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Nâng cao hiệu quả và năng suất trong tiếp cận khu vực nông thôn và cung cấp dịch vụ ở cấp phường xã: Tỉnh cần đảm bảo tất cả các trung tâm xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ngoài ra, các cơ sở y tế nhỏ cấp xã phường sẽ được hợp nhất để phát huy hiệu quả cao hơn. Số lượng bác sĩ ở cơ sở y tế xã phường cũng sẽ được cải thiện.

- Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là chăm sóc cấp 3 và chăm sóc chuyên khoa: Phần lớn đầu tư vào chăm sóc cấp 3 và chuyên khoa cần nguồn đầu tư khu vực tư nhân. Tỉnh sẽ vận động và khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này và có có các biện pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư.

- Tăng số lượng cán bộ đủ trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh

c. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi khoa học công nghệ và môi trường

Khoa học công nghệ sẽ là một công cụ then chốt giúp tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ sẽ là một điều kiện

80

giúp Quảng Bình thực hiện CNH – HĐH địa phương. Yếu tố chính của việc áp dụng khoa học, công nghệ trong nền kinh tế của Quảng Bình bao gồm:

- Áp dụng các công nghệ có chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng năng lực: lồng ghép khoa học, công nghệ vào giáo dục tại các cấp, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, thành lập cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ.

Như vậy, tăng quy mô chi ngân sách cho KH - CN, đây phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.

d. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi hành chính Nhà nước

- Nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong chi quản lý hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp đồng bộ sau:

+ Rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý, qua đó sắp xếp lại theo hướng sáp nhập các cơ quan có cùng chức năng, loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan - của đơn vị tập thể - của cá nhân tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

+ Hợp lý hoá thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm rườm rà, phức tạp, quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tránh tư tưởng cố tình kéo dài, gây phiền hà cho công chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình. (full) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)