Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
900,74 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỌ QUỐC DŨNG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN ĐỂ
KHỬ ALDEHYDE TRONG RƯỢU
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRANG SĨ TRUNG
TS. NGUYỄN VĂN HÒA
Nha Trang – 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan
tâm tận tình của quý thầy cô hướng dẫn khoa học, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Viện
Công nghệ Sinh học và Môi trường và các cá nhân trong trường, đã giúp tôi hoàn thành
đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trang Sĩ
Trung và TS Nguyễn Văn Hòa, đã hết lòng chỉ bảo và hướng dẫn tận tình, thường
xuyên theo dõi quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ đặc biệt của ThS. Nguyễn Công Minh, ThS.
Phạm Thị Đan Phượng, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Công nghệ Thực phẩm Trường
Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và bảo vệ đề tài.
Xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên
để tôi hoàn thành tốt công việc.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ IV
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. V
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
1.1. TÌM HIỂU VỀ RƯỢU CỒN TRẮNG TRUYỀN THỐNG ................................................... 5
1.1.1. Tính chất vật lý và hóa học của rượu ............................................................ 5
1.1.2. Thành phần hóa học của rượu cồn trắng....................................................... 6
1.1.3. Tác hại của rượu đến sức khỏe con người ..................................................... 8
1.1.4. Quy trình sản xuất rượu truyền thống.......................................................... 10
1.2. CHITOSAN VÀ ỨNG DỤNG ..................................................................................... 12
1.2.1. Cấu trúc của chitosan................................................................................... 12
1.2.2. Độ deacetyl chitosan .................................................................................... 13
1.2.3. Phân tử lượng của chitosan ......................................................................... 13
1.2.4. Một số tính chất của chitosan ...................................................................... 14
1.2.4.1. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm .......................................................... 14
1.2.4.3. Tính khử aldehyde của chitosan ................................................................ 16
1.2.4.4. Một số tính chất khác của chitosan ........................................................... 18
1.2.5. Quy trình sản xuất chitosan tổng quát từ phế liệu thủy sản bằng phương
pháp hóa học........................................................................................................... 18
1.2.6. Một số ứng dụng của chitosan trong thực phẩm ......................................... 20
1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................. 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 25
2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ................................................................. 25
2.2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chitosan
tới khả năng khử aldehyde trong rượu. .................................................................. 27
2.2.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan tới khả
năng khử aldehyde trong rượu. .............................................................................. 29
2.2.4. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng phân tử chitosan
tới khả năng khử aldehyde trong rượu. .................................................................. 31
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................................. 32
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 34
3.1. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU TRƯỚC KHI KHỬ ALDEHYDE ................. 34
iii
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH CHITOSAN ĐẾN
KHẢ NĂNG KHỬ ALDEHYDE TRONG RƯỢU................................................................... 34
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ DEACETYL CHITOSAN ĐẾN KHẢ
NĂNG KHỬ ALDEHYDE TRONG RƯỢU. ......................................................................... 37
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ CHITOSAN ĐẾN
KHẢ NĂNG KHỬ ALDEHYDE TRONG RƯỢU................................................................... 39
3.5. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KHỬ ALDEHYDE TRONG RƯỢU BẰNG CHITOSAN. ............... 41
3.5.1. Sơ đồ quy trình: ............................................................................................ 41
3.5.2. Thuyết minh quy trình: ................................................................................. 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ........................................................................... 43
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 43
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .......................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 44
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 47
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Diễn giải
CFU
Colony Forming Units
Cps
Centipoises
DD
Degree of Deacetylation
DH
Degree of Hydrolysis
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Yêu cầu cảm quan của rượu cồn. ..................................................................... 7
Bảng 1.2. Yêu cầu về thành phần hóa học của rượu cồn: ................................................ 7
Bảng 1.3. Quy định hàm lượng aldehyde tính theo acetaldehyde trong thực phẩm hoặc
đồ uống trên thị trường Nhật Bản năm 1993 . ................................................................ 10
Bảng 1.4. Một số ứng dụng chính của chitosan và dẫn xuất trong thực phẩm . ............ 21
Bảng 2.1. Các tính chất ban đầu của chitosan ................................................................ 24
Bảng 3.1. Thành phần và tính chất của rượu trước khi khử aldehyde ........................... 34
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quy trình chế biến rượu truyền thống . .......................................................... 11
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của chitosan . ...................................................................... 13
Hình 1.3. Phương trình phản ứng của chitosan và aldehyde . ........................................ 17
Hình 1.4. Phản ứng giữa chitosan với furfural aldehyde ............................................... 17
Hình 1.5. Cơ chế phản ứng giữa aldehyde và chitosan ................................................. 18
Hình 1.6. Quy trình sản xuất chitosan tổng quát từ phế liệu thủy sản .......................... 19
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ................................................................... 26
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch
chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu. ............................................................ 28
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan tới
khả năng khử aldehyde trong rượu. ................................................................................ 29
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng phân tử
chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu. ............................................................ 31
Hình 3.1. Hiệu suất khử aldehyde trong rượu của từng nồng độ dung dịch chitosan.... 35
Hình 3.2. Hiệu suất khử aldehyde trong rượu của chitosan có độ DD khác nhau ......... 38
Hình 3.3. Hiệu suất khử aldehyde trong rượu của từng loại trọng lượng phân tử
chitosan ............................................................................................................................ 40
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình đề xuất khử aldehyde trong rượu bằng chitosan .................. 41
1
LỜI MỞ ĐẦU
Rượu là một sản phẩm có từ lâu đời, mang tính truyền thống của nhiều dân tộc
trên thế giới, đặc biệt rượu được sử dụng trong các dịp lễ hội, tết, đình đám, hay là một
món quà giá trị để tặng người thân... Từ thời xa xưa con người đã biết làm nước uống
bằng phương pháp lên men, tuy nhiên đến thế kỷ XVI việc sản xuất rượu mới trở thành
một ngành công nghiệp, và cũng từ đó ngày càng có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật
ứng dụng vào ngành công nghiệp này.
Theo quan điểm về uống rượu của nhiều nhà khoa học: rượu (hay rượu ethanol)
nói theo y học là chất độc đối với con người. Điều này không ai chối cãi và rất đúng,
nhưng chỉ đúng khi uống quá liều lượng cho phép đối với mỗi người. Mặt khác, ngoài
thành phần chính là ethanol, trong rượu còn có một số chất có giá trị dinh dưỡng như
đường, các vitamin, một số nguyên tố vi lượng... Nếu thỉnh thoảng hoặc ngày một lần
uống vào buổi tối không quá 50 ml (một chén uống trà) rượu ngâm thuốc bắc thì chúng
ta sẽ ăn và ngủ cũng tốt hơn. Lúc đó rượu sẽ làm tăng sức khỏe, con người sẽ cảm thấy
sảng khoái tinh thần, thậm chí minh mẫn hơn. Về mặt kinh tế, ngành sản xuất rượu là
ngành có vốn đầu tư ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cao, vì
vậy nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang đầu tư phát
triển ngành sản xuất rượu [6].
Ở nước ta, nghề nấu rượu đã có từ lâu đời trong dân gian. Ở miền núi, đồng bào
dân tộc dùng gạo, ngô, sẵn nấu chín rồi cho lên men, men này được lấy từ lá cây hoặc
cho men thuần khiết. Ở một số nơi khác, người ta nuôi cấy và phát triển nấm men, nấm
mốc trong thiên nhiên trên môi trường thích hợp (gạo và một số vị thuốc bắc) để lên
men rượu từ nguyên liệu tinh bột đã được nấu chín. Vì vậy nguồn nguyên liệu trong
sản xuất rượu đã góp phần tạo nên nét đặc sắc cho sản phẩm của vùng đó, chẳng hạn
như rượu Vân Hà – Đại Lâm thường gọi là rượu làng Vân (Hà Bắc), rượu cần Tây
2
Nguyên, rượu Bầu Đá (Bình Định), rượu nếp than (nếp cẩm), rượu Gò Đen ở Bến Lức
– Long An,... Tất cả đều làm theo kinh nghiệm “cha truyền con nối” [6].
Việc nấu rượu truyền thống nếu thực hiện đúng thì rượu làm ra phải nói là uống
rất ngon, vị đậm và êm dịu, say mà không cảm thấy sốc hoặc đau đầu. Tuy nhiên, hầu
hết rượu truyền thống trước khi đưa ra bán trên thị trường chưa được đánh giá và
nghiên cứu đầy đủ do đó chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo và có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe người sử dụng.
Ở Việt Nam có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu quy mô lớn với sản lượng 360
triệu lít/năm, các hộ gia đình sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm, trong đó 90%
sản lượng là rượu nấu thủ công, chính vì vậy ẩn chứa rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Nồng độ các chất độc trong rượu tự nấu cao hơn 30-80 lần so với các loại rượu do nhà
máy sản xuất [1], [6].
Bên cạnh đó, aldehyde có rất nhiều trong rượu đầu, do vậy rượu càng mạnh thì
hàm lượng aldehyde càng lớn. Acetaldehyde là thành phần chính chiếm trên 90% tổng
lượng aldehyde trong rượu. Chất này làm trầm trọng thêm các bệnh liên quan đến rượu
như loét dạ dày, huyết áp cao, rối loạn tâm thần, gan nhiễm mỡ và xơ gan, tiểu đường,
vô sinh nam, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa như ung thư vòm họng, thực quản, dạ
dày… Năm 1988, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về ung thư IARC (International
Agency for Research on Cancer), một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
xếp acetaldehyde có trong rượu là loại chất gây ung thư thuộc nhóm 1, là nhóm các
chất gây ung thư ở người [21].
Theo cách truyền thống, để loại bỏ chất aldehyde, rượu được lọc qua một lớp
than hoạt tính sạch. Lớp than này có tác dụng hấp thụ một số chất độc, trong đó có
aldehyde. Tuy nhiên, đây là một cách làm thủ công, mất thời gian và có thể làm bẩn
rượu, đồng thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cũng như cảm quan của rượu. Hơn
nữa, phương pháp này khó khả thi khi lọc một lượng rượu lớn.
3
Nghiên cứu mới đây của một số nhà khoa học thì chitosan phản ứng với
aldehyde tạo ra azometin, là một hợp chất không độc hại [3]. Chitosan là dẫn xuất của
chitin – một polysaccharide có nhiều trong vỏ của các loài giáp xác. Chitosan có khả
năng tạo thành màng mỏng, kết hợp với nước, chất béo, ion kim loại, có tính kháng
khuẩn… vì vậy chitosan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng ngay
cả những đề tài khoa học đã công bố trong và ngoài nước cũng chỉ đề cập đến phản
ứng giữa chitosan với aldehyde và sản phẩm tạo ra của phản ứng đó, chứ chưa ứng
dụng để khử aldehyde trong một sản phẩm cụ thể, ví dụ như rượu.
Chính vì vậy “nghiên cứu ứng dụng chitosan để khử aldehyde trong rượu” mang
tính cấp thiết.
Tên đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng dụng chitosan để khử aldehyde trong rượu.
Nội dung của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến khả năng khử aldehyde trong
rượu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan đến khả năng khử aldehyde
trong rượu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng phân tử chitosan đến khả năng khử
aldehyde trong rượu.
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu xây dựng quy trình khử aldehyde trong rượu bằng chitosan có DD,
trọng lượng phân tử và nồng độ phù hợp.
Ý nghĩa khoa học:
- Tạo ra dẫn liệu khoa học có giá trị tham khảo cho sinh viên và cán bộ kỹ thuật
trong ngành công nghệ thực phẩm.
4
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà chế biến áp dụng giải pháp
tương tự nhằm hạn chế có hiệu quả sự xuất hiện của độc chất aldehyde trong sản phẩm
rượu.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Tăng giá trị chất lượng của sản phẩm rượu cồn truyền thống.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển cho các làng nghề sản xuất
rượu truyền thống.
- Đề cao yếu tố sức khỏe của người sử dụng.
- Mở rộng thêm ứng dụng của chitosan vào các lĩnh vực khác nhau.
5
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tìm hiểu về rượu cồn trắng truyền thống
Rượu là đồ uống chứa cồn, được sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc không
chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc.
Một số loại rượu được gọi tên như: rượu Đế, rượu Ngang, rượu Lậu, rượu Quốc
Lủi...Tuy có các tên gọi rất đa dạng nói trên để chỉ bản chất của loại rượu chưng cất thủ
công này, phần lớn các vùng miền cả nước hiện nay vẫn thường gọi tên rượu đơn thuần
gắn với tên của địa phương sản xuất rượu (như “rượu Vọc”, “rượu Bình Khương
Thôn”, “rượu Kim Sơn”, rượu làng Vân, “rượu Kim Long”, rượu Bầu Đá, rượu Mẫu
Sơn, rượu Xuân Thạnh, rượu Phú Lộc, đế Gò Đen ...) đã tạo nên những thương hiệu
rượu địa phương nức danh không chỉ với người dân trong nước mà còn cả người nước
ngoài. Ngoài ra, cũng thường thấy rượu được gọi theo tên của nguyên liệu chính được
sử dụng nấu rượu (như rượu nếp cái hoa vàng, rượu ba trăng, rượu ngô Bắc Hà, rượu
nếp cẩm, rượu nếp hương, rượu mầm thóc ...). Một số loại rượu nấu thủ công đóng
trong chai, bình và có nhãn mác sản phẩm có thể mang tên rượu vodka.
Rượu cồn trắng hay còn được gọi là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ
cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ
cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống
chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản
là rượu [5], [6].
1.1.1. Tính chất vật lý và hóa học của rượu
Tính chất vật lý:
Rượu là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng,
vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15oC), dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ
78,39oC, hóa rắn ở -114,15oC, tan trong nước vô hạn, tan trong eter và cloroform, hút
ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. Sở dĩ rượu tan
6
vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehyde có khối
lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau
và với nước [8].
Rượu etanol có tính khúc xạ hơi cao hơn so với của nước, với hệ số khúc xạ là
1,36242 (ở λ=589,3 nm và 18,35°C).
Tính chất hóa học :
Rượu có đầy đủ các tính chất hóa học của ethanol.
Phản ứng thế với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ:
2C2H5OH + 2Na → 2 C2H5ONa + H2
Phản ứng este hóa, phản ứng giữa rượu và acid với môi trường là acid
sulfuric đặc nóng tạo ra este:
C2H5OH + CH3COOH → CH3COOC2H5 + H2O
Phản ứng loại nước như tách nước trong một phân tử để tạo thành olefin, trong
môi trường acid sulfuric đặc ở 170oC:
C2H5OH → C2H4 + H2O
Hay tách nước giữa 2 phân tử rượu thành ether:
C2H5OH + C2H5OH → C2H5-O- C2H5 + H2O [8].
1.1.2. Thành phần hóa học của rượu cồn trắng
Rượu có một số thành phần hóa học như sau:
- Rượu etylic C2H5OH: 7-16 % V/V
- Các acid tổng: các acid bay hơi: acid acetic; các acid hữu cơ: acid citric, acid
ascorbic.
- Chất khoáng: Cl-, SO42-, Na+, Mg2+…
- Các hợp chất bay hơi: các aldehyde/acetaldehyde.
- Các hợp chất Nitơ: protein, acid amin [5].
7
Một số quy định về cảm quan và các thành phần hóa học có trong rượu:
Bảng 1.1. Yêu cầu cảm quan của rượu cồn (TCVN 7043:2002) [14]
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Màu sắc
Không màu hoặc trắng trong
Mùi
Mùi đặc trưng của nguyên liệu lên men,
không có mùi lạ
Vị
Không có vị lạ, êm dịu
Trạng thái
Trong, không vẩn đục, không có cặn
Bảng 1.2. Yêu cầu về thành phần hóa học của rượu cồn (QCVN 63:2010/BYT) [12]
Tên chỉ tiêu
1. Độ cồn, phần trăm
thể tích etanol ở 20
oC, không nhỏ hơn
2. Hàm lượng axit
tổng số, tính theo
axit axetic, mg/l
cồn 100o, không
lớn hơn
3. Hàm lượng este,
tính theo etyl
axetat, mg/l cồn
100o, không lớn
hơn
4. Hàm lượng
aldehyd, tính theo
axetaldehyd, mg/l
cồn 100o, không
lớn hơn
5. Hàm lượng rượu
bậc cao, tính theo
Mức quy
định
96
Phương pháp thử
TCVN 8008:2009;
AOAC 982.10
Phân loại
chỉ tiêu
A
15
TCVN 8012:2009;
AOAC 945.08
B
13
TCVN 8011:2009;
AOAC 968.09;
AOAC 972.10
B
5
TCVN 8009:2009;
AOAC 972.08;
AOAC972.09
A
5
B
8
6.
7.
8.
9.
metyl 2-propanol,
mg/l cồn 100o,
không lớn hơn
Hàm lượng
metanol, g/l cồn
100o, không lớn
hơn
Hàm lượng chất
chiết khô, mg/l cồn
100o, không lớn
hơn
Hàm lượng các
chất dễ bay hơi có
chứa nitơ, tính
theo nitơ, mg/l cồn
100o, không lớn
hơn
Hàm lượng
furfural
0,5
TCVN
8010:2009;AOAC
972.11
A
15
AOAC 920.47;
EC No. 2870/2000
(Annex I)
B
1
Không
phát hiện
B
TCVN 7886:2009;
AOAC 960.16
A
1.1.3. Tác hại của rượu đến sức khỏe con người
Tác hại của rượu là do một số chất có độc tính tồn tại bên trong, cụ thể:
Độc tính Ethanol: Việc sử dụng một lượng vừa phải ethanol thì không có hại
cho cơ thể nhưng một lượng lớn rượu chứa ethanol có thể dẫn đến tình trạng say rượu
hay ngộ độc cấp tính và các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như: nôn ọe, khó thở do
thiếu oxi, đột tử hoặc tình trạng nghiện rượu dẫn đến tổn thương gan, não nếu sử dụng
thường xuyên [5].
Độc tính Methanol: Methanol rất độc, chỉ một lượng nhỏ xâm nhập vào cơ thể
cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong [5].
Độc tính Aldehyde: Khi uống rượu vào, rượu được hấp thụ qua niêm mạc ruột
vào máu, tới gan dưới tác động của men alcol dehydrogenase, rượu được aldehyde hóa
và chuyển thành acetaldehyde, acetaldehyde là một chất rất độc, là tác nhân gây ra các
bệnh liên quan đến việc sử dụng rượu như: ung thư gan, xơ gan, hội chứng tim mạch,
9
dạ dày, tổn thương não, thay đổi sinh lý, tâm lý, suy giảm các chức năng tư duy, chức
năng sinh dục và nhiều chức năng khác. Acetaldehyde là một chất oxy hóa mạnh, gây
tổn thương cấu trúc dẫn tới rối loạn chức năng của các tế bào, tổ chức. Nếu uống một
lượng rượu vừa phải, lượng acetaldehyde tạo ra mà cơ thể đủ khả năng phân hủy thì sẽ
không gây ra các tác hại. Mặt khác, khi acetaldehyde được tạo ra chúng bị một men có
tên là aldehyde dehydrogenase-2 chuyển hóa thành acid acetic thông qua phản ứng khử
hydro. Acid acetic trong điều kiện có oxy sẽ chuyển hóa thành acetyl-CoA và đi và đi
vào chu trình Krebs và sản phẩm chuyển hóa cuối cùng là tạo ra CO2 và H2O được thải
ra ngoài qua đường tiết niệu và đường hô hấp [5], [6]. Có thể nói, độc tính aldehyde là
rất mạnh, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng rượu.
Đáng báo động hơn khi theo công bố của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Thành
phố Hồ Chí Minh (Bộ Y tế) (2012) trong 54 mẫu rượu không nhãn mác ở Thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thì có tới 47 mẫu rượu chứa aldehyde vượt mức cho
phép. Không chỉ rượu thủ công, kết quả kiểm nghiệm cũng cho thấy rượu xịn, rượu có
mác ngoại cũng chứa hàm lượng aldehyde rất cao [6]. Chính vì vậy, cần có những
phương pháp loại bỏ aldehyde trong rượu để đảm bảo tính an toàn về sức khỏe cho
người sử dụng.
Một số phương pháp thường dùng để loại aldehyde trong rượu:
Phương pháp 1: Sử dụng máy lọc rượu: Rượu cho chạy qua máy lọc có tác dụng
lọc bỏ, giảm bớt các tạp chất, aldehyde, methanol, ethanol, este, mùi ngái, nồng, váng
cặn trong rượu để rượu đạt các chỉ tiêu hoá học đảm bảo tiêu chuẩn rượu đóng chai.
Nhưng chi phí lắp đặt máy lọc rượu cao không phù hợp với quy mô sản xuất hộ gia
đình.
Phương pháp 2: Sử dụng than hoạt tính: khi sử dụng rượu, muốn loại bỏ
aldehyde người ta có thể lọc qua lớp than hoạt tính sạch. Bởi than này có tác dụng hấp
thụ chất độc, khi rượu chứa aldehyde chảy qua cũng được lọc sạch. Tuy nhiên, đây
được xem là một cách thủ công, mất thời gian và có thể làm bẩn rượu, ảnh hưởng đến
10
chất lượng cũng như cảm quan của rượu, đặc biệt khi cần dùng đến một lượng rượu lớn
và cũng không thể kiểm chứng được hàm lượng aldehyde còn lại sau khi lọc.
Để biết một mẫu rượu có chứa aldehyde với hàm lượng vượt quá mức cho phép
hay là được chấp nhận hay không, chúng ta có thể tham khảo một số quy định trong
nước và quốc tế sau.
Một số quy định về hàm lượng aldehyde trong rượu/đồ uống chứa cồn:
- Ở Việt Nam: QCVN 6-3:2010/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các sản
phẩm đồ uống chứa cồn” quy định: Hàm lượng aldehyde tính theo acetaldehyde, mg/l
cồn 100o không lớn hơn 5 [12].
- Quốc tế: Ở Nhật Bản: Quy định về hàm lượng aldehyde trong rượu/đồ uống
chứa cồn được quy định tại Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Quy định hàm lượng aldehyde tính theo acetaldehyde trong thực
phẩm hoặc đồ uống trên thị trường Nhật Bản năm 1993 [24]
Thực phẩm
Hàm lượng
Thể tích/sản
Hàm lượng
hoặc đồ uống
acetaldehyde
phẩm
acetaldehyde (mg)
(ppm)
Sake I
60,2
375 ml/chai
22,6
Sake II
14,8
375 ml/chai
5,54
Sake III
23,5
375 ml/chai
8,8
Sake IV
23,4
375 ml/chai
8,76
Sake V
36,0
375 ml/chai
13,5
“Rượu Sake là một thứ rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn
lên men của người dân Nhật Bản”.
1.1.4. Quy trình sản xuất rượu truyền thống
Sau đây là quy trình chế biến rượu truyền thống thông dụng nhất:
11
Trước tiên là chuẩn bị nguyên liệu: Trong sản xuất rượu ở nước ta , gạo là
nguyên liệu thường được sử dụng nhiều nhất. Rượu nấu từ các loại gạo khác nhau thì
cho ra chất lượng khác nhau, ví dụ gạo tẻ nấu chất lượng sẽ không thơm và ngọt bằng
khi nấu với gạo nếp nhưng đổi lại giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều với cùng 1 quy trình đó.
Theo kinh nghiệm, rượu nấu từ gạo nếp là ngon nhất, khi uống cho cảm giác êm nồng,
thơm ngon, đằm thắm. Nguyên liệu thứ 2 vô cùng quan trọng tới đó là men 36 vị thuốc
bắc, thông thường ở một số vùng miền khác chỉ là men 8 - 10 vị.
Nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu
Nấu chín
Làm nguội
Trộn men
Bánh men
Lên men hở
Lên men kín
Chưng cất
Bã hèm chăn nuôi
Rượu
Hình 1.1. Quy trình chế biến rượu truyền thống [6]
12
Tiếp theo là công đoạn nấu nguyên liệu và trộn men, mục đích của quá trình nấu
nguyên liệu là nhằm phá vỡ màng tế bào của tinh bột, chuyển tinh bột thành trạng thái
hòa tan trong dung dịch. Nguyên liệu sau khi nấu được bỏ ra nong, mành sạch, để
nguội đến 30-35o thì rắc bột men vào, trộn đều. Tỉ lệ men so với lượng gạo rơi vào
khoảng từ 3-7% khối lượng.
Sau đó là công đoạn lên men, công đoạn này bao gồm lên men hở và lên men
kín. Lên men hở là quá trình tạo điều kiện cho enzyme amylase của nấm mốc và vi
khuẩn xúc tác thủy phân tinh bột. Cơm đã trộn men được đem ủ trong khoảng 5-10 giờ
để mốc mọc cả khối cơm, sau đó vun thành đống, phủ kín bằng vải và giữ ở nơi thoáng
mát nhiệt độ 28-32o trong 3-4 ngày có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời
tiết. Lên men kín là quá trình nấm men sử dụng đường tạo ra để lên men rượu.
Khi cơm rượu có mùi thơm nhẹ của rượu, ăn thấy ngọt, có hơi cay vị của rượu thì
chuyển sang ủ trong chum vại kín với nước sạch theo tỷ lệ 1 phần gạo với 2-3 phần
nước. Thời gian ủ kéo dài khoảng 12-15 ngày đối với đáy chìm và 18-22 ngày đối với
đáy nổi và có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết.
Tiếp theo là công đoạn chưng cất cơm rượu sau khi đã kết thúc quá trình lên
men kín và thu được rượu trắng truyền thống. Với 10 kg gạo chỉ rút được 3-5 lít rượu
thậm chí có những hôm thời tiết oi bức chỉ rút được tối đa 2 lít, với những người mới
vào nghề gặp thời tiết như thế có thể phải mất trắng nồi rượu [5], [6].
1.2. Chitosan và ứng dụng
1.2.1. Cấu trúc của chitosan
Chitosan là polysacaride mạch thẳng, được hình thành từ quá trình deacetyl
chitin, trong đó nhóm (–NH2) thay thế nhóm (-COCH3) ở vị trí C(2) do vậy chitosan
được cấu tạo từ các mắt xích D-glucozamin liên kết với nhau bởi các liên kết β-(1-4)glicozit. Chitosan được phát hiện lần đầu tiên bởi Rouget vào năm 1859. Chitosan
thường ở dạng vảy hoặc dạng bột có màu trắng ngà. Công thức cấu tạo của chitosan
13
gần giống như chitin và cellulose, chỉ khác là chitosan chứa nhóm amin ở cacbon thứ 2
[18].
Chitosan có nhiều tính chất hóa học và sinh học quan trọng (hoạt tính kháng
khuẩn, chống oxy hóa…), các tính chất của chitosan phụ thuộc lớn vào độ deacetyl và
trọng lượng phân tử.
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của chitosan [18]
1.2.2. Độ deacetyl chitosan
Độ deacetyl (DD) của chitosan là một thông số quan trọng, hoặc độ acetyl hóa
(DA=100-DD), đặc trưng cho tỉ lệ giữa 2-acetamido-2-deoxy-D-glucopyranose với 2amino-2-deoxy-D-glucopyranose trong phân tử chitosan. Chitosan có độ deacetyl cao,
tức là chứa nhiều nhóm amino [18]. Chitosan có độ DD khác nhau dẫn đến sự khác
nhau về khối lượng phân tử, độ nhớt, khả năng hòa tan trong acid...
Ngoài độ deacetyl thì sự phân bố của các nhóm glucosamine cũng ảnh hưởng
đến tính chất của chitosan.
1.2.3. Phân tử lượng của chitosan
Phân tử lượng của chitosan là một thông số cấu trúc quan trọng, nó quyết định
tính chất của chitosan như khả năng kết dính, tạo màng, tạo gel, khả năng hấp phụ chất
màu, đặc biệt là khả năng ức chế vi sinh vật. Chitosan có phân tử lượng càng lớn thì có
độ nhớt càng cao. Thông thường, phân tử lượng của chitosan nằm trong khoảng từ
14
100.000 Dalton đến 1.200.000 Dalton (Li và cộng sự, 1997). Phân tử lượng của
chitosan phụ thuộc vào nguồn chitin và điều kiện deacetyl và thường rất khó kiểm soát.
Tuy nhiên, chitosan có phân tử lượng thấp thì thường có hoạt tính sinh học cao
hơn, thường có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp, y học và công nghệ sinh học.
Chitosan có phân tử lượng lớn có khả năng tạo màng tốt và màng chitosan tạo thành có
sức căng tốt. Độ nhớt của chitosan phụ thuộc vào phân tử lượng. Chitosan có phân tử
lượng thấp có độ nhớt từ 30-200 cps và chitosan có phân tử lượng lớn hơn 1 triệu
Dalton có độ nhớt lên đến 3.000-4.000 cps. Ngoài ra, độ nhớt của chitosan còn phụ
thuộc vào độ deacetyl, cường độ ion, pH, nhiệt độ [18].
1.2.4. Một số tính chất của chitosan
Chitosan là chất rắn màu trắng đến trắng ngà, xốp, không mùi vị và có thể xay
hoặc nghiền nhỏ. Chitosan không tan trong nước, dung dịch kiềm và phần lớn các dung
môi hữu cơ nhưng lại có khả năng tan trong dung dịch acid hữu cơ và vô cơ. Độ nhớt
của chitosan trong acid phụ thuộc vào mức độ deacetyl hóa. Độ nhớt của chitosan với
DD = 100 là 10.800 cm3/g.
Chitosan có nhiệt độ nóng chảy 309 – 311oC.
1.2.4.1. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm
Chitosan có khả năng ức chế nhiều chủng vi sinh vật: vi khuẩn Gram âm, vi
khuẩn Gram dương và vi nấm. Khả năng ức chế vi sinh vật của chitosan phụ thuộc vào
độ deacetyl, phân tử lượng. So với chitin, chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng
nấm tốt hơn vì chitosan tích điện dương ở vị trí cacbon thứ 2 ở pH nhỏ hơn. Chitosan
có độ deacetyl cao trên 85% thì có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt. Chitosan có
phân tử lượng dưới 2.000 Dalton thì khả năng ức chế vi sinh vật kém. Chitosan có
phân tử lượng trên 9.000 Dalton thì có khả năng ức chế vi sinh vật cao (Jeon và cộng
sự, 2000) [22]. Tuy nhiên, chitosan có phân tử lớn thì khả năng kháng khuẩn cũng
thấp. Chitosan được hòa tan trong các dung môi hữu cơ như acid acetic, acid lactic và
được sử dụng để xử lý kháng khuẩn, kháng nấm.
15
Chitosan có khả năng ức chế Staphylococcus aureus, Bacillus cereus,
Escherichia coli, Saccharomyces cerevisiae, Rhodotorula glutensis, Botrytis cinerea,
Rhizopus stolonifer, Aspergillus niger. Nồng độ ức chế của chitosan phụ thuộc vào loại
chitosan, loài vi sinh vật, điều kiện áp dụng và thường sử dụng trong khoảng 0,0075%
đến 1,5%. Ngoài ra, các dẫn xuất của chitosan cũng có khả năng kháng nấm, kháng
khuẩn tốt. N-carboxymethylchitosan ở nồng độ 0,1-5 mg/ml trong môi trường pH=5,4
làm giảm khả năng sinh độc tố aflatoxin của Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus (Shahidi và cộng sự, 1999) [18].
1.2.4.2. Khả năng chống oxy hóa của chitosan
Chitosan còn có khả năng chống oxy hóa. Khả năng chống oxy hóa của chitosan
cũng phụ thuộc vào độ deacetyl, phân tử lượng và độ nhớt của chitosan. Chitosan có độ
nhớt thấp thì có khả năng chống oxy hóa cao.
Cơ chế chống oxy hóa của chitosan có thể giải thích bằng nhiều cơ chế khác
nhau:
- Park và cộng sự (2004) cho rằng chitosan có thể khử các gốc tự do khác nhau do tác
động của nitơ vào vị trí cacbon số 2 của chitosan.
- Xie và cộng sự (2001) báo cáo rằng cơ chế xử lý của chitosan có liên quan đến một
thực tế là các gốc tự do có thể phản ứng với các ion hydro từ các ion amoni NH3+ để
tạo thành một phân tử ổn định. Các NH3+ được hình thành bởi các nhóm amin hấp thụ
một ion hydro từ các dung dịch [27].
- Jeon và cộng sự (2002) cũng cho rằng cơ chế chống oxy hóa của chitosan có thể là do
hoạt tính tạo phức với các ion kim loại hoặc do chitosan kết hợp với lipid. Màng
chitosan cũng thể hiện tác dụng hạn chế oxy hóa lipid do màng chitosan làm rào cản
đối với oxy [22].
- Trần Thị Luyến cho rằng do các nhóm amino của phân tử chitosan có thể kìm hãm sự
oxy hóa lipid, do tác động kìm hãm vậy nên mới hạn chế được sự hoạt động oxy hóa
của nhóm kim loại [9].
16
1.2.4.3. Tính khử aldehyde của chitosan
Tính khử aldehyde của chitosan phụ thuộc vào đặc tính của chitosan (độ DD,
khối lượng phân tử), nồng độ aldehyde, hàm lượng chitosan dùng và pH của dung
dịch. Tính chất hóa lý của chitosan phụ thuộc vào pH của dung dịch theo cân bằng
sau:
Theo đó, nhóm –NH2 có tính base và ở pH< 6,3 chitosan bị proton hóa (-NH3+)
tạo thành polyelectrolyte cation và tan trong nước. Ở dạng này, chitosan khó phản ứng.
Ở pH >7, chitosan bị đề proton, cặp electron không liên kết của nitơ dễ dàng thực hiện
các phản ứng hóa học với aldehyde hoặc acid alhydride.
Cơ chế khử aldehyde của chitosan:
Chitosan là một poly-2-amino-D-glucose. Trong phân tử có các nhóm chức alcol
bậc 1, alcol bậc 2, nhóm amino; trên nguyên tử Nitơ oxy có đôi điện tử không phân
chia do đó chúng đóng vai trò tác nhân nucleophin.
Nhóm amino của chitosan có khả năng phản ứng với các aldehyde tạo ra các
azometin của chitosan. “Phản ứng azometin hóa chitosan là loại phản ứng có tính chọn
lọc cao so với các phản ứng biến tính khác thực hiện trên khung phân tử chitosan vì chỉ
có nhóm amino mới tham gia phản ứng với nhóm aldehyde tạo ra hợp chất azometin.
Chitosan có nhóm chức amino nên chitosan có khả năng phản ứng với các aldehyde tạo
ra azometin của chitosan”. Azometin là những chất có cấu trúc (-CH=N-) thường
không bền do khuynh hướng polyme hóa, ngưng tụ hoặc thủy phân. Dạng mạch hở
thường không bền, không thể tách ra thành dạng tự do. Các azometin có cấu trúc thế thì
17
bền vững hơn azometin có cấu trúc không thế. Với các azometin thế ở N (dãy N-alkyl
hóa hoặc N-aryl hóa) cấu trúc R-CH=N-R’ thì gốc R là mạch hở thường là chất lỏng và
kém bền, trong đó cấu trúc CH2=N-R’ tồn tại ở trạng thái trimer hóa song cấu trúc của
nó là một dị vòng, các chất khác nhanh chóng bị trùng hóa [3], [13].
Azometin (Schiff Base) đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ
lâu và được xem là một hợp chất không độc hại, không chỉ được sử dụng như một hợp
chất trung gian để tổng hợp một số hợp chất dị vòng chứa N hay tổng hợp ßaminoceton mà chính bản thân nó cũng có một số tác dụng sinh học như kháng khuẩn,
kháng nấm, điều trị lao, hủi, lợi tiểu... Ngoài ra, azometin có thể tham gia xúc tác phản
ứng trong quá trình đường phân và trong sự trao đổi chất của các acid amin [3].
Như vậy, phản ứng khử aldehyde của chitosan tạo ra sản phẩm là một hợp chất
có lợi cho sức khỏe.
Phương trình phản ứng:
Hình 1.3. Phương trình phản ứng của chitosan và aldehyde [3]
Trong đó, R có thể là aryl, alkyl hay gốc dị vòng.
Ví dụ: phản ứng giữa chitosan với furfural aldehyde
Hình 1.4. Phản ứng giữa chitosan với furfural aldehyde [3]
18
Nói về cơ chế phản ứng giữa aldehyde và chitosan có thể được biểu diễn qua sơ
đồ sau:
Hình 1.5. Cơ chế phản ứng giữa aldehyde và chitosan [3]
1.2.4.4. Một số tính chất khác của chitosan
Ngoài các tính chất nêu trên, chitosan còn có thể gắn kết tốt với lipid, protein,
các chất màu. Do chitosan không tan trong nước nên chitosan ổn định hơn trong môi
trường nước so với các polyme tan trong nước như alginate, agar. Khả năng tạo phức,
hấp phụ với lipid, protein và chất màu phụ thuộc nhiều vào phân tử lượng, độ deacetyl
hóa, độ rắn và độ tinh khiết của chitosan và thường biến động lớn với các mẫu
chitosan. Chitosan có độ deacetyl cao thì thường hấp phụ màu tốt [18].
1.2.5. Quy trình sản xuất chitosan tổng quát từ phế liệu thủy sản bằng phương
pháp hóa học
Nguyên liệu đưa vào quy trình có thể là tôm, cua, ghẹ… Trước khi thực hiện
công đoạn khử protein, cần phải rửa sạch nguyên liệu, loại bỏ tạp chất. Đây là bước
cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý tiếp theo và chất lượng của chitosan.
Quá trình protein được thực hiện hoặc bằng ngâm trong Na2CO3 hoặc NaOH. Nồng độ
NaOH xử lý tùy vào từng loại nguyên liệu và điều kiện xử lý, thông thường NaOH gấp
4-5 lượng nguyên liệu.
Nếu áp dụng nhiệt độ cao thì có thể giảm nồng độ NaOH xử lý.
19
Nguyên liệu
Khử protein bằng NaOH
Rửa trung tính
Khử khoáng bằng HCl
Rửa trung tính
Tẩy màu bằng NaOCl hoặc H2O2
Rửa
Sấy
Chitin
Deacetyl trong NaOH đặc
Rửa trung tính
Sấy
Chitosan
Hình 1.6. Quy trình sản xuất chitosan tổng quát từ phế liệu thủy sản [18]
20
Tiếp theo là công đoạn khử khoáng, thông thường quá trình này được thực hiện
trong dung dịch HCl gấp 4-5 lượng nguyên liệu, quá trình khử khoáng thường diễn ra
rất nhanh trong giai đoạn đầu của quá trình xử lý nên cần khuấy đảo tốt để phản ứng
diễn ra đồng đều. Lưu ý, quá trình khử khoáng ảnh hưởng mạnh đến chuỗi chitin và
chitosan thu được nên cần phải kiểm soát tốt điều kiện xử lý cho phù hợp. Công đoạn
khử khoáng có thể thực hiện trước công đoạn khử protein và ngược lại, tuy nhiên cần
phải tính ảnh hưởng của các quá trình này đến chất lượng của chitin và chitosan.
Quá trình khử acetyl được tiến hành với các điều kiện xử lý khác nhau nên cho
ra các sản phẩm chitosan cuối cùng với tính chất rất đa dạng.
Quá trình rửa cần được đặc biệt chú ý vì nếu rửa không đạt yêu cầu, một lượng
acid và xút còn lại sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình xử lý sau và chất lượng của
chitosan thành phẩm. Chitosan có thể được làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô
ở nhiệt độ 50-60oC [18].
1.2.6. Một số ứng dụng của chitosan trong thực phẩm
Hiện nay chitosan được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất thực phẩm. Có thể
sử dụng để thu hút nước và chất béo (quá trình nhũ hóa), quá trình đồng hóa, kết hợp
với thuốc nhuộm, quá trình đông đặc. Chitosan cũng được chứng minh là có khả năng
tạo dạng màng mỏng để sử dụng như là những lớp màng mỏng hoặc những lớp bao
không độc hại (có thể ăn được). Màng bao chitosan có thể cải thiện khả năng bảo quản
các loại thực phẩm dễ bị thối rữa bằng cách giảm lượng không khí bên trong bao gói
cũng như giảm quá trình thoát hơi nước [11].
- Có thể nhúng trực tiếp thực phẩm vào dung dịch chitosan pha sẵn rồi để khô,
tạo thành một lớp màng mỏng tự nhiên trên bề mặt sản phẩm: trứng, thịt cá, rau quả,
giá đỗ, bánh gạo, nhúng cải bắp trước khi làm kim chi...
- Hoặc cũng có thể tạo thành màng trước rồi mới cho sản phẩm vào: bánh mì,
xúc xích...
21
- Hoặc cho chitosan trực tiếp vào sản phẩm dạng lỏng: xử lý nước quả, làm
trong giấm, bảo quản tàu hũ, đồng hóa sữa, kem và mayonaise...
Một số ứng dụng chính của chitosan trong công nghệ thực phẩm được trình bày
ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Một số ứng dụng chính của chitosan và dẫn xuất trong thực
phẩm [18]
Ứng dụng
Đối tượng
Loại
Dạng
Tạo màng, chống biến nâu,
Dâu
Chitosan
Dung dịch
chống mất nước, hạn chế hao
Vải
Chitosan
Dung dịch
hụt trọng lượng, kháng nấm,
Nhãn
Chitosan
Dung dịch
bảo quản trái cây, rau
Na
Chitosan
Dung dịch
Xoài, thanh long,
Chitosan
Dung dịch
Rau diếp
Chitosan
Dung dịch
Kháng khuẩn, kháng nấm,
Thịt bò tẩm gia
Chitosan
Dung dịch
chống oxy hóa trong bảo
vị
quản và chế biến thịt, cá, đậu
Xúc xích heo
Chitosan
Màng
phụ, bánh mì
Xúc xích gà
Oligoglucosamin
Bột
Cá
Chitosan
Dung dịch
Mực một nắng
Chitosan
Dung dịch
Trứng gà
Chitosan
Dung dịch
Nước táo ép
Chitosan
Dung dịch
Đậu phụ
Chitosan
Dung dịch
Bánh mì
Chitosan
Dung dịch
Nước táo, nước
Chitosan
Dung dịch
cà rốt cắt lát
surimi
Chitosan làm chất trợ lắng,
22
làm trong trong công nghệ
vải, nước cà
sản xuất nước quả và rượu
chua, rượu
1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung chủ yếu vào việc tổng hợp dẫn
xuất giữa chitosan và aldehyde.
Nguyễn Thị Huệ và Đỗ Sơn Hải (2006) [4], đã tổng hợp một số azometin của
chitosan với một số aldehyde thơm: benzaldehyde, p-nitro, p-metoxi-benzaldehyde.
Phương trình phản ứng:
Trong đó X = -H, -NO2, -OCH3
R. Muzzarelli (1994) đã công bố công trình điều chế một loạt các azometin của
chitosan với các aldehyde: salixylaldehyde, veratraldehyde, vanillin, syrinaldehyde,
xeton thơm và axetolvainilon. R. Andreas (2000) đã tổng hợp một loạt azometin của
chitosan với các aldehyde béo: focmaldehyde, propionaldehyde, capronaldehyde,
phenylpropionaldehyde, với aldehyde thơm N-benzaldehyde [3]. Các công trình này
chỉ nghiên cứu chế tạo dẫn xuất của chitosan với aldehyde là những dẫn xuất có lợi cho
khoa học.
Ngoài ra, Chung Chin Yu, Kuang Hsuan Yang, Y chuan Liu, Bo Chuen Chen
(2010) đã nghiên cứu công trình “Chế tạo kích thước các hạt nano vàng và ứng dụng
xúc tác phản ứng phân hủy acetaldehyde của chitosan”. Trong công trình này, các nhà
khoa học đã nghiên cứu kích thước các hạt nano vàng gắn trên chitosan trong dung
dịch để xúc tác cải thiện khả năng phân hủy acetaldehyde ở nhiệt độ phòng.
23
Keng Liang Ou, Ting Chu Hsu, Yu Chuan Liu, Kuang Hsuan Yang (2013) đã
nghiên cứu “Chiến lược phát hiện hiệu quả các acetaldehyde bằng cách sử dụng tăng
cường bề mặt tán xạ Raman của hạt chitosan có cấu trúc Nano vàng”. Các nhà nghiên
cứu cho rằng sự hiện diện của acetaldehyde trong cơ thể có thể gây nguy hại cho gan.
Thông thường, nồng độ của acetaldehyde được đo bằng cách sử dụng sắc ký khí khối
phổ. Phát triển công nghệ phân tích mới cho việc phát hiện acetaldehyde sẽ tăng cường
sự an toàn đối với con người. Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã tăng cường
bề mặt tán xạ Raman lên hạt chitosan bằng cách sử dụng các chu trình oxy hóa khử
điện hóa để tập trung và phát hiện acetaldehyde. Tuy nhiên, acetaldehyde có thể phản
ứng với cấu trúc nano trên hạt chitosan để tạo thành một Schiff Base.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy phản ứng
giữa chitosan với acetaldehyde bằng cách bổ sung các chất xúc tác là các hạt nano
vàng. Điều này đòi hỏi một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến, trong bối cảnh
của Việt Nam cũng như điều kiện thí nghiệm của Trường Đại học Nha Trang thì không
thể áp dụng được. Ngoài ra, những nghiên cứu trên chưa đưa kết quả ứng dụng vào một
sản phẩm thực phẩm cụ thể như rượu, bia, đồ uống có cồn…
Như đã đề cập, đề tài này không chỉ nghiên cứu phản ứng giữa chitosan với
aldehyde mà còn ứng dụng phản ứng đó hay nói cách khác chính là việc ứng dụng
chitosan để khử aldehyde vào một sản phẩm cụ thể đó là rượu cồn trắng truyền thống,
sản phẩm mà có sự tồn tại của aldehyde trong dung dịch của nó. Đây có thể coi là một
đề tài khoa học hoàn toàn mới. Ngoài ra, chúng ta còn biết được nồng độ, loại chitosan
được sử dụng như thế nào để khử aldehyde với hiệu suất cao nhất.
24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rượu cồn: rượu cồn được mua tại gia đình chị Hoàng Thị Tâm
Địa chỉ: Phước Lợi – Phước Đồng – Thành Phố Nha Trang
Chitosan: chitosan dùng trong nghiên cứu được nhóm sinh viên chúng tôi trực
tiếp sản xuất theo phương pháp hóa học từ nguyên liệu vỏ tôm. Chitosan thành phẩm
có dạng vảy, màu trắng ngà.
Các tính chất ban đầu của chitosan được phân tích và kết quả được trình bày
trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các tính chất ban đầu của chitosan
Chỉ tiêu
Kết quả
Độ ẩm (%)
10
Độ tan (%)
98,7
Độ đục (FTU)
9
DD (%)
70-75
Độ nhớt (cps)
3250
Trọng lượng phân tử (KDal)
Hàm lượng protein (%)
≥ 1000
3,3
Kết quả cho thấy chitosan có khả năng hòa tan rất tốt trong dung dịch acid acetic
1%. Với độ nhớt > 3000 centipoises chứng tỏ mẫu chitosan này có trọng lượng phân tử
≥ 1000 KDal. Như vậy, để có được các mẫu chitosan có trọng lượng phân tử thấp và
trung bình chúng ta phải thực hiện các công đoạn cắt mạch tiếp theo. Cũng như DD
25
nằm trong khoảng 70-75%, phải thực hiện các công đoạn deacetyl tiếp theo để mẫu
chitosan có DD cao hơn.
Hóa chất: Các loại hóa chất được sử dụng nhiều như: acid acetic (CH3COOH),
acid sunfuric (H2SO4), Ethanol 95% (theo thể tích), Fuchsin gốc, Na2S2O5, dung dịch
acetaldehyde tiêu chuẩn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát
Thuyết minh sơ đồ:
Rượu sau khi được mua về từ gia đình chị Hoàng Thị Tâm, Phước Lợi –
Phước Đồng – Thành Phố Nha Trang được đem đi đo độ cồn và hàm lượng aldehyde
có bên trong. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sơ bộ mẫu rượu này về các yếu tố
như độ đục độ trong, mùi vị, trạng thái dòng chảy. Kết quả đo được ghi chép lại để làm
kết quả đối chứng.
Chitosan sau khi được sản xuất xong phải được tiến hành xác định các thông số
tính chất ban đầu như độ DD, trọng lượng phân tử, độ ẩm… Cân chính xác khối lượng
chitosan, hòa tan trong dung dịch acid acetic 1%. Dùng máy đo pH để xác định pH của
dung dịch chitosan vừa pha, điều chỉnh về pH=3-6,2 bằng dung dịch NaOH hoặc HCl.
Sau đó, lấy 3 bình định mức, cho vào mỗi bình định mức 100 ml rượu. Cho tiếp
dung dịch chitosan với cùng một thể tích vào 3 bình định mức trên, đậy nút lại và lắc
đều rồi để yên ở điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 24h. Mục đích của công
đoạn này là xác định được nồng độ xử lý, độ DD, trọng lượng phân tử chitosan thích
hợp nhất để khả năng khử aldehyde là tối ưu nhất.
Sau 24h, lấy rượu ở 3 bình định mức đem đi đo lại độ cồn và hàm lượng
aldehyde còn lại bên trong. Tiến hành đánh giá lại các yếu tố cảm quan. Đối chiếu với
kết quả đối chứng rồi đánh giá khả năng khử aldehyde trong rượu của chitosan.
Từ đó đề xuất quy trình khử hợp lý.
26
Rượu
Bổ sung chitosan để khử aldehyde trong
rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h
Xác định nồng độ
chitosan thích hợp
Xác định độ DD
chitosan thích hợp
Xác định phân tử lượng
chitosan thích hợp
Đánh giá khả năng khử aldehyde của chitosan, thông qua:
- Đo độ cồn trong rượu
- Đo hàm lượng aldehyde trong rượu
Đề xuất quy trình thích hợp
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát
Kết quả mong đợi:
- Xác định được loại chitosan với nồng độ xử lý thích hợp nhất để khử aldehyde
thông qua hiệu suất khử, loại nào có hiệu suất khử cao hơn thì lựa chọn.
- Hàm lượng aldehyde trong rượu sau khi xử lý biến mất hoàn toàn hoặc giảm
về mức thấp.
27
- Các yếu tố như cảm quan của rượu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi xử
lý rượu bằng chitosan.
2.2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chitosan tới
khả năng khử aldehyde trong rượu.
Mục đích thí nghiệm: xác định được nồng độ dung dịch chitosan thích hợp nhất
để khử aldehyde trong rượu với hiệu quả tối ưu nhất.
Thuyết minh sơ đồ:
Rượu sau khi được mua về từ gia đình chị Hoàng Thị Tâm, Phước Lợi –
Phước Đồng – Thành Phố Nha Trang được đem đi đo độ cồn và hàm lượng aldehyde
có bên trong. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sơ bộ mẫu rượu này về các yếu tố
như độ đục độ trong, mùi vị, trạng thái dòng chảy. Kết quả đo được ghi chép lại để làm
kết quả đối chứng.
Sau đó, hòa tan 0,33 g chitosan trong 30 ml acid acetic 1% thành dung dịch
chitosan 1% (tương đương 10.000 ppm). Dùng máy đo pH hoặc giấy đo pH để xác
định pH của dung dịch chitosan vừa pha, điều chỉnh về pH=3-6,2 bằng dung dịch
NaOH hoặc dung dịch HCl.
Lấy 7 bình định mức, cho vào lần lượt mỗi bình định mức 100 ml rượu, đánh số
thứ tự để dễ dàng phân biệt. Thêm lần lượt từng thể tích dung dịch chitosan tương ứng
với các nồng độ 10, 15, 20, 25, 50, 75, 100 ppm vào 7 bình định mức trên. Đậy nút
bình định mức, trộn đều và để yên ở điều kiện phòng thí nghiệm trong vòng 24h.
Sau 24h, lấy mẫu rượu trong 7 bình định mức đi đo lại độ cồn và hàm lượng
aldehyde còn lại bên trong. Tiến hành đánh giá lại các yếu tố cảm quan. Đối chiếu với
kết quả đối chứng và chọn nồng độ dung dịch chitosan nào thích hợp nhất để khử
aldehyde. Lặp lại các bước thí nghiệm 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.
Kết quả mong đợi:
Xác định được nồng độ dung dịch chitosan thích hợp nhất để khử aldehyde
thông qua hiệu suất khử, nồng độ nào có hiệu suất khử cao hơn thì lựa chọn.
28
Hàm lượng aldehyde trong rượu sau khi xử lý biến mất hoàn toàn hoặc giảm về
mức thấp. Các yếu tố cảm quan của rượu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi
xử lý rượu bằng chitosan.
Rượu
Bổ sung chitosan để khử aldehyde trong
rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h
Xác định nồng độ
chitosan thích hợp
10ppm
15ppm
20ppm
25ppm
50ppm
75ppm
100ppm
Đánh giá khả năng khử aldehyde của chitosan, thông qua:
- Đo độ cồn trong rượu
- Đo hàm lượng aldehyde trong rượu
Chọn nồng độ chitosan thích hợp
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch
chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu
29
2.2.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan tới khả
năng khử aldehyde trong rượu .
Mục đích thí nghiệm: xác định được độ DD chitosan thích hợp nhất để khử
aldehyde trong rượu với hiệu quả tối ưu nhất.
Rượu
Bổ sung chitosan để khử aldehyde
trong rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h
Xác định độ DD
chitosan thích hợp
70%-75%
80%-85%
≥90%
Đánh giá khả năng khử aldehyde của chitosan, thông qua:
- Đo độ cồn trong rượu
- Đo hàm lượng aldehyde trong rượu
Lựa chọn độ DD thích hợp
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan
tới khả năng khử aldehyde trong rượu
30
Thuyết minh sơ đồ:
Rượu sau khi được mua về từ gia đình chị Hoàng Thị Tâm, Phước Lợi – Phước
Đồng – Thành Phố Nha Trang được đem đi đo độ cồn và hàm lượng aldehyde có bên
trong. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sơ bộ mẫu rượu này về các yếu tố như độ
đục độ trong, mùi vị, trạng thái dòng chảy. Kết quả đo được ghi chép lại để làm kết quả
đối chứng.
Lấy 3 loại chitosan có các độ deacetyl như sau:
- Mẫu 1: độ deacetyl nằm trong khoảng 70%-75%
- Mẫu 2: độ deacetyl nằm trong khoảng 80%-85%
- Mẫu 3: độ deacetyl ≥ 90%
Hòa tan trong dung dịch acid acetic 1%. Điều chỉnh pH=3-6,2 bằng dung dịch
NaOH hoặc dung dịch HCl.
Lấy 3 bình định mức, cho vào mỗi mẫu 100 ml rượu, đánh dấu số thứ tự để dễ
dàng phân biệt. Thêm cùng 1 lượng thể tích dung dịch chitosan với nồng độ thích hợp
nhất đã xác định ở thí nghiệm trên vào 3 bình định mức trên. Đậy nút bình định mức,
trộn đều và để yên ở điều kiện phòng thí nghiệm trong vòng 24h.
Sau 24h, lấy mẫu rượu trong 3 bình định mức đi đo lại độ cồn và hàm lượng
aldehyde còn lại bên trong. Tiến hành đánh giá lại các yếu tố cảm quan. Đối chiếu với
kết quả đối chứng và chọn độ DD chitosan nào thích hợp nhất để khử aldehyde. Lặp lại
các bước thí nghiệm 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.
Kết quả mong đợi:
- Xác định được độ deacetyl chitosan thích hợp nhất để khử aldehyde thông qua
hiệu suất khử, độ deacetyl nào có hiệu suất khử cao hơn thì lựa chọn.
- Hàm lượng aldehyde trong rượu sau khi xử lý biến mất hoàn toàn hoặc giảm
về mức thấp
- Các yếu tố cảm quan của rượu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi xử lý
rượu bằng chitosan.
31
2.2.4. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng phân tử
chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu.
Mục đích thí nghiệm: xác định được trọng lượng phân tử chitosan thích hợp
nhất để khử aldehyde trong rượu với hiệu quả tối ưu nhất.
Rượu
Bổ sung chitosan để khử aldehyde
trong rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h
Xác định độ trọng lượng phân
tử chitosan thích hợp
≤200KDal
600-800KDal
≥1000KDal
Đánh giá khả năng khử aldehyde của chitosan, thông qua:
- Đo độ cồn trong rượu
- Đo hàm lượng aldehyde trong rượu
Lựa chọn trọng lượng phân tử chitosan thích hợp
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng phân tử
chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu
32
Thuyết minh sơ đồ:
Rượu sau khi được mua về từ gia đình chị Hoàng Thị Tâm, Phước Lợi – Phước
Đồng – Thành Phố Nha Trang được đem đi đo độ cồn và hàm lượng aldehyde có bên
trong. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sơ bộ mẫu rượu này về các yếu tố như độ
đục độ trong, mùi vị, trạng thái dòng chảy. Kết quả đo được ghi chép lại để làm kết quả
đối chứng.
Lấy mẫu chitosan đã xác định được độ deacetyl cùng nồng độ xử lý thích hợp
nhất, đưa đi xác định trọng lượng phân tử và cắt mạch để chuẩn bị các mẫu chitosan
như sau:
- Mẫu 1: chitosan có trọng lượng phân tử ≤ 200 KDal
- Mẫu 2: chitosan có trọng lượng phân tử nằm trong khoảng 600-800 KDal
- Mẫu 3: chitosan có trọng lượng phân tử ≥1000 KDal
Hòa tan trong dung dịch acid acetic 1%. Điều chỉnh pH=3-6,2 bằng dung dịch
NaOH hoặc dung dịch HCl.
Lấy 3 bình định mức, cho vào mỗi mẫu 100 ml rượu, đánh dấu số thứ tự để dễ
dàng phân biệt. Thêm cùng 1 lượng thể tích dung dịch chitosan với nồng độ thích hợp
nhất đã xác định ở thí nghiệm trên vào 3 bình định mức trên. Đậy nút bình định mức,
trộn đều và để yên ở điều kiện phòng thí nghiệm trong vòng 24h.
Sau 24h, lấy mẫu rượu trong 3 bình định mức đi đo lại độ cồn và hàm lượng
aldehyde còn lại bên trong. Tiến hành đánh giá lại các yếu tố cảm quan. Đối chiếu với
kết quả đối chứng và lựa chọn trọng lượng phân tử chitosan nào thích hợp nhất để khử
aldehyde. Lặp lại các bước thí nghiệm 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.
2.3. Các phương pháp phân tích
2.3.1. Độ ẩm, hàm lượng khoáng được phân tích theo phương pháp chuẩn của
AOAC [20].
2.3.2. Xác định hàm lượng protein trong chitosan bằng phương pháp
Microbiuret của Rao và cộng sự [23].
33
2.3.3. Xác định độ nhớt biểu kiến của chitosan được đo bằng nhớt kế Brookfield
[18].
2.3.4. Xác định độ đục của chitosan bằng máy đo độ đục [17].
2.3.5. Xác định độ tan của chitosan bằng phương pháp hòa tan trong acid acetic
1% và lọc, xác định lượng không tan [20].
2.3.6. Xác định độ deacetyl hóa của chitosan được xác định theo phương pháp
quang phổ [25].
2.3.7. Xác định trọng lượng phân tử của chitosan.
2.3.8. Phương pháp xác định hàm lượng aldehyde của rượu bằng phương pháp
quang phổ kết hợp phương pháp chuẩn của TCVN ( TCVN 8009:2009) [15].
2.3.9. Xác định độ cồn của rượu được đo bằng cồn kế bách phân.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu báo cáo là trung bình của 3 lần phân tích. Kết quả được xử lý bằng phần
mềm Microsoft Exel. Giá trị của p < 0.05 được xem là có ý nghĩa về mặt thống kê.
34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần và tính chất của rượu trước khi khử aldehyde
Bảng 3.1. Thành phần và tính chất của rượu trước khi khử aldehyde
Thành phần, tính chất
Kết quả
Độ cồn
38-40 độ
Hàm lượng aldehyde
5,67-7,35 mg/L
Màu sắc
Trắng trong
Mùi
Mùi đặc trưng của nguyên liệu lên men,
không có mùi lạ
Vị
Không có vị lạ, êm dịu
Trạng thái
Trong, không vẩn đục, không có cặn
Rượu cồn được mua tại gia đình chị Hoàng Thị Tâm, Phước Lợi – Phước Đồng
– Thành Phố Nha Trang. Vì rượu để lâu ngày có thể bị mất đi một số hợp chất bay hơi
quan trọng nên mỗi lần tiến hành thí nghiệm phải mua về một lượng rượu mẫu vừa đủ.
Tuy là cùng một nơi sản xuất nhưng độ cồn của các mẫu rượu lại ở trong khoảng 38-40
độ. Hàm lượng aldehyde của các mẫu rượu này xấp xỉ 5,67-7,35 mg/L vượt quá mức
cho phép theo quy định ở Việt Nam. Cho nên, đặt ra một vấn đề đó là cần phải tiến
hành khử aldehyde trong mẫu rượu này một cách triệt để hoặc về mức cho phép.
Ngoài ra, các yếu tố cảm quan khác như màu sắc, mùi, vị, trạng thái của các
mẫu rượu đều bình thường.
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chitosan đến khả năng
khử aldehyde trong rượu.
Rượu mẫu sau khi được chuẩn bị thì tiến hành đánh giá cảm quan sơ bộ. Vì mỗi
lần bố trí thí nghiệm phải sử dụng một mẫu rượu khác nhau nên tiến hành đánh giá cảm
quan cho từng mẫu.
35
Mặt khác, hàm lượng aldehyde trong rượu cồn là rất nhỏ (mg/L) nên lựa chọn
nồng độ chitosan khi xử lý là ppm, để không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất khử
aldehyde cũng như các yếu tố cảm quan của mẫu rượu đó.
Cho nên tôi lựa chọn khoảng nồng độ để tiến hành thí nghiệm trong đề tài này là
: 10, 15, 20, 25, 50, 75, 100 ppm.
Để xác định ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chitosan đến khả năng khử
aldehyde trong rượu, chúng ta xét qua một yếu tố đó là hiệu suất khử, được thông qua
Hình 3.1.
Hiệu suất khử aldehyde
(%)
35
30
25
20
15
10
5
0
10ppm
15ppm
20ppm
25ppm
35ppm
50ppm
75ppm 100ppm
Hình 3.1. Hiệu suất khử aldehyde trong rượu của từng nồng độ dung dịch
chitosan
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì nồng độ 50 ppm có hiệu suất khử
aldehyde trong rượu cao nhất (≈ 30%), tương ứng hàm lượng aldehyde còn lại trong
rượu là thấp nhất. Nồng độ chitosan 10ppm có hiệu suất khử thấp nhất (≈ 10%). Bên
cạnh đó, các yếu tố cảm quan sơ bộ đều không thay đổi nên lựa chọn nồng độ 50 ppm
là nồng độ thích hợp nhất để tiến hành thí nghiệm.
Nếu như là một phản ứng hóa học một chiều thông thường giữa hai chất theo
nguyên tắc nếu một chất hết thì chất còn lại phải dư. Tuy nhiên, phản ứng giữa
chitosan và aldehyde là phản ứng thuận nghịch (phản ứng hai chiều) do đó khi tăng
36
nồng độ chitosan lên cao chitosan sẽ kết tủa lại nên khả năng phản ứng với aldehyde sẽ
giảm, vì phản ứng chủ yếu xảy ra trên bề mặt.
Ngoài ra, tính khử aldehyde của chitosan phụ thuộc vào đặc tính của chitosan
(độ DD, trọng lượng phân tử), nồng độ aldehyde, hàm lượng chitosan đã dùng và
pH của dung dịch. Tính chất hóa lý của chitosan phụ thuộc vào pH của dung dịch
theo cân bằng sau:
Theo đó, nhóm –NH2 có tính bazơ và ở pH< 6,3 chitosan bị proton hóa (-NH3+)
tạo thành polyelectrolyte cation và tan trong nước. Ở dạng này, chitosan khó phản ứng
với aldehyde vì nhóm -NH3+ khá bền và không tham gia phản ứng hóa học. Ở pH >7,
chitosan bị đề proton, cặp electron không liên kết của nguyên tử nitơ dễ dàng thực hiện
các phản ứng hóa học với aldehyde hoặc acid alhydride. Tuy nhiên, do ở pH>7
chitosan không tan mà kết tủa nên phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt hạt kết tủa. Do đó,
một số nghiên cứu khác các nhà khoa học gắn hạt nano vàng lên các hạt tủa này làm
xúc tác cho quá trình khử aldehyde (Teh Hua Tsai và cộng sự, 2013) [26].
Nồng độ chitosan ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khử aldehyde và là yếu tố
quan trọng nhất liên quan xuyên suốt đến các thí nghiệm sau này. Cần sử dụng chitosan
ở một nồng độ hợp lý vì khi tăng nồng độ chitosan sẽ làm tăng số điện tích cùng dấu,
đẩy nhau tạo nên một mạng lưới keo, cản trở khả năng phản ứng giữa các phân tử
chitosan và aldehyde trong dung dịch rượu [18]. Chitosan tích điện dương khi hòa tan
trong môi trường acid loãng. Nó có khả năng bám dính bề mặt các ion tích điện âm và
có khả năng tạo phức với các kim loại và tương tác tốt với các polyme tích điện âm
37
[18]. Tính khử aldehyde của chitosan chủ yếu là nhờ quá trình hấp thụ acetaldehyde lên
chitosan.
Cho nên, khi bố trí thí nghiệm này với dải nồng độ tăng từ 10 ppm đến 100 ppm,
mật độ nhóm -NH3+ tăng lên khiến phản ứng giữa nhóm -NH3+ với các anion mang điện
tích âm của aldehyde trong dung dịch cũng tăng lên:
Vì vậy, khi tăng nồng độ lên hiệu suất khử sẽ tăng và đạt mức cao nhất ở 50
ppm, nếu tiếp tục tăng nồng độ từ 50 ppm lên đến 100 ppm hiệu suất khử sẽ giảm dần.
Các mẫu rượu sau khi được xử lý bằng chitosan đều có hàm lượng aldehyde ở mức cho
phép.
Kết luận: Lựa chọn nồng độ 50 ppm là nồng độ thích hợp nhất khử aldehyde và
để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan đến khả năng khử
aldehyde trong rượu.
Để xác định ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan đến khả năng khử aldehyde
trong rượu, chúng ta xét qua một yếu tố đó là hiệu suất khử, được thông qua Hình 3.2.
Hiệu suất khử aldehyde (%)
38
70
60
50
40
30
20
10
0
(70-75)
(80-85)
(>90)
DD (%)
Hình 3.2. Hiệu suất khử aldehyde trong rượu của chitosan có độ DD khác nhau
Khi tiến hành thí nghiệm này, mẫu rượu sử dụng có độ cồn đo được là 38 độ,
các yếu tố cảm quan trước và sau khi xử lý bằng chitosan đều bình thường.
Với nồng độ dung dịch chitosan sử dụng thích hợp nhất là 50ppm, kết quả cho
thấy, chitosan có DD > 90% có hiệu suất khử aldehyde cao nhất (≈ 60%), chitosan có
DD = 70-75% có hiệu suất khử aldehyde thấp nhất (≈ 20%), còn chitosan có DD = 8085% có hiệu suất khử aldehyde (≈ 38%). Các mẫu rượu sau khi được xử lý bằng
chitosan đều có hàm lượng aldehyde ở mức cho phép.
Chitosan tích điện dương khi hòa tan trong môi trường acid loãng. Nó có khả
năng bám dính bề mặt các ion tích điện âm và có khả năng tạo phức với các kim loại và
tương tác tốt với các polymer tích điện âm [18].
Khi chitosan có DD càng cao thì sự có mặt của nhóm -NH3+càng nhiều, như vậy
sẽ làm tăng nồng độ nhóm NH3+ trong dung dịch chitosan, khi đó các gốc amino tích
điện dương sẽ trung hòa điện tích với các anion tích điện âm trong dung dịch [14].
Nhóm -NH3+ sẽ phản ứng với các anion tích điện âm của aldehyde tạo ra các azometin
(phương trình phản ứng bên dưới).
39
Như vậy, càng nhiều nhóm -NH3+ thì càng có nhiều phản ứng xảy ra, dẫn đến
hiệu suất khử càng tăng.
Tuy nhiên, hiệu suất khử aldehyde của chitosan có DD > 90% ở thí nghiệm này
chưa được cao là vì theo cơ chế khử thì nhóm –NH2 có tính bazơ và ở pH< 6,3 (bố trí
thí nghiệm với khoảng pH=3-6,2) chitosan bị proton hóa (-NH3+) tạo thành
polyelectrolyte cation và tan trong nước. Ở dạng này, chitosan khó phản ứng với
aldehyde vì nhóm -NH3+ khá bền và không tham gia phản ứng hóa học. Do đó, tuy
nồng độ -NH3+ nhiều hiệu suất khử aldehyde chỉ đạt ≈ 60% là cao nhất.
Kết luận: Lựa chọn chitosan có DD > 90% là loại chitosan thích hợp nhất để
khử aldehyde trong rượu cồn.
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng phân tử chitosan đến khả
năng khử aldehyde.
Để xác định ảnh hưởng của trọng lượng phân tử chitosan đến khả năng khử
aldehyde trong rượu, chúng ta xét qua một yếu tố đó là hiệu suất khử, được thông qua
Hình 3.3.
Hiệu suất khử aldehyde (%)
40
80
70
60
50
40
30
20
10
0
(≤200)
(600-800)
(≥1000)
KDal
Hình 3.3. Hiệu suất khử aldehyde trong rượu của từng loại trọng lượng phân tử
chitosan
Khi tiến hành thí nghiệm này, mẫu rượu sử dụng có độ cồn đo được là 38 độ,
các yếu tố cảm quan trước và sau khi xử lý bằng chitosan đều bình thường.
Với dung dịch chitosan có DD > 90%, ở nồng độ xử lý thích hợp nhất là 50ppm,
kết quả cho thấy, chitosan có trọng lượng phân tử thấp ≤ 200 KDal có hiệu suất khử
aldehyde cao nhất (≈ 64%); so với hai mẫu chitosan còn lại, mẫu chitosan có trọng
lượng phân tử ≥ 1000 KDal có hiệu suất khử aldehyde thấp nhất (≈ 33%) còn mẫu
chitosan có trọng lượng phân tử trung bình 600-800 KDal có hiệu suất khử ≈ 47%.
Điều này dễ giải thích vì chitosan có phân tử lượng cao có khả năng tạo màng
tốt và màng chitosan tạo thành lại có sức căng tốt, điều này ngăn cản sự tiếp xúc giữa
các aldehyde với phân tử chitosan. Mặt khác, tính khử aldehyde của chitosan chủ yếu
là nhờ quá trình hấp thụ aldehyde lên bề mặt của chitosan. Do đó, chitosan có trọng
lượng phân tử càng cao thì khả năng khử aldehyde càng yếu. Ngoài ra, chitosan trọng
lượng phân tử thấp linh động hơn trong các phản ứng hóa học, linh động hơn trong các
41
tương tác với các chất tích điện âm so với chitosan có trọng lượng cao và có khả năng
hòa tan rất tốt, khả năng tạo màng yếu cho nên sự tiếp xúc giữa các aldehyde với phân
tử chitosan cao, dẫn đến phản ứng diễn ra tốt [18].
Khả năng khử aldehyde của chitosan phụ thuộc vào đặc tính của chitosan (ví dụ
như độ DD), nồng độ aldehyde, hàm lượng chitosan đã dùng và pH của dung dịch;
ngoài ra cơ chế phản ứng giữa chitosan và aldehyde là phản ứng 2 chiều thuận nghịch
cho nên với những điều kiện tối ưu về độ DD và nồng độ dung dịch xử lý thì hiệu suất
khử aldehyde của loại chitosan có trọng lượng phân tử ≤ 200 KDal là cao nhất trong 3
loại chitosan trên cũng chỉ đạt ≈ 64%.
Kết luận: Lựa chọn chitosan có trọng lượng phân tử ≤ 200 KDal là loại chitosan
thích hợp nhất để khử aldehyde trong rượu cồn.
3.5. Đề xuất quy trình khử aldehyde trong rượu bằng chitosan.
Từ kết quả nghiên cứu thí nghiệm, tôi xin đề xuất quy trình khử aldehyde trong
rượu cồn bằng chitosan như sau.
3.5.1. Sơ đồ quy trình:
Rượu
Bổ sung chitosan để khử aldehyde
trong rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h
Chitosan:
DD > 90%,
≤ 200 KDal
Hòa tan trong
acid acetic 1%
Đánh giá khả năng khử aldehyde của chitosan,
thông qua:
- Đo độ cồn của rượu
- Đo hàm lượng aldehyde trong rượu
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình đề xuất khử aldehyde trong rượu bằng chitosan
42
3.5.2. Thuyết minh quy trình:
- Chuẩn bị mẫu: Rượu sau khi mua về được bảo quản ở điều kiện thường. Khi
tiến hành thí nghiệm, đánh giá cảm quan rượu rồi đem đi xác định các yếu tố sau:
+ Độ cồn của rượu
+ Hàm lượng aldehyde trong rượu
Đây là các yếu tố ban đầu của rượu mẫu, sau khi có kết quả cần ghi lại để làm
kết quả đối chứng so sánh với kết quả sau khi đã xử lý bằng dung dịch chitosan.
Sử dụng chitosan có DD > 90%, trọng lượng phân tử ≤ 200KDal, pha thành
nồng độ 50 ppm bằng dung dịch acid acetic 1%.
Tiến hành khử aldehyde trong mẫu rượu ban đầu bằng cách thêm đúng thể tích
dung dịch chitosan 50 ppm vào. Để hỗn hợp dung dịch ở điều kiện thường phòng thí
nghiệm trong vòng 24h.
Sau 24h, thu hồi lại hỗn hợp dung dịch rượu đem đi tiến hành xác định lại các
yếu tố sau:
+ Độ cồn của rượu
+ Hàm lượng aldehyde trong rượu
+ Yếu tố cảm quan
Đây là các yếu tố của rượu sau khi đã xử lý bằng dung dịch chitosan. Sau khi đã
có được kết quả, so sánh với kết quả đối chứng ban đầu. Đưa ra kết luận xem khả năng
khử aldehyde trong rượu của chitosan như thế nào. Khả năng khử aldehyde trong rượu
của chitosan được biểu thị qua hiệu suất khử.
43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Kết luận
1. Đề tài đã đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ, trọng lượng phân tử, DD của
chitosan đến khả năng khử aldehyde trong rượu cồn.
2. Xác định được nồng độ, trọng lượng phân tử, DD của chitosan thích hợp ứng
dụng để khử aldehyde trong rượu cồn: nồng độ 50ppm, trọng lượng phân tử ≤ 200
KDal, DD ≥ 90 %.
3. Đề xuất được quy trình khử aldehyde trong rượu cồn bằng loại chitosan cùng
nồng độ xử lý thích hợp. Với quy trình xử lý và loại chitosan đã lựa chọn thì hiệu suất
xử lý cao nhất là 90,21% , ở điều kiện phòng, thời gian xử lý 24h.
Đề xuất ý kiến
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, đồng thời gặp khó khăn về điều kiện cơ sở
vật chất phòng thí nghiệm do đó tôi chưa thực hiện được một số nội dung liên quan đến
đề tài nên có một số đề xuất như sau:
1. Tiếp tục thí nghiệm xác định được thông số pH thích hợp nhất của dung dịch
chitosan để khử aldehyde trong rượu cồn.
2. Khi sản xuất chitosan, ở các công đoạn rửa cần sử dụng nước cất hoặc nước
có độ tinh khiết cao nhất để nâng cao chất lượng của chitosan.
3. Khi tiến hành phân tích, một số loại hóa chất rất độc hại như Fuchshin gốc là
một chất gây ung thư, do đó người trực tiếp sử dụng cần phải đeo găng tay y tế, khẩu
trang chống độc; tránh tiếp xúc hoặc hít vào.
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Thị Hồng Chúc (2008), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy
trình bảo quản rượu nếp than sản xuất bằng công nghệ enzyme và nấm
men thuần chủng, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư, Trường Đại Học Cần Thơ.
2. Hà Thành Chung (2001), Nghiên cứu quy trình tinh chế chitosan từ phế
liệu tôm, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại Học Nha Trang.
3. Nguyễn Quyết Chiến (2002), Nghiên cứu và ứng dụng các hợp chất
azometin, oxim và hydrazon, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại Học Dược Hà
Nội.
4. Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Hải Sơn (2006), Nghiên cứu phản ứng thủy phân
chitosan bằng một số acid hữu cơ, Tạp chí khoa học, Trường Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, tr. 91-96.
5. Trương Quốc Khánh (2011) , Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu suất thu hồi rượu gạo sản xuất ở quy mô hộ gia đình,
Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật, Trường Đại học Đà Nẵng.
6. Trần Trung Kiên (2010), Điều tra hiện trạng sản xuất rượu truyền thống
ở Bến Lức – Long An và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm, Đồ án Môn học chuyên ngành, Trường Đại Học Quốc Gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Đỗ Thị Liền (2008), Nghiên cứu cắt mạch Chitosan bằng hydroperoxit và
thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của chúng, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật,
Đại học Nha Trang.
8. Ngô Thị Luyên, Bài Giảng Hóa Học, 54 (9), tr. 5-20.
9. Trần Thị Luyến (2004), Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp
Bộ sản xuất chitin-chitosan từ phế liệu thủy sản, Trường Đại Học Nha
Trang, Nha Trang.
45
10. Trần Thị Luyến, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo và cộng sự (2000), Hoàn thiện
quy trình sản xuất chitin-chitosan và chế biến một số sản phẩm công
nghiệp từ phế liệu tôm, cua, Báo cáo Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Nha
Trang.
11. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Sản xuất các
chế phấm kỹ thuật và y dược từ phế liệu thủy sản, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.
12. Quy chuẩn Việt Nam 6-3:2010/Bộ Y Tế (2010), “Quy chuẩn quốc gia
đối với các sản phẩm đồ uống có cồn”.
13. Khiếu Thị Tâm (2012), Nghiên cứu phản ứng lưới hoá chitosan, một số
dẫn xuất của chitosan và khả năng hấp phụ ion kim loại Nặng, Đồ án tốt
nghiệp , Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG HN.
14. Tiêu chuẩn Việt Nam 7043:2002 (2002), “Rượu trắng - quy định kỹ
thuật”.
15. Tiêu chuẩn Việt Nam 8009:2009 (2009), “Rượu chưng cất – Xác định
hàm lượng aldehyde”.
16. Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh Hằng (2007), Công nghệ sản xuất
và kiểm tra cồn Ethylic, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.
17. Trang Sĩ Trung (2008), Nghiên cứu kết hợp phương pháp sinh học để
nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất chitin-chitosan từ phế liệu vỏ tôm,
Báo cáo Đề tài cấp Bộ, Trường Đại Học Nha Trang.
18. Trang Sỹ Trung, Trần Thị Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng
Phương (2009), Chitin – chitosan từ phế liệu thủy sản và ứng dụng, Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
Tài liệu tiếng Anh
19. Adachi, Mizoi, Naito, Yamamoto, Fujiwara,
Ninomiya (1991),
Determination of ß-carbolines in foodstuffs by high-performance liquid
46
chromatography and high-perfor- mance liquid chromatography-mass
spectrometry, J. Chromatogr. 538, pp. 331-339.
20. AOAC (1990), Official Method of Analysis, Vol.15th Association
of official analytical chemists, Arlington, VA, 70-75.
21. Boffetta P, Hashibe M, La Vecchia C, Zatonski W, Rehm J (2006), The
burden of cancer attributable to alcohol drinking, International Journal of
Cancer Aug. 119 (4): 884-887.
22. Jeon, Y-J., Shahidi, F., Kim, S-K, (2002), Preparation of chitin and
chitosan oligomers and their application in physiological functional foods,
Food Review International, 16 (2):159-776.
23. Rao, M. S, Nyein, K. A, Trung, T. S. and Stevens, W. F.
(2007), “Optimum parameters for production of chitin and chitosan
from Squilla (S. empusa)”, J. Appl. Polym. Sci. 103, pp. 3694-3700.
24. Takashi Miyake, Takayuki Shibamoto (1993), Quantitative Analysis of
Acetaldehyde in Foods and Beverages, J. Agric. Food. Chem. 41,
pp.1968-1970.
25. Tan, S. C., Khor, E., Tan, T. K. and Wong, S. M. (1996), “The degree
of
deacetylation of chitosan: advocating the first derivative UV
spectrophotometry method of determination”, Talanta. 45, pp. 713-719.
26. Teh Hua Tsai, Chung Chin Yu, Yu Chuan Liu, Kuang Hsuan Yang
(2013), Effectively Catalytic Decomposition of Acetaldehydes in Spirits by
Using Chitosan-Capped Gold Nanoparticles, J. Appl. Polym. Sci. 130,
pp. 86-91.
27. Xie W., Xu P., Liu Q. (2001), Antioxidant activity of water-soluble
chitosan derivatives, Bioorg. Med. Chem. Letters., 11, 1699-1701.
47
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các phương pháp phân tích chính sử dụng trong đề tài
1. Xác định hàm lượng ẩm và hàm lượng khoáng [20]
Cốc sấy được sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong 5-6 giờ (đến khối lượng không
đổi), sau đó để trong bình hút ẩm để làm nguội. Cân xác định khối lượng của cốc sấy là
W1. Cho mẫu vào cốc sấy cân được khối lượng là W 2. Sấy ở 105oC trong 24 giờ, cân
được khối lượng W3 (AOAC, 1990). Tất cả khối lượng xác định đều tính theo gram.
Hàm lượng ẩm được tính theo công thức sau:
% Hàm lượng ẩm = [(W2 - W3)/(W2 - W1)] x 100.
Sau khi xác định hàm lượng ẩm, ta đem nung cốc sấy có chứa mẫu khô ở nhiệt
độ 600oC, khoảng 6 giờ, để trong bình hút ẩm và cân được khối lượng W 4. Hàm lượng
tro được xác định theo công thức sau:
% Hàm lượng tro = [(W4 – W1)/(W2 – W1)] x 100.
2. Xác định hàm lượng protein trong mẫu chitosan bằng phương pháp
Microbiuret [18]
Thuốc thử Microbiuret:
Dung dịch 1: Hòa tan 173 g natri citrat và 100 g natri cacbonat trong 500 ml
nước cất nóng.
Dung dịch 2: Hòa tan 17,3 g đồng sunfat trong 100 ml nước cất.
Trộn dung dịch 1 và dung dịch 2 sau đó làm đầy đến 1000 ml bằng nước cất.
Dung dịch thuốc thử được giữ trong chai màu.
Xây dựng đường chuẩn:
Pha dung dịch protein chuẩn BSA ở các nồng độ 0,05, 0,1, 0,15, 0,2, 0,25
mg/ml. Cho vào mỗi ống nghiệm 4 ml BSA chuẩn sau đó thêm 200 µl dung dịch thuốc
thử microbiuret, ủ ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, sau đó đo phổ UV ở bước sóng 330
nm.
48
Từ các số liệu thu thập được, lập phương trình đường chuẩn để từ đó tính toán
hàm lượng protein trong mẫu.
Phương pháp chiết mẫu:
Cân 1g chitosan, thêm 10 ml NaOH 3%, sau đó ủ ở 80oC trong 8 giờ. Sau khi ủ,
tiến hành lọc khối ủ (sử dụng 10 – 15 ml NaOH 3% nữa để rửa mẫu); định mức dịch
lọc đến một thể tích nhất định (V1).
Dịch lọc được mang đi ly tâm với tốc độ 5000 vòng trong 15 phút.
Sử dụng 4 ml dịch sau ly tâm sau đó thêm 200 µl dung dịch thuốc thử
microbiuret, ủ trong 15 phút ở nhiệt độ phòng và đo màu ở bước sóng 330 nm.
Từ giá trị OD thu được, thay vào phương trình đường chuẩn để suy ra hàm
lượng protein trong mẫu.
Tính toán kết quả:
Hàm lượng protein trong chitosan được xác định theo công thức sau:
Hàm lượng protein (%) =
V1 (ml) x C (mg/ml) x 100
w (g) x (100-MC)/100 x 1000 mg/g
Trong đó:
V1: thể tích dịch lọc (ml)
C: Hàm lượng protein tính theo đường chuẩn Microbiuret (mg/ml)
W: khối lượng mẫu ủ (g)
MC: độ ẩm của mẫu (%)
3. Xác định độ deacetyl của chitosan bằng phương pháp UV [25].
Xây dựng đường chuẩn N-acetyl glucosamine:
Hòa tan 0,1105 g N-acetyl glucosamine trong 10 ml H3PO4 được dung dịch có
nồng độ 0,05 M
Lấy 2 ml dung dịch trên sau đó thêm 98 ml nước cất được dung dịch có nồng độ
0,001 M.
49
Từ dung dịch trên ta pha thành các dung dịch có nồng độ tương ứng là 0,0001;
0,0002; 0,0004; 0,0006; 0,0008; 0,001 M.
Sau khi đã có dãy nồng độ như trên, tiến hành do OD ở bước sóng 210 nm để
xây dựng đường chuẩn N-acetyl glucosamine.
Chuẩn bị mẫu chitosan
Hòa tan 100 mg chtosan trong 20 ml H3PO4 85 %, khuấy đảo ở 60oC trong vòng
40 phút.
Lấy 10 ml dung dịch ở trên định mức đến 100 ml bằng nước cất, sau đó ủ dung
dịch trên trong 2 giờ ở 60oC.
Sau khi ủ, dung dịch trên được do OD ở bước sóng 210 nm.
Từ kết quả đo được, thay vào đường chuẩn N-acetyl glucosamine để tính ra
lượng N-acetyl glucosamine.
Tính kết quả
Độ deacetyl của chitosan được tính theo công thức sau
molGlcNAC
DD = 100 * 1
molGclNAC
molGcl
molGcl
w molGclNAC * 0.20321
0.16117
Trong đó:
W: khối lượng mẫu khô tuyệt đối
µmol Gcl NAC: hàm lượng N-acetyl glucosamine xác định theo đường chuẩn
µmol Gcl: hàm lượng glucosamine
50
4. Xác định độ nhớt của chitosan [18]
Độ nhớt của chitosan được xác định bằng nhớt kế Brookfield, model RVT. Dung
dịch chitosan 1% hòa tan trong acid acetic 1%. Tiến hành đo độ nhớt bằng trục quay số
61 và 64, tốc độ quay 30vòng/phút ở 20oC, đơn vị tính là centipoises.
5. Xác định độ tan của chitosan [20]
Giấy sấy được sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong 5 giờ (đến khối lượng không
đổi), sau đó để trong bình hút ẩm để làm nguội. Cân xác định khối lượng của giấy sấy
là W1. Cân 0.2g chitosan hòa tan trong 20ml dung dịch acid acetic 1%. Để 24h, định
mức lên 200ml bằng nước cất, sau đó tiến hành lọc. Sấy ở 1050C trong 24h, cân xác
định khối lượng W2. Độ tan tính theo công thức sau:
% Độ tan = [W2/ (W1 x Độ ẩm)] x 100.
6. Xác định trọng lượng phân tử của mẫu chitosan [23]
Mục đích: xác định trọng lượng phân tử của các mẫu chitosan đã chuẩn bị.
Trọng lượng phân tử chitosan có thể được xác định bằng một số phương pháp
như phương pháp sắc kí, phân tán ánh sáng hoặc đo độ nhớt. Tuy nhiên hiện nay
phương pháp được dùng phổ biến đó là xác định thông qua độ nhớt nội được đo bằng
nhớt kế mao quản Ubbelohde.
Ưu điểm:Nhanh và dễ tiến hành
Nhược điểm:Sai số lớn phụ thuộc nhiều vào thao tác người thực hiện.Chỉ cho
biết khối lượng phân tử trung bình của dung dịch.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị dung dịch Axit acetic (CH3COOH) 0.2M: pha 100ml CH3COOH 0.2M
Chuẩn bị Sodium acetate (CH3COONa)
Chuẩn bị dung môi: CH3COOH 0.2.M/CH3COONa 0.1M
Chuẩn bị Chitosan mẫu (0.3%): chitosan mẫu được pha trong CH3COOH 0.2M/
CH3COONa 0.1M.
Dùng xiranh và phin lọc 5 m để lọc.
51
Tiến hành thí nghiệm:
- Cài đặt nhiệt độ cho bộ ổn nhiệt: 300C
- Dung dịch CH3COOH/CH3COONa là dung môi nên cần phải xác định thời
gian chảy của dung môi. Dung dịch CH3COOH/CH3COONa được lọc bằng phin lọc 5
m. Lấy 4 ml dung dịch này đưa vào nhớt kế. Lắp nhớt kế vào giá đỡ, đợi khoảng 10
phút để dung dịch cần đo đạt được nhiệt độ cài đặt trong bể ổn nhiệt. Tiến hành đo.
Trên bộ điều khiển cần cài đặt số lần đo và thời gian nghỉ giữa các lần đó, sau đó bấm
start. Bộ điều khiển sẽ điều khiển quá trình hoàn toàn tự động. Đầu tiên dịch được hút
lên trên ống bên trái của nhớt kế sau khi đến một mức nào đó (cao hơn vạch bắt đầu
đếm giờ) thì việc hút dịch ngừng lại. Dịch bắt đầu chảy xuống dưới tác dụng của trọng
lực. Đến khi mức dịch ngang bằng với vạch trên thì máy tự động tính giờ. Khi mức
dịch ngang bằng với vạch dưới thì sẽ kế thúc quá trình đếm giờ.
- Tính trung bình thời gian chảy của dung môi (trung bình cộng của số lần)
- Làm vệ sinh nhớt kế: rửa sạch bằng nước cất (dùng chân không nước chảy để
hút), rửa bằng aceton, làm khô bằng bơm chân không.
- Lắp nhớt kế vào giá tiếp tục đo dung dịch cần đo.
- Làm sạch nhớt kế.
- Pha loãng dung dịch ban đầu thành các dung dịch loãng hơn:
Pha loãng 1(C1): 1 ml dung dịch ban đầu + 9 ml dung môi
Pha loãng 2(C2): 2 ml dung dịch ban đầu + 8 ml dung môi
Pha loãng 3(C3): 3 ml dung dịch ban đầu + 7 ml dung môi
Pha loãng 4(C4): 4 ml dung dịch ban đầu + 6 ml dung môi
Pha loãng 5(C5): 5 ml dung dịch ban đầu + 5 ml dung môi
- Tiến hành đo thời gian chảy của các dung dịch được pha loãng.
- Sau mỗi lần đo một dung dịch cần phải làm vệ sinh nhớt kế một lần.
Tính kết quả:
52
Sau khi có được kết quả là thời gian chảy của dung môi và thời gian chảy của
dung dịch cần đo với các nồng độ khác nhau, tiến hành tính toán một số thông số, vẽ
đồ thị và từ đó có được độ nhớt nội.
Solution (with polymer) viscosity (độ nhớt dung dịch) : η
Solvent viscosity (độ nhớt dung môi) : ηo
Relative viscosity (độ nhớt tương đối) : η =
Specific viscosity (độ nhớt cụ thể) : ηsp =
η
ηo
η−ηo
ηo
=
𝑡
𝑡𝑜
= ηr – 1 =
𝑡
𝑡𝑜
−1
Do [η] = (ηsp/C)C→O = (ηred)C→O nên ta có thể xác định độ nhớt nội (intrinsic
viscosity) bằng cách ngoại suy khi nồng độ bằng không.
Trong đó C: g / ml.
Trọng lượng phân tử trung bình thông qua độ nhớt được tính toán dựa trên các
phương trình Mark- Houwink:
[η]=KMa
Trong đó:
K = 0,0966
a = 0,742
7. Xác định hàm lượng aldehyde trong rượu cồn bằng phương pháp quang phổ
[15]
Giới hạn xác nhận:
Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm có hàm lượng aldehyde, tính theo
acetaldehyde, trong khoảng từ 0,00025% đến 0,00125% (theo khối lượng).
Nguyên tắc:
53
Schiff là thuốc thử dùng để nhận biết sự có mặt của các aldehyde trong dung
dịch mẫu.
Các aldehyde phản ứng với thuốc thử schiff tạo ra dung dịch có màu hồng tươi.
Sử dụng máy quang phổ UV-VIS để xác định hàm lượng aldehyde còn lại trong dung
dịch mẫu. Từ đó có thể biết được hiệu suất khử aldehyde.
Tiến hành
Bước 1: Pha chế hóa chất
- Thuốc thử Schiff: Lấy 350ml nước cất vào bình tam giác, thêm 1g fuchsin gốc
và khuấy đều đến khi hòa tan. Thêm 2g Na2S2O5, trộn và để yên 5 đến 10 phút. Thêm
9ml dung dịch H2SO4, lắc kỹ, đậy nút và để yên khoảng 12h. Khử màu dung dịch bằng
cacbon hoạt tính.
- Dung dịch acetaldehyde tiêu chuẩn: Lấy 0.25ml dung dịch acetaldehyde 40%
chuyển vào bình định mức dung tích 100ml, pha loãng đến vạch mức bằng ethanol
(dung dịch I)
Chuyển 10ml dung dịch trên vào bình định mức dung tích 100ml, pha loãng đến
vạch mức bằng ethanol và lắc đều (dung dịch II).
Chú ý: 1ml của dung dịch II này chứa 0,0001g acetaldehyde.
Bước 2: Xây dựng “phương trình đường chuẩn hàm lượng aldehyde trong rượu
cồn” bằng phương pháp đo OD
Lấy 8 ống nghiệm, cho vào lần lượt các ống theo thứ tự như sau:
Ống 1: 5ml nước cất + 1ml thuốc thử Schiff
Ống 2: 1ml dung dịch II + 4ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
Ống 3: 1.5ml dung dịch II + 3.5ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
Ống 4: 2ml dung dịch II + 3ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
Ống 5: 2.5ml dung dịch II + 2.5ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
Ống 6: 3ml dung dịch II + 2ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
Ống 7: 3.5ml dung dịch II + 1.5ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
54
Ống 8: 4ml dung dịch II + 1ml nước cất + 1 ml thuốc thử Schiff
Đậy nút lại, lắc đều và để yên trong 30 phút. Rồi đo màu bằng máy đo quang
phổ UV-VIS ở bước sóng 550nm.
Bước 3: Xác định hàm lượng aldehyde trong mẫu rượu (mẫu rượu ban đầu và
mẫu rượu sau khi đã xử lý bằng chitosan)
Lấy 4ml rượu mẫu cho vào ống nghiệm, thêm tiếp 1ml nước cất và 1ml thuốc
thử Schiff. Đậy nắp lại và trộn đều, để yên trong 30 phút rồi đem đi đo màu bằng máy
đo quang phổ UV-VIS ở bước sóng 550nm.
Sau khi đã có kết quả đo, áp dụng vào “phương trình đường chuẩn hàm lượng
aldehyde trong rượu cồn” đã xây dựng ở trên sẽ xác định được hàm lượng aldehyde có
trong các mẫu rượu thử.
8. Xác định độ cồn đo bằng cồn kế bách phân
Giữ rượu ở 20oC trong 30 phút, rót rượu vào ống đong khô, sạch, rót cẩn thận
theo thành ống đong, để tránh tạo bọt khí quá nhiều. Thả từ từ cồn kế vào ống đong sao
cho cồn kế không chìm quá sâu so với mức đọc. Để cồn kế ổn định. Đọc độ cồn trên
cồn kế, không để có bọt khí bám vào cồn kế làm sai lệch kết quả.
Trường hợp rượu không ở nhiệt độ 20oC thì phải đọc nhiệt độ của rượu và độ
cồn cùng lúc. Sau đó tra bảng hiệu chỉnh để có độ rượu ở 20oC.
Phụ lục 2: Kết quả xây dựng “phương trình đường chuẩn hàm lượng aldehyde
trong rượu cồn”
Phương trình đường chuẩn hàm lượng aldehyde trong rượu cồn được hiển thị
qua Hình P2.1.
Khi xử lý trên máy tính theo phương trình hồi quy tuyến tính ta thu được
phương trình liên quan:
y = 35,166x – 0,5651 với độ tin cậy R² = 0,9919
Trong đó:
y: mật độ quang phổ
55
x: hàm lượng aldehyde tính theo acetaldehyde tiêu chuẩn
Đường chuẩn thực tế khá thẳng nên có thể sử dụng phương trình trên để tính
OD
nhanh kết quả khi phân tích các mẫu.
2
1.8
1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
y = 35.166x - 0.5651
R² = 0.9919
0
0.02
0.04
0.06
0.08
Hàm lượng acetaldehyde tiêu chuẩn
Hình P2.1. Phương trình đường chuẩn hàm lượng aldehyde trong rượu cồn
56
Phụ lục 3. Một số hình ảnh thiết bị phân tích sử dụng trong đề tài
Hình P3.1. Tủ sấy
57
Hình P3.2. Tủ ấm
Hình P3.3. Cân phân tích
58
[...]... thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu 29 2.2.3 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu Mục đích thí nghiệm: xác định được độ DD chitosan thích hợp nhất để khử aldehyde trong rượu với hiệu quả tối ưu nhất Rượu Bổ sung chitosan để khử aldehyde trong rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h... Các yếu tố cảm quan của rượu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi xử lý rượu bằng chitosan Rượu Bổ sung chitosan để khử aldehyde trong rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h Xác định nồng độ chitosan thích hợp 10ppm 15ppm 20ppm 25ppm 50ppm 75ppm 100ppm Đánh giá khả năng khử aldehyde của chitosan, thông qua: - Đo độ cồn trong rượu - Đo hàm lượng aldehyde trong rượu Chọn nồng độ chitosan thích hợp Hình 2.2... lại bên trong Tiến hành đánh giá lại các yếu tố cảm quan Đối chiếu với kết quả đối chứng rồi đánh giá khả năng khử aldehyde trong rượu của chitosan Từ đó đề xuất quy trình khử hợp lý 26 Rượu Bổ sung chitosan để khử aldehyde trong rượu ở nhiệt độ phòng trong 24h Xác định nồng độ chitosan thích hợp Xác định độ DD chitosan thích hợp Xác định phân tử lượng chitosan thích hợp Đánh giá khả năng khử aldehyde. .. tiến, trong bối cảnh của Việt Nam cũng như điều kiện thí nghiệm của Trường Đại học Nha Trang thì không thể áp dụng được Ngoài ra, những nghiên cứu trên chưa đưa kết quả ứng dụng vào một sản phẩm thực phẩm cụ thể như rượu, bia, đồ uống có cồn… Như đã đề cập, đề tài này không chỉ nghiên cứu phản ứng giữa chitosan với aldehyde mà còn ứng dụng phản ứng đó hay nói cách khác chính là việc ứng dụng chitosan để. .. phương pháp loại bỏ aldehyde trong rượu để đảm bảo tính an toàn về sức khỏe cho người sử dụng Một số phương pháp thường dùng để loại aldehyde trong rượu: Phương pháp 1: Sử dụng máy lọc rượu: Rượu cho chạy qua máy lọc có tác dụng lọc bỏ, giảm bớt các tạp chất, aldehyde, methanol, ethanol, este, mùi ngái, nồng, váng cặn trong rượu để rượu đạt các chỉ tiêu hoá học đảm bảo tiêu chuẩn rượu đóng chai Nhưng... [3] Như vậy, phản ứng khử aldehyde của chitosan tạo ra sản phẩm là một hợp chất có lợi cho sức khỏe Phương trình phản ứng: Hình 1.3 Phương trình phản ứng của chitosan và aldehyde [3] Trong đó, R có thể là aryl, alkyl hay gốc dị vòng Ví dụ: phản ứng giữa chitosan với furfural aldehyde Hình 1.4 Phản ứng giữa chitosan với furfural aldehyde [3] 18 Nói về cơ chế phản ứng giữa aldehyde và chitosan có thể được... thấp 27 - Các yếu tố như cảm quan của rượu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi xử lý rượu bằng chitosan 2.2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chitosan tới khả năng khử aldehyde trong rượu Mục đích thí nghiệm: xác định được nồng độ dung dịch chitosan thích hợp nhất để khử aldehyde trong rượu với hiệu quả tối ưu nhất Thuyết minh sơ đồ: Rượu sau khi được mua về từ gia đình... dụng nấu rượu (như rượu nếp cái hoa vàng, rượu ba trăng, rượu ngô Bắc Hà, rượu nếp cẩm, rượu nếp hương, rượu mầm thóc ) Một số loại rượu nấu thủ công đóng trong chai, bình và có nhãn mác sản phẩm có thể mang tên rượu vodka Rượu cồn trắng hay còn được gọi là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu, là một trong. .. các azometin của chitosan với các aldehyde: salixylaldehyde, veratraldehyde, vanillin, syrinaldehyde, xeton thơm và axetolvainilon R Andreas (2000) đã tổng hợp một loạt azometin của chitosan với các aldehyde béo: focmaldehyde, propionaldehyde, capronaldehyde, phenylpropionaldehyde, với aldehyde thơm N-benzaldehyde [3] Các công trình này chỉ nghiên cứu chế tạo dẫn xuất của chitosan với aldehyde là những... (2010) đã nghiên cứu công trình “Chế tạo kích thước các hạt nano vàng và ứng dụng xúc tác phản ứng phân hủy acetaldehyde của chitosan Trong công trình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu kích thước các hạt nano vàng gắn trên chitosan trong dung dịch để xúc tác cải thiện khả năng phân hủy acetaldehyde ở nhiệt độ phòng 23 Keng Liang Ou, Ting Chu Hsu, Yu Chuan Liu, Kuang Hsuan Yang (2013) đã nghiên cứu “Chiến ... tài: Nghiên cứu ứng dụng dụng chitosan để khử aldehyde rượu Nội dung đề tài bao gồm: - Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chitosan đến khả khử aldehyde rượu - Nghiên cứu ảnh hưởng độ deacetyl chitosan. .. cập đến phản ứng chitosan với aldehyde sản phẩm tạo phản ứng đó, chưa ứng dụng để khử aldehyde sản phẩm cụ thể, ví dụ rượu Chính nghiên cứu ứng dụng chitosan để khử aldehyde rượu mang tính cấp... nghiên cứu ảnh hưởng độ deacetyl chitosan tới khả khử aldehyde rượu Mục đích thí nghiệm: xác định độ DD chitosan thích hợp để khử aldehyde rượu với hiệu tối ưu Rượu Bổ sung chitosan để khử aldehyde