Quy trình sản xuất chitosan tổng quát từ phế liệu thủy sản bằng phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chitosan để khử aldehyde trong rượu (Trang 25)

pháp hóa học

Nguyên liệu đưa vào quy trình có thể là tôm, cua, ghẹ… Trước khi thực hiện công đoạn khử protein, cần phải rửa sạch nguyên liệu, loại bỏ tạp chất. Đây là bước cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý tiếp theo và chất lượng của chitosan. Quá trình protein được thực hiện hoặc bằng ngâm trong Na2CO3 hoặc NaOH. Nồng độ NaOH xử lý tùy vào từng loại nguyên liệu và điều kiện xử lý, thông thường NaOH gấp 4-5 lượng nguyên liệu.

Hình 1.6. Quy trình sản xuất chitosan tổng quát từ phế liệu thủy sản [18]

Khử protein bằng NaOH

Rửa trung tính

Khử khoáng bằng HCl

Rửa trung tính

Tẩy màu bằng NaOCl hoặc H2O2

Rửa

Sấy

Chitin Deacetyl trong NaOH đặc

Rửa trung tính

Sấy

Tiếp theo là công đoạn khử khoáng, thông thường quá trình này được thực hiện trong dung dịch HCl gấp 4-5 lượng nguyên liệu, quá trình khử khoáng thường diễn ra rất nhanh trong giai đoạn đầu của quá trình xử lý nên cần khuấy đảo tốt để phản ứng diễn ra đồng đều. Lưu ý, quá trình khử khoáng ảnh hưởng mạnh đến chuỗi chitin và chitosan thu được nên cần phải kiểm soát tốt điều kiện xử lý cho phù hợp. Công đoạn khử khoáng có thể thực hiện trước công đoạn khử protein và ngược lại, tuy nhiên cần phải tính ảnh hưởng của các quá trình này đến chất lượng của chitin và chitosan.

Quá trình khử acetyl được tiến hành với các điều kiện xử lý khác nhau nên cho ra các sản phẩm chitosan cuối cùng với tính chất rất đa dạng.

Quá trình rửa cần được đặc biệt chú ý vì nếu rửa không đạt yêu cầu, một lượng acid và xút còn lại sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình xử lý sau và chất lượng của chitosan thành phẩm. Chitosan có thể được làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50-60oC [18].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chitosan để khử aldehyde trong rượu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)