1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

23 599 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 84,92 KB

Nội dung

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

CHỦ ĐỀ :

THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Giảng viên : Ths Trần Thu Hạnh Sinh viên thực hiện : Nhóm 7

Hà Nội, 2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA 2

2 THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA 4

2.1 Thẩm quyền điều tra theo sự việc 4

2.1.1 Thẩm quyền điều tra của CQĐT và các cơ quan khác thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân 4

2.1.2 Thẩm quyền điều tra của CQĐT và các cơ quan khác thuộc lực lượng An ninh nhân dân 7

2.1.3 Cơ quan điều tra thuộc VKSND tối cao 8

2.1.4 Thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội nhân dân 9

2.1.5 Quyền hạn điều tra của đơn vị bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác thuộc lực lượng Cảnh sát, An ninh, Quân đội được giao một số hoạt động điều tra 12

2.2 Thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ 14

2.3 Thẩm quyền điều tra theo đối tượng 15

2.4 Giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Điều tra là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm

quyền áp dụng mọi biện pháp để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội

để giải quyết vụ án Kết quả điều tra là cơ sở để Viện Kiểm Sát quyết định truy tố bị cantrước tòa hoặc đình chỉ vụ án

Vì vậy để hoạt động điều tra có thể trở nên nhanh chóng và chính xác thì cần có những

cơ quan có thẩm quyền chuyên trách về điều tra trong tố tụng hình sự Do đó đặt ra vấn

đề “ Thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự” Trong hệ thống các cơ quan của nhànước ta gồm có các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, cơ quan điều tra trongQuân đội nhân dân, cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và các cơ quankhác được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hảiquan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển Thẩm quyền của các cơ quan này trong hoạtđộng điều tra được quy định khá rõ ràng và cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999sửa đổi bổ sung năm 2004 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

Trang 5

1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của TTHS, trong đó CQĐT và các cơ quankhác được giao một số hoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật TTHSquy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đềkhác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án Do đó, giai đoạn điềutra thực chất là quá trình làm sáng tỏ tất cả sự thật khách quan vụ án của CQĐT nhằmphục vụ cho việc xử lý tội phạm bảo vệ quyền con người vì vậy cần thiết phải có quyđịnh chặt chẽ đối với thẩm quyền điều tra đối với các CQĐT

Có thể hiểu thẩm quyền điều tra trong TTHS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ tìmhiểu hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, xác định hậuquả của tội phạm

Tuy nhiên, tình trạng trùng lặp, chồng chéo cấp điều tra, tranh chấp về thẩm quyềnđiều tra đã khiến hoạt động điều tra vụ án phức tạp, quá trình phát hiện tội phạm tốn kém,

và ảnh hưởng tới quyền con người của chính những bị can, bị cáo Vì vậy cần phải quyđịnh và phân cấp thẩm quyền điều tra cho những cơ quan điều tra khác nhau

Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sựnăm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2009) thì hệ thống CQĐT ở nước ta có nhiều ngành,nhiều cấp, vì vậy cần phải phân định thẩm quyền để đảm bảo phát hiện tội phạm kịp thời,nhanh chóng và chính xác, hiệu quả nhất

Theo điều 1 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm2009) có quy định cụ thể về cơ quan điều tra như sau :

“ 1 Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:

a) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công

an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);

b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh)

Trang 6

2 Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:

a) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;

b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương

3 Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:

a) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

4 Cơ quan điều tra có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên.”

Đồng thời Pháp lệnh cũng quy định các cơ quan được tiến hành một số hoạt độngđiều tra như : Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơquan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

Do đó, hệ thống CQĐT của nước ta được phân cấp, phân ngành đồng thời được quyđịnh cụ thể thẩm quyền điều tra đối với từng cơ quan đã góp phần giúp quá trình điều trađược diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả

Trang 7

2 THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA

2.1 Thẩm quyền điều tra theo sự việc

Theo Khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2004, “Cơ quan điều tra trong Công an nhândân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơquan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dântối cao”

Cơ quan điều tra trong CAND bao gồm Cơ quan điều tra của lực lượng CSND (cấphuyện, cấp tỉnh và của Bộ Công an) và Cơ quan điều tra của Lực lượng ANND (cấp tỉnh

và của Bộ Công an)

2.1.1 Thẩm quyền điều tra của CQĐT và các cơ quan khác thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân

Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

Theo khoản 1, Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổsung năm 2009) quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trongCông an nhân dân như sau :

“Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và

Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.”

Trong đó, cụ thể:

- Đội Điều tra tổng hợp tiến hành điều tra các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội thuộcthẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện (trừ các TP về ma túy) do tựphát hiện và do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện

- Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các VAHS chưa rõ đốitượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạmquy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của BLHS năm 1999, sửađổi bổ sung năm 2009, khi các TP đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện(trưc các TP thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSNDTC, Cơ quan ANĐTtrong CAND, đội CSĐT TP về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp huyện),bao gồm các nhóm tội:

 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Trang 8

 Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

 Các tội xâm phạm sở hữu

 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

 Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

 Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

- Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành điều tracác VAHS chưa rõ đối tượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tự pháthiện về các tội phạm quy định tại các chương XVI , XXI, các điều từ 139 đến 145chương XIV (trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của cơquan, tổ chức, DN, lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của BLHS năm

1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, bao gồm các nhóm tội:

Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

Theo Khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, (sửa đổi,

bổ sung năm 2006 và 2009) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ

án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩmquyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tracủa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra

Trang 9

quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra củaCQĐT của VKSNDTC, cơ quan ANĐT trong CAND, phòng CSĐT tội phạm về trật

tự quản lý kinh tế và chức vụ); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quanCSĐT Công an cấp huyện (đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội) nhưng Thủ trưởng

Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra

- Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra cácVAHS chưa rõ đối tượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tựphát hiện về các tội quy định tại các chương XVI, XXI, các điều 139 – 145 chươngXIV (trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của Cơ quan,

tổ chức, DN lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của BLHS năm

1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử củaTAND cấp tỉnh; các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công

an cấp huyện (đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) nhưng Thủtrưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra

- Phòng CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các tội phạm quy định tạichương XVIII của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 khi các tội phạm đóthuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh; các tội phạm thuộc thẩm quyền điềutra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện (đội CSĐT tội phạm về ma túy) nhưngThủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra

Ví dụ: Vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường do Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cóthẩm quyền điều tra

Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Theo Khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi

bổ sung năm 2006 và năm 2009) thì “Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các

vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điềutra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.” Theo điểm b Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 28/2014 Bộ Công an thì Cơ quan CSĐT

Bộ Công an “Tiến hành điều tra các VAHS về các TP đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp,liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của

Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra

Cụ thể:

Trang 10

- Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành điều tra các VAHS đã rõđối tượng phạm tội về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đếnnhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quanCSĐT Công an cấp tỉnh (trừ các TP về ma túy) nhưng Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộcông an xét thấy cần trực tiếp điều tra; các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội quy định tạiChương XVII, điều 224, 225, 226a, 226b của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm

2009 thuộc thẩm quyền điều tra Bộ Công an do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến

- Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các VAHS về cáctội quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của BLHS năm 1999,sửa đổi bổ sung năm 2009 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an(trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lýkinh tế và chức vụ) do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong cácchuyên án của phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh chuyển lên dokhó khăn trong việc phá án

- Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành điều tracác VAHS về các TP quy định tại chương XVI, mục B chương XXI, các điều 139 – 145chương XIV (trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của Cơquan, tổ chức, DN lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 251 củaBLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quanCSĐT Bộ Công an do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong cácchuyên án của phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấptỉnh chuyển lên do khó khăn trong việc phá án

- Cục CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các VAHS về những tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tốnước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh quy định tạichương XVIII BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 nhưng Thủ trưởng Cơ quanCSĐT Bộ Công an xét thấy cần trực tiếp điều tra

- Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (được thành lập ngày 13/11/2006) tiếnhành điều tra các VAHS về các tội phạm quy định tại mục A chương XXI của BLHSnăm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 do trực tiếp phát hiện, các vụ tham nhũng do Thanhtra Chính phủ và các bộ, ngành chuyển đến thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quanCSĐT Bộ Công an

Ví dụ: Vụ án của Nguyễn Đức Kiên do Cơ quan CSĐT Bộ Công an có thẩm

quyền điều tra do tính chất phức tạp và ảnh hưởng to lớn của vụ án này tới thị trường tàichính cũng như tới xã hội

Trang 11

2.1.2 Thẩm quyền điều tra của CQĐT và các cơ quan khác thuộc lực lượng An ninh nhân dân.

Điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2006,2009) quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhândân :

“ 1 Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạmquy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181,

221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tộiphạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh

2 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạmđặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều traCông an cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.” Tương tự như Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm

2006, 2009) thì Điều 22 và Điều 23 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an cũng quy định cụthể hơn về thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc lực lượng An ninh, như sau :

- Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành điều tra các VAHS về các TPquy định tại chương XI, XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222,

223, 230, 230a, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của BLHS năm 1999 sửa đổi bổsung năm 2009 khi các TP đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh

- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ án về các tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoàithuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

- Đối với các tội phạm mà chủ thể là cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng ANND thì doCQĐT thuộc lực lượng ANND tiến hành điều tra

2.1.3 Cơ quan điều tra thuộc VKSND tối cao

Theo khoản 3 Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2003 về thẩm quyền điều tra có quy định

về thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao như sau : “Cơ quan điều tra củaViện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp màngười phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp”

Ngày đăng: 14/10/2015, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trần Việt Hà (2012), Luận văn “Cơ quan điều tra hình sự quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” , Khoa Luật –ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn “Cơ quan điều tra hình sự quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
Tác giả: Trần Việt Hà
Năm: 2012
8. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Tổ chức điều tra năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2006 và năm 2009.Website tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh Tổ chức điều tra năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2006 và năm 2009
9. Báo Nhân dân, Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_phapluat/_mobile_thoisu/item/12070602.html10.Bộ Tư pháp http://www.moj.gov.vn Link
11. Thư viện pháp luật, Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-28-2014-TT-BCA-dieu-tra-hinh-su-Cong-an-nhan-dan-vb238962.aspx Link
1. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) 2. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Khác
5. Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA số 01/2004 ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành một số quy địnhc ủa Nghị quyết 388 Khác
7. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXBCTQG, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w