1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp 5 tuổi ở trường mầm non tiên dương (đông anh hà nội)

49 1.4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIEU HỌC NGUYỄN THỊ THU HUYỀN THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ LỚP 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TIÊN DƯƠNG (ĐÔNG ANH - HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỔT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : P h ư ơ n g p h á p ch ă m sóc và v ệ sin h trẻ em HÀ NỘI - 2015 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non L Ờ I CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - T h .s PH Í T H Ị B ÍC H N G Ọ C người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa GD Tiểu học và Khoa Sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận. Cuối cùng em xin cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo Trường Mầm Non Tiên Dương luôn tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập và cung cấp số liệu về trường. Đây là lần đâu tiên em làm quen với công việc thực tế và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện khóa luận không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, thiếu sót. Em mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đọc để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “TH ựC TRẠNG TÔ CHỨC BỮA Ấ N TRƯA CHO TRẺ LỚP 5 TUỒI Ở TRƯỜNG M ẦM N O N TIÊN DƯƠNG (ĐÔNG ANH - HÀ N ộ ỉ)” là kết quả nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của T h.s PHÍ THỊ BÍCH NGỌC không trùng với kết quả nghiên cún nào khác. Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cún nào. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non MỤC LỤC PHẰN I. MỞ Đ À U .......................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2 3. Giả thuyết nghiên c ú n ..........................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứ u .................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2 6. Phương pháp nghiên c ú n .................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cún.............................................................................................. 3 8. Thời gian nghiên c ứ u ...........................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI L IỆU ...................................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm n o n .................... 5 1.1.1. Những nghiên cún trên thế g iớ i............................................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu trong nư ớc................................................................. 6 1.2. Ý nghĩa trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ .................................................... 7 1.3. Nhiệm vụ tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ............................................................8 1.3.1. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho trẻ......... 8 1.3.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh trong bữa ăn của trẻ ...................................................................................................................... 9 1.3.3 Giáo dục nếp sống có giờ giấc..............................................................10 1.4. Nội dung tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ........................................................ 10 1.4.1. Trước khi ăn ............................................................................................11 1.4.2. Trong bữa ă n ...........................................................................................11 1.4.3. Sau khi ăn................................................................................................ 12 1.5. Đặc điểm của trẻ 5 tu ổ i................................................................................12 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non 1.5.1. Đặc điểm về thể chất............................................................................... 12 1.5.2. Đặc điểm về tâm sinh l ý .........................................................................12 1.5.3. Đặc điểm về bệnh l ý ............................................................................... 12 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ T H ựC NGHIỆM KHOA HỌC 2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không g ia n .............................................. 14 2.2. Thực trạng về công tác quản lí và đội ngũ giáo viên................................ 16 2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí của nhà trường về tổ chức bữa trưa cho trẻ và quá trình chế biến thức ăn ............................16 2.2.2. Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo v iên ..............................17 2.3. Thực trạng việc tổ chức bữa ăn trưa cho tr ẻ .............................................. 18 2.4. Thực trạng phối họp giữa gia đình và nhà trường về tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non.....................................................................................28 2.5. Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả bữa ăn trưa cho trẻ lóp 5 tuổi......................................................................................................................... 30 2.6. Áp dụng các biện pháp đưa ra tại trường mầm non Tiên D ương........30 2.7. Ket quả thu được sau khi áp dụng các biện p h á p .................................... 39 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................41 1. Kết luận............................................................................................................... 41 2. Kiến nghị............................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................43 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng 1 Bảng 1: Kêt quả nhận thức của giáo viên vê vai trò của việc tô chức bữa ăn cho trẻ mầm non 2 Bảng 2: Kêt quả vê khó khăn trong tô chức bữa ăn ở trường mâm non 3 Bảng 3: Kêt quả xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng và phù họp với trẻ 4 Bảng 4: Thực đơn tuân 1+3 5 Bảng 5: Thực đơn tuân 2+4 6 Bảng 6: Kêt quả giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trước và sau bữa ăn 7 Bảng 7: Kêt quả trong việc hình thành thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ 5 tuổi 8 Bảng 8: Kêt quả tô chức trước khi ăn cho trẻ 5 tuôi 9 Bảng 9: Kêt quả tô chức bữa ăn trưa, trong khi ăn của trẻ 5 tuôi 10 Bảng 10: Kêt quả tô chức sau khi ăn trưa của trẻ 5 tuôi 11 Bảng 11: Kêt quả phôi họp giữa gia đình và nhà trường trong ăn uống Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non DANH MỤC HÌNH STT Tên hình 1 Hình 1: Nhà bêp (bêp nâu) 2 Hình 2: Nhà bêp (tủ bát) 3 Hình 3 - 7 : Khăn trải bàn 4 Hình 8: Cơm tẻ, thịt bò, thịt lợn hâm khoai tây, cà rôt Canh rau mồng tơi nấu cua Hoa quả tráng miệng (chuối tiêu) 5 Hình 9: Cơm tẻ, tôm, thịt xào đô xanh, cà rôt Canh rau cải bắp nấu thịt 6 Hình 10: Cơm tẻ, thịt gà, thịt lợn, nâm hương, cà rôt Canh bí nấu tôm. Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) 7 Hình 11: Cơm tẻ, cá trăm, thịt lợn sôt cà chua Canh khoai tây, su su, cà rốt nấu thịt 8 Hình 12: Cơm tẻ, trứng đúc thịt. Canh cải nâu thịt Hoa quả tráng miệng (chuối tiêu) 9 Hình 13: Cơm tẻ, thịt, đậu sôt cà chua. Canh cải nâu ngao Hoa quả tráng miệng (chuối) 10 Hình 14: Cơm tẻ, trứng cút kho thịt. Canh khoai tây, su su, cà rốt nấu thịt Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) 11 Hình 15: Cơm tẻ, trăm, thịt lợn sôt cà chua. Canh rau cải nâu thịt 12 Hình 16: Cơm tẻ, thịt gà, thịt lợn om nâm hương, mộc nhĩ Canh bí nấu tôm. Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non PHẦN I. M Ở ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước “Trẻ em hôm nay thế giới ngày m a i”. Đặc biệt trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Việt Nam 30/5/1985 về thực hiện quyền trẻ em đã viết: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy việc chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ớ Việt Nam, việc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non cũng rất được quan tâm và chú trọng đến. Tại điều 21, 22 Luật giáo dục (2005) đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục mầm non “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thế chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhữỉĩg yếu to đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một Giáo dục thể chất cho trẻ là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục phát triển toàn diện. Đe quá trình giáo dục thể chất đạt hiệu quả cao phải làm tốt các nhiệm vụ: Bảo vệ, tăng cường sức khỏe, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chất thế lực,...Trong đó việc tổ chức bữa ăn cho trẻ là một vấn đề quan trọng, là tiền đề, là điều kiện có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ lớp 5 tuổi, lúc này cơ thế trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện dần và nhu cầu ăn uống của trẻ rất cao. Vì thế trẻ 1'ất cần dinh dưỡng, năng lượng để cung cấp cho cơ thế tăng trưởng nếu không cơ thể trẻ dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối. Tại trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa phụ. Trong đó bữa ăn trưa là bữa quan trong nhất, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Thực tế, việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn đến. 1 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Thường trong các bữa ăn của trẻ cô giáo mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn và làm sao có cách tổ chức bữa ăn đúng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứa đề tài: “Thực trạng tô chức bữa ăn trưa cho trẻ lóp 5 tuối ở trường mầm non Tiên Dương (Đông Anh - Hà N ộiỴ\ Tôi hi vọng đề tài của mình sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, nhằm phát hiện ra những thực chăm sóc giáo dục trẻ. Ọua đây tôi cũng muốn đề xuất một số kiến nghị, phương pháp cải thiện để việc chăm sóc - giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Tiên Dương, nguyên nhân cụ thế và đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. 3. Giả thuyết nghiên cứu Việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non Tiên Dương chưa tốt, còn nhiều vấn đề. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cún “Thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp 5 tuéi ở trường mầm non Tiên Dương (Đông Anh Hà N ộ i)”. Neu đề xuất được những biện pháp hợp lí trong việc tổ chức bữa ăn thì sẽ nâng cao được hiệu quả chất lượng bữa ăn trưa của trẻ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cún: Bữa ăn trưa của trẻ Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 5 tuổi tuổi ở trường mầm non Tiên Dương (Đông Anh - Hà Nội). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực trạng tổ chức bữa ăn trưa của trẻ lóp 5 tuổi. 2 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Đe xuất một số biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp 5 tuổi. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lóp 5 tuổi để kiểm chứng và đánh giá tính khả thi. 6. Phưong pháp nghiên cứu Đe hoàn thành đề tài nghiên cún, tôi có sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát khu vực bếp ăn, cách tổ chức bữa ăn của giáo viên trường mầm non, để có cái nhìn khách quan, cụ thể về vấn đề nghiên cún. Phương pháp thu thập tư liệu: Đọc sách, báo, tạp chí và tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ghi chép và bổ sung vào đề tài. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu thăm dò đối với giáo viên về vấn đề liên quan tới bữa ăn của trẻ. Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, xử lí, phân tích số liệu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dựa trên hiểu biết sẵn có về việc tổ chức bữa ăn và các vấn đề liên quan đến bữa ăn của bản thân, nhờ quá trình học tập và tự tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau mà bổ sung và hoàn thiện đề tài. 7. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi điều tra: Trường mầm non Tiên Dương. Phạm vi nội dung: Thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp 5 tuổi. Phạm vi thực nghiệm: Trường mầm non Tiên Dương. 8. Thòi gian nghiên cứu Thời gian tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoan 1: Từ tháng 11/2014 đến tháng 02/2015 ■ Lựa chọn đề tài nghiên cứu 3 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non ■ Xây dựng đề cương ■ Bảo vệ đề cương Giai đoan 2\ Từ tháng 02/2015 đến tháng 04/2015 ■ Thực hiện nghiên cứu đề tài. ■ Thu thập tài liệu, xử lí thông tin. ■ Điều tra, đánh giá về việc tố chức bữa ăn trưa cho trẻ lóp 5 tuổi ở trường mầm non Tiên Dương. Giai đoan 3: Từ tháng 04/2015 đến tháng 05/2015 ■ Hoàn thiện và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học. 4 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non PHẢN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử nghiên cửu vấn đề tố chửc bữa ăn cho trẻ mầm non 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống với sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ mầm non. Hyporcat (460 - 377 TCN), ông cho rằng: Cơ thể khi còn trẻ cần nhiều nhiệt hơn khi về già, vì vậy trẻ còn bé cần được ăn nhiều hơn; đồng thời ông cũng chỉ ra rằng: Chế độ ăn chỉ tốt khi có một lối sống họp lí [4]. Nói về vấn đề này, s. Freud (1835 - 1993) nhà tâm lí học người Áo đã nhận thấy rằng: Sự ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ. Ong khẳng định: Trong trường hợp thiếu ăn, các xương cốt vẫn dài ra, trái lại cân nặng đứng nguyên hay sụt đi [7]. Đen năm 1967, trong cuốn “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ của vườn trẻ mẫu giáo” của tác giả M.D.Côvryghina, mới đưa ra vấn đề cần lun ý khi tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non: Cho trẻ ăn tùy thích thú, không được bắt buộc trẻ ăn như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh, giữa các bữa ăn không bao giờ cho ăn bánh kẹo ngọt, cho trẻ ăn không đúng lúc sẽ làm giảm khẩu vị, làm ức chế trung tâm điều khiến ăn uống và làm phá hoại chế độ ăn uống đúng đắn. Ngoài ra, thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn cho trẻ. Mọi khẩu phần giành cho trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ quen ăn hết khẩu phần [4]. Có thể thấy, vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non được quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, các tác giả chỉ mới quan tâm đến ảnh hưởng của việc ăn uống tới sức khỏe và bệnh tật. Chưa có tác giả nào nói đến hiệu quả trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non. 5 Nguyễn Thị Thu Huyền КЗ 7В GD Mầm Non 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Ớ Việt Nam, vấn đề tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non rất được quan tâm và có một số nghiên cứu. Tác giả Lê Thị Khánh Hòa (1983) có công trình nghiên cứu “Khảo sát khẩu phần ăn trưa và bữa phụ”. Ket quả nghiên cứa cho thấy tình hình cung cấp năng lượng cho trẻ ở trường mầm non còn thấp so với tiêu chuẩn, tỉ lệ các chất sinh năng lượng chưa cân đối, chưa hợp lí, lượng Gluxit quá cao và Lipit quá thấp. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến là do: Вер ăn mới được hình thành, cơ sở vật chất thiếu thốn, có nhiều quan niệm coi nhẹ việc nuôi nên các hình thức tổ chức còn nghèo nàn. Vì vậy tác giả đưa ra một số giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các trường mầm non để đảm bảo cho việc tổ chức ăn cho trẻ, đào tạo đội ngũ cô nuôi có trình độ hiếu biết về dinh dưỡng cho trẻ [7]. Công trình nghiên cứa “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở một số trường mẫu giáo” của tác giả Võ Thị Cúc (1992) và “Điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo ở một số trường phía Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tâm (1989). Cả hai công trình nghiên círu này đều cho thấy việc cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non còn thấp. Đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao kiến thức khoa học về dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo đối với các cơ sở nuôi dạy trẻ, tránh tình trạng cho ăn theo kinh nghiệm hay tổ chức dinh dưỡng thiếu lí luận và kém hiệu quả. Hai tác giả cũng đề cập đến yếu tố gia đình và nhà trường, gia đình và nhà trường cần có những hiểu biết đúng đắn về mối quan hệ giữa nuôi và dạy, giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ mẫu giáo [4]. Nhìn chung các công trình nghiên cứa trên thế giới và Việt Nam về vấn đề này không nhiều. Các công trình chủ yếu là tổng kết đánh giá tình hình 6 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ trong trường mầm non, chưa đi sâu vào cách thức tổ chức bữa ăn trưa như thế nào cho đạt hiệu quả cao. 1.2. Ý nghĩa trong việc tổ chửc bữa ăn cho trẻ Tổ chức bữa ăn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của trẻ mầm non. Sức khỏe là vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đe đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người và nguồn lực con người, cần phải thực hiện chăm sóc không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Do đó, việc chăm sóc và giáo dục trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển của trẻ, đặc biệt là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Tổ chức bữa ăn đảm bảo cơ cấu cấu thành phần bữa ăn phù họp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ có ý nghĩa khá lớn với việc tiêu hóa thức ăn của trẻ. Tổ chức bữa ăn trưa giúp trẻ bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động mới. Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể [ 11 ]. Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ giúp cho có những thói quen tốt trong ăn uống: ăn đúng bữa, biết mời khi ăn, ăn hết xuất, không nói chuyện khi ăn. Đặc biệt thói quen vệ sinh ăn uống [10]. Bữa ăn giúp trẻ có những kiến thức về dinh dưỡng, trẻ biết cách chế biến một số món ăn đơn giản: Thịt lợn xào cà rốt, thịt lợn hầm khoai tây, canh mồng tơi nấu cua, đậu sốt cà chua... biết các nhóm thực phẩm: chất béo, đạm, vitam in...[l 1]. Việc chăc sóc trẻ đầy đủ, nhất là trong tổ chức ăn ở trường mầm non có tác dụng phòng ngừa các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, 7 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non trí tuệ và việc học tập của trẻ ở phổ thông, đặc biệt sự giáo dục đúng đắn sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy những cán bộ mầm non phải nhận biết được toàn diện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là để phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh và tạo điều kiện cho trẻ lớn và trưởng thành [5]. 1.3. Nhiệm vụ tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mầu giáo Hà Nội, 1990, trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm Hình thành ở trẻ những cơ sở đâu tiên của nhân cách con người non: XHCN Việt Nam: ■ Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thê phát trỉến hài hòa cân đoi. ■ Giàu lòng thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lề phép, mạnh dạn, hồn nhiên. ■ Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. ■ Thông minh, ham hiếu biết, thích tìm tòi khám phá, có một sổ k ĩ năng sơ đắng (quan sát, phân tích, tong hợp, suy luận...) cần thiết đế vào trườỉĩg phố thông, thích đi học. ”[3]. Thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mầm non đó là tiền đề quan trọng đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục sau này. Trong giáo dục thể chất trong trường mầm non cần thực hiện tốt những nhiệm vụ trong tổ chức bữa ăn như sau: 1.3.1. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho trẻ Cần tổ chức chế độ ăn uống hợp lí, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ. Đảm bảo khẩu phần ăn họp lí, cân đối giữa các thành phần Prôtít, Gluxít, Lipít, muối khoáng và các loại vitamin [11]. 8 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Quan tâm đến cách chế biến các thực phẩm sao cho phù họp với khả năng tiêu hóa của từng lứa tuổi cũng như từng trẻ. Cần làm tốt công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến thức ăn. 1.3.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh trong bữa ăn của trẻ Giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và thói quen cho trẻ mầm non là nội dung không thể thiếu. Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần đến nhiều loại thói quen khác nhau. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo và thói quen vệ sinh ăn uống là một nội dung vô cùng quan trọng và nó góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Thói quen đó là nhũng hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định. Có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu của bản thân. Khi đã trở thành thói quen thì mọi hoạt động tâm lý trở nên ổn định, cân bằng, khó loại bỏ. Giáo dục cho trẻ thói quen ăn đúng giờ. Chính thói quen này giúp đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hơn nữa là tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra bình thường và sức khỏe được củng cố. Trong vệ sinh ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của cơ thể, mà còn ở khía cạnh đạo đức và thẩm mỹ. Vì vậy trẻ cần nắm được các quy định trong tổ chức bữa ăn. ■ Trước khi ăn: Rửa mặt, 1'ừa tay và ngồi đúng vị trí, mời mọi người. ■ Trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, nhai kĩ thức ăn, không làm rơi vãi thức, ăn hết xuất, không vừa ăn vừa nói chuyện. ■ Sau khi ăn: Lau miệng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống, bàn ghế [10]. 9 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo và thói quen vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức khỏe. Bởi khi trẻ biết vệ sinh ăn uống sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Đối với trẻ mầm non khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế nên khi hình thành, rèn luyện những thói quen cho trẻ cần phải tỉ mỉ, kiên trì để thói quen được củng cố và ổn định. 1.3.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc Giáo dục nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn uống đúng giò' và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Chính thói quen này giúp đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ [10]. 1.4. Nội dung tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ Ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Muốn cơ thể phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường cuả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, thì ở trường mầm non cần tổ chức bữa trưa cho trẻ tốt: đảm bảo ăn đủ chất, đủ lượng, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đe giúp cơ thể trẻ phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, cần tổ chức chế độ ăn uống họp lí cho trẻ. Trong việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ, một yêu cầu quan trọng có tính chất quyết định đến sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là đảm bảo khẩu phần ăn họp lí, cân đối giữa các thành phần protit, gluxit, lipit, muối khoáng và các vitam in... Đồng thời, phải quan tâm đến cách chế biến các thực phẩm sao cho phù họp với khả năng tiêu hóa của từng lứa tuổi cũng như tùng trẻ. Vì vậy, trong trường mầm non vấn đề chế biến thức ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà bếp giữ một vị trí rất quan trọng, nó giúp cho trường mầm non thực hiện được một trong các chức năng của nó là chăm 10 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non sóc trẻ nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giáo dục và phòng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở lớp cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ. Chính vì vậy khi tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ trong trường mầm non cần thực hiện các yêu cầu sau: 1.4.1. Trước khi ăn ■ Chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát. Bàn ghế sắp xếp gọn gàng thuận lợi cho trẻ đứng lên và ngồi xuống. ■ Dụng cụ ăn uống đảm bảo vệ sinh và kích thước phù họp với từng lứa tuổi trẻ. ■ Không cho trẻ ăn vặt và vận động quá nhiều trước khi ăn. ■ Cho trẻ vệ sinh: rửa tay, rửa mặt trước khi ăn. ■ Cho trẻ ăn đúng thời điểm trong ngày (ăn đúng giờ) tạo phản xạ có điều kiện, đồng thời kích thích cảm giác ngon miệng [10]. 1.4.2. Trong bữa ăn ■ Cho trẻ ăn theo nhu cầu của cơ thể vì vậy giáo viên cần biết được nhu cầu ăn về lượng cũng như khẩu vị ăn của từng trẻ trong lớp. ■ Tạo bầu không khí thoải mái và dễ chịu trong phòng ăn: giáo viên không quát mắng trẻ, không nhắc nhở trẻ quá nhiều, không bắt ép trẻ ă n ... ■ Cần rèn luyện cho trẻ ăn hết xuất và các kĩ xảo ăn có văn hóa. Không ăn vội vàng, không vừa ăn vừa nói chuyện và biết cầm bát cầm thìa đúng cách. ■ Trong khi ăn giáo viên cần độnh viên khuyến khích trẻ, quan sát xem trẻ ăn có ngon miệng không, ăn hết xuất không và trẻ có những biếu hiện gì khác thường để nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giải quyết kịp thời [10]. 11 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non 1.4.3. Sau khỉ ăn ■ Trẻ cất bát, thìa, đối với trẻ lớn thì cho trẻ cất bàn. ■ Cho trẻ lau miệng , rủa tay, uống nước. ■ Cho trẻ nghỉ ngơi sau khi ăn và cho trẻ ngủ [10]. 1.5. Đặc điểm của trẻ 5 tuổi 1.5.1. Đặc điểm về thể chất Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng từ lOOg - 150g, đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 18 kg - 20 kg. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm. Chiều cao mỗi tháng tăng từ 1 cm - 1,5 cm, đến 6 tuổi trẻ cao từ 105 cm - 115 cm. Hệ tiêu hóa trẻ đang dần hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hon như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đon... Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút đế viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn [12]. 1.5.2. Đặc điểm về tâm sinh lý Trẻ luôn tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc, ham chơi hơn ăn. Đặc biệt, giai đoạn này trẻ bắt đầu cắp sách đến trường, khả năng tiếp thu kiến thức mới thông qua việc phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát triển nhanh. Khi trẻ đi học trẻ sẽ hoàn thiện ngôn ngữ, phát triển trí tuệ, đi học trẻ biết ý thức hoàn thành nghĩa vụ, tạo được các quan hệ xã hội. 1.5.3. Đặc điểm về bệnh lý Xu hướng bệnh ít lan tỏa hơn. Xuất hiện các bệnh có tính chất dị ứng: Hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu thận cấp. 12 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Phạm vi hoạt động của trẻ mở rộng ra nhiều, nên sức miễn dịch còn yếu, dễ mắc bệnh, nhất là là một số bệnh lây [5]. Bởi vậy cần phải tổ chức tốt bữa trưa cho trẻ ở trường mầm non. Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cho trẻ, và các thức ăn giàu axít béo thiết yếu giúp trẻ phát triển trí não. Chế độ dinh dưỡng họp lý và tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và chơi đùa vận động là phương thức tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tổ chức bữa ăn cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là bữa ăn trưa ở trường. Ở trường mầm non vấn đề tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ cũng rất được quan tâm và chú trọng đến. Ở trẻ dưới 4 tuổi, giáo viên rất quan tâm đến bữa ăn của trẻ: Luôn động viên khuyến khích trẻ ăn. Đặc biệt với trẻ lười ăn, ăn chậm được các cô cho ngồi riêng và cô xúc cơm cho trẻ. Trong bữa ăn cô thường xuyên hình thành thói quen có văn hóa khi ăn cho trẻ (mời cô và bạn, ăn nhai kỹ, không nói chuyện, ăn hết suất của m ình,...). Ngược lại đối với trẻ lớn hơn (5 tuổi), giáo viên có quan niệm là trẻ đã lớn, trẻ có thể sử dụng thành thạo dụng cụ ăn uống, trẻ tự sắp xếp bàn ghế và trẻ tự ăn, trẻ tự giác hơn, ý thức hơn. Chính vì vậy, trong tổ chức bữa trưa cho trẻ lớp 5 tuổi chưa được chú trọng và còn nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn. 13 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non CHƯƠNG 2 KÉT QUẢ ĐIÊU TRA VÀ THỤC NGHIỆM KHOA HỌC Trường mầm non Tiên Dương là một trong nhũng trường ở huyện Đông Anh, Hà Nội được vinh dự đón nhận là trường chuẩn quốc gia (mức độ 1). Trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc tốt của huyện và đã đạt nhiều thành tích suất sắc, chất lượng giáo dục không ngùng được nâng cao. Trong nội dung chăm sóc sức khỏe thì việc tổ chức bữa trưa cho trẻ là một trong nhũng nhiệm vụ trọng tâm của trường Tiên Dương và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Đe tìm hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường Tiên Dương, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra và kết hợp với phương pháp quan sát quá trình nuôi dạy, chăm sóc trẻ của các giáo viên mầm non trong trường Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng điều tra: Giáo viên các lóp trẻ 5 tuổi của trường mầm non Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội. Phạm vi điều tra: Lớp trẻ 5 tuổi thuộc trường Mầm non Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội. Tổng số phiếu phát ra: 11 phiếu dành cho giáo viên các lóp 5 tuổi. Tổng số phiếu thu về: 11 phiếu dành cho giáo viên lớp 5 tuổi. Tôi điều tra 4 lóp 5 tuổi, trong đó 3 lóp có 3 giáo viên và 1 lóp có 2 giáo viên. Ket quả thu được như sau: 2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian Trong quá trình thực tập tại trường mầm non Tiên Dương, qua sự quan sát thực tế tôi thấy: Cơ sở vật chất và không gian chung của trường đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu giáo dục, chăm sóc trẻ. Trường gồm có 12 phòng học, 1 phòng 14 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non múa, 1 phòng máy tính, 1 phòng thể chất, 1 phòng y tế, phòng bảo vệ và hiệu trưởng, hiệu phó cũng có phòng riêng phục vụ công tác. Nhà trường đã xây dựng trường, lóp xanh - sạch - đẹp và đảm bảo an toàn, thân thiện với trẻ. Trường Tiên Dương có khuôn viên thoáng mát, rộng rãi, có các góc thiên nhiên. Xung quanh trường trồng nhiều cây xanh, trồng nhiều hoa và cách bố trí rất đẹp mắt, phù họp với lứa tuổi mầm non (vẽ các hình ảnh con vật ngộ nghĩnh trên tường, trang trí sặc sỡ, có các trò chơi với nhiều hình thù khác nhau 1'ất bắt mắt . . tạo điều kiện tốt cho trẻ đi dạo ngoài tròi, hay các tiết học môi trường xung quanh. Trong lóp học thoáng mát, sạch sẽ, có đủ quạt, điều hòa, đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú với nhiều màu. Mỗi lóp học đều có nhà vệ sinh cho trẻ, đảm bảo an toàn, sạch sẽ. Tất cả các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bị phục vụ trong quá trình học: Phòng múa có tủ quần áo, váy, đàn, gương...; phòng máy tính có khoảng 20 máy tính; phòng thể chất có dụng cụ: Như bóng, ghế băng, túi cát,...Nhà trường đã có sân khấu ngoài trời phục vụ những buổi sinh hoạt, văn nghệ, ngày lễ cho trẻ và cô giáo. Đặc biệt trường xây dựng được bếp ăn đảm bảo vệ sinh, chất lượng an toàn thực phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Trường mầm non Tiên Dương có đủ nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho trẻ và cán bộ nhân viên trong trường. Mặc dù, cơ sở vật chất và không gian của trường khá khang trang, sạch sẽ nhung do số lượng trẻ quá đông, số lượng giáo viên lại hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Thực tế mỗi lóp có 2 - 3 giáo viên, trẻ từ 40 - 50 trẻ nên việc chăm sóc, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, các cô giáo không thể hướng dẫn từng trẻ được. Trong quá trình giảng dạy các giáo viên phải chia lóp thành 2 nhóm, thậm chí hai lớp phải học chung với nhau trong phòng âm nhạc hay phòng thể chất để thay phiên nhau học và chơi. Nhà trường đã có sự đầu tư về cơ sở vật 15 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non chất và trang thiết bị song vẫn còn thiếu, trẻ vẫn phải dùng chung các đồ chơi, đồ dùng của nhau. Các trò chơi, đồ dùng học tập: Đu quay, cầu trượt, bập bênh, nhà bóng, ghế băng, các loại lô tô ... còn ít. Đặc biệt là dụng cụ ăn uống của trẻ đôi lúc còn thiếu: Bát ăn cơm, thìa ăn cơm. Thực tế , tôi quan sát thấy 1 tuần có 1 - 2 lần trong bữa ăn của trẻ thiếu bát, thiếu thìa. Khi đó, các cô lấy một bát xúc cho 2 trẻ ăn chung, hay có bạn ăn xong trước cô sẽ lấy bát đó cho trẻ. Một số lóp khăn mặt thiếu, trẻ phải dùng chung khăn mặt. Chính hạn chế này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, hơn nữa là trong việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ. 2.2. Thực trạng về công tác quản lí và đội ngũ giáo viên 2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiếm tra, quản lí của nhà trưòng về tố chức bữa trưa cho trẻ và quá trình chế biến thức ăn Qua suốt thời gian thực tập tại trường mầm non Tiên Dương, tôi thấy rằng Ban giám hiệu nhà trường (BGH) đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí về tổ chức bữa trưa cho trẻ và quá trình chế biến thức ăn. Đặc biệt là cô Hiệu trưởng (HT) rất chú trọng đến việc chỉ đạo, kiểm tra giáo viên và nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. HT đi từng lớp kiểm tra, có lúc đến dự cả buổi trưa xem tình hình các cô giáo tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ như thế nào. Hàng tháng BGH nhà trường và hiệu trưởng xuống bếp ăn kiểm tra các nguồn thực phẩm có đảm bảo an toàn, nguồn gốc xuất xứ hay không và theo dõi quá trình chế biến thực phẩm. Ngoài việc tự thanh tra kiểm tra, nhà trường còn chịu sự quản lí của cán bộ quản lí ở cơ sở và Phòng Giáo dục. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên việc kiểm tra chưa thường xuyên và chưa sát sao, mới chỉ mang tính hình thức. Mặt khác, khi biết có thanh tra thì giáo viên sẽ chuẩn bị chu đáo, cẩn thận hơn để đón thanh tra. Do cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp như: Khi kiểm tra về độ an toàn, đảm bảo vệ sinh của thực phẩm chỉ là 16 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non nhìn bằng mắt thường, ngửi và sờ, không có máy móc để kiểm tra. Vì vậy kết quả kiểm tra không chính xác, chủ quan nên chất lượng bữa ăn của trẻ chưa cao 2.2.2. Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Tiên Dương 100% giáo viên có trình độ, có bằng cấp. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, hăng hái thăm gia các hoạt động dạy tốt, học tốt, chăm sóc tốt mà ngành đưa ra. Có thế nói nhà trường có một đội ngũ giáo viên rất đoàn kết, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và chăm sóc trẻ của nhau, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Tuy nhiên số lượng giáo viên có trình độ Đại học chính quy còn thấp và chủ yếu là Đại học tại chức, trình độ Cao đắng cũng không có nhiều. Phần lớn giáo viên mầm non trong trường đều là trình độ Trung cấp. Hàng năm nhà trường đều tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Đe điều tra vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi: Theo cô, việc tố chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trưòng mầm non hoạt động nào có vai trò quan trọng nhất? A. Bữa ãn B. Giấc ngủ c. Vui chơi D. Học tập E. Tất cả các hoạt động trên Ket quả thu được như sau: Bảng 1: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tố chức bữa ăn cho trẻ mầm non. 17 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B Tông sô phiêu GD Mầm Non Y kiên A B c D 6/11 0 1/11 0 54,54% 0% 9,09% 0% E 4/11 11 45,45% Tất cả các hoạt động trên Qua bảng kết quả trên, có thể thấy giáo viên mầm non trường Tiên Dương đều đánh rất cao vai trò của tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, có tới 45,45% cho rằng: Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non hoạt động nào cũng quan trọng nhất (bữa ăn, giấc ngủ, vui chơi, học tập). Trong đó, bữa ăn được đánh giá cao nhất chiếm 54,54%, một số giáo viện có ý kiến rằng “Vui chơi” quan trọng nhất, chiếm 9,09%. Qua đây, tôi thấy giáo viên có nhận thức rất chắc về việc tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non. Đối với trẻ mầm non thì hoạt động nào cũng quan trọng nhất, giáo viên cần tổ chức tốt tất cả các hoạt động để trẻ phát triển toàn diện, nhất là thể chất. Đặc biệt giáo viên trường mầm non Tiên Dương rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non. 2.3. Thực trạng việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ Thuần loi Trường mầm non Tiên Dương có môi trường khang trang đạt trường chuẩn Quốc gia. Trường có trang thiết bị hiện đại: Nhà bếp rộng rãi, có lò hấp cơm, tủ lạnh đựng thức ăn sống, chín riêng...Đ ội ngũ cấp dưỡng có trình độ, có kiến thức. 18 Nguyễn Thị Thu Huyền K3 7B _ GD Mầm Non Hình 1: Nhà bếp (bếp nấu) Hình 2: Nhà bếp (tủ bát) Nhà trường phân trẻ theo đúng độ tuổi gồm nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn. Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên trong quá trình giảng dạy, chăm sóc trẻ. Khó khăn Đẻ điều tra thực trạng này, tôi sử dụng những câu hỏi sau: Tô chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non hiện nay có những khó khăn gì? 19 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non A. Cơ sở vật chất còn thiếu B. Số lượỉĩg trẻ đông, giáo viên ít c. Trẻ lười ăn, ăn chậm D. Cả 3 ý kiến trên Ket quả thu được như sau: Bảng 2: Kết quả về khó khăn trong tổ chức bữa ăn ở trường mầm non Y kiên rr^^ Ả 1 •Ả Tông SÔ phiêu 11 A B c D 1/11 4/11 3/11 9,09% 36,36% 2/11 18,18% 27,27% Theo bảng thống kê trên, có thể thấy có 9,09 % khó khăn về cơ sở vật chất và 18,18% giáo viên ý kiến là trẻ lười ăn. 36,36% có ý kiến là số lượng trẻ đông, giáo viên ít, đây cũng là khó khăn thường gặp ở các trường mầm non. Còn lại 27,27% các giáo viên cho rằng khó khăn cả về: Cơ sở vật chất còn thiếu; số lượng trẻ đông, giáo viên ít; trẻ lười ăn. Trong thời gian tôi thực tập tại trường mầm non Tiên Dương thì trong tổ chức bữa ăn của trẻ cũng không ít khó khăn. Số lượng trẻ đông so với diện tích lớp học, mỗi lớp chỉ có 3 cô giáo. Như vậy, khi tổ chức cho trẻ ăn gặp không ít khó khăn: Trẻ và cô đi lại khó khăn, cô khó bao quát trẻ. Nhiều trẻ không tham gia học từ lớp nhà trẻ hay mẫu giáo bé nên nề nếp ăn uống của trẻ chưa tốt: Giờ ăn nói chuyện, đùa nghịch, không chịu ăn, chạy nhảy lung tung, chưa tự x ú c... Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến bữa ăn của con hay do công việc, người quan niệm rằng “lúc nào đói thì ăn” “thích ăn gì thì cho ăn cái đó” . Tồ chức bữa ăn trưa cho trẻ 5 tuồi Điều tra thực trạng này, tôi sử dụng các câu hỏi sau: 20 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Câu 1: Theo cô nhà trường đã xây dựỉĩg thực đom đảm bảo dinh dưõng và phù hợp với trẻ chưa? A. Đảm bảo B. Chưa đảm bảo c. Không đảm bảo Ket quả thu được như sau: Bảng 3: Kết quả về việc xây dụng thực đon đảm bảo dinh dưỡng và phù họp với trẻ Y kiên Tổng số phiếu 11 A B c 9/11 2/11 0/11 81,81% 18,18% 0% Ăn uống có vai trò rất lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ, đặc biệt dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển thế chất của trẻ. Vì vậy, vấn đề ăn uống của trẻ luôn được quan tâm hàng đầu. Có 81,81% ý kiến cho rằng nhà trường đã xây dựng và thực hiện được một thực đơn phù hợp dựa với mức năng lượng cần thiết ở tùng độ tuổi. 18,18% số ý kiến cho rằng xây dựng thực đon cho trẻ vẫn chưa đảm bảo, còn nhiều thiếu sót. Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng, thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng theo tuần (tuần 1+2, tuần 3+4), thức ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn thực phẩm phong phú và được chế biến thành các món rất đa dạng và phù họp với trẻ, đảm bảo không lặp lại các món trong một tuần. 21 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Bảng 4: Thực đơn tuần 1+3 Thứ 2 B ữa trư a B ữa chiêu Cơm tẻ, thịt gà, thịt lợn, nâm hương, cà rôt Xôi gâc Canh bí nấu tôm Sữa Dollac Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) 3 Cơm tẻ, trứng đúc thịt Cháo tôm (ra thì là) Canh cải nấu thịt Sữa Dollac Hoa quả tráng miệng (chuối tiêu) 4 5 Cơm tẻ, cá trăm, thịt lợn sôt cà chua Bún cua Canh khoai tây, su su, cà rốt nấu thịt Sữa Dollac Cơm tẻ, tôm, thịt xào đô xanh, cà rôt Cháo sườn hạt sen bí Canh rau ngót nấu thịt đỏ. Sữa Dollac Cơm tẻ, thịt lợn hâm khoai tây, su su, cà Bánh ngọt 6 rốt Sữa Dollac Canh mồng tơi nấu cua Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) Bảng 5: Thực đơn tuần 2+4 Bữa trưa Thứ 2 3 Bữa chiều Cơm tẻ, thịt gà, thịt lợn, nâm hương, cà rôt Bún cua Canh bí nấu tôm. Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) Sữa Dollac Cơm tẻ, trứng đúc thịt Xôi gâc Canh cải nấu thịt Sữa Dollac Hoa quả tráng miệng (chuối tiêu) 4 Cơm tẻ, cá trăm, thịt lợn sôt cà chua 22 Cháo sườn hạt Nguyễn Thị Thu Huyền K37B Canh khoai tây, su su, cà rôt nâu thịt GD Mầm Non sen bí đỏ Sữa Dollac 5 6 Cơm tẻ, tôm, thịt xào đô xanh, cà rôt Mỳ thịt bò Canh rau ngót nấu thịt Sữa Dollac Cơm tẻ, thịt lợn hâm khoai tây, su su, cà rôt Bánh ngọt Canh mồng tơi nấu cua Sữa Dollac Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) Các món ăn được chế biến đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ. Thực đơn của trẻ được xây dựng phù hợp với năng lượng cần thiết của trẻ theo từng độ tuổi. Từ khâu thu mua lương thực thực phẩm đều được lựa chọn, cân nhắc kỹ càng. Hơn nữa, nhà trường đã xây đựng được mô hình vc (vườn chuồng) cung cấp rau sạch cho các cháu trong các bữa ăn của trẻ. Nhà bếp luôn đảm bảo sạch sẽ, nhà bếp xây dựng xa khu vệ sinh, nơi đổ rác,... Các cô nuôi khoẻ mạnh, luôn đeo khẩu trang, tạp dề khi nấu nướng và được thăm khám sức khoẻ định kỳ để đề phòng lây lan dịch bệnh cho trẻ trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, đôi khi thực đơn của trẻ chưa được đảm bảo một cách tuyệt đối. Các món canh của trẻ chưa đúng với thực đơn. Hầu như các bữa ăn trưa của trẻ toàn ăn rau cải canh, cải bắp, rau mồng tơi và canh khoai tây, su hào. Nên thay đổi các loại rau cho trẻ. Thực đơn của trẻ không có sự thay đổi giữa màu hè và mùa đông, thực đon này áp dụng trong suốt một năm học. Câu 2: Cô đã cho trẻ thực hiện nhữỉĩg kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện thói quen vệ sinh trước và sau bữa ăn ở mức độ nào? Ả. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng c. Hiếm khi 23 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Ket quả thu được: Bảng 6: Kết quả về giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trước và sau bữa ăn Y kiên Tổng số phiếu 11 A B c 6/11 5/11 0/11 54,54% 45,45% 0% Như vậy có 54,54% các giáo viên đã tổ chức hướng dẫn trẻ hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh rủa tay một thường xuyên, liên tục. Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và rèn luyện thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn cho trẻ vẫn còn hạn chế. Có 45,45% số giáo viên còn lại thực hiện nội dung này còn chưa thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng. Nguyên nhân của thực trạng này là do số lượng trẻ còn đông (50 - 55 trẻ/lớp), trẻ hiếu động thích nô đùa chạy nhảy nên giáo viên không thể hướng dẫn được toàn bộ trẻ, không thể bao quát trẻ. Hon nữa nhận thức của trẻ vẫn còn hạn chế, trẻ chưa ý thức được hết tầm quan trọng của các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh. Muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen tốt cho trẻ đòi hỏi một quá trình lâu dài, cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, sự ân cần của giáo viên. Câu 3: Việc hình thành thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ đã được cô thực hiện vào những thời điếm nào ? A. Trước khi ăn và sau khỉ đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời B. Sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bấn c. Trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bấn 24 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non D. Trước và sau khi ãn, sau khi đi vệ sinh, sau hoạt động ngoài trời, khi tay bẩn. Ket quả thu được như sau: Bảng 7: Kết quả trong việc hình thành thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ 5 tuổi Y kiên Tổng số phiếu A B c D 2/11 1/11 3/11 5/11 18,18% 9,09% 27,27% 45,45% 11 Qua kết quả điều tra và thực tế quan sát, tôi thấy hầu hết các giáo viên đã quan tâm đến việc hình thành thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ. 45,45% giáo viên thực hiện đúng khi hình thành thói quen vệ sinh rủa tay cho trẻ, vệ sinh rửa tay khi “trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau hoạt động ngoài trời, khỉ tay bẩn Và có 27,27% thực hiện vệ sinh rửa tay cho trẻ “Trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bân Tuy nhiên một số giáo viên chưa thực hiện đúng, chỉ hình thành thói quen vệ sinh “sau khỉ ăn, sau khi đi vệ sinh ” hay có giáo viện chỉ cho trẻ thực hiện “trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Nguyên nhân là do trẻ quá đông, cô khó bao quát tất cả trẻ và trẻ ở lứa tuổi này lại hiếu động. Câu 4: Khi to chức bữa ăn trưa cho trẻ, trước khỉ ăn cô đã thực hiện những yêu cầu nào? A. Vệ sinh tay sạch sẽ, chia dụng cụ ăn, cho trẻ ngồi đủng vị trí B. Chia khấu phần ăn cho trẻ hợp lí, phù hợp với nhu cầu cơ thê c. Tạo bầu không khí thoải mái, giáo dục ăn uống có văn hóa vệ sinh D. Chia dụng cụ ăn và cô đeo khau trang chia thức ăn, vệ sinh trước khi ăn. 25 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Kết quả thu được như sau: Bảng 8: Kết quả tổ chức trước khi ăn cho trẻ 5 tuổi Y kiên Tổng số phiếu A B c D 4/11 4/11 0/11 3/11 36,36% 36,36% 0% 27,27% 11 Từ bảng kết quả trên, giáo viên trường mầm non Tiên Dương thực hiên tổ chức trước khi ăn cho trẻ khá tốt, nắm chắc quy trình tổ chức ăn cho trẻ. Có 36,36% giáo viên thực hiện “Vệ sinh tay sạch sẽ, chia dụng cụ ăn, cho trẻ ngồi đủng vị trí; Chia khau phần ăn cho trẻ hợp lí, phù hợp với nhu cầu cơ thế . 27,27% giáo viên thực hiện “Chia dụng cụ ăn và cô đeo khấu trang chia thức ăn, vệ sinh trước khi ầ rì\ Tuy nhiên, các cô không quan tâm đến yếu tố ‘Tợơ bầu không khí thoải mái, giáo dục ăn uống có văn hóa vệ sinh”, chiếm 0%. Đây là yếu tố khá quan trọng giúp bữa ăn của trẻ đạt hiệu quả cao. Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng bữa ăn của trẻ được chuẩn bị và tổ chức chu đáo. Trước khi ăn, giáo viên chuẩn bị bàn ghế sạch sẽ và được sắp xếp thuận tiện cho việc đi lại, đứng lên ngồi xuống. Mỗi bàn ăn của trẻ đều có khay đựng thức ăn thừa, có một khăn lau tay và mỗi trẻ đều có dụng cụ ăn riêng. Giáo viên nhắc nhở hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và ngồi đúng vị trí của mình. Câu 4: Trong khi tố chức bữa ăn trưa cho trẻ, cô đã thực hiện những yêu cầu nào? A. Giáo dục hành vỉ, thỏi quen ăn có văn hóa, tạo tâm lí tốt, động viên trẻ B. Yêu cầu trẻ ăn hết suất, ăn cơm không rơi vãi 26 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non c. Động viên trẻ, tạo tâm lí tốt Ket quả thu được như sau: Bảng 9: Kểt quả tố chức bữa ăn trưa, trong khi ăn của trẻ 5 tuổi rri Ấ Á 1 Y kiên • Ả Tông sô phiêu 11 A B c 7/11 2/11 2/11 63,63% 18,18% 18,18% Bảng kết quả trên, có tới 63,63% giáo viên thực hiện “Giảo dục hành vi, thói quen ăn có văn hóa, tạo tâm lí tốt, động viên trẻ ”, như vậy các cô rất quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục trẻ trong khi ăn. 18,18% chỉ “yêu cầu trẻ ăn hết suất, ăn không rơi vãi” và 18,18% “Động viên trẻ, tạo tâm lí tố t”. Qua thực tế, tôi thấy trẻ được giáo viên dạy trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn, biết ăn hết suất ăn của mình. Một số trẻ nói chuyện được cô nhắc nhở, còn những trẻ ăn chậm thì thường được cô bón cơm cho để ăn kịp cùng các bạn khác.Trong khi ăn cô cũng giáo dục trẻ hành vi, thói quen có văn hóa khi ăn: Không nói chuyện khi đang ăn, không xúc thức ăn từ bát mình sang bát bạn,... Tuy nhiên trong khi ăn, giáo viên rất ít động viên, khuyến khích trẻ ăn. Các cô thường thúc giục trẻ ăn nhanh, ăn hết suất nên tâm lí ăn của trẻ không thoải mái. Do số lượng trẻ nhiều nên giáo viên không thể quán xuyến được cả lóp. Một số trẻ yếu, chậm còn làm rơi vãi, đổ thức ăn, có những trẻ còn nói chuyện, cười đùa thậm chí tranh giành thức ăn của bạn khác, một số trẻ biếng ăn nên mặc dù giáo viên động viên trẻ nhưng nhiều khi trẻ vẫn không ăn hết suất của mình. Do vậy, nhà trường cần bổ sung thêm giáo viên để họ có điều kiện quan tâm chăm sóc trẻ hơn nữa trong bữa ăn. 27 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Sau khi ăn, cô hình thành cho trẻ những thói quen tốt: trẻ biết cất dọn đồ dùng, rửa tay sau khi ăn, xúc miệng. Đe nắm rõ hơn thực trạng này, tôi đã điều tra với câu hỏi: Câu 5: Khi to chức bữa ăn trưa cho trẻ, sau khi ăn cô đã thực hiện những yêu cầu nào? A. Rửa tay, đi vệ sinh và cất dọn đồ dùng B. Rửa tay, đi vệ sinh, xúc miệng c. Cất dọn đô dùng, rửa tay, xúc miệng, đi vệ sinh Ket quả thu được như sau: Bảng 10: Kết quả tổ chửc sau khi ăn trưa của trẻ 5 tuổi Y kiên Tổng số phiếu A B c 4/11 1/11 6/11 36,36% 9,09% 54,54% 11 Sau khi ăn, đa số giáo viên tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu cho trẻ “cất dọn đồ dùng, rửa tay, xúc miệng, đi vệ sinh ”, chiếm tới 54,54%. Một số giáo viên chưa thực hiện tốt nội dung sau bữa ăn của trẻ, chỉ cho trẻ thực hiện một số nội dung “Rửa tay, đi vệ sinh và cất dọn đồ dùng” chiếm 36,36%. Còn lại 9,09% “Rửa tay, đi vệ sinh, xúc m iệng”. 2.4. Thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường về tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non Đe điều tra vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi: Theo cô, sự phoi hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tố chức bữa ăn cho trẻ đã tốt chưa? A. Rất tốt B. Tốt 28 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non c. Chưa tốt D. Không tốt Ket quả thu được như sau: Bảng 11: Kết quả phối họp giữa gia đình và nhà trưòìig trong ăn uống Y kiên Tổng số phiếu A B c D 2/11 5/11 4/11 0/11 18,18% 45,45% 36,36% 0% 11 Nhìn vào bảng thống kê sẽ thấy rõ tình trạng sự phối họp giữa gia đình và nhà trường tại trường mầm non Tiên Dương. Có 45,45% cho rằng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là “T ố t”, 18.18% là “raV tốt” và ý kiến “Chưa tốt” đạt 36,36%. Trong quá trình thực tập ở trường mầm non Tiên Dương, tôi thấy nhà trường và gia đình cũng có sự phối hợp với nhau. Giáo viên trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ trong giờ đón trẻ và trả trẻ về vấn đề sức khỏe, ăn uống của trẻ khi có sự thay đổi, để cha mẹ và cô giáo chú ý, nhắc nhở, có sự chăm hơn. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế. Giáo viên chưa tuyên truyền về chế độ ăn của trẻ, giờ ăn uống ở trường lóp cho cha mẹ trẻ, đế về nhà thực hiện ăn uống đúng giờ như ở trường, để trẻ có thói quen tốt trong ăn uống, ăn ngon miệng, ăn hết suất. Nhận thức của phụ huynh trẻ không giống nhau, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc ăn uống của con, họ quan niệm “con đòi ăn gì thì cho ăn đấy, đói thì ăn, không cần giờ giấc”. Họ cũng ít chú ý đến chế độ ăn, dinh dưỡng trong bữa ăn. Chính vì vậy khiến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường vẫn còn khó khăn, hạn chế. 29 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non 2.5. Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả bữa ăn trưa cho trẽ lóp 5 tuổi Ăn uống là nhu cầu không thế thiếu đối với mỗi con người. Chính vì vậy trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức chế độ ăn họp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, nó còn đảm bảo sự sống, sự phát triển của cơ thể. Đe có thể tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ, trẻ có hứng thú trong bữa ăn, trẻ có cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất. Tôiđã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau: Biện pháp 1: Gây hứng thú trước khi ăn Biện pháp 2: Bố trí chỗ ngồi cho trẻ Biện pháp 3: Trang trí món ăn cho trẻ 2.6. Áp dụng các biện pháp đưa ra tại trường mầm non Tiên Dương Trẻ 5 tuổi, hiện cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần và cũng rất dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đ ố i.. .Chính vậy trẻ chỉ có thể phát triển mạnh, hoàn thiện tốt khi được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý, khoa học. Nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp 5 tuổi, tôi đã xin phép Ban Giám Hiệu trường mầm non Tiên Dương cho tôi tiến hành thực nghiệm 8 trẻ ở lớp 5 tuổi B3. Còn lại là nhóm đối chứng chính là các trẻ khác trong lớp thì để giáo viên tổ chức theo cách thông thường mà họ vẫn làm. 30 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Biện pháp 1: Gây hứng thú trước khi ăn Khác với thường ngày, trên bàn ăn tôi trải những chiếc khăn với nhiều hình ảnh hoa lá, màu sắc sặc sỡ để gây sự tò mò, hứng thú cho trẻ. Điều kiện còn hạn chế nên tôi sử dụng 5 chiếc khăn trải bàn có màu sắc, hình ảnh khác nhau. Cứ 2 ngày tôi lại thay khăn trải bàn mới cho trẻ cho trẻ. Hình 3: Khăn trải bàn Hình 4: Khăn trải bàn 31 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Chỉ cần thực hiện một vài phút, nhưng trẻ rất thích thú, vừa gây hứng thú cho trẻ trước khi ăn, vừa giúp trẻ học cách trải khăn trải bàn, trẻ được cùng làm việc với nhau, cùng giúp đỡ nhau. Hình 5: Khăn trản bàn Khăn trản bàn có rất nhiều màu sắc, hình thù khác nhau. Từ những chiếc khăn trải bàn ta giúp trẻ ôn bài, giới thiệu một số hình ảnh đẹp trên khăn. Như chiếc khăn trải bàn ở Hình 5, ta có thể cho trẻ ôn lại các loại quả (đặc điểm, lợi ích), củng cố toán “các con đếm xem trên khăn trải bàn có bao nhiêu ô màu xanh, bao nhiêu ô màu trắng nào?” ... Hình 6: Khăn trản bàn 32 Nguyễn Thị Thu Huyền K3 7B _ GD Mầm Non Hình 7: Khăn trản bàn Bỉện pháp 2: Bố trí chỗ ngồi cho trẻ Đe giúp trẻ hứng thú trong bữa ăn, có cảm giác ăn ngon miệng, ăn hết suất cần hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giấc. Bên cạnh đó bố trí chỗ ăn cũng là yếu tố rất quan trọng tạo cảm giác muốn ăn của trẻ. Chính vì vậy tôi đã áp dụng biện pháp này vào trong bữa ăn của trẻ 5 tuổi. Khi ngồi ăn trẻ phải được ngồi thoải mái, mát mẻ, chỗ ngồi và các bàn ăn cách nhau một khoảng trống để có lối đi lại cho cô và trẻ. Do bàn ở lóp nhỏ nên tôi ghép hai bàn làm một và có 8 trẻ ngồi ăn. Mỗi bàn ăn gồm 8 ghế, hai bên mỗi bên 2 cái và 2 đầu bàn mỗi bên 2 cái. Trong khi ăn, nếu trẻ được ngồi với các bạn có tinh thần ăn uống thì trẻ sẽ thi nhau ăn, chính vì lẽ đó tôi bố trí những cháu ăn chậm, hay ngậm cơm thì ngồi ăn chung với các bạn ăn nhanh. Lớp gồm 47 trẻ, tôi chọn 8 trẻ trong đó có 3 trẻ lười ăn và ăn chậm, còn lại 5 trẻ ăn nhanh. Các trẻ ăn nhanh còn có thể nhắc nhở, động viên bạn ăn chậm, ăn yếu và trẻ có thể cùng thi ăn với nhau hay trẻ ăn xong có thể xúc cho bạn ăn các trẻ sẽ thích hon là cô xúc. Đặc biệt không nên cho trẻ biếng ăn, kém ăn ngồi chung với nhau vì khi nhìn bạn ăn uê oải trẻ cũng chang muốn ăn. 33 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Tuy nhiên, những trẻ ăn chậm ngồi vói trẻ ăn nhanh chỉ trong 1-2 bàn và cho trẻ ngồi gần cô, để cô dễ bao quát nhắc nhở. Biện pháp 3: Trang trí món ăn cho trẻ Để bữa ăn của trẻ đạt hiệu quả cao hơn nữa, tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp thứ 3 này “Trang trí món ăn cho trẻ”. Có thể nói, cách chế biến, mùi thơm, màu sắc của thức ăn ở trường mầm non Tiên Dương khá là tốt. Nhưng nhà trường lại không chú tâm đến cách trang trí món ăn cho trẻ. Ai cũng yêu cái đẹp, trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ, ở lứa tuổi này trẻ rất thích những thứ đẹp, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Một bữa ăn được trang trí đẹp mắt trẻ sẽ thích hơn và ăn nhiều hơn là một bữa ăn chỉ cơm trộn lẫn thịt để vào bát con. Dựa vào điểm này, tôi đã suy nghĩ “Tại sao không trang trí bữa ăn thật lạ mắt, thật đẹp để bữa ăn của trẻ thêm sinh động và trẻ hứng thú với bữa ăn”. Tôi đã có một số ý tưởng trang trí món ăn cho trẻ với nhiều hình ảnh đơn giản mà sinh động, hấp dẫn, chứ không phải như trước kia là cơm trộn với thịt để chung một bát. Hình 8: Cơm tẻ, thịt bò,thịt lợn hầm khoai tây, cà rốt. Canh cải nấu ngao. Hoa quả tráng miệng (chuối tiêu) 34 Nguyễn Thị Thu Huyền K3 7B _ GD Mầm Non Hình 9: Com tẻ, tôm, thịt sào đô xanh, cà rốt Canh rau cải bắp nấu thịt Việc trang trí món ăn như vậy cũng không mất nhiều thời gian, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu là sẽ làm được. Trang trí món ăn như vậy đem lại cảm giác thích thú, đồng thời khơi gợi sự thèm ăn cho trẻ mầm non. Trẻ vừa ăn vừa hỏi: cô ơi ngôi nhà làm từ quả dưa chuột và cà rốt à? Cô ơi con ông mặt trời màu da cam, hay cô ơi con ăn ô tô được khôngl...khiến không khí bữa cơm vui hơn, trẻ ăn ngon hơn. Hình 10: Com tẻ, thịt gà, thịt lọn, nấm hương, cà rốt Canh bí nấu tôm. Hoa quả tráng miệng (dưa hau) 35 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Đe trang trí được những bữa ăn như thế này thường mất khoảng 15-20 phút (35 - 40 trẻ). Tôi áp dụng biện pháp này cho 8 trẻ nên thời gian chỉ mất 3 - 5 phút. Đối với nhũng món đơn giản thì có thể nhanh hơn. Việc cắt tỉa các hình dạng, bông hoa, cây cỏ, con vật cũng cần tỉ mỉ chút. Cái khó đó chính là ý tưởng, nếu làm đi làm lại bữa ăn trở nên nhàm, không gây được sự hấp dẫn cho trẻ làm trẻ cành nhanh chán. Muốn có những ý tưởng, tôi thường trò chuyện với trẻ để biết thêm sở thích của trẻ hay lên mạng tham khảo các cách trang trí bữa ăn của mọi người. Bây giờ là mùa hè, rau củ quả cũng nhiều và tương đối rẻ, hơn nữa có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt nên tôi lựa chọn chúng để trang trí cho bữa cơm của trẻ. Dùng cà rốt để tạo thành ông mặt trời, những bông hoa mà cam đẹp mắt, làm thành con gấu, con th ỏ ... Đơn giản với quả dưa chuột, ta có thế tạo thành ngôi nhà nhỏ xinh, hay cây xanh, cả chiếc ô tô bé xinh cho bé trai. Màu đỏ là màu rất hấp dẫn trẻ mầm non, vì vậy trong khi trang trí tôi rất hay dùng cà chua. Với cà chua, ta khéo léo tỉ mỉ tỉa sẽ được những bong hoa màu đỏ rất đẹp. Quả cà chua bi nhỏ xíu nhìn cái là trẻ thích liền nên khi trang trí ta có thể để cả quả cũng được. Hình 11: Cơm tẻ, cá trắm, thịt lợn sốt cà chua Canh khoai tây, su su, cà rốt nấu thịt 36 Nguyễn Thị Thu Huyền K3 7B _ GD Mầm Non Hình 12: Cơm tẻ, trứng đúc thịt. Canh cải nấu thịt Hoa quả tráng miệng (chuối tiêu) Hình 13: Cơm tẻ, thịt, đậu sốt cà chua Canh cải nấu ngao Hoa quả tráng miệng (chuối) 37 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B _ GD Mầm Non Hình 14: Cơm tẻ, trímg cút kho thịt. Canh khoai tây, su su, cà rốt nấu thịt Hoa quả tráng miệng (dưa hấu) Hình 15: Com tẻ, cá trắm, thịt lợn sốt cà chua Canh cải nấu thịt Hình 16: Cơm tẻ, thịt rim tôm Canh rau ngót nấu thịt 38 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non 2.7. Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp Cho trẻ mầm non ăn là một công việc vô cùng khó khăn với các bà mẹ, nhất là giáo viên mầm non. Lóp có 3 giáo viên, trung bình mỗi lóp khoảng 35 đến 40 trẻ, trẻ thì đông với lại ở lứa tuổi này trẻ rất nghịch, ham chơi. Nhiều giáo viên chia sẻ “có những lúc bị stress bởi trẻ ăn lâu, ngậm và lười ăn. Dường như đến bữa ăn là cuộc chiến đấu giữa cô và trẻ và có hôm cảm thấy bất lực, mệt mỏi”. Là một giáo viên mầm non bằng sự hiểu biết của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trên nhằm nâng cao việc tổ chức bữa ăn cho trẻ và đã thu được kết quả. Thông qua các biện pháp trên đều mang lại kết quả tốt cho cả cô và trẻ. Đối vơi cô giáo: Các cô ngày càng nắm vững, hiểu rõ hơn về cách tổ chức bữa ăn cho trẻ, đặc biệt trẻ 5 tuổi. Giáo viên hiểu được tầm quan trọng, vai trò to lớn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển cơ thể trẻ. Tôi và các cô giáo có thêm kinh nghiệm mới trong việc tổ chức bữa ăn, đặc biệt bữa của trẻ ở trường giúp trẻ húng thú ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất. Hơn nữa, giáo viên biết cách lồng ghép khéo léo giáo dục dinh dưỡng cho trẻ linh hoạt vào các chủ đề, chủ điểm, cả các hoạt động trong ngày của trẻ nhằm nâng cao bữa ăn trưa cho trẻ. Khi áp dụng các phương pháp này, ban đầu cũng hơi khó khăn, vất vả nhung khi vào nền nếp thì cô lại nhàn, trẻ ngoan, ăn uống ngon miệng. Đối với trẻ: Từ khi áp dụng các biện pháp, tôi thấy sự thay đổi một cách rõ ràng ở trẻ: Trẻ hứng thú muốn ăn, tò mò xem hôm nay cô cho ăn món gì và nó được trang trí như thế nào. Thường ngày, bữa ăn trưa của trẻ kéo dài 30 - 40 phút đối với trẻ ăn chậm. Nhưng khi áp dụng biện pháp này, nhóm trẻ thực nghiệm ăn nhanh hơn, thời gian chỉ còn từ 25 - 30 phút. Trong quá trình tổ chức bữa ăn, trẻ thực hiện tốt các nề nềp ăn uống như: vệ sinh tay trước và sau khi ăn, ăn xong lau miệng, trước khi ăn biết mời cô và các bạn, trong khi 39 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non ăn không nói chuyện, ăn hết suất...T ốt hơn cả là sức khỏe của trẻ được cải thiện hơn, trẻ phát triển cả chiều cao và cân nặng. Nhờ vậy mà trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và húng thú tham gia các hoạt động ở lớp. Như vậy, mỗi bữa ăn của trẻ sẽ là niềm vui chứ không phải là nghĩa vụ con phải ăn hết suất. Không khí trở nên đầm ấm, vui vẻ, thoải mái. Trẻ vui, thích thú mà cô giáo cũng nhàn. 40 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ket quả khảo sát thực trạng tổ chức bữa ăn trưa của trẻ 5 tuổi và công tác tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ của giáo viên trường mầm non Tiên Dương cho thấy: Tổ chức bữa ăn trưa của trẻ đạt hiệu quả chưa cao. Bởi có nhiều nguyên nhân khác nhau: Gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ: trẻ quá đông, trẻ lười ăn. Nhận thức của cha mẹ chưa cao, một số phụ huynh chưa quan tâm đến bữa ăn của trẻ. Hiệu quả tổ chức bữa ăn trưa của trẻ được nâng cao, có hiệu quả tốt khi áp dụng một số biện pháp: Gây hứng thú trước khi ăn; bố trí chỗ ngồi cho trẻ; trưng bày món ăn cho trẻ. Trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn nhanh hơn, không ngậm thức ăn. Điều đó chứng tỏ một số biện pháp tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non có tính khả thi, cần được áp dụng vì mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc. 2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, với mong muốn tạo điều kiện cho bữa ăn trưa của trẻ đạt kết quả cao, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau: Thứ nhất là giáo viên cần có hiểu biết về vấn đề ăn uống và cách tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non. Nhà trường cần tổ chức nhiều buổi thảo luận, sinh hoạt chuyên môn để các giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, đặc biệt bữa ăn trưa. Thứ hai nhà trường nên cho áp dụng ba biện pháp tôi đề xuất ở trên: Gây hứng thú trước khi ăn; bố trí chỗ ngồi; trang trí món ăn cho trẻ. Qua thực tế, tôi thấy khi áp dụng các biện pháp này đem đến hiệu quả cao, bữa ăn của trẻ nâng cao hơn. 41 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Thứ ba là cần tăng cường về cơ sở vật chất cho các lóp: Bát ăn cơm, thìa có màu sắc sặc sỡ, trang trí đẹp mắt (hình ảnh đáng yêu) sẽ thu hút trẻ mầm non hơn. Thứ tư là nhà trường nên thay đổi thực đơn cho trẻ, mùa đông và mùa hè thực đơn khác nhau. Thường xuyên lấy ý kiến của giáo viên để có thực đơn phù họp với trẻ. Thứ năm là trường mầm non và gia đình là hai môi trường hoạt động chủ yếu của trẻ cần phối hợp chặt chẽ. Việc hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen tốt trong ăn uống chỉ có thể thực hiện được nếu biết phối họp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Những thói quen này cần được củng cố, duy trì thường xuyên thì hiệu quả bữa ăn trưa của trẻ mới bền vững, đạt chất lượng. Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh để trẻ được chăm sóc giáo dục trong điều kiện tốt nhất. 42 [...]... việc tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non Đối với trẻ mầm non thì hoạt động nào cũng quan trọng nhất, giáo viên cần tổ chức tốt tất cả các hoạt động để trẻ phát triển toàn diện, nhất là thể chất Đặc biệt giáo viên trường mầm non Tiên Dương rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non 2.3 Thực trạng việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ Thuần loi Trường mầm non Tiên Dương. .. diện của trẻ, đặc biệt là bữa ăn trưa ở trường Ở trường mầm non vấn đề tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ cũng rất được quan tâm và chú trọng đến Ở trẻ dưới 4 tuổi, giáo viên rất quan tâm đến bữa ăn của trẻ: Luôn động viên khuyến khích trẻ ăn Đặc biệt với trẻ lười ăn, ăn chậm được các cô cho ngồi riêng và cô xúc cơm cho trẻ Trong bữa ăn cô thường xuyên hình thành thói quen có văn hóa khi ăn cho trẻ (mời cô... các chức năng của nó là chăm 10 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non sóc trẻ nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giáo dục và phòng bệnh cho trẻ Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở lớp cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ Chính vì vậy khi tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ. .. Cơ sở vật chất còn thiếu; số lượng trẻ đông, giáo viên ít; trẻ lười ăn Trong thời gian tôi thực tập tại trường mầm non Tiên Dương thì trong tổ chức bữa ăn của trẻ cũng không ít khó khăn Số lượng trẻ đông so với diện tích lớp học, mỗi lớp chỉ có 3 cô giáo Như vậy, khi tổ chức cho trẻ ăn gặp không ít khó khăn: Trẻ và cô đi lại khó khăn, cô khó bao quát trẻ Nhiều trẻ không tham gia học từ lớp nhà trẻ. .. tuổi của trường mầm non Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội Phạm vi điều tra: Lớp trẻ 5 tuổi thuộc trường Mầm non Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội Tổng số phiếu phát ra: 11 phiếu dành cho giáo viên các lóp 5 tuổi Tổng số phiếu thu về: 11 phiếu dành cho giáo viên lớp 5 tuổi Tôi điều tra 4 lóp 5 tuổi, trong đó 3 lóp có 3 giáo viên và 1 lóp có 2 giáo viên Ket quả thu được như sau: 2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất và... của trường Tiên Dương và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ Đe tìm hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường Tiên Dương, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra và kết hợp với phương pháp quan sát quá trình nuôi dạy, chăm sóc trẻ của các giáo viên mầm non trong trường Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội Đối tượng điều tra: Giáo viên các lóp trẻ 5 tuổi của trường. .. 2.4 Thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường về tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non Đe điều tra vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi: Theo cô, sự phoi hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tố chức bữa ăn cho trẻ đã tốt chưa? A Rất tốt B Tốt 28 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non c Chưa tốt D Không tốt Ket quả thu được như sau: Bảng 11: Kết quả phối họp giữa gia đình và nhà trưòìig trong ăn. .. một số bệnh lây [5] Bởi vậy cần phải tổ chức tốt bữa trưa cho trẻ ở trường mầm non Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cho trẻ, và các thức ăn giàu axít béo thiết yếu giúp trẻ phát triển trí não Chế độ dinh dưỡng họp lý và tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và chơi đùa vận động là phương thức tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ Tổ chức bữa ăn cho trẻ có vai trò... dục ăn uống có văn hóa vệ sinh D Chia dụng cụ ăn và cô đeo khau trang chia thức ăn, vệ sinh trước khi ăn 25 Nguyễn Thị Thu Huyền K37B GD Mầm Non Kết quả thu được như sau: Bảng 8: Kết quả tổ chức trước khi ăn cho trẻ 5 tuổi Y kiên Tổng số phiếu A B c D 4/11 4/11 0/11 3/11 36,36% 36,36% 0% 27,27% 11 Từ bảng kết quả trên, giáo viên trường mầm non Tiên Dương thực hiên tổ chức trước khi ăn cho trẻ khá tốt, ... với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ có ý nghĩa khá lớn với việc tiêu hóa thức ăn của trẻ Tổ chức bữa ăn trưa giúp trẻ bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động mới Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể [ 11 ] Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ giúp cho có những ... Việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ trường mầm non Tiên Dương chưa tốt, nhiều vấn đề Vì tiến hành nghiên cún Thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp tuéi trường mầm non Tiên Dương (Đông Anh Hà. .. khảo sát thực trạng tổ chức bữa ăn trưa trẻ tuổi công tác tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ giáo viên trường mầm non Tiên Dương cho thấy: Tổ chức bữa ăn trưa trẻ đạt hiệu chưa cao Bởi có nhiều nguyên... đến hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non 2.3 Thực trạng việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ Thuần loi Trường mầm non Tiên Dương có môi trường khang trang đạt trường chuẩn Quốc gia Trường có trang

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:51

Xem thêm: Khoá luận tốt nghiệp thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ lớp 5 tuổi ở trường mầm non tiên dương (đông anh hà nội)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w