Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
2,36 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN THỊ THẢO
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ
TẠI SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN THỊ THẢO
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ
TẠI SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH .............................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VĂN HÓA HÀNH CHÍNH 9
1.1. Các khái niệm cơ sở .............................................................................................9
1.1.1. Văn hóa tổ chức.................................................................................................9
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức ...............................................................9
1.1.3. Vai trò và chức năng của văn hóa đối với hoạt động công sở ........................11
1.1.4. Khái niệm văn hóa hành chính ........................................................................18
1.2. Văn hóa hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở cấp tỉnh 27
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ TẠI SỞ TÀI
CHÍNH HẢI DƢƠNG ..............................................................................................30
2.1. Giới thiệu chung về Sở Tài chính Hải Dƣơng ...................................................30
2.2. Thực trạng văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng ..............34
2.2.1. Về những quá trình và cấu trúc hữu hình ........................................................38
2.2.2. Về hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố ...................................................................45
2.2.3. Những ngầm định nền tảng và quan niệm chung (niềm tin, suy nghĩ và tình
cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định) ............................................................48
2.3. Những hạn chế trong quá trình phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài
chính Hải Dƣơng - Nguyên nhân chủ yếu.................................................................49
2.3.1. Về những quá trình và cấu trúc hữu hình ........................................................49
2.3.2. Về hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố ...................................................................55
2.3.3. Những ngầm định nền tảng và quan niệm chung (niềm tin, suy nghĩ và tình
cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định) ............................................................55
2.4. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém ............................................55
Chƣơng 3 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ TẠI SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG .................58
3.1. Những cơ hội và thách thức ...............................................................................58
3.2. Những quan điểm - phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng ........................................60
3.2.1. Các quan điểm .................................................................................................60
3.2.2. Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài
chính Hải Dƣơng trong thời gian tới .........................................................................62
KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CBCC
Cán bộ công chức
2
CCHC
Cải cách hành chính
3
CCVC
Cán bộ viên chức
4
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
5
HĐCS
Hoạt động công sở
6
VHHC
Văn hóa hành chính
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả điều tra khảo sát về đánh giá VHHC phục vụ năm 2014 tại
Sở Tài chính Hải Dƣơng ................................................................................. 35
Bảng 2.2: Kết quả điều tra khảo sát về mức độ hài lòng về VHHC phục vụ
năm 2014 tại Sở Tài chính Hải Dƣơng ........................................................... 36
Bảng 2.3. Kết quả về giải pháp để thực hiện việc phát triển văn hóa hành
chính phục vụ .................................................................................................. 37
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức...................................................................... 30
Hình 2.2 : Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 ................................ 40
Hình 2.3 - Hoạt động văn hóa văn nghệ nhân kỷ niệm 65 năm thành lập ngành
Tài chính .......................................................................................................... 43
Hình 2.4 - Đội bóng đá Sở Tài chính .............................................................. 43
Hình 2.5 - Giấy công nhận Sở Tài chính Hải Dƣơng duy trì và phát huy danh
hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa năm 2013 .................................. 44
Hình 2.6 - Trụ sở Sở Tài chính Hải Dƣơng (Số 15 - Phố Nguyễn Du - TPHD)
......................................................................................................................... 45
Hình 2.7. Mục tiêu chất lƣợng và chính sách chất lƣợng năm 2014 .............. 47
Hình 2.8. Niêm yết các thủ tục hành chính và thông tin tiếp nhận phản ánh, 47
Hình 2.9. Chuẩn mực đạo đức của ngƣời CBCC Sở Tài chính ...................... 48
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi tổ chức trong xã hội.
Nói đến con ngƣời là nói đến văn hóa, vì toàn bộ giá trị văn hóa làm nên
những phẩm chất, năng lực tinh thần của con ngƣời. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội”.[5]
Văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá
và bền vững cho một tổ chức khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu
tố văn hóa vào hoạt động của mình. Trong phạm vi rộng, văn hoá phải phục
vụ chính trị - xã hội, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động tích
cực trở lại đối với kinh tế - chính trị - xã hội nhƣ một động lực quan trọng.
Trong phạm vi hẹp, đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nƣớc, văn
hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng đƣợc nhu cầu cao nhất là hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao, giữ vững truyền thống đoàn kết, không
ngừng hoàn thiện và phát triển đóng góp vào thành tích chung của cả nƣớc.
Thực tế cho thấy, những ngƣời từ hai hay nhiều nền văn hóa khác nhau
hầu nhƣ luôn nảy sinh vấn đề, chẳng hạn nhƣ cách ứng xử, làm việc…và điều
này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả công việc. Trong các cơ quan hành
chính nhà nƣớc, văn hóa hành chính phục vụ đã và đang đóng một vai trò hết
sức quan trọng đến trách nhiệm cũng nhƣ hiệu quả làm việc của cán bộ công
chức viên chức.
Cải cách hành chính là một chƣơng trình lớn nhằm đổi mới, nâng cao
chất lƣợng quản lý, phục vụ tốt hơn nhu cầu giao tiếp hành chính với ngƣời
dân. Tuy không nằm trong nội dung tổng thể của Chƣơng trình cải cách hành
chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 nhƣng văn hóa hành chính phục vụ đƣợc
1
coi là yếu tố quan trọng, tác động tích cực đến hiệu quả của cải cách hành
chính trong thời gian tới.
Sở Tài chính Hải Dƣơng là một cơ quan hành chính nhà nƣớc trực
thuộc UBND tỉnh Hải Dƣơng đã có truyền thống 70 năm xây dựng và phát
triển (1945-2015), có chức năng tham mƣu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính, ngân sách nhà nƣớc, đầu tƣ tài
chính…nên việc hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ càng
đóng vai trò quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa hành chính
phục vụ, văn hóa tổ chức; sau khi học xong môn Đạo đức kinh doanh và Văn
hóa doanh nghiệp trong chƣơng trình đào tạo thạc sỹ QTKD của Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển văn
hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dương” làm đề tài luận văn
thạc sỹ.
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Văn hóa hành chính là gì? Vai trò, tác dụng của văn hóa hành chính?
+ Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở
Tài chính Hải Dƣơng?
+ Cần có quan điểm, giải pháp nào để hoàn thiện và phát triển văn hóa
hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng?
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Văn hóa hành chính phục vụ là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức
quan tâm, gắn liền với đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nƣớc. Văn hóa hành chính phục vụ đƣợc gắn liền với công cuộc cải cách hành
chính, cải cách công vụ, công chức, nhằm xây dựng một nền hành chính phục
vụ nhân dân. Trong bài luận văn này đã thừa kế các cơ sở lý thuyết về văn
hóa tổ chức của Edgar H.Schein và một số tài liệu có liên quan đến đề tài này
nhƣ:
2
- Egar H. Schein - "Văn hoá doanh nghiệp và sự lãnh đạo", Nxb. Thời
đại, Hà Nội, (2012): công trình đã khái quát các lý luận cơ bản và đặc điểm cơ
bản về văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, có các dẫn chứng cụ thể tại
các doanh nghiệp nƣớc ngoài, rất hữu ích khi nghiên cứu.
- PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng - "Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh
doanh" – NXB.Chính trị quốc gia, (2001). Đây là công trình đầu tiên ở nƣớc
ta trình bày một cách hệ thống về các vấn đề văn hoá kinh doanh, văn hoá
doanh nghiệp, triết lý kinh doanh...từ phƣơng diện cơ sở lý luận và thực tiễn
trên thế giới và tại Việt Nam. Công trình là một tài liệu tham khảo tốt, cung
cấp những kiến thức hữu ích đối với quá trình nghiên cứu luận văn này.
- PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu – "Văn hoá kinh doanh" – NXB Đại học
Kinh tế Quốc Dân, (2012). Công trình đã đề cập đến các lý thuyết về văn hoá
kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh. Công trình cũng dành
phần lớn nội dung để trình bày về thực trạng văn hoá kinh doanh tại Việt
Nam, văn hoá kinh doanh quốc tế cũng nhƣ đƣa ra các tình huống văn hoá
kinh doanh rất cụ thể và hữu ích.
- PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng - "Quản trị văn hóa doanh nghiệp và sự
phát triển bền vững", (2013). Bài tham luận đã gắn văn hóa tổ chức, văn hóa
doanh nghiệp vào sự phát triển của doanh nghiệp, của tổ chức. Bài tham luận
cũng đã phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong xây
dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa tổ chức; từ đó nêu ra các quan điểm, giải
pháp hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Bài giảng Văn hóa hành chính của tác giả Phạm Thị Hoài Hƣơng, Học
viện Hành chính quốc gia. Trong tài liệu này có thể thấy đƣợc các khái niệm
cơ bản đƣợc nêu ra nhƣ văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa hành chính...các
yếu tố chính làm nên một văn hóa tổ chức, văn hóa hành chính của một cơ
quan hành chính nhà nƣớc; tù đó đƣa ra đƣợc các mục tiêu để hoàn thiện và
phát triển văn hóa hành chính công sở hành chính nhà nƣớc.
3
- Các văn bản quy phạm pháp luật về cải cách hành chính, cải cách thủ
tục hành chính nhƣ Nghị quyết 30c/NQ-CP về ban hành chƣơng trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020, Luật cán bộ công chức
năm 2008; Luật viên chức năm 2012...Trong các văn bản pháp luật này có thể
nhận thấy các vấn đề mà nền hành chính quốc gia đang đƣa ra cho các cơ
quan, cần hoàn thiện công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính nhƣ thế
nào, các nội dung cần làm trong các giai đoạn hay tiêu chuẩn của một ngƣời
cán bộ công chức, viên chức phải đáp ứng và từ đó có thể thấy để có thể giúp
cho nền công vụ đƣợc tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời gian tới.
- Nguyễn Phƣơng Anh - “Kho bạc Nhà nƣớc Hải Dƣơng với “Văn
minh, văn hoá nghề Kho bạc" trong giai đoạn hiện nay”, 2011. Tiểu luận đã
đánh giá đƣợc vai trò của văn hóa công sở trong hoạt động công sở, xây dựng
và hoàn thiện văn hóa công sở ở một cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh.
Tóm lại, luận văn đã kế thừa và sử dụng các tài liệu tham khảo nói trên
song không trùng lặp với công trình nào đã công bố. Những tài liệu trên đều
đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa tổ chức, văn hóa
hành chính cũng nhƣ vai trò của xây dựng và phát triển văn hóa hành chính
trong các cơ quan công quyền nhà nƣớc hiện nay.
Tuy nhiên, trong bài luận văn "Phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại
Sở Tài chính Hải Dƣơng" đã có những điểm mới nhƣ:
- Không có một công trình nghiên cứu nào đã đƣợc công bố liên quan
đến đề tài này, có nhiều công trình liên quan có nói đến văn hóa hành chính
cũng có nói đến "nền hành chính phục vụ dân" nhƣng chƣa đi nghiên cứu sâu
vào một địa điểm và không gian cụ thể nhƣ trong luận văn.
- Luận văn đã đƣa ra sự liên kết giữa việc phát triển văn hóa hành chính
phục vụ với việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, giao
4
dịch giữa cán bộ - cán bộ, cán bộ - dân, cán bộ - lãnh đạo trong cơ quan công
quyền nhà nƣớc cấp tỉnh.
- Luận văn đã trình bày cụ thể những điểm đƣợc và mặt hạn chế tại Sở
Tài chính Hải Dƣơng khi thực hiện nền hành chính phục vụ, từ đó xây dựng
những quan điểm, giải pháp cụ thể để phát triển "văn hóa hành chính phục
vụ" trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc thực trạng về văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài
chính Hải Dƣơng trong những năm vừa qua, từ đó tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Một là, Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về văn hóa công sở và văn hóa
hành chính phục vụ
+ Hai là, phân tích thực trạng của văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài
chính Hải Dƣơng giai đoạn hiện nay.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa
hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu sự hình thành, phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở
Tài chính Hải Dƣơng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan
đến việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính
nhà nƣớc trong phạm vi:
+ Không gian: Sở Tài chính Hải Dƣơng
+ Thời gian: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển văn hóa hành
5
chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng từ khi ban hành Chƣơng trình cải
cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của phép biện chứng duy vật kết
hợp với phƣơng pháp nghiên cứu của các môn khoa học tổng thể nhƣ kinh tế
học, quản trị học, xã hội học, văn hóa học, toán học…các kiến thức của môn
Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực để
nhận thức đƣợc vai trò, tác dụng, đối tƣợng, phạm vi của văn hóa tổ chức nói
chung và văn hóa hành chính phục vụ của Sở Tài chính Hải Dƣơng nói riêng.
Một số phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong tiểu luận:
- Phƣơng pháp quan sát: quan sát trực tiếp những biểu hiện văn hóa
công sở tại Sở Tài chính Hải Dƣơng.
Ƣu điểm phƣơng pháp này là quan sát đƣợc trực tiếp những biểu hiện
văn hóa hành chính diễn ra hàng ngày. Nhƣợc điểm là phƣơng pháp này mang
tính chủ quan, không đi sâu vào phân tích các yếu tố văn hóa công sở.
- Phƣơng pháp định lƣợng: dựa trên Phiếu khảo sát và Bảng câu hỏi
đƣợc đƣa ra để đánh giá thực trạng mức độ thỏa mãn của CBCC với văn hóa
hành chính phục vụ tại Sở Tài chính, từ đó xin ý kiến đề xuất để hoàn thiện.
Nội dung của Phiếu khảo sát đƣợc đƣa ra dựa vào mô hình văn hóa tổ
chức của Edga H.Schein, mặc dù chỉ thể hiện qua một số yếu tố cụ thể nhƣng
từ đó có thể có cái nhìn tổng quan về việc đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời
dân, tổ chức, doanh nghiệp và của CBCC về văn hóa hành chính phục vụ tại
Sở Tài chính Hải Dƣơng.
Khảo sát tiến hành với 40 ngƣời (20 ngƣời là khách, 20 ngƣời là cán bộ
công tác tại Sở), Phiếu đƣa ra là 40 phiếu, thu về là 40 phiếu. Số liệu của
Phiếu khảo sát sẽ đƣợc phân tích và trình bày tại Chƣơng 2.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này sẽ phản ánh đƣợc hoạt động thực tế văn
hóa hành chính phục vụ tại cơ quan; tầm quan trọng của phát triển văn hóa
6
hành chính phục vụ đối với sự phát triển của cơ quan. Nhƣợc điểm là phƣơng
pháp vẫn mang tính chủ quan của một nhóm ngƣời.
- Phƣơng pháp phân tích: Phân tích dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc
nhằm đƣa ra một cách nhìn tổng quan về văn hoá hành chính tại Sở Tài chính
Hải Dƣơng nhƣ Báo cáo “Tổng kết việc thực hiện năm 2013. Phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2014” của Sở Tài chính Hải Dƣơng…Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng trong chƣơng 2.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có thể dùng những số liệu cụ thể, từ đó
đánh giá tổng quát các yếu tố tạo nên văn hóa hành chính phục vụ của cơ
quan. Tuy nhiên, văn hóa hành chính phục vụ không phải chỉ dựa trên những
con số mà còn là những giá trị vô hình, không thể lƣợng hóa đƣợc.
- Phƣơng pháp chuyên gia: hỏi ý kiến và thảo luận với Ban lãnh đạo,
Chủ tịch công đoàn, Bí thƣ đoàn thanh niên Sở về thực trạng văn hoá hành
chính phục vụ và phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển văn hoá hành chính tại
Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới. Phƣơng pháp này dùng cho
chƣơng 2.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là phỏng vấn sâu, lấy đƣợc ý kiến của
nhiều chuyên gia, trong đó là những ngƣời đứng vai trò lãnh đạo của cơ quan.
Tuy nhiên, hạn chế của phƣơng pháp này là hỏi đƣợc ít, mất nhiều thời gian.
Tóm lại, để có thể đƣa ra tìm hiểu về thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp
thì cần phải kết hợp tất cả các phƣơng pháp nêu trên, để có thể đƣa ra những
nhận định khách quan, những quan điểm cũng nhƣ những kiến nghị nhằm
phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng.
6. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích thực trạng của văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính
Hải Dƣơng giai đoạn hiện nay.
+ Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn
hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới.
7
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận về văn hóa tổ chức và văn hóa hành chính
Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải
Dƣơng
Chƣơng 3: Những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát
triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong giai đoạn
hiện nay
8
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ
VĂN HÓA HÀNH CHÍNH
1.1. Các khái niệm cơ sở
1.1.1. Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức là toàn bộ những nhân tố và sản phẩm văn hoá (vật thể
và phi vật thể) đƣợc một tổ chức – cơ quan chọn lọc, tạo ra, biểu hiện trong
lao động và sinh hoạt của nó. Văn hóa tổ chức không chỉ là các giá trị tinh
thần, sản phẩm phi vật thể mà còn có các giá trị vật chất, sản phẩm vật thể của
nó. Văn hóa tổ chức không chỉ nảy sinh trong hoạt động sản xuất, dịch vụ…
mà còn trong cả các sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí của nó [8]
Văn hóa của tổ chức đƣợc xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ
chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng
văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong
một tổ chức, có khuynh hƣớng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách
hoặc ít nhất có một mẫu số chung. Văn hóa của tổ chức liên quan đến cách nhận
thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là hình ảnh tổng quát về tổ chức đó mà mọi
ngƣời có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên.
Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị
ảnh hƣởng hay biến đổi khác đi. Do đó, trên phƣơng diện lý thuyết, sẽ không có tổ
chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức
Có nhiều cách để phân nhóm các yếu tố cấu thành văn hóa một tổ chức
hành chính nhƣ: yếu tố vật thể, phi vật thể…Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu
đã tán đồng theo cách phân chia của Edgar H.Shein với việc chia văn hóa tổ
chức hành chính bao gồm: (1) Những quá trình và cấu trúc hữu hình, (2) Hệ
9
thống giá trị đƣợc tuyên bố, (3) Những quan niệm chung [9]
1.1.2.1. Về những quá trình và cấu trúc hữu hình:
Đó là những cái có thể nhìn thấy, dễ cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ
chức hành chính. Là những biểu hiện bên ngoài của văn hóa hành chính.
Những yếu tố này có thể đƣợc phân chia nhƣ sau:
- Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất, trang thiết bị
làm việc, các vật dụng, biểu trƣng.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động.
- Những thực thể vô hình nhƣ: Triết lý, nguyên tắc, phƣơng pháp,
phƣơng châm giải quyết vấn đề; hệ thống thủ tục, quy định…
- Các chuẩn mực hành vi: Nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể,
cách thức tổ chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạc
bộ…
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh.
- Các hình thức sử dụng ngôn ngữ nhƣ: băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ
xƣng hô, giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên, cấp trên với cấp dƣới… các
bài hát truyền thống…
- Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngoài.
1.1.2.2.Về hệ thống giá trị được tuyên bố.
Hệ thống giá trị tuyên bố bao gồm: các chiến lƣợc, mục tiêu, triết lý,
giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn, các cam kết, quy định…
Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của
một tổ chức hành chính; chúng đƣợc công bố rộng rãi. Những giá trị này có
tính hữu hình vì ngƣời ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ
ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hƣớng dẫn, định hƣớng và là tài
liệu đầu tiên diễn tả về một tổ chức hành chính.
1.1.2.3. Những ngầm định nền tảng và quan niệm chung (niềm tin,
nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định)
10
Các ngầm định nền tảng thƣờng là những suy nghĩ và trạng thái xúc
cảm đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân cũng nhƣ tạo thành nét chung
trong một tập thể. Những ngầm định này thƣờng là những quy ƣớc bất thành
văn, đƣơng nhiên tồn tại và tạo nền mạch ngầm kết dính các thành viên trong
tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động của họ.
Hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố và các ngầm định nền tảng của một tổ
chức hành chính là những thƣớc đo đúng và sai, xác định những gì nên làm
trong cách hành xử chung và riêng của lãnh đạo, nhân viên. Trong một tổ
chức hành chính có thể đề cao giá trị nhân văn, tình yêu thƣơng giữa những
đồng nghiệp, hay đề cao tính cộng đồng trách nhiệm, sự sáng tạo, tính độc lập
trong công việc, coi trọng tính trung thực, thẳng thắn, coi trọng chất lƣợng
công việc.
H.Shein cho rằng, bản chất của văn hóa một tổ chức là nằm ở những
quan niệm chung của chúng. Nếu nhận biết văn hóa của một tổ chức ở cấp độ
một và hai, chúng ta mới tiếp cận nó ở bề nổi, tức là có khả năng suy đoán các
thành viên của tổ chức đó “nói gì” trong một tình huống nào đó. Chỉ khi nào
nắm đƣợc lớp văn hóa thứ ba thì chúng ta mới có khả năng dự báo họ sẽ làm
gì khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn. Xây dựng VHTC có tầng thứ
ba này là một việc khó, đòi hỏi có sự lãnh đạo, quản lý nhất quán của các cấp
có thẩm quyền và sự đồng tâm của các thành viên trong tổ chức.
1.1.3. Vai trò và chức năng của văn hóa đối với hoạt động công sở
Trƣớc hết, chúng ta cần hiểu: Công sở là gì?
Công sở là một tổ chức đặt dƣới sự quản lý trực tiếp của Nhà nƣớc, có
tƣ cách pháp nhân, đƣợc pháp luật Nhà nƣớc điều chỉnh để tiến hành quản lý
các công việc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công[11]
Công sở đƣợc phân biệt với các tổ chức xã hội khác xét trên nội dung
công việc và hình thức tổ chức.
Xét về nội dung công việc:
11
- Hoạt động hƣớng ra bên ngoài của công sở là một loại hoạt động
nhằm thoả mãn các lợi ích chung của nhân dân, đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ và có
cơ chế kiểm tra của Nhà nƣớc.
- Hoạt động hƣớng nội bộ là nhằm đảm bảo nhu cầu làm việc của cán
bộ công chức (CBCC), ngƣời lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
CBCC, tạo mọi điều kiện cho họ hoàn thành trách nhiệm của mình.
Xét về hình thức tổ chức:
- Công sở là một thiết chế tổ chức, là tập hợp có tổ chức, đƣợc Nhà
nƣớc bảo đảm về nguồn lực (vật chất và con ngƣời) để thực hiện nhiệm vụ và
đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Nhà nƣớc quy định hình thức tổ chức của công
sở và hoạt động của công sở bị lệ thuộc vào phƣơng thức điều hành của bộ
máy Nhà nƣớc. Công sở là trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan nhà nƣớc, do
Nhà nƣớc lập ra và công sở đƣợc phép dùng quyền lực công để giải quyết
công vụ.
- Công sở là một thiết chế xã hội - văn hoá chỉ có ở xã hội loài ngƣời.
Công sở trong xã hội loài ngƣời tồn tại nhƣ một hiện tƣợng văn hoá đồng
thời là một chủ thể văn hoá gắn liền với các yếu tố tổ chức quyền lực và tâm
lý, tình cảm của con ngƣời. Nhƣng nhƣ vậy không thể đồng nhất công sở với
tƣ cách là chủ thể văn hoá với VHCS - một thực thể văn hoá của xã hội.
Vai trò của văn hóa là sự hiện thực hóa các chức năng của văn hóa, còn
nói đến chức năng của văn hoá là nói đến vai trò, tác dụng và đóng góp
(nhiệm vụ) của nó đối với hoạt động công sở (HĐCS)
1.1.3.1. Là thể chế, tổ chức tạo ra công ăn việc làm và nhu cầu phát triển nghề
nghiệp cho ngƣời lao động:
HĐCS là nhằm tạo ra một môi trƣờng thuận lợi mà trong đó mọi thành
viên đều có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, gánh vác nhiệm vụ
do Nhà nƣớc và nhân dân giao phó, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho nhân dân
và phục vụ xã hội công dân đƣợc tốt hơn, trong đó có các nhân tố: quan hệ
12
con ngƣời; sử dụng nguồn tài nguyên (vật chất, con ngƣời); vận dụng khoa
học – công nghệ tiên tiến phục vụ cho công việc của Nhà nƣớc cũng nhƣ của
nhân dân. Xác định đúng vai trò của từng nhân tố sẽ có ảnh hƣởng tốt tới hiệu
lực và hiệu quả hoạt động của các công sở trong tiến trình phát triển đi lên.
Với vai trò tạo công ăn việc làm và nhu cầu phát triển nghề nghiệp cho
ngƣời lao động, văn hóa trong HĐCS gắn với chức năng kinh tế, chức năng
chính trị - xã hội, và chức năng phát triển nguồn nhân lực.
Chức năng kinh tế góp phần bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mọi
thành viên cũng nhƣ của toàn công sở, làm thoả mãn các nhu cầu vật chất nhƣ
lƣơng, bổng, chế độ,…và cả nhu cầu tinh thần của các thành viên trong công
sở nhƣ thƣởng, phạt, hỗ trợ… Điều đáng nói là việc thực hiện chức năng đó vì
mục tiêu nào? Phƣơng thức thực hiện và cách thoả mãn nhu cầu vật chất của
các thành viên trong công sở ra sao?... VHCS giữ chức năng định hƣớng sự
chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản vật chất ở công sở. Công sở không chỉ
đơn giản là nơi quản lý tài sản, tài chính mà còn là nơi tiêu dùng. VHCS có
vai trò hạn chế nhu cầu tiêu dùng không chính đáng và kích thích nhu cầu tiêu
dùng chính đáng, qua đó có tác dụng hạn chế tiêu cực phát sinh, hƣớng tới sự
bình đẳng trong HĐCS.
Bên cạnh chức năng kinh tế, văn hóa trong HĐCS còn có chức năng
chính trị - xã hội. VHCS trực tiếp tác động tới xã hội công dân trên các lĩnh
vực khác nhau, đƣợc thể hiện qua tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức công
vụ, lối sống, kinh tế, chính trị. Công sở bền vững thì Nhà nƣớc mới bền vững,
VHCS đƣợc giữ gìn và phát triển thì văn hoá của đất nƣớc mới trở nên tốt
đẹp. VHCS góp phần duy trì và phát triển văn hoá quốc gia, dân tộc, bảo tồn
và lƣu giữ các giá trị, chuẩn mực truyền thống văn hoá của Nhà nƣớc ta, của
truyền thống dân tộc Việt Nam. Mỗi thành viên trong công sở nhà nƣớc hay
các tổ chức xã hội phải trung thành với Nhà nƣớc, coi công sở là nhà của
mình, bảo vệ nhƣ bảo vệ chính gia đình mình. VHCS thông qua việc trao giá
13
trị văn hoá của cộng đồng cho các thành viên trong công sở để góp phần vào
sự phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Mỗi công sở đều bắt
nguồn từ yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nƣớc, do đó VHCS bắt nguồn từ văn hoá
quốc gia, dân tộc và mang dấu ấn dân tộc. Nhƣ vậy, văn hoá quốc gia, văn
hoá xã hội và VHCS có mối quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau.
Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực cũng là chức năng cơ bản của tổ
chức công sở với tƣ cách là một thiết chế tổ chức của Nhà nƣớc. VHCS giữ
vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của mọi hoạt
động trong công sở, tác động trực tiếp đến năng suất và hiệu quả công việc.
Vấn đề này liên quan đến việc tuyển dụng, quy hoạch và bồi dƣỡng nguồn
nhân lực cho công việc. Việc đào tạo nguồn nhân lực kế cận các thế hệ trƣớc
là một việc làm mang ý nghĩa rất lớn. Vai trò của văn hoá còn đƣợc thể hiện
trong sự định hƣớng giải quyết đúng đắn từng thời kỳ mối quan hệ giữa hiện
đại hoá công sở với việc thực hiện sự công bằng cho các thành viên trong
công sở. Khi văn hoá phát huy tác dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực
công sở, tức là văn hoá đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đồng
thuận giữa hiện đại hoá công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành
viên. Chỉ có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc các biện pháp hành chính trong
chống tham nhũng, hối lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi trong công sở. Công
bằng theo ý nghĩa văn hoá khác với chủ nghĩa bình quân, bao cấp trong cơ
chế xin – cho, muốn có công bằng trong phân phối lợi ích cho các thành viên
thì phải đi đôi với công bằng về chính trị, đòi hỏi việc đánh giá CBCC phải
dựa vào hiệu quả công việc chứ không thiên lệch về chức vụ, bằng cấp, quan
hệ tình cảm thân thiết. Vai trò của yếu tố văn hoá ở đây là việc sử dụng đúng
tài năng, đúng thời điểm vì lợi ích chung của tổ chức và lợi ích của bản thân
CBCC. Vai trò của văn hoá trong HĐCS còn thể hiện trong quan niệm về sự
bình đẳng và thực hiện bình đẳng, đó là mọi thành viên trong công sở đều có
cơ hội nhƣ nhau (trong học tập, đào tạo, việc làm,…) để phát triển.
14
1.1.3.2. VHCS tạo môi trƣờng, điều kiện làm việc tốt cho CBCC:
Văn hoá là nền tảng tinh thần của HĐCS, nó biểu hiện sức mạnh tiềm
tàng và bản lĩnh của các thành viên trong HĐCS và đƣợc thể hiện qua truyền
thống và hệ giá trị đặc trƣng riêng của HĐCS. Truyền thống và hệ giá trị này
thấm nhuần trong mỗi thành viên công sở, đƣợc chắt lọc, kế thừa và phát
triển, phát huy theo quá trình đi lên của công sở, đƣợc vật chất hoá trong các
cấu trúc thiết chế hành chính và công nghệ hành chính. Văn hoá biểu hiện sức
sống, sức phát triển, sự hiểu biết, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn của mỗi CBCC
trong thực thi công vụ. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì không
thể có sự phát triển công sở bền vững. Yếu tố văn hoá xuất hiện trong công sở
xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt
động của bộ máy hành chính mà nó là một bộ phận cấu thành. Một công sở
chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt
giữa CBCC trong công việc, các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành
chính, các phƣơng pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo,
quản lý và ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của CBCC. Đây là
vai trò của nếp sống văn hoá trong công sở.
Trong các công sở hiện nay tồn tại các tài sản vô hình, bao gồm hệ
thống thông tin khoa học – công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý,
sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBCC nhà nƣớc. Có thể coi đây là sự
chuyển hoá các năng lƣợng tinh thần của con ngƣời vào HĐCS, đó chính là
VHCS.
VHCS mang lại sự thoả mãn nhu cầu cho CBCC và ngƣời lao động về
tâm lý, động cơ làm việc, quan hệ giao tiếp, về tình cảm, tâm linh của các
thành viên trong công sở. Một tổ chức mà trong đó mọi ngƣời đều đoàn kết,
phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc luôn là một niềm mơ ƣớc của
tất cả mọi CBCC và ngƣời lao động, là nơi mà mọi ngƣời đều cảm thấy yên
tâm làm việc và cống hiến, cảm thấy đƣợc bảo vệ an toàn. Xã hội càng phát
15
triển thì công việc quản lý càng nặng nề, con ngƣời thƣờng bị áp lực công
việc dồn nén, ức chế, căng thẳng,... Nếu có đƣợc bầu không khí VHCS lành
mạnh thì con ngƣời mới có thể đƣợc giải thoát khỏi sự căng thẳng và có đƣợc
tâm lý thoải mái, phấn khởi và hăng say làm việc.
1.1.3.3. VHCS khuyến khích, tạo động lực cho CBCC hoạt động và phát
triển:
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của công nghệ hành chính trong
HĐCS. Công nghệ hành chính là sự kết tinh cao độ của trí tuệ và nghiệp vụ
trong HĐCS đi đôi với sự phát triển của lƣơng tâm, tinh thần, trách nhiệm và
giác ngộ ý thức phục vụ cộng đồng của CBCC. Ở các quốc gia phát triển trên
thế giới, họ đều ý thức rất rõ: họ đang làm việc vì ai, vì cái gì, tại sao họ lại
đạt hiệu quả làm việc cao nhƣ vậy? Phần lớn họ đều có chung câu trả lời rằng:
họ có một ý thức văn hoá dân tộc rất cao, chính vì có ý thức dân tộc nên họ có
nhận thức cao trong sự phát triển đất nƣớc, ý thức về danh dự của Nhà nƣớc,
về truyền thống của cơ quan công sở nơi họ đang làm việc và cống hiến, hơn
nữa lƣơng tâm và danh dự, ý thức và sự tồn tại khiến họ nhận thức đƣợc văn
hoá là động lực phát triển của mọi hoạt động trong công sở hiện nay.
Việc các công sở khuyến khích học tập nâng cao trình độ, thậm chí bao
cấp cho việc học tập của các thành viên trong công sở là một vấn đề thúc đẩy
hiệu quả hoạt động của các công sở hiện nay. Ngoài ra, việc khuyến khích thi
đua, khen thƣởng…cũng có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra bầu không khí
làm việc hăng say, sôi nổi, nhiệt tình, thoải mái, thoát đƣợc sức ỳ trong công
việc.
1.1.3.4. VHCS là mục tiêu phát triển con ngƣời và tổ chức công sở
Đây là sự định hƣớng xã hội chủ nghĩa, định hƣớng lý tƣởng cộng sản,
đạo đức và hành vi con ngƣời xã hội chủ nghĩa vào điều hay lẽ phải đúng
chuẩn mực xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. VHCS là sự biểu hiện tập trung
bản sắc dân tộc Việt Nam, vì vậy các hoạt động VHCS có tác dụng giáo dục
16
sâu rộng các bản sắc của dân tộc mình. Mối quan hệ giữa tính giai cấp, tính
dân tộc và tính thời đại là một vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động của các
công sở hiện nay do đòi hỏi cấp bách của sự phát triển Nhà nƣớc Việt Nam
hiện đại, xu hƣớng khu vực hoá và toàn cầu hoá đặt ra cho VHCS là phải luôn
biết chọn lọc và phát triển cái mới, cái tiến bộ và lƣu giữ những giá trị truyền
thống đáng quý của dân tộc.
Hiệu quả và sức mạnh giáo dục của VHCS là ở chỗ biết phát huy đƣợc
toàn diện giá trị tinh thần và tác động tới những tiềm năng to lớn nhất trong
con ngƣời mỗi CBCC. Một số quốc gia trên thế giới quy định CBCC khi đến
công sở phải mặc đồng phục, điều này làm cho mỗi CBCC tự khép mình vào
kỷ luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở là hòn đá tảng của tinh thần văn
hoá dân tộc.
Văn hoá có vai trò to lớn trong việc xây dựng kỷ cƣơng, dân chủ. Nó
đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan tâm đến hiệu quả công việc
chung của công sở, nó giúp cho mỗi CBCC tự nhìn lại mình, đánh giá mình,
chống lại những biểu hiện thiếu văn hoá nhƣ tham ô, móc ngoặc, quan liêu,
hách dịch, cửa quyền, cơ hội,…mà phải tôn trọng ý thức kỷ luật, danh dự của
công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở.
Vai trò của văn hoá càng đƣợc phát huy nếu nhƣ nó đƣợc gắn liền với
văn minh ngay trong hoạt động của các công sở. Một nền văn minh mới xuất
hiện đã thể hiện ở sự hình thành các tiêu chí, chuẩn mực trong HĐCS, quan
hệ ứng xử và môi trƣờng chính trị mang đậm màu sắc văn hoá nhân văn, nhân
bản với các giá trị chân – thiện – mỹ. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá trong
công sở không những là nhiệm vụ của Nhà nƣớc, mà còn là nhiệm vụ của mỗi
CBCC ở các vị trí, cƣơng vị khác nhau trong hoạt động công vụ của mình.
Nâng cao trình độ nhận thức của CBCC trong công sở nhằm phát huy
những tiềm năng của con ngƣời phục vụ cho lợi ích của Nhà nƣớc và nhân
dân…là bƣớc đầu để hoàn thiện nhân cách, đạo đức, năng lực của CBCC. Để
17
nâng cao nhận thức, việc quan tâm đến giáo dục đào tạo, khoa học và công
nghệ là những nhân tố tác động trực tiếp đến trí tuệ, từ phát triển trí tuệ con
ngƣời mới có thể nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ và sự cống hiến của mình
cho Nhà nƣớc và cho nhân dân.
Ngoài những chức năng quan trọng đó, VHCS còn có chức năng thẩm
mỹ. Văn hoá thẩm mỹ là vấn đề đem đến hiệu lực và hiệu quả trong HĐCS.
Cùng với nhu cầu hiểu biết ngày càng cao là nhu cầu hƣớng tới cái đẹp ngày
càng lớn. Nhu cầu vƣơn tới cái đẹp trong văn hoá thẩm mỹ ở các công sở là
một trong những hoạt động quan trọng tạo ra sự tiến bộ cả về vật chất và tinh
thần cho hoạt động của công sở.
Nhìn chung, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp có thể nói là một
bộ phận của văn hóa tổ chức; phạm vi của văn hóa tổ chức là văn hóa của một
tổ chức nói chung còn của văn hóa công sở đƣợc hiểu rõ hơn là văn hóa tại
các cơ quan công sở hành chính nhà nƣớc, văn hóa doanh nghiệp là văn hóa
tại doanh nghiệp. Nếu nhƣ văn hóa doanh nghiệp là một hình thức văn hóa tổ
chức đã đƣợc mô hình hóa theo E.Shein gồm các nhân tố nhƣ tạo tác hữu hình
(kiến trúc, nội thất, trang phục…), các giá trị chia sẻ (ngôn ngữ, chuẩn
mực…) và các niềm tin, quan niệm ẩn (lòng trung thành, sự cam kết…) thì
văn hóa công sở cũng đã đƣợc thể chế hóa bằng Quyết định 127/2009/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó có nêu rõ quy chế văn hóa công sở
tại các cơ quan nhà nƣớc và các nhân tố của cấu thành nên văn hóa công sở
cũng bao gồm nhƣ các cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp. Từ sự nhìn nhận
này, ta có thể thấy dù có văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp có những sự
khác biệt về tên gọi, không gian…thì chung quy lại đều hƣớng tới văn hóa
của một tổ chức nói chung.
1.1.4. Khái niệm văn hóa hành chính
1.1.4.1. Văn hóa hành chính là gì?
18
Văn hóa hành chính vừa là biểu hiện đặc thù của văn hóa tổ chức nói
chung, văn hóa công quyền nói riêng, lại vừa là nhân tố bao trùm lên các bộ
phận cấu thành của một nền hành chính; văn hoá hành chính bao gồm văn hoá
của các tổ chức là cơ quan hành chính nhà nƣớc và văn hoá thực thi công việc
của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính (văn hoá công vụ), đƣợc diễn ra
chủ yếu tại các công sở. Ở Việt Nam hiện nay, VHHC dƣờng nhƣ không xuất
hiện một cách trực diện dƣới góc độ một thuật ngữ khoa học trong sách báo
chuyên ngành ở nƣớc ta và đó là một khó khăn cho việc tìm kiếm một định
nghĩa có sẵn. Do vậy, tiếp cận VHHC cần xuất phát từ khái niệm văn hóa nói
chung và lấy nó làm nền tảng. Theo cách đó, có thể nhận diện VHHC từ một
số đặc trƣng chủ yếu của nó sau đây: [10]
- Về phạm vi, VHHC là một bộ phận cấu thành của văn hóa tổ chức và
văn hóa quốc gia nhất định và là bộ phận gắn liền với lĩnh vực tổ chức và hoạt
động của nền hành chính nhà nƣớc. Do vậy, VHHC cũng là một lĩnh vực đặc
thù của văn hóa công quyền, văn hóa công vụ, là một biểu hiện của văn hóa
pháp lý và có mối quan hệ mật thiết với văn hóa tổ chức và rộng hơn, với văn
hóa chính trị. Điều đó đòi hỏi khi nghiên cứu VHHC đƣơng nhiên không thể
đặt nó một cách biệt lập với những khái niệm trên, nhất là với văn hóa pháp
lý.
- Về cấu trúc, có thể xem VHHC là một tổng thể các giá trị, niềm tin,
truyền thống, tâm lý, thói quen, tiền lệ, lề lối làm việc…đƣợc tạo lập và biểu
hiện trong các bộ phận cấu thành của nền hành chính nhƣ thể chế, tổ chức bộ
máy, đội ngũ công chức, trong đó:
+ Hệ thống giá trị đƣợc xem nhƣ những chuẩn mực về nhận thức (tƣ
duy) và về ứng xử (hành vi) của các chủ thể trong nền hành chính. Thông
thƣờng, rất khó tách rời các giá trị trên trong tổ chức và vận hành của nền
hành chính. Theo đó, những giá trị nhận thức phải đƣợc kiểm chứng trong
thực tiễn để có thể trở thành những giá trị ứng xử phổ biến. Về phía mình,
19
những giá trị ứng xử không đơn giản chỉ là biểu hiện thụ động hay sự kiểm
chứng của giá trị nhận thức mà hơn thế, nó còn tham gia tích cực vào việc
chọn lọc và làm thay đổi các giá trị nhận thức về VHHC. Trong VHHC thì hệ
thống giá trị là bộ phận quan trọng nhất, thể hiện trực tiếp cốt cách văn hóa
của một nền hành chính. Vì thế, rất nhiều các giá trị đó phải đƣợc luật hóa,
nhất là với các chuẩn mực hành vi trong nền hành chính. (nguồn)
+ VHHC truyền thống là những giá trị văn hóa lịch sử đƣợc lƣu giữ
thông qua chọn lọc của con ngƣời và trải qua nhiều thế hệ, có khả năng tham
dự vào việc kiến tạo và điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của nền hành
chính đƣơng thời. Những giá trị của VHHC truyền thống luôn thể hiện bản
sắc của mình nhƣ một sự tƣơng thích với đặc điểm truyền thống của một nền
hành chính. Với ý nghĩa đó, bản sắc VHHC truyền thống cần đƣợc quan niệm
không phải là cái riêng tuyệt đối mà trái lại, có tính giao thoa, pha trộn với các
truyền thống VHHC khác. Mặt khác, bản sắc VHHC truyền thống cũng không
nhất thiết là cái đơn nhất mà có thể (và cần phải) bao gồm nhiều bản sắc đặc
thù của từng nhóm chủ thể trong nền hành chính. Điều đáng lƣu ý là không
phải mọi giá trị VHHC truyền thống đều có ý nghĩa tích cực đối với nền hành
chính đƣơng đại.
+ Tâm lý, thói quen, tập quán trong nền hành chính đƣợc nhìn nhận
nhƣ những biểu hiện của VHHC mà giá trị và vai trò của nó không phụ thuộc
vào sự thừa nhận hay không thừa nhận của từng cá nhân. Trong đó, thói quen,
tâm lý, tập quán hình thành một cách tự phát nhƣng lại thông qua những hành
xử chủ động của con ngƣời mà chƣa hẳn đã có sự chọn lọc đối với tất cả. Vì
thế, trong số chúng có những cái tốt, phù hợp với VHHC nhƣng cũng có
không ít cái có hại. Trong khi đó, tiền lệ lại có ý nghĩa rất lớn trong tổ chức,
hoạt động của nền hành chính. Ở Việt Nam trong một thời kỳ dài, vì những lý
do khác nhau mà nhiều ngƣời không muốn thừa nhận tiền lệ trong hoạt động
tƣ pháp và hành chính. Nhƣng đến nay, quan điểm ấy đã thay đổi không chỉ vì
20
đòi hỏi của thực tiễn mà còn từ những áp lực về đổi mới tƣ duy. Để phù hợp
với xu hƣớng chung, nên có những cách thức hợp lý để phát huy vai trò tích
cực và giảm thiểu những tác động không tích cực của các nhân tố trên trong
tiến trình cải cách hành chính.
- Về tính chất, cũng nhƣ nhiều giá trị văn hóa khác, VHHC không phải
bất biến mà trái lại, nó thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh. Sự thay đổi
này bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của văn hóa nói chung, của từng nền hành
chính và của xu thế hội nhập giữa các nền hành chính với nhau trong từng
thời kỳ lịch sử. Nhờ xu hƣớng này mà VHHC của mỗi quốc gia ngày càng
thay đổi, đƣợc bổ sung thêm các giá trị mới mặc dù trong nhiều trƣờng hợp,
sự thay đổi đó rất chậm chạp hoặc khó nhận biết. Điều đáng nói chính là phản
ứng của nền hành chính, của các nhà quản lý ra sao trƣớc những thay đổi đó
mà thôi. Chắc rằng với những cái cũ, lạc hậu thì sự biến mất của chúng là
điều cần thiết nhƣng với những giá trị mới, tích cực thì hẳn không ai nỡ
khƣớc từ. Mặt khác cũng cần thấy rằng, so với những thay đổi của thể chế, bộ
máy và đội ngũ cán bộ, công chức trong nền hành chính thì nhƣ một quy luật,
VHHC là nhân tố thƣờng có sự thay đổi chậm hơn. Tuy nhiên, cũng cần thấy
rằng tình trạng bất động hay sự thay đổi đột ngột, thƣờng xuyên của VHHC
đều có thể dẫn tới những hệ lụy không nhỏ cho nền hành chính.
- Về tác động: VHHC có tính quy định, chi phối mạnh mẽ đối với tổ
chức và vận hành của toàn bộ nền hành chính thông qua sự tác động đối với
thể chế, bộ máy và nhân tố con ngƣời trong đó. Điều này bắt nguồn từ bản
chất của văn hóa và nhờ đó, VHHC có sức mạnh lan tỏa trong toàn bộ các yếu
tố cấu thành của nền hành chính. VHHC càng tỏ rõ sự ƣu trội của nó trong
việc điều chỉnh các quan hệ ứng xử của con ngƣời khi nó đƣợc đa số chấp
nhận, coi đó nhƣ các chuẩn mực về đức tin, giá trị, truyền thống và thói quen
của mình. Bằng cách đó, VHHC tạo thành một chất keo kết dính các mối
quan hệ giữa con ngƣời với tổ chức và giữa họ với nhau nhằm tạo lập và phát
21
huy những năng lực tiềm tàng của nền hành chính. Cho nên, bất luận là xây
dựng hay cải cách đối với một nền hành chính thì vẫn tồn tại một quy luật sau
đây: cho dù có đầu tƣ đến bao nhiêu nhƣng nếu không bắt đầu từ văn hóa và
theo những cách thức văn hóa thì sự kém hiệu lực, hiệu quả của nền hành
chính là điều có thể giải thích đƣợc.
1.1.4.2. Vai trò của văn hóa hành chính trong các cơ quan hành
chính nhà nước
Bất kỳ một cơ quan tổ chức nào từ khi thành lập muốn đứng vững và
khẳng định đƣợc vị trí của mình cần xây dựng một nét văn hóa riêng. Đối với
cơ quan hành chính cũng vậy, văn hóa hành chính giữ một vai trò quan trọng:
Thứ nhất, văn hóa hành chính là động lực cho sự phát triển kinh tế của
đất nƣớc, gắn liền với sự phát triển là yếu tố bên trong, là nhân tố nội sinh,
vừa là mục tiêu vừa là động lực và hệ điều tiết của sự phát triển. Khi một nền
hành chính có một nền văn hóa riêng, mang bản sắc riêng sẽ làm cho mọi
ngƣời trong cơ quan nhà nƣớc có ý thức đoàn kết, có tinh thần làm việc, nhƣ
vậy hiệu quả công việc mang lại sẽ cao, sự phát triển của cơ quan góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nƣớc và xã hội. Khi mọi ngƣời tìm
đến với văn hóa, họ sẽ đƣợc tiếp xúc với những nét văn hóa truyền thống
cũng nhƣ tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhƣ vậy sẽ làm con ngƣời
trở nên tích cực và chủ động hơn trong công việc, góp phần vào sự thành công
trong công việc của cơ quan cũng nhƣ trong sự nghiệp phát triển chung của
đất nƣớc, góp phần tích cực trong việc sáng tạo và cải tạo xã hội, đất nƣớc.
Thứ hai, văn hóa hành chính giúp thiết lập mối quan hệ trong cơ quan
tổ chức, nhờ có văn hóa mà mọi ngƣời đoàn kết hơn, có tinh thần làm việc tốt
hơn, giúp hoàn thành công việc đƣợc nhanh. Chính văn hóa đã đƣa mọi cá
nhân trong cơ quan gắn bó với nhau, văn hóa nhƣ một sợi dây vô hình để gắn
kết mọi ngƣời trong cơ quan có chí hƣớng làm việc và có ý thức hơn trong
công việc.
22
Thứ ba, văn hóa hành chính giúp giữ gìn văn hóa của cơ quan từ khi
thành lập, các thành viên trong tổ chức đã xây dựng cho cơ quan mình một
nền văn hóa mang bản sắc riêng, những yếu tố văn hóa này đã đƣợc lƣu giữ
và không ngừng phát triển, hoàn thiện. Quan thời gian các thành viên trong cơ
quan tổ chức đã hoàn thiện và phát triển văn hóa, chính văn hóa thể hiện
truyền thống, tác phong, cách ứng xử của các thành viên trong cơ quan, góp
phần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và bề dày lịch sử văn hóa của cơ
quan trên cơ sở tinh thần, ý thức của các thành viên.
Thứ tư, văn hóa hành chính góp phần nâng cao hiệu quả điều hành hành
chính. Trong thời gian qua phƣơng thức điều hành của chính phủ và cơ quan
hành chính nhà nƣớc đã từng bƣớc đổi mới, các bộ ngành đã chú trọng nhiều
vào việc hiện đại hóa công sở với việc đầu tƣ sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây
dựng công sở, trang thiết bị, từng bƣớc cải thiện điều kiện làm việc cho đội
ngũ cán bộ công chức…tuy nhiên, nền hành chính của chúng ta vẫn còn mang
nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của cơ chế quản lý mới, vì vậy chính nền văn hóa hành chính tồn tại trong
cơ quan hành chính cũng nhƣ trong bản thân ngƣời cán bộ công chức đã là
yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả điều hành hành chính, nhờ văn
hóa mà mọi ngƣời có tinh thần trách nhiệm làm việc, bỏ lề lối làm việc hành
chính cũ, có ý thức đổi mới phƣơng thức điều hành của hệ thống hành chính
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế; từng bƣớc hiện đại hóa công sở, trang bị các phƣơng tiện
làm việc cần thiết, tập trung xây dựng cơ sở khoa học thực tiễn để ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật về phƣơng thức điều hành và hiện đại hóa
công sở của hệ thống hành chính nhà nƣớc có thể thấy rằng văn hóa hành
chính đóng một vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động cũng nhƣ hiệu quả
của cơ quan hành chính.
23
Ví dụ nhƣ văn hóa trong giao tiếp giữa cấp trên với cấp dƣới, giữa nhân
viên với nhân viên, tạo nên nề nếp đi vào khuôn phép, tất cả mọi ngƣời trong
cơ quan đều phải có ý thức, nhờ ý thức tích cực của mọi ngƣời mà mọi ngƣời
hiểu nhau hơn, hòa nhập vào nhau nhƣ thế sẽ góp phần nâng cao năng xuất
làm việc cũng nhƣ nâng cao hiệu quả điều hành hành chính.
Thứ năm, văn hóa hành chính giúp các cơ quan nói chung và cơ quan
hành chính hoàn thành công việc, mang lại hiệu quả cao. Nhờ có văn hóa cơ
quan mà các thành viên trong cơ quan có tinh thần, ý thức làm việc nhƣ vậy
sẽ luôn hoàn thành đƣợc công việc mà lãnh đạo giao cho, chính văn hóa là
động lực và là mục tiêu mà các thành viên hƣớng tới để hoàn thành công việc,
mang lại hiệu quả cao.
Thứ sáu, văn hóa hành chính, đây là nét văn hóa đƣợc hình thành từ khi
tổ chức cơ quan thành lập, vì vậy mang phong cách riêng, nét đặc trƣng riêng
giúp phân biệt văn hóa của cơ quan này với cơ quan khác.Văn hóa làm việc
trong cơ quan hành chính cũng vậy, chính những nét văn hóa này giúp cơ
quan hành chính phân biệt với các cơ quan khác. Nhìn chung tất cả các cơ
quan khi đƣợc thành lập đều nhằm mục đích làm việc sao cho có hiệu quả,
nhƣng mỗi cơ quan lại có những nét văn hóa riêng, đặc trƣng của cơ quan
minh. Ví dụ trong cơ quan hành chính, văn hóa trong cơ quan rất khác với các
cơ quan khác, trong cơ quan hành chính quy định rất chặt chẽ những nét văn
hóa của cơ quan, cách ăn mặc, giao tiếp, cung cách làm việc, cách bố trí công
sở…đây là những nét văn hóa cần thiết mà tất cả những ngƣời làm việc trong
cơ quan hành chính cần tuân thủ, những nét văn hóa này mang đặc trƣng của
cơ quan hành chính, nhằm phân biệt cơ quan này với cơ quan khác và tất cả
những ngƣời làm việc trong cơ quan hành chính cần biết và tuân theo.
Thứ bảy, văn hóa hành chính tạo sự tin yêu, mến phục của nhân dân với
cơ quan. Chính nhờ những nét văn hóa trong cách giao tiếp, ứng xử, cung
cách làm việc…mà làm cho cơ quan hành chính nhận đƣợc niềm tin yêu từ
24
phía ngƣời dân, văn hóa trong cơ quan hành chính đƣa tất cả các thành viên
làm việc theo quy định chuẩn mực, rèn luyện hỗ trợ thành những ngƣời có ích
và nhận đƣợc sự tin yêu mến phục của ngƣời dân. Những nét văn hóa này, đã
làm cho cơ quan hành chính nhận đƣợc sự tin tƣởng không những của nhân
dân mà cả những cơ quan khác, vì vậy khi nào nói tới văn hóa hành chính
ngƣời ta luôn đánh giá những cá nhân làm trong cơ quan đó là những ngƣời
có văn hóa, nề nếp từ cách ăn mặc, giao tiếp cũng luôn phải thể hiện đƣợc văn
hóa trong cơ quan, văn hóa của những ngƣời làm công chức, những ngƣời là
công bộc của nhân dân. Ngay từ khi thành lập, tổ chức cơ quan nói chung và
đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng muốn tạo đƣợc sự tin yêu,
cũng nhƣ khẳng định đƣợc vị trí của cơ quan và bản thân, cần xây dựng một
nền văn hóa trong cơ quan mang đặc trƣng riêng, có nhƣ vậy mới nhận đƣợc
sự tin yêu của dân và sự thừa nhận của xã hội, chính văn hóa làm cho họ đƣợc
xã hội thừa nhận trở thành một ngƣời cán bộ tốt, có nghĩa vụ với nhân dân.
Tiếp đến, văn hóa hành chính giúp xây dựng tinh thần đoàn kết trong
cơ quan nói chung và trong cơ quan hành chính nói riêng. Những nét văn hóa
đƣợc xây dựng từ khi thành lập cơ quan, nó chính là chất kết dính đƣa mọi
ngƣời lại gần nhau hơn, khi mọi ngƣời gần nhau họ sẽ hiểu nhau hơn, hòa
đồng cũng chia sẻ với nhau. Nhƣ vậy tinh thần đoàn kết cùng làm việc đƣợc
nâng cao. Một cơ quan muốn hoàn thành đƣợc nhiệm vụ, rất cần tinh thần
đoàn kết, có đoàn kết tất cả mọi việc sẽ hoàn thành, mà muốn đoàn kết cần ý
thức của mỗi cá nhân để họ có ý thức họ phải đƣợc sống và làm việc trong
một môi trƣờng với những con ngƣời có văn hóa, những ngƣời có văn hóa sẽ
cùng nhau tạo thành một cộng đồng, một cơ quan có văn hóa. Mà khi mọi
ngƣời có ý thức trong xây dựng cơ quan tổ chức thì sẽ tạo nên một cơ quan có
tinh thần đoàn kết, đoàn kết sẽ giúp cơ quan hoàn thành công việc một cách
tốt nhất, mọi ngƣời hiểu nhau cùng chia sẻ học hỏi văn hóa cũng nhƣ kiến
thức để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân.
25
Văn hóa hành chính giúp cho cơ quan hành chính có thể giảm bớt và
giải quyết xung đột, khi mọi ngƣời đã có văn hóa, họ luôn coi trọng kĩ cƣơng,
loại bỏ những thói hƣ, tật xấu và chính điều đó giúp cho mọi ngƣời luôn tôn
trọng nhau, hòa đồng vào nhau để cùng làm việc. Nhƣ vậy có thể hạn chế
đƣợc xung đột mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp với nhau trong quá trình ƣngs
xử cũng nhƣ giao tiếp, giải quyết công việc. Không những thế khi cá nhân
trong cơ quan đó có văn hóa, họ sẽ ý thức giử gìn văn hóa cho cơ quan mình,
điều đó giúp cho mọi ngƣời đoàn kết, nếu có xung đột xảy ra cũng sẽ đƣợc
bàn bạc giải quyết làm sao thể hiện đƣợc văn hóa của cơ quan mình. Đặc biệt
với cơ quan hành chính khi có xung đột họ phải ý thức đƣợc vị trí của mình,
mình là một ngƣời công chức phải ứng xử sao cho hợp lý, thể hiện mình là
ngƣời có văn hóa, làm việc trong một cơ quan của những con ngƣời có văn
hóa, mâu thuẫn xung đột sẽ đƣợc giải quyết hợp lý khi mọi ngƣời biết ứng xử
và thấu hiểu cũng nhƣ có ý thức bảo vệ văn hóa trong cơ quan , cũng nhƣ
trong chính cá nhân mình.
Cuối cùng, chính văn hóa hành chính mang lại uy tín cho cơ quan tổ
chức nói chung và cho chính cơ quan hành chính nói riêng. Khi có văn hóa
nơi làm việc, mọi ngƣời sẽ đối xử với nhau theo biểu hiện của một con ngƣời
có văn hóa, nhƣ vậy sẽ mang lại uy tín cho cơ quan. Thực tế, khi nói tới cơ
quan hành chính chúng ta đã ít nhiều hình dung ra đó là một cơ quan nhà
nƣớc có những ngƣời cán bộ, công chức làm việc, họ là những ngƣời có văn
hóa, với văn hóa trong ứng xử, giao tiếp, ăn mặc,…Tuy nhiên hiện nay có
một số ít ngƣời đã làm mất đi nét văn hóa của cơ quan với nhiều văn hóa bị
ảnh hƣởng sâu sắc từ những nét văn hóa từ bên ngoài. Nhƣng phần lớn trong
các cơ quan hành chính đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nƣớc, trong cách
giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức vẫn thể hiện văn hóa của ngƣời làm
công sở, nhiều cá nhân nếu xem thƣờng văn hóa của cơ quan công sở sẽ vi
phạm kỷ luật của cơ quan cũng nhƣ sẽ bị dƣ luận xã hội lên án. Chính vì thế
26
mà những nét văn hóa trong cơ quan, đặc biết trong cơ quan hành chính nhà
nƣớc là rất cần thiết, nó mang lại uy tín cho cơ quan tổ chức, khi những nét
văn hóa truyền thống luôn đƣợc cơ quan giữ gìn và phát huy sẽ thể hiện đƣợc
bề dày văn hóa của cơ quan, giúp cơ quan đƣợc xã hội thừa nhận là một cơ
quan mẫu mực và những cá nhân làm việc trong cơ quan đó là những ngƣời
có ý thức và có nhân cách của một ngƣời cán bộ công chức, những ngƣời
công bộc đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân.
1.2. Văn hóa hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở
cấp tỉnh
Văn hoá hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói
chung và ở cấp tỉnh nói riêng chỉ là một nội dung trong văn hóa hành chính và
đƣợc hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của cán bộ công chức nhà
nƣớc với nhau và với đối tƣợng giao tiếp là các công dân nhằm phát huy tối
đa năng lực của những ngƣời tham gia giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất
trong công việc.
Khác với văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa trƣờng học, nói đến văn
hoá hành chính phục vụ ở các cơ quan hành chính nhà nƣớc tức là nói đến văn
hoá của tổ chức đặc thù, có giới hạn không gian là các cơ quan nhà nƣớc và
đối tƣợng thực hành là cán bộ công chức (CBCC). Cơ quan hành chính là một
tập hợp có tổ chức dựa trên quan hệ thứ bậc: cấp trên - cấp dƣới, thành viên thành viên, thành viên - nhân dân, (đây chính là mối quan hệ ràng buộc của 3
nhóm yếu tố: quyền lực - phục tùng; nhu cầu - phục vụ; hiệu lực - hiệu quả.
Chính vì môi trƣờng văn hóa hành chính tại các cơ quan hành chính là một
môi trƣờng văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọi
hoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng nhƣ đối với công dân với tƣ
cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công
nên các CBCC có thể dễ bị tha hóa, dẫn tới quan liêu, cửa quyền, vô cảm với
dân…Chính vì vậy, việc hình thành các chuẩn mực và thói quen cho các
27
CBCC là một việc làm rất cần thiết, tạo nên những giá trị vô hình của tổ chức,
cơ quan CBCC đang làm việc.
Mỗi công sở là một thế giới thu nhỏ với các cơ cấu, chuẩn mực quy tắc
hoạt động, giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Với mỗi cơ quan hành
chính, công sở có một nền văn hoá tồn tại, có thể tồn tại một cách vô ý thức.
Khi đặt chân vào bất kỳ cơ quan, công sở nào, chúng ta thƣờng nhận thấy một
sắc thái đặc trƣng riêng của nó qua một loạt các biểu hiện hành vi, ngôn ngữ,
cách trang trí và bố trí nơi làm việc, cung cách làm việc và sự ứng xử giữa cán
bộ với ngƣời dân trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy, mọi tổ chức hành
chính có thể biểu hiện ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp, gây ấn tƣợng hay
một hình ảnh xấu nào đó với ngƣời dân…đều qua cách xử lý cách công việc,
xử lý tình huống phát sinh trong quá trình làm việc. Hình ảnh tốt hay xấu của
tổ chức đều có thể nhìn nhận thấy qua các cán bộ công chức viên chức, đặc
biệt là những CBCC đang giữ vị trí then chốt trong cơ quan, họ là những
ngƣời phản ánh chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Ngày 8/11/2011, Thủ tƣớng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban
hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP "Ban hành chƣơng trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020". Hai trong số ba trọng tâm cải
cách hành chính trong giai đoạn mƣời năm tới là: xây dựng, nâng cao chất
lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách
tiền lƣơng nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực
thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành
chính và chất lƣợng dịch vụ công. Để thực hiện đƣợc điều này, đội ngũ
CBCC, viên chức phải thực sự làm việc hăng say, gắn kết, phấn đấu vì mục
tiêu chung, đƣa đƣờng lối chính sách của Đảng, các văn bản quy định của
Nhà nƣớc vào đời sống nhân dân.
Cơ quan hành chính là bộ mặt của Nhà nƣớc, của nhân dân. Tại đó mọi
phép tắc luật lệ phải đƣợc tuân thủ. Là một cơ quan hành chính Nhà nƣớc nói
28
chung và cơ quan Nhà nƣớc ở cấp tỉnh nói riêng thì văn hóa hành chính phục
vụ cần phải đƣợc quan tâm, hƣớng tới xây dựng và phát triển một hệ thống
hành chính hiện đại, văn minh nhƣng vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Tóm lại, văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ là một bộ
phận của văn hóa tổ chức với không gian là các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Vai trò của văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ chính là động
lực cho sự phát triển đất nƣớc, thiết lập các mối quan hệ trong cơ quan, nâng
cao hiệu quả điều hành hành chính, góp phần nâng cao nâng suất lao động của
các cán bộ CCVC...Việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ không chỉ
đem lại giá trị to lớn đối với sự phát triển văn hóa hành chính ở một cơ quan
nhà nƣớc, mà còn đem lại những tác động to lớn đối với những chủ thể mà
văn hóa hành chính phục vụ hƣớng tới, đó là "phục vụ dân". Bởi vậy, việc
duy trì, hoàn thiện những yếu tố cấu thành nên văn hóa hành chính phục vụ sẽ
có tác động đem lại niềm tin của ngƣời dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nƣớc nói chung, lãnh đạo tỉnh nói riêng. Do đó, việc phân tích thực trạng
văn hóa hành chính phục vụ tại một cơ quan nhà nƣớc; xác định nguyên nhân
của những tồn tại, yếu kém để đề ra các giải pháp là một nhiệm vụ quan trọng
và thiết thực.
29
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ TẠI
SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG
2.1. Giới thiệu chung về Sở Tài chính Hải Dƣơng
Sở Tài chính Hải Dƣơng là cơ quan chuyên môn tham mƣu và giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài
chính, ngân sách nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà
nƣớc; các quỹ tài chính nhà nƣớc, đầu tƣ tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế
toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là
lĩnh vực Tài chính) tại địa phƣơng theo qui định của pháp luật.
Sở Tài chính Hải Dƣơng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của UBND tỉnh Hải Dƣơng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
* Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc
P. Giám
đốc
Văn
phòng
sở
Phòng
Kế
hoạch
NS
Phòng
Thanh
tra
P. Giám
đốc
Phòng
Tài
chính
DN
Phòng
Tài
chính
đầu tƣ
P. Giám
đốc
Phòng
Phòn
gTài
tài
chính
chính
HCSN
Phòng
Quản
lý giá
công
sản
Phòng
Quản
lý
NSX
HCS
N máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ bộ
(Nguồn: Văn phòng Sở)
30
Phòng
Tin
học
thống
kê
Trung
tâm tƣ
vấn
DVTC
* Chức năng, nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và 3 Phó giám đốc
- Giám đốc: là ngƣời đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức điều
hành quản lý chung và toàn diện các hoạt động của Sở Tài chính trƣớc Chủ
tịch UBND tỉnh và Bộ trƣởng Bộ Tài chính đồng thời chịu trách nhiệm về
hoạt động của Phó giám đốc và các phòng ban chuyên môn thuộc Sở. Chỉ đạo
xây dựng các văn bản nhằm cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách
của Nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính kế toán, giá cả phù hợp với thực tế địa
phƣơng trên cơ sở quy định của Chính phủ, hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.
- Phó giám đốc: chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các nhiệm vụ đƣợc
giao, thay mặt giám đốc điều hành cơ quan khi giám đốc vắng mặt; chỉ đạo
các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc, cụ thể hóa các chế độ chính
sách trong lĩnh vực tài chính kế toán, vật giá. Đề xuất ý kiến đối với các dự
án, dự thảo trình Giám đốc Sở. Kiểm tra đôn đốc các phòng ban chuyên môn
trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các
chính sách đã đƣợc UBND tỉnh cụ thể hóa thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Chủ động xử lý công việc trong phạm vi quyền hạn đƣợc giao.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
- Văn phòng Sở : Đảm nhiệm 3 mảng công tác chính là: Công tác tổ
chức cán bộ, Thi đua khen thƣởng, Công tác hành chính và công tác kế toán
của cơ quan.
Công tác Tổ chức và cán bộ: biên tập, thi đua khen thƣởng, đề bạt, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, tuyển dụng, đào tạo quy hoạch, đánh giá cán bộ, nâng
lƣơng, nâng ngạch công chức, thực hiện chính sách cán bộ và những vấn đề
có liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ đến công chức , công vụ và bảo vệ
chính trị nội bộ đƣợc thực hiện theo quy định của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và
hƣớng dẫn nghiệp vụ của Sở nội vụ và ban Tổ chức Tỉnh uỷ về công tác tổ
chức và cán bộ công chức , viên chức thuộc tỉnh, quy trình đánh giá cán bộ
31
của cơ quan đƣợc thực hiện dân chủ, công khai đặt dƣới sự lãnh đạo toàn diện
của Đảng uỷ và lãnh đạo cơ quan và đƣợc tiến hành theo quy trình quy định
với nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao vai trò của ngƣời đứng đầu cơ quan.
Công tác hành chính quản trị: phải thực hiện trình tự các khâu công tác
của một văn phòng sở, tất cả các bản sao gửi của sở bộ phận hành chính sẽ tổ
chức sao và lƣu trữ bản chính, lƣu trữ công báo. Tất cả các khâu công văn
giấy tờ văn phòng Sở phải đảm bảo bí mật nhanh chóng kịp thời đúng quy
định quản lý hành chính hiện hành.
Văn phòng sở phải có trách nhiệm tham gia các quy trình thể thức văn
bản đảm bảo cho văn bản gửi đi của cơ quan đúng thẩm quyền đúng trình tự
phù hợp với yêu cầu quản lý công văn giấy tờ, tài liệu, do Nhà nƣớc quy định.
Có trách nhiệm thay mặt cơ quan đón tiếp khách đến giao dịch và liên hệ
công tác đảm bảo văn minh lịch sự và uy tín của cơ quan.
Công tác kế toán cơ quan: phải tổ chức quản lý chỉ tiêu nguồn ngân
sách Nhà nƣớc cấp cho cơ quan theo chế độ quy định. Đảm bảo các hạot động
của cơ quan theo đúng quy chế quản lý tài chính hiện hành. Phòng tổ chức
hành chính phải có trách nhiệm tham mƣu việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội
bộ của cơ quan khi thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính
đảm bảo hoạt động bình thƣờng và từng bƣớc nâng cấp trang bị điều kiện làm
việc của cơ quan, đảm bảo tăng thu nhập và cải thiện nâng cao đời sống cho
cán bộ công chức.
- Phòng Thanh tra tài chính: giúp Giám Đốc Sở thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của Giám Đốc Sở theo Luật Thanh tra; xây dựng và tổ
chức thực hiện Kế hoạch thanh tra hàng năm; Xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Thực hiện nhiệm vụ
phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về
chống tham nhũng; Tổ chức tiếp dân và tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại tố cáo
32
của công dân, tham mƣu cho Giám Đốc sở thực hiện giải quyết và xử lý đơn
thƣ theo Luật.
- Phòng Kế hoạch ngân sách: Tham mƣu cho Giám đốc Sở trong lĩnh
vực quản lý, điều hành ngân sách; xây dựng và hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch
dài hạn, trung hạn và xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm;
phƣơng án phân cấp thu chi ngân sách địa phƣơng; tham gia xây dựng các cơ
chế chính sách tài chính địa phƣơng địa phƣơng; công tác kế toán, quyết toán,
ngân sách địa phƣơng, quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính địa
phƣơng, các khoản vay và viện trợ của địa phƣơng v.v..
- Phòng Quản lý ngân sách xã: Tham mƣu giúp Giám Đốc Sở thực
hiện công tác quản lý ngân sách xã, phƣờng, thị trấn trong toàn tỉnh; hƣớng
dẫn và tổng hợp dự toán, quyết toán ngân sách xã hằng năm; hƣớng dẫn thực
hiện các chính sách chế độ về tài chính ngân sách xã, tham gia xây dựng các
chính sách tài chính ngân sách xã của địa phƣơng; phối hợp với các ngành
triển khai thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của tỉnh đối với cấp xã v.v….
- Phòng Tài chính Hành chính - Sự nghiệp: Tham mƣu giúp Giám Đốc
Sở thực hiện quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp cấp tỉnh; hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán, lập quyết toán hằng
năm; thực hiện các chính sách, chế độ tài chính; Phối hợp quản lý kinh phí uỷ
quyền, các chƣơng trình mục tiêu của TW, địa phƣơng, kinh phí các chƣơng
trình đề án phân bổ cho các sở ngành, đơn vị cấp tỉnh v.v…
- Phòng Tài chính - Đầu tư: Tham mƣu giúp Giám Đốc Sở thực hiện
nhiệm vụ quản lý Tài chính đầu tƣ trên địa bàn; phối hợp với Sở KH-ĐT và
các cơ quan có liên quan xây dựng dự toán và phƣơng án phân bổ dự toán đầu
tƣ XDCB hàng năm; thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn
thành theo phân cấp; tham gia thẩm định các dự án đầu tƣ do tỉnh quyết định;
v.v….
33
- Phòng Quản lý Giá- Công sản: Tham mƣu giúp Giám Đốc Sở triển
khai thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giá trên địa bàn; tham mƣu
hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý tài sản công; cung cấp thông tin về giá
vật liệu xây dựng, giá các mặt hàng khác theo quy định; phối hợp tổ chức
công tác thẩm định giá đền bù giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất
v.v...
- Phòng Tin học và Thống kê tài chính: Tham mƣu giúp Giám Đốc Sở
về định hƣớng phát triển công nghệ thông tin và công tác thống kê tài chính;
xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển công nghệ
thông tin ngành tài chính; tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và
thực hiện công tác thống kê tài chính; hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng ban của
sở và Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện thành phố trong việc chuyển
giao các ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài chính v.v...
- Phòng Tài chính doanh nghiệp: Tham mƣu giúp Giám Đốc Sở thực
hiện các nghiệp vụ quản lý Tài chính doanh nghiệp trên địa bàn; phối hợp với
các ngành liên quan đề xuất công tác đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nƣớc; tổ chức triển khai chế độ, chính sách đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn v.v..
- Đơn vị trực thuộc Sở: Trung tâm Tƣ vấn và Dịch vụ Tài chính là đơn
vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, có chức năng tổ chức hoạt
động Tƣ vấn - Dịch vụ về tài sản và thẩm định giá; phối hợp với các phòng
ban của Sở tổ chức các hoạt động tập huấn đào tạo, các dịch vụ tài chính khác
theo quy định v.v…
2.2. Thực trạng văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng
Khi tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra tại thời điểm tháng 9 năm
2014 đƣợc thực hiện với 20 ngƣời dân, đại diện của cơ quan, doanh nghiệp
đến công tác thƣờng xuyên tại Sở Tài chính Hải Dƣơng cho ý kiến đánh giá
về Văn hóa hành chính phục vụ cho thấy:
34
Bảng 2.1: Kết quả điều tra khảo sát về đánh giá VHHC phục vụ năm
2014 tại Sở Tài chính Hải Dƣơng
STT
Nội dung
Tốt
Bình
thƣờng
Không
Kém
có ý
kiến
1
Phong cách giao tiếp, ứng xử
85%
10%
5%
-
2
Tác phong làm việc, kỷ luật công vụ
40%
50%
10%
-
3
Thời gian giải quyết công việc
85%
10%
5%
-
4
Năng lực chuyên môn của CBCC
75%
25%
-
-
65%
30%
5%
-
5
Chất lƣợng công tác thủ tục hành
chính
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại Sở Tài chính Hải Dương
Trong các nội dung đƣợc hỏi về văn hóa hành chính phục vụ, Sở Tài
chính Hải Dƣơng đƣợc đánh giá tƣơng đối cao về phong cách giao tiếp, ứng
xử (câu hỏi 2.1), thời gian giải quyết công việc (câu hỏi 2.3), năng lực công
tác chuyên môn của CBCC (câu hỏi 2.4) và chất lƣợng công tác thủ tục hành
chính (câu hỏi 2.5). Tuy nhiên về mặt tác phong làm việc, kỷ luật công vụ
(câu hỏi 2.2) chỉ đƣợc đánh giá ở mức bình thƣờng và cũng phản ảnh với 10%
số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là vẫn còn kém. Điều này cho thấy, trong quá
trình làm việc và tiếp xúc với khách, Sở Tài chính đã làm tốt vai trò và chức
năng của mình khi thực thi công việc, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng kém
ý thức của một bộ phận CBCC đƣợc ngƣời dân phản ánh lại.
Ngoài ra, khi khảo sát điều tra mức độ hài lòng về VHHC phục vụ của
cơ quan (tháng 9 năm 2014) đối với 20 ngƣời là CBCC viên chức đang làm
việc tại Sở thì kết quả cho thấy:
35
Bảng 2.2: Kết quả điều tra khảo sát về mức độ hài lòng về VHHC phục
vụ năm 2014 tại Sở Tài chính Hải Dƣơng
STT
1
2
3
Nội dung
Tốt
Cơ sở vật chất, môi trƣờng làm
việc
Phong cách giao tiếp, ứng xử
Tác phong làm việc, kỷ luật công
vụ
Bình
thƣờng
Không
Kém
có ý
kiến
50%
45%
5%
-
90%
10%
-
-
50%
45%
5%
-
4
Thời gian giải quyết công việc
70%
25%
5%
-
5
Năng lực chuyên môn của CBCC
75%
25%
-
-
70%
30%
-
-
6
Chất lƣợng công tác thủ tục hành
chính
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại Sở Tài chính Hải Dương
Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy, hầu nhƣ các cán bộ đều hài lòng về
các nội dung đã nêu nhƣ giao tiếp ứng xử (90%) và năng lực chuyên môn
(75%) và chƣa hài lòng lắm về cơ sở vật chất, tác phong làm việc và chất
lƣợng công tác thủ tục hành chính.
Ngoài ra, khi đƣợc đƣa ra yếu tố nào Sở Tài chính nên thay đổi để có
thể phát triển văn hóa hành chính phục vụ thì kết quả cho thấy:
36
Bảng 2.3. Kết quả về giải pháp để thực hiện việc phát triển văn hóa hành
chính phục vụ
STT
Nội dung
1
Cơ sở vật chất, môi trƣờng làm việc
2
Giao tiếp, ứng xử
3
Tác phong làm việc, kỷ luật công vụ
4
Thời gian giải quyết công việc
5
Năng lực chuyên môn của CBCC
6
Chất lƣợng công tác thủ tục hành chính
7
Tất cả các nội dung trên
Tỷ lệ %
100%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại Sở Tài chính Hải Dương năm 2014
Theo kết quả bảng 2.3 cho thấy, 100% số ngƣời đƣợc hỏi đều nghĩ rằng
biện pháp tốt nhất để phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính
là phối hợp đồng bộ các nội dung: từ cơ sở vật chất, tác phong làm việc…chất
lƣợng thủ tục hành chính. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến góp ý là để làm
đƣợc các giải pháp đồng bộ, hiệu quả thì lãnh đạo cơ quan cần chú trọng hơn
nữa việc phát triển một nền văn hóa hành chính phục vụ hiện đại, chuyên
nghiệp; từ đó có chủ trƣơng chỉ đạo đúng đắn đến cán bộ công chức, viên
chức, xây dựng bộ mặt mới về nét văn hóa "phục vụ dân" tại các cơ quan
công quyền tại tỉnh.
Phƣơng pháp sử dụng Phiếu khảo sát còn mang tính khách quan, đối
tƣợng đƣợc hỏi còn ở phạm vi hẹp, một nhóm ngƣời. Tuy nhiên, đây cũng là
một cơ sở để nhìn nhận lại những cái đã đạt đƣợc, đƣợc các cá nhân, tổ
chức…công nhận và những mặt còn tồn tại, cần phải sửa đổi để có thể phát
triển văn hóa hành chính phục vụ từ những văn hóa truyền thống.
37
Văn hóa hành chính phục vụ là một bộ phận của văn hóa tổ chức nên
khi phân tích thực trạng văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải
Dƣơng thì các nhân tố chủ yếu để đánh giá đƣợc chia nhƣ các yếu tố cấu
thành văn hóa tổ chức.
2.2.1. Về những quá trình và cấu trúc hữu hình
2.2.1.1. Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc
Trong công tác điều hành, ban lãnh đạo đã phát huy tối đa tính chủ
động sáng tạo trong thực thi công việc, cấp trên tôn trọng, sẵn sàng lắng nghe
ý kiến tham mƣu của cấp dƣới, cấp dƣới chấp hành, phục tùng ý kiến của cấp
trên. Các cấp ủy, Ban lãnh đạo, BCH các đoàn thể có sự phối hợp tốt để tất cả
các nghị quyết, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc đƣợc triển khai thực hiện theo tiến độ và đƣợc phổ biến rộng rãi
đến toàn thể CBCC trong cơ quan. Từ đó, giúp cán bộ thực hiện công việc
đƣợc thuận lợi và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Lãnh đạo chỉ đạo kịp thời các đơn vị trực thuộc sắp xếp tổ chức bộ máy
theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng và các Chỉ thị Nghị quyết của Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về tinh giảm bộ máy, sắp xếp tổ
chức bộ máy theo vị trí việc làm, luân chuyển cán bộ một cách hợp lý, đảm
bảo tinh gọn có chất lƣợng theo quy trình hƣớng dẫn của cấp trên.
Ban lãnh đạo Sở cũng rất quan tâm đến việc khen thƣởng những cá
nhân có thành tích xuất sắc trong năm bằng những bằng khen, giấy khen, đề
cử chiến sỹ thi đua với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ tài chính…từ đó làm căn cứ
tăng lƣơng trƣớc thời hạn cho cán bộ, bổ nhiệm cán bộ…đây cũng là một
trong những động lực giúp cán bộ luôn không ngừng phấn đấu làm việc tốt để
vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa đƣợc ghi nhận xứng đáng với công sức đã bỏ
ra.
Ban lãnh đạo Sở cũng đã kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh các hành vi của
một bộ phận công chức có thái độ không tích cực trong công việc, hạch sách
38
gây nhiễu đối với các đơn vị, cá nhân đến làm việc, hòng tƣ lợi cá nhân. Các
cá nhân có biểu hiện nhƣ vậy đã bị kỷ luật, khiển trách, đề nghị rút kinh
nghiệm trong công tác, có ngƣời phải chuyển công tác khi mắc phải sai phạm.
Ban lãnh đạo luôn ý thức vấn đề xây dựng cơ quan hành chính phục vụ
cho nhân dân tốt nhất, đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn thƣ khiếu nại, các nghiệp
vụ thƣờng xuyên và đột xuất thuộc lĩnh vực Sở quản lý; kết hợp với các Sở
ban ngành khác tham mƣu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chế độ
chính sách áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Từ đó góp phần thúc đẩy
hiệu suất làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng CBCC của Sở.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo cũng liên tục ủng hộ những cách làm đổi mới, ý
tƣởng sáng tạo của cán bộ trong giải quyết công việc, cập nhật các tiến bộ
khoa học công nghệ mới để giảm bớt thủ tục hành chính trong xử lý công
việc. Năm 2014, Sở cũng đã cập nhật phần mềm quản lý văn bản mới, phân
công trách nhiệm xử lý công việc trên website, giúp CBCC có thể nắm đƣợc
các công việc phải phụ trách, thời gian hoàn thành, giảm bớt giấy tờ
photocopy, ai trong cơ quan muốn tìm tài liệu văn bản cũng dễ dàng hơn.
Chính những cố gắng của ban lãnh đạo cũng nhƣ cán bộ cơ quan, Sở
Tài chính Hải Dƣơng đã đƣợc cấp trên ghi nhận qua những bằng khen, giấy
khen: ngoài những bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính, năm
2010, Sở Tài chính đã vinh dự đƣợc nhận Huân chƣơng lao động Hạng Nhất
và Huân chƣơng độc lập Hạng Ba. Đó chính là sự ghi nhận của Đảng và Nhà
nƣớc và là niềm tự hào của những cán bộ đã và đang công tác tại cơ quan.
2.2.1.2. Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của CBCC
Sở Tài chính Hải Dƣơng là nơi thƣờng xuyên tiếp xúc với dân, với các
cơ quan hữu quan, ban đồng nghiệp trong ngành và cấp trên. Chính vì vậy, tác
phong làm việc và phong cách giao tiếp, ứng xử có vai trò hết sức quan trọng,
là một trong những tiêu chí quan trọng để nhìn nhận về văn hóa hành chính
phục vụ của cơ quan công quyền nhà nƣớc.
39
Năm 2011, đƣợc sự cho phép của UBND tỉnh Hải Dƣơng, Sở Tài chính
đã chính thức ra mắt website http://sotaichinh.haiduong.gov.vn nhằm cập nhật
thông tin, các chế độ chính sách của cơ quan về: Quản lý tài chính, ngân sách,
công sản, giá cả, quản lý vốn đầu tƣ Xây dựng cơ bản và phí, lệ phí trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng… Điều này đã giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho
các đơn vị, cơ quan, cá nhân, rút ngắn thời gian trong việc cung cấp thông tin,
theo đúng hƣớng của công cuộc cải cách hành chính của Nhà nƣớc.
Năm 2012, Sở Tài chính đã đƣợc Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất
lƣợng, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý
chất lƣợng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 gắn liền với cải cách thủ
tục hành chính và tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nƣớc.
Hình 2.2 : Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
Theo Báo cáo công chức năm 2014 của Sở cho thấy đến 31/12/2014,
tổng biên chế hành chính, sự nghiệp và lao động hợp đồng là 90 ngƣời. Trong
đó: trình độ trên đại học và sau đại học là 83 ngƣời (94,3%); trình độ chuyên
môn cao đẳng, trung cấp là 07 ngƣời (5,7%). Số cán bộ CCVC có trình độ cử
nhân, cao cấp lý luận chính trị là 11 ngƣời, trình độ trung cấp lý luận chính trị
là 64 ngƣời; sơ cấp chính trị là 15 ngƣời. Từ số liệu trên có thể thấy trình độ
40
chuyên môn, trình độ nhận thức đều đáp ứng đƣợc các điều kiện để xử lý các
công việc cấp trên giao phó.
Sở Tài chính là nơi diễn ra các nghiệp vụ nhƣ quản lý ngân sách các
cấp, quản lý vốn đầu tƣ, thanh tra tài chính…đòi hỏi các CBCC phải có kiến
thức nghiệp vụ sâu, thƣờng xuyên cập nhật các văn bản chế độ mới, nhanh
chóng giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi quản lý, đơn thƣ khiếu
nại của dân…Các cán bộ Sở luôn cố gắng hoàn thành công việc và đạt kết quả
tốt. Đối với những thắc mắc về chế độ chính sách của các đơn vị huyện, xã thì
đều đƣợc xử lý kịp thời, thậm chí còn hƣớng dẫn tận tình qua điện thoại, qua
phần mềm hỗ trợ trực tuyến Teamview... Đây có thể nói là những nỗ lực của
các cán bộ CCVC Sở Tài chính, vừa hoàn thành công tác chuyên môn lãnh
đạo giao, vừa tận tình giúp đỡ các đơn vị cấp dƣới khi cần thiết.
Việc giao tiếp, ứng xử trong nội bộ cơ quan và với đơn vị, ngƣời dân,
doanh nghiệp luôn đƣợc CBCC chú trọng. Trong cơ quan, các cán bộ luôn
gắn bó, đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các
đồng nghiệp, cán bộ có thâm niên cao hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình cho cán bộ
trẻ…Đối với khách, cán bộ Sở luôn có thái độ lịch sự, ngôn ngữ chuẩn mực,
nhất là đối với ngƣời dân đến liên hệ công việc.
2.2.1.3. Kỷ luật, kỷ cương, đạo đức của CBCC
Các cán bộ tại Sở Tài chính luôn ý thức đƣợc vai trò gƣơng mẫu của
ngƣời cán bộ trong việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan,
tránh trƣờng hợp đi muộn, về sớm.
Việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh luôn đƣợc
các cấp ủy Đảng quan tâm. Cuốn sách "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng,
cuộc sống riêng giản dị" của Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hải Dƣơng đƣợc ban
hành rộng rãi đến từng chi bộ; các chi bộ tổ chức các buổi học tập chuyên đề
41
nhằm quán triệt và áp dụng các tiêu chuẩn cần có của một cán bộ hành chính
hiện đại nhƣ "nêu cao tinh thần trách nhiệm", "tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
chống chủ nghĩa cá nhân"…để các cán bộ CCVC tham luận và từ đó phấn đấu
thực hiện.
Các CBCC Sở luôn cố gắng làm việc theo tinh thần phục vụ nhân dân,
tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tƣ", theo đúng các quy định tại Luật cán bộ, công chức và Luật
phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, những CBCC Sở cũng luôn luôn ý
thức tránh xa các biểu hiện nhƣ hách dịch, nhũng nhiễu, lợi dụng quyền hạn
nhà nƣớc trao cho để tham ô, tham nhũng…hay trốn tránh trách nhiệm, thoái
thác công việc đƣợc giao…
2.2.1.4. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công chức, viên chức
Cơ chế đãi ngộ đối với CBCC đƣợc Ban lãnh đạo hết sức quan tâm.
Chính sách nâng lƣơng trƣớc thời hạn cho các cán bộ CCVC theo chế độ, các
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ nhƣ tiền lƣơng, bảo hiểm…đƣợc
cơ quan thực hiện đầy đủ kịp thời. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo luôn tạo điều
kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí, động viên khuyến khích các CBCC, viên
chức tham gia học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ, quản lý Nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học…hay lớp Kỹ năng giao tiếp
và văn hóa công sở, giúp các cán bộ vừa nâng cao về mặt nghiệp vụ, vừa phát
triển các kỹ năng cần thiết giúp ích cho công việc hành chính, phải thƣờng
xuyên tiếp xúc với ngƣời dân.
Cùng với việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn mà cấp trên
giao phó, Sở Tài chính Hải Dƣơng cũng rất chú trọng phát triển các phong
trào văn hóa - văn nghệ cũng nhƣ quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần
của cán bộ CCVC. Tại Sở có bố trí 02 sân cầu lông, một phòng đánh bóng
bàn. Việc này đã thu hút đƣợc nhiều cán bộ CBVC tham gia sinh hoạt và tập
luyện thƣờng xuyên sau giờ làm việc. Các cán bộ Sở cũng thƣờng xuyên tham
42
gia các giải thi đấu trong tỉnh do Khối các cơ quan tổng hợp tổ chức, thi đấu
giao lƣu với phòng tài chính các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn
tỉnh…và đạt đƣợc nhiều thành tích cao. Ngoài ra, phong trào văn nghệ cũng
đƣợc diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Tài chính, đội
văn nghệ Sở Tài chính Hải Dƣơng với 5 tiết mục tham gia, đã đạt đƣợc giải
Nhất toàn đoàn, đây cũng là ghi nhận sự nỗ lực của các cán bộ CCVC không
ngại khó khăn, tập luyện suốt 02 tháng…và còn rất nhiều đợt giao lƣu văn
nghệ với các cơ quan, đơn vị tỉnh khác.
Hình 2.3 - Hoạt động văn hóa văn
Hình 2.4 - Đội bóng đá Sở Tài
nghệ nhân kỷ niệm 65 năm thành lập
chính
ngành Tài chính
Công tác Đền ơn đáp nghĩa, Uống nƣớc nhớ nguồn, ủng hộ các nạn
nhân chất độc da cam, thƣờng xuyên thăm hỏi các gia đình chính sách,
thƣơng binh liệt sĩ, các em thiếu nhi tại Trung tâm bảo trợ xã hội…là các hoạt
động thiết thực và nhân văn, đƣợc các CBCC hƣởng ứng nhiệt tình. Bên cạnh
đó, công đoàn Sở cũng thƣờng xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời đối
với cán bộ, đoàn viên và thân nhân khi đau ốm, gặp hoàn cảnh khó khăn.
43
Hàng năm, công đoàn, đoàn thanh niên cơ quan tổ chức các chuyến
tham quan du lịch hè cho toàn thể cán bộ CCVC, cho thanh niên trong Sở, tổ
chức các cuộc du lịch trong và ngoài nƣớc cho cán bộ…đây là cơ hội để mọi
ngƣời đƣợc giao lƣu, tăng tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau. Ban nữ công Sở
cũng tổ chức khám sức khỏe cho chị em nhân ngày 8/3, tổ chức các cuộc học
tập để nâng cao sức khỏe, kỹ năng sống hạnh phúc…tổ chức và tặng quà cho
các cháu thiếu nhi nhân dịp 1/6; đoàn thanh niên tổ chức rằm trung thu cho
các con em cán bộ Sở…là những hoạt động không thể thiếu của Sở. Chính
những truyền thống tốt đẹp này đã khiến cán bộ cơ quan gần gũi nhau hơn,
chia sẻ không những công việc mà còn cả trong cuộc sống hàng ngày. Chính
vì vậy, năm nào Sở Tài chính cũng Ủy ban thành phố Hải Dƣơng công nhận
nhận là cơ quan duy trì và phát huy tốt danh hiệu cơ quan đơn vị văn hóa.
Hình 2.5 - Giấy công nhận Sở Tài chính Hải Dƣơng duy trì và phát huy
danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa năm 2013
44
2.2.1.5. Cơ sở vật chất và môi trường làm việc
Hình 2.6 - Trụ sở Sở Tài chính Hải Dƣơng (Số 15 - Phố Nguyễn Du TPHD)
Cơ quan đã chấp hành quy chế văn minh công sở, cơ quan có biển tên
đặt ở cổng chính rõ ràng, có sơ đồ cụ thể của các phòng ban thuận tiện cho
khách đến liên hệ công tác. Các phòng ban của Sở đã thực hiện không để bàn
uống nƣớc, thắp hƣơng trong phòng làm việc. Việc bài trí phòng làm việc của
các phòng ban tƣơng đối gọn gàng, hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ và
đạt tiêu chuẩn. Các cán bộ CCVC đều đƣợc trang bị thiết bị bàn làm việc,
máy vi tính đồng bộ và hiện đại, có điều hòa tại các phòng, đáp ứng đƣợc nhu
cầu công việc.
Với chủ trƣơng đúng đắn, đầu tƣ về cơ sở vật chất đã tạo ra môi trƣờng
làm việc hết sức hài hòa, góp phần giúp các cán bộ CCVC làm việc với tinh
thần hăng say và nhiệt tình, đem lại hiệu quả cao trong công việc.
2.2.2. Về hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố
Tại Sở Tài chính Hải Dƣơng, Ban Giám đốc luôn đặt ra và nêu cao tinh
thần tôn trọng kỷ luật của cơ quan, thông qua các Nội quy, quy chế hoạt động
đƣợc ban hành. Để phát huy tính dân chủ của cán bộ công chức viên chƣc
45
(CCVC), Lãnh đạo Sở ban hành bản Dự thảo và gửi tới từng phòng, ban,
trung tâm. Các cán bộ từ đó có điều kiện đƣợc tham gia góp ý, bổ sung vào
bản dự thảo; nội quy, quy chế cuối cùng đƣợc lãnh đạo xem xét và ký duyệt.
Ngoài ra, lãnh đạo cũng ban hành công khai chế độ chi tiêu nội bộ của cơ
quan đến từng cán bộ CCVC; thông qua bản Quy chế "Về việc chi tiêu nội bộ,
quản lý và sử dụng tài sản công của Sở Tài chính Hải Dương", các cán bộ có
thể nắm đƣợc quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ phải thực hiện.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, hàng năm cơ quan xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ thông qua Đại hội cán bộ công chức, viên chức vào đầu năm,
quy chế tiếp công dân vào thứ 4 hàng tuần. Thực hiện quy chế dân chủ gắn
với công tác quy hoạch cán bộ, gắn với việc thực hiện Luật cán bộ công chức
tạo điều kiện cho CBCC phát huy quyền làm chủ của mình, nâng cao trách
nhiệm của từng CBCC khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, gắn với
việc xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan phù hợp với thực tế,
gắn với việc thực hiện chế độ thủ trƣởng thực hiện việc giao ban…
Ban hành theo quyết định số 1360/QĐ-STC ngày 05/7/2012 của Giám
đốc Sở tài chính là các nội dung về Mục tiêu chất lƣợng và Chính sách chất
lƣợng đƣợc đặt khung, treo tại các phòng; trở thành khẩu hiệu và mục tiêu
phấn đấu làm việc cho cán bộ CCVC. Trong Chính sách chất lƣợng, Sở Tài
chính Hải Dƣơng cam kết:"Thông qua áp dụng quản lý chất lượng theo TCVN
ISO 9001:2008 gắn liền với cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế
một cửa, Sở sẽ quy trình hóa xử lý công việc thuộc chức năng giúp UBND
tỉnh quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tạo điều kiện thuận
lợi để cán bộ, công chức, viên chức, trước hết là các cán bộ lãnh đạo, quản lý
chủ chốt chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc, nắm vững và kiểm
soát công việc tốt hơn, góp phần để Sở hoàn thành nhiệm vụ với hiệu lực,
hiệu quả cao hơn"
46
Hình 2.7. Mục tiêu chất lƣợng và chính sách chất lƣợng năm 2014
Vấn đề thủ tục hành chính nhà nƣớc luôn đƣợc dƣ luận quan tâm, ý
thức đƣợc điều đó, Sở Tài chính đã công khai và dán các quy trình thủ tục
hành chính ngay tại phòng văn thƣ, giúp cho ngƣời dân hay đơn vị có thể tự
tìm hiểu và làm theo
Hình 2.8. Niêm yết các thủ tục hành chính và thông tin tiếp nhận phản
ánh,
kiến nghị thuộc phạm vi giải quyết của Sở Tài chính Hải Dƣơng
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TƢ của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với việc triển khai Đại
hội Đảng lần thứ XI và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bộ phận
cán bộ đảng viên là nhiệm vụ chính trị quan trong. Sở Tài chính đã ban hành
47
chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức, viên chức trên website cũng nhƣ tiến
hành tuyên truyền tại các cuộc họp chi bộ hàng tháng. Sở cũng đã tổ chức cho
100% CBCC viên chức trong cơ quan tham gia học tập, nghiên cứu chỉ thị
của cấp trên về đạo đức cán bộ trong thời kỳ đổi mới.
Hình 2.9. Chuẩn mực đạo đức của ngƣời CBCC Sở Tài chính
Chính từ những mục tiêu cụ thể đã đƣợc ban hành, phổ biến đến từng
cán bộ CCVC (chất lƣợng công việc, đạo đức cán bộ, thủ tục hành chính…)
nên các cán bộ CCVC đã có những định hƣớng khi giải quyết công việc cũng
nhƣ ý thức về giữ gìn đạo đức của ngƣời cán bộ trong cơ quan nhà nƣớc.
2.2.3. Những ngầm định nền tảng và quan niệm chung (niềm tin, suy nghĩ
và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định)
Tại Sở Tài chính Hải Dƣơng, tinh thần đoàn kết, lối sống giản dị, tác
phong khiêm tốn, giải quyết công việc sáng tạo luôn là yếu tố đƣợc các cơ
quan bạn khen ngợi; các cán bộ mới khi vào môi trƣờng làm việc này đều dần
hoàn thiện và cố gắng hoàn thành tốt công việc đƣợc giao; ngƣời dân hay đơn
vị đến làm việc tại Sở đƣợc cán bộ tận tình giúp đỡ và giải quyết công việc
theo đúng thời gian quy định, dần dần xóa bỏ quan niệm các cơ quan nhà
nƣớc là luôn tìm cách hạch sách, nhũng nhiễu…hay suy nghĩ về cơ quan nhà
nƣớc với cơ chế "xin - cho" thì mới đƣợc việc.
48
Cơ quan có chính sách khuyến khích học tập, phấn đấu trong công việc
và đƣợc khen thƣởng, nâng lƣơng…thỏa đáng nên cán bộ trong cơ quan làm
việc với tinh thần hứng khởi, không bị áp lực, gò bó. Sự liên kết giữa các
phòng ban, các cán bộ trong Sở và giữa Sở với các cơ quan khác luôn giữ
vững ổn định, các công việc có thể trao đổi kinh nghiệm, lắng nghe và tôn
trọng ý kiến đóng góp của nhau về một vấn đề.
Chính những giá trị vô hình đó nhƣ một sợi dây tạo nên sự gắn kết vô
giữa từng thành viên trong cơ quan; các cán bộ quan tâm đến nhau cả về mặt
công việc và đời sống tinh thần, chia sẻ cho nhau những khó khăn và cùng
hƣớng tới giải quyết và vƣợt qua nó; từ đó góp phần vào việc giải quyết các
công việc nhà nƣớc đƣợc tốt hơn.
2.3. Những hạn chế trong quá trình phát triển văn hóa hành chính phục
vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng - Nguyên nhân chủ yếu
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì trong quá trình phát triển
văn hóa hành chính phục vụ, Sở Tài chính Hải Dƣơng cũng có những mặt hạn
chế nhất định, thể hiện ở một số yếu tố chính sau:
2.3.1. Về những quá trình và cấu trúc hữu hình
2.3.1.1. Về phƣơng thức quản lý và lề lối làm việc
Bản thân lãnh đạo đôi khi chƣa gƣơng mẫu trong thực thi mọi quy tắc
chuẩn mực, khiến nhân viên cấp dƣới thấy bản thân cũng có thể vi phạm
tƣơng tự nhƣ vậy.
Sự khen ngợi, phê bình của lãnh đạo đối với cấp dƣới đôi khi chƣa
đúng lúc, đúng ngƣời, hoặc không đúng với hoàn cảnh thực tại. Đôi khi lãnh
đạo có thái độ chỉ trích một chiều đối với cấp dƣới, thiếu sự bình tĩnh, điềm
đạm; làm cho cấp dƣới e ngại không dám bộc lộ những suy nghĩ về vấn đề
đang giải quyết.
Việc cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tài chính còn tiến
hành nửa vời, văn thƣ kiêm nhiệm luôn việc nhận hồ sơ sau đó Lãnh đạo Sở
49
mới phân công về các phòng chức năng để giải quyết nên nhiều lúc còn gây ra
tình trạng một số bộ hồ sơ không đƣợc giải quyết kịp thời, ngƣời dân còn phải
đi lại nhiều; nếu có sai sót thì dân phải gặp gỡ cán bộ trực tiếp giải quyết hồ
sơ.
Hiện nay tại Sở tuy đã ấn định giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tiếp xúc
với dân vào thứ 4 hàng tuần nhƣng thực tế còn chƣa xây dựng đƣợc phòng
tiếp dân hay có bộ phận tiếp dân thƣờng trực hàng tuần riêng (gồm các thành
phần nhƣ lãnh đạo Sở thƣờng trực, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ
phòng Thanh tra). Khách gồm ngƣời dân, đơn vị, cơ quan khác khi liên hệ thì
thƣờng đƣa văn thƣ khiếu nại cho văn thƣ, văn thƣ sẽ vào sổ và gửi lên lãnh
đạo Sở, từ đó ngƣời dân mới biết là phân cho bộ phận nào xử lý, gây mất thời
gian, công việc của khách, ảnh hƣởng không nhỏ đến sự nhìn nhận của khách
với việc "phục vụ" dân.
2.3.1.2. Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của CBCC
Bộ phận đầu tiên khi đến công sở là ngƣời thƣờng trực. Đây là ngƣời
đại diện cơ quan giải đáp những yêu cầu ban đầu và chỉ dẫn cho cơ quan, tổ
chức, ngƣời dân đến đúng phòng ban liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Tuy
nhiên, tại Sở Tài chính công tác thƣờng trực chƣa đƣợc quan tâm chú ý, việc
bố trí sắp xếp ngƣời làm công việc này còn làm kiêm nhiệm công tác văn thƣ,
dẫn đến tình trạng có lúc bận việc mà thiếu vui vẻ, nhiệt tình với khách, vì
vậy đã xảy ra tình trạng nhiều ngƣời dân còn phàn nàn.
Phong cách làm việc của một bộ phận CBCC còn chƣa chuyên nghiệp,
còn hiện tƣợng "nƣớc đến chân mới nhảy", không có kế hoạch cụ thể, sao
nhãng công việc nên nhiều lúc quên công việc đang cần xử lý là những gì, dẫn
đến thiếu xót trong tham mƣu với lãnh đạo, nhiều lúc khi đến thời hạn chót thì
mới cố gắng tìm tài liệu để giải quyết công việc.
50
Văn hoá giao tiếp với đồng nghiệp, với đơn vị hay giao tiếp qua điện
thoại cũng chƣa đƣợc quan tâm, thiếu kỹ năng giao tiếp điện thoại; xƣng hô
giữa các đồng nghiệp và qua điện thoại còn tuỳ tiện, chƣa chuẩn mực.
Trong việc tiếp xúc với đơn vị, với dân, do thiếu những kỹ năng cần
thiết nên nhiều lúc cán bộ phát ngôn còn chƣa tốt, không hợp ngữ cảnh, gây
hiểu nhầm không đáng có, ảnh hƣởng đến cá nhân và cơ quan.
Việc ứng xử có văn hóa đối với cán bộ đôi khi còn bị coi nhẹ, mang
tính chất cá nhân là chủ yếu, chƣa đƣa uy tín cũng nhƣ hình ảnh cơ quan nên
trên cái "tôi" cá nhân: trong những tình huống không đạt đƣợc tiếng nói chung
về một vấn đề, hai bên có nhiều lúc tranh luận gay gắt với nhau, không ai chịu
hiểu ai, dẫn đến bất đồng ý kiến càng lúc càng cao, ảnh hƣởng công việc.
Vì nhiều lý do khách quan nhƣ có quá nhiều việc phải xử lý trong thời
gian ngắn nên một số cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ không thể kịp thời gian
hoàn thành về mặt thời gian. Tuy nhiên, những cán bộ đó cũng không báo cáo
tiến độ thực hiện cho các lãnh đạo hay giải thích, chia sẻ với đơn vị đƣợc biết
nên gặp nhiều trƣờng hợp lãnh đạo hỏi mới giật mình, đơn vị thì bức xúc vì
tiến độ công việc bị ảnh hƣởng.
Một bộ phận CBCC khi tham gia công tác vẫn còn đề cao lợi ích cá
nhân, xảy ra hiện tƣợng khi đƣợc cấp trên giao công việc khó giải quyết thì
viện lý do để đẩy công việc cho ngƣời khác (nhất là những vụ việc còn đang
xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa dân với cơ quan công quyền, dân với dân…)
nhằm tránh đụng chạm cũng nhƣ là tránh dân bức xúc gây khó. Một số trƣờng
hợp dân đến làm việc thì còn hiện tƣợng trả lời vòng vo, khiến dân phải đi
đến liên hệ nhiều lần mà không đạt đƣợc kết quả, gây bức xúc cho dân.
Trong thời gian làm việc, một bộ phận cán bộ cũng tận dụng thời gian
rảnh rỗi để làm công việc riêng của bản thân, đến lúc lãnh đạo cần lấy số liệu
đi họp hay cần tham mƣu gấp để báo cáo lãnh đạo cấp trên thì không liên lạc
đƣợc.
51
Hiện nay, tuy số lƣợng trình độ đại học và trình độ thạc sỹ của Sở đang
từng bƣớc tăng lên hàng năm nhƣng năng lực xử lý công việc cũng nhƣ phản
ứng nhanh với các tình huống phát sinh của một bộ phận cán bộ trẻ vẫn còn
yếu, nhiều lúc còn xảy ra sơ sót, nhầm lẫn. Có rất nhiều cán bộ mới ra trƣờng
đã nhanh chóng thích nghi công việc mới, chăm chỉ học hỏi từ sách báo, tìm
tòi tra cứu chế độ chính sách từ những văn bản nhà nƣớc ban hành nhƣng
cũng có một bộ phận cán bộ trẻ còn chây ì, không chịu tìm hiểu để thích ứng
nhanh với công việc, còn hiện tƣợng tâm lý làm cho xong nên xảy ra hiện
tƣợng nhiều lúc tìm hiểu chƣa sâu đã tham mƣu cho lãnh đạo, dẫn đến một số
trƣờng hợp bị đơn vị phản ảnh lại, ảnh hƣởng xấu đến cơ quan.
Ngoài ra, một số cán bộ có kinh nghiệm thì lại dựa vào kinh nghiệm có
sẵn mà không tiếp thu cái mới nhƣ có những phần mềm mới đƣa vào sử dụng,
giúp ích cho việc giảm bớt khó khăn trong việc xử lý số liệu nhƣng không
muốn học, giữ nguyên cách làm việc, "bảo thủ" làm cho công việc bị trì trệ,
số liệu không kịp thời, gây bức xúc cho chính các cán bộ trong cơ quan cũng
nhƣ nhận đƣợc phản ánh của ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp. Đây cùng là
một nguyên nhân dẫn đến thời gian giải quyết công việc chƣa đúng quy định.
Hình ảnh ngƣời cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại là ngƣời cẩn thận ngay
trong cách ăn mặc khi giao tiếp với ngƣời dân. Nhiều cán bộ vẫn chƣa chấp
hành việc đeo thẻ công chức khi làm việc, khiến ngƣời dân đến không phân
biệt đƣợc đâu là khách đâu là cán bộ; nhiều cán bộ trẻ còn ăn mặc chƣa
nghiêm túc, nhiều lúc hơi "phản cảm", ảnh hƣởng đến hình ảnh một cơ quan
văn hóa, văn minh khi các cơ quan, đơn vị bạn, ngƣời dân đến liên hệ công
tác.
Một bộ phận cán bộ cũng còn hút thuốc trong giờ làm việc, khi khách
đến thì trong phòng vẫn còn khói thuốc, ảnh hƣởng không nhỏ đến môi
trƣờng làm việc và đem lại ấn tƣợng không tốt với khách.
52
Một bộ phận cán bộ cũng chƣa có ý thức sắp xếp tài liệu gọn gàng, dọn
dẹp phòng làm việc ngăn nắp nên gây hình ảnh bừa bộn, mất cảnh quan.
2.3.1.3. Kỷ luật, kỷ cƣơng, đạo đức của CBCC
Với lĩnh vực công việc đặc thù nhạy cảm của Sở Tài chính thì hiện
tƣợng tham nhũng, sách nhiễu không phải là không có. Mặc dù đại bộ phận
cán bộ CCVC đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật
và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức. Tuy nhiên,
công tác kiểm tra, giám sát và tố giác hành vi, đối tƣợng phạm tội lại chƣa
đƣợc triển khai mạnh mẽ, còn nhiều cán bộ CCVC có thái độ né tránh, nể
nang với những hiện tƣợng quan liêu, tham nhũng.
Do cơ chế lƣơng bổng của nhà nƣớc quy định còn rất nhiều bất cập,
mức thu nhập của ngƣời lao động còn rất thấp so với khối các doanh nghiệp,
ngân hàng thì hầu nhƣ không đảm bảo mức sống nhƣ hiện nay. Khi đƣợc vào
biên chế Nhà nƣớc rồi thì lƣơng CBCC đƣợc tính theo hệ số, cứ đến hạn (3
năm) sẽ đƣợc nâng lƣơng. Chính vì vậy, khi có cơ hội đƣợc vào làm ở những
nơi có thu nhập cao hơn (nhƣ ngân hàng, doanh nghiệp…) thì có hiện tƣợng
nhiều CBCC bỏ việc. Nếu muốn giữ những ngƣời có năng lực thì thật khó với
chính sách lƣơng bổng hiện nay; hoặc dễ phát sinh các hiện tƣợng dùng quyền
lực nhà nƣớc trao cho để tham ô, hối lộ…
2.3.1.4. Cảnh quan và môi trƣờng làm việc
53
Hình 2.10. Phòng làm việc của CBCC
Do lịch sử để lại nên trụ sở cơ quan hiện nay quá chật hẹp, xây dựng
lắp ghép với những toà nhà đƣợc xây dựng cách đây hơn 30 năm đều đã
xuống cấp, lạc hậu chƣa đáp ứng về chỗ ngồi làm việc cho CBCC, phòng
đƣợc thiết kế quá nhỏ, một phòng ban bị chia thành nhiều phòng ảnh hƣởng
không nhỏ đến việc trao đổi thông tin cũng nhƣ điều hành công việc chung.
Cách bố trí nội thất nơi làm việc còn tuỳ tiện, chƣa bảo đảm, quá sơ sài, thiếu
mĩ quan.
Tuy các phòng đã có bố trí điều hòa làm việc nhƣng niên hạn sử dụng
đã lâu (trên 10 năm), thƣờng xuyên bị hỏng, một số phòng phải làm việc dƣới
nhiệt độ cao gây tâm lý không thoải mái, ảnh hƣởng tinh thần làm việc. Do
phòng làm việc nhỏ, ngƣời dân hay đơn vị đến cơ quan liên hệ công tác còn
gặp tình trạng không biết ngồi ở đâu vì tài liệu cũng nhƣ bàn làm việc đã kín
chỗ, ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh của cơ quan nhà nƣớc (Hình 2.7)
Vấn đề vệ sinh môi trƣờng công sở tại Sở Tài chính Hải Dƣơng chƣa
đƣợc quan tâm. Sở đã bố trí một nhân viên hợp đồng chuyên dọn dẹp một
tuần 2 lần nhƣng do nhiều rác từ các phòng ban nên nhiều lúc chƣa đảm bảo
đƣợc yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng sạch sẽ, thoáng mát, ví dụ nhƣ chỗ đổ rác
còn bừa bãi, công việc vệ sinh hàng ngày còn làm qua loa...tạo mỹ quan
không tốt khi khách đến làm việc.
54
2.3.2. Về hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố
Bản thân lãnh đạo cơ quan cũng chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng
của việc phát triển văn hoá hành chính phục vụ có đối với hiệu quả làm việc
của các CBCC cơ quan. Chính vì vậy, việc phát triển một nền hành chính hiện
đại, xây dựng một nền văn hóa hành chính phục vụ dân tại Sở tài chính Hải
Dƣơng còn thiếu đi những định hƣớng chung cũng nhƣ những hƣớng dẫn cụ
thể. Hiện nay tại cơ quan, việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ còn gặp
nhiều khó khăn do chƣa thể chế hóa thành văn bản cụ thể (phát triển văn hóa
hành chính phục vụ nhƣ thế nào, mục tiêu cụ thể, điều kiện để phát triển...)
2.3.3. Những ngầm định nền tảng và quan niệm chung (niềm tin, suy nghĩ
và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định)
Tuy đại đa số các cán bộ CCVC của cơ quan luôn cố gắng đoàn kết,
giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc nhƣng vì những mục đích "cá nhân"
nhƣ phấn đấu trên con đƣờng chính trị nên cũng có xảy ra việc tranh chấp,
dùng mọi cách nói xấu đối phƣơng, dẫn tới phá vỡ sự đoàn kết, nhất trí. Một
bộ phận số ít ngƣời vẫn chƣa thực sự hài lòng về phƣơng thức lãnh đạo cũng
nhƣ cá biệt muốn tƣ lợi cá nhân mà nhiều lúc không quan tâm đến tập thể,
một số trƣờng hợp làm mất uy tín đối với ngƣời dân, ảnh hƣởng không nhỏ
đến hình ảnh "phục vụ dân" của cơ quan.
2.4. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém
- Thể chế quản lý và môi trƣờng công vụ của nƣớc ta còn nhiều hạn chế
nhƣ thủ tục hành chính quá nhiều và rắc rối, cơ chế chính sách lƣơng bổng và
đãi ngộ cho các cán bộ còn ở mức thấp…Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ sở
vật chất và cải thiện môi trƣờng làm việc cho cán bộ CCVC còn chƣa đƣợc
các cấp quan tâm đầy đủ, khiến nơi làm việc giao tiếp với dân còn sập sệ,
cũ…chƣa tạo đƣợc môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp.
- Cơ chế khuyến khích những ngƣời có tài lãnh đạo làm việc vào cơ
quan nhà nƣớc còn hạn chế, họ vẫn phải thi công chức và khi đỗ thì ăn lƣơng
55
theo hệ số, cứ 3 năm mới tăng lƣơng…khiến họ không có động lực và điều
kiện cho họ theo đuổi công việc lâu dài, nếu có cơ hội làm việc tốt hơn thì họ
sẽ nghỉ việc, chính vì vậy rất khó theo đuổi một công việc mang tính lâu dài
nhƣ văn hóa hành chính.
- Thái độ, nhận thức của lãnh đạo về phát triển văn hóa hành chính ,
văn hóa hành chính phục vụ còn chƣa đúng mức; chủ yếu đã thấy vai trò của
việc xây dựng nền hành chính phục vụ dân nhƣng chƣa có những biện pháp
để triển khai vấn đề cụ thể, từ đó mới đặt ra xây dựng môi trƣờng văn hoá và
cách thức ứng xử, giao tiếp với dân, ít chú ý đến vai trò quản trị chiến lƣợc và
sự phát triển mang tính chiến lƣợc lâu dài.
- Trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện văn hóa hành chính,
ban lãnh đạo còn thiếu sự quan tâm hoặc không gƣơng mẫu thực hiện, nói đôi
lúc không đôi với làm...làm cho văn hóa hành chính trở nên kém hiệu lực,
hiệu quả.
- Thái độ, cung cách làm việc của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ,
công chức chƣa đạt chuẩn văn hoá công vụ, chƣa gƣơng mẫu trong thực thi
công vụ; còn xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, vòi vĩnh…với đơn
vị, ngƣời dân để thu lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm vẫn diễn ra khá phổ biến
và nhức nhối ở các cấp, các ngành và nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.
- Các thiết chế, hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, tập huấn…cho các
cán bộ công vụ về văn hóa hành chính nói chung và văn hóa hành chính phục
vụ nói riêng còn bất cập về chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả; lĩnh vực này cũng
thiếu và yếu về cả văn bản pháp luật để hoạt động và nguồn nhân lực để thực
thi.
Các nguyên nhân cơ bản đã nêu trên chủ yếu là do hạn chế về nhận thức
cũng nhƣ vai trò của nhà lãnh đạo cơ quan chƣa thực sự phát huy. Tóm lại, để
triển khai một cách có hệ thống và mang tính lâu dài thì cần có những quan
56
điểm, giải pháp cụ thể, khắc phục đồng bộ các yếu tố cấu thành nên một nền
hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng đúng "phục vụ dân".
57
Chƣơng 3
NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ TẠI
SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG
3.1. Những cơ hội và thách thức
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bƣớc
hội nhập nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những cơ hội cho Việt Nam phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và mở rộng thị trƣờng ra quốc tế thì hội nhập cũng
khiến Việt Nam gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Muốn đứng vững
và phát triển đƣợc trong cạnh tranh thị trƣờng gay gắt đòi hỏi mỗi loại hình,
thiết chế, tổ chức phải cấu trúc lại mình để thích nghi và phát triển, dựa trên
cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại
sinh. Chính vì điều này, ngành Tài chính luôn đặt ra xây dựng hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu
quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính
phủ và của các cơ quan nhà nƣớc.
Nhiệm vụ của Bộ Tài chính đặt ra là hết sức nặng nề trong việc hoạch
định cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai thực hiện nhằm huy động, phân bổ
nguồn lực phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô gắn với
đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân; giảm dần bội chi, giữ vững an ninh tài chính
quốc gia… Trƣớc bối cảnh đó, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Nghị
quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 – 2015, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài
chính – ngân sách năm 2012 và nhiệm vụ tài chính – ngân sách 5 năm 2011 –
2015, trong các nội dung Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các tổ chức, đơn
vị thuộc ngành Tài chính thực hiện, văn hóa hành chính phục vụ là một trong
58
những yếu tố góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đặt ra, do đó cần phải
hoàn thiện và phát triển.
Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng - ngƣời
đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc đã viết "Nhà nước phải xây
dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công
chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công
chức phải được giao nhiệm vụ rõ ràng…Người đứng đầu cơ quan hành chính
phải có trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ và phải được
giao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ". Thông điệp này định
hƣớng chuyển nền hành chính "cai trị" thành nền hành chính "phục vụ", lấy
nhân dân làm trung tâm (chủ thể) để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chính
đáng của nhân dân.
Cải cách hành chính là một chƣơng trình cần thiết, làm đơn giản hóa
các thủ tục hành chính, nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và dịch vụ
công…giúp cho bộ máy điều hành nhà nƣớc đƣợc đơn giản hóa, hƣớng tới
phục vụ tốt nhất yêu cầu quản lý nhà nƣớc, góp phần đƣa đất nƣớc ổn định và
phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội. Chính vì vậy, cải cách hành chính
đang thúc ép các cơ quan hành chính, trong đó có Sở Tài chính Hải Dƣơng
phải từng bƣớc kiện toàn và xây dựng một tổ chức vững mạnh, góp phần vào
công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Để làm đƣợc điều đó, yếu tố văn
hóa, trong đó có văn hóa hành chính phục vụ cần đƣợc xây dựng và phát triển
để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Nhìn từ sự việc Tiên Lãng - Hải Phòng năm 2012 cho thấy, nếu nhƣ
các CBCC lợi dụng quyền lực nhà nƣớc trao cho để trục lợi, tƣớc đi quyền lợi
chính đáng của ngƣời dân hoặc nhƣ CBCC không nắm vững các chế độ chính
sách, quy định nhà nƣớc thì hậu quả để lại thật khó lƣờng: dƣ luận lên án,
ngƣời dân mất lòng tin vào chính sách của Đảng và nhà nƣớc…và tiềm ẩn
trong đó là sự việc này có thể bị các đối tƣợng chống phá nhà nƣớc sử dụng
59
để kích động ngƣời dân, gây bất ổn xã hội. Điều đó cho thấy, việc đƣa văn
hóa hành chính phục vụ với những chuẩn mực của các CBCC hiện đại là điều
thực sự cần thiết. Chỉ khi nào các CBCC thực sự làm việc hết mình, cán bộ
phải sát dân, có trách nhiệm, giữ đạo đức, chung tay xây dựng nền hành chính
hành chính phục vụ dân…thì khi đó mới thực sự đƣa bộ máy hành chính nƣớc
ta đƣợc kiện toàn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nƣớc.
3.2. Những quan điểm - phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và
phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng
3.2.1. Các quan điểm
Những điểm cơ bản cần chú ý khi xây dựng và phát triển VHHC phục
vụ:
Một là, văn hóa hành chính phục vụ là sự tự nguyện làm đầy tớ trung
thành của nhân dân, thực hiện đúng "dân là chủ, công chức là đầy tớ", chuyển
bộ máy hành chính từ chỗ đơn thuần là "cai trị" sang bộ máy "phục vụ dân" là
chính. Chính quyền không có nhiệm vụ tự thân, đƣợc tổ chức ra là nhằm thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc nhân dân giao cho. Chính vì vậy,
chính quyền phải coi nhiệm vụ phục vụ ngƣời dân là nhiệm vụ chính, quan
trọng nhất. Chính quyền phải tạo thuận lợi nhất cho dân trong đời sống và
kinh doanh…bảo đảm "công dân đƣợc làm tất cả những gì mà pháp luật
không cấm"; Cán bộ, công chức phải lấy việc tận tâm, tận lực phục vụ dân và
doanh nghiệp là mục tiêu cao nhất, là niềm vui và lẽ sống của mình.
Để thực hiện đƣợc điều này còn phụ thuộc vào các thủ tục hành chính,
không nên đặt ra những thủ tục hành chính rƣờm rà, không cần thiết khi giải
quyết công việc của dân. Cần khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các quy
định tại các văn bản pháp luật…
Hai là, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh
công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân,
60
trƣớc hết cần phổ biến, giáo dục tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của VHHC
phục vụ cho các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào, cuộc vận động xây
dựng một cơ quan công quyền "vì nhân dân phục vụ" trên phạm vi ngành, địa
phƣơng và xem văn hóa hành chính phục vụ là một tiêu chuẩn đánh giá chất
lƣợng, hiệu quả hoạt động của công sở.
Ba là, để phục vụ tốt nhu cầu giải quyết công việc của nhân dân thì
không chỉ là tuyên truyền vận động cán bộ, công chức học tập và làm theo
tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh mà phải cụ thể hóa cách làm theo tấm
gƣơng đạo đức Bác Hồ bằng những việc làm cụ thể nhƣ cách giao tiếp, ứng
xử, thái độ ân cần, niềm nở và nhất là luôn nở nụ cƣời tƣơi và nhiệt tâm trong
xử lý, giải quyết công việc của dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai
minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho ngƣời dân kiểm tra, giám
sát. Quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số
cán bộ công chức về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ việc làm rất nhỏ
nhƣ bố trí ngƣời tiếp dân, ghế, bàn, nƣớc uống…mới có thể góp phần xây
dựng hình ảnh tốt đẹp về cán bộ công chức, góp phần để “Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” ngày càng trong sạch,
vững mạnh.
Bốn là, bên cạnh việc xây dựng những giá trị cốt lõi của văn hóa chính
thống, cần chú ý đến sự phát triển của các nhóm trong cơ quan, đơn vị.
Khuyến khích hình thành và phát huy văn hóa nhóm nhƣ tinh thần đoàn kết,
sự thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm
vụ trong các nhóm…,đồng thời phát hiện giải quyết kịp thời những biểu hiện
nhƣ tƣ tƣởng bè phái, mất đoàn kết, hiềm khích lẫn nhau, nhậu nhẹt bê trễ
trong công việc…
Việc xây dựng các chính sách bảo đảm cho cuộc sống cán bộ nhƣ các
điều kiện vật chất phục vụ công tác, sự phù hợp giữa quyền lợi và trách
nhiệm, sự cống hiến, phân phối công bằng những phúc lợi tập thể…cũng cần
61
đƣợc quan tâm.
Năm là, vấn đề truyền thông trong tổ chức cũng cần đƣợc đảm bảo,
thông tin phải thông suốt, rõ ràng, thực hiện tốt các biện pháp dân chủ hóa
trong cơ quan đơn vị. Lãnh đạo phải biết chọn lọc, hƣớng dẫn thông tin đến
các nhân viên theo cách thích hợp, tránh tình trạng thiếu công khai, rõ ràng,
dẫn đến sự nghi ngờ hoặc tình trạng nhiễu thông tin.
Sáu là, việc xây dựng bộ máy tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu tinh
gọn, hiệu quả, linh hoạt, phân cấp, phân quyền hợp lý trong khuôn khổ pháp
luật, theo nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của
từng thành viên trong bộ máy quản lý, tránh tình trạng đùn đẩy, dựa dẫm,
thiếu trách nhiệm hoặc bao biện, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của nhau.
Bẩy là, văn hóa hành chính phục vụ cần đƣợc cụ thể hóa trong các cơ
quan hành chính thành những quy chế cơ quan, nội quy công sở, trong đó có
những quy định cụ thể và thủ tục cần thiết về từng loại công việc và của mỗi
công chức trong các hoạt động liên quan đến dân, thực hiện đúng nguyên tắc
"Công chức chỉ đƣợc làm những gì mà pháp luật cho phép". Các thủ tục, quy
chế hành chính phải đƣợc công bố công khai, minh bạch để nhân dân đƣợc
biết và thực hiện, đồng thời là căn cứ để ngƣời dân giám sát công việc của
công chức, nhất là phải đƣợc thông suốt từ trên xuống dƣới, khắc phục tình
trạng "chƣa đƣợc cấp trên hƣớng dẫn"
Việc hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ không chỉ
mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng lề lối, tác phong, phong cách
ứng xử văn hóa chuẩn mực của cán bộ, công chức khi gặp gỡ, giải quyết công
việc của các tổ chức và cá nhân, mà còn mang lại sự hài lòng cho nhân dân
trong việc khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, góp phần
tạo dựng uy tín của một cơ quan công quyền điển hình.
3.2.2. Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại
Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới
62
3.2.2.1. Nâng cao vai trò và trách nhiệm xây dựng VHHC phục vụ của các
cấp lãnh đạo và cá nhân đứng đầu cơ quan
Lãnh đạo chính là "kim chỉ nan" hoạt động của tổ chức, là ngƣời quyết
định việc thành bại của quá trình xây dựng văn hóa hành chinh phục vụ. Vì
vậy, muốn hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài
chính Hải Dƣơng, trƣớc hết, bản thân Lãnh đạo Sở phải nhận thức đầy đủ vai
trò của VHHC phục vụ đối với hiệu quả công việc cũng nhƣ cần xác định
phải xây dựng VHHC phục vụ của Sở ra sao, từ đó mới có cơ chế điều hành
và chỉ đạo phù hợp. Để làm đƣợc điều đó cần phải:
Trƣớc hết, là thủ trƣởng cơ quan, lãnh đạo Sở phải thực sự gƣơng mẫu ,
nói đi đôi với làm, làm tấm gƣơng sáng cho các cán bộ CCVC. Lãnh đạo là
ngƣời thực hiện nghiêm túc quy định công chức và phải chịu trách nhiệm về
những việc mà CBCC, viên chức trong đơn vị đã làm trong quá trình thực thi
công vụ. Trong quá trình tổ chức và điều hành đơn vị trên tinh thần dân chủ,
cởi mở, động viên, khuyến khích kịp thời các cán bộ đã có đóng góp trong
công việc.
Bên cạnh đó, quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo, định hƣớng của công
cuộc cải cách hành chính tới từng cán bộ, công chức, đó là “Xây dựng một
nền hành chính nhà nƣớc dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc hiện đại
hoá”, phát huy phong trào xây dựng ngƣời cán bộ công chức “Trung thành Sáng tạo - Tận tụy - Gƣơng mẫu”. Điều này thể hiện ở sự thống nhất từ tƣ
tƣởng đến hành động cụ thể, ở tính chất chỉ đạo đồng bộ, sâu rộng, quyết liệt
trong triển khai các biện pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
3.2.2.2. Xây dựng thể chế và giá trị cốt lõi thành thực tiễn
Việc hoàn thiện và ban hành hệ thống văn bản quy định cụ thể về văn
hóa hành chính phục vụ rất quan trọng. Những quy tắc, chuẩn mực, giá trị
chung của cơ quan sẽ đƣợc áp dụng chung và phổ biến đến từng cán bộ
63
CCVC. Chính vì thế, việc văn bản hóa "văn hóa hành chính phục vụ" là điều
cần làm sớm trong thời gian tới. Để làm đƣợc điều đó cần phải:
- Các cấp lãnh đạo, đoàn thể, tổ chức trong cơ quan cần có tiếng nói
chung và nhanh chóng hoàn thiện văn bản quy định về văn hóa hành chính
phục vụ. Mục tiêu là sớm hoàn thiện thể chế, đƣa ra các quy tắc, chuẩn mực
cần thiết của ngƣời cán bộ chuyên nghiệp, phục vụ dân.
- Ban hành quy chế công sở của cơ quan dựa trên những quy định tại
Quyết định 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ để CBCC thực hiện
là rất cần thiết, bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nƣớc; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực, hƣớng
tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ CCVC có phẩm chất đạo đức tốt, giao
tiếp tốt với ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
đƣợc giao.
Ngoài ra, lãnh đạo cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ CCVC về chƣơng trình cải cách
hành chính nói chung và về VHHC phục vụ nói riêng trong các cuộc họp tại
cơ quan để hiểu rõ yêu cầu, lợi ích và các yếu tố tạo VHHC phục vụ. Thông
qua đó, vận động cán bộ đoàn viên tham gia quản lý cơ quan, cải tiến lề lối
làm việc, thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lƣợng
công tác. Đồng thời, việc khen, chê cần đúng ngƣời đúng lúc, khen thƣởng,
khuyến khích, động viên đối với những tấm gƣơng thực hiện mẫu mực, những
đề xuất, sáng kiến cải tiến phƣơng thức tổ chức hoạt động công sở.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính,
trong đó yếu tố giảm thủ tục hành chính để thuận tiện cho ngƣời dân khi tham
gia hành chính là rất cần thiết. Thông qua Mục tiêu chất lƣợng và Chính sách
chất lƣợng đã đƣợc ban hành vào đầu năm để thực hiện triệt để cách thức
quản lý theo ISO 9001-2008 và tạo minh bạch, thuận tiện khi giải quyết các
thủ tục hành chính đối với các cơ quan hữu quan cũng nhƣ đối với nhân dân.
64
Quản trị nguồn nhân lực hài hòa bằng chính trị, kinh tế, văn hóa bằng
những hành động thực tế nhƣ có các chính sách hỗ trợ tài chính đối với các
cán bộ gặp khó khăn, quan tâm đến đời sống, tâm tƣ, tình cảm của cán bộ
CCVC…để cán bộ CCVC của Sở yên tâm làm việc, gắn bó và làm việc hết
sức mình.
3.2.2.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ để xây dựng ngƣời cán bộ vì nhân dân
phục vụ
Việc nâng cao nhận thức của các CBCCVC trong cơ quan về xây dựng
nền hành chính hiện đại là rất quan trọng; chỉ khi bản thân các cán bộ cũng có
ý thức xây dựng cho bản thân những phẩm chất cần thiết trong thực thi công
vụ thì khi đó văn hóa hành chính mới phát huy hết đƣợc vai trò của mình.
* Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ:
Cần nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ,
đƣa việc thực hiện pháp luật trong thực thi công vụ trở thành thói quen, đƣợc
mọi thành viên trong cơ quan thực hiện một cách tự giác, nhất quán. Để làm
đƣợc điều này thì việc đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục đạo đức công
chức là rất quan trọng. Bản thân mỗi cán bộ công chức phải nhận thức đƣợc vị
trí và vai trò của mình, giữ gìn đạo đức trong thực thi công vụ.
Ngày 20/12/2011, Bộ trƣởng Bộ Tài chính Vƣơng Đình Huệ đã ký ban
hành Chỉ thị số 04/CT-BTC "Về việc tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng khi thi
hành công vụ trong ngành tài chính". Là cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
tỉnh, mọi hoạt động của Sở Tài chính đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân
với thái độ, tinh thần làm việc tận tụy, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí
công vô tƣ, tránh các biểu hiện nhƣ sách nhiễu, tham nhũng, tham ô...Chính vì
thế, việc áp dụng và đƣa Chỉ thị 04 vào hoạt động thực thi công vụ tại các cơ
quan hành chính nói chung và Sở Tài chính Hải Dƣơng nói riêng là hết sức
cần thiết.
65
- Giáo dục, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách ngƣời cán bộ, công chức. Để nâng
cao đạo đức công chức, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá
trị đạo đức, sự hƣớng thiện của con ngƣời, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho
các giá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo
đức.
- Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm
thực hiện công vụ, khen thƣởng thích đáng về vật chất và tinh thần cho cán
bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc trong cán bộ công
chức, viên chức nhƣ phong trào "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ
Chí Minh"; đƣa những tƣ tƣởng của Ngƣời vào các cuộc họp chi bộ hàng
tháng, đề cao giá trị đạo đức, giá trị "chân - thiện - mỹ" trong xây dựng con
ngƣời mới, thực hiện đạo đức của Ngƣời "cần - kiệm - liêm - chính - chí công
vô tƣ" trong công việc. Biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời gƣơng ngƣời tốt
việc tốt, xây dựng nhân tố mới (con ngƣời mới), xây dựng tập thể có thành
tích xuất sắc làm cơ sở (lòng cốt), tiến tới xây dựng Sở Tài chính là cơ quan
đơn vị trong sạch vững mạnh.
* Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của CBCC:
Thực hiện quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ
Nội Vụ "Về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng", quy định rõ các chuẩn mực
xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội, các quy định
trong giao tiếp hành chính cũng nhƣ những điều công chức, viên chức không
đƣợc làm…Để có thể thực hiện đƣợc những điều trong quy định này, cần chú
ý một số điểm sau:
Một là, “thay đổi nhận thức về giao tiếp công vụ”, trong đó gốc rễ là
nhận thức về cải cách hành chính - cán bộ trong Sở cần ý thức về trách nhiệm
66
thay đổi cách thức hoạt động để phục vụ dân chứ không phải là phục vụ bản
thân họ hay nền công vụ. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là con đƣờng
duy nhất để nền công vụ tồn tại và hoạt động hiệu quả.
Hai là, Văn phòng Sở tiếp tục phối hợp với Sở Nội Vụ lập danh sách
cán cán bộ tham gia các khoá bồi dƣỡng ngắn hạn nhƣ: "Kĩ năng giao tiếp và
văn hóa công sở"; "Phong cách và kĩ năng lãnh đạo, quản lý"…;tăng cƣờng
hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề văn hoá công sở để mọi ngƣời có thể
giao lƣu, học hỏi, trao đổi và dần tạo dựng truyền thống học tập và phát huy
văn hoá công sở.
Ba là, giao tiếp nội bộ phải đƣợc chú trọng để tăng hiệu quả thực thi công vụ,
sau đó nâng cao kỹ năng giao tiếp với các cơ quan hữu quan, cấp trên và giao
tiếp với công dân để tăng mức độ hài lòng của dân đối với cơ quan.
Bốn là, phát huy vai trò của lãnh đạo, lãnh đạo phải gƣơng mẫu trong
giao tiếp và ứng xử, từ đó là tấm gƣơng để các cán bộ trong Sở noi theo.
Năm là, tăng cƣờng đối thoại, xây dựng văn hóa tranh luận, giảm độc
thoại, chỉ thị, giáo huấn một chiều, cũng nhƣ giảm hiện tƣợng “im nghe và
tuân phục”.
Sáu là, xây dựng một “hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả giao tiếp
công vụ” một cách khoa học, phù hợp với bản chất hoạt động công vụ, có tính
thiết thực và có tính khả thi cao.
Bảy là, cải thiện chất lƣợng hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng các
thành tựu của công nghệ giao tiếp và truyền thông hiện đại để cải thiện quá
trình giao tiếp nội bộ.
Tám là, kết hợp tăng cƣờng giáo dục, thuyết phục với chế tài. Giao tiếp,
ứng xử trong hoạt động công vụ cần trở thành một thứ ràng buộc mà mọi vi
phạm đều bị trừng phạt cũng nhƣ sự tuân thủ hoặc sáng kiến cải thiện cần
đƣợc ghi nhận và khen thƣởng.
* Nâng cao ý thức xây dựng cơ quan công quyền "vì nhân dân phục vụ":
67
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm thực
thi công vụ, trong đó có trách nhiệm với công việc (hoàn thành nhiệm vụ
đƣợc giao, đúng các quy định, chất lƣợng, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ), trách
nhiệm với nhân dân (có thái độ tôn trọng, niềm nở, lịch sự đối với tổ chức,
công dân) và trách nhiệm với bản thân (ý thức trách nhiệm và tinh thần dám
chịu trách nhiệm trong công việc…). Để làm đƣợc điều đó cần phải:
Trước hết, cơ quan cần bố trí và xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ
của từng cá nhân cán bộ, công chức sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý
hành chính nhà nƣớc và hoạt động cung cấp dịch vụ công trong thời kỳ mới.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, loại bỏ
những cơ chế, thủ tục dễ dẫn tới khả năng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân cũng
nhƣ tạo cơ chế để cán bộ, công chức hoàn thành tốt công việc, có điều kiện
cống hiến, phát huy năng lực phục vụ đất nƣớc và nhân dân.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, tăng cƣờng hiệu
lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử phạt sự vi phạm đạo đức
công vụ. Thực hiện công khai hóa quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán
bộ, công chức, đƣa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và
đánh giá kết quả hoạt động. Phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ,
công chức đƣợc làm hoặc không đƣợc làm, công khai các lợi ích của công
chức, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy
theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cƣờng thanh
tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ
dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.
- Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và
hoạt động công vụ, đảm bảo quyền dân chủ cơ sở để dân thực hiện quyền
kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của cán bộ, công chức. Hoàn thiện cơ
chế quản lý cán bộ, công chức, định rõ quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời
68
đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cán bộ, công
chức thuộc quyền.
Là cơ quan công quyền của nhà nƣớc tại tỉnh, là nơi triển khai các chỉ
thị về đƣờng lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nƣớc, đạo đức và nhân
cách của ngƣời cán bộ đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngƣời cán bộ có đạo
đức, có lối sống lành mạnh, tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc hăng say và
tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp…chính là tấm gƣơng
sáng để ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp tin tƣởng, từ đó nâng cao uy tín của
cơ quan "vì nhân dân phục vụ".
3.2.2.5. Nâng cao đời sống tinh thần; xây dựng thói quen, phong tục tạo nên
văn hóa hành chính phục vụ
Muốn xây dựng thói quen gắn bó với nhau để từ đó phối hợp tốt khi xử
lý công vụ thì tinh thần rất là quan trọng. Chỉ khi những con ngƣời làm việc
tại cơ quan coi cơ quan là ngôi nhà thứ hai của mình thì mới có thể phát huy
hết đƣợc khả năng của bản thân, giúp chính những nhà lãnh đạo định hƣớng
tốt hơn chiến lƣợc, cách thức giải quyết…tạo một khối đồng tâm, đồng nhất
cùng phát triển. Để làm đƣợc điều đó cần phải nâng cao vai trò đoàn thể:
- Ban lãnh đạo cùng với các tổ chức cơ quan nhƣ công đoàn, nữ công,
đoàn thanh niên cần tiếp tục quan tâm đến đời sống của cán bộ, thực hiện các
cuộc gặp mặt, giao lƣu, động viên thăm hỏi khi ốm đau, khó khăn…triển khai
các hoạt động mang ý nghĩa xã hội nhƣ hiến máu tình nguyện, thăm và tặng
quà cho các gia đình thƣơng binh, liệt sỹ…để từ đó tạo nên động lực mới,
phấn khởi trong công tác cùng nhau đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao
và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ với xã hội.
- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thể thao, văn nghệ trong tập thể, tổ
chức các cuộc giao lƣu giữa các thành viên trong cơ quan…nhằm tăng tính
đoàn kết nội bộ cũng nhƣ sự phối hợp giữa các cá nhân riêng lẻ, tạo ra một
tập thể quan tâm, chia sẻ không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.
69
- Ban lãnh đạo cũng nhƣ tổ chức Đảng và đoàn thể tại Sở nên tăng
cƣờng phối kết hợp, tạo điều kiện thời gian, hỗ trợ vật chất cho các đoàn thể
hoạt động theo các chƣơng trình của cấp trên cũng nhƣ chủ động tổ chức các
buổi sinh hoạt dƣới hình thức giao lƣu văn nghệ, thể thao, tổ chức học, hát các
ca khúc cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội mang tính chất tình nguyện
của Đoàn thanh niên…Một là, nâng cao sức khỏe của cán bộ Sở. Hai là, tăng
tình đoàn kết, sự hiểu biết giữa các cán bộ CCVC.
3.2.2.6. Nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ
Tăng cƣờng hơn nữa việc thực hiện quy định tại Quyết định
129/2007/QĐ-TTg, phòng làm việc phải có biển ghi rõ tên đơn vị, họ và tên,
chức danh cán bộ, công chức. Việc bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn
gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý, không lập bàn thờ, thắp hƣơng đun nấu
trong phòng làm việc để đảm bảo mỹ quan cho trụ sở làm việc hiện đại.
Tiếp tục cập nhật các tiến bộ về khoa học công nghệ nhƣ hoàn thiện
phần mềm quản lý văn bản, phần mềm quản lý tài sản…nhằm giảm bớt các
thủ tục hành chính rƣờm rà, tốn kém, khó lƣu trữ. Từ đó giúp cho việc đáp
ứng công việc đƣợc giải quyết nhanh chóng, rõ trách nhiệm về thời gian và
tiến độ hoàn thành, đồng thời giúp cho lãnh đạo quản lý công việc dễ dàng
hơn.
Tiếp tục nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc để giúp cho cán bộ CCVC có
không gian làm việc thoáng đãng, thuận tiện cho việc tiếp khách. Công tác
giữ gìn vệ sinh chung trong cơ quan phải đƣợc quy định rõ ràng cụ thể, thể
hiện nét văn minh lịch sự của công sở nhà nƣớc. Công tác dọn vệ sinh phải
đƣợc tăng cƣờng hơn nữa: có thể thuê nhân công làm việc bán thời gian hàng
tháng, hàng quý…và quan trọng hơn cả đó là tăng cƣờng công tác tuyên
truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của tất cả mọi ngƣời.
70
KẾT LUẬN
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện văn hóa hành
chính phục vụ hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến
chất lƣợng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối
làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, góp phần vào
quá trình cải cách hành chính mà Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa X) của
Đảng đã đề ra, nhằm xây dựng tổ chức hành chính nhà nƣớc hiện đại, phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ chính là một bộ phận
của văn hóa tổ chức, các yếu tố cấu thành nên văn hóa hành chính về cơ bản
đƣợc dựa trên lý luận về văn hóa tổ chức. Việc xây dựng văn hóa hành chính
phục vụ không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần sự phát triển đất
nƣớc nói chung mà còn chính là cầu nối giúp cho văn hóa hành chính phục vụ
Sở Tài chính Hải Dƣơng nói riêng. Trên thực tế, VHHC sẽ giúp thiết lâp các
mối quan hệ trong cơ quan, giữ gìn các giá trị truyền thống riêng và góp phần
nâng cao hiệu quả điều hành cho lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi trong giải
quyết công việc cho CBCCVC…và quan trọng hơn là tạo sự tin tƣởng cho
nhân dân.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, các cán bộ công chức, viên
chức Sở Tài chính Hải Dƣơng cũng đã xây dựng đƣợc truyền thống văn hóa
tốt đẹp, đƣa cái nhìn thiện cảm đối với ngƣời dân trong quá trình thực thi
công vụ. Ban lãnh đạo Sở luôn đặt ra và nêu cao tinh thần tôn trọng kỷ luật cơ
quan, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của các cán bộ CCVC cũng nhƣ
bảo đảm về cơ chế đãi ngộ, quyền lợi chính đáng của cán bộ, thực hiện
phƣơng thức quản lí chất lƣợng ISO 9001:2008 đáp ứng hiệu quả công việc,
công khai thủ tục hành chính để giảm bớt thủ tục cho dân....Các cán bộ CCVC
luôn có truyền thống gắn bó, quan tâm lẫn nhau về mặt tinh thần và phối hợp
71
hài hòa trong công việc, đối với ngƣời dân thì luôn ứng xử, giao tiếp đúng
mực...
Tuy nhiên, bản thân lãnh đạo vẫn chƣa nhận thức đầy đủ vai trò của
văn hóa hành chính phục vụ đối với hiệu quả làm việc của các cán bộ cơ
quan, việc cải cách hành chính còn nửa vời, một số các cán bộ công chức viên
chức còn thiếu ý thức xây dựng văn hóa hành chính "phục vụ dân", vẫn còn
chậm trễ trong quá trình thực thi công vụ…là những hạn chế vẫn tồn tại và
cần khắc phục.
Trong thời gian tới, Sở Tài chính Hải Dƣơng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn
nữa công cuộc cải cách thủ tục hành chính cũng nhƣ cải thiện hơn nữa văn
hóa hành chính phục vụ, xây dựng một cơ quan hành chính hiện đại, chuyên
nghiệp. Để làm đƣợc điều đó, bản thân lãnh đạo Sở Tài chính phải vừa là tấm
gƣơng để các cán bộ thực hiện, vừa tạo điều kiện cho văn hóa hành chính
phục vụ phát triển. Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức của cán bộ CCVC, lãnh đạo Sở cũng cần chú trọng việc hoàn thiện thể
chế bằng văn bản về văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ, hay cơ
chế quản lý theo tiêu chuẩn ISO, tạo điều kiện về thời gian, nâng cấp cơ sở
vật chất cho các cán bộ CCVC hoàn thành công việc…Về bản thân cán bộ
CCVC cũng phải thực sự nâng cao ý thức và chấp hành đúng các quy định về
ngƣời cán bộ CCVC. Chỉ khi nào lãnh đạo và các cán bộ CCVC đồng lòng thì
khi đó cơ quan hành chính nhƣ Sở Tài chính mới thực sự vững mạnh. Điều đó
sẽ phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dƣơng, góp phần vào
công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007
về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc
trong bộ máy chính quyền địa phương, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2011), Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 về việc
tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Tài chính", Hà
Nội.
3. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2011), Nghị quyết 30c/NQQCP về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020, Hà Nội.
4. Dƣơng Thị Liễu (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đỗ Minh Cƣơng (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đỗ Minh Cƣơng (2013), Bài giảng Văn hóa công sở, Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
9. Egar H. Schein (2012), Văn hoá doanh nghiệp và sự lãnh đạo, Nxb.
Thời đại, Hà Nội.
10. Hoàng Thị Hoài Hƣơng (2015), Bài giảng Văn hóa hành chính,
Học viện Hành chính, Hà Nội
73
11. Kho bạc Nhà nƣớc (2007), "Văn hoá công sở và giao tiếp hành
chính", NXB Tài chính, Hà Nội.
12. Nguyễn Viết Lộc (2009), "Một số vấn đề xây dựng văn hoá tổ chức,
trong bối cảnh đổi mới và hội nhập", Tạp chí khoa học, chuyên san Kinh tế và
kinh doanh (số 4).
13. Sở Tài chính Hải Dƣơng (2014), "Báo cáo công tác cải cách hành
chính năm 2014. Định hướng năm 2015”, Hải Dƣơng.
14. Thủ tƣớng chính phủ (2007), Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày
02/8/2007 của về "Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước", Hà Nội
Tiếng Anh
15. Edgar H.Schein (2003), Organizstional Culture and Leadership,
John Wiley & Sons, Inc
Website:
16. www.pailema.edu.vn
17.www.moj.gov.vn
18. www.baomoi.com
19.www.baodientu.chinhphu.vn
74
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ
SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG
"Những thông tin mà quý vị cung cấp sẽ giúp chúng tôi cải tiến lề lối,
chất lƣợng phục vụ, hƣớng đến việc tạo dựng một phong cách làm việc
chuyên nghiệp, hiệu quả, khoa học, tạo đƣợc sự thỏa mãn của cá nhân, tổ
chức khi tham gia giao dịch hành chính tại Sở Tài chính Hải Dƣơng. Hy vọng
sẽ nhận dƣợc sự hợp tác, giúp đỡ của quý vị"
Phần I: Thông tin cá nhân
Họ và tên (không bắt buộc):……………………………………………….
Đơn vị công tác (không bắt buộc):…………………………………………….
Năm công tác:
□ 15 năm
□ Nữ
□ Nhóm > 30
Phần II: Thông tin về văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải
Dƣơng
Anh/ chị cho biết mức độ hài lòng của mình về các nội dung dƣới đây. Đối
với mỗi nội dung đề nghị các anh (chị) đánh dấu X vào trong các ô để bày
tỏ quan điểm của mình (đối với cá nhân, tổ chức không nhất thiết đánh giá
câu hỏi (1) và câu hỏi (7)):
STT
1
Nội dung
Tốt
Cơ sở vật chất và môi trƣờng làm
việc
2
Phong cách giao tiếp, ứng xử
3
Tác phong làm việc, kỷ luật công vụ
75
Bình
thƣờng
Không
Kém
có ý
kiến
4
Thời gian giải quyết công việc
5
Năng lực chuyên môn của CBCC
6
Chất lƣợng công tác thủ tục hành
chính
7
Đời sống vật chất, tinh thần (đối với
CBCC)
Phần III. Những nội dung nào quý vị thấy Sở Tài chính cần phải chú
trọng để hoàn thiện và phát triển:
□ Cơ sở vật chất và môi trƣờng làm việc
□ Phong cách giao tiếp, ứng xử
□ Tác phong làm việc, kỷ luật công vụ
□ Thời gian giải quyết công việc
□ Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức
□ Chất lƣợng công tác thủ tục hành chính
□ Đời sống vật chất, tinh thần của CBCC
□ Tất cả ý kiến trên
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………….
76
[...]... văn hóa công sở và văn hóa hành chính phục vụ + Hai là, phân tích thực trạng của văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng giai đoạn hiện nay + Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển văn hóa hành chính. .. hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới 7 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận về văn hóa tổ chức và văn hóa hành chính Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng Chƣơng 3: Những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính. .. hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng 4.2 Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong phạm vi: + Không gian: Sở Tài chính Hải Dƣơng + Thời gian: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển văn hóa hành 5 chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng từ khi ban hành Chƣơng... để phát triển "văn hóa hành chính phục vụ" trong thời gian tới 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá đƣợc thực trạng về văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong những năm vừa qua, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Một là, Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về văn. .. quan tâm, hƣớng tới xây dựng và phát triển một hệ thống hành chính hiện đại, văn minh nhƣng vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Tóm lại, văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ là một bộ phận của văn hóa tổ chức với không gian là các cơ quan hành chính nhà nƣớc Vai trò của văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ chính là động lực cho sự phát triển đất nƣớc, thiết lập các mối... văn hóa hành chính phục vụ của cơ quan Tuy nhiên, văn hóa hành chính phục vụ không phải chỉ dựa trên những con số mà còn là những giá trị vô hình, không thể lƣợng hóa đƣợc - Phƣơng pháp chuyên gia: hỏi ý kiến và thảo luận với Ban lãnh đạo, Chủ tịch công đoàn, Bí thƣ đoàn thanh niên Sở về thực trạng văn hoá hành chính phục vụ và phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển văn hoá hành chính tại Sở Tài chính Hải. .. của công sở Nhìn chung, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp có thể nói là một bộ phận của văn hóa tổ chức; phạm vi của văn hóa tổ chức là văn hóa của một tổ chức nói chung còn của văn hóa công sở đƣợc hiểu rõ hơn là văn hóa tại các cơ quan công sở hành chính nhà nƣớc, văn hóa doanh nghiệp là văn hóa tại doanh nghiệp Nếu nhƣ văn hóa doanh nghiệp là một hình thức văn hóa tổ chức đã đƣợc mô hình hóa theo... phải kết hợp tất cả các phƣơng pháp nêu trên, để có thể đƣa ra những nhận định khách quan, những quan điểm cũng nhƣ những kiến nghị nhằm phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng 6 Những đóng góp của luận văn - Phân tích thực trạng của văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng giai đoạn hiện nay + Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa. .. xây dựng và phát triển văn hóa hành chính trong các cơ quan công quyền nhà nƣớc hiện nay Tuy nhiên, trong bài luận văn "Phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng" đã có những điểm mới nhƣ: - Không có một công trình nghiên cứu nào đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài này, có nhiều công trình liên quan có nói đến văn hóa hành chính cũng có nói đến "nền hành chính phục vụ dân" nhƣng... hành hành chính, góp phần nâng cao nâng suất lao động của các cán bộ CCVC Việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ không chỉ đem lại giá trị to lớn đối với sự phát triển văn hóa hành chính ở một cơ quan nhà nƣớc, mà còn đem lại những tác động to lớn đối với những chủ thể mà văn hóa hành chính phục vụ hƣớng tới, đó là "phục vụ dân" Bởi vậy, việc duy trì, hoàn thiện những yếu tố cấu thành nên văn hóa ... đề tài Phát triển văn hóa hành phục vụ Sở Tài Hải Dương làm đề tài luận văn thạc sỹ - Câu hỏi nghiên cứu + Văn hóa hành gì? Vai trò, tác dụng văn hóa hành chính? + Thực trạng xây dựng phát triển. .. triển văn hóa hành phục vụ Sở Tài Hải Dƣơng? + Cần có quan điểm, giải pháp để hoàn thiện phát triển văn hóa hành phục vụ Sở Tài Hải Dƣơng? Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Văn hóa hành phục vụ. .. vụ Sở Tài Hải Dƣơng năm vừa qua, từ tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành phục vụ Sở Tài Hải Dƣơng 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Một là, Hệ thống hóa sở lý luận văn hóa công sở văn