Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
1,93 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐINH THỊ NHUNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐINH THỊ NHUNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: Phát triển du lịch theo hướng bền vững
tại tỉnh Ninh Bình là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng.
Học viên
Đinh Thị Nhung
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi
trƣờng điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Với sự kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời chân thành cảm ơn
tới PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ Sở Văn hóa, Thể Thao
& Du lịch tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều
nguồn tƣ liệu, tài liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho đề tài luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè
đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm
việc và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2015
Học viên
Đinh Thị Nhung
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.......................................................................5
1.1. Tổng quan tài liệu ............................................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu về PTDLTHBV..........................................................5
1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .....................................................8
1.2. Lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch bền vững................................8
1.2.1. Du lịch ......................................................................................................8
1.2.2. Phát triển bền vững .................................................................................11
1.2.3. Khái niệm và nội dung phát triển du lịch bền vững ...............................15
1.2.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ...........................................19
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững ..................................25
1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững ..........................32
1.2.7. Vai trò của phát triển du lịch bền vững ..................................................36
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở các địa phƣơng và bài học cho
tỉnh Ninh Bình ......................................................................................................38
1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng ...................................................38
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh .........................................................40
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình ...............................................41
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................43
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin .....................................................................43
2.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................43
2.1.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ...............................................................44
2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin ..................................................................44
2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ..................................................................44
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ............................................................44
2.2.3. Phƣơng pháp so sánh ..............................................................................45
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN
VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH ...............................................................................47
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại tỉnh
Ninh Bình ..............................................................................................................47
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...........................................................47
3.1.2. Tài nguyên du lịch ..................................................................................48
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................54
3.1.4. Các yếu tố khác ......................................................................................56
3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
...............................................................................................................................61
3.2.1. Tình hình tăng trƣởng về kinh tế của du lịch .........................................61
3.2.2. Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển du lịch
..........................................................................................................................73
3.2.3. Tình hình môi trƣờng trong quá trình phát triển du lịch ........................79
3.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại tỉnh
Ninh Bình ..............................................................................................................84
3.3.1. Những thành công chủ yếu .....................................................................84
3.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh
Bình ..................................................................................................................85
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 .................................................91
4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 –
2020.......................................................................................................................91
4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ở Ninh Bình .............................................91
4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch ở Ninh Bình .................................................92
4.2. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình .......................................................................................................................92
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế .........................92
4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hóa – xã hội ..........99
4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về môi trƣờng ................100
KẾT LUẬN .............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................104
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
KCN
Khu công nghiệp
2
KT-XH
Kinh tế - xã hội
3
PTDLTHBV
Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững
4
Sở VH, TT và DL
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
5
UNWTO
Tổ chức Du lịch thế giới
6
WTO
Tổ chức Thƣơng mại thế giới
7
VH – XH
Văn hóa – xã hội
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
1
Bảng 3.1
2
Bảng 3.2
3
Bảng 3.3
4
Bảng 3.4
5
Bảng 3.5
6
Bảng 3.6
Nội dung
Dân cƣ, mật độ dân số Ninh Bình năm 2013
Cơ cấu kinh tế Ninh Bình phân theo lĩnh vực
kinh tế
Tình hình khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn
2009 – 2013
Doanh thu hoạt động du lịch giai đoạn 2009 –
2013
Bảng số lƣợng cơ sở lƣu trú tại Ninh Bình giai
đoạn 2009 – 2013
Tổng hợp lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2009 – 2013
ii
Trang
54
56
62
63
65
70
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng khách
ngày càng tăng và đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch
đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Du lịch đóng vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, tăng thu ngoại tệ, cải thiện kết cầu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống
cho ngƣời dân. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ngành “công nghiệp không
khói” này với sự phát triển KT - XH, Đảng và Nhà nƣớc ta đã nêu rõ quan điểm về
phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nƣớc và của từng
địa phƣơng, tăng đầu tƣ phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi
nhọn.
Cách Hà Nội 93 km về phía Nam, nơi chuyển tiếp giữa miền Bắc với miền
Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ, Ninh Bình đƣợc biết đến nhƣ vùng đất của
huyền thoại, nơi hội tụ của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử độc đáo của Việt
Nam. Tài nguyên du lịch của Ninh Bình tƣơng đối phong phú, đa dạng bao gồm hệ
thống núi đá vôi, rừng, hồ, các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng nhƣ quần thể danh
thắng Tràng An, cố đô Hoa Lƣ, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm, vƣờn quốc
gia Cúc Phƣơng, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long, suối nƣớc nóng
Kênh Gà, ... Đây chính là điều kiện rất tốt cho việc hình thành và phát triển những
khu du lịch trọng điểm, có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nƣớc.
Phát huy lợi thế đó, trong những năm qua, Ninh Bình đã tập trung đầu tƣ
phát triển du lịch đồng bộ trên cả ba nội dung: xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát
triển sản phẩm du lịch và xây dựng hệ thống cơ sở và đội ngũ nhân viên ngành du
lịch.
Tuy nhiên kết quả hoạt động du lịch đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng
và lợi thế của tỉnh. Mặc dù tầm quan trọng của du lịch trong kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh đã đƣợc nâng lên một bƣớc, nhƣng trên thực tế, các ban,
ngành và các cấp trong tỉnh chƣa thực sự quan tâm tới việc tạo môi trƣờng thuận lợi
1
cho du lịch phát triển, chƣa khơi dậy đƣợc tiềm năng và chƣa huy động đƣợc các
thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; chƣa quan tâm đầy đủ đến việc bảo
vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch. Việc giáo dục về tầm quan trọng của ngành du lịch
cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh chƣa tốt nên không phải ai cũng hiểu đƣợc vị trí,
vai trò của du lịch trong đời sống cộng đồng để nâng cao chất lƣợng sản phẩm du
lịch trên quan điểm phát triển du lịch bền vững. Tình trạng đầu tƣ, xây dựng san lấp
mặt bằng đã dẫn đến thu hẹp diện tích cây xanh và biến đổi cảnh quan đã làm giảm
thiểu nguồn khách.Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 nhà máy sản xuất gạch, 7 nhà máy
sản xuất xi măng, 83 đơn vị đang khai thác khoáng sản tại 90 điểm mỏ khai thác, 7
khu công nghiệp, mặc dù các nhà máy có ý thức bảo vệ môi trƣờng song khói bụi
vẫn chƣa đƣợc kiểm soát. Thêm vào đó 75 làng nghề thủ công có từ lâu đời nhƣng
chƣa xây dựng giải pháp bảo vệ môi trƣờng gây ô nhiễm nhất là bụi, tiếng ồn, nƣớc
thải... [43] làm cho môi trƣờng sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng, đời sống nhân
dân bị ảnh hƣởng. Những vấn đề trên đã và đang ảnh hƣởng tiêu cực đến tính bền
vững của hoạt động phát triển du lịch. Vì vậy việc nghiên cứu, gắn lý luận với thực
tiễn để đƣa các giải pháp cho PTDLTHBV tại tỉnh Ninh Bình là rất cần thiết, phù
hợp với xu thế hiện nay và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh,
trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát
triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ Quản
lý kinh tế nhằm góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
* Câu hỏi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
-
Thực trạng PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình nhƣ thế nào?
-
Cần thực hiện những giải pháp gì để PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình trong
điều kiện hiện nay?
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về du lịch ở Ninh Bình thời gian
qua, luận văn sẽ đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch
của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện
nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ chủ yếu sau:
-
Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch, phát triển du lịch bền vững.
-
Phân tích thực trạng PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến 2013,
từ đó đánh giá các kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.
-
Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững tại tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
-
Về thời gian: từ năm 2009 đến năm 2013; và đề xuất phƣơng hƣớng, giải
pháp phát triển du lịch bền vững đến năm 2020.
-
Về nội dung: Quá trình phát triển du lịch bền vững đƣợc nhìn nhận dƣới góc
độ quản lý kinh tế.
4. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
-
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và
PTDLTHBV địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
-
Phân tích, đánh giá thực trạng PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình những năm
qua; chỉ ra đƣợc những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
3
-
Đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và các giải pháp thiết thực hƣớng tới
PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới.
-
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá
nhân trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và
du lịch Ninh Bình nói riêng.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến
gồm 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền
vững
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng PTDLTHBV tại tỉnh Ninh Bình
Chƣơng 4: Giải pháp PTDLTHBV tại tỉnh Ninh Bình
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Những nghiên cứu về PTDLTHBV
Vấn đề phát triển du lịch bền vững phạm vi cả nƣớc nói chung và của từng
địa phƣơng nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà
lãnh đạo và quản lý kinh tế.
-
Trên thế giới:
Đầu những năm 90, khái niệm về “du lịch bền vững ” mới bắt đầu đƣợc đề
cập đến, khi mà những tác động tiêu cực lên môi trƣờng của sự bùng nổ du lịch từ
những năm 1960 trở nên rõ rệt hơn. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi
trƣờng đã bắt đầu xuất hiện nhƣ: du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch khám phá, du
lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm,.. đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình
du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1996, hƣởng ứng Chƣơng trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn
cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Tổ chức du lịch Thế giới (WTO), Hội
đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC) và Hội đồng Trái Đất (Earth Council) đã ứng
dụng những nguyên tắc của Agenda 21vào du lịch, phối hợp xây dựng một chƣơng
trình hành động với tên gọi “Chƣơng trình nghị sự 21 về du lịch: hƣớng tới sự phát
triển về môi trƣờng”. Chƣơng trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các
doanh nghiệp du lịch, chính phủ, các cơ quan du lịch, quốc gia, các tổ chức thƣơng
mại và ngƣời đi du lịch. Nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các chính
phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lƣợc và kinh tế ngành du lịch đồng thời nêu
bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
Các nghiên cứu về “Du lịch bền vững” cho thấy du lịch bền vững không chỉ
bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích
kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững
đƣợc nhắc đến trong một số công trình nhƣ “Du lịch và môi trƣờng: Mối quan hệ
5
bền vững” [40], “Hƣớng tới phát triển bền vững: Các mục tiêu phát triển và các
điều kiện” [41].
Bài báo cáo “Local Government’s engagement in tourism” [39] – Final
Report July 2006. Bài viết đƣa ra những mối liên hệ giữa du lịch bền vững, du lịch
tự nhiên và du lịch sinh thái, các kế hoạch của chính quyền với du lịch Australia...
Tuy nhiên ở Australia có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát
triển du lịch khác nhiều so với Việt Nam, trong đó có tỉnh Ninh Bình.
-
Tại Việt Nam: có một số công trình tiêu biểu nhƣ:
+ Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001): “Du lịch bền vững”, NXB ĐHQGHN.
Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng, khái
niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững, du lịch bền vững ở những vùng
sinh thái nhạy cảm nhƣ du lịch miền núi, du lịch ven biển ...
+ Du lịch cộng đồng - hƣớng phát triển du lịch bền vững ở Gia Vân – Ninh Bình
Online 12/5/2014. Bài viết đƣa ra những điểm nổi bật và sự PTDLTHBV của một
vùng ở Ninh Bình. Nhƣng bài viết mới chỉ đề cập đến một loại hình trong số các
loại hình du lịch là du lịch cộng đồng.
+ Bài viết “Phát triển du lịch bền vững – Đâu là giải pháp cho Việt Nam” trên báo
Thể thao & Văn hóa ngày 26/6/2013 đã đƣa ra khái niệm về du lịch bền vững, tầm
quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững và tại sao phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn để từ đó đƣa ra những nguyên nhân và đề
xuất. Bài viết đã đề cập khá sâu sắc và toàn diện nhƣng tập trung đề cập đến các
tỉnh và địa điểm du lịch ở miền Tây Nam Bộ: vƣờn quốc gia Tràm Chim ở Đồng
Tháp, rừng U Minh Thƣợng, vƣờn quốc gia Cà Mau.
+ Tạp chí của Tổng cục du lịch ngày 3/3/2014 : “Để du lịch Việt Nam phát triển bền
vững: Phải thay đổi tƣ duy và cách làm” đã đƣa ra những dự báo xu hƣớng du lịch
mới của du khách và đề xuất những giải pháp để du lịch Việt Nam hƣớng đến phát
triển bền vững. Tuy nhiên những đề xuất mới chỉ đề cập đến mặt kinh tế và xã hội,
chƣa chú ý đến khía cạnh môi trƣờng – là khía cạnh gắn kết rất gần với du lịch.
+ Luận án Tiến sỹ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của tác
6
giả Trần Tiến Dũng, Hà Nội, 2006: Luận án đã phân tích và nghiên cứu du lịch dƣới
góc độ phát triển bền vững ở một điểm du lịch là Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng chứ chƣa nghiên cứu ở diện rộng là một tỉnh thành phố Quảng Bình.
+ Luận án Tiến sỹ: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt
Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Nguyễn Đức Lợi, Hà Nội, 1996.
Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, tiềm năng và thực trạng
của ngành du lịch Việt Nam, từ đó Luận án nêu định hƣớng và đề xuất những giải
pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Vƣơng Minh Hoài: “Phát triển du lịch theo
hƣớng bền vững ở Quảng Ninh”, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2011. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững; phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2001 – 2010; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch
theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh. Hạn chế của luận văn này là chƣa là rõ về
mặt lý luận nội dung của phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Vì vậy sự phân
tích thực trạng phát triển du lịch ở Quảng Ninh chƣa gắn chặt với quan điểm phát
triển bền vững.
Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và phát
triển du lịch bền vững, cụ thể nhƣ:
+ Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.
+ Vũ Khoan (2005), “Đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm
2010”, Tạp chí Du lịch, số 11.
+ Hoàng Anh Tuấn (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển”, Tạp chí
QLNN, số 133.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đƣa ra quan điểm về phát
triển du lịch bền vững, bƣớc đầu xây dựng khung lý luận về phát triển du lịch theo
hƣớng bền vững... đây là tài liệu quý giá giúp tác giả tiếp cận, kế thừa về mặt lý
luận và thực tiễn để nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu của đề tài đã chọn.
7
1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Là một ngành kinh tế hàng đầu, du lịch đƣợc rất nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý, các tổ chức trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, du lịch bền vững mới chỉ đƣợc đầu tƣ nghiên cứu từ những năm 1990 đến
nay. Du lịch Việt Nam cũng mới thực sự khởi sắc từ những năm 90. Du lịch bền
vững ở nƣớc ta ngày càng đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và cũng là
định hƣớng phát triển du lịch trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta. Tuy nhiên số lƣợng
các công trình nghiên cứu về du lịch bền vững ở nƣớc ta đang còn ít. Các công trình
chủ yếu tập trung vào nghiên cứu “Du lịch sinh thái” - một loại hình du lịch thân
thiện với môi trƣờng và có tính bền vững. Việc nghiên cứu phát triển du lịch bền
vững áp dụng cụ thể cho một tỉnh, thành phố chƣa nhiều do nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan.
Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến
phát triển du lịch bền vững ở nƣớc ta đƣợc triển khai không nhiều, cần có những
nghiên cứu sâu hơn.
1.2. Lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời
và phát triển với tốc độ nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới. Trong quá trình
hình thành và phát triển du lịch, cho đến nay có khá nhiều định nghĩa về du lịch.
Trƣớc đây ngƣời ta mới chỉ quan niệm du lịch là một loại hình hoạt động mang
tính văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con
ngƣời, du lịch không đƣợc coi là một hoạt động kinh tế, không mang tính chất
kinh doanh và ít đƣợc đầu tƣ phát triển bởi du khách hầu hết là những ngƣời hành
hƣơng, những thƣơng nhân,... cho đến đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn còn dành riêng
cho một nhóm ngƣời giàu có, họ đi du lịch với mục đích giải trí và đƣợc coi là
những kỳ nghỉ bình thƣờng. Kể từ những năm 50 trở lại đây, khái niệm về du lịch
luôn đƣợc đƣa ra tranh luận.
8
Thuật ngữ “du lịch” bắt đầu từ từ “TOUR” trong tiếng Pháp, có nghĩa là đi
vòng quanh, cuộc dạo chơi. Nhƣ vậy về bản chất, du lịch gắn liền với việc nghỉ
ngơi, giải trí, nhằm phục hồi sức khỏe và khả năng lao động của con ngƣời, và gắn
với việc di chuyển địa điểm.
Cho đến nay, mặc dù khái niệm du lịch có nhiều định nghĩa. Định nghĩa du
lịch một cách quy mô phải bao gồm các thành phần tạo ra hoặc chịu ảnh hƣởng
của hoạt động du lịch. Dƣới góc độ nghiên cứu của luận văn, chỉ xin đƣợc hệ
thống hóa một số định nghĩa chủ yếu là:
Thứ nhất, theo quan điểm của du khách. Đây là đi tìm các trải nghiệm
(expericences) và thỏa mãn (satisfaction) về vật chất hay tinh thần khác nhau.
Ƣớc muốn của các đối tƣợng này sẽ xác định địa điểm du lịch đƣợc lựa chọn và
các hoạt động đƣợc thực hiện tại địa điểm đó.
Thứ hai, theo quan điểm của người kinh doanh du lịch. Du lịch là quá trình
tổ chức các điểu kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu
của ngƣời đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch nhƣ là một cơ hội để
bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách (ngƣời
đi du lịch), đồng thời qua đó đạt đƣợc mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi
nhuận.
Thứ ba, theo quan điểm của bộ máy chính quyền địa phương. Du lịch đƣợc
hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng
đƣợc tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lƣu trú tạm thời của cá thể. Du lịch
là cơ hội để bán các sản phẩm địa phƣơng, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu
nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán, và
nâng cao sức sống vật chất và tinh thần cho địa phƣơng.
Thứ tư, trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại. Du lịch là một hiện tƣợng KT XH. Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu dân cƣ tham gia vào hoạt động du lịch tại
địa phƣơng mình vừa mang lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong
cách của ngƣời ngoài địa phƣơng, ngƣời nƣớc ngoài, lại là cơ hội để tìm kiếm việc
9
làm, phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập nhƣng mặt khác cũng gây ảnh
hƣởng đến đời sống của ngƣời dân sở tại nhƣ: vấn đề môi trƣờng, an ninh trật tự,
xã hội ....
Ngoài ra ở thời đại sự nhìn nhận về du lịch cũng có khác nhau. Điều đó phản
ánh mức độ phát triển của du lịch. Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa
về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các
cuộc hành trình với mục đích giải trí”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc
(UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những ngƣời du hành, tạm
trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi
trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác
hẳn nơi định cƣ”.
Theo góc độ tổng hợp, tổ chức du lịch thế giới WTO đã đƣa ra một khái
niệm bao quát về du lịch: “Du lịch là tổng thể của những hiện tƣợng và những mối
quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, ngƣời kinh doanh du
lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng trong quá trình thu hút và
lƣu giữ khách du lịch”. Định nghĩa này đã nêu bật lên đƣợc sự quan hệ, tác động
qua lại của cả hệ thống con ngƣời, tổ chức thực hiện du lịch. Nhƣ vậy du lịch đƣợc
coi nhƣ một quá trình mà ở đó có sự gặp nhau giữa lợi ích tinh thần của khách du
lịch và lợi ích kinh tế của ngƣời kinh doanh du lịch. Nhu cầu của khách du lịch
càng cao thì đòi hỏi hệ thống tổ chức, thực hiện, kinh doanh du lịch càng phải
hoàn thiện.
Cho đến nay, không ít ngƣời, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang
làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó,
mục tiêu đƣợc quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có
10
thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh
doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tƣợng xã hội, nó góp phần nâng cao
dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nƣớc, tính đoàn kết,…
Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tƣ cho du lịch
phát triển nhƣ đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác.
Từ tổng quan các định nghĩa về du lịch, cho thấy mỗi định nghĩa đều nhấn
mạnh đến một khía cạnh nhất định có liên quan đến hoạt động du lịch, song vì
chúng ta nghiên cứu khái niệm du lịch trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và vận
dụng trong môi trƣờng cụ thể, khái niệm du lịch cần nhấn mạnh theo định nghĩa là
một hoạt động kinh tế. Do vậy định nghĩa về du lịch sử dụng trong luận văn là:
Du lịch là một hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động của những đơn vị
kinh doanh và phục vụ du lịch, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn
uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các
hoạt động đó phải mang lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho khách
du lịch, cho quốc gia và cho chính bản thân các doanh nghiệp.
Việc nhấn mạnh khái niệm du lịch nói trên không đồng nghĩa với việc kinh
doanh du lịch đơn thuần mà còn coi trọng đến hiệu quả về kinh tế, chính trị VH XH của tất cả các chủ thể liên quan đến du lịch, tạo điều kiện cho du lịch tái đầu
tƣ, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.
1.2.2. Phát triển bền vững
1.2.2.1. Khái niệm
Phát triển đƣợc xem là một quá trình tăng trƣởng bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá…Phát triển là xu hƣớng tự nhiên tất
yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loại ngƣới nói riêng. Phát triển bền
vững là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm
thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại
đến lợi ích chung của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng ngƣời này không làm
thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng ngƣời khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay
không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của thế hệ loài
11
ngƣời không đe dọa sự sống còn hoặc suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên
hành tinh. Ở Việt Nam phát triển bền vững là một trong những nội dung cơ bản để
thực hiện đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế, đồng thời cũng là mục tiêu quan
trọng hàng đầu mà nền kinh tế hƣớng tới.
Theo định nghĩa của của cuốn Đại từ điển tiếng Việt thì phạm trù “phát
triển” đƣợc hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hƣớng tăng lên (Đại từ điển
tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý, Tr. 132, NXB Văn hóa thông tin). Phát triển kinh tế, xã
hội đƣợc hiểu là sự gia tăng về lƣợng và chất của những giá trị kinh tế và xã hội
nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau (Từ điển bách
khoa Việt Nam, tập 3, Tr 242, NXB Từ điển bách khoa) do vậy con ngƣời phải tác
động vào môi trƣờng vật chất tự nhiên để tạo ra số lƣợng và giá trị vật chất mới.
Quá trình tác động này sẽ làm thay đổi trạng thái tự nhiên của môi trƣờng và sẽ tác
động ngƣợc trở lại vào quá trình phát triển. Phát triển kinh tế là một khái niệm
xuất hiện vào khoảng giữa thập niên những năm 1960 từ một nhận thức mới
về kinh tế. Theo khái niệm mới này “tăng thêm” không đồng nghĩa với “tốt hơn”,
do đó tăng trƣởng kinh tế chƣa chắc đã có lợi mà còn có thể làm tổn hại môi
trƣờng, môi sinh. Phát triển kinh tế phải thể hiện một nhận thức toàn diện bao
gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất, kinh tế và xã hội, số lƣợng và chất lƣợng.
Phát triển kinh tế đồng nghĩa với đổi thay và tiến bộ không ngừng để kinh tế – xã
hội ngày một “tốt hơn” một cách toàn diện.
Tại hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hợp quốc đề
ra Chƣơng trình nghị sự toàn cầu cho thế kỉ XXI: “Phát triển bền vững là sự phát
triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng
đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định chiến lƣợc phát triển của nƣớc ta trong 20 năm tới là “Phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,
từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng” và “…Sử dụng hợp lý và tiết
12
kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây
là một nội dung chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển
kinh tế xã hội”.
Nguồn gốc của phát triển bền vững đƣợc mô hình hóa qua một mô hình đơn
giản “tam giác phát triển bền vững”, với ba khía cạnh hay ba trụ cột bao gồm: kinh
tế, xã hội, môi trƣờng.
Trong những năm gần đây, các mô hình thay thế cho các tam giác phát triển
bền vững đã đƣợc đề xuất, trong đó việc phát triển bền vững dựa vào bốn thành tố
căn bản là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trƣờng và bền
vững về thể chế.
BỀN VỮNG VỀ
MÔI TRƢỜNG
BỀN VỮNG
VỀ
THỂ CHẾ
BỀN VỮNG VỀ
XÃ HỘI
BỀN VỮNG VỀ
KINH TẾ
Bền vững về kinh tế: Một nền kinh tế đƣợc coi là bền vững cần đạt có tăng
trƣởng GDP và GDP đầu ngƣời đạt mức cao. Các nƣớc đang phát triển hiện nay cần
tăng trƣởng GDP vào khoảng 5%/năm thì đƣợc coi là có biểu hiện phát triển bền
vững về kinh tế. Nếu tăng trƣởng GDP cao nhƣng mức GDP bình quân đầu ngƣời
thấp thì vẫn coi là chƣa đạt yêu cầu phát triển bền vững. Tăng trƣởng kinh tế phải là
tăng trƣởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trƣởng bằng mọi giá. Phát triển
nhanh, an toàn và chất lƣợng.
13
Bền vững về xã hội: là đạt đƣợc kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dƣỡng và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày
càng đƣợc nâng cao, mọi ngƣời đều có cơ hội đƣợc học hành và có việc làm, giảm
tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm
xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa
vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trù và phát huy
đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn
minh về đời sống vật chất và tinh thần.
Bền vững về môi trường: sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý và tiết
kiệm. Môi trƣờng tự nhiên (không khí, đất, nƣớc, cảnh quan ...), môi trƣờng xã hội
(dân số, chất lƣợng dân số, sức khỏe, môi trƣờng sống...) nhìn chung không bị các
hoạt động của con ngƣời làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ
công nghiệp và sinh hoạt đƣợc xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trƣờng đƣợc đảm
bảo, con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong sạch ... [5,tr.63,64].
Bền vững về thể chế: đƣợc thể hiện thông qua hệ thống các quy tắc về hoạt
động của các chủ thể trong một ngành kinh tế. Bền vững về thể chế đƣợc đánh giá
qua số lƣợng và chất lƣợng của các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bảo
vệ môi trƣờng, khai thác tài nguyên, xử lý rác thải, khuyến khích đầu tƣ, trùng tu
tôn tạo di tích, di sản.
Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ
tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/QĐ – TTg “Định hƣớng chiến
lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” đã xác định: “Mục tiêu tổng quát của phát
triển bền vững là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa,
sự bình đẳng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con ngƣời
và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa 3 mặt là phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
Trong chiến lƣợc phát triển KT - XH 2011 – 2020, Đảng ta tiếp tục nhấn
mạnh quan điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền
vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lƣợc”. Theo đó: “Phải phát triển bền vững
14
về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế … Tăng trƣởng
kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KT XH phải luôn coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để
tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn
chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KT - XH.”
“Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một
ý nghĩa riêng. Một mẫu hình PTBV là mỗi địa phƣơng, vùng, quốc gia không nên
thiên về trụ cột này và xem nhẹ trụ cột kia. Để giữ vai trò cân bằng cho các chủ thể
trên rất cần một thể chế quản trị nhà nƣớc bao gồm hệ thống các quy tắc nhằm đảm
bảo sự phối hợp hài hòa nhằm cân đối ba thành tố của phát triển bền vững nói trên.
1.2.2.2. Đặc trưng của phát triển bền vững
- Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trƣờng nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội môi trƣờng sạch đẹp
- Con ngƣời là trung tâm của sự phát triển bền vững. Đáp ứng một cách công
bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ
tƣơng lai.
- Phát triển bền vững là sự phát triển cả về chất và lƣợng và là quá trình lâu
dài.
1.2.3. Khái niệm và nội dung phát triển du lịch bền vững
1.2.3.1. Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm về phát triển du lịch bền vững trên thế giới. Theo
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), 1996 thì “ Du lịch bền vững là việc
đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những
khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai”. Đây là một định nghĩa
ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy nhiên định
nghĩa này còn chung chung, chỉ đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện
15
tại và tƣơng lai chứ chƣa nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, đến
môi trƣờng sinh thái, đa dạng sinh học, ...
Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì: “Phát triển du lịch bền vững là
việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du
khách và ngƣời dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tƣơng lai”. Phát triển du lịch bền vững
là đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du
khách đến các vùng, điểm du lịch ngày nay, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất
lƣợng cho tƣơng lai.
Theo khoản 21, Điều 4, Chƣơng 1 – Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch
bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tƣơng lai”.
Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Quốc tế (1987) đƣa ra định nghĩa: “Du lịch
bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau”.
Machado, 2003 đƣa ra định nghĩa “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện
tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh
hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh
tế nhƣng không phá hủy tài nguyên mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc
biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng”. Định
nghĩa này tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du lịch)
chứ chƣa đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch.
Tại Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de
Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đƣa ra định nghĩa “Du
lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện
tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn
các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được
16
sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các
hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Định nghĩa này hơi dài nhƣng hàm
chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững.
Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa. Đây là định nghĩa đƣợc tác giả lựa chọn là
hợp lý nhất.
Nhƣ vậy Phát triển du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch với
mục đích mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng,
thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch ... trên cơ sở khai thác có kế hoạch
các nguồn tài nguyên, đồng thời quan tâm đến việc đầu tƣ tôn tạo, bảo tồn và duy trì
tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên, đảm bảo môi trƣờng trong sạch, phải
gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ tài
nguyên, môi trƣờng.
1.2.3.2. Nội dung phát triển du lịch bền vững
Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc
dân của Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra những chiến lƣợc quan trọng
trong việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế tƣơng xứng với giá trị kinh tế
mà nó đem lại. Ngành du lịch Việt Nam có một thời đƣợc coi là “Con gà đẻ trứng
vàng” tức là chỉ biết khai thác thu về chứ không cần quan tâm đến việc bảo vệ và
phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, môi trƣờng sống
... Phát triển du lịch bền vững là sự kết hợp sự bền vững và phát triển về kinh tế, xã
hội và môi trƣờng, cùng với thể chế nhà nƣớc về những quy định, nguyên tắc, đảm
bảo sự phát triển đồng đều cả ba mặt trên. Sự bền vững này không cho phép con
ngƣời vì sự ƣu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ
khác. Thông điệp đƣợc đƣa ra: Phát triển du lịch bền vững không chỉ nhằm mục
đích kinh tế. Hiện nay phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về kinh tế, môi
trƣờng - sinh thái, và văn hóa – xã hội. Phát triển du lịch bền vững mang tính ba
chiều, giống chiếc kiềng 3 chân, nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài
17
hạn. Cần nhận thức đƣợc rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể
hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh nhau.
- Phát triển bền vững du lịch về kinh tế:
Du lịch là một ngành kinh tế nên phát triển du lịch bền vững cần phải bền
vững về kinh tế. Để phát triển du lịch bền vững về kinh tế cần tạo dựng và phát huy
tối đa hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch, đảm bảo tăng trƣởng du lịch ổn
định và lâu dài, đảm bảo sự công bằng về lợi ích, kinh tế giữa các chủ thể tham gia
vào hoạt động du lịch, góp phần ngày càng nhiều vào tăng trƣởng và phát triển kinh
tế của địa phƣơng và của đất nƣớc.
Bên cạnh sự phát triển của hoạt động kinh tế, du lịch bền vững giúp tăng
cƣờng sự thịnh vƣợng cho cộng đồng dân cƣ. Việc khai thác các đặc sản văn hóa
của vùng, ngƣời dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến
thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trƣng của vùng miền.
-
Phát triển bền vững du lịch về xã hội: Du lịch bền vững không gây hại đến
các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng địa phƣơng. Du lịch bền vững chú
trọng đến vấn đề phân phối lợi ích cho cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời
lao động trong ngành du lịch và dân cƣ tham gia hoạt động du lịch, cải thiện cuộc
sống, nâng cao mức thu nhập. Tăng khả năng tiếp cận của ngƣời dân với các hoạt
động du lịch, cung cấp dịch vụ cho ngƣời nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch, bảo tồn, tôn
tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giữ gìn bản sắc VH - XH. Khuyến
khích các bên liên quan tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch, phát triển và giám
sát, tăng cƣờng nhận thức của các bên liên quan về vai trò của họ trong hoạt động
du lịch.
-
Phát triển bền vững du lịch về tài nguyên và môi trường: Du lịch là ngành có
định hƣớng tài nguyên rõ rệt, bởi tài nguyên và môi trƣờng là nhân tố cơ bản để tạo
ra sản phẩm du lịch. Môi trƣờng trong du lịch mang một hàm ý rất rộng, đó là môi
trƣờng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội; đó là yếu tố rất quan trọng để
tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Nếu không có bảo vệ môi trƣờng thì
18
sự phát triển sẽ suy giảm, nhƣng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trƣờng
sẽ thất bại. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ
làm tốt lên chất lƣợng môi trƣờng du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu
du lịch. Ngƣợc lại, việc khai thác không đồng bộ không có các biện pháp phục hồi,
tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự
giảm sút chất lƣợng môi trƣờng, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng nhƣ chất
lƣợng của môi trƣờng du lịch ở khu vực đó. Vì vậy chúng ta cần phát triển du lịch
nhƣng không làm tổn hại đến tài nguyên, không làm ảnh hƣởng tiêu cực đến môi
trƣờng. Hoạt động du lịch đại chúng tác động tiêu cực đến nguồn lợi tự nhiên nhƣ ô
nhiễm môi trƣờng, chất thải, tiếng ồn.... Phát triển du lịch bền vững về môi trƣờng
coi phát triển bền vững tài nguyên môi trƣờng là nội dung quan trọng hàng đầu, có
nghĩa là hoạt động khai thác sẽ đi đôi với hoạt động bảo tồn. Du lịch bền vững sẽ
bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên đặc biệt là nguồn tài nguyên không thể phục
hồi. Giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm tài nguyên đất, nƣớc, không khí. Bảo vệ sự đa
dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác.
- Tồn tại đồng thời với ba nhân tố này là sự phát triển bền vững về thể chế.
Đó là các văn bản, quy định, nguyên tắc về phát triển du lịch và phát triển du lịch
bền vững. Chính sách phát triển là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát
triển du lịch và ngƣợc lại, có thể kìm hãm du lịch nếu đƣờng lối sai với thực tế.
Chính sách phát triển du lịch gồm: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức Du
lịch Thế giới đối với các nƣớc thành viên, thứ hai là chính sách của cơ quan quyền
lực tại địa phƣơng, quốc gia đó. Chính sách của chính quyền tại địa phƣơng, quốc
gia có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó căn cứ vào khả năng, tình hình thực tế tại
mỗi vùng, quốc gia để đƣa ra chính sách phù hợp và khả thi.
1.2.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hƣớng tài nguyên rõ rệt, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Có một điều
đăc biệt khác với những ngành khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất
lƣợng của môi trƣờng cũng nhƣ tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn. Việc
19
phát triển du lịch bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó đem lại, thì những mặt trái,
những tác hại do du lịch sẽ xuất hiện. Thực tế ở nƣớc ta có thời kỳ chúng ta chỉ biết
khai thác mà không biết bảo vệ và tôn tạo nó, các giá trị tài nguyên du lịch bị hủy
hoại, nhiều tài nguyên du lịch đã không còn tồn tại. Nếu du lịch không muốn làm
tăng thêm sự xuống cấp của môi trƣờng và tự phá hủy mình trong quá trình hoạt
động, nhất là trong tƣơng lai, thì ngành du lịch cũng giống nhƣ các ngành kinh
doanh khác phải nhận biết đƣợc trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng, kinh tế,
xã hội và phải biết làm thế nào để du lịch trở nên bền vững hơn. Chính vì vậy sự
phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội.
Những nguyên tắc để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững không tách rời khỏi
những nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Trên cơ sở đó kết hợp với những
đặc điểm của ngành du lịch, Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên thế giới đƣa ra mƣời
nguyên tắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch:
-
Nguyên tắc 1: Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành, nó có mối quan
hệ qua lại chặt chẽ với nhiều ngành KT - XH. Ngành du lịch mang lại hiệu quả trực
tiếp và gián tiếp đối với các ngành KT - XH. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ
phận của quy hoạch KT - XH, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của
ngành du lịch. Thực tế cho thấy ở những nơi có vị trí của du lịch chƣa đƣợc xác
định đúng mức trong một chiến lƣợc phát triển tổng thể KT - XH, nơi phát triển du
lịch không đƣợc xem xét và cân nhắc đối với các ngành khác trong khuôn khổ một
quy hoạch tổng thể, thì sự phát triển quá mức của các ngành khác sẽ làm tổn hại tới
tài nguyên và làm suy thoái môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển bền
vững của du lịch. Trong quy hoạch cần phải hợp nhất tất cả các mặt KT - XH, môi
trƣờng, tôn trọng chính sách của đia phƣơng, khu vực và quốc gia, phải phù hợp với
hoàn cảnh địa phƣơng. Khi hòa nhập, quy hoạch phù hợp du lịch với quy hoạch
tổng thể phát triển KT - XH, ngành du lịch sẽ đƣợc đầu tƣ, phát triển phù hợp, đồng
thời tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
20
-
Nguyên tắc 2: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Du
lịch là ngành kinh tế có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch đƣợc
coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du khách. Chính
vì vậy đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, việc khai
thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Nếu
các tài nguyên du lịch đƣợc khai thác một cách hợp lý, bảo tồn và tôn tạo thì sự tôn
tạo đó sẽ đáp ứng lâu dài nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở nghiên cứu kiểm kê, đánh giá, quy
hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển cụ thể.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài
nguyên môi trƣờng, thiên nhiên và con ngƣời, phát triển và thực thi các chính sách
môi trƣờng hợp lý, có hệ thống giảm ô nhiễm môi trƣờng và nguồn nƣớc và không
khí. Tôn trọng các nhu cầu và quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng, triển khai các
hoạt động du lịch một cách có trách nhiệm và đạo đức.
-
Nguyên tắc 3: Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải. Sự tiêu thụ quá mức
tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sự hủy hoại môi
trƣờng, cạn kiệt tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho sự phát
triển lâu dài của ngành du lịch. Để thực hiện nguyên tắc này, ngành du lịch cần
khuyến khích việc giảm tiêu thụ không đúng đắn của du khách, ƣu tiên sử dụng các
nguồn lực địa phƣơng thích hợp và bền vững, giảm rác thải và đảm bảo xử lý rác
thải do du lịch thải ra một cách an toàn, sử dụng các thiết bị xử lý rác thải tiên tiến,
đầu tƣ các dự án tái chế rác thải. Do vậy cần có sự quy hoạch đúng đắn ngay từ khi
lập dự án, có đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trƣờng để
có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm
lƣợng chất thải vào môi trƣờng là cần thiết.
- Nguyên tắc 4: Phát triển phải gắn với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng. Tính đa
dạng về thiên nhiên, văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp
dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu cao về tự nhiên, văn hóa và xã hội, nơi đó sẽ
21
có khả năng cạnh tranh du lịch cao và có sức hấp dẫn du lịch lớn, đảm bảo cho sự
phát triển.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn
hóa và xã hội của điểm đến; tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các
hoạt động du lịch đối với động, thực vật, đa dạng hóa các hoạt động KT - XH bằng
cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cƣ địa
phƣơng, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống bằng chuyên môn phục
vụ du lịch. Khuyến khích các đặc tính riêng của vùng hơn là áp đặt chuẩn mực đồng
nhất, phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội và nhu cầu phát
triển.
- Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực cho KT - XH của địa phƣơng,
mặt khác cũng để lại hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trƣờng và KT - XH của
địa phƣơng. Do vậy, ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần cho phát
triển kinh tế địa phƣơng, trong quá trình hoạch định các giải pháp chính sách khi
quy hoạch du lịch cần phải tính đến đóng góp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa
phƣơng và quốc gia.
Để thực hiện nguyên tắc này: hỗ trợ thu nhập cho địa phƣơng và các doanh
nghiệp nhỏ, đảm bảo các loại hình và quy mô du lịch thích hợp với điều kiện của
địa phƣơng, chống khai thác du lịch quá mức, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang
lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn, hoạt động du lịch phải trong giới hạn cho
phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở của địa phƣơng.
-
Nguyên tắc 6: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong
quá trình phát triển du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động
du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm họ có
trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trƣờng du lịch. Điều này rất có ý nghĩa, góp
phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Ngƣời dân địa phƣơng,
nền văn hóa, môi trƣờng, lối sống và truyền thống chính là những nhân tố quan
22
trọng thu hút khách du lịch. Đây là kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều
nƣớc.
Để thực hiện nguyên tắc này: tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của dân
chúng địa phƣơng, ủng hộ quan điểm cộng đồng địa phƣơng, khuyến khích cộng
đồng dân cƣ tham gia tích cực vào các dự án, các hoạt động phát triển du lịch nhƣ
chuyên chở, cho thuê nhà, phòng nghỉ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lƣu
niệm..., khuyến khích phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
- Nguyên tắc 7: Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa
phương và các đối tượng liên quan. Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phƣơng, các
tổ chức và cơ quan khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là một
quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm khác của
cộng đồng địa phƣơng, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trƣờng
tự nhiên, văn hóa – xã hội. Bản thân của sự phát triển bền vững là sự cân đối trong
khai thác tài nguyên đảm bảo các nhu cầu hiện tại, tƣơng lai và phúc lợi của con
ngƣời cần dựa trên sự lựa chọn và hiểu biết về những chi phí phát triển môi trƣờng,
xã hội và văn hóa. Quá trình tham khảo ý kiến này có ý nghĩa quan trọng bởi nó
bao hàm việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng,
kiến thức các nguồn lực địa phƣơng. Thực tế cho thấy luôn luôn tồn tại những mâu
thuẫn xung đột về quyền lợi ở những mức độ khác nhau trong khai thác tài nguyên
phục vụ phát triển giữa du lịch với cộng đồng địa phƣơng, giữa du lịch với các
ngành kinh tế. Kết quả là sự thiếu trách nhiệm với tài nguyên và môi trƣờng, sự
phát triển thiếu tính bền vững đối với KT - XH của địa phƣơng cũng nhƣ đối với
mỗi ngành kinh tế trong đó có du lịch.
Để thực hiện nguyên tắc này: thƣờng xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa
phƣơng và các đối tƣợng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy
sinh trong quá trình phát triển. Khuyến khích các bên tham gia ủng hộ việc thực
hiện các dự án. Do vậy trong quá trình triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần
vận dụng nguyên tắc này trong điều tra xã hội học, lấy ý kiến các bên liên quan, vừa
để giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn, vừa tìm ra vấn đề giải quyết.
23
- Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Một lực lƣợng
lao động du lịch đƣợc đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về
kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch. Lồng ghép vấn đề
phát triển du lịch bền vững vào quá trình đào tạo.
Để thực hiện nguyên tắc này: đƣa những vấn đề môi trƣờng, văn hóa và xã hội
vào môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo, chú trọng đào tạo, nâng cao vị trí và sử
dụng cán bộ địa phƣơng các cấp, đƣa ra những tác động tích cực và tiêu cực của du
lịch với cộng đồng, khuyến khích đào tạo đa văn hóa và đƣa vào đào tạo các chƣơng
trình giao lƣu văn hóa.
- Nguyên tắc 9: Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động tiếp thị du lịch.
Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm
sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trƣờng thiên nhiên, văn hóa và xã
hội nơi tham qua, đồng thời làm tăng thêm sự hài lòng của du khách. Xúc tiến,
quảng cáo luôn là hoạt động quan trọng, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cƣờng khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách
nhiệm sẽ tạo cho khách những hy vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và
thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch đƣợc
quảng cáo. Kết quả của hoạt động này là thái độ tẩy chay của du khách với những
sản phẩm du lịch đƣợc quảng cáo, ảnh hƣởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch.
Để thực hiện nguyên tắc này: giáo dục và hƣớng dẫn du khách những điều
“cần làm” và “không nên làm” về phƣơng diện môi trƣờng, sử dụng chiến lƣợc tiếp
thị tôn trọng chủng tộc, nâng cao nhận thức du khách về tác động tiềm tàng và trách
nhiệm của họ với môi trƣờng, địa phƣơng, cung cấp thông tin đầy đủ có liên quan
đến các điểm du lịch.
- Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Công tác nghiên cứu là yếu
tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là
những ngành có nhiều mối quan hệ trong phát triển và phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, môi trƣờng, văn hóa – xã hội nhƣ ngành du lịch. Không ngừng nghiên cứu và
giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các
24
số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những bất cập và mang lại lợi ích
cho ngành du lịch và khách hàng.
Để thực hiện nguyên tắc này: khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá
trƣớc khi thực hiện dự án và các biện pháp giám sát đánh giá tác động môi trƣờng,
KT - XH. Thƣờng xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích vừa đảm
bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo sự phát triển bền vững ttrong mối
quan hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng ...
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị
của đất nƣớc cũng nhƣ của khu vực. Vì vậy việc nghiên cứu và xác định các dấu
hiệu để nhận biết trạng thái của quá trình phát triển này rất quan trọng, để từ đó có
giải pháp phù hợp và kịp thời nhằm điều chỉnh các hoạt động đạt tới trạng thái bền
vững hơn cho quá trình phát triển. Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát
triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí cơ bản về
phát triển du lịch bền vững cần xem xét bao gồm:
Các tiêu chí về kinh tế
-
Chỉ tiêu khách du lịch: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình
phát triển du lịch. Để đánh giá đƣợc tính phát triển bền vững hay không thì chỉ tiêu
khách du lịch phải tăng trƣởng liên tục năm này qua năm khác trong thời gian tối
thiểu hàng chục năm. Trong chỉ tiêu khách du lịch, ngoài số lƣợng tuyệt đối về
khách, các chỉ tiêu khác cần phải tính đến trong quá trình phát triển bền vững đó là
số ngày lƣu trú trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài
lòng của khách ...
Các hoạt động phát triển du lịch tự phát thƣờng chỉ quan tâm đến việc thu hút
tối đa số lƣợng khách đến và thƣờng không chú trọng đến chất lƣợng nguồn khách
(khả năng chi trả, trình độ văn hóa...) hay thời gian lƣu trú, mức độ hài lòng và
mong muốn quay trở lại của họ. Với trƣờng hợp số lƣợng khách du lịch ít nhƣng
thời gian lƣu trú dài và khả năng chi trả cao hơn thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao
25
hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn là lƣợng khách nhiều nhƣng chi tiêu ít,
lƣu trú ngắn. Ngoài việc thu nhập mang lại cho du lịch khu vực đó cao hơn mà còn
mang lại lợi ích là không gây áp lực đến tài nguyên môi trƣờng mà còn hạn chế
đƣợc chi phí phải trả cho việc khắc phục các sự cố về tài nguyên môi trƣờng do áp
lực quá tải về số lƣợng.
Sự quay trở lại của du khách cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức
độ phát triển bền vững của du lịch. Chất lƣợng các sản phẩm du lịch, chất lƣợng đội
ngũ lao động du lịch ... làm tăng thêm mong muốn đƣợc quay trở lại của họ, và
chính họ là ngƣời quảng cáo tốt nhất cho điểm du lịch đó. Tỷ lệ khách du lịch quay
trở lại chứng tỏ hoạt động du lịch đang phát triển đúng hƣớng và có hiệu quả. Điều
này càng quan trọng với những du lịch có khả năng chi trả cao, thời gian lƣu trú dài
ngày.
Nhƣ vậy để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển
liên tục của chỉ tiêu về số lƣợng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du
lịch (thời gian lƣu trú, mức chi tiêu, mức độ hài lòng ...) cần đƣợc phát triển liên tục
và bền vững.
- Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch):
Các hoạt động du lịch đều mang ý nghĩa kinh tế và hƣớng tới mục tiêu quan trọng là
thu nhập, lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc. Thu nhập du lịch là chỉ
tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển du lịch cả nƣớc nói chung và của từng
địa phƣơng nói riêng, là thƣớc đo cho sự phát triển và thành công của ngành du lịch.
Chỉ tiêu thu nhập du lịch liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch. Sự tăng
trƣởng liên tục của khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trƣởng về thu nhập và đóng
góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch.
Thu nhập du lịch của một vùng lãnh thổ nào đó bao gồm các khoản thu đƣợc
do khách du lịch chi trả khi đến lãnh thổ đó cho dịch vụ lƣu trú, ăn uống, đi lại, các
dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác. Trên thực tế tất cả
các khoản thu này không phải do ngành du lịch thu trực tiếp mà còn do nhiều ngành
khác, nhiều thành phần khác tham gia các hoạt động du lịch. Một số ngành dịch vụ
26
khác (y tế, ngân hàng, giao thông, ...) không chỉ phục vụ dân địa phƣơng mà còn
phục vụ khách du lịch, nhƣ vậy một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành
khác thu. Do vậy, tất cả các khoản thu từ khách du lịch (mặc dù không phải ngành
du lịch thu trực tiếp) đều đƣợc tính vào tổng thu nhập du lịch.
Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là
thƣớc đo sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng. Sự phát triển
và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế có bền
vững hay không. Đối với ngành du lịch, việc tăng trƣởng thƣờng xuyên, liên tục của
chỉ tiêu GDP không những chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế,
mà còn cho thấy vị trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng càng
cao, ổn định và tăng trƣởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với
mục tiêu phát triển bền vững.
- Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật trong du lịch bao gồm các cơ sở lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phƣơng
tiện vận chuyển, ... phản ánh sự phát triển của du lịch. Sự phát triển này thể hiện ở
việc đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu của khách du lịch, đồng thời góp phần thu hút
khách, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Để có đƣợc một hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật chất lƣợng cao thì đầu tƣ là vấn đề hàng đầu. Nếu không có đầu tƣ
thì hệ thống cơ sở vật chất sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lƣợng, không hấp dẫn du
khách, không hấp dẫn thì lƣợng khách đến ít và thời gian lƣu trú ngắn, giảm khả
năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền
vững của du lịch. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thuận tiện sẽ là môi trƣờng
thuận lợi làm thỏa mãn các nhu cầu, sở thích đa dạng của du khách, làm hài lòng du
khách, do đó sẽ tăng khả năng lƣu trú và chi tiêu của du khách làm tăng doanh thu, lợi
nhuận của ngành du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng
phát triển.
Mặt khác, trên cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đƣợc đầu tƣ, phát triển sẽ góp
phần kêu gọi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát triển kinh
27
tế, trong đó có đầu tƣ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát
triển du lịch bền vững.
Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cần phải có nguồn vốn lớn,
ít khả năng sinh lời hoặc thu hồi vốn chậm, vì vậy, ngân sách Nhà nƣớc cần dùng
một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ cho lĩnh vực này.
- Chỉ tiêu nguồn nhân lực du lịch: Du lịch là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao. Do vậy, chất lƣợng đội ngũ lao động trong ngành du lịch là yếu tố
quan trọng. Chất lƣợng đội ngũ lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của
sản phẩm du lịch, chất lƣợng dịch vụ và cũng là ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh
doanh, tăng trƣởng của các chỉ tiêu du lịch.
Việc đào tạo đội ngũ, ngoài việc nâng cao chuyên môn nhƣ kỹ năng nghề
nghiệp, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, cần đƣợc bổ sung kiến thức về
tài nguyên, quản lý tài nguyên môi trƣờng, luật môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, ...
Sự phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ du lịch sẽ góp phần quan trọng
vào quá trình phát triển du lịch bền vững.
Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu
kinh tế ở mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng mà mức độ tăng trƣởng sẽ cao, thấp khác nhau
đƣợc lựa chọn để đánh giá tính bền vững.
Các tiêu chí về xã hội
Đây là yếu tố rất quan trọng thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch.
Yếu tố này đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát
triển của toàn xã hội
Một là, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương:
Nếu nhƣ việc thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu nhằm tăng nguồn thu
ngoại tệ cho nền kinh tế thì việc thu hút khách du lịch nội địa còn có ý nghĩa tạo
diều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp
phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chƣơng trình
cứu trợ của Chính phủ nhƣ các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận
28
thức cho cộng đồng ... Nhƣ vậy đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành
công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dƣới góc độ kinh tế và xã hội.
Hai là, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và cộng đồng dân cư
Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có sự ủng hộ của cộng đồng,
địa phƣơng. Chính vì vậy mức độ hài lòng của cộng đồng với hoạt động du lịch sẽ
phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch trong phát triển.
Để đạt đƣợc sự hài lòng của cộng đồng thì vai trò của cộng đồng phải đƣợc phát
huy cũng nhƣ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cụ thể là:
-
Phát huy đƣợc vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát
triển du lịch
-
Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các dự án đầu tƣ phát
triển du lịch trên địa bàn.
-
Tăng cƣờng quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
-
Phúc lợi chung của cộng đồng đƣợc nâng lên.
Để xác định đƣợc dấu hiệu này cần tiến hành điều tra phỏng vấn cộng đồng.
Từ đó sẽ căn cứ vào kết quả điều tra để điều chỉnh hoạt động sao cho phát triển hoạt
động du lịch mang tính bền vững hơn từ góc độ xã hội.
Hiện nay du lịch đƣợc xem là ngành kinh tế tạo nguồn thu ngoại tệ to lớn cho
đất nƣớc, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác có liên quan. Tuy nhiên một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của du lịch là việc
đóng góp phát triển kinh tế xã hội các địa phƣơng nơi có du lịch phát triển. Chính vì
vậy một trong những đấu hiệu nhận biết về tính bền vững trong phát triển du lịch là
mức đóng góp cho phát triển xã hội ở các địa phƣơng từ nguồn thu nhập du lịch.
Bên cạnh đó tác động từ hoạt động du lịch đến đời sống xã hội là tỷ lệ tội
phạm trên số lƣợng khách du lịch. Số lƣợng du khách gia tăng là một trong những
nguyên nhân nảy sinh ra các loại tội phạm xã hội nhƣ móc túi, cƣớp giật, mại dâm,
ma túy, ... các biện pháp về xử phạt hành chính, trật tự an ninh xã hội đƣợc ban
hành là thƣớc đo tính bền vững từ các tác động xã hội của hoạt động du lịch. Ngoài
ra do tính chất cơ chế thị trƣờng trong hoạt động du lịch, một số giá trị văn hóa
29
truyền thống có thể bị biến đổi để phù hợp với nhu cầu của khách, hoặc bị biến đổi
do sự du nhập văn hóa ngoại lai ... Đó là văn hóa du lịch, những hành động chèo
kéo khách, tăng giá, chặt chém, đặc biệt là với du khách nƣớc ngoài, ......khiến du
khách cảm thấy không hài lòng, thậm chí là sợ hãi. Đây là những tác động tiêu cực,
ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội.
Nhƣ vậy để kiểm soát và quản lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực này,
cần phải có hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của chính quyền
địa phƣơng và năng lực để thực hiện của cả bộ máy. Hiệu quả của các hoạt động
này đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng các vụ vi phạm đƣợc phát hiện và xử lý. Đây
cũng là một tiêu chí phản ánh tính bền vững của xã hội nói chung và của phát triển
du lịch nói riêng.
Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng
góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: tạo công ăn việc làm cho ngƣời
lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời
dân ở những vùng sâu vùng xa nơi có tài nguyên du lịch, chia sẻ lợi ích từ các hoạt
động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các ngành
khác phát triển.
Các tiêu chí về môi trường
Phát triển du lịch bền vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu
quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trƣờng.
- Số lượng các khu, điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo, bải vệ và quy hoạch:
các khu, điểm du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, trong đó tài
nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm.
- Áp lực lên tài nguyên – môi trường tại các khu, điểm du lịch: Để đạt đƣợc
mục tiêu phát triển du lịch bền vững, cần chú trọng đến vấn đề môi trƣờng tại các
khu, điểm du lịch. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú
trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trƣờng tại các khu vực
phát triển du lịch sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng vê môi trƣờng và kết quả là
sự phát triển thiếu bền vững của du lịch. Sự suy giảm của môi trƣờng nói chung ở
30
một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng nhƣ chất lƣợng
của môi trƣờng du lịch ở khu vực đó.
Một trong những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững là việc tiêu thụ và
sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lƣợng nhƣ nƣớc, điện... phục vụ hoạt động của
khách du lịch. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn năng lƣợng, cạn kiệt nguồn
tài nguyên ... Việc quản lý và hạn chế những áp lực lên các nguồn tài nguyên và
môi trƣờng đƣợc thông qua các biện pháp nhằm giảm thiểu các chất thải, mức độ
kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch, mức độ bảo tồn và duy trì tính đa dạng
sinh học. Vấn đề quản lý áp lực lên tài nguyên môi trƣờng tại các điểm, khu du lịch
cũng liên quan đến khả năng sức chứa. Đó là việc quản lý số lƣợng khách đến
không vƣợt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên và không làm ảnh hƣởng đến khả
năng phát triển của các hệ sinh thái trong khu vực.
Khách du lịch là đối tƣợng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của ngành
du lịch. Sự gia tăng số lƣợng khách là tiêu chí quan trọng cho sự phát triển bền
vững về mặt kinh tế, số lƣợng khách tăng chứng tỏ sự phát triển của điểm du lịch
đó. Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên thì cũng là lúc các vấn đề về tài nguyên,
môi trƣờng bị đe dọa. Không khí ô nhiễm, tiếng ồn, lƣợng nƣớc thải ... tạo ra mối đe
dọa tới các hệ sinh thái nhƣ phá rừng, khai thác bừa bãi các tài nguyên để sản xuất
các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch nhƣ săn bắn thú rừng, cây rừng, ... Điều
này dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây hiện tƣợng quá tải về
chất thải tại các điểm du lịch, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và không đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của du lịch.
Nhƣ vậy việc phát triển du lịch bền vững một mặt phải đảm bảo sự gia tăng về
du khách, đồng thời phải xác định đƣợc cƣờng độ hoạt động của khách tại các điểm
du lịch sao cho không vƣợt quá ngƣỡng tiêu chuẩn cho phép về môi trƣờng, tiêu
chuẩn về tiêu thụ năng lƣợng và sức chứa.
31
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
Một là, các nguồn lực phát triển du lịch
Việc phát triển du lịch phải xuất phát từ các điều kiện đặc trƣng riêng mà
không phải vùng nào muốn là phát triển đƣợc. Nói cách khác đó chính là các tiềm
năng du lịch của mỗi vùng lãnh thổ
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng
nhƣ địa hình, rừng, khí hậu, nguồn nƣớc, tài nguyên thực, động vật.. có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc hình thành các trung tâm, khu du lịch và tính bền vững của
các sản phầm du lịch. Khu vực, địa phƣơng có nhiều cảnh đẹp, khí hậu ấm áp, tài
nguyên đa dạng ... cộng với vị trí hệ thống giao thông thuận lợi thì sẽ có sức hút
khách du lịch. Đồng thời nơi đó cũng có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều
loại hình du lịch với các đối tƣợng khác nhau góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch
phát triển.
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du
lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của
hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp
khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể sử dụng cho dịch
vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Tài
nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân
văn.
Tài nguyên thiên nhiên gồm: địa hình, khí hậu, biển, sông, thực vật, động
vật, rừng, núi,... Dù khu vực hay vùng đó có điều kiện kinh tế chính trị, xã hội phát
triển mà không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát triển du lịch. Địa hình là
một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cảnh quan du lịch. Địa hình càng đa
dạng, độc đáo càng hấp dẫn du khách.
Tài nguyên nhân văn gồm: các tƣợng đài kiến trúc, công trình văn hóa (viện
bảo tàng, nhà hát, thƣ viện,...), các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình văn hóa phi
32
vật thể (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật, ...) Mỗi quốc gia có giá trị lịch sử
khác nhau hấp dẫn du khách. Thông thƣờng các giá trị lịch sử lôi cuốn các khách du
lịch nội địa muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc mình, nhƣng cũng có những giá trị lịch
sử của một số dân tộc lại gây tò mò cho các du khách nƣớc ngoài (ví dụ nền văn hóa
Ấn Độ, Trung Hoa... luôn đƣợc nhiều du khách và nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu). Tƣơng tự nhƣ giá trị lịch sử, giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục
đích nghiên cứu, tham quan. vì giá trị văn hóa thƣờng gắn liền với hoạt động vă hóa
(triển lãm nghệ thuật, hội chợ, fesival, ... hoặc các phong tục tập quán cổ truyền.
Đây chính là những tiềm năng giúp cho du lịch của các quốc gia đi lên.
Tài nguyên du lịch đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên (hang động, đảo,
suối nƣớc nóng, cảnh quan độc đáo, ...) lẫn nhân văn (phong tục tập quán, làng
nghề, ẩm thực, ....) tạo điều kiện cho chùng ta phát triển nhiều loại hình du lịch
phong phú hấp dẫn nhƣ nghỉ dƣỡng, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội chợ,
festival ....
Hoạt động huy động đầu từ và vốn đầu tư cho phát triển du lịch: vốn đƣợc
dùng để đầu tƣ kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và nhu cầu du khách,
dùng để đầu tƣ các khu, điểm du lịch, xây dựng các tour, điểm du lịch, đầu tƣ phát
triển các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Ngoài ra,
vốn còn đƣợc dùng để tuyên truyền, quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ
quản lý, nhân viên và ngƣời lao động phục vụ du lịch và phục vụ công tác quản lý
du lịch, đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng du lịch. ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc,
cần kêu gọi sự đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển du lịch
nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách và tăng đƣợc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển
du lịch bền vững.
Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế có vai trò tiền đề cho phát triển du lịch bền vững.
-
Sự phát triển kinh tế trƣớc hết thể hiện ở tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định
trong dài hạn. Đây là tiền đề quan trọng nhất để tăng nhu cầu du lịch trong dân cƣ
33
và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH phục vụ phát triển du lịch, đầu tƣ cho
bảo vệ môi trƣờng trong phát triển du lịch.
-
Sự phát triển kinh tế thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng
giảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP cũng nhƣ trong lực lƣợng lao động của
nền kinh tế, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều
kiện quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững bởi chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo
sự tăng trƣởng kinh tế ổn định, đảm bảo lực lƣợng lao động cho phát triển du lịch.
Sự phát triển của các loại thị trƣờng: Thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng; thị
trƣờng lao động; thị trƣờng khoa học – công nghệ; thị trƣờng tài chính; thì trƣờng
bất động sản… là yếu tố bảo đảm cho ngành du lịch phát triển ổn định.
-
Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thị trƣờng du lịch
quốc tế nói riêng cũng là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế.
Du lịch không thể phát triển bền vững nếu không hội nhập vào thị trƣờng du lịch
quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển du lịch, thu hút khách du lịch
quốc tế và đƣa khách du lịch ra nƣớc ngoài.
Đồng thời, xã hội phát triển giúp con ngƣời có ý thức rõ ràng hơn về ý nghĩa
của việc đi du lịch cũng nhƣ ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, xây dựng và
phát triển môi trƣờng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền
vững.
Ba là, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội là những nhân tố đặc biệt quan
trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế du lịch. Du lịch chỉ
có thể phát triển trong môi trƣờng hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. Du
khách chỉ muốn đến những đất nƣớc hoặc vùng du lịch có môi trƣờng chính trị bình
ổn nhƣ không có nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không có khủng bố, bạo loạn....
Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lƣu về du lịch giữa các nƣớc trong
khu vực và trên thế giới không ngừng phát triển. Sự bất đồng và xung đột về chính
trị sẽ làm bất lợi cho sự phát triển du lịch của các nƣớc và trong khu vực. Sự ổn
34
định của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á là một bằng chứng xác thực để
chứng minh khả năng thu hút khách du lịch ngày một đông.
Thiên tai, dịch bệnh là những nguy cơ có tác động không tốt đến sự phát
triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch, đe dọa sức khỏe và tính mạng của
du khách, đồng thời gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch. Vì một
mặt du khách sẽ không đến những vùng dịch bệnh, mặt khác chính quyền địa
phƣơng và các đơn vị kinh doanh du lịch cũng không dám mạo hiểm đƣa khách du
lịch đến khu vực nguy hiểm.
Bốn là, vai trò của nhà nước
Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một yêu cầu không
thể thiếu đó là vai trò quản lý nhà nƣớc. Bởi lẽ thông qua quản lý nhà nƣớc sẽ định
hƣớng cho du lịch phát triển về mọi mặt với mục tiêu khai thác lợi thế tối đa nhằm
đem lại lợi nhuận đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế trên cơ sở phát triển
bền vững. Ngoài ra, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch
cũng có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc
gia, một địa phƣơng nào đó xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn
nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về du
lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin, điện tử,... cộng với tổ chức bộ máy
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du
lịch phát triển nhanh. Ngƣợc lại sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chí không
phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch.
Năm là, sự tham gia của các bên bao gồm: khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
du lịch. Các bên tham gia hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua
lại lẫn nhau, không thể tách rời và là một trong những yếu tố ảnh hƣởng quyết định
đến sự phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phƣơng. Muốn hoạt động du lịch
phát triển thì quốc gia đó, địa phƣơng đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
tham gia cùng phát triển, không xem nhẹ bên nào, vì thiếu một trong những bên
tham gia thì hoạt động du lịch sẽ không hiệu quả, thậm chí không tồn tại.
35
1.2.7. Vai trò của phát triển du lịch bền vững
-
Du lịch bền vững góp phần phát triển kinh tế
Khi du lịch phát triển bền vững, nó sẽ góp phần tăng thu ngân sách qua các
khoản trích nộp ngân sách, các khoản thuế từ các cơ sở du lịch hoạt động trên địa
bàn thuộc quyền quản lý trực tiếp của địa phƣơng, phát triển nhiều mặt về kết cấu
hạ tầng (giao thông, điện nƣớc, dịch vụ văn hóa, y tế, ...) giúp đời sống nhân dân
đƣợc cải thiện. Tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy
các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống,
góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nƣớc và từng địa phƣơng, tăng thu
nhập, xóa đói giảm nghèo và vƣơn lên làm giàu, mở rộng giao lƣu giữa các vùng,
miền trong nƣớc và với nƣớc ngoài.
-
Du lịch bền vững góp phần tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội
Du lịch đƣợc đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội,
chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi việc làm trong ngành du lịch ƣớc tính tạo ra 2
việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng đang sử dụng lao động nhiều vƣợt
trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành
khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng
trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế
bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu
dịch vụ toàn thế giới [48].
Tiềm năng du lịch thƣờng có ở vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh có điều kiện KT
- XH khó khăn. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ làm thay đổi bộ mặt của địa
phƣơng và cƣ dân ở đây, mà còn thu hút một lƣợng lao động lớn từ các khu vực khác,
hình thành khu dân cƣ, cụm đô thị tập trung. Phát triển du lịch bền vững còn góp phần
giảm áp lực thất nghiệp, áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị. Dân cƣ ở nông thôn,
vùng có làng nghề truyền thống, có tài nguyên du lịch...có thể yên tâm sinh sống, tìm
kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và chất lƣợng cuộc sống bằng việc
phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần phục vụ
du lịch.
36
Phát triển du lịch bền vững còn góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú
thêm sự hiểu biết, nhận thức của cộng đồng. Thông qua việc tiếp xúc với du khách,
cộng đồng địa phƣơng hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, con ngƣời
ở các địa phƣơng, quốc gia khác. Những ngƣời đi du lịch lại có điều kiện mở mang
tầm nhìn, hiểu thêm về đất nƣớc, con ngƣời ở địa phƣơng khác và các quốc gia
khác.
-
Du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch bền vững còn tác động trở lại, góp phần phát hiện, giữ gìn
và phát triển các di tích, di sản vật thể và phi vật thể. Thực tế cho thấy, du lịch đã
“cứu” đƣợc nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa trƣớc sự tác động, tàn phá của
thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của con ngƣời. Thông qua phát
triển du lịch, nhiều di sản phi vật thể của nhân loại đƣợc phục hồi và phát triển. Mặt
khác, trong một số trƣờng hợp, cộng đồng địa phƣơng không nhận thấy những nét
đặc thù, đặc trƣng riêng, tính hấp dẫn của các giá trị văn hóa vốn đã quen thuộc với
họ, chỉ thông qua du lịch với sự phát hiện, ngƣỡng mộ của du khách thì các giá trị
đó mới đƣợc phát huy.
-
Du lịch bền vững làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ chung về
VH - XH giữa nhân dân các vùng và các quốc gia, góp phần giữ gìn, tôn tạo bản sắc
văn hóa lịch sử mỗi vùng. Phát triển du lịch bền vững một mặt nhằm khai thác hiệu
quả tài nguyên du lịch, bảo tồn và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
văn hóa; mặt khác nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị của tài nguyên du lịch ra
cộng đồng quốc tế. Thông điệp của một quốc gia, địa phƣơng gửi tới cộng đồng bên
ngoài có thể có nhiều cách, nhƣng thông qua du lịch, cụ thể là thông qua các giá trị
đem đến cho khách du lịch là một trong những con đƣờng trực quan sinh động, rất
hiệu quả. Phát triển du lịch bền vững bảo tồn các di sản và nâng cao ý thức trách
nhiệm giữ gìn, phát triển, khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống....tạo thêm sức
hấp dẫn thu hút khách du lịch. Hoạt động du lịch bền vững kéo theo sự mở rộng
giao lƣu kinh tế văn hóa giữa các vùng miền và với quốc tế, góp phần giáo dục
37
truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bổi dƣỡng thể chất, tinh thần cho mọi
tầng lớp dân cƣ.
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở các địa phƣơng và bài học cho
tỉnh Ninh Bình
1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Đà nẵng ở vị trí trung độ của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế,
phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Diện tích tự
nhiên là 1.256,54 km2 với số dân 887.070 ngƣời. So với rất nhiều tỉnh thành khác,
Đà Nẵng bắt tay vào làm du lịch trong vài năm trở lại đây nhƣng đã tạo đƣợc sự bứt
phá mạnh mẽ. Trong rất nhiều hội nghị, hội thảo về du lịch do Tổng cục du lịch tổ
chức, cái tên “Đà Nẵng” luôn gợi đến hình ảnh môi trƣờng du lịch uy tín, giá cả
đảm bảo, tình trạng chèo kéo khách du lịch ít xảy ra, khẩu hiệu “thành phố năm
không ba có” đã trở thành bản sắc riêng, làm cho khách du lịch cảm nhận đƣợc sự
an toàn, và đƣợc đánh giá là thành phố đáng sống nhất cả nƣớc.
Đà nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải lớn với ngƣ trƣờng rộng trên
15.000 km2. Biển Đà Nẵng có nhiều động vật biển phong phú với trên 266 loài,
trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài và tổng trữ lƣợng khoảng trên 1
triệu tấn hải sản các loại. Biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp và cảnh quan kỳ thú
nhƣ Non Nƣớc, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, ... trong đó bãi biển Mỹ Khê – Non
Nƣớc đƣợc tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp và quyến rũ
nhất hành tinh. Đặc biệt quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp trải
dài hàng chục km với những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh du lịch biển.
Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt đƣợc kết
quả khả quan. Lƣợng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ
tăng trƣởng bình quân trong 10 năm qua (2004 – 2013) là 19%; trong đó, khách
quốc tế 13%, khách nội địa 21%. Năm 2004, thành phố đón khoảng 650 ngàn lƣợt
khách thì tới năm 2013 đón 3 triệu lƣợt khách.
38
Hiện tại thành phố có khoảng 390 khách sạn với hơn 13.600 phòng, trong đó
số lƣợng khách sạn Đà Nẵng đạt chuẩn từ 3 sao trở lên đang tăng dần trong các năm
gần đây. Các thƣơng hiệu lớn nhƣ InterContinental Danang Sun Peninsula Resort,
Novotel, Vinpearl, ... lần lƣợt đến thành phố đã làm gia tăng chất lƣợng dịch vụ
phục vụ khách du lịch.
Đà Nẵng cũng không ngừng kêu gọi đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để xây dựng
các công trình phục vụ dân sinh và tạo điều kiện cho phát triển du lịch nhƣ: tuyến
đƣờng du lịch ven biển Hoàng Sa – Trƣờng Sa, các dự án tại Bán đảo Sơn Trà, Bà
Nà – suối Mơ, quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn ... tạo nền
móng để du lịch Đà Nẵng phát triển. Đến nay, thành phố có 60 dự án đầu tƣ về du
lịch đang triển khai với số vốn lên đến hơn 4 triệu USD (khoảng 85 nghìn tỷ đồng),
trong đó có 13 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đầu tƣ hơn 1,4 triệu USD.
Bên cạnh đó 14 đƣờng bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho các đơn vị khai thác khách quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng ngày một
nhiều hơn.
Việc kêu gọi đầu tƣ và các chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ vào hạ
tầng đã tạo cho Đà Nẵng một hệ thống các khu nghỉ mát, khách sạn, trung tâm mua
sắm, trung tâm văn hóa, săn golf .. thỏa mãn nhu cầu cao của các thị trƣờng du
khách đa dạng, đặc biệt là thị trƣờng khách du lịch MICE cao cấp. Những năm gần
đây, một số cuộc gặp gỡ giữa các bộ trƣởng du lịch ASEAN, các cuộc họp APEC,
... với việc tổ chức thành công các sự kiện nhƣ lễ hội pháo hoa, chƣơng trình du lịch
Bà Nà, du lịch biển đã tạo nên thƣơng hiệu du lịch riêng cho du lịch Đà Nẵng.
Sự khác biệt của sản phẩm là một nhân tố khác để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Với nguồn tài nguyên biển là thế mạnh để phát triển du lịch, Đà Nẵng đã có nhiều
hoạt động khai thác nguồn tài nguyên này trong nhiều năm qua nhƣ tổ chức các dịch
vụ du lịch biển nhằm gia tăng giá trị dịch vụ, tổ chức các sự kiện du lịch thể thao
biển, quy hoạch bãi biển theo hƣớng đa chức năng, ... Phát triển các tour tuyến mới
nhƣ tour liên kết 3 địa phƣơng 1 điểm đến: Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên
39
Huế, trong đó tour “Con đƣờng di sản miền Trung” đƣợc khai thác hiệu quả và trở
thành thƣơng hiệu riêng của khu vực nói chung, của Đà Nẵng nói riêng.
Tuy nhiên, du lịch Đà Nẵng vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế: Các sản
phẩm du lịch văn hóa đã mang sắc thái riêng, độc đáo nhƣng chƣa thực sự phong
phú về mặt nội dung, đồng bộ về mặt chất lƣợng. Tài nguyên du lịch nhân văn đa
dạng nhƣng mới khai thác đƣợc một phần nhỏ phục vụ du lịch; vẫn còn một phần
rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm cỡ quốc gia nhƣng chƣa đƣợc
khoanh vùng bảo vệ, đầu tƣ tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch
hấp dẫn. Mối quan hệ giữa ngành Du lịch với ngành văn hóa và các ngành khác
trong việc bảo vệ và khai thác các tài nguyên phục vụ du lịch chƣa chặt chẽ.
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, với diện tích toàn
tỉnh là 6.099 km², và dân số là 1.144.381 ngƣời. Là một tỉnh miền núi duyên hải,
Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt
biển phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một
năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ
nóng, ẩm, mƣa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mƣa,
gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng
năm là 84%. Lƣợng mƣa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mƣa trung
bình là 90-170.
Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m,
có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh
trƣởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có
Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa
hình karts bị nƣớc bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế
giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có
những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,nhƣ Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc
Vừng…
40
Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với
nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia nhƣ chùa
Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn...
đây là những điểm thu hút khách thập phƣơng đến với các loại hình du lịch văn hoá,
tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.
Trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ về cơ sở hạ tầng của Chính
phủ, các chính sách phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao
chất lƣợng phục vụ, du lịch Quảng Ninh đã có bƣớc phát triển mạnh.
Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách du lịch đến Quảng Ninh là
14,4%/năm; khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2013 là : 7.572.352 lƣợt ngƣời
trong đó khách quốc tế đến Quảng Ninh qua đƣờng hàng không chiếm 5.979.953
lƣợt, khách đến qua đƣờng biển là 1399.138 lƣợt và đƣờng bộ là 193.261 lƣợt
khách. tăng trƣởng của doanh thu du lịch là 37%/năm. Điều này khẳng định, Quảng
Ninh là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình
1.3.3.1.
-
Về mặt kinh tế:
Công tác quy hoạch cần đƣợc thực hiện một cách khoa học, thiết thực góp
phần tạo điều kiện cho việc đầu tƣ đạt hiệu quả cao. Quy hoạch phù hợp với kế
hoạch chung của cả tỉnh và các ngành khác.
-
Huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển du lịch, sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
1.3.3.2. Về mặt xã hội
- Các nhà quản lý cần có chính sách xã hội hóa quá trình phát triển du lịch bền
vững, phát huy vai trò các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du
lịch và của cộng đồng địa phƣơng, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tƣ
phát triển du lịch. Thực hiện nghiêm túc việc chia sẻ công bằng lợi ích từ hoạt động
dịch vụ du lịch giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và
cộng đồng địa phƣơng.
41
- Các sản phẩm du lịch cần phong phú và đa dạng hơn. Sản phẩm của du lịch là tổng
hợp những gì đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch
vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch
có thể là hàng hóa đƣợc trao đổi bình thƣờng trên thị trƣờng chung của xã hội nhƣ
thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng phẩm, ... nhƣng cũng có thể là những hàng hóa
đặc biệt ở dạng trừu tƣợng, nên hàng hóa, sản phẩm du lịch có thể rất cao cấp,
nhƣng cũng có thể rất bình dân. Do nhu cầu cá nhân hay tập thể sản phẩm du lịch là
một hàng hóa đa dạng. Chính quyền tỉnh cần hỗ trợ các làng nghề truyền thống cả
về tài chính lẫn nhân lực. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia sáng tạo,
nghiên cứu làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch đặc trƣng có đủ
sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch tạo ra các sản phẩm đặc trƣng cho từng khu du lịch để thỏa mãn nhu cầu du
khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của tất cả các khu du lịch.
1.3.3.3. Về mặt môi trường:
-
Phát triển du lịch đi đôi với với việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, cảnh
quan thiên nhiên. Cần có chính sách bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan tự nhiên đảm
bảo phát triển bền vững, nhƣ quy hoạch lại các nhà máy, khu công nghiệp. Công tác
bảo vệ môi trƣờng tại các khu du lịch cần phải đƣợc quan tâm đặc biệt, một số khu
du lịch bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động du lịch
tạo nên nhƣ rác thải sinh hoạt xả bừa bãi tại các hang, động, nhiều khu du lịch
không có hệ thống xử lí,nƣớc thải chảy trực tiếp ra ngoài.
42
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Luận văn thực hiện hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài,
kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó, đồng thời kế thừa các kết quả khảo
sát, điều tra của tỉnh Ninh Bình về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng có liên
quan
Luận văn đã nghiên cứu tài liệu từ việc thu thập thông tin tại: hệ thống thƣ
viện, báo cáo của các Bộ, ngành, từ các cơ quan, viện nghiên cứu và tài liệu tham
khảo.
Hệ thống thƣ viện: Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng Tƣ liệu Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN, để tìm kiếm các công trình có liên quan đến đề tài nghiên
cứu nhƣ luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nƣớc
v.v...
Tài liệu từ các Bộ, ngành: Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở VH, TT và DL tỉnh Ninh Bình, Sở kế
hoạch và đầu tƣ Ninh Bình, các trang web của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Tổng cục du lịch, Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh Ninh Bình.... để tìm kiếm các
báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ báo cáo du lịch hàng năm.
Các nguồn thông tin khác nhƣ: sách báo, tạp chí, các quyết định, chính sách
của Nhà nƣớc, hệ thống phƣơng tiện thông tin ( Internet, đài, tivi…) cũng đƣợc sử
dụng và khai thác hữu ích.
Nguồn số liệu thứ cấp về doanh thu, lƣợng khách du lịch trong và ngoài
nƣớc, hiện trạng cơ sở lƣu trú, chất lƣợng nguồn lao động, vấn đề khai thác nguồn
tài nguyên,... đƣợc tác giả lựa chọn và tổng hợp để phân tích thực trạng, đánh giá
hiệu quả hoạt động du lịch bền vững tại Ninh Bình.
43
2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả đã thực hiện khảo sát thực địa tại một số khu, điểm du lịch, các trung
tâm thƣơng mại, hội chợ ... trên địa bàn tỉnh. Tác giả quan sát, chú ý những vấn đề
liên quan đến du lịch của Ninh Bình. Bên cạnh đó cũng gặp gỡ, trao đổi với một số
ngƣời dân xung quanh các khu, điểm du lịch. Thông qua đó tác giả có nguồn thông
tin để đánh giá, phân tích về việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của tỉnh
dƣới sự quản lý của chính quyền tỉnh.
2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Các dữ liệu về PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình đƣợc chia theo các nhóm kinh
tế, xã hội và môi trƣờng, làm cơ sở cho sự phân tích, đánh giá thực trạng.
Ở chƣơng 3, luận văn đƣa ra các thông tin về du lịch chung của Ninh Bình và
tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số về ngành du lịch ở
Ninh Bình, trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của tình hình phát triển du
lịch bền vững ở Ninh Bình.
2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích tổng hợp là hai mặt của một quá trình, chúng không thể tách rời
nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một
quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối
liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan
về phát triển du lịch bền vững. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả phân tích, sau
đó kết hợp chúng lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất.
Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét có các
nghiên cứu nào trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình đã đƣợc nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, kết quả
của các nghiên cứu là gì? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng
trống” trong các nghiên cứu trƣớc, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề
tài.
44
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phƣơng pháp nghiên cứu trong
khoa học KT - XH, luận văn phân tích làm rõ những tác động của việc phát triển du
lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thông qua việc thực hiện các nội dung
phát triển du lịch bền vững; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến
phát triển du lịch bền vững; phân tích và đánh giá thực hiện phát triển du lịch bền
vững qua các tiêu chí xây dựng.
Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 và 4. Cụ thể:
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch Ninh Bình theo các
nội dung các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững nêu ở chƣơng 1.
- Phân tích tình hình phát triển du lịch ở Ninh Bình.
- Phân tích các giải pháp đẩy mạnh PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình.
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1, chƣơng 3 và
chƣơng 4. Cụ thể:
- Chƣơng 1: tổng hợp các định nghĩa, kiến thức về các nội dung, cơ sở lý luận
của đề tài. Sau khi phân tích các kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố khác, luận
văn rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình.
- Chƣơng 3: Từ thực trạng PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình , luận văn khái quát
thành những thành công và hạn chế trong việc PTDLTHBV ở Ninh Bình
- Chƣơng 4: Đƣa ra những giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình theo hƣớng
bền vững từ những hạn chế đã tổng hợp đƣợc từ chƣơng 3.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực
trạng PTDLTHBV ở Ninh Bình. Tác giả so sánh quá trình phát triển du lịch Ninh
Bình theo giai đoạn, so sánh phát triển du lịch Ninh Bình với các địa phƣơng trong
vùng và với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.
Phƣơng pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nổi bật tính thống nhất giữa lịch
sử và logic. Đó là sự so sánh giữa đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong những
điều kiện, hoàn cảnh chi phối chúng, cho phép nhìn rõ nét tƣơng đồng và sự khác
45
biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu
phân biệt cái riêng này với cái riêng khác.
Phƣơng pháp so sánh cũng có thể dựa trên những cái mốc của sự kiện và thời
gian của cùng một cái trục vận động để tìm ra sự phát triển khác nhau của cùng một đối
tƣợng, chính thể trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tƣợng KT XH mang tính đồng nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo
với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác...
Trong chƣơng 3 của luận văn, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh số
liệu về tình hình nhân lực, đầu tƣ, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cũng nhƣ tình
hình và kết quả phát triển ngành du lịch Ninh Bình. Việc so sánh cho thấy những biến
động về tình hình phát triển du lịch. So sánh tình hình phát triển du lịch qua các năm
cho phép khẳng định tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể
của địa phƣơng. Cũng nhƣ nhân rộng các giải pháp tích cực trong phát triển du lịch bền
vững ở tỉnh Ninh Bình.
46
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại
tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (thành
phố Ninh Bình), 1 thị xã (thị xã Tam Điệp) và 6 huyện (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên
Mô, Hoa Lƣ, Gia Viễn và Nho Quan), diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², dân số trên
926 nghìn ngƣời, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mƣờng.[50]. Điều
kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú và có nhiều tiềm năng để thúc
đẩy, phát triển KT - XH của tỉnh. Cụ thể:
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả
nƣớc tạo đà hình thành một tứ giác tăng trƣởng du lịch mới Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh – Ninh Bình. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Ninh Bình giao lƣu phát triển
kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nƣớc và quốc tế và trở thành một điểm
đến hấp dẫn của vùng du lịch Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.
- Địa hình: Tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.384,2 km2, địa hình đa
dạng phức tạp. Địa hình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển KT - XH với thế mạnh
của từng vùng.
- Giao thông: Phân bố tƣơng đối hợp lý về mặt không gian. Toàn tỉnh hiện có
2.927km đƣờng bộ các loại và 352 km đƣờng sông với các tuyến giao thông quan
trọng nối liền Ninh Bình với các tỉnh khác và giữa các huyện thị trong tỉnh [4]. Hệ
thống các đƣờng nội tỉnh nhƣ 12B, 12C, các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, đặc
biệt là các tuyến đƣờng bộ nối liền với các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã
đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
du lịch và đi lại của nhân dân địa phƣơng.
47
3.1.1.2. Khí hậu và thời tiết
Khí hậu mang đặc điểm chung của miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới, gió mùa với
bốn mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C. Nhìn chung chế độ
khí hậu, thủy văn khá thuận lợi cho phát triển KT - XH, tạo điều kiện cho phát triển
du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất cho
sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57% diện tích tự nhiên), đất lâm
nghiệp 27.644 ha (chiếm 19,89% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 15.197 ha
(chiếm 10,93% diện tích tự nhiên), đất khu dân cƣ 5.346 ha (chiếm 3,85% diện tích
tự nhiên) và đất chƣa sử dụng 17.094 ha (chiếm 12,3% diện tích tự nhiên).
Tài nguyên sinh vật: Ninh Bình với thảm thực vật phong phú và đa dạng tập
trung ở vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng. Động vật ở Cúc Phƣơng rất phong phú với 97
loài thú, 313 loài chim, 119 loài bò sát và 46 loài lƣỡng cƣ,, 65 loài cá và gần 2000
dạng côn trùng.
Khu du lịch sinh thái Tràng An có hệ động thực vật phong phú, đa dạng sinh
học cao. 577 loại thực vật trong đó có 10 loài trong sách đỏ Việt Nam cần đƣợc bảo
vệ. Động vật thủy sinh tƣơng đối phong phú gồm 30 loài động vật nổi, 40 loài động
vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc đƣợc coi là động vật quý hiếm cần đƣợc bảo vệ. Các
động vật khác: khỉ, sơn dƣơng, tê tê, vẹt, phƣợng hoàng đất.... [33, tr.14]
3.1.2. Tài nguyên du lịch
Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích lịch sử các loại đã đƣợc kiểm kê, 78 di
tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và 99 di
tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh.
Hiện nay Ninh Bình có 7 khu du lịch chính là: Khu du lịch sinh thái Tràng
An – Tam Cốc Bích Động – cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch trung tâm thành phố Ninh
Bình, khu du lịch Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng – Kỳ Phú – hồ Đồng Chƣơng, Khu
du lịch suối nƣớc nóng Kênh Gà – động Vân Trình – khu bảo tồn đất ngập nƣớc
Vân Long – chùa Địch Lộng – động Hoa Lƣ, khu du lịch thị xã Tam Điệp, phòng
48
tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, khu du lịch hồ Yên Thắng – hồ Đồng Thái – động Mã
Tiên, Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn.
3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Phát huy lợi thế là mảnh đất thiêng, từng là cố đô của ba vƣơng triều phong
kiến là Đinh, Tiền Lê, Lý gắn liền với những biến chuyển trọng đại trong lịch sử
của dân tộc; là nơi hội tụ, giao thoa của Phật giáo và Thiên Chúa giáo, Ninh Bình
đƣợc mệnh danh là “ Thủ đô của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo”, có hai tôn giáo
chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo với tổng số 198.390 tín đồ, chiếm 21,39 %
dân số (tín đồ Đạo Thiên chúa chiềm 16,33% dân số, tín đồ Phật giáo chiếm 5,06 %
dân số).
Quần thể danh thắng Tràng An
Là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới. Nơi đây đã đƣợc chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan
trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép vào ngày 23/6/2014. Đây là di
sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan
thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh đƣợc đầu tƣ để
trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Các khu du lịch chính trong quần thể di sản Tràng Anh: Khu du lịch sinh thái
Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch sinh thái Thung Nham,
khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch văn hóa chùa Bái Đính.
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên
thế giới. Là nơi văn hóa tiếp xúc với kỳ quan, bí ẩn và hùng vĩ, có ý nghĩa lớn về
khoa học.
Chùa Bái Đính:
Là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Là trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo
lớn nhất Việt Nam với quy mô hoành tráng trên diện tích 700 ha. Quần thể chùa Bái
Đính hiện có diện tích quy hoạch 539 ha, trong đó bao gồm 27 ha khu chùa Bái
Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu
tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh,
49
sinh Thần. Nơi đây không chỉ thờ Phật, các vị Sơn Thần, Chúa Thƣợng Ngàn, mà
còn là nơi Lý Công Uẩn, tức Vua Lý Thái Tổ đã từng tu hành trƣớc khi dời đô về
Thăng Long.
Chùa Bái Đính mới đƣợc xây dựng từ năm 2003. Khu chùa mới đƣợc thiết kế
có nhiều công trình hoành tráng, một số đạt kỉ lục: Tƣợng phật bằng đồng dát vàng
lớn nhất châu Á, Tƣợng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Chuông đồng lớn
nhất Việt Nam… Ở đây còn có nhiều hạng mục khác nhƣ: công viên văn hoá và học
viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đƣờng giao thông và bãi đỗ
xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh…
Hằng năm ở đây diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính khai mạc ngày mùng 6 tết và
kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hƣơng về đất cố đô Hoa
Lƣ. Chùa Bái Đính đƣợc chọn là nơi diễn ra Hội nghị quốc tế đầu tiên về du lịch
tâm linh vì sự phát triển bền vững trong hai ngày 21 và 22/11/2013 với sự tham gia
của hàng trăm đại biểu trong nƣớc và quốc tế, một trong những sự kiện quan trọng
của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2013 và sự kiện Hội nghị Quốc tế Vesak
diễn ra ngày 7/5/2014. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đây là câu chuyện
thành công về phát triển du lịch cộng đồng, chuyển hƣớng từ phát triển công nghiệp
- nông nghiệp sang dịch vụ du lịch.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Trong số các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình,
nhà thờ đá Phát Diệm ở thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn) đƣợc báo chí đánh giá
là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, đƣợc ví nhƣ “ kinh đô tôn giáo” của
Việt Nam, là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn
Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Nhà thờ đƣợc xây dựng toàn bằng đá và gỗ hoàn thành
năm 1899. Quần thể bao gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà
thờ đƣợc xây dựng bằng đá tự nhiên, đƣợc gọi là nhà thờ đá), 1 phƣơng đình (nhà
chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Đặc điểm độc đáo của công trình này là mặc
dù là nhà thờ Công giáo nhƣng đƣợc mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa
truyền thống của Việt Nam.
50
Cố đô Hoa Lƣ
Cố đô Hoa Lƣ có diện tích quy hoạch 13,87 km², là quần thể di tích lịch sử
văn hóa liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà
Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Mặc dù sau khi Lý Thái Tổ dời đô, Hoa Lƣ trở thành
cố đô, các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây
nhiều công trình kiến trúc nhƣ đền, lăng, đình, chùa, phủ…
Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lƣ (thƣờng đƣợc gọi là lễ hội Trƣờng Yên) là
lễ hội hằng năm để suy tôn hai anh dân tộc đã lập kinh đô Hoa Lƣ và lập nƣớc Đại
Cồ Việt là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Trong thời gian hội lễ, nhiều hoạt
động văn hóa đƣợc tổ chức nhƣ: lễ rƣớc, thi hát chèo, cờ lau tập trận…
Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng
Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng là khu bảo tồn thiên nhiên rừng nhiệt đới rộng
22.200 ha thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Với đặc
trƣng là rừng mƣa nhiệt đới xanh quanh năm, Cúc Phƣơng có quần hệ động thực
vật vô cùng phong phú và đa dạng. Rừng Cúc Phƣơng có nhiều điểm rất thuân lợi
để khai thác du lịch nhƣ : Vƣờn thực vật Cúc Phƣơng, các hang động thời tiền sử,
cây chò ngàn năm, cây sấu cổ thụ....
3.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Về lễ hội: Theo thống kê, Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng
mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ sông Hồng. Các lễ
hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tƣởng niệm
ngày mất của các vị danh nhân. Có các lễ hội và trò chơi dân gian: đấu vật, bắn nỏ,
cờ ngƣời...Các hoạt động văn hóa nhƣ : diễn tích “cờ lau tập trận”, tích “Đinh Bộ
Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế”, hội thi mâm ngũ quả tiến vua, thi thƣ pháp, thi giọng hát
chèo hay....đƣợc du khách đánh giá cao và nhiệt tình tham gia.
Văn hóa ẩm thực: từ lâu Ninh Bình đã nổi tiếng với thịt dê núi, là đặc sản độc
đáo với đặc trựng địa hình núi đá, rƣợu Kim Sơn, cá rô Tổng Trƣờng, nem chua
51
Yên Mạc, cơm cháy Ninh Bình, bún mọc Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn, dứa Đồng
Giao... Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. Hay nói
một cách hình tƣợng thị văn hóa ẩm thực nhƣ cái duyên, tô điểm cho môi trƣờng du
lịch hấp dẫn hơn.
Làng nghề truyền thống: Ngành du lịch Ninh Bình có kết nối tour đến các
điểm làng nghề truyền thống đặc trƣng của địa phƣơng nhƣ: nghề đá mỹ nghệ Ninh
Vân (phát triển mạnh ở Ninh Vân, Hoa Lƣ với các tƣợng đài nổi tiếng nhƣ tƣợng
đài Lê Lợi ở Thanh Hóa, tƣợng đá Quang Trung ở Bình Định, tƣợng đài chiến sỹ ở
Đồng Lộc...), làng hoa Ninh Phúc, làng nghề cói Kim Sơn (sản xuất các loại đồ
dùng, hàng xuất khẩu và phục vụ khách du lịch), làng nghề thêu ren Văn Lâm, Bích
Động, làng gỗ Phúc Lộc,.....
Về loại hình nghệ thuật dân gian: Ninh Bình là tổ nghề của loại hình văn hóa
nghệ thuật dân gian nhƣ: hát Chèo, hát Xẩm. Trong những năm qua Sở Văn hóa,
Thể thao & Du lịch đã phối hợp với các Sở, ban ngành xây dựng đƣợc 5 đề án bao
gồm: Đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm mà nghệ nhân Hà
Thị Cầu là ngƣời đã có công gìn giữ và lƣu truyền; đề án bảo tồn và khai thác hát
Văn ở Phủ Đồi Ngang, xã Phú Long, huyện Nho Quan; đề án bảo tồn và khai thác
múa trống dân gian xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh; đề án bảo tồn văn hoá cồng
chiêng xã kỳ Phú, huyện Nho Quan; đề án bảo tồn khai thác quy trình xử lý mắm
tép ở thị trấn Me, huyện Gia Viễn.
3.1.2.3. Dịch vụ du lịch – giải trí
+ Khu du lịch nghỉ dƣỡng Ana Mandara Ninh Bình tọa lạc trên khu đất rộng
16,2 ha gần khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, huyện Gia Viễn. Khách sạn Ana
Mandaram Ninh Bình bao gồm 51 villa với 170 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 4 sao, 116
phòng standards, 36phòng Deluxe và 10 phòng Duplex suite. Ngoài ra dự án còn có
hệ thống nhà hàng, bar, trung tâm spa và thể dục, 2 hồ bơi, sân tennis, khu tổ chức
sự kiện, phòng hội thảo và khu giữ trẻ.
+ Cucphuong Orion Resort là khu nghỉ dƣỡng nƣớc khoáng nóng Cúc
Phƣơng, đƣợc xây dựng trên diện tích gần 100 ha, bao gồm một tổ hợp giải trí, nghỉ
52
dƣỡng và cƣ trú nhiều tiện ích là Cucphuong Resort và Cucphuong Villas. Sản
phẩm là nƣớc khoáng nóng Cúc Phƣơng, bùn khoáng thiên nhiên và Bộ sƣu tập đá
cổ sinh, gỗ hóa thạch. Hệ thống khách sạn bao gồm 36 phòng nghỉ bungalow.
+ Khu nghỉ dƣỡng Life Wellnesss Resort Ninh Bình gồm 74 phòng. Xung
quanh khu đất 5 ha của khu nghỉ dƣỡng bao gồm bungalow, tòa nhà, khu spa, hồ
bơi, nhà hàng, sân vƣờn và hồ sen là vùng đệm rộng khoảng 20 ha gần đền Thái Vi
- khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.
+ Các khu giải trí, Resort Ninh Bình: Club Number One City, Trung tâm giải
trí Newstar, Massage Kinh Đô, Massage Hƣơng Trà, Khu nghỉ dƣỡng tắm ngâm
nƣớc khoáng Kênh Gà, Làng Du lịch Quốc tế Vạn Xuân, Trung tâm thƣơng mại
Ninh Bình, trung tâm giải trí Tràng An, làng quần thể du lịch Ninh Bình, sân Golf
54 lỗ hồ Yên Thắng, Nhà hàng Xanh, khu resort Vân Long v.v..
+ Các công trình văn hóa, giải trí gồm: Sân vận động Ninh Bình, Nhà thi đấu
Ninh Bình, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Quảng Trƣờng Đinh Tiên Hoàng Đế, công
viên núi Non Nƣớc, công viên văn hóa Tràng An, ...
3.1.2.4. Hoạt động huy động và vốn đầu tư vào phát triển du lịch
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành huy động các nguồn lực về tài chính, các
thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Hàng năm tỉnh luôn dành tỷ lệ thích
đáng vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh cho phát triển du lịch, tập trung xã hội hóa du
lịch.
Tập trung kêu gọi đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ khách sạn tại khu dịch vụ trung tâm
thành phố Ninh Bình (11 dự án với 2.654 tỷ đồng bằng nguồn vốn của tƣ nhân).
Các công trình trọng điểm phát triển du lịch đã tranh thủ nguồn bổ sung vốn
đầu tƣ có mục tiêu từ Trung ƣơng nhƣ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng
An với tổng mức đầu tƣ là: 8.998 tỷ đồng; Dự án tu bổ tôn tạo di tích cố đô Hoa Lƣ,
tổng dự toán kinh phí là 26,3 tỷ đồng; Dự án xây dựng quảng trƣờng và sân lễ hội
phía trƣớc đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành với tổng vốn đầu tƣ 61 tỷ
đồng; Dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bao hào nƣớc vùng bảo vệ
đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ; Dự án xây dựng quảng trƣờng và tƣợng đài Đinh Tiên
53
Hoàng Đế tại TP.Ninh Bình (bằng vốn đầu tƣ các công trình trọng điểm phục vụ
1000 năm Hoa Lƣ, Thăng Long, Hà Nội).
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số:
Ninh Bình với diện tích đất không rộng, nhƣng quy mô dân số của Ninh Bình
tăng tƣơng đối lớn. Đến năm 2013 toàn tỉnh có 926.995 ngƣời sinh sống trên phạm
vi toàn tỉnh với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xấp xỉ 0,9%, chiếm 1,21% dân số của cả
nƣớc và bằng 5,6% dân số của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng [3]. Mật độ dân
số của tỉnh là 673 ngƣời/km2. Dân cƣ tập trung đông nhất ở thành phố Ninh Bình rồi
đến huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lƣ. Mật độ dân cƣ thấp
nhất tập trung ở thị xã Tam Điệp và huyện Nho Quan.
Với gần ba phần tƣ dân số sống ở vùng nông thôn, năm 2013 số dân nông
thôn là 746.427 ngƣời, chiếm 81,2% dân số cả tỉnh, giảm trên 5% so với giai đoạn
2000 – 2005, số dân thành thị đã tăng lên 140.264 ngƣời, chiếm hơn 15% tập trung
chủ yếu ở TP.Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các trung tâm huyện lỵ.
Bảng 3.1 : Dân cƣ, mật độ dân số Ninh Bình năm 2013
Các huyện thị
Số dân
Mật độ dân số
Tỷ lệ tăng tự
(ngƣời)
(ngƣời/km2)
nhiên (%)
Toàn tỉnh
926.995
673
0,90
Thành phố Ninh Bình
115.211
2.467
0,87
Thị xã Tam Điệp
57.177
545
1,02
Huyện Nho Quan
147.166
331
0,96
Huyện Gia Viễn
119.080
667
0,81
Huyện Hoa Lƣ
68.075
658
0,80
Huyện Yên Mô
137.229
987
0,79
Huyện Yên Khánh
169.527
789
0,83
Huyện Kim Sơn
113.530
784
1,10
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)
54
-
Lao động và việc làm:
Ninh Bình là một tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, lại nằm ở một vị trí thuận lợi - nơi
giao thoa giữa các vùng miền trong cả nƣớc, đặc biệt lại liền kề với các trung tâm
giáo dục, đào tạo, dạy nghề lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Năm 2013, cả
tỉnh có xấp xỉ 541 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động, trong đó 54 vạn lao động có
khả năng lao động, 46 vạn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tập
trung chủ yếu vào ngành công nghiệp xây dựng (49,0%) sau đó đến ngành ngành
thƣơng mại, dịch vụ, du lịch (36%) và cuối cùng là nông – lâm nghiệp – thuỷ sản
(15,0%) [3]. So với các năm trƣớc, cơ cấu nguồn lao động Ninh Bình đang chuyển
dần từ ngành nông – lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Trong thời gian gần đây do việc thu hồi diện tích khá lớn đất nông nghiệp, lâm
nghiệp phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã
và đang tạo ra một số lƣợng lớn lao động không có đất sản xuất cùng với một lƣợng
lớn lao động dƣ thừa ở các khu vực kinh tế, các lao động trong độ tuổi lao động
chƣa có việc làm cần đƣợc đào tạo và giải quyết việc làm. Do vậy việc phát triển du
lịch là chủ trƣơng hoàn toàn đúng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho hơn 15 nghìn
lao động (theo dự báo của tỉnh), xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân
khu vực nông thôn, giảm thiểu các tệ nạn cho xã hội.
-
Tình hình phát triển kinh tế:
Tình hình phát triển kinh tế xã hội có những bƣớc chuyển biến đáng kể, tốc độ
tăng trƣởng kinh tế khá cao và ổn định, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, kết cấu hạ
tầng đƣợc nâng cao, cơ cấu kinh tế có những bƣớc chuyển biến mới. Mức tăng
trƣởng kinh tế khá cao, giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân
năm đạt 20,5%; trong đó, nông nghiệp tăng 4%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng
52,8%/năm, dịch vụ tăng 14,9%/năm.
Cơ cấu kinh tế Ninh Bình đang chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng khối
ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Năm
2013 cơ cấu kinh tế (theo GDP) nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 15,0%, công nghiệp
xây dựng đạt 49,0%, dịch vụ đạt 36,0% (bảng 3.2). Đây là một tín hiệu tích cực thể
55
hiện sự phát triển đúng hƣớng và hợp quy luật của nền kinh tế Ninh Bình. Chắc
chắn với sự chuyển dịch đó sẽ là động lực thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành
kinh tế quan trọng, tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của Ninh Bình, bởi du lịch
là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và liên vùng cao, nên việc phát
triển du lịch sẽ có tác động đa chiều tới phát triển các ngành kinh tế và ngƣợc lại.
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế Ninh Bình phân theo lĩnh vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp, Công nghiệp,
Năm Tổng
thuỷ sản
GDP
GDP
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
GDP
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
GDP
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
(tỷ đồng)
xây dựng
Dịch vụ – du lịch
2009
2.258,1
1.046,3
46,34
487,5
21,59
724,3
32,08
2010
2.505,0
1.121,0
44,75
570,5
22,77
813,5
32,48
2011
2.808,5
1.241,8
44,22
656,4
23,37
910,3
32,41
2012
3.136,0
1.270,3
40,51
858.0
27,36
1.007,7
32,13
2013
3.818,3
1.402,1
36,72
1.145,1
29,99
1.271,1
33,29
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)
3.1.4. Các yếu tố khác
3.1.4.1. Điều kiện an ninh xã hội
Ninh Bình là địa phƣơng có nhiều đồng bào theo đạo thiên chúa nhất khu
vực phía Bắc. Nhƣng đồng bào lƣơng giáo sống hoà thuận, tƣơng thân tƣơng ái và
rất hiếu khách, sẵn sàng giúp đỡ du khách khi gặp khó khăn hoặc lạc đƣờng. Tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo tốt, không có hiện tƣợng
hành hung khách du lịch, cƣớp giật tài sản, tiền bạc của khách. Đặc biệt trong thời
gian gần đây công tác an ninh trật tự, văn minh du lịch, vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc
tăng cƣờng và đảm bảo tốt. Các hành vi nhƣ chèo kéo khách mua hàng, xin tiền
khách đã đƣợc ngăn chặn một bƣớc đáng kể.
56
Các tiềm năng du lịch theo hƣớng bền vững phụ thuộc rất nhiều vào các điều
kiện an ninh xã hội. Công tác an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng đƣợc
quan tâm nhằm xây dựng hình ảnh khu du lịch xanh sạch, văn minh, thân thiện ...
tạo sự thoải mái, ấn tƣợng đẹp trong lòng du khách.
Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân
dân khi tham gia lễ hội đến việc phục vụ lễ hội và triển khai hoạt động du lịch, dịch
vụ tại lễ hội, các ban ngành đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức, tham gia lễ hội triển khai
thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, tăng cƣờng công tác
kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm tại các lễ hội nhƣ: các trò chơi mang tính ăn
thua, cá cƣợc, ngƣời hành nghề bói toán, xóc thẻ... nhằm đảm bảo nếp sống văn
minh khi tổ chức lễ hội, ngăn chặn tình trạng mê tín dị đoan, hƣớng ngƣời dân tham
gia vào các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh, tƣơi vui. Qua tổ chức các lễ hội
ở nhiều địa bàn cho thấy, hầu hết không để xảy ra các tình trạng đáng tiếc nhƣ trộm
cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, tai nạn giao thông... ảnh hƣởng xấu đến tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn.
3.1.4.2. Yếu tố quản lý nhà nước
Ninh Bình là tỉnh có quy hoạch phát triển du lịch sớm đƣợc tổ chức xét
duyệt. Du lịch Ninh Bình đã đƣợc quy hoạch phát triển theo 7 khu không gian du
lịch, xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn của tỉnh, phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh.
Tỉnh cũng có các chính sách ƣu đãi trong đầu tƣ phát triển du lịch. Ngày
31/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1556/2006/QĐ-UBND về ƣu
đãi đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn
tỉnh. Theo đó các nhà đầu tƣ thực hiện hoạt động đầu tƣ vào các khu du lịch đều
đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi nhƣ: ƣu đãi về giá thuế đất, vốn đầu tƣ, lãi suất vay vốn,
giải phóng mặt bằng, thông tin quảng cáo, hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tƣ và hỗ trợ
kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phƣơng ...
Các cơ quan ban ngành đã phối hợp thực hiện và giám sát các chƣơng trình,
dự án phát triển du lịch. Đến nay rất nhiều địa phƣơng, khu vực xây dựng kế hoạch
57
và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trƣơng, chính sách về phát triển du lịch, qua đó
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT - XH, góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân tại
địa phƣơng, song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với
lợi ích cộng đồng dân cƣ cũng đƣợc nâng lên, có chuyển biến tốt trong việc chấp
hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch, việc kinh doanh du
lịch đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ và khai thác, chất lƣợng phục vụ khách
du lịch đƣợc nâng lên một bƣớc, ý thức bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên, di tích đƣợc
nâng lên.
Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về giá sinh hoạt bao gồm giá thuê phòng, dịch
vụ ăn uống, thƣơng mại ở các điểm du lịch, tránh tình trạng tăng giá bất thƣờng vào
thời điểm đông khách, khiến du khách bất bình ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng du
lịch ở vùng đất có bề dày hàng nghìn năm lịch sử.
Một trong những đặc điểm của du lịch Ninh Bình là phát triển dựa vào cộng
đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cƣ.
Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phƣơng về phát triển du lịch, từ
năm 2004 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa
phƣơng nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức du lịch cộng đồng
cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lƣu
niệm, ...).
Nhìn chung, trong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác
quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Ninh Bình đã có bƣớc chuyển biến rất tích cực, góp
phần quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch bền vững phát triển.
3.1.4.3. Các bên tham gia hoạt động du lịch
Các chủ thể tác động cụ thể, trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững là cơ
quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và du
khách.
Thực hiện Nghị quyết số 15 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, các địa
phƣơng đã có những cam đoan, ký kết chƣơng trình phối hợp công tác vận động
quần chúng thực hiện nếp sống văn minh du lịch. Ví dụ nhƣ ở khu du lịch Tam Cốc
58
– Bích Động, toàn dân thực hiện mô hình “Toàn dân đoàn kết tham gia giữ gìn an
ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động”,
Đồng thời thực hiện tốt nội quy về nếp sống văn minh, văn hóa du lịch, giữ gìn an
ninh trật tự trên địa bàn các khu, điểm du lịch với các quy định cụ thể nhƣ: không
chèo kéo, nài ép khách chụp ảnh, mua hàng, không xin tiền bồi dƣỡng của khách,
không chở khách không có vé đò, phải có phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh,
lịch sự, ...
Bên cạnh đó, các địa phƣơng các điểm, khu du lịch đã thành lập các tổ tự
quản theo nghề nghiệp, loại hình tham gia dịch vụ nhƣ: chèo đò, chụp ảnh, bán hàng
lƣu niệm, kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ, tổ bảo vệ.... huy động làm tổng vệ sinh
môi trƣờng....
Một sự đổi mới rất tích cực đó là UBND tỉnh Ninh Bình mới có quyết định
thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch trực thuộc Sở VH, TT và DL của tỉnh.
Trung tâm có chức năng tham mƣu về đầu mối kết nối thông tin giữa khách du lịch
với các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến du lịch, chính quyền các cấp và đơn
vị cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phƣơng nhằm đảm bảo khách du lịch đƣợc hỗ trợ
về thông tin, sử dụng dịch vụ du lịch thuận tiện, có chất lƣợng tƣơng xứng với nhu
cầu và đảm bảo an ninh, an toàn. Các bộ phận chuyên môn của Trung tâm gồm:
Trạm hỗ trợ khách du lịch tại bến thuyền khu Tam Cốc-Bích Động; Trạm hỗ trợ
khách du lịch tại Trung tâm bến thuyền Tràng An; Trạm hỗ trợ khách du lịch tại
khu núi chùa Bái Đính-Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lƣ.
3.1.4.4. Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch
Để du lịch thực sự phát triển và đƣợc mọi ngƣời biết đến thì công tác truyên
truyền, quảng cáo là một công cụ hữu ích và mang lại hiệu quả cao. Công tác phát
triển thị trƣờng, quảng bá xúc tiến du lịch đƣợc quan tâm, đầu tƣ cả về kinh phí và
phƣơng thức tổ chức. Tính từ năm 2009 đến nay Trung tâm thông tin xúc tiến du
lịch đã xây dựng và phát hành đƣợc 50.950 ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch với
các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nhật. Tại các trung tâm thƣơng mại nhƣ
Big C hay trung tâm mua sắm, nhà văn hóa,.... đều có một gian riêng để quảng cáo
59
về du lịch Ninh Bình với những hình ảnh hay tài liệu giới thiệu về các tuyến, điểm
du lịch tại Ninh Bình (gian hàng giới thiệu tại Big C Ninh Bình – phụ lục 3).
Bên cạnh đó, phát triển trang tin điện tử du lịch Ninh Bình trên 3 ngôn ngữ
tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Đến tháng 3/2008 Trang tin điện tử du lịch
Ninh Bình đã đƣợc Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép là “Trang tin điện tử tổng
hợp” với mục đích giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình. Năm 2011 trang
mạng lại tiếp tục nâng cấp trang tin tổng hợp du lịch Ninh Bình, đồng thời xây dựng
và phát triển chuyên trang quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch Ninh Bình. Với thông
tin cập nhật, tin cậy về tài nguyên, sản phẩm dịch vụ du lịch Ninh Bình, giao diện
thân thiện dễ sử dụng, tốc độ truy xuất nhanh, nên số lƣợng ngƣời truy cập website
liên tục tăng, trung bình mỗi tháng có khoảng 200.000 lƣợt ngƣời truy cập. Ngoài ra
du lịch Ninh Bình đã đặt 09 banner liên kết trên 03 website lớn của Tổng cục du
lịch để quảng bá du lịch Ninh Bình.
Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động,
tích cực mời và phối hợp cùng các đài truyền hình địa phƣơng, đài truyền hình
trung ƣơng xây dựng và phát sóng nhiều bộ phim giới thiệu về di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình phát trên các kênh
sóng Đài truyền hình Việt Nam, truyền hình kỹ thuật số. Tiêu biểu nhƣ các bộ phim
Non Nƣớc Ninh Bình, Hoa Lƣ Non nƣớc Tràng An, Ấn tƣợng Hạ Long Cạn và Hoa
Lƣ Huyền thoại. Ấn tƣợng Ninh Bình, Sắc mầu Không Gian Văn hóa Ninh Bình và
nhiều phóng sự chuyên đề về Hoa Lƣ, Tam Cốc – Bích Động, Tràng An, chùa Bái
Đính, vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng… phát trên chƣơng trình mỗi tuần một chuyến đi
của đài truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số.
Đối với quảng cáo trực quan trên các biển quảng cáo du lịch tấm lớn: hiện đã
tiến hành quảng cáo du lịch tấm lớn tại các đầu đƣờng cửa ngõ vào tỉnh nhƣ: cầu
Non Nƣớc, cầu Đoan vĩ, dốc Xây và xã Gia Tƣờng, Nho Quan.
Bên cạnh đó tỉnh và các ban ngành đã tổ chức và phối hợp tham gia nhiều
hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nƣớc để tuyên truyền quảng bá du lịch
Ninh Bình. Tiêu biểu là: Hội chợ quốc tế du lịch nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng
60
Long – Hà Nội; Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam ITE TP Hồ Chí Minh; Liên hoan
ẩm thực miền Trung – Huế; Hội chợ TTM Plus Thái Lan; Hội chợ Jata-WTF Nhật
Bản; Hội chợ các tỉnh đồng bằng sông Hồng mở rộng nhân năm du lịch quốc gia
Hải Phòng 2013; Hội chợ du lịch quốc tế biển đảo Việt Nam Nha Trang; Hội chợ
ITB Singapore. Thông qua các sự kiện xúc tiến du lịch này, hình ảnh du lịch Ninh
Bình liên tục đƣợc truyền tải trên các báo du lịch, tạp chí du lịch, đài truyền hình
trong và ngoài nƣớc.
3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình
Du lịch Ninh Bình đƣợc hoạt động dƣới sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (trƣớc đây là Sở du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình đƣợc thành lập theo Quyết định số 422/QĐ- UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 3 tháng 3 năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục
Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa thong tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của
Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực
tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có Phòng nghiệp vụ du lịch,
Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc – Bích
động.
3.2.1. Tình hình tăng trưởng về kinh tế của du lịch
3.2.1.1. Số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch
Khách du lịch:
Tính theo giai đoạn 5 năm gần đây từ 2009-2013 du lịch Ninh Bình có bƣớc
phát triển mạnh mẽ.
61
Bảng 3.3: Tình hình khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2009 – 2013
Số
T
Đơn
Chỉ tiêu
T
A
I
1
2
II
vị
2009
2010
2011
2012
2013
"
2,199,97
5
1,608,57
2
591,403
3,096,58
9
2,433,30
5
663,284
3,252,23
4
2,584,79
3
667,441
3,711,99
4
3,036,42
4
675,570
4,398,76
7
3,877,21
9
512,548
Lƣợt
187,725
219,466
237,029
267,736
252,809
"
165,571
183,291
185,778
200,332
179,771
"
22,154
36,120
50,982
67,404
73,038
Ngày
324.465
356.039
376.237
409.183
393.497
"
275.999
284.310
297.733
305.917
260.645
"
48.466
71.728
78.503
103.267
132.852
tính
Khách du lịch
Khách tham
quan
Khách trong
nƣớc
Khách quốc tế
Khách lƣu trú
Khách trong
1
nƣớc
2 Khách quốc tế
Tổng số ngày
III khách lƣu trú
qua đêm
Khách trong
1
nƣớc
2
Khách quốc tế
Lƣợt
"
(Nguồn: Sở VH, TT và DL Ninh Bình)
Thời gian qua tại Ninh Bình có nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm
quốc gia, quốc tế đƣợc tổ chức trên địa bàn nhƣ Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra ngày
8/5/2014 với 10.000 ngƣời tham dự, hay sự kiện đón Bằng công nhận Di sản Văn
hóa và Thiên nhiên thế giới với Quần thể danh thắng Tràng An đã đón hàng ngàn
khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm
du lịch trọng điểm đƣợc tăng cƣờng tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch
của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm
2010, có gần 3,6 triệu lƣợt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000,
trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm
2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm. Tuy nhiên, số
lƣợng du khách gia tăng không đều nhau ở các năm. Trong giai đoạn từ năm 2009 –
2010, số lƣợng du khách đến Ninh Bình có tốc độ tăng nhanh nhất là 40,7% và giai
62
đoạn từ năm 2010 – 2011 số lƣợng du khách có tốc độ tăng chậm nhất là 4,8%. Có
sự chênh lệch về số lƣợng du khách này là do giai đoạn từ năm 2009 - 2010 có sự
gia tăng đột biến về số lƣợng khách đến với các điểm du lịch mới đƣợc đƣa vào
phục vụ du lịch nhƣ khu du lịch Tràng An – Bái Đính. Đồng thời Ninh Bình cũng
là tỉnh đƣợc quan tâm đầu tƣ và lựa chọn là điểm đến du lịch trong đại lễ kỷ niệm
nghìn năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010), nên cũng có sức hấp dẫn đối với khách
du lịch. Đặc biệt số lƣợng khách nội địa năm 2010 tăng nhanh chóng (tăng 51,2%
so với năm 2009)
Số lƣợt khách đến Ninh Bình tăng nhanh, số lƣợng khách lƣu trú cũng tăng
cao trong những năm gần đây, tuy nhiên số ngày lƣu trú chƣa nhiều so với tiềm
năng về cơ sở lƣu trú của Ninh Bình, hiệu suất sử dụng các cơ sở lƣu trú mới
khoảng 64% vào năm 2011. Số lƣợng khách nƣớc ngoài lƣu trú tại Ninh Bình còn
rất hạn chế 75.342 ngày vào năm 2011 trong khi số khách nƣớc ngoài tới Ninh
Bình năm 2011 là 667.440 lƣợt.
Về doanh thu:
Bảng 3.4: Doanh thu hoạt động du lịch giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Tổng doanh
thu
Khách trong
nƣớc
Khách quốc
tế
Nộp ngân
sách
2009
2010
2011
2012
2013
250.870
551.427
654.148
778.957
897.446
147.254
339.202
391.147
563.195
681.514
103.616
212.225
263.001
215.762
215.931
25.350
55.000
65.000
78.200
89.000
(Nguồn: Sở VH, TT và DL Ninh Bình)
63
Trong thời gian qua chất lƣợng sản phẩm du lịch của Ninh Bình đƣợc nâng
cao, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển đƣợc đầu tƣ, hình thành các khu vui chơi giải trí
gắn với tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt khuyến khích các loại hình du
lịch sinh thái ... đã giúp cho du lịch có những bƣớc phát triển đáng kể. Qua biểu 3.4
ta thấy thực trạng doanh thu tăng dần qua các năm. Năm 2009 doanh thu đạt 250,1
tỷ đồng, tăng vƣợt bậc vào năm 2010 với 551.427 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách
nhà nƣớc 55.000 tỷ đồng. Năm 2011 số lƣợt khách tới Ninh Bình có tỷ lệ tăng chậm
nhƣng vẫn đảm bảo mức tăng trƣởng nhất định và góp cho ngân sách nhà nƣớc 63
tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 897,446 tỷ đồng (tăng 278% so với năm 2009). Việc
doanh thu du lịch tăng cao hơn so với số lƣợt khách nhiều lần (doanh thu tăng
278%, trong khi số lƣợt khách tăng 50%) thể hiện du lịch Ninh Bình đã phát triển rõ
rệt về chất lƣợng và hiệu quả. Riêng 8 tháng đầu năm 2014 toàn ngành đón đƣợc
3.679.778 lƣợt khách, đạt 116,8% so với cùng kỳ năm 2012; doanh thu đạt 757.485
tỷ đồng đạt 119,2% so với cùng kỳ năm 2012.
3.2.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch
* Cơ sở lưu trú du lịch:
Hiện nay lƣợng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng gia tăng, cùng với xu
hƣớng đó khách đến Ninh Bình cũng tăng theo, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở
lƣu trú. Hàng loạt các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ của các thành phần kinh tế, các
cơ quan, tổ chức, cá nhân ra đời với sự phát triển cả về số lƣợng và quy mô, đổi mới
về phƣơng thức hoạt động.
Có nhiều dự án triển khai tích cực, đúng tiến độ, kịp đƣa vào khai thác có hiệu
quả. Các khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dƣỡng đã đƣợc phân bổ đều trên các huyện,
thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó, tập trung nhiều nhất là khu trung tâm thành
phố Ninh Bình, khu thị xã Tam Điệp và khu vực huyện Hoa Lƣ.
64
Bảng 3.5: Bảng số lƣợng cơ sở lƣu trú tại Ninh Bình giai đoạn 2009- 2013
NĂM
TT
NỘI DUNG
2009
2010
2011
2012
2013
108
187
224
235
273
Khách sạn 1 sao
4
3
7
8
9
Khách sạn 2 sao
18
20
24
23
26
Khách sạn 3 sao
0
0
1
1
1
Khách sạn 4 sao
0
0
1
1
2
2
Tổng số phòng
1.681
3.041
3.564
3.628
4.102
3
Tổng số giƣờng
2.806
4.058
5.222
5.230
5.787
1
Tổng số cơ sở lƣu
trú
Trong đó:
(Nguồn: Sở VH, TT và DL Ninh Bình)
Năm 2009, toàn tỉnh có 108 cơ sở lƣu trú với 1.681 phòng ngủ (chƣa có khách
sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên). Đến tháng 4/2014, toàn tỉnh hiện có 284 cơ sở lƣu
trú (tăng 138% so với năm 2009) với 4.384 phòng nghỉ (tăng 115,8 % so với năm
2009), trong đó có thêm 851 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3- 5 sao tại các khách sạn,
khu nghỉ dƣỡng với 851 phòng ngủ, tiêu biểu nhƣ: Khách sạn Ninh Bình Legend,
Khu nghỉ dƣỡng Emeralda, Khu nghỉ dƣỡng Cúc Phƣơng Resort & Spa, khách sạn
Hoàng Sơn - Hòa Bình, khách sạn The Vissai, khách sạn Quang Dũng, khách sạn
Royal...
Phần lớn hệ thống các cơ sở lƣu trú du lịch trong thời gian qua đã phần nào
đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Ninh Bình. Giá cả
cũng nhƣ chất lƣợng buồng ngủ đã đƣợc đánh giá là khá tốt với cung cách phục vụ
đạt tiêu chuẩn.
65
Bên cạnh đó UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã quan tâm đúng mức việc phát
triển các làng du lịch, loại hình du lịch ở nhà dân (homestay). UBND tỉnh đã chỉ
đạo Sở Xây dựng thiết kế hệ thống nhà mẫu đảm bảo tính thẩm mỹ theo phong cách
những ngôi nhà tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là những ngôi nhà đẹp
điển hình của làng quê Ninh Bình, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch để cấp miễn
phí cho dân cƣ các vùng du lịch, từng bƣớc hình thành các khu dân cƣ sinh thái, văn
minh kết hợp phục vụ khách du lịch (homestay). Hiện tại trong quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam thì Ninh Bình đã đƣợc quy hoạch là một trong năm tỉnh
thực hiện đầu tƣ theo mô hình điểm xây dựng loại hình lƣu trú du lịch homestay tại
xã Gia Vân, huyện Gia Viễn.
* Cơ sở hạ tầng:
Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du
lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 triển khai bƣớc đầu có hiệu quả. Cơ
sở hạ tầng du lịch đã đƣợc từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Riêng các dự án đƣợc
trung ƣơng hỗ trợ vốn trung bình mỗi năm có 03 dự án với tổng số vốn giai đoạn
2009 - 2014 với tổng số vốn là 92.810 triệu đồng, tập trung ở các khu du lịch trọng
điểm nhƣ: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu
di tích Cố đô Hoa Lƣ, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái
hồ Đồng Chƣơng.
Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy đến các khu, điểm du lịch đƣợc
tập trung nâng cấp, làm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du
lịch. Tính từ 2009 - 2013 trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản xây dựng xong hệ thống cơ
sở hạ tầng phục vụ cho du lịch giai đoạn I của các khu du lịch gồm: Đã trải nhựa,
cắm các biển chỉ dẫn, trồng cây hai bên đƣờng và dải phân cách đoạn đƣờng từ
Quốc lộ 1A đến Chùa Bái Đính (dài 19 km), đoạn đƣờng từ Quốc lộ 1A đến Chùa
Bích Động (dài 7km); hoàn thành việc đổ bê tông tuyến đƣờng từ chùa Bích Động
đến Thung Nham (dài 2,5 km), tuyến đƣờng từ đƣờng 12B vào bến thuyền nhà Lê
(xã Sơn Hà, huyện Nho Quan), đƣờng từ Bái Đính đi Cúc Phƣơng (đã cơ bản hoàn
66
thành); nạo vét các thung, tạo hai tuyến du lịch đƣờng thủy trong Khu du lịch sinh
thái Tràng An, đƣờng vào và hệ thống điện khu du lịch Vân Long...
Các dự án lớn đầu tƣ các công trình văn hóa phục vụ mục đích du lịch nhƣ:
Dự án xây dựng sân lễ hội phía trƣớc đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua
Lê Đại Hành; Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lƣ; Dự
án cổng thành Hoa Lƣ… Ngoài ra, các dự án lớn khác đang đƣợc tỉnh tập trung chỉ
đạo thực hiện nhƣ: Dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bao hào nƣớc
vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ, Dự án sông Sào Khê, Dự án khu công viên văn
hoá Tràng An, Dự án xây dựng quảng trƣờng và tƣợng đài Đinh Tiên Hoàng Đế…
* Cơ sở dịch vụ du lịch
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, UBND tỉnh đã khuyến
khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tƣ, xây dựng các các cơ sở dịch vụ,
các nhà hàng cao cấp. Hiện tại các nhà hàng đã đạt chuẩn về cung cách phục vụ
khách du lịch, đã có 4 nhà hàng đƣợc công nhận là nhà hàng đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch. Về quy mô xây dựng các nhà hàng có thể đón tiếp đƣợc nhiều khách
du lịch cùng lúc, có những nhà hàng cùng lúc đón đƣợc hàng ngàn khách
Về kinh doanh ăn uống: Ninh Bình có một hệ thống nhà hàng dày đặc, cùng với
đó là sự xuất hiện các nhà hàng cao cấp. Nhiều nhà hàng đã nổi tiếng từ lâu nhƣ Hoàng
Hải, Hoàng Giang, Hƣơng Mai, Hoàng Long, Đại Tràng An, Trâu Vàng… Hiện nay
Ninh Bình có kế hoạch phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch,
khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh Bình. Vì vậy nhiều nhà
hàng cao cấp đang đƣợc đầu tƣ.
Về lĩnh vực kinh doanh giải trí, mua sắm: Ninh Bình có một số trung tâm
giải trí nhƣ Club Number One City, Đông Thành Plaza, siêu thị Big C, sân golf 54
lỗ hồ Yên Thắng… Mới đây một tổ hợp vui chơi giải trí hiện đại New Life Club với
nhiều khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, siêu thị, bar, sàn nhảy…đã đƣợc đƣa vào
sử dụng ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình tạo ra không gian vui chơi lý
tƣởng. Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm phát triển góp phần không nhỏ kéo dài
67
thời gian lƣu trú của du khách tại Ninh Bình, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch
tỉnh nhà.
Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 1 về việc phát triển du
lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH. Có thể thấy quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đã đƣợc nghiên cứu quy hoạch phù hợp với
quy hoạch tổng thể của du lịch Việt Nam và quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
cũng nhƣ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ngay từ năm 1995 UBND
tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến
năm 2010; đến năm 2007 Sở Du lịch (nay là Sở VH, TT và DL) đã tham mƣu cho
UBND ban hành Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 về việc bổ sung
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020.
Trong đó quy hoạch thành 7 khu du lịch chính trong tỉnh, cụ thể:
1. Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lƣ
2. Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình
3. Khu du lịch Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, Kỳ Phú, Đồng Chƣơng – Núi chùa
Bái Đính, hang Sinh Dƣợc
4. Khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long, Địch Lộng, động Hoa Lƣ.
5. Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn và thị xã Tam Điệp
6. Khu du lịch hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù
7. Khu du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm, vùng ven biển Cồn Thoi
Trong những năm tới UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo ngành Văn hóa Thể
thao và Du lịch phối hợp với các ngành liên quan quy hoạch chi tiết các khu du lịch
theo Quy hoạch tổng thể đã đƣợc phê duyệt; dự kiến đến năm 2015 sẽ điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hƣớng
đến năm 2030 gắn với quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh, phù hợp với tình
hình thực tế của Ninh Bình.
Quy hoạch chi tiết các khu du lịch:
Trong những năm qua UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch
điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết 5 khu du lịch, gồm: Khu du lịch sinh
68
thái Tràng An, Khu núi chùa Bái Đính, Vùng Bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ, Khu
du lịch sinh thái hồ Đồng Chƣơng, Khu du lịch Thị xã Tam Điệp - phòng tuyến
Biện Sơn. Bên cạnh đó còn có các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến du lịch,
gồm: Quy hoạch hệ thống cấp điện và hệ thống cấp nƣớc phục vụ các khu du lịch
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Ninh Bình
đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 2020; Quy hoạch phát triển thủy sản; Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với phát
triển du lịch; Quy hoạch công viên động vật hoang dã Việt Nam tại Ninh Bình.
Toàn bộ các quy hoạch trên đã đƣợc công bố công khai và đang đƣợc UBND tỉnh
chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng các dự án theo các quy hoạch đã đƣợc phê
duyệt nhằm PTDLTHBV.
Các khu du lịch đang thực hiện lập quy hoạch: Quy hoạch chung xây dựng
Quần thể Danh thắng Tràng An trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ đã đƣợc UNESCO
công nhận là di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới với tổng diện tích quy hoạch
12.434 ha. Hiện tại Bộ Xây dựng đã lập quy hoạch đang xin ý kiến Bộ xây dựng
tiến hành trình Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình:
Hiện tại tập đoàn The Vissai đơn vị đầu tƣ đã tiến hành khảo sát và lập quy hoạch
trình UBND tỉnh và các ngành xem xét. Hiện đang chỉnh sửa hoàn thiện quy hoạch,
tiến hành đầu tƣ theo đúng tiến độ phê duyệt.
Các khu du lịch chưa quy hoạch: Hiện tại trên tổng số 7 khu du lịch đã đƣợc
phê duyệt, hiện tại còn một số khu vực chƣa đƣợc quy hoạch nhƣ: khu du lịch vƣờn
Quốc gia Cúc Phƣơng, Kỳ Phú, Hồ Đồng Chƣơng; Quy hoạch khu du lịch nhà thờ
đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn; Quy hoạch khu trung tâm thành phố Ninh
Bình. Về tính chất, đây là các khu du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực, cần phải đặt trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong
thời gia tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với
các ngành chức năng triển khai lập Quy hoạch định hƣớng phát triển cho phù hợp
với tình hình thực tế của địa phƣơng.
69
3.2.1.3. Lực lượng lao động
Theo thống kê của Sở VH, TT và DL Ninh Bình thì những năm gần đây
lƣợng ngƣời tham gia trong ngành du lịch có tăng nhƣng tăng không nhiều, đối với
lao động trực tiếp thì mỗi năm tăng bình quân trên 300 ngƣời, đây có lẽ cũng là con
số không nói lên đƣợc tất cả so với tình hình phát triển của cả tỉnh. Năm 2012 toàn
tỉnh Ninh Bình có 235 cơ sở lƣu trú du lịch nhƣng đến năm 2013 đã có 273 cơ sở
lƣu trú du lịch với số phòng tăng 3628 phòng lên 4102 phòng. Nhƣ vậy nếu với số
lƣợng nguyên loại hình dịch vụ lƣu trú ƣớc gần 40 khách sạn cũng đã tăng lên con
số đáng kể có thể là trên dƣới 200 ngƣời.
Theo nghiên cứu sơ bộ thì nguồn cung lao động cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh dịch vụ hiện nay chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng (chiếm 90 – 95%), còn lại
là lao động ngoài tỉnh. Đây là một con số đáng mừng vì đã và đang góp phần giải
quyết đƣợc phần lớn khối lƣợng công ăn việc làm cho bà con trong tỉnh, đặc biệt là
những đối tƣợng là bà con ở các khu điểm du lịch bị mất đất nông nghiệp.
Bảng 3.6: Tổng hợp lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2009 – 2013
Đơn vị tính: Người
Tăng
trƣởng
Số
TT
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
BQ năm
(%)
20092013
Tổng số lao
động
7.500
8.550
10.100
11.000
12.000
12,47
1
Lao động trực
tiếp
1.359
1.892
2.201
2.300
2.640
18,06
2
Lao động gián
tiếp
6.141
6.658
7.899
8.700
9.360
11,11
(Nguồn: Sở VH, TT và DL tỉnh Ninh Bình)
70
Theo dự báo của Sở VH, TT và DL tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020,
lƣợng khách du lịch quốc tế cũng nhƣ nội địa tăng bình quân hàng năm có thể đạt
22,5 – 24%/ năm, nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này vào
khoảng 1.400 – 1600 ngƣời/năm. Đây sẽ là định hƣớng có phần sát thực hơn cho tất
cả các lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Với nguyên tắc 8, tỉnh Ninh Bình đã coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực,
mặc dù chƣa thực sự bứt phá. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì hàng năm lao trong
ngành du lịch có xu hƣớng tăng đều. Năm 2009 lao động trong ngành du lịch là 7.500
ngƣời, đến năm 2013 tăng 12.000 ngƣời, mức độ tăng trƣởng bình quân là 12,47%. Có
thể nói, những năm gần đây, có sự tăng trƣởng mạnh về số lƣợng lao động trong ngành
du lịch Ninh Bình. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trƣởng đó là do chính sách mở
cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và
du lịch phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành kinh tế khác của tỉnh phát
triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần
tăng tổng GDP của xã hội.
Theo số liệu thống kê số lao động đã tốt nghiệp Đại học, trên Đại học chiếm
tỷ lệ nhỏ là trên 1,0% chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,48% (năm 2013). Đây là kết quả
của chính sách quan tâm của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhân tài cũng
nhƣ chính sách ƣu tiên đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho
ngành du lịch Ninh Bình với mục tiêu phấn đấu du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh. (từ năm 2009 đến nay ngành đã có 2 cán bộ đƣợc cử đi đào tạo trình
độ Thạc sỹ ở nƣớc ngoài theo Đề án 165 của Ban tổ chức Trung ƣơng).
Số nhân lực đã qua đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm không
nhiều từ 7-8,9% qua các năm. Đây là số lao động trực tiếp chỉ đạo và tổ chức sản
xuất tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch trên địa bàn
tỉnh.
Một trong những điều đáng chú ý của du lịch Ninh Bình trong những năm
qua đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực du lịch đã đƣợc tăng lên rõ rệt, tỷ
71
lệ lao động đƣợc đào tạo bƣớc đầu đã đƣợc nâng cao bƣớc đầu đáp ứng đƣợc yêu
cầu phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, số lƣợng lao động chƣa qua đào tạo cũng còn
chiếm một tỷ lệ khá cao 77-81%. Tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo cao là chủ yếu là
việc tăng trƣởng quá nhanh của ngành du lịch Ninh Bình, bên cạnh đó cũng do mô
hình sản xuất chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sử
dụng nhiều lao động thuộc phạm vi gia đình. Mặt khác, đây cũng là lực lƣợng lao
động làm việc trong các bộ phận không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, trình độ tay nghề
nhƣ: nhân viên tạp vụ, kho bãi, bảo trì, bảo vệ… Đội ngũ cán bộ trình độ còn thấp
chủ yếu rơi vào chủ cơ sở hoặc giám đốc doanh nghiệp (ngƣời có vốn đầu tƣ trực
tiếp đứng ra quản lý). Xu thế chung của toàn tỉnh chƣa thực hiện việc thuê giám đốc
điều hành có chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng quản lý, điều hành tại các
đơn vị còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội.
Việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ lao động là một vấn đề quan trọng, vì
nó sẽ quyết định chất lƣợng phục vụ, chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả sản
phẩm du lịch. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng lao động trong ngành du lịch đƣợc chú
trọng trong thời gian gần đây với thuận lợi có 1 trƣờng ĐH đa ngành, trƣờng TH
Kinh tế - kỹ thuật và Tại chức, 4 trƣờng CĐ dạy nghề, 4 trƣờng trung cấp nghề, 5
trung tâm đào tạo nghề của địa phƣơng và nhiều cơ sở đào tạo nghề của các tổ chức,
cá nhân do vậy chất lƣợng lao động nói chung và chất lƣợng lao động ngành du lịch
nói riêng đã đƣợc nâng lên đáng kể. Tuy nhiên có một thực trạng là sinh viên ngƣời
Ninh Bình sau khi học xong đại học, cao đẳng chuyên ngành về du lịch, hƣớng dẫn
viên du lịch nhƣng có rất ít ngƣời xin về làm việc tại Ninh Bình bởi cơ quan hành
chính không có biên chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiệu quả chƣa cao
nên tiền lƣơng trả thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của
các tỉnh có du lịch phát triển. Vì du lịch của tỉnh chƣa phát triển nên lao động trong
ngành thƣờng tự hài lòng với trình độ đã đạt đƣợc, nhiều đơn vị không hỗ trợ kinh
phí hay phải học nâng cao ở xa, ngại đi lại, vừa tốn kém mà hiệu quả thiết thực lại
chƣa nhìn thấy ngay. Đây chính là thách thức lớn nhất trong công tác đào tạo lại
nguồn nhân lực đang công tác trong ngành du lịch. Để giải quyết vấn đề này cần
72
thiết phải có tiêu chuẩn cụ thể về trình độ năng lực của từng loại hình lao động để
khuyến khích ngƣời lao động tích cực học tập, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ chuyên
môn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Nhận thức đƣợc những hạn chế trên, tỉnh đã có những chính sách, phối hợp
và chỉ đạo với các ban, ngành, tổ chức, trƣờng học để tạo công ăn việc làm cho
ngƣời dân cũng nhƣ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch. Trƣờng Đại học
Hoa Lƣ phối hợp Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội tuyển sinh ba khóa trung cấp du
lịch chuyên ngành: hƣớng dẫn viên du lịch, buồng, bàn, ba và lễ tân, với 526 sinh
viên theo học. Hiện nay, có 307 sinh viên đã tốt nghiệp và phần lớn đƣợc nhận vào
làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển du lịch
3.2.2.1. Vấn đề việc làm
Trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng. Cộng đồng dân cƣ địa
phƣơng có cơ hội tham gia vào các hoạt động du lịch. Nhiều doanh nghiệp mới đƣợc
thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho ngƣời lao động.
Với đặc điểm vị trí địa lý gần Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là những
trung tâm đón, đƣa khách du lịch quốc tế lớn của cả nƣớc, bên cạnh đó Ninh Bình
lại không có biên giới có hoạt động xuất nhập cảnh nên đối với hai loại hình dịch vụ
lữ hành quốc tế và dịch vụ hƣớng dẫn quốc tế tại Ninh Bình chƣa phát triển. Hiện
tại trên địa bàn tỉnh không có đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế mà mới có 17 đơn
vị kinh doanh lữ hành nội địa và các đại lý lữ hành quốc tế tại Ninh Bình [34].
Nguyên tắc 6, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng đƣợc
tỉnh thực hiện quy mô rộng, tạo việc làm và khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng
tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch. Cụ thể nhƣ:
Hướng dẫn viên: hiện Ninh Bình đã cấp đƣợc 42 thẻ, trong đó có 27 thẻ
hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế, 15 thẻ là hƣớng dẫn viên du lịch nội địa, 81 giấy
73
chứng nhận Thuyết minh viên du lịch tại điểm hiện đang tham gia công tác hƣớng
dẫn du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. [34].
Công tác đào tạo các hƣớng dẫn viên nội địa và thuyết minh viên tại điểm tại
Ninh Bình trong những năm qua đã triển khai khá tốt và bài bản. Các bài thuyết
minh đã đƣợc xây dựng và kiểm duyệt để thống nhất nội dung và cách tiếp cận
thông tin đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, Sở VH, TT và DL
cũng thƣờng xuyên trú trọng đến việc đào tạo, đào tạo lại và đào tạo tại chỗ các thế
hệ hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn
tỉnh. Hàng năm, Sở cũng đã tổ chức thƣờng xuyên các cuộc thi hƣớng dẫn viên giỏi
nhằm khơi dậy và thúc đẩy việc không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi và thƣờng
xuyên áp dụng những tiến bộ khoa học vào công tác điều hành, hƣớng dẫn.
Dịch vụ chở thuyền: Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 2.543 thuyền phục vụ
cho hoạt động du lịch trong đó: Tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động: có 700
thuyền; Tại khu du lịch sinh thái Tràng An: 1500 thuyền; Tại khu du lịch sinh thái
Vân Long: 325 thuyền; Tại tuyến du lịch Kênh Gà – Vân Trình: 18 thuyền thuyền
hoạt động thƣờng xuyên . Các thuyền phục vụ khách du lịch đƣợc thiết kế đảm bảo
an toàn cho khách du lịch và đƣợc làm từ vật liệu địa phƣơng với kiểu dáng đặc
trƣng gây ấn tƣợng tốt cho du khách trong và ngoài nƣớc.
Những ngƣời tham gia chèo thuyền tại các khu điểm du lịch đều đƣợc tham
gia các khóa học về an toàn đối với loại hình giao thông thủy nội địa do Sở Giao
thông vận tải tổ chức và cấp giấy chứng nhận. Sở VH, TT và DL chủ trì phối hợp
với các Sở ban, ngành và chính quyền các địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức các lớp
học bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho những ngƣời chèo đò
nhằm đáp ứng yêu cầu của khách du lịch ngày một cao, trong đó trú trọng đến nâng
cao nhận thức về văn minh du lịch, văn hóa giao tiếp và đạo đức kinh doanh.
Chụp ảnh: Có ở hầu nhƣ các khu điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện
tại đội ngũ những ngƣời tham gia chụp ảnh hầu hết đã đƣợc cấp chứng chỉ hành
nghề và nằm trong các tổ chức quản lý với tổng số ngƣời là: 932 ngƣời. Cụ thể: Tại
khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: 420 thợ chụp ảnh; Tại khu tâm linh chùa Bái
74
Đính: 380 thợ chụp ảnh; Tại khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ: 80 ngƣời; Khu du
lịch nhà thờ đá Phát Diêm: 50 ngƣời; Tại khu vực vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng: 02
ngƣời. Các thợ chụp ảnh đã đƣợc tham gia khóa đào tạo về chụp ảnh và đƣợc cấp
chứng chỉ hành nghề. Chính quyền các địa phƣơng sở tại trực tiếp quản lý và yêu
cầu phải có cam kết thực hiện các quy định, nội quy khu, điểm du lịch và thực hiện
tốt các quy định của nhà nƣớc hiện hành về loại hình kinh doanh chụp ảnh [23].
Hoạt động bán hàng thương mại, hàng rong: đƣợc ngƣời dân phát triển
mang tính tự phát tại các khu điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Các hoạt động này
tổ chức theo tính chất mùa vụ du lịch (thƣờng tập trung vào các tháng đầu năm,
tháng mà du khách đến Ninh Bình nhiều nhất). Số ngƣời bán hàng thƣơng mại,
hàng rong với tổng số là: 1016 ngƣời, cụ thể: Tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động:
13 ngƣời bán quầy lƣu niệm, nƣớc uống, 21 ngƣời bán hàng rong. Tại khu du lịch sinh
thái Tràng An: 40 ngƣời bán quầy lƣu niệm, nƣớc uống; Tại khu tâm linh chùa Bái
Đính: 750 ngƣời bán quầy lƣu niệm, nƣớc uống, 200 ngƣời bán hàng rong; Tại khu di
tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ: 15 hộ kinh doanh thƣờng xuyên vào mùa lễ hội có khoảng
120 hộ kinh doanh dịch vụ (có 75 ki ốt), bán hàng rong 26 ngƣời; Tại khu du lịch sinh
thái Vân Long: 15 ngƣời bán hàng lƣu niệm (hàng thêu); Khu du lịch nhà thờ đá Phát
Diêm: 09 hộ bán hàng lƣu niệm, hộ bán hàng thực phẩm 07 hộ [23].
Bên cạnh việc khuyến khích cộng đồng dân cƣ tham gia, việc thực hiện
nguyên tắc 7, thƣờng xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng và các đối tƣợng
liên quan có đƣợc thực hiện song chƣa quyết liệt và chƣa sâu xa.
Năm 2014, thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4-9-2013 của Thủ tƣớng
Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng du lịch, bảo đảm an ninh, an
toàn cho khách du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Du
lịch, Ban Quản lý Dự án EU, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức 24 lớp
đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức du lịch cho 2.753 học viên là
cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch và ngƣời
dân địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch. Do đó, ý thức và thái độ phục vụ của
75
ngƣời làm du lịch (ngƣời chở đò, bán hàng, chụp ảnh, thuyết minh viên...) đã có
nhiều chuyển biến tích cực.
3.2.2.2. Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và cộng đồng dân cư tại các
khu du lịch
Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển bền vững không chỉ khai thác, bảo vệ
tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trƣờng sinh thái mà phải quan tâm đến tác dụng xóa
đói giảm nghèo của du lịch. Tỉnh đã thực hiện nguyên tắc 5 với sự quyết tâm và tích
cực. Sở Văn hóa Du lịch Ninh Bình nói riêng cũng nhƣ toàn ngành nói chung càng
nhìn nhận rõ hơn tầm quan trọng của việc xóa đỏi giảm nghèo nhƣ là một điều kiện
tiên quyết của phát triển bền vững. Do đó, các tổ chức tham gia ngành du lịch ở
Ninh Bình đã trở nên tích cực hơn trong việc tập trung toàn bộ tiềm năng phát triển
du lịch nhƣ một công cụ xóa đói giảm nghèo, trong khi vẫn duy trì đƣợc cam kết
đối với phát triển bền vững và lâu dài. Cùng với sự phát triển du lịch ở Ninh Bình
càng trở nên đa dạng hơn thì những cơ hội to lớn đối với quy hoạch phát triển du
lịch cũng xuất hiện không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng
mà còn phát huy tối đa những đóng góp tiềm tàng của du lịch vào công cuộc xóa bỏ
đói nghèo của tỉnh và của cả nƣớc. Sự cam kết về tiến trình thực hiện “Chiến lƣợc
toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo” cũng nhƣ các mục tiêu thiên niên
kỷ của Chính phủ nƣớc ta đã mở ra những cơ hội to lớn cho phát triển toàn diện. Du
lịch là điều kiện tốt để giảm nghèo và giảm nghèo là điều kiện tốt cho du lịch phát
triển bền vững. Đây là mối quan hệ mang tính cộng sinh nên ngành du lịch Ninh
Bình đã coi việc kết nối phát triển du lịch với xóa đói giảm nghèo là ƣu tiên hàng
đầu.
Hiệu quả kinh tế lớn nhất của du lịch Ninh Bình là mang lại một nguồn thu
nhập lớn cho cả chính quyền, doanh nghiệp và cƣ dân. Du lịch phát triển đã tạo ra
các cơ hội kinh doanh cho cƣ dân địa phƣơng đặc biệt là các loại hình dịch vụ xuất
phát từ nhu cầu của du khách góp phần không nhỏ trong vấn đề giải quyết việc làm,
xóa đói giảm nghèo. Một trong những lợi ích quan trọng của du lịch là mở rộng và
thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh nhỏ nhƣ nhà trọ, nhà nghỉ, quán
76
ăn, quầy bán hàng lƣu niệm ... Những mô hình này không đòi hỏi phải có quá nhiều
kỹ năng và vốn đầu tƣ, nó phù hợp với điều kiện của cƣ dân bản địa, phần lớn là
nông dân, những ngƣời thiếu vốn và kỹ năng kinh doanh do ít đƣợc tiếp cận với cơ
hội đào tạo.
Cƣ dân địa phƣơng có vai trò là chủ nhà đón tiếp khách du lịch, thái độ của họ
có ảnh hƣởng rất lớn đến sức hấp dẫn của điểm du lịch. Trong hoạt động du lịch
của tỉnh Ninh Bình, cộng đồng dân cƣ đã tham gia trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp vào
việc cung cấp hàng hóa lƣu niệm, các dịch vụ cho du khách, cung cấp nguồn nhân
lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt với vốn hiểu biết về văn hóa, đặc điểm lịch sử,
tự nhiên của khu du lịch, họ là những hƣớng dẫn viên du lịch và tình nguyện viên
trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
Cộng đồng dân cƣ ở các khu, điểm du lịch ở Ninh Bình đã ý thức hơn về cơ
hội việc làm, cơ hội kinh doanh cùng nguồn thu nhập mà du lịch đem lại cho họ,
nhƣng vẫn đề về nhận thức toàn diện về du lịch lại rất thấp. Cƣ dân bản địa chỉ chú
ý khai thác một cách đơn thuần tiềm năng du lịch của các khu danh thắng, thậm chí
trong nhiều trƣờng hợp kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật nhằm trục lợi: bán
hàng kém chất lƣợng, các loại cây, lá làm thuốc không đúng, đóng giả sƣ thu tiền
công đức ... Cộng đồng dân cƣ vẫn chƣa đánh giá đƣợc tầm quan trọng của vấn đề
phát triển du lịch bền vững có quan hệ nhƣ thế nào đến đời sống của mình và thế hệ
con cháu của họ mai sau. Vấn đề ở đây là bản thân cƣ dân phải có sự chủ động
trong việc nhận thức vấn đề phát triển du lịch bền vững, họ phải thấy đƣợc đó là
một xu thế tất yếu để duy trì danh tiếng, sức hấp dẫn của khu du lịch và cũng là duy
trì cuộc sống của họ. Nhận thức đƣợc những tác động này, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lich Ninh Bình cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng không ngừng tiến hành các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cƣ để nâng cao nhận thức của họ.
Trong những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich Ninh Bình đã phối hợp
với chính quyền địa phƣơng và Ban quyển lý các khu danh thắng tổ chức một số lớp
tập huấn cho cộng đồng dân cƣ tham gia kinh doanh du lịch về văn hóa du lịch.
77
Về mặt văn hóa – xã hội, phát triển du lịch không chỉ mang lại những lợi ích
vật chất mà nó còn mang lại những lợi ích phi vật chất rất lớn: giúp nâng cao nhận
thức, trình độ hiểu biết của dân cƣ. Hoạt động du lịch giúp ngƣời dân có một cái
nhìn mới về vai trò, vị trí cũng nhƣ những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch
đối với môi trƣờng sống của họ.
3.2.2.3. Giữ gìn bản sắc văn hóa – xã hội
Du lịch Ninh Bình đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các
mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, tạo nên hình ảnh du lịch Ninh Bình đƣợc nhiều ngƣời
biết đến. Toàn tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm yếu tố dân
gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ sông Hồng. Các lễ hội là những hoạt động
văn hóa tín ngƣỡng nêu cao tinh thần thƣợng võ dân tộc, mang giá trị văn hóa tâm
linh. Thời gian qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội, nhất là lễ hội mùa xuân ở các
địa phƣơng trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Quy mô và hình thức tổ
chức lễ hội đã cơ bản phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng, cộng đồng dân
cƣ, nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân. Phần lễ đƣợc duy trì theo nghi thức truyền
thống, phần hội đƣợc bổ sung các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân, tạo chuyển biến tích cực từ nếp nghĩ và
ý thức văn hóa, văn minh từ phía ngƣời dân và du khách. Các nghi thức đƣợc thực
hiện trong các ngày hội nhƣ nghi lễ cầu an, thả chim bồ câu cùng nhiều hoạt động
văn nghệ đã tạo cho mỗi ngƣời ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã
hội để sống chân, thiện, mỹ hơn....
Lợi ích do phát triển du lịch mang lại là rất nhiều, nhƣng cùng với quá trình
phát triển đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về mặt xã hội đòi hỏi các cấp, các
ngành chức năng phải quan tâm và giải quyết kịp thời. Trong những năm gần đây,
Ninh Bình đã có những nỗ lực đáng kể để hạn chế những tác động tiêu cực phát
triển du lịch về mặt xã hội nhƣ đa dạng hóa các loại hình du lịch, khắc phục tính
mùa vụ của du lịch, kéo dài đến mức có thể các lễ hội, có nhiều biện pháp để giữ
gìn, tôn tạo các di tích, tuyên truyền, giáo dục về văn hóa kinh doanh du lịch, tiến
78
hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật
(trộm cắp, ma túy, mại dâm ...) tại các khu du lịch và điểm cƣ trú.
Việc duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên là rất cần làm nhƣng
cũng cần quan tâm đến việc quảng bá, tiếp thị có trách nhiệm về những giá trị này
thì mới có thể quảng bá, giới thiệu và lƣu giữ những ấn tƣợng đẹp trong lòng du
khách. Tỉnh đã thực hiện nguyên tắc 9, tăng cƣờng tính trách nhiệm trong hoạt động
tiếp thị rất tốt. Ninh Bình đã phối hợp, mở rộng việc quảng cáo tiếp thị về hình ảnh
du lịch Ninh Bình tại rất nhiều kênh thông tin và yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực
hiện có trách nhiệm và thông tin trung thực. Kết quả cho thấy du khách khi đến
Ninh Bình rất hài lòng và cảm thấy không bất ngờ hay thất vọng về những gì đã
đƣợc quảng cáo, tiếp thị. Đây là một nhân tố không nhỏ góp phần tạo ấn tƣợng và
tăng tỉ lệ du khách quay lại tham quan du lịch Ninh Bình.
3.2.3. Tình hình môi trường trong quá trình phát triển du lịch
3.2.3.1. Số lượng các khu, điểm du lịch và di tích được đầu tư tôn tạo, bảo vệ và quy
hoạch
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo
sát sao trong công tác nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận khu
danh thắng Tràng An là di sản thế giới, (trong đó có các công trình nghiên cứu có sự
tham gia của các chuyên gia thuộc trƣờng đại học Cambridge Anh quốc tại các hang
Trống, hang Bói thuộc quần thể danh thắng Tràng An). Quần thể danh thắng Tràng
An vừa mới đƣợc UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp Văn hóa và thiên nhiên
thế giới vào ngày 23/6/2014. Trong đó, các giá trị nổi bật toàn cầu đều đáp ứng nhƣ:
đáp ứng 2 tiêu chí di sản thiên nhiên thế giới (tiêu chí thứ 7 và 8 của một di sản thế
giới), đồng thời, khu Tràng An cũng đáp ứng tiêu chí 5 của một di sản văn hóa thế
giới. Nhƣ vậy, khu danh thắng Tràng An hiện là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở
Việt Nam, di sản thiên nhiên thế giới thứ 3 của Việt Nam sau vịnh Hạ Long và
79
vƣờn quốc gia Phong Nha đồng thời cũng là di sản văn hóa thế giới thứ 6 ở Việt
Nam. Tức Tràng An đồng thời là một di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới.
Đối với các sản phẩm phục vụ khách du lịch: hiện tỉnh đã có kế hoạch và giải
pháp cụ thể để triển khai chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố tiến hành khảo sát, nghiên cứu, lập và triển khai các đề án, kế hoạch để
phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch nhƣ: làng hoa đào phai (xã Đông
Sơn – Thị xã Tam Điệp), làng hoa (Ninh Sơn, Ninh Phúc), làng nghề thêu Văn Lâm
(Ninh Hải, Hoa Lƣ), làng đá Mỹ Nghệ (Ninh Vân, Hoa Lƣ), làng nghề cói ở Kim
Sơn; tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu logo, mẫu chai, lọ, bình, nhãn mác cho sản
phẩm truyền thống rƣợu Kim Sơn; Phối hợp với Tổ chức kỷ lục Việt Nam công
nhận đặc sản dê núi Trƣờng Yên, cơm cháy Ninh Bình vào top 50 món ăn nổi tiếng
Việt Nam, nem Yên Mạc, rƣợu Kim Sơn vào top 10 đặc sản nổi tiếng Việt Nam.
Riêng cơm cháy Ninh Bình đƣợc công nhận kỷ lục Châu Á; Triển khai kế hoạch
bảo tồn các món ăn truyền thống của Ninh Bình; Triển khai đề án bảo tồn đàn dê
bản địa…
Nguyên tắc 4 đã đƣợc tỉnh thực hiện gắn với nỗ lực bảo tổn tính đa dạng:
Về công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: hiện đã đƣợc
quan tâm, đầu tƣ, đến nay toàn tỉnh đã thống kê đƣợc 1.499 di tích. Trong đó có 301
ngôi chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ. Ngoài ra còn có 149 nhà xứ, 236
nhà thờ họ; 2 di tích đƣợc công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích cấp
quốc gia, 235 di tích cấp tỉnh, 75 làng nghề và 16 nghệ nhân cấp tỉnh. Đây là nguồn
tài nguyên đã và đang đƣợc khai thác và lên kế hoạch khai thác, sử dụng cho mục
đích du lịch trong tƣơng lai.
Về các di sản văn hóa phi vật thể: Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt ban
hành Đề án Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm và giao cho Nhà
hát Chèo Ninh Bình mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ở địa phƣơng và Trung ƣơng sƣu
tầm, biên soạn và truyền dạy các làn điệu Xẩm để bảo tồn, phát triển, biểu diễn
phục vụ khách du lịch và nhân dân. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo
xây dựng 04 đề án bảo tồn di sản văn hóa khác, tiêu biểu nhƣ: Hát Chèo (ở Yên
80
Mô), hát Văn (ở Đồi Ngang, huyện Nho Quan). Đến nay các loại hình văn hóa dân
gian dần đƣợc khôi phục và phát triển, hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2014 các
tiết mục tham gia đều là những tiết mục đậm chất nghệ thuật dân gian nhƣ hát Chèo,
hát Văn và hát Sẩm.
Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc 2
đƣợc tỉnh thực hiện tƣơng đối hợp lý. Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đã
tích cực chăm sóc, quản lý rừng, vận động bà con không khai thác, phá rừng cũng
nhƣ động vật trong rừng. Đặc biệt ở tất cả các khu du lịch, du khách đều bắt gặp
những tấm biển quảng bá, chỉ dẫn, hƣớng dẫn về bảo vệ môi trƣờng sinh thái và
những lời nhắc nhở thể hiện nét đẹp văn hóa nhƣ “Xin không ngắt lá bẻ cành”, “Bỏ
rác đúng nơi quy định”, ... các hoạt động trên của các khu du lịch đã có những tác
động thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái tự nhiên.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Giao thông-Vận tải,
UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát hệ thống các biển báo giao thông, các
biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch; tham mƣu cho UBND
tỉnh lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch hệ thống biển báo giao thông, biển
quảng cáo, biển chỉ dẫn du lịch đảm bảo khoa học, thống nhất. Trực tiếp theo dõi
hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân lắp đặt các hệ thống biển quảng cáo, biển chỉ dẫn
theo đúng quy hoạch. Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp quản lý
khai thác khu, điểm du lịch rà soát việc cấp chứng chỉ hành nghề chụp ảnh. Giúp địa
phƣơng, doanh nghiệp tổ chức sắp xếp lại các tổ chụp ảnh đảm bảo văn minh, lịch
sự. Từ đầu năm đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp thực hiện 2
cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch tại 4 khu, điểm du lịch:
Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Cố đô Hoa Lƣ và Khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động. Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở và yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ du lịch ở 2 điểm du lịch trên chấp hành nghiêm các quy định của Nhà
nƣớc về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhƣ: không để một số thợ chụp ảnh
không đeo thẻ hoạt động tại khu vực chùa Bái Đính; không để ngƣời bán hàng rong
chèo kéo khách tại khu vực chùa Bích Động…
81
3.2.3.2. Áp lực lên tài nguyên môi trường tại các khu, điểm du lịch
Vấn đề môi trƣờng từ phát triển du lịch, đối tƣợng là hoạt động du lịch,
khách du lịch và ngƣời dân. Môi trƣờng sinh thái của các khu du lịch và nhiều di
tích lịch sử đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là do ý thức của ngƣời dân về bảo vệ
cảnh quan và môi trƣờng còn thấp, nguồn tài chính đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi
trƣờng còn thiếu, các quy định điều chỉnh nhằm giảm tác hại và kiểm soát các hoạt
động của du khách tới môi trƣờng còn chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ và tính hiệu lực
thấp. Đây là một trong những hạn chế đáng lo ngại nhất vì nó sẽ làm cho du lịch
Việt Nam phát triển mất cân bằng và khó có thể bền vững.
Luật môi trƣờng năm 2005, trong lĩnh vực du lịch, hoạt động quản lý đảm
bảo môi trƣờng đƣợc cụ thể hoá tại nghị định 02 về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh
vực du lịch và chỉ thị 07 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng giữ gìn trật tự trị
an và vệ sinh môi trƣờng tại các địa điểm tham quan du lịch. Bất cứ một dự án đầu
tƣ phát triển KT - XH đầu phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Tuy vậy,
để đảm bảo cho một chiến lƣợc phát triển môi trƣờng bền vững thì con ngƣời có vị
trí quan trọng hàng đầu, để có đƣợc đội ngũ cán bộ du lịch, đƣợc những ngƣời dân,
những du khách tham gia hoạt động du lịch tự ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trƣờng là do chúng ta đã luôn luôn tuyên truyền, nâng cao dân trí để họ có sự hiểu
biết cao về môi trƣờng, về mối quan hệ môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt luôn có sự khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và
đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du
lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Để triển khai thực hiện công tác quản lý lễ hội, tháng 2 năm 2015 Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 105 về việc phối hợp đảm bảo an
toàn, văn minh các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó phân công nhiệm
vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn của Sở. Theo đó, Phòng Nghiệp vụ du lịch đã
phối hợp với UBND các xã có khu, điểm du lịch, đơn vị quản lý khai thác du lịch rà
soát quy hoạch và bố trí nơi bán hàng, dịch vụ cho nhân dân địa phƣơng tham gia
82
làm dịch vụ du lịch, đảm bảo thống nhất, văn minh, lịch sự. Xây dựng nội dung,
quy chế hoạt động, quy chế phối hợp để bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng
tại các khu, điểm du lịch.
Công tác quản lý của các cơ quan chức năng đối với vấn đề đánh giá các tác
động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng: Chính sách quản lý, bảo vệ môi trƣờng
chủ yếu thuộc là thuộc trách nhiệm của Ban quản lý khu du lịch và ngƣời quản lý
của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại điểm tham quan. Thực tế chỉ có một vài
tiêu chí đáp ứng thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng về mặt hình thức còn nội
dung chỉ dừng lại ở việc thực hiện để giảm chi phí trong quá trình kinh doanh mà
chƣa hẳn là kết quả có sự kết hợp với ý thức bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, các
văn bản hƣớng dẫn việc hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phƣơng còn thiếu. Sự quan
tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan chƣa thực
sự quyết liệt, còn xảy ra tình trạng rác thải bừa bãi, cảnh quan bị xâm hại, các dịch
vụ du lịch lộn xộn, môi trƣờng tại các cơ sở lƣu trú cho dù đã cải thiện nhƣng chƣa
thật triệt để. Ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm bụi và chất độc hại trong
không khí không chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân xung quanh mà còn ảnh
hƣởng rất lớn đến ngành du lịch của tỉnh. Các nhà máy xi măng, các KCN nằm rất
gần địa điểm du lịch, khoảng cách xấp xỉ 10km (xem phụ lục 1) là phạm vi ngƣời
dân và khách du lịch có thể cảm nhận rõ về ô nhiễm bụi. Đƣờng đến một số khu du
lịch nhƣ cố đô Hoa Lƣ đi ngang khu vực đặt nhà máy xi măng và đi chung đƣờng
với các xe vận tải nguyên liệu và thành phẩm xi măng, đƣờng bụi mù mịt, cây cối,
nhà cửa bám một lớp bụi dầy. Ngoài ra việc khai thác đá vôi sẽ làm nhiều ngọn núi
đá vôi nham nhở hoặc biến mất vĩnh viễn ảnh hƣởng lớn đến cảnh quan du lịch
chung. Các vấn đề môi trƣờng đang có nguy cơ đẩy du khách ra xa khỏi Ninh Bình.
Vì vậy việc giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là thành tích phát triển công nghiệp
và GDP với một bên là duy trì cảnh quan và phát triển du lịch Ninh Bình đang là
một câu hỏi then chốt của tỉnh.
Với nguyên tắc 3, giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải đã đƣợc thực hiện
và đạt đƣợc những kết quả tốt, đƣợc khách du lịch đánh giá cao. Tỉnh đã chú trọng
83
và có biện pháp vào thời gian cao điểm du lịch, giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên.
Hƣớng dẫn, quy định du khách về việc bảo vệ nguồn tài nguyên, khai thác đúng
mức và thực hiện tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Tại các khu, điểm du lịch, rác thải
đƣợc thu gom, tình trạng rác bẩn bừa bãi không còn, cảnh quan vùng lễ hội sạch sẽ,
thùng bỏ rác đƣợc đặt các nơi. Tuy nhiên một số vấn đề nhƣ hệ thống thoát nƣớc và
xử lý chất thải do các đơn vị tự xây dựng quản lý trọng phạm vi khu điểm du lịch
của mình. Nƣớc thải chủ yếu theo cống thoát nƣớc mƣa hoặc theo đƣờng tự nhiên
qua các hồ nƣớc trong vùng. Rác thải thƣởng xử lý thô theo kiểu chôn tự lấp hoặc
đốt do đó không tránh khỏi ô nhiễm môi trƣờng.
Nhƣ vậy có thể thấy, với bất cứ ngành nào đều còn tồn tại những bất cập, hạn
chế. Du lịch Ninh Bình cũng vậy. Còn những tồn tại về môi trƣờng, bảo tồn tài
nguyên, phát triển xã hội .... nên rất cần những nghiên cứu để phát triển du lịch theo
hƣớng bền vững. Ninh Bình đã và đang thực hiện nguyên tắc 10, coi trọng công tác
nghiên cứu, tích cực nghiên cứu và đƣa ra giải pháp: thống kê và giám sát các hoạt
động du lịch, hay việc xây dựng Công viên động vật hoang dã tại tỉnh Ninh Bình
cũng là những nghiên cứu, giải pháp góp phần bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên
nhiên.
3.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại
tỉnh Ninh Bình
3.3.1. Những thành công chủ yếu
3.3.1.1. Theo các tiêu chí về kinh tế:
-
Số lƣợng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, doanh thu tăng nhanh
và ổn định, nhờ đó ngành đã có những đóng góp không nhỏ và ngân sách của nhà
nƣớc
-
Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch đƣợc nhà nƣớc,doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng động dân cƣ chú trọng đầu tƣ. Nhiều chƣơng
trình dự án đầu tƣ phát triển du lịch đã và đang đƣợc triển khai. Một số dự án đƣa
vào khai thác đạt hiệu quả cao.
84
-
Hạ tầng du lịch phát triển: hệ thống hạ tầng giao thông du lịch của Ninh Bình
khá đồng bộ và phát triển, từ quốc lộ 1A du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các
khu du lịch nhƣ cố đô Hoa Lƣ, Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Tam Điệp.
-
Lao động hoạt động trong ngành du lịch tăng nhiều. Chất lƣợng nguồn lao
động đƣợc cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
3.3.1.2. Theo các tiêu chí về xã hội:
-
Tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập cho ngƣời dân, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cộng đồng. Loại hình du lịch các làng nghề truyền thống đƣợc
đẩy mạnh cũng góp phần khôi phục các nghề truyền thống, tăng thêm thu nhập cho
dân cƣ, chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ đƣợc cải thiện.
-
Thông qua du lịch con ngƣời đƣợc thay đổi môi trƣờng, nâng cao hiểu biết
và kiến thức về các điểm du lịch, hiểu thêm về vùng đất cố đô, mãn nhãn với những
kỳ quan sông núi, các tạo hình trong hang động kỳ thú ….
3.3.1.3. Theo các tiêu chí về môi trường:
-
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đang đƣợc quan tâm giải quyết.
-
Ngƣời dân cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo các tài
nguyên du lịch. Các hoạt động du lịch đều hƣớng đến giữ giàn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tham gia vào quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
3.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Bình
3.3.2.1. Từ góc độ bền vững về kinh tế
-
Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch chƣa đƣợc quan
tâm một cách đúng mức.
-
Đầu tƣ cho du lịch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành. Đầu tƣ
của nhà nƣớc tuy có tăng nhƣng còn dàn trải, thiếu tập trung, thiếu những công trình
đột phá, công trình mang dấu ấn và phong cách đặc trƣng của địa phƣơng. Cơ sở vật
chất kỹ thuật (đặc biệt là hệ thống khách sạn, các dịch vụ ngân hàng, vui chơi giải
trí) còn hạn chế. Số lƣợng, chất lƣợng khách sạn tại các điểm du lịch chƣa đáp ứng
85
đƣợc nhu cầu của du khách, nhất là khách sạn 3 – 4 sao còn ít, các khu vui chơi tầm
cỡ chƣa đƣợc đầu tƣ. Bên cạnh đó việc đầu tƣ du lịch Ninh Bình trong thời gian qua
khá lớn nhƣng mới chỉ tập trung ở một vài cá nhân, doanh nghiệp mạnh đầu tƣ vào.
Tỉnh cũng chƣa có các chính sách hấp dẫn, ƣu đãi để thu hút các dự án đầu tƣ du
lịch đặc biệt đầu tƣ nƣớc ngoài cho các danh lam thắng cảnh lớn để thu hút khách
du lịch.
- Hạn chế về sản phẩm du lịch, có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm
du lịch. Việc đầu tƣ xây dựng một số sản phẩm đặc trƣng của các khu du lịch chƣa
đƣợc quan tâm thỏa đáng. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lƣợng và phù hợp với
yêu cầu của khách du lịch sẽ có khả năng bán với giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù Ninh Bình có tiềm năng du lịch phong phú và
đa dạng song trong nhiều năm qua, những sản phẩm du lịch đặc sắc mang nét độc
đáo riêng có của Ninh Bình và những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của
khách từ những thị trƣờng trọng điểm chƣa đƣợc nghiên cứu và xây dựng hoặc chƣa
đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng với tiềm năng phát triển. Hoạt động liên kết vùng còn kém.
Trong kinh doanh có ngƣời dung thuật ngữ “thị trƣờng là chiến trƣờng” thì thị
trƣờng kinh doanh của du lịch Việt Nam xuất hiện rất nhiều “cứ điểm” trên “chiến
trƣờng” đó. Đó là tình trạng thiếu tính liên kết, phá vỡ tính hệ thống, không tạo ra
sự đồng bộ; thể hiện nhƣ sự đầu cơ, găm hàng trục lợi thể hiện sự manh mún: “việc
chú - chú làm; cơm anh - anh chén”. Ngƣời Việt Nam luôn ở trong tình trạng “thấy
cây mà không thấy rừng”. Đây đƣợc xem là một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng thời theo thời gian gây sự
nhàm chán cho du khách, ảnh hƣởng lớn đến phát triển du lịch bền vững. Vì thế rất
cần đến có sự chỉ đạo và hỗ trợ các cấp.
-
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch còn hạn chế và chƣa hiệu quả. Việc
quảng cáo sản phẩm du lịch chủ yếu dựa trên những gì sẵn có mà chƣa quan tâm
đến sản phẩm thị trƣờng cần. Vì vậy chƣa thu hút đƣợc khách nhiều, giảm hiệu quả
kinh doanh của hoạt động du lịch. Thêm vào đó một số doanh nghiệp lữ hành tuyên
86
truyền quảng bá tour, sản phẩm du lịch của họ thiếu trung thực, gây thất vọng với
khách du lịch, ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển du lịch.
-
Lợi ích của cộng đồng dân ở các điểm, khu du lịch chƣa đƣợc quan tâm thỏa
đáng, vẫn còn nhiều thiệt thòi và chƣa đƣợc đáp ứng đúng quyền lợi do một số nhà
thầu hay ban quản lý hƣởng lợi và không công bằng.
-
Công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn
nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp.
Tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ đào tạo hay liên kết mở các khóa đào tạo cho
đội ngũ nhân viên du lịch nhƣng chƣa thực sự gắn kết với thực tế và chƣa đƣợc áp
dụng hiệu quả.
3.2.2.2. Từ góc độ bền vững về xã hội
Du lịch đang ngày càng phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát
triển KT - XH, tạo thêm việc làm, nâng cao kiến thức cộng đồng, tuy nhiên nhận
thức xã hội về du lịch vẫn chƣa đƣợc đầy đủ và nhất quán nên ảnh hƣởng tới sự
phối hợp giữa ngành du lịch với các địa phƣơng và các ngành có liên quan trong
hoạt động du lịch. Đó là nhận thức xã hội về du lịch từ phía cộng đồng chƣa đầy đủ
nên tình trạng đeo bám khách, ép khách, khai thác bừa bãi tài nguyên du lịch, mặc
dù đã đƣợc các ban ngành và cơ quan quản lý xử lý nghiêm nhƣng vẫn còn diễn ra
một số nơi, ảnh hƣởng không tốt đến hình ảnh du lịch Ninh Bình cũng nhƣ làm suy
thoái các nguồn tài nguyên du lịch. Trong hoạt động phát triển du lịch thời gian
qum vấn đề xã hội hóa du lịch đã và đang đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả tích cực, việc phát triển quá nhanh hệ thống các doanh nghiệp tƣ
nhân, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hộ kinh doanh nhà nghỉ, ...
vƣợt qua năng lực quản lý đã tạo thêm sức mạnh cho xã hội về những tiêu cực nảy
sinh (phá giá, gây hỗn loạn trong kinh doanh, các tệ nạn xã hội ...). Đây là một vấn
đề ảnh hƣởng ngƣợc lại đối với phát triển du lịch từ góc độ xã hội.
87
Sự tồn tại một ranh giới mong manh giữa “phát huy” và “biến đổi” các giá trị
truyền thống sinh hoạt của cộng đồng do tác động của hoạt động du lịch. Nếu du
lịch phát triển song hành với việc “phát huy” truyền thống sinh hoạt cộng đồng thì
đó sẽ là sự phát triển bền vững hơn, còn có sự “biến đổi” thì sẽ dẫn đến sự phát triển
không bền vững bởi bản thân hoạt động du lịch phát triển đƣợc nhờ việc khai thác
các giá trị nguyên bản, đặc sắc của sinh hoạt truyền thống cộng đồng. Một thực tế
đang diễn ra trong hoạt động du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch
bền vững là đã xuất hiện những biến đổi trong hoạt động du lịch. Mọi hoạt động
phát triển chỉ bền vững nếu đƣợc sự ủng hộ của xã hội nói chung, của cộng đồng
nơi diễn ra hoạt động đó nói riêng. Vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch từ góc độ xã
hội là phải nâng cao nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của du lịch, xã hội hóa hoạt
động du lịch và chia sẻ lợi ích thu đƣợc từ du lịch với cộng đồng dân cƣ.
3.2.2.3. Từ góc độ bền vững về môi trường
Việc quy hoạch các khu công nghiệp gần các khu du lịch: nhà máy xi măng
Vissai, nhà máy đạm, .... gây ảnh hƣởng không chỉ đến đời sống ngƣời dân mà còn
giảm hình ảnh du lịch Ninh Bình. Các ngọn núi nham nhở do khai thác phục vụ cho
hoạt động công nghiệp, khói bụi đầy đƣờng, cây cối nhà cửa phủ trắng một lớp
bụi.... Theo báo cáo cua Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, trong 6
tháng đầu năm 2013, một số nhà máy trong KCN Khánh Phú để xảy ra sự cố ảnh
hƣởng xấu đến môi trƣờng. Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Ninh Bình cho rằng,
trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp chƣa thực hiện nghiêm các giải
pháp bảo vệ môi trƣờng, có thời điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng. đó là các nhà máy
Đạm Ninh Bình, nhà máy kính nổi Tràng An, nhà máy sản xuất thép cán, đúc các
loại và chế tạo thiết bị cơ khí thuộc doanh nghiệp tƣ nhân Phúc Hƣng, ..Phòng cảnh
sát môi trƣờng (Công an tỉnh Ninh Bình) đánh giá, môi trƣờng ở khu công nghiệp
Khánh Phú đã và đang bị ô nhiêm cục bộ về không khí và môi trƣờng. Tại 10 trong
số 27 dự án đầu tƣ hiện đang hoạt động đều có vi phạm về môi trƣờng, bao gồm
không khí bị ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn. Có doanh nghiệp thậm chí vi phạm hai
đến ba lần vẫn không khắc phục. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nƣớc về môi
88
trƣờng ở KCN chƣa tốt bởi còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng với Ban Quản lý KCN, khiến sự cố xảy ra khó giải quyết vì cơ quan
này lại cho rằng trách nhiệm của cơ quan khác. Khói, bụi, nƣớc thải ở KCN của một
số doanh nghiệp chƣa đƣợc xử lý đã xả ra môi trƣờng. Mâu thuẫn giữa sản xuất với
môi trƣờng đang ngày càng bộc lộ, lo ngại ảnh hƣởng đời sống nhân dân trong vùng
quanh KCN.
Rác thải từ hoạt động du lịch cũng là một yếu tố tác động lên chất lƣợng môi
trƣờng. Đối với các khu di tích lịch sử văn hóa lƣợng rác thải do du lịch tăng đột
biến vào dịp đầu năm mới âm lịch, tại các khu du lịch Tràng An, Bái Đính,
đền Vua Đinh – vua Lê. Nguyên nhân do ý thức của khách du lịch còn thấp,
đối tƣợng chủ yếu rơi vào khách nội địa, chính quyền thƣờng xuyên phải
phát động các chiến dịch thu gom rác tại các khu, điểm trọng điểm.
89
90
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH
4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 –
2020
4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ở Ninh Bình
Ngày nay du lịch bền vững đƣợc hiểu là một quan điểm phát triển du lịch
nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại của du khách đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn,
tôn tạo các tài nguyên cho phát triển du lịch trong tƣơng lai. Nó trở thành xu hƣớng
phát triển du lịch tất yếu của toàn thế giới.
Để du lịch bền vững phát triển đúng hƣớng và đạt hiệu quả cao, du lịch Ninh
Bình đã đƣa ra một số quan điểm cụ thể nhƣ sau:
-
Khai thác hợp lý các tài nguyên tự nhiên với công tác bảo tồn, giải quyết hài
hòa mối quan hệ lợi ích giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng du lịch, thu hút
sự quan tâm của cộng đồng địa phƣơng, khách du lịch và các cơ quan vào hoạt động
bảo tồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa và môi trƣờng.
-
Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài
nguyên thiên nhiên, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trƣờng, đảm bảo phát
triển lâu dài và bền vững.
-
Đi đôi với việc phát triển du lịch, phải thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc, tiếp thu văn minh của thế
giới, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.
-
Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam, Quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng và giải
quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời dân địa phƣơng với doanh nghiệp kinh
doanh du lịch và Nhà nƣớc.
91
4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch ở Ninh Bình
- Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài
nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch
trọng điểm của cả nƣớc.
- Phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phƣơng,
bản sắc văn hóa dân tộc
- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu
tƣ xây dựng hệ thống cơ sở lƣu trú từ 3 sao trở lên. Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các
khách sạn, khách sạn nghỉ dƣỡng (Resort) từ 3-5 sao. Đồng thời quan tâm đúng
mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du
lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân
(Homestay).
- Hoàn chỉnh đầu tƣ xây dựng và phƣơng thức quản lý các khu du lịch lớn:
chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lƣ và sông Sào Khê, Kênh Gà-Vân Trình, khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long, sân golf, khu du lịch hồ Đồng Thái, Tam CốcBích Động, Thung Nắng, Hang Bụt…
- Thu nhập từ du lịch các năm tiếp theo tăng trƣởng bình quân 15%/năm. Thu
nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.
4.2. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế
4.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch
Hoàn thiện và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa là biện pháp tuyên truyền, vừa là
biện pháp quảng bá du lịch hữu hiệu, đồng thời tạo lập tính minh bạch cho môi trƣờng
phát triển du lịch. Quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát
triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, và thƣờng đƣợc quan tâm, thực hiện
đi trƣớc một bƣớc. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, quan tâm xây
92
dựng các dự án, các chƣơng trình, các kế hoạch phát triển sao cho khai thác, tôn tạo các
nguồn lực phát triển du lịch có hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch
phát triển bền vững.
* Xây dựng các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch
- Quy hoạch các khu du lịch, các điểm du lịch: Hoàn thiện quy hoạch các khu du lịch
lớn của tỉnh nhƣ: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Kênh Gà - Vân Trình,
Hồ Đồng Chƣơng, Cố đô Hoa Lƣ, Thung Nắng, Hang Bụt.
- Quy hoạch vùng núi đá vôi phục vụ du lịch: Xác định ranh giới quy hoạch và tiếp
tục quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt là vùng
nguyên liệu cho các nhà máy xi măng và các vùng du lịch.
- Quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể giao
thông Ninh Bình bao gồm hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, vị trí xây dựng
sân bay, nhà ga đƣờng sắt khi có đƣờng sắt cao tốc qua Ninh Bình
- Quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch, hệ thống thƣơng mại phục vụ du lịch
nhƣ: các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm... hệ thống cấp nƣớc, hệ thống xử lý rác
thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn...
- Quy hoạch các vùng chuyên sản xuất chế biến rau an toàn, hoa quả và thực phẩm
phục vụ du lịch.
* Công tác tổ chức, quản lý quy hoạch
- Kiện toàn bộ máy làm việc trong ngành du lịch của tỉnh: tiếp tục thực hiện cải cách
hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nƣớc về du lịch,
các cơ quan chuyên môn.
- Nâng cao vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, cụ
thể trong việc: Phối hợp quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch;
lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có liên quan nhƣ quy hoạch giao
thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo...
tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch; xây dựng đội
ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý và phát triển du
lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế; đầu tƣ phát triển sản phẩm du
93
lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, quản lý sử
dụng đất đai, cơ sở hạ tầng...
- Thành lập Hiệp hội du lịch hoặc các hội nghề chuyên ngành du lịch nhƣ Hiệp hội
các cơ sở lƣu trú, lữ hành, hƣớng dẫn viên, hiệp hội đầu bếp...
4.2.1.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch
-
Đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cơ sở cơ bản, quan
tâm đến hệ thống đƣờng xá, điện nƣớc, y tế, bãi đỗ xe, trung tâm đón khách và các
dịch vụ công khác nhằm kích thích đầu tƣ từ bên ngoài và tạo tâm lý ổn định cho du
khách cũng nhƣ doanh nghiệp.
- Đầu tƣ vào những điểm có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có
khả năng mở rộng trong tƣơng lai nhằm tránh sự phát triển nhỏ lẻ, không hiệu quả.
Xác định đầu tƣ phải theo mức độ ƣu tiên cho các điểm giàu tiềm năng, cơ sở hạ
tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cần có và theo yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch
chủ đạo của ngành.
- Tập trung đầu tƣ xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm,
nghỉ dƣỡng, vừa phục vụ nhu cầu dân cƣ địa phƣơng, vừa phục vụ thuận tiện khách
du lịch nhằm tăng tính hấp dẫn, kéo dài thời gian lƣu trú và tăng chi tiêu của du
khách.
-
Tạo cơ chế thông thoáng để xã hội hóa đầu tƣ phát triển du lịch, tạo điều
kiện thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đƣợc
trực tiếp hoặc phối hợp khai thác, đầu tƣ kinh doanh du lịch không giới hạn ở các
ngành nghề chuyên môn. Có chính sách khuyến khích và phát triển các dịch vụ hỗ
trợ để thu hút các nhà đầu tƣ. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ của tƣ nhân với đầu tƣ
của Nhà nƣớc, giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, mở rộng các hình thức
thu hút đầu tƣ. Đảm bảo sự công bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tƣ,
khai thác, kinh doanh giữa chủ đầu tƣ, chủ thể quản lý hành chính lãnh thổ, chủ thể
có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng...và cộng đồng
dân cƣ địa phƣơng.
94
4.2.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm đặc thù
Sản phẩm đặc thù:
Trên cơ sở tài nguyên du lịch và các thị trƣờng mục tiêu, sản phẩm du lịch
đặc thù của Ninh Bình là: Du lịch gắn với di sản thiên nhiên thế giới Quần thể
Tràng An và du lịch gắn với tâm linh – chùa Bái Đính.
- Du lịch gắn với di sản thiên nhiên thế giới Quần thể Tràng An đƣợc phát
triển trên cơ sở khai thác có hiệu quả các giá trị độc đáo và hấp dẫn của các sản
phẩm chính: Tham quan, khám phá hang động, du lịch thám hiểm, du lịch tham
quan cảnh quan, du ngoạn trên sông, nghiên cứu sinh thái, tham quan hệ thống các
di tích lịch sử văn hóa, du lịch văn hóa dân tộc...
- Có giải pháp và khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh
Bình nhƣ thịt dê, cơm cháy, cá rô Tổng Trƣờng, miến lƣơn và các món ăn cung
đình còn lƣu giữ trong khu vực cố đô Hoa Lƣ ... Có kế hoạch và giải pháp cụ thể để
triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng dê bản địa nhằm tạo nguồn thực phẩm
đặc trƣng của địa phƣơng phục vụ khách du lịch.
Các sản phẩm du lịch chủ đạo:
-
Du lịch gắn với thƣơng mại: Du lịch mua sắm, du lịch vui chơi, giải trí cao
-
Du lịch sinh thái và mạo hiểm: Tham quan, khám phá hang động, rừng và
cấp.
dòng sông, du lịch sinh thái, du lịch đi bộ, leo núi và tắm suối...
-
Du lịch lịch sử văn hóa: Tham quan di tích lịch sử, danh nhân, hệ thống di
tích cách mạng, các chuyến du khảo lịch sử, ...
-
Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa truyền thống (ca trù, ẩm thực...), du lịch
gắn với tìm hiều văn hóa cổ, di chỉ khảo cổ học, danh nhân lịch sử, văn hóa...
-
Du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh: Du lịch và nghỉ dƣỡng suối nƣớc khoáng
nóng, du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái rừng.
- Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo) với các sự kiện du lịch lớn mang tầm vóc
quốc tế nhƣ: Lễ hội Phật đản Vesak, tuần văn hóa du lịch... và các sự kiện kinh tế,
văn hóa, thể thao lớn...
95
- Cần quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, khác biệt và có
giá trị cao, thu hút hấp dẫn du khách nhƣ: Tổ chức cuộc thi ý tƣởng phát triển sản
phẩm du lịch, du lịch Homestay, khu mua sắm, phố ẩm thực, khu vui chơi giải trí
cao cấp, các sự kiện du lịch, thể thao, các hoạt động văn hóa cộng đồng...
- Hợp tác liên kết là một yêu cầu quan trọng và đặc biệt cần thiết, cấp bách
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua các hoạt động hợp tác liên kết để
chia sẽ thông tin, học hỏi kinh nghiệm, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch và tổ
chức các hoạt động dịch vụ, du lịch có hiệu quả giữa các quốc gia, các địa phƣơng,
các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch. Ví dụ liên kết các
địa phƣơng xung quanh nhƣ Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, .... tạo thành tour đa
dạng, hấp dẫn du khách.
- Để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tiến tới công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành du lịch, tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát
triển du lịch trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học – công
nghệ hiện đại trong ngành du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với ngành
du lịch, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát
triển ngành, cho việc hoạch định các chiến lƣợc thị trƣờng, chiến lƣợc đa dạng hóa
và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nhằm phát triển sản phẩm du lịch một cách bền
vững.
4.2.1.4. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch và mở rộng thị trường
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa quan trọng, tác động trực
tiếp đến khách hàng và thị trƣờng, tạo ra tâm lý hƣởng ứng, hƣớng tới sản phẩm du
lịch một các nhanh nhất. Trƣớc hết, cần nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch
trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ tham gia phát triển
du lịch.
- Thiết lập hệ thống các trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin cho khách
du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và các thị trƣờng trọng điểm.
- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các thông tin
cơ quan đại chúng nhƣ: Internet, báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ƣơng
96
và địa phƣơng kể cả các kênh truyền hình quốc tế... các lực lƣợng thông tin đối
ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trƣờng trọng điểm; tranh thủ hỗ
trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch.
Thực hiện xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch bằng cách phát hành
cuốn dƣ địa chí, Bản đồ, tờ gấp, phim ảnh tƣ liệu, băng hình, băng nhạc... biên soạn
và sƣu tập, phát hành các truyền thuyết, giai thoại... để giới thiệu rộng rãi về thiên
nhiên, cảnh quan, con ngƣời và những giá trị lịch sử của Ninh Bình.
- Thực hiện các chƣơng trình thông tin tuyên truyền, công bố các sự kiện thể
thao, văn hoá, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc
tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trƣờng theo chuyên đề; tổ chức và tham quan
hội trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch
của tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nƣớc và quốc tế.
- Cách tiếp thị, quảng bá tốt nhất là từ chính các du khách sau khi đi du lịch
về tuyên truyền, giới thiệu cho ngƣời thân, bạn bè về các điểm du lịch.
Do vậy, các sản phẩm du lịch cần phải độc đáo, đa dạng, chất lƣợng và
phƣơng thức phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
4.2.1.5. Gia tăng lợi ích kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương
Mục tiêu của du lịch bền vững là sự gia tăng lợi ích kinh tế cho cộng đồng
địa phƣơng. Vì vậy, các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cần chú
ý đến vấn đề này bằng cách thu hút nguồn lao động tại chỗ. Đối với những việc làm
không đòi hỏi trình độ chuyên môn nhƣ phục vụ trong các cơ sở lƣu trú, nhân viên
trong các nhà hàng ăn uống và một số hoạt động khác nhƣ xây dựng, duy trì các cơ
sở hạ tầng du lịch cần phải ƣu tiên cho lao động là ngƣời địa phƣơng. Các cộng
đồng dân cƣ địa phƣơng cần đƣợc tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào các quá
trình phát triển du lịch nhƣ lập kế hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du
lịch và tạo điều kiện cho họ nhận đƣợc nhiều lợi ích hơn từ du lịch.
Sự phối hợp các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, thiết lập và duy trì mối
quan hệ với cộng đồng địa phƣơng là cần thiết. Do vậy cần đầu tƣ phát triển cơ sở
hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, quan
97
tâm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, văn hóa ứng xử và chất
lƣợng phục vụ, tính chuyên nghiệp cao. Thực hiện kinh doanh đúng quy định của
pháp luật, công khai minh bạch và cam kết không tăng giá, ép giá khách. Cùng với
cộng đồng địa phƣơng và nhà nƣớc chia sẽ lợi ích, lợi nhuận thu đƣợc từ kinh
doanh du lịch, phải góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.
4.2.1.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du
lịch ở Ninh Bình
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du
lịch bền vững. Vì vậy cần:
-
Đánh giá thực trạng hiện nay của đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh. Xây
dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch
cho toàn tỉnh.
-
Tăng cƣờng mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn, bar, bếp,
ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ. Đổi
mới chính sách đào tạo cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ trên xuống dƣới. Nâng
cao chất lƣợng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, hƣớng trọng
tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết và nhất là tạo cho cán bộ ngành du lịch có
một hình ảnh đẹp từ trang phục đến văn hóa ứng xử. Trong chƣơng trình đào tạo
cần phải đƣa vào nội dung quản lý môi trƣờng, nhận thức về tầm quan trọng và tính
chất phức tạp của du lịch trong khuôn khổ một ngữ cảnh rộng lớn mang tính kinh tế,
xã hội và môi trƣờng. Cần phải lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn
công việc trong quá trình đào tạo.
-
Quan tâm xây dựng đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các
điểm du lịch trong tỉnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trƣớc mắt tập trung xây dựng,
củng cố đội ngũ thuyết minh viên ở một số khu, điểm du lịch văn hóa nhƣ: Tràng
An, Bái Đính, rừng Cúc Phƣơng, ....
98
-
Chỉ đạo hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ
lao động là ngƣời địa phƣơng ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tƣ dự án để bố trí
sử dụng khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác.
-
Có chính sách ƣu đãi, thu hút nhân tài về quản lý và kinh doanh dịch vụ du
lịch.
4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hóa – xã hội
4.2.2.1. Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tích cực
tham gia vào các hoạt động du lịch
-
Phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng tăng cƣờng giáo dục pháp
luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cƣ dân
địa phƣơng
-
Khuyến khích, hỗ trợ phƣơng tiện, bố trí cán bộ phục vụ cho chƣơng trình
giáo dục và nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và khách du lịch
trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch.
-
Tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng đặc biệt là nhân dân vùng dự án, là
ngƣời tham gia trực tiếp các hoạt động liên quan đến du lịch về văn hóa giao tiếp,
thái độ ân cần, lịch thiệp, niềm mở, thân thiện, tạo ấn tƣợng tốt đẹp cho du khách,
giữ gìn môi trƣờng du lịch.
-
Khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia tích cực vào các hoạt động du
lịch: tham gia trực tiếp, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch....
điều này mang lại hiệu quả cao bởi một mặt vừa thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ
trong dân, mặt khác tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân, giúp
họ tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trƣờng, cùng chia sẻ
lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ PTDLTHBV.
4.2.2.2. Đẩy mạnh giáo dục, hướng dẫn du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc
văn hóa riêng
Tài nguyên du lịch Ninh Bình thƣờng gắn liền với đời sống của cộng đồng dân
cƣ địa phƣơng. Phát triển du lịch phải dựa vào cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, do đó
cần phải tổ chức, đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch.
99
Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân và tạo điều kiện cho họ cùng
tham gia các hoạt động du lịch tại địa phƣơng, nhằm tăng cƣờng ý thức giữ gìn bản
sắc văn hoá, văn minh du lịch và bảo vệ môi trƣờng cảnh quan du lịch, tài nguyên
du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa riêng của mình, cần thực hiện những
giải pháp:
-
Chính quyền các cấp, các cơ quan hữu quan, Ban quản lý các khu, điểm du
lịch cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về bảo tồn các giá trị văn hóa, hỗ
trợ cộng đồng dân cƣ trong việc khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống nhƣ
trang phục, phong tục lễ hội, làng nghề truyền thống, ...
-
Tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời dân tại các khu, điểm du lịch hiểu rõ giá trị
các phong tục, tập quán cũng nhƣ văn hóa, lễ hội truyền thống và ý nghĩa của việc
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đó đối với sự PTDLTHBV. Thông
qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân đối với nguồn tài nguyên du
lịch, nhân văn đang có ở địa phƣơng.
4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về môi trường
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với
vấn đề tài nguyên và môi trƣờng. Đặc biệt là ngành du lịch, nơi mà tài nguyên và
môi trƣờng đƣợc xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hoạt động du
lịch. Thực trạng môi trƣờng du lịch hiện nay ở Ninh Bình đã bắt đầu bị ảnh hƣởng
và suy giảm do các hoạt động kinh tế và du lịch gây ra nhƣ khai thác các dãy núi đá
vôi, tổ chức các dịch vụ du lịch, .... Vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy
thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
hoạt động du lịch, Ninh Bình cần xem xét một số giải pháp sau:
- Có kế hoạch di dời và không dựng mới các nhà máy, khu công nghiệp kề
cận với các điểm du lịch. Cân nhắc kỹ lƣỡng trên những cơ sở liên quan đến các
ngành, lĩnh vực kinh tế có liên quan và tác động đến môi trƣờng tự nhiên và KT XH của khu vực. Cụ thể đối với ngành du lịch cần đẩy mạnh triển khai thực hiện
100
Luật bảo vệ môi trƣờng, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trƣờng
trong công tác quy hoạch phát triển du lịch và thẩm định các dự án đầu tƣ vào lĩnh
vực du lịch. Quy định bắt buộc việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối
với một dự án đầu tƣ phát triển KT - XH.
- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng
nhƣ: du lịch sinh thái, tích cực ứng dụng công nghệ làm sạch môi trƣờng, giảm tiêu
thụ năng lƣợng, nƣớc sạch và tái sử dụng chất thải tại các cơ sở kinh doanh du lịch.
Đẩy mạnh việc quản lý chất thải theo chiến lƣợc 3R (tái sử dụng, giảm xả thải và tái
chế).
- Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm soát hệ thống xử lý chất thải, ô nhiễm
môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch. Để thực thi có hiệu quả các quy định có tính
pháp lý cần xây dựng các quy định cụ thể tại từng địa phƣơng và tại các khu điểm
du lịch, mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đều phải bị
xử lý.
- Thƣờng xuyên tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí. Khuyến khích
và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân
vào việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch cho khách du lịch
và cộng đồng dân cƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
101
KẾT LUẬN
Du lịch là ngành công nghiệp lớn và phát triển mạnh nhất trên thế giới với
tiềm năng kinh tế to lớn. Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng ngân
sách và góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó du lịch cũng có những tác động
tiêu cực không nhỏ đối với môi trƣờng, xã hội và cả nền kinh tế. Vì vậy, du lịch bền
vững là xu hƣớng phát triển của ngành du lịch của tất cả các nƣớc trên thế giới, đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng các
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu
quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh, bảo vệ môi trƣờng
sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã có nhiều kết quả khởi sắc, tuy
nhiên trong quá trình phát triển, những yêu cầu, nguyên tắc của sự phát triển bền
vững vẫn chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả.
Luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian
qua, làm rõ nguyên nhân của những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững nhƣ:
Sự xuống cấp của tài nguyên du lịch, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các trung tâm
du lịch, số ngày lƣu trú bình quân và hệ số chi tiêu thấp của khách du lịch.
Bên cạnh đó luận văn đã nghiên cứu những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu
cực của hoạt động phát triển du lịch trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng
trong phạm vi không gian của tỉnh Ninh Bình. Phân tích những đóng góp tích cực
của phát triển du lịch đối với việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời
dân, tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của du lịch Ninh Bình, luận văn đã
đề xuất một số giải pháp phát triển có tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi
trƣờng, nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại và đƣa ngành du lịch phát triển theo
hƣớng bền vững.
Tuy nhiên, PTDLTHBV là một chủ đề rộng trong giới hạn về dung lƣợng và
thời gian nghiên cứu của một Luận văn thạc sỹ, còn một số vấn đề nhƣ bài toán cân
102
bằng sức chứa khi du lịch vào thời điểm mùa vụ, và giải quyết chất thải, cũng nhƣ
việc đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cƣ .... cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn ở
những công trình sau.
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Đức Ánh, 2002. Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững. Tạp chí Du
lịch Việt Nam.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2009. Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Cục Thống kê Ninh Bình, 2014. Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013.
Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Trần Tiến Dũng, 2011. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
5. Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: NXB Đại học
Quốc gia.
6. Đinh Trung Kiên, 2004. Một số vấn đề về du lịch Việt Nam. Hà Nội: NXB
Đại học quốc gia.
7. Vũ Khoan, 2005. Đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm
2010. Tạp chí Du lịch, số 11.
8. Phan Trung Lƣơng, 2004. Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trƣờng.
Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10.
9. Trần Thị Mai, 2007. Giáo trình tổng quan du lịch. Hà Nội: NXB Lao động
Xã hội.
10. Nguyễn Văn Mạnh, 2007. Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
sau khi gia nhập WTO. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.
11. Nghị quyết số 15 – NQ/TU của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
Phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ninh Bình,
13/7/2009.
12. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa XI, 2005. Luật Du lịch. Hà Nội:
NXB Chính Trị Quốc Gia.
13. Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2006. Những vấn đề môi trƣờng trong phát triển bền
vững ở Ninh Bình. Báo Nhân Dân, số ra ngày 5/02/2006.
104
14. Sở Du lịch Ninh Bình, 2002. Phát triển du lịch Ninh Bình bền vững trong
tương quan hợp tác - hỗ trợ của các tỉnh bạn, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
15. Sở Du lịch Ninh Bình, 2001-2010. Ninh Bình: Báo cáo tổng kết hoạt động
du lịch Ninh Bình các năm 2004 - 2013.
16. Sở Du lịch Ninh Bình, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh
Bình giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020.
17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2009. Báo cáo tổng kết ngành.
18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2010. Báo cáo tổng kết ngành.
19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2011. Báo cáo tổng kết ngành.
20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2012. Báo cáo tổng kết ngành.
21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2013. Báo cáo tổng kết ngành.
22. Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2005. Du lịch Ninh Bình: phấn đấu trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Kinh tế và dự báo.
23. Nguyễn Xuân Thảo - Lã Đăng Bật, 2005. Xây dựng thành phố Hoa Lư du
lịch. Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.
24. Đỗ Hồng Thuận, 2013. Phát triển du lịch bền vững- Đâu là giải pháp cho
Việt Nam. Thể Thao & Văn hóa, ngày 13/9/2013.
25. Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, 2009. Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm
2020 định hướng đến 2030.
26. Thủ tƣớng Chính phủ, 2003. Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày
29/04/2003 về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
khu di tích lịch sử - văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
27. Tổng cục du lịch, 2011. Non nước Việt Nam. Hà Nội: NXB Hà Nội.
28. Hoàng Anh Tuấn, 2007. Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển. Tạp chí
QLNN, số 133.
29. Phạm Từ, 2008. Phát triển du lịch - Nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá. Tạp
chí Cộng sản, số 13.
105
30. Trƣờng ĐHKTQD Hà Nội, 2008. Giáo trình kinh tế du lịch. Hà Nội: NXB
Đại học KTQD.
31. UBND tỉnh Ninh Bình, từ 2005 đến 2010. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Ninh Bình.
32. UBND tỉnh Ninh Bình, 2009. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
33. UBND tỉnh Ninh Bình, 2012. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị Quyết số
15-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh
Bình đến năm 2020 định hướng đến 2030.
34. UBND tỉnh Ninh Bình, 2006. Định hướng chiến lược Phát triển bền vững
tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2006 - 2010 về đến năm 2020 (Văn kiện Chƣơng
trình Nghị sự 21).
35. UBND tỉnh Ninh Bình, 2009. Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009
của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm
2020 định hướng đến 2030.
36. UBND tỉnh Ninh Bình, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từ năm
2007 đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
37. UBND tỉnh Ninh Bình, 2006. Quyết định 1556/2006/QĐ-UB ngày
31/07/2006 về việc ban hành ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công
nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tiếng Anh
38. Clark Ben., 2006. Local Government’s engagement in tourism, South
Australian Tourism Commission, Adelaide, South Australia
39. Hunter C., Green H., 1995. Tourism and the Environment: A Susstainable
Relationship, Routledge.
40. Lafferty W.M., Langhelle O.,1999. Towards Sustainable Development: On
the Goals of Development and the Conditions. Macmillan USA
106
41. Machado A., 1990. Ecology, Environment and Development in the
Canary Islands,Santa Cruz de Tenerife.
Websites:
42. http://baoninhbinh.org.vn/ho-tro-khach-du-lich-2015031903412p15c43.htm
43. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_moitruong/it
em/21828802.html
44. http://www.nhandan.com.vn/xahoi/du-lich/item/25813402-phat-trien-dulich-ben-vung.html
45. http://ninhbinh.gov.vn/web/guest/nien-giam-thong-ke
46. http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/6867
47. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_Bình
107
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ giao thông và du lịch Ninh Bình
Nguồn: Google Maps
Phụ lục 2: Nhà máy Vissai nằm trên đƣờng vào khu du lịch Cố đô Hoa Lƣ
Nguồn: Tác giả thực hiện
I
Phụ lục 3: Khu quảng cáo du lịch Ninh Bình và hƣớng dẫn du khách – Gian
hàng tại Big C Ninh Bình
Nguồn: Tác giả thực hiện
II
[...]... về phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh Hạn chế của luận văn này là chƣa là rõ về mặt lý luận nội dung của phát triển du lịch theo hƣớng bền vững Vì vậy sự phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Quảng Ninh. .. tranh nhau - Phát triển bền vững du lịch về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế nên phát triển du lịch bền vững cần phải bền vững về kinh tế Để phát triển du lịch bền vững về kinh tế cần tạo dựng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch, đảm bảo tăng trƣởng du lịch ổn định và lâu dài, đảm bảo sự công bằng về lợi ích, kinh tế giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, góp... thế hệ tƣơng lai - Phát triển bền vững là sự phát triển cả về chất và lƣợng và là quá trình lâu dài 1.2.3 Khái niệm và nội dung phát triển du lịch bền vững 1.2.3.1 Khái niệm Có rất nhiều quan điểm về phát triển du lịch bền vững trên thế giới Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), 1996 thì “ Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm... bài viết mới chỉ đề cập đến một loại hình trong số các loại hình du lịch là du lịch cộng đồng + Bài viết Phát triển du lịch bền vững – Đâu là giải pháp cho Việt Nam” trên báo Thể thao & Văn hóa ngày 26/6/2013 đã đƣa ra khái niệm về du lịch bền vững, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững và tại sao phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn để từ đó đƣa ra những nguyên... phát triển bền vững Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững, cụ thể nhƣ: + Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115 + Vũ Khoan (2005), “Đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010”, Tạp chí Du lịch, số 11 + Hoàng Anh Tuấn (2007), Du. .. trạng thái bền vững hơn cho quá trình phát triển Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững cần xem xét bao gồm: Các tiêu chí về kinh tế - Chỉ tiêu khách du lịch: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch Để đánh giá đƣợc tính phát triển bền vững hay không... du lịch bền vững ở nƣớc ta đƣợc triển khai không nhiều, cần có những nghiên cứu sâu hơn 1.2 Lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch bền vững 1.2.1 Du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời và phát triển với tốc độ nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, cho đến nay có khá nhiều định nghĩa về du lịch Trƣớc... thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng, khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững, du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm nhƣ du lịch miền núi, du lịch ven biển + Du lịch cộng đồng - hƣớng phát triển du lịch bền vững ở Gia Vân – Ninh Bình Online 12/5/2014 Bài viết đƣa ra những điểm nổi bật và sự PTDLTHBV của một vùng ở Ninh Bình Nhƣng bài viết mới chỉ đề cập... cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng PTDLTHBV tại tỉnh Ninh Bình Chƣơng 4: Giải pháp PTDLTHBV tại tỉnh Ninh Bình 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan tài liệu 1.1.1 Những nghiên cứu về PTDLTHBV Vấn đề phát triển du lịch bền vững phạm vi cả nƣớc nói chung và của... với du lịch + Luận án Tiến sỹ Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của tác 6 giả Trần Tiến Dũng, Hà Nội, 2006: Luận án đã phân tích và nghiên cứu du lịch dƣới góc độ phát triển bền vững ở một điểm du lịch là Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng chứ chƣa nghiên cứu ở diện rộng là một tỉnh thành phố Quảng Bình + Luận án Tiến sỹ: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch ... luận du lịch phát triển du lịch bền vững 1.2.1 Du lịch 1.2.2 Phát triển bền vững 11 1.2.3 Khái niệm nội dung phát triển du lịch bền vững .15 1.2.4 Các nguyên tắc phát. .. cạnh tranh - Phát triển bền vững du lịch kinh tế: Du lịch ngành kinh tế nên phát triển du lịch bền vững cần phải bền vững kinh tế Để phát triển du lịch bền vững kinh tế cần tạo dựng phát huy tối... đến phát triển du lịch bền vững nƣớc ta đƣợc triển khai không nhiều, cần có nghiên cứu sâu 1.2 Lý luận du lịch phát triển du lịch bền vững 1.2.1 Du lịch Hoạt động du lịch xuất từ lâu lịch sử phát