1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch )

147 887 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

 Giới hạn của đề tài - Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của các nhân tố hình thành nên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến mối quan hệ, t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt 5

Danh mục các bảng biểu 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 9

2 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 10

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

4.Đối tượng nghiên cứu 11

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11

6 Những đóng góp khoa học của đề tài luận văn 13

7 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 13

7.1 Các quan điểm nghiên cứu 13

7.1.1 Quan điểm tổng hợp hệ thống 13

7.1.2 Quan điểm hệ thốnglãnh thổ 13

7.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh 14

7.1.4 Quan điểmsinh thái phát triển bền vững 14

7.2.Các phương pháp nghiên cứu 14

7.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 14

7.2.2 Phương pháp thực địa 14

7.2.3 Phương pháp phân tích hệ thống tổng hợp 15

7.2.4 Phương pháp so sánh 15

7.2.5 Phương pháp chuyên gia 15

8 Cấu trúc của đề tài 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Một số khái niệm 17

1.1.1.Khái niệm về du lịch 17

1.1.2.Tài nguyên du lịch 18

1.1.3.Loại hình du lịch 18

1.1.4.Phân loại loại hình du lịch 19

1.1.5.Môi trường du lịch 21

1.1.6.Phát triển bền vữngvà phát triển du lịch bền vững 22

1.2 Các điều kiện phát triển du lịch 26

1.3 Các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch 30

1.4 Phát triển du lịch tại khu Ramsar ở một số nước và Việt Nam 32

1.4.1 Khu Ramsar Kakadu (Australia) 32

1.4.2 Khu Ramsar Krabi River Estuary (Thái Lan) 35

1.4.3 Khu Ramsar Xuân Thủy (Tỉnh Nam Định) 38

1.4.4 Khu Ramsar Tràm Chim (Tỉnh Đồng Tháp) 44

Tiểu kết chương 1 49

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU RAMSAR

MŨI CÀ MAU

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 51

2.1.1 Vị trí địa lý 51

2.1.2 Lịch sử hình thành 51

2.2.Các điều kiện phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau 52

2.2.1.Điều kiện về tự nhiên 52

2.2.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội 63

2.2.3 Điều kiện về cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật du lịch 66

2.2.4 Điều kiện về đường lối, chính sách đầu tư phát triển 71

2.2.5 Điều kiện về vốn đầu tư 72

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau 73

2.3.1 Phát triển các điểm du lịch 73

2.3.2 Phát triển các tuyến du lịch 76

2.3.3.Phát triển một số loại hình du lịch 79

2.3.4.Sử dụng lao động trong du lịch 80

2.3.5.Phát triển lãnh thổ du lịch 81

2.4.Khách du lịch 82

2.5.Doanh thu du lịch 84

2.6 Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững 84

2.7 Đánh giá chung tiềm tăng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau 86

2.8.Những vấn đề đặt ra với việc phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau 95

Tiểu kết chương 2 97

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU RAMSAR MŨI CÀ MAU 3.1 Những căn cứ để xây dựng định hướng 98

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch quốc gia 98

3.1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 98

3.1.3 Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau, huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn 100

3.1.4 Nhu cầu 102

3.1.5 Thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau 103

3.2 Định hướng phát triển 104

3.2.1 Phát triển theo lãnh thổ 104

3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 105

3.2.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch 106

Trang 4

3.2.4 Nâng cao trình độ, chất lượng và chuyên môn hóa nguồn nhân lực 108

3.2.5 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 109

3.2.6 Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch 111

3.3 Một số giải pháp phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau 111

3.3.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển 111

3.3.2 Phát triển loại hình du lịch ưu thế tại Khu Ramsar 113

3.3.3 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 113

3.3.4 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch 115 3.3.5 Hoàn thiện chính sách, biện pháp tuyên truyền giáo dục về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường 118

3.3.6 Kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước 120

3.3.7 Tăng cường quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch cho Khu Ramsar 120

3.4 Kiến nghị 122

Tiểu kết chương 3 124

KẾT LUẬN 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHỤ LỤC 129

Trang 5

Liên minh châu Âu

Tổng thu nhập quốc nội

Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn

Trang 6

MT Môi trường

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển

Sở VHTT & DL Sở văn hóa thể thao và du lịch

UICN International Union for Conservation of Nature and

Natural Resources Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

UNESSCO United Nations Educational Scientific and Cultural

Trang 7

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên 30 Bảng 2.1 Dân số lao động các xã thuộc Khu Ramsar Mũi Cà Mau

năm 2010

64

Bảng 2.3 Số trường học trong phạm vi Khu Ramsar Mũi Cà Mau năm

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trên thế giới đã có trên 2000 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia được công nhận là Khu Ramsar, góp phần rất lớn vào công tác bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm trên toàn cầu, giảm đi nguy cơ tuyệt chủng của những loài này Ngoài công tác bảo tồn, chính những loài sinh vật quý hiếm này cùng với sự đa dạng sinh học và những nét đặc trưng của cộng đồng người dân nơi đây cũng chính là điều kiện phù hợp cho phát triển du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế của từng quốc gia

Việt Nam có 30 Vườn quốc gia, trong đó có 6Vườn quốc gia được công nhận

là Khu Ramsar của thế giới Những khu dự trữ, vườn quốc gia được công nhận là Khu Ramsar đó là vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), khu Bàu Sấu (thuộc vườn quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai), Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau) Hầu hết tại các vườn quốc gia và khu Ramsar đều có hoạt động khai thác du lịch song song với công tác bảo tồn Hơn nữa, tại Việt Nam, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước Du lịch phát triển sẽ trở thành cầu nối để giao lưu, trao đổi thông tin giữa các vùng với nhau và thông qua đó con người trên mỗi quốc gia khác nhau có thể hiểu thêm những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau Để làm được điều này, đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu, phát triển hoàn thiện hơn nữa các loại hình du lịch nhằm thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của con người Chính vì những lý do trên mà các tại các Khu Ramsar trên cả nước hiện nay, ngoài công tác bảo tồn sự đa dạng về sinh học thì du lịch cũng cần được quan tâm phát triển song song

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong sáu khu bảo tồn của Việt Nam được công nhận là khu Ramsar vào ngày 13 tháng 4 năm 2013, là khu Ramsar thứ

2088 của thế giới Khu Ramsar Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn các xã Đất Mũi, Viên

Trang 10

An(thuộc huyện Ngọc Hiển) và các xã Đất Mới, Lâm Hải (thuộc huyện Năm Căn)

có diện tích hơn 41.800ha Đây là vùng đất ngập mặn ven biển, tuy không đa dạng

về chủng loài nhưng có những đặc thù riêng về hệ động, thực vật Vườn có 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản Trong đó có nhiều loài quý hiếm như bồ nông chân xám, cò trắng Trung Quốc, giang sen, rái cá, rùa hộp lưng đen, cầy giông đốm lớn, rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ… Đây chính là tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan, học tập, nghiên cứu ngày càng lớn và mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ góp phần vào công tác bảo tồn tài nguyên hiện có của khu Ramsar Mũi Cà Mau và phát triển kinh tế địa phương Để du lịch phát triển trở thành thế mạnh của khu Ramsar Mũi Cà Mau đòi hỏi phải có những nghiên cứu phát triển du lịch cho khu Ramsar

này Vì vậy,tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp” nhằm tìm ra được những tồn tại trong phát triển du lịch, đưa ra

được những giải pháp phát triển du lịch cho khu Ramsar nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững và góp phần phát triển du lịch cho cả tỉnh Cà Mau

2 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

 Mục đích

‒ Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển du lịch

‒ Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau

‒ Đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi

Cà Mau, vừa đem lại hiệu quả kinh tế caovừa đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học và PTBV

Trang 11

- Xác định những căn cứ và xây dựng những định hướng phù hợp

- Đề xuất những giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương

 Giới hạn của đề tài

- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của các nhân tố hình thành nên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến mối quan hệ, thực trạng và đưa ra các phương hướng cho sự phát triển trong tương lai của du lịch nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch tới với khu Ramsar Mũi Cà Mau

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

 Về mặt khoa học: đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận và xây dựng mô hình đảm bảo phát triển các loại hình du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững

 Về mặt thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan quản lý ngành và quản lý Khu Ramsar Mũi Cà mau xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương

- Làm tư liệu cho các cơ quan quản lý hành chính các cấp, các ngành sử dụng

để lập kế hoạch tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế nói chung

4 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý vùng đất ngập nước và tình hình khai thác và phát triển du lịch nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học song song với việc phát triển kinh tế trên địa bàn của khu Ramsar Mũi Cà Mau, trên địa bàn 4 xã bao gồm xã Đất Mũi, xã Viên An (thuộchuyện Ngọc Hiển), xã Lâm Hải và xã Đất Mới (thuộc huyện Năm Căn),tỉnh Cà Mau

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tính đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài này thì đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hệ sinh thái đất ngập nước (khu Ramsar) trên cả nước nhằm phát triển du lịch Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một cách khái quát, toàn diên

Trang 12

hoặc đi sâu vào phân tích các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong vấn đề bào

vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học và phát triển kinh tế trong cộng đồng địa phương Ở những phương diện khác nhau cũng đã có những đề tài nghiên cứu

về du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau

Dưới đây là một số đề tài về nghiên cứu về sự phát triển du lịch, bảo vệ môi trường được tác giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Trong diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Cà Mau năm 2013 đã có một số đề tài đề cập đến vần đề bảo tồn tài nguyên tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái cùng tính đa dạng sinh học, cùng với đó là phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương Một số đê tài như:

‒ Lê Anh Tuấn, Duy trì dịch vụ hệ sinh thái cho Mũi Cà Mau trong bối cảnh biến đổi khí hậu

‒ Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Đánh giá độ nhạy cảm đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

‒ Huỳnh Thị Mai cùng cộng sự, Nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình

và cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở Vườn quốc gia Mũi

Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây đều nêu lên những vấn đề về tầm quan trọng của vùng đất ngập nước, cách thức sử dụng tài nguyên đất ngập nước, bảo tồn hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học và phát triển đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương Rất ít đề tài đề cập đến việc quy hoạch và phát triển du lịch cho

Trang 13

Khu Ramsar Mũi Cà Mau.Vì vậy, luận văn “Phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi

Cà Mau, thực trạng và giải pháp” là đề tài cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn

6 Những đóng góp khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các khu ddu lịch trong các vườn quốc gia và các khu Rmasar vào nghiên cứu phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau

- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau

- Đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển du lịch cho Khu Ramsar Mũi Cà Mau, phù hợp với điều kiện cụ thể, đáp ứng nhu cầu thời kỳ hội nhập

7 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

7.1 Các quan điểm nghiên cứu

và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản

7.1.2 Quan điểm hệ thống lãnh thổ

Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa

hệ thống lãnh tổ du lịch và hệ thống kinh tế- xã hội Quan điểm hệ thống còn đặc

Trang 14

biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hoá theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến cấp vùng và điểm Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

7.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự việc, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời gian và phân hóa trong không gian Nghiên cứu lịch sử trước đó để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích quá trình hình thành, phát triển khu du lịch, mối quan

hệ cũng như xu hướng phát triển chung

7.1.4 Quan điểm sinh thái phát triển bền vững

Phát triển du lịch đi đôi với môi trường là một bộ phận không thể thiếu của chính sách sinh thái toàn vẹn Mục tiêu của phát triển bền vững là bảo vệ tài nguyên

và môi trường, tăng cường công tác bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, bảo đảm sự phát triển kinh tế

Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển của du lịch trên cơ sở môi trường được bảo tồn một cách có hiệu quả và bền vững

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, các báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch, Sở Kế hoạch đầu tư, báo cáo của các khu du lịch, các Website về du lịch…

Trang 15

7.2.2 Phương pháp thực địa

Phương pháp thực địa là phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu thực tế đồng thời kiểm tra trực tiếp các đối tượng nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch Phương pháp này giúp người nghiên cứu có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu Phương pháp này còn được thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học

7.2.3 Phương pháp phân tích hệ thống tổng hợp

Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ, các báo cáo của các cơ quan quản lý, nguồn tài liệu từ ngành du lịch, các tài liệu khác có liên quan Sử dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích mối tương quan, ảnh hưởng hai chiều của các yếu tố để tìm ra những kết quả tác động và xác định nguyên nhân, hậu quả của các mối liên hệ tạo ra

7.2.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm so sánh sự phát triển về du lịch tại các khu Ramsar trong và ngoài nước Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch có hiệu quả tại khu Ramsar Mũi Cà Mau

7.2.5 Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học về định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi

Đặc thù của của DLST là lĩnh vực nghiên cứu mới, hiện tượng mới mà chúng ta thiếu hẳn thông tin đáng tin cậy về quá khứ và hiện tại của nó Mặt khác, DLST chịu ảnh hưởng của một số lớn các nhân tố chồng chéo, thậm chí một số nhân tố trùng nhau về kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường do đó chúng ta cần phải sử dụng phương pháp này

8 Cấu trúc của đề tài

Trang 16

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của công trình này gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch

Chương II: Thực trạng phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau

Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi

Cà Mau

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.Hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và ngày nay phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy vậy khái niệm về du lịch lại được hiểu khác nhau tại các quốc gia khác nhau và ở các góc độ khác nhau Năm 1925, Hiệp hội Quốc tế các tổ chức Du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về Du lịch Ban đầu, Du lịch được hiểu là việc đi lại từng

cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh Cho đến nay, người

ta cho rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa Du lịch

Năm 1985, I.I Pirogionic cho rằng: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa - thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh thế và văn hóa …

Với UNWTO: Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổchức các dịch vụxung quanh hoạt động này Người đi Du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24 giờvới mục đích giải trí tiêu khiển

Tháng 6/2005, Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành luật Du lịch (có hiệu lực từ1.1.2006) thì khẳng định: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 18

Tuy còn rất nhiều những khái niệm Du lịch khác, song bản thân tôi cho rằng khái niệm về Du lịch của Tổng cục Du lịch du lịch Việt Nam đưa ra là ngắn gọn, súc tích và đầy đủ nhất

1.1.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nhiên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể

sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình

Tài nguyên được phân thành 2 loại: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm

về tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch

Trong luật du lịch Việt Nam (2005) tại chương I, điều 4, mục 4 quy định:

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tư nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể

sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch , tuyến du lịch, đô thị du lịch.”

1.1.3 Loại hình du lịch

Để đưa ra được định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau Việc phân loại sẽ đảm bảo tính

hệ thống khi có quan điểm thống nhất về khái niệm loại hình du lịch

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc dđược bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó.”

Trang 19

1.1.4 Phân loại loại hình du lịch

Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng nên tuỳ thuộc vào cách

phân chia mà có các loại hình du lịch khác nhau.Trong giáo trình “Kinh tế du lịch”

của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đã được xuất bản năm 2009 của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, khi phân loại các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:

1.1.4.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Du lịch quốc tế : là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của quốc gia khác nhau Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở điểm đến du lịch

Du lịch nội địa : là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm trong lãnh thổ của một quốc gia

thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau:

Du lịch chữa bệnh: ở thể loại này khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này

là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày

Du lịch thể thao: loại hình du lịch này được chia thành:

Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham giatrực tiếp vào các hoạt động thể thao

Du lịch thể thao bị động: khách đi du lịch đến để xem các cuộc thi đấu thể tha quốc tế, các thế vận hội…

Trang 20

Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch nhằm nâng cáo hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch

Du lịch công vụ: là loại hình du lịch nhằm thực hiện thêm nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó

Du lịch thương gia: loại hình này mục đích chính của du khách là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng…

Du lịch tôn giáo: loại hình này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau

Du lịch than hỏi, du lịch quê hương: là loại hình du lịch nảy sinh du nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân, dụ đám cưới…

Du lịch quá cảnh: nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác

được phân thành:

‒ Du lịch thanh, thiếu niên

‒ Du lịch dành cho những người cao tuổi

Du lịch cá nhân: du lịch cá nhân có thông qua các tổ chức du lịch: cá nhân đi

du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức

xã hội khác Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước

Trang 21

1.1.4.5 Căn cứ vào phương tiện giao thông Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

‒ Du lịch ở khách sạn ven đường (motel)

‒ Du lịch ở lều, trại (camping)

‒ Du lịch ở làng du lịch (tourism village)

phân thành:

‒ Du lịch dài ngày

‒ Du lịch ngắn ngày (thường gọi là du lịch cuối tuần)

Trang 22

nguồn vật liệu tự nhiên nhưng khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tương tự trong thiên nhiên

Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế- xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tổn tại và phát triển Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liên với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi, sông, biển và các giá trị văn hóa, nhân văn Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng hay một đền thờ, một quần thể di tích

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) khẳng định: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.”

xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi lên xã hội tư bản… được coi là quá trình phát triển

Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư, hoạt động phát triển đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tạo nên những tác

Trang 23

động tiêu cực gây suy thoái môi trường, sinh thái Một thực tế là tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn trên trái đất, nếu việc khai thác bừa bãi, không có kiểm soát không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của loài người trong tương lai Chính từ sự nhận thức về sự phát triển như vậy, nên khái niệm về “phát triển bền vững” được nhiều quốc gia quan tâm

Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay nói cách khác đi sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ thấp hơn sản lượng bền vững tối đa

Cụm từ "phát triển bền vững" có nguồn gốc từ thực tiễn quản lý rừng ở Đức vào thế kỷ XIX, nhưng khái niệm này chỉ được phổ biến rộng rãi ở thập niên 80 của thế kỷ XX

Năm 1980, Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) cho rằng: "phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”

Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới (WCED) do bà Groharlem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ "phát triển bền vững" trong báo cáo "tương lai của chúng ta" như sau: “phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau” Đây chính là khái niệm được sử dụng rộng rãi hơn cả cho tới thời điểm hiện tại

Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO - 92 và RIO - 92 + 5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là

hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”

Trang 24

Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến "phát triển bền vững" trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển

Tại Việt Nam, "phát triển bền vững" đựơc đề cập đến trong chỉ thị 36/CT của

Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/6/1998, đó là: mục tiêu và các quan điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững

Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm PTBV nhưng hiện nay tại các Hội thảo quốc tế, các nhà khoa học, các chính trị gia đều thống nhất ở các nội dung sau: PTBV là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: KT – XH - MT để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển KT-XH mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai

Tóm lại, để PTBV thì phải thực hiện song hành 3 mục tiêu: thứ nhất làphát triển có hiệu quả về kinh tế; thứ 2 là phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; thứ ba là cải thiện môi trường môi

sinh, đảm bảo phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau

Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế Giới (World Bank)

Phát triển bền vững

Mục tiêu kinh tế

Trang 25

1.1.6.2 Phát triển du lịch bền vững

Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) được xuất hiện vào năm

1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90

và thật sự gây được sự chú ý rộng rãi

Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nó cũng thể hiện được điểm đặc trưng cơ bản của DLBV, đó là : DLBV không chỉ cổ vũ cho hoạt động du lịch ít gây tổn hại cho môi trường mà còn thu hút và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn toàn cầu, các tổ chức du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hoá và phúc lợi cộng đồng địa phương; tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ

"Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hoá kèm theo (có thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương" - (World Conservation Union, 1996)

Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái niệm: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng

Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai"

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học

Trang 26

lí và phát triển tài nguyên Du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích; xây dựng

và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn

xã hội đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch

Như vậy, du lịch bền vững không phải là trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại

1.2 Các điều kiện phát triển du lịch

 Các điều kiện phát triển tài nguyên du lịch

Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, hình, hệ thống độngthực vật, đất và nước Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này sẽ thu hút khách

du lịch ngày một nhiều hơn

Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên những khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo và được lưu giữ cho đến ngày nay

Tài nguyên du lịch nhân văn có các đực điểm sau:

Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến bởi vì nó được hình thành trong quá trình sinh hoạt của hoạt động sống của con người Tài nguyên của mỗi nước mỗi vùng khác nhau do đặc tính sinh hoạt khác nhau

Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận: khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn thương tập trung gần với con người ở các

Trang 27

điểm quần cư và ở các thành phố Tuy nhiên chúng dễ bị tác động có hại nếu như chúng ta không có biện pháp quản lý hợp lý

Tài nguyên nhăn văn mang tính truyền đạt nhận thức hơn là tính hưởng thụ, giải trí

 Điều kiện về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

Đây là nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch

Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Ngược lại sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển

Cơ sở vật chất – kĩ thuật- thiết bị hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải (đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, ….) hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí

 Điều kiện về đương lối chính sách

Đây là nguồn lực – điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch Bởi lẽ một quốc gia dù giàu về tài nguyên, nhân lực nhưng thiếu về đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch cũng không hề phát triển được Đương lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối – chính sách phát triển kinh tế xã hội Các đường lối, phương hướng , chính sách kế hoạch, biện pháp cần phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể Do sự bùng nổ của du lịch cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều nước Do vậy, cần có các chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và phải được phối hợp một cách nhịp nhàng

Nước ta cùng với sự đổi mới, đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch Đường lối, chính sách phát triển du lịch đã được đại hội VI, VII và được cụ thể bằng nghị quyết 45CP của chính phủ Đã khẳng định vị trí, vai trò của

Trang 28

nghành du lịch và đưa ra kế hoạch phương hướng phất triển du lịch Đó chính là điều kiện và nguồn lực để phát triển du lịch

 Điều kiện về lao động

Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho

du lịch, là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch Đây chính là nhân tố con người, nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi nghành kinh tế, trong đó có du lịch

 Các nhân tố khác

 Nhu cầu du lịch

Du lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của khách

du lịch, của cộng đồng Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài cảu hệ sinh thái, với tư cách là một nghành kinh tế Bên cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái

do nhu cầu khách quan, xu thế này còn nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái khai thác cạn kiệt

Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa bán cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phí xích đạo.Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km, quay lưng vào dãy trường sơn Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái Trong xu thế đó khu Ramsar Mũi Cà Mau đã nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Với tư cách là một nghành kinh tế mũi nhọn - Du lịch trong đó có du lịch sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 29

 Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Vốn là chìa khóa, là những điều kiện tiên quyết của mọi quá trình phát triển của bất kỳ chủ thể kinh tế nào và ngay của cả một quốc gia, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư cho hoạt động kinh

tế là rất lớn và đa dạng Vốn đầu tư không chỉ tạo lập tài sản trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm bao gồm kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội vốn đầu tư không chỉ tạo lập những tài sản tồn tại dưới trạng thái vật chất hay hữu hình như: máy móc, thiết bị, công trình kiến trúc, nguyên vật liệu… mà còn dưới dạng phi vật chất hay vô hình như các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích Ngoài ra vốn đầu tư còn tạo lập các tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Vậy vốn đầu tư là toàn bộ nguồn lực tài chính được huy động và sử dụng vào mục đích thực hiện các

dự án phát triển kinh tế - xã hội

Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động hay chính sách của chủ thể ở các địa phương hay lãnh thổ nhằm xúc tiến, kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu

tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn của mình

Thu hút vốn đầu tư có nghĩa làm gia tăng sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư qua sự xúc tiến các dự án đầu tư cụ thể, có thể đem lại những lợi ích thương mại cho các nhà đầu tư

Vốn đầu tư có thể từ các nguồn như: vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp, vốn viện trợ phát triển từ nước ngoài, các tài trợ của các tổ chức phi chính phủ Đặc biệt với Khu Ramsar Mũi Cà Mau phải chú ý quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và các tổ chức phi chính phủ cho việc phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu Ramsar

Trang 30

1.3 Các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch

 Tính hấp dẫn

Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch

Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp

và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng và cảnh quan

tự nhiên, quy mô của điểm tham quan

Mức độ Cảnh quan tự nhiên Cảnh quan độc đáo Loại hình du lịch

- Rất an toàn: Bảo đảm an sinh và không có thiên tai

- Khá an toàn: Bảo đảm an sinh và thiên tai, nhưng có hoạt động bán hàng rong

- An toàn trung bình: Có hoạt động bán hàng rong và có hiện tượng ăn xin

- Kém an toàn: Xảy ra cướp giựt, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách

Trang 31

 Tính bền vững

Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai

- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, > 100 năm hoạt động du lịch diễn ra liên tục

- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc

từ 20 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục

- Trung bình bền vững: Nếu có 1 - 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới hồi phục được Thời hạn hoạt động từ 10 - 20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế

- Kém bền vững: Có 2 - 3 thành phần, bộ phận bị phá hoại nặng Tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn

 Tính thời vụ

Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn

- Rất dài: triển khai du lịch suốt năm

- Khá: 200 - 250 ngày

- Trung bình: 100 - 200 ngày

- Kém: < 100 ngày

Trang 32

1.4 Phát triển du lịch tại khu Ramsar ở một số nước và Việt Nam

1.4.1 Khu Ramsar Kakadu (Australia)

Khu Ramsar Kakadulà một thắng cảnh văn hóa, và là quê hương của thổ dân

Öc hơn 50,000 năm Kakadu là một trong những VQG hàng đầu của khu vực phía bắc Öc VQG này tọa lạc dọc theo khu vực hệ thống sông Alligator (sông cá sấu), trải dài từ bờ biển phía bắc đến lưu vực sông phía nam, cách 150km, và bao phủ một khu vực rộng gần 2 triệu hecta

Khu Ramsar Kakadu vẫn còn giữ được nền văn hóa thổ dân Öc, những cảnh quan thiên nhiên riêng biệt, và một hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng bên cạnh những khu kiến trúc bằng đá đồ sộ Những giá trị trên được quốc tế công nhận khi VQG Kakadu lần đầu tiên có tên trong danh sách Kỳ Quan Thế Giới năm 1981

về những giá trị thiên nhiên và văn hóa

Khu Ramsar Kakadu có một hệ thống đầm lầy rộng lớn, từ hệ thống đầm lầy rừng ngập mặn, những vùng đầm nước ngọt theo mùa, cho đến những hồ nước ngọt Kha Ramsar Kakadu được liệt vào danh sách những vùng đầm lầy quan trọng của thế giới theo tiêu chuẩn của Ramsar và đã được đề cử năm 1980 và được chấp nhận vào tháng 4 năm 2010 Khu rừng đước của Kakadu phát triển rất phong phú và bao gồm 38 loài đước khác nhau; là khu cư trú của các loài chim nước, cá nước ngọt, những loài thủy sinh, rùa cạn, và cá sấu

Trang 33

Khu Ramsar Kakadu còn bao gồm một số lượng đáng kể những loài đặc trưng của địa phương và còn cung cấp một môi trường lý tưởng để các loài cá sinh trưởng và để trứng

Những giá trị về văn hóa và kinh tế xã hội của vườn quốc gia này rất giàu có

và phong phú; những khu đầm lầy ở đây rất quan trọng trên khía cạnh văn hóa và du lịch

Nhờ có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú như vậy, nên du lịch rất được phát triển tại Khu Ramsar này Hoạt động chính thu hút khách du lịch ở đây bao gồm:

- Tham quan không gian văn hóa bản địa;

- Được đi dạo và nghe thuyết trình từ hướng dẫn viên và nhân viên kiểm lâm;

- Đi bằng tàu trên những khu đầm lầy, hồ nước lợ, và sông tham quan hệ sinh thái nơi đây;

- Tham quan những trung tâm trình diễn nghệ thuật cho du khách;

- Được đi dạo cả ngày trong rừng rậm để ngắm phong cảnh

Hoạt động du lịch tai Khu Ramsar Kakadu làm tăng thêm thu nhập cho địa phương, tạo công ăn việc làm cho người bản xứ; cũng như cơ hội kinh doanh, dịch

vụ, và tạo điều kiện phát triển, phổ biến văn hóa truyền thống một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Từ năm 2007-2009, VQG đã đón hơn 225, 000 lượt khách mỗi năm Mặc dù năm 2010 chỉ còn có 176,000 lượt khách do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nguồn thu trực tiếp từ khách du lịch vẫn ở mức ổn định, 130 triệu

đô Öc (trung bình là 138 triệu đô Öc) Khoảng 55% du khách đến với Kakadu là người Öc và 45% còn lại là du khách nước ngoài

Lợi thế củaKhu Ramsar Kakadu là nó nằm trọn trong khu vực đất của thổ dân Öc Điều đó chính là nền tảng cơ bản của chiến lược phát triển du lịch của

Trang 34

Kakadu, tạo ra ích lợi cho cả hai bên, trong đó cư dân bản xứ toàn quyền bảo vệ đất đai và văn hóa của họ Mục đích cuối cùng là để VQG được quốc tế biết đến với các đặc điểm:

- Tài nguyên văn hóa và tự nhiên được bảo vệ; không gian sinh hoạt của thổ dân Öc được tôn trọng;

- Những cư dân bản địa là những người hướng dẫn du lịch và sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động giám sát, phát triển khu du lịch;

- Những kiến thức về văn hóa sẽ được trao truyền đến thế hệ trẻ thổ dân

Nằm trong điều khoản cho thuê đất, những người chủ đất bản xứ và những nhóm có liên quan hằng năm sẽ nhận được tiền thuê đất và một khoản hoa hồng trong chi phí thu được từ du khách Trong thỏa thuận thuê đất, giám đốc VQG phải chịu trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống của người bản địa Öc châu

Tầm quan trọng của việc quản lý VQG Kakadu và khách du lịch, không những trong không gian Kakadu mà còn vượt ra xa hơn nữa, đó là, “văn hóa, quốc gia, những nơi thờ cúng và tập quán là một; tất cả phải được bảo vệ và tôn trọng”

Sự hợp tác quản lý của người bản xứ và những người không phải bản xứ được giữ vững bởi quá trình cộng tác và thảo luận kĩ càng trước khi đưa ra quyết định; Du lịch trong khu này phải được đảm bảo tốc độ, không được quá nhanh; tốc độ đó phải do người bản xứ quyết định; Du khách được đảm bảo an toàn và được trải nghiệm những kỉ niệm tuyệt vời khi du lịch nơi đây

Khó khăn chủ yếu là việc ngành công nghiệp dịch vụ đang chịu chững áp lực lớn từ thương mại vì phải thiết lập ra những cảnh quan và những hoạt động giải trí cho khách du lịch Đối với một nơi như Kakadu, những yếu tố văn hóa, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sự quản lý, đề phòng từ cá sấu, và việc bảo trì đường sá sau những cơn mưa là những thử thách rất lớn đối với ngành công nghiệp du lịch này

Khu Ramsar Kakadu còn có những chương trình giao lưu và thông tin đến du khách để đảm bảo họ có thể thấu hiểu được những giá trị văn hóa và thiên nhiên

Trang 35

Chương trình bao gồm:

- Thuyết trình, giới thiệu về phong cảnh, tính đa dạng sinh học của Khu Ramsar Kakadu

- Thảo luận có thông dịch với những hướng dẫn viên và kiểm lâm bản xứ

- Cung cấp thông tin trực tuyến cho mục đích tiền trạm

- Sách hướng dẫn khu du lịch Kakadu

- Những hoạt động văn hóa bao gồm hội họa truyền thống và nghề dệt của thổ dân Öc

Bài học kinh nghiệm cho Khu Ramsar Mũi Cà Mau: Qua sự phát

triển du lịch của Khu Ramsar Kakadu, Khu Ramsar Mũi Cà Mau có thể học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch thông qua các hoạt động thu hút du khách, mục đích phát triển du lịch tại Khu Ramsar đó là vừa phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và giữ gìn văn hóa bản địa của cộng đồng dân cư nơi

đây

1.4.2 Khu Ramsar Krabi River Estuary (Thái Lan)

Krabi River Estuary là khu ramsar thứ 1100 của Thái Lan tọa lạc tại tỉnh Krabi, phía nam đất nước Diện tích khu Ramsar là 21,299 ha bao gồm 10,212 ha rừng ngập mặn (rừng đước) và 1,200ha bãi cát nước lợ; phần còn lại hầu hết là rừng ven biển, đất nông nghiệp và đồn điền

Khu Ramsar Krabi River Estuary bao gồm hai tỉnh Muang và Nua Klong; khu vực có 45 làng/cộng đồng trong số đó có 8 khu vực dưới tỉnh và 2 khu tự trị Tám khu vực dưới tỉnh là: Sai Thai, Krabi Noi, Khlong Pra Song, Nua Khlong, Khlong Ma-Mhoa, Taling Chan, Khlong Ka-Nhan vàSri Boya; hai khu tự trị là Muang và Nua Khlong Năm 2002, dân cư khu vực trong khu ramsar là 90,481 người với 22,620 hộ dân sinh sống trong 45 xã và 2 khu tự trị

Khu Ramsar Krabi River Estuary bao gồm vùng đất ngập nước tại cửa sông Pak Nam Krabi; phần đông nam của những cửa sông Khlong Yuan, Khlong Taling

Trang 36

Chan và phía nam cửa sông Khlong Pela Khu vực này chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi theo mùa của của dòng nước ngọt đi vào trong suốt mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 10

Loài đước tiêu biểu của khu ramsar là Rhizophora apiculata và R Mucronata trong tổng số 35 loài được biết đến trong khu vực Trong số ấy, có một số loài như Xylocarpus mekongensis (moluccensis) và Heritiera littoralis 9 loài cỏ biển được tìm thấy trong khu vực và đáy biển, trong đó 2 loài tiêu biểu nhất là Halophila ovalis và Cymodocea serrulata

Từ những điều kiện đa dạng sinh học trên, khu vực này rất quan trọng cho những loài chim Có tổng cộng 221 loài được ghi nhận, bao gồm cả những loài có trong sách đỏ Có thể kể đến như Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), Choắt lớn

mỏ vàng (Tringaguttifer), Choắt chân màng lớn (Limnodromus semipalmatus) và Chân bơi (Heliopais personata) Khu này cũng là khu di cư của những loài chim biển vào mùa đông Hằng năm, theo đường chim bay Đông Á- Öc, từng đàn chim nối đuôi nhau bay về khu ramsar này

Tầm quan trọng tiếp theo của vùng cửa sông, chính là nơi sinh trưởng và sinh sản của các loài cá, và các loài giáp xác biển có giá trị kinh tế cao như Cá măng sữa Chanos chanos, và Cá chẽm Lates calcarifer

Khu Ramsar Krabi River Estuary là một ví dụ tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới nước lợ và ngập mặn với rừng đước và những loài cỏ đáy biển, một nơi thuận lợi cho việc duy trì những liên kết sinh thái trong khu ramsar

Những cánh rừng ngập mặn mọc xen nhau ở Khoa Khanab Nam và Khlogn

là sinh môi lý tưởng để duy trì đa dạng sinh học, môi trường sống cho những loài dưới nước và đặc biệt là các loài chim

Một môi trường thích hợp khác nữa là cỏ biển mà cụ thể là ở Ko Siboya Theo phương diện liên kết sinh học, nó cung cấp một môi trường sinh trưởng và sinh sản tốt cho các loài thủy sinh đặc biệt là các loài Cá cúi Dugong và Hoy Chuck Teen

Trang 37

Cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước ở mức độ

an toàn vì ít bị ô nhiễm và lượng trầm tích ở mức cho phép

Những mối liên hệ này cũng có liên quan chặt chẽ với cư dân sinh sống trong khu ramsar

Hệ sinh vật học của Khu Ramsar Krabi River Estuary có thể chia thành 4 phần chính: khu ngập mặn ven bờ là khu vực luôn được nước biển bao phủ ở độ sâu dưới 6m; khu nước lợ cửa sông, vùng quan trọng nhất, là vùng chịu ảnh hưởng thủy triều lên xuống mỗi ngày bao gồm các loài đước, và các thảm cỏ biển Khu phía trên là khu chuyển tiếp; khu vực cuối cùng là nơi trồng trọt, canh tác, và đồn điền

Nắm được chức năng và giá trị của mỗi thành phần là chìa khóa để hiểu được mối liên kết sinh học; từ đó có thể dung hòa, điều chỉnh được công việc quản lý khu ramsar

Khu Ramsar Krabi River Estuary đã đem đến nhiều lợi ích cho dân cư sống trong và xung quanh vùng cửa sông Khu ramsar đã cung cấp những tài nguyên thiên nhiên dành cho việc tiêu thụ trực tiếp và các loại dịch vụ sinh thái có liên quan mật thiết đến kinh tế Khu ramsar còn cho phép khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng địa phương trong việc phát triển kinh tế hiện thời hoặc trong tương lai

Tỉnh Kabri là một nơi đến rất nổi tiếng cho du khách trong và ngoài nước

Từ dữ liệu của ban quản lý tỉnh cho thấy lượt khách đến tham quan Krabi là khoảng 1.458 triệu người trong năm 2003; với hai địa danh nổi tiếng là đảo Pi Pi và đảo Lanta Tuy nhiên 2 đảo này lại nằm ngoài khu vực đầm lầy, cho nên ước tính chỉ có 30% số du khách (tương đương 437,400 du khách) ở lại vùng đầm lầy mà thôi

Mỗi du khách chi phí ít nhất 280 đô la/chuyến du lịch; số ngày trung bình của du khách ở lại qua đêm tại Krabi là 4.5 ngày; như vậy một du khách, trung bình chi ra 68.1 đô la/ngày

Trang 38

Khi tính toán các khoản chi tiêu của du khách với những loại hình dịch vụ khác nhau trong khu đầm lầy, thì chi tiêu chi chỗ ở, thức ăn, nội địa, và vận chuyển đường thủy lần lượt là 30, 20, 30, và 20%

Về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, hiện khu ramsar có 1354 phòng đem về 2,204,444.7 đô la/năm Ngoài ra, lợi nhuận ròng sinh ra từ dịch vụ thực phẩm và các loại hình dịch vụ khác đạt 4,492,847.7 đô la/năm và vận chuyển (chủ yếu bằng nguồn lao động địa phương) là 591,243.2 đô la/năm

Khu Ramsar Krabi River Estuary là nơi thuận lợi để ngắm nhìn các loài chim Từ góc độ du lịch sinh thái, khu này đã mang về một khoản lợi nhuận tiêu khiển trong những rừng ngập mặnvà các hoạt động trò chơi dưới nước Ngoài ra, các loại rừng đước của Khu Ramsar Krabi River Estuary còn phủ xanh xung quanh khu phố Đó là một điểm đặc biệt của rừng đước ở Khu Ramsar Krabi River Estuary Khi trả 200 baht cho một chuyến du lịch, lợi nhuận ước tính là khoảng 2,364,324.3đô la/năm và tổng lợi nhuận của khu đầm lầy cả năm bao gồm cả các dịch vụ vui chơi, giải tríđạt đến 9,652,858.0 đô la/năm

Bài học kinh nghiệm cho Khu Ramsar Mũi Cà Mau: qua sự phát

triển du lịch của Khu Ramsar Krabi River Estuary, Khu Ramsar Mũi Cà Mau có thể học hỏi cách thức nắm được chức năng và giá trị của từng khu vực, từng thành phần hiện có của Khu Ramsar bời chúng chính là chìa khóa để hiểu được mối liên kết sinh học, từ đó có thể dung hòa, điều chỉnh được công việc quản lý tại Khu Ramsar, phát triển du lịch phải mang lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương và cho phép khai thác các giá trị văn hóa bản địa vào phát triển du lịch tại Khu Ramsar

1.4.3 Khu Ramsar Xuân Thủy (Tỉnh Nam Định)

Vườn Quốc gia Xuân Thủy được thành lập từ Quyết định số TTg ngày 02/01/2003 của Thủ Tướng chính phủ; đồng thời VQG Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của khu vực Đông Nam Á, được UNESCO chính thức công nhận tháng 01/1989 Những chức năng cơ bản của khu Ramsar Xuân Thủy là: Bảo tồn mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước ở cửa Sông Hồng;

Trang 39

01/QĐ-Phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế: Tăng cường giáo dục môi trường, phát triển mô hình du lịch sinh thái; Góp phần tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững kinh tế- xã hội của khu vực

Khu Ramsar Xuân Thủy là một vùng bãi bồi, diện tích tự nhiên hơn 15.000

ha, trong đó có 7.100 ha vùng lõi và 8000 ha vùng đệm nằm trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 150 km

Hệ sinh thái đất ngập nước ở khu Ramsar Xuân Thuỷ đạt được ba điều nhất

đó là: “Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất đồng thời cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất”

Khu Ramsar Xuân Thuỷ có hệ thực vật khá phong phú đa dạng Theo kết quả điều tra cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng ngập mặn rộng trên 3000 ha và gần 100 ha rừng phi lao chạy dọc trên các giồng cát ở đảo Cồn Lu

Có nhiều loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn như cây trang (Kandelia candel), sú (Aegicenia lannata), bần (Sonneratia caseolairis), mắm (Avicennia lanata), cóc kèn (Derris trifoliata) Hệ sinh thái rừng ở khu Ramsar Xuân Thuỷ là những sinh cảnh đặc trưng cho kiểu rừng ngập mặn ở ven biển Bắc Bộ Việt Nam, đó là hệ sinh thái cửa sông ven biển Điều này cũng tạo ra một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái

Tiêu biểu nhất cho Xuân Thuỷ là khu hệ chim Từ khu Ramsar Xuân Thuỷ đã ghi nhận trên 220 loài chim, trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loài chim nước và có tới 09 loài nằm trong sách đỏ quốc tế đó là: Cò thìa (Platalea minor), Rẽ

mỏ thìa (Eurynorynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus semipanmatus), Choắt đầu đốm (Tringa stagnatinis), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulohotes), Te vàng (Vavielluscinereus), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer), Mòng bể

mỏ ngắn (Larus saundersi) Bồ nông (Penecanus Philippen sis) Số lượng chim lúc đông đúc lên tới 30-40 ngàn cá thể; ở Việt nam hiện nay hầu như chỉ có thể dễ dàng

Trang 40

bắt gặp Cò thìa và Rẽ mỏ thìa ở khu Ramsar Xuân Thuỷ (có thời điểm số lượng cá thể Cò thìa ở đây đã chiếm tới 26% số lượng hiện còn của thế giới)

Hàng năm, cứ đến dịp đông từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, vào mùa chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếm mồi tích luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ Xibêri, Trung Quốc, Triều Tiên xuống Australia và theo hướng ngược lại Vào thời điểm đông nhất, có từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng chân nghỉ ngơi, trú đông (Nguyễn Huy Thắng, 1999)

Những đàn chim rợp trời kết hợp với sinh cảnh rừng ngập mặn bao la giao hoà với biển đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà điểu học cũng như

du khách trong nước và quốc tế Là vùng đất ngập nước, tính đa dạng của Xuân Thuỷ còn được nhân lên bởi sự tham gia của các loài động thực vật thuỷ sinh (500 loài), tiêu biểu là các loài thuỷ hải sản Những mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản mang đậm tính nhân văn ở khu vực vừa mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương đồng thời là những điểm tham quan thú vị đối với du khách.Về thú có trên một chục loài thú, trong đó có 3 loài quý hiếm là: Rái cá (Lura lutru), Cá heo (Lipotes vixillifer), Cá đầu ông sư (Neophocaera phocaennoides)

Ngoài tài nguyên về tự nhiên, Khu Ramsar Xuân Thủy còn có tài nguyên về nhân văn, là vùng đất mới với lịch sử của quá trình lấn biển mở mang bờ cõi, mang những sắc thái riêng đã tạo lên sự hấp dẫn đối với du khách

Trước hết là kiến trúc nhà ở (nhà bổi), nhà thờ Thiên chúa giáo và chùa chiền mang nhiều dáng dấp dân gian được xây dựng trên những làng quê thanh bình trù phú phù hợp với khí hậu vùng ven biển vẫn còn được bảo tồn

và lưu giữ Cùng với đó là những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu vật… trong các lễ hội cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng đã gắn kết mọi người với nhau trong mối quan hệ mật thiết “tình làng nghĩa xóm” Sống ở miền quê được

Ngày đăng: 07/07/2015, 14:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB KHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên môi trường và phát triển bền vữn
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 2002
2. Lê Huy Bá và Lê Thái Nguyên (2004), Giáo trình Du lịch sinh thái, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá và Lê Thái Nguyên
Năm: 2004
7. Phạm Xuân Hậu (2002), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam tập 2, ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam tập 2
Tác giả: Phạm Xuân Hậu
Năm: 2002
10. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học QGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học QGHN
Năm: 2001
12. Phạm Trung Lương (1996), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 1996
13. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
19. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2003
22. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, NXB ĐHQGTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: NXB ĐHQGTPHCM
Năm: 2005
23. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan Du lịch, NXB ĐHQGTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan Du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: NXB ĐHQGTPHCM
Năm: 2006
25. Tuyển tập báo cáo “Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam
26. Tuyển tập báo cáo “Hội Thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
4. Nguyễn Viết Cách, Trần Thị Trang, Đinh Thị Phương, Vũ Quốc Đạt (2009), Báo cáo hoạt động du lịch tại VQG Xuân Thủy Khác
5. Vũ Trí Dũng, Nguyễn Đức Hải (2011), Marketing lãnh thổ, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
8. Phạm Xuân Hậu(2003), Du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế - tiềm năng - thách thức và giải pháp, KYHTKH - NXB Giáo dục TP.HCM Khác
9. Phạm Xuân Hậu (2012), Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Việt Nam phục vụ du lịch, Tạp chí khoa học - ĐHSP TPHCM Khác
11. Hội thảo Katoomba XVII, Quản lý vùng ven biển, rừng ngập mặn và hấp thụ carbon, Ngày 25-27 tháng 6 năm 2010, Xuân Thủy, tỉnh Nam Định Khác
14. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002), Du lịch sinh thái – những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB Giáo dục Khác
15. Huỳnh Thị Mai (2013), Duy trì dịch vụ hệ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long (kỷ yếu), NXB Lao động – Xã hội Khác
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, NXB Chính trị quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w