Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch ) (Trang 104 - 111)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

3.2. Định hướng phát triển

Lãnh thổ du lịch là một yếu tố quan trọng trong việc quy hoạch, phát triển du lịch cho từng vùng. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển theo lãnh thổ là một vấn đề cần thiết trong phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau. Có thể phần chia các khu vực của Khu Ramsar Mũi Cà Mau để phát triển du lịch như sau:

Thứ nhất, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nguyên mẫu, bảo vệ tính đa dạng sinh học choKhu Ramsar.

104

Thứ hai, phân khu hành chính dịch vụ, là nơi có thể đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: trung tâm đón tiếp khách, nhà trưng bày, nhà ở cho cán bộ nhân viên, nhà nghỉ, nhà hàng, các hạng mục vui chơi, giải trí phục vụ cho nhu cầu du khách.

Thứ ba, ở các vùng đệm, có thể đầu tư phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm, cho du khách tham quan, tự mình tham gia vào các hoạt động đánh bắt thủy hải sản cùng với người dân nơi đây.

Thứ tư, phát triển các điểm du lịch trọng điểm như Khu công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau điểm tận cùng của cực Nam tổ quốc, Cồn Ông Trang thì phát triển loại hình du lịch sinh thái. Bãi biển Khai Long sẽ phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển và du lịch tâm linh do có tượng Quan âm Nam hải cao 30m, là điểm thích hợp để du khách có thể nghỉ dưỡng. Những điểm du lịch cộng đồng tại nhà dân như nhà ông Nguyễn Văn Nhuần, nhà ông Hướng (tại xóm Mũi) là nơi để du khách trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt cùng những người dân nơi đây.

Thứ năm, phát triển các tuyến du lịch, vừa phát triển, khai thác các tuyến du lịch nội vùng gắn kết các điểm trong địa phận của Khu Ramsar Mũi Cà Mau lại với nhau như các tuyến Cồn Ông Trang – Bãi biển Khai Long – Đất Mũi. Ngoài ra, còn phải nghiên cứu, khai thác thêm một số tuyến du lịch trong Khu Ramsar và liên tuyến ra các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh, các điểm khác như: VQG U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc, Cụm đảo hòn Khoai, nối các tuyến khác như từ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang…

3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch của Vườn hiện nay chỉ thuần túy là tham quan, tìm hiểu các tài nguyên sinh học. Thành phần khách du lịch hiện nay chủ yếu là các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh. Do đó, để thu hút thêm các thành phần khác, Vườn cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và các hình thức phục vụ du khách.

Các tour tham quan đến Khu Ramsar Mũi Cà Mau nên chú ý khai thác các yếu tố mang những dấu ấn văn hóa bản địa sau: tham quan cột mốc tọa độ quốc

105

gia, nghiên cứu tìm hiểu về bãi bồi và vị trí địa lý Mũi Cà Mau, trekking trong rừng, nghiên cứu tìm hiểu đời sống các loài chim, khám phá đám cưới Nam Bộ, trồng lúa, trồng rừng, câu cá đặt lờ, bắt cua, bắt sò, vọp, ốc len ở bãi bồi, tát ao bắt cá, học chèo xuồng ba lá, chạy vỏ lãi, thăm nhà dân, tham quan và học việc tại các làng nghề (dệt chiếu, đan lát, làm khô), nghe đờn ca tài tử.

Khôi phục nhanh các sản phẩm văn hóa bản địa có nguy cơ bị mai một: đờn ca tài tử, hát cải lương...

Đầu tư, xây dựng đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm nổi tiếng ở Cà Mau như cá khô, tôm khô Rạch Gốc, nước mắm, đũa Đước, đũa Dà và các hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng cây gỗ địa phương (Đước, Dà..) như biểu tượng con thuyền của Mũi Cà Mau, hình con cò trắng Trung Quốc đặc trưng...cần được đầu tư kỹ thuật, thẩm mỹ và đăng ký thương hiệu gắn với biểu tượng Khu Khu Ramsar Mũi Cà Mau để quảng bá và tăng giá trị của các sản phẩm này đối với thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh những dịch vụ hướng đến sinh thái và văn hóa bản địa, các địa phương cũng cần quan tâm đến nhu cầu mua sắm của du khách, đây cũng là nguồn thu góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương đưa loại hình du lịch sinh thái ngày càng phát triển. Tập trung các nghệ nhân có khảnăng khắc gỗ của địa phương để nghiên cứu, làm ra nhiều sản phẩm lưu niệm giá trị từ cây gỗ sẵn có, xây dựng khu trưng bày và bán hàng lưu niệm.

3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch

Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở Khu Ramsar Mũi Cà Mau còn thưa thớt, dịch vụ tẻ nhạt nên chưa có khả năng giữ chân được du kháchở lại quá một ngày.

Khách du lịch hầu như đều trở lại nghỉ đêm ở thành phố Cà Mau. Điều kiện ngủ, nghỉ của du khách ở các khu vực này cũng chưa được đảm bảo. Khách du lịch muốn nghỉ đêm lại Khu Ramsar thì hiện có khu nhà nghỉ ở KDL Khai Long và các khách sạn ở Năm Căn. Riêng tại Đất Mũi, du khách có thể ngủ tại nhà dân hoặc tại

106

một nhà nghỉ duy nhất nằm ngay cạnh Chợ Đất Mũi. Nhưng số lượng và chất lượng đều chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Khu Ramsar Mũi Cà Mau là một khu vực nằm ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế đang khó khăn, phát triển chậm, vùng cần xây dựng chương trình phát triển các cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, hệ thống điện, thông tin liên lạc...

Các công trình xây dựng điều phải tuân thủ nguyên tắc bảo tồn các HST tự nhiên (xây đường đi, đường dẫn nước thải phải chú ý không để ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, đời sống động,thực vật hoang dã: đường đi của thú hoang, các dòng chảy ngầm, hệ thống kênh rạch... ).

Hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng, việc làm thay đổi giá trị tự nhiên của Khu Ramsar Mũi Cà Mau khi xây dựng các công trình, cần sử dụng các vật liệu gần gũi, phù hợp với địa chất, khí hậu của địa phương, màu sắc hài hòa với khung cảnh xung quanh.

Nghiên cứu, dự báo số lượng khách và công suất sử dụng để tiến hành xây dựng các cơ sở lưu trú đáp ứng được số lượng du khách nghỉ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phù hợp mức độ được phép sử dụng diện tích tự nhiên.

Các cơ sở lưu trú nên sử dụng các dụng cụ làm từ thiên nhiên trong nhà nghỉ, nhà hàng: muỗng gỗ, đũa, gáo dừa múc nước, các đồ dùng bằng cây gỗ đặc trưng:

tre, nứa, Đước, Dà (sọt để đồ, vách ngăn, khung ảnh...). Chú ý đảm bảo vấn đề vệ sinh tại các khu nhà nghỉ.

Hệ thống giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy phải được quy hoạch chi tiết sao đảm bảo việc tuần tra dễ dàng và các hoạt động tham quan, tiếp cận, hòa nhập với tự nhiên, với các loại động, thực vật hoang dã mà vẫn đảm bảo được cuộc sống bình thường của chúng diễn ra,đặc biệt vào mùa sinh sản.

Các phương tiện sử dụng vận chuyển trong khu vực phải đảm bảo ít tiếng ồn, ít không khói bụi ô nhiễm. Trang bị áo phao trên phương tiện đường thủy đảm bảo an toàn cho du khách.

107

Cần xây dựng hệ thống xử lý, tái sinh rác thải (vô cơ, hữu cơ...) ở nơi thích hợp vừa giữ được vệ sinh cũng như vẻ mỹ quan khung cảnh vừa có thể tái chế tái sử dụng.

Đặc biệt, hệ thống nhà vệ sinh phải được xây dựng, xử lý tốt. Có đội ngũ nhân viên giữ cho luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, các toilet công cộng. Tránh để ấn tượng không tốt trong mắt khách du lịch về vấn đề vệ sinh.

Xây dựng nhà trưng bày hình ảnh, tiêu bản động, thực vật. Xây dựng khu bán hàng lưu niệm, bản đồ, sách ảnh, đĩa tài liệu, quy hoạch khu riêng cho việc tập trung quảng cáo, bày bán, định mức giá cả đồng nhất và nghiên cứu làm phong phú sản phẩm du lịch.

Đầu tư nâng cấp đảm bảo độ an toàn, vẻ mỹ quan các bến tàu, tạo điều kiện cho du khách lên xuống dễ dàng. Đầu tư thêm nhiều phương tiện, tăng cường các tuyến tàu cao tốc, canô đi đến tận Khu Ramsar. Đồng thời quản lí chặt chẽ việc đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách trên các chuyến đi, vì chủ yếu phải di chuyển trên các con sông lớn, cửa biển, mức độ nguy hiểm cao.

3.2.4. Nâng cao trình độ, chất lượng và chuyên môn hóa nguồn nhân lực Đầu tư con người là một trong những hướng đầu tư quan trọng nhất, vì con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển. Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức và phối hợp tổ chức các khóa đào tạo:

- Đào tạo mới, đào tạo lại và nâng cao trình độ về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác tại Khu Ramsar.

- Đào tạo mới công nhân kỹ thuật chuyên ngành du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Khu Ramsar.

- Đào tạo mới chuyên gia các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, quản lý khu du lịch, khu vui chơi giải trí…

108

3.2.5. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Để bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn được hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học hướng tới phát triển bền vững, cần phải có một số các hoạt động sau:

 Về mặt thể chế:

Xây dựng quy chế bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái ở Khu Ramsar Mũi Cà Mau ở tầm quốc gia.

Củng cố BQL Khu Ramsar, trang bị thêm biên chế, nguồn kinh phí, trang thiết bị chuyên ngành, đảm bảo hoạt động bảo vệ rừng có hiệu quả.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trong và ngoài nước có những chương trình nghiên cứu sâu về các vấn đề có liên quan đếnKhu Ramsar, nhất là trong vấn đề duy trì hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.

Cấm mọi hình thức chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khuyến khích người dân nuôi tôm trong vùng sinh thái.

Xem việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là một phần trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng cho miền cực nam của tổ quốc.

 Về mặt sinh thái

Kiểm kê và đánh giá sự hiện hữu của tất cả các loài động và thực vật tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Có kế hoạch bảo vệ và duy trì các nguồn gen động, thực vật quý hiếm và đặc trung vùng ngập triều. bảo vệ đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Đánh giá nguy cơ và có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển và tình trạng khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát.

Lồng ghép các dịch vụ du lịch vào việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học cho Khu Ramsar.

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái bền vững:

109

Mô hình phát triển bền vững du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng cần phát triển cân bằng giữa Du lịch – Môi trường – Xã hội

MỤC TIÊU VÀ HIỆU QUẢ DU LỊCH

MỤC TIÊU VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI MỤC TIÊU VÀ HIỆU QUẢ MÔITRƯỜNG

Muốn mô hình phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau thành công cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương, phải cho cư dân ở đây nhìn thấy được lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch và đặc biệt là du lịch sinh thái, đồng thời tạo điều kiện phát triển về mặt văn hóa xã hội đặc trưng của họ làm cho họ yên tâm và chung tay làm du lịch. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào quá trình khai thác tiềm năng và phát triển một cách bền vững du lịch cho Khu Ramsar Mũi Cà Mau nói riêng và cho tỉnh Cà Mau nói chung.

 Về mặt kinh tế

Xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, tạo việc làm, xây dựng cơ cấu quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân địa phương.

Nhân rộng mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) như hiện nay hơn nữa nhằm thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học.

 Chất lượng giải trí

 Tham quan, hoạt động du lịch

 Nâng cao nhận thực

 Tạo lơi ích kinh tế

 Bảo vệ môi trường tự nhiên

 Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên

 Sự tham gia của dân cư địa phương

 Công bằng các lợi ích

 Bảo tồn các giá trị văn hóa – xã hội

 Hỗ trợ phát triển cộng đồng

110

 Về mặt xã hội

Ổn định và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng nhằm giảm hành vi chặt phá rừng, khai thác thủy hải sản bất hợp pháp. Hạn chế các dòng di dân thiếu kiểm soát vào các vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Ramsar.

Thường xuyên tổ chức những buổi giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học của Khu Ramsar.

Tổ chức đối thoại giữa BQL Khu Ramsar, chính quyền địa phương và người dân trong vùng để có tiếng nói chung về bảo vệ, khai thác bền vững tài nguyên đất, nước, rừng và các nguồn lợi thủy hải sản tại khu vực Khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Cung cấp và hỗ trợ thêm cho cư dân địa phương về cơ sở hạ tầng như: điện, nước, hệ thống đường giao thông, trường học, trạm xá, mạng thông tin liên lạc…

3.2.6. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch

Thu hút các công ty du lịch lớn đầu tư và khai thác thị trường du lịch của Tỉnh Cà Mau nói chung, các tài nguyên du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau nói riêng để tận dụng thế mạnh tiếp thị du lịch địa phương

Trung tâm xúc tiến du lịch nên định hướng những chương trình tiếp thị điểm đến Tỉnh Cà Mau cho từng giai đoạn trong đó bao gồm cả Khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Đưa ra những chương trình tiếp thị du lịch cho các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng.

Chọn lọc các chương trình tiếp thị cho phát triển du lịch Khu Ramsar như về:

ẩm thực và tính đa dạng của hệ động thực vật của Khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch ) (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)