CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
2.6. Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững
Công tác bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau đang được các cơ quan quản lý của tỉnh Cà Mau, của BQL Khu Ramsar quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, trước tác động của việc phát triển kinh tế, sự thay đổi sinh kế của người dân, xói lở hàng năm, những bất cập trong quản lý khu bảo tồn... đã và đang làm suy giảm tính đa dạng sinh học, nhất là giảm diện tích của rừng ngập mặn nơi đây. Hiện trạng phá rừng, săn bắt các nguồn lợi thủy hải sản còn đang diễn ra thường xuyên tại Khu Ramsar, cùng với đó là hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu của trái đất và thiên tai xảy ra.
84
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ thống hở và cũng dễ bị tổn thương do sự xuất hiện của thiên tai bất thường, tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau (2011), trong giai đoạn 1997 - 2010, thiên tai, bao gồm cả lốc xoáy, bão và xói mòn đất đã gây ra một tổn thất toàn bộ của tỉnh 200 triệu USD. Các ghi nhận khác là gần đây có sự thay đổi lượng mưa theo khuynh hướng bất thường như lượng mưa đầu mùa giảm và lượng mưa cuối mùa tăng lên. Các hiện tượng lốc xoáy cũng thường xuyên xảy ra nơi đây làm thiệt hại đáng kể nhà cửa của cư dân và làm gãy đổ nhiều cây rừng. Cà Mau cũng là nơi chịu ảnh hưởng các cơn bão cuối năm ở Việt Nam, điển hình nhất là cơn bão Linda (bão số 5) đổ bộ vào vùng ven biển huyện Năm Căn và Ngọc Hiển năm 1997 gây thiệt hại to lớn: hơn 3.000 người chết, hàng trăm tàu thuyền bị chìm, hàng ngàn ha rừng ngập mặn và các bãi nuôi tôm bị tàn phá nặng nề. Các năm có bão lớn trong hơn 2 thập niên qua có thể kể ra như những năm 1994, 1996, 1997, 2000, 2004, 2006, 2012. Có thể nói khu vực Mũi Cà Mau là nơi có tần số bão đổ bộ vào đất liền cao nhất trong vùng ĐBSCL. Vấn đề lo ngại của tác động biến đổi khí hậu đến người dân là triều cường dâng cao.
Hơn nữa, nguồn lợi thủy hải sản tại Khu RamsarMũi Cà Mau không những bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hình thức khai thác hủy diệt mà vấn đề tập trung quá nhiều người vào những thời điểm xuất hiện con giống cũng gây cạn kiệt dần nguồn lợi đa dạng và phong phú của vùng đất ngập nước này. Vùng bãi bồi thuộc Khu Ramsar Mũi Cà Mau rộng 10.000 km2, trong đó có nhiều khu vực là bãi đẻ, sinh trưởng của các giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là nơi cấm khai thác các nguồn lợi thủy sản để bảo tồn tính đa dạng sinh học của các loài thủy sản, trong đó có bãi Nghêu giống với trữ lượng rất lớn. Bãi nghêu này nằm ở vùng bãi bồi ven biển, kéo dài gần 10 km từ bãi Khai Long đến Đất Mũi, trong phạm vi quản lý của Khu Ramsar Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, bãi Nghêu giống này mỗi ngày có từ 3000 người đến 4000 người cùng với hàng nghìn phương tiện đến khai thác, trong
85
đó 50% số người đã khai thác tận diệt dùng cơ giới như máy hút gắn sa quạt để bắt triệt để nguồn lợi nghêu giống.
Ngoài ra, có hàng nghìn miệng lưới, đáy với mắc lưới được dùng để khai thác quanh năm các con giống khác như: Cua, cá kèo… cùng với nghề khai thác giã cào, xung điện… Với những cách khai thác này, nguồn lợi thủy sản ven bờ ở đây đang bị khai thác tới mức hủy diệt và cạn kiệt.
Ngoài khai thác thủy hải sản, người dân nơi đây còn vào rừng khai thác các sản vật khác như mật ong, lấy gỗ về làm củi…. theo thông kê trong năm 2013, Khu Ramsar Mũi Cà Mau đã bị mất hơn 1.700 m3 gỗ không rõ nguyên nhân.
Mũi Cà Mau còn đang đứng trước một thách thức mới là sự lún sụt mặt đất khiến cao độ tự nhiên của vùng đất tận cùng tổ quốc này có nguy cơ chìm dần có vẻ như nhanh hơn tốc độ dâng lên của nước biển do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo số liệu sơ khảo ban đầu của điểm quan trắc lún mặt đất của nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM (Lê Xuân Thuyên và Nguyễn ViệtQuốc, 2012), thì chỉ trong 8 tháng từ 6/2011 đến 2/2012, Mũi Cà Mau đã lún xuống khoảng 45 mm.
Với hiện trạng về tài nguyên và môi trường như hiện nay, nhất thiết các cấp lãnh đạo của tỉnh, BQL Khu Ramsar phải có nhiều biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
2.7. Đánh giá chung tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi cà mau
Những năm gần đây, hoạt động du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau cũng đã phát triển đáng kể với số lượng khách ra tăng hàng năm, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch cả nước như hiện nay, để phát triển mạnh được du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau đòi hỏi BQLKhu RamsarMũi Cà Mau cùng các ban
86
ngành liên quan phải đối đầu với những khó khăn, thách thức, những tồn tại không dễ khắc phục. Cụ thể:
Thuận lợi:
Khu Ramsar Mũi Cà Mau có vị trí vô cùng đặc biệt, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc. Nơi mà bất cứ ai cũng muốn một lần đặt chân tới tham quan.
Là địa danh văn hóa lịch sử : Địa danh Mũi Cà Mau nổi tiếng do nằm ở cực Nam Việt Nam mà theo đó các du khách khi đến vùng đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Cà Mau đều mong muốn đến thăm. Nơi đây là vùng đất có truyền thống cách mạng, có nét văn hóa đặt trưng của miền sông nước Nam Bộ, rất cuốn hút du khách.
Có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đặc sắc: Vùng Mũi Cà Mau có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hài hòa giữa rừng và sông nước với biển. Cảnh đẹp tại Mũi Cà Mau đã hấp dẫn du khách đến tham quan để chiêm ngưỡng, quay phim, chụp ảnh. Vùng biển Mũi Cà Mau với bãi bồi rộng lớn ở Biển Tây và phong cảnh bao la của Biển Đông chỉ cách nhau khoảng 5 - 10 km.
Có hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình đã được bảo tồn và phục hồi tốt : Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hệ sinh thái rừng tại Mũi Cà Mau đã phục hồi tốt, diện tích rừng đạt trên 90%, môi trường tự nhiên ổn định tạo điều kiện cho các quá trình sinh thái diễn ra thuận lợi. Các loài động thực vật rừng, thủy hải sản, sinh vật biển đã được bảo tồn và phát triển góp phần tạo ra sản phẩm cho DLST.
Có các làng nghề truyền thống mang bản sắc Nam Bộ: Tại xóm Mũi và rạch Tàu hiện nay có làng nghề đánh bắt thủy hải sản. Nơi đây sản xuất các loại sản phẩm tôm, cá khô bằng phương pháp truyền thống, thô sơ, không độc hại. Các làng nghề đã hình thành lâu đời cũng là nơi du khách thường xuyên đến tham quan.
Nhiều sản vật địa phương: Sản vật phục vụ con người tại địa phương khá phong phú, chủ yếu là thủy hải sản tươi như mực ống, sò huyết, ốc len, cua, các loại cá, nghêu, tôm. Các sản phẩm này còn được làm khô, đóng gói phục vụ du khách.
87
Có môi trường trong lành: Vùng Mũi Cà Mau khá yên tĩnh do hiện nay chủ yếu là giao thông đường thủy, ảnh hưởng của tiếng ồn không đáng kể.
Trong vùng không có các nhà máy, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễn không khí, đây là vùng hầu như không có khói bụi, điều này tạo thuận lợi cho hình thức du lịch nghỉ dưỡng.
Được sự đầu tư phát triển của tỉnh nói riêng và của các tổ chức quốc tế trong việc sử dụng, quản lý tài nguyên đất ngập nước.
Công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học đang được đề cao và mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế.
Liên kết với các khu du lịch khác trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ừng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Ngoài ra, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, thì du lịch Cà Mau nói chung và du lịch Khu Ramsar Mũi Cà Mau nói riêng cũng có nhiều cơ hội để phát triển, cụ thể:
‒ Du lịch Việt Nam và thế giới đang trên đà phát triển nên cầu du lịch nội địa và quốc tế ngày một tăng. Từ khi được công nhận là Khu Ramsar thì VQG Mũi Cà Mau được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
‒ Nhu cầu của du khách về du lịch sinh thái tìm về với tự nhiên là rất lớn, họ thích trở về với thiên nhiên, với những nơi còn hoang sơ và có tính đa dạng sinh học cao nhằm trải nghiệm, học tập và nghiên cứu.
‒ Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia trên thế giới có thể hội nhập sâu rộng với nhau trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt du lịch sẽ trở thành cầu nối để các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn thông qua các hoạt động tham quan tìm hiểu văn hóa, sinh thái cùng nhau.
‒ Nguồn nhân lực của Tỉnh cà Mau khá trẻ, dồi dào và có kiến thức chuyên môn. Đây là cơ sở để Tỉnh nói chung và BQL Khu RamsarMũi Cà mau nói riêng xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch có chiều sâu nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch hiện nay.
88
‒ Phát triển du lịch sẽ góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn tính đa dạng sinh học cho Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
‒ Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái của Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
‒ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
‒ Giới thiệu, quảng bá được những nét đặc sắc của văn hóa địa phương cho du khách, qua đó cũng học hỏi được thêm những nét văn hóa mới từ những du khách.
3. Khó khăn:
Bộ máy tổ chức quản lý và quy hoạch du lịch:
Tại Khu Ramsar hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu, phát triển du lịch. Chỉ có phòng Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đang hoạt động hướng tới giáo dục, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học cho Khu Ramsar là chủ yếu, phòng này không có chức năng tổ chức các hoạt động du lịch trong Khu Ramsar. Phòng chỉ hỗ trợ các đoàn khách tới thăm quan Khu Ramsar là chủ yếu còn công tác tổ chức vẫn do các công ty du lịch bên ngoài tự đứng ra tổ chức.
Chưa có quy hoạch tổng thể hay chiến lược phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
Chưa có sựliên kết chặt chẽ giữa cơ quan phụ trách về du lịch tại Khu Ramsar và các cơ quan, ban ngành có liên quan khác.
Các hoạt động khai thác du lịch:
‒ Các điểm du lịch
Hiện tại, Khu Ramsar Mũi Cà Mau đang có 3 điểm du lịch chính, đó là : Khu công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch Khai Long và cồn Ông Trang. Trong 3 điểm du lịch này, Khu công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau
89
Đây là điểm du lịch thu hút nhiều du khách nhất với điểm nhấn là Cột mốc tọa độ quốc gia GPS001 và biểu tượng tiểu cảnh pano hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió – Con tàu của của Đất nước luôn hướng ra biển khơi; chinh phục Vọng lâm đài cao hơn 20m ngắm toàn cảnh điểm giáp nhau giữa biển Đông và Tây. Ngoài những điểm du lịch trên, du khách có thể tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng của những hộ dân nằm trong dự án PES do tổ chức SIDA (của Thụy Điển) tài trợ.
Đến với các điểm du lịch cộng đồng này, du khách sẽ được tham gia vào sinh hoạt cùng với các hoạt động của hộ dân. Hơn nữa, khách du lịch sẽ có cơ hội tham gia và trải nghiệm các hoạt động như : câu cua, câu hoặc giăng lưới bắt cá, mò sò, xổ tôm, nấu ăn và tham gia sinh hoạt cùng người dân, tham gia hoạt động hát đờn ca tài tử… đây là một trong những hoạt động được du khách, nhất là khách nước ngoài đánh giá cao, và có tình hấp dẫn rất lớn với du khách.
Với những lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tính đa dạng sinh học của Khu Ramsar Mũi Cà Mau mà chỉ có một số điểm du lịch cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch tới Khu Ramsar như hiện nay. Hơn thế nữa tại các điểm du lịch này ngoài điểm nhấn là nơi tận cùng của tổ quốc thì các sản phẩm cũng như loại hình du lịch đều tựa như nhau nên rất dễ gây cảm giác nhàm chán cho khách du lịch.
Điều này đòi hỏi phải phát triển thêm các điểm du lịch khác, cùng với đó là đa dạng hóa các loại hình du lịch tại các điểm du lịch để góp phần hấp dẫn khách du lịch nhiều hơn nữa.
‒ Các tuyến du lịch
Khu Ramsar Mũi Cà Mau hiện tại chưa có các tuyến du lịch trong phạm vi của Khu Ramsar, chỉ có những điểm riêng lẻ và chưa có sự liên kết giữa các điểm du lịch hiện có. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc quy hoạch phát triển du lịch của Khu Ramsar. Hơn nữa, các tuyến du lịch được các công ty du lịch tổ chức tới Mũi Cà Mau đều có thời gian phần lớn là đi về trong ngày, ít có sự lưu trú lại khu vực của Khu Ramsar. Phần là do cơ sở lưu trú không đủ khả năng đáp ứng nhu
90
cầu của khách, phần nữa là do các sản phẩm du lịch trên tuyến này không có gì đặc biệt, đều tựa giống nhau nên khó thu hút và giữ chân được du khách ở lại nơi đây thời gian dài hơn.
Các tour du lịch tới với Khu Ramsar Mũi Cà Mau đều có sự liên kết với các tuyến, điểm du lịch khác ngoài Khu Ramsar điều này cũng cho thấy sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch tại đây chưa đủ lớn để khách du lịch chỉ đến với Khu Ramsar tham quan du lịch, và xem đây là điểm mà khách du lịch muốn đến đầu tiên.
Điều này có nghĩa, cần phải có sự liên kết hơn nữa giữa các điểm du lịch trong Khu Ramsar Mũi Cà Mau, cùng với đó là cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hiện có để Khu RamsarMũi Cà Mau sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
‒ Các loại hình du lịch
Với lợi thế về tài nguyên du lịch sinh thái nên khách du lịch tới với Khu RamsarMũi Cà Mau là để tham quan du lịch sinh thái là chủ yếu. Ngoài ra, họ tới là để đặt dấu chân của mình tới với tận cùng cực nam của tổ quốc với Cột mốc tọa độ quốc gia GPS001 và biểu tượng tiểu cảnh pano hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió thuộc Công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau.
Du lịch cộng đồng hầu như chưa phát triển, với chỉ 5 trong số 20 hộ dân trong dự án PES do tổ chức SIDA (Thụy Điển) tài trợ, nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, là đã có phát triển về loại hình này. Tuy nhiên, loại hình du lịch này lại chưa có nhiều người biết đến do công tác tuyên truyền quảng bá chưa có, khách du lịch biết đến những hộ dân này thông qua người dân địa phương và thông qua những người đã từng đi giới thiệu. Đây là loại hình cần được quan tâm phát triển, nó vừa giúp cải thiện được đời sống của người dân địa phương, vừa giữ gìn, bảo tồn hệ sinh thái của Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
Với loại hình du lịch văn hóa thì chưa được phát triển, với điểm cuối cùng của đất nước gắn với điểm cuối của con đường Hồ Chí Minh lịch sử, với truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, cùng với đó là các làng nghề hiện có tại Đất