Phát triển bền vữngvà phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch ) (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

1.1.6. Phát triển bền vữngvà phát triển du lịch bền vững

Phát triển được hiểu là quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hóa… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và của xã hội loài người nói riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của con người dựa trên phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự thay thế của các hình thái xã hội từ thấp lên cao đó là sự thay thế từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi lên xã hội tư bản… được coi là quá trình phát triển.

Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư, hoạt động phát triển đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tạo nên những tác

22

động tiêu cực gây suy thoái môi trường, sinh thái. Một thực tế là tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn trên trái đất, nếu việc khai thác bừa bãi, không có kiểm soát không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của loài người trong tương lai. Chính từ sự nhận thức về sự phát triển như vậy, nên khái niệm về “phát triển bền vững” được nhiều quốc gia quan tâm.

Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay nói cách khác đi sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.

Cụm từ "phát triển bền vững" có nguồn gốc từ thực tiễn quản lý rừng ở Đức vào thế kỷ XIX, nhưng khái niệm này chỉ được phổ biến rộng rãi ở thập niên 80 của thế kỷ XX.

Năm 1980, Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) cho rằng: "phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”.

Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới (WCED) do bà Groharlem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ "phát triển bền vững" trong báo cáo "tương lai của chúng ta" như sau: “phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau”. Đây chính là khái niệm được sử dụng rộng rãi hơn cả cho tới thời điểm hiện tại.

Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO - 92 và RIO - 92 + 5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”.

23

Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến "phát triển bền vững"

trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển.

Tại Việt Nam, "phát triển bền vững" đựơc đề cập đến trong chỉ thị 36/CT của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/6/1998, đó là: mục tiêu và các quan điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững.

Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm PTBV nhưng hiện nay tại các Hội thảo quốc tế, các nhà khoa học, các chính trị gia đều thống nhất ở các nội dung sau: PTBV là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: KT – XH - MT để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển KT-XH mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.

Tóm lại, để PTBV thì phải thực hiện song hành 3 mục tiêu: thứ nhất làphát triển có hiệu quả về kinh tế; thứ 2 là phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; thứ ba là cải thiện môi trường môi sinh, đảm bảo phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế Giới (World Bank) Phát triển bền vững

Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu xã hội Mục tiêu môi trường

24 1.1.6.2. Phát triển du lịch bền vững

Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) được xuất hiện vào năm 1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thật sự gây được sự chú ý rộng rãi.

Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nó cũng thể hiện được điểm đặc trưng cơ bản của DLBV, đó là : DLBV không chỉ cổ vũ cho hoạt động du lịch ít gây tổn hại cho môi trường mà còn thu hút và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn toàn cầu, các tổ chức du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hoá và phúc lợi cộng đồng địa phương; tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.

"Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hoá kèm theo (có thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương" - (World Conservation Union, 1996).

Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái niệm: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai".

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L.1998).

Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng Du lịch; khai thác, sử dụng hợp

25

lí và phát triển tài nguyên Du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích; xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch.

Như vậy, du lịch bền vững không phải là trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch ) (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)