Các điều kiện phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch ) (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

1.2. Các điều kiện phát triển du lịch

 Các điều kiện phát triển tài nguyên du lịch

Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, hình, hệ thống độngthực vật, đất và nước. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này sẽ thu hút khách du lịch ngày một nhiều hơn.

Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên những khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến.

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo và được lưu giữ cho đến ngày nay.

Tài nguyên du lịch nhân văn có các đực điểm sau:

Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến bởi vì nó được hình thành trong quá trình sinh hoạt của hoạt động sống của con người. Tài nguyên của mỗi nước mỗi vùng khác nhau do đặc tính sinh hoạt khác nhau.

Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận: khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn thương tập trung gần với con người ở các

26

điểm quần cư và ở các thành phố. Tuy nhiên chúng dễ bị tác động có hại nếu như chúng ta không có biện pháp quản lý hợp lý.

Tài nguyên nhăn văn mang tính truyền đạt nhận thức hơn là tính hưởng thụ, giải trí.

 Điều kiện về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

Đây là nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch.

Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngược lại sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật- thiết bị hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải (đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, ….) hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí.

 Điều kiện về đương lối chính sách

Đây là nguồn lực – điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ một quốc gia dù giàu về tài nguyên, nhân lực.... nhưng thiếu về đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch cũng không hề phát triển được. Đương lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối – chính sách phát triển kinh tế xã hội. Các đường lối, phương hướng , chính sách kế hoạch, biện pháp cần phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do sự bùng nổ của du lịch cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Do vậy, cần có các chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và phải được phối hợp một cách nhịp nhàng.

Nước ta cùng với sự đổi mới, đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch . Đường lối, chính sách phát triển du lịch đã được đại hội VI, VII và được cụ thể bằng nghị quyết 45CP của chính phủ. Đã khẳng định vị trí, vai trò của

27

nghành du lịch và đưa ra kế hoạch phương hướng phất triển du lịch. Đó chính là điều kiện và nguồn lực để phát triển du lịch.

 Điều kiện về lao động

Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho du lịch, là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch. Đây chính là nhân tố con người, nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi nghành kinh tế, trong đó có du lịch.

 Các nhân tố khác

 Nhu cầu du lịch

Du lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng. Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài cảu hệ sinh thái, với tư cách là một nghành kinh tế. Bên cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái do nhu cầu khách quan, xu thế này còn nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái khai thác cạn kiệt.

Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa bán cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phí xích đạo.Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km, quay lưng vào dãy trường sơn.

Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Trong xu thế đó khu Ramsar Mũi Cà Mau đã nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Với tư cách là một nghành kinh tế mũi nhọn - Du lịch trong đó có du lịch sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

28

 Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Vốn là chìa khóa, là những điều kiện tiên quyết của mọi quá trình phát triển của bất kỳ chủ thể kinh tế nào và ngay của cả một quốc gia, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư cho hoạt động kinh tế là rất lớn và đa dạng. Vốn đầu tư không chỉ tạo lập tài sản trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm bao gồm kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội. vốn đầu tư không chỉ tạo lập những tài sản tồn tại dưới trạng thái vật chất hay hữu hình như: máy móc, thiết bị, công trình kiến trúc, nguyên vật liệu… mà còn dưới dạng phi vật chất hay vô hình như các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích. Ngoài ra vốn đầu tư còn tạo lập các tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Vậy vốn đầu tư là toàn bộ nguồn lực tài chính được huy động và sử dụng vào mục đích thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động hay chính sách của chủ thể ở các địa phương hay lãnh thổ nhằm xúc tiến, kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn của mình.

Thu hút vốn đầu tư có nghĩa làm gia tăng sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư qua sự xúc tiến các dự án đầu tư cụ thể, có thể đem lại những lợi ích thương mại cho các nhà đầu tư.

Vốn đầu tư có thể từ các nguồn như: vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp, vốn viện trợ phát triển từ nước ngoài, các tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt với Khu Ramsar Mũi Cà Mau phải chú ý quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và các tổ chức phi chính phủ cho việc phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu Ramsar.

29

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực trạng và giải pháp ( Luận văn ThS. Du lịch ) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)