1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp luận văn ths du lịch

100 831 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 897,87 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập và phân tích dữ thứ cấp: thu thập và phân tích các tư liệu tham khảo từ sách, báo, bài viết trên mạng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Thiều Thị Thúy

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục của luận văn 3

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI ĐIỂM ĐẾN 4

1.1 Khách và điểm đến du lịch 4

1.1.1 Khách du lịch 4

1.1.2 Điểm đến du lịch 6

1.2 Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến 15

1.2.1 Khái niệm hoạt động thu hút khách du lịch 15

1.2.2 Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của ngành Du lịch địa phương 15

1.2.3 Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương 18

Tiểu kết chương 1 20

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI DU LỊCH PHÚ YÊN 21

2.1 Điểm đến du lịch Phú Yên 21

2.1.1 Các yếu tố cơ bản của cung du lịch Phú Yên 21

2.1.2 Các yếu tố cơ bản của cầu du lịch nội địa về điểm đến Phú Yên 43

2.2 Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên 47

Trang 4

2.2.1 Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên của ngành du lịch Phú

Yên 47

2.2.2 Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên của các doanh nghiệp du lịch địa phương 52

2.2.3 Đánh giá chung 55

2.3 Phân tích SWOT du lịch Phú Yên 58

2.3.1 Điểm mạnh - S 58

2.3.2 Điểm yếu - W 58

2.3.3 Cơ hội - O 59

2.3.4 Thách thức - T 60

2.3.5 Phân tích ma trận SWOT 60

Tiểu kết chương 2 61

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỨC THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN DU LỊCH PHÚ YÊN 63

3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp 63

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của Phú Yên đến năm 2020 63

3.1.2 Cơ sở thực tế 65

3.2 Các giải pháp nhằm tăng sức thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên 66

3.2.1 Các giải pháp dành cho ngành Du lịch Phú Yên 66

3.2.2 Giải pháp dành cho các doanh nghiệp du lịch 74

3.3 Một số kiến nghị 78

3.3.1 Quản lý chặt chẽ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch 78

3.3.2 Có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực có chất lượng cao78 3.3.3 Cần đầu tư đủ chi phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch 78

Tiểu kết chương 3 79

Trang 5

KẾT LUẬN 80 Tài liệu tham khảo 82 PHỤ LỤC 84

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 38

Bảng 2.3: Doanh thu du lịch nội địa tại Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 44

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về hàng hóa dịch vụ du lịch 46

Bảng 2.5 Phân tích SWOT ngành du lịch Phú yên 61

Danh mục biểu Biểu đồ 2.2: Lượng khách nội địa đến Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 43

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh cấp quốc gia như gành Đá Đĩa, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan v.v., nhiều di tích lịch sử quốc gia và lễ hội đa dạng để phát triển du lịch Tuy nhiên, hiện tại số lượng khách du lịch đến Phú Yên vẫn còn khá khiêm tốn So với các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ thì Phú Yên là địa phương mà ngành du lịch kém phát triển nhất

Năm 2011 Phú Yên xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với hàng loạt mục tiêu phát triển nhằm gia tăng lượng khách đến, tăng doanh thu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào GDP toàn tỉnh Nhưng trên thực tế giải pháp cũng như những hoạt động phát triển ngành của tỉnh chưa đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đề ra Trong khi đó, hầu hết các tỉnh đều xác định du lịch

là ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến, đồng thời ngành du lịch Phú Yên còn non trẻ với xuất phát điểm thấp, có nguy cơ tụt hậu

so với các tỉnh lân cận

Khách du lịch nội địa là nguồn khách chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng lượng khách du lịch đến Phú Yên Vì vậy, để tạo đà phát triển trước mắt ngành Du lịch cần tìm giải pháp để thu hút nguồn khách nội địa, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ để tiến tới khai thác các thị trường du khách khác

Xuất phát từ những lí do thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động

thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên – Thực trạng và giải pháp” là đề tài luận

văn tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu thu hút khách đến du lịch là một vấn đề quan trọng trong việc gia tăng lượng khách tới điểm đến Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đề cập đến vấn đề tìm giải pháp thu hút khách đến:

• Trên thế giới: có các nghiên cứu như “Attracting tourists to local

businesses” của nhóm tác giả Bill Ryan, Jim Bloms, Jim Hovland, David Scheler,

Trang 9

xuất bản năm 2000 Đề án “The Use of the Internet to Attract Tourists to

Zimbabwe” của nhóm tác giả: W.D Govere, T.Tsokota, O Chikuta, A

Mukwembi, P Chinofung, thực hiện năm 2013 Luận án “Vietnamese Domestic

Tourism: An Investigation of Travel Motivations” của tác giả Bùi Hương Thanh,

thực hiện năm 2011

• Ở Việt Nam: Vấn đề thu hút khách du lịch tới điểm đến đã được nhiều học

viên lựa chọn là luận văn tốt nghiệp như đề tài: “Một số giải pháp thu hút khách du

lịch Úc đến Việt Nam” của tác giả Lê Thị VânAnh, thực hiện năm 2013, đề tài

“Định hướng và giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến tỉnh Lào Cai” của

tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải, thực hiện năm 2012, v.v Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác nhằm thu hút du khách tới một điểm đến hoặc một đơn vị kinh doanh đã được thực hiện

• Ở Phú Yên: Ngành du lịch Phú Yên đã được quan tâm phát triển, cụ thể đã

có những kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh như kế hoạch cho giai đoạn 2012 –

2015, định hướng 2020 tầm nhìn 2025 Nhiều hội thảo về du lịch như hội thảo

“Giải pháp kết nối điểm đến du lịch Phú Yên”, hội thảo về phát triển sản phẩm du

lịch (SPDL), bàn về SPDL đặc trưng, v.v Bên cạnh đó, cũng có một số đề tài nghiên cứu về du lịch Phú Yên trên các khía cạnh về giải pháp phát triển hiện tại Tuy nhiên, chưa đề tài nghiên cứu cũng như chưa có giải pháp nào nhằm thu hút khách nội địa đến Phú Yên

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

• Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các giải pháp thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên

• Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề về lý luận khoa học liên quan đến hoạt động thu hút khách du lịch tới điểm đến

- Đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên

- Đưa ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nói chung, khách nội địa nói riêng đến Phú Yên ngày một nhiều

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách đến nơi đến

• Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: được giới hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đặt trong mối liên hệ với các địa phương trong khu vực

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 tới nay và những năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập và phân tích dữ thứ cấp: thu thập và phân tích các tư liệu tham khảo từ sách, báo, bài viết trên mạng, tài liệu và số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên;

- Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin

về đối tượng nghiên cứu, làm tăng độ chính xác, cụ thể, thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như các tài liệu thu thập được;

- Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả đã phát 200 phiếu điều tra về nhu cầu của du khách nội địa khi đến du lịch tại Phú Yên nhằm thu thập các thông tin về cầu du lịch nội địa tại Phú Yên phục vụ cho đề tài nghiên cứu;

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia

về du lịch làm việc tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn trong tỉnh để thu thập các ý kiến về thực trạng và giải pháp thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên nhằm làm phục vụ cho đề tài

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1 Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến

Chương 2 Thực trạng hoạt động thu hút khách nội địa tới du lịch Phú Yên Chương 3 Các giải pháp nhằm tăng sức thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT

ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI ĐIỂM ĐẾN

1.1 Khách và điểm đến du lịch

1.1.1 Khách du lịch

1.1.1.1 Khách du lịch

Có nhiều quan điểm cũng như khái niệm khác nhau về khách du lịch:

Khách du lịch (KDL) là người lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao, v.v

Theo luật du lịch Việt Nam, thì KDL: Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [Khoản 3, Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt nam]

Như vậy, một người được gọi là KDL phải thỏa mãn 3 tiêu chuẩn:

- Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên;

- Thời gian: hơn 24 giờ và dưới 1 năm;

- Có mục đích: nghỉ ngơi, tham quan, hành hương, tìm hiểu, khám phá, v.v trừ mục đích lao động kiếm tiền

1.1.1.3 Đặc điểm tâm lý khách du lịch nội địa

Theo tâm lý chung của khách du lịch Việt Nam, du lịch là một kỳ nghỉ sau thời gian lao động vất vả, là thời gian để được làm “thượng đế” Bởi thế, họ có một

số những đặc điểm tâm lý sau:

Trang 12

- Không chấp nhận những chuyến đi có cường độ cao, di chuyển và vận động quá nhiều

- Muốn được sinh hoạt (lưu trú, ăn uống) trong những điều kiện tốt hơn ở nhà, tương xứng với chi phí họ đã bỏ ra

- Thích trò chuyện, trao đổi về những điều đã gặp và thường quan tâm đến nhau trong đoàn

- Thích thể hiện mình trong chuyến đi

- Thích quay phim, chụp ảnh cho mình tại những điểm du lịch

• Khách lẻ

Trong kinh doanh du lịch, khách lẻ được hiểu là người khách du lịch đi du lịch tự do đến một điểm du lịch mà không thông qua các chương trình hoặc sự tổ chức chuyên nghiệp của các công ty du lịch Đối tượng khách lẻ thường bao gồm các nhóm sau:

Trí thức: Luôn tôn trọng chương trình du lịch, mong đợi rất nhiều vào vai trò của hương dẫn viên

Bình dân: Luôn mong chuyến đi được thuận lợi, được cười càng nhiều càng tốt Việt kiều: Tự ti về quá khứ, mong sự chuyên nghiệp và tiện nghi mà chương trình mang lại

Người miền Bắc đi du lịch vào miền Nam: Tự hào về quá khứ, về thủ đô, thích lễ phép và ca ngợi quê hương đất nước

• Khách đoàn

Thường do cơ quan, đoàn thể xí nghiệp, công ty, v.v tổ chức cho nhân viên

đi nghỉ mát Du khách không phải là người trực tiếp chi tiền mua chương trình du lịch nên ở khâu phục vụ, thuyết minh viên dễ bị than phiền mà lẽ ra không phải lỗi

từ phía thuyết minh viên

Công nhân xí nghiệp tư nhân: Rất mong đợi chuyến đi vui vẻ, là đặc ân của “chủ” sau một năm cống hiến.Trưởng đoàn thường hợp tác, hòa đồng, không kiêu căng

Công nhân xí nghiệp nhà nước: Thường bị ép buộc tham gia, vai trò của người trưởng đoàn rất lớn, hay so sánh, hay phàn nàn, thích hướng dẫn viên thuyết minh và quản trò chừng mực Thích nghe nhạc cách mạng

Trang 13

Công nhân xí nghiệp, nhân viên công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Vừa tham gia chương trình du lịch, vừa thực hành các hoạt động phong trào gắn kết nội bộ, chịu chi phí ngoài chương trình nhiều, luôn mong muốn và yêu cầu nhà tổ chức chương trình du lịch và hướng dẫn viên phải chuyên nghiệp và có kế hoạch chuẩn bị thật chi tiết

1.1.2 Điểm đến du lịch

1.1.2.1 Khái niệm điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch là một phạm vi cụ thể mà trong đó du khách ở lại ít nhất một đêm và chứa đựng các SPDL như các dịch vụ (DV) bổ trợ và các điểm hấp dẫn, các nguồn lực du lịch với ranh giới địa lý và hành chính xác định bởi quản lý, hình ảnh, nhận thức của cạnh tranh thị trường (UNWTO, 2003)

Như vậy, điểm đến du lịch có thể được xác định bằng nhiều cách: hoặc theo ranh giới quản lý hành chính của một địa phương, vùng lãnh thổ, hoặc theo vùng địa lý, hay theo thị trường… nhưng phải chứa một mức độ phát triển du lịch đủ lớn

có thể thoả mãn nhu cầu của du khách

Sự hấp dẫn và trải nghiệm điểm đến được hình thành bởi các yếu tố: sức hấp dẫn du lịch, các tiện nghi công cộng và cá nhân, khả năng tiếp cận, nguồn nhân lực, hình ảnh và đặc điểm, giá cả Như vậy, sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào các yếu tố của cung và cầu du lịch điểm đến

1.1.2.2 Các yếu tố cơ bản của cung du lịch điểm đến

(i) Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch (TNDL) là yếu tố cơ bản nhất tạo ra sức hấp dẫn điểm đến, tạo động lực ban đầu cho khách du lịch tới điểm đến

Theo Luật Du lịch Việt Nam thì TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố

cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [Khoản 4, điều 4, Luật Du lịch 2005]

Theo nghĩa thông dụng nhất, có thể hiểu TNDL là một dạng đặc sắc của tài nguyên trên trái đất Nó bao gồm các thành phần và những kết hợp của điều kiện,

Trang 14

cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sáng tạo của con người có thể được sử sụng cho các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch TNDL có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch (SPDL) và cung du lịch

Như vậy, bất cứ nhân tố thiên nhiên, xã hội nhân văn nào có thể thu hút được khách du lịch đều có thể gọi là TNDL

Có nhiều quan điểm khác nhau trong phân loại TNDL Nhưng nhìn chung, TNDL được phân thành hai nhóm: TNDL thiên nhiên và TNDL nhân văn

• Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Bao gồm yếu tố địa hình (núi đồi, đồng bằng, sông suối, hang động và bãi biển) tạo ra cảnh quan kỳ thú, yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm của không khí, độ chiếu sáng của mặt trời, v.v.) thích hợp với từng loại du lịch, hệ thực vật phong phú, độc đáo và các loài động vật (thú, chim, cá, côn trùng, v.v.) đa dạng, điển hình cho từng vùng tạo ra sự tò mò, sự quyến rũ đối với du khách, những vùng hồ, bãi biển, nguồn nước (uống hoặc tắm) những yếu tố này có khả năng hấp dẫn du khách, lôi cuốn mạnh mẽ họ tới đó để du lịch

• Tài nguyên du lịch nhân văn

Bao gồm các di tích văn hóa di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội, các kiến trúc đô thị, cảnh quan, các làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học (như điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, bản sắc vùng miền, văn hóa ẩm thực, hoạt động sản xuất với sắc thái của mỗi ngành nghề, dân tộc, vùng miền), các thiết chế văn hóa (bảo tàng, các khu tưởng niệm, các cơ sở biểu diễn nghệ thuật, thư viện, v.v.) cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) của khoa học – công nghệ, đào tạo, trung tâm huấn luyện thể thao, các

sự kiện thể thao, triển lãm, liên hoan nghệ thuật và các sự kiện, các kỷ niệm lớn… (ii) Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển

Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú Cho nên hệ thống giao thông: đường sá, sân bay, bến cảng, v.v là những điều kiện

để sự di chuyển đó có thể diễn ra một cách tốt nhất (ít mệt mỏi, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất

Trang 15

Trong khi đó, DV vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch và ngược lại, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch Để thực hiện DV này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, phương tiện vận chuyển thô sơ như xa trâu, xe ngựa, xe bò kéo v.v

Như vậy, hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển là yếu tố cơ bản nhất tạo ra sự thuận tiện tiếp cận điểm đến Hệ thống giao thông càng đầu tư phát triển, phương tiện vận chuyển du lịch càng phong phú đa dạng thì điểm đến càng tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách

(iii) Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

CSVCKT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và tổ chức thực hiện tiêu dùng SPDL và cung du lịch Mức độ khai thác tiềm năng du lịch

để tạo ra SPDL và sự đáp ứng các nhu cầu du lịch, tức là tạo ra cung du lịch, phụ thuộc rất nhiều vào CSVCKT du lịch CSVCKT du lịch là yếu tố cơ bản nhất tạo ra tiện nghi sinh hoạt cho du khách Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành Du lịch, sự hình thành cung du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT

CSVCKT du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và tổ chức thực hiện cung du lịch nhằm đáp ứng cầu du lịch Như vậy ngoài những cơ sở vật chất chuyên ngành Du lịch như khách sạn, nhà hàng, các khu nghỉ tổng hợp, các phương tiện vận chuyển du lịch và các trang thiết bị du lịch khác, còn có một phần CSVCKT của ngành khác như giao thông, thương nghiệp, văn hóa, y tế, bưu điện, DV công cộng v.v tham gia vào quá trình tạo cung du lịch

• Cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống

Là yếu tố đảm bảo cho KDL có nơi ăn, nghỉ trong quá trình thực hiện chuyến

du lịch KDL có thể chọn một trong các khả năng nghỉ ngơi tại khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen, lều trại và các hình thức tương tự khác Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống khách du lịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn hay được mời đến nhà người thân hoặc bạn bè, sử dụng các DV phục vụ ăn uống của các cơ sở phục vụ ăn

Trang 16

uống như nhà hàng, quán ăn, tiệm rượu, v.v Như vậy, hệ thống các cơ sở phục vụ

ăn uống, lưu trú của một điểm đến du lịch cần đảm bảo chất lượng và phong phú để đáp nhu cầu hết sức đa dạng của du khách

• Khu, điểm du lịch

Là yếu tố chính phục vụ nhu cầu đi du lịch cho du khách Do vậy, một điểm đến muốn gia tăng lượng khách đến trước hết phải có những khu, điểm du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách

• Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí

Là điều kiện để du khách hưởng thụ chuyến du lịch một cách thỏa mái hơn, trọn vẹn hơn Do vậy, các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí góp phần làm cho các điểm du lịch càng phong phú và hấp dẫn Các cơ sở này bao gồm các khu vui chơi giải trí, phòng luyện tập, trung tâm thể thao với nhiều loại hình khác nhau Tóm lại,

du lịch càng phát triển thì các cơ sở phục vụ DV thể thao, vui chơi giải trí càng đóng vai trò quan trọng

• Mạng lưới thương mại dịch vụ

Là các địa điểm đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, góp phần làm tăng sức hút điểm đến du lịch

• Các cơ sở y tế

Nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh và các DV chăm sóc sức khỏe khác tại điểm đến du lịch, gồm các trung tâm chữa bệnh, các phòng y tế, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, v.v

• Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác

Bao gồm tất cả những yếu tố về CSVCKT khác có thể cung cấp DV cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chuyến du lịch của du khách như: hệ thống ngân hàng, các trạm xăng, xưởng sửa chữa, v.v

Chất lượng và sự đa dạng của CSVCKT du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp các SPDL cho khách, từ đó tác động đến việc xây dựng và phát triển thành công ngành Du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương và từng điểm tham quan du lịch

Trang 17

(iv) Nhân lực du lịch tại địa phương

Nguồn nhân lực du lịch chính là động lực phát triển du lịch của một địa phương vì những lý do: Thứ nhất, SPDL hầu hết là sản phẩm DV, chất lượng sản phẩm tạo ra của ngành du lịch lại rất khó đo lường, hiệu quả sản phẩm chủ yếu được đánh giá bằng sự trải nghiệm, vì thế, việc tạo ra một đội ngũ lao động của ngành được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp… là hết sức quan trọng; thứ hai, thực hiện những công việc để tạo ra và ghép nối các yếu tố tạo cung du lịch đòi hỏi phải có nguồn nhân lực du lịch Có thể nói nguồn nhân lực

là chủ thể tạo ra các yếu tố cấu thành cung du lịch (trừ tài TNDL thiên nhiên không

do nhân lực du lịch tạo ra, nhưng được bàn tay con người vun đắp, tu bổ, hoàn thiện

và phát triển) và phối hợp các yếu tố để tạo ra cung du lịch

Như vậy, chỉ có thể tạo ra cung du lịch nói riêng và phát triển du lịch nhanh, bền vững nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện, phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nếu có một đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm cao với ngành, với đất nước, gồm đông đảo những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học, công nghệ

du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng

(v) Chính sách phát triển du lịch của địa phương

Chính sách phát triển du lịch của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển ngành của một địa phương Để địa phương thật sự trở thành một điểm đến có sức thu hút, thì cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội

1.1.2.3 Các yếu tố cơ bản của cầu du lịch nội địa tới điểm đến

Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa, vật chất và DV du lịch đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời, giải trí của con

Trang 18

người ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiển văn hóa, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích khác.[8, Tr.82]

Qua đó nhận thấy rằng, cầu du lịch nội địa của một quốc gia là một bộ phận nhu cầu của con người trong quốc gia đó có khả năng thanh toán về những tiêu dùng trong chuyến đi du lịch trong nước của họ

(i) Lượng khách nội địa

Lượng khách nội địa của một điểm đến là lượng khách đi du lịch trong nước đến với điểm đến đó Mỗi điểm đến du lịch có thể thống kê lượng khách nội địa của mình thông qua các cơ sở lưu trú trên địa bàn

Trên phạm vi toàn cầu có 80% lượng cầu du lịch là đi du lịch trong nước Tại Việt Nam, theo thống kê, số lượng khách đi du lịch nội địa năm 2013 ước đạt 35 triệu lượt; trong khi đó lượng khách quốc tế 7.572.352 lượt, như vậy, lượng cầu du lịch nội địa của Việt Nam chiếm 82%

(ii) Các nguồn khách nội địa chính

Nguồn khách nội địa chính của một điểm đến du lịch là thị trường khách du lịch chính trong nước mà điểm đến đó đang khai thác Với mỗi địa phương đều có thị trường khách du lịch trọng điểm của mình, do vậy, nhằm gia tăng lượng khách nội địa tới điểm đến trước hết cần phải có những chính sách thu hút du khách từ những thị trường này

(iii) Các hàng hóa và dịch vụ du lịch được khách ưa thích

Đối với du khách đi du lịch thuần túy thì hàng hóa và DV du lịch được khách

ưa thích là những yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách Như vậy, một điểm đến mà hàng hóa DV du lịch càng thỏa mãn được mong muốn của du khách cho chuyến đi thì càng có khả năng gia tăng lượng cầu

Tuy nhiên, việc lựa chọn và xây dựng hệ thống hàng hóa và DV du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách cần dựa trên nền tảng của nội dung và cơ cấu của cầu du lịch, bao gồm:

Trang 19

• Cầu du lịch về dịch vụ

- Cầu du lịch về DV chính: là nhóm cầu du lịch về DV vận chuyển và cầu về

DV lưu trú và ăn uống của khách du lịch

Cầu du lịch về DV vận chuyển đảm bảo sự di chuyển tất yếu từ nơi ở thường xuyên của khách du lịch đến các điểm tham quan du lịch và ngược lại, cũng như việc đi lại tại các điểm tham quan du lịch của khách Bản chất của du lịch là sự di chuyển Do vậy, cầu du lịch về vận chuyển đóng vai trò quyết định Trên thị trường

du lịch, cầu về DV vận chuyển luôn được đặc ra đầu tiên Có đáp ứng được nhu cầu

về DV vận chuyển mới có cơ sở để thực hiện các cầu khác trong chuyến đi du lịch

Ăn uống, lưu trú mặc dù không phải là mục đích của chuyến đi, nhưng do tính chất tự nhiên của nhu cầu sinh lý, cầu về DV lưu trú và ăn uống chiếm phần đáng kể trong tổng chi tiêu của khách du lịch và có ý nghĩa xác định phần còn lại của cầu trong du lịch và đảm bảo chất lượng của chuyến đi du lịch Tuy vậy, cầu về

DV lưu trú và ăn uống trong chuyến đi du lịch có những nét khác biệt so với cầu ăn uống và lưu trú tại nơi ở thường xuyên của con người Trong khi ăn, ngủ tại nhà chỉ

là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đảm bảo cho sự tồn tại của con người theo quy luật trong môi trường và khung cảnh quen thuộc, thì nhu cầu về lưu trú và ăn uống trong khi di chuyển địa điểm và ở nơi tham quan du lịch, là đòi hỏi không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu mà còn là một sự khám phá, thưởng thức của KDL trong mỗi chuyến đi Từ đặc trưng này của cầu du lịch, các cơ sở lưu trú và ăn uống cần chú ý nhiều hơn đến việc phục vụ KDL bằng những DV lưu trú, món ăn, đồ uống thể hiện những đặc sản riêng có của mình, của địa phương mình hơn là phục vụ họ bằng món ăn, đồ uống của họ

- Cầu du lịch về DV đặc trưng: là cầu về DV đáp ứng sự cảm thụ, thưởng thức, mà vì nó con người chấp nhận chuyến đi du lịch Cầu du lịch về DV đặc trưng thường là nguyên nhân và mục đích chuyến đi, có thể gọi đó là động cơ của chuyến

đi Do đó, đối với mỗi loại hình du lịch tương ứng với động cơ đi du lịch, khách du lịch có những cầu về DV đặc trưng khác nhau

- Cầu du lịch về DV bổ sung là cầu về những DV phục vụ các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng phát sinh trong chuyến đi của khách, bao gồm các DV thông tin, liên

Trang 20

lạc, DV làm visa, đặt chỗ, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, giặt là, DV chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thể thao, sửa chữa đồ đạc, hành lý, v.v Phần lớn cầu du lịch về DV bổ sung phát sinh tại các điểm du lịch, cần được đáp ứng ngay trong thời gian ngắn Hai nhóm cầu về DV đầu tiên được đáp ứng bởi các cơ sở du lịch, còn nhóm cầu về DV bổ sung do các cơ sở du lịch và các cơ sở sản xuất DV khác đáp ứng Cùng với sự phát triển của thị trường du lịch, nội hàm của cầu du lịch

về DV bổ sung càng ngày càng được mở rộng, vai trò của nó cũng ngày một quan trọng Đáp ứng tốt cầu du lịch về DV bổ sung là một hướng quan trọng trong quá trình đa dạng hóa kinh doanh của các chủ thể bên bán trên thị trường du lịch

• Cầu du lịch về hàng hóa vật chất

- Cầu du lịch về hàng lưu niệm: Khái niệm hàng lưu niệm cũng có tính tương đối Tùy quan niệm của mỗi người mà hàng lưu niệm có thể là những hàng hóa có tính tượng trưng cho mỗi đất nước, mỗi địa phương, mỗi điểm du lịch, giá trị sử dụng của nó đối với người mua là việc giúp họ hồi tưởng, ghi nhớ, đánh dấu những điểm tham quan du lịch mà họ đã tới, chứa đựng những trải nghiệm du lịch Đây là những vật rất có ích, nhưng ít khi được kể đến hàng đầu trong danh mục mua sắm của du khách Hàng lưu niệm cũng có thể là những quà tặng có giá trị kinh tế cao, giá trị sử dụng là ghi nhớ đến người tặng, tạo ra hoặc tăng cường quan hệ giữa người tặng và người nhận quà Ở trường hợp thứ nhất hàng lưu niệm được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa đích thực của nó Còn trong trường hợp thứ hai hàng lưu niệm được hiểu theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp về hàng lưu niệm, cầu du lịch về hàng lưu niệm hầu như chỉ xuất hiện và đáp ứng trên thị trường du lịch Đáp ứng tố cầu

về hàng lưu niệm sẽ mang lại hiệu ứng quảng bá, quảng cáo cao, hình thành cầu về tham quan điểm du lịch, khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống sản xuất hàng lưu niệm và tạo khả năng xuất khẩu tại chỗ

- Cầu du lịch về hàng hóa có giá trị kinh tế đối với KDL: trong quá trình đi

du lịch, KDL thường kết hợp mua các hàng hóa có giá trị kinh tế cao Cầu du lịch

về hàng hóa có giá trị kinh tế cao xuất phát từ nhu cầu mua sắm phục vụ cho bản than và gia đình của KDL Nhưng trong những trường hợp nhất định, có những

Trang 21

KDL kết hợp mua những hàng có giá trị kinh tế, giá cả rẻ hơn so với nơi thường trú của họ để bán nhằm trang trải chuyến đi hoặc mục đích sinh lợi

Cầu du lịch về hàng hóa là một bộ phận cấu thành trong cầu du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về tình cảm, để ghi lại dấu ấn về chuyến đi hay đáp ứng nhu cầu khác Cầu du lịch về hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong một chuyến du lịch, là một yếu tố làm cho tour du lịch thêm sinh động, không bị nhàm chán, có tác động quan trọng tạo nên một nhịp giãn cần thiết cho KDL

Trên cơ sở đó, xét thấy một điểm đến du lịch có sức thu hút thì không chỉ xây dựng cho mình hệ thống các hàng hóa và DV đầy đủ theo cơ cấu nhu cầu của

du khách, mà còn phải biến nó trở thành yếu tố đặc sắc, độc đáo mà KDL quan tâm

và yêu thích

(iv) Hình ảnh du lịch của địa phương

Hình ảnh điểm đến du lịch là sự kết hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của mỗi người về điểm du lịch [Baloglu, S., & McCleary, W K (1999)]

và do vậy là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách

Yếu tố độc đáo hoặc hình ảnh của một địa phương là rất quan trọng trong việc thu hút du khách đến một nơi để du lịch Sẽ không đảm bảo được một điểm đến tham quan có tính hấp dẫn cao nếu không đạt được hiệu quả trong vấn đề tạo hình ảnh này Nhiều phương tiện khác nhau có thể được sử dụng để quảng bá hình ảnh điểm đến (ví

dụ như tiếp thị và xây dựng thương hiệu, phương tiện truyền thông du lịch, marketing) Hình ảnh của các điểm đến bao gồm tính độc đáo, điểm tham quan, chất lượng môi trường, an toàn, mức độ DV, và sự thân thiện của người dân, v.v

e-(v) Hoạt động xúc tiến du lịch điểm đến

Xúc tiến du lịch điểm đến là một hoạt động hết sức quan trọng trong việc thu hút du khách tới điểm đến vì những lý do sau:

- Một điểm đến du lịch được khách lựa chọn để thực hiện chuyến đi của mình trước hết phải là điểm đến mà họ đã biết thông tin và khao khát muốn đến, muốn khám phá

Trang 22

- Hầu hết các SPDL bị cạnh tranh mạnh và dễ thay thế nên việc thuyết phục khách hàng lựa chọn mình là điều cần thiết trong các hoạt động nhằm thu hút khách đến

Như vậy, hoạt động xúc tiến du lịch điểm đến được xem như là một chất xúc tác tạo mối liên hệ giữa cầu du lịch và điểm đến Trong nghiên cứu thu hút khách đến du lịch một địa phương, hoạt động xúc tiến được xem là yếu tố quan trọng thứ

ba bên cạnh yếu tố cung và cầu du lịch điểm đến Nội dung về xúc tiến du lịch điểm đến sẽ đực làm rõ hơn trong phần sau

1.2 Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến

1.2.1 Khái niệm hoạt động thu hút khách du lịch

Để thu hút KDL tới một điểm đến thì điểm đến đó cần thực hiện hàng loạt những công việc liên quan đến xây dựng và phát triển hệ thống hàng hóa DV làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ, cung cấp thông tin cho du khách để họ biết về điểm đến và các hoạt động khác nhằm tạo khả năng dễ tiếp cận của điểm đến, v.v nhằm mục đích thuyết phục khách hàng lựa chọn điểm đến đó cho chuyến du lịch của mình

Như vậy, hoạt động thu hút khách du lịch là hoạt động nhằm kích thích cầu

du lịch về điểm đến

Các đối tượng chính tham gia hoạt động thu hút khách du lịch là ngành du lịch của địa phương và các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch tại địa phương này

1.2.2 Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của ngành Du lịch địa phương

Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của ngành Du lịch địa phương

là tổng hợp các hoạt động nhằm giúp cho du khách biết đến, tạo sự dễ tiếp cận điểm đến cho du khách trong nước để kích thích họ tới du lịch Những công việc cụ thể như sau:

• Thực hiện công tác xúc tiến du lịch

Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu marketing thì bản chất của hoạt động xúc tiến du lịch điểm đến là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về sản

Trang 23

phẩm, về điểm đến nhằm thuyết phục khách lựa chọn sản phẩm cũng như lựa chọn điểm đến cho chuyến du lịch của mình

Theo quan điểm này, để thực hiện được mục tiêu xúc tiến du lịch điểm đến cần phải sử dụng các công cụ xúc tiến Theo các chuyên gia marketing thì hoạt động xúc tiến bao gồm nhiều công cụ: quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến bán, marketing trực tiếp, v.v tuy nhiên, ở phương diện hoạt động thu hút khách du lịch tới điểm đến của ngành Du lịch địa phương, thì một địa phương cần quan tâm nhất đến công cụ quảng cáo

Quảng cáo: là một hoạt động giới thiệu về điểm đến nhằm tới những thị trường mục tiêu nhất định được thực hiện qua các phương tiện truyền thông và phải trả tiền

Mục tiêu của quảng cáo là mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, xây dựng

và củng cố thương hiệu điểm đến

Một số phương tiện để quảng cáo: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời, internet, thông qua các cuộc triển lãm, v.v

Theo Luật Du lịch Việt Nam xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch (theo Khoản

Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;

Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân

Trang 24

tộc trong cả nước, từng vùng từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, CSVCKT

du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các DV du lịch;

Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng SPDL phù hợp với thị hiếu khách

du lịch (KDL); tuyên truyền, giới thiệu SPDL

Trên cơ sở nội dung xúc tiến du lịch của quốc gia, một địa phương là một điểm đến du lịch cần giới thiệu rộng rãi hình ảnh đặc sắc của địa phương đến cho du khách, tuyên truyền nhận thức của người dân về phát triển du lịch, không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, DV phục vụ du lịch, xây dựng hình ảnh của địa phương giới thiệu đến du khách

Xúc tiến điểm đến du lịch là hoạt động xúc tiến mang tầm vĩ mô, do vậy; ngành Du lịch của một địa phương cần phải có chiến lược hoàn chỉnh, toàn diện trên mọi mặt như nội dung xúc tiến của Luật Du lịch Việt Nam

• Liên kết phát triển du lịch

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng

và xã hội hóa cao, phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà vượt ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực Theo các chuyên gia kinh tế du lịch nhận định việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là xu thế chung tất yếu trong thời đại hiện nay Để phát triển du lịch, các địa phương cần phải liên kết, hỗ trợ nhau phát huy lợi thế, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý Liên kết du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về TNDL, về hạ tầng, CSVCKT và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút KDL đến mỗi địa phương

Do vậy, đẩy mạnh hợp tác, liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch là việc làm cần thiết

để tạo sức mạnh chung

Liên kết du lịch được xác định là một giải pháp quan trọng giúp cho ngành

du lịch của các địa phương phát triển bền vững Để việc liên kết thực sự đem lại hiệu quả, ngành Du lịch của các địa phương cần phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác triệt để thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, biến các giá trị văn hóa truyền

Trang 25

thống thành sức mạnh thu hút du lịch, hướng tới một nền du lịch phát triển bền vững và lâu dài

• Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phát triển du lịch của một địa phương, tạo sức hút du lịch cho địa phương đó Cộng đồng địa phương có mối quan hệ mật thiết trong vấn đề khai thác TNDL để hình thành nên các hoạt động, loại hình và SPDL Việc phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng là quan điểm phát triển hợp lý ngày càng được xã hội quan tâm và khuyến khích

Sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao chất lượng du lịch Sự hiện diện

và tham gia của cộng dộng dân cư địa phương vào hoạt động du lịch nổi lên như một nhân tố cần thiết để thu hút khách

Như vậy, để một điểm đến thực sự có sức hút không chỉ có sự nỗ lực tham gia của ngành Du lịch địa phương, các doanh nghiệp mà còn cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương điểm đến đó

1.2.3 Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại một địa phương là người hưởng lợi nhiều nhất khi lượng khách tới du lịch địa phương đó gia tăng Chính vì vậy, hoạt động thu hút KDL tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương trở thành nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công trong việc thu hút du khách

Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương chính là những hoạt động nhằm tạo ra SPDL được du khách lựa chọn, phát triển sản phẩm một cách bền vững và các hoạt động khác nhằm gia tăng thị phần du lịch trong nước Cụ thể:

• Nâng cao năng lực cạnh tranh

KDL ngày càng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, linh hoạt và độc lập hơn;

có nhu cầu cao hơn về chất lượng và năng động hơn trong quá trình du lịch Trong

Trang 26

khi đó nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên, kèm theo đó là hàng loạt cách doanh nghiệp hình thành, điều đó làm gia tăng áp lực với các điểm đến cũng như các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được du khách, làm thế nào để phát triển bền vững; giải pháp cho vấn đề này là các doanh nghiệp cần phải nâng cao NLCT của mình

Trong xu thế hiện tại, NLCT trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công mang tính dài hạn của một một điểm đến du lịch và các doanh nghiệp của điểm đến đó Do vậy, các điểm đến, các doanh nghiệp buộc phải nỗ lực tìm mọi cách tạo sản phẩm khác biệt để thu hút KDL

Để nâng cao NLCT của một điểm đến, tạo sức hút mạnh mẽ và gia tăng lượng khách đến thì trước tiên các doanh nghiệp của điểm đến đó phải chủ động nâng cao NLCT của mình

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút

và sử dụng có hiệu quả các yếu tố tạo sản phẩm nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững

Như vậy, một doanh nghiệp du lịch muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình phải đảm bảo:

- Mang lại cho du khách những trải nghiệm mà du khách ưa thích hơn các doanh nghiệp tương đồng;

- Duy trì và mở rộng được thị trường KDL;

- Đảm bảo lợi ích kinh tế và phát triển bền vững

• Liên kết trong kinh doanh du lịch

Đồng thời với việc liên kết phát triển ngành Du lịch giữa các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng phải chủ động liên kết với nhau nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt cũng như góp phần vào thu hút KDL đến với địa phương

Các doanh nghiệp tăng cường mối liên kết sẽ tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng bảo đảm, giá cả cạnh tranh nhằm thu hút khách, tạo cơ hội kinh doanh bền vững, lâu dài

Trang 27

Liên kết không chỉ cần thiết diễn ra ở chiều sâu giữa các đơn vị kinh doanh trong cùng một hệ thống mà còn phải liên kết theo chiều rộng; nghĩa là không chỉ các đơn vị kinh doanh lữ hành liên kết với nhau mà các đơn vị kinh doanh lữ hành còn phải liên kết với các cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống, mua sắm, các đơn vị vận chuyển và có thể nhiều đơn vị của ngành khác nhằm mục tiêu thu hút khách và cùng

hỗ trợ nhau khai thác thị trường du lịch nhiều tiềm năng trong nước

Tiểu kết chương 1

Hoạt động du lịch của một địa phương được đánh giá qua lượng KDL và doanh thu trong các thời kỳ Do vậy, để du lịch của địa phương phát triển cần phải gia tăng nguồn khách đến và gia tăng mức chi tiêu của họ tại địa phương Để làm được điều này phải có những chính sách thu hút khách hiệu quả và những chiến lược dài hạn có mục tiêu và ý nghĩa lâu dài

Nghiên cứu thu hút khách trên cơ sở cung – cầu du lịch và các điều kiện hỗ trợ sẽ chỉ rõ: một địa phương có những thế mạnh gì và những thế mạnh đó có thể để đáp ứng được nhu cầu gì của du khách, làm thế nào để du khách biết đến và tiếp cận

dễ dàng tới điểm đến Điều này có ý nghĩa quan trọng như một chiếc chìa khóa mở

ra các giải pháp thu hút khách

Phát triển sản phẩm và hoàn thiện CSVCKT du lịch là tạo khả năng cung ứng du lịch của một địa phương Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để thu hút KDL, điều này chỉ ra rằng điểm đến đó có khả năng đáp ứng nhu cầu đi du lịch của

du khách Ngoài ra, những chính sách xúc tiến hiệu quả cùng với những chương trình liên kết giữa các địa phương sẽ là chất xúc tác hiệu nghiệm trong việc kết nối cung cầu trong du lịch

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA

TỚI DU LỊCH PHÚ YÊN 2.1 Điểm đến du lịch Phú Yên

2.1.1 Các yếu tố cơ bản của cung du lịch Phú Yên

2.1.1.1 Tài nguyên du lịch Phú Yên

(i) Tài nguyên du lịch tự nhiên

Phú Yên có vị trí khá thuận lợi cho việc thông thương kinh tế, có quốc lộ 1A

và đường sắt Bắc Nam chạy qua, có sân bay Tuy Hòa, cảng biển Vũng Rô Phú Yên nối liền với vùng Tây Nguyên bằng quốc lộ 25, tỉnh lộ 645 và tiếp nhận nguồn nước sông Ba

Vị trí địa lý quan trọng đã tạo nên cơ hội thuận lợi để Phú Yên phát triển ngành du lịch: Phú Yên có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây Nguyên, thúc đẩy khả năng giao lưu kinh tế, xã hội mạnh mẽ cho cả vùng Tây Nguyên với các khu vực khác của đất nước Yếu tố này đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu Bắc Nam và Đông Tây, đồng thời cũng tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh trong việc kết nối với các địa phương trong khu vực

• Khí hậu

Phú Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung từ 70 – 80% lượng mưa cả năm Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 – 2.100 mm/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,70C Trung bình hàng năm ở Phú Yên có trên dưới 100 ngày mưa, trong đó nơi

có ít ngày mưa nhất là Tuy An, Sông Cầu khoảng 70 – 80 ngày, nơi nhiều nhất là Sông Hinh, Sơn Hòa khoảng 120 – 130 ngày

Trang 29

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Phú Yên rất thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển

• Địa hình

Cả ba mặt của Phú Yên đều là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là dãy Đại Lãnh, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn Núi ở Phú Yên, những ngọn cao nhất tập trung ở phía Tây huyện Đồng Xuân (núi Chư Treng-1.238m, núi La Hiên-1.318m), ở Tây Nam huyện Tuy Hòa (hòn Dù-1.470m, hòn Chúa-1.310m) và phía Nam huyện Sông Hinh (núi Chư Ninh-1.636m), các núi còn lại nhìn chung không cao, dao động từ 300-600m Ở trong nội thị thành phố (TP) Tuy Hòa có một núi tuy không cao nhưng rất nổi tiếng vì nằm ngay bên bờ sông Ba,

có Tháp Nhạn cổ kính, phong cảnh trữ tình, đó là núi Nhạn

Do địa hình có nhiều núi đồi xen kẽ với đồng bằng nên ở Phú Yên cũng lắm đèo dốc Dọc theo quốc lộ 1A có các đèo dốc tương đối dài và hiểm trở như: đèo Cù Mông, dốc Gành Đỏ, đèo Cả, v.v Ngoài ra, trên các đường tỉnh, huyện, xã còn nhiều đèo dốc, đáng kể là đèo Cây Cưa ở Đồng Xuân, đèo Thị ở Tuy An, đèo Bình Thảo ở Sông Hinh, đèo Dinh Ông trên QL25, v.v Cũng chính do cấu tạo địa chất

có nhiều núi đèo, nên Phú Yên cũng có nhiều hang, gộp ăn sâu vào núi tạo thành những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, phân bố đều trên khắp các địa phương trong tỉnh Một điều đáng lưu ý là hầu hết các hang, gộp ở Phú Yên đều gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ vì là nơi đóng cơ quan, đóng quân của cách mạng

Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch Ba con sông này cũng đã bồi đắp nên những đồng bằng lớn của Phú Yên

Phú Yên có bờ biển dài 189km, chạy từ Cù Mông đến vũng Rô là một trong những bờ biển tương đối đẹp Do đặc điểm cấu tạo địa hình có những đoạn núi ăn thông ra sát biển tạo thành những hang, động, đầm, vịnh, vũng, mũi, đảo và bán đảo Hai vịnh Xuân Đài và Vũng Rô là những nơi neo đậu tàu thuyền tránh gió bão

Trang 30

và có thể biến thành hải cảng cho các tàu có trọng tải lớn ra vào Bờ biển Phú Yên

có những đoạn trải dài với những bãi cát trắng mịn và hàng thuỳ dương chạy men theo đó như bãi Tiên huyện Sông Cầu hay bãi biển Mỹ Á TP Tuy Hoà Đất và núi chạy ra tận biển tạo thành những đảo và bán đảo đẹp như đảo hòn Nần hay còn gọi

là đảo Bàn Than nằm trong đầm Cù Mông; đảo Nhất Tự Sơn thuộc địa phận thôn Khoan Hậu - Sông Cầu, v.v., hay các bán đảo Vịnh Hoà, Xuân Thịnh, Vũng Rô, v.v Ngoài ra khu vực dọc theo bờ biển còn có những mỏm đá nhô ra tận biển như: mũi Nạy, gành Đá Đĩa, v.v

Ở Phú Yên có 3 cao nguyên, nhưng nổi tiếng nhất nhờ đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa mát mẻ là cao nguyên Vân Hòa Là một vùng đất đỏ bazan, nằm ở độ cao 400m trên địa bàn các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Sơn Hòa Sơn Hòa còn có cao nguyên Trà Kê nằm ở xã Sơn Hội Tiếp giáp với cao nguyên Vân Hòa về phía đông là cao nguyên An Xuân thuộc xã An Xuân huyện Tuy An Nơi đây có khí hậu mát mẻ và một loại trà ngon nổi tiếng là trà An Xuân

Những điểm riêng có về địa hình cũng là lợi thế trong hoạt động phát triển

du lịch của Phú Yên Với địa hình đa dạng, nhiều ưu điểm tỉnh có thể khái thác tạo

ra lượng sản phẩm và chương trình du lịch phong phú làm thỏa mãn du khách

• Tài nguyên du lịch biển, đảo, ven bờ

Bãi biển Long Thủy – Hòn Chùa

Đi về hướng Bắc, cách trung tâm TP Tuy Hoà- Phú Yên khoảng 10km đường ôtô, nằm gần kề Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã An Phú, TP Tuy Hòa Long Thuỷ đã từ lâu được xem là bãi biển đẹp, được kết hợp hài hoà độc đáo của phong cảnh thiên nhiên, cùng với những rặng dừa xanh rợp bóng kéo dài trên bờ biển phẳng, cát trắng mịn và sạch

Cách bờ không xa có cụm đảo còn hoang sơ như đảo Hòn Chùa có diện tích khoảng 0,22 km2 và 2 đảo nhỏ là Hòn Dứa và Hòn Than Khu vực quanh các đảo này có những rạn san hô có diện tích khoảng 100 ha Long Thuỷ – Hòn chùa rất thích hợp cho đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Có thể tổ chức các DV: lặn biển, câu cá, lướt ván và các trò chơi thể thao trên biển, v.v Xa hơn về phía Bắc là các

Trang 31

đảo hòn Yến và hòn Lao Mái Nhà, nơi đây cũng có phong cảnh đẹp và hệ sinh thái biển đa dạng

Vào trung tuần tháng 6 Âm lịch hàng năm, tại đây thường diễn ra lễ hội cầu ngư Trong dịp này có những nghi thức cúng tế để cầu an, cầu phúc vạn làng

Người dân Long Thuỷ phần lớn chuyên làm nghề đánh bắt hải sản, nên du khách đến đây không chỉ có thể tắm biển hoặc du thuyền mà còn được thưởng thức nhiều loại hải sản tươi, là những loại đặc sản không phải nơi nào cũng có

Vịnh biển Vũng Rô – Mũi Điện – Hòn Nưa

Nằm bên hông đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Vũng Rô

là một vịnh biển đẹp trên đường thiên lý Bắc - Nam có thế biển dựa vào dãy Trường Sơn tạo thành một vòng cung vững chắc Vũng Rô được các dãy núi Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà che chắn cả 3 hướng Bắc, Đông, Tây Phía Nam là cửa biển có đảo Hòn Nưa cao 105m như một pháo đài canh gác cho tàu bè ra vào Vũng Rô có cả thảy 12 bãi nhỏ: bãi Lách, bãi Mù U, bãi Ngài, bãi Chùa, bãi Chân Trâu, bãi Hồ, bãi Hàng, bãi Nhỏ, bãi Chính, bãi Bàng, bãi Lau, bãi Nhãn Vịnh Vũng Rô với diện tích 1.640 ha, gắn liền với di tích lịch sử quốc gia: Huyền thoại những con Tàu Không

số và đường Hồ Chí Minh trên biển

Hòn Nưa nằm phía Nam vịnh Vũng Rô, có đỉnh cao 105m so với mực nước biển Một bên sườn là cây cối tương đối xanh tốt, bên còn lại là vách đá dựng đứng như những cánh tay rắn rỏi chắn sóng che chắn cho phía sườn bên kia Nhìn từ đèo

Cả, Hòn Nưa với những mỏm đá nhọn hoắc cắm trên đỉnh vách đá thẳng đứng trông thật hùng vĩ oai phong nhưng cũng thật cô đơn trên mặt biển xanh, như một con thuyền đang từ từ rời đất mẹ hướng ra đại dương mênh mông

Từ cảng Vũng Rô đến hòn Nưa khoảng một giờ đồng hồ bằng thuyền của ngư dân, nơi đây có một bãi biển chạy dài khoảng 500m theo hình vòng cung với bờ cát trắng mịn và nước biển xanh trong màu ngọc bích; một vách núi đá dựng đứng, cheo leo, nhiều cụm đá nhỏ với nhiều hình thù khác lạ; thấp thoáng phía xa là dãy cây xanh để phân biệt đất liền và nước biển Hòn Nưa chứa đựng một vẻ đẹp hoang

sơ, “sản vật biển” dồi dào, còn có những rạn san hô mang vẻ đẹp mê ly, kiêu kỳ thật

sự thích hợp cho những chuyến đi du lịch khám phá biển

Trang 32

Mũi Điện vốn là một nhánh của dãy Trường Sơn chồm ra mép biển, mũi Điện tạo thành vũng biển bãi Môn trong vắt với bãi cát vàng mịn màng, đón nhận từng cơn sóng nhẹ nhàng mơn man làn cát thưa vắng dấu chân người Trên ngọn mũi Điện hiện diện ngọn đèn biển với những nhân viên gác đèn rất hiếu khách, sẵn sàng đón khách đến thăm, tán gẫu hay chia sẻ niềm vui với những món ăn chế biến đơn giản, những buổi sinh hoạt lửa trại ấm áp tình người

Gần mũi Điện, bãi Môn là khu làng Sơn Đừng ven biển với nguồn mạch nước ngọt rất đặc biệt, chỉ cần dùng tay vén một hố cát nhỏ, chỉ sau chừng 5 - 10 phút là dòng nước ngọt sẽ trào ra, nước có thể dùng để rửu mặt, rửa tay và cũng có thể uống được

Cụm vịnh biển vũng Rô – mũi Điện – hòn Nưa là một thắng cảnh của Phú Yên, chắc chắn nếu được đầu tư phát triển du lịch sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn

Đầm Cù Mông

Đầm Cù Mông là tên một vũng biển nhỏ ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, còn có tên khác là vũng Mồi, có diện tích khoảng 26,55km², dài nhưng hẹp, được bao bọc phía ngoài bởi khối núi Cù Mông chạy dài hơn 15km ra biển tạo nên bán đảo Cù Mông với nhiều phong cảnh đẹp mắt

Theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua khỏi đèo Cù Mông là đến đầm Cù Mông Đầm Cù Mông có mặt nước yên lặng, hai bên bờ là những vạt cỏ mềm mại, những đầm đầy hoa dại mang vẻ đẹp tự nhiên Đầm còn là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, tôm hùm giống

Khí hậu tại Đầm Cù Mông mát mẻ, là vùng nuôi tôm hùm thương phẩm lớn nhất của tỉnh Phú Yên Ngoài ra, Đầm Cù Mông còn có nhiều loại hải sản khác Nhìn từ đèo Cù Mông xuống, Đầm Cù Mông trông như 1 dải lụa óng ả nằm xoải dài, xa xăm là các làng mạc ẩn hiện trong bóng dừa xanh rì bạt ngàn

Với vẻ đẹp thiên nhiên như tranh vẽ và địa thế quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến cư dân quanh vùng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cùng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, đầm Cù Mông đang được ngành Văn hóa - Du lịch lập

hồ sơ đề nghị công nhận danh thắng cấp quốc gia

Trang 33

Bắt đầu từ cửa ở phía Nam đi vào trong vịnh là gành Đèn, cửa Tiên Châu, gành Đỏ, vũng Lắm, Nhất Tự Sơn, v.v Giữa vịnh có các hòn đảo nhỏ như Hòn Yến; cù lao Ông Xá; đảo Nhất Tự Sơn Ở phía bắc vịnh dọc theo bán đảo Xuân Thịnh có các vũng nằm giữa các mũi Động Tranh, gành Ông Tướng, gành Bà, v.v

Từ cửa vịnh ở phía Nam đi ra biển có gành Đá Đĩa, hòn Lao Mái Nhà, v.v đi ra phía bắc là bãi Từ Nham, vịnh Hòa, Bãi Tràm, bãi Nồm, v.v

Danh thắng cấp quốc gia vịnh Xuân Đài - một vịnh biển hồn hậu đã được đề

cử vào Câu lạc bộ những vịnh đẹp thế giới, cũng là vịnh biển được kỳ vọng trong tương lai sẽ là trung tâm du lịch lớn

Đầm Ô Loan

Nằm cạnh chân đèo Quán Cau, tiếp giáp các xã An Cư, An Hoà, An Hải, An Hiệp và An Ninh Đông của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Cách TP Tuy Hoà khoảng 25km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A

Đầm Ô Loan có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào Do thế đất đồi là đất sỏi nhớt nên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm Do vậy, lòng đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ, khoảng trên 1 mét Riêng phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét Khi đứng trên đỉnh

Trang 34

đèo Quán Cau, phóng tầm nhìn bao quát khắp cả vùng thì đầm Ô Loan như một mặt

hồ rộng yên ả được bao bọc bởi những dãy đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt Núi Từ Bi là một nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, có con suối cùng tên Từ Bi, bắt nguồn từ hòn Chồng Suối chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi đổ

ra đầm, tạo nên cảnh quan thơ mộng

Từ mạn Tây Bắc chạy ra tới An Ninh Đông là bãi cát vàng óng, có rừng phi lao chạy dài theo men bờ nước, xưa kia là nơi trú ẩn của các loài chim thú như le le, chàng bè, bồ nông, cò, diệc và nhiều nhất là vịt nước Chúng sinh sống thành từng đàn, bắt cá dưới lòng đầm

Trong đầm còn có những rạng ngầm dưới mặt nước, là nơi để những con hàu bám vào sinh sống, một loại hải sản ngon, mát bổ Đầm Ô Loan có nhiều hải sản sinh sống như tôm, cá, ghẹ, cua huỳnh đế, điệp, cá mú, v.v nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là con sò huyết Ô Loan cơm dày, thịt ngọt và rất thơm, thơm hơn sò huyết các nơi khác, được du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao Trước đây, sò huyết Ô Loan không chỉ có mặt khắp nơi trong nước mà còn xuất khẩu sang Singapore, Thái Lan, v.v

Hiện nay, đầm Ô Loan được Bộ VHTT xếp vào di tích danh thắng cấp quốc gia Hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, nhân dân sống quanh đầm tổ chức lễ hội đua ghe truyền thống, thu hút nhiều đội ghe đua ở các địa phương khác đến tham gia Trước đó, ngư dân cũng tổ chức cúng thần, cầu ngư, hò bá trạo, v.v Trong dân gian có nhiều huyền thoại về tên gọi đầm Ô Loan, nhưng gần gũi nhất là câu chuyện về nàng Loan và chim Ô thước đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác

Trang 35

lấn biển với những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc với màu đen bóng Gành đá dĩa được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào cách đây gần 200 triệu năm, nham thạch nóng khi phun trào gặp nuớc biển lạnh liền bị đông cứng, đồng thời xảy ra hiện tuợng ứng lưu làm cho các khối đá nứt theo các chiều: dọc, xiên, ngang tạo thành các khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác, v.v thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa chìm nửa nổi trên biển

Gành Đá Đĩa còn rất hoang sơ, ở đây, xóm làng cư ngụ dọc theo những con đường, có đồi núi, nương rẫy và cuộc sống thì mang đậm chất của người địa phương Đẹp nhất khi đến đây là vào thời điểm buổi sáng sớm Mặt trời vừa từ biển nhô lên, mặt biển bên cạnh gành đá tương phản như một tấm gương tuyệt đẹp Cảnh hoang sơ, đá tự nhiên, nước biển xanh ngắt, khí hậu mát lành và những điều hấp dẫn khác sẽ khiến con người cảm thấy thư thái vô cùng

Đi sâu xuống dưới gành, bắt gặp một hang ăn sâu vào chân núi, bọt tung trắng xóa Xa xa là bãi Bàng với làn nước trong vắt in bóng mây trời Từ gành Đá Đĩa có thể ngược vào cù lao Mái Nhà, Hòn Yến cách đó không xa hoặc ngược lên phía bắc là vịnh Xuân Đài nằm bên thị xã Sông Cầu

Chính vì những đặc điểm nổi bật đó mà ngày 23.1.1997, gành Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận Di tích thắng cảnh cấp quốc gia Từ đó đến nay, gành Đá Đĩa vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn của mình và thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan

Ngoài những bãi biển, đầm, vịnh đã nêu trên Phú Yên còn nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: Bãi Tràm, Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Từ Nham, Bãi Ôm, Bãi Bình Sa (thị xã Sông Cầu), An Hải, Phú Thường, Bãi Súng, Bãi Xép, v.v (Tuy An), bãi biển Tuy Hòa (TP Tuy Hòa), Bãi Gốc, Bãi Tiên, v.v (Đông Hòa) Ngoài ra, Phú Yên còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: Lao Mái Nhà, hòn Yến, hang Cọp, v.v

TNDL biển, đảo, ven bờ Phú Yên là một lợi thế lớn để Phú Yên phát triển các loại hình du lịch biển đảo đặc sắc cho riêng mình đặc biệt là nghỉ dưỡng và khám phá biển

Trang 36

• Các suối nước khoáng nóng

Tại Phú Yên có 4 nguồn suối khoáng nóng là: Trà Ô, Triêm Đức, Lạc Sanh

và Phú Sen Nhiệt độ của các nguồn suối này từ 500C đến 700C, tại hai suối là Phú Sen và Triêm Đức còn có lượng bùn khoáng rất tốt cho sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh

Phong cảnh hữu tình kết hợp với giá trị khai thác về bùn khoáng và nhiệt độ các suối nước khoáng nóng ở Phú Yên sẽ là những điểm đến lý tưởng cho du khách nhằm giải tỏa mệt mỏi trong suốt hành trình chuyến đi

• Các khu bảo tồn thiên nhiên

Trên địa bàn tỉnh có hai khu bảo tồn có giá trị khai thác phục vụ du lịch là Khu rừng cấm Bắc Đèo Cả và Khu bảo tồn Krông Trai

Khu rừng cấm Bắc Đèo Cả

Thuộc xã Hòa Xuân Nam và Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cách

TP Tuy Hòa khoảng 30km về phía Nam Đây là phần đồi núi kéo dài của núi Vọng Phu cao 2.051m về phía Đông, có tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 8.740 ha Nơi đây, còn bảo tồn hàng trăm loài động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu và quí hiếm Rừng có những cây gỗ quý và đặc trưng như chò, trâm, dẻ, cà ná, cẩm, thị Động vật có các loài thú như trĩ sao, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gấu chó, tê tê, báo hoa, nhím, khỉ, sóc và nhiều loài chim

Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai

Cách TP Tuy Hòa 80km theo trục đường quốc lộ 25, khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai là nơi có hệ sinh thái chuyển tiếp từ Tây sang Đông của dãy Trường Sơn nên hệ động thực vật ở đây phong phú đa dạng

Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai có tổng diện tích là 13.775 ha, thuộc 6

xã bao gồm xã Cà Lúi, Ea Chà Rang, K’rông Trai, K’rông Pa, Suối Bạc, Suối Trai huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Gia Lai Phía Tây Nam giáp sông Ba và phía Đông giáp khu đất sản xuất nông nghiệp

Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới năm 2012 đã ghi nhận được các kiểu thảm thực vật rừng, bao gồm: rừng kín thường

Trang 37

xanh mưa ẩm nhiệt đới; rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; rừng trồng; trảng cây bụi; trảng cỏ Đặc biệt, khu bảo tồn phân bố trên vùng đất bằng, xen kẽ một vài ngọn núi thấp đã hình thành nên kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới mang tính đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn

Cùng với sự hình thành của các kiểu rừng chính trong Khu rừng đặc dụng, ở đây đã tồn tại hệ động vật tương đối giàu về số lượng và phong phú về thành phần loài nhất là các loài thú móng guốc Đây là một trong số rất ít các khu bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh ven biển miền Trung còn có thể gặp được một số các loài thú, chim

cỡ lớn như: Bò rừng, Bò tót, Nai, Mang lớn, Sơn dương, Vượn, Khỉ, Công, Trĩ; Thực vật quý hiếm như Trắc, Tuế lá xẻ, Gõ đỏ, v.v là những loài có tên trong Sách

Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ thế giới (2011) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP

Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai còn là nơi bảo tồn các văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của các đồng bào dân tộc ít người như đồng bào Ê Đê, Ba

Na với các lễ hội: đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ hội mùa, kể khan, nghệ thuật nhà mồ

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện ví trí thuận lợi kết hợp với văn hóa truyền thống, khu rừng cấm Bắc Đèo Cả và khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Ngoài những TNDL tự nhiên đã được kể trên, Phú Yên còn có nhiều điểm có TNDL có thể phục vụ ngành như: núi Chóp Chài, Vực Phun, khu sinh thái Sơn Nguyên, v.v

TNDL tự nhiên của Phú Yên đa dạng và phong phú có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó, TNDL biển đảo là nguồn tài nguyên quý giá nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên

(ii) Tài nguyên du lịch nhân văn

• Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích kiến trúc - nghệ thuật Tháp Nhạn

Tháp Nhạn nằm trên đỉnh núi Nhạn, bên bờ Bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc Tp Tuy Hòa

Trang 38

Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12 Tháp được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới Tháp cao gần 25m, mỗi cạnh chân tháp dài 11m Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí Vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh Ðây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng và Quảng Nam

Hiện nay, trong tháp Nhạn không có bộ thờ và các tượng thờ Phía sau tháp

có một phiến đá lớn cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen Dưới chân núi Nhạn về phía Tây Nam, ven bờ sông có một tảng đá khá bằng phẳng trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) ta thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chàm như ở Ponagar Tảng đá cao 5m, rộng 5m Chữ khắc ở khoảng 1/3 tảng đá Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa

Ngày 16/11/1988 Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Tháp Nhạn là

Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia

Di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng)

Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng) ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy

An, cách TP Tuy Hoà khoảng 35 km về phía Bắc Chùa nằm trên một triền núi có nhiều tảng đá trắng nên còn được gọi là chùa Đá Trắng hay chùa Bạch Thạch

Được xây dựng từ năm 1797, chùa Đá Trắng nằm ở độ cao gần 100m so với mặt nước biển Lưng chùa hướng về phía bắc dựa vào dãy núi Xuân Đài Mặt trước chùa hướng về phía nam, nhìn ra con sông Cái (sông Ngân Sơn) và sông Nhân Mỹ Đứng ở sân chùa có thể nhìn bao quát cả một vùng sông, núi xanh biếc tuyệt vời Vùng đất này từng là thủ phủ của tỉnh Phú Yên đầu thế kỷ 17

Đặc biệt, trong chùa có quả Đại hồng chung nặng 330 kg do Hoà thượng Pháp Ngũ đúc tại kinh đô Phú Xuân Xung quanh chùa là vườn xoài rất nổi tiếng,

Trang 39

“Xoài Đá Trắng, sắn Phường Lụa” Dưới triều nhà Nguyễn, xoài Đá Trắng được tiến vua, nên có tên là “Xoài Ngự”, “Xoài Tiến” và được mang hiệu là “Bạch Thạch Yêm Ba”

Ngày 23/1/1997 Bộ VHTT có quyết định công nhận Chùa Từ Quang (Chùa

Đá Trắng) là Di tích lịch sử – nghệ thuật cấp quốc gia

Ngoài hai điểm di tích lịch sử đã nêu trên Phú Yên còn có 16 di tích lịch sử cấp quốc gia khác đã được công nhận, đều có giá trị trong khai thác phục vụ phát

xứ Mằng Lăng, phụ trách việc xây dựng nhà thờ, đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta, cuốc sách được in năm 1651 tại Roma, Ý Đó là quyển giáo lý "Phép giảng tám ngày" của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai sinh ra chữ quốc ngữ

Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng 5.000m², sơn màu trắng, nhưng vết thời gian đã ngả thành đen như một bức tranh thủy mặc Mặt tiền nhà thờ có kiểu kiến trúc gothique, gây ấn tượng như một nhà thờ ở Pháp hoặc ở La Mã đầy chất mỹ thuật Hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá mà khi bước vào bên trong, có thể thấy hai chiếc dây kéo chuông báo lễ và may mắn thì được chứng kiến cảnh kéo dây để tiếng chuông nhà thờ ngân vang rộn rã cả một xóm đạo

Với lịch sử gần 120 năm tồn tại, mỗi bức tường, cánh cửa, bàn cầu nguyện, v.v nơi đây đều nhuốm màu thời gian Cùng sự độc đáo trong hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX, nhà thờ Mằng Lăng là điểm đến không thể

bỏ qua trong những dịp ghé thăm tỉnh Phú Yên

Trang 40

Chùa Bảo Lâm

Chùa Bảo Lâm tọa lạc ở thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 3km Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19

Trước ngôi chánh điện, chùa đặt thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên đứng trên đài sen Chính giữa Phật điện tôn trí tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền Đặc biệt, sau ngôi chánh điện, trên triền núi, chùa có tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền trên đài sen cao 18m, an vị năm 1998 Năm 2004, chùa đã xây tháp chuông, đăt quả đại hồng chung cao 2,4m, nặng 1,5 tấn

Có cảnh trí thiên nhiên đẹp, với kiến trúc hài hòa, không gian thanh tịnh, Bảo Lâm là ngôi chùa nổi tiếng ở Phú Yên, thường xuyên đón tiếp rất đông Phật tử và

du khách gần xa đến chiêm bái

Chùa Thanh Lương

Chùa Thanh Lương tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam, Xã An Chấn, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú yên, cách trung tâm TP Tuy Hòa 10 km về phía Bắc

Cái riêng của cảnh chùa là sự giao thoa giữa tâm và cảnh Tâm cảnh viên dung thì thế giới mới tròn đầy và mùa xuân thường tại khắp cả thế gian Cảnh quan

ở đây không đồ sộ mà e ấp kín đáo, không lộng lẫy tân thời mà uy nghi trầm mặc

Bên trái ngôi chùa, sen nở ngát hương dưới hồ như tô điểm cho bức tranh thêm sức sống Mái tam quan được giữ nguyên vẻ cổ kính với mái ngói nâu đỏ rêu phong Toàn bộ cảnh chùa như ẩn hiện dưới tán cây cổ thụ, tạo cảm giác yên bình

Hiện tại, chùa Thanh Lương đang trở thành điểm hành hương mang giá trị tâm linh độc đáo của tỉnh Phú Yên

• Các làng nghề truyền thống

Phú Yên có một số làng nghề truyền thống như: làng bánh tráng Hòa Đa, làng rau Bình Ngọc, làng nước mắm Ghành Đỏ, làng đan lát Vinh Ba, v.v có thể phục vụ vào khai thác du lịch ở mức độ kết hợp với những loại hình du lịch khác

Ngày đăng: 27/08/2015, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w