Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hƣớng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Có một điều đăc biệt khác với những ngành khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của môi trƣờng cũng nhƣ tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn. Việc
20
phát triển du lịch bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó đem lại, thì những mặt trái, những tác hại do du lịch sẽ xuất hiện. Thực tế ở nƣớc ta có thời kỳ chúng ta chỉ biết khai thác mà không biết bảo vệ và tôn tạo nó, các giá trị tài nguyên du lịch bị hủy hoại, nhiều tài nguyên du lịch đã không còn tồn tại. Nếu du lịch không muốn làm tăng thêm sự xuống cấp của môi trƣờng và tự phá hủy mình trong quá trình hoạt động, nhất là trong tƣơng lai, thì ngành du lịch cũng giống nhƣ các ngành kinh doanh khác phải nhận biết đƣợc trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng, kinh tế, xã hội và phải biết làm thế nào để du lịch trở nên bền vững hơn. Chính vì vậy sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Những nguyên tắc để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững không tách rời khỏi những nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Trên cơ sở đó kết hợp với những đặc điểm của ngành du lịch, Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên thế giới đƣa ra mƣời nguyên tắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch:
- Nguyên tắc 1: Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành, nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhiều ngành KT - XH. Ngành du lịch mang lại hiệu quả trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành KT - XH. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch KT - XH, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch. Thực tế cho thấy ở những nơi có vị trí của du lịch chƣa đƣợc xác định đúng mức trong một chiến lƣợc phát triển tổng thể KT - XH, nơi phát triển du lịch không đƣợc xem xét và cân nhắc đối với các ngành khác trong khuôn khổ một quy hoạch tổng thể, thì sự phát triển quá mức của các ngành khác sẽ làm tổn hại tới tài nguyên và làm suy thoái môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch. Trong quy hoạch cần phải hợp nhất tất cả các mặt KT - XH, môi trƣờng, tôn trọng chính sách của đia phƣơng, khu vực và quốc gia, phải phù hợp với hoàn cảnh địa phƣơng. Khi hòa nhập, quy hoạch phù hợp du lịch với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, ngành du lịch sẽ đƣợc đầu tƣ, phát triển phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
21
- Nguyên tắc 2: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Du lịch là ngành kinh tế có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch đƣợc coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du khách. Chính vì vậy đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Nếu các tài nguyên du lịch đƣợc khai thác một cách hợp lý, bảo tồn và tôn tạo thì sự tôn tạo đó sẽ đáp ứng lâu dài nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở nghiên cứu kiểm kê, đánh giá, quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển cụ thể.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên môi trƣờng, thiên nhiên và con ngƣời, phát triển và thực thi các chính sách môi trƣờng hợp lý, có hệ thống giảm ô nhiễm môi trƣờng và nguồn nƣớc và không khí. Tôn trọng các nhu cầu và quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng, triển khai các hoạt động du lịch một cách có trách nhiệm và đạo đức.
- Nguyên tắc 3: Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải. Sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sự hủy hoại môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Để thực hiện nguyên tắc này, ngành du lịch cần khuyến khích việc giảm tiêu thụ không đúng đắn của du khách, ƣu tiên sử dụng các nguồn lực địa phƣơng thích hợp và bền vững, giảm rác thải và đảm bảo xử lý rác thải do du lịch thải ra một cách an toàn, sử dụng các thiết bị xử lý rác thải tiên tiến, đầu tƣ các dự án tái chế rác thải. Do vậy cần có sự quy hoạch đúng đắn ngay từ khi lập dự án, có đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trƣờng để có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm lƣợng chất thải vào môi trƣờng là cần thiết.
- Nguyên tắc 4: Phát triển phải gắn với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng. Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu cao về tự nhiên, văn hóa và xã hội, nơi đó sẽ
22
có khả năng cạnh tranh du lịch cao và có sức hấp dẫn du lịch lớn, đảm bảo cho sự phát triển.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội của điểm đến; tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch đối với động, thực vật, đa dạng hóa các hoạt động KT - XH bằng cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống bằng chuyên môn phục vụ du lịch. Khuyến khích các đặc tính riêng của vùng hơn là áp đặt chuẩn mực đồng nhất, phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội và nhu cầu phát triển.
- Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực cho KT - XH của địa phƣơng, mặt khác cũng để lại hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trƣờng và KT - XH của địa phƣơng. Do vậy, ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần cho phát triển kinh tế địa phƣơng, trong quá trình hoạch định các giải pháp chính sách khi quy hoạch du lịch cần phải tính đến đóng góp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa phƣơng và quốc gia.
Để thực hiện nguyên tắc này: hỗ trợ thu nhập cho địa phƣơng và các doanh nghiệp nhỏ, đảm bảo các loại hình và quy mô du lịch thích hợp với điều kiện của địa phƣơng, chống khai thác du lịch quá mức, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn, hoạt động du lịch phải trong giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở của địa phƣơng.
- Nguyên tắc 6: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trƣờng du lịch. Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Ngƣời dân địa phƣơng, nền văn hóa, môi trƣờng, lối sống và truyền thống chính là những nhân tố quan
23
trọng thu hút khách du lịch. Đây là kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều nƣớc.
Để thực hiện nguyên tắc này: tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của dân chúng địa phƣơng, ủng hộ quan điểm cộng đồng địa phƣơng, khuyến khích cộng đồng dân cƣ tham gia tích cực vào các dự án, các hoạt động phát triển du lịch nhƣ chuyên chở, cho thuê nhà, phòng nghỉ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lƣu niệm..., khuyến khích phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
- Nguyên tắc 7: Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan. Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức và cơ quan khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm khác của cộng đồng địa phƣơng, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trƣờng tự nhiên, văn hóa –xã hội. Bản thân của sự phát triển bền vững là sự cân đối trong khai thác tài nguyên đảm bảo các nhu cầu hiện tại, tƣơng lai và phúc lợi của con ngƣời cần dựa trên sự lựa chọn và hiểu biết về những chi phí phát triển môi trƣờng, xã hội và văn hóa. Quá trình tham khảo ý kiến này có ý nghĩa quan trọng bởi nó bao hàm việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức các nguồn lực địa phƣơng. Thực tế cho thấy luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn xung đột về quyền lợi ở những mức độ khác nhau trong khai thác tài nguyên phục vụ phát triển giữa du lịch với cộng đồng địa phƣơng, giữa du lịch với các ngành kinh tế. Kết quả là sự thiếu trách nhiệm với tài nguyên và môi trƣờng, sự phát triển thiếu tính bền vững đối với KT - XH của địa phƣơng cũng nhƣ đối với mỗi ngành kinh tế trong đó có du lịch.
Để thực hiện nguyên tắc này: thƣờng xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phƣơng và các đối tƣợng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển. Khuyến khích các bên tham gia ủng hộ việc thực hiện các dự án. Do vậy trong quá trình triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trong điều tra xã hội học, lấy ý kiến các bên liên quan, vừa để giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn, vừa tìm ra vấn đề giải quyết.
24
- Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Một lực lƣợng lao động du lịch đƣợc đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch. Lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào quá trình đào tạo.
Để thực hiện nguyên tắc này: đƣa những vấn đề môi trƣờng, văn hóa và xã hội vào môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo, chú trọng đào tạo, nâng cao vị trí và sử dụng cán bộ địa phƣơng các cấp, đƣa ra những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch với cộng đồng, khuyến khích đào tạo đa văn hóa và đƣa vào đào tạo các chƣơng trình giao lƣu văn hóa.
- Nguyên tắc 9: Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động tiếp thị du lịch.
Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trƣờng thiên nhiên, văn hóa và xã hội nơi tham qua, đồng thời làm tăng thêm sự hài lòng của du khách. Xúc tiến, quảng cáo luôn là hoạt động quan trọng, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hy vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch đƣợc quảng cáo. Kết quả của hoạt động này là thái độ tẩy chay của du khách với những sản phẩm du lịch đƣợc quảng cáo, ảnh hƣởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch.
Để thực hiện nguyên tắc này: giáo dục và hƣớng dẫn du khách những điều “cần làm” và “không nên làm” về phƣơng diện môi trƣờng, sử dụng chiến lƣợc tiếp thị tôn trọng chủng tộc, nâng cao nhận thức du khách về tác động tiềm tàng và trách nhiệm của họ với môi trƣờng, địa phƣơng, cung cấp thông tin đầy đủ có liên quan đến các điểm du lịch.
- Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ trong phát triển và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, văn hóa – xã hội nhƣ ngành du lịch. Không ngừng nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các
25
số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những bất cập và mang lại lợi ích cho ngành du lịch và khách hàng.
Để thực hiện nguyên tắc này: khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trƣớc khi thực hiện dự án và các biện pháp giám sát đánh giá tác động môi trƣờng, KT - XH. Thƣờng xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo sự phát triển bền vững ttrong mối quan hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng ...