Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 34)

Sự phát triển của du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị của đất nƣớc cũng nhƣ của khu vực. Vì vậy việc nghiên cứu và xác định các dấu hiệu để nhận biết trạng thái của quá trình phát triển này rất quan trọng, để từ đó có giải pháp phù hợp và kịp thời nhằm điều chỉnh các hoạt động đạt tới trạng thái bền vững hơn cho quá trình phát triển. Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững cần xem xét bao gồm:

Các tiêu chí về kinh tế

- Chỉ tiêu khách du lịch: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch. Để đánh giá đƣợc tính phát triển bền vững hay không thì chỉ tiêu khách du lịch phải tăng trƣởng liên tục năm này qua năm khác trong thời gian tối thiểu hàng chục năm. Trong chỉ tiêu khách du lịch, ngoài số lƣợng tuyệt đối về khách, các chỉ tiêu khác cần phải tính đến trong quá trình phát triển bền vững đó là số ngày lƣu trú trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài lòng của khách ...

Các hoạt động phát triển du lịch tự phát thƣờng chỉ quan tâm đến việc thu hút tối đa số lƣợng khách đến và thƣờng không chú trọng đến chất lƣợng nguồn khách (khả năng chi trả, trình độ văn hóa...) hay thời gian lƣu trú, mức độ hài lòng và mong muốn quay trở lại của họ. Với trƣờng hợp số lƣợng khách du lịch ít nhƣng thời gian lƣu trú dài và khả năng chi trả cao hơn thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

26

hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn là lƣợng khách nhiều nhƣng chi tiêu ít, lƣu trú ngắn. Ngoài việc thu nhập mang lại cho du lịch khu vực đó cao hơn mà còn mang lại lợi ích là không gây áp lực đến tài nguyên môi trƣờng mà còn hạn chế đƣợc chi phí phải trả cho việc khắc phục các sự cố về tài nguyên môi trƣờng do áp lực quá tải về số lƣợng.

Sự quay trở lại của du khách cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch. Chất lƣợng các sản phẩm du lịch, chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch ... làm tăng thêm mong muốn đƣợc quay trở lại của họ, và chính họ là ngƣời quảng cáo tốt nhất cho điểm du lịch đó. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại chứng tỏ hoạt động du lịch đang phát triển đúng hƣớng và có hiệu quả. Điều này càng quan trọng với những du lịch có khả năng chi trả cao, thời gian lƣu trú dài ngày.

Nhƣ vậy để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển liên tục của chỉ tiêu về số lƣợng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du lịch (thời gian lƣu trú, mức chi tiêu, mức độ hài lòng ...) cần đƣợc phát triển liên tục và bền vững.

- Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch): Các hoạt động du lịch đều mang ý nghĩa kinh tế và hƣớng tới mục tiêu quan trọng là thu nhập, lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc. Thu nhập du lịch là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển du lịch cả nƣớc nói chung và của từng địa phƣơng nói riêng, là thƣớc đo cho sự phát triển và thành công của ngành du lịch. Chỉ tiêu thu nhập du lịch liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch. Sự tăng trƣởng liên tục của khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trƣởng về thu nhập và đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch.

Thu nhập du lịch của một vùng lãnh thổ nào đó bao gồm các khoản thu đƣợc do khách du lịch chi trả khi đến lãnh thổ đó cho dịch vụ lƣu trú, ăn uống, đi lại, các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác. Trên thực tế tất cả các khoản thu này không phải do ngành du lịch thu trực tiếp mà còn do nhiều ngành khác, nhiều thành phần khác tham gia các hoạt động du lịch. Một số ngành dịch vụ

27

khác (y tế, ngân hàng, giao thông, ...) không chỉ phục vụ dân địa phƣơng mà còn phục vụ khách du lịch, nhƣ vậy một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác thu. Do vậy, tất cả các khoản thu từ khách du lịch (mặc dù không phải ngành du lịch thu trực tiếp) đều đƣợc tính vào tổng thu nhập du lịch.

Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là thƣớc đo sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng. Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế có bền vững hay không. Đối với ngành du lịch, việc tăng trƣởng thƣờng xuyên, liên tục của chỉ tiêu GDP không những chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, mà còn cho thấy vị trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng càng cao, ổn định và tăng trƣởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững.

- Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm các cơ sở lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phƣơng tiện vận chuyển, ... phản ánh sự phát triển của du lịch. Sự phát triển này thể hiện ở việc đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu của khách du lịch, đồng thời góp phần thu hút khách, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Để có đƣợc một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chất lƣợng cao thì đầu tƣ là vấn đề hàng đầu. Nếu không có đầu tƣ thì hệ thống cơ sở vật chất sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lƣợng, không hấp dẫn du khách, không hấp dẫn thì lƣợng khách đến ít và thời gian lƣu trú ngắn, giảm khả năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của du lịch. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thuận tiện sẽ là môi trƣờng thuận lợi làm thỏa mãn các nhu cầu, sở thích đa dạng của du khách, làm hài lòng du khách, do đó sẽ tăng khả năng lƣu trú và chi tiêu của du khách làm tăng doanh thu, lợi nhuận của ngành du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Mặt khác, trên cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đƣợc đầu tƣ, phát triển sẽ góp phần kêu gọi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát triển kinh

28

tế, trong đó có đầu tƣ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững.

Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cần phải có nguồn vốn lớn, ít khả năng sinh lời hoặc thu hồi vốn chậm, vì vậy, ngân sách Nhà nƣớc cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ cho lĩnh vực này.

- Chỉ tiêu nguồn nhân lực du lịch: Du lịch là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Do vậy, chất lƣợng đội ngũ lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng. Chất lƣợng đội ngũ lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản phẩm du lịch, chất lƣợng dịch vụ và cũng là ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, tăng trƣởng của các chỉ tiêu du lịch.

Việc đào tạo đội ngũ, ngoài việc nâng cao chuyên môn nhƣ kỹ năng nghề nghiệp, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, cần đƣợc bổ sung kiến thức về tài nguyên, quản lý tài nguyên môi trƣờng, luật môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, ... Sự phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ du lịch sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng mà mức độ tăng trƣởng sẽ cao, thấp khác nhau đƣợc lựa chọn để đánh giá tính bền vững.

Các tiêu chí về xã hội

Đây là yếu tố rất quan trọng thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch. Yếu tố này đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội

Một là, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương:

Nếu nhƣ việc thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế thì việc thu hút khách du lịch nội địa còn có ý nghĩa tạo diều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chƣơng trình cứu trợ của Chính phủ nhƣ các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận

29

thức cho cộng đồng ... Nhƣ vậy đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dƣới góc độ kinh tế và xã hội.

Hai là, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và cộng đồng dân cư

Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có sự ủng hộ của cộng đồng, địa phƣơng. Chính vì vậy mức độ hài lòng của cộng đồng với hoạt động du lịch sẽ phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch trong phát triển.

Để đạt đƣợc sự hài lòng của cộng đồng thì vai trò của cộng đồng phải đƣợc phát huy cũng nhƣ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cụ thể là:

- Phát huy đƣợc vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch

- Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn.

- Tăng cƣờng quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. - Phúc lợi chung của cộng đồng đƣợc nâng lên.

Để xác định đƣợc dấu hiệu này cần tiến hành điều tra phỏng vấn cộng đồng. Từ đó sẽ căn cứ vào kết quả điều tra để điều chỉnh hoạt động sao cho phát triển hoạt động du lịch mang tính bền vững hơn từ góc độ xã hội.

Hiện nay du lịch đƣợc xem là ngành kinh tế tạo nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nƣớc, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác có liên quan. Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của du lịch là việc đóng góp phát triển kinh tế xã hội các địa phƣơng nơi có du lịch phát triển. Chính vì vậy một trong những đấu hiệu nhận biết về tính bền vững trong phát triển du lịch là mức đóng góp cho phát triển xã hội ở các địa phƣơng từ nguồn thu nhập du lịch.

Bên cạnh đó tác động từ hoạt động du lịch đến đời sống xã hội là tỷ lệ tội phạm trên số lƣợng khách du lịch. Số lƣợng du khách gia tăng là một trong những nguyên nhân nảy sinh ra các loại tội phạm xã hội nhƣ móc túi, cƣớp giật, mại dâm, ma túy, ... các biện pháp về xử phạt hành chính, trật tự an ninh xã hội đƣợc ban hành là thƣớc đo tính bền vững từ các tác động xã hội của hoạt động du lịch. Ngoài ra do tính chất cơ chế thị trƣờng trong hoạt động du lịch, một số giá trị văn hóa

30

truyền thống có thể bị biến đổi để phù hợp với nhu cầu của khách, hoặc bị biến đổi do sự du nhập văn hóa ngoại lai ... Đó là văn hóa du lịch, những hành động chèo kéo khách, tăng giá, chặt chém, đặc biệt là với du khách nƣớc ngoài, ...khiến du khách cảm thấy không hài lòng, thậm chí là sợ hãi. Đây là những tác động tiêu cực, ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội.

Nhƣ vậy để kiểm soát và quản lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực này, cần phải có hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của chính quyền địa phƣơng và năng lực để thực hiện của cả bộ máy. Hiệu quả của các hoạt động này đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng các vụ vi phạm đƣợc phát hiện và xử lý. Đây cũng là một tiêu chí phản ánh tính bền vững của xã hội nói chung và của phát triển du lịch nói riêng.

Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở những vùng sâu vùng xa nơi có tài nguyên du lịch, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các ngành khác phát triển.

Các tiêu chí về môi trường

Phát triển du lịch bền vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trƣờng.

- Số lượng các khu, điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo, bải vệ và quy hoạch: các khu, điểm du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, trong đó tài nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm.

- Áp lực lên tài nguyên – môi trường tại các khu, điểm du lịch: Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển du lịch bền vững, cần chú trọng đến vấn đề môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trƣờng tại các khu vực phát triển du lịch sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng vê môi trƣờng và kết quả là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch. Sự suy giảm của môi trƣờng nói chung ở

31

một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng nhƣ chất lƣợng của môi trƣờng du lịch ở khu vực đó.

Một trong những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững là việc tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lƣợng nhƣ nƣớc, điện... phục vụ hoạt động của khách du lịch. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn năng lƣợng, cạn kiệt nguồn tài nguyên ... Việc quản lý và hạn chế những áp lực lên các nguồn tài nguyên và môi trƣờng đƣợc thông qua các biện pháp nhằm giảm thiểu các chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch, mức độ bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học. Vấn đề quản lý áp lực lên tài nguyên môi trƣờng tại các điểm, khu du lịch cũng liên quan đến khả năng sức chứa. Đó là việc quản lý số lƣợng khách đến không vƣợt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên và không làm ảnh hƣởng đến khả năng phát triển của các hệ sinh thái trong khu vực.

Khách du lịch là đối tƣợng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Sự gia tăng số lƣợng khách là tiêu chí quan trọng cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, số lƣợng khách tăng chứng tỏ sự phát triển của điểm du lịch đó. Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên thì cũng là lúc các vấn đề về tài nguyên, môi trƣờng bị đe dọa. Không khí ô nhiễm, tiếng ồn, lƣợng nƣớc thải ... tạo ra mối đe dọa tới các hệ sinh thái nhƣ phá rừng, khai thác bừa bãi các tài nguyên để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch nhƣ săn bắn thú rừng, cây rừng, ... Điều này dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây hiện tƣợng quá tải về chất thải tại các điểm du lịch, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và không đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch.

Nhƣ vậy việc phát triển du lịch bền vững một mặt phải đảm bảo sự gia tăng về

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)