Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 108)

4.2.2.1. Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch

- Phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng tăng cƣờng giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cƣ dân địa phƣơng

- Khuyến khích, hỗ trợ phƣơng tiện, bố trí cán bộ phục vụ cho chƣơng trình giáo dục và nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng đặc biệt là nhân dân vùng dự án, là ngƣời tham gia trực tiếp các hoạt động liên quan đến du lịch về văn hóa giao tiếp, thái độ ân cần, lịch thiệp, niềm mở, thân thiện, tạo ấn tƣợng tốt đẹp cho du khách, giữ gìn môi trƣờng du lịch.

- Khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch: tham gia trực tiếp, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch.... điều này mang lại hiệu quả cao bởi một mặt vừa thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ trong dân, mặt khác tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân, giúp họ tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trƣờng, cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ PTDLTHBV.

4.2.2.2. Đẩy mạnh giáo dục, hướng dẫn du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa riêng

Tài nguyên du lịch Ninh Bình thƣờng gắn liền với đời sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Phát triển du lịch phải dựa vào cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, do đó cần phải tổ chức, đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch.

100

Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân và tạo điều kiện cho họ cùng tham gia các hoạt động du lịch tại địa phƣơng, nhằm tăng cƣờng ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, văn minh du lịch và bảo vệ môi trƣờng cảnh quan du lịch, tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa riêng của mình, cần thực hiện những giải pháp:

- Chính quyền các cấp, các cơ quan hữu quan, Ban quản lý các khu, điểm du lịch cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về bảo tồn các giá trị văn hóa, hỗ trợ cộng đồng dân cƣ trong việc khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống nhƣ trang phục, phong tục lễ hội, làng nghề truyền thống, ...

- Tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời dân tại các khu, điểm du lịch hiểu rõ giá trị các phong tục, tập quán cũng nhƣ văn hóa, lễ hội truyền thống và ý nghĩa của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đó đối với sự PTDLTHBV. Thông qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân đối với nguồn tài nguyên du lịch, nhân văn đang có ở địa phƣơng.

4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về môi trường

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên và môi trƣờng. Đặc biệt là ngành du lịch, nơi mà tài nguyên và môi trƣờng đƣợc xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch. Thực trạng môi trƣờng du lịch hiện nay ở Ninh Bình đã bắt đầu bị ảnh hƣởng và suy giảm do các hoạt động kinh tế và du lịch gây ra nhƣ khai thác các dãy núi đá vôi, tổ chức các dịch vụ du lịch, .... Vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, Ninh Bình cần xem xét một số giải pháp sau:

- Có kế hoạch di dời và không dựng mới các nhà máy, khu công nghiệp kề cận với các điểm du lịch. Cân nhắc kỹ lƣỡng trên những cơ sở liên quan đến các ngành, lĩnh vực kinh tế có liên quan và tác động đến môi trƣờng tự nhiên và KT - XH của khu vực. Cụ thể đối với ngành du lịch cần đẩy mạnh triển khai thực hiện

101

Luật bảo vệ môi trƣờng, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trƣờng trong công tác quy hoạch phát triển du lịch và thẩm định các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch. Quy định bắt buộc việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với một dự án đầu tƣ phát triển KT - XH.

- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng nhƣ: du lịch sinh thái, tích cực ứng dụng công nghệ làm sạch môi trƣờng, giảm tiêu thụ năng lƣợng, nƣớc sạch và tái sử dụng chất thải tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh việc quản lý chất thải theo chiến lƣợc 3R (tái sử dụng, giảm xả thải và tái chế).

- Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm soát hệ thống xử lý chất thải, ô nhiễm môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch. Để thực thi có hiệu quả các quy định có tính pháp lý cần xây dựng các quy định cụ thể tại từng địa phƣơng và tại các khu điểm du lịch, mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đều phải bị xử lý.

- Thƣờng xuyên tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí. Khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

102

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành công nghiệp lớn và phát triển mạnh nhất trên thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn. Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng ngân sách và góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trƣờng, xã hội và cả nền kinh tế. Vì vậy, du lịch bền vững là xu hƣớng phát triển của ngành du lịch của tất cả các nƣớc trên thế giới, đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng các nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã có nhiều kết quả khởi sắc, tuy nhiên trong quá trình phát triển, những yêu cầu, nguyên tắc của sự phát triển bền vững vẫn chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả.

Luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian qua, làm rõ nguyên nhân của những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững nhƣ: Sự xuống cấp của tài nguyên du lịch, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các trung tâm du lịch, số ngày lƣu trú bình quân và hệ số chi tiêu thấp của khách du lịch.

Bên cạnh đó luận văn đã nghiên cứu những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của hoạt động phát triển du lịch trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng trong phạm vi không gian của tỉnh Ninh Bình. Phân tích những đóng góp tích cực của phát triển du lịch đối với việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân, tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của du lịch Ninh Bình, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển có tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng, nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại và đƣa ngành du lịch phát triển theo hƣớng bền vững.

Tuy nhiên, PTDLTHBV là một chủ đề rộng trong giới hạn về dung lƣợng và thời gian nghiên cứu của một Luận văn thạc sỹ, còn một số vấn đề nhƣ bài toán cân

103

bằng sức chứa khi du lịch vào thời điểm mùa vụ, và giải quyết chất thải, cũng nhƣ việc đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cƣ .... cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phạm Đức Ánh, 2002. Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững. Tạp chí Du lịch Việt Nam.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2009. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

3. Cục Thống kê Ninh Bình, 2014. Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013.

Hà Nội: NXB Thống kê.

4. Trần Tiến Dũng, 2011. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng.

Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

5. Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

6. Đinh Trung Kiên, 2004. Một số vấn đề về du lịch Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia.

7. Vũ Khoan, 2005. Đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010. Tạp chí Du lịch, số 11.

8. Phan Trung Lƣơng, 2004. Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trƣờng. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10.

9. Trần Thị Mai, 2007. Giáo trình tổng quan du lịch. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.

10.Nguyễn Văn Mạnh, 2007. Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.

11. Nghị quyết số 15 – NQ/TU của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Ninh Bình.

Phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ninh Bình, 13/7/2009.

12.Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa XI, 2005. Luật Du lịch. Hà Nội:

NXB Chính Trị Quốc Gia.

13.Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2006. Những vấn đề môi trƣờng trong phát triển bền vững ở Ninh Bình. Báo Nhân Dân, số ra ngày 5/02/2006.

105

14.Sở Du lịch Ninh Bình, 2002. Phát triển du lịch Ninh Bình bền vững trong tương quan hợp tác - hỗ trợ của các tỉnh bạn, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 15.Sở Du lịch Ninh Bình, 2001-2010. Ninh Bình: Báo cáo tổng kết hoạt động

du lịch Ninh Bình các năm 2004 - 2013.

16.Sở Du lịch Ninh Bình, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020.

17.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2009. Báo cáo tổng kết ngành.

18.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2010. Báo cáo tổng kết ngành. 19.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2011. Báo cáo tổng kết ngành. 20.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2012. Báo cáo tổng kết ngành. 21.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2013. Báo cáo tổng kết ngành. 22.Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2005. Du lịch Ninh Bình: phấn đấu trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Kinh tế và dự báo.

23.Nguyễn Xuân Thảo - Lã Đăng Bật, 2005. Xây dựng thành phố Hoa Lư du lịch. Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.

24.Đỗ Hồng Thuận, 2013. Phát triển du lịch bền vững- Đâu là giải pháp cho Việt Nam. Thể Thao & Văn hóa, ngày 13/9/2013.

25.Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, 2009. Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến 2030.

26.Thủ tƣớng Chính phủ, 2003. Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

27.Tổng cục du lịch, 2011. Non nước Việt Nam. Hà Nội:NXB Hà Nội.

28.Hoàng Anh Tuấn, 2007. Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển. Tạp chí QLNN, số 133.

29.Phạm Từ, 2008. Phát triển du lịch - Nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá. Tạp chí Cộng sản, số 13.

106

30.Trƣờng ĐHKTQD Hà Nội, 2008. Giáo trình kinh tế du lịch. Hà Nội: NXB Đại học KTQD.

31.UBND tỉnh Ninh Bình, từ 2005 đến 2010. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.

32.UBND tỉnh Ninh Bình, 2009. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.

33.UBND tỉnh Ninh Bình, 2012. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị Quyết số 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến 2030.

34.UBND tỉnh Ninh Bình, 2006. Định hướng chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2006 - 2010 về đến năm 2020 (Văn kiện Chƣơng trình Nghị sự 21).

35.UBND tỉnh Ninh Bình, 2009. Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến 2030.

36.UBND tỉnh Ninh Bình, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từ năm 2007 đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

37.UBND tỉnh Ninh Bình, 2006. Quyết định 1556/2006/QĐ-UB ngày 31/07/2006 về việc ban hành ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Tiếng Anh

38. Clark Ben., 2006. Local Government’s engagement in tourism, South Australian Tourism Commission, Adelaide, South Australia

39.Hunter C., Green H., 1995. Tourism and the Environment: A Susstainable Relationship, Routledge.

40.Lafferty W.M., Langhelle O.,1999. Towards Sustainable Development: On the Goals of Development and the Conditions. Macmillan USA

107

41.Machado A., 1990. Ecology, Environment and Development in the Canary Islands,Santa Cruz de Tenerife.

Websites: 42.http://baoninhbinh.org.vn/ho-tro-khach-du-lich-2015031903412p15c43.htm 43.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_moitruong/it em/21828802.html 44.http://www.nhandan.com.vn/xahoi/du-lich/item/25813402-phat-trien-du- lich-ben-vung.html 45.http://ninhbinh.gov.vn/web/guest/nien-giam-thong-ke 46.http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/6867 47.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_Bình

I

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ giao thông và du lịch Ninh Bình

Nguồn: Google Maps

Phụ lục 2: Nhà máy Vissai nằm trên đƣờng vào khu du lịch Cố đô Hoa Lƣ

II

Phụ lục 3: Khu quảng cáo du lịch Ninh Bình và hƣớng dẫn du khách – Gian hàng tại Big C Ninh Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)