Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 101)

4.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

Hoàn thiện và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa là biện pháp tuyên truyền, vừa là biện pháp quảng bá du lịch hữu hiệu, đồng thời tạo lập tính minh bạch cho môi trƣờng phát triển du lịch. Quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, và thƣờng đƣợc quan tâm, thực hiện đi trƣớc một bƣớc. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, quan tâm xây

93

dựng các dự án, các chƣơng trình, các kế hoạch phát triển sao cho khai thác, tôn tạo các nguồn lực phát triển du lịch có hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

* Xây dựng các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch

- Quy hoạch các khu du lịch, các điểm du lịch: Hoàn thiện quy hoạch các khu du lịch lớn của tỉnh nhƣ: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Kênh Gà - Vân Trình, Hồ Đồng Chƣơng, Cố đô Hoa Lƣ, Thung Nắng, Hang Bụt.

- Quy hoạch vùng núi đá vôi phục vụ du lịch: Xác định ranh giới quy hoạch và tiếp tục quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt là vùng nguyên liệu cho các nhà máy xi măng và các vùng du lịch.

- Quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể giao thông Ninh Bình bao gồm hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, vị trí xây dựng sân bay, nhà ga đƣờng sắt khi có đƣờng sắt cao tốc qua Ninh Bình

- Quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch, hệ thống thƣơng mại phục vụ du lịch nhƣ: các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm... hệ thống cấp nƣớc, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn...

- Quy hoạch các vùng chuyên sản xuất chế biến rau an toàn, hoa quả và thực phẩm phục vụ du lịch.

* Công tác tổ chức, quản lý quy hoạch

- Kiện toàn bộ máy làm việc trong ngành du lịch của tỉnh: tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nƣớc về du lịch, các cơ quan chuyên môn.

- Nâng cao vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, cụ thể trong việc: Phối hợp quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch; lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có liên quan nhƣ quy hoạch giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo... tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch; xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế; đầu tƣ phát triển sản phẩm du

94

lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng...

- Thành lập Hiệp hội du lịch hoặc các hội nghề chuyên ngành du lịch nhƣ Hiệp hội các cơ sở lƣu trú, lữ hành, hƣớng dẫn viên, hiệp hội đầu bếp...

4.2.1.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

- Đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cơ sở cơ bản, quan tâm đến hệ thống đƣờng xá, điện nƣớc, y tế, bãi đỗ xe, trung tâm đón khách và các dịch vụ công khác nhằm kích thích đầu tƣ từ bên ngoài và tạo tâm lý ổn định cho du khách cũng nhƣ doanh nghiệp.

- Đầu tƣ vào những điểm có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có khả năng mở rộng trong tƣơng lai nhằm tránh sự phát triển nhỏ lẻ, không hiệu quả. Xác định đầu tƣ phải theo mức độ ƣu tiên cho các điểm giàu tiềm năng, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cần có và theo yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành.

- Tập trung đầu tƣ xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, nghỉ dƣỡng, vừa phục vụ nhu cầu dân cƣ địa phƣơng, vừa phục vụ thuận tiện khách du lịch nhằm tăng tính hấp dẫn, kéo dài thời gian lƣu trú và tăng chi tiêu của du khách.

- Tạo cơ chế thông thoáng để xã hội hóa đầu tƣ phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đƣợc trực tiếp hoặc phối hợp khai thác, đầu tƣ kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Có chính sách khuyến khích và phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tƣ. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ của tƣ nhân với đầu tƣ của Nhà nƣớc, giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, mở rộng các hình thức thu hút đầu tƣ. Đảm bảo sự công bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tƣ, khai thác, kinh doanh giữa chủ đầu tƣ, chủ thể quản lý hành chính lãnh thổ, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng...và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

95

4.2.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm đặc thù

Sản phẩm đặc thù:

Trên cơ sở tài nguyên du lịch và các thị trƣờng mục tiêu, sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Bình là: Du lịch gắn với di sản thiên nhiên thế giới Quần thể Tràng An và du lịch gắn với tâm linh – chùa Bái Đính.

- Du lịch gắn với di sản thiên nhiên thế giới Quần thể Tràng An đƣợc phát triển trên cơ sở khai thác có hiệu quả các giá trị độc đáo và hấp dẫn của các sản phẩm chính: Tham quan, khám phá hang động, du lịch thám hiểm, du lịch tham quan cảnh quan, du ngoạn trên sông, nghiên cứu sinh thái, tham quan hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, du lịch văn hóa dân tộc...

- Có giải pháp và khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh Bình nhƣ thịt dê, cơm cháy, cá rô Tổng Trƣờng, miến lƣơn và các món ăn cung đình còn lƣu giữ trong khu vực cố đô Hoa Lƣ ... Có kế hoạch và giải pháp cụ thể để triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng dê bản địa nhằm tạo nguồn thực phẩm đặc trƣng của địa phƣơng phục vụ khách du lịch.

Các sản phẩm du lịch chủ đạo:

- Du lịch gắn với thƣơng mại: Du lịch mua sắm, du lịch vui chơi, giải trí cao cấp.

- Du lịch sinh thái và mạo hiểm: Tham quan, khám phá hang động, rừng và dòng sông, du lịch sinh thái, du lịch đi bộ, leo núi và tắm suối...

- Du lịch lịch sử văn hóa: Tham quan di tích lịch sử, danh nhân, hệ thống di tích cách mạng, các chuyến du khảo lịch sử, ...

- Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa truyền thống (ca trù, ẩm thực...), du lịch gắn với tìm hiều văn hóa cổ, di chỉ khảo cổ học, danh nhân lịch sử, văn hóa...

- Du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh: Du lịch và nghỉ dƣỡng suối nƣớc khoáng nóng, du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái rừng.

- Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo) với các sự kiện du lịch lớn mang tầm vóc quốc tế nhƣ: Lễ hội Phật đản Vesak, tuần văn hóa du lịch... và các sự kiện kinh tế, văn hóa, thể thao lớn...

96

- Cần quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, khác biệt và có giá trị cao, thu hút hấp dẫn du khách nhƣ: Tổ chức cuộc thi ý tƣởng phát triển sản phẩm du lịch, du lịch Homestay, khu mua sắm, phố ẩm thực, khu vui chơi giải trí cao cấp, các sự kiện du lịch, thể thao, các hoạt động văn hóa cộng đồng...

- Hợp tác liên kết là một yêu cầu quan trọng và đặc biệt cần thiết, cấp bách trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua các hoạt động hợp tác liên kết để chia sẽ thông tin, học hỏi kinh nghiệm, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt động dịch vụ, du lịch có hiệu quả giữa các quốc gia, các địa phƣơng, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch. Ví dụ liên kết các địa phƣơng xung quanh nhƣ Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, .... tạo thành tour đa dạng, hấp dẫn du khách.

- Để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tiến tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành du lịch, tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại trong ngành du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với ngành du lịch, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành, cho việc hoạch định các chiến lƣợc thị trƣờng, chiến lƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nhằm phát triển sản phẩm du lịch một cách bền vững.

4.2.1.4. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch và mở rộng thị trường

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trƣờng, tạo ra tâm lý hƣởng ứng, hƣớng tới sản phẩm du lịch một các nhanh nhất. Trƣớc hết, cần nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ tham gia phát triển du lịch.

- Thiết lập hệ thống các trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và các thị trƣờng trọng điểm.

- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các thông tin cơ quan đại chúng nhƣ: Internet, báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ƣơng

97

và địa phƣơng kể cả các kênh truyền hình quốc tế... các lực lƣợng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trƣờng trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch.

Thực hiện xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch bằng cách phát hành cuốn dƣ địa chí, Bản đồ, tờ gấp, phim ảnh tƣ liệu, băng hình, băng nhạc... biên soạn và sƣu tập, phát hành các truyền thuyết, giai thoại... để giới thiệu rộng rãi về thiên nhiên, cảnh quan, con ngƣời và những giá trị lịch sử của Ninh Bình.

- Thực hiện các chƣơng trình thông tin tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hoá, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trƣờng theo chuyên đề; tổ chức và tham quan hội trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nƣớc và quốc tế.

- Cách tiếp thị, quảng bá tốt nhất là từ chính các du khách sau khi đi du lịch về tuyên truyền, giới thiệu cho ngƣời thân, bạn bè về các điểm du lịch.

Do vậy, các sản phẩm du lịch cần phải độc đáo, đa dạng, chất lƣợng và phƣơng thức phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

4.2.1.5. Gia tăng lợi ích kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương

Mục tiêu của du lịch bền vững là sự gia tăng lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng. Vì vậy, các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cần chú ý đến vấn đề này bằng cách thu hút nguồn lao động tại chỗ. Đối với những việc làm không đòi hỏi trình độ chuyên môn nhƣ phục vụ trong các cơ sở lƣu trú, nhân viên trong các nhà hàng ăn uống và một số hoạt động khác nhƣ xây dựng, duy trì các cơ sở hạ tầng du lịch cần phải ƣu tiên cho lao động là ngƣời địa phƣơng. Các cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cần đƣợc tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào các quá trình phát triển du lịch nhƣ lập kế hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch và tạo điều kiện cho họ nhận đƣợc nhiều lợi ích hơn từ du lịch.

Sự phối hợp các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, thiết lập và duy trì mối quan hệ với cộng đồng địa phƣơng là cần thiết. Do vậy cần đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, quan

98

tâm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, văn hóa ứng xử và chất lƣợng phục vụ, tính chuyên nghiệp cao. Thực hiện kinh doanh đúng quy định của pháp luật, công khai minh bạch và cam kết không tăng giá, ép giá khách. Cùng với cộng đồng địa phƣơng và nhà nƣớc chia sẽ lợi ích, lợi nhuận thu đƣợc từ kinh doanh du lịch, phải góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

4.2.1.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ở Ninh Bình

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch bền vững. Vì vậy cần:

- Đánh giá thực trạng hiện nay của đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch cho toàn tỉnh.

- Tăng cƣờng mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn, bar, bếp, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ. Đổi mới chính sách đào tạo cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ trên xuống dƣới. Nâng cao chất lƣợng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, hƣớng trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết và nhất là tạo cho cán bộ ngành du lịch có một hình ảnh đẹp từ trang phục đến văn hóa ứng xử. Trong chƣơng trình đào tạo cần phải đƣa vào nội dung quản lý môi trƣờng, nhận thức về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch trong khuôn khổ một ngữ cảnh rộng lớn mang tính kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cần phải lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc trong quá trình đào tạo.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch trong tỉnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trƣớc mắt tập trung xây dựng, củng cố đội ngũ thuyết minh viên ở một số khu, điểm du lịch văn hóa nhƣ: Tràng An, Bái Đính, rừng Cúc Phƣơng, ....

99

- Chỉ đạo hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là ngƣời địa phƣơng ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tƣ dự án để bố trí sử dụng khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác.

- Có chính sách ƣu đãi, thu hút nhân tài về quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)