Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 52)

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Luận văn thực hiện hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó, đồng thời kế thừa các kết quả khảo sát, điều tra của tỉnh Ninh Bình về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng có liên quan

Luận văn đã nghiên cứu tài liệu từ việc thu thập thông tin tại: hệ thống thƣ viện, báo cáo của các Bộ, ngành, từ các cơ quan, viện nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

Hệ thống thƣ viện: Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng Tƣ liệu Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, để tìm kiếm các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nƣớc v.v...

Tài liệu từ các Bộ, ngành: Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở VH, TT và DL tỉnh Ninh Bình, Sở kế hoạch và đầu tƣ Ninh Bình, các trang web của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch, Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh Ninh Bình.... để tìm kiếm các báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ báo cáo du lịch hàng năm.

Các nguồn thông tin khác nhƣ: sách báo, tạp chí, các quyết định, chính sách của Nhà nƣớc, hệ thống phƣơng tiện thông tin ( Internet, đài, tivi…) cũng đƣợc sử dụng và khai thác hữu ích.

Nguồn số liệu thứ cấp về doanh thu, lƣợng khách du lịch trong và ngoài nƣớc, hiện trạng cơ sở lƣu trú, chất lƣợng nguồn lao động, vấn đề khai thác nguồn tài nguyên,... đƣợc tác giả lựa chọn và tổng hợp để phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch bền vững tại Ninh Bình.

44

2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Tác giả đã thực hiện khảo sát thực địa tại một số khu, điểm du lịch, các trung tâm thƣơng mại, hội chợ ... trên địa bàn tỉnh. Tác giả quan sát, chú ý những vấn đề liên quan đến du lịch của Ninh Bình. Bên cạnh đó cũng gặp gỡ, trao đổi với một số ngƣời dân xung quanh các khu, điểm du lịch. Thông qua đó tác giả có nguồn thông tin để đánh giá, phân tích về việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của tỉnh dƣới sự quản lý của chính quyền tỉnh.

2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Các dữ liệu về PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình đƣợc chia theo các nhóm kinh tế, xã hội và môi trƣờng, làm cơ sở cho sự phân tích, đánh giá thực trạng.

Ở chƣơng 3, luận văn đƣa ra các thông tin về du lịch chung của Ninh Bình và tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số về ngành du lịch ở Ninh Bình, trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của tình hình phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình.

2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là hai mặt của một quá trình, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan về phát triển du lịch bền vững. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất.

Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét có các nghiên cứu nào trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đƣợc nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trƣớc, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.

45

Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học KT - XH, luận văn phân tích làm rõ những tác động của việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thông qua việc thực hiện các nội dung phát triển du lịch bền vững; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững; phân tích và đánh giá thực hiện phát triển du lịch bền vững qua các tiêu chí xây dựng.

 Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 và 4. Cụ thể: - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch Ninh Bình theo các nội dung các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững nêu ở chƣơng 1.

- Phân tích tình hình phát triển du lịch ở Ninh Bình.

- Phân tích các giải pháp đẩy mạnh PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình.

 Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1, chƣơng 3 và chƣơng 4. Cụ thể:

- Chƣơng 1: tổng hợp các định nghĩa, kiến thức về các nội dung, cơ sở lý luận của đề tài. Sau khi phân tích các kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố khác, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình.

- Chƣơng 3: Từ thực trạng PTDLTHBV ở tỉnh Ninh Bình , luận văn khái quát thành những thành công và hạn chế trong việc PTDLTHBV ở Ninh Bình

- Chƣơng 4: Đƣa ra những giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình theo hƣớng bền vững từ những hạn chế đã tổng hợp đƣợc từ chƣơng 3.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng PTDLTHBV ở Ninh Bình. Tác giả so sánh quá trình phát triển du lịch Ninh Bình theo giai đoạn, so sánh phát triển du lịch Ninh Bình với các địa phƣơng trong vùng và với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

Phƣơng pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nổi bật tính thống nhất giữa lịch sử và logic. Đó là sự so sánh giữa đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong những điều kiện, hoàn cảnh chi phối chúng, cho phép nhìn rõ nét tƣơng đồng và sự khác

46

biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác.

Phƣơng pháp so sánh cũng có thể dựa trên những cái mốc của sự kiện và thời gian của cùng một cái trục vận động để tìm ra sự phát triển khác nhau của cùng một đối tƣợng, chính thể trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tƣợng KT - XH mang tính đồng nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác...

Trong chƣơng 3 của luận văn, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh số liệu về tình hình nhân lực, đầu tƣ, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cũng nhƣ tình hình và kết quả phát triển ngành du lịch Ninh Bình. Việc so sánh cho thấy những biến động về tình hình phát triển du lịch. So sánh tình hình phát triển du lịch qua các năm cho phép khẳng định tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phƣơng. Cũng nhƣ nhân rộng các giải pháp tích cực trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Ninh Bình.

47

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (thành phố Ninh Bình), 1 thị xã (thị xã Tam Điệp) và 6 huyện (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lƣ, Gia Viễn và Nho Quan), diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², dân số trên 926 nghìn ngƣời, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mƣờng.[50]. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú và có nhiều tiềm năng để thúc đẩy, phát triển KT - XH của tỉnh. Cụ thể:

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nƣớc tạo đà hình thành một tứ giác tăng trƣởng du lịch mới Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh – Ninh Bình. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Ninh Bình giao lƣu phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nƣớc và quốc tế và trở thành một điểm đến hấp dẫn của vùng du lịch Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.

- Địa hình: Tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.384,2 km2, địa hình đa dạng phức tạp. Địa hình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển KT - XH với thế mạnh của từng vùng.

- Giao thông: Phân bố tƣơng đối hợp lý về mặt không gian. Toàn tỉnh hiện có 2.927km đƣờng bộ các loại và 352 km đƣờng sông với các tuyến giao thông quan trọng nối liền Ninh Bình với các tỉnh khác và giữa các huyện thị trong tỉnh [4]. Hệ thống các đƣờng nội tỉnh nhƣ 12B, 12C, các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, đặc biệt là các tuyến đƣờng bộ nối liền với các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và đi lại của nhân dân địa phƣơng.

48

3.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu mang đặc điểm chung của miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới, gió mùa với bốn mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C. Nhìn chung chế độ khí hậu, thủy văn khá thuận lợi cho phát triển KT - XH, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 27.644 ha (chiếm 19,89% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 15.197 ha (chiếm 10,93% diện tích tự nhiên), đất khu dân cƣ 5.346 ha (chiếm 3,85% diện tích tự nhiên) và đất chƣa sử dụng 17.094 ha (chiếm 12,3% diện tích tự nhiên).

Tài nguyên sinh vật: Ninh Bình với thảm thực vật phong phú và đa dạng tập trung ở vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng. Động vật ở Cúc Phƣơng rất phong phú với 97 loài thú, 313 loài chim, 119 loài bò sát và 46 loài lƣỡng cƣ,, 65 loài cá và gần 2000 dạng côn trùng.

Khu du lịch sinh thái Tràng An có hệ động thực vật phong phú, đa dạng sinh học cao. 577 loại thực vật trong đó có 10 loài trong sách đỏ Việt Nam cần đƣợc bảo vệ. Động vật thủy sinh tƣơng đối phong phú gồm 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc đƣợc coi là động vật quý hiếm cần đƣợc bảo vệ. Các động vật khác: khỉ, sơn dƣơng, tê tê, vẹt, phƣợng hoàng đất.... [33, tr.14]

3.1.2. Tài nguyên du lịch

Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích lịch sử các loại đã đƣợc kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh.

Hiện nay Ninh Bình có 7 khu du lịch chính là: Khu du lịch sinh thái Tràng An – Tam Cốc Bích Động – cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình, khu du lịch Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng – Kỳ Phú – hồ Đồng Chƣơng, Khu du lịch suối nƣớc nóng Kênh Gà – động Vân Trình – khu bảo tồn đất ngập nƣớc Vân Long – chùa Địch Lộng – động Hoa Lƣ, khu du lịch thị xã Tam Điệp, phòng

49

tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, khu du lịch hồ Yên Thắng – hồ Đồng Thái – động Mã Tiên, Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn.

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Phát huy lợi thế là mảnh đất thiêng, từng là cố đô của ba vƣơng triều phong kiến là Đinh, Tiền Lê, Lý gắn liền với những biến chuyển trọng đại trong lịch sử của dân tộc; là nơi hội tụ, giao thoa của Phật giáo và Thiên Chúa giáo, Ninh Bình đƣợc mệnh danh là “ Thủ đô của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo”, có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo với tổng số 198.390 tín đồ, chiếm 21,39 % dân số (tín đồ Đạo Thiên chúa chiềm 16,33% dân số, tín đồ Phật giáo chiếm 5,06 % dân số).

Quần thể danh thắng Tràng An

Là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Nơi đây đã đƣợc chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép vào ngày 23/6/2014. Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh đƣợc đầu tƣ để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Các khu du lịch chính trong quần thể di sản Tràng Anh: Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch sinh thái Thung Nham, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch văn hóa chùa Bái Đính. Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Là nơi văn hóa tiếp xúc với kỳ quan, bí ẩn và hùng vĩ, có ý nghĩa lớn về khoa học.

Chùa Bái Đính:

Là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Là trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam với quy mô hoành tráng trên diện tích 700 ha. Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích quy hoạch 539 ha, trong đó bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh,

50

sinh Thần. Nơi đây không chỉ thờ Phật, các vị Sơn Thần, Chúa Thƣợng Ngàn, mà còn là nơi Lý Công Uẩn, tức Vua Lý Thái Tổ đã từng tu hành trƣớc khi dời đô về Thăng Long.

Chùa Bái Đính mới đƣợc xây dựng từ năm 2003. Khu chùa mới đƣợc thiết kế có nhiều công trình hoành tráng, một số đạt kỉ lục: Tƣợng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, Tƣợng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam… Ở đây còn có nhiều hạng mục khác nhƣ: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đƣờng giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh…

Hằng năm ở đây diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hƣơng về đất cố đô Hoa Lƣ. Chùa Bái Đính đƣợc chọn là nơi diễn ra Hội nghị quốc tế đầu tiên về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững trong hai ngày 21 và 22/11/2013 với sự tham gia của hàng trăm đại biểu trong nƣớc và quốc tế, một trong những sự kiện quan trọng của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2013 và sự kiện Hội nghị Quốc tế Vesak

diễn ra ngày 7/5/2014. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đây là câu chuyện thành công về phát triển du lịch cộng đồng, chuyển hƣớng từ phát triển công nghiệp - nông nghiệp sang dịch vụ du lịch.

Nhà thờ đá Phát Diệm

Trong số các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, nhà thờ đá Phát Diệm ở thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn) đƣợc báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, đƣợc ví nhƣ “ kinh đô tôn giáo” của Việt Nam, là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh ninh bình luận văn ths 2015 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)