trong và ngoài nƣớc.
3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Bình
Du lịch Ninh Bình đƣợc hoạt động dƣới sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trƣớc đây là Sở du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đƣợc thành lập theo Quyết định số 422/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 3 tháng 3 năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa thong tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có Phòng nghiệp vụ du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc – Bích động.
3.2.1. Tình hình tăng trưởng về kinh tế của du lịch
3.2.1.1. Số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch
Khách du lịch:
Tính theo giai đoạn 5 năm gần đây từ 2009-2013 du lịch Ninh Bình có bƣớc phát triển mạnh mẽ.
62
Bảng 3.3: Tình hình khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2009 – 2013 Số T T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 A Khách du lịch I Khách tham quan Lƣợt 2,199,975 3,096,589 3,252,234 3,711,994 4,398,767 1 Khách trong nƣớc " 1,608,57 2 2,433,30 5 2,584,79 3 3,036,42 4 3,877,21 9 2 Khách quốc tế " 591,403 663,284 667,441 675,570 512,548 II Khách lƣu trú Lƣợt 187,725 219,466 237,029 267,736 252,809 1 Khách trong nƣớc " 165,571 183,291 185,778 200,332 179,771 2 Khách quốc tế " 22,154 36,120 50,982 67,404 73,038 III Tổng số ngày khách lƣu trú
qua đêm Ngày 324.465 356.039 376.237 409.183 393.497
1 Khách trong nƣớc " 275.999 284.310 297.733 305.917 260.645 2 Khách quốc tế " 48.466 71.728 78.503 103.267 132.852
(Nguồn: Sở VH, TT và DL Ninh Bình)
Thời gian qua tại Ninh Bình có nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đƣợc tổ chức trên địa bàn nhƣ Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra ngày 8/5/2014 với 10.000 ngƣời tham dự, hay sự kiện đón Bằng công nhận Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới với Quần thể danh thắng Tràng An đã đón hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm đƣợc tăng cƣờng tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lƣợt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm. Tuy nhiên, số lƣợng du khách gia tăng không đều nhau ở các năm. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2010, số lƣợng du khách đến Ninh Bình có tốc độ tăng nhanh nhất là 40,7% và giai
63
đoạn từ năm 2010 – 2011 số lƣợng du khách có tốc độ tăng chậm nhất là 4,8%. Có sự chênh lệch về số lƣợng du khách này là do giai đoạn từ năm 2009 - 2010 có sự gia tăng đột biến về số lƣợng khách đến với các điểm du lịch mới đƣợc đƣa vào phục vụ du lịch nhƣ khu du lịch Tràng An – Bái Đính. Đồng thời Ninh Bình cũng là tỉnh đƣợc quan tâm đầu tƣ và lựa chọn là điểm đến du lịch trong đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010), nên cũng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đặc biệt số lƣợng khách nội địa năm 2010 tăng nhanh chóng (tăng 51,2% so với năm 2009)
Số lƣợt khách đến Ninh Bình tăng nhanh, số lƣợng khách lƣu trú cũng tăng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên số ngày lƣu trú chƣa nhiều so với tiềm năng về cơ sở lƣu trú của Ninh Bình, hiệu suất sử dụng các cơ sở lƣu trú mới khoảng 64% vào năm 2011. Số lƣợng khách nƣớc ngoài lƣu trú tại Ninh Bình còn rất hạn chế 75.342 ngày vào năm 2011 trong khi số khách nƣớc ngoài tới Ninh Bình năm 2011 là 667.440 lƣợt.
Về doanh thu:
Bảng 3.4: Doanh thu hoạt động du lịch giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng doanh thu 250.870 551.427 654.148 778.957 897.446 Khách trong nƣớc 147.254 339.202 391.147 563.195 681.514 Khách quốc tế 103.616 212.225 263.001 215.762 215.931 Nộp ngân sách 25.350 55.000 65.000 78.200 89.000 (Nguồn: Sở VH, TT và DL Ninh Bình)
64
Trong thời gian qua chất lƣợng sản phẩm du lịch của Ninh Bình đƣợc nâng cao, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển đƣợc đầu tƣ, hình thành các khu vui chơi giải trí gắn với tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt khuyến khích các loại hình du lịch sinh thái ... đã giúp cho du lịch có những bƣớc phát triển đáng kể. Qua biểu 3.4 ta thấy thực trạng doanh thu tăng dần qua các năm. Năm 2009 doanh thu đạt 250,1 tỷ đồng, tăng vƣợt bậc vào năm 2010 với 551.427 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc 55.000 tỷ đồng. Năm 2011 số lƣợt khách tới Ninh Bình có tỷ lệ tăng chậm nhƣng vẫn đảm bảo mức tăng trƣởng nhất định và góp cho ngân sách nhà nƣớc 63 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 897,446 tỷ đồng (tăng 278% so với năm 2009). Việc doanh thu du lịch tăng cao hơn so với số lƣợt khách nhiều lần (doanh thu tăng 278%, trong khi số lƣợt khách tăng 50%) thể hiện du lịch Ninh Bình đã phát triển rõ rệt về chất lƣợng và hiệu quả. Riêng 8 tháng đầu năm 2014 toàn ngành đón đƣợc 3.679.778 lƣợt khách, đạt 116,8% so với cùng kỳ năm 2012; doanh thu đạt 757.485 tỷ đồng đạt 119,2% so với cùng kỳ năm 2012.
3.2.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch
* Cơ sở lưu trú du lịch:
Hiện nay lƣợng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng gia tăng, cùng với xu hƣớng đó khách đến Ninh Bình cũng tăng theo, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lƣu trú. Hàng loạt các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ của các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân ra đời với sự phát triển cả về số lƣợng và quy mô, đổi mới về phƣơng thức hoạt động.
Có nhiều dự án triển khai tích cực, đúng tiến độ, kịp đƣa vào khai thác có hiệu quả. Các khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dƣỡng đã đƣợc phân bổ đều trên các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó, tập trung nhiều nhất là khu trung tâm thành phố Ninh Bình, khu thị xã Tam Điệp và khu vực huyện Hoa Lƣ.
65
Bảng 3.5: Bảng số lƣợng cơ sở lƣu trú tại Ninh Bình giai đoạn 2009- 2013
TT NỘI DUNG NĂM 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số cơ sở lƣu trú 108 187 224 235 273 Trong đó: Khách sạn 1 sao 4 3 7 8 9 Khách sạn 2 sao 18 20 24 23 26 Khách sạn 3 sao 0 0 1 1 1 Khách sạn 4 sao 0 0 1 1 2 2 Tổng số phòng 1.681 3.041 3.564 3.628 4.102 3 Tổng số giƣờng 2.806 4.058 5.222 5.230 5.787 (Nguồn: Sở VH, TT và DL Ninh Bình)
Năm 2009, toàn tỉnh có 108 cơ sở lƣu trú với 1.681 phòng ngủ (chƣa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên). Đến tháng 4/2014, toàn tỉnh hiện có 284 cơ sở lƣu trú (tăng 138% so với năm 2009) với 4.384 phòng nghỉ (tăng 115,8 % so với năm 2009), trong đó có thêm 851 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3- 5 sao tại các khách sạn, khu nghỉ dƣỡng với 851 phòng ngủ, tiêu biểu nhƣ: Khách sạn Ninh Bình Legend, Khu nghỉ dƣỡng Emeralda, Khu nghỉ dƣỡng Cúc Phƣơng Resort & Spa, khách sạn Hoàng Sơn - Hòa Bình, khách sạn The Vissai, khách sạn Quang Dũng, khách sạn Royal...
Phần lớn hệ thống các cơ sở lƣu trú du lịch trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Ninh Bình. Giá cả cũng nhƣ chất lƣợng buồng ngủ đã đƣợc đánh giá là khá tốt với cung cách phục vụ đạt tiêu chuẩn.
66
Bên cạnh đó UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, loại hình du lịch ở nhà dân (homestay). UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng thiết kế hệ thống nhà mẫu đảm bảo tính thẩm mỹ theo phong cách những ngôi nhà tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là những ngôi nhà đẹp điển hình của làng quê Ninh Bình, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch để cấp miễn phí cho dân cƣ các vùng du lịch, từng bƣớc hình thành các khu dân cƣ sinh thái, văn minh kết hợp phục vụ khách du lịch (homestay). Hiện tại trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thì Ninh Bình đã đƣợc quy hoạch là một trong năm tỉnh thực hiện đầu tƣ theo mô hình điểm xây dựng loại hình lƣu trú du lịch homestay tại xã Gia Vân, huyện Gia Viễn.
* Cơ sở hạ tầng:
Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 triển khai bƣớc đầu có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng du lịch đã đƣợc từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Riêng các dự án đƣợc trung ƣơng hỗ trợ vốn trung bình mỗi năm có 03 dự án với tổng số vốn giai đoạn 2009 - 2014 với tổng số vốn là 92.810 triệu đồng, tập trung ở các khu du lịch trọng điểm nhƣ: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chƣơng.
Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy đến các khu, điểm du lịch đƣợc tập trung nâng cấp, làm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch. Tính từ 2009 - 2013 trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản xây dựng xong hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch giai đoạn I của các khu du lịch gồm: Đã trải nhựa, cắm các biển chỉ dẫn, trồng cây hai bên đƣờng và dải phân cách đoạn đƣờng từ Quốc lộ 1A đến Chùa Bái Đính (dài 19 km), đoạn đƣờng từ Quốc lộ 1A đến Chùa Bích Động (dài 7km); hoàn thành việc đổ bê tông tuyến đƣờng từ chùa Bích Động đến Thung Nham (dài 2,5 km), tuyến đƣờng từ đƣờng 12B vào bến thuyền nhà Lê (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan), đƣờng từ Bái Đính đi Cúc Phƣơng (đã cơ bản hoàn
67
thành); nạo vét các thung, tạo hai tuyến du lịch đƣờng thủy trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, đƣờng vào và hệ thống điện khu du lịch Vân Long...
Các dự án lớn đầu tƣ các công trình văn hóa phục vụ mục đích du lịch nhƣ: Dự án xây dựng sân lễ hội phía trƣớc đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành; Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lƣ; Dự án cổng thành Hoa Lƣ… Ngoài ra, các dự án lớn khác đang đƣợc tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện nhƣ: Dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bao hào nƣớc vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ, Dự án sông Sào Khê, Dự án khu công viên văn hoá Tràng An, Dự án xây dựng quảng trƣờng và tƣợng đài Đinh Tiên Hoàng Đế…
* Cơ sở dịch vụ du lịch
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tƣ, xây dựng các các cơ sở dịch vụ, các nhà hàng cao cấp. Hiện tại các nhà hàng đã đạt chuẩn về cung cách phục vụ khách du lịch, đã có 4 nhà hàng đƣợc công nhận là nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Về quy mô xây dựng các nhà hàng có thể đón tiếp đƣợc nhiều khách du lịch cùng lúc, có những nhà hàng cùng lúc đón đƣợc hàng ngàn khách
Về kinh doanh ăn uống: Ninh Bình có một hệ thống nhà hàng dày đặc, cùng với đó là sự xuất hiện các nhà hàng cao cấp. Nhiều nhà hàng đã nổi tiếng từ lâu nhƣ Hoàng Hải, Hoàng Giang, Hƣơng Mai, Hoàng Long, Đại Tràng An, Trâu Vàng… Hiện nay Ninh Bình có kế hoạch phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh Bình. Vì vậy nhiều nhà hàng cao cấp đang đƣợc đầu tƣ.
Về lĩnh vực kinh doanh giải trí, mua sắm: Ninh Bình có một số trung tâm giải trí nhƣ Club Number One City, Đông Thành Plaza, siêu thị Big C, sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng… Mới đây một tổ hợp vui chơi giải trí hiện đại New Life Club với nhiều khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, siêu thị, bar, sàn nhảy…đã đƣợc đƣa vào sử dụng ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình tạo ra không gian vui chơi lý tƣởng. Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm phát triển góp phần không nhỏ kéo dài
68
thời gian lƣu trú của du khách tại Ninh Bình, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tỉnh nhà.
Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 1 về việc phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH. Có thể thấy quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đã đƣợc nghiên cứu quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể của du lịch Việt Nam và quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng cũng nhƣ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ngay từ năm 1995 UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010; đến năm 2007 Sở Du lịch (nay là Sở VH, TT và DL) đã tham mƣu cho UBND ban hành Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 về việc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020. Trong đó quy hoạch thành 7 khu du lịch chính trong tỉnh, cụ thể:
1. Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lƣ 2. Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình
3. Khu du lịch Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, Kỳ Phú, Đồng Chƣơng – Núi chùa Bái Đính, hang Sinh Dƣợc
4. Khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long, Địch Lộng, động Hoa Lƣ. 5. Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn và thị xã Tam Điệp 6. Khu du lịch hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù 7. Khu du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm, vùng ven biển Cồn Thoi
Trong những năm tới UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành liên quan quy hoạch chi tiết các khu du lịch theo Quy hoạch tổng thể đã đƣợc phê duyệt; dự kiến đến năm 2015 sẽ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 gắn với quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của Ninh Bình.
Quy hoạch chi tiết các khu du lịch:
Trong những năm qua UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết 5 khu du lịch, gồm: Khu du lịch sinh
69
thái Tràng An, Khu núi chùa Bái Đính, Vùng Bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ, Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chƣơng, Khu du lịch Thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Biện Sơn. Bên cạnh đó còn có các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến du lịch, gồm: Quy hoạch hệ thống cấp điện và hệ thống cấp nƣớc phục vụ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Ninh Bình đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020; Quy hoạch phát triển thủy sản; Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với phát triển du lịch; Quy hoạch công viên động vật hoang dã Việt Nam tại Ninh Bình. Toàn bộ các quy hoạch trên đã đƣợc công bố công khai và đang đƣợc UBND tỉnh