Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại sở tài chính hải dương luận văn ths 2015 (Trang 62 - 83)

- Thể chế quản lý và môi trƣờng công vụ của nƣớc ta còn nhiều hạn chế nhƣ thủ tục hành chính quá nhiều và rắc rối, cơ chế chính sách lƣơng bổng và đãi ngộ cho các cán bộ còn ở mức thấp…Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ sở vật chất và cải thiện môi trƣờng làm việc cho cán bộ CCVC còn chƣa đƣợc các cấp quan tâm đầy đủ, khiến nơi làm việc giao tiếp với dân còn sập sệ, cũ…chƣa tạo đƣợc môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp.

- Cơ chế khuyến khích những ngƣời có tài lãnh đạo làm việc vào cơ quan nhà nƣớc còn hạn chế, họ vẫn phải thi công chức và khi đỗ thì ăn lƣơng

theo hệ số, cứ 3 năm mới tăng lƣơng…khiến họ không có động lực và điều kiện cho họ theo đuổi công việc lâu dài, nếu có cơ hội làm việc tốt hơn thì họ sẽ nghỉ việc, chính vì vậy rất khó theo đuổi một công việc mang tính lâu dài nhƣ văn hóa hành chính.

- Thái độ, nhận thức của lãnh đạo về phát triển văn hóa hành chính , văn hóa hành chính phục vụ còn chƣa đúng mức; chủ yếu đã thấy vai trò của việc xây dựng nền hành chính phục vụ dân nhƣng chƣa có những biện pháp để triển khai vấn đề cụ thể, từ đó mới đặt ra xây dựng môi trƣờng văn hoá và cách thức ứng xử, giao tiếp với dân, ít chú ý đến vai trò quản trị chiến lƣợc và sự phát triển mang tính chiến lƣợc lâu dài.

- Trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện văn hóa hành chính, ban lãnh đạo còn thiếu sự quan tâm hoặc không gƣơng mẫu thực hiện, nói đôi lúc không đôi với làm...làm cho văn hóa hành chính trở nên kém hiệu lực, hiệu quả.

- Thái độ, cung cách làm việc của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức chƣa đạt chuẩn văn hoá công vụ, chƣa gƣơng mẫu trong thực thi công vụ; còn xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, vòi vĩnh…với đơn vị, ngƣời dân để thu lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm vẫn diễn ra khá phổ biến và nhức nhối ở các cấp, các ngành và nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.

- Các thiết chế, hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, tập huấn…cho các cán bộ công vụ về văn hóa hành chính nói chung và văn hóa hành chính phục vụ nói riêng còn bất cập về chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả; lĩnh vực này cũng thiếu và yếu về cả văn bản pháp luật để hoạt động và nguồn nhân lực để thực thi.

Các nguyên nhân cơ bản đã nêu trên chủ yếu là do hạn chế về nhận thức cũng nhƣ vai trò của nhà lãnh đạo cơ quan chƣa thực sự phát huy. Tóm lại, để triển khai một cách có hệ thống và mang tính lâu dài thì cần có những quan

điểm, giải pháp cụ thể, khắc phục đồng bộ các yếu tố cấu thành nên một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng đúng "phục vụ dân".

Chƣơng 3

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ TẠI

SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG

3.1. Những cơ hội và thách thức

Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bƣớc hội nhập nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và mở rộng thị trƣờng ra quốc tế thì hội nhập cũng khiến Việt Nam gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Muốn đứng vững và phát triển đƣợc trong cạnh tranh thị trƣờng gay gắt đòi hỏi mỗi loại hình, thiết chế, tổ chức phải cấu trúc lại mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Chính vì điều này, ngành Tài chính luôn đặt ra xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan nhà nƣớc.

Nhiệm vụ của Bộ Tài chính đặt ra là hết sức nặng nề trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai thực hiện nhằm huy động, phân bổ nguồn lực phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giảm dần bội chi, giữ vững an ninh tài chính quốc gia… Trƣớc bối cảnh đó, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 – 2015, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2012 và nhiệm vụ tài chính – ngân sách 5 năm 2011 – 2015, trong các nội dung Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc ngành Tài chính thực hiện, văn hóa hành chính phục vụ là một trong

những yếu tố góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đặt ra, do đó cần phải hoàn thiện và phát triển.

Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng - ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc đã viết "Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức phải được giao nhiệm vụ rõ ràng…Người đứng đầu cơ quan hành chính phải có trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ và phải được giao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ". Thông điệp này định hƣớng chuyển nền hành chính "cai trị" thành nền hành chính "phục vụ", lấy nhân dân làm trung tâm (chủ thể) để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân.

Cải cách hành chính là một chƣơng trình cần thiết, làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và dịch vụ công…giúp cho bộ máy điều hành nhà nƣớc đƣợc đơn giản hóa, hƣớng tới phục vụ tốt nhất yêu cầu quản lý nhà nƣớc, góp phần đƣa đất nƣớc ổn định và phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội. Chính vì vậy, cải cách hành chính đang thúc ép các cơ quan hành chính, trong đó có Sở Tài chính Hải Dƣơng phải từng bƣớc kiện toàn và xây dựng một tổ chức vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Để làm đƣợc điều đó, yếu tố văn hóa, trong đó có văn hóa hành chính phục vụ cần đƣợc xây dựng và phát triển để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Nhìn từ sự việc Tiên Lãng - Hải Phòng năm 2012 cho thấy, nếu nhƣ các CBCC lợi dụng quyền lực nhà nƣớc trao cho để trục lợi, tƣớc đi quyền lợi chính đáng của ngƣời dân hoặc nhƣ CBCC không nắm vững các chế độ chính sách, quy định nhà nƣớc thì hậu quả để lại thật khó lƣờng: dƣ luận lên án, ngƣời dân mất lòng tin vào chính sách của Đảng và nhà nƣớc…và tiềm ẩn trong đó là sự việc này có thể bị các đối tƣợng chống phá nhà nƣớc sử dụng

để kích động ngƣời dân, gây bất ổn xã hội. Điều đó cho thấy, việc đƣa văn hóa hành chính phục vụ với những chuẩn mực của các CBCC hiện đại là điều thực sự cần thiết. Chỉ khi nào các CBCC thực sự làm việc hết mình, cán bộ phải sát dân, có trách nhiệm, giữ đạo đức, chung tay xây dựng nền hành chính hành chính phục vụ dân…thì khi đó mới thực sự đƣa bộ máy hành chính nƣớc ta đƣợc kiện toàn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

3.2. Những quan điểm - phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng

3.2.1. Các quan điểm

Những điểm cơ bản cần chú ý khi xây dựng và phát triển VHHC phục vụ:

Một là, văn hóa hành chính phục vụ là sự tự nguyện làm đầy tớ trung

thành của nhân dân, thực hiện đúng "dân là chủ, công chức là đầy tớ", chuyển bộ máy hành chính từ chỗ đơn thuần là "cai trị" sang bộ máy "phục vụ dân" là chính. Chính quyền không có nhiệm vụ tự thân, đƣợc tổ chức ra là nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc nhân dân giao cho. Chính vì vậy, chính quyền phải coi nhiệm vụ phục vụ ngƣời dân là nhiệm vụ chính, quan trọng nhất. Chính quyền phải tạo thuận lợi nhất cho dân trong đời sống và kinh doanh…bảo đảm "công dân đƣợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm"; Cán bộ, công chức phải lấy việc tận tâm, tận lực phục vụ dân và doanh nghiệp là mục tiêu cao nhất, là niềm vui và lẽ sống của mình.

Để thực hiện đƣợc điều này còn phụ thuộc vào các thủ tục hành chính, không nên đặt ra những thủ tục hành chính rƣờm rà, không cần thiết khi giải quyết công việc của dân. Cần khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các quy định tại các văn bản pháp luật…

Hai là, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh

trƣớc hết cần phổ biến, giáo dục tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của VHHC phục vụ cho các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào, cuộc vận động xây dựng một cơ quan công quyền "vì nhân dân phục vụ" trên phạm vi ngành, địa phƣơng và xem văn hóa hành chính phục vụ là một tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của công sở.

Ba là, để phục vụ tốt nhu cầu giải quyết công việc của nhân dân thì không chỉ là tuyên truyền vận động cán bộ, công chức học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh mà phải cụ thể hóa cách làm theo tấm gƣơng đạo đức Bác Hồ bằng những việc làm cụ thể nhƣ cách giao tiếp, ứng xử, thái độ ân cần, niềm nở và nhất là luôn nở nụ cƣời tƣơi và nhiệt tâm trong xử lý, giải quyết công việc của dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho ngƣời dân kiểm tra, giám sát. Quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số cán bộ công chức về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ việc làm rất nhỏ nhƣ bố trí ngƣời tiếp dân, ghế, bàn, nƣớc uống…mới có thể góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về cán bộ công chức, góp phần để “Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, bên cạnh việc xây dựng những giá trị cốt lõi của văn hóa chính

thống, cần chú ý đến sự phát triển của các nhóm trong cơ quan, đơn vị. Khuyến khích hình thành và phát huy văn hóa nhóm nhƣ tinh thần đoàn kết, sự thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ trong các nhóm…,đồng thời phát hiện giải quyết kịp thời những biểu hiện nhƣ tƣ tƣởng bè phái, mất đoàn kết, hiềm khích lẫn nhau, nhậu nhẹt bê trễ trong công việc…

Việc xây dựng các chính sách bảo đảm cho cuộc sống cán bộ nhƣ các điều kiện vật chất phục vụ công tác, sự phù hợp giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự cống hiến, phân phối công bằng những phúc lợi tập thể…cũng cần

đƣợc quan tâm.

Năm là, vấn đề truyền thông trong tổ chức cũng cần đƣợc đảm bảo, thông tin phải thông suốt, rõ ràng, thực hiện tốt các biện pháp dân chủ hóa trong cơ quan đơn vị. Lãnh đạo phải biết chọn lọc, hƣớng dẫn thông tin đến các nhân viên theo cách thích hợp, tránh tình trạng thiếu công khai, rõ ràng, dẫn đến sự nghi ngờ hoặc tình trạng nhiễu thông tin.

Sáu là, việc xây dựng bộ máy tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu tinh

gọn, hiệu quả, linh hoạt, phân cấp, phân quyền hợp lý trong khuôn khổ pháp luật, theo nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng thành viên trong bộ máy quản lý, tránh tình trạng đùn đẩy, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm hoặc bao biện, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của nhau.

Bẩy là, văn hóa hành chính phục vụ cần đƣợc cụ thể hóa trong các cơ

quan hành chính thành những quy chế cơ quan, nội quy công sở, trong đó có những quy định cụ thể và thủ tục cần thiết về từng loại công việc và của mỗi công chức trong các hoạt động liên quan đến dân, thực hiện đúng nguyên tắc "Công chức chỉ đƣợc làm những gì mà pháp luật cho phép". Các thủ tục, quy chế hành chính phải đƣợc công bố công khai, minh bạch để nhân dân đƣợc biết và thực hiện, đồng thời là căn cứ để ngƣời dân giám sát công việc của công chức, nhất là phải đƣợc thông suốt từ trên xuống dƣới, khắc phục tình trạng "chƣa đƣợc cấp trên hƣớng dẫn"

Việc hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ không chỉ mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng lề lối, tác phong, phong cách ứng xử văn hóa chuẩn mực của cán bộ, công chức khi gặp gỡ, giải quyết công việc của các tổ chức và cá nhân, mà còn mang lại sự hài lòng cho nhân dân trong việc khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, góp phần tạo dựng uy tín của một cơ quan công quyền điển hình.

3.2.2. Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng trong thời gian tới

3.2.2.1. Nâng cao vai trò và trách nhiệm xây dựng VHHC phục vụ của các cấp lãnh đạo và cá nhân đứng đầu cơ quan

Lãnh đạo chính là "kim chỉ nan" hoạt động của tổ chức, là ngƣời quyết định việc thành bại của quá trình xây dựng văn hóa hành chinh phục vụ. Vì vậy, muốn hoàn thiện và phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng, trƣớc hết, bản thân Lãnh đạo Sở phải nhận thức đầy đủ vai trò của VHHC phục vụ đối với hiệu quả công việc cũng nhƣ cần xác định phải xây dựng VHHC phục vụ của Sở ra sao, từ đó mới có cơ chế điều hành và chỉ đạo phù hợp. Để làm đƣợc điều đó cần phải:

Trƣớc hết, là thủ trƣởng cơ quan, lãnh đạo Sở phải thực sự gƣơng mẫu , nói đi đôi với làm, làm tấm gƣơng sáng cho các cán bộ CCVC. Lãnh đạo là ngƣời thực hiện nghiêm túc quy định công chức và phải chịu trách nhiệm về những việc mà CBCC, viên chức trong đơn vị đã làm trong quá trình thực thi công vụ. Trong quá trình tổ chức và điều hành đơn vị trên tinh thần dân chủ, cởi mở, động viên, khuyến khích kịp thời các cán bộ đã có đóng góp trong công việc.

Bên cạnh đó, quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo, định hƣớng của công cuộc cải cách hành chính tới từng cán bộ, công chức, đó là “Xây dựng một nền hành chính nhà nƣớc dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc hiện đại hoá”, phát huy phong trào xây dựng ngƣời cán bộ công chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy - Gƣơng mẫu”. Điều này thể hiện ở sự thống nhất từ tƣ tƣởng đến hành động cụ thể, ở tính chất chỉ đạo đồng bộ, sâu rộng, quyết liệt trong triển khai các biện pháp thúc đẩy cải cách hành chính.

3.2.2.2. Xây dựng thể chế và giá trị cốt lõi thành thực tiễn

Việc hoàn thiện và ban hành hệ thống văn bản quy định cụ thể về văn hóa hành chính phục vụ rất quan trọng. Những quy tắc, chuẩn mực, giá trị chung của cơ quan sẽ đƣợc áp dụng chung và phổ biến đến từng cán bộ

CCVC. Chính vì thế, việc văn bản hóa "văn hóa hành chính phục vụ" là điều cần làm sớm trong thời gian tới. Để làm đƣợc điều đó cần phải:

- Các cấp lãnh đạo, đoàn thể, tổ chức trong cơ quan cần có tiếng nói

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại sở tài chính hải dương luận văn ths 2015 (Trang 62 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)