1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam

159 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----o0o---- PHÙNG THẾ TÁM LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015 1 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----o0o---- PHÙNG THẾ TÁM LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS PHẠM THĂNG 2. PGS.TS DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN 2 3 Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015 3 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các kết quả nghiên cứu chưa được công bố bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Nghiên cứu sinh Phùng Thế Tám 4 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ, hình, hộp MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH -HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ............18 1.1. Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế................................................................................................18 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................................18 1.1.2. Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ.......24 1.1.3. Hội nhập quốc tế tạo tiền đề và môi trường khách quan cho liên kết giữa hãng hàng không giá rẻ với du lịch...............................................................29 1.2. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất, điều kiện, nguyên tắc và mô hình...................................................................................................................33 1.2.1. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất và đặc trưng cơ bản .......33 1.2.2. Các điều kiện trong liên kết kinh doanh giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế.......................................................................35 1.2.3. Các nguyên tắc, mô hình và ưu thế của liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế...............................................................42 1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình trong khu vực ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................49 1.3.1. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình khu vực.....................................................................49 1.3.2. Những bài học rút ra cho hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.................................................58 Chương 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DU LỊCH – HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........59 5 6 2.1. Tổng quan hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.............................................................................59 2.1.1. Tổng quan về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế................................................................................................................59 2.1.2. Tình hình phát triển và liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của các hãng hàng không giá rẻ nội địa trong hội nhập kinh tế quốc tế............................63 2.2. Đánh giá thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập quốc tế của Việt Nam.......................................................................................75 2.2.1. Tình hình chung về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam................................................................................75 2.2.2. Đánh giá thực trạng các mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ ở nước ta hiện nay.............................................................................................78 2.2.3. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong các chương trình kích cầu du lịch..............................................................................................85 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế........................................................................91 2.3.1. Những hạn chế xuất phát từ lợi ích của các đối tác tham gia liên kết........91 2.3.2. Năng lực cơ sở hạ tầng hàng không của các hãng hàng không giá rẻ không đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch. .93 2.3.3. Liên kết giữa hãng hàng không giá rẻ và các cơ sở nghỉ dưỡng (resort) mang tính tự phát thiếu hẳn sự trung gian tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh..............94 2.3.4. Sự tác động của các cơ quan nhà nước chuyên ngành đến quá trình hình thành và phát triển của liên kết rất thấp, đặc biệt trong hình thành mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ.............................................................95 2.3.5. Chưa hình thành rõ nét liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ nước ngoài trong hội nhập kinh tế quốc tế...............................................................97 Chương 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................99 3.1. Những tiềm năng, xu hướng và quan điểm cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế...............99 3.1.1. Những tiềm năng và xu hướng cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế.......................................99 6 7 3.1.2. Những quan điểm cơ bản trong chỉ đạo liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế...................................................................107 3.2. Những chính sách và giải pháp cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay..........114 3.2.1. Nhóm chính sách, giải pháp vĩ mô cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế...............................................114 3.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp vi mô tác động vào các doanh nghiệp tham gia liên kết..........................................................................................................124 3.2.3. Chính sách, giải pháp liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................129 Kết luận....................................................................................................................134 Kiến nghị ...............................................................................................................136 Danh mục công trình của tác giả.........................................................................137 Tài liệu tham khảo..................................................................................................138 Phụ lục ...................................................................................................................142 7 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương ASEAN Association of Asia Southeast Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asian Nation ASEANTA ASEAN Tourism Association ATAG Air Transport Action Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á Nhóm hành động vận tải hàng không Group BRIC Brazil, Russia, India, China Nhóm các quốc gia mới nổi CAPA Centre for Aviation Trung tâm hàng không xanh CEO Chief Excutive Officer Giám đốc điều hành CLMV Campuchia, Lao, Myanmar and Vietnam Tiểu vùng hàng không Campuchia – Lào - Miến Điện - Việt Nam EU European Union Liên minh châu Âu FAA Federal Aviation Administration Cục Hàng không liên bang Hoa kỳ GTVT Giao thông vận tải HTA Ho Chi Minh Tourism Association Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh IATA Internation Aviation Transport Association Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ICAO Internation Civil Aviation Organization Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế IPO Initial Public Offering Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu 8 9 JAA Joint Aviation Authorities Cơ quan quản lý hàng không dân sự của một số quốc gia châu Âu JPA Jestar Pacific Airlines Công ty hàng không cổ phần Jestar Pacific airlines LCA Low Cost Airlines Hãng hàng không giá rẻ (chi phí thấp) LCAS Low Cost Airlines Service Dịch vụ hàng không giá rẻ MICE Meeting Incentive Conference Event Du lịch kết hợp hội nghị PATA Pacific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương SCIC State Capital Invesment Corporation Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia Tourism Tourism Du lịch UNWTO United National World Tourist Tổ chức du lịch thế giới Organization UNCTAD United Nations Conference on Diễn đàn Thương mại và Phát triển Trade and Development liên hiệp quốc UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc USD United State Dolar Đôla Mỹ VISTA Vietnam Society of Travel Agents Hiệp hội Lữ hành Việt Nam VNA Vietnam Airlines Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines 9 10 VND Đồng Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WTTC World Travel & Tourism Council Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP Bảng 1.1: So sánh đặc trưng kinh tế kỹ thuật giữa hãng hàng không truyền thống với hãng LCA............................................................................................25 Bảng 1.2: Trình độ văn hóa của chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch ..............................38 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của ngành Du lịch 2010 – 2013 ............61 Bảng 2.2: Các thông tin cơ bản về hãng LCA VietJet Air........................................68 Bảng 2.3: VNA tăng chuyến, khuyến mại (1/7 - 15/8/2011).....................................87 Sơ đồ 1.1: Các hình thức du lịch ...............................................................................22 Hình 1.1: So sánh chi phí trung bình ghế/dặm của một số hãng hàng không truyền thống và giá rẻ của Mỹ ..............................................................................................27 10 11 Hình 1.2: Sơ đồ liên kết lý thuyết 3 chủ thể hợp tác LCA, Lữ hành du lịch, Điểm đến........................................................................................................ .....................46 Hình 2.1: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của JPA........................... 66 Hình 2.2: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Vietjet Air ................ 69 Hình 2.3: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Air Mekong...............71 Hình 2.4: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Việt Nam Airlines.... 73 Hình 2.5: Số lượng hành khách đi máy bay lộ trình Việt Nam – Singapore và ngược lại của các Hãng LCA từ 2009 đến hết năm 2014 (Tổng tuyến Hà Nội - Singapore và TP Hồ Chí Minh - Singapore và ngược lại ..…..…. 98 Hộp 2.1: Các quảng cáo, tiếp thị của Air Mekong....................................................81 Hộp 2.2: Quản lý liên kết LCA JPA - Sài Gòn - Phú Quốc resort...........................83 Hộp 2.3: Quảng bá liên kết LCA JPA - Du thuyền Mekong Le Cochinchine Cruise giảm giá tour...............................................................................................84 Hộp 2.4: Các đường bay giá rẻ của VietJet Air.......................................................90 11 12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá là những quá trình kinh tế, kỹ thuật, xã hội năng động nhất hiện nay, tác động mạnh đến sự phát triển, biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở các quốc gia trên thế giới. Chúng cuốn hút tất cả các ngành kinh tế ở các quốc gia khác nhau vào sự vận động và phát triển, trong đó có ngành hàng không và du lịch (Tourism). Từ đó tạo ra các hình thức đặc thù như hàng không giá rẻ (Low Cost Airline - LCA) và sự liên kết giữa Tourism LCA, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập nhanh hơn của các nền kinh tế quốc gia vào một hệ thống phân công lao động quốc tế rộng lớn, hình thành và phát triển các khối liên kết kinh tế như: ASEAN, EU,.. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự hoàn thiện của các quan hệ sản xuất, trong đó thúc đẩy tiến trình xã hội hoá và quốc tế hoá tư bản làm cho sở hữu tư bản tách rời rất xa việc sử dụng tư bản, đưa nền kinh tế thế giới bước vào thời đại của nền kinh tế tài chính - tiền tệ mang tính toàn cầu. Những quá trình kinh tế - kỹ thuật này đã đẩy nền kinh tế thế giới từ khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, cơ cấu sang khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên quy mô khu vực và thế giới. Trong bối cảnh quốc tế đó, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức theo chiến lược kinh tế mở, nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực của tiến trình này. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái tăng trưởng chậm, tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay thì mọi giải pháp cho các ngành kinh tế suy cho cùng đều bắt đầu bằng tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tìm ra các lợi thế cạnh tranh mà trước tiên phải ưu tiên liên kết các ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau để cùng gia tăng lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Đây là hình thức tổ chức kinh doanh và sản phẩm của nó tạo ra bởi sự liên kết hoạt động của nhiều ngành, vùng và các chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó liên kết giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là một trong các khâu quan trọng. Đặc 12 13 biệt, trong điều kiện hội nhập du lịch vùng và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, thì liên kết hàng không-du lịch là nhân tố quyết định sự thành công của một sản phẩm lữ hành du lịch, bởi lẽ chi phí cho việc di chuyển từ nơi xuất phát đến các điểm đến du lịch chiếm tỷ trọng từ 40 - 60% giá thành chuyến đi. Trước xu thế đó, đã xuất hiện nhanh chóng loại hình hàng không giá rẻ để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao tiếp của cư dân ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt đáp ứng nhu cầu giảm giá các tour du lịch quốc tế nhằm thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển. Nhận thức được xu hướng quốc tế hóa ngành du lịch, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy nhanh chóng tiến trình hội nhập ngành du lịch vào khu vực và quốc tế. Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã khẳng định: “Phát triển ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao…Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực” [9, tr.198-199]. Hưởng ứng chủ chương đúng đắn đó của Đảng, ngành hàng không có bước cải tổ và phát triển mạnh mẽ, trong đó các hãng LCA tư nhân nhanh chóng ra đời. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng LCA trong khu vực và nội địa tham gia hoạt động trên thị trường dịch vụ hàng không nước ta, hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) và hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines cũng chuyển một bộ phận sang cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS). Hãng Pacific Airlines đã chuyển hẳn sang hoạt động dưới hình thức hãng LCA, nhờ đó mà hạ giá tour du lịch trong nước và quốc tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, một số hãng LCA tư nhân, do nguồn lực tài chính và nhân sự hạn hẹp lại thiếu kinh nghiệm quản lí buộc phải chấp nhận phá sản hoặc ngừng bay để sốc lại nguồn nhân lực, cơ cấu lại đội bay và cải tổ lại bộ máy tổ chức quản lý. Tuy vậy, việc tồn tại và phát triển của loại hình LCA là một khách quan kinh tế. Tính khách quan này xuất phát từ nhu cầu phát triển của sức sản xuất xã hội đang tăng lên nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới làm cho thu nhập và dân trí của các tầng lớp dân cư tăng không ngừng, dẫn đến du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của bộ phận ngày càng lớn dân cư có thu nhập trung bình trở lên của dân cư các nước, kể cả các nước đang phát triển như Việt Nam. 13 14 Đón nhận xu thế phát triển của du lịch thế giới, quá trình liên kết giữa các ngành trong cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch được thúc đẩy mạnh mẽ, trong đó liên kết giữa du lịch hàng không được coi như là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của hai ngành trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày 10 tháng 4 năm 2013 “Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015”[21] đã cụ thể hóa chương trình phối hợp công tác số 4050/CTBVHTTDL - BGTVT ngày 13 tháng 11 năm 2012 nhằm nâng cao trách nhiệm hiệu quả của sự phối hợp, chất lượng và sức cạnh tranh của hai ngành, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển thành điểm đến hấp dẫn của khu vực châu Á và thế giới. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Những công trình nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ ở ngoài nước Cho đến nay, tác giả của luận án tìm thấy rất hiếm các chuyên khảo nghiên cứu riêng biệt về liên kết Tourism - LCA ở nước ngoài, đặc biệt lại nghiên cứu đề tài đó ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, hàng không hoặc hàng không giá rẻ, khi phân tích đến các nhân tố khách quan, hoặc giải pháp phát triển của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ, thì việc liên kết giữa hàng không và du lịch được đặc biệt chú trọng và coi đây là một giải pháp cơ bản giúp phát triển ngành. Một số các công trình, tuy nghiên cứu về hàng không hoặc nghiên cứu đến du lịch đều dành một vị trí quan trọng để phân tích liên kết Tourism - LCA, trong đó có hàng không giá rẻ với du lịch như sau: - “Tourism - A new perspective” của Burn Peter và Holden Andrew. - “Tourism principle and practice” của Cooper, C. Gibert. - “Tourism in Developing countries” của Martin Oppermann và Kye-Sung. - “Low-Cost Airline in the Asia Pacific Region” của An Exceptional Intra và “Regional Traffic Growth Opportunity” của Peter Harbison. 14 - “What future for Low-cost Airline in Asia” của Richard Stirland. - “The economic benefits of Air Transport” của IATA, ATAG. 15 Trong số nhiều công trình nghiên cứu về du lịch có các công trình sau đã dành một vị trí quan trọng cho phân tích liên kết Tourism - LCA. 2.1.1. Những nội dung cơ bản liên quan đến liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong các công trình nước ngoài - Cuốn sách “Value Creation in Travel Distribution” (2010) của Michael Straus [45]. Tạm dịch là “Sự sáng tạo có giá trị trong phân bổ du lịch” đã đưa ra tầm nhìn tổng quát về ngành công nghiệp không khói đang trên đường phát triển với tốc độ chóng mặt ở các nước. Trong đó, tác phẩm đã dành những phần thỏa đáng và đi sâu nghiên cứu lịch sử ra đời của ngành công nghiệp mới này và giới thiệu việc quản lý, vận hành và liên kết của ba yếu tố chính là: Giao thông vận tải (trong đó có hàng không) với công nghệ và phân bổ các nguồn lực du lịch. Công trình đi sâu vào trình bày quan niệm du lịch với tư cách là ngành công nghiệp không khói thông qua trình bày toàn diện hoạt động của ngành có những ưu thế và hạn chế cũng như cơ hội phát triển của ngành ở một số các nước có lợi thế. Công trình đã nhấn mạnh đến lợi thế của phát triển công nghệ thông tin trong việc đặt phòng, thanh toán và hội họp từ xa đã tạo điều kiện cho việc liên kết và phát triển của ngành du lịch với tư cách là ngành công nghiệp xanh không khói. Đặc biệt, tác giả dành phần đáng kể nội dung của công trình bàn về liên kết phát triển giữa Tourism – LCA và những lợi thế của nó trong phát triển ngành du lịch, trong đó những vấn đề cơ bản sau đã được phân tích: Thứ nhất, cuốn sách đưa ra khái niệm dịch vụ du lịch chi phí thấp hoặc trung bình được cung cấp bởi cắt giảm chi phí nhờ cắt bỏ những dịch vụ phụ, chỉ giữ lại những dịch vụ thiết yếu cho du khách và sử dụng máy bay có thân rộng, bố trí được nhiều ghế kết hợp với chở thêm hàng hóa để đảm bảo các chuyến bay luôn đủ tải. Tác giả công trình đã đưa ra một loạt viện dẫn thử nghiệm trong thực tế của Giám đốc điều hành LCA Air Asia, Tony Fernandes lần đầu đã cung cấp dịch vụ du lịch chi phí thấp trên đoạn đường từ châu Á sang châu Âu. Thông qua một loạt viện dẫn những thành công và thất bại của Fernandes và các đối tác ở Malaysia để rút ra tính khách quan của liên kết Tourism - LCA. Thứ hai, cuốn sách đã đi tới một khẳng định là hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ du lịch giá rẻ nếu đảm bảo được các điều kiện sau: 1) Sử dụng mạng bay 15 16 điểm đối điểm với khoảng cách không quá 4h bay; 2) Sử dụng loại máy bay tầm trung thân rộng có thể bố trí được khoảng 250 ghế như A330-200 hoặc Boing 747400; 3) Tăng tần suất bay lên 16h tiếng/ngày; 4) Cắt giảm các chi phí dịch vụ lưu không, mặt đất đến mức tối thiểu cần thiết bằng cách hạ cánh xuống đường băng phụ và bay vào giờ trống; 5) Cắt giảm các dịch vụ phụ và bổ sung đối với hành khách, chỉ giữ lại các dịch vụ thiết yếu…; và 6) Kết hợp vận chuyển khách với vận chuyển hàng hóa để đảm bảo mạng bay luôn đủ tải các chuyến bay. Bằng một loạt các viện dẫn thử nghiệm thành công, thuyết phục của hãng Qantas Airways của Australia và việc mở rộng sang các công ty chi nhánh Jestar ở các nước, và khảo sát hoạt động của các hãng Oasis Airlines (Hồng Kông), Viva Macau, Cathay Pacific Airways… Giám đốc điều hành công ty cho thuê máy bay của Singapore Robert Martin đã khẳng định: “Điều kích thích du lịch phát triển là việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ - LCAS”. - Cuốn sách “Aviation and Tourism - Implications for leisure travel” (2008) [43] của Anne Graham, đại học Westminster (Anh), Andreas Papatheodorou ở đại học The Aegean, Greece và Peter Forsyth ở đại học Monash (Australia). Nội dung cơ bản của cuốn sách “Hàng không và Du lịch - những ưu thế tiềm tàng cho hoạt động du lịch” (tạm dịch) có chủ đề xuyên suốt phân tích về ưu thế liên kết hai chiều giữa ngành hàng không với du lịch. Cuốn sách có 7 phần với 26 chương do tập thể tác giả biên soạn. Mỗi phần phân tích những khía cạnh khác nhau của quan hệ giữa hàng không và du lịch, trong đó chỉ rõ những ưu thế và hạn chế của quan hệ này. Phần I: gồm 3 chương (chương 1 đến chương 3) tập trung phân tích bản chất, độ co giãn và dự báo của du lịch và đánh giá vai trò, tác động của hàng không, đặc biệt là LCA trong kích cầu du lịch cũng như sự phát triển của chính bản thân ngành hàng không với tư cách du lịch cung cấp khối cầu ổn định cho hàng không phát triển, nếu xác lập được mối liên kết chặt chẽ giữa hai ngành này. Phần II: có 2 chương (chương 4 và chương 5) tập trung vào phân tích chính sách của Nhà nước trong quản lý và điều hành hàng không và du lịch, trong đó xác định các nguyên tắc thúc đẩy sự liên kết hai ngành và vạch ra những lợi ích và rủi ro 16 17 khi tự do hóa những hoạt động của du lịch và hàng không cũng như xây dựng hệ thống bảo hiểm để liên kết này hoạt động bình thường. Phần III: gồm 7 chương (từ chương 6 đến chương 12) tập trung chủ yếu vào phân tích sự ra đời, các điều kiện, phương thức hoạt động và phát triển của các hãng hàng không giá rẻ (LCA), khảo sát một số hãng LCA của EU như hãng Air Malta đã liên kết với du lịch để phát triển, từ đó rút ra những kết luận quan trọng cho việc ra đời, tồn tại và phát triển hiệu quả của liên kết này. Phần IV: có 4 chương (chương 13 đến chương 16) chủ yếu nghiên cứu về các loại hình sân bay phục vụ cho liên kết Tourism - LCA, trong đó xác định các hình thức tiếp thị quảng bá để kích cầu du lịch và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho các hãng LCA. Đặc biệt, tác giả Marianna Sigalo tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch sử dụng LCAS để thỏa mãn các nhu cầu trong chuyến du lịch. Phần V: có 2 chương (chương 17 và chương 18) chủ yếu phân tích những tác động của phát triển và hoạt động của LCA tới tạo lập các sản phẩm du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững. Ở đây, các tác giả tập trung vào phân tích các mối quan hệ chồng chéo giữa hàng không và du lịch ảnh hưởng tới các di sản tự nhiên và văn hóa và đưa ra các giải pháp lành mạnh hóa các quan hệ trong phát triển hàng không, du lịch và kinh tế - xã hội. Phần VI: gồm 7 chương (từ chương 18 đến chương 25), nội dung chủ yếu của phần này là khảo sát thực tiễn mối liên kết giữa hàng không và du lịch, trong đó có LCA với du lịch ở 7 nước và vùng lãnh thổ như: Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông, Châu Phi, Mauritius và Nam Thái Bình Dương. Ở mỗi chương đều khảo sát, phân tích thực trạng phát triển của hai ngành, xác định xu hướng phát triển của các quan hệ liên kết và sự tác động của chính sách nhà nước vào sự phát triển ngành và mối liên kết giữa Hàng không - Du lịch. Phần VII: có 1 chương (chương 26) trình bày các kết luận quan trọng về thực tại và tương lai của hai ngành, trong đó có đề cập đến: 1) Sự thích ứng trước thay đổi của hàng không và công nghiệp du lịch; 2) Quan hệ giữa chính sách của nhà nước đối với phát triển của hai ngành và quan hệ giữa chúng; 3) Sự xuất hiện của các sân bay mới phục vụ du lịch và tầm quan trọng của nó đối với phát triển của 17 18 hàng không và du lịch; và 4) Chỉ ra các vấn đề chưa được giải quyết như phát triển tương lai của hàng không, mô hình tổ chức, sản xuất kinh doanh trong liên kết hai ngành; Tầm quan trọng của biến đổi khí hậu với vấn đề bảo vệ môi trường cho du lịch; Vai trò của các quốc gia mới nổi (BRIC) trong định hình tương lai của hàng không và du lịch thế giới… Cuốn sách này thực sự là một chuyên khảo nghiên cứu về liên kết giữa hàng không và du lịch, song nó mới cung cấp cho người đọc những nét rất cơ bản ở tầm khởi đầu tiếp cận và làm quen với một vấn đề có tính lý luận và khả năng vận dụng cao vào thực tiễn cuộc sống. - Cuốn sách “Kinh tế du lịch và du lịch học” (2000) của Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình (Trung Quốc)[16]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là trình bày lịch sử sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Trung Quốc từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) và những bộ phận cấu thành môn du lịch học, gồm các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, các tác giả đã cho người đọc thấy rõ tiến trình hình thành các cơ quan quản lý ngành du lịch ở Trung Quốc phát triển từ bộ phận chuyên làm nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước Trung Hoa phát triển thành một cơ quan lãnh đạo toàn bộ ngành du lịch thông qua tiến trình phá thế bao cấp để trở thành một ngành công nghiệp không khói mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân của Trung Hoa. Thứ hai, trình bày các khái niệm cơ bản cấu thành bộ môn du lịch học như: Kinh tế du lịch, Cơ chế điều tiết ngành, Cấu thành du lịch, Sản phẩm du lịch,.. Đặc biệt, các tác giả đã chỉ rõ kinh tế du lịch là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết đa ngành, từ các doanh nghiệp lữ hành đến các hãng vận tải trong đó có vận tải hàng không, các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí… Thứ ba, cuốn sách đã nhấn mạnh tới liên kết giữa du lịch và hàng không như một nhân tố quan trọng để phát triển các điểm du lịch và các thành phố du lịch. 2.1.2. Những nội dung về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ đã được các tác giả nước ngoài phân tích và được đề cập tới Thứ nhất, trong ba cuốn sách đã được nghiên cứu và tổng quan trên, các tác giả nước ngoài đã phân tích được: 1) Những tiềm năng ưu thế và cả những hạn chế 18 19 trong liên kết Tourism - LCA, đặc biệt đã phân tích được những ưu thế này khi xuất hiện các hãng LCA cung cấp các LCAS nhằm giảm giá thành tour du lịch, tạo điều kiện để du lịch phát triển thành ngành công nghiệp không khói và chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở các quốc gia và các vùng kinh tế khác nhau; 2) Trình bày phương thức khái quát để đảm bảo cho một hãng hàng không có thể cung cấp được LCAS; 3) Bước đầu đã phân tích được vai trò của Nhà nước, thông qua các chính sách kinh tế của mình, thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển của hai ngành; và 4) Bằng những dẫn chứng thực tiễn của phát triển và liên kết giữa hai ngành du lịch - hàng không ở các khu vực khác nhau trên thế giới và hoạt động của một số hãng LCA cụ thể để khẳng định ưu thế của liên kết giữa hai ngành. Thứ hai, còn nhiều vấn đề lý luận chuyên sâu chưa được các tác giả phân tích và sẽ được triển khai trong luận án như: 1) Khái niệm, bản chất, đặc trưng của liên kết Tourism - LCA; 2) Các hình thức liên kết và mô hình liên kết tối ưu; 3) Tính khách quan kinh tế của quá trình liên kết Tourism - LCA; 4) Thực tiễn liên kết Tourism – LCA trên thị trường Việt Nam; 5) Những thành công và thất bại trong liên kết Tourism - LCA; và 6) Các giải pháp khả thi thúc đẩy tiến trình liên kết. 2.2. Các công trình trong nước nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Trên thực tế, cho đến nay loại hình doanh nghiệp LCA ra đời và thực sự đi vào cung cấp các LCAS chưa lâu, khoảng 5,6 năm nên chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về liên kết LCAS với du lịch ở nước ta. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về du lịch hoặc LCA vẫn có thể tìm thấy những ý tưởng cơ bản về tính khách quan và giải pháp liên kết Tourism - LCA, thể hiện ở các đề tài khoa học và luận án tiến sĩ khoa học, các bài nghiên cứu chuyên ngành và các trang website. 2.2.1. Một số nội dung về giải pháp liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ từ các đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Từ năm 2006 đến nay, trong các đề tài cấp Bộ, nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong phát triển du lịch, khi đề cập đến các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển thì liên kết giữa du lịch - hàng không luôn được coi trọng và được xem là 19 20 một trong các giải pháp quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch và hàng không, trong đó có LCA. - Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” [14] do Thạc sĩ Lê Văn Minh chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì. Đề tài tập trung vào nghiên cứu vai trò của đầu tư trong phát triển các khu du lịch, khi nêu ra các giải pháp để tạo lập các điều kiện hạ tầng vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho các khu du lịch hoạt động có hiệu quả, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên kết với các ngành liên quan, trong đó liên kết với ngành giao thông vận tải được chú trọng. Đặc biệt, đề tài nhấn mạnh tới việc hình thành các cơ sở hạ tầng giao thông như đường xá, sân bay, bến cảng, coi đây là điều kiện hạ tầng vật chất kỹ thuật thiết yếu đảm bảo cho các khu du lịch ra đời và hoạt động có hiệu quả. - Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” [20] do Tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì, trong đó đã trình bày được những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, phân tích được cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, định vị được sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt khi đề cập đến đặc trưng của sản phẩm du lịch được cấu tạo bởi sự liên kết hoạt động giữa các ngành, vùng.. đề tài đã tập trung phân tích vai trò của liên kết giữa hàng không và du lịch như một trong các giải pháp cơ bản đề giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm của lữ hành du lịch. - Đề tài cấp Bộ (2011): “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [10] do Tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển quốc gia, tác giả đề tài đã nêu ra 10 bài học kinh nghiệm, trong đó đã khẳng định: Việc tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn liền với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và đường không. Đặc biệt cần tìm địa hình thuận lợi để phát triển các cảng hàng không cho loại hình LCA nhằm gắn khu du lịch với các thị trường du lịch quốc tế lớn, bảo đảm cho khu du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định, bền vững. 2.2.2. Một số nội dung nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ 20 21 trong các luận án nghiên cứu về du lịch từ các luận án tiến sĩ về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế Các luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong phát triển ngành du lịch từ năm 2007 lại đây, tác giả luận án đều dành thời lượng tương xứng để phân tích lợi thế của liên kết du lịch – hàng không trong phát triển ngành du lịch, coi các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không đã ảnh hưởng to lớn đến chi phí, giá thành, sức cạnh tranh, lợi nhuận và phát triển của các loại hình kinh doanh du lịch. Có thể thấy rõ ở các luận án sau: - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam” [1] (2010) của Nguyễn Tuấn Anh, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Trong đó đã đưa ra khái niệm điểm đến và năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong cấu thành năng lực điểm đến, tác giả coi việc hình thành cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh cho các điểm đến du lịch, đặc biệt là phát triển các cảng hàng không, nhất là các cảng hàng không dùng cho các loại máy bay giá rẻ có thể cất hạ cánh thuận lợi nhằm liên kết với loại hình vận tải này để giảm chi phí cho các sản phẩm lữ hành du lịch, nối liền điểm đến với các trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các điểm đến. + Khi phân tích thực trạng của các điểm đến du lịch của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hạn chế về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch nước ta là thiếu một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, hoàn chỉnh, đặc biệt là nhiều điểm đến du lịch ở quá xa các cảng hàng không. + Trong 7 nhóm khuyến nghị chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến thì giải pháp xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là những điểm đến du lịch có địa hình thuận lợi có thể phát triển các cảng hàng không phụ tạo điều kiện để các hãng LCA cung ứng LCAS là một giải pháp quan trọng. - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế” [2] (2011) của Trần Xuân Ảnh, bảo vệ tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. + Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch như: Khái niệm về thị trường du lịch, cấu thành và đặc điểm của thị trường 21 22 du lịch, cơ chế hoạt động của thị trường du lịch và kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở các tỉnh thành phố trong và ngoài nước bài học cho Quảng Ninh. + Trong phân tích thực trạng phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh và trong các giải pháp thúc đẩy thị trường du lịch phát triển. Khi phân tích về tạo lập môi trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã nhấn mạnh đến phát triển hệ thống đường bộ, đường thủy và đường không. Đặc biệt sự liên kết giữa hàng không, trong đó có LCA với các cơ sở lưu trú, du thuyền và đưa khách tham quan vịnh bằng các loại máy bay du lịch và máy bay lên thẳng. - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” (2011) [12] của Hoàng Thị Lan Hương, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. + Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về lưu trú du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch, xây dựng được một hệ thống các tiêu thức đánh giá về kinh doanh lưu trú du lịch. Trong đó phân tích các tiêu thức xác định kinh doanh lưu trú du lịch bền vững với việc liên kết với các hãng hàng không, trong đó có LCA để duy trì lượng khách ổn định là một tiêu thức quan trọng. + Trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo cho kinh doanh lưu trú du lịch phát triển bền vững thì liên kết giữa du lịch - hàng không được xem như một tiêu thức, giải pháp giúp loại hình kinh doanh này phát triển. - Luận án tiến sĩ, “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” [13] (2012) của Nguyễn Trùng Khánh bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. + Nội dung cơ bản của luận án là hướng vào phân tích lý luận về lữ hành du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch và các đặc điểm cơ bản của dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế. + Phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. + Đặc biệt, tác giả luận án kết luận, khi phân tích về các bài học phát triển dịch vụ lữ hành du lịch thì liên kết du lịch - hàng không được coi như là một yếu tố quan trọng để phát triển các doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Trong đó được 22 23 tác giả tập trung phân tích những lợi thế căn bản của quan hệ liên kết này trong phát triển các doanh nghiệp lữ hành và bảo đảm thành công các hoạt động của chúng. * Một số nội dung nghiên cứu về liên kết Tourism – LCA trong các luận án nghiên cứu về phát triển của ngành hàng không Không có điều kiện tiếp cận và thực tế không có nhiều chuyên khảo nghiên cứu các mặt khác nhau trong phát triển ngành hàng không ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổng quan được một số vấn đề liên kết giữa du lịch - hàng không trong các luận án sau: - Luận án Tiến sĩ Kinh tế, “Những khả năng tích lũy và lợi nhuận trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam” [18] (1996) của Đào Mạnh Nhương, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. + Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận chung về tích lũy và lợi nhuận đối với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, trong đó phân tích được vai trò, yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của ngành cũng như nhu cầu khả năng tích lũy vốn và tạo lợi nhuận. Trong mục phân tích đặc điểm và khả năng tích lũy vốn, luận án đã phân tích khá sâu về tiết kiệm ở tất cả các khâu trong hoạt động các ngành hàng không như: Sử dụng các loại máy bay tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm trong cung ứng các dịch vụ mặt đất, lưu không sửa chữa và cả thuê máy bay…Đây là những nội dung quan trọng có thể kế thừa trong phân tích sự hình thành phát triển của một hãng LCA và cung ứng LCAS trong luận án. + Khi phân tích về các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tăng khả năng tích lũy cũng cho thấy rõ bài học thất bại của một số hãng LCA đã rời bỏ thị trường do phá sản hoặc tạm đình chỉ bay hiện nay. - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020” [17] (2005) của Dương Cao Thái Nguyên tại Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. + Luận án đã trình bày một số vấn đề chung về hãng LCA, trong đó phân tích các đặc trưng của mô hình hãng chi phí thấp, phân tích trình bày những điều kiện khách quan và chủ quan cũng như kinh nghiệm của một số nước về xây dựng hãng LCA. + Trình bày những căn cứ cần thiết để xây dựng hãng LCA tại Việt Nam: 1) Dựa trên các dự báo về thị trường dịch vụ vận tải hàng không, dự báo sự ra đời của 23 24 các hãng LCA và phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng không dân dụng Việt Nam; 2) Phân tích nhu cầu xây dựng hãng LCA tại Việt Nam; và 3) Trình bày khả năng giảm chi phí và lợi nhuận cũng như những khó khăn trong việc xây dựng hãng. + Trình bày nội dung và định hướng cũng như lộ trình xây dựng hãng LCA tại Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị về xây dựng hãng LCA. Tuy không phân tích cụ thể về liên kết LCA - Du lịch, song đây thực sự là những nội dung quan trọng khi phân tích đặc tính của LCAS nêu trong luận án. 2.3. Khái quát kết quả từ các công trình đã được tổng quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 2.3.1. Kết quả cơ bản từ các công trình đã được tổng quan Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, những vấn đề sau đây đã được đề cập đến, luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nội dung và yêu cầu của đề tài luận án đề ra: Thứ nhất, một số công trình trong và ngoài nước đã đề cập tới khái niệm dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS), dịch vụ du lịch và những đặc trưng cơ bản của hai loại hình dịch vụ này. Ngoài ra còn đề cập tới hãng hàng không giá rẻ (LCA) và doanh nghiệp kinh doanh du lịch với các loại hình khác nhau như: Doanh nghiệp lữ hành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, doanh nghiệp giao thông vận tải phục vụ du lịch…và đặc thù của các loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, để sử dụng được các khái niệm trên trong luận án cần phải khái quát lại và bổ sung những đặc trưng mới cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận án đòi hỏi. Thứ hai, trong một số công trình đã đề cập đến phương thức mà các hãng LCA thực hiện để giảm chi phí và bổ trợ trên không và dưới mặt đất, lựa chọn đường bay, mạng bay và đội bay phù hợp…Những nội dung này luận án đã kế thừa và phát triển rộng ra, gắn kết các đặc điểm hoạt động và phương thức tiết giảm chi phí của ngành hàng không cho phù hợp và tương đồng hơn. Thứ ba, một số công trình đã đề cập đến như cơ chế quản lý điều hành và vai trò của chính sách Nhà nước trong phát triển ngành Tourism - LCA, song rất ít thấy các ý tưởng của Nhà nước về thúc đẩy sự liên kết Tourism - LCA. Một số công trình hoặc bài viết ngắn trên các website nhưng mới dừng ở mô tả thực tiễn chưa có các luận chứng lý thuyết khoa học về vai trò điều tiết và quản lý nhà nước nhằm 24 25 thúc đẩy quá trình liên kết này, luận án kế thừa và sẽ phát triển hoàn thiện hơn. Thứ tư, nhiều tư liệu thực tiễn và tình hình hoạt động của các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch được tác giả luận án kế thừa và cơ cấu lại theo các tiêu thức cho phù hợp với đề tài. Thứ năm, hầu như tất cả các công trình nghiên cứu đều đề cập tới quan điểm, phương hướng và hệ thống các giải pháp để thúc đẩy LCA hoặc du lịch phát triển. Ở đây luận án chỉ kế thừa các giải pháp liên kết du lịch - hàng không hoặc liên kết Tourism - LCA để phát triển và hoàn thiện hơn. 2.3.2. Những vấn đề sẽ phát triển mở rộng trong luận án Cho đến nay, tác giả luận án chưa có tìm thấy một chuyên khảo nào viết về liên kết phát triển Tourism – LCA trên thị trường dịch vụ của nước ta. Do đó, nội dung cốt lõi trong đề cương được phê duyệt của luận án do tác giả tự nghiên cứu và triển khai. Đó là các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, chứng minh tính khách quan kinh tế của liên kết Tourism – LCA do yêu cầu phát triển nội tại của hai ngành qui định, trong đó sản phẩm du lịch với tư cách là sản phẩm ra đời trên cơ sở liên kết hoạt động đa ngành, trong đó liên kết với hàng không giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là các tour du lịch quốc tế. Thứ hai, phân tích hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập du lịch, tự do hóa đòi hỏi LCA và lữ hành du lịch phải liên kết lại để tăng sức cạnh tranh đương đầu với các hãng LCA trong vùng nhằm bảo đảm thành công cho tiến trình hội nhập và phát triển của hai ngành trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ. Thứ ba, xây dựng mô hình và cơ chế liên kết Tourism – LCA tối ưu và sử dụng lý thuyết này vào khảo sát thực trạng tiến trình liên kết Tourism – LCA của Việt Nam. Từ đó chỉ ra những điều kiện cần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình của sự liên kết này. Thứ tư, xác định rõ vai trò của sự liên kết Tourism – LCA trong phát triển bản thân hai ngành và đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt là, đưa ra được sản phẩm chung của sự liên kết cho ra đời một sản phẩm du lịch giá rẻ tối ưu. Thứ năm, đưa ra được những quan điểm cơ bản và hệ thống các giải pháp khả thi để thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism – LCA và bảo đảm cho nó phát triển ổn định bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt 25 26 Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục tiêu cơ bản của luận án là chứng minh tính khách quan và lợi ích to lớn của liên kết giữa du lịch (Tourism) và hàng không giá rẻ (LCA). Từ đó xác định rõ quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và củng cố mối liên kết giữa Tourism - LCA để 2 ngành du lịch và LCA cùng phát triển ổn định ở mức độ cao hơn, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. - Để thực hiện mục tiêu trên, Luận án có những mục tiêu cụ thể sau: + Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lí luận của du lịch hàng không giá rẻ, các điều kiện và mô hình liên kết tối ưu giữa Tourism - LCA cũng như kinh nghiệm liên kết này ở các nước trong khu vực. + Phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác giữa hàng không với du lịch ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của nó. + Xác định những xu hướng, quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hàng không nói chung và dịch vụ hàng không giá rẻ nói riêng với du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Do đối tượng của chuyên ngành kinh tế chính trị là nghiên cứu quan hệ sản xuất, tức là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, từ đó chỉ rõ bản chất và qui luật vận động của các quá trình kinh tế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất và qui luật vận động của các quá trình này việc phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự phù hợp của quan hệ sản xuất là cần thiết. Cụ thể ở đề tài này là nghiên cứu mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp của hai ngành: Tourism và LCA, trong đó sự phát triển của sức sản xuất trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá đã phát triển tới mức đòi hỏi chúng phải liên kết với nhau trong cùng một dây chuyền cung ứng dịch vụ Tourism và LCA cho thị trường mở rộng, để tối đa hóa lợi ích nhằm phát triển của cả Tourism và LCA trong cạnh tranh quốc tế, phát triển và hội nhập kinh tế quốc gia. 26 27 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Về thời gian từ khi xuất hiện các hãng LCA và hoạt động cung ứng LCAS ra thị trường ở Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2014. + Về không gian và đối tượng khảo sát, chủ yếu phân tích liên kết Tourism -LCA trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh của các hãng LCA của các nước khác hoạt động trên thị trường nước ta. Việc liên kết LCA và Du lịch Việt Nam với các nước khác diễn ra không thường xuyên nên luận án chỉ đề cập tới sự liên kết này dưới dạng xu hướng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án lấy cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên kết ngành kinh tế, trong đó có liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ làm thế giới quan và phương pháp luận trong phân tích đề tài luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Khi phê phán quan điểm sai lầm của các lý luận gia tư sản về phương pháp nghiên cứu của Khoa Kinh tế chính trị, C.Mác viết: “ .. khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó” [15,Tr 16]. Tức là, ở đề tài này khi nghiên cứu liên kết Tourism - LCA phải gạt bỏ những biểu hiện không bản chất, chỉ giữ lại các quan hệ bản chất phản ánh tính qui luật của quá trình liên kết. Tính qui luật ở đây chính là sự giao thoa lợi ích của các chủ thể tham gia thông qua mô hình liên kết tối ưu. Do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu ở đây là chỉ rõ bản chất và tính qui luật của các quá trình kinh tế, còn phương pháp so sánh đối chiếu, thống kê, mô hình hoá, trừu tượng hoá khoa học, phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin về cơ sở lý luận...bổ sung, minh chứng cho các lập luận. Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng để phân tích cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ ở chương 2 để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp ở chương 3. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để minh chứng thực trạng liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ trong chương 2. 27 28 Phương pháp mô hình hoá được sử dụng trong chương 1 và 2 để làm rõ vấn đề liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong chương 3 nhằm đưa ra xu hướng và quan điểm cho liên kết giữa du lịch – hàng không giá rẻ, để từ đó đề ra những chính sách và giải pháp khả thi, có hiệu quả. 6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận án. - Về lý luận, luận án đã chứng minh sự liên kết du lịch – hàng không giá rẻ là một khách quan kinh tế xuất phát từ yêu cầu mở rộng phân công chuyên môn hóa dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế quốc tế. Bước đầu hình thành mô hình liên kết du lịch – hàng không giá rẻ tối ưu dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể kinh tế. - Về thực tiễn, phân tích được thực trạng các quan hệ liên kết giữa du lịch – hàng không giá rẻ ở các mức độ liên kết khác nhau, đánh giá kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của liên kết du lịch – hàng không thời gian qua, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp trong thời gian tới. - Đề xuất các chính sách và giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch và hàng không, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Những quan điểm và giải pháp cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Chương 1 28 29 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Tính khách quan của quá trình liên kết kinh doanh của các chủ thể kinh tế thường xuất phát từ chính đặc điểm và các sản phẩm mà chúng cung cấp cho thị trường. Liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ, trước hết cũng xuất phát từ các đặc điểm hoạt động cung ứng các dịch vụ của chúng, do đó việc phân tích bản thân du lịch, hàng không giá rẻ và đặc điểm các dịch vụ chúng cung cấp cho thị trường là cần thiết. 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1.1. Du lịch Theo từ điển Webster’s New University, du lịch (tourism) được định nghĩa “là chuyến đi chơi, là lĩnh vực kinh doanh các chuyến du lịch và các dịch vụ cho khách du lịch”. Trước thế kỷ XIX, khi kinh tế chưa phát triển, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn thô sơ chưa cho phép một bộ phận lớn dân cư đủ khả năng tài chính, thời gian để vượt những khoảng cách xa trên trái đất, thì du lịch chỉ là hiện tượng cá biệt của một số ít người thuộc tầng lớp quý tộc. Ngay đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn phải tự lo lấy việc đi lại, ăn ở tại nơi đến tham quan và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, du lịch chưa được coi là một hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó, du lịch chỉ là hiện tượng những người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi bùng nổ khoa học công nghệ, kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc được hiện đại hóa, dòng du khách ngày càng đông, nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị…tăng lên nhanh chóng, du lịch trở thành một hoạt động kinh tế. Từ đó, du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và công việc phối hợp giữa các ngành nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. 29 30 Theo Điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khi kinh doanh du lịch ngày càng phát triển, hoạt động liên kết phối hợp gắn bó nhiều ngành tạo thành một hệ thống mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu, cuốn hút nhiều quốc gia vào hệ thống của nó thì, du lịch được coi là một ngành công nghiệp với toàn bộ hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Đặc biệt là sự liên kết giữa du lịch với các ngành của lĩnh vực giao thông vận tải. Để hiểu rõ sự liên kết giữa các ngành trong hoạt động du lịch cần hiểu rõ hơn sự giao thoa giữa du lịch và ngành giao thông vận tải với ngành lữ hành du lịch, một bộ phận cấu thành đặc thù của ngành du lịch. - Ngành du lịch (Tourism industry): gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch như: + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển (transports) là doanh nghiệp nòng cốt. + Đại lý lữ hành (Travel agency): Điều hành chương trình du lịch (Tour operators), các điểm tham quan, vui chơi giải trí (Attractions), là doanh nghiệp nòng cốt. + Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống và các dịch vụ hiếu khách khác (hospitality). + Các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế có cung cấp dịch vụ cho khách du lịch (cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác không phải là khách du lịch, nhưng có tỷ trọng thu nhập từ khách du lịch lớn hơn). - Ngành lữ hành du lịch (Travel and Tourism Industry): Gồm các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch (hoặc có thu nhập từ du lịch), kết hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao thông vận tải và các dịch vụ khác nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch tại điểm đến trong chương trình du lịch [53]. Dựa trên những phân tích trên đây, có thể thấy rằng lữ hành du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành rất chặt chẽ, trong đó hạt nhân liên kết là các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, tài nguyên du lịch với doanh nghiệp cung cấp 30 31 các dịch vụ giao thông vận tải. Khi tiến hành nghiên cứu về hoạt động lữ hành du lịch cần phải bao gồm nghiên cứu hoạt động của các lĩnh vực liên quan như đại lý lữ hành, điều hành chương trình du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, điểm tham quan vui chơi giải trí và một số lĩnh vực khác có vai trò hỗ trợ và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động du lịch nói chung. Du lịch là một hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù, trong đó phản ánh tổng hòa các quan hệ lợi ích giữa những ngành tham gia vào kinh doanh du lịch. Trong Điều 6 “Dự thảo pháp lệnh du lịch” lần thứ 9 của Việt Nam, thì du lịch được coi là những hoạt động và các quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa du khách, người kinh doanh du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút, tiếp đón và phục vụ khách du lịch. Để thấy rõ tính khách quan của liên kết Tourism - LCA cần hiểu dịch vụ du lịch và các đặc trưng cơ bản của nó. 1.1.1.2. Dịch vụ du lịch và những đặc trưng cơ bản Cho đến nay chưa có một khái niệm chung thống nhất trên phạm vi toàn cầu về khái niệm dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch, do đó người ta chỉ có thể dựa vào đặc điểm của nó để đưa ra khái niệm dịch vụ. Theo đó, dịch vụ là các hoạt động sản xuất xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, nhằm thỏa mãn tức thời, thuận lợi và có hiệu quả các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Du lịch là một ngành kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu là dịch vụ có đặc điểm là: không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, lưu bãi, không thể chuyển quyền sở hữu khi sử dụng. Lữ hành là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành du lịch, vì vậy lữ hành cũng là một lĩnh vực dịch vụ. Thuật ngữ “Dịch vụ lữ hành du lịch” có ý nghĩa tương tự thuật ngữ “dịch vụ du lịch”. Trong thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, hai thuật ngữ này được sử dụng như nhau, có thể thay thế cho nhau, thậm chí có nhiều tài liệu còn sử dụng thuật ngữ “dịch vụ du lịch lữ hành” để ám chỉ sự tương đồng về nội dung của hai thuật ngữ trên. Theo Đạo Luật về ngành Lữ hành Du lịch (được sửa đổi ngày 30/3/2011) của bang British Columbia, Canada, “Dịch vụ lữ hành (travel services) bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú dành cho lữ khách, khách du lịch, khách tham quan 31 32 hoặc các dịch vụ khác có sự kết hợp với dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu trú đó” [57] Trong mục 9 của “Danh mục phân loại lĩnh vực dịch vụ” (MTN.GNS/W/120), WTO cũng đã phân chia dịch vụ lữ hành du lịch (Tourism and Travel Related Services) thành 4 phân ngành. Trong đó, 3 phân ngành đầu tiên nằm trong danh mục “Phân loại tạm thời sản phẩm trung tâm” (Central Products Classification - viết tắt là CPC) của Liên Hợp quốc. Những phân ngành và ký hiệu CPC của chúng như sau: 1) Khách sạn và nhà hàng (bao gồm dịch vụ ăn uống) (CPC 641 - 643); 2) Đại lý lữ hành và dịch vụ điều hành chương trình du lịch (CPC 7471); 3) Dịch vụ hướng dẫn du lịch (CPC 7472); và 4) Các dịch vụ khác. Vì hoạt động du lịch là một phần của các hoạt động dịch vụ tổng hợp, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển, đồng thời cũng bao gồm một số dịch vụ kinh doanh, dịch vụ phân phối và dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao. Do vậy, các dịch vụ này được phân loại trong nhóm các loại dịch vụ khác [52]. Từ nhu cầu của quá trình hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang phối hợp xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia “Du lịch và các dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa” (Tourism an other related services - Terminology and Definition) nhằm thống nhất cách hiểu và cách sử dụng thuật ngữ trong du lịch. Theo đó, dịch vụ du lịch là toàn bộ các dịch vụ được cung ứng cho du khách, trong đó bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác, nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên quan trong chuyến đi của khách du lịch. Trong điều kiện toàn cầu hóa mở rộng và hội nhập sâu của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, thì du lịch là ngành tiên phong hội nhập sâu và rộng vào ngành du lịch thế giới. Từ đó khái niệm du lịch quốc tế và dịch vụ du lịch quốc tế cũng xuất hiện. Trên cơ sở tổng hợp những định nghĩa của Ủy ban Thống kê của Liên Hợp quốc (UNCTAT) [50] và Luật Du lịch Việt Nam (2005) [19] về loại hình du lịch quốc tế, có thể hiểu Du lịch quốc tế là hoạt động du lịch vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia. Theo cách phân loại của UNWTO [10, tr.28], thì du lịch 32 33 quốc tế được phân thành 2 loại: Du lịch quốc tế vào (inbound) - là hoạt động du lịch của những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia; và Du lịch quốc tế ra (outbound) - là hoạt động du lịch của những người trong một quốc gia đi ra khỏi nước mình để du lịch. Từ đó, hình thành nên ba khái niệm khác liên quan đến loại hình du lịch: Du lịch nội địa (Domestic): là hoạt động du lịch của một quốc gia đi du lịch trong quốc gia đó; Du lịch quốc nội (internal): bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế vào; và du lịch quốc gia (national): bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế ra (Sơ đồ 1.1). Sơ đồ 1.1: Các hình thức du lịch Du lịch nội địa (Domestic Tourism) Du lịch quốc nội (Internal Tourism) Du lịch quốc tế vào (Inbound Tourism) Du lịch quốc gia (National Tourism) Du lịch quốc tế ra (Outbound Tourism) Du lịch quốc tế (International Tourism) Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới. [41] Từ phân loại du lịch như trên, người ta chia dịch vụ du lịch thành hai loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế và dịch vụ đối với khách du lịch nội địa. Trong đó, dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế lại được chia thành hai loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế vào (inbound) và dịch vụ đối với khách du lịch ra (outbound). Từ đó có thể hiểu Dịch vụ du lịch quốc tế là toàn bộ các dịch vụ được cung ứng cho khách du lịch quốc tế, bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu liên quan trong chuyến đi của đối tượng khách du lịch quốc tế, trong đó vận chuyển và dịch vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, thám hiểm, hội nghị giữ vị trí nòng cốt. 33 34 1.1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch Trong kinh doanh du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu phát sinh một đại lượng xác định nhưng hầu hết không tồn tại ở dạng hiện vật. Với tư cách là một lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ du lịch cũng chứa đựng những đặc tính cơ bản của dịch vụ nói chung, đó là tính vô hình, tính không thể phân chia, tính có khả năng biến đổi và tính dễ phân hủy. Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn có hai thuộc tính đặc thù, đó là tính không đồng nhất và tính không có quyền sở hữu. Thứ nhất, tính vô hình (Intangible): Khác với sản phẩm ở dạng vật thể, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm giác hay nghe thấy trước khi mua. Để giảm sự bất định của tính chất vô hình, người mua thường tìm hiểu về dịch vụ thông qua những dấu hiệu hữu hình từ những thông tin được cung cấp và niềm tin về chất lượng của dịch vụ đó thông qua sự trải nghiệm của những người đi trước. Thứ hai, tính không thể phân chia (Inseparable): Dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ một cách đồng thời, vì vậy cả người cung ứng dịch vụ và khách hàng không thể tách rời nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một phần quan trọng của việc hình thành sản phẩm và quá trình tiêu thụ dịch vụ diễn ra khi có tác động qua lại giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Thứ ba, tính có khả năng biến đổi (Heterogeneous): Dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tùy thuộc phần lớn vào người cung cấp, địa điểm cung cấp và thời điểm cung cấp. Nguyên nhân là do: 1) Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ đồng thời, nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rất hạn chế; 2) Sự biến động về nhu cầu gây khó khăn cho việc cung cấp chất lượng đồng nhất, đặc biệt là trong thời điểm có nhu cầu cao; 3) Chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào kỹ năng của người cung cấp và thời điểm tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên; 4) Dịch vụ được cung cấp tới khách hàng thông qua các nhân viên phục vụ (yếu tố con người) và do yếu tố tâm lý, sức khỏe của họ, nên không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau. Hơn nữa, khách hàng tiêu dùng là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa trên cảm thụ của họ. Trong những thời gian khác nhau, sự cảm nhận đó cũng khác nhau, những khách hàng khác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau; và 5) Sự thay đổi và thiếu đồng nhất của sản phẩm là nguyên nhân chính tạo nên sự thất vọng ở khách hàng. 34 35 Thứ tư, tính dễ phân hủy (Perishable): Dịch vụ không thể tồn kho, nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán được hôm nay không thể bán cho ngày hôm sau. Thứ năm, tính không đồng nhất (Herogeneity): Việc tạo ra dịch vụ liên quan đến sự kết hợp giữa các yếu tố hữu hình (các phương tiện vật chất) và vô hình (kỹ năng phục vụ, thái độ phục vụ của nhân viên). Do đó, chất lượng của dịch vụ được tạo ra trong những thời điểm khác nhau là không đồng nhất. Thứ sáu, tính không có quyền sở hữu (Non - ownership): Dịch vụ không có quyền sở hữu. Khách hàng chỉ mua được quyền sử dụng dịch vụ tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định nào đó mà thôi. Hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có thể cạnh tranh nhau thông qua sự hỗ trợ của công nghệ, để làm tăng thêm giá trị của dịch vụ. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị, chất lượng của sản phẩm qua việc cung cấp dịch vụ. Do giao thông vận tải là ngành tạo ra dịch vụ lưu chuyển du khách từ những địa điểm khác nhau trên trái đất đến những vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa đặc thù thỏa mãn được nhu cầu tham quan, giải trí, thám hiểm, nghỉ dưỡng, chữa bệnh…, nên sự liên kết giữa du lịch với các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ hàng không là một khách quan kinh tế xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành du lịch và ngành hàng không. 1.1.2. Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ 1.1.2.1. Hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản Thuật ngữ “Hàng không chi phí thấp” hay Việt hóa thành “Hàng không giá rẻ” (Low Cost Airlines - LCA) ra đời với chuyến bay đầu tiên vào 6/5/1949 dưới tên gọi Pacific SouthWest. Tuy nhiên, đến tận năm 1968, hãng hàng không giá rẻ SouthWest Airlines mới chính thức được thành lập tại bang Texas (Mỹ) và có không gian hoạt động trong nội bang. Từ năm 1970 đến nay, hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra nhiều châu lục đặc biệt là Đông Nam Á. Hãng LCA có các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, giá cả dịch vụ cung cấp cho thị trường có tỷ suất lợi nhuận trong cơ cấu giá thành thấp, do đó mức tăng trưởng lợi nhuận của hãng chủ yếu dựa trên 35 36 tăng cung khối lượng dịch vụ. Thứ hai, để tăng khối cầu dịch vụ hãng đã giảm xuống mức thiết yếu các dịch vụ cao cấp trong cả khâu sản xuất, phân phối dịch vụ và marketing.. Thứ ba, để giảm thiểu chi phí trong giá thành các dịch vụ, hãng LCA sử dụng các loại máy bay thân rộng, mạng bay tầm ngắn, có năng suất hoạt động cao, tần suất lớn, quay vòng nhanh, điểm đối điểm và không trùng hợp với các hãng hàng không truyền thống. Có thể thấy rõ ở Bảng 1.1 so sánh dưới đây: Bảng 1.1. So sánh đặc trưng kinh tế kỹ thuật giữa hãng hàng không truyền thống với hãng hàng không giá rẻ Hoạt động kinh doanh Tính độc lập Đội bay Loại ghế Mạng bay Sử dụng sân bay Phục vụ bán sản phẩm Phục vụ hành khách trên máy bay Các thủ tục phục vụ Đội ngũ lao động Giá vé Chương trình khách hàng Hãng hàng không Hãng hàng không giá rẻ truyền thống Độc lập Đa chủng loại Đa dạng Phức tạp Mọi sân bay Đa dạng Đủ mọi yêu cầu Đa dạng Đơn chủng loại Đồng dạng Giản đơn Sân bay thứ cấp Chỉ bán trực tuyến Phục vụ khi có yêu cầu Đủ mọi thủ tục Chuyên nghiệp cao, chuyên Phục vụ tối thiểu Chuyên nghiệp, đa dịch vụ môn hóa Cao, đa dạng Đơn giản, thấp hơn hãng Đa dạng, thường xuyên truyền thống khoảng 30% Không thường xuyên thường xuyên Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả Từ phân tích những đặc điểm cơ bản trên có thể thấy, hãng LCA là hãng được xây dựng trên cơ sở phối hợp các hoạt động linh hoạt ở tất cả các khâu sản xuất, phân phối nhằm cung cấp các dịch vụ với mức chi phí tối cần thiết nhằm đảm bảo cho chuyến bay an toàn theo qui chuẩn với chi phí dịch vụ thấp, giá vé rẻ và đạt mức tối đa hóa lợi nhuận nhờ mở rộng khối cầu xuống tầng lớp bình dân. Để hiểu rõ hơn đặc trưng của hãng LCA cần phân tích sâu hơn dịch vụ mà hãng cung ứng ra thị trường. 1.1.2.2.Dịch vụ hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “…một hãng hàng không giá rẻ 36 37 là một hãng hàng không có mức giá thấp đổi lại việc xóa bỏ các dịch vụ khách hàng truyền thống”. Trong thực tế, không chỉ có các hãng hàng không giá rẻ mới cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ, mà các hãng hàng không truyền thống cũng cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ và ngược lại. Chưa tìm thấy một định nghĩa thống nhất và chính thức nào về dịch vụ hàng không giá rẻ. Song dựa vào những đặc điểm và tính chất của dịch vụ mà nó mang lại cho khách hàng có thể hiểu: Dịch vụ hàng không giá rẻ là một loại dịch vụ đặc thù được tạo ra trên cơ sở tiết kiệm chi phí tối đa nhờ khai thác có hiệu quả các điều kiện bay tối cần thiết nhằm cung cấp chuyến bay an toàn cao nhất cho hành khách để mở rộng đối tượng phục vụ đến khách hàng có thu nhập thấp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Khái niệm này bảo đảm khái quát đầy đủ nội dung và tính chất của dịch vụ hàng không giá rẻ, thể hiện trên các mặt sau: Một là, nó đã khẳng định được đây là một hình thức đặc thù của loại hình dịch vụ, tức là nó cũng hàm chứa đầy đủ đặc trưng của loại hình dịch vụ, song có những đặc thù riêng. Hai là, chỉ rõ tính đặc thù cơ bản của loại dịch vụ này là tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng nhờ khai thác có hiệu quả và tối ưu các điều kiện bay cần thiết ở mức tối thiểu. Tức là loại bỏ các dịch vụ cao cấp chỉ có những khách hàng giàu có mới có khả năng chi trả nhằm mục đích mở rộng thị trường xuống các đối tượng có mức thu nhập thấp, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và bảo đảm cho quảng đại quần chúng có thể được hưởng thụ một loại hình dịch vụ tiện ích do tiến bộ khoa học công nghệ mang lại. Dịch vụ hàng không giá rẻ ra đời dựa trên hai nguyên tắc trụ cột và bất biến, đó là: chi phí thấp (giá rẻ) và an toàn. Hai nguyên tắc này có mối quan hệ biện chứng, tức là chỉ có thể bảo đảm an toàn cho hành khách tối đa mới có thể giảm chi phí một cách ổn định và bền vững. Bởi lẽ, nếu dịch vụ hàng không giá rẻ liên tục có những chuyên bay mất an toàn thì chi phí cho việc sửa chữa thiết bị hoặc mua máy mới là rất lớn. Đặc biệt khi xảy ra các tai nạn hàng không thì chi phí cho việc khắc phục hậu quả của nó là rất lớn, thậm chí làm sụp đổ tài chính của hãng và nguy hại hơn cả là lượng khách hàng suy giảm nhanh chóng dẫn đến tan rã loại hình dịch vụ đặc thù do mất uy tín. Trong điều kiện đó, “giá rẻ” không còn là tính hấp dẫn đối với hành khách. Mặt khác, giả rẻ là điều kiện đầu tiên để mở rộng thị trường từ nhu 37 38 cầu có khả năng thanh toán cao xuống nhu cầu có khả năng thanh toán thấp, từ đó mà tăng cường mở rộng được số lượng dịch vụ cung ứng của hãng nhờ đó mà tổng lợi nhuận sẽ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho phép hãng nhanh chóng sắm các trang thiết bị hiện đại, độ an toàn của máy móc thiết bị tăng lên, từ đó dễ dàng thực hiện các chuyến bay an toàn cao. Trên thực tế, để định lượng một dịch vụ hàng không giá rẻ dựa trên chi phí cho một đơn vị sản phẩm, thường tính theo chi phí ghế/dặm. Nếu các hãng hàng không truyền thống có mức chi phí trung bình là 15 cent cho mỗi ghế/dặm, thì dịch vụ hàng không giá rẻ có mức chi phí chiếm khoảng 50 - 60% mức chi phí trên có thể tham khảo ở Hình 1.1 dưới đây. Hình 1.1: So sánh chi phí trung bình ghế/dặm của một số hãng hàng không truyền thống và giá rẻ của Mỹ Nguồn: Viện Khoa học hàng không số 27/2007 Ngoài đặc điểm vốn có của một sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không thể phân chia và có khả năng biến đổi.., thì dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) còn có những đặc thù riêng như sau: Thứ nhất, khách hàng được hưởng thụ dịch vụ cao cấp có ích lợi cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra, trong điều kiện thị trường hiện tại hãng cung ứng dịch vụ vẫn đủ điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận. Đặc điểm này thể hiện ở: 1) Về phía khách hàng được sử dụng phương tiện vận tải hiện đại với tốc độ di chuyển nhanh nhất giúp tiết kiệm được thời gian, giảm đáng kể sự mệt nhọc, tiêu phí sức lực và tài chính cho chuyến đi so với sử dụng các phương tiện khác. Ngoài ra còn duy trì được sự hứng 38 39 khởi sẵn có và khỏe mạnh khi bước vào các hoạt động tiếp theo như hội nghị, du lịch, nghỉ dưỡng...và 2) Đối với hãng cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ vẫn có thể tối đa hóa lợi nhuận nhờ chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn của những hành khách có thu nhập trung bình và thấp, từ đó tăng được khối lượng dịch vụ cung ứng tránh được hiện tượng vận chuyển không tải. Tuy lợi nhuận thu được trên một đơn vị dịch vụ cung ứng không cao, nhưng do cung ứng được nhiều dịch vụ với tần suất và hiệu suất sử dụng phương tiện cao nên tổng lợi nhuận thu được vẫn lớn. Thứ hai, dịch vụ cung ứng đã rất tốt so với chi phí của hành khách bỏ ra, song không phải là dịch vụ tốt nhất mà năng lực của ngành hàng không đang hoạt động có thể đáp ứng, bởi lẽ mục tiêu kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ là mở rộng đối tượng tiêu dùng dịch vụ từ tầng lớp có thu nhập cao xuống khách hàng có thu nhập trung bình và thấp để mở rộng thị trường, tối đa hóa lợi nhuận bằng tăng khối lượng dịch vụ. Chính vì vậy mà nhiều dịch vụ cao cấp bổ trợ và phát sinh bị cắt bỏ như: cung cấp đồ ăn, thức uống và một số dịch vụ để hành khách giải trí như cấp miễn phí báo, tạp chí, xem phim ảnh hoặc các phương tiện giúp hành khách giữ ấm, chống nôn khi máy bay lên xuống. Hành khách muốn sử dụng dịch vụ bổ sung phải trả phí phụ thêm, tiếp viên đảm nhận nhiều chức năng để giảm số nhân viên. Ngoài ra, để cắt giảm chi phí triệt để hơn, các hãng thường cung cấp chỗ ngồi chật hơn, thời gian đỗ tại sân bay nhanh hơn, hạ cánh ở các sân bay phụ nhỏ, có các thiết bị cất và hạ cánh ở mức tối thiểu cần thiết, sử dụng cùng một loại máy bay, bay hành trình ngắn, điểm đối điểm, tần suất bay cao… Thứ ba, dịch vụ cung cấp với chất lượng cao hơn chi phí thực tế bỏ ra của đối tượng sử dụng đã kích thích sự liên doanh liên kết với nhiều ngành trong giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ngành du lịch. Bởi lẽ, mục đích tối cao của mọi chuyến đi là rút ngắn được thời gian di chuyển trên hành trình và an toàn trong quá trình di chuyển, thì dịch vụ hàng không giá rẻ thỏa mãn ở mức tốt so với các phương tiện giao thông khác như tàu hỏa, tàu thủy, ô tô… Tuy một số dịch vụ phát sinh cao cấp bị cắt giảm, song chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, từ 2 đến 5 giờ bay thì ảnh hưởng không lớn tới nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong toàn bộ tour du lịch, nên du khách dễ dàng chấp nhận và lựa chọn. 1.1.3. Hội nhập quốc tế tạo tiền đề và môi trường khách quan cho liên kết 39 40 giữa hãng hãng hàng không giá rẻ với du lịch Trong thời đại toàn cầu hoá không một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế đạt hiệu quả nếu không tham gia vào hệ thống phân công lao động và hợp tác quốc tế. Do đó, toàn cầu hoá, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tiền đề và môi trường tất yếu cho mọi quá trình liên doanh, liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong một ngành và giữa các ngành ở các quốc gia khác nhau trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 1.1.3.1. Toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa là thuật ngữ xuất hiện năm 1961 và trở nên phổ biến từ năm 1980 trở lại đây và được nhiều nhà khoa học lý giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo WTO thì “Toàn cầu hoá là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và hậu quả của sự phân phối” [52], “Toàn cầu hoá về bản chất là một quá trình tăng lên không ngừng các mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các quốc gia và dân tộc trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu hoá là quá trình các nền kinh tế quốc gia liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống phân công lao động xã hội toàn cầu từ đó hình thành thị trường thế giới: Theo UNCTAD thì toàn cầu hoá kinh tế “liên quan tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên qua hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng” [50]. Phản ứng trước quá trình toàn cầu hoá là quá trình khu vực hoá, quá trình các nền kinh tế có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đồng nhau, ở trên cùng một vùng lãnh thổ liên kết lại với nhau thành một khối kinh tế để tăng sức cạnh tranh quốc tế và đi tới nhất thể hóa. Về hình thức, xu hướng khu vực hoá hình như chống lại quá trình toàn cầu hoá, song thực chất nó lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, bởi lẽ khu vực hoá luôn gắn với nhất thể hóa kinh tế, tạo điều kiện cho các quốc gia có trình độ phát triển chậm hơn được bảo vệ trước sức cạnh tranh mạnh từ các thực thể bên ngoài và được hỗ trợ để đuổi kịp kinh tế của các quốc gia trong khu vực. Do đó, nhất thể hóa kinh tế, thực chất là một xu hướng thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá nhanh và bền vững hơn, hạn chế được sự sụp đổ của các doanh nghiệp dẫn đến các cuộc khủng hoảng toàn cầu. 40 41 Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xâm nhập vào nhau của các nền kinh tế quốc gia trong cùng một khu vực hoặc liên khu vực để hình thành một khối kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định cấp nhà nước dựa trên sự liên kết chặt hoặc lỏng giữa các ngành hoặc liên ngành, từ đó hình thành các tam giác, tứ giác hoặc các hành lang kinh tế phát triển và chống lại sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp ngoài khối. 1.1.3.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter M.Porter đã xây dựng mô hình lý luận 4 nhân tố giữ vai trò chủ chốt ban đầu bảo đảm cho cạnh tranh thành công ở một ngành [8]. Một là, về yếu tố sản xuất. Vị trí của quốc gia về yếu tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành, ví dụ lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên… Hai là, về nhu cầu. Khối nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành. Ba là, các ngành bổ trợ và có liên quan. Sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành cung ứng, ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. Bốn là, chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào và của cạnh tranh trong nước. Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, M.Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng về mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình gồm các điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hai biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ. Theo M.Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Ông cho rằng, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc cơ bản vào khả năng sáng tạo và sự năng động của từng ngành trong quốc gia đó. Khi cạnh tranh thế giới mang tính chất toàn cầu, thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh được quốc gia tạo ra và duy trì bởi trí tuệ sáng tạo của 41 42 con người, nhờ đó có được vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Khi nền tảng cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hóa cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia như: văn hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường kinh doanh trong nước của họ năng động, đi tiên phong và tạo ra nhiều sức ép phát triển lên các công ty. Các công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh, các nhà cung cấp có khả năng trong nước, sự phong phú về nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ hoặc các ngành liên quan trong dây truyền tạo ra sản phẩm. Lý luận của M.Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào ba vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia, mà nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia khác với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. 42 43 Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo như: dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt qua. Ngành du lịch muốn có lợi thế so sánh trong ngành nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi, song muốn có lợi thế cạnh tranh ngành để giành ưu thế trên thị trường quốc tế, cần phải phối hợp hài hòa của các doanh nghiệp trong cùng một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng theo “các viên đá tảng kim cương của M.Porter”. Trong đó bao gồm những hoạt động cung cấp các dịch vụ vận tải hàng không, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị…Tất cả các khâu đó được liên kết lại dưới hình thức tổ chức điều hành, quản lý nhịp nhàng và có hiệu quả nhằm tiết kiệm cao nhất các nguồn lực và phục vụ được nhiều nhất cho khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế về qui mô nhờ liên doanh, liên kết. Trong tiến trình này, liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện ra đời và phát triển. Sự liên kết này đã tạo điều kiện cho phát triển không chỉ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không giá rẻ, mà cả các doanh nghiệp trong ngành du lịch, thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp du lịch ở các quốc gia khác nhau tạo ra thị trường rộng lớn để thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng không giá rẻ, quay vòng nhanh phương tiện, tăng được cường độ hoạt động, từ đó mà tạo điều kiện giảm chi phí thấp hơn so với các hãng hàng không truyền thống. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế có điều kiện mở rộng việc sử dụng các cơ sở vật chất của ngành hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các sân bay thứ cấp liền kề với các khu du lịch với chi phí thấp, tận dụng được tiềm năng ở các quốc gia khác để phát triển hãng hàng không giá rẻ, cùng với nó là việc mở 43 44 rộng nhanh chóng mạng bay thẳng điểm đối điểm ra toàn bộ khu vực tạo điều kiện phát triển toàn bộ ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không giá rẻ nói riêng. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế buộc các quốc gia trong cùng khối khi xây dựng chính sách phát triển ngành hàng không, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ và doanh nghiệp lữ hành du lịch, phải tuân theo các thông lệ quốc tế, bảo đảm dung hợp được lợi ích của doanh nghiệp nước mình và doanh nghiệp của các nước tham gia liên kết, từ đó mà đưa hai ngành này phát triển theo các chuẩn mực quốc tế. Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để ngành hàng không, trong đó có hàng không giá rẻ và ngành du lịch, cũng như lữ hành du lịch tham gia vào hệ thống phân công chuyên môn hóa khu vực và quốc tế, tạo điều kiện để phát triển hai ngành quan trọng của nền kinh tế theo hướng nhất thể hóa và hiện đại hóa theo các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật quốc tế. Từ đó rút ngắn được lộ trình phát triển ngành hàng không, một ngành đòi hỏi phải đi trước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. Cùng với nó, ngành du lịch lữ hành, một ngành công nghiệp không khói cũng có điều kiện mở rộng và phát triển bền vững. 1.2. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất, điều kiện, nguyên tắc và mô hình 1.2.1. Liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ: Bản chất và đặc trưng cơ bản 1.2.1.1. Bản chất của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ Ta biết rằng, liên kết giữa các doanh nghiệp là quá trình một bộ phận hoặc toàn bộ các doanh nghiệp hòa vào nhau thành một doanh nghiệp thống nhất để cùng hoàn thành một hoặc một số khâu trong dây truyền sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa trong một tế bào sản xuất của nền kinh tế thị trường. Từ quan niệm trên có thể hiểu: Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ là quá trình xâm nhập của một bộ phận hoặc toàn bộ một hãng LCA vào đảm nhận một khâu vận chuyển du khách từ điểm xuất phát tới điểm đến trong tour du lịch xuống tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình để tăng khối lượng lợi nhuận tạo điều kiện cho cả ngành du lịch và hàng không giá rẻ phát triển, góp phần phát triển hội nhập nhanh nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế khu vực. Khái niệm này cho ta 44 45 thấy rõ: 1) Liên kết Tourism - LCA là một quá trình từ giản đơn đến phức tạp và liên tục được hoàn thiện cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của qui luật quan hệ sản suất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; 2) Sự liên kết này là đòi hỏi khách quan của cả ngành Tourism và ngành LCA do chính đòi hỏi mở rộng thị trường của hai ngành đặt ra để tồn tại, phát triển; và 3) Sự liên kết Tourism - LCA cuối cùng cũng được cả Tourism và LCA tối đa hóa được lợi nhuận, tăng được khả năng hưởng dụng được lợi ích cao cấp của các dịch vụ du lịch đến tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và góp phần phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia. 1.2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ Xuất phát từ đặc trưng hoạt động và dịch vụ cung ứng mà hai ngành có thể rút ra các đặc trưng liên kết giữa chúng ở các điểm cơ bản sau: Thứ nhất, đây là liên kết của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dưới dạng dịch vụ cho doanh nghiệp lữ hành du lịch, do đó chúng đều mang đặc trưng cơ bản là không tồn tại dưới dạng vật thể và quá trình sản xuất và tiêu dùng gắn liền với nhau, không tích trữ, chia nhỏ và chuyển sở hữu được. Thứ hai, tour du lịch là loại hình dịch vụ tổng hợp, đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia cung ứng mới tạo thành một sản phẩm tour hoàn chỉnh. Trong đó vận tải đưa khách về các điểm đến và trở về nơi xuất phát chỉ là hai khâu, song đây là hai khâu trọng yếu khởi đầu và kết thúc cho chuyến đi của du khách, do đó đòi hỏi phải được thực hiện nhanh chóng và an toàn, tránh được chi phí lớn về sức khỏe và tiền bạc. Đặc biệt đối với các tour ở ngoài biên giới quốc gia, vận tải hàng không gần như là sự lựa chọn duy nhất và với chi phí chiếm tỷ trọng cao từ 60 - 70% giá trị trong tour du lịch trọn gói. Do đó, việc liên doanh liên kết với các hãng LCA giúp giảm giá tour, tạo ra lợi thế to lớn và tạo ra sức cạnh tranh mạnh trên thị trường du lịch quốc gia và quốc tế. Thứ ba, sự liên kết này mang lại lợi ích to lớn cho cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các hãng LCA, do đó nó thúc đẩy sự nỗ lực cao của cả hai loại hình kinh doanh này cho dù họ hoạt động ở các ngành và lĩnh vực khác nhau. Thứ tư, sự liên kết này dẫn đến biến đổi về chất trong hình thức kinh doanh của hai lĩnh vực, tức là với hình ảnh thương hiệu an toàn, nhanh chóng, chu đáo, hiện đại chi phí thấp của hàng không trở thành đặc điểm điển hình của liên doanh, 45 46 biến du lịch thành loại dịch vụ giá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng có thu nhập khác nhau. Thứ năm, sự liên kết giữa các hãng LCA với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch diễn ra ở khâu đầu và cuối của tour du lịch đã kích thích và thúc đẩy các khâu khác trong điểm đến như tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khách sạn, nhà hàng…cũng hiện đại hóa và tiết kiệm để giảm chi phí tour và tạo ra hình ảnh thương hiệu thân thiện, hiện đại và chi phí hợp lý của doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA đối với du khách trên thị trường du lịch quốc gia và quốc tế. 1.2.2. Các điều kiện trong liên kết kinh doanh giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.2.1. Các điều kiện chung của liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Sự liên kết giữa các doanh nghiệp chỉ diễn ra khi cả hai đều có cùng nhu cầu và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhau. Ngoài ra phải có một trong hai bên chủ động lập đề án liên doanh hoặc có người trung gian đứng giữa môi giới, đặc biệt là nhà nước đưa ra chủ trương thúc đẩy hai doanh nghiệp cơ cấu lại kinh doanh theo mô hình mà nhà nước đề xuất. Từ đó có thể thấy rõ các điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho mối liên hệ giữa các quốc gia phát triển nhanh chóng. Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của sự bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng trong lĩnh vực thông tin liên lạc làm cho khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn lại nhờ thông tin truyền đi vô cùng nhanh chóng từ nước này sang nước khác. Cùng với nó là sự vận dụng thành công và có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào lĩnh vực chế tạo các phương tiện giao thông vận tải trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đã tạo ra những loại máy bay khổng lồ với hao phí nguyên liệu thấp, tạo điều kiện giảm chi phí cho mỗi ghế/dặm xuống nhanh chóng, từ đó ra đời nhiều hãng hàng không giá rẻ hoạt động thành công và thu được lợi nhuận lớn nhờ tăng khối lượng chuyên chở hành khách. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và thế giới, mối liên kết kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, ngoại giao tăng lên, đặc biệt là các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp trong khối ASEAN phát triển nhảy vọt, thì nhu cầu đi lại bằng đường hàng không phát triển nhanh chóng. Trong 46 47 điều kiện đó đòi hỏi ngành hàng không phải phát triển mở rộng với nhiều loại hình vận tải khác nhau để đáp ứng với nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có mức thu nhập khác nhau. Từ đó, các hãng LCA phát triển nhanh chóng. Để tồn tại và phát triển ổn định, bền vững buộc các hãng này phải liên doanh liên kết với những doanh nghiệp mà sản phẩm của nó gắn liền với sự di chuyển vận động qua nhiều nước như thương mại, du lịch. Thứ hai, từ khi gia nhập khối liên kết kinh tế khu vực ASEAN (1995) đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tham gia liên kết sâu vào nền kinh tế khu vực, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch. Mặt khác, nước ta có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên được các tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên và di sản nhân văn của thế giới như Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, Cố đô Huế, Hội An…cùng với tài nguyên thiên nhiên đẹp nổi tiếng như Hương Sơn, Tam Cốc Bích Động, Yên Tử, Công viên địa chất Đồng Văn…Hàng năm những địa phương có tài nguyên du lịch nổi tiếng đều tổ chức các lễ hội lớn để quảng bá cho phát triển ngành du lịch của địa phương như Quảng Ninh, Hội An, Huế…Từ đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ. Để mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch nước ta đã liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch của các nước trong khối để tận dụng nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển doanh nghiệp và ngành du lịch quốc gia. Trước xu thế phát triển và liên kết mạnh mẽ trong bản thân các doanh nghiệp trong ngành du lịch thì sức cạnh tranh giữa chúng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng và sự hấp dẫn đã bị phá sản mà nguyên do chủ yếu là đơn giá tour cao, nhiều khâu trong tour có chi phí lớn vượt quá khả năng chi trả của du khách, đặc biệt là cung cấp dịch vụ vận tải từ nơi khởi hành tour về các điểm đến ở các nước trong khu vực. Vì vậy, sự ra đời của các hãng LCA đã tạo ra lực hút liên kết mạnh đối với doanh nghiệp lữ hành du lịch. Thứ ba, trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định với các nước trong khối ASEAN và các nước mà Việt Nam có quan hệ kinh tế và ngoại giao như Mỹ, EU, Ấn Độ và các quốc gia Châu Phi, Châu Đại Dương, từ đó tạo ra hành lang pháp lý cơ bản giúp các doanh nghiệp thực thi các liên doanh và liên kết kinh doanh, trong đó có cả các hãng cung ứng LCAS 47 48 và lữ hành du lịch. Trong điều kiện hiện nay, nước ta đang cơ cấu lại nền kinh tế, để thích hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, giúp nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng và suy thoái thì việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nội bộ một ngành và liên ngành được thúc đẩy mạnh mẽ. Việc liên kết giữa các hãng LCA với các doanh nghiệp du lịch, trước hết là lữ hành du lịch, để giảm chi phí, kích cầu về du lịch và vận tải hàng không là một hoạt động hợp qui luật và được thực hiện dựa trên hệ thống hành lang pháp lý được điều chỉnh của nhà nước, nên tính khả thi của hợp tác là rất cao và có chiều sâu. Do đó việc phân tích và khảo sát các điều kiện phát triển của bản thân hai loại hình kinh doanh đặc thù, từ đó tìm ra những nhu cầu của các đối tác đáp ứng được sự phát triển của nhau là cần thiết cho việc xác lập nội dung và các loại hình liên kết phù hợp. 1.2.2.2. Các điều kiện thúc đẩy nhu cầu liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ Cầu về du lịch tăng đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng tour phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó liên kết với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cấu thành tour là con đường ngắn và hiệu quả kinh tế cao. Ta biết rằng, nhu cầu của du khách quyết định sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch. Du khách chỉ xuất hiện khi có các điều kiện sau: 1) Thời gian nhàn rỗi. Vì muốn thực hiện cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có một khoảng thời gian nhàn rỗi nhất định không sử dụng vào các hoạt động cần thiết thường ngày mưu sinh của họ. Muốn vậy, nền kinh tế phải phát triển đến mức độ nhất định giúp số đông người có thể rút ngắn thời gian làm việc trong năm để tăng thời gian nghỉ ngơi. Tức là xuất hiện “hiệu ứng thay thế” làm cho lợi ích của việc nghỉ ngơi, giải trí cao hơn lợi ích tăng thu nhập trở thành phổ biến; 2) Thu nhập của số lượng gia đình và cá nhân vượt quá mức chi tiêu thiết yếu của họ trong năm. Đây là điều kiện quyết định tăng mức cầu du lịch tiềm tàng. Bởi lẽ thu nhập là yếu tố vật chất bảo đảm cho chuyến du lịch có thể được thực hiện và là cơ sở tăng nguồn thu của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch; 3) Đủ sức khỏe để bảo đảm cho chuyến đi an toàn và duy trì được độ hứng khởi trong chuyến đi; 4) Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan thúc đẩy người 48 49 có thời gian rỗi và có đủ tài chính thực hiện chuyến du lịch đến một nơi nào đó. Mỗi người có đặc điểm tâm lý riêng, sở thích riêng, việc họ có thích du lịch hay không, nếu có thì đi đến điểm du lịch nào, vào khoảng thời gian nào, bằng phương tiện gì, lựa chọn loại hình du lịch nào…hoàn toàn do bản thân các yếu tố tâm lý nội tại của từng người quyết định. Nói cách khác, việc xuất hiện nhu cầu và động cơ du lịch là điều kiện đủ để một người trở thành du khách; 5) Trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng lớn tới cầu du lịch. Khi trình độ văn hóa chung của dân cư tăng lên, số người du lịch vì vậy cũng tăng theo. Những người có trình độ văn hóa cao thường ham tìm tòi hiểu biết, thích khám phá các điều mới lạ tại các miền cách xa nơi sinh sống khác và thích mở rộng quan hệ giao lưu, quan hệ để tăng sự hiểu biết. Thực tiễn cho thấy, khi trình độ văn hóa tăng, nhu cầu du lịch của dân cư càng hình thành rõ. Theo Robert W.McIntosh, giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ có mối quan hệ nhất định, theo đó trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ người dân tham gia du lịch càng lớn. Qua Bảng 1.2 ta thấy, nhu cầu du lịch tăng tỷ lệ thuận với trình độ văn hóa của chủ gia đình. Bảng 1.2: Trình độ văn hóa của chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch Trình độ văn hóa của người chủ gia đình Chưa đạt trình độ trung học Có trình độ trung học Có trình độ cao đẳng Có trình độ đại học Nguồn: Robert W.McIntosh, 2005. Tỷ lệ đi du lịch 50% 65% 75% 85% Ngoài ra, sức hấp dẫn đối với du khách có nhu cầu đi du lịch là điểm đến, trong đó có tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển về điểm đến an toàn, an ninh trên hành trình và tại điểm thỏa mãn nhu cầu về thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng, giải trí…Vai trò của mỗi nhân tố quyết định thành công tour du lịch là khác nhau, trong đó tài nguyên du lịch và dịch vụ vận chuyển du khách về các điểm đến giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Nếu du khách là chủ thể của du lịch, thì tài nguyên du lịch là khách thể và là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì:“Tài nguyên du lịch là cảnh quan sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các 49 50 khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [19]. Sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển du lịch vì nó quyết định việc hình thành các điểm thu hút khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Ngoài ra, điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự liên doanh giữa các doanh nghiệp. Ta biết rằng, du khách phải được đáp ứng các nhu cầu về tham quan, ăn, ngủ, đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí…trong tour của họ. Du khách chỉ lựa chọn tour đi đến các nơi có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản đối với kỳ vọng của họ. Chính vì vậy, một trong những điều kiện quan trọng để thu hút khách đến là tại điểm đến phải có: 1) hệ thống các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh du lịch (các khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành, hãng vận chuyển, các điểm vui chơi giải trí, các cửa hàng bán lẻ…) cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch cho du khách; 2) Đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, tác phong phục vụ chuyên nghiệp; 3) Bộ máy quản lý nhà nước các cấp về du lịch và đi kèm đó là hệ thống các thể chế quản lý và chính sách của nhà nước về du lịch (Luật và các Văn bản pháp quy dưới luật; các chính sách và cơ chế quản lý du lịch; quy hoạch phát triển du lịch…). Trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi du khách từ nước này sang điểm đến ở nước khác du lịch thì, dịch vụ vận chuyển khách đảm bảo an toàn trên hành trình và chi phí cho hành trình đó có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong tổng thể chi phí của tour. Nếu được cung ứng bằng LCA và an toàn thì có điều kiện giảm giá tour và tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với du khách có thu nhập trung bình. Từ đó hình thành thương hiệu không chỉ cho LCA, mà còn tạo điều kiện cho sự ra đời của doanh nghiệp du lịch chi phí thấp, tạo ra lực cầu lớn hơn để phát triển ngành du lịch. Do vậy, liên doanh liên kết với các hãng cung ứng dịch vụ cho các khâu của tour, trong đó có hãng LCA là một tất yếu kinh tế xuất phát từ các điều kiện trên. 1.2.2.3. Các điều kiện thúc đẩy nhu cầu liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, liên kết với du lịch giúp các hãng LCA tăng khối cầu và quy mô thị trường của hãng. Để một hãng LCA phát triển, thì khối cầu và qui mô thị trường là yếu tố đầu tiên và quyết định. Việc tăng khối cầu và thị trường cho LCA phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố sau: 1) Sự tăng trưởng của các quốc gia trong khu 50 51 vực, đặc biệt là nước mẹ của hãng LCA. Khu vực ASEAN, nơi đang có nhiều hãng LCA là khu vực có nền kinh tế phát triển nóng và năng động nhất hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ngày một tăng lên, nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các nước tăng nhanh, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch bình dân ở các nước trong khu vực. Bước vào thế kỷ XXI, với sự phát triển năng động ổn định của nền kinh tế Châu Á, các quốc gia trong khu vực và Việt Nam đã tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch và phát triển các hãng LCA. Đồng thời với sự phát triển và ứng dụng thành tựu cao của công nghệ thông tin vào đời sống xã hội, đặc biệt là sự mở cửa nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực và quốc tế đã tạo ra những nhân tố khách quan đảm bảo cho sự kinh doanh thành công của các hãng LCA và sự liên kết giữa chúng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực; và 2) Địa bàn hoạt động mà các loại máy bay của hãng LCA có thể thực hiện, tức là bảo đảm khoảng cách từ 1 đến 5 giờ bay và gần các điểm đến du lịch, nơi có cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch hấp dẫn và thuận lợi thì sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA là một khách quan kinh tế. Thứ hai, sự phát triển của các hãng LCA phải có khả năng khai thác các điều kiện bay và khí tài đặc thù như: 1) Sử dụng các công nghệ hiện đại có khả năng giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu và khí tài thiết bị có tuổi thọ cao; 2) Sử dụng đơn chủng loại để giảm thiểu chi phí đào tạo lao động kỹ thuật bảo trì; 3) Phi công có khả năng bay trong điều kiện thời tiết phức tạp và hạ cánh an toàn xuống các sân bay phụ có điều kiện cất, hạ cánh ở mức tối thiểu cần thiết; 4) Giảm thiểu chi phí bằng cách khai thác tối đa năng lực của hệ thống internet để đặt chỗ và sử dụng lao động đảm nhận nhiều chức năng trên hành trình bay và dưới mặt đất; 5) Khai thác có hiệu quả thị trường ngách (negle market) mà các hãng hàng không truyền thống không có điều kiện khai thác như bay trong những giờ bay không thuận lợi hoặc đáp ứng các điều kiện bay tối thiểu và thỏa mãn nhu cầu của các dịch vụ vận tải đặc thù mà ngành du lịch đòi hỏi. Thứ ba, lựa chọn và cấu trúc mạng đường bay tối ưu, bảo đảm an toàn và an ninh cho khách hàng, trong đó chủ yếu khai thác các đường bay thẳng điểm đối điểm, ưu tiên khai thác các sân bay có nhiều điểm đến du lịch để thực hiện liên doanh và liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch nhằm duy trì lượng cầu ổn định và giảm chi phí đặt chỗ mà du lịch cung cấp miễn phí. 51 52 Thứ tư, tạo lập được hình ảnh hiện đại, văn hóa và truyền thống của các hãng LCA đối với hành khách và xã hội, đặc biệt là đối với du khách, tức là tiếp viên hàng không làm cả chức năng của một hướng dẫn viên du lịch trên hành trình mà mình đảm nhận. Hình ảnh tốt về doanh nghiệp không thể tạo lập được một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình hình thành, từ không đến có, từ có ít đến nhiều thông qua sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Nhờ các dịch vụ các hãng cung ứng mà du khách thưởng thức, cảm nhận, đánh giá qua nhiều lần phục vụ mới để lại ấn tượng và hình ảnh tốt về doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hình ảnh văn hóa của doanh nghiệp, đặc biệt là hãng LCA, đòi hỏi phải được thừa nhận chính thức và được tôn vinh bằng các danh hiệu do các cơ quan chuyên ngành của nhà nước hoặc hiệp hội trao tặng. Giá trị văn hóa khi đã được hình thành, thừa nhận sẽ trở thành sức sống lâu bền, thành thương hiệu, một giá trị vô hình to lớn, nhờ đó hình thành tiền đề căn bản giúp hãng dễ dàng liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng cường sức mạnh, tạo điều kiện cho hãng phát triển ổn định và bền vững. Ở đây, các nhà quản lý (CEO) của hãng phải chủ động điều hòa lợi ích của 3 chủ thể là chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động và hành khách bằng nhiều cách, như: biến người lao động thành cổ đông hoặc tăng phúc lợi và thưởng theo hiệu quả công việc để kích thích tính chủ động và chuyên nghiệp của lao động. Văn hóa của hãng LCA gồm những giá trị, niềm tin, thái độ ứng xử, nét đẹp có bản sắc riêng được kết tinh vào sản phẩm dịch vụ mà nó cung ứng ra thị trường. Những điều này phải được liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của hãng đảm bảo cho hãng hoạt động theo đúng những chuẩn mực đã đặt ra. Văn hóa của hãng LCA phải được thể hiện qua việc phân phối và bán sản phẩm, quan hệ với khách hàng và được thực hiện một cách kỷ cương minh bạch, ổn định trong kinh doanh với chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn và cao hơn. Suy cho cùng, cốt lõi của văn hóa mà các hãng LCA cung ứng xây dựng là bảo đảm lợi ích của hành khách và lợi ích thỏa đáng của người lao động, bảo đảm cho hãng phát triển ổn định và bền vững. Thứ năm, để một hãng LCA phát triển ổn định và dễ dàng liên kết với các 52 53 doanh nghiệp đối tác, tăng cường sức mạnh đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhà nước bằng các chính sách định hướng và ưu đãi trong tạo lập môi trường thuận tiện để hãng phát triển. Đặc biệt, thông qua định hướng của nhà nước và cung cấp các hành lang pháp lý vững chắc sẽ thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp. Trong cấu thành tour du lịch, trong đó nòng cốt là liên kết LCA - Lữ hành du lịch. 1.2.3. Các nguyên tắc, mô hình và ưu thế của liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.3.1.Các nguyên tắc cơ bản bảo đảm tính khả thi của liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Trong nền kinh tế thị trường, nhân tố hàng đầu có tính quyết định của các vụ liên kết doanh nghiệp là đem lại lợi ích tối đa, tạo điều kiện để hai doanh nghiệp hoạt động ổn định, phát triển bền vững. Nếu không đạt được hai mục tiêu đó thì sự liên kết sẽ không có tính khả thi và nếu bằng ý chí chủ quan để đạt được thì liên doanh đó không tồn tại lâu dài và bền vững. Do đó, để đạt được các mục tiêu trên, liên kết giữa hai loại hình kinh doanh trên phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, bảo đảm cần bằng lợi ích cho các đối tác tham gia liên kết dựa trên lượng lao động sống và lao động vật hóa mà các bên đóng góp vào hoàn thành một hoặc một số công đoạn trong tour du lịch hoàn chỉnh. Thứ hai, khi tham gia vào liên kết và liên doanh cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các hãng LCA đều mở rộng được thị trường, ổn định được sản xuất kinh doanh, cải thiện được vị thế trước đối thủ cạnh tranh và hình ảnh của doanh nghiệp trước du khách. Thứ ba, tạo điều kiện để cả hai loại hình doanh nghiệp hiện đại hóa được cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cấp trình độ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý doanh nghiệp lên ngang tầm khu vực và quốc tế. Thứ tư, đảm bảo cho doanh nghiệp hội nhập thành công vào thị trường vận tải và du lịch của khu vực, đứng vững trước sự cạnh tranh mạnh của các đối thủ lớn trên thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Thứ năm, sự liên kết của hai loại hình doanh nghiệp (hãng LCA và doanh nghiệp lữ hành du lịch) phải phù hợp với xu hướng và chiến lược chung trong hình thành cơ cấu kinh tế bền vững của quốc gia và hội nhập thành công, đứng vững 53 54 trong nền kinh tế khu vực và quốc tế. 1.2.3.2.Mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Mô hình liên kết giữa hai doanh nghiệp kinh doanh ở hai ngành và hai lĩnh vực khác nhau được xây dựng phải dựa trên việc cùng hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh mà hai doanh nghiệp tham gia đóng góp, từ sản xuất đến cung ứng ra thị trường và thu hồi được vốn và lợi nhuận. Trong lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của luận án là liên kết giữa các hãng LCA với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, chủ thể đứng ra liên kết ở đây là doanh nghiệp kinh doanh tại các điểm đến du lịch và các hãng lữ hành du lịch. Bởi lẽ, các doanh nghiệp cung ứng cho du khách một tour du lịch hoàn chỉnh từ khi đặt chỗ, lập tour đến vận chuyển du khách tới điểm du lịch cung ứng cho họ dịch vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh…mua sắm cho đến khi đưa du khách về điểm khởi hành hoặc về tận gia đình. Hãng LCA ở đây chỉ đảm nhận khâu đầu và khâu cuối của hành trình, tức là đưa du khách đến các điểm du lịch và chở du khách về lại điểm xuất phát. Tuy nhiên, việc liên kết cũng cần xét đến mô hình đặc thù mà các hãng LCA phù hợp với dây chuyền hoàn chỉnh của tour du lịch. Đối với các hãng LCA thường có ba mô hình kinh doanh cơ bản: Một là, mô hình hãng hàng không độc lập: Đây là mô hình hãng hàng không được hình thành với phương thức hoạt động bay điểm nối điểm (point to point) và LCA bằng cách giảm thiểu các dịch vụ trên không và dưới mặt đất đối với hành khách ở mức cần thiết tối thiểu. Mô hình này trong thực tiễn đã được các hãng hàng không như Southwest, EasyJet, Ryanair, Go Fly, Virgin Express…thực hiện thành công trong nhiều năm. Hai là, mô hình hãng hàng không cung ứng dịch vụ hỗn hợp có áp dụng một số tiêu chí đặc trưng của LCA: Đây là mô hình hãng hàng không được xây dựng với phương thức hoạt động kinh doanh cắt bỏ bớt một số dịch vụ cao cấp, không phục vụ diện đại trà... Mô hình này được áp dụng ở các hãng hàng không Quatas, Air One, Air Train, Frontier Airlines, JetBlue…hiện nay. Ba là, mô hình hãng hàng không thử nghiệm: Đây là mô hình hãng hàng không truyền thống cung cấp một số LCAS được lập ra từ các hãng hàng không truyền thống để quảng bá sản phẩm mới nhằm cạnh tranh với các hãng LCA khác 54 55 trên cơ sở dựa vào sản phẩm truyền thống cùng với sự giảm thiểu các chi phí dịch vụ. Mô hình này được thể hiện ở các hãng hàng không KLM’Buzz, Air Canada Zip, JAL Express hay Delta Airlines’s, Delta Express, Việt Nam Airlines (VNA)… Dựa vào đặc điểm của quá trình hình thành sản phẩm dịch vụ mà các doanh nghiệp tham gia vào cung ứng trong dây truyền hình thành một tour du lịch hoàn chỉnh và độ liên kết chặt hoặc lỏng giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch với hãng LCA với các doanh nghiệp khác trong quá trình thực hiện một tour du lịch hoàn chỉnh, có thể đưa ra hai mô hình liên kết chủ yếu sau: Thứ nhất, mô hình liên kết toàn diện, trong đó hãng LCA là một hãng thành viên trong tập đoàn lữ hành du lịch giá rẻ. Điều kiện hình thành tập đoàn là: 1) Tiềm lực tài chính và kỹ thuật trong tập đoàn mạnh, có khả năng tự mình đầu tư xây dựng một hãng LCA với một số lượng máy bay, khí tài và người lái, thợ máy…chỉ đủ cung cấp LCAS cho nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ tập đoàn; 2) Liên kết được với các doanh nghiệp lữ hành của phần lớn các nước trong khối kinh tế nhằm đảm bảo được khối cầu lớn để hãng LCA liên tục có việc làm; 3) Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho du khách trong cấu thành tour du lịch như dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tham quan, nghỉ dưỡng…cũng kinh doanh theo nguyên tắc tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí nhằm thu hút khách du lịch bình dân có thu nhập ở mức trung bình trong nhiều nước của khối kinh tế; 4) Hệ thống tổ chức và quản lý tập đoàn phải được hoàn thiện và được điều hành bởi các CEO có trình độ cao cấp với kỹ thuật thông tin liên lạc và các thiết bị chuyên ngành hoàn chỉnh hiện đại; và 5) Bảo đảm việc phân chia lợi ích công bằng giữa các doanh nghiệp thành viên cấu thành tập đoàn để duy trì sự phát triển bền vững của tập đoàn. Tuy đây là điều kiện cuối cùng, song lại là điều kiện quan trọng duy nhất quyết định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của tập đoàn. Đây là mô hình tập đoàn lý tưởng, đòi hỏi trình độ phát triển kinh tế ở các quốc gia trong khối kinh tế, ví dụ khối ASEAN, phải phát triển tương đối đồng đều nhau để mức thu nhập trên đầu người đạt một chuẩn nhất định bảo đảm cho nhiều người dân có thể thực hiện du lịch thường niên. Hơn nữa, trình độ dân trí và văn hóa ở phần lớn dân cư tại các nước cũng phát triển tới mức mà du lịch hàng năm trở thành nhu cầu của đại bộ phân dân chúng. Thứ hai, mô hình liên kết lỏng. Mô hình hãng LCA hoặc hãng hàng không 55 56 thử nghiệm và doanh nghiệp lữ hành du lịch kinh doanh độc lập được thực hiện bởi một hợp đồng ký kết giữa hai doanh nghiệp, tức mô hình mà hãng hàng không cung ứng LCAS cho tất cả các đối tượng có nhu cầu vận tải, trong đó có nhu cầu đi lại của khách du lịch. Song nhu cầu của các hãng lữ hành du lịch được ưu tiên đặt, xếp chỗ trước và giá cả được giữ cố định trong một thời kỳ đủ lớn (ví dụ từ 6 tháng đến 1 năm) để các doanh nghiệp du lịch có điều kiện hạch toán kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra, trong mùa du lịch, khách du lịch đăng ký nhiều tại một số điểm du lịch hoặc tại các điểm đến gần kề nhau, các hãng lữ hành du lịch có thể thuê trọn chuyến bay hoặc thuê sử dụng một máy bay trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 đến 6 tháng chuyên phục vụ cho khách lữ hành du lịch. Đây là mô hình linh hoạt thuận lợi, có thể thực hiện được bất kỳ điều kiện nào khi du lịch có nhu cầu đi lại cho khách du lịch cùng tuyến vận tải mà hãng cung ứng LCAS đã thực hiện. Sự ràng buộc và gắn kết giữa doanh nghiệp lữ hành du lịch với hãng thể hiện ở: 1) Khi phát sinh tour du lịch phù hợp, tức là cùng tuyến bay, hoặc hãng hàng không lập kế hoạch ưu tiên dành cho doanh nghiệp lữ hành du lịch ký kết hợp đồng; 2) Khi phát sinh nhu cầu vận tải khách du lịch theo kế hoạch hãng LCA không được phép từ chối và phải giữ giá cả cố định trong thời gian hợp đồng ký kết; 3) Hỗ trợ nhau về tinh thần và vật chất khi doanh nghiệp hoặc hãng gặp khó khăn; và 4) Hình thành một cơ chế phối hợp gọn nhẹ đủ để điều hành hoạt động nhịp nhàng giữa hai loại hình kinh doanh đặc thù này nhằm bảo đảm kích cầu du lịch và vận tải đạt hiệu quả tối ưu. Tham khảo Hình 1.2 dưới đây: 56 57 Hình 1.2: Sơ đồ liên kết lý thuyết 3 chủ thể hợp tác Hàng không giá rẻ, Lữ hành du lịch, Điểm đến Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả Qua sơ đồ ta thấy, đây là mô hình liên kết lỏng, linh hoạt giữa 3 chủ thể liên kết: các doanh nghiệp lữ hành, các hãng LCA và các khách sạn, nhà hàng, resort hoặc các điểm tham quan vui chơi, giải trí, thám hiểm, các khu nghỉ dưỡng - Hội nghị…ở trong một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau. Quá trình liên kết được hình thành thông qua một Hợp đồng kinh tế với các qui định chặt chẽ về thời gian, không gian, chất lượng các dịch vụ cung ứng và được điều phối bởi hoạt động thông qua một cơ quan điều phối chung của bộ phận phụ trách các hãng LCA và lữ hành du lịch. Nhờ đó quá trình thực thi các thỏa thuận liên kết sẽ hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả cao. Ở đây, cơ quan điều phối chung được hình thành và hoạt động trong thời gian các hợp đồng được ký kết và nó tự giải thể khi các hợp đồng được ký kết và chuyển cho các nhân viên ở các bộ phận chức năng kiêm nhiệm hoặc được tách ra từ đó của hai bộ phận của cục hàng không và tổng cục du lịch trong cơ quan điều phối thực thi các hợp đồng cho đến khi hoàn thành 57 58 trọn vẹn các điều khoản trong hợp đồng. 1.2.3.3. Ưu thế của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, đối với các hãng LCA, liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch là điều kiện để hãng phát triển ổn định, bền vững, thể hiện ở: 1) Cơ sở tồn tại của hãng LCA là luôn tạo ra cho mình sức cầu lớn, ổn định, thường xuyên đối với sản phẩm của mình tạo ra. Vì khối cầu về LCA lớn, ổn định, liên tục tăng hãng sẽ tránh được các chuyến bay không tải, có tỷ lệ lấp đầy cao làm cho mức chi phí trung bình ghế/dặm giảm xuống, nhờ đó mà giảm được giá vé; 2) Sức cầu LCA làm cho tần suất bay trên cùng một tuyến bay trong mạng tăng, khai thác có hiệu quả thời gian hoạt động trong ngày. Đặc biệt, tận dụng được cả thời gian chết mà các hãng hàng không truyền thống không thể khai thác như sáng sớm và đêm khuya, hoặc những giờ không đẹp theo tâm lý duy tâm của những hành khách sang trọng, có thu nhập cao. Từ đó hãng có thể tăng cường hoạt động, tạo điều kiện để tăng nhanh số vòng chu chuyển của tư bản, tăng được khối lượng lợi nhuận do tăng cường độ hoạt động, xóa bỏ thời gian trống trong ngày; và 3) Khi cầu cao và ổn định về LCA sẽ tạo điều kiện để hãng sử dụng đến mức cao nhất công suất máy móc thiết bị, nhờ đó khấu hao sẽ nhanh hơn, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, làm cho thời gian phục vụ không công của các phương tiện máy móc dài, giống như lợi dụng được sức của lực lượng tự nhiên, đặc biệt là chi phí máy bay có giá trị lớn. Đây là cơ sở quan trọng để giảm chi phí, giảm giá vé ngày một sâu hơn, tạo sự hấp dẫn của dịch vụ càng cao, sức cầu về LCA được kích thích mạnh hơn. Thứ hai, cung cấp đầy đủ kịp thời LCA là cơ sở và điều kiện để du lịch phát triển ổn định, bền vững. Đối với các hãng LCA, du lịch là thị trường, nơi tạo ra sức cầu lớn cho sản phẩm của hãng. Tuy nhiên, du khách trừ một số nhỏ tự tổ chức tour cho cá nhân, phần lớn đều qua các hãng lữ hành du lịch. Do đó, cầu vận tải của du khách thường trực tiếp thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch cung ứng. Trong khi đó, dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ tổng hợp, gồm nhiều khâu khác nhau, từ marketing, lập tour, vận chuyển du khách về các điểm đến, khách sạn, giải 58 59 trí, tham quan, chữa bệnh, nghỉ dưỡng…và trở về nơi xuất phát. Trong các khâu cấu thành tour thì dịch vụ vận chuyển du khách về các điểm đến và khứ hồi là khâu đầu tiên tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách. Nếu được cung cấp dịch vụ vận chuyển LCA nhanh chóng, thuận lợi, chi phí thấp sẽ bảo đảm được ưu thế lớn cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Do đó, khi xuất hiện các hãng LCA thì việc liên kết với du lịch trở thành khách quan kinh tế, vì sự liên kết này không chỉ đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, mà còn cả các hãng LCA phát triển ổn định và bền vững. Tính khách quan đó xuất phát từ các lợi thế cụ thể sau: 1) Liên kết với các hãng LCA, các doanh nghiệp du lịch giảm được chi phí thực hiện các tour, đặc biệt là các tour chỉ có một điểm đến phục vụ du khách nghỉ dưỡng, chữa bệnh, hội nghị hoặc tour có nhiều điểm đến gần kề nhau mà điểm đến đầu có khoảng cách di chuyển dài nhất lại gần với các cảng hàng không. Nhờ đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở rộng được thị trường xuống các đối tượng du khách có thu nhập thấp hơn, như học sinh, sinh viên, người hưu trí…bảo đảm cho du lịch có điều kiện phát triển ổn định và bền vững; 2) Cung cấp dịch vụ di chuyển bằng đường hàng không, tuy các dịch vụ bổ trợ không phải là cao cấp nhất, song những dịch vụ di chuyển với thời gian rút ngắn nhiều lần so với các phương tiện khác như tàu hỏa, tàu thủy, ô tô đã tạo điều kiện để du khách giữ được sức khỏe và độ hứng khởi khi bắt đầu một chuyển du lịch, nhờ đó kích thích mạnh hơn đối với du khách khi tiếp tục lựa chọn cho tour lần hai hoặc ba, từ đó doanh nghiệp kinh doanh du lịch giữ được lượng du khách truyền thống ổn định; 3) Liên kết với các hãng LCA, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện mở rộng phân công chuyên môn hóa, tập trung được vốn và các nguồn lực khác nhau vào hoàn thiện, nâng cấp các khâu khác trong sản phẩm tour cung cấp cho du khách. Từ đó nâng cao được uy tín, vị thế của doanh nghiệp nhờ hình ảnh an toàn và hiện đại của ngành hàng không trong liên doanh, liên kết; 4) Liên kết với các hãng cung ứng dịch vụ vận tải giá rẻ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện vươn đến các điểm đến du lịch xa hơn tại các quốc gia trong vùng hoặc ở những nước xa hơn nằm trong tầm hoạt động của mạng LCA. Từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng được hoạt động kinh doanh phát triển được ngành du lịch; và 5) Liên kết giữa du lịch 59 60 với các hãng LCA, giúp nền kinh tế quốc gia hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực, nhờ đó mà hiện đại hóa chính bản thân hai ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia. 1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình trong khu vực ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình của khu vực Trong các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ liên tiếp nổ ra trên thế giới hiện nay đã thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng của các hãng LCA, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong tiến trình này, các hãng LCA Đông Nam Á đã tìm cách mở rộng và chiếm lĩnh hầu khắp thị trường cung cấp LCAS toàn khu vực và vươn rộng ra ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Sự phát triển mở rộng trong điều kiện hội nhập và tự do hóa bầu trời đã để lại cho LCA Việt Nam những bài học lớn, có thể thấy điều đó ở một số hãng LCA cụ thể sau: 1.3.1.1. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của hãng hàng không giá rẻ Lion Air (Indonesia) Lion Air (tên đầy đủ là PT Lion Mentari Airlines) thành lập từ tháng 10/1999 và chính thức hoạt động vào 30/7/2000, sau 13 năm hoạt động rất thành công với công ty du lịch Lion Tours travel agency . Lion Air có trụ sở chính tại sân bay quốc tế Sockarno - Hatta, Jakarta, Indonesia, Đến giữa năm 2005 hãng sở hữu nhà ga 2F Soekarno-Hatta, và lần lượt là nhà ga số 1 , 1A, 1B, 2E.. Là hãng LCA đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mở ra một xu hướng mới cho sự phát triển của ngành hàng không Đông Nam Á và kích thích thị trường LCAS phát triển. Khi thành lập hãng chỉ có 1 máy bay phục vụ tuyến nội địa Jakarta - Pontianak theo phương thức điểm đối điểm. Hiện hãng có đội bay 89 chiếc Boeing 737 - 200, 300, 400…(tính đến 2012) mạng hoạt động tới 35 điểm đến trong nước và nhiều điểm đến nước ngoài bao gồm Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia) và Tân Sơn Nhất (Việt Nam). Riêng Indonesia, hãng có 5 điểm đến. Vừa qua, hãng đã đặt mua thêm 178 chiếc Boeing 737.900ER [54] nhằm tăng cường tiềm lực và mở rộng hoạt động để có khả năng tiếp tục giảm chi phí theo qui mô nhằm cung cấp LCAS với giá rẻ hơn nữa phục vụ 60 61 hành khách và du khách bình dân có mức thu nhập trung bình. Lion Air đã chiếm tới 50% thị phần các chuyến bay trong nước, tại Indonesia. Là một trong những hãng đầu tiên tham gia vào thị trường LCAS của châu Á, Lion Air đã thực sự tạo nên một cơn sốt trên thị trường khu vực với sức cạnh tranh mạnh mẽ. Cùng với phương thức giảm chi phí giống các hãng LCA khác như bay điểm đối điểm, gạt bỏ những dịch vụ cao cấp, sử dụng một loại máy bay…thì đội ngũ nhân viên luôn được lòng hành khách với phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp và chu đáo. Nhiều dịch vụ bên lề cùng những ưu đãi như đồ ăn miễn phí, chương trình tích điểm thưởng, hoạt động giải trí... được thực hiện một cách thường xuyên để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu cũng như mong muốn của du khách và hành khách bình dân. Đặc biệt, hãng luôn ưu đãi cho những hợp đồng cố định của các hãng lữ hành du lịch trong và ngoài nước bằng cách đặt vé qua email, xếp chỗ trước theo thứ tự ưu tiên, đóng cửa chuyến bay trước 45 phút, thanh toán trực tuyến qua VISA/MASTERCARD và giữ vé cố định trong thời gian từ 6 - 12 tháng. Với những dự định như nâng cao cơ sở hạ tầng và tăng một lượng lớn số máy bay, chính sách phù hợp.. Lion Air sẽ phát triển hơn nữa và tiến tới mục tiêu trở thành thương hiệu hãng LCA hàng đầu trong khu vực cũng như quốc tế. Thời gian tới hãng sẽ phát hành IPO ra thị trường chứng khoán để có nguồn lực tài chính thực hiện kế hoạch dự định hai năm tới đạt được 60% thị phần tại thị trường trong nước và vươn xa hơn tra thị trường LCAS quốc tế. Theo ước tính, năm 2011, hãng phục vụ 27 triệu l1ượt khách, tăng 30% và dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai sẽ đạt 15%/năm [54]. Từ khảo sát và nghiên cứu Lion Air có thể rút ra như sau: Lion Air hợp tác rất chặt chẽ với du lịch và chỉ chính thức hoạt động sau khi có 1 lượng khách du lịch của chính mình. Ngoài ra hãng chủ động sở hữu nhà ga ở sân bay căn cứ và các điểm đến để chủ động làm thủ tục cho hành khách, áp dụng triệt để công nghệ thông tin như đặt chỗ qua email, thanh toán trực tuyến.. 1.3.1.2. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways (Singapore) 61 62 Tiger Airways có tên đầy đủ là Tiger Airways Private Limited, là một hãng LCA có trụ sở đóng tại sân bay quốc tế Changi Singapore. Đây là hãng hàng không hợp nhất quốc tế đầu tiên tại Đông Nam Á với hãng hàng không giải thể Valuair (9/2003) và mua lại 33% cổ phần của hãng hàng không PT Mandala Airlines của Indonesia. Tiger Airways đã lên kế hoạch mua thêm một lượng lớn máy bay A320 để bổ sung vào 40 máy bay cùng loại hiện có của hãng và dự định tăng lên 68 máy bay vào năm 2015. Để hình thành một tập đoàn hàng không quốc tế giá rẻ với công ty mẹ là Tiger Airways. Hãng đã lên và thực thi kế hoạch mở rộng thị trường ra khu vực Châu Á với các đường bay tới Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Hiện Tiger Airways hoạt động tại sân bay quốc tế Nội Bài (khai thác từ 07.04.2005, tần suất 2 chuyến 1 tuần) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (khai thác từ 31.03.2005, tần suất 10 chuyến 1 tuần). Và đi các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan. Động thái này thể hiện Tiger Airways đang trở thành một trong những hãng LCA phát triển nhanh và tiến tới tập đoàn LCA trên thị trường khu vực và thế giới. Với Mandala, Tiger đang cạnh tranh trực tiếp với nhiều hãng hàng không giá rẻ tại Indonesia, trong đó có Lion Air và tiến vào chiếm lĩnh thị trường LCA của Việt Nam, tạo ra thách thức không nhỏ đối với các hãng cung cấp LCAS của nước ta. Sau thời gian hoạt động với nhiều sáng kiến lớn mang tính đột phá và những chiến lược hợp lý tập trung vào mô hình kinh doanh liên kết lỏng với các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các quốc gia khu vực, mạng lưới của Tiger Airways được mở rộng không ngừng trong khi vẫn duy trì được mức chi phí hoạt động thấp. Mặc dù gặp những khó khăn và sự cố nhất định, nhưng hiện tại Tiger Airway vẫn là một hãng LCA lớn nhất của Singapore hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng về số lượng hành khách hàng năm luôn đạt mức cao, với 15- 20% [54]. Giải thưởng hàng không CAPA đã công nhận Tiger Airways là hãng LCA có ảnh hưởng và hiệu quả lớn trên thị trường LCAS của khu vực ASEAN thể hiện ở: 1) Có khả năng lãnh đạo tổ chức hoạt động và mở rộng thành tập đoàn hàng không lớn trong khu vực; 2) Mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp với các chiến lược 62 63 thôn tính, hợp nhất, liên kết thành công, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường; 3) Trung thành với các nguyên tắc tiết kiệm, giảm chi phí để cung cấp LCAS cho khách hàng và du khách. Đồng thời cải thiện các điều kiện phục vụ để nâng cấp thương hiệu đối với hành khách và du khách bình dân; 4) Tạo được phong cách phục vụ tận tình, cởi mở, chu đáo, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên và tiếp viên phục vụ, từ đó tạo lập được thương hiệu và văn hóa công ty; và 5) Bảo đảm được doanh thu ổn định và không ngừng tăng lên đem lại lợi nhuận cao như cung cấp được khối lượng LCAS ngày một lớn hơn. Thương hiệu của Tiger Airways đang là sự lựa chọn của những hành khách và du khách bình dân khắp châu Á. Những du khách mong muốn đi du lịch hàng không từ điểm này đến điểm kia một cách an toàn và tin cậy với giá cả hợp lý nhất đang tìm đến hãng ngày một nhiều hơn nhờ thương hiệu uy tín, hiện đại, tiện dụng, thân thiện và chu đáo của hãng. Với vị thế là hãng LCA nhưng có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại cả về tư vấn khách hàng và tiếp viên máy bay, Tiger Airways dần dần chiếm được cảm tình của đại đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khách du lịch lữ hành ở các quốc gia trong khu vực. Cùng một số chính sách đặc thù như không hạn chế gửi gậy golf, trượt tuyết, xe đạp, dụng cụ âm nhạc.. và với ưu thế là một hãng LCA có sức ảnh hưởng lớn ở khu vực Đông Nam Á, Tiger Airways cũng từng bước lớn mạnh thêm, đưa LCAS của mình tới tay khách hàng có nhu cầu ở nhiều quốc gia trong khu vực và chú trọng liên kết kinh doanh với nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch của châu lục. Từ nghiên cứu Tiger Airways có thể rút ra kết luận như sau: - Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động hãng đã nhanh chóng gia tăng số lượng máy bay, có chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động của mình và không ngại cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không nội địa mà hãng bay đến. - Hãng luôn trung thành đồng hành với du lịch với chiến lược liên kết lỏng, - Đặc biệt là thái độ phục vụ của nhân viên rất có trách nhiệm, cởi mở và thân thiện, tạo được nét văn hoá riêng, chiếm trọn được tình cảm đối với khách du lịch. 63 64 1.3.1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của hãng hàng không giá rẻ Air Asia (Malaysia) Hãng LCA Air Asia là một liên doanh hàng không với nhiều nước như Thai Air Asia, Indonesia Air Asia, Air Asia X, Malaysia Air Asia (IE) với mạng đường bay điểm đối điểm kết nối với 20 quốc gia. Để xây dựng hãng trở thành tập đoàn LCA, hãng xây dựng kế hoạch đặt mua 100 chiếc máy bay A320 của nhà sản xuất Airbus (7/2011) cùng với 200 chiếc đặt mua trước đó. Tổng giá trị mua thiết bị bay lên tới 27 tỷ USD [54]. Mục tiêu của Air Asia là nâng tổng số máy bay của hãng từ 93 chiếc lên con số 500 cho đến năm 2020 để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch tại châu Á do bùng nổ kinh tế để tiến tới vị thế số 1 của mình tại thị trường LCAS châu Á, đặc biệt là thị trường du lịch đang phát triển mở rộng hiện nay. Sự phát triển của ngành du lịch máy bay tại các quốc gia trong khu vực và thế giới đã thúc đẩy số lượng du khách gia tăng một cách nhanh chóng, kéo theo là sức cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không truyền thống nói chung và đặc biệt là hãng LCA khác buộc hãng muốn tồn tại và phát triển phải mở rộng qui mô, lấy ưu thế qui mô để giảm chi phí. Với phương châm “Ai cũng có thể bay”, hãng LCA Air Asia đã thực sự thuyết phục được hàng triệu hành khách và du khách. Giá vé rẻ nhưng khách hàng vẫn được hưởng những dịch vụ tốt nhất mà hãng có thể cung cấp cho du khách, đặc biệt là thủ tục nhanh gọn, thuận tiện đã làm hài lòng nhiều du khách ở các nước khác nhau. Do số lượng các chuyến bay và đường bay rất đa dạng và phong phú nên hãng luôn đảm bảo nhu cầu của khách và được đáp ứng một cách tốt nhất. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp cùng với việc cung cấp các dịch vụ tiện ích miễn phí và không ngừng được đổi mới, Air Asia thực sự đã chinh phục không chỉ khách hàng trong nước, trong khu vực, mà còn trên toàn thế giới khi mà mối liên hệ với khách hàng luôn được giữ vững và củng cố không ngừng. Năm 2011, Air Asia được bình chọn là hãng LCA tốt nhất thế giới lần thứ ba liên tiếp với 19 triệu người ủng hộ. Đây thực sự là môt thành quả không hề nhỏ đối với một hãng hàng không còn non trẻ nhưng có nhiều nỗ lực và sáng kiến. Họ đã chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường LCAS hiện đại, đặc biệt đối với du khách. Tính đến nay, hãng đã phục vụ hàng trăm triệu lượt hành khách. Riêng năm 64 65 2011, số hành khách của hãng lên tới 30 triệu. Kể từ khi trở thành hãng LCA vào cuối năm 2001, số lượng nhân viên của Air Asia đã tăng từ 250 lên con số hơn 8000. Khởi đầu từ 1 máy bay và 1 điểm đến Air Asia đã sở hữu hàng trăm máy bay với hàng trăm điểm đến tại khắp nơi trên thế giới. Tuy Air Asia bị ảnh hưởng nhiều vào năm trước do giá nhiên liệu tăng cao, song lợi nhuận của cả tập đoàn vẫn tăng lên mức 1,5 tỷ USD. Trong khi đó các chi phí khác giảm 13% [54]. Từ khảo sát và nghiên cứu LCA Air Asia có thể rút ra được những kết luận sau: 1) Để đưa hãng trở thành một tập đoàn LCA quốc tế trong tương lai thì việc liên doanh liên kết với các hãng LCA của các nước là con đường ngắn nhất để sử dụng lợi thế qui mô trong giảm chi phí và duy trì thương hiệu hãng cung cấp LCAS. Ngày 21/7/2012 hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) Nhật Bản thông báo sẽ liên kết với Air Asia thành liên doanh có tên gọi Air Asia Japan để phục vụ các chuyến bay điểm đối điểm nội địa, trong đó ANA chiếm 67% còn Air Asia giữ 33%. Từ Sân bay Quốc tế Narita, Air Asia Japan sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa cũng như các đường bay quốc tế tới Hàn Quốc và Đài Loan. Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch ANA Shinichiro Ito cho biết, giá vé của Air Asia Japan có thể chỉ cao không quá một nửa so với giá vé hạng phổ thông của ANA, từ đó tạo ra một sức thu hút mạnh và có khả năng kích cầu mạnh tới các doanh nghiệp lữ hành du lịch của các quốc gia trong khu vực; 2) Duy trì nguyên tắc của hãng LCA, song luôn tìm cách cải thiện dịch vụ thiết yếu ở mức có thể và cải cách triệt để thủ tục hành chính để thu hút khách du lịch; và 3) Không chỉ liên kết với các hãng LCA ở các nước khác để mở rộng qui mô mà chiến lược trọng tâm của hãng là liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để mở rộng thị trường xuống phân khúc cầu vận tải lữ hành du lịch ở khách du lịch bình dân có mức thu nhập trung bình trong nội địa. 1.3.1.4. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của tập đoàn hàng không quốc tế giá rẻ Jetstar (Australia) Tập đoàn LCA quốc tế Jetstar thuộc sở hữu Qantas (Úc) có mặt tại các quốc gia New Zealand, Express Ground Handling và các công ty cổ phần khác bao gồm Jetstar Asia và Valuair tại Singapore, Jetstar Pacific tại Việt Nam. Trong Jetstar Asia, Valuair có 51% cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu 65 66 hạn Westbrook Investerment Pte (Westbrook) và 49% cổ phần của Qantas trong đó Jetstar Pacific tại Việt Nam có 27% cổ phần của Qantas và những cổ đông lớn khác như Vietnam airlines, Tổng công ty du lịch Saigon Tourist. Đây là một tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó ngành kinh doanh chính là LCAS. Hiện có trên 1900 chuyến bay mỗi tuần được tập đoàn Jetstar khai thác tại 15 quốc gia, phục vụ cho hơn 50 thị trường tại khu vực châu Á và châu Á - Thái Bình Dương. Và có khoảng 7000 nhân viên đang trực tiếp làm việc cho Jetstar tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để hiểu rõ mô hình và tình hình liên kết, hoạt động kinh doanh của tập đoàn Jetstar cần phân tích rõ các hãng thành viên (công ty con) của tập đoàn. Về Jetstar Úc:Jetstar là một hãng LCA (Úc) đặt trụ sở tại Melbourne, có 19 điểm đến trong nội địa Úc và 11 điểm đến quốc tế đường dài và đường ngắn. Ban đầu Jetstar khai thác 14 điểm đến dọc theo bờ biển phía đông nước Úc, hiện nay con số ấy tăng lên gấp 4 lần và hy vọng trong 5 năm tới Jetstar sẽ phát triển gấp 10 lần quy mô hiện nay. Đội bay của Jetstar Úc bao gồm 44 chiếc máy bay (tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2009), bao gồm 33 chiếc máy bay Airbus A320 (177 ghế ngồi), 5 Airbus A321 (214 ghế ngồi) và 6 chiếc Airbus A330-200 (303 ghế ngồi cho hai hạng). Hiện nay Jetstar là hãng hàng không lớn thứ 3 (thị trường nội địa) và là hãng hàng không quốc tế lớn thứ 5 có khả năng chia sẻ các tuyến đường quốc tế ra và vào nước Úc, đồng thời hỗ trợ tập đoàn Qantas, hãng hàng không nội địa và quốc tế lớn nhất của Úc. Các công ty con khác bao gồm Jetstar Airways (New Zealand) và Express Ground Handling. Ngoài ra còn hãng Jetstar Airways một công ty con của riêng tập đoàn Qantas cũng là hãng LCA với chuyến bay nội địa đầu tiên từ 5/2004. Về Jetstar New Zealand: Jetstar New Zealand là một hãng LCA thuộc sở hữu của Jetstar. Jetstar New Zealand khai thác trên 84 chuyến bay nội địa khứ hồi hàng tuần giữa Aukland, Christchurch, Wellington và Queenstown. Các chuyến bay nội địa được phục vụ cho liên kết với doanh nghiệp lữ hành du lịch và hành khách thông thường bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 năm 2009. Đội bay hiện tại gồm 6 chiếc Airbus A320 đang hỗ trợ Jetstar trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại New Zealand.Jetstar bắt đầu khai thác bay vùng Tasman từ tháng 12 năm 2005 và khai thác 42 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần từ New Zealand. Bao gồm các chuyến bay từ 66 67 Christchurch đến Sydney, Melbourn, Brisbane và Gold Coast, từ Auckland đến Sydney và Gold Coast. Về Jetstar/Valuair tại Singapore: Jetstar Asia và Valuair hoạt động trên nguyên tắc chung của tập đoàn Jetstar là cung LCAS cho du khách tại hầu hết các điểm nghỉ mát phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Jetstar Asia bắt đầu vận hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 với chuyến bay đầu tiên cất cánh vào ngày 13 tháng 12 năm 2004 đến Hồng Kông điểm đến du lịch được khai thác đầu tiên từ Singapore. Không như Jetstar tại Australia với toàn bộ cổ phần của tập đoàn Qantas, Jetstar Asia có cổ đông chính tại Singapore, đươc quản lý bởi Westbrook (51%) và tập đoàn Qantas nắm 49% cổ phần. Từ Singapore, Jetstar và Valuair bay đến 17 điểm của 10 quốc gia bao gồm Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông, Macau, Kuala Lumpur, Kota Kinabalu, Kuching, Penang, Siem Reap, Phnom Penh, Manila, Taipei, Yangon, Bali, Jakarta, Medan và Surabaya với đội bay gồm 7 chiếc Airbus A320 chủ yếu phục vụ cho du khách. Về Jetstar Pacific tại Việt Nam: Jetstar Pacific là hãng LCA đầu tiên tại Việt Nam, được chuyển đổi từ Pacific Airlines vào tháng 5 năm 2008. Jetstar Pacific có 27% cổ phần của tập đoàn Qantas, phần còn lại là của các cổ đông Việt Nam khác như Vietnam Airlines, Tổng công ty du lịch Saigon Tourist. Jetstar Pacific hiện đang khai thác đội bay gồm 10 chiếc Airbus (8 A320 và 2 A 321) với 12 điểm đến nội địa Việt Nam và 3 điểm quốc tế (tính đến 28/02/2015). Jetstar Pacific bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với 18% cổ phần của tập đoàn Qantas, dựa trên Hợp đồng thương hiệu và Hợp đồng dịch vụ doanh nghiệp giữa Pacific Airlines và Jetstar Airways. Tập đoàn Qantas hiện có kế hoạch tăng cổ phần lên mức tối đa là 30%. Hiện nay Jetstar Pacific Airlines đang khai thác mạng lưới các chuyến bay nội địa Việt Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng, Nha Trang.., trong đó ưu tiên cho các hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch. Từ khảo sát hoạt động của tập đoàn LCA Jetstar có thể rút ra: Để xây dựng thành tập đoàn LCA quốc tế, công ty mẹ Jetstar (Úc) tiến hành cắm nhánh vào ngành hàng không của các quốc gia trong khu vực, từ đó chuyển đổi kinh doanh sang mô hình hãng LCA, hoạt động theo nguyên tắc của công ty mẹ theo chính sách đồng thuận. 67 68 Để tăng tiềm lực tài chính phục vụ cho hoạt động của ngành hàng không, hãng sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp ngoài ngành, song chú trọng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch là loại hình sử dụng vận tải hàng không chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Các công ty con có thể sử dụng các loại máy bay có thương hiệu khác nhau, song chủ yếu là A320 và Boeing 737 để có thể hỗ trợ nhau về kỹ thuật nhằm giảm chi phí của dịch vụ. Chú trọng cải tiến phương thức phục vụ ở các khâu theo hướng tinh giản, thuận tiện, ân cần chu đáo để xây dựng thương hiệu và văn hóa của tập đoàn. 68 69 1.3.2. Những bài học rút ra cho hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế * Những bài học rút ra cho hàng không giá rẻ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, để Việt Nam có được các hãng LCA cần chuyển đổi một số hãng hàng không truyền thống sang hoạt động cung cấp đa dịch vụ vận tải, trong đó luôn dành một tỷ lệ nhất định theo kế hoạch cho LCA vào những thời kỳ ít bùng nổ của du lịch nhằm cung cấp ổn định LCAS cho các hãng lữ hành du lịch quốc gia. Thứ hai, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng hãng LCA trong đó sở hữu 100% của tư nhân, nhằm tận dụng công suất và năng suất hoạt động của các cơ sở hạ tầng như sân bay, sân bay phụ, dịch vụ mặt đất, dịch vụ không lưu…Từ đó thu hồi vốn đầu tư nhanh để hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng cho ngành hàng không. Thứ ba, khuyến khích các hãng hàng không nội địa liên kết với các hãng LCA nước ngoài để kế thừa kỹ thuật, thị trường và tác phong kinh doanh hiện đại nhằm phát triển khu vực hàng không giá rẻ trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam. * Những bài học rút ra cho liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, để mở rộng thị trường hầu như tất cả các hãng LCA ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương đều liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch đồng thời các doanh nghiệp lữ hành cũng tìm mọi cách để ký hợp đồng liên kết cung cấp LCAS nhằm giảm giá tour kích cầu du lịch. Do đó để có được thị trường vận tải hàng không ổn định, các hãng LCA Việt Nam cần tận dụng hết lượng khách du lịch đến những sân bay gần các điểm đến du lịch. Thứ hai, để tạo được lượng khách hàng truyền thống, cả các hãng LCA và doanh nghiệp lữ hành cần cải tiến phương thức cung cấp dịch vụ theo hướng đơn giản, thuận lợi, chu đáo, tận tình nhằm xây dựng cả thương hiệu LCA và du lịch giá rẻ. Từ đó hình thành văn hoá và truyền thống tốt đẹp cho cả hai loại hình kinh doanh. Thứ ba, khi trình độ dân trí chưa cao, thu nhập trên đầu người còn thấp thì ký kết hợp đồng liên kết giữa hãng LCA và doanh nghiệp lữ hành du lịch là thích hợp, nhằm bảo đảm tính linh hoạt và hiệu quả kinh doanh của cả hai loại hình hàng 69 70 không và du lịch, trong đó cần có kế hoạch và ưu tiên rõ ràng cho phát triển du lịch quốc gia. Thứ tư, mở rộng liên kết ra đối với các hãng LCA và doanh nghiệp lữ hành du lịch của các quốc gia trong ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương để khai thác triệt để và có hiệu quả của thị trường hàng không và du lịch quốc tế. Chương 2 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tổng quan hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 2.1.1. Tổng quan về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.1.1. Tổng quan về hoạt động của du lịch Việt Nam từ khi xuất hiện thị trường dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) ở nước ta Cách đây hơn 4 năm, khi hãng LCA tư nhân Indochina Airlines mới ra đời đang gặp khó khăn do không tạo được sức cầu về LCA buộc phải tạm đình chỉ các chuyến bay thương mại để tìm ra nguồn lực khắc phục và hướng liên kết mới thì Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã tổ chức “Hội nghị đánh giá về “Xúc tiến du lịch 10 năm” (29/01/2010), trong đó đã chỉ ra những yếu kém của ngành du lịch. 10 năm trước đây, các nước như: Thái Lan, Singapore, Malaysia…đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát về xúc tiến, liên kết và quảng bá du lịch, giờ đây các nước đó đã hơn hẳn Việt Nam về qui mô, kế hoạch và bài bản trong xúc tiến liên kết và quảng bá, nên ngành du lịch của họ đã phát triển vượt bậc, trở thành ngành công nghiệp không khói, đem lại thu nhập đáng kể và nhiều việc làm cho đất nước. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có khoảng một nửa tỷ du khách là dạng allocentric (ít quan tâm đến giá, có học vấn, thích điểm đến mới, quan tâm đến văn hoá và con người...). 1/3 trong số này thích đến châu Á, tương đương khoảng 160 triệu người. Nắm bắt được thời cơ này, Thái Lan thu hút được 15 triệu khách, Malaysia 22 triệu, Indonesia 6,3 triệu và Trung Quốc 126 triệu, Việt Nam chỉ hút được 4 triệu lượt. Họ chi tiêu khoảng 180 tỷ USD (1.430 USD/khách) khi đi du lịch, nhưng Việt Nam chỉ thu được 3,7 tỷ USD (974 USD/khách). 70 71 Tại Việt Nam hợp tác liên kết giữa ngành du lịch và các ngành khác rất lỏng lẻo, trong đó du lịch là ngành chủ đạo lại bị động, trông chờ, thiếu nhạy bén chủ động và phối hợp nên không đạt được kết quả mong muốn. Đặc biệt, sự hợp tác, liên kết giữa du lịch và hàng không đã bỏ phí rất nhiều cơ hội. Người ta ví lữ hành du lịch và hàng không như hai chiếc cánh để đẩy ngành du lịch quốc gia phát triển, song hai phân ngành này hầu như hợp tác với nhau vào thời điểm đó chỉ là ngẫu nhiên, thiếu chủ động, kế hoạch và lộ trình không rõ ràng. Vào thời điểm đó, hàng không đã có 26 văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngành du lịch không tranh thủ được gì ở các văn phòng đại diện này để xúc tiến quảng bá cho các điểm đến du lịch của mình. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm phấn đấu từng bước khắc phục những hạn chế của mình, ngành du lịch Việt Nam đã bước đầu có những tiến bộ vượt bậc. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, năm 2011, ngành du lịch Việt Nam thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 130 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%; 7,14% và 30% đã tạo ra một dấu ấn mới sau khi đã tăng 35% lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 [22]. Đồng thời đổi và cấp giấy phép mới cho 960 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế. Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới các thị trường nguồn của du lịch Việt Nam, nhưng ngành du lịch vẫn đón được 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 9,5%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Đến cuối năm 2012, Việt Nam đã có 1120 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 11.840 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó có 4.809 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 7.031 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước ước tính là 13.500 với 285.000 buồng, trong đó: 57 khách sạn 5 sao, 147 khách sạn 4 sao, 335 khách sạn 3 sao. Năm 2012 các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là điểm sáng của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của khu vực Trung Bộ và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, ngành du lịch cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ những vấn đề nổi cộm trong thời gian qua như tình trạng cướp giật, lừa đảo, chèo kéo khách du lịch, tình trạng mất 71 72 vệ sinh môi trường ở các điểm đến. Trong năm 2013, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 5,15% so với năm 2012; phục vụ 35 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 7,69%; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 190 nghìn tỷ đồng, tăng 18,75%. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong những năm sau gồm có: Tiếp tục triển khai Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai các đề án quy hoạch vùng, khu du lịch theo Quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi được Chính phủ phê duyệt. [42] Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của ngành Du lịch giai đoạn 2010-2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Thu hút Năm sau so Thu hút Năm sau khách du với năm khách du so với năm lịch quốc tế trước lịch nội địa trước (triệu lượt) (%) (triệu lượt) (%) 5,0 6,0 6,847 7,2 0 19 9,5 5,15 28,0 30 32,5 35 0 7,14 8 7,69 Tổng thu nhập từ du lịch (ngàn tỷ VND) 100 130 160 190 Năm sau so với năm trước (%) 0 30 23 18,75 Nguồn: Tổng cục du lịch Qua Bảng 2.1 ta thấy, từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, ngành du lịch liên tục tăng trưởng cả về lượng khách quốc tế và nội địa thu hút được cả về doanh thu tuyệt đối và tương đối, qua đó cho thấy sức cầu về du lịch trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam liên tục tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với cầu về LCA tiềm năng luôn phát triển nên các hãng LCA cần có chiến lược phát triển, khai thác hợp lý, trong đó liên kết với các hãng lữ hành du lịch có vai trò quan trọng. 2.1.1.2. Tổng quan về thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ khi xuất hiện thị trường LCA Từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, ngành du lịch đã tăng cường hợp tác liên kết song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế, các ngành trong nước thông qua hoạt động với các chương trình có nội dung phong phú nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế và nội địa, 72 73 thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, về hợp tác song phương, du lịch Việt Nam tập trung vào một số thị trường lớn, có khả năng tăng trưởng lượng khách cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Trong đó nhiều chương trình, dự án đã tranh thủ được sự hỗ trợ từ các nước được triển khai, từ đó nâng cao được năng lực triển khai Chiến lược phát triển du lịch tới năm 2020 bao gồm: dự án do EU, Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ… Thứ hai, về hợp tác đa phương, du lịch Việt Nam tham gia đầy đủ và phát huy được vị thế của mình trong các khuôn khổ hợp tác trong và ngoài khu vực như: ASEAN, tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), tiểu vùng hàng không Campuchia, Lào, Miến điện và Việt Nam (CLMV), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…Du lịch Việt Nam tiếp tục tranh thủ khai thác được sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, nổi bật là UNWTO, trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC), Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc (AKC)… Thứ ba, về liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành du lịch với các hãng LCA để cung cấp cho du lịch LCAS tốt nhất nhằm giảm giá tour để kích cầu du lịch và tạo thị trường cho các hãng LCA khai thác. Đến cuối năm 2012 Việt Nam đã có 1.120 doanh nghiệp lữ hành du lịch, nhiều khách sạn, nhà hàng, khu resort. Các doanh nghiệp này đã tạo ra được mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại dựa trên liên doanh, liên kết. Trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các hãng LCA để giảm giá tour, kích cầu du lịch trong và ngoài nước giữ vai trò quan trọng. Khảo sát thực tiễn hoạt động của ngành du lịch trong khoảng thời gian ra đời của các hãng LCA (khoảng 6,7 năm gần đây) ta thấy, sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch với các hãng LCA là một xu hướng tất yếu bảo đảm cho cả hai phân ngành này phát triển ổn định, bền vững. Song tuy thực tiễn ngành du lịch có nhiều tiến bộ vượt bậc về lượng khách thu hút được, về doanh thu, tạo việc làm, nhưng sự liên kết kinh doanh vẫn còn lỏng lẻo, đặc biệt là liên kết liên ngành. Bởi lẽ, lữ hành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, sự tác nghiệp của các hãng lữ hành là quy trình liên kết nhiều khâu, trong đó giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của tour (60 - 70%) và giữ vị trí quan trọng trong thành công của một tour du lịch. Để thúc đẩy sự liên kết này phát triển ổn định cần hiểu rõ đối tác 73 74 mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ liên doanh liên kết, trong đó cần khảo sát sự ra đời và đặc điểm của các hãng LCA trong thực tiễn nền kinh tế nước ta. 2.1.2. Tình hình phát triển và liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của các hãng hàng không giá rẻ nội địa trong hội nhập kinh tế quốc tế Các hãng LCA trên thế giới xuất hiện từ những thập niên đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Sau khi phát triển mạnh ở các quốc gia Bắc Mỹ và Tây Âu, loại hình doanh nghiệp này mới xuất hiện ở nước ta khoảng hơn 6 năm trở lại đây. Sự ra đời của loại hình LCA tuy mới tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, song đã trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Từ thực tiễn cho thấy, chỉ hãng LCA nào liên kết được với doanh nghiệp lữ hành du lịch mới có chỗ đứng trên thị trường dịch vụ hàng không nước ta và tồn tại, phát triển ổn định, bền vững. Để hiểu rõ thực trạng và khả năng liên kết của đối tác trên, cần khảo sát cụ thể sự ra đời và phát triển của từng hãng LCA ở nước ta hiện nay. 2.1.2.1. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của Jetstar Pacific Airlines (JPA) hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam Jetstar Pacific Airlines chính thức tham gia vào hoạt động của hệ thống Jetstar toàn cầu từ tháng 5 năm 2008, tiền thân của Jetstar Pacific là Pacific Airlines và qua nhiều lần tái cấu trúc, tháng 1/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg yêu cầu chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Vietnam Airlines tại Jetstar Pacific cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý. Sau đó, vào tháng 4/2007, hãng hàng không Quốc gia Australia - Qantas Airways đã mua 30% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược và hỗ trợ để hãng này phát triển theo mô hình LCA giống Jetstar (Jetstar là hãng hàng không giá rẻ do Qantas Airways điều hành và đã thành công trong nhiều năm qua). Đến tháng 5/2008, hãng đã chính thức đổi tên từ Pacific Airlines thành hãng LCA Jetstar Pacific Airlines. Và ngày 20/10/2010, hãng đổi biểu tượng từ chữ Jet màu đen và ngôi sao màu vàng cam phía đuôi thành Jetstar Pacifìc trên màu sơn bạc ở thân máy bay. Đến ngày 16/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 94/QĐ-TTg chuyển toàn bộ vốn nhà nước từ SCIC sang cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đại diện. Vietnam Airlines kế thừa quyền và nghĩa vụ cổ đông nhà nước tại JPA và trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 69,93%. Tập đoàn Qantas (Úc) là 74 75 cổ đông lớn thứ hai với tỷ lệ vốn góp 27%. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines sẽ bán cho Qantas Airways 3% cổ phần theo thỏa thuận trước đây giữa Qantas Airways với SCIC đã được Chính phủ thông qua. Sau đó, JPA đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông để vạch ra chiến lược và các giải pháp giúp hãng phát triển bền vững. Trong đó định vị mạng bay nội địa và quốc tế để khai thác có hiệu quả, đặc biệt xác định chiến lược liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để khai thác tối ưu mạng bay từ Nội Bài, Tân Sơn Nhất đến các địa phương có điểm du lịch lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Phú Quốc, Vinh… Ngoài ra, hãng đã thực hiện hai đổi mới có tính chiến lược để tạo ra bước ngoặt mới, đó là: 1) Cơ cấu lại cổ đông theo Quyết định số 94/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để hình thành mô hình hợp tác thương hiệu kép với hai cổ đông chính là VNA và Hàng không quốc gia Úc - Tập đoàn Qantas theo mô hình liên kết Jetstar Japan hay Jetstar Hong Kong…hoạt động theo quan điểm và tiêu chí hãng LCA chuẩn của Tập đoàn Qantas; và 2) Sử dụng 25 triệu đô la Úc góp vốn của Qantas để thay toàn bộ máy bay Boeing 737 bằng Airbus A320 loại máy bay phản lực thương mại tầm trung, có thân rộng, tiết kiệm nguyên liệu và có cơ số ghế với các tính năng kinh tế, kỹ thuật hiệu quả hơn, tạo tiền đề cơ bản để giảm chi phí. Bắt đầu từ 31/12/2012, JPA dừng khai thác loại máy bay Boeing 737 - 400S để khai thác đội bay A320. Chưa đầy 6 tháng với 2 đổi mới, JPA đã có diện mạo mới bằng đội bay A320 mới và bộ đồng phục thống nhất dành cho phi hành đoàn và nhân viên. Năm 2012 hệ số sử dụng ghế của hãng đạt đến 91%, phục vụ gần 1,9 triệu lượt khách, khai thác 11.445 chuyến bay với tỉ lệ an toàn đạt 100%. Doanh thu khác (ngoài giá vé) tăng 50%, doanh thu hàng hóa tăng 19% so với năm 2011. Sau 4 năm hoạt động, Jetstar Pacific đã vận chuyển gần 9 triệu lượt khách, hàng nghìn người trong số đó được bay với giá siêu rẻ và hàng triệu hành khách tiết kiệm được đáng kể chi phí đi lại. Nhờ sự tham gia JPA vào mạng bay toàn cầu của Tập đoàn Jetstar, hãng có thể kết nối mạng bay của mình đến 15 quốc gia và 50 thị trường dịch vụ hàng không của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thừa hưởng được thương hiệu và uy tín của Tập đoàn Jetstar để phát triển. Hiện JPA khai thác trên 250 chuyến bay mạng bay nội địa mỗi tuần và thực hiện theo nguyên tắc “Giá vé rẻ mỗi ngày” của Tập đoàn Jetstar và liên tục tham gia 75 76 vào các đợt kích cầu du lịch. Chỉ tính riêng tháng 5/2012 mùa du lịch đã có 23.000 hành khách đã đăng ký được vé máy bay của JPA với giá chỉ 350.000 VNĐ của hãng. Sau thành công ứng dụng vé máy bay điện tử với nhiều tiện ích trong thanh toán dễ dàng. JPA đang vươn tới hãng LCA hàng đầu Việt Nam và khu vực khi liên kết được với các hãng lữ hành du lịch trong và ngoài nước ổn định theo mô hình liên kết nhất định. Mới đây, công ty lữ hành trực tuyến của Tây Ban Nha - eDreams đã công bố Jetstar Pacific là hãng LCA có giá vé thấp nhất thế giới. Căn cứ dựa trên toàn bộ vé được đặt thông qua eDreams trong năm 2011, eDreams tính ra giá vé bình quân cho mỗi 100 dặm bay (160km) của Jetstar Pacific là 8,55 euro. Hai vị trí tiếp theo thuộc về hãng Monarch của Anh (9,61 euro) và Blue Air của Romania (10,43 euro). Hai hãng hàng không khác trong Jetstar Group là Jetstar Asia (Singapore) và Jetstar Airway (Australia) cũng nằm trong danh sách top 50 hãng bán vé rẻ nhất thế giới. Tham khảo Hình 2.1 dưới đây: 76 77 Hình: 2.1 Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Jestar Pacific Airlines (Đơn vị tính: nghìn khách) Nguồn Jestar Pacific Airlines 2.1.2.2. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của Công ty cổ phần hàng không VietJet Air (Vietjet Aviation Joint Stock Company) VietJet Air là hãng LCA tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Khi mới thành lập, hãng có 3 cổ đông chính, gồm: Tập đoàn T&C; Sovico Holdings và Ngân hàng thương mại phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh (HD Bank) với vốn điều lệ là 600 tỷ VNĐ, tương đương 37,5 triệu USD vào thời điểm góp vốn và được Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải thời đó là ông Hồ Nghĩa Dũng ký giấy phép tháng 11/2007, chính thức được trao giấy phép hoạt động vào ngày 20/12/2007. Sự ra đời của VietJet Air và đi vào hoạt động gặp nhiều trở ngại ban đầu. Ngay từ khi chưa đi vào hoạt động hãng đã tiến hành tái cấu trúc quyền sở hữu vốn nhiều lần. Tháng 4/2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ cổ phần của tập toàn T&C và trở thành chủ sở hữu 82% cổ phần của VietJet Air. Để mở rộng liên kết khu vực đến tháng 2/2010, Vietjet Air đồng ý để hãng Air Asia ký hiệp định mua lại 30% cổ phần của VietJet Air để hãng trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài và mang thương hiệu VietJet Air Asia nhằm mở đường cho 77 78 Air Asia xâm nhập vào thị trường LCAS Việt Nam. Song ý định này không được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại, VietJet Air có 20 cổ đông, là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, với số vốn góp là 600 tỷ đồng, trong đó, các cổ đông có số vốn góp lớn nhất là: Công ty Cổ phần Sovico (42,512%, tương ứng 225,05 tỷ đồng), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ứng với 30%, 180 tỷ đồng), ông Nguyễn Thanh Hùng (19%, 114 tỷ đồng), Ngân hàng HD Bank (5%, 30 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Hà (1%, 6 tỷ đồng), bà Nguyễn Thanh Hà (0,5%, 3 tỷ đồng). Từ khi nhận được giấy phép đi vào hoạt động đến khi VietJet Air thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên phải hoãn 6 lần với nhiều lý do khác nhau: 1) Lần thứ nhất, hãng quyết định đi vào hoạt động cuối năm 2008, song phải hoãn lại và giảm biên chế, cho nghỉ việc tới 14 cán bộ chủ chốt, vốn là những người có kinh nghiệm hoạt động tại các thị trường hàng không, trong đó có ông giám đốc điều hành Brian Presbury, giám đốc tiếp thị, công nghệ và nhân sự và do giá xăng tăng lên quá cao; 2) Lần thứ hai dự định cất cánh vào tháng 11/2009, nhưng do chuẩn bị tái cấu trúc quyền sở hữu công ty nên phải hoãn; 3) Lần thứ ba do tranh chấp thương hiệu với Vietnam Airlines cũng phải hoãn lại; 4) Lần thứ tư do Air Asia ngỏ ý rút vốn khỏi VietJet Air khi không được chấp nhận thương hiệu VietJet Air Asia; 5) Đến tháng 6 năm 2010, hãng thông báo hoãn thời gian cất cánh đến tháng 10/2010 do cần thời gian giải quyết mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, mới bổ nhiệm nhân sự và đội bay..; và 6) Đầu tháng 12/2010, hãng lại xin hoãn thời điểm bay một lần nữa do tranh chấp thương hiệu chưa giải quyết xong. Trước nguy cơ bị rút giấy phép và sau nhiều lần trì hoãn, ngày 5/12/2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên và đến 25/12/2011, thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài (Hà Nội). Qua nhiều trắc trở trong cấu trúc quyền sở hữu công ty, tranh chấp thương hiệu và hoãn bay đến cuối năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện hãng LCA tư nhân đầu tiên, vốn sở hữu 100% Việt Nam, có trụ sở chính đóng tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và có chi nhánh đặt tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Hãng có đội bay tính đến 8/2015 là 25 chiếc Airbus A320 mới tiên tiến nhất hiện nay, có thể chuyên chở được 180 hành khách với đội bay trên 150 người lái nước ngoài thông thạo tiếng Anh. Theo kế hoạch, đến năm 2020, hãng sẽ khai thác trên 30 máy bay và cần tới 500 người lái điều khiển. Hiện hãng 78 79 đã tuyển và cử 30 học viên đi đào tạo tại các cơ sở của Airbus ở Pháp và Mỹ. Phi công của VietJet Air được đào tạo, cập nhật với các kỹ thuật và quy định mới của thế giới nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ cho khách khi bay với hãng. Hiện VietJet Air thực hiện mỗi tuần 1000 chuyến bay theo hình thức liên kết dựa theo hợp đồng từng chuyến với các hãng lữ hành và bay theo mạng bay nội địa, đến hầu hết các sân bay có điểm du lịch chủ yếu của đất nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Vinh, Phú Quốc. Đầu năm 2015 đã khai thác thị trường du lịch Đông Bắc Á, trước tiên là Đài bắc (Đài loan). Có thể thấy các số liệu có bản của hãng ở Bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2: Các thông tin cơ bản về hãng LCA VietJet Air IATA VJ ICAO VJC Thành lập Thương hiệu VietJet Air 2007 Các trạm trung chuyển chính Sân bay quốc tế Nội Bài Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Các điểm đến quan trọng Sân bay quốc tế Đà Nẵng Số máy bay Khai thác hiện hữu 25 Airbus 320 Số điểm đến 10 (Tính đến 8/2015) Công ty mẹ VietJet JSC Khẩu hiệu Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm Save More, Fly More Tổng hành dinh Nhân vật then chốt CT Plaza, 60A Trường Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Bà Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Hội đồng Quản Trị) Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc) Ông Lưu Đức Khánh (Giám đốc điều hành) Nguồn: Cục hàng không dân dụng Việt Nam Trong năm 2012, VietJet Air đã vận chuyển gần 1 triệu lượt hành khách với mạng bay nội địa rộng khắp đến các sân bay có các điểm du lịch lớn của nước ta. Với đội bay mới, hiện đại, tiện nghi và tiếp viên vui vẻ, thân thiện, an toàn, đúng giờ với “chi phí tiết kiệm, hợp lý”. Nhờ đó, VietJet Air được xếp vào top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất của thế giới cùng với SpiceJet (Ấn Độ), EasyJet (Anh Quốc), Southwest (Mỹ) và AirAsia X (Malaysia) theo kết quả công bố tại Luân Đôn (Anh Quốc) trong khuôn khổ giải thưởng uy tín dành cho các hãng 79 80 hàng không giá rẻ toàn cầu “Budgie & Travel Awards 2012″. VietJet Air bắt đầu chiếm lĩnh thị trường LCAS của khu vực Đông Nam Á bằng mở cửa bán vé đường bay Thành phố Hồ Chí Minh - Băng Cốc cho khách du lịch Tết Quý Tỵ. VietJet Air còn được Tạp chí Tư vấn tiêu dùng của Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn là “Hãng hàng không có dịch vụ vận chuyển thân thiện và chế độ khuyến mãi tốt nhất Việt Nam”. Đây là giải thưởng có uy tín được bảo trợ bởi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cùng Công ty Giải pháp Quản lý thị trường Mancom tổ chức. Tham khảo Hình 2.2 dưới đây: Hình 2.2: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Vietjet Air (Đơn vị tính: nghìn khách) Nguồn: Vietjet Air 2.1.2.3. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của công ty cổ phần hàng không Mekong (Air Mekong) Air Mekong là hãng LCA được cấp giấy phép thành lập vào tháng 10/2008 và bắt đầu cung cấp LCAS từ tháng 10/2010 do các tổ chức và cá nhân người Việt Nam góp vốn thành lập gồm: Công ty đầu tư phát triển sản xuất Kiên Giang, Tập 80 81 đoàn BIM và các cá nhân việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ VNĐ. Khi đi vào khai thác các chuyến bay thương mại, hãng có đội bay 4 chiếc Bombardier CRJ 900 là loại máy bay thương mại 90 chỗ do Canada thuê của Sky West (Mỹ), với vốn điều lệ được cơ cấu lại và tăng lên 285,7 tỷ VNĐ, trong đó Tập đoàn BIM góp 73,9%, các tổ chức và cá nhân Việt Nam khác là 8,5% và hãng Sky West (Hoa Kỳ) góp vốn 17,6%. Quan điểm, mục tiêu hoạt động của hãng là cung cấp cho hành khách dịch vụ hàng không thoải mái, tiện nghi với chất lượng, an toàn cao nhất, với mức giá thấp nhất có thể và thỏa mãn mọi nhu cầu của các nhóm hành khách khác nhau. Air Mekong phấn đấu trở thành đối tác tin cậy cho các công ty đối tác có nhu cầu vận tải hàng không, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành du lịch với những giải pháp độc đáo, có hiệu quả đem lại lợi ích hài hòa cho cả hai phía. Ngay từ khi ra đời, Air Mekong đã coi trọng tạo dựng văn hóa của doanh nghiệp, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa quản trị doanh nghiệp hiện đại với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, hãng cung cấp các cơ hội mở rộng cho các nhân viên để họ có điều kiện phát huy hết tiềm năng và năng lực của mình, đem lại thành tựu cao cho hãng và tiến bộ, lợi ích cho bản thân, lợi nhuận cho các nhà đầu tư cũng như đóng góp vào phát triển vững mạnh của ngành hàng không nói riêng và giao thông vận tải nói chung. Mục tiêu tối cao của Air Mekong là cung cấp LCAS an toàn và tin cậy cho cả hành khách, nhân viên và cộng đồng với giá cả tiết kiệm và hợp lý nhất. Ngoài ra, hãng ưu tiên và chú trọng liên kết với ngân hàng, các doanh nghiệp viễn thông để tạo ra một hình thức tiếp thị, thanh toán và kinh doanh hiện đại và liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để duy trì và mở rộng không ngừng LCAS bảo đảm cho hãng phát triển ổn định và bền vững. Qua 2 năm hoạt động, Air Mekong đã thực hiện được hơn 17.000 chuyến bay, vận chuyển gần 1,2 triệu lượt hành khách, chủ yếu là du khách với các mạng đường bay độc đáo từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến các điểm du lịch biển đảo và các địa phương ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Air Mekong đang đi tiên phong trong việc mở đường bay nội địa mới. Cho đến hết tháng 12/2012, Air Mekong vẫn là hãng hàng không duy nhất có khối lượng du khách lớn và có đường bay thẳng từ Hà Nội tới các điểm đến tại Phú Quốc, Côn Đảo, Buôn Ma Thuột 81 82 Vinh. Hãng đã mang lại cho hành khách những cơ hội bay độc đáo và thuận tiện, góp phần phát triển đáng kể mạng đường bay nội địa Việt Nam với giá cả tiết kiệm và hợp lý đối với mọi tầng lớp cư dân, trong đó có hành khách thu nhập thấp và trung bình. Do sử dụng loại máy bay Bombardier CRJ 900 với lượng tải thấp (90 ghế) chỉ bằng một nửa của Airbus 320 (180 ghế) chi phí nguyên liệu/ghế cao khiến mỗi ngày máy bay hãng phải trả tới 1,3 tỷ VNĐ nên hãng phải tạm dừng bay vào 2/2/2013 để thay thế loại máy bay sử dụng và cơ cấu lại đội ngũ nhân sự để hệ thông quản lý bay đạt hiệu quả. Tham khảo Hình 2.3 dưới đây: Hình 2.3 Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Air Mekong (Đơn vị tính: nghìn khách) Nguồn: Air Mekong 2.1.2.4. Thực trạng Vietnam Airlines tham gia thị trường dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) và liên kết với du lịch theo mô hình hàng không truyền thống thử nghiệm Vietnam Airlines (VNA) là hãng hàng không quốc gia, thành lập năm 1993 bằng 100% vốn nhà nước đầu tư, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và có chi nhánh tại tất cả 17 cảng hàng không dân dụng địa phương trong 82 83 nước. Tính đến cuối năm 2014, hãng đã có 89 máy bay với mạng bay tỏa đến tất cả các cảng hàng không dân dụng địa phương của quốc gia và 55 thành phố của 19 nước trên thế giới. Đây là một trong các Tổng công ty nhà nước chủ chốt của Việt Nam. VNA là một hãng hàng không truyền thống hoạt động dưới sự điều tiết kết hợp của hai cơ chế: Cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước, tức là vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Là một Tổng công ty kinh tế chủ chốt trong lĩnh vực hàng không, nên VNA được nhà nước bảo trợ bằng các chính sách ưu tiên và được bổ sung kịp thời bằng các nguồn lực tài chính quốc gia nên có tương lại mở rộng. Theo kế hoạch, hãng sẽ được cổ phần hoá và tăng sức mạnh về đội bay để đạt 115 máy bay (2015) và 170 máy bay (2020). Mạng máy bay từng bước được mở rộng đến các quốc gia ở các châu lục trên thế giới mà Việt Nam có quan hệ kinh tế và ngoại giao. Hiện nay, VNA đã mở rộng khai thác dịch vụ bay với nhiều Tập đoàn hàng không lớn trên thế giới, đã gia nhập vào Liên minh toàn cầu Sky Team, trong đó có Air France (Pháp) và Delta Airlines (Mỹ) là các hãng hàng không lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như các tập đoàn kinh tế khác của việt Nam, VNA hoạt động gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí của hãng tăng, dẫn đến giá vé tăng nhiều lần trong các năm gần đây để chống thua lỗ. Trong điều kiện đó, lượng hành khách đi máy bay của hãng chủ yếu là công chức nhà nước đi công vụ hoặc các doanh nhân, người giàu có thu nhập cao mới có thể trang trải được chi phí đi lại bằng máy bay của VNA. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bầu trời được tự do hóa, nhiều hãng LCA của các nước tham gia vào khai thác thị trường dịch vụ hàng không Việt Nam như: Air Asia (Malaysia), Go Air (Ấn Độ), Cebu Pacific (Philippines), Jetstar (Úc)…và sự ra đời nhanh chóng của các hãng LCA của Việt Nam như: VietJet Air, Air Mekong…đã cạnh tranh gay gắt với VNA buộc hãng phải lập kế hoạch đi vào khai thác thị trường LCAS, tham gia vào phân khúc kích cầu du lịch như một hãng hàng không truyền thống đi vào thử nghiệm LCA để tăng sức cạnh tranh. Năm 2012 thị trường dịch vụ của hãng sụt giảm cả ở nội địa và quốc tế do 83 84 chi phí nguyên liệu tăng 725 tỷ VNĐ, hãng phải 3 lần điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí 570,4 tỷ VNĐ, cắt giảm trên 3000 chuyến bay, 3.600 giờ bay, tiết kiệm 400 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng vẫn đạt 94 - 98% kế hoạch, bảo đảm tốt an ninh, an toàn hàng không, duy trì chất lượng dịch vụ, tổ chức đào tạo và sử dụng nhiều hơn người lái và tiếp viên nội địa, tăng năng suất lao động và bảo đảm ổn định thu nhập cho người lao động. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đang chịu “sức ép ngày càng tăng” từ các hãng LCA ở châu Á. Và nhận thấy những cơ hội ở phân khúc giá rẻ. Do đó, trong những năm qua và những năm tới, hãng đã và sẽ dành một tỷ lệ đáng kể LCAS để kích cầu du lịch và được nhiều hãng lữ hành du lịch hưởng ứng, ký kết hợp đồng nên có thể coi Vietnam Airlines như một hãng hàng không truyền thống thử nghiệm. Tham khảo Hình 2.4 dưới đây: Hình 2.4 Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của VietnamAirlines (Đơn vị tính: nghìn khách) Nguồn: Vietnam Airlines 2.1.2.5. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của Công ty cổ 84 85 phần hàng không Đông Dương - gọi tắt là Indochina Airlines trên thị trường Việt Nam Indochina Airlines là hãng LCA tư nhân thứ hai được cấp giấy phép hoạt động ngày 30/5/2008, song lại là hãng thứ nhất đi vào hoạt động ngày 25/11/2008 trước cả VietJet Air. Sau khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên ngày 25/11/2008 từ sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) đến sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), hãng chủ định mở mạng bay chủ yếu là nội địa, với các điểm đến: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang và sau đó sẽ mở rộng mạng bay sang địa bàn quốc tế, trước hết là các nước Đông Nam Á. Cũng giống như các LCA khác, quan điểm mục tiêu của hãng là cung cấp dịch vụ hàng không an toàn, giá rẻ cho du khách trên cơ sở thực hiện liên kết hoạt động với các hãng lữ hành du lịch để duy trì khối cầu ổn định. Sau một thời gian hoạt động, do bỡ ngỡ trong khai thác thị trường, quản lý tài chính chưa thích hợp, sử dụng vốn không hiệu quả, bộ máy lãnh đạo chưa thích ứng với quản lý một hãng LCA để nợ đọng lớn, dẫn đến lượng khách giảm mạnh. Trong điều kiện đó, hãng quyết định dừng các chuyến bay đến các điểm đến khác nhau, và chỉ duy trì tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội. Tính từ tháng 9/2009, hãng phải báo cáo các điều khoản đảm bảo tài chính để có thể tiếp tục hoạt động trong năm 2010, chính vì vậy, cuộc họp các cổ đông quyết định tăng thêm vốn 150 tỷ VNĐ để đạt tổng mức vốn lên 350 tỷ VNĐ nhằm trang trải những khó khăn tài chính hiện tại. Tuy vậy, sau một năm hoạt động không có hiệu quả, thua lỗ và nợ đọng lớn, khó có thể khắc phục, ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại và trả cho đối tác chiếc may bay thuê cuối cùng. Thời gian sau đó sự tồn tại của hãng chỉ trên danh nghĩa, các khoản nợ của hãng về xăng dầu, suất ăn, đại lý…sẽ phải giải quyết theo pháp luật. Ngày 5/12/2011, Bộ Giao thông Vận tải có công văn chính thức hủy bỏ Giấy phép kinh doanh của Indochina Airlines. Sau đó Ngân hàng Á Châu (ACB) khởi kiện hãng ra toàn đòi khoản nợ trị giá 1,3 triệu USD. Sự thất bại của Indochina Airlines đã để lại nhiều bài học quý giá cho việc xây dựng và hoạt động một hãng LCA tại Việt Nam. 85 86 2.2. Đánh giá thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập quốc tế của Việt Nam 2.2.1. Tình hình chung về liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam Trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, việc liên kết giữa 3 chủ thể: Doanh nghiệp lữ hành du lịch - Hàng không - Khu nghỉ dưỡng (resort) đã diễn ra từ lâu và không phải là mới. Song liên kết này rất lỏng, ngẫu nhiên, chưa trở thành chiến lược phát triển của cả ngành du lịch và hàng không. Từ khi xuất hiện các hãng LCA tham gia thị trường du lịch và chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn, đặc biệt khi hội nhập vào nền kinh tế ASEAN, mở cửa bầu trời để các hãng LCA của các quốc gia trong khu vực vào khai thác thị trường Việt Nam thì, liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA trở thành cấp bách. Đây là một giải pháp kịp thời trước những thách thức lớn đối với cả LCA và lữ hành du lịch, vì nếu không tìm được một mô hình khả thi, tối ưu để có thể đứng vững trên thị trường dịch vụ du lịch trong khu vực và ngay ở Việt Nam thì các doanh nghiệp trên sẽ thua cuộc ngay trên sân nhà. Hàng không và Du lịch là hai ngành kinh tế gắn bó mật thiết với nhau như hai chiếc cánh nâng máy bay bay lên bầu trời, bởi lẽ khoảng 70 - 80% khách du lịch đến Việt Nam bằng đường hàng không. Do đó, liên kết hàng không và du lịch, đặc biệt là liên kết Tourism - LCA là con đường tất yếu để đưa hai ngành trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia. Sự liên kết và phối hợp giữa du lịch và hàng không trong thời gian qua tuy có tiến bộ, song còn lỏng lẻo. Trong quá trình đặt chỗ và thông tin khiến các doanh nghiệp lữ hành du lịch gặp nhiều khó khăn. Tại thời điểm 2010 có 30 hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện và mở đường bay đến nước ta, nhưng không có hãng nào có chương trình liên kết với Tổng cục Du lịch Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2010, Du lịch Việt Nam xuất hiện nhiều cơ hội để phát triển với hàng loạt chương trình xúc tiến quảng bá cho du lịch quốc gia đang được nhà nước và các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên ngành phát động như: “Năm du lịch quốc gia”, “Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”…Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn nếu không tìm được phương thức và mô hình liên kết tối ưu và có hiệu quả thì cũng không phát triển ổn định và thực hiện được kế hoạch 86 87 đặt ra. Đối tác liên kết quan trọng nhất trong các khâu cấu thành chuỗi giá trị gia tăng cho một sản phẩm lữ hành du lịch là hàng không và cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng (resort). Trong khi đó, đối tác liên kết quan trọng của lữ hành du lịch là các hãng LCA cũng đang gặp những khó khăn to lớn như: Thứ nhất, bắt đầu tư năm 2008, khi hãng LCA tư nhân đầu tiên là Indochina Airlines cất cánh, thì giá xăng dầu thế giới gặp cơn “bão giá” tăng vọt, vượt quá 100USD/ thùng, tác động mạnh tới hiệu quả kinh doanh của các hãng LCA khiến cho các hãng này bị thua lỗ nặng. Hãng hàng không Oasis Hong Kong ra đời từ năm 2006 được xem là hình mẫu của hãng LCA Châu Á, khai thác cả chặng bay dài và ngắn cũng bị sụp đổ. Ở Mỹ, 5 hãng LCA cũng tuyên bố “không trụ nổi” trước thực trạng giá dầu liên tục lập kỷ lục mới như hãng Sky Bus, ATA.. trong đó có cả hãng LCA nổi tiếng đã từng tồn tại và phát đạt 60 năm như Aloha Airlines cũng bị phá sản. Ở Thái Lan, chỉ riêng trong quý I năm 2008, chi phí của hãng One - Two Go cũng phải tăng lên 30% buộc hãng phải tăng giá vé và khởi động chương trình liên kết với các khách sạn để cố gắng cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói với giá thấp hơn so với giá vé thông thường. Ở châu Âu, nhiều LCA phải giảm lợi nhuận, ngay cả hãng Ryanair và EasyJet là hai hãng LCA lớn nhất châu Âu lợi nhuận cũng giảm tới 50%. Như đã biết, hãng Indochina Airlines của Việt Nam trước cơn “bão giá” xăng dầu này cũng phải đình chỉ khai thác các đường bay và rút khỏi thị trường LCAS nước ta vào thời kỳ này. Thứ hai, để tạo được điều kiện căn bản cho việc giảm chi phí dịch vụ, duy trì giá rẻ, các hãng LCA buộc phải sử dụng loại máy bay Airbus 320 để tiết kiệm xăng dầu, nhưng đây lại là loại máy bay loại nhỏ, cao nhất chỉ có thể chuyên trở được 180 hành khách, do đó không thể đáp ứng được tour đoàn du lịch Hội nghị (MICE), khách đông từ 200 - 400 hành khách. Để đảm bảo cho Hội nghị diễn ra đúng giờ buộc các doanh nghiệp lữ hành phải thuê các hãng hàng không cùng đường bay với giá vé cao hơn. Khoản chênh lệch đó, du lịch phải bù cho khách hàng, điều này đồng nghĩa tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Thứ ba, các hãng LCA và các doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam phải đối mặt với sức cạnh tranh rất lớn từ các khối liên kết giữa Du lịch và LCA ở các quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt với cách tiếp thị bằng sản phẩm du lịch trọn gói 87 88 với giá cả rẻ hơn các sản phẩm du lịch nội địa của Việt Nam, khiến cho lượng khách du lịch Việt Nam chảy ra nước ngoài ngày càng nhiều. Bởi lẽ, tour nước ngoài áp dụng chính sách giảm giá trực tiếp lên tour du lịch kết hợp với miễn phí gián tiếp các lựa chọn cộng thêm để thu hút du khách. Thứ tư, liên kết giữa LCA - Lữ hành du lịch lỏng lẻo, hiệu quả thấp, làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, thể hiện: 1) Không có được kế hoạch và mô hình liên kết tối ưu để đảm bảo được cả lợi ích của lữ hành Du lịch và lợi ích của hãng LCA; 2) Du lịch được tạo bởi các khâu khác nhau ở các ngành khác nhau như giao thông vận tải, thương mại, thông tin…nếu không có liên doanh, liên kết thì bản thân du lịch không tự mình phát triển được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lữ hành du lịch lại thiếu chủ động trong việc đưa ra các mô hình, chiến lược và liên kết với các hãng LCA, từ đó sự hình thành các hợp đồng liên kết trở thành ngẫu nhiên, không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ; 3) Không có một hệ thống thể chế, chế tài điều tiết, kiểm tra có hiệu lực nên các quan hệ liên kết giữa lữ hành du lịch - LCA trở nên thiếu chặt chẽ; và 4) Khi nảy sinh các quan hệ kinh tế và kỹ thuật đụng chạm tới lợi ích của các bên thì đối tác không chịu nhường nhịn và chia sẻ với nhau để khắc phục. Ví dụ: khi giá cả mọi mặt hàng trong nước tăng lên, kể cả giá máy bay do lạm phát, trong khi các tour du lịch của người nước ngoài đến Việt Nam đã đặt vé trước từ 9 tháng đến 12 tháng, do đó không thể tăng giá tour được. Mặt khác, khi hãng hàng không thực hiện giảm giá vé để kích cầu du lịch thì vấp phải các chuyến ngược chiều không tải, du lịch cũng không chia sẻ. Ví dụ, ngày 29 Tết Âm lịch Tân Mão, VNA phục vụ 8000 khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội, nhưng chiều Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 3000 khách, VNA buộc bỏ trống 5000 ghế lại không được các hãng lữ hành chia sẻ. Có thể minh chứng bằng nhiều ví dụ cụ thể khác, song mấu chốt ở đây là giữa LCA và lữ hành du lịch chưa tìm ra được mô hình liên kết tối ưu và khả thi để đảm bảo cho lợi ích và sự phát triển của đôi bên thì khó có thể trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. 88 89 2.2.2. Đánh giá thực trạng các mô hình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ ở nước ta hiện nay Cho đến nay, ở Việt Nam chưa hình thành một mô hình liên kết chuẩn giữa Lữ hành du lịch - LCA thành tập đoàn kinh tế liên ngành. Tuy nhiên, sự liên kết giữa lữ hành du lịch - LCA đã xuất hiện ngay từ khi VNA cung cấp LCA để kích cầu du lịch theo chủ trương quảng bá, phát triển du lịch của nước ta. Đặc biệt, khi xuất hiện các hãng LCA tư nhân và LCA liên doanh, thì sự liên kết giữa LCA và lữ hành du lịch trở nên thường xuyên hơn, song xét bản chất kinh tế của các liên kết thì mới ở dạng ban đầu, ngẫu nhiên và có tính thời vụ, phong trào do du lịch chi phối. Khi phân tích kỹ sự ra đời và hoạt động của các hãng LCA và hoạt động của lữ hành du lịch ta thấy, có hai mô hình liên kết đang được định hình và phát triển là: Mô hình liên kết giữa 3 chủ thể: Lữ hành du lịch - LCA - resort và liên kết theo hợp đồng tự do có tính thời vụ thông qua các đợt kích cầu. Trong thực tế, có hãng LCA vừa tham gia liên kết giữa 3 chủ thể, vừa tham gia liên kết có tính thời vụ và phong trào do các đợt quảng bá du lịch lôi cuốn và có cả các hãng hàng không truyền thống trong các đợt kích cầu du lịch cũng cung cấp các LCA. Do đó, việc tách rời thành từng mô hình để khảo sát và phân tích chỉ có tính tương đối và diễn ra trong tư duy khoa học của những người nghiên cứu. Tuy nhiên, xu hướng liên kết của ba chủ thể kinh tế này ít nhiều có tính qui luật rõ ràng hơn. 2.2.2.1. Thực trạng hình thành và hoạt động của mô hình liên kết 3 chủ thể: Hãng hàng không giá rẻ (LCA) - Lữ hành du lịch - Khu nghỉ dưỡng (resort) Liên kết giữa ba chủ thể kinh tế: Hãng LCA - Lữ hành du lịch - Resort, thực chất là hình thức liên kết của các ngành liên quan đến kinh doanh du lịch mà kết quả của nó tạo thành chuỗi giá trị gia tăng kết tinh trong sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh. Đây là một hình thức phân công lao động xã hội hiện đại, phù hợp với sự phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội. Lợi ích từ sự liên kết này đem lại cho xã hội và các chủ thể tham gia là vô cùng to lớn, thể hiện ở: 1) Cung cấp cho xã hội một loại sản phẩm được tạo bởi công nghệ, kỹ thuật hiện đại với nhiều lợi ích to lớn; 2) Giúp những người có mức thu nhập trung bình trở lên có thể hưởng dụng dịch vụ du lịch cao cấp mà không đợi có những thay đổi căn bản về thu nhập; và 3) Giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng được lợi nhuận, chống đỡ được các cú sốc giá cả trong phạm vi quốc gia khu vực hoặc quốc tế. Liên kết này trở thành 89 90 hình thức kinh doanh hiện đại và tiên tiến, giúp cho quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia nhanh hơn và sâu hơn. Thực chất đây là một phương thức giúp các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau đi tới nhất thể hóa kinh tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhanh hơn. Khi khảo sát thực tế cho thấy, trong 3 hãng LCA từ khi ra đời và còn tồn tại đến nay, hãng Air Mekong có xu hướng chuyên cung cấp các LCA cho các du khách về các điểm đến du lịch độc đáo. Đó là du lịch biển đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, vùng Tây Nguyên miền núi Việt Nam, nơi có những danh thắng tiêu biểu như: Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum, Điện Biên Phủ, ở đó có những cảng hàng không nhỏ, mật độ bay thưa hơn. Ở những điểm đến du lịch này, hãng thường liên kết thành công với các doanh nghiệp lữ hành du lịch và các khu nghỉ dưỡng để tạo ra không chỉ các LCA, mà còn sản phẩm dịch vụ du lịch giá rẻ làm nhiều du khách trong và ngoài nước hài lòng. Ngay sau khi đường bay thẳng từ Nội Bài (Hà Nội) - Phú Quốc của hãng LCA Air Mekong khai thông, Doanh nghiệp Lữ hành Vietravel (Hà Nội) chủ động hợp tác với khu nghỉ dưỡng cao cấp Long Beach Resort 4 sao và Air Mekong xây dựng sản phẩm tour du lịch trọn gói đến đảo Ngọc (Phú Quốc) 4 ngày - 3 đêm cho du khách. Giá tour là 2,8 triệu VNĐ giảm được 2 triệu VNĐ so với trước. Với tour du lịch thử nghiệm này đã đem lại lợi ích không chỉ cho 3 bên tham gia, mà còn cho cả du khách, thể hiện ở: 1) Du khách được giảm giá 2 triệu VNĐ và hưởng các dịch vụ du lịch với chất lượng cao cấp không hề suy giảm; 2) Khu nghỉ dưỡng Long Beach mới khai trương được du khách trong và ngoài nước biết đến nhờ Vietravel mà không cần chi phí quảng cáo, tăng được thu nhập nhờ lấp đầy các phòng trống và quan trọng hơn là tạo được sức cầu ổn định cho khu nghỉ dưỡng; 3) Hãng Air Mekong có trụ sở đóng tại sân bay Phú Quốc tạo được sức cầu thường xuyên ổn đình, nhờ đó mà giảm được chi phí, tăng được lợi nhuận nhờ qui mô du khách ngày càng tăng, đồng thời giảm được chi phí quảng cáo; và 4) Công ty du lịch Vietravel tăng được khả năng bán sản phẩm của mình. Với lợi thế thiết lập mạng bay độc đáo tới các điểm đến du lịch đặc thù, từ đầu tháng 4/2012, Hãng LCA Air Mekong đã tăng cường liên kết với một số khách sạn, nhà hàng giảm giá phòng cho hành khách mua vé của hãng. Đặc biệt khách du lịch mua vé của hãng sẽ được giảm giá vé phòng ngày một sâu hơn từ 20 tới 40% tại các điểm đến du lịch như Côn đảo, Phú Quốc, Đà Lạt, Nghệ An, Hạ Long…Mức 90 91 giảm này được áp dụng ngay cả trong ngày lễ, tết và các dịp cao điểm, nếu du khách đem thẻ lên máy của hãng đến đăng ký phòng. Có thể thấy xu hướng liên kết và giảm giá rất rõ của hãng Air Mekong qua các quảng cáo sau (Hộp 2.1). Việc liên kết 3 chủ thể kinh tế trên là mô hình tối ưu, song chủ động thúc đẩy sự liên kết phải là lữ hành du lịch. Bởi lẽ, chỉ có lữ hành du lịch mới có điều kiện và phương tiện thuận lợi để thực hiện các chương trình quảng bá du lịch hấp dẫn và hiệu quả, cung cấp đủ nhu cầu cho khai thác của các hãng LCA và tiết kiệm được chi phí giúp các hãng LCA ngày càng có điều kiện giảm giá sâu hơn. Từ đó tạo điều kiện cho lữ hành du lịch tăng doanh số, thu lợi nhuận cao nhờ tăng qui mô lượt du khách qua các doanh nghiệp lữ hành tham gia liên kết. Tuy nhiên, trên thực tế, sự liên kết giữa 3 chủ thể chưa trở thành phổ biến buộc hãng LCA Air Mekong phải liên kết tiếp với các khách sạn, nhà hàng, du thuyền ở các khu nghỉ dưỡng để thu hút hành khách, tạo sức cầu cho mình. Ở đây chưa thấy bóng dáng của các doanh nghiệp lữ hành du lịch, mặc dù chương trình giảm giá dịch vụ phòng ở các khu nghỉ dưỡng liên kết với Air Mekong kéo dài suốt từ tháng 1 đến hết tháng 12 năm 2012. 91 92 Hộp 2.1: Các quảng cáo, tiếp thị của Air Mekong Đối với hành khách bay cùng Air Mekong, Halong Plaza thực hiện chương trình giảm 30% giá phòng đang bán tại website của Khách sạn khi khách đến thăm vùng vịnh nổi tiếng thế giới. Giá phòng sẽ được giảm như sau: Giá Internet Giảm 30% giá Internet LOẠI PHÒNG VND/phòng/đêm VND/phòng/đêm Superior 1,700,000 1,190,000 Deluxe 2,000,000 1,400,000 Junior Suite 3,200,000 2,240,000 Executive Suite 3,800,000 2,660,000 Plaza Suite 4,200,000 2,940,000 Giá phòng bao gồm: nước uống chào đón khi check in, bữa ăn sáng tự chọn, sử dụng Internet miễn phí tại phòng và khu vực công cộng trong khách sạn, sử dụng miễn phí bể bơi và phòng tập thể hình. Không bao gồm: Tất cả các giá trên chưa bao gồm thuế 10%VAT và 5% phí dịch vụ. Điều kiện áp dụng giảm giá: Tất cả các chuyến bay của Air Mekong; Chương trình có hiệu lực cả trong ngày nghỉ và ngày lễ; Những trường hợp không được giảm giá: Quên hoặc mất thẻ lên tàu (bayboarding pass), người sử dụng không trùng tên với thẻ lên tàu bay, không xuất trình thẻ lên tàu bay ngay khi làm thủ tục nhận phòng, đăng ký mua phòng ngủ Halong Plaza Hotel thông qua các đại lý du lịch; Trong trường hợp có các chương trình ưu đãi khách, khách đủ điều kiện chỉ được tham gia 01 chương trình duy nhất, không được áp dụng nhiều hơn 01 chương trình ưu đãi cùng một lúc; Thời gian áp dụng: Từ 1/2/2012 đến 31/12/2012 …Air Mekong phối hợp với Syrena Cruise xây dựng mức giá ưu đãi cho hành khách Air Mekong. Khi khách hàng xuất trình thẻ lên tàu bay (Boarding Pass) trực tiếp tại Quầy tiếp tân của Du thuyền sẽ được giảm ngay 30 % giá phòng đang bán tại website của Syrena Cruises. Cụ thể, giá phòng sẽ được giảm như sau: Giá Internet Giảm 30% giá Internet LOẠI PHÒNG VND/cabin/đêm VND/cabin/đêm Deluxe 7,500,000 5,200,000 Syrena Suite 8,500,000 6,000,000 Giá bao gồm: Chương trình 2 ngày, 1 đêm cho phòng 2 khách, nếu ở 1 khách sẽ tính bằng 80% với giá phòng đôi. Nước uống chào đón khi nhận phòng, bữa ăn trưa (Set menu), ăn tối và bữa ăn sáng tự chọn. Giá chưa bao gồm: Tất cả các giá trên chưa bao gồm thuế 10%VAT và 5% phí dịch vụ. Điều kiện áp dụng: 1) Tất cả các chuyến bay của Air Mekong; 2) Chương trình có hiệu lực cả trong ngày nghỉ và ngày lễ; 3) Những trường hợp không được giảm giá: Quên hoặc mất thẻ lên tàu bay (boarding pass), người sử dụng không trùng tên với thẻ lên tàu bay, không xuất trình thẻ lên tàu bay ngay khi làm thủ tục nhận phòng, đăng ký mua phòng trên Du thuyền Syrena thông qua các đại lý du lịch; 4) Trong trường hợp có các chương trình ưu đãi khác, khách đủ điều kiện chỉ được tham gia 01 chương trình duy nhất, không được áp dụng nhiều hơn 01 chương trình ưu đãi cùng một lúc; 5) Thời gian áp dụng: từ 01/02/2012 đến 31/12/2012. Nguồn: Air Mekong Cho dù hiện nay Air Mekong đã tạm ngừng hoạt động, song mô hình hãng đã 92 93 cố gắng thiết lập trong thực tiễn qua 2 năm tồn tại của mình đã để lại bài học kinh nghiệm thành công lớn cho những hãng LCA đang hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tạm ngừng hoạt động của hãng không phải ở mô hình liên kết giữa hãng và du lịch, mà do lựa chọn đội bay và cơ cấu nhân sự chưa hợp lý. Do đó, việc cơ cấu lại để tồn tại và phát triển ổn định trong nền kinh tế nước ta hiện nay là câu hỏi đặt ra không chỉ đối với hãng LCA Air Mekong, mà đối với mọi hãng kể cả các hãng hoạt động có kết quả cao như VietJet Air. 2.2.2.2. Thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ song phương theo từng chương trình kích cầu du lịch do Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không phát động Thực trạng các quan hệ liên kết giữa LCA với lữ hành du lịch hiện nay ở Việt Nam đang ở dạng sơ khai, ngẫu nhiên hoặc được thúc đẩy bởi các chương trình Hàng không Jetstar Pacific phối hợp cùng Sài Gòn Phú Quốc Resort mở kích cầu du lịchkhuyến do chính quyền các địa phương hoặc các cơ quan chuyên ngành của chương trình mại: quốc giaĐảo phátNgọc động.Phú Quốc, được thiên nhiên ban tặng cho những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp với bờ cát trắng mịn và làn nước biển trong xanh tận đáy. Đến với Phú Quốc Trước Air Mekong, JPA đã chủ động phối hợp với Saigon - Phú Quốc resort khách du lịch còn được chiêm ngưỡng nhiều di tích lịch sử và cảnh đẹp khác như Suối thực hiện mởHưng chương trình liên kếtnhà nhằm giảm giáhay tourđềncho tháng Tranh, Sùng cổ tự, Dinh Cậu, tù Phú Quốc thờdu anhkhách hùng từ Nguyễn Trung Trực. 10/2011 với quảng cáo hấp dẫn trong hộp sau (Hộp 2.3). Jetstar Pacific đang khai thác từ 2 - 4 chuyến mỗi ngày với 2 đường bay TP. Việc liên- Phú kết giữa du thuyền thực chấtmuốn cũngmang là tiềnđến đềcho choQuý việc Hồ Chí Minh QuốcLCA và Hàvới Nộicác - Phú Quốc.Với mong khách hàngcác một kỳ nghỉ thoải Pacific đã thể phốitham hợp gia với trong Sài Gòn - Phú Quốc hình thành quan hệ liên kếtmái, tối Jetstar ưu giữa ba chủ chuỗi tăng giá đưadu ra lịch. chương trình khuyến mãi: Giảm phòng cho hành khách của trịResort của tour Trong mối liên kết này chưa15% xuấtgiá hiện các doanh nghiệp lữ hành Jetstar Pacific. du lịch, song liên kết này đã tạo địa bàn cho mối liên kết đa chủ thể, nếu được tổ Giá công bố Giá Áp dụng cho Loại phòng chức theo một mô hình tối ưu đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (USD) Jetstar Pacific (USD) du lịchPanorrama và du khách trong phát triển nền kinh tế. Từ 99 Từ 84 Star Cruise hoặc Family Từ 129 Từ 110 VIP 197 167resort Hộp 2.2: Quản lý liên kết LCA Từ JPA - Sài Gòn - PhúTừ Quốc President 2 Từ 209 Từ 178 President 1 Từ 247 Từ 210 Family Garden Suite Từ 232 Từ 197 Superior beachfront Villa Từ 322 Từ 274 Deluxe Sea View Villa Từ 360 Từ 306 Điều kiện áp dụng giảm giá: 93 • Hành khách có thẻ lên máy bay Jetstar Pacific từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh đến Phú Quốc cùng ngày làm thủ tục nhận phòng. • Thời gian áp dụng: từ 01/11/2011 đến 31/10/2012. 94 Nguồn: Jestar Pacific Airlines 94 95 Hộp 2.3: Quảng bá liên kết LCA JPA - Du thuyền Mekong Le Cochinchine Cruise giảm giá tour Jetstar Pacific Airlines phối hợp với Du thuyền Mekong - Le Cochinchine Cruise xây dựng mức giá ưu đãi cho hành khách Jetstar Pacific Airlines. Khi khách hàng xuất trình thẻ lên tàu bay (Boarding Pass) trực tiếp tại Quầy tiếp tân của Du thuyền sẽ được giảm ngay 30% giá phòng đang bán tại website của Le Cochinchine Cruise. Cụ thể, giá phòng sẽ được giảm như sau: Chương Trình 2 ngày /1 đêm 3 ngày /2 đêm Giá Công Bố (VND/ 1 khách) 6,300,000 10,550,000 Giá áp dụng cho hành khách Jetstar Pacific (VND/ 1 khách) 4,400,000 7,400,000 Giá trên chưa bao gồm 10% VAT và 5% phí dịch vụ Giá bao gồm:  2 ngày /3 ngày du thuyền trên tàu với hướng dẫn địa phương;  1 hoặc 2 đêm ngủ trong phòng trên tàu;  Phục vụ các bữa ăn: 1 bữa trưa, 1 bữa tối và 1 bữa sang (chương trình 2 ngày/1 đêm) và: 2 bữa trưa, 2 bữa tối và 2 bữa sang (chương trình 3 ngày/2 đêm);  Vé tham quan như chương trình; Thuyền nhỏ và xe đạp tham quan; Phục vụ của nhân viên trên tàu; 30’ massage chân miễn phí trên tàu; Thức uống welcome, aperitif và 2 chai nước suối trong phòng; Xe đưa rước tại địa điểm trung tâm thành phố. Giá không bao gồm:  Dịch vụ ngoài chương trình: đồ uống, mua quà lưu niệm, tiền thưởng cho nhân viên. Điều kiện áp dụng giảm giá: Thẻ lên tàu bay có ngày trùng hoặc sau từ 1 đến 7 ngày so với ngày đến nhận phòng. Chương trình có hiệu lực cả trong ngày nghỉ và ngày lễ. Những trường hợp không được giảm giá: Quên hoặc mất thẻ lên tàu bay (boarding pass), người sử dụng không trùng tên với thẻ lên tàu bay, ngày bay không trùng với ngày nhận phòng, không xuất trình thẻ lên tàu bay ngay khi làm thủ tục nhận phòng, đăng ký phòng Du thuyền Mê Kông thông qua các đại lý du lịch, đăng ký trực tuyến tại website Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du thuyền Mê Kông. Trong trường hợp có các chương trình ưu đãi khách, khách đủ điều kiện chỉ được tham gia một chương trình duy nhất, không được áp dụng nhiều hơn một chương trình. Thời gian áp dụng:  Chương trình có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012. Nguồn: Jestar Pacific Airlines 95 96 Sự liên kết trực tiếp giữa LCA - Resort là cơ sở để thúc đẩy sự liên kết giữa 3 chủ thể, bởi lẽ ở mối liên kết này đã phản ánh: 1) Nhu cầu liên kết của các khu nghỉ dưỡng là rất lớn, ngay cả khi không có sự trung gian của lữ hành du lịch thì quá trình liên kết vẫn diễn ra để đảm bảo cho cả LCA và resort phát triển ổn định; 2) Trong mối liên kết này vai trò của Lữ hành chưa thực sự cố gắng, đặc biệt là lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch, gom du khách đủ lượng ổn định để có thể thỏa mãn được nhu cầu chuyên chở của LCA và nhu cầu du khách tại các resort; và 3) Vai trò trung gian liên kết của các cơ quan chuyên môn như Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không chưa đi vào thực tiễn và tìm kiếm được mô hình tối ưu để cho cả hai ngành cùng phát triển. 2.2.3. Thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong các chương trình kích cầu du lịch Theo nghiên cứu thì chỉ một số rất ít người trong số 86 triệu dân Việt Nam có khả năng chịu được mức chi phí cao để có thể đi lại thường xuyên bằng đường hàng không. Do đó, dư địa cho các hãng LCA khai thác là rất lớn. Trong khi đó, những năm gần đây, khi thu nhập bình quân đầu người dân Việt Nam đã tăng vượt mức của một nước nghèo sang nước có thu nhập trung bình, khoảng 1200 USD/người, từ đó đã hình thành thói quen nghỉ dưỡng và du lịch hàng năm vào các dịp nghỉ hè hay lễ, tết. Ngay cả khi nền kinh tế gặp khó khăn, các cá nhân, gia đình, cơ quan công ty đều lặng lẽ lên kế hoạch nghỉ ngơi trong các dịp lễ hoặc các ngày nghỉ lễ, tết dài ngày. Trong điều kiện đó, các tour du lịch nghỉ dưỡng giá phải chăng, giá rẻ trở thành nhu cầu có sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với phần ngày càng đông dân cư. Để có được một tour du lịch giá cả phù hợp với khối cầu lớn như vây, các hãng lữ hành chỉ có thể liên kết với các hãng LCA và các khu resort để giảm giá tour. Các mối liên kết đầu tiên dễ dàng hình thành là liên kết trong các đợt kích cầu du lịch do các cơ quan thuộc ngành du lịch phát động. Thực chất đây là mối liên kết lỏng, song phương dưới tác động kích thích của phong trào do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phát động, chủ yếu bằng các chỉ thị hành chính không mang tính tất yếu kinh tế lâu dài. Do đó, có nhiều doanh nghiệp như hãng LCA hay các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, du thuyền sẵn sàng từ chối tham gia khi cơ sở vật chất của họ không đáp ứng được nhu cầu của du khách trong những dịp cao điểm như tết, lễ hội hoặc các ngày lễ, kỳ nghỉ 96 97 hè, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, mỗi liên kết giữa lữ hành và LCA có đặc thù vì họ đều là một khâu trong cấu thành tour du lịch hoàn chỉnh. Do đó việc tham gia của hãng LCA ngoài tăng được nhu cầu ổn định còn là mục tiêu kinh doanh của hãng. Chính vì vậy, mối liên kết này mang tính tất yếu kinh tế bắt buộc phải tham gia, do đó trong các đợt kích cầu du lịch họ đều tự giác và tích cực tham gia. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích ngắn hạn để có được lợi ích ổn định, bền vững, lâu dài qua đó mở rộng được cầu về LCAS xuống các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Đi đầu trong việc thực hiện các mối liên kết này là VNA. Hãng đã tham gia tích cực với tư cách là hãng hàng không truyền thống thử nghiệm để chống lại sức cạnh tranh của các hãng LCA trong khu vực đang tham gia khai thác thị trường hàng không Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa bầu trời. Khi xuất hiện các hãng LCA tư nhân hoặc liên doanh của Việt Nam như: Jestar Pacific Airlines, Air Mekong, VietJet Air thì tất cả các chủ thể này đều tích cực tham gia. Có thể thấy rõ qua khảo sát từng hãng cụ thể sau: 2.2.3.1. Thực trạng liên kết Du lịch – Vietnam Airlines (VNA) trong các đợt kích cầu du lịch Trong 7 tháng đầu năm 2010, du lịch đã thu hút được 1,91 triệu lượt khách quốc tế và 19 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng trưởng tương ứng là 35% và 20% so với năm 2009, tuy còn nhiều hạn chế, song đạt được thành tựu trên là nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch với các hãng LCA trong các đợt khích cầu do tổng cục du lịch phát động. Đi đầu trong liên kết này là VNA hãng hàng không quốc gia với tiềm lực kinh tế - kỹ thuật mạnh (89 máy bay đang thực hiện mạng bay tới 55 thành phố của 19 quốc gia trên thế giới). VNA tham gia chương trình “Việt Nam - điểm đến của bạn” do tổng cục du lịch phát động, từ cuối tháng 3/2010, 26 doanh nghiệp lữ hành thành viên tham gia nhóm kích cầu du lịch nội địa của TP.Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh bán các tour du lịch giá rẻ đến các điểm du lịch quen thuộc miền Trung và miền Bắc như: Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và chiều ngược lại từ Hà Nội đến Cần Thơ, Buôn Ma Thuột với giá giảm từ 30 - 50%. Trong đó VNA giảm giá vé hơn 50%, các doanh nghiệp lữ hành giảm 15% lợi nhuận, các đơn vị cung ứng dịch vụ khác trong tour giảm từ 5 - 10% lợi nhuận, nhờ đó tour du lịch kích cầu đã giảm xuống đáng kể. 97 98 Trước sức ép của các hãng LCA trong khu vực và quốc tế, VNA nhận thấy cơ hội ở phân khúc giá rẻ và buộc phải dành một phần nguồn lực tham gia tích cực vào cung cấp LCAS. Do đó, năm 2011, VNA đã tăng cường các chuyến bay tới các điểm đến du lịch nội địa và quốc tế, đặc biệt là vào mùa hè (từ 1/7 - 15/8/2011). Số chuyến bay tăng tới 1.350 chuyến trên 12 đường bay nội địa. Tổng tải tăng 1.600.000 ghế, tăng 21% so với thường lệ và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010, có thể thấy cụ thể ở Bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3: VNA tăng chuyến, khuyến mại (1/7 - 15/8/2011) Tổng Đường bay Tăng so Tăng so ghế Bình quân với cùng với cung ghế/ngày/chiều kỳ năm thường 5000 2010 (%) 11 lệ (%) 18 1 Hà Nội – TP.HCM ứng 460.000 2 TP.HCM - Đà Nẵng 210.000 2300 20 11 3 Hà Nội- Đà Nẵng 190.000 2.100 22 38 Nguồn: Vietnam Airlines Bên cạnh đó, để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, Vietnam Airlines đồng thời tăng tải trên nhiều đường bay tới các điểm du lịch hấp dẫn khác như: Nha Trang, Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Phú Quốc, Vinh, Côn Đảo... Bắt đầu vào mùa hè năm 2012, tuy nền kinh tế nước ta chưa vượt qua được những khó khăn của lạm phát và trì trệ, hàng loạt doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, song thói quen du lịch và nghỉ dưỡng của một số tầng lớp dân cư, các cơ quan và những doanh nghiệp trụ vững vẫn không giảm. Trước tình hình đó, VNA đã nắm bắt được thời cơ liên kết với Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (HTA) và một số hãng lữ hành lớn của Hà Nội thiết kế nhiều tour giảm giá kích cầu du lịch kéo dài từ tháng 4 đến hết 31/12/2012. Trong đó 19 doanh nghiệp lữ hành của HTA được VNA giảm giá vé trung bình là 40% đối với khách du lịch theo đoàn từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt…đổi lại các công ty du lịch phải giảm giá tour 30% so với công bố trước đó. Nhờ giảm giá kích cầu du lịch của VNA, nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch 98 99 của Hà Nội đã xây dựng chương trình giảm giá tour đến Quy Nhơn, Phú Yên, Côn Đảo, miền Tây Nam Bộ từ 30 - 40%... Ví dụ công ty Hanoi Red Tours thành lập tour trọn gọi Đà Nẵng - Quảng Nam 4 ngày - 3 đêm giá chỉ còn 5,5 triệu VNĐ, giảm 2 triệu so với bình thường. Tour Qui Nhơn - Bình Định, Nha Trang - Phú Yên chỉ còn 6,7 triệu VNĐ, giảm 3 triệu VNĐ so với trước. Công ty du lịch Vietrans thành lập tour Hà Nội - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cà Mau 4 ngày - 3 đêm giá chỉ còn 7,6 triệu VNĐ, Tour Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo giá chỉ còn 9,3 triệu VNĐ, Tour Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh - Mũi Né giá chỉ còn 6,9 triệu VNĐ, Tour Qui Nhơn - Pleiku - Buôn Ma Thuột chỉ còn 7,3 triệu… Các tour của các công ty này đều giảm từ 3 - 4 triệu VNĐ so với mức bình thường. Tất cả các tour kích cầu giảm giá, song chất lượng các dịch vụ tại tất cả khâu trong tour đều không giảm. VNA tham gia cung ứng LCAS, tuy đã thực sự kích thích nhu cầu du lịch của dân cư và tạo điều kiện cho các công ty lữ hành du lịch giảm giá tăng cường hoạt động, song VNA đòi hỏi giá tour giảm tới 30% gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch. Sở dĩ như vậy là vì các khâu khác ngoài vận chuyển hàng không không thể giảm giá tương ứng và thời hạn đặt vé và giờ bay cũng không thuận lợi khiến hiệu quả kích cầu không đạt trọn vẹn mục tiêu đặt ra. 2.2.3.2. Thực trạng liên kết Du lịch – Jestar Pacific Airlines (JPA) trong kích cầu du lịch Jestar Pacific Airlines Việt Nam là một hãng LCA thuộc tập đoàn Jetstar và là một hãng liên doanh. Tuy phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối 66,93%, song hãng hoạt động luôn tuân thủ theo nguyên tắc của tập đoàn là kiên trì giữ mức giá rẻ hơn các hãng LCA khác nên lượng hành khách của hãng luôn đông đảo. Sau 1 năm đi vào hoạt động, hãng xây dựng chương trình khuyến mại kích cầu giá thấp vào 9h thứ 6 đến 12h thứ bảy hàng tuần theo mạng bay truyền thống của hãng đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh…Trong đó, đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Pleiku, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột đồng hạng 450.000 VND/lượt; Hà Nội - Đà Lạt, Hà Nội - Phú Quốc đồng hạng 985.000 VND/lượt và cứ 3 người trở lên đi cùng hành trình cùng đăng ký mua loại vé giá thấp được tự động giảm từ 50.000 - 100.000 VND/khách. Sau 4 năm hoạt động với tư cách LCA, Jetstar Pacific Airlines đã cung cấp 99 100 LCAS cho 7,5 triệu lượt hành khách với 250 chuyến bay nội địa mỗi tuần. Khi tham gia kích cầu du lịch, JPA không đợi Tổng cục Du lịch phát động mà luôn thực hiện theo phương thức riêng của hãng. Theo đó, hãng phân phối vé trực tiếp đến tay khách hàng thông qua phương thức bán vé rẻ mỗi ngày và chương trình vé rẻ đặc biệt thường được thực hiện vào thứ sáu hàng tuần. Chỉ trong tháng 5/2012, có trên 23.000 khách đăng ký được giá vé chỉ từ 350.000 VND. 2.2.3.3. Thực trạng liên kết Du lịch – VietJet Air trong kích cầu du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế VietJet Air gặp nhiều khó khăn trong quá trình hình thành hãng LCA, song kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên đến nay, hãng đạt được nhiều thành tựu và trở thành một trong 5 hãng mới mở đường bay thành công của thế giới. Nguyên nhân căn bản và quan trọng khiến cho hãng nổi tiếng trên thị trường LCAS của thế giới là tích cực liên kết với du lịch, đặc biệt chủ động tạo ra những đợt kích cầu du lịch độc đáo. Hưởng ứng những đượt kích cầu “hợp sức cho du lịch Việt Nam” phát động 5/7/2012, VietJet Air đã ký kết hợp tác với Hiệp hội lữ hành Việt Nam (VISTA) và các công ty lữ hành du lịch có uy tín để mở rộng chương trình kích cầu du lịch tại các địa phương có điểm đến du lịch nổi tiếng phía Bắc Việt Nam. Trước đó, VietJet Air đã ký kết với HTA và các công ty lữ hành du lịch ở phía Nam nhằm kích cầu du lịch vùng với mức giảm giá tới 49% so với bình thường. Tính sáng tạo và độc đáo trong tham gia liên kết và kích cầu du lịch của hãng LCA VietJet Air thể hiện ở: Thứ nhất, VietJet Air không chỉ tham gia vào các đượt kích cầu du lịch do Tổng cục Du lịch phát động mà dành 80 vé (2 chuyến) hàng ngày trên đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh cho 29 hãng lữ hành du lịch của HTA khởi hành lúc 7h về sau 21h kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 12.2012. Theo đó, vé khứ hồi (2 chiều) Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội chỉ còn 3.278.000 VND đến tháng 9 tiếp tục giảm còn 3.058.000 VND. Thứ hai, thường xuyên khởi động những đợt kích cầu du lịch với giá vé siêu rẻ. VietJet Air có đợt khuyến mãi lớn với 100.000 vé, giá chỉ 10.000 đồng kéo dài trong 3 tháng áp dụng cho cả 9 đường bay nội địa khắp Việt Nam và thời gian khởi hành từ nay đến hết năm 2013. Đợt khuyến mãi tháng 10/2012 đã có hơn 33.000 khách hàng sở hữu vé siêu rẻ và 67.000 vé rẻ cho tháng 11 và 12/2012.Các đường bay thông thường của VietJet Air cũng luôn có vé rẻ hơn các hãng bay truyền 100 101 thống. Có thể thấy qua Hộp 2.4 dưới đây: Hộp 2.4: Các đường bay giá rẻ của VietJet Air VietJet Air bay khắp Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang, Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh: Từ 390.000 VND. TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh: Từ 480.000 VND. TP Hồ Chí Minh - Huế, Huế - TP Hồ Chí Minh: Từ 480.000 VND. TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng, Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh: Từ 1.020.000 VND. TP Hồ Chí Minh - Vinh, Vinh – TP Hồ Chí Minh: Từ 1.020.000 VND. TP Hồ Chí Minh - Phú Quốc, Phú Quốc – TP Hồ Chí Minh: Từ 390.000 VND. Hà Nội - Đà Lạt, Đà Lạt - Hà Nội: Từ 1.020.000 VND. Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Nội: Từ 480.000 VND. Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh - Hà Nội: Từ 1.020.000 VND. Nguồn VietJet Air Ngoài ra, năm 2013, Tổng cục du lịch phát động quảng bá du lịch Đồng bằng sông Hồng, VietJet Air đã ký kết hợp tác với công ty Saigon Tourism một chương trình kích cầu “Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013” hấp dẫn. Theo đó VietJet Air và Saigon Tourism cùng xây dựng các tour kích cầu, tour khuyến mại theo các chương trình kích cầu của tổng cục du lịch và Hiệp hội du lịch Việt Nam. Thứ ba, VietJet Air và Hiệp hội du lịch Việt nam ký kết hợp tác toàn diện triển khai các dịch vụ du lịch trọn gói bảo đảm tiết kiệm và chất lượng cho du khách để hình thành mối liên kết ba chủ thể tối ưu, đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Đặc biệt là thực hiện các tour du lịch mở rộng ra thị trường du lịch quốc tế, trước hết là sang Thái Lan vào quí I năm 2013 với giá tour giảm tới 30% so với bình thường. Trong đó, VietJet Air thực hiện chương trình “Chào Thái Lan chỉ với 12.000 đồng” với 3.018 vé, kết thúc bán vé ngày 12/12/2012. Đợt hai có giá vé là 99.000 VND cho khách Việt Nam và 99 bath cho khách Thái Lan, bán vé ngày 20/12/1012. Khởi hành bay các chuyến từ 10/2/2013 đến hết 31/12/2013. Thứ tư, VietJet Air đi đầu trong chương trình quảng bá cho du lịch Việt Nam bằng cách tự nguyện sơn hình ảnh hoa sen đang hé nở với Slogan “Vietnam Timeless charm” biểu tượng cho ngành du lịch Việt Nam lên thân máy bay của hãng. Ngoài ra, nhân dịp mở đường bay mới Hà Nội - Đà Lạt, VietJet Air cũng thực hiện chương trình “Bay đến Đà Lạt mộng mơ chỉ với 599.000 đồng” bắt đầu bán từ 101 102 13/12 đến 19/12/2012, khởi hành từ khi bán vé đến 10/3/2013. Thứ năm, với đội bay mới và hiện đại, an toàn, phong cách phục vụ thân thiện vui vẻ bởi dàn tiếp viên trẻ trung, bộ đồng phục thiếu sinh quân rất phong cách, VietJet Air đã tạo ra một mô hình LCA hiện đại và vẫn mang đậm truyền thống, gây ấn tượng mạnh mẽ và cảm tình đặc biệt của cả du khách quốc tế và nội địa. 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Nghiên cứu cho thấy liên kết ngoài ngành du lịch như hải quan, giao thông, hàng không…chưa nhiều. Liên kết giữa các điểm đến với hàng không còn yếu. Liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành với hàng không và nhà nước còn lỏng lẻo, thiếu một nhạc trưởng đứng ra tổ chức và điều hành các mối liên kết để đạt được hiệu quả tích cực cho các đối tác tham gia. Đó là chưa kể cần phải mở rộng liên kết vươn ra ngoài quốc gia để hình thành các tour du lịch xuyên quốc gia giống như chương trình Ba quốc gia một điểm đến… Tuy nhận định này chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hình thành và phát triển các quan hệ liên kết Tourism - LCA trong hội nhập kinh tế ở Việt Nam, song đã đề cập được những hạn chế cơ bản cần phải khắc phục của sự liên kết này. Để hiểu sâu bản chất và nguyên nhân của những hạn chế, có thể xét 5 vấn đề cơ bản sau: 2.3.1. Những hạn chế xuất phát từ lợi ích của các đối tác tham gia liên kết Trong nền kinh tế thị trường, cả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mục đích tối cao của các doanh nghiệp tham gia hoạt động là hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết là lợi nhuận. Nếu không thu được lợi nhuận chưa nói tới lỗ vốn, không có bất cứ doanh nghiệp kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế có thể tồn tại được. Ngay cả hãng LCA cung cấp LCAS trên cơ sở giảm đến mức tối thiểu các chi phí, tức là giảm tới mức cần và đủ để các hãng thực hiện chuyến bay an toàn cho hành khách, nhằm mục đích mở rộng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của mình từ tầng lớp có thu nhập cao xuống những hành khách có thu nhập khá, trung bình để thu được khối lượng lợi nhuận cao hơn nhờ lợi thế qui mô. Do đó, hãng không thể duy trì liên tục và lâu dài mức giá 10.000 VND/lượt từ Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh hoặc 12.000 VND/lượt hay 99.000 VND/99 bath từ Việt Nam đến Thái Lan như hãng VietJet Air cung cấp ngày 20/12/2012 vừa qua. Đó chỉ là hình thức quảng bá hoặc marketing giai đoạn đầu, từ đó hình thành một lượng 102 103 khách hàng “ruột” hay khách hàng “ngưỡng mộ” cho hãng. Để tồn tại và phát triển, hãng chỉ có thể cung cấp LCAS ổn định lâu dài ở mức hãng có thể bù đắp được chi phí và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn nhờ lợi thế qui mô kết hợp với giảm chi phí về mức tối thiểu. Hơn nữa, việc liên kết với các hãng lữ hành du lịch hay các hãng resort cũng nhằm mục đích duy trì được mức cầu về LCAS ổn định và ngày càng cao hơn, giúp hãng LCA tăng cường được các chuyến bay và mở thêm các đường bay mới tới các sân bay phụ, nơi có các điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt…hoặc bay vào các giờ trống, khai thông các thị trường ngách để thu được lợi nhuận ngày một nhiều hơn. Khi thị trường lâm vào trạng thái khó khăn, giá cả tăng cao và không ổn định, đặc biệt là chi phí cho xăng dầu, các dịch vụ ăn ở, đi lại mặt đất đều tăng khiến cho chi phí ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong các khâu hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đều tăng. Trong điều kiện đó, lợi nhuận ở các doanh nghiệp đều giảm, thậm chí có những doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản, buộc họ phải tính toán lại chi phí bằng nhiều phương pháp, kể cả giảm hoặc cắt hẳn việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ. Điều đó ảnh hưởng đến kế hoạch của các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở nghỉ dưỡng, tạo ra những phản ứng, gây phá vỡ các quan hệ liên kết. Bởi vậy tình hình việc liên kết lâu nay “vẫn còn rất chậm”, nay các đối tác lại còn “căn ke” lợi ích của mình mà chưa thấy toàn cục. Và thay vì chê trách nhau, hãy làm gì đó để phối hợp cùng nhau làm cho tốt. Lữ hành và hàng không kinh doanh cộng sinh, do đó phải chia sẻ khó khăn của nhau để phát triển. Thực chất vấn đề ở đây là sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi tăng giá trị trong thực hiện một sản phẩm du lịch trên thị trường. Đặc biệt là khi có sự cạnh tranh mạnh của các hãng LCA của khu vực và thế giới tham gia vào khai thác thị trường du lịch và cung ứng LCAS trên thị trường Việt Nam, nếu LCA và Du lịch không hình thành được mối liên kết bền vững, cùng chia sẻ khó khăn, cùng thụ hưởng lợi ích một cách công bằng dựa trên sự đóng góp chi phí và hình thành giá trị của sản phẩm du lịch thì họ sẽ bị bẻ gẫy và bị loại bỏ ngay trên sân nhà. Lợi ích là giới hạn, hạn chế khó khăn nhất mà nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết Tourism - LCA không dễ dàng vượt qua để duy trì các quan hệ liên kết cho phát triển chung. 2.3.2. Năng lực cơ sở hạ tầng hàng không của các hãng hàng không giá 103 104 rẻ không đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch Dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) là vô cùng hấp dẫn đối với các công ty lữ hành du lịch, bởi lẽ nó trực tiếp giảm chi phí tour, nhờ đó các doanh nghiệp lữ hành có thể thu hút được nhiều khách và dễ dàng lập được các tour theo đoàn có khối lượng lớn, tăng được lợi nhuận nhờ lợi thế qui mô. Tuy nhiên, tham gia vào cung cấp LCAS chính thức cho đến nay chỉ còn 2 hãng là JPA, VietJet Air với số lượng máy bay rất hạn chế, sức chứa của các loại máy bay này lại rất khiêm tốn, cao nhất là 180 hành khách (Airbus 320), không có cơ sở hạ tầng riêng như: Cảng hàng không, hệ thống cung cấp dịch vụ mặt đất như vận chuyển khách, cung cấp xăng dầu, dẫn đường, lưu không, chỉ huy bay…tất cả đều đi thuê, kể cả máy bay…Do đó không thể cung cấp LCAS với khối lượng lớn và ổn định. Mặt khác, cầu về du lịch lại có tính thời vụ cao, chỉ phát sinh khối lượng lớn vào dịp nghỉ hè, lễ, tết…và bị nhiều doanh nghiệp dữ hành du lịch tham gia phân chia một lượng LCAS rất ít so với nhu cầu vào những thời điểm nhất định trong năm [23] và cả chục ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa chia nhau một số lượng rất nhỏ LCAS. Nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch vừa và nhỏ đăng ký được một lượng vé máy bay giá rẻ đã tranh thủ hạ giá tour du lịch để hút khách, thu lợi nhuận và sau đó bỏ mặc du khách với dịch vụ mặt đất đắt đỏ như ăn, ở, đi lại, tham quan nghỉ dưỡng với chất lượng rất thấp, làm mất uy tín của cả các hãng LCA. Trong khi đó các doanh nghiệp lữ hành lớn có uy tín thì không hội đủ vé hàng không giá rẻ để tổ chức các tour du lịch hội nghị lên đến 200 - 400 khách. Thêm vào đó, thiếu hẳn những cơ sở hạ tầng hàng không gần các điểm đến du lịch nổi tiếng như đường xá thuận lợi từ các sân bay phụ đến các khu nghỉ dưỡng tham quan giải trí. Một số điểm đến du lịch ở các vùng núi cao Tây Bắc không có cả sân bay phụ đủ điều kiện tối thiểu để máy bay của hãng LCA có thể hạ cánh. Ví dụ Sapa là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở nước ta, song không có sân bay phụ liền kề. Sân bay gần nhất ở Yên Bái, lại là sân bay quân sự, nếu có chuyển đổi một phần để máy bay dân dụng khai thác thì cũng mất từ 50 - 60km đường rừng mới có thể đến Sapa của Lào Cai được. Sự trắc trở và khó khăn trong giao thông vận tải ở mặt đất đã nảy sinh các chi phí phụ làm giảm đáng kể lợi nhuận của các hãng lữ hành nên họ không mặn mà với các điểm đến du lịch xa xôi cho dù nơi đó hấp dẫn khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Ngay cả các cảng hàng không quốc 104 105 gia như Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng đang ở trạng thái quá tải, với đà tăng trưởng nội địa là 20% mỗi năm như hiện nay, nếu không đầu tư, 5 năm tới hạ tầng sân bay sẽ bị ách tắc. Toàn bộ thực trạng trên cho thấy, việc liên kết giữa LCA với du lịch mới ở trình độ khởi đầu, ngẫu nhiên là cơ bản, chưa đủ các điều kiện vật chất để duy trì mối liên kết này thường xuyên, ổn định và vững chắc, tạo được năng lực khai thác tối đa khả năng du lịch của đất nước. 2.3.3. Liên kết giữa các hãng hàng không giá rẻ và các cơ sở nghỉ dưỡng (resort) mang tính tự phát thiếu hẳn sự trung gian tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh Bản chất của tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh, kể cả kinh doanh các sản phẩm du lịch đều xuất phát từ yêu cầu mở rộng phân công lao động, chuyên môn hóa sâu nhằm tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đem lại lợi ích thiết thực cho các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch ngoài tính đặc thù của một loại hình dịch vụ thì nó còn mang đặc điểm của sự liên kết giữa các sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra ở các ngành kinh tế khác nhau trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân, từ đó hình thành một chuỗi giá trị gia tăng tối ưu nhờ liên kết. Tức là liên kết các ngành kinh tế trong đó các sản phẩm hoàn chỉnh của một ngành vừa có thể đứng tách ra thành một sản phẩm kinh doanh riêng biệt, hoàn toàn có thể thực hiện được giá trị của sản phẩm trên thị trường. Ví dụ, vận tải chuyên chở cho các hành khách không nhằm mục tiêu du lịch như đi công tác, đi lao động, thăm thân…hoặc các nhà hàng, khách sạn sử dụng cho cư ngụ tạm thời của những người lữ hành hoàn toàn không có mục đích du lịch. Mặt khác, cũng chính những sản phẩm dịch vụ này khi được liên kết lại trong một chuỗi giá trị gia tăng để tạo thành một sản phẩm dịch vụ lữ hành du lịch hoàn chỉnh thì vai trò, vị trí của nó lại mang thêm một ý nghĩa kinh tế lớn hơn, tức là nhờ liên kết với các sản phẩm khác, nó có thể giảm bớt chi phí tạo thành nhờ lợi thế liên hoàn và tăng qui mô. Ví dụ một chuyến vận tải bình thường có thể có nhiều chỗ trống tạo nên các chuyến bay không tải gây lãng phí hoặc các khách sạn, nhà hàng độ lấp đầy của các phòng hiếm khi đạt được 100%, song liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, được tổ chức theo một kế hoạch định trước thì trạng thái không tải và phòng trống sẽ được giảm thiểu, nhờ đó mà tính hiệu quả kinh tế tăng cao. Điều này đồng nghĩa với 105 106 việc tăng giá trị của sản phẩm nhờ sử dụng hết công suất trong thiết bị ở các khâu liên kết. Như đã biết, thực trạng liên kết giữa các hãng LCA với du lịch trong thời gian vừa qua diễn ra tự phát, được thực hiện “nhảy cóc” không tuân theo một quá trình liên kết tuần tự, hoàn chỉnh. Ví dụ nhiều hãng LCA liên kết trực tiếp với các khách sạn, nhà hàng, các du thuyền, bỏ qua khâu tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành, du lịch, từ đó đã loại bỏ rất nhiều ưu thế của phân công chuyên môn hóa trong khâu tổ chức sản xuất tour. Trong điều kiện này, khách du lịch có thể được hưởng lợi trong khâu vận tải đường không và nhà nghỉ. Song việc vui chơi, giải trí, chữa bệnh, tham quan….bị mục đích tối cao của du lịch họ phải tự tìm lấy. Thường họ bị các “cò du lịch” bắt chẹt, tăng giá cao ở các công đoạn khác và đặc biệt là thiếu tính chủ động, thuận tiện trong thực hiện trọn vẹn tour du lịch làm cho giá rẻ của LCA và khách sạn không còn nhiều ý nghĩa. Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong điều kiện đó rất khó lập tour du lịch hoàn chỉnh và có đủ qui mô nên hiệu quả kinh tế ở các khâu không cao, thậm chí họ phải bù tiền cho khách khi hãng LCA không đủ chỗ cho tất cả các thành viên trong đoàn. 2.3.4. Sự tác động của các cơ quan nhà nước chuyên ngành đến quá trình hình thành và phát triển của liên kết rất thấp, đặc biệt trong hình thành mô hình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ Kể từ khi hãng LCA đầu tiên là JPA ra đời cách đây hơn 7 năm đã có nhiều cuộc hội thảo quảng bá cho phát triển của du lịch Việt Nam đều nhắc đến liên kết Tourism - LCA. Hợp tác phát triển Du lịch - Hàng không trong giai đoạn mới được tổ chức tháng 4/2010, các nghiên cứu đã đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai ngành, làm cho năng lực của hai ngành đều phát triển đáng kể. Tuy nhiên 3 mối quan hệ liên kết cần được nhấn mạnh. Đó là: - Liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch. - Liên kết giữa du lịch và các ngành kinh doanh liên quan như giao thông vận tải, trong đó có hàng không. - Liên kết giữa nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và liên quan tới kinh doanh du lịch. Hội nghị đã tổng kết từ nhiều chương trình liên kết đã được thực hiện như: Du lịch về nguồn; Con đường di sản; Sông nước miệt vườn; Cung đường xanh Tây 106 107 Bắc... để chỉ ra điểm mạnh và hạn chế của các mối liên kết. Khi đánh giá về chất lượng các mối liên kết, các đại biểu đều khẳng định chuỗi liên kết đã hình thành, song mối liên kết này còn lỏng lẻo, chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nước với doanh nghiệp, thực chất là liên kết giữa cơ quan nhà nước chuyên ngành như tổng cục du lịch và cục hàng không Việt Nam với các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả tích cực. Trong đó, các cơ quan nhà nước chưa thực sự trở thành “người nhạc trưởng” đứng ra tổ chức và điều hành các mối liên kết theo hướng liên hoàn với nhau thành một chuỗi gia tăng giá trị trong cấu thành sản phẩm tour du lịch hoàn chỉnh để đạt hiệu quả cao. Tư tưởng về liên kết chỉ có thể đi vào thực tiễn và đạt được mục tiêu xác định khi nó được thể chế hóa thành các qui tắc chỉ đạo hành động và được một thiết chế có tổ chức đầy đủ, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thực hiện trong thực tiễn. Một thể chế và thiết chế như vậy chỉ tồn tại dưới một mô hình tổ chức chặt chẽ, có thể tồn tại dưới hình thức một liên doanh kiểu một “tập đoàn kinh tế” đa ngành và chí ít là một liên doanh được các doanh nghiệp tách ra thành một bộ phận riêng biệt để phối hợp hành động theo một nguyên tắc chung và có hiệu lực thực sự. Một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh như vậy cần được thể chế hóa do sự phối hợp của các bộ chuyên ngành đứng ra thành lập và mang tính pháp lý chặt chẽ. Một hình thức liên kết dưới một mô hình như vậy chưa thực sự hình thành trong thực tiễn nước ta và hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, một số tiền đề cần thiết cho việc hình thành và ra đời mô hình như vậy đã bắt đầu xuất hiện do đòi hỏi trong thực tiễn hoạt động của ngành du lịch nó cần được tổ chức lại và hiện thực hóa trong nền kinh tế càng sớm càng tốt cho sự phát triển của hai ngành LCA và du lịch nước ta. 107 108 2.3.5. Chưa hình thành rõ nét liên kết giữa Du lịch – Hàng không giá rẻ nước ngoài trong hội nhập kinh tế quốc tế Đến năm 2010 có gần 30 hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện hoặc mở đường bay đến Việt Nam nhưng chưa có hãng nào có chương trình hợp tác trực tiếp với tổng cục du lịch nước ta. Đến nay, số lượng các hãng hàng không nước ngoài tham gia khai thác thị trường Việt Nam đã tăng lên và đạt 44 hãng thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi/đến Việt Nam (tính đến năm 2014) với 54 đường bay từ 34 điểm đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong đó có nhiều hàng LCA cũng không có hãng nào hợp tác hoặc liên kết chính thức với Tổng cục Du lịch Việt Nam. Ở chiều ngược lại, LCA Việt Nam mới chỉ bắt đầu khai thác thị trường du lịch nước ngoài: Hãng JPA mới chỉ bay đến một vài điểm truyền thống thuộc tập đoàn Jetstar, chưa có liên kết gì đáng kể, còn VietJet Air vào quý I năm 2013 mới khai thác thị trường du lịch Thái Lan. Thực trạng trên cho thấy năng lực của LCA Việt Nam còn rất nhỏ, chưa đủ sức vươn tới thị trường du lịch xa, còn bản thân ngành du lịch thì thiếu chủ động và cũng chỉ có một vài công ty có năng lực hợp tác, song không tích cực và chủ động tham gia liên kết quốc tế. Đây là một hạn chế lớn nhất trên cả thị trường du lịch và hàng không của nước hiện nay. Bởi lẽ, quá trình toàn cầu hoá kinh tế mở cửa bầu trời hiện nay, muốn khai thác được lợi thế của các quốc gia khác buộc chúng ta phải có công cụ đủ mạnh. Công cụ ở đây chính là hình thành các tổng công ty liên hợp, liên ngành du lịch và hàng không để tham gia liên kết với các chủ thể kinh tế tương đồng ở các quốc gia trong khối ASEAN và quốc tế. Và theo quy luật của nó, nếu ta không khai thác hoặc liên kết khai thác thị trường trong nước và bị đánh bại ngay trên sân nhà. Trong điều kiện đó, thị trường du lịch và hàng không nội địa cũng bị các liên doanh nước ngoài chiếm lĩnh và doanh nghiệp trong nước bị loại dần là khó tránh khỏi. Tham khảo Hình 2.5 dưới đây: 108 109 Hình 2.5 Số lượng hành khách đi máy bay lộ trình Việt Nam – Singapore và ngược lại của các Hãng LCA từ 2009 đến hết năm 2014 (Tổng tuyến HAN-SIN và SGN-SIN và ngược lại) (đơn vị tính: nghìn) Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam Chương 3 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những tiềm năng, xu hướng và quan điểm cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.1. Những tiềm năng và xu hướng cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.1.1. Những xu hướng cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Từ năm 2000 đến nay, ngành du lịch Việt Nam đứng trước nhiều vận hội mới thuận lợi cho phát triển, song ngành đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức mới do biến động về chính trị, kinh tế, xung đột tranh chấp lãnh hải, sắc tộc, 109 110 tôn giáo, khủng bố, dịch bệnh và thiên tai trên thế giới cũng như biến động về tổ chức bộ máy của ngành. Trước tình hình đó các cơ quan quản lý nhà nước đã nhanh chóng hỗ trợ cho kinh doanh du lịch thông qua áp dụng Chương trình hành động được ban hành năm 2009, trong đó trọng tâm là triển khai chiến dịch khuyến mại “Ấn tượng Việt Nam”, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp du lịch, lùi thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng, miễn lệ phí thị thực cho khách quốc tế vào Việt Nam, kéo dài thời gian lưu trú cho du khách Nga đến các khu du lịch miền Trung, cho phép một số cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên được cung cấp dịch vụ giải trí tới 2 giờ sáng… Qua kết quả tích cực về tăng trưởng trong giai đoạn từ 2001 đến nay cho thấy, sức sống mới của ngành với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về số lượng khách quốc tế khoảng 27% và về thu nhập khoảng 29%. Tuy nhiên, còn tồn tại sự sụt giảm số lượng khách quốc tế đến, kéo theo sự suy giảm trong thu nhập từ du lịch năm 2009 do tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy vậy, WTTC vẫn xếp Việt Nam vào nhóm 10 nước phát triển du lịch và lữ hành hàng đầu thế giới trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016 vì tiềm năng và xu hướng của du lịch ở nước ta đang trong triển vọng khởi sắc. Sau Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Việt Nam năm 2006, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ IV, phiên họp Nhóm công tác Du lịch APEC lần thứ 19 và đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã khởi sắc thực sự. Sự phát triển của ngành du lịch kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là thúc đẩy ngành hàng không phát triển. Nửa cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, LCA đã ra đời và phát triển dưới tác động của toàn cầu hoá, hội nhập và xu thế phát triển khởi sắc của ngành du lịch ở Việt Nam. Từ đó liên kết Toursim - LCA trở thành một xu thế khách quan bảo đảm cho cả hai ngành cùng tồn tại và phát triển. Nhận định đánh giá hướng phát triển của ngành hàng không trong thời gian tới, kết hợp với vận động thực tiễn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, qua nghiên cứu có thể chỉ ra các xu hướng sau: Thứ nhất, lợi nhuận của ngành liên tục giảm từ năm 2010 đến nay: Năm 110 111 2010 là 16 tỷ USD, 2011 là 8,6 tỷ USD; 2012 là 3 tỷ USD. Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do: 1) Giá dầu thế giới tăng cao làm cho chi phí về nguyên liệu chiếm tới 33% giá thành, đạt 207 tỷ USD; 2) Khủng hoảng nợ công ở EU dẫn đến tình trạng kinh tế EU suy thoái, làm ngành hàng không châu Âu thua lỗ 1,1 tỷ USD, nhu cầu đi lại bằng đường không giảm từ 7% (2011) xuống 2,3% (2012); 3) Trước tình trạng khó khăn về kinh tế, Chính phủ các nước tăng thuế đánh vào vận tải hàng không, đặc biệt là EU tuyên bố đánh thuế “sả khí CO 2 của máy bay - ETS” cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của ngành hàng không thế giới ; và 4) Tai nạn hàng không diễn ra liên tục ở khắp nơi trên thế giới vào nửa đầu năm 2014, đặc biệt nhất là vụ mất tích máy bay MH370 và vụ bị bắn hạ của MH17 tại Ucraina của hãng hàng không Malaysia Airlines cũng ảnh hưởng tới thị trường du lịch Châu Á. Thứ hai, tuy vậy ngành hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn được coi là có mức tăng trưởng tốt nhất, lợi nhuận năm 2011 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 4,6%. Để có được kết quả trên là do có sự phát triển bùng nổ của các hãng LCA. Mười năm trước, các hãng LCA chỉ chiếm 4% thị phần thị trường hàng châu Á. Năm năm sau, họ đã chiếm khoảng 9% và con số này tăng lên 20% trong năm 2011. Trong đó sức cạnh tranh của Tập đoàn Jetstar và hãng Air Asia tăng lên nhanh chóng buộc các hãng hàng không truyền thống cũng phải tham gia khai thác thị trường LCAS như Singapore Airlines, Việt Nam Airlines…Nhiều hãng hàng không truyền thống không trực tiếp khai thác thị trường này cũng tìm cách tách một bộ phận liên doanh với các hãng LCA nước khác để chiếm lĩnh thị trường LCAS như All Nippon Airways (Nhật Bản) hoặc Thai Airways… Việc chiếm lĩnh và khai thác thị trường có hiệu quả và chiếm tỷ trọng lớn nhất của các hãng LCA là phân khúc thị trường du lịch. Trong đó, các hãng LCA liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp lữ hành du lịch hoặc các khu nghỉ dưỡng (resort) để tăng và ổn định sức cầu nhằm tăng khối lượng lợi nhuận. Thứ ba, trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập nhanh chóng của các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau vào một khối kinh tế thống nhất, thì việc liên kết kinh tế là con đường nhanh nhất và có hiệu quả cao, giúp nền kinh tế của các quốc gia trong một khối đi đến nhất thể hóa. Trong lĩnh vực LCA, thường diễn ra hai mối liên kết cơ bản: 1) 111 112 Thông qua thôn tính và sáp nhập các hãng LCA ở các quốc gia khác nhau thành một tập đoàn LCA có qui mô lớn để phát triển. Trong đó độ lớn về số lượng các phương tiện, số lượng máy bay đưa vào hoạt động và số lượng nhân viên cũng như mạng bay mở rộng là phương tiện quan trọng để chiếm lĩnh và khai thác thị trường LCAS của khu vực nhằm tăng thị phần chiếm lĩnh của các tập đoàn. Từ đó tăng sức cạnh tranh để duy trì và phát triển trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và giá nguyên liệu xăng dầu tăng cao; và 2) Liên kết giữa LCA với Du lịch. Quan hệ liên kết này có ưu thế đặc biệt thể hiện ở chỗ: Tăng được sức cạnh tranh của hai ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, vừa bảo vệ được thị phần hàng không nội địa, vừa khai thác có hiệu quả thị trường quốc tế nhờ lợi thế qui mô và mở rộng được sức cầu cho cả hai ngành trọng điểm của nền kinh tế. Bởi lẽ, cầu LCA là cầu phái sinh của cầu du lịch trong chuỗi tăng giá trị của một sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh. Xu hướng liên kết này đã xuất hiện từ khi xuất hiện các hãng LCA trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, song mới diễn ra tự phát ở tất cả các khâu cấu thành một sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh. Trạng thái tương tự cũng đang diễn ra trên thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam kể từ khi hãng hàng không Pacific Airlines chuyển thành LCA Jetstar Pacific Airline. Thứ tư, việc các hãng LCA quốc tế tấn công vào thị trường của tất cả các hãng quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể cả thị trường của Nhật Bản, Hàn Quốc, vốn là thị trường có dịch vụ hàng không tốt nhất nhưng giá lại đắt nhất khu vực và thế giới, đã làm thay đổi nhu cầu đi lại, đặc biệt là nhu cầu du lịch của giới trẻ không chỉ ở các nước trên, mà còn tạo ra làn sóng du lịch, giao lưu của toàn bộ dân cư trong khu vực. Hơn nữa, việc tự do hóa bầu trời và mở của thị trường dịch vụ hàng không buộc ngành hàng không dân dụng của tất cả các quốc gia, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc đều nhanh chóng thiết lập các hãng LCA của mình. Tại Nhật Bản, hãng LCA Peach đã cất cánh vào tháng 3, Air Asia Japan và Jetstar Japan cũng khai thác bay thương mại vào tháng 4/2012. Ngoài ra, nhờ sự tích cực của tầng lớp trung lưu hào phóng ở Nhật Bản nên nhiều sân bay mới ở nước này được xây dựng làm cho giá vé máy bay ngày một giảm xuống mức hợp lý hơn. Trước xu thế đó, chính phủ của các quốc gia châu Á đã điều chỉnh chính sách với nhiều ưu đãi giúp các hãng LCA mới ra đời hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt là 112 113 chính sách hỗ trợ cho việc giảm chi phí hạ cánh, sân đậu, dịch vụ mặt đất và xây dựng thêm các nhà ga chuyên dụng tạo điều kiện để các hãng LCA hoạt động thuận lợi và giảm được chi phí, từ đó duy trì được giá vé rẻ hợp lý và ổn định cho du khách. Đặc biệt, chính phủ các quốc gia châu Á đều tạo điều kiện để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ và có hiệu quả giữa LCA - Du lịch giúp hai ngành này tăng được sức cạnh tranh và ngày một phát triển ổn định hơn. Thứ năm, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có địa kinh tế thuận lợi cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng LCAS, từ đó tạo nền tảng vật chất cho sự liên kết Tourism - LCA phát triển, bởi lẽ: 1) Châu Á là những quốc gia có nhiều đảo, khoảng cách giữa đất liền và các đảo là rất lớn, buộc các chính phủ phải xây dựng nhiều sân bay phụ để tạo ra sự lưu thông trong nền kinh tế; 2) Châu Á có 270 thành phố có số dân đạt 1 triệu người mà chưa có sân bay, do đó cơ hội cho phát triển các sân bay và mở rộng mạng đường bay là rất lớn; và 3) Nếu cách đây 5 năm, các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương mới có 3.800 máy bay thì đến năm 2012 con số này đã lên tới 5.600 chiếc, mức tăng trưởng của LCAS ước tính từ 18 tỷ USD lên 23 tỷ USD, tương ứng chiếm 30% thị phần dịch vụ hàng không vào năm 2014. Toàn bộ các xu hướng và động thái trên đã tạo ra điều kiện và tiền đề không chỉ cho sự phát triển nhanh chóng của các hãng LCA trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn tạo ra động lực thúc đẩy sự liên kết giữa Tourism - LCA phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao. 3.1.1.2. Tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam với sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan chuyên ngành của nhà nước là cơ sở thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn vô cùng to lớn, phong phú, thể hiện: Thứ nhất: Về tài nguyên du lịch thiên nhiên Tính rất đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch thiên nhiên củaViệt Nam:1) Tài nguyên biển đảo: Với trên 3.260 km bờ biển, trên 120 bãi biển và gần 3.000 hòn đảo ven bờ, Việt Nam có thế mạnh phát triển nhiều loại hình du lịch biển đảo.Ngoài ra, còn nhiều đảo ẩn chứa hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp như Cát Bà, Cô 113 114 Tô, Quan Lạn, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo và Phú Quốc hứa hẹn trở thành các điểm du lịch biển đảo đặc biệt hấp dẫn ; 2) Đồng bằng và hệ thống sông ngòi: Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sở hữu hệ thống sông các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu… có tổng chiều dài khoảng trên 40.000km. Bên cạnh đó, có nhiều dòng sông có cảnh quan ven bờ rất đẹp, thích hợp cho tổ chức du thuyền trên sông như sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Đáy (Hà Nội), sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi thích hợp cho du lịch miệt vườn và sông nước ; 3) Tài nguyên vùng núi và cao nguyên: Địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, trong đó núi đá vôi chiếm diện tích trên 50.000km2 nên đã kiến tạo thành nhiều vùng có cảnh quan tự nhiên đẹp nổi tiếng và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch giải trí ở vùng cao, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Kon Tum. Nhờ đó, nhiều loại hình du lịch thích hợp đã được phát triển như du lịch sinh thái, mạo hiểm. Ở vùng núi, tài nguyên hang động và khoáng nóng rất lớn. Với khoảng 50.000km 2 địa hình karst, nước ta có tiềm năng du lịch hang động, thác nước tự nhiên, trong đó hơn 200 hang động đã được phát hiện, trong đó động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Nguồn nước nóng và suối nước nóng rất phong phú. Đến nay, nước ta đã phát hiện được hơn 400 ngàn nguồn nước khoáng tự nhiên có nhiệt độ từ 27oC - 105oC với thành phần hóa học đa dạng, độ khoáng tự nhiên có giá trị phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Các khu du lịch hiện nay là Nha Trang, Bình Châu (Vũng Tàu), Mỹ An và Thanh Tân (Thừa Thiên - Huế), Kim Bôi (Hòa Bình), Kênh Gà (Ninh Bình),v.v ; và 4) Tài nguyên rừng và thảm động thực vật: Nước ta có hệ sinh thái động-thực vật rừng đa dạng.Đến nay, cả nước có trên 100 khu rừng đặc dụng, trong đó có khoảng 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý, nơi bảo tồn 14.624 loài thực vật, 15.575 loài động vật với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Đặc biệt, trong 5 loài thú mới được phát hiện trên thế giới gần đây, 4 loài đã được phát hiện ở nước ta, đó là mang lớn, mang nhỏ, bò sừng xoắn 114 115 Tây Nguyên và sao la. Các vườn quốc gia nổi tiếng thu hút khách du lịch thời gian gần đây là Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Bể, Ba Vì, Cát Bà, Yên Tử, Bến En, Pù Mã, Phong Nha, Bạch Mã, Măng Đen, Yok Đôn, U Minh, Cát Tiên. Thứ hai, về tài nguyên du lịch nhân văn: Trên lãnh thổ Việt Nam đã quần tụ 54 dân tộc anh em với bản sắc đa dạng, chính thống về lịch sử, truyền thống, lối sống, phong tục tập quán và văn hóa dân gian đặc sắc. Thêm vào đó, nước ta có khoảng 40.000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có hơn 3.250 di tích được xếp hạng cấp quốc gia có giá trị di sản quan trọng gắn liền với các triều đại lịch sử lâu đời (Đền Hùng, thành Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long…), di tích tôn giáo, di tích chiến tranh, chiến trường xưa (Nhà tù Sơn La, khu di tích Điện Biên Phủ, di tích Hỏa Lò, Địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo, Ngục Kon Tum,…). Thủ đô Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi là quần thể di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nổi tiếng. Di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Phố Hiến (Hưng Yên) và di tích Mỹ Sơn đều là những Di sản Văn hóa Quốc gia và Thế giới đã được UNESCO công nhận. Cùng với các di tích lịch sử, trên khắp nước ta có nhiều làng cổ với nét kiến trúc đặc sắc và lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của người Việt như Làng cổ Đường Lâm, Phố cổ Đồng Văn (Hà Giang), Làng cổ Phát Tích (Huế)... Đồng thời, nước ta có 2.790 làng nghề với 53 nhóm nghề, trong đó có nhiều nghề thủ công truyền lại từ lâu đời, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, sản xuất ra hàng ngàn loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như chạm khắc, đúc đồng, gốm, sứ, dệt lụa, sơn mài, mây tre đan, đúc, đá, làm nón,... Làng nghề là một trong những tiềm năng quan trọng cho quá trình xây dựng điểm đến du lịch. Kho tàng di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của nước ta cũng là tài nguyên văn hóa vô giá cho phát triển du lịch. Các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc như dân ca ba miền, múa rối nước, ca dao, tuồng, chèo, ca trù, hát ru, hò, cải lương, đời ca tài tử, hát bội, sử thi Tây Nguyên, biểu diễn nhạc cụ dân tộc và múa hát của đồng bào dân tộc thiểu số là những kho tàng văn hóa quý giá của dân tộc. Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ và Ca Trù đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. 115 116 Cùng với nó là nhiều phong tục tập quán, đa dạng về lối sống, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc với nét tinh tế của nghệ thuật ẩm thực độc đáo được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông là thế mạnh phát triển du lịch Việt Nam. Như vậy, với tài nguyên du lịch của Việt Nam to lớn, phong phú, đa dạng tạo nên lợi thế so sánh trong việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam, trở thành nền tảng tiềm tàng cho tiến trình liên kết Tourism - LCA. Bởi lẽ, khi du lịch phát triển kéo theo nhiều ngành kinh tế liên quan đến phát triển, đặc biệt là LCA. Đây là xu hướng phát triển khách quan xuất phát từ chính bản thân vận động của các yếu tố nội tạo trong nền kinh tế quy định. Nếu Nhà nước, trước hết là các Bộ chuyên ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch và Giao thông Vận tải không có kế hoạch và giải pháp thiết thực và kịp thời thúc đẩy quá trình liên kết phát triển của LCA và du lịch sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và lãng phí tiềm năng quốc gia cho phát triển kinh tế. Thứ ba, sự định hướng hỗ trợ từ các cơ quan chức năng chuyên ngành nhà nước thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism - LCA Để biến tiềm năng Liên kết Tourism - LCA thành hiện thực thì vai trò của Nhà nước trở thành nhân tố quyết định đến quy mô, tốc độ và sự bền chặt, ổn định và phát triển của các quan hệ liên kết. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và chiến lược phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, chúng ta cần phải: Thứ nhất, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành cao, đặc biệt có sự liên kết chặt chẽ với ngành giao thông vận tải. Trong đó, trên 80% du khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam đều đi bằng đường hàng không, do đó liên kết Tourism - LCA, chủ yếu là lữ hành du lịch trở thành nền tảng để phát triển hai ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Thứ hai, mục đích của chương trình phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với: 1) Phát triển cơ sở hạ tầng của giao thông vận tải và du lịch biến hai ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; 2) Thúc đẩy sự liên kết và liên doanh giữa hàng không - du lịch, trong đó ưu tiên liên doanh liên kết giữa Tourism - LCA; 3) Tìm ra mô hình liên kết tối ưu để bảo đảm duy trì ổn định, 116 117 bền vững của các mối liên kết trên cơ sở bảo đảm lợi ích và cùng phát triển của hai ngành; 4) Tăng cường hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế của cả du lịch và giao thông vận tại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, lịch sự và khẳng định được thương hiệu của hai ngành trên thị trường khu vực và quốc tế; 5) Nâng cao hiệu quả của các quan hệ liên kết, trên cơ sở khắc phục những khó khăn vướng mắc gây cản trở đến liên kết và nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn cao nhất nhu cầu và chất lượng hưởng thụ của du khách, tạo điều kiện và nền tảng để hai ngành phát triển bền vững; và 6) Đẩy mạnh và hoàn thiện các quan hệ liên kết thông qua con đường xã hội hóa đầu tư và phát triển cả hàng không và du lịch để phát huy tối đa nguồn lực và tiềm năng của đất nước đóng góp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc gia. Thứ ba, Đẩy mạnh liên kết Tourism - LCA ở các nội dung cơ bản sau: 1) Tăng cường mở các đường bay nối các địa bàn du lịch trong điểm quốc gia với các thị trường du lịch khu vực và quốc tế; 2) Tăng tần suất hoạt động của các sân bay vào các thời kỳ cao điểm du lịch trong năm; 3) Nâng cao chất lượng vận tải hàng không, tạo điều kiện ưu tiên vận chuyển khách du lịch bằng các hình thức liên kết Tourism - LCA như cho thuê nguyên chuyến, khuyến khích dịch vụ bay thuê cho du lịch bằng trực thăng và kinh khí cầu; và 4) Phối hợp chặt chẽ giữa các hãng hàng không, trong đó có hãng LCA với các doanh nghiệp du lịch trong công tác quảng bá, xúc tiến thị trường. Thứ tư, hình thành một cơ chế phối hợp để điều hành, kiểm tra và thực thi các quan hệ liên kết giữa hai bộ thông qua Tổng cục Du lịch và Vụ Vận tải, tạo đầu mối trong đó: 1) Liên kết Tourism - LCA thông qua Cục Hàng không và Vụ Lữ hành của Tổng cục Du lịch để hình thành các quan hệ liên kết được tổ chức theo một cơ chế hoạt động có hiệu lực nhằm bảo đảm cho các kế hoạch liên kết đạt kết quả; và 2) Thiết lập đường dây nóng để thường xuyên thông tin về chương trình dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch, nội dung hoạt động quản lý, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung liên kết phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên. Với những định hướng cụ thể, rõ ràng và được tổ chức theo các chương trình kế hoạch sát thực, khả thi quá trình liên kết Tourism - LCA sẽ phát triển ổn định và bền vững. 117 118 3.1.2. Những quan điểm cơ bản trong chỉ đạo liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Xuất hiện sự liên kết giữa các hãng Tourism - LCA trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ những năm cuối thập niên thứ nhất thế kỷ XXI đến nay diễn ra trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá hội nhập kinh tế của các quốc gia trong khu vực vào ASEAN ngày một sâu rộng. Tức là sự phân công lao động giữa các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang gắn liền với nhau thành một hệ thống phân công lao động thống nhất của khu vực và quốc tế. Với điều kiện và tiền đề đó, quá trình liên kết Tourism – LCA phải tuân theo các quan điểm cơ bản sau: 3.1.2.1. Để thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế Theo quan điểm này thì, liên kết giữa Tourism - LCA diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam cần phải tính đến các yếu tố cơ bản sau: 1) Sự xuất hiện của hầu hết các hãng, các tập đoàn LCA của các nước trong và ngoài khối ASEAN có tiềm lực kinh tế kỹ thuật rất mạnh như: Lion Air (Indonesia) với đội bay 67 máy bay Boeing 737 - 200 có mạng hoạt động tới 35 điểm trong nước và thế giới với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiện đại với giá vé rẻ hấp dẫn; Tiger Airways (Singapore) với 40 máy bay Airbus A320 với mạng bay rộng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đã tham gia khai thác thị trường LCAS Việt Nam từ năm 2005 trước khi xuất hiện các hãng LCA của Việt Nam với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại và có hiệu quả đã từng thu hút một lượng lớn khách du lịch Việt Nam; Tập đoàn LCA Air Asia với đội bay hiện tại là 93 chiếc Airbus A320, 8000 nhân viên và mạng bay mở rộng ra ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương với phương châm giá rẻ ai cũng có thể bay và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, độc đáo với thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận tiện cho du khách; Tập đoàn LCA Jetstar (Úc) có hệ thống liên kết ở nhiều nước trong đó có Jetstar Pacific Việt Nam với sức mạnh vượt trội, không chỉ ở cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự mà còn ở sự liên kết hình thành một tập đoàn LCA kinh doanh theo mô hình một công ty xuyên quốc gia (TNC) hàng không giá rẻ với phong cách phục vụ và khả năng cạnh tranh to lớn. Trong điều kiện này, các 118 119 hãng LCA Việt Nam phải đối mặt trước sức cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ từ các hãng kinh doanh cung cấp cùng loại LCAS. Nhiều hãng không đủ tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật, phong cách phục vụ và đặc biệt là kinh nghiệm tổ chức quản lý sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường như Indochina Airlines hoặc buộc phải tạm đình chỉ để sốc lại tiềm lực và cơ cấu lại đội bay như Air Mekong hiện nay. 2) Tuy nhiên, trong hoàn cảnh và điều kiện đó vẫn còn những khả năng và cơ hội để né tránh áp lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển: Chủ động hội nhập, từng bước mở cửa bầu trời, thị trường với sự hỗ trợ từ phía nhà nước, trước hết là các ngành kinh doanh liên quan bằng thúc đẩy nhanh hơn quá trình liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Từ đó các doanh nghiệp này hỗ trợ các hãng LCA bằng cách cung cấp miễn phí lượng hành khách cho các hãng LCA, tức là tạo ra sức cầu ổn định cho các LCAS để các hãng này có thể tính toán chi phí và doanh thu bảo đảm có lãi hợp lý, đem lại lợi ích thỏa đáng cho cả các bên tham gia liên kết. 3) Ngoài ra cần tận dụng nguồn lực của các đối thủ cạnh tranh bằng xâm nhập vào chính các hãng LCA có tiềm lực của khu vực thông qua liên doanh, liên kết phù hợp, theo hướng vừa bảo đảm được tính tự chủ trong kinh doanh, vừa tận dụng được nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và phong cách tổ chức quản lý, phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả của các hãng LCA và các tập đoàn lớn. Jetstar Pacific Airlines là một bài học thực tiễn cho các hãng LCA đang và sẽ hoạt động khai thác thị trường dịch vụ hàng không ở nước ta hiện nay. 3.1.2.2. Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trên cơ sở huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý của Nhà nước Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm này xuất phát từ những luận điểm cơ bản sau: Thứ nhất, về lý luận, để cho cơ chế thị trường vận hành trôi chảy, kể cả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì điều kiện cần và đủ là phân công lao động xã hội phát triển và tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Hiện nay nước ta đang sử dụng nền kinh tế thị trường định hướng lên chủ nghĩa xã hội thì việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế không chỉ phù hợp với đòi hòi khách quan do các điều kiện của nền kinh tế qui định, mà còn phù hợp với đường lối và chính sách 119 120 phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây thực sự là môi trường và điều kiện đầy đủ của nền kinh tế cho cả các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA cũng như sự liên kết giữa chúng tồn tại và phát triển. Thứ hai, về thực tiễn, gần như tất cả các hãng LCA đều khởi đầu từ sở hữu tư nhân, trừ trường hợp Jetstar Pacific là từ liên doanh giữa nhà nước với hãng LCA tư nhân Qantas của Úc, thực chất cũng là một chi nhánh của tập đoàn LCA Jetstar, một hình thức chiếm lĩnh và khai thác thị trường thông thường của TNC trong lĩnh vực LCA ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thứ ba, nhất quán duy trì nhiều thành phần kinh tế trong lĩnh vực LCA và lữ hành du lịch, thực chất là xã hội hóa đầu tư phát triển và liên kết của hai ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Đây là tiền đề để: 1) Thu hút các nguồn nhân tài vật lực vào phát triển kinh tế quốc gia, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ định hướng lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; 2) Tạo điều kiện để liên doanh liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tư nhân và các hãng LCA tư nhân nước ngoài; và 3) Tạo ra một hình thức công cụ có hiệu quả để hội nhập ngành du lịch và LCA của Việt Nam vào các ngành kinh tế tương đồng ở các quốc gia trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thứ tư, ta biết rằng kinh tế tư nhân cho dù hoạt động ở bất cứ ngành nào, kể cả LCA và lữ hành du lịch đều chạy theo lợi nhuận và đều chịu điều tiết tự phát của các qui luật thị trường, do đó dễ dàng đổ vỡ, phá sản khi các điều kiện kinh doanh gặp khó khăn. Đặc biệt trong các cơn “sốc giá” của các yếu tố đầu vào dưới tác động của các cuộc khủng hoảng nguyên liệu hay các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các doanh nghiệp này thường bị phá sản hoặc phải tạm thời đình chỉ bay thương mại. Bài học của các hãng LCA Indochina Airlines, Trãi Thiên Cargo hay đình chỉ khai thác thương mại như hãng LCA Air Mekong gần đây đã xác nhận bằng thực tiễn về trạng thái này. Trong các trường hợp đó, việc đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng và định hướng hỗ trợ bằng các chính sách cởi mở với các ưu đãi thiết thực từ phía nhà nước giúp các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA trụ vững, phát triển trở thành nhân tố cần thiết. Đây là biểu hiện cụ thể của vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và sự 120 121 thể hiện vai trò quản lý của nước trong mối quan hệ liên kết, liên doanh của hai ngành này trong nền kinh tế nước ta. 3.1.2.3. Đẩy nhanh tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ là tiền đề để hai ngành trụ vững hoạt động có hiệu quả và phát triển nhanh hơn Liên doanh, liên kết thực chất là một hình thức biểu hiện của phân công chuyên môn hóa sản xuất. Đối với liên kết Tourism - LCA, sự phân công chuyên môn hóa, thúc đẩy cả hai ngành hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao và cùng phát triển nhanh thể hiện ở các mặt cơ bản sau: Thứ nhất, liên kết với du lịch, các hãng LCA cùng khai thác được một lượng khách hàng ổn định ở khâu đầu và khâu cuối của sản phẩm lữ hành du lịch, do không xung đột về lợi ích, trái lại còn bổ sung các lợi thế cho nhau nhờ phân công chuyên môn hóa, thể hiện ở: 1) Tiết kiệm được chi phí ở khâu quảng cáo, tiếp thị, thủ tục đặt chỗ và các thủ tục hành chính khác, từ đó giảm được giá thành của LCAS; 2) Tạo ra được sức cầu ổn định và có kế hoạch về LCAS nên tạo điều kiện cho LCA mở rộng sản xuất kinh doanh; 3) Liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các hãng LCA giảm được các chuyến bay không tải theo các lộ trình định trước, nhờ đó tăng được doanh thu, tăng được khối lượng lợi nhuận, tạo điều kiện cho các hãng LCA phát triển ổn định; 4) Liên kết với du lịch, thông qua hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn khu vực và quốc tế truyền thống, hãng LCA mở rộng được địa bàn hoạt động từ trong nước ra địa bàn quốc tế, từ đó giảm được chi phí thời gian, tài chính cho việc xúc tiến, thăm dò, đàm phán, ký kết các thỏa thuận, rút ngắn dược con đường hội nhập thị trường LCAS của quốc tế; và 5) Liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các hãng LCA tăng được sức cạnh tranh trước sự chiếm lĩnh và khai thác thị trường nội địa của các hãng LCA có tiềm lực mạnh trong khu vực. Vì các hãng LCA nước ngoài khó khăn hơn trong liên doanh liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa bởi hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán và sự hỗ trợ của nhà nước bản địa. Thứ hai, 1) Liên kết với các hãng LCA, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch có điều kiện tiết kiệm được chi phí nhờ các dịch vụ vận tải giá rẻ, từ đó giảm được chi phí tour, kích được cầu du lịch, tăng được doanh số, tăng được lợi nhuận; 2) Liên kết với các hãng LCA, thừa hưởng được kỹ thuật hiện đại để rút 121 122 ngắn được quãng đường di chuyển của du khách về các điểm đến du lịch, giảm thiểu được chi phí sức khỏe và duy trì được độ hứng khởi cho du khách, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách; 3) Kế thừa được phong cách giao tiếp chuyên nghiệp, hiện đại và lịch sự của dịch vụ hàng không trong tour du lịch khiến du khách hài lòng hơn, từ đó tạo ra một lượng khách hàng ngưỡng mộ, truyền thống của các doanh nghiệp lữ hành; 4) Liên kết với các hãng LCA, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện mở rộng không gian du lịch sang các điểm đến du lịch nổi tiếng ở các quốc gia trong khối ASEAN một cách chủ động, tăng được khả năng hội nhập của du lịch Việt Nam vào thị trường du lịch quốc tế; và 5) Do liên kết được với các hãng LCA, giảm được chi phí tour, tăng được sức cạnh tranh trước sự khai thác thị trường du lịch Việt Nam của cácdoanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế, nhờ đó hoạt động du lịch có hiệu quả hơn. Thứ ba, toàn bộ những ưu thế của cả các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA nhờ liên kết bổ sung sức mạnh ưu thế cho nhau sản xuất ra sản phẩm tour du lịch tối ưu, tạo điều kiện và tiền đề cả vật chất và tinh thần giúp cả hai ngành hàng không giá rẻ và du lịch hoạt động có hiệu quả hơn so với kinh doanh độc lập, nhờ đó giúp các ngành phát triển ổn định, bền vững và nhanh hơn. Do đó, liên kết giữa hàng không giá rẻ và du lịch không chỉ là giải pháp để tồn tại và phát triển của cả hai ngành, mà còn là nguyên tắc có tính khách quan, nhất quán do chính yêu cầu của phân công chuyên môn hóa qui định. 3.1.2.4. Muốn liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ phát triển ổn định, bền vững phải có sự cân bằng lợi ích và cùng có lợi Liên doanh liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh ở hai ngành có đối tượng khác nhau hoặc liền kề nhau, ngoài nguyên tắc có tính khách quan là do chuyên môn hóa và bổ sung ưu thế cho nhau quy định, còn phải tạo điều kiện cho cả hai loại hình kinh doanh cùng phát triển, do đó việc phân chia và thụ hưởng công bằng các lợi ích do ưu thế của liên kết mang lại, trở thành nguyên tắc có tính quyết định đối với việc duy trì ổn định, phát triển của quan hệ liên kết, bởi lẽ: Thứ nhất, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, theo đuổi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, song mục tiêu tối cao là lợi nhuận. Vì lợi nhuận không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và có điều 122 123 kiện vật chất để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho không chỉ cán bộ, công nhân của mình, mà còn cho xã hội, đóng góp vào các sự nghiệp phúc lợi xã hội thông qua nộp thuế, đóng bảo hiểm, ủng hộ những thành viên yếu thế trong xã hội…Nếu không thu được lợi nhuận hoặc thu được ít thì tất cả các mục đích trên không có cơ sở vật chất để thực hiện, thậm chí đứng trước nguy cơ suy thoái và phá sản. Thứ hai, việc phân chia lợi ích không công bằng do trạng thái độc quyền hoặc xuất phát từ một lợi thế nào đó của một thành viên trong liên doanh, liên kết thường dẫn đến các hệ quả sau: Trong liên doanh một doanh nghiệp thì phát triển mạnh mẽ, có khả năng cải thiện các điều kiện vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: đầu tư trang thiết bị hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; nâng cao lương thưởng cho đội ngũ lao động…Trong khi đó doanh nghiệp khác tham gia liên kết khác sẽ phát triển chậm hơn. Nếu trạng thái này kéo dài thì doanh nghiệp bị đối xử thiếu công bằng về lợi ích sẽ suy thoái và bị loại bỏ khỏi các quan hệ liên kết do trình độ kỹ thuật và trình độ lao động không tương xứng, do đó không đáp ứng với đối tác liên kết của mình. Tức là do đòi hỏi của chính sức sản xuất phát triển sẽ loại bỏ những quan hệ liên kết dựa trên phân chia lợi ích thiếu bình đẳng. Thứ ba, về mặt tâm lý, xã hội thì sự phân chia không công bằng lợi ích sớm hay muộn đều gây ra phản ứng tiêu cực như: 1) Trong giới lãnh đạo doanh nghiệp, do vị thế lợi ích của doanh nghiệp trong liên doanh bị suy yếu, không kích thích được sự năng động, sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc liên doanh liên kết. Họ tập trung sức lực vào các hoạt động khác của doanh nghiệp "bỏ bê" khâu liên doanh, liên kết dẫn đến quan hệ liên kết trở nên lỏng lẻo không đạt được hiệu quả mong muốn; 2) Sự phản ứng của hệ thống nhân viên trực tiếp tham gia khâu liên doanh, liên kết hoạt động theo hướng tiêu cực, lãn công, thậm chí bỏ bê các quan hệ tác nghiệp phát sinh dẫn đến phá vỡ các quan hệ liên doanh, liên kết; và 3) Tác động của toàn bộ những tiêu cực đó lên quan hệ liên kết đẩy quan hệ này tới bế tắc và bị hủy bỏ. Kết quả là cả hai đối tác tham gia liên kết đều không thu được lợi ích dẫn tới vô hiệu các quan hệ này trong thực tiễn. 123 124 Thứ tư, mối quan hệ liên kết giữa Tourism - LCA ngoài đặc điểm chung của quan hệ liên kết kinh doanh qui định còn những đặc thù sau: 1) Liên kết giữa Tourism - LCA là liên kết của các khâu cấu thành một sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh, nếu ở một khâu nào đó hoạt động không hiệu quả thì toàn bộ sản phẩm bị hủy bỏ; 2) Sự liên kết giữa Tourism - LCA ở đây là liên kết giữa doanh nghiệp chủ đạo tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh là lữ hành du lịch và hãng LCA chỉ giải quyết khâu đầu và khâu cuối trong sản phẩm đó, tức là hãng đảm nhận khâu vận chuyển du khách về các điểm đến du lịch và khứ hồi về điểm xuất phát. Do đó mối liên kết trên nếu không được củng cố bằng các lợi ích kinh tế và tinh thần thỏa đáng sẽ lập tức bị phá hủy toàn bộ sản phẩm hoặc gây thiệt hại lớn cho đối tác. Vì hãng LCA không chuyên chở cho du khách họ vẫn có thể chuyên chở cho hành khách thông thường, còn doanh nghiệp lữ hành du lịch không chuyên chở bằng LCA thì có thể chuyên chở bằng hãng hàng không truyền thống hoặc các phương tiện khác. Tuy nhiên, những chi phí đó sẽ cao hơn và du khách là người phải gánh chịu. Để có thể tạo ra được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc phân phối công bằng các lợi ích thu được từ liên kết trên phải được phân phối công bằng, thỏa đáng dựa trên sự đóng góp của hai phía. Đây là một khách quan kinh tế giúp doanh nghiệp hoạt động ở hai ngành cùng phát triển bền vững. 3.2. Những chính sách và giải pháp cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay Ta biết rằng, liên kết kinh doanh là một khách quan kinh tế xuất phát từ sự phát triển của sức sản xuất, mở rộng phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất khiến cho nhiều doanh nghiệp, thậm chí một phân ngành chỉ sản xuất ra một số chi tiết nhất định của một số sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, liên kết kinh doanh là đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện bùng nổ cách mạng khoa học, công nghệ. Du lịch là một ngành dịch vụ đặc thù, sản phẩm của nó tạo ra là sự phối hợp của nhiều sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất ra ở nhiều ngành khác nhau như giao thông vận tải, y tế, thương mại, thông tin liên lạc, văn hóa, thể thao, hàng hải, ẩm thực,... Do đó, liên kết, kinh doanh là một chức năng quan trọng của quá trình tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Với đặc thù đó, để xây dựng 124 125 những giải pháp thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism - LCA cần phải xuất phát từ những căn cứ cơ bản sau: Thứ nhất, từ thực trạng phát triển của hai ngành hàng không và du lịch, nếu chưa phát triển hoặc phát triển ở mức còn có những nhân tố cản trở tiến trình liên kết thì cần phải có giải pháp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ phát triển của từng ngành để tiến trình liên kết giữa chúng là một quá trình tự nhiên, thuận lợi và đem lại lợi ích cho các đối tác tham gia liên kết. Thứ hai, sự liên kết trong quá trình hình thành một sản phẩm du lịch là sự liên kết đa ngành, đòi hỏi phải có một thực thể kinh tế chu đáo và có người “trọng trách” năng lực và công minh với một hệ thống chặt chẽ và thể chế đặc thù khả thi, có hiệu quả cao bảo đảm cho các quan hệ liên kết hình thành đối tác bền vững và phát triển. Với hai căn cứ có tính đặc thù đó thì nhóm các giải pháp tác động thúc đẩy các quan hệ liên kết này phải là nhóm giải pháp mang tính vi mô và vĩ mô cùng tác động vào các chủ thể tham gia liên kết. 3.2.1. Nhóm chính sách, giải pháp vĩ mô cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Du lịch và hàng không là hai ngành kinh tế tồn tại độc lập trong hệ thống cơ cấu các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân của đất nước. Tuy nhiên, du lịch là ngành đặc thù, sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch liên quan đến hoạt động của nhiều ngành trong nền kinh tế. Để cho các quan hệ liên doanh, liên kết trở nên thuận lợi, có hiệu quả và khả thi tất yếu cần có sự phối hợp liên ngành, trong đó phải có các cơ quan chuyên ngành của Nhà nước làm người “trọng tài” có uy tín với hệ thống các nguyên tắc có tính pháp lý điều chỉnh, tức là cần một hệ thống thể chế và thiết kế phối hợp ở tầng vĩ mô thích hợp, khả thi. Chính vì vậy, các giải pháp kinh tế vĩ mô trở thành các giải pháp tiên quyết đảm bảo cho tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết Tourism - LCA. Hơn nữa, việc liên kết giữa Tourism LCA trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và quốc tế thì vai trò của các thiết chế nhà nước chuyên ngành cùng với nó là hệ thống thể chế kinh tế thông thoáng phù hợp với các thông lệ quốc tế trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho các quan hệ liên kết trở nên ổn định, thực thi và hiệu quả hơn. 125 126 3.2.1.1. Các chính sách, giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về liên kết giữa Du lịch – Hàng không giá rẻ Khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh, rõ ràng, ổn định, khả thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển của các quan hệ liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành khác nhau. Đối với nước ta, qua nhiều lần hoàn thiện, bổ sung các đạo luật về thương mại, đầu tư và kinh doanh, đặc biệt là sự hợp nhất giữa luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài, cũng như điều chỉnh các đạo luật liên quan đến đầu tư thương mại trong yêu cầu của WTO khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức toàn cầu này đã tạo được bước chuyển biến lớn về khung khổ pháp lý bảo đảm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động thuận lợi hơn. Tuy nhiên, về các khung khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp hoạt động, các ngành khác nhau trong hệ thống ngành của nền kinh tế quốc dân và quốc tế còn mỏng, chưa đầy đủ rõ ràng, chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế. Do đó, Nhà nước cần phải bổ sung, hoàn thiện để thúc đẩy các quan hệ liên doanh, liên kết có cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch để tất cả các thực thể kinh tế tham gia liên doanh có được căn cứ về nghĩa vụ và quyền lợi bảo đảm để yên tâm duy trì mối quan hệ liên kết ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt là việc hình thành đồng bộ hệ thống trọng tài và tòa án hoạt động thường xuyên và có hiệu quả trong các phân xử theo luật định để ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm các cam kết trong liên doanh, liên kết bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên tham gia để củng cố và tạo điều kiện cho các liên kết kinh tế được duy trì ổn định và phát triển theo luật định. Đối với quan hệ liên kết Tourism - LCA cần có hai hệ thống giải pháp về khung khổ pháp luật phải bổ sung và hoàn thiện tác động cùng chiều vào việc tăng cường và củng cố các quan hệ liên doanh và liên kết: Đó là hệ thống pháp lý giúp tăng cường sức mạnh bản thân được các thực thể kinh tế này và thúc đẩy các quan hệ liên kết kinh tế giữa chúng. -Về khung khổ pháp lý giúp tăng cường sức mạnh của hai chủ thể liên kết: Thứ nhất, đối với các hãng LCA: 1) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách theo hướng thuận lợi hóa theo thông lệ quốc tế các thủ tục đầu tư trong và ngoài nước về thuế, mua, bảo dưỡng sửa chữa máy bay; Áp dụng hệ thống pháp 126 127 lý về khai thác, bảo dưỡng máy bay của JAA (Châu Âu) và FAA (Mỹ) để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động hàng không, tạo ra sự tin tưởng, yên tâm cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng chủ đầu tư và người cho thuê các phương tiện vận tải, đặc biệt là các phương tiện vận tải có giá trị lớn như máy bay; 2) Hoàn thiện khung pháp lý chuẩn theo thông lệ quốc tế việc kiểm soát và điều tiết thị trường dịch vụ hàng không, trong đó có LCAS, bằng điều tiết cung cầu, giá cước khối lượng vận chuyển, số lượng hành khách vừa bảo đảm được lợi ích của khách hàng (hành khách) vừa tạo điều kiện để các hãng hàng không, trong đó có các hãng LCA, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và phát triển ổn định, bền vững; 3) Chú trọng điểm các chính sách ưu đãi và khuyến khích để các hãng LCA tập trung vào nâng cao chất lượng LCAS và xây dựng văn hóa công ty theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, lịch sự; văn minh; 4) Xây dựng một hệ thống chính sách tạo môi trường để các hãng LCA và các hãng hàng không truyền thống cạnh tranh công bằng và những chính sách thủ tiêu các hiện tượng độc quyền về cung cấp các dịch vụ mặt đất và lưu không, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xăng dầu và các điều kiện mặt đất và lưu không thiết yếu để các hãng LCA hoạt động thuận lợi; 5) Chuyển phương thức giám sát an toàn từ phương thức định kỳ sang phương thức giám sát liên tục đối với cả máy bay nội địa và nước ngoài, cả trong tổ chức bảo dưỡng máy bay và cả trong tổ chức huấn luyện bay và khai thác thương mại để bảo đảm an toàn cao nhất cho các hãng hoạt động hàng không; 6) Xây dựng chính sách kiểm tra, giám sát năng lực hoạt động và khả năng khai thác kinh doanh của các hãng LCA tư nhân để kịp thời hỗ trợ giúp các hãng có thể trụ vững trong những điều kiện khó khăn của thị trường; 7) Hoàn thiện các chính sách và công tác triển khai thực thi việc kiểm soát chất lượng an ninh hàng không đến mọi hoạt động hàng không và trong các đơn vị kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động hàng không như cảng vụ, các đơn vị mặt đất và kinh doanh, hoàn thiện công tác báo cáo, điều tra, xử lý, phòng ngừa sự cố và tai nạn hàng không; và 8) Đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và vận chuyển các thủ tục phê duyệt lịch bay, đường bay theo mùa cho các hãng LCA trong và ngoài nước. Thứ hai, cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, 127 128 Nhà nước cần điều chỉnh bổ sung các hiệp định với các quốc gia ASEAN và quốc tế, hoàn thiện các chính sách mở cửa bầu trời theo hướng thuận lợi hóa và thông lệ hóa các quan hệ hàng không quốc gia trên cơ sở: 1) Chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế các nguyên tắc phê duyệt, cho phép mở các đường bay từ quốc gia ASEAN và quốc tế đến khai thác thị trường dịch vụ hàng không Việt Nam và mở các đường bay từ Việt Nam đến các cảng hàng không quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không, đặc biệt ưu đãi các hãng LCA thực hiện các chuyến bay thương mại; 2) Chuẩn hóa các bước và các quy tắc điều hành bay, lưu không, các hoạt động mặt đất theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng LCA nước ngoài khai thác thương mại tại thị trường Việt Nam; 3) Xây dựng và hoàn thiện luật cạnh tranh hàng không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các hãng LCA quốc tế cạnh tranh bình đẳng trên thị trường LCAS nước ta. Đặc biệt phải có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả các hãng hàng không dùng sức mạnh kinh tế, kỹ thuật để chiếm lĩnh phần lớn thị phần LCAS bóp chẹt các hãng LCA yếu hơn, đẩy chúng lâm vào trạng thái thua lỗ, phá sản; và 4) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hấp dẫn thu hút FDI vào phát triển lĩnh vực LCA, tạo điều kiện cho loại hình LCA phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế, bảo đảm hội nhập thắng lợi vào thị trường LCAS thế giới. Thứ ba, thực hiện các giải pháp ưu đãi trong chính sách tài chính cho các hãng LCA. Trong thời kỳ đầu mới ra đời của các hãng LCA Việt Nam, tiềm lực tài chính còn rất mỏng, trừ hãng JPA được hỗ trợ từ phía nhà nước và hợp tác thành công với hãng Qantas (Úc) nên đã chuyển đội bay từ Boeing 737 sang Airbus A320 còn các hãng còn lại đều do tư nhân đầu tư với vốn khởi đầu khoảng từ 200 tỷ VNĐ đến 600 tỷ VNĐ. Đây là lượng vốn không lớn đối với một hãng hàng không. Do đó, máy bay, bảo dưỡng máy bay định kỳ và người lái đều phải thuê từ nước ngoài, nên chiếm tỷ trọng chí phí lớn trong giá thành dịch vụ là so với các hãng sở hữu đội bay và sử dụng người lái nội địa do mình đào tạo ra. Ngoài ra, khi mới gia nhập vào thị trường LCAS, ngoài việc luôn phải duy trì giá vé thấp hơn từ 30 - 40% so với các hãng truyền thống còn phải liên tục tham gia vào các đợt khuyến mãi và kích cầu du lịch với giá rẻ gần như cho không để tiếp thị và quảng bá thương hiệu, nên hãng luôn hoạt động dưới áp lực thất thu, nếu không hạch toán chi ly và quản lý chặt 128 129 nguồn thu. Để hỗ trợ và khuyến khích loại hình hãng LCA hoạt động nhằm giảm bớt trạng thái độc quyền của các hãng hàng không truyền thống, tăng tính linh hoạt, năng động và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ hàng không, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính phù hợp, đặc biệt dưới thời kỳ đầu, đối với các hãng LCA mới ra đời và bắt đầu các chuyến bay thương mại. Thông thường cần các chính sách ưu đãi cụ thể sau: 1) Kéo dài thời gian miễn thuế và giảm thuế đánh vào thu nhập, tạo điều kiện để các hãng LCA có lợi nhuận nhất định để có thể bù được chi phí và đầu tư vào mua sắm trang thiết bị như là mua sắm phương tiện vận tải và đào tạo người lái cho hãng; 2) Cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi, giúp các hãng LCA có được lượng tài chính đủ lớn để có thể mua sắm ngay được các loại máy bay có tính năng kỹ thuật và kinh tế tối ưu, giảm bớt được chi phí trong giá thành dịch vụ; 3) Có chính sách ưu đãi thỏa đáng về cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các dịch vụ trên không cũng như mặt đất để hãng có điều kiện giảm được chi phí và duy trì được hoạt động ổn định, phát triển bền vững; và 4) Cần phải có chính sách với các biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao để ngăn chặn có hiệu quả các hãng hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất sử dụng sức mạnh về kinh tế và kỹ thuật, cung cấp giá vé thấp lâu dài để loại bỏ đối thủ mới tham gia thị trường, Nhà nước cần có các chế tài thiết thực nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp dùng lợi thế cung ứng dịch vụ mặt đất độc quyền như xe bus, xe chở hành lý, xăng dầu buộc các hãng LCA phải ký các hợp đồng bất lợi, đẩy các hãng này lâm vào thua lỗ, nợ nần dẫn đến đình bay hoặc phá sản Thứ tư, ngành hàng không cần xây dựng đề án: 1) Cải tạo và xây mới nhà ga, sân đỗ, các đường bằng chuyên dùng cho các hãng LCA, trước mắt có thể cải tạo đường lăn phụ và sân đậu tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng thành các sân đỗ và đường hạ cánh chuyên dùng cho LCA; và 2) Nâng cấp Học viện Hàng không, trong đó thành lập bộ phận chuyên đào tạo người lại thợ máy phục vụ cho điều khiển, bảo dưỡng sửa chữa các chủng loại máy bay mà các hãng LCA thường sử dụng như Airbus A320, Boeing 737. 3.2.1.2. Phát huy lợi thế, tiềm năng trong nước để phát triển du lịch Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoá XI. Ngày 15 tháng 10 năm 2012. Tổng Bí thư Nguyễn 129 130 Phú Trọng đã chỉ đạo: ‘‘... tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch..” [3]. Đây không chỉ là sự khích lệ to lớn đối với thành quả đạt được của ngành du lịch những năm qua, mà còn khẳng định vai trò và vị trí du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế cần phải khắc phục, muốn cho ngành du lịch thực sự là “con gà đẻ trứng vàng” cần ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho du khách, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt và những con người làm du lịch có chuyên môn, trí tuệ sáng tạo đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của du khách. Trong khi đó khách du lịch nước ngoài nhận xét, đến du lịch Việt Nam phải chịu 4B: Bẩn ở môi trường, ở vệ sinh an toàn thực phẩm; Bụi ở khắp mọi nơi vì đầu cũng là công trường xây dựng; Bực vì nạn đeo bám để bán hàng, bực vì mua phải đồ không thật; Buồn vì không biết chơi và giải trí ở đâu, 22h phải đi ngủ. Do đó, phải tập trung nguồn lực phát triển, hoạch định quyết liệt các giải pháp khả thi nhằm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch Việt Nam. Trong đó chú trọng tới các giải pháp phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các địa phương, bộ, ngành liên quan tạo môi trường tự nhiên, xã hội an toàn cho du khách, bổ sung hoàn thiện môi trường pháp lý, kiện toàn bộ máy nhân sự, thanh tra giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đặc biệt phát huy vai trò nhạc trưởng của Tổng cục Du lịch phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp ở các ngành liên quan tạo ra sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Đối với lữ hành du lịch mà sản phẩm của nó tạo ra là kết quả liên kết của nhiều ngành như: Giao thông vận tải (Hàng không), khu nghỉ dưỡng của ngành y tế, khách sạn nhà hàng của ngành thương mại, khu vui chơi giải trí…thì liên doanh liên kết phải được chú trọng đặc biệt. Để bản thân lữ hành du lịch trở thành ngành chủ đạo trong liên doanh, liên kết thì nó phải phát triển đến một trình độ nhất định. Muốn vậy trước tiên cần phải có môi trường vĩ mô thuận lợi gồm: Thứ nhất: Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch cạnh tranh, phát triển bền vững: 1) Luật Du Lịch Việt Nam được ban hành năm 2005 đã 130 131 có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn cũng như với cam kết trong WTO, như các quy định về đầu tư, liên doanh trong lĩnh vực lữ hành, phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Do đó, cần sớm sửa đổi bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch, phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta và thông lệ, tập quán quốc tế. Xóa bỏ độc quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết đến du lịch như hàng không, điện,... tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, cung cấp thông tin định hướng thị trường, giảm chi phí đầu vào đối với hàng hóa dịch vụ, Nhà nước còn quản lý giá cả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Có chính sách phát huy vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội Du Lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam để trở thành người đại diện thực sự cho các doanh nghiệp, pháthuy vai trò chủ động và tích cực trong bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh quốc tế. 2) Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương nhằm đơn giản hóa các thủ tục để tạo thuận lợi cho lữ hành du lịch phát triển. Ta biết rằng, du lịch có tính liên ngành, do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành và chính quyền địa phương là hết sức cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch nhanh và bền vững. Do đó, cần phát huy vai trò điều phối hiệu quả cao hơn của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh cần được Bộ Công an và Bộ Ngoại giao phối hợp nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi nhất cho khách du lịch. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần tiếp tục cải tiến quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc gia và quốc tế theo hướng đơn giản, tiện lợi, hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách, giải 131 132 quyết nhanh thủ tục, tránh gây phiền hà cho khách. Ngành Hải quan cần tiếp tục đổi mới quy trình thủ tục hải quan theo hướng đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy, đồng bộ. Đơn giản hóa nghiệp vụ hải quan bằng các biện pháp như thực hiện nhanh quy trình nghiệp vụ, công khai hóa thông tin về thủ tục đối với hàng hóa và hành lý của khách du lịch. Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành Công an, Quốc phòng và Hải quan tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan làm việc tại các cửa khẩu để nâng cao trình độ và thái độ đón tiếp, thể hiện sự mến khách và tận tình giúp đỡ khách. Bộ Ngoại giao và Bộ Công an nghiên cứu, trình Chính phủ lộ trình áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Các bộ ngành liên quan như Công an, Giao thông, và các địa phương cần giảm thiểu hoặc bãi bỏ các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham quan các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở nước ta như loại hình du lịch ô tô, mô tô, leo núi, lặn biển, kinh khí cầu, đua thuyền buồm,... Thứ hai: Đổi mới chính sách thuế, tài chính và ngân hàng đối với du lịch: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế thông qua cải cách hệ thống thuế và hệ thống tài chính, ngân hàng để thúc đẩy du lịch phát triển. Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội cho phép áp dụng một số biện pháp chính sách sau đây: - Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch từ 10% xuống còn 5 - 6% nhằm khích lệ các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế. - Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế. - Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. - Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nhằm khích lệ khách du lịch mua sắm tại Việt Nam, thúc đẩy du lịch mua sắm phát triển, tăng xuất khẩu tại chỗ 132 133 để tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước. - Tăng ngân sách cho hoạt động marketing, quảng bá điểm đến để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến, mở một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài và duy trì hoạt động tại các văn phòng có hiệu quả. - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) nghiên cứu hình thành Quỹ Xúc tiến Du lịch Quốc gia trên cơ sở huy động từ ba nguồn: ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp du lịch và đóng góp của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến phát triển du lịch của đất nước. Về chính sách ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động mở rộng và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch đông khách du lịch. Thứ ba: Đầu tư và chính sách phát triển du lịch: 1) Nhà nước có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng du lịch; có chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển liên kết, huy động nguồn lực nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế; 2) Tập trung phát triển điểm du lịch quốc gia, đô thị, khu, tuyến du lịch thuộc các địa phương có tài nguyên du lịch phong phú nhưng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa; 3) Chính sách khuyến khích phát triển du lịch bền vững như du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; 4) Có chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát triển hạ tầng, nhân lực, quảng bá, xúc tiến du lịch. Thứ tư: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch: 1) Chuyên nghiệp hóa năng lực quản lý du lịch của các cấp từ Trung ương đến cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành. Đặc biệt, tăng cường năng lực phối hợp liên kết giữa các ngành liên quan đến quá trình hình thành sản phẩm lữ hành du lịch; 2) Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch theo hướng khả thi và bảo đảm chất lượng, trong đó tập trung quy hoạch đầu tư phát triển khu, điểm và đô thị du lịch quốc gia, tạo cơ sở cho liên kết giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch; 3) Thực hiện tốt việc thống kê, theo dõi, quản lý lượng khách và chi tiêu đối với du lịch trong và ngoài nước theo chuẩn quốc tế để có tư liệu chính xác cho nghiên cứu, phân tích phát triển du lịch; 4) Đẩy mạnh thanh tra, giám sát nhằm 133 134 duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 5) Phân cấp quản lý du lịch theo hướng bảo đảm được vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước chuyên ngành và tạo môi trường để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương và doanh nghiệp. Thứ năm: Hợp tác quốc tế về du lịch, trong đó: 1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết về du lịch; với các nước phát triển du lịch để có thể tạo ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Cũng với mục đích đó, cần đẩy mạnh sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, WTO và tham gia của Du lịch Việt Nam trong UNWTO, PATA, ASEANTA; 2) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt chú trọng liên doanh, liên kết về du lịch với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cấu thành chuỗi giá trị của sản phẩm lữ hành như các hãng LCA nước ngoài, các khách sạn, nhà hàng…; và 3) Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp ở các nước để nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thu hút đầu tư vào du lịch của Việt Nam, học tập và tiếp thu kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch của các nước thành công trong phát triển du lịch. Thúc đẩy hợp tác, kêu gọi sự tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế cho các dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường hợp tác du lịch với các nước láng giềng, đặc biệt là với Lào và Campuchia để thúc đẩy phát triển du lịch đường bộ qua biên giới, thúc đẩy hình thành các tour du lịch liên quốc gia hấp dẫn khách du lịch. 3.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp vi mô tác động vào các doanh nghiệp tham gia liên kết Ta biết rằng liên kết, liên doanh là một quá trình phát triển tự nhiên của doanh nghiệp do yêu cầu của phân công chuyên môn hóa sản xuất dưới tác động phát triển của sức sản xuất và sức ép cạnh tranh trên thị trường qui định. Để quá trình liên kết kinh doanh diễn ra thuận lợi, thì sức sản xuất của doanh nghiệp phát triển đến trình độ nhất định đòi hỏi phải liên kết, liên doanh mới mở đường cho sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Mặt khác, các doanh nghiệp tham gia 134 135 liên kết phải đạt trình độ phát triển tương đồng nhau thì liên kết kinh doanh mới thành công. 3.2.2.1. Chính sách, giải pháp đối với các hãng hàng không giá rẻ Thứ nhất, xây dựng đề án thành lập các hãng LCA theo hướng không chỉ tạo điều kiện cho hãng ra đời ở mức vốn pháp định, mà còn bảo đảm hãng tiếp tục tồn tại ổn định và phát triển trong tương lai. Muốn vậy cần phải: 1) Xã hội hóa việc huy động các nguồn vốn, tạo điều kiện để mọi thành phần có thể tham gia góp vốn; 2) Thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài; 3) Cổ phần hóa các hãng LCA có nguồn vốn hạn hẹp để niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút và mở rộng nguồn vốn đầu tư vào mua sắm trang thiết bị có tính năng kỹ thuật - kinh tế hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, có sức tải lớn, phù hợp với yêu cầu của hãng LCA theo chuẩn quốc tế. Thứ hai, xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp gọn nhẹ, có hiệu quả, đặc biệt là bộ phận lập kế hoạch và xây dựng chiến lược phát triển, như hình thành mạng bay tối ưu, đội bay hiện đại có tính năng kinh tế, kỹ thuật tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra, cần xúc tiến liên kết, trước hết là liên kết với các doanh nghiệp du lịch thực hiện tiếp thị và hạch toán chi phí nhằm bảo đảm cho hãng LCA tồn tại, phát triển ổn định và có lãi trong điều kiện cạnh tranh của thị trường kinh tế hội nhập. Thứ ba, có kế hoạch và đề án đào tạo người lái, thợ máy, tiếp viên người bản địa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại: 1) Đối với người lái cần tuyển chọn những người trẻ tuổi, có đủ sức khỏe và trình độ học vấn, gửi đến các trung tâm và cơ sở chuyên nghiệp có uy tín để đào tạo theo hướng hiện đại, đa năng khi cần có thể chuyển loại dễ dàng; 2) Đối với thợ máy và kỹ thuật, chuyên gia cần thu hút người giỏi từ nước ngoài kết hợp với gửi người đi đào tạo tại các trường kỹ thuật hàng không có uy tín trong và ngoài nước, ưu tiên đào tạo tại các các cơ sở trong nước để giảm chi phí; và 3) Đối với tiếp viên hàng không cần tuyển chọn những người đủ chuẩn qui định của nghề nghiệp và đào tạo theo hướng đa năng đảm nhận được nhiều nhiệm vụ trên không như: tiếp viên, an ninh, hướng dẫn viên du lịch để có thể đảm nhiệm được các vị trí khác nhau với các mục tiêu tiết giảm chi phí và tăng được lợi ích cho nhân viên thông qua tăng lương thưởng do đảm trách đa năng. 135 136 Thứ tư, sản xuất và cung cấp các LCAS có chất lượng cao cho hành khách đặc biệt là khách du lịch: 1) Để tăng chất lượng dịch vụ cần xây dựng chế độ và tổ chức đánh giá, chất lượng LCAS thông qua thường xuyên tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng; phân tích nhu cầu của khách hàng trên cả ba cấp độ: phần cốt lõi của dịch vụ, phần cụ thể của dịch vụ và phần dịch vụ bổ sung; 2) Có biện pháp khả thi để khắc phục tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, mạng đường bay còn giản đơn…; 3) Phải có kế hoạch và tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh và an toàn cao nhất cho hành khách. 4) Các tiếp viên không chỉ có chuyên môn giỏi để thực hiện các nghiệp vụ trên không, giới thiệu và quảng bá về hoạt động của LCA, mà còn cần cả nghiệp vụ hướng dẫn về du lịch cho du khách; và 5) Xây dựng văn hóa và truyền thống phục vụ của hãng trên cơ sở kết hợp giữa tác phong phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại với truyền thống ân cần, thân thiện, chu đáo của dân tộc Việt Nam. Thứ năm, tạo lập thị trường và thực hiện các biện pháp cạnh tranh lành mạnh như: 1) Thực hiện các biện pháp quảng bá về hình ảnh và hoạt động của hãng LCA thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các phương tiện Marketing trực tuyến; 2) Tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá về các ưu việt của hãng LCA; 3) Thực hiện liên kết, liên doanh trực tiếp với các hãng lữ hành du lịch để tạo ra sức cầu ổn định với khối lượng lớn cho hãng LCA; 4) Thường xuyên tổ chức các đợt giảm giá vé và tham gia vào kích cầu du lịch để thiết thực quảng bá về hoạt động của hãng LCA; và 5) Thực hiện cạnh tranh lành mạnh bằng cung cấp LCAS với chất lượng tốt, đảm bảo đúng giờ, giảm đến mức tối thiểu chậm chuyến, an toàn và an ninh, thực hiện đúng các mục tiêu mà tôn chỉ mục đích của hãng đã nêu ra. Thứ sáu, tiết giảm chi phí đến mức cao nhất để có thể duy trì cung cấp ổn định LCAS và an toàn cho hành khách bằng: 1) Sử dụng các loại máy bay tiết kiệm được chi phí nguyên liệu và có độ an toàn cao nhất cho hành khách, người lái và tiếp viên; 2) Sử dụng tiếp viên đa năng đảm nhận được nhiều vị trí, thực hiện được nhiều nhiệm vụ trên không và dưới mặt đất để giảm chi phí; 3) Cung cấp các dịch vụ thực ăn, đồ uống, dịch vụ giải trí, thông tin, chống nôn đại trà ở mức tối thiểu để giảm chi phí cho hành khách, song vẫn cung cấp dịch vụ cao cấp theo nhu cầu của hành khách có khả năng chi trả, để hành khách có cảm giác thoải mái trên chuyến 136 137 bay; và 4) Sử dụng các dịch vụ mặt đất ở mức tiết kiệm nhất mà vẫn bảo đảm an toàn, tiện lợi cho hành khách. 3.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia liên kết Ta biết rằng, trong chuỗi các doanh nghiệp tham gia hình thành sản phẩm của hãng lữ hành du lịch, gồm: giao thông, hải quan, thương mại, dịch vụ sức khỏe, bảo hiểm, nghỉ dưỡng…thì ba chủ thể giữ vai trò quan trọng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành, hàng không trong đó có hàng không LCA, và khu nghỉ dưỡng (cung cấp dịch vụ y tế, khách sạn, nhà hàng). Đây là lực lượng chủ yếu, quyết định thành công của quá trình liên kết và hình thức liên kết. Do đó, để đưa ra các giải pháp tăng cường tiềm lực kinh tế, kỹ thuật cho các chủ thể của du lịch tham gia liên kết, trước hết cần tập trung vào lữ hành du lịch và khu nghỉ dưỡng (resort). * Đối với các hãng lữ hành du lịch Cho đến năm 2012 cả nước có 960 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có giấy phép [5] và khoảng gần 10.000 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa khoảng hơn ½ trong đó kinh doanh tự phát không phép, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có cơ sở chỉ có vài nhân viên làm vệ tinh thu hút khách du lịch cho doanh nghiệp khác để hưởng hoa hồng đẩy giá tour tăng cao gây nhiễu loạn. Cả nước chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp có qui mô tương đương với doanh nghiệp của các nước trong khu vực ASEAN. Để lữ hành có thể làm nòng cốt trong liên kết với các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch kinh doanh ở các loại hình dịch vụ khác cần phải có giải pháp tăng sức mạnh của doanh nghiệp. Ở đây cần các biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp: 1) Tăng cường công tác quản lý bằng cách rà soát lại các doanh nghiệp đã cấp phép và kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh tự phát không phép để các doanh nghiệp phải tuân thủ qui chế du lịch, hạn chế những đối tượng kinh doanh không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh; 2) Sáp nhập các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn để đưa kỹ thuật hiện đại vào tác nghiệp; 3) Loại bỏ các doanh nghiệp không phép bằng cách đưa họ vào hợp doanh với các doanh nghiệp lớn, nếu họ có tiềm lực về vốn và 137 138 nhân sự và cấm hẳn các loại doanh nghiệp nhỏ kinh doanh tự phát, thiếu lành mạnh, thậm chí lừa đảo du khách; 4) Nâng cao vốn pháp định để thúc đẩy các doanh nghiệp tự giác liên kết, liên doanh với nhau để giảm bớt số lượng doanh nghiệp lữ hành và tăng sức mạnh có thể vươn ra thị trường du lịch vùng và quốc tế; và 5) Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê, sáp nhập, giải thể và cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, lỗ triền miên, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) để bảo đảm chúng tồn tại phát triển ổn định và làm ăn hiệu quả. Thứ hai, đầu tư trang thiết bị hiện đại để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và giảm được chi phí, đặc biệt là các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại kết nối toàn cầu và kết nối liên ngành với hãng LCA, ngân hàng, khu nghỉ dưỡng… Thứ ba, thành lập công ty chuyên cung cấp hướng dẫn nhân viên cho các doanh nghiệp lữ hành. Khi có nhu cầu, công ty du lịch chỉ cần ký hợp đồng có những ràng buộc rõ ràng với nhà cung cấp hướng dẫn viên. Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phải lo trả lương cho hướng dẫn viên trong mùa ít khách còn công ty chung chuyên cung cấp hướng dẫn viên có điều kiện quản lý, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên và bản thân hướng dẫn viên ổn định và an tâm (phần lớn hướng dẫn viên chỉ ký hợp đồng công việc theo từng tour, nên cuộc sống và nghề nghiệp khá bấp bênh). Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hóa dịch vụ cung ứng hướng dẫn viên theo nhu cầu thời vụ của doanh nghiệp lữ hành cần phải thông qua kiểm tra, cấp thẻ, đổi thẻ cho hướng dẫn viên để bảo đảm tính chuyên nghiệp đồng thời cần có sự quản lý và hỗ trợ của cơ quan nhà nước quản lý du lịch về mọi mặt: thuế, trợ cấp và chuyên gia… Thứ tư, tăng cường giám sát hoạt động lữ hành du lịch, bởi lẽ du lịch là hoạt động mang tính xã hội hóa rất cao, với sản phẩm du lịch kém chất lượng sẽ tác động xấu đến ngành và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Do đó cần thường xuyên kiểm tra hoạt động và chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ của tất cả các đơn vị liên quan đến hoạt động du lịch trên thị trường. * Đối với các khu nghỉ dưỡng (resort) và các cơ sở lưu trú của khách du lịch 138 139 Để các khu nghỉ dưỡng và các cơ sở lưu trữ đạt chất lượng quốc tế và khu vực cần có các giải pháp sau: Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án tầm cỡ vào phát triển các điểm, khu, thành phố du lịch lớn, trong đó xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại như: sân bay, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hiện đại kết hợp với gìn giữ cảnh quan tài nguyên tự nhiên và nhân tạo truyền thống. Đảm bảo cho du khách có nơi nghỉ dưỡng chữa bệnh, vui chơi, hội nghị dài ngày như các quốc gia trong khu vực. Thứ hai, kết hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp nghiệp vụ nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú và nghỉ dưỡng cho du lịch: 1) Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các giám đốc khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là giám đốc ở các khu vực miền núi, vùng sâu, xa có khu du lịch và đồng bằng sông Cửu Long; Củng cố các trường hiện có và phát triển các trường đào tạo các chuyên gia và nhân viển đảm nhận các chức năng trong khách sạn như buồng, bàn, bếp, tiếp thị có chuyên môn sâu hiện đại ngang tầm quốc tế; 2) Tập huấn về nghiệp vụ bảo vệ môi trường ở các khu nghỉ dưỡng, lưu trú; 3) Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ du khách và làm sạch môi trường xã hội ở nơi có khu nghỉ dưỡng, lưu trú của du khách; và 4) Tạo ra các điểm lễ hội vui chơi, giải trí lành mạnh cho du khách. 3.2.3. Chính sách, giải pháp liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hãng LCA cần tập trung những vấn đề cơ bản sau: 1) Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không, trong đó có kết hợp giữa hãng LCA - lữ hành và khu nghỉ dưỡng du lịch chưa chặt chẽ, không đạt được hiệu quả dẫn đến khó khăn và tổn thất không đáng có cho cả hai phía; và 2) Liên kết Tourism - LCA là con đường, phương pháp giúp cả hai ngành cùng phát triển ổn định và trở thành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, việc liên kết Tourism – LCA cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và phải được điều hành bằng một cơ chế có hiệu lực và thiết chế gọn nhẹ có hiệu quả do các bộ 139 140 chuyên ngành đứng ra tổ chức, hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi thiết thực, cụ thể: - Tăng cường khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, lịch sự và khẳng định thương hiệu. - Nâng cao hiệu quả công tác liên kết trong quá trình phát triển, tăng cường phát huy năng lực phục vụ của các công trình giao thông, góp phần bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng hưởng thụ của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. - Phối hợp giải quyết, khắc phục những khó khăn, hạn chế cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp với các biện pháp cụ thể sau: 3.2.3.1. Xây dựng cơ chế liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, hình thành thể chế phối hợp, hợp tác, liên kết giữa hai Bộ Giao thông Vận tải và Văn hoá Thể thao và Du lịch thông qua: 1) Phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan đến các chủ thể tham gia liên kết, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới để hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hợp tác giữa giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực hợp tác giữa Tourism – LCA ; 2) Chú trọng đến các điều khoản liên kết, hợp tác giữa LCA của các quốc gia ASEAN với Du lịch Việt Nam và hợp tác LCA Việt Nam với du lịch của các quốc gia trong vùng và quốc tế; Tạo điều kiện để hai ngành mở rộng hoạt động ra phạm vi quốc tế và có cơ sở pháp lý và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp của các nước đến hoạt động liên kết với các chủ thể kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực LCA và du lịch; và 3) Phối hợp giữa cơ quan chức năng của hai Bộ trong xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA khi tham gia các chương trình liên kết bằng cách giảm giá sử dụng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ của nhau, tạo điều kiện để các chủ thể tham gia liên kết có căn cứ pháp lý rõ ràng để xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động và phát 140 141 triển ổn định, giảm bớt những hệ quả xấu do biến động của thị trường tác động bất lợi tới quan hệ liên kết, đồng thời có căn cứ pháp lý để giải quyết và hòa giải nhanh các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia liên kết một cách công bằng, đúng pháp luật. Thứ hai, hình thành các thiết chế điều hành và phối hợp khả thi các liên kết đã được ký đạt hiệu quả tối ưu nhằm đem lại lợi ích cho cả các phía tham gia liên kết bằng các bước cụ thể: 1) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong khuôn khổ qui định của pháp luật và mức độ quan hệ hợp tác trong các chương trình đã được phê duyệt giữa hai Bộ để hình thành các thiết chế quản lý và điều phối tương ứng; 2) Ở cấp Bộ cần hình thành một bộ phận gọn nhẹ quản lý các chương trình liên kết gắn với các vụ chức năng. Ở cấp Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không cần có hẳn một tổ chức quản lý, phối hợp các quá trình liên kết theo các chương trình cụ thể ở từng thời kỳ. Cơ quan này cần xác định chức năng và nhiệm vụ rõ ràng để điều phối các doanh nghiệp tham gia liên kết; và 3) Ở cấp doanh nghiệp cần có một bộ phận đặt trong phòng kế hoạch làm chức năng xây dựng các chương trình và điều hành các quá trình liên kết ở các chương trình đã có hiệu lực. 3.2.3.2. Xây dựng các chương trình thực thi liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Ta biết rằng, LCA chỉ tham gia vào khâu đầu và khâu cuối của sản phẩm lữ hành du lịch, làm nhiệm vụ đưa khách du lịch từ nơi tập trung của hãng lữ hành về các điểm đến du lịch, khi kết thúc một sản phẩm nghỉ dưỡng, tham quan, hội nghị…, có trách nhiệm đưa khách du lịch khứ hồi về điểm xuất phát. Do đó, chủ thể đứng ra xây dựng các chương trình hợp tác liên kết giữa hai chủ thể này phải là các hãng lữ hành du lịch. Trường hợp đặc biệt, không có chương trình hợp tác của các hãng lữ hành du lịch, các hãng LCA cần hành khách để khắc phục các chuyến bay không tải, giảm chi phí có thể các hãng LCA chủ động liên kết với các khu nghỉ dưỡng để giảm giá cho các du khách tự do thì họ chủ động xây dựng các chương trình liên kết. Tuy nhiên, các chương trình liên kết này không đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội tối ưu, phần thiệt thòi chủ yếu du khách phải gánh chịu. Do đó 141 142 chương trình liên kết đạt hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực thường do các hãng lữ hành du lịch xây dựng. Thứ nhất, chương trình liên kết cần có các bước sau: 1) Căn cứ vào những xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và quốc tế, những điều tra, khảo sát về cầu du lịch của quốc gia và quốc tế để xây dựng chương trình liên kết với các điểm du lịch của quốc gia và quốc tế đã được ký kết và chương trình kích cầu du lịch quốc gia để xây dựng chương trình liên kết với các hãng LCA; 2) Các hãng LCA căn cứ vào nhu cầu chuyên chở hành khách của mình ở từng thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ có các chương trình kích cầu du lịch, để xác định số lượng ghế và giá cho mỗi đường bay ở một thời điểm xác định. Trừ trường hợp hãng LCA giảm giá để quảng bá thương hiệu, còn giá cả cho mỗi ghế trên máy bay (một lượt hoặc khứ hồi) phải xây dựng trên nguyên tắc bù đắp được chi phí và có lợi nhuận hợp lý. Thông thường bằng 60 - 70% giá vé hiện hành của các hãng hàng không truyền thống; 3) Trước khi thực hiện các hợp đồng cần điểu chỉnh lại số lượng và giá cả của LCAS đựa trên điều kiện và hoàn cảnh, khả năng cụ thể của các bên tham gia ký kết hợp đồng theo nguyên tắc đã thỏa thuận và tính đến hoàn cảnh cụ thể của các bên để đảm bảo cho cả hai đều có lợi ích hợp lý nhằm duy trì quan hệ liên kết lâu dài; và 4) Khi kết thúc một chương trình liên kết bằng một hay một số hợp đồng cần phải rút kinh nghiệm và đánh giá cụ thể về kết quả, hạn chế để có biện pháp phát huy và khắc phục các hạn chế nhằm duy trì quá trình liên kết lâu dài. Thứ hai, đối với các chương trình liên kết với các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch nước ngoài cần lưu ý thêm các biện pháp bổ sung sau: 1) Phải tiến hành khảo sát cụ thể từng tour tại các điểm đến du lịch ở nước ngoài để thông tin cụ thể cho du khách biết khi họ đặt chỗ đăng ký tour; 2) Phải ký kết các hợp đồng liên kết pháp lý với các đối tác nước ngoài trong đó xác định rõ trách nhiệm cụ thể của họ đối với từng dịch vụ được cung cấp trong chuỗi giá trị cấu thành sản phẩm của tour để tránh xảy ra các thua lỗ không đáng có khi xảy ra các tranh chấp pháp lý; và 3) Cần chuẩn bị chu đáo cả tinh thần và vật chất cho du khách, đặc biệt chuẩn bị các hướng dẫn viên du lịch thông thạo thổ ngữ để bảo đảm thỏa mãn đầy đủ các dịch vụ đã cam kết với du khách khi thực hiện tour ở nước ngoài. 3.2.3.3. Phối hợp, liên kết giữa Du lịch – Hàng không giá rẻ trong phát triển 142 143 và hội nhập kinh tế quốc tế Trong hội nhập kinh tế quốc tế thì liên kết và hợp tác phát triển giữa hai ngành hàng không và du lịch giữ vị trí quan trọng, Tăng cường khảo sát mở đường bay nối các địa bàn du lịch trọng điểm trong nước với các thị trường khu vực và quốc tế, tăng tần suất hoạt động của các sân bay vào các thời kỳ cao điểm và sự kiện du lịch, thúc đẩy các dự án, nâng cấp, cải tạo và xây mới các sân bay, nhà ga theo qui hoạch đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, tạo điều kiện phát triển loại hình vận chuyển khách du lịch theo đường không bằng hình thức thuê nguyên chuyến, có chính sách khuyến khích đối với các dịch vụ bay thuê phục vụ khách du lịch bằng trực thăng, khinh khí cầu, tăng cường phối hợp giữa các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch trong công tác quảng bá, xúc tiến thị trường. Để nâng cao hiệu quả hợp tác Tourism – LCA trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể nêu ra các biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất, vào thời kỳ cao điểm của mùa du lịch, các hãng LCA cần tăng cường tần suất bay và mở thêm các đường đến các điểm du lịch trọng điểm, đặc biệt là các điểm đến du lịch biển đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Hạ Long… cũng như ở các vùng cao Tây Nguyên, Tây Bắc. Trong đó có các chương trình kích cầu, giảm giá vé để những người có thu nhập trung bình hoặc thấp như những người hưu trí, học sinh, sinh viên có thể đi du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm tại các vùng cảnh đẹp tự nhiên của Tổ quốc. Thứ hai, phối hợp giữa hai Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xây dựng và ban hành các chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp trong hai ngành đầu tư vào nhau xây dựng các cơ sở hạ tầng cho hàng không và du lịch, hình thành các trung tâm du lịch và thành phố du lịch lớn của quốc gia. Thứ ba, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cả cán bộ lãnh đạo, nhân viên phục vụ và người lái, nhà quản lý và điều hành của hai ngành, đặc biệt kiến thức về liên kết liên doanh giữa hai bộ phận LCA - lữ hành du lịch. 143 144 KẾT LUẬN Liên kết giữa du lịch và hàng không, đặc biệt liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ, trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ giữa các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau là một khách quan bắt nguồn từ sự vận động và phát triển nội tại của chính bản thân hai ngành kinh tế mũi nhọn này. Vai trò và tác động to lớn của liên kết kinh tế này trong sự phát triển bền vững của các nền kinh tế đang phát triển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng ngành du lịch - ngành công nghiệp xanh không khói như nước ta là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các hãng LCA nước ta chưa lâu, các hãng LCA tư nhân đang gặp nhiều khó khăn và thất bại, nhiều hãng phải dừng bay hoặc tạm ngừng bay do thiếu nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, ở Việt Nam chưa tìm ra được mô hình và cơ chế liên kết du lịch – hàng không giá rẻ có hiệu quả để duy trì hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới mẻ này phát triển bền vững, ổn định và có hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển giữa Du lịch và Hàng không giá rẻ đã được các nhà nghiên cứu đi trước để lại, những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu nhưng chưa có điều kiện phân tích đầy đủ, những vấn đề chưa được nghiên cứu về mặt lý luận và minh chứng bằng thực tiễn. Luận án đã phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và khu vực trong liên kết du lịch và hàng không giá rẻ, chỉ rõ vai trò của liên kết này trong phát triển của chính bản thân ngành hàng không và du lịch, đồng thời luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực có nền kinh tế tương đồng trong việc hình thành và phát triển các hình thức liên kết này. Luận án đã khảo sát hoạt động của các hãng LCA tư nhân và liên doanh, cũng như các hình 144 145 thức liên kết giữa chúng với du lịch trong thực tiễn trên tất cả các mặt theo yêu cầu của luận án, từ đó chỉ ra những thành tựu và những hạn chế cần phát huy và khắc phục để hình thức liên kết này phát triển bền vững, có hiệu quả. Luận án đã chỉ ra các xu hướng, quan điểm phát triển của liên kết du lịch với hàng không giá rẻ, từ đó đưa các nhóm giải pháp khả thi để phát triển các hình thức liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của du lịch và hàng không trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy luận án đã được hoàn thành, song do trình độ của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế và bất cập cũng như sự khan hiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam, rất mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học để luận án được sửa chữa và điều chỉnh theo yêu cầu của một luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị. 145 146 KIẾN NGHỊ Để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc liên kết du lịch và hàng không giá rẻ: 1. Đối với Chính phủ, Quốc hội: - Nhanh chóng sửa đổi Luật Du lịch Việt Nam (2005) nay đã bộc lộ nhiều bất cập và theo xu hướng mở, phù hợp với Cương lĩnh 2011 của Đảng - Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế. Nâng cấp Cục Hàng không Việt Nam hiện nay thành Bộ Hàng không Dân dụng Việt Nam hoặc thành một cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng một cách toàn diện còn phải quản lý về giáo dục đào tạo và phát triển ngành công nghiệp hàng không, 2. Đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục hàng không Dân dụng Việt Nam: - Nhanh chóng đầu tư , sắp xếp lại các trung tâm đào tạo phi công hiện có và xã hội hoá nguồn lực để thiết lập một trường đào tạo phi công dân dụng tại Việt Nam mang tầm Quốc gia và Khu vực để đào tạo phi công - dân dụng đang ở trong tình trạng khan hiếm như hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi để cho các hãng hàng không tư nhân ra đời và thiết lập thể chế giám sát các hãng hàng không lớn (được Nhà nước bảo hộ) không thể dùng tiềm lực kinh tế, chính trị của mình gây khó khăn cho các hãng hàng không khác khi mới bắt đầu hoạt động. 3. Đối với Bộ văn hoá Thể thao Du lịch và Uỷ ban nhân dân các cấp: - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo giữa du lịch với các ngành có liên quan đến hoạt động du lịch đặc biệt với ngành hàng không giá rẻ. - Cương quyết dẹp bỏ tình trạng đeo bám khách du lịch quốc tế trong việc bán hàng rong của một số bộ phận người dân. 146 147 147 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ: 1. Phùng Thế Tám (2007) ‘’ Xây dựng Pacific airlines theo mô hình hàng không giá rẻ’’ Tạp chí Giáo dục lý luận Số 3 – 2007 Hà Nội. 2. Phùng Thế Tám (2013) ‘’Liên kết du lịch với hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế’’ Việt Nam Tourism Rewiew Số 12/2013 Hà Nội. 3. Phùng Thế Tám (2013) ‘’Đấy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác hàng không với du lịch trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam’’ Đề tài khoa học cấp trường. Mã số: NCS-2011 – 02. Thành phố Hồ Chí Minh 4. Phùng Thế Tám (2014) ‘’Một số giải pháp liên kết du lịch với hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam’’ Tạp chí Báo cáo viên Số 01/2014. Hà Nội. 5. Phùng Thế Tám (2014) ‘’Liên kết với du lịch thời cơ và giải pháp cho dịch vụ hàng không giá rẻ Việt Nam’’ Tạp chí hàng không Việt Nam Số kỳ 1 tháng 3/2014. Hà Nội. 6. Phùng Thế Tám (2014) ‘’Liên kết với dịch vụ hàng không giá rẻ để phát triển du lịch ở Việt Nam thời kỳ hội nhập: Xu hướng và giải pháp’’ Tạp chí khoa học đại học Văn hiến Số 04.08/2014 Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Dương Cao Thái Nguyên (PGS.TS) – Chủ biên, Phùng Thế Tám và Cộng sự (2012) ‘’Thiết kế chế tạo thử nghiệm xe ô tô điện ứng dụng trong cảng hàng không, sân bay’’. Đề tài khoa học cấp Bộ. Mã số dự án: NL 112004. Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Chu Hoàng Hà (TS) – Chủ biên, Phùng Thế Tám và Cộng sự (2012) Giáo trình ‘’ Qui hoạch cảng hàng không - sân bay’’ Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Dương Cao Thái Nguyên (PGS.TS) - Chủ biên, Phùng Thế Tám và Cộng sự (2014) Giáo trình ‘’ Khai thác cảng hàng không, sân bay’’ Thành phố Hồ Chí Minh. 148 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1 Nguyễn Tuấn Anh, 2010. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. 2 Trần Xuân Ảnh, 2011. Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ. 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 6 Khoá XI (trang 21) 4 Bản tin Viện Khoa học hàng không, số 27/2007. 5 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, 2011. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch. 6 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, 2012. Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch và Bộ Giao thông Vận tải ký ngày 13/11/2012 tại Hà Nội. 7 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2013. Hội nghị triển khai công tác năm 2013 của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch 04/01/2013. 8 Chương trình giảng kinh tế Fulbright, 2004. Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Hà Nội. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 10 Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004. Kinh tế du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội. 11 Nguyễn Thu Hạnh, 2011. Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp Bộ. 12 Hoàng Thị Lan Hương, 2011. Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. 149 150 13 Nguyễn Trùng Khánh, 2012. Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. 14 Lê Văn Minh, 2006. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài cấp Bộ. 15 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, T23, NXB CTQG (st) H.1993 16 Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình, 2000. Kinh tế du lịch và du lịch học, Trung Quốc. 17 Dương Cao Thái Nguyên, 2005. Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ. 18 Đào Mạnh Nhương, 1996. Những khả năng tích lũy và lợi nhuận trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. 19 Quốc hội, 2005. Luật du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 Đỗ Cẩm Thơ, 2007. Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, Đề tài cấp Bộ. 21 Tổng cục Du lịch Việt Nam - Cục Hàng không Việt Nam (2013), Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 ký ngày 10/4/2013. 22 Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), 2011. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch. 23 Nguyễn Văn Tuấn, 2012. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch, 20/12/2012. 24 150 WHO, 1998.‘Báo cáo hàng năm 1998’ 151 25 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội Đại biểu 26 toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu 27 toàn quốc lần thứ XI Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Võ Thanh Thu, 1999. Kinh tế đối ngoại. Nhà xuất bản Thống 28 kê. Võ Thanh Thu, 2005. Quan hệ kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản 29 Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2009. Niên giám thống kê 2008. Hà Nội: 30 Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2011. Niên giám thống kê 2010. Hà Nội: 31 Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2011. Hà Nội: 32 Nhà xuất bản Thống kê. Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trong khu vực và những bài học đối với Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 33 Trần Tiến Dũng, 2007. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng, Luận án Tiến sĩ kinh tế. 34 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên), 2004. Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 35 Đỗ Thanh Hoa, 2006. Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài cấp Bộ (Tổng cục Du lịch). 36 Trần Văn Mậu, 2001. Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 37 Michael E. Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 38 151 Nguyễn Cao Trí, 2011. Nâng cao năng lực cạnh tranh các 152 doanh nghiệp du lịch TP. HCM đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 39 Thủ tướng Chính phủ, 2002. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002, phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010. 40 Thủ tướng chính phủ, 2011. Quyết định số 2473/2011/QĐTTg ngày 30/12/2011, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 41 Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), 2010. Dự báo “Tầm nhìn du lịch 2020”, Thông tấn xã Việt Nam. 42 Tổng cục Du lịch Việt Nam Hội nghị triển khai công tác năm 2013 04/01/2013. Tài liệu tiếng Anh 43 Anne Graham, đại học Westminster (Anh), Andreas Papatheodorou ở đại học The Aegean, Greece và Peter Forsyth ở đại học Monash (Australia) - “Aviation and Tourism Implications for leisure travel”, 2008. 44 “Low-cost Airline in the Asia Pacific Region” của An Exceptional Intra và “Regional Traffic Growth Opportunity” của Peter Harbison. 45 Micheal Straus, 2010. Value creation in Travel Destribution. 46 “The economic benefits of Air Transport” của IATA, ATAG. 47 “Tourism - A new perspective” của Burn Peter và Holden Andrew. 48 152 “Tourism principle and practice” của Cooper, C. Gibert. 153 49 “Tourism in Developing countries” của Martin Oppermann và Kye-Sung. 50 UNTAD, 1997. Globalization and Economic Convergence, Trade and Development report 1997. 51 “What future for Low-cost Airline in Asia” của Richard Stirland. 52 World Trade Organization, 9/1998. Tourism services, Council for Trade in Services. 53 WTTC, 1995. Travel and Tourism’s Economic Perspective 1995 - 2005, WTTC: Brussels. Source: Based on UNSTAT, Recommendations on Tourism Statistics, op cit. Trang WEB: 54 Website:http://en.tiket.com/pesawat/tiket-lion-air? lang=en&twh=19531511&om=1&gclid=CJHz18O-1cUCFQ0AvAodQ3gAUA 55 Website: http://www.baomoi.com/Chau-A--Thai-Binh-Duong- Hang-khong -gia-re-cat-canh/45/8717197.epi 56 Website: http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php? cat=1001&item id=12240 57 Website: http://www.tico.ca/news/advisories/287-industry- advisory-amend ment -to-definition-of-qtravel-servicesq.html 153 154 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Khung phân tích Vấn đề nghiên cứu Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, Quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Chỉ rõ Bản chất và Tính qui luật của các quá trình kinh tế Chính sách, Giải pháp, Kết luận và Kiến nghị Quan điểm chỉ đạo Nhóm Vi mô Nhóm Vĩ mô Giải pháp liên kết 154 155 Phụ lục 2: Quy trình nghiên cứu: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhậ Cơ sở khoa học của nghiên cứu Du lịch Hàng không giá rẻ Hội nhập kinh tế quốc tế Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Xây dựng mô hình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIẢI PHÁP Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Quan điểm chỉ đạo Phương pháp, mục tiêu Chính sách, giải pháp 155 Các yếu tố ảnh hưởng tới Liên kết Du Kinh nghiệm liên kết Du lịch – Hàng k 156 Phụ lục 3: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh vi mô Độ ngành tinh thông về hoạt động và chiến lược công ty Chất lượng môi trường kinh doanh quốc Trìnhgia độ phát triển cụm Năng lực cạnh tranh vĩ mô Hạ tầng xã hội và thể chế chính trị Các chính sách kinh tế vĩ mô Các yếu tố lợi thế tự nhiên + Năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô tạo ra tiềm năng để đạt mức năng suất cao, nhưng chỉ riêng các yếu tố vĩ mô thì chưa đủ. + Năng suất còn phụ thuộc vào năng lực vi mô của nền kinh tế và mức độ tinh vi của cạnh tranh trong nước. Nguồn: VCR 2010 156 157 Phụ lục 4: Chính sách lấy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ làm trung tâm Giáo dục đào tạo lao động Thu hút đầu tư Các tiêu chuẩn về môi trường Liên kết Du lịch–Hàng không Giá rẻ Thông tin Cơ sở hạ tầng chuyên biệt cho HKGR Xây dựng các tiêu chuẩn cho liên kết Hạ tầng khoa học công nghệ Liên kết ngành Du lịch và Hàng không giá rẻ là khuôn khổ để tổ chức thực hiện các chính sách giải pháp Nguồn: Tổng hợp của tác giả 157 158 Phụ lục 5: Mạng đường bay của Tiger Airways Nguồn: Tiger airways 158 159 Phụ lục 6: Tính năng kỹ thuật và kinh tế của Airbus A320 Trọng lượng cất cánh tối đa Sải cánh Tổng chiều dài Chiều cao Chiều rộng khoang hành khách Diện tích cánh Tốc độ bay tiết kiệm xăng trung bình Độ cao tối đa khi bay Sức chứa nhiên liệu tối đa Tầm bay khi đầy tải Công suất đẩy tối đa Động cơ 73,500 kg/ 161,700 lb 34.1m/ 111.8 ft 37.6m/ 123.3 ft 11.8m / 38.6 ft 4.0 m/ 12.9 ft 122.4 sq m/ 1,318 sq ft 863 kph/ 466 nautical mph (kts) 35,000 ft 23,860 litres/ 6,300 US gallons 4,800 km/ 2,600 nautical miles 108.89 kN/ 24,480 lb 2 x V2500 International Aero Engines Nguồn: Cục hàng không dân dụng Việt Nam 159 [...]... Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Những quan điểm và giải pháp cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay Chương 1 28 29 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ... VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Tính khách quan của quá trình liên kết kinh doanh của các chủ thể kinh tế thường xuất phát từ chính đặc điểm và các sản phẩm mà chúng cung cấp cho thị trường Liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ, trước hết... đề tài Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam cho luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1 Những công trình nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ ở ngoài nước Cho đến nay, tác giả của luận án tìm thấy rất hiếm các chuyên khảo nghiên cứu riêng biệt về liên kết... mô hình liên kết tối ưu; 3) Tính khách quan kinh tế của quá trình liên kết Tourism - LCA; 4) Thực tiễn liên kết Tourism – LCA trên thị trường Việt Nam; 5) Những thành công và thất bại trong liên kết Tourism - LCA; và 6) Các giải pháp khả thi thúc đẩy tiến trình liên kết 2.2 Các công trình trong nước nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Trên... với các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ hàng không là một khách quan kinh tế xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành du lịch và ngành hàng không 1.1.2 Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ 1.1.2.1 Hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản Thuật ngữ Hàng không chi phí thấp” hay Việt hóa thành Hàng không giá rẻ (Low Cost Airlines - LCA) ra đời với chuyến... Tourism) Du lịch quốc tế vào (Inbound Tourism) Du lịch quốc gia (National Tourism) Du lịch quốc tế ra (Outbound Tourism) Du lịch quốc tế (International Tourism) Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới [41] Từ phân loại du lịch như trên, người ta chia dịch vụ du lịch thành hai loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế và dịch vụ đối với khách du lịch nội địa Trong đó, dịch vụ đối với khách du lịch... đường không Đặc biệt cần tìm địa hình thuận lợi để phát triển các cảng hàng không cho loại hình LCA nhằm gắn khu du lịch với các thị trường du lịch quốc tế lớn, bảo đảm cho khu du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định, bền vững 2.2.2 Một số nội dung nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ 20 21 trong các luận án nghiên cứu về du lịch từ các luận án tiến sĩ về liên kết Du lịch. .. tích bản thân du lịch, hàng không giá rẻ và đặc điểm các dịch vụ chúng cung cấp cho thị trường là cần thiết 1.1.1 Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1.1 Du lịch Theo từ điển Webster’s New University, du lịch (tourism) được định nghĩa “là chuyến đi chơi, là lĩnh vực kinh doanh các chuyến du lịch và các dịch vụ cho khách du lịch” Trước... trạng liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ ở chương 2 để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp ở chương 3 Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để minh chứng thực trạng liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ trong chương 2 27 28 Phương pháp mô hình hoá được sử dụng trong chương 1 và 2 để làm rõ vấn đề liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ Phương... – hàng không thời gian qua, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp trong thời gian tới - Đề xuất các chính sách và giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch và hàng không, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 7 Kết ... hình ưu liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ hội nhập kinh tế quốc tế .42 1.3 Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ hội nhập kinh tế quốc tế số hãng hàng không giá rẻ điển hình... triển liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ hãng hàng không giá rẻ nội địa hội nhập kinh tế quốc tế 63 2.2 Đánh giá thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ hội nhập quốc tế Việt Nam ... liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam Chương 3: Những quan điểm giải pháp thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam

Ngày đăng: 13/10/2015, 20:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w