1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay

97 846 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 915,17 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ TRƯƠNG PHƯƠNG DUNG KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ TRƯƠNG PHƯƠNG DUNG KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thúy Vân, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gian Hà Nội đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Trương Phương Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa từng được công bố. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trương Phương Dung MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 8 6. Đóng góp mới của luận văn...................................................................... 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................... 9 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 9 B. NỘI DUNG............................................................................................. 10 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ............................................................. 10 1.1. Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, đạo đức và pháp luật 10 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ................................................................. 10 1.1.2.Một số vấn đề lý luận về đạo đức và vai trò của đạo đức trong xã hội. ..................................................................................................................... 18 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về pháp luật và vai trò của pháp luật trong nhà nước và xã hội. ............................................................................................. 22 1.2. Tính tất yếu của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ................. 27 1.2.1. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.............................................. 27 1.2.2. Sự cần thiết phải kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. ............................. 30 1.3. Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ................................................ 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY37 2.1. Thực trạng kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ................................................... 37 2.1.1. Khái quát lịch sử kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội ở Việt Nam. ..................................................................................................... 37 2.1.2. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. .................................................................................... 43 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ...... 69 2.2.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức, của pháp luật cũng như ý nghĩa của sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ..................................... 69 2.2.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ............................................................. 71 2.2.3. Chú trọng việc giáo dục nâng cao đạo đức, ý thức pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội. .............................................................................. 75 2.2.4. Đánh giá đúng vai trò của dư luận xã hội và dựa vào những luồng dư luận tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội. ..................................................................................................................... 78 2.2.5. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; chú trọng giáo dục cải tạo khi xử lý người vi phạm pháp luật. ..................................................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 87 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NNPQ : Nhà nước pháp quyền NNPQ XHCN : Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội quan trọng trong kiến trúc thượng tầng, có vai trò rất quan trọng đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong xã hội Á Đông truyền thống, đạo đức vốn được xem là công cụ chủ yếu của các nhà cầm quyền dùng để điều chỉnh hành vi con người, nhằm đem lại sự ổn định cho xã hội. Dần dần, sự phát tiển của xã hội làm cho các quan hệ xã hội biến đổi ngày càng phong phú và phức tạp, mà nếu chỉ dựa vào đạo đức, trật tự xã hội không được bảo đảm. Khi đó, pháp luật xuất hiện với chức năng điều chỉnh hành vi con người mang tính bắt buộc. Cả đạo đức và pháp luật đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Tuy vậy, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, biện chứng, tác động, ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Thực tiễn quản lý xã hội của các quốc gia cho thấy không thể tách rời mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, ngay cả khi xây dựng NNPQ: một nhà nước thượng tôn pháp luật, thì những qui phạm pháp luật vẫn phải luôn có mối quan hệ với các qui phạm đạo đức. Trong điều kiện Việt Nam xây dựng NNPQ, pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, mọi hoạt động của nhà nước và công dân đều chịu sự điều tiết của pháp luật; sự bình đẳng trước pháp luật là quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, sự coi trọng đạo lý, ứng xử theo đạo lý đã trở thành truyền thống của dân tộc. Người Việt đã quen với lối ứng xử “trăm cái lý không bằng tý cái tình”. Có thể nói, hiện nay thói quen xử sự theo đạo lý vẫn còn ngự trị trong lối sống của không ít người. Vì vậy, trong điều kiện xây dựng NNPQ, khi pháp luật đã trở thành phương tiện chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng quản lý thì đạo đức vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chính trong nét đặc thù này, đặt ra yêu cầu nhận thức đúng đắn về vai trò, về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp 1 luật; Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế làm gia tăng tính phức tạp trong các quan hệ xã hội và đời sống xã hội nói chung. Song song với những ảnh hưởng tích cực là không ít những ảnh hưởng tiêu cực như lối sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống v.v… Trong điều kiện đó, để nhà nước điều hòa một cách có hiệu quả nhất các quan hệ xã hội thì cần phải kết hợp chặt chẽ pháp luật với việc phát huy các giá trị đạo đức. Chính vì thế, nghiên cứu sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong điều kiện Đổi mới, xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cần thiết, góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam có một môi trường pháp lý thực sự tôn nghiêm, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy được các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay để viết Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Về phương diện lý luận, từ trước đến nay, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học ở một số lĩnh vực như: Luật học, Đạo đức học và Triết học. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu theo hai mảng sau: Nhóm công trình nghiên cứu về đạo đức, pháp luật, về vai trò của đạo đức và pháp luật trong xã hội gồm có: Lê Quang Thưởng (1994), Tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức truyền thống và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Văn Tỉnh (1994), Đạo đức truyền thống của dân tộc là môi trường thuận lợi của việc thực hiện pháp luật, Xã hội và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn 2 Quốc Việt (2002), Bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu cấp khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Tuyết Ba (2002), Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 5; Nguyễn Bình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Minh Đoan (2009), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong đó, nổi bật là các công trình: Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2000) của hai tác giả Vũ Khiêu và Thành Duy. Sách đề cập đến vấn đề pháp luật và đạo đức ở Việt Nam một cách tương đối toàn diện, theo tiến trình lịch sử của sự phát triển. Sách tập trung phân tích những nét đặc trưng của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam, thứ triết lý được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dân tộc và đang biến đổi do tác động của các nhân tố phát triển của xã hội hôm nay. Có thể nói, trong từng chương của cuốn sách đều đã đề cập đến vị trí, vai trò của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử của nó. Tuy nhiên, cuốn sách không chỉ ra đặc điểm cũng như sự tương tác giữa pháp luật với đạo đức, không đề cập một cách cụ thể vai trò của đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội. Tác giả Nguyễn Quốc Việt có đề tài nghiên cứu: “Bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay” (Đề tài nghiên cứu cấp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Đây là công trình tuy chỉ tiếp cận một khía cạnh của mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật, nhưng tác giả đã đề cập đến vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay của nước ta. Đó là việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo 3 đức truyền thống của dân tộc trong điều kiện mới, cụ thể là trong quá trình cải cách, đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, hợp tác và hội nhập quốc tế. Tác giả đã nêu ra và luận giải các vấn đề như sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện pháp luật; thực trạng bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta hiện nay... Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp bao gồm các phương pháp, cách thức bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Trong nội dung nghiên cứu này, phải kể đến công trình điển hình là cuốn sách Pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007). Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá đồ sộ về pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, tác giả đã đề cập một cách tương đối toàn diện các vấn đề như vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội; sự thống nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức. Công trình cũng giới thiệu cho người đọc những nội dung cơ bản trong tư tưởng pháp luật và đạo đức ở phương Đông, phương Tây. Cuốn sách cũng đề cập đến thực trạng đạo đức, pháp luật trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Qua đó, tác giả đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp giáo dục thực hành đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả không luận giải các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhận thức của con người... ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, và chưa phân tích mối quan hệ này trong điều kiện cụ thể xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Tiếp theo là cuốn Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009). Đây là một cuốn sách viết về vai trò của pháp luật với nội dung khá rõ ràng và dễ hiểu. 4 Trong đó, tác giả phân tích sâu sắc về vai trò của pháp luật đối với nhà nước, đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với đường lối, chính sách của Đảng... Thông qua bốn chương của cuốn sách, tác giả nhấn mạnh rằng, pháp luật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, công cụ quản lý xã hội quan trọng, có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định pháp luật không phải là công cụ quản lý duy nhất, càng không phải là công cụ quản lý vạn năng. Thông qua luận giải của tác giả, người đọc có thể hình dung một cách rõ ràng về vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Nhóm công trình nghiên cứu về sự kết hợp, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong đời sống xã hội có các công trình: Triệu Vũ (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa đức trị và pháp trị trong quản lý xã hội, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11; Trần Hậu Thành (1998), Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5; Trần Hậu Thành và Lê Thị Hoài Thanh (2000), Về quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6; Hoàng Xuân Châu (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học Đại học Quốc gia Hà Nội; Lương Hồng Quang (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh; hàng loạt công trình nghiên cứu chuyên sâu của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức như: Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/ 1999; Hoàng Thị Kim Quế (chủ nhiệm) Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, 2002; Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 12/2002; Nguyễn Thúy Hoa (2006), Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước tại Việt Nam hiện nay, Luận văn 5 Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tạ Thị Thu Đông (2012), Kết hợp đạo đức và pháp luật – cơ sở và giải pháp trong việc quản lý xã hội, xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3; Nguyễn Văn Năm (2012), Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Đại học Luật Hà Nội. Xin điểm qua một số công trình nghiên cứu ở nội dung này như: Đề tài nghiên cứu: "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay" của tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Đề tài Khoa học cấp Bộ, 2002). Đây là công trình nghiên cứu một cách khá toàn diện các vấn đề như vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội; tác giả cũng bước đầu nghiên cứu những biểu hiện việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức ở một số lĩnh vực pháp luật cụ thể; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tác giả Lương Hồng Quang có đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002), và tác giả Tạ Thị Thu Đông có đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những đề tài này đề cập một cách khá sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai tác giả đều có sự phân tích khá sâu sắc các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch và khẳng định, đạo đức là gốc, là cơ sở để xây dựng pháp luật tiến bộ, là nhân tố đảm bảo việc thực hiện pháp luật, là công cụ hỗ trợ cho pháp luật trong việc giữ gìn trật xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngược lại, pháp luật cũng có tác động mạnh mẽ đến đạo đức. Pháp luật ghi nhận và đảm bảo về mặt pháp lý các chuẩn mực đạo đức, là công cụ hữu 6 hiệu hỗ trợ cho cái thiện đấu tranh thắng cái ác, tạo điều kiện để các giá trị đạo đức phát triển bền vững. Chính vì vậy, luận văn khẳng định, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội. Có thể nói, các luận văn đều đã đề cập trực diện nhiều khía cạnh trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Xuân Châu với đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Luận văn đã đề cập những khía cạnh của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên luận văn không đề cập một cách cụ thể quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Luận văn trình bày về những điểm tương đồng, khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng như đề cập đến vai trò của pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội nhưng chưa chỉ ra đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong giai đoạn hiện nay; chưa luận giải về sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong hoạt động quản lý xã hội. Nhìn chung, các công trình kể trên đã nghiên cứu về đạo đức và pháp luật, về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật nói chung, hay là mối quan hệ đạo đức và pháp luật trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các tác giả đã nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt của đạo đức và pháp luật, sự ảnh hưởng qua lại một cách mật thiết giữa chúng; chỉ ra vai trò của đạo đức và pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là những phương tiện quan trọng điều chỉnh hành vi con người. Một số công trình nghiên cứu vấn đề kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung. Tuy nhiên, các công trình chưa đề cập một cách cụ thể sự kết hợp đạo đức với pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiên nay. Đây là hướng nghiên cứu mà tác giả luận văn muốn hướng đến. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, pháp luật, nhà nước pháp quyền, luận văn đi vào làm rõ tính tất yếu và thực trạng sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp đạo đức và pháp luật một cách hiệu quả hơn. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, về đạo đức và pháp luật, về mối quan hệ giữa đạo đức pháp luật. Hai là, làm rõ tính tất yếu và thực trạng của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Ba là, bước đầu đề xuất một số giải pháp phát huy hiệu quả việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. - Phạm vi: Luận văn nghiên cứu sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, từ thời kỳ Đổi mới đến nay, thể hiện trong các văn kiện Đảng, trong hoạt động lập pháp và thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan niệm của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về lý luận NNPQ XHCN, về pháp luật và đạo đức. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo, sử dụng kết quả các công trình trong nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến nội dung của luận văn. 8 - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp của phép biện chứng duy vật như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống nhất logic – lịch sử, khái quát hóa… 6. Đóng góp mới của luận văn - Trên cơ sở lý giải sự cần thiết và thực trạng kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng cho việc nâng cao hiệu quả của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo dùng trong công tác nghiên cứu những vấn đề liên quan, tiếp cận ở cả góc độ triết học, đạo đức và pháp luật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 9 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, đạo đức và pháp luật. 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành cách đây hơn hai nghìn năm. Lúc đầu đó chỉ là những ý tưởng, những quan niệm của các nhà tư tưởng về những yếu tố, những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Sau đó những ý tưởng này được phát triển thành tư tưởng có giá trị phổ biến của nhân loại. Nội dung chủ yếu của tư tưởng nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò của pháp luật nhằm bảo vệ các giá trị xã hội như tự do, công bằng, bình đẳng và phát triển. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, do đòi hỏi của lịch sử và xuất phát từ khát vọng về tự do, dân chủ, có hai thời kỳ xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền. Đó là thời kỳ nhà nước cổ đại Hy Lạp, La Mã khi mà nhà nước chiếm hữu nô lệ đã thể hiện hết tính chất tàn bạo, dã man của nó và thời kỳ cách mạng tư sản ở châu Âu khi giai cấp tư sản phát động các cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hoà và xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Những tư tưởng tích cực tiến bộ về Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại ở phương Tây thể hiện rõ nét ở các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này như Solong, Socrat, Platon, Aristot, Xixeron v.v… Solong (638-559 tr.CN) được coi là người đầu tiên nêu ý tưởng về nhà nước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước Athen bằng việc đề 10 cao vai trò của pháp luật. Theo ông, chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất, ông chủ trương giải phóng tất cả mọi người bằng pháp luật, nhà nước và pháp luật là hai công cụ để thực hiện dân chủ, tự do và công bằng, vì vậy, hãy kết hợp sức mạnh quyền lực nhà nước với pháp luật. Nhà nước Athen với những tư tưởng cải cách của Solong được xem là nhà nước dân chủ nhất cho đến thời điểm đó. Heraclit (520-460 tr.CN) cho rằng pháp quyền là phương tiện quan trọng để chống lại cực quyền, ông kêu gọi nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình. Platon (427-374 tr.CN) quan niệm tinh thần thượng tôn pháp luật phải là nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phải tôn trọng pháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉ phụ thuộc vào chính quyền; Xixeron (106-43 tr.CN) đưa ra quan niệm: nhà nước phải là một cộng đồng pháp lý. Quan niệm của các nhà tư tưởng cổ đại tuy được nêu ở những góc độ khác nhau nhưng tựu trung đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựng nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật công bằng. Những ý tưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát các lý thuyết về tính tối cao của pháp luật, về phân chia quyền lực nhà nước và nhà nước pháp quyền nói chung. Những quan điểm, tư tưởng về nhà NNPQ thời kỳ cổ đại được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, độc tài và vô pháp luật ở châu Âu thế kỷ 17, 18. Trong thời kỳ này tư tưởng về nhà nước pháp quyền được phát triển khá phong phú, toàn diện, hình thành hệ thống quan điểm trong các học thuyết chính trị - pháp lý, tiêu biểu là quan điểm của các nhà tư tưởng: J.Lock, S.L. Montesquieu, J.J.Rousseau, I.Kant, Hegel, Monh. Trong đó, đáng chú ý là học thuyết của J.Lock, S.L.Montesquieu và J.J.Rousseau. 11 John Lock (1632-1704) là người đặt nền móng cho sự ra đời học thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản. Ông đưa ra tư tưởng về nhà nước trong cuốn “Khảo luận thứ hai về chính quyền”. J.Lock nhận thấy nguy cơ của quyền lực tuyệt đối, quyền của độc tài dù trao cho một cá nhân hay một nhóm người. Ông cho rằng dạng nhà nước tốt nhất là quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng đủ cần thiết để thực hiện chức năng của mình. Ông cho rằng một hệ thống nhà nước cần có quyền xét xử độc lập dựa trên duy nhất hiến pháp chung của quốc gia. Trách nhiệm lập pháp là của quốc hội và nhiệm vụ của nhà vua là hành động như một người chấp pháp tối cao. Tiếp sau John Lock, Montesquieu (1698-1755) trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” đã đề ra lý thuyết phân chia quyền lực, một trong những nội dung chủ yếu của NNPQ tư sản. Ông quan niệm, khi nắm trong tay quyền lực con người thường có xu hướng lạm dụng nó, vì vậy, phân chia quyền lực để tránh lạm quyền. Theo ông, mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực là: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Để chống độc quyền thì ba thứ quyền lực này phải được tổ chức sao cho có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau. J.J.Rousseau (1712-1788) trong “Bàn về khế ước xã hội” đã coi khế ước xã hội là cơ sở để giải quyết các vấn đề về nhà nước, pháp luật và công dân. Ông đã bàn cặn kẽ về “tam quyền” theo lý thuyết của Montessquieu. “Khế ước xã hội” là ý chí chung, là quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại. Ý chí chung của toàn thể dân chúng khi được công bố nó trở thành luật. Đến I.Kant (1724-1804) – học giả người Đức, lý thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản với tính cách là một học thuyết triết học – chính trị tương đối hoàn chỉnh đã được xác định. Ông triệt để tán thành việc áp dụng lý 12 thuyết phân quyền. Theo ông ở đâu áp dụng nguyên tắc này thì ở đó có NNPQ, nếu không chỉ là chuyên quyền. Lý luận kinh điển về NNPQ phát triểm mạnh ở nước Đức vào nửa đầu thế kỷ XIX. Robert Fon Mohn, Karl Teodor Valker - hai nhà luật học người Đức, là những người đầu tiên dùng thuật ngữ NNPQ đã được lập luận trong triết hoc của Canter, Hegen. Mohn và Valker đề ra nguyên tắc về tính tối cao của luật như là tiêu chuẩn quan trọng nhất của NNPQ. Theo Mohn, trong ba loại quyền trong NNPQ thì quyền lập pháp có vị trí cao nhất, không thể không có sự kiểm tra của các cơ quan tư pháp lớn hơn sự hoạt động lập pháp mà chỉ lớn hơn các cơ quan hành pháp mà thôi. Theo Mohn và Valker, trong những tiêu chuẩn của NNPQ đó là sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật, thừa nhận mục đích sống còn của tất cả mọi người không phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ. Tính tối cao của luật, sự ngự trị của pháp luật thể hiện qua quyền lực nhân dân dưới thình thức chủ quyền của nghị viện. Như vậy, từ thế kỷ XVII-XVIII, trong triết học pháp quyền đã thiết lập nguyên tắc bình đẳng về hình thức pháp luật của tất cả mọi người tham gia các quan hệ pháp luật, bằng sự thống nhất về bản chất của lợi ích và nhu cầu. Trong quan niệm cổ điển của thuyết pháp quyền tự nhiên của J.J.Rousseau, cơ chế kiểm tra của bộ máy chính trị - nhà nước được dùng để cân bằng lợi ích của toàn dân, của các nhóm, các giai tầng và các lợi ích cá nhân. Và sự cân bằng đó chỉ có thể đạt được, vẫn theo tư tưởng của J.J.Rousseau, khi có sự phân quyền và tôn trọng tính tối cao của luật và không chỉ là trật tự pháp luật tối ưu mà còn là tổ chức chính trị lý tưởng nói chung. Ở phương Đông, mầm mống về tư tưởng NNPQ cũng xuất hiện từ thời cổ đại. Đó là tư tưởng pháp trị của các nhà tư tưởng thuộc phái Pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi… Quản Trọng chủ trương đề cao “Luật, lệnh, hình, chính”, vua phải giữ pháp, không vì vua muốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua. Hàn Phi coi pháp là chuẩn mực cao nhất của việc cai 13 trị đất nước, khi thi hành pháp luật thì không kể đến tình cảm riêng, không câu nệ chuyện thân sơ, sang hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là sự tiếp thu những điểm ưu trội của ba trường phái trong Pháp gia: “pháp” (Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo); từ đó, phát triển và xây dựng một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời. Sự phân tích trên cho thấy tư tưởng về nhà nước pháp quyền nói chung, đặc biệt ở phương Tây là cả một quá trình phát triển kế tiếp và nối dài, có sự kế thừa và hoàn thiện trong quá trình vận động đó, để đi đến những quan điểm chung thống nhất về nhà nước pháp quyền. * Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Nghiên cứu các tư tưởng, quan điểm về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có thể rút ra những điểm chung, khái quát về đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền như sau: - Nhà nước pháp quyền là tổ chức chính trị của nhân dân, là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. - Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm chủ quyền của nhân dân bằng pháp luật, là nhà nước thượng tôn pháp luật, trong đó pháp luật phải phản ánh "ý chí chung của nhân dân", "lợi ích chung của xã hội". - Nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm pháp luật của mình. 14 - Nhà nước pháp quyền tư sản có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, có sự phân chia, đối trọng và kiểm soát quyền lực nhà nước giữ ba bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự độc lập của Toà án và tính chất dân chủ, minh bạch của pháp luật. Có cơ chế giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Khi kế thừa, tiếp thu tư tưởng, quan điểm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại là kế thừa, tiếp thu những mặt tích cực, hợp lý, tiến bộ, khái quát trong các đặc trưng nêu trên. Đó là thành quả trí tuệ, là kết tinh của khát vọng dân chủ, tự do và nhân quyền của nhân loại. NNPQ ngoài các giá trị phổ biến còn bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi một quốc gia, dân tộc. Không thể có một nhà nước pháp quyền chung chung cho mọi quốc gia, dân tộc. Tính đặc thù của NNPQ được xác định bởi hàng loạt yếu tố. Các yếu tố này về thực chất rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện về lịch sử, truyền thống - văn hoá, tâm lý xã hội của mỗi dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá. Các yếu tố này không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi một dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của mình mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Mỗi một quốc gia, dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp. 15 * Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NNPQ với tư cách là cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội đã được xây dựng ở nhiều quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng NNPQ đang đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan dựa trên quá trình nhận thức, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của nhân loại, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam với những đặc thù riêng. Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định chủ trương “đẩy nhanh công cuộc xây dựng NNPQ XHCN trên nhiều mặt và xác định phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế”, “xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” [12, tr.126]. Như vậy, ở đây chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy rằng, tính pháp chế là đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền và bản chất của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về mặt tư duy lý luận, có lẽ điểm khác biệt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các nhà nước pháp quyền khác là ở cơ chế vận hành của nhà nước, bởi vì ở các nhà nước pháp quyền tư sản thì cơ chế vận hành phổ biến là “tam quyền phân lập”. Còn chúng ta xác định quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp thực hiện quyền lực. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những đặc trưng đã nêu ở trên vẫn tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI của Đảng, trong đó Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc “nâng cao 16 năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương” [13, tr.247]. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang những đặc trưng sau: - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ” [31, tr.515]. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia. Trên đây là những đặc trưng cơ bản của NNPQ XHCN ở Việt Nam. Sau một thời gian dài của quá trình nhận thức, tìm tòi, thể nghiệm, đến nay 17 yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã chính thức trở thành một nguyên tắc định hướng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam. NNPQ được nhận diện là phương thức tổ chức dân chủ quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội. Về mặt tư duy lý luận, điểm khác biệt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các nhà nước pháp quyền tư sản là ở cơ chế vận hành của nhà nước. Nếu các nhà nước pháp quyền tư sản có cơ chế vận hành phổ biến là “tam quyền phân lập”, thì NNPQ XHCN ở Việt Nam có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này để nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, cũng chính là dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nhà nước và pháp luật. 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về đạo đức và vai trò của đạo đức trong xã hội. - Thuật ngữ "đạo đức" trong tiếng Anh là Morality, trong tiếng Pháp là Morale…, có gốc từ Latinh là Moris, có nghĩa là lề thói, đạo nghĩa. Thuật ngữ này được hình thành từ rất sớm trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khoảng thế kỷ IV trước công nguyên, gắn với tên tuổi nhà tư tưởng vĩ đại Arixtốt (384-322) trước công nguyên. Thời kỳ xa xôi người ta quan niệm đạo đức là những chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh hành vi con người, sao cho tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội. Theo tiếng Hy Lạp cổ Ethos là luân lý, là thói quen, là phong tục tập quán, thông qua đó mà điều chỉnh hành vi của con người. Sau này, người phương Tây cũng dùng từ "Ethique" với nghĩa là đạo đức học. Ở phương Đông, Trung Quốc là nơi mà các nhà tư tưởng nói đến đạo đức nhiều nhất, điển hình là Nho giáo. Trong tiếng Trung Quốc, chữ "đạo 18 đức" có nghĩa là Đạo lý và Đức hạnh, là con đường đúng đắn (phép tắc) mà hành vi con người phải theo. Trong Nho giáo đạo đức được lý giải ở cương thường, hay mở rộng ra là luân thường. Đó là mối quan hệ vua - tôi, cha mẹ con cái, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. - Đạo đức, được đề cập trong từ điển tiếng Việt là “những tiêu chuẩn, những nguyên tắc xử sự được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” [52, tr.280]; hay “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bới niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [18, tr.8]. Mặc dù có sự khác nhau về câu chữ song nhìn chung theo những cách hiểu này đạo đức được xem như là loại công cụ, phương tiện điều chỉnh hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội. - Đạo đức Mác - lênin khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những hành vi đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và thông qua dư luận xã hội. Tóm lại, một cách chung nhất, đạo đức là những chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi con người và là cơ sở để đánh giá xử sự của mỗi con người. Như vậy, đạo đức được xem là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Các khái niệm, khuôn khép và qui tắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một 19 giai cấp nhất định. Những khuôn khép (chuẩn mực) và qui tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch…) và đối với người khác. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn khép hành vi) là tiền đề của hành vi đạo đức của cá nhân. Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm… Cá nhân phải chuyển hóa những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực phù hợp với những đòi hỏi của xã hội… Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người. Đạo đức nói chung, là kết quả phát triển tác động qua lại lẫn nhau của nhiều yếu tố, như: kinh tế, chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật… mà trước hết là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, đạo đức là sự phản ánh của đời sống kinh tế của mỗi thời đại. Tức là các yêu cầu về đạo đức bắt nguồn từ điều kiện kinh tế, đời sống xã hội ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì phải có nội dung khác nhau. Do đó, khi các quan hệ kinh tế xã hội đã thay đổi thì các quy tắc đạo đức cũng có sự vận động, biến đổi. Đồng thời đạo đức cũng có tính độc lập tương đối của nó so với tồn tại xã hội. *Vai trò của đạo đức trong xã hội. Trong đời sống xã hội, cùng với pháp luật, đạo đức là một trong những công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh hành vi con người. Trước hết, cần phải 20 khẳng định rằng đạo đức là một trong những công cụ điều chỉnh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người, nó xuất hiện ngay từ khi bắt đầu hình thành xã hội loài người. Đạo đức ra đời bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội. Ở đâu có đời sống xã hội thì ở đó cần có đạo đức. Những chuẩn mực đạo đức không chỉ giúp giữ trật tự xã hội, giải quyết các tranh chấp… mà nó còn là công cụ hướng thiện, hướng cho xã hội đến những mục tiêu cao cả như lương thiện, nhân đạo, nhân văn; đạo đức giúp cho từng cá nhân hoàn thiện nhân cách, lối sống từ trong gia đình đến các quan hệ xã hội. Sự tu dưỡng đạo đức giúp cho mỗi người hình thành lên lẽ sống đúng đắn, có những xử sự tốt được mọi người tôn trọng. Đạo đức có ảnh hưởng lớn đến các loại công cụ điều chỉnh khác đối với hành vi con người. Bởi lẽ đạo đức được xác định là cơ sở của tất cả các phương tiện điều chỉnh khác, nói cách khác, các loại quy tắc ứng xử khác bao gồm cả pháp luật, đều được hình thành trên nền tảng đạo đức xã hội. Điều đó có nghĩa là điều chỉnh quan hệ xã hội bằng các công cụ khác phải thuận chiềuvới sự điều chỉnh bằng đạo đức, nói cách khác, các quy phạm xã hội khác phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi nếu trái đạo đức tức là trái lẽ phải ở đời, trái nguyên lí tự nhiên, trái yêu cầu, nguyên tắc của cuộc sống, do vậy, chúng không thể tồn tại được. Một quy tắc xử sự nào đó không phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ khó có thể đi vào đời sống. Là hệ thống chuẩn mực chung, đạo đức góp phần quan trọng trong việc củng cố, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đồng thời đạo đức góp phần đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, đảm bảo văn minh và tiến bộ xã hội. Như vậy, đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời là động lực để xã hội phát triển. 21 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về pháp luật và vai trò của pháp luật trong nhà nước và xã hội. - Khái niệm pháp luật được hiểu một cách phổ biến nhất "là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội" [8, tr.64]. Pháp luật, về bản chất nguyên gốc là mối tương quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân theo, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm. Với tư cách là hệ thống các quy tắc xử sự, pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác – Ăngghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội. Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Theo Lênin, một đạo luật là một biện pháp chính trị. Trong lịch sử, bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện chính trị của giai cấp mình. Pháp luật trở thành hình thức thể hiện tập trung, 22 trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó. * Vai trò của pháp luật trong nhà nước và xã hội: Pháp luật với tư cách là nguyên tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà nước và đời sống xã hội nói chung. Pháp luật được thừa nhận và sử dụng là công cụ để tổ chức và quản lý xã hội. Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực chung của xã hội, nó được xã hội uỷ quyền thay mặt xã hội để ban hành pháp luật, vì vậy pháp luật phải phù hợp với ý chí nhân dân, theo tinh thần của Rousseau, nhà nước ban hành pháp luật nhưng phải có sự phê chuẩn của nhân dân và chỉ khi có sự phê chuẩn nó mới trở thành luật. Mọi thành viên trong xã hội dù trên cương vị nào cũng đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Và nếu có sự mâu thuẫn nào giữa pháp luật với các qui phạm xã hội khác thì pháp luật luôn có hiệu lực cao nhất. Vai trò của pháp luật trong nhà nước và xã hội được thể hiện như sau: Một là, pháp luật là công cụ để thiết lập và tăng cường quyền lực nhà nước, công cụ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước hết, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước phải trên cơ sở của hiến pháp, trong khuôn khổ của hiến pháp- văn bản thể hiện tập trung ý chí của nhân dân. Ngày nay, trên thực tế, sau những cuộc đấu tranh giành chính quyền, lực lượng nào giành được chính quyền cũng luôn tìm cách hợp pháp hóa sự tồn tại của chính quyền đó bằng cách tổ chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở của hiến pháp. Có nhiều công cụ, phương tiện để thực hiện việc kiểm soát và hạn chế quyền lực nhà nước, trong đó pháp luật là công cụ, phương tiện quan trọng bậc nhất. Pháp luật qui định sự phân công, phân cấp giữa các cơ quan trong 23 bộ máy nhà nước. Nói cách khác, pháp luật qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước. Một cơ quan không thể làm tất cả mọi việc cho dù đó là cơ quan tối cao. Nhờ có các qui định cụ thể trong pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước xác định được một cách rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của mình, nắm bắt được hình thức, phương pháp, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động. Thông qua pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước biết được một cách rõ ràng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào… Thông qua pháp luật để kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác định được tính chất hợp pháp, bất hợp pháp trong hành vi của họ. Pháp luật qui định chế độ kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Pháp luật qui định vai trò của công dân và các thiết chế xã hội trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhân viên nhà nước… Pháp luật qui định quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, miting, biểu tình, lập hội…, quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi lạm quyền, xâm hại quyền lợi của nhân dân. Pháp luật qui định chế độ trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau cũng như giữa chúng với nhân dân. Dựa vào pháp luật có thể đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ, qui kết tình trạng trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ hay lạm quyền, vượt quyền trong hành vi của nhà chức trách, nhờ đó có điều kiện để ngăn chặn, giảm thiểu, xóa bỏ những hiện tượng này. Pháp luật qui định thời gian nắm giữ quyền hạn, chức vụ; pháp luật qui định điều kiện tuyển dụng, phẩm chất tư cách của nhân viên nhà nước, chế độ thi cử, thăng, giáng, khảo hạch, thuyên chuyển, điều động… đối với họ. Như vậy, một mặt, pháp luật tạo nên khung pháp lý, hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mặt khác, pháp luật là công cụ quan trọng để giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước. 24 Hai là, pháp luật là cơ sở để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước, để nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Để bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả thì nó cần phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật. Có thể nói, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để tổ chức bộ máy nhà nước, qui định con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác lập mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, nhân viên nhà nước với nhau, giữa cơ quan, nhân viên nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội… Nhờ có pháp luật, việc tổ chức bộ máy nhà nước trở nên khoa học, bộ máy nhà nước trở nên nhịp nhàng, đồng bộ, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời, pháp luật là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quản lý xã hội là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống thể chế rõ ràng, minh bạch. Dưới góc độ này, pháp luật thiết lập khuôn khổ, giới hạn cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình thức, phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động, giúp cho các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội một cách dễ dàng, có hiệu quả. Ba là, pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người, bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng trong xã hội. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị chung được cả loài người công nhận. Và trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền ấy. Vai trò quan trọng này của pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ của con người. Đồng thời, pháp luật qui định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại từ phía các chủ thể khác, kể cả nhà nước. Để đảm bảo quyền, tự do, dân chủ của con 25 người, đòi hỏi quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và có sự kiểm soát. Mặt khác, sự xâm hại các quyền và tự do cá nhân đều phải bị trừng trị nghiêm khắc. Như vậy, có thể khẳng định rằng, chỉ trên cơ sở pháp luật, bằng các qui định của pháp luật thì các quyền con người mới được bảo đảm, bảo vệ và có điều kiện để được hiện thực hóa. Tuy vậy, quyền con người, tự do cá nhân cũng cần trong khuôn khổ và phải có điểm dừng, nó không thể được hiểu là được làm tất cả những gì mình muốn hay muốn làm gì thì làm. “Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn tự do nữa vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả” [33, tr.99]. Quyền, tự do cá nhân phải có sự kết hợp hài hòa với lợi ích chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn trọng cái chung, vừa có điều kiện để tự do hành động nhằm đạt được sự thỏa mãn nguyện vọng và lợi ích riêng của mình. Vì vậy, vấn đề quyền, tự do cá nhân luôn phải được đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những qui tắc chung của cộng đồng. Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác. Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc đối với cá nhân khác và xã hội. Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi kèm với nghĩa vụ. Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ những việc bị pháp luật cấm, mặt khác, họ không được làm những gì có hại cho người khác, cho cộng đồng. Bốn là, pháp luật chính là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Để xã hội tồn tại trong trạng thái ổn định, trật tự, các quyền, lợi ích của các thành viên trong cộng đồng được bảo đảm và bảo vệ, đòi hỏi xử sự của mỗi người phải dựa trên những chuẩn mực nhất định, theo những khuôn mẫu nhất định. Có nhiều loại chuẩn mực cho hành vi con người, trong đó pháp luật là một loại chuẩn mực quan trọng. 26 Pháp luật mô hình hóa các quan hệ xã hội thành các khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của con người, để họ bắt chước làm theo khi ở trong điều kiện hoàn cảnh nhất định. Nó định hướng hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định; nó qui định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, những điều kiện và những hình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống. Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước qui định để mọi người (chủ thể) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể nào đó. Dưới góc độ xã hội, có thể nói, pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc” và “đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội, trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lý, để giữ lại những cách xử sự phổ biến, hợp lý, khách quan. Tóm lại, nói một cách tổng thể nhất, pháp luật là công cụ để thiết lập và tăng cường quyền lực nhà nước, công cụ để tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; là khuôn mẫu ứng xử của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội; là công cụ quan trọng nhất để điều tiết các quan hệ xã hội, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm và bảo vệ quyền con người, bảo đảm dân chủ, công bằng và bình đẳng trong xã hội; cùng với các công cụ quản lý xã hội khác, pháp luật giữ vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển ôn định, bền vững của xã hội. 1.2. Tính tất yếu của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 1.2.1. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Đạo đức và pháp luật đều là những hình thái ý thức xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội. Về lý luận cũng như thực tiễn, đạo đức và pháp luật luôn có 27 mối quan hệ khăng khít, gắn bó. Trước khi nhà nước và pháp luật ra đời, xã hội được điều chỉnh bằng các qui phạm xã hội, trong đó có qui phạm đạo đức. Khi pháp luật đã trở thành phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội thì đạo đức vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sở dĩ như vậy bởi giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ hỗ trợ nhau cho nhau; pháp luật và đạo đức đều có những điểm mạnh, điểm yếu mà khi kết hợp lại chúng bổ sung cho nhau, điểm mạnh của pháp luật sẽ hỗ trợ cho điểm yếu của đạo đức, ngược lại điểm mạnh của đạo đức sẽ bổ sung cho điểm yếu của pháp luật. Cùng tham gia điều chỉnh hành vi con người, pháp luật điều chỉnh hành vi con người ở mức độ tối thiểu, nhằm giữ cho xã hội trong vòng ổn định; đạo đức điều chỉnh hành vi con người ở mức tối đa với mong muốn cho xã hội ngày càng nhân văn, nhân đạo. Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện một cách đầy đủ, tập trung thông qua sự tác động qua lại giữa chúng đối với nhau. Đạo đức có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các qui định cụ thể trong hệ thống pháp luật cũng như quá trình thực hiện pháp luật. Ngược lại, pháp luật có thể ghi nhận, khẳng định, luật hóa những quan điểm, quan niệm, qui tắc đạo đức hay phủ định, loại trừ nó, ngăn chặn sự hình thành và loại bỏ nó khỏi đời sống xã hội, ngặn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Pháp luật ra đời trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, do kinh tế quyết định, nhưng đồng thời pháp luật muốn đi vào đời sống phải bao hàm trong nó những giá trị đạo đức, phải nhằm mục đích hướng tới một xã hội nhân văn, tiến bộ. Bản chất của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức là sự thống nhất, đồng bộ giữa chúng. Hơn thế nữa, đạo đức còn là cơ sở của pháp luật, là gốc của pháp luật; là nền tảng tinh thần của xã hội, đạo đức không chỉ tác động đến việc hình thành nên các qui định cụ thể trong pháp luật mà còn tác động 28 đến việc pháp luật đi vào đời sống. Đạo đức là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật, hay nói cách khác, có thể coi đạo đức là chất liệu làm nên các qui định của pháp luật. Khi pháp luật phù hợp với quan điểm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội, nó sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, ngược lại nếu pháp luật trái với đạo đức xã hội, nó sẽ khó có thể đi .vào đời sống. Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật, người có phẩm chất đạo đức tốt trong mọi trường hợp sẽ chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, nếu thiếu luật nhưng con người có đạo đức thì họ sẽ không vi phạm hoặc biết kiềm chế tối đa sự vi phạm. Ngược lại đối với những người ý thức đạo đức thấp kém thường coi thường pháp luật, dễ có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi lẽ dù có pháp luật mà thiếu lương tâm người ta sẵn sàng bất chấp luật, xuyên tạc luật, lợi dụng luật… Có thể nói ý thức đạo đức cá nhân là cơ sở để mỗi người nhận thức và hành xử theo pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có những tác động không nhỏ đến đạo đức. Nhờ có pháp luật, đạo đức có thêm sức mạnh để củng cố, khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội. Có thể nói pháp luật là phương tiện quan trọng làm cho những quan niệm, quan điểm, những chuẩn mực đạo đức của giai cấp cầm quyền được truyền bá một cách phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, những quan điểm đó là những quan điểm phải phù hợp với suy nghĩ, lối sống của nhân dân thì mới được quần chúng nhân dân dễ dàng tiếp nhận. Pháp luật giúp cho những chuẩn mực đạo đức mang giá trị tích cực trong truyền thống được giữ gìn, kế thừa và phát huy trong đời sống; đồng thời pháp luật ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Điều đó thể hiện sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức không chỉ bị dư luận xã hội lên án mà còn chịu sự tác động từ pháp luật, những biện pháp nhà nước. Bên cạnh đó, pháp luật cũng loại trừ những quan niệm, chuẩn mực đạo đức không chính thống (của các lực lượng 29 đối lập), những tư tưởng lạc hậu (của xã hội cũ), xây dựng các tư tưởng đạo đức mới phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của xã hội. Như vậy, đạo đức và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Pháp luật cần đạo đức để hỗ trợ, bổ sung cho nó trong trường hợp pháp luật còn hạn chế, khiếm khuyết, nó cũng cần đạo đức để tạo ra động lực thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống. 1.2.2. Sự cần thiết phải kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh hành vi con người và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, xét một cách cụ thể Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế - xã hội mang tính đặc thù riêng. Không như những quốc gia phương Tây, nơi mà truyền thống pháp lý đã hình thành từ rất sớm, mọi vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở pháp luật. Khác với xã hội phương Tây, xã hội Á đông, trong đó có Việt Nam, đạo đức rất được coi trọng, nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong đời sống và cả trong việc hình thành những qui định trong hệ thống pháp luật cũng như trong việc thực thi pháp luật. Trong thực tiễn truyền thống, người ta ứng xử với nhau trước hết bằng đạo lý, sau đó mới bằng pháp lý, thể hiện trong quan niệm “trăm cái lý không bằng tý cái tình”. Chính trong những đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử đặc thù ấy, nền văn hóa Phương Đông - văn hóa làng xã với hệ thống các quy phạm đạo đức có điều kiện phát huy vai trò điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội. Ở Việt Nam trong xã hội cũ, đạo đức được đặt ra để dành cho vua, quan lại và giai cấp thống trị, pháp luật được đặt ra dành cho dân chúng, “quan thì xử theo lễ, dân thì xử theo luật”, “lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không tới trượng phu”, trái lại, trong điều kiện nhà nước pháp quyền, 30 pháp luật và đạo đức có ý nghĩa như nhau đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội, không có bất cứ ngoại lệ hay sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta vẫn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn chưa cao, chưa đồng đều. Pháp luật và đạo đức dù cùng là những công cụ điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội, song chúng không thể thay thế cho nhau. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh được những quan hệ xã hội mà hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi các yếu tố lý trí, ý chí con người. Còn đối với những quan hệ xã hội mà hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi yếu tố tình cảm, lương tâm, chẳng hạn quan hệ tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm… lại thuộc về lĩnh vực đạo đức, pháp luật không phát huy được tác dụng điều chỉnh. Vì vậy, một mình yếu tố pháp luật chưa bao giờ là đủ. Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh thì đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn, gốc có vững thì cây mới xanh tốt; đạo đức, lệ có vững thì pháp luật mới được đảm bảo. Có pháp luật nhưng nếu không có lương tâm thì người ta sẽ bất chấp luật, lách luật, bẻ cong luật…; hoặc ngược lại, có những hành vi pháp luật không cấm, nhưng nếu trái với đạo đức xã hội thì không nên làm. Kết hợp đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ hỗ trợ của nó thì hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội cao hơn. Như trên đã phân tích, cả đạo đức và pháp luật đều có những thế mạnh riêng và điểm yếu riêng. Thế mạnh của pháp luật là khả năng điều chỉnh rõ ràng, dứt khoát, theo ý chí của giai cấp cầm quyền đối với các quan hệ xã hội cơ bản của đất nước. Sự điều chỉnh này thống nhất trên một phạm vi rộng theo những trình tự, cơ chế luật định, đặc biệt là sự đảm bảo thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước với hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật: Tòa án, Quân đội, Cảnh sát, Nhà tù… Trong khi đó, thế mạnh của đạo đức lại là khả năng tham gia điều chỉnh tất cả mọi mối quan hệ xã hội, mọi 31 góc độ tình cảm trong đời sống giữa cá nhân và nhà nước, cá nhân với cá nhân và cá nhân với chính bản thân mình. Bằng cơ chế điều chỉnh từ bên trong, đạo đức tác động đến đời sống tình cảm, danh dự, uy tín của con người để từ đó hình thành nhiều cách xử sự phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội, thực hiện chúng bằng niềm tin nội tâm, sự tự giác và sức ép của dư luận xã hội. Bên cạnh đó, đạo đức có thể hỗ trợ cho pháp luật để các văn bản pháp luật ban hành ra phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống một cách thuận lợi hơn. Đồng thời pháp luật có thể giúp ghi nhận, củng cố những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và cổ vũ, bảo vệ những giá trị đạo đức mới. Như vậy, kết hợp đạo đức và pháp luật trong quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam là một tất yếu. Ý thức đạo đức cá nhân luôn luôn là nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy việc thực hiện pháp luật. Pháp luật chỉ có thể được thực hiện nghiêm chỉnh khi mỗi cá nhân trong xã hội đều là những người có ý thức đạo đức tốt, mỗi người đều tự ý thức được một cách sâu sắc vai trò, bổn phận, trách nhiệm của mình trong đời sống cộng đồng. Bởi vậy, xây dựng NNPQ cũng chính là làm cho đạo đức xã hội được coi trọng và phát huy vai trò tích cực của nó. Bằng việc xây dựng NNPQ, các quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội, đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được giữ gìn, bảo lưu và phát huy vai trò tích cực của nó trong điều kiện mới, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội mới văn minh nhưng luôn giữ vững truyền thống, tạo lập nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc cho công cuộc hợp tác, hội nhập quốc tế. Như vậy, bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định; song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Do vậy, cả đạo đức và pháp luật đều cần được coi trọng. Đặc biệt trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN hiện nay, chức năng của cả đạo đức và pháp luật phải được thực hiện trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau. 32 1.3. Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn cho thấy, không có pháp luật, không có đạo đức tồn tại độc lập mà chúng tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, tương trợ lẫn nhau. "Trên thực tế, không một lĩnh vực quan hệ xã hội nào từ lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - kinh doanh, quân sự, hành chính pháp lý mà lại không có quan hệ ít nhiều với đạo đức, từ các phạm trù của đạo đức: thiện, ác, tốt, xấu, công bằng, nhân đạo, lương tâm, vinh, nhục..." [36, tr.15]. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rằng sự kết hợp đạo đức và pháp luật phải được thể hiện, được chứa đựng trong một hình thức tồn tại hợp pháp, để cả đạo đức và pháp luật phát huy được vai trò trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; bên cạnh đó không được vi phạm nguyên tắc pháp chế, vi phạm nguyên tắc hiến định là nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Bất kỳ một hệ hống pháp luật hay một nền đạo đức nào cũng luôn phản ánh các đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, tín ngưỡng... của dân tộc đó. Bởi vậy, mỗi dân tộc có những quan niệm, chuẩn mực đạo đức riêng, hệ thống pháp luật phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc mình. Chỉ có kết hợp hài hòa các giá trị của cả đạo đức và pháp luật, mới có thể tác động tích cực nhất tới con người, nhằm xây dựng con người có văn hóa pháp lý cao, có phẩm chất đạo đạo đức lành mạnh, tích cực trong cộng đồng xã hội. Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ thể hiện ở những phương diện sau đây: Một là, hoạt động xây dựng pháp luật luôn đặt trên nền tảng những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp đó. 33 Có thể nói bất kỳ một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định. Thực tiễn cho thấy, đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các qui định trong pháp luật. Những quan điểm, tư tưởng, các chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng nên các qui định của pháp luật. Sự tác động của đạo đức đến hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ: Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng đạo đức, các nhà làm luật đặt ra các qui phạm pháp luật không trái với đạo đức xã hội, mà phù hợp với những quan điểm, tư tưởng đạo đức ấy, và cao nhất là thể chế hóa chúng thành những qui phạm pháp luật. Có thể nói, hơn bao giờ hết, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập quốc tế, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đang đứng trước những thách thức gay gắt. Bởi vậy, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức phải đảm bảo một mặt nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, mặt khác nhằm loại trừ những quan niệm, qui tắc đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc giữ gìn các giá trị truyền thống là nhằm tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển. Nói cách khác, giữ gìn các giá trị truyền thống là để phục vụ phát triển chứ không được cản trở phát triển. Việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng bản lĩnh, cốt cách, tâm hồn người Việt, nhất là đối với thế hệ trẻ, những người ít chịu ảnh hưởng bởi truyền thống, đang có xu hướng xa dần truyền thống. Đồng thời, pháp luật ghi nhận, củng cố và bảo vệ những quan niệm, quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức truyền thống tiến bộ. Pháp luật chính là sự thừa nhận một cách chính thức của nhà nước đối với đạo đức. Với tư cách là hệ thống qui tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật tác động mạnh mẽ đến đạo đức, nó góp phần 34 củng cố, bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức tố đẹp và làm cho các chuẩn mực đạo đức trở nên phổ biến trong toàn xã hội. Việc pháp luật ghi nhận, củng cố các quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức diễn ra theo hai cách: Một là, ghi nhận trực tiếp, nâng lên và thể chế hóa thành luật; hai là, ghi nhận gián tiếp thông qua việc pháp luật qui định “nghiêm cấm các hành vi trái với đạo đức xã hội”. Hai là, pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, đồng thời góp phần làm hình thành những quan niệm đạo đức mới, tiến bộ, phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có tính bảo thủ tương đối mạnh mẽ, các quan niệm đạo đức truyền thống ăn sâu bám rễ trong tâm lý mỗi người dân, nó trở thành thói quen sử xự được lặp đi lặp lại của mỗi cá nhân, mỗi giá đình, dòng họ hay của cả cộng đồng. Việc trong thói quen ứng xử ấy có những quan niệm, tư tưởng đã lạc hâu, bảo thủ thì cũng không dễ gì ngày một ngày hai mà từ bỏ, bởi lẽ có những quan niệm, qui tắc hành xử đã tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nay. Trong những trường hợp này, pháp luật với tính cách là những qui phạm mang tính bắt buộc, đảm bảo thực hiện, được xem là phương tiện hữu hiệu để loại bỏ những tư tưởng đạo đức lạc hậu. Điều này thể hiện ở chỗ, một mặt thông qua tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các chuẩn mực đạo đức cũ đã lỗi thời (tục cưới xin linh đình, bắt buộc sinh con trai…); có những qui định xử phạt rõ ràng nếu vi phạm. Mặt khác, pháp luật ghi nhận những chuẩn mực đạo đức mới, khuyến khích các chủ thể hưởng ứng, thực hiện theo những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ hơn. Ba là, kết hợp đạo đức và pháp luật phải góp phần ngăn chặn sự suy thoái, xuống cấp của đạo đức. Suy thoái đạo đức là hiện tượng mà những chuẩn mực đạo đức xã hội trở nên kém giá trị, mất tác dụng, không còn ý nghĩa trong điều chỉnh suy 35 nghĩ và hành vi của con người, không còn phát huy sự ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội, không còn ý nghĩa là rào cản, ngăn ngừa những hành vi bất chính, bất thiện... Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, pháp luật là công cụ hữu hiệu để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại của đạo đức. Bằng việc ghi nhận thành pháp luật các quan niệm, quan điểm đạo đức, nhà nước bảo đảm cho các quan niệm, quan điểm đạo đức đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Đặc biệt, bằng việc xử lý nghiêm minh những kẻ có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi phi nhân cách, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa xuống cấp của đạo đức. Tóm lại, kết hợp giữa đạo đức với pháp luật là nhằm làm cho pháp luật và đạo đức trở nên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Sự kết hợp này được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó pháp luật phải hàm chứa trong nó giá trị đạo đức, pháp luật phải ghi nhận và thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng đạo đức tiến bộ thành các chuẩn mực xử sự chung của mọi người. Ngược lại, đạo đức phải hỗ trợ cho quá trình thực hiện các quy định của pháp luật vào trong cuộc sống thông qua sự nhận thức, ý thức tự giác về nghĩa vụ và bổn phận của công dân đối với việc giữ gìn ổn định trật tự chung xã hội nói chung và đối với việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Có như vậy mới phát huy một cách tích cực nhất hiệu quả điều chỉnh của cả pháp luật và đạo đức – với tư cách là hai hệ thống qui phạm quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 36 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta đã và đang thu được những thành tựu quan trọng. Dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và mang tính thực chất; hệ thống pháp luật đang ngày càng trở nên hoàn thiện; quyền lực nhà nước được tổ chức và kiểm soát bởi pháp luật; các quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, pháp luật ngày càng phát huy vai trò to lớn, tích cực trong việc điều chỉnh hành vi con người, quản lý xã hội. Bên cạnh đó, các quan niệm, quan điểm, các chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng đang được củng cố, phát huy vai trò tích cực của mình đối với pháp luật. Ra đời vào những thời điểm khác nhau của lịch sử, pháp luật và đạo đức luôn là phương tiện điều chỉnh phổ biến và cơ bản nhất đối với hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người. Vị trí, vai trò, tính chất của sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức được nhân thức, khai thác, sử dụng không hoàn toàn giống nhau, chúng luôn có sự biến đổi qua từng thời kỳ lịch sử. 2.1.1. Khái quát lịch sử kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội ở Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng về đường lối trị nước được hình thành và phát triển cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước phong kiến. Sự kết hợp giữa tư tưởng “đức trị” với “pháp trị” trong đường lối trị nước đã có ngay từ khi đất nước giành được độc lập, gắn với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Nhưng điều đó thể hiện rõ nhất ở thời Lê sơ, với việc kế thừa chủ trương “đức chủ, pháp bổ” của nhà Trần - một triều đại từng bước 37 đề cao địa vị của Nho giáo trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Đường lối trị nước ở thời Trần so với thời Lý là một bước phát triển mạnh mẽ. Đó không còn đơn thuần là đường lối “đức trị” với tinh thần “từ bi bác ái” của nhà Phật như thời Lý, mà là đường lối kết hợp “đức trị” với “pháp trị” trên tinh thần “đức chủ, pháp bổ”. Ở thời Trần, mặc dù Nho giáo chưa phát triển đến mức thịnh trị, nhưng do nhu cầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, cho nên nhà Trần phải dựa vào Nho giáo. Yếu tố chủ đạo trong tư tưởng trị nước của Nho giáo là đạo đức, tức là dùng đạo đức xã hội và chuẩn mực đạo đức cá nhân (tam cương, ngũ thường) để điều chỉnh mối quan hệ và hành vi của các cá nhân trong xã hội. Ở thời kỳ này, đường lối “đức trị” giữ vị trí chủ đạo trong cách cai trị của nhà Trần. Nội dung “đức trị” thời kỳ này thể hiện tập trung ở hai vấn đề: một là, sự tu thân sửa đức của nhà vua làm gương cho dân chúng, là cơ sở giáo hoá toàn xã hội; hai là, sự chăm lo của nhà vua và những người đứng đầu đến đời sống của người dân thông qua các chính sách giáo hoá, dưỡng dân và chăm lo đời sống vật chất của nhân dân. Ý thức được tầm quan trọng của yếu tố đạo đức trong nhân cách nhà vua, các vua nhà Trần đã đặc biệt chú trọng đến việc tu thân sửa đức của bản thân và giáo dục con cái về đạo đức để có được những người kế vị sáng suốt. Điều này được thể hiện thông qua việc uốn nắn, nhắc nhở, quở phạt của Thượng hoàng đối với các vị vua đương triều cũng như việc vua Trần Thái Tông đích thân viết bài minh để dạy hoàng tử về trung hiếu, hoà tốn, ôn, lương, cung, kiệm, v.v... nhằm rèn giũa nhân cách, lý tưởng cho người kế vị. Tuy nhiên, giai cấp thống trị thời nhà Trần mặc dù giương cao ngọn cờ và kiên trì nguyên tắc “đức trị”, coi “đức trị” là đường lối chủ đạo trong cách trị dân trị nước, nhưng đó không phải là đường lối đức trị thuần túy mà đã có sự kết hợp nhất định với “pháp trị” theo tinh thần “đức chủ, pháp bổ” như đã nói ở trên. 38 Đến thời Lê sơ, chủ trương trị nước phải có pháp luật và lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân được thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu ở nhà Trần đường lối “đức trị” là chủ đạo có sự hỗ trợ của pháp luật thì đến thời Lê sơ, vai trò của pháp luật đã được nâng lên ngang tầm với yếu tố đức trị. Nói cách khác, đó là đường lối trị nước đức trị kết hợp với pháp trị theo đúng nghĩa của nó. Vua Lê Thái Tổ khẳng định: “Từ xưa đến nay trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ, biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” [23, tr.291]. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu lên ngôi, việc lập pháp đã được vua Lê Thái Tổ đặc biệt chú trọng. Năm 1428, ông đã hạ lệnh cho các quan bàn định pháp lệnh cai trị quân dân. Nổi bật trong đường lối pháp trị của Lê Thái Tổ là việc đề cao pháp luật mà trọng tâm là việc thưởng phạt nghiêm minh. Hình phạt dưới thời Lê Thái Tổ mặc dù chưa chặt chẽ, song, có thể nói là rất nghiêm khắc. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã hạ lệnh cho các quan ở kinh đô và lộ, huyện, xã rằng, “Kẻ nào du thủ du thực, đánh cờ đánh bạc, thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt một phân ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng” [23, tr.298]. Mặt khác, dù rất coi trọng pháp luật trong việc trị nước, nhưng nhà Lê sơ không để các yếu tố pháp trị chiếm ưu thế triệt để. Ngay từ đầu, triều Lê sơ đã đề ra chủ trương, một mặt ấn định luật lệ, măt khác là chế tác lễ nhạc... Đến thời vua Lê Thánh Tông, đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị đã có được bước phát triển mạnh mẽ. Dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với những quy tắc cơ bản về cương, thường mà chính những quan niệm này của Nho giáo đã được tầng lớp cai trị triều Lê sơ vận dụng thành những điều huấn, và được nâng lên ở tầm quy phạm pháp luật trong bộ luật nổi tiếng dưới thời Lê Thánh Tông - Bộ luật Hồng Đức. “Các qui phạm đạo đức được thể hiện trong tất cả 39 các chương, điều của Bộ luật Hồng Đức, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp” [23, tr.132]. Sự thịnh trị của triều đại này dưới thời Lê Thánh Tông đã chứng minh tính hợp lý của đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị và pháp trị, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại. Nhờ đó, triều đại này đã trở thành triều đại phong kiến trung ương tập quyền nổi tiếng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị với pháp trị dưới thời Lê sơ được các triều đại sau kế thừa. Như vậy trong lịch sử, sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong trị nước đã được nhìn nhận và sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong xã hội cổ truyền Việt Nam, pháp luật phát triển mờ nhạt, chậm chạp hơn đạo đức và các quy tắc xã hội khác. Nhu cầu về pháp luật và vai trò của pháp luật ở Phương Đông nói chung, ở Việt Nam nói riêng không cao như ở Phương Tây cổ đại. Những đặc thù lịch sử, văn hóa, khí hậu địa lý, những đặc trưng của chế độ sở hữu ruộng đất làng xã đó tạo điều kiện cho sự tồn tại thuận lợi và phát huy sức mạnh của đạo đức, của phong tục tập quán, hương ước, tín điều tôn giáo. Đồng thời chính các quy phạm xã hội này lại là lực cản cho sự phát triển của pháp luật. “Lối sống trọng tình nghĩa, đạo lý, lối ứng xử thiên về tình cảm với tính cách là giá trị truyền thống, niềm tự hào của dân tộc, góp phần làm ổn định xã hội, tạo nên nét độc đáo của quan hệ người với người nhưng lại là một trong những nhân tố kìm hãm sự phát triển của ý thức pháp luật và các quan hệ pháp lý” [20, tr.188]. Do vậy, tư duy pháp lý của người Việt Nam còn thấp mà nặng về tư duy đạo đức, tư duy luân lý. Đến thời nhà Lý, nước ta mới chính thức có pháp luật thành văn (Bộ Hình thư ban hành năm 1402). Trong số những bộ luật của thời kỳ phong kiến Việt Nam, bô luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình luật) dưới thời Lê Thánh Tông được coi là tiêu biểu nhất. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở đạo đức Nho giáo là cơ bản, ngoài ra cũng thể hiện các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong chế độ phong kiến, pháp luật và đạo đức có 40 quan hệ hết sức chặt chẽ. Đạo đức Nho giáo là cơ sở của pháp luật, nó chỉ đạo nội dung của pháp luật, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng như việc bảo vệ pháp luật. Ngược lại, nhờ có pháp luật và bằng pháp luật mà các quan niệm, chuẩn mực đạo đức Nho giáo được truyền bá một cách phổ biến, rộng khắp và thâm nhập một cách sâu sắc trong đời sống xã hội, tạo nên truyền thống coi trọng đạo lý, thói quen xử sự theo đạo lý trong xã hội Việt Nam. Nhìn từ một góc độ khác, với ưu thế điều chỉnh của đạo đức, con người dường như hòa tan vào cộng đồng, vai trò cá nhân ít được thể hiện. Trong xã hội cổ truyền, con người hầu như không có khái niệm về quyền pháp lý mà chủ yếu là bổn phận, đạo đức. Pháp luật đối với người dân quá xa lạ và đồng nghĩa với trừng phạt nên họ thường thờ ơ, chống đối, không có thói quen sống theo pháp luật, coi trọng tục lệ hơn pháp luật. Cuộc sống với những quan hệ xã hội thuần nhất, giản đơn về cơ bản được điều chỉnh bằng đạo đức và tập tục. Vào giai đoạn tiếp theo của lịch sử, cơ chế bao cấp khiến các quan hệ trao đổi dân sự trong xã hội trở nên vắng bóng và tẻ nhạt. Điều đó càng làm cho con người ít có cơ hội va chạm với pháp luật. Xã hội nông nghiệp với các quan hệ hàng xóm láng giềng là chủ yếu tất yếu đưa đến cách xử sự trọng tình cảm. Gặp cái gì không vừa ý, người ta ứng xử theo lối “chín bỏ làm mười”, thông cảm, chiếu cố cho nhau. Gặp cái gì bất công, họ nhẫn nhịn, “một sự nhịn, chín sự lành”, chưa có ý thức đấu tranh cho công bằng, bình đẳng, công lý. Bước sang thời kỳ đổi mới, dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật và đạo đức đều có sự biến đổi mạnh mẽ. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng, dần khẳng định được vị thế, chiếm lĩnh được “thị phần” xã hội của mình trong tương quan với đạo đức. Ngày càng có nhiều các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng 41 pháp luật. Trước đây do nhận thức chưa đầy đủ, chúng ta đánh giá chưa thật đúng đắn về vai trò của pháp luật và đạo đức. Song điều đó dần dần đã được thay đổi. Văn kiện Đại hội lần thứ 6 của Đảng đã khẳng định: “quản lý xã hội phải bằng pháp luật chứ không thể chỉ bằng đạo lý” [9, tr.121]. Có thể nói, Đại hội 6 là một bước ngoặt, đánh dấu sự thay đổi hết sức quan trọng trong tư duy của Đảng trên nhiều bình diện, trong đó có tư duy quản lý nhà nước. Theo đó, Đảng đã nhận thức được vai trò to lớn của pháp luật trong quản lý xã hội, vì vậy đã khẳng định “quản lý xã hội phải bằng pháp luật”. Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu nhất để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân. Nhờ vai trò tích cực đó của pháp luật, nền kinh tế xã hội nước ta trong hai chục năm qua đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Do nhu cầu hợp tác và hội nhập nền kinh tế, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, pháp luật của nhà nước ta trong điều kiện hiện nay chịu ảnh hưởng khá lớn của pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với việc xây dựng và xác lập vai trò của pháp luật, là việc giữ gìn, củng cố và phát huy các giá trị đạo đức tiến bộ. Các quan niệm, quan điểm đạo đức cách mạng, nhất là các quan điểm đạo đức cách mạng theo quan điểm Hồ Chí Minh được tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò tích cực của chúng. Đó là các quan điểm, tư tưởng cán bộ, đảng viên phải trung thành với sự nghiệp của Đảng, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân, một lòng một dạ, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, đồng thời phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Những tư tưởng đạo đức tiến bộ, nhân đạo trên của chủ tịch Hồ Chí Minh là những giá trị có ích cần tiếp tục được học tập, noi gương trong quá trình xây dựng đất nước. 42 Bên cạnh những quan điểm đạo đức truyền thống, nhiều quan điểm mới có ý nghĩa tích cực đối với đời sống, phản ánh các quan hệ xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hình thành, đó là những quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; quan điểm là giàu chính đáng cho bản thân và xã hội; quan điểm cạnh tranh lành mạnh… Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó. Nền kinh tế thị trường dễ làm con người chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp đạo lý, tình cảm. Không ít trường hợp vì đồng tiền mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, anh em, bạn bè. Bên cạnh đó, một số quan niệm, quan điểm cũ, lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ triệt để. Đó là tư tưởng gia trưởng, coi thường phụ nữ; tư tưởng coi thường lớp trẻ “trứng khôn hơn vịt”, “già lên lão làng”… Đồng thời, một số quan niệm đạo đức mới lệch lạc, không phù hợp với truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc đang có xu hướng thịnh hành như hôn nhân thử nghiệm, lựa chọn giới tính thai nhi... Tình hình vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Đứng trước thực trạng đó, việc nhìn nhận, nghiên cứu kết hợp đạo đức và pháp luật một cách hiệu quả là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. 2.1.2. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [10, tr.129]. Đây là những quan điểm chỉ đạo hết sức kịp thời của Đảng trong việc thừa nhận và phát huy vai trò của đạo đức và pháp luật trong quản lý đời sống xã hội. 43 Dưới sự chỉ đạo sáng suốt này, trong thời gian qua, sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật đã được nhận thức và xử lý đúng đắn, sáng tạo, mang đến những kết quả nhất định như sau. 2.1.2.1. Những kết quả đã đạt được Thứ nhất, pháp luật giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Có thể nói, hơn bao giờ hết, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập quốc tế, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đang đứng trước những thách thức gay gắt. Bởi vậy, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức một mặt góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, mặt khác loại trừ những quan niệm phản tiến bộ và ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Bước vào thời kỳ Đổi mới, pháp luật của nhà nước có tác động mạnh mẽ tới đạo đức và toàn bộ đời sống xã hội. Nó không chỉ làm cho các quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức trở nên phổ biến trong toàn xã hội, mà quan trọng hơn, nó đảm bảo cho đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh hơn, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng. Để củng cố, giữ gìn và phát huy những quan niệm quan điểm đạo đức tiến bộ; ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức, nhà nước ta đã thể chế hoá các quan điểm, quan niệm đạo đức và thừa nhận các qui tắc đạo đức thành các quy phạm pháp luật. Theo đó, pháp luật xác định rõ các hành vi được phép thực hiện, các hành vi bắt buộc phải thực hiện, các hành vi bị ngăn cấm; đồng thời qui định các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với chủ thể vi phạm các qui định đó. Nhờ đó, đạo đức không chỉ được thực hiện tùy thuộc vào lương tâm và tình cảm của chủ thể, nó đã được pháp luật hoá, đã trở thành những qui tắc xử sự có ý nghĩa bắt buộc đối với mọi chủ thể trong xã hội. Qua đó, chúng được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nhà nước. 44 Pháp luật cũng qui định nghĩa vụ của nhà nước và xã hội trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Hiến pháp năm 1992 qui định: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh..." (Điều 30). "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình” (Điều 5). Như chúng ta biết, đạo đức được hình thành dựa trên sự thừa nhận của cả cộng đồng, vì vậy, thông thường nó sẽ được thực hiện một cách khá nghiêm chỉnh. Mặt khác, đạo đức được đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội, sự tác động có khi còn có sức mạnh hơn cả biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người có đạo đức, dư luận sẽ trở nên vô tác dụng đối với những kẻ thất đức, không có lương tâm, trong trường hợp này, nếu chỉ bằng sự tác động theo kiểu “nói suông” của dư luận xã hội thì sẽ không thể có kết quả. Trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, do sự nhận thức hạn chế, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội..., dẫn đến không nhận thức được một cách đầy đủ vai trò của đạo đức, làm cho đạo đức xã hội bị xuống cấp... Trong những trường hợp đó, pháp luật được xem là một trong những công cụ quan trọng để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức của dân tộc. Tùy trường hợp mà pháp luật có qui định các thành viên trong xã hội được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Chẳng hạn, điều 7, Luật tổ chức Tòa án Việt Nam năm 2002 qui định: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc”. Trường hợp 45 khác, pháp luật lại qui định: "nghiêm cấm các hành vi trái đạo đức xã hội". Sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ không chỉ bị lên án bởi dư luận xã hội mà còn bị tác động bởi các biện pháp nhà nước. Các quan niệm, chuẩn mực đạo đức đã được thể chế hóa thành pháp luật sẽ được nhà nước bảo đảm cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Trong Luật chống tham nhũng (2005); Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (2005) đều có quy định: Cán bộ công chức phải có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không được hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với một số ngành nghề đặc thù mà yếu tố đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, pháp luật còn có những quy định riêng về tiêu chuẩn đạo đức như nghề y, nghề luật sư, nghề báo chí, nghề giáo dục… Cụ thể, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân qui định thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực. Luật giáo dục qui định tiêu chuẩn đạo đức đối với nhà giáo. Luật báo chí qui định nhà báo phải là người có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định. Luật luật sư qui định luật sư có nghĩa vụ tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan... Bộ trưởng Bộ y tế đã có Quyết định số 2088/BYT ngày 06/11/1996 ban hành Bản "Qui định về y đức" trong đó qui định khá cụ thể, chi tết về các tiêu chuẩn đạo đức đối với những người làm công tác y tế… Một khi được thể chế hóa thành pháp luật, việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội, các cá nhân, tổ chức dù không muốn cũng phải thực hiện theo. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện những qui định đó bằng nhiều biện pháp như tuyền truyền, giáo dục, tổ chức, hành chính, kinh 46 tế... Đặc biệt, bằng việc xử lý nghiêm những chủ thể có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức. Thứ hai, nhiều quan điểm, tư tưởng đạo đức nhân văn truyền thống của dân tộc được thể hiện rõ nét trong hệ thống pháp luật Việ Nam. Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, kể cả Hiến pháp, các bộ luật và văn bản dưới luật có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, các quan điểm, các chuẩn mực đạo đức. Những năm gần đây, hàng loạt các văn bản pháp luật của nhà nước đã thể hiện sự pháp luật hóa những giá trị đạo đức thành chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh những quan hệ phát triển không ngừng của đời sống xã hội như Luật Hôn nhân và gia đình (2000), Luật Lao động (2002), Pháp lệnh cán bộ công chức (2003), Luật Dân sự (2005)... Các bộ luật trên đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phản ánh khá rõ các quan niệm, quan điểm đạo đức. Có thể nói “so với các lĩnh vực pháp luật khác, luật hôn nhân và gia đình là lĩnh vực có quan hệ mặn nồng nhất với đạo đức [16, tr.8], bởi vì đạo đức chính là “gia pháp”, “gia phong”. Hiến pháp (1992) quy định Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình: “quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”[26, Đ.4]. Trên tinh thần đó, pháp luật quy định tương đối đầy đủ, cụ thể về hôn nhân, về các điều kiện kết hôn, về trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình với nhau: “cha, mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt, con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông, bà, cha mẹ” [17, Đ.64]; “các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam” [24, Đ.41]. Luật hôn nhân và gia đình cũng qui định cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; cấm kết hôn đối 47 với những người đang có vợ hoặc có chồng, những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người cùng giới tính. Luật Hôn nhân và gia đình (2000) có nhiều điểm rất tiến bộ mà thực chất đó là sự luật hóa các quy phạm đạo đức trong xã hội, đó là truyền thống “kính già, yêu trẻ”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “môi hở, răng lạnh”… Trên nền tảng những quan điểm, tư tưởng đạo đức đó, các nhà lập pháp đã xây dựng thêm chương 7, đó là "Quan hệ giữa ông, bà nội, ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình”. Đây là một biểu hiện cụ thể của việc khuyến khích, duy trì và phát triển mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ, phát huy vai trò của người cao tuổi trong chăm sóc, giáo dục con cháu. Cũng dựa trên cơ sở đạo đức truyền thống, Bộ luật Hình sự Việt Nam không quy định nghĩa vụ tố giác tội phạm đối với những người thân thích trong gia đình, trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện sự dung hòa giữa pháp luật và đạo đức, bởi theo quan niệm, quan điểm truyền thống của dân tộc, con tố giác cha, vợ tố giác chồng, cháu tố giác ông bà vẫn là những vấn đề mà dư luận xã hội nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, đó còn bị coi là phạm tội: “con cháu tố giác ông bà, cha mẹ, vợ tố giác chồng… đều xử tội lưu đi châu xa, tố cáo ông bà, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng… dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ…” [41, Đ.40]. Với quan điểm đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, xây dựng, củng cố gia đình Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kế thừa và phát huy các 48 truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình (năm 2000) qui định việc pháp luật bảo hộ quan hệ hôn nhân và gia đình; Với việc ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình, nhà nước thể hiện rõ quan điểm giữ gìn và bảo vệ các giá trị gia đình. Luật người cao tuổi qui định nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi của con cháu của họ và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng cấp dưỡng theo qui định của pháp luật (Điều 10). Luật người khuyết tật qui định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội, các thành viên trong gia đình và mọi thành viên trong xã hội đối với việc chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật (Điều 7, 8). Tinh thần thương yêu, giúp đỡ người khác là một truyền thống đặc trưng trong đời sống của người Việt, nó cũng là sợi dây gắn kết các cá nhân xích lại gần nhau. Tư tưởng đạo đức quý báu này đã được thể hiện một cách sâu sắc, trở thành một nguyên tắc chỉ đạo trong toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện trong các chính sách xã hội. Trong pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (2005) quy định: Nhà nước dành một phần ngân sách hàng năm để đảm bảo việc thực hiện chế độ ưu đãi (Điều 3), mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có trách nhiệm vận động, tham gia chăm sóc người có công với nước và gia đình họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về vấn đề nhận cha mẹ nuôi là thương binh, là người có công với cách mạng mà độ tuổi của con nuôi không cần giới hạn dưới 15 tuổi, vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng được quy định chặt chẽ, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của phía người có công với cách mạng được nhận là cha, mẹ nuôi [26, Đ.68]. Đây là những quy định vừa mang tính nhân bản sâu sắc vừa là một trong những phương thức giáo dục con cháu, các thế hệ về sau có hiệu quả. 49 Ngoài nhóm đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi xã hội ở trên, Đảng và Nhà nước ta còn dành sự quan tâm cả về vật chất, tinh thần cho đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội. Đó là những “người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro do thiên tai và nhiều lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và gia đình họ không thể tự khắc phục được” [34, Đ.1]. Bên cạnh đó, tính nhân đạo cũng thể hiện trong các quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật không chỉ nhằm trừng trị kẻ vi phạm mà còn nhằm giáo dục, cải tạo họ cũng như, răn đe và phòng ngừa đối với người khác. Xuất phát từ tư tưởng, quan điểm đạo đức: “Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại” rất nhiều quy định xử lý của pháp luật khuyến khích, tạo cơ hội cho người phạm tội được hoàn lương, được nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng xã hội; xử lý vi phạm pháp luật cũng chỉ rõ không được xâm hại, làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm, uy tín con người,… Từ xưa đến nay, người già và trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật đặc biệt chiếu cố. Quốc triều hình luật của triều Lê đặc biệt chiếu cố người già, trẻ em, người tàn tật và phụ nữ phạm tội. Theo Quốc triều hình luật, người già từ 70 tuổi trở lên, trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, người tàn phế có thể chuộc tội bằng tiền. Người già từ 80 tuổi trở lên, trẻ em từ 10 tuổi trở xuống, người bị ác tật mà ăn trộm, đánh người bị thương thì được chuộc tội bằng tiền. Nhóm tuổi này mà phạm tội phản nghịch, giết người thì nhà vua sẽ quyết định hình phạt. Riêng nhóm từ 90 tuổi trở lên và từ bảy tuổi trở xuống dầu có phạm phải tội chết thì cũng được miễn án tử hình. Quy định này thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với người phạm tội. Người phạm tội là phụ nữ có thai, người già, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải... thì đều được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi có hai tình tiết giảm nhẹ, họ được nhận hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định, thậm chí được chuyển sang hình phạt khác 50 thuộc loại nhẹ hơn. Pháp luật hiện hành không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa đủ 14 tuổi. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vào thời điểm phạm tội hoặc xét xử, người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi không bị áp dụng hình phạt tử hình. Nếu đã có án tử hình nhưng chưa thi hành án, họ được chuyển sang hình phạt tù chung thân. Người chưa thành niên phạm tội không phải chịu hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Thể hiện chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 qui định: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Thể hiện rõ chính sách nhân đạo đối với người ăn năn hối cải, nhà nước ban hành Luật đặc xá nhằm động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động, cải tạo. Đồng thời, luật cũng qui định trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc giúp đỡ người được đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh một số giá trị đạo đức nhân văn đã được “luật hóa”, rất nhiều các quan điểm, tư tưởng truyền thống cũng được ghi nhận và khẳng định dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn với tư tưởng: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, ông cha ta đã khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, là nhân tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. 51 Hiến pháp Việt Nam quy định nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc… Pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức trong xã hội có trách nhiệm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc [13, tr.14]. Tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành được xây dựng trên nền tảng đạo đức, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, thể chế hóa khá đầy đủ các quan niệm đạo đức nhân đạo tốt đẹp của nhân dân, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong đời sống. Có thể nói, xã hội càng phát triển, tính nhân đạo, nhân văn trong hệ thống pháp luật Việt Nam càng thể hiện rõ nét. Ba là, pháp luật góp phần làm hình thành những quan niệm đạo đức mới, đồng thời loại bỏ những quan niệm đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ. Việc ghi nhận những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ được tiến hành song song với việc loại bỏ quan niệm đạo đức cũ, lạc hậu. Bằng việc ban hành hàng loạt văn bản qui phạm pháp luật mới, nhất là các văn bản về tổ chức bộ máy nhà nước, quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, hôn nhân và gia đình…, pháp luật một mặt ghi nhận những chuẩn mực đạo đức mới, mặt khác xóa bỏ những quan niệm đạo đức cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện mới như: trọng nam khinh nữ, đa thê, gia trưởng, coi thường lớp trẻ, cá nhân chủ nghĩa… Theo quan niệm đạo đức cũ, trong gia đình, vai trò quyết định thuộc về người gia trưởng. Vợ, con phải hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng, người cha theo quan niệm “tam tòng, tứ đức”; “phu xướng phụ tùy”… Theo pháp luật phong kiến Việt Nam, đặc biệt là bộ luật Hồng Đức đã quy định một cách khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con cái, anh em với nhau, nhưng do chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm của Nho giáo nên các quan hệ này thường đề cao vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng, của 52 sự phân cấp thứ bậc trong xã hội. Ở đó có sự phân biệt đối xử giữa con trai với con gái, trọng nam khinh nữ, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", coi người phụ nữ chỉ như là người ở trong gia đình; tư tưởng đa thê, "trai anh hùng năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng"... Pháp luật Việt Nam hiện hành ngoài việc kế thừa và phát huy những yếu tố nhân văn của pháp luật phong kiến nói chung, bộ luật Hồng Đức nói riêng, ngay từ khi mới ra đời đã có những qui định nhằm loại bỏ những quan niệm đạo đức lạc hậu này. Mặc dầu vậy, cho đến nay những quan niệm đạo đức lạc hậu này vẫn còn ảnh hưởng trong một bộ phận không nhỏ dân cư. Vì vậy, pháp luật hiện hành phải tiếp tục tìm cách loại bỏ chúng. Hiến pháp năm 1992 qui định "công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ" (Điều 63); "hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng" (Điều 64). Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định "vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình" (Điều 19). Luật này cũng có các qui định cấm cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, pháp luật tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tạo mọi điều kiện để phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng gia đình. Điều này rất phù hợp với xu thế của thời đại mới, khi mà phụ nữ ngày càng có xu hướng tham gia tích cực vào các công tác xã hội, phát triển sự nghiệp bản thân và có khả năng độc lập về mọi mặt trong đời sống. Điều 63 Hiến pháp năm 1992 qui định: Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của 53 mình trong xã hội; chăm lo phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, nghỉ ngơi bên cạnh việc làm tròn bổn phận của người mẹ. Trước đó, việc nhà nước ban hành các qui định nhằm loại trừ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng đa thê, tư tưởng "phu xướng - phụ tuỳ"... thì đồng thời nó cũng làm hình thành trong đời sống xã hội những tư tưởng nam nữ bình đẳng, hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng... Như vậy, có thể nhận thấy rằng, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc loại bỏ những tư tưởng đạo đức cũ, đã trở nên lạc hậu so với thời đại; vừa góp phần bồi đắp nên những quan niệm đạo đức mới, khẳng định và làm cho những quan niệm đạo đức mớinày tồn tại một cách chắc chắn trong đời sống xã hội. Bốn là, những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã phát huy vai trò, sức mạnh của mình trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, đã thực sự hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật, tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống. Cùng với pháp luật và những công cụ quản lý khác, đạo đức góp phần điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục con người mới. Đạo đức, phong tục tập quán, qui định của các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư..., mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định trong đời sống xã hội, tuy nhiên chúng góp phần hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật, tạo ra sự trật tự xã hội trên tất các các lĩnh vực của cuộc sống nhất là đối với các quan hệ xã hội mà pháp luật không điều chỉnh. Trước hết, sự phù hợp của pháp luật với đạo đức xã hội là cơ sở quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn trong cuộc sống. Bởi lẽ, khi pháp luật phù hợp với đời sống hiện thực, phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng cộng đồng, nó sẽ được cộng đồng thừa nhận và thực hiện nghiêm chỉnh, tự nguyện, tự giác. Chính trong trường hợp như vậy, pháp luật 54 đã mang tính đạo đức, và ngược lại, “đạo đức là pháp luật tối cao”. Các quan điểm, quan niệm về pháp luật vì thế cũng trở thành các quan niệm, tư tưởng đạo đức, “các yêu cầu của pháp luật cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người” [39, tr.30]; Cho nên để được nhìn nhận là một người có nhân cách cao đẹp thì trước hết phải là một người thực hiện pháp luật một cách mẫu mực, làm gương sáng cho mọi người chung quanh. Theo quan điểm này đạo đức đã thực sự hỗ trợ cho pháp luật. Bởi vì, sự đánh giá của cộng đồng đối với một thành viên nào đó không chỉ về mặt đạo đức mà còn cả ý thức pháp luật của họ. Sẽ không thể được đánh giá là một con người hoàn hảo từ góc nhìn của đạo đức nếu người đó có những hành vi phạm pháp. Nhiều quan niệm, quan điểm đạo đức được thể hiện trong các phong tục, tập quán hay thói quen xử sự của một cộng đồng dân cư cũng được phản ánh trong luật thông qua việc nhà nước thừa nhận các phong tục tập quán tốt đẹp và biến chúng thành các tập quán pháp, chúng có tác dụng thay thế pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Theo Bộ luật Dân sự (2005) qui định: “Trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”[24, Đ3]. Phải nhận thấy rằng, về cơ bản, pháp luật nước ta được thực hiện một cách tương đối nghiêm chỉnh. Tuyệt đại đa số các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều thực hiện một cách đúng đắn các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình; kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Nhờ đó, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước được bảo vệ, trật tự xã hội trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống được bảo đảm. Để có được kết quả đó, đạo đức đóng góp một phần không nhỏ. Gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã phát huy vai trò của mình trong vấn đề giáo dục nhân cách, lối 55 sống. Chính vì vậy, về cơ bản, nhìn chung các thành viên trong xã hội đều có ý thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tôn trọng mọi người, tôn trọng các qui tắc sống chung của cộng đồng... Đây chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh như trong đời sống. Trong xã hội cổ đại, xã hội phong kiến và xã hội hiện đại, đạo đức chưa bao giờ mất đi vai trò điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người. Bởi lẽ, xa rời đạo đức là xa rời chính bản thân các giá trị của con người, của dận tộc, của quốc gia. Giữa đạo đức và pháp luật có sự hỗ trợ rất khăng khít cho nhau. Như trên đã trình bày, pháp luật nhà nước ta đã thừa nhận tập quán pháp có thể thay thế cho pháp luật trong những trường hợp chưa quy định và nội dung tập quán ấy không trái ngược với các quy định của pháp luật. Đạo đức xã hội là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đồng thời, đạo đức là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc thực hiện pháp luật. Bên cạnh sự hiểu biết pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật thì ý thức đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách là nhân tố chủ quan hết sức quan trọng đảm bảo cho các hành vi hợp pháp được thực hiện. Ngược lại, đạo đức xã hội xuống cấp, ý thức đạo đức cá nhân thấp kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật gia tăng. Trong trường hợp không có các qui định của pháp luật để áp dụng, đạo đức như là một nhân tố bổ sung, thay thế cho pháp luật, đảm bảo cho quyết định áp dụng pháp luật của nhà chức trách trở nên đúng đắn, hợp lý, hợp tình. 2.1.2.2. Một số hạn chế, tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, việc kết hợp đạo đức và pháp luật còn tồn tại một số hạn chế. Một là, trong một số trường hợp, việc phân định ranh giới điều chỉnh giữa pháp luật và đạo đức chưa rõ ràng gây khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện. 56 Như chúng ta đã biết, cả đạo đức và pháp luật đều có chung một mục đích điều chỉnh. Song chúng có sự khác nhau trong cách thức và phạm vi điều chỉnh. Về cách thức, pháp luật thông qua các qui phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách qui định cho chủ thểnhững hành vinào được phép, những hành vi nào bắt buộc và những hành vi nào bị ngăn cấm. Đạo đức điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách xác định cho chủ thể những hành vinào nên làm, không nên làm, cần phải làm, không được làm. Nói cách khác, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách xác định các quyền, nghĩa vụ cho chủ thể còn đạo đức điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu bằng cách xác định những nghĩa vụ, bổn phận cho chủ thể. Như vậy, có nghĩa là cách thức và phạm vi điều chỉnh của đạo đức và pháp luật không hoàn toàn trùng khớp nhau. Pháp luật điều chỉnh hành vi con người bằng cách tác động vào ý chí và lý trí của chủ thể, trong những trường hợp nhất định và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh nhà nước. Trong khi đó, đạo đức lại có khả năng thâm nhập điều chỉnh tất cả mọi mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ tình cảm hay góc độ tình cảm - yếu tố nằm sâu bên trong con người - nơi mà pháp luật không phát huy được tác dụng của nó. Các giá trị đạo đức như sự yêu thương, lòng chung thủy, kính trọng… đó là những phạm trù tình cảm nằm lẩn khuất bên trong ý thức của con người. Người ta không thể cân, đong, đo, đếm những giá trị tình cảm ấy, không thể đề ra giới hạn tối thiểu hay tối đa để định lượng như trong điều chỉnh bằng pháp luật. Ngược lại, pháp luật không thể yêu cầu hay bắt buộc các chủ thể phải yêu thương, kính trọng, biết ơn lẫn nhau... Bởi đó là yếu tố tình cảm, mà người ta vẫn thường nói “tình cảm không thể ép buộc”. Tuy nhiên, trong một số quy định của pháp luật hiện hành, những chuẩn mực đạo đức đó được “luật hóa” thành quy định của pháp luật. Điều này rõ ràng rất mang tính hình thức bởi sau khi quy định ra như vậy lại không thể có một cơ chế kiểm soát hay biện pháp xác định nào cho những chuẩn mực pháp luật ấy. Chẳng hạn: “Vợ 57 chồng chung thủy, yêu thương, quý trọng nhau” [26, Đ.18]; “con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ” [26, Đ.35]; “cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại” [26, Đ.47]. Dù qui định như vậy nhưng trên thực tế pháp luật không thể cho phép hay bắt buộc buộc các tình cảm đó của chủ thể. Yêu thương ai, tôn trọng ai, chung thuỷ với ai là xuất phát từ tình cảm của họ. Nếu chỉ xét về mặt nội dung, sự quy định trên là hoàn toàn phù hợp với ý chí và nguyện vọng chung của nhân dân. Đây cũng là điều kiện cần phải có để duy trì một mô hình gia đình bền vững. Tuy nhiên, nếu pháp luật chỉ xác định nghĩa vụ mà không qui định biện pháp bảo đảm thực hiện thì những qui định đó khó có thể được thực hiện nghiêm chỉnh. Tính cụ thể, minh bạch là một đặc điểm quan trọng của pháp luật. Nhưng trong nhiều trường hợp pháp luật lại không thể định lượng một cách cụ thể, chính xác, nhất là trong các quạn hệ tình cảm… Có lẽ xuất phát từ việc muốn bảo lưu, giữ gìn các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà các nhà lập pháp đã luật hóa các chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên cần nhận thức đúng đắn về vai trò của pháp luật và đạo đức trong xã hội, cần phân biệt được một cách rõ ràng về phạm vi điều chỉnh, mức độ điều chỉnh, ưu điểm cũng như những hạn chế của mỗi loại phương tiện trong điều chỉnh. Nếu sự luật hóa các giá trị đạo đức mà nói chung chung thì rất khó thực hiện. Hơn nữa, có một số giá trị đạo đức không thể luật hóa. Bởi vì nếu không thể định lượng được các giá trị tình cảm này thì việc quy định các giá trị đạo đức đó thành luật sẽ bị mang tính hình thức, không khả thi. Vậy nên chăng các nhà lập pháp chỉ quy định những hành vi nào là không yêu thương, không chung thủy, không tôn trọng, không biết ơn, tức là phải có những chuẩn mực xử sự nhất định. Hai là, trong một số trường hợp việc luật hóa các quan niệm, quan điểm, tư tưởng đạo đức còn chưa cụ thể khó thực hiện trên thực tế. 58 Đạo đức thường không có tính xác định về hình thức, đó là những quan niệm, những giá trị chung, phổ biến được thừa nhận; song tính xác định về hình thức lại là một trong những đặc điểm quan trọng của pháp luật. Thông qua các qui phạm pháp luật, các chủ thể biết được trong điều kiện nào, họ được làm gì, phải làm gì hay không được làm gì…, hậu quả sẽ phải gánh chịu như thế nào nếu làm trái điều đó. Nói cách khác, trong pháp luật, sự cho phép, bắt buộc hay cấm đoán luôn được xác định rất rõ ràng, và để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn tồn tại một số qui định khó xác định về tính hình thức. Nói như vậy bởi vì, trong một số trường hợp, sự thể chế hóa đạo đức thành pháp luật lại quá khái quát, dẫn tới khó thống nhất cách hiểu và thực hiện quy định đó trên thực tế. Chẳng hạn trong các bộ luật như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại đều có quy định các giao dịch, hợp đồng “không được trái với đạo đức xã hội”. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay không trái đạo đức xã hội không hề đơn giản. Cùng là một hành vi nhưng có các cách đánh giá khác nhau thậm chí đối lập nhau. Sở dĩ có điều này là bởi vì đạo đức thường không được quy định trong một văn bản nào nhất định, ở các địa phương khác nhau có cách giải thích tên gọi, tiêu chí khác nhau. Trong xã hội Việt Nam hiện nay chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất và thống nhất trên cả nước, nhưng có sự tồn tại những hệ thống đạo đức khác nhau như đạo đức giai cấp, đạo đức tôn giáo… Về cơ bản, các hệ thống đạo đức này mặc dù không đối lập nhau nhưng cũng không đồng nhất. Bên cạnh đó, xã hội trong thời kỳ đổi mới đang diễn ra sự thay đổi trong các quan niệm, quan điểm đạo đức, cái mới, cái cũ đan xen... Vì vậy mà dễ dẫn tới sự không thống nhất trong quan niệm, quan điểm đạo đức. Mặt khác, như trên đã trình bày, đạo đức thường không xác định về hình thức bởi vậy, hành vi đạo đức cũng như sự đánh giá về hành vi đó không phải hoàn toàn có sự thống nhất. Do đó, sự quy định thiếu cụ thể trong pháp luật hiện 59 hành sẽ gây khó khăn cho các chủ thể trong việc thực hiện và trong xử lý cácvi phạm nếu có. Tương tự, trường hợp pháp luật qui định tiêu chuẩn đạo đức đối với cán bộ, công chức nhà nước, những người làm một số nghề nhất định cũng chưa cụ thể. Pháp luật qui định “có phẩm chất đạo đức” hoặc “phẩm chất đạo đức tốt”... một cách quá khái quát. Mặc dù "phẩm chất đạo đức" ở đây có thể được hiểu là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, trung với nước, hiếu với dân, khiêm tốn, giản dị... Tuy nhiên, ngay chính các phạm trù đạo đức này cũng đã là rất khái quát, được hiểu rất rộng và như trên đã nói, sự nhận thức về nó cũng như sự thực hiện chúng không phải luôn có sự thống nhất giữa mọi người. Ví dụ thật khó để có một qui chuẩn chung cho việc xem xét chuẩn mực đạo đức “giản dị” của cán bộ, công chức trong điều kiện đời sống vật chất đang được cải thiện và nâng cao rõ rệt như hiện nay… Nguyên nhân của tình trạng trên đây có thể do kĩ thuật lập pháp còn những hạn chế. Mặc dù đã được nâng cao một cách cơ bản, song nhìn chung kĩ thuật lập pháp ở nước ta vẫn còn đang ở trình độ thấp. Cũng có thể là xuất phát từ quan niệm cho rằng văn bản luật cần khái quát, các vấn đề cụ thể, chi tiết sẽ được qui định trong văn bản dưới luật. Tuy nhiên, các trường hợp được viện dẫn trên đây hầu như chưa được qui định chi tiết hay giải thích một cách cụ thể. Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân của tình trạng này đó là do ảnh hưởng của tư duy xây dựng pháp luật cũ. Trước đây, không ít người có quan niệm pháp luật cần phải được qui định một cách khái quát nhất để có thể bao quát tất cả các trường hợp. Chẳng hạn, khi ban hành một văn bản mới thay thế các văn bản cũ, trước đây hầu như mọi trường hợp đều qui định: “Các qui định trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ”. Mới đầu, có thể thấy cách mà nhà làm luật qui định là hết sức khái quát, chỉ bằng một qui định ngắn gọn, nhà làm luật đã bãi bỏ tất cả những qui định cũ trái với nội dung của văn bản mới. Tuy nhiên trong thực 60 tiễn, khi áp dụng từng qui định cụ thể, không ít trường hợp xảy ra tranh chấp vì không thể xác định một cách rõ ràng qui định đó trái hay không trái với các qui định mới. Vì vậy, khi thể chế hoá các quan niệm đạo đức thành pháp luật đòi hỏi phải rất cụ thể, đảm bảo để các chủ thể xác định được một cách rõ ràng họ được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào hay không được làm gì... khi ở trong điều kiện hoàn cảnh xác định nào. Có như vậy mới có được sự thống nhất trong thực hiện. Bởi vì như đã nói ở phần trên, một trong những thuộc tính của pháp luật là minh bạch, cụ thể, xác định. Ba là, nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu chưa được xóa bỏ một cách triệt để. Một trong những ưu điểm của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở nước ta hiện nay, đó là pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc loại bỏ các quan niệm đạo đức cũ, lạc hậu, không còn phù hợp trong điều kiện mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cũ, không phù hợp vẫn còn tồn tại. Chẳng hạn, tư tưởng gia trưởng, tính cục bộ, thói cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp, tư tưởng coi thường lớp trẻ... vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong một bộ phận dân cư, kể cả trong nhiều cán bộ, công chức, nhà nước. “Thực tiễn cho thấy vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân lấy việc giữ chức này, chức nọ làm mục đích của mình với động cơ danh phận rõ ràng”, “Mong muốn thông qua cương vị, chức vụ để tìm cách vinh thân, phì gia”, “nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ còn là cái áo khoác bên ngoài cho toan tính, những thủ đoạn, cho hành vi đối phó nhau, thỏa hiệp nhau để chia ghế và giữ ghế” [53, tr.112]. Bên cạnh đó, bệnh gia trưởng còn khá phổ biến trong xã hội, nó không chỉ tồn tại trong các gia đình ở nông thôn mà còn cả trong các gia đình cán bộ, công chức, kể cả trong các cơ quan nhà nước. Một số cán bộ, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức tự cho mình là “ông chủ” của cơ quan, tổ chức đó, dẫn đến coi thường người khác, coi thường cấp dưới, coi 61 thường nhân viên, độc đoán, chuyên quyền, tự cho mình quyền quyết định mọi vấn đề, biến cơ quan thành nhà của mình, biến các quan hệ công thành quan hệ tư, biến quan hệ cơ quan thành quan hệ gia đình. Bệnh gia trưởng gây tác động xấu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó còn là một trong những nguyên nhân sinh ra các bệnh giáo điều, kinh nghiệm, thiếu dân chủ. Tình trạng củng cố vây cánh, hiện tượng kéo bè, kéo cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa… trong các cơ quan, tổ chức không phải là hiếm. Nhiều địa phương có xu hướng mạnh ai nấy làm, yêu cầu có “qui chế riêng”, không chú ý đến tính chỉnh thể thống nhất cũng như yêu cầu phát triển chung của cả nước. Trong xã hội, làm gì, ở đâu, bao giờ người ta cũng trước tiên nghĩ đến lợi ích của bản thân mình. Vì lợi ích cục bộ, khi được giao soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật, một số cơ quan luôn tìm cách giành thuận lợi về phần mình, khó khăn đẩy cho cơ quan khác hoặc cho đối tượng bị quản lý. Trong tư duy của không ít người vẫn còn tàn dư của tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng cần phải có con trai để nối dõi tông đường, trong tuyển dụng nhân viên, cất nhắc cán bộ vẫn có tư tưởng ưu tiên nam giới, việc tiếp nhận cán bộ nữ vào làm việc rất khó khăn… Đặc biệt, thói đạo đức giả vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội ta hiện nay, kể cả trong các cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, thậm chí ngay cả một số cán bộ cao cấp. Biểu hiện của thói đạo đức giả đó là lời nói không đi đôi với việc làm, nói một đằng làm một nẻo, dùng thuật ngụy biện, lối nói hoa mỹ, sách vở để che đậy bản chất thực sự của mình, tìm cách đổ lỗi cho khách quan, cho người khác, lấy bệnh thành tích để che đậy sự yếu kém của bản thân, xu nịnh người khác, xu nịnh cấp trên… Các hiện tượng kể trên có nhiều nguyên nhân, có cả các nguyên nhân về kinh tế xã hội, cả các nguyên nhân trong bản thân pháp luật và quá trình tổ chức, thực thi pháp luật. Cơ chế xây dựng pháp luật cũng làm cho hiện tượng cục bộ, địa phương chủ nghĩa có điều kiện để tồn tại và phát triển. Trong hệ thống pháp luật hiện hành còn thiếu nhiều qui định cần thiết, chẳng hạn, chưa 62 có các qui định về xử lý các hành vi kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết trong các cơ quan, tổ chức... Dẫn đến, trên thực tế các hiện tượng như trên xảy ra nhưng chưa có các qui định của pháp luật để xử lý. “Rất nhiều hành vi không phù hợp đạo đức, không “ổn” về phương diện đạo đức, song pháp luật lại bỏ trống, không xử hoặc chưa có qui định” [38, tr.31]. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa thật tốt. Dân chủ ở cơ sở chưa được phát huy đúng mức. Công tác quản lý, kiểm tra, giáo dục, rèn luyện cán bộ còn yếu. Chưa có cơ chế đảm bảo sự giám sát, thực hiện quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm của nhân dân đối với các chức vụ dân bầu. Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức trong xã hội nhiều khi chưa được coi trọng hoặc thực hiện chưa hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, pháp luật không phải là công cụ vạn năng, pháp luật không thể loại bỏ được tất cả các quan niệm, quan điểm, qui tắc đạo đức lạc hậu, không còn phù hợp. Pháp luật cũng không phải là công cụ duy nhất để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức. Để làm được việc này đòi hỏi phải nghiên cứu và sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Bốn là, hiện tượng suy thoái về đạo đức chưa được pháp luật ngăn chặn hiệu quả trên thực tế. Như tất cả chúng ta đều biết, trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ngày càng diễn ra phổ biến với những biểu hiện rõ nét, có thể coi đây là một hiện tượng đáng báo động. Đồng thời cũng nảy sinh nhiều tư tưởng, ý thức và những tiêu chí đạo đức đi ngược lại với những giá trị truyền thống của dân tộc và nó đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, tầng lớp trong nhân dân, trở thành một “vấn nạn” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ phong kiến, đạo đức có vai trò hết sức quan trọng trong điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, sự kết hợp pháp luật và đạo đức theo phương châm “nội nho, ngoại pháp”, “đức chủ, 63 pháp bổ” đã trở thành đường lối cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, sự coi trọng đạo đức đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhưng trong điều kiện hiện nay, đạo đức bị thoái hóa, xuống cấp, nó không còn được coi trọng như trước đây. Ở khía cạnh cá nhân, sự thoái hóa của đạo đức biểu hiện ở sự suy thoái của phẩm chất đạo đức, ý thức coi thường các giá trị đạo đức truyền thống, không chú trọng việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, mất lòng tin vào các giá trị đạo đức xã hội, không còn tình cảm đạo đức, sự xấu hổ và lòng tự trọng không còn, danh dự cá nhân không được coi trọng... Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng có biểu hiện coi nhẹ, xa rời những giá trị truyền thống. Đạo đức, nhân phẩm con người dường như không phải là thứ đáng được đề cao. Ngược lại, lối sống thực dụng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Ngày nay người ta tìm mọi cách để kiếm tiền, tất cả vì đồng tiền, đặt vật chất, tiền bạc lên trên hết, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách… Người ta ngày càng “điên cuồng hơn trong việc đuổi theo những thụ hưởng vật chất” [1, tr.8], kèm theo đó là “tệ sùng bái nước ngoài”, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… Đồng tiền vừa được xem là phương tiện trao đổi vừa là mục đích của sự trao đổi, lợi nhuận không chỉ chi phối mạnh mẽ mọi suy tư, tình cảm ý thức kinh doanh, mà còn đi vào mọi suy tư và hoạt động của nhiều lĩnh vực xã hội khác, trong các hoạt động xã hội và cả trong đời sống tinh thần, trong quan hệ gia đình. Đối với không ít người tiền là cái quyết định tất cả, và nó được coi như một chuẩn mực để đánh giá con người. Suy thoái đạo đức khiến người ta không còn mặn mà với những chuẩn mực đạo đức truyền thống; khiến người ta thản nhiên làm trái những chuẩn mực đạo đức xã hội mà không cảm thấy xấu hổ hay day dứt lương tâm. 64 Sự suy thoái đạo đức, lối sống diễn ra trên nhiều đối tượng, trong đó có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên. Như Đại hội lần thứ X đã nhận định “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả.” [12, tr.22]. Nhìn chung, tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp biểu hiện trong rất nhiều mặt của đời sống. Trong xã hội ít nhiều diễn ra các hiện tượng con cái có những hành vi thể hiện sự bất hiếu đối với cha mẹ, trò không lễ phép với thầy cô, chồng đối xử vũ phu với vợ..., nhiều vụ án gian lận trong nhiều lĩnh vực khiến dư luận không khỏi bức xúc. Đó là những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghiêm trọng. Trước tình hình đó, vai trò của pháp luật chưa được phát huy hết trong việc ngăn chặn có hiệu quả sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Nguyên nhân như trên đã đề cập, các qui định của pháp luật về việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc phần lớn mang tính khái quát, chung chung, ít có những qui định mang tính giải pháp cụ thể. Việc trừng trị các hành vi suy thoái về đạo đức còn hạn chế, nhiều hành vi suy thoái nhưng không thể trừng trị bằng pháp luật mà nguyên nhân là sự qui định của pháp luật chưa phù hợp, nhiều trường hợp, rào cản lại xuất phát từ chính các chuẩn mực đạo đức. Pháp luật đã có các qui định về xử lý những người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng… Chẳng hạn pháp luật có quy định về việc xử lý hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng con cháu, người có công nuôi dưỡng mình [25, Đ.151], hoặc quy định xử lý hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã có vợ, có chồng với người khác, giữa những người chưa có vợ, có chồng với người đã có vợ, có chồng [25, Đ.147]. Tuy nhiên, trên thực tế, những hành vi này hầu như rất ít bị xử lý vì theo quy định của pháp luật hiện hành, vì chúng chỉ bị xử lý khi có đơn yêu cầu của người bị hại 65 hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính nay lại có hành vi tái diễn. Trong khi đó, các ông bố, bà mẹ, người vợ nhiều khi không dám và không muốn tố giác vì muốn “êm cửa, êm nhà”, vì sợ “vạch áo cho người xem lưng”... Nhiều trường hợp can tâm nhẫn nhục vì không muốn ảnh hưởng đến công tác, tâm lý sợ phải ra công đường, cho rằng ra đó là xấu xa, tội lỗi. Vì thế, nhiều quan điểm, quan niệm đạo đức tốt đẹp của dân tộc mặc dù đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ nhưng vẫn bị xâm phạm. Năm là, đạo đức trong xã hội bị xuống cấp là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Sự suy thoái, xuống cấp của đạo đức lại là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng vi phạm pháp luật gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, một số tội phạm nghiêm trọng mới, được hình thành dưới nhiều vỏ bọc tinh vi, xảo trá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động trái pháp luật, trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của nền kinh tế thị trường gây ra những mặt trái làm ảnh hưởng đến văn hóa, giáo dục, sự tha hóa biến chất, lối sống thực dụng của một bộ phận nhân dân. Ở Việt Nam hiện nay, xã hội có xu hướng coi trọng các giá trị vật chất, đánh giá con người nặng về đồng tiền mà coi thường các giá trị danh dự, nhân phẩm - mặt trái của kinh tế thị trường và tác động tiêu cực của một số luồng văn hóa phản động từ bên ngoài vào nước ta. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp xuất hiện nhiều vụ giết người hết sức man rợ gây xôn xao dư luận. Những kẻ gây án có tuổi đời thậm chí rất trẻvà đều tự mình gây án với một thái độ hết sức thản nhiên. Chính điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi: tại sao cái ác lại dễ bộc phát đến như thế? Vì sao các vụ án giết người đang ngày càng gia tăng và rất dã man? Các vụ án như: giết bạn học bằng cách cho uống thuốc ngủ rồi bỏ vào bao vứt xuống sông; giết chị dâu, chặt xác ra làm nhiều khúc bỏ vào bao tải vứt ra đường; giết vợ rồi suýt giết cả con chỉ vì ghen tuông; đâm chết bạn gái 66 chỉ vì bị từ chối tình yêu… Những thông tin này dường như liên tục được đưa lên các phương tiện truyền thông hàng ngày và có lượng người đọc, truy cập rất cao… Chưa bao giờ người dân lại cảm thấy bất an như hiện nay. Mạng sống của con người rất dễ bị tước đoạt, kể cả những lý do rất vu vơ không ai ngờ. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng, có những vụ gây thất thoát tài sản của nhà nước lên tới nhiều nghìn tỉ đồng. Tình hình phụ nữ, người chưa thành niên vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Vụ án Lê Văn Luyện, kẻ chưa đủ 18 tuổi cùng lúc ra tay giết ba người trong một gia đình, trong đó có em nhỏ 18 tháng tuổi là một vụ án gây chấn động dư luận. Nhiều trường hợp, có cả vợ, chồng, anh, em, bố mẹ, con cái cùng tham gia vào một đường dây vi phạm pháp luật. Nhiều vụ vi phạm pháp luật có liên quan tới cán bộ, công chức nhà nước, liên quan tới các cơ quan có chức năng bảo vệ sự tôn nghiêm của luật pháp. Hành vi vi phạm pháp luật mà giữa người vi phạm và nạn nhân có mối quan hệ đạo đức hết sức gần gũi như quan hệ trong gia đình, quan hệ thầy trò… làm băng hoại đạo đức xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Hành vi chống đối chính quyền, chống người thi hành công vụ ngày càng trở thành phổ biến. Như đã đề cập, chất lượng vệ sinh lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh đang là những vấn đề nhức nhối dư luận hiện nay. Thậm chí một số người nước ngoài sống tại Việt Nam cảm thấy đáng sợ vì ở đây tràn lan thực phẩm nhiễm độc. Một tình trạng đáng báo động nữa là trong xã hội ta hiện nay đang xuất hiện một hiện tượng nghịch lý: tình trạng người lớn sợ trẻ con, người ngay sợ kẻ gian. Tuy nhiên, thực trạng trên đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng nửa nổi nửa chìm, tình hình vi phạm pháp luật ẩn có thể nói là không kém phần nghiêm trọng. Một số bộ phận đã tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, dẫn đến lối sống thực dụng, đồng tiền được coi là chìa khóa vạn năng của cuộc sống. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước khuyến khích mọi công dân làm giàu hợp pháp. Dư luận rất đồng tình, ủng hộ và cổ vũ cho hoạt động làm giàu chính 67 đáng. Tuy vậy, hệ thống pháp luật cũng như hệ thống quản lý tài chính hiện nay chưa cho phép chúng ta xác định được thu nhập của các tổ chức, đặc biệt là các cá nhân có được từ nguồn gốc nào, hợp pháp hay bất hợp pháp. Lợi dụng tình hình này, một số người đã tiến hành các hoạt động làm ăn phi pháp. Đối với những người này, về kinh tế họ không từ một thủ đoạn nào để thu được lợi nhuận từ việc trốn thuế, buôn lậu đến lừa đảo, gian dối; về chính trị, họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi; về xã hội, họ đánh giá con người dựa trên các giá trị vật chất, coi thường danh dự, nhân phẩm của người khác. Dư luận xã hội vì không có khả năng để phân biệt đâu là đồng tiền hợp pháp, đâu là đồng tiền bất hợp pháp nên đã không có những phản ứng tích cực đối với các hành vi làm giàu bất chính. Thậm chí có những trường hợp như giám đốc Tăng Minh Phụng - một tên lừa đảo, có những hành vi buôn lậu, đưa hối lộ làm thiệt hại cho Nhà nước và xã hội hàng tỷ đồng, còn được đưa lên mặt báo như một tấm gương doanh nghiệp trẻ làm ăn phát đạt. Điều này càng tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội, cá nhân chủ nghĩa làm giàu bất chính trong khi những người làm ăn chính đáng thì lại chịu thiệt thòi vì những rào cản không đáng có từ phía pháp luật hiện hành như các thủ tục hành chính rườm rà, môi trường đầu tư không thông thoáng. Một bộ phận khác, đặc biệt là thanh thiếu niên, vì muốn có cuộc sống hưởng thụ nhưng khả năng tài chính không cho phép thì con đường ngắn nhất để đạt được mục đích là vi phạm pháp luật. Đó là một trong những nguyên nhân liên tiếp diễn ra các vụ trộm cắp, thậm chí là giết người cướp của… mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường đưa tin. Có thể nói, tình hình vi phạm pháp luật gia tăng trong xã hội là một trong những cản trở to lớn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng trên là rất nhiều, có cả những nguyên nhân chủ quan của người vi phạm, cả những nguyên nhân khách quan thuộc về đời sống kinh tế xã hội, trong đó sự thoái hóa, xuống cấp của đạo 68 đức là một trong những nguyên nhân cơ bản. Đạo đức xã hội xuống cấp, những chuẩn mực đạo đức không còn ý nghĩa ràng buộc, chi phối hành vi, không còn ý nghĩa ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật; Ý thức đạo đức suy giảm dẫn đến thái độ coi thường pháp luật. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của tình trạng vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng. 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Từ thực trạng của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, kết hợp đạo đức và pháp luật thực sự trở thành một yêu cầu, một nguyên tắc để nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên muốn nâng cao hiệu quả của việc kết hợp này cần phải có những biện pháp phù hợp. Để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những khiếm khuyết, tồn tại trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, đảm bảo kết hợp một cách chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau: 2.2.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức, của pháp luật cũng như ý nghĩa của sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong quản lý xã hội nói chung không thể dùng pháp luật thay thế cho đạo đức, hoặc đạo đức thay thế cho pháp luật. Kết hợp giữa đạo đức với pháp luật chính là nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ, phù hợp với các giá trị chân, thiện, mỹ, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người. Đồng thời, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức cũng là làm cho các giá trị đạo đức thẩm thấu vào trong các qui định của pháp luật, làm cho lương tâm, tình cảm con người trở thành động lực thúc đẩy việc thực 69 hiện pháp luật; làm cho pháp luật và đạo đức trở nên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau, trở thành tiền để của nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng NNPQ. Đó là nhà nước đề cao pháp luật, quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tuy nhiên như phần trên đã phân tích, ta thấy pháp luật không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội cũng như không thể điều chỉnh được mọi khía cạch, mọi mức độ của các quan hệ đó. Sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ không phải khi nào cũng đem lại kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, xây dựng NNPQ XHCN hiện nay phải quan tâm đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiết thực của việc kết hợp pháp luật và đạo đức ở một quốc gia có nền văn hóa pháp triển lâu đời. Trong xã hội “Nếu con người chỉ sống có tình với nhau theo phương châm “chín bỏ làm mười”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà quên rằng xã hội còn có bọn trộm cướp, lừa đảo, cửa quyền… Thì tình nghĩa chỉ là sợi dây trói người trung thực và mở cửa cho nhân cách xấu xuất hiện. Ngược lại, nếu trong xã hội nhất cử, nhất động đều được quy chuẩn theo luật thì con người sẽ trở thành cỗ máy” [19, tr.91]. Để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kết hợp pháp luật và đạo đức trong xây dựng và quản lý nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động cụ thể sau: Một là, phải đẩy mạnh việc nghiên cức khoa học về vấn đề việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong hoạt động xây dựng NNPQ mà trước hết là nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phương thức kết hợp này trong đường lối trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các triều đại phong kiến Trung Quốc, đây là cái nôi của hai học thuyết chính trị Đức trị và Pháp trị nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực. Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về các phương thức kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của Người. 70 Hai là, cần đào tạo chuyên sâu đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên nắm vững kiến thức khoa học pháp lý, thấm nhuần sâc sắc các giá trị đạo đức truyền thống tiến bộ của dân tộc và đặc biệt có nhận thức khách quan, khoa học về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, cũng như ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc kết hợp các công cụ quản lý xã hội này. Từ đó có những hoạt động thiết thực nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp lý, về việc cần thiết kết hợp đạo đức và pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay. Bởi vì nếu nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức còn có thể dẫn đến pháp luật không được xây dựng trên cơ sở của đạo đức, không phù hợp với các giá trị đạo đức, bởi vậy không những không phát huy được vai trò của đạo đức trong việc thúc đẩy sự thực hiện pháp luật, mà có khi còn gây ra sự cản trở mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. 2.2.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ nhất, phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nói đến NNPQ là đề cập tới sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến. Về mặt hình thức pháp lý, NNPQ phải đảm bảo sự cai trị của pháp luật, sự ràng buộc của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và mọi công dân. Về mặt nội dung pháp lý, pháp luật phải mang tính pháp quyền, đảm bảo yêu cầu khách quan, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Thực tế cho thấy không thể có sự kết hợp đạo đức và pháp luật một cách hiệu quả nếu như bản thân hệ thống pháp luật ấy còn nhiều hạn chế như chồng chéo, chắp vá, còn thiếu những văn bản cần thiết nhưng lại thừa những văn bản mà sau khi ban hành không đem lại hiệu quảthiết thực. Một qui định của pháp luật luôn phải được xem xét trên cả hai bình diện, tư tưởng và cách biểu đạt, vì vậy, trong hoạt động xây dựng pháp luật phải chú ý cả hai bình diện này. Thực tế có không ít trường hợp vì lỗi diễn đạt mà làm sai lệch hẳn tư tưởng của nhà làm luật. Phải dân 71 chủ hoá đời sống xã hội cũng như hoạt động xây dựng pháp luật, phải để cho nhân dân tham gia nhiều hơn, tích cực hơn, tham gia thực sự đông đảo vào các giai đoạn của qui trình xây dựng pháp luật. Để pháp luật thực sự phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Từ cơ sở lý luận trên cho thấy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nội dung yêu cầu không thể tách rời trong quá trình xây dựng NNPQ. Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đạt được những yêu cầu cơ bản như: nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp. Trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay của Việt Nam, điều cốt yếu là đề cao vai trò và giá trị xã hội của Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật trong NNPQ XHCN không thể là sản phẩm tùy tiện, tự do duy ý chí của Nhà nước và các nhà làm luật mà ngược lại Hiến pháp và pháp luật phải phù hợp với bản chất khách quan của điều kiện kinh tế xã hội, của các quan hệ xã hội trong điều kiện cụ thể, phù hợp với ý chí của toàn dân và các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật được ban hành phải toàn diện, đồng bộ, cụ thể, minh bạch, đảm bảo tính khả thi... Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN phải mang tính pháp quyền, tức là phải phản ánh một cách khách quan các quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Thực tế đã có nhiều văn bản pháp luật và dưới luật được ban hành và đang đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Điều đó càng khẳng định một thực tế là, nếu như pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạt động tuyên truyền pháp luật được phổ biến rộng rãi hơn và việc thực hiện ngày càng nghiêm minh hơn thì ý thức pháp luật sẽ được nâng cao hơn, sự định hướng hành vi cho mọi công dân cũng sẽ tốt hơn. 72 Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Thứ hai, phải giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ những quan niệm đạo đức lạc hậu, định hướng hình thành các giá trị đạo đức cách mạng, đạo đức cán bộ trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời thể chế các giá trị đạo đức này vào trong quá trình xây dựng pháp luật. Để xây dựng được các qui định pháp luật có chất lượng, có hiệu quả thì bản thân nhà làm luật phải là những người có đạo đức cách mạng trong sáng, thấm nhuần một cách sâu sắc các quan niệm, quan điểm đạo đức truyền thống của dân tộc cũng như những quan điểm đạo đức mới tiến bộ. Nhà làm luật phải nghiên cứu thật kĩ các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội trước khi bắt tay soạn thảo văn bản, phải xác định được quan niệm, qui tắc đạo đức nào là tốt đẹp, tiến bộ cần thừa nhận, giữ gìn và phát huy, quan niệm, qui tắc đạo đức nào không còn phù hợp cần phải loại bỏ... Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội. Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiện vấn dựa trên cơ sở 73 kinh nghiệm, duy cảm, duy tình. Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh - môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh. Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới. Công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Thực tế đó luôn đòi hỏi và thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lực lượng lao động và xã hội hóa tri thức khoa học. Từ đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng được nâng lên, làm cho khả năng điều chỉnh của đạo đức cũng biến đổi và phát triển theo chiều hướng tích cực. Sự biến đổi đó được biểu hiện ở tính duy lý cao hơn trong việc đánh giá, lựa chọn những giá trị và chuẩn mực đạo đức. Mỗi người trong hoạt động của mình đã có ý thức hơn trong việc tôn trọng pháp luật, có bản lĩnh hơn trong đấu tranh vì công bằng và lẽ phải, biết trân trọng và hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Có thể nói, việc chuyển sự điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội với thói quen theo “lệ”, và nặng về đạo đức sang điều chỉnh bằng pháp luật, đề cao tính nhân bản là một trong những chuyển biến quan trọng nhất trong đời sông xã hội. Bởi lẽ, việc hình thành ý thức pháp luật của mỗi công dân là điều kiện để nâng cao ý thức đạo đức và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, đồng thời là cơ sở để phát triển đạo đức của xã hội. Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi và đụng chạm đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm 74 đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể các cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do vậy, có thể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý xã hội, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. 2.2.3. Chú trọng việc giáo dục nâng cao đạo đức, ý thức pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội. Con người ta sinh ra không phải “bản tính thiện” hay “bản tính ác” mà “Thiện ác đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [30, tr.31] như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Chỉ trên cơ sở thấm nhuần các quan niệm, quan điểm đạo đức, nắm vững các quy định của pháp luật thì mới có cơ sở cho việc thực hiện chúng một cách đứng đắn trên thực tế. Vì vậy, trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, để pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh thì phải chú trọng yếu tố đạo đức. Do vậy, chú trọng giáo dục pháp luật phải được thực hiện trong sự kết hợp, lồng ghép với việc giáo dục nâng cao đạo đức, bổn phận công dân, có như vậy pháp luật và đạo đức mới có điều kiện phát huy sức mạnh của mình với tư cách là hai công cụ cơ bản để quản lý xã hội. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật được tiến hành cho các đối tượng phải đạt được những mục đích cụ thể sau đây: Thứ nhất, giáo dục pháp luật, phải nhằm hình thành sâu sắc và mở rộng hệ thống tri thức về pháp luật, có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời không xâm phạm đến quyền và lợi ích người khác, bảo đảm quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, lợi ích chung xã hội; Giáo dục đạo đức phải tạo nên nhận thức về các giá trị, chuẩn mực về 75 đạo làm người, về đối nhân xử thế, phải biết kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc, phải đón bắt kịp thời những giá trị đạo đức tinh hoa của nhân loại, nhưng cao hơn hết là xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, giáo dục pháp luật, đạo đức phải nhằm hình thành tình cảm, lòng tin với pháp luật, với các giá trị đạo đức của dân tộc. Thứ ba, giáo dục pháp luật, đạo đức nhằm hình thành ở mỗi con người những động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực trong cuộc sống. Muốn đạt được mục đích trên, phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, pháp luật một cách tích cực ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình là môi trường lí tưởng trong việc giáo dục con người, trước hết là về giáo dục đạo đức và tiếp đến là giáo dục ý thức pháp luật, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Gia đình là cái nôi của tình thương và trách nhiệm, tình cảm và trách nhiệm trong gia đình là cơ sở của tình cảm và trách nhiệm trước đồng loại. Chính vì vậy, có thể nói, các hệ thống đạo đức đều hướng tới việc thiết lập và củng cố, giữ gìn trật tự, ổn định trong gia đình trước hết. Việt Nam và các nước Á Đông khác chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo, vì vậy đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn ổn định, trật tự trong gia đình. Việc giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt là điều kiện để thực hiện giáo dục ý thức pháp luật mang lại hiệu quả hơn. Không chỉ gia đình truyền thống mà cả gia đình hiện đại đều phải duy trì, bảo vệ mô hình của mình, xác định trách nhiệm, bổn phận của các thành viên trong gia đình chủ yếu dựa trên những chuẩn mực đạo đức. Giáo dục ở gia đình phải kết hợp với giáo dục ở nhà trường. Nhà trường là một thiết chế rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật bởi nó thực hiện đồng thời các chức năng: dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Sau gia đình và đồng thời với gia đình, nhà trường là nơi giúp cho con 76 người hình thành nhân cách, lối sống. Giáo dục pháp luật, đạo đức trong nhà trường “có vai trò đặc biệt lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Nó trở thành nền tảng, hành trang cơ bản cho thế hệ trẻ đạt được những thành tựu và vững bước vào đời” [16, tr.174,175]. Vì vậy trong nhà trường phải coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" cần phải được thực hiện một cách triệt để trong môi trường học đường. Thời gian qua, do quá chú trọng công tác “dạy chữ, dạy nghề”, nên công tác “dạy người”, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có phần bị coi nhẹ. Nhiều học sinh rất xứng đáng với danh hiệu “trò giỏi” nhưng thiếu kĩ năng sống, khi hòa mình vào đời sống cộng đồng trở nên hết sức bỡ ngỡ, lúng túng. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật trong các trường học cần phải được chú trọng hơn, với nội dung chương trình phù hợp với từng cấp học, từng loại đối tượng khác nhau, trong đó cần phải nhấn mạnh và coi trọng trước hết là giáo dục đạo đức, sau đó mới đặt vấn đề giáo dục pháp luật. Chương trình nói lời hay, làm việc tốt cần được tiếp tục phát huy, nhân rộng trong các trường học… Ngoài ra, cũng cần tuyên truyền pháp luật, đạo đức cho nhân dân nói chung, bằng những hình thức khác nhau. Trong đó, thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, cần sử dụng thông tin đại chúng như là công cụ hữu hiệu trong công tác giáo dục pháp luật, đạo đức. Hoặc thiết thực hơn với hình thức tuyên truyền pháp luật, đạo đức được thực hiện thông qua việc đóng góp ý kiến xây dựng luật, xây dựng các hương ước, quy ước làng xã, xây dựng nội quy, quy chế sinh hoạt ở cơ quan; qua các hình thức sân khấu hóa; qua hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý; qua các phiên tòa xét xử lưu động... Đặc điểm của hoạt động tuyên truyền này là nó theo sát đời sống thực tế, gắn bó với nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, giúp nhân dân thực hiện quyền dân chủ, đồng thời 77 thực hiện sự giám sát của nhân dân, chống sự lạm dụng, cục bộ, phiến diện trong công tác xây dựng luật pháp. Nó cũng là phương thức hiệu quả nhất để chuyển tải các giá trị đạo đức thành giá trị pháp luật, làm cho văn bản pháp luật nhanh chóng đi vào đời sống sau khi ban hành. Bên cạnh đó, các thiết chế xã hội khác như: tổ chức Đảng Cộng sản, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đội thiếu niên tiền phong... cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục pháp luật, đạo đức đối với các thành viên, hội viên trong tổ chức đó nói riêng, các thành viên trong xã hội nói chung. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không tự nhiên mà có. Để con người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. Như vậy, giáo dục đạo đức, pháp luật cho công dân là một việc làm quan trọng có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng NNPQ XHCN của chúng ta hiện nay. 2.2.4. Đánh giá đúng vai trò của dư luận xã hội và dựa vào những luồng dư luận tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội. Dân gian có câu: "Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" để nói về sức mạnh của dư luận xã hội. Khác với các biện pháp cưỡng chế nhà nước, sự phán xét của "tòa án lương tâm" nhiều khi còn có tác động mạnh mẽ hơn đối với chủ thể, nó không chỉ diễn ra trong hiện tại mà "triền miên, day dứt, thậm chí trong suốt cả cuộc đời người vi phạm" [36, tr.17]. Bởi vậy, dư luận xã hội là biện pháp đảm bảo rất quan trọng của đạo đức. Mọi quan hệ xã hội chỉ được khuyến khích, củng cố khi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội, trái lại nó sẽ nhận được sự phản đối, sự tẩy chay của dư luận xã hội. 78 Cho nên, dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Dư luận có sự tác động đối với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là ý thức pháp luật của con người và nhất là trong giai đoạn hiện nay. Dư luận xã hội được hiểu là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có nhà nước, chưa có pháp luật dư luận xã hội đã từng được sử dụng để điều hòa các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi của con người. Dư luận xã hội tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của con người. Thông qua dư luận xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án hoặc đâu là những hành vi hợp pháp cần được khích lệ, cổ vũ, động viên. Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia,… đã gây xôn xao dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trên cơ sở của dư luận xã hội, cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với chuẩn mực pháp luật. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định hay không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân. Qua đó, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến ý thức pháp luật, hành vi của con người. 79 Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó, dư luận xã hội có vai trò to lớn trong việc phổ biến, tuyên truyền những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật đến với các chủ thể trong xã hội, trong đó có từng cá nhân con người. Như vậy, dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc nâng cao ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi cộng đồng. Nó góp phần giáo dục nhận thức đúng đắn về điều tốt, cái xấu, điều gì đúng pháp luật, điều nào sai pháp luật… để từ đó, nó răn đe con người cần tránh xa những cái xấu xa trong xã hội. Đồng thời, dư luận xã hội cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân và cũng là phương tiện để các cơ quan nhà nước có thể đánh giá được khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và phản ứng của nhân dân đối với các vấn đề pháp luật, từ đó tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức và thực hiện pháp luật ở đại đa số quần chúng nhân dân. Chúng ta có thể xem dư luận xã hội như là "người lính canh giữ", bảo vệ những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích chính đáng của con người. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Dư luận xã hội có sức mạnh rất to lớn trong việc tác động đến ý thức và hành vi con người. Do vậy, trong quá trình xây dựng, nâng cao ý thức pháp lý đối với từng cá nhân, nhà nước cần khéo léo phát huy những luồng dư luận có tác động tích cực. Tạo dựng dư luận rộng rãi để lên án một cách mạnh 80 mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật cũng như vi phạm đạo đức, làm cho các thành viên trong xã hội không thờ ơ trước cái ác, cái bất công; thu hút sự tham gia nhiệt tình của mọi người dân vào công cuộc đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. 2.2.5. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; chú trọng giáo dục cải tạo khi xử lý người vi phạm pháp luật. Có thể nói trong thời gian vừa qua, tình hình vi phạm pháp luật ngày càng trở nên phức tạp, số lượng vụ việc vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao, mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn. Hiện tượng vi phạm các chuẩn mực đạo đức truyền thống cũng ngày càng phổ biến. Những hiện tượng đó làm cho đời sống xã hội mất ổn định, các giá trị xã hội bị đảo lộn, hậu quả để lại cho xã hội hết sức nặng nề. Chính vì vậy, tăng cường công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Quan điểm chỉ đạo là phải xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, bất kể người vi phạm là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội. Các hành vi vi phạm pháp luật đồng thời làm đạo đức xã hội bị thoái hoá, xuống cấp càng phải xử lý nghiêm minh hơn. Trong xử lý các vi phạm pháp luật phải triệt để tôn trọng các qui định của pháp luật về nhân phẩm con người, xử lý nghiêm minh các hành vi mớm cung, ép cung, dùng nhục hình... Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật phải luôn xác định mình vừa là người chấp pháp, vừa là người thi hành đạo đức. Thông qua việc áp dụng các biện pháp chế tài pháp lý, nhà chức trách có thẩm quyền không những phải tuyên truyền những qui định pháp luật cho nhân dân mà đồng thời tuyên truyền các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Việc xử lý vi 81 phạm pháp luật vừa nhằm bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật vừa nhằm giữ gìn, bảo vệ các chuẩn mực đạo đức. Cần có các biện pháp cụ thể để thu hút sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, lập lại trật tự kỉ cương xã hội. Công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức phải được coi là công việc của toàn xã hội, mọi người đều phải có trách nhiệm tham gia một cách tích cực. Tuy nhiên cần phải đảm bảo an toàn cho những người tích cực, dũng cảm đấu tranh chống vi phạm pháp luật, đồng thời có các biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần thoả đáng cho họ. Để thực hiện công việc phức tạp và to lớn này, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, các chức sắc tôn giáo, các già làng trưởng bản, các cộng đồng dân cư… Cần tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức để từng bước xóa bỏ chúng. Tăng cường sức mạnh của các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật như công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra… đảm bảo vừa vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, được trang bị các điều kiện vật chất kĩ thuật đủ mạnh để có thể phản ứng kịp thời, có hiệu quả trước các vi phạm pháp luật, không bị sa ngã trước những cám dỗ trong cuộc sống. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật và đạo đức, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật. Cần có cơ chế động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, đặc biệt có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái bất công, tôn vinh, nêu gương sáng để học tập những cá nhân, tổ chức có thành tích trong công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các chuẩn mực đạo đức 82 trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức trong nhân dân. Cần tạo ra môi trường gia đình, xã hội lành mạnh và an toàn, mang tính nhân văn cao, tạo ra những hoàn cảnh và điều kiện tốt để mọi người phát huy cái tốt, cái tích cực, loại trừ cái tiêu cực. Đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức là công việc phức tạp. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý vừa phải đảm bảo đúng pháp luật, vừa phải đảm bảo khả năng bất lợi thấp nhất cho người bị truy cứu. Trách nhiệm pháp lý luôn có tính chất bất lợi cho người bị truy cứu, vì vậy, trong hoạt động của mình, cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền cần tận dụng mọi khả năng có thể trong phạm vi luật định để sao cho biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với họ là biện pháp “ít bất lợi nhất”. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý phải luôn quán triệt phương châm “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Vì vậy, nhà nước và xã hội luôn tạo mọi điều kiện để những người “lầm đường lạc lối” quay trở lại con đường lương thiện, “làm lại cuộc đời”. Tuyệt đối tránh tình trạng đẩy người vi phạm vào bước đường cùng, “không còn gì để mất”. Đồng thời, để khuyến khích người vi phạm tích cực sửa chữa sai phạm, cần có biện pháp miễn, giảm, xóa trách nhiệm pháp lý cho họ một cách kịp thời. Hoạt động này được thực hiện tốt, không chỉ giáo dục được người vi phạm, mà còn loại bỏ cơ hội tái phạm của họ. Ngược lại, nếu hoạt động này bị coi nhẹ thì đó lại là một trong những nguyên nhân của tình trạng tái vi phạm. Trên thực tế, nhiều hoạt động giáo dục cải tạo người vi phạm trong thời gian giam giữ đã được thực hiện bằng những việc cụ thể như: Theo quy định, trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân thường xuyên được học pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách. Để giúp họ có niềm tin trong cuộc sống, năm 2011, Tổng cục VIII đã chỉ đạo các trại giam tổ chức thi viết tự truyện với chủ đề “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện”, lôi cuốn hàng chục nghìn phạm nhân tham gia, với nhiều trang viết hàm chứa nội 83 dung văn học, có giá trị tác động trở lại giáo dục, cảm hóa phạm nhân. Các bài dự thi đã được Nhà xuất bản Công an nhân dân lựa chọn, biên tập thành cuốn sách “Sự hồi sinh từ trong tuyệt vọng” được dư luận xã hội quan tâm. Trong công tác giáo dục cải tạo, khơi dậy khát vọng hoàn lương, hướng thiện cho phạm nhân là việc làm rất quan trọng, góp phần hình thành nhân cách tích cực cho họ. Để giúp cho phạm nhân nhận rõ tội lỗi, hối hận về hành vi phạm tội đã gây ra, xóa bỏ mặc cảm và sự thù hận, Tổng cục VIII đã chỉ đạo các trại giam phát động phong trào viết thư “Gửi lời xin lỗi” người bị hại, thân nhân người bị hại, chính quyền địa phương. Hàng nghìn lá thư đã được gửi đi từ các trại giam. Sau đó, đã diễn ra Hội nghị sơ kết và tổ chức giao lưu, gặp mặt giữa người viết thư (phạm nhân) và người nhận thư (người bị hại, thân nhân người bị hại hoặc đại diện cơ quan, chính quyền địa phương...). Tại buổi gặp mặt, người bị hại hoặc thân nhân người bị hại đều sẵn sàng tha thứ và mong muốn phạm nhân tích cực cải tạo tiến bộ để trở thành người có ích cho xã hội, sớm trở về với gia đình. Hình thức giáo dục này mang đậm tính nhân văn, truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, có tác dụng tích cực trong công tác giáo dục cải tạo phạm nhân và đang được dư luận xã hội đánh giá cao [55]. Thiết nghĩ, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp trừng phạt, xử lý theo qui định của pháp luật đối với người vi phạm pháp luật, những hoạt động gáo dục cải tạo, hướng thiện là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách tích cực. Các hoạt động này được thực hiện tốt, không chỉ giáo dục được người vi phạm, mà còn có thể loại bỏ nguy cơ tái phạm của họ. 84 KẾT LUẬN Với vai trò là những công cụ quan trọng bậc nhất trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN hiện nay ở nước ta, mối quan hệ đạo đức và pháp luật càng trở nên mật thiết. Để thực hiện tốt vai trò của mình, cả đạo đức và pháp luật cần có sự bổ sung, khắc phục cho nhau dựa trên những thế mạnh và điểm yếu vốn có. Vì vậy, kết hợp đạo đức và pháp luật là một tất yếu nhằm mang lại hiệu quả điều chỉnh hành vi con người cũng như điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách hiệu quả hơn. Đảng, Nhà nước ta đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và các quan niệm, quan điểm, qui tắc đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã được xây dựng trên nền tảng đạo đức cách mạng, đạo đức của nhân dân lao động. Để bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức, nhà nước đã luật hoá các quan niệm, quan điểm, qui tắc đạo đức truyền thống, định hướng và xây dựng những giá trị đạo đức tiến bộ trong thời kỳ mới. Đồng thời pháp luật nước ta cũng đã góp phần quan trọng vào việc loại bỏ các quan niệm, qui tắc đạo đức cũ lạc hậu cũng như ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc kết hợp đạo đức và pháp luật cũng còn một số hạn chế, tồn tại. Đó là, trong một số trường hợp chưa phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh của pháp luật và đạo đức, nhiều qui định của pháp luật còn thiếu tính cụ thể, khó thực hiện trên thực tế. Đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp làm gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những tổn thất và những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. Để hạn chế những khuyết điểm nói trên, phát huy những mặt tích cực của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật cũng như việc kết hợp chúng trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiên nay, cần thực hiện tốt và 85 đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó đặc biệt chú trọng một số gải pháp sau: - Đổi mới, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức, của pháp luật cũng như ý nghĩa của sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. - Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. - Chú trọng việc giáo dục nâng cao đạo đức, ý thức pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau. - Đánh giá đúng vai trò của dư luận xã hội và dựa vào những luồng dư luận tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; chú trọng giáo dục cải tạo khi xử lý người vi phạm pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn và trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ triết học, còn nhiều vấn đề về kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay mà tác giả chưa thể đặt ra và chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy vậy, nghiên cứu khoa học là một quá trình. Tác giả luận văn hi vọng trong thời gian tới có thể tiếp tục nghiên cứu và khai thác đề tài một cách sâu sắc hơn. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Tuyết Ba (2002), “Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 5. 2. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. G.Bandxelaze (1985), Đạo đức học, tập 1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Kim Bình (2008), Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3. 5. Hoàng Xuân Châu (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Chuyên đề Khoa học xã hội (1997), Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnh hành vi con người trong quản lý xã hội, Tạp chí Đại học Quốc gia, số 4. 7. Hoàng Đình Cúc (2007), Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, tháng 9. 8. Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 9. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 87 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Trần Hồng Đức (2004), Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Luận văn ThS. Triết học, Đại học KHXH &NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ, Viện văn hoá và Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 17. Hiến pháp Việt Nam (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình đạo đức học (dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đỗ Huy, (2002), Đạo đức học – Mỹ học & đời sống văn hóa nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1996), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Trần Trọng Kim, (2001), Nho giáo, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 23. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 2. 24. Luật Dân sự (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Luật Hình sự (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Luật Hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Bình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 28. C. Mác – Ph.ănggen (1960), Toàn tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội. 88 29. C. Mác – Ph.ănggen (1993), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1993), Nhật ký trong tù, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb giáo dục, Hà Nội. 34. Nghị định 17/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội. 35. Phạm Duy Nghĩa (2004), Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 36. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7. 37. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta, Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục và nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học. 39. Hoàng Thị Kim Quế (2005), “Đời sống pháp luật”, Tạp chí Luật học, số 4. 40. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Quốc triều Hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Rousseuau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 43. Vũ Xuân Thái (1999), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, NXBVăn hóa Thông tin, Hà Nội. 44. Trần Hậu Thành, (1998), Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 5. 89 45. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 46. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Vũ Tình (1998), Đạo đức học phương đông cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 48. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, Viện Triết học (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước-pháp lý, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 51. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), Mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội. 52. Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 53. Nguyễn Bình Yên (2002), Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với con người hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Raymond Wacks (2011), Triết học Luật pháp, Nxb Tri thức, Hà Nội. 55. C.N.O, Công an nhân dân, Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục, cải tạo phạm nhân góp phần đảm bảo an ninh, an toàn trại giam. Cập nhật ngày 20/08/2014. Link: http://www.cand.com.vn/vi-VN/trongmatdan/2014/8/241506.cand 90 [...]... việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Ba là, bước đầu đề xuất một số giải pháp phát huy hiệu quả việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam - Phạm vi: Luận văn nghiên cứu sự kết hợp đạo đức và pháp luật. .. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1 Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, đạo đức và pháp luật 1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành cách đây hơn hai... (2006), Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước tại Việt Nam hiện nay, Luận văn 5 Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tạ Thị Thu Đông (2012), Kết hợp đạo đức và pháp luật – cơ sở và giải pháp trong việc quản lý xã hội, xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3; Nguyễn Văn Năm (2012), Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây. .. thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà. .. sự kết hợp đạo đức với pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiên nay Đây là hướng nghiên cứu mà tác giả luận văn muốn hướng đến 7 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, pháp luật, nhà nước pháp quyền, luận văn đi vào làm rõ tính tất yếu và thực trạng sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật. .. hệ giữa pháp luật và đạo đức như: Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/ 1999; Hoàng Thị Kim Quế (chủ nhiệm) Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, 2002; Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay, Tạp... luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp đạo đức và pháp luật một cách hiệu quả hơn Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, về đạo đức và pháp luật, về mối quan hệ giữa đạo đức pháp luật Hai là, làm rõ tính tất yếu và. .. luật, đạo đức trong quản lý xã hội nhưng chưa chỉ ra đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong giai đoạn hiện nay; chưa luận giải về sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong hoạt động quản lý xã hội Nhìn chung, các công trình kể trên đã nghiên cứu về đạo đức và pháp luật, về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật nói chung, hay là mối quan hệ đạo đức và pháp luật trong. .. trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát... giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng cho việc nâng cao hiệu quả của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về kết hợp ... TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng kết hợp đạo đức pháp luật xây dựng nhà nước. .. dung kết hợp đạo đức pháp luật xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 33 CHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC... VỀ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1 Một số vấn đề lý luận nhà nước pháp quyền, đạo đức pháp luật 1.1.1 Một số vấn đề lý luận nhà nước

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w