1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam

89 832 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 553,47 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Phạm Hùng, người trực tiếp hướng dẫn trong quá trình hình thành, xây dựng đề tài, về những chỉ bảo mang tính xác thực cũng như những sửa chữa mang tính khoa học của thày trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Vụ tổng hợp – Bộ kế hoạch đầu tư vì đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy đủ trong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài này. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô là giảng viên ngành quản lý xây dựng – Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội vì những dạy bảo của các thầy, cô trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện các kiến thức chuyên môn của tôi tại lớp 20 QLXD 22. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014 Học viên Nguyễn Văn Ngọc BẢN CAM KẾT Tên tôi là: Nguyễn Văn Ngọc, Sinh ngày: 17/04/1986 Là học viên cao học lớp 20 QLXD 22, chuyên ngành Quản lý xây dựng – Trường đại học Thủy lợi Hà Nội. Xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS. Phạm Hùng. 2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố ở Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Người viết cam kết Nguyễn Văn Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. 3 1.1. NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA). 3 1.1.1. Khái niệm. 3 1.1.2. Các loại hình ODA. 6 1.1.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển và trong xây dựng công trình Thủy lợi của Việt Nam 7 1.1.4. Vài nét về quản lý và sử dụng ODA trên thế giới 12 1.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM. 17 1.2.1. Xác định dự án và đánh giá ban đầu: 19 1.2.2. Chuẩn bị dự án và thiết kế: 19 1.2.3. Thực hiện đầu tư và theo dõi dự án. 20 1.2.4. Hoàn thành và đánh giá dự án. 20 1.2.3. Những khó khăn và tồn tại cần giải quyết: 21 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA. 23 2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, ĐIỀU PHỐI VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI . 23 2.1.1. Tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian vừa qua. 23 2.1.2. Tình hình thu hút và phân bổ vốn ODA trong ngành thủy lợi. 27 2.1.3. Kế hoạch hoá nguồn vốn ODA. 28 2.1.4. Khuôn khổ pháp lý. 31 2.1.5. Cơ chế tài chính của ODA. 35 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DỰ ÁN ODA ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN TRONG THỦY LỢI Ở NƯỚC TA 46 2.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 46 2.2.2. Đối với ngành Thủy lợi. 47 2.3. NHỮNG KINH NGHIỆM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ODA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC NAM Á VÀ ĐÔNG NAM Á. 52 2.3.1. Đặc điểm của các hệ thống theo dõi và đánh giá. 52 2.3.2. Ưu và nhược điểm của hệ thống theo dõi và đánh giá. 54 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm. 56 2.3.4. KINH NGHIỆM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CHÂU Á. 56 CHƯƠNG III. MÔI TRƯỜNG THU HÚT VỐN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM 61 3.1. Nhận định về môi trường và chính sách thu hút nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trong thủy lợi. 61 3.1.1. Môi trường thu hút ODA. 61 3.1.2. Chính sách thu hút vốn ODA trong thủy lợi. 62 3.2. Những tác động và bài học kinh nghiệm. 64 3.2.1. Những tác động tích cực. 64 3.2.2. Một số mặt hạn chế. 65 3.2.3. Bài học kinh nghiệm. 67 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG QUẢN LÝ ODA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: số liệu các dự án đầu tư của Nhật Bản, WB, ADB - tình hình giải ngân 1994-1999 (triệu USD/ niên lịch)- Số liệu lấy từ Vụ tổng hợp – Bộ kế hoạch đầu tư 16 HÌNH VẼ Hình 1.1 sơ đồ cung cấp ODA giữa các nước theo kênh song phương. 5 Hình 1.2 sơ đồ các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho 5 Việt Nam 5 Hình 1.3 sơ đồ các tổ chức phi chính phủ cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam 6 Hình 1.4. Sơ đồ quy trình quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình 18 Thủy lợi 18 Hình 2.1 Tổng vốn ODA cam kết, ký kết giả ngân thời kỳ 1993-2012 24 Hình 2.2 Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012- 24 Hình 2.3 Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 25 Hình 2.4: sơ đồ quy trình thực hiện một dự án đấu thầu xây dựng bằng nguồn vốn ODA. 44 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đã chứng minh rất rõ: Vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư bao gồm : vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoài chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư trực tiếp, các khoản tín dụng nhập khẩu. Đất nước ta khả năng tích lũy vốn từ trong nước còn hạn chế cho nên nguồn vốn từ nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài tính chất ưu đãi của vốn ODA, một trong những đặc điểm khác nhau giữa ba loại nguồn vốn trên là ODA chỉ là sự chuyển nhượng vốn mang tính trợ giúp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đặc điểm này cho thấy nguồn vốn ODA là một nhân tố rất quan trọng tạo nên cơ hội phát triển cho các nước nghèo và kém phát triển. Tuy nhiên ODA về thực chất cũng là khoản nợ nước ngoài mà các nước nhận tài trợ phải trả. Vì thế việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu khách quan. Chính vì lý do đó mà học viên chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng, sẽ áp dụng vào phân tích tình hình đầu tư xây dựng vốn ODA công trình Thủy lợi ở 2 Việt nam để làm rõ một số tồn tại và có một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao chất lượng quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam, tìm ra các tồn tại vướng mắc hiện đang gặp phải trong thực tế và phân tích nguyên nhân của những tồn tại này. Tập trung chủ yếu vào các vấn đề về thể chế quản lý dự án ODA trong Thủy lợi - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số vấn đề trong quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường thể chế quản lý dự án và các đề xuất mới nhằm ứng dụng một số công cụ quản lý dự án hữu hiệu mà việc sử dụng nó ở Việt Nam còn rất hạn chế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các dự án ODA trong xây dựng - Phạm vi nghiên cứu: công trình Thủy lợi ở Việt Nam 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu -Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. 1.1. NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA). 1.1.1. Khái niệm. Theo cách hiểu chung nhất: Vốn ODA hay còn gọi là vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ấn hạn và trả nợ) của Chính phủ của các nước phát triển, các cơ quan chính thức thuộc tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Ở Việt nam: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình thức hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức Chính phủ, các tổ chức quốc tế (UNDP, ADB, WB, IMF ). Các tổ chức phi chính phủ (NGO s ) gọi chung là các đối tác viện trợ hay các nhà tài trợ nước ngoài. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam các hoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán. Trên thế giới, ODA đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ gần đây, bắt đầu từ kế hoạch MacSall của Mỹ cung cấp viện trợ cho Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tiếp đó là hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi thành lập, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) năm 1961 và Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC), các nhà tài trợ đã lập lại thành một cộng đồng nhằm phối hợp 4 với các hoạt động chung về hỗ trợ phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông - Tây, thế giới tồn tại ba nguốn ODA chủ yếu: - Liên Xô và Đông Âu. - Các nước thuộc tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. - Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ. Về thực chất, ODA là sự chuyên giao một phần GNP( tổng sản lượng quốc gia) từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước phát triển dành 1% GDP( tổng sản phẩm nội địa) để cung cấp ODA cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phân công lao động giữa các nước. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hợp tác giúp đỡ các nước chậm phát triển để mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm và thị trường đầu tư. Đi liền với sự quan tâm lợi ích kinh tế đó, các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng ODA như một công cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước và khu vực tiếp cận ODA. Mặt khác, một số vấn đề quốc tế đang nổi lên như AIDS/ HIV, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng, quốc tế không phân biệt giàu nghèo. Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng dễ phát triển kinh tế xã hội. Vốn ODA là một trong các nguồn vốn ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ODA không thể thay thế được vốn trong nước mà chỉ là chất xúc tác tạo điều kiện khai thác sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. ODA có hai mặt: Nếu sử dụng một cách phù hợp sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nếu không đó sẽ là một khoản nợ nước ngoài khó trả trong nhiều thế hệ. Hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong số đó là công tác quản lý và điều phối nguồn vốn này. Nghị định 20/ CP khẳng định ODA cho Việt Nam là một 5 trong những nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho những mục tiêu ưu tiên của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tính chất ngân sách của ODA thể hiện ở chỗ nó được thông qua Chính phủ và toàn dân được thụ hưởng lợi ích do các khoản ODA mang lại. Việc cung ODA được thực hiện thông qua các kênh sau đây: - Song phương: + Trực tiếp Chính phủ với Chính phủ. + Gián tiếp Chính phủ với Chính phủ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế. Hình 1.1 sơ đồ cung cấp ODA giữa các nước theo kênh song phương. - Đa phương: Các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam. Hình 1.2 sơ đồ các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam Chính phủ nước ngoài Chính phủ Việt Nam NGO s hoặc các tổ chức quốc tế Các tổ chức quốc tế Việt Nam [...]... hội trong nước và chịu sức ép của dư luận đòi giảm viện trợ cho nước ngoài để tập chung giải quyết các vấn đề trong nước 1.2 QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM Theo quy định chung về quản lý và sử dụng, một dự án ODA trong xây dựng thủy lợi thường bao gồm các bước sau: - Xác định dự án - Chuẩn bị đầu tư - Thực hiện đầu tư - Hoàn thành và đánh giá 18 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH... chương trình và dự án ODA trong thủy lợi đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam Chương I, học viên đã trình bày tổng quan về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA trong xây dựng công trình thủy lợi ở nước ta để thấy vấn đề nghiên cứu về quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình thủy lợi là rất cần thiết 23 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG. .. TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI Ở VIỆT NAM 1.2.1 Xác định dự án và đánh giá ban đầu Xác định mục tiêu chiến lược quốc gia Đưa ra những đề xuất chính thức (dự án đề xuất) Xem xét đãnh giá những đề xuất chính thức Dự án đề xuất được giám đốc quản lý chương trình quốc gia xem xét đánh giá tiếp Phê duyệt dự án 1.2.2 Chuẩn bị và thiết kế dự án Xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Xây dựng. .. hoạch hoá tài chính dự án đầ tư xây dựng Kế hoạch hoá giải ngân các dự án ODA gắn liền với kế hoạch đầu tư xây dựng của dự án và thường được xác định ngay trong báo cáo tiền khả thi - Vào tháng 6 hàng năm Bộ kế họach và đầu tư thông tin cho các bộ các địa phương khả năng nguồn vốn ODA thực hiện trong kỳ kế hoạch, những chương trình dự án cần đẩy mạnh chuẩn bị các điều kiện, thủ tục xây dựng mục tiêu ưu... thời gian quản lý dự án kéo dài làm tăng chi phí quản lý dự án, tư vấn… 1.2.5.2 Các ban quản lý dự án OAD nhiều và lãng phí: Hai nhà tài trợ là WB và ADB chiếm tới 500 đơn vị trên tổng số 1000 đơn vị quản lý trong nước ta Tuy con số lớn như vậy nhưng năng lực quản lý còn yếu kém 1.2.5.3 Các ban quản lý vẫn ở thế thụ động: Bài học trước đây khi giao quyền làm chủ đầu tư cho ban quản lý dự án đã nảy... định chính sách và chuẩn bị các dự án trong tương lai Trên đây là tóm tắt sơ lược chu kỳ quản lý một dự án ODA trong xây dựng công trình thủy lợi 1.2.5 Những khó khăn và tồn tại cần giải quyết: 1.2.5.1 Việc giải ngân chậm trễ nhiều nguồn vốn ODA đã khiến các dự án sử dụng nguồn vốn vay phải điều chỉnh tăng vốn để đạt được mục tiêu ban đầu hoặc phải cơ cấu lại, thu hẹp quy mô dự án để đảm bảo phù hợp với... trình quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi 19 1.2.1 Xác định dự án và đánh giá ban đầu: Dự án đề xuất có thể được xác định theo nhiều cách Việc xác định này có thể thực hiện qua đánh giá ngành hoặc các đoàn chương trình, thông qua cách tiếp cận chính thức đối với Đại sứ quán của nước tài trợ tại nước nhận viện trợ, theo đề nghị của Chính phủ nước tiếp nhận viện trợ hoặc thông qua các cách... cáo hoàn thành dự án (PCR) đối với tất cả các dự án và tiến hành đánh giá sau dự án đối với một số dự án được lựa chọn Nhà thầu thực hiện cần chuẩn bị PCR trước khi kết thúc dự án PCR mô tả thiết kế dự án từ khi xây dựng dự án giai đoạn chuẩn bị đến khi bổ sung trong giai đoạn thực hiện Sự chấp thuận báo cáo này của nhà tài trợ song phương đánh dấu thời điểm kết thúc dự án Sau khi dự án kết thúc có... cho công tác quản lý và sử dụng viện trợ kém hiệu quả, có nơi lãng phí, tiêu cực 2.1.2 Tình hình thu hút và phân bổ vốn ODA trong ngành thủy lợi Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập năm 1994 với nhiệm vụ làm chủ dự án, trực tiếp quản lý các dự án thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài - Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ... mang lại lợi nhuận 1.1.3.2 Đối với ngành Thủy lợi của Việt Nam Các chương trình và dự án ODA trong Thủy lợi đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, như: xây dựng các hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu(hệ thống tưới Phan RiPhan thiết, Thủy lợi Phước Hòa), thau chua rửa mặn cho đất canh tác, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn( Dự án WB6), . đề trong quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường thể chế quản lý dự án và các đề xuất mới nhằm ứng dụng một số công cụ quản lý dự. giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam để làm luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng, sẽ áp. xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam, tìm ra các

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ NN & PTNT- ban quản lý trung ương các dự án Thủy lợi(CPO) 2. Bộ tài chính - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính Khác
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ -CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 : Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
4. Viện sĩ. TS Nguyễn Văn Đáng - Giáo trình quản lý dự án xây dựng Khác
5. TS. Đinh Tuấn Hải - Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội - Giáo trình Phân tích các mô hình quản lý Khác
6. Hội đập lớn & phát triển nguồn nước Việt Nam Khác
7. Nguyễn Hồng Minh - Quản lý dự án đầu tư (Tái bản lần 3) Khác
8. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư Khác
9. PGS.TS Nguyễn Xuân Phú - trường ĐH Thủy Lợi - Giáo trình kinh tế xây dựng Khác
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật xây dựng số 16/2003/QH11 Khác
11. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân - Trường ĐH Thủy Lợi - Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng nâng cao Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w