Đối với ngành Thủy lợi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 52)

Thủy lợi là ngành có số dự án ODA được ký kết ít trong các ngành nông nghiệp và phát triển nông thông thôn (8 dự án 3 dự án vay vốn WB, 3 dự án vay vốn ADB và 2 dự án vay vốn JICA ), song các dự án thủy lợi là các dự án có số lượng vốn ODA rất lớn. Vì vậy các dự án ODA thủy lợi có tốc độ giải ngân chậm.

Một số dự án đã và đang thực hiện là:

- Dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt Nam, ký hiệu Cr.3880-VN (WB3): 155,9 triệu USD, đã đóng khoản vay vào 31/12/2012;

- Dự án Quản lý rủi ro thiên tai, ký hiệu Cr.4114 (WB4): 105,1 triệu USD;

- Dự án Tưới Phan Rí - Phan Thiết, ký hiệu VNXII-7 (JICA1): 45,85 triệu USD;

- Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2) 5.705,5 tỷ đồng

- Dự án Tăng cường quản lý thủy lợi và cải tạo các hệ thống thủy nông ký hiệu số 2636 VIE (SF) (ADB5): 130 triệu USD (ADB 100 triệu USD, AFD 30 triệu USD);

- Dự án Thủy lợi miền Trung, ký hiệu 2223VIE(SF) (ADB4): 75 triệu USD;

- Dự án Bắc sông Chu - Nam sông Mã ( ADB6): 7 triệu USD

- Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (WB6): 160 triệu USD.

Nguồn: Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi(CPO)

Lũy kế đến hết tháng 11/2013, các dự án do Ban CPO quản lý đã giải ngân được 85 triệu USD. Dự án JICA.1 sẽ đóng khoản vay vào 16/08/2014, đã giải ngân được 80% số vốn vay. Năm 2016, dự án ADB.5 sẽ đóng khoản vay vào 30/06 và dự án WB.6 sẽ đóng khoản vay vào 31/12. Nhưng dự án ADB.5 mới giải ngân được 5,8% và dự án WB.6 được 11,9% số vốn vay. Dự án ADB.6 đóng khoản vay vào 30/06/2017, cũng mới giải ngân được 5,7% số vốn vay. ADB đặt mục tiêu thống nhất với Bộ và địa phương, sẽ phấn đấu hoàn thành dự án ADB.6 sớm trước thời hạn từ 1 đến 2 năm.

Để bảo đảm hoàn thành và giải ngân hết vốn vay dự án ADB.5 và WB.6 trước ngày đóng khoản vay, cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khác, Ban CPO cần lập kế hoạch giải ngân trung bình hàng năm từ năm 2014 đến năm 2016 khoảng trên 120 triệu USD/năm, tương đương 2.400- 2.500 tỷ đồng/năm.

2.2.2.1. Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long(WB6 )

Bao gồm 4 hợp phần :

Hợp phần 1: Kế hoạch quản lý và sử dụng hiệu quả nước Hợp phần 2: khôi phục và nâng cấp cơsở hạ tầng thủy lợi Hợp phần 3: cung cấp nước và vệ sinh nông thôn

Hợp phần 4: hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án

Trong các hợp phần lại bao gồm nhiều tiểu dự án (29 tiểu dự án). Nhìn chung tiến độ khả quan. Đối với các tiểu dự án (TDA) hợp phần 2 và hợp phần 3 do địa phương là người quyết định đầu tư, các tỉnh cần sớm có kế hoạch phân bổ kịp thời vốn đối ứng cho đền bù, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị kế hoạch vốn cho năm sau như : TDA Đông Nàng Rền, Bạc Liêu (mới bố trí được 67,74% vốn đối ứng kế hoạch năm 2013), TDA Bờ tả sông Saintard, Sóc Trăng (53,33%), TDA Cấp nước và VSNT Hậu Giang (13,33%), TDA Cấp nước và VSNT Sóc Trăng (21,40%),…Các TDA giai đoạn 2 của Hợp phần 2 đã bắt đầu triển khai từ tháng 06/2013. Cần chú ý TDA Ô Môn-Xà No giai đoạn 2 do Ban QLĐT&XDTL 10 làm chủ đầu tư, trên địa bàn 3 tỉnh : Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang. Theo dự án đầu tư được phê duyệt năm 2011, TDA Ô Môn-Xà No giai đoạn 2 sẽ tiến hành nạo vét 10,5 km kênh Tắc Ông Thục và 197 km kênh cấp 2, với tổng vốn đầu tư là 410 tỷ đồng, trong đó : vốn cho xây dựng là 134 tỷ đồng và vốn cho đền bù, giải phóng mặt bằng là 235 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay, mặt bằng thi công và vốn đầu tư thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Việc nạo vét kênh ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ phương án và công nghệ thi công đến cơ chế, chính sách cho đền bù, giải phóng mặt bằng; đáp ứng nhu cầu thuỷ lợi, nông nghiệp và dân sinh ngày càng cao, cũng như đảm bảo hiệu quả đầu tư, đang là một vấn đề cần sớm được nghiên cứu, giải quyết. Trong khuôn khổ dự án, ý tưởng xây dựng mô hình “Ngân hàng đất” cho việc nạo vét kênh, gắn việc xây dựng các khu tái định cư và phát triển dân cư, xã hội của Chương trình xây dựng nông thôn mới cần được khẩn trương tiến hành.

Nguồn: Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi(CPO)

- Tiến độ của nhiều gói thầu xây lắp bị chậm trễ. Sự chậm trễ này xảy ra trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. đặc biệt ở thành phố Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Nguyên nhân chính là do thiếu và chưa bố trí vốn đối ứng. Bộ cũng đã có văn bản số 1801/BNN-KH ngày 30/05/2013 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cân đối, bố trí vốn đối ứng kế hoạch năm 2013 cho các hạng mục đầu tư thuộc phần vốn ngân sách địa phương, trong đó có dự án WB.6. Bộ đã thống nhất với WB, sẽ chuyển vốn từ các tiểu dự án bị chậm trễ do các tỉnh chưa bố trí vốn đối ứng, sang các tỉnh triển khai dự án tốt hơn, giải ngân nhanh hơn.

- Công tác thiết kế cơ sở phải điều chỉnh nhiều lần dẫn đến khó khăn của các khâu sau nó.

- Địa bàn của dự án dàn trải theo nhiều tỉnh, với hệ thống kênh rạch chằng chịt khiến cho đi lại và công tác quản lý khó khăn, thi công cần các biện pháp phức tạp.

-Năng lực quản lý dự án ở các địa phương còn yếu kém dẫn đến tình trạng phải mở nhiều lớp bồi dưỡng, tổ chức nhiều cuộc họp gây mất thời gian và lãng phí tiền của.

- CPO không có văn phòng chuyên trách tại TP HCM nên chi phí cho các đợt công tác lớn cả về tiền bạc lẫn thời gian.

2.2.2.2 Dự án Tăng cường quản lý thủy lợi và Cải tạo các hệ thống thủy nông(ADB.5)

Bao gồm 3 hợp phần là:

- Hợp phần 1: Xây dựng Cơ sở mới Trường Đại học Thủy lợi

- Hợp phần 2: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới, tiêu cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải;

- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực của các đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Hiệp định vay được ký với ADB ngày 07/09/2010 và ngày Hiệp định vay có hiệu lực là 19/01/2011, nhưng đến nay, dự án chỉ mới giải ngân được 5,8% tổng vốn vay ADB. Một trong những tiêu chí của ADB áp dụng cho các dự án rủi ro là :Giải ngân chậm, dự án có hiệu lực hơn 50% thời gian của khoản vay nhưng giải ngân vẫn chưa đạt 30% so với tổng khoản vay

Nguồn: Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi(CPO) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tồn tại, khó khăn cần giải quyết:

- Hợp phần 1 (Cơ sở mới trường Đại học Thuỷ lợi) do thay đổi địa điểm xây dựng nên có nhiều phát sinh trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí vốn lập lại quy hoạch chi tiết 1/500.

- Hợp phần 2: GPMB tại khu đầu mối trạm bơm thuộc xã Minh Tân đã gặp một số khó khăn, vướng mắc do từ năm 2005 đến 2009 địa phương tự ý đấu thầu thu tiền của dân trên diện tích đất hơn 86.000 m2, trong đó có 68 lô đất địa phương đã tự ý tổ chức đấu thầu và 14 lô đất địa phương chưa tổ chức đấu thầu với diện tích 14.595 m2 thuộc diện phải thu hồi để phục vụ việc xây dựng.

2.2.2.3 Dự án ADB-GMS1 (Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng )

Hiệp định vay có hiệu lực từ 21/03/2013, nhưng đến nay mới giải ngân được 0,06 triệu USD.

Nguồn: Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi(CPO)

* Tồn tại, khó khăn cần giải quyết:

Một trong những vấn đề cần sớm giải quyết của dự án theo báo cáo cập nhật kế hoạch hành động tái định cư là tăng vốn đền bù, giải phóng mặt bằng (khoảng 5 triệu USD) của TDA Nạo vét kênh trục chính của Đồng Tháp. ADB yêu cầu xem xét, rà soát các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa kinh

phí đền bù. Nếu TDA vẫn đạt hiệu quả kinh tế, thì vốn đền bù tăng thêm tỉnh Đồng Tháp phải cam kết bố trí vốn đối ứng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 52)