KINH NGHIỆM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CHÂU Á

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 61)

2.3.4.1. Đặc điểm của hệ thống theo dõi và đánh giá ở các nước đang phát triển.

Gồm 1 trong 3 trường hợp sau:

- Sự hỗ trợ cao về mặt chính trị và cơ cấu tổ chức ở 3 cấp.

- Sự hỗ trợ cao về mặt chính trị nhưng bị hạn chế bởi năng lực thể chế ở các cấp độ khác nhau.

- Sự hỗ trợ vừa phải về mặt chính trị và khung thể chế cho công tác theo dõi và đánh giá.

2.3.4.2. Ưu điểm.

- Hầu hết các quốc gia này đều có hệ thống theo dõi và đánh giá (M & E) với các mức độ hiệu quả khác nhau.

- Cùng với các hệ thống M & E ở cấp Trung ương, một số nước đã phát triển hệ thống M & E ở các cấp cơ sở gắn kết với cấp Trung ương.

- Những nước mà chính giới thể hiện quyết tâm phát triển, thì hệ thống M & E phát huy được hiệu quả và các đinh chế M & E nhận được sự hỗ trợ cần thiết về mặt chính trị.

- Thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, một số nước đã thành công trong việc kết nối và tinh giản các hệ thống báo cáo.

- Những nước có báo cáo tiến độ gắn bó chặt chẽ với giải quyết các vấn đề vướng mắc, thì hệ thống theo dõi và đánh giá hoạt động có hiệu quả hơn.

- Những nước có các nghiên cứu các tổ chức M & E gắn với công tác kế họach hoá, M & E góp phần tạo ra những thay đổi quan trọng đối với hoạt động quản lý phát triển tổng thể liên quan tới các thủ tục rút vốn, tuyển cán bộ, đấu thầu... kể cả nhứng thay đổi trong khâu thiết kế dự án.

- Những nước coi việc giám sát thực địa là một bộ phận quan trọng cấu thành trong phương pháp luận M & E thì tính chính xác trong các báo cáo tiến độ, sự nhanh nhạy trong việc xác định những vấn đề nảy sinh ở cấp cao hơn cũng như những vấn đề này sẽ đạt kết quả cao hơn.

- Những nước có hệ thống M & E đã được thể chế hoá ở cấp quốc gia thì nhận thức về M & E ở cấp dự án thường do các nhà tài trợ đề xướng, sẽ cao hơn.

- Các định chế M & E thiếu sự hỗ trợ và ủng hộ cần thiết về mặt chính trị.

- Hầu hết các hệ thống M & E chỉ được thiết kế để theo dõi tình hình thực hiện nhưng chỉ có một số hệ thống phục vụ cho việc đánh giá tính bền vững và đánh giá sau dự án.

- Hệ thống báo cáo phức tạp, ít có sự phối hợp và gắn kết đặt một gánh nặng cho công tác quản lý dự án, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo.

- Việc giám sát không đầy đủ, thường xuyên và đôi khi không tiến hành giám sát thực địa.

- Trong một số trường hợp việc lập báo cáo không gắn với việc giải quyết vướng mắc và do đó làm giảm bớt động cơ báo cáo.

- Hệ thống M & E cấp Trung ương chưa kết nối đầy đủ với các hệ thống cấp dưới trong khi đó các hệ thống cấp dưới hoặc tổ chức kém hiệu quả hoặc chưa được thiết lập.

- Báo cáo thiếu tính thời sự.

- Các đề xuất M & E thường không gắn với quá trình lập kế họach, do đó không tác động tới khâu lập thiết kế dự án.

- Các định chế M & E thiếu cán bộ, phương tiện và ngân sách.

- Các cán bộ M & E ít có cơ hội trong sự nghiệp, điều này ảnh hưởng tới đạo đức và động cơ đóng góp một cách có hiệu quả.

- Thiếu môi trường trung thực do văn hoá chính trị tác động tới chất lượng báo cáo.

2.3.4.4. Những bài học kinh nghiệm.

- Thực tiễn và văn hóa M & E đòi hỏi phải có quyết tâm và sự tham gia thường xuyên của những người đứng đầu chính giới.

- Duy trì hoạt động M & E cải thiện công tác quản lý tổng thể về phát triển, nâng cao tinh thần trách nhiệm khu vực công, tăng trưởng kinh tế.

- Đào tạo là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho công tác M & E thành công.

- Việc sử dụng công nghệ tin học đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý M & E có hiệu quả.

- Sự tham gia của Chính phủ trong quản lý phát triển kinh tế vẫn đóng một vai trò quan trọng tại các nước khu vực Châu á, do đó đòi hỏi có các biện pháp tăng cường hoạt động và nâng cao trách nhiệm quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần chú trọng hơn nữa hoạt động theo dõi tính bền vững (SM) và đánh giá tác động (IE) với sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủđể đảm bảo việc đánh giá và báo cáo không thiên vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương II học viên đã trình bày thực trạng về công tác tiếp nhận, điều phối và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam nói chung và ODA trong xây dựng công trình thủy lợi ởViệt Nam nói riêng

Đánh giá một số dự án thủy lợi đã và đang sử dụng nguồn vốn ODA và nêu ra những tồn tại cần khắc phục trong việc quản lý dự án ODA thủy lợi mà học viên sẽ giải quyết trong chương III.

CHƯƠNG III

MÔI TRƯỜNG THU HÚT VỐN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG

CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODATRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

THỦY LỢIỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 61)