Tình hình thu hút và phân bổ vốn ODA trong ngành thủy lợi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 32)

Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập năm 1994 với nhiệm vụ làm chủ dự án, trực tiếp quản lý các dự án thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài - Hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA).

Đến ngày 08-01-2012 Ban CPO đã thực hiện hoàn thành 6 dự án (tổng vốn vay 611,8 triệu USD), đang thực hiện 7 dự án (tổng vốn vay 878 triệu USD).

Thu hút ODA về Thủy lợi có sự chênh lệnh khá lớn giữa các vùng. Phần lớn số lượng dự án và vốn đầu tư tập trung vào ĐBSH sau đó là ĐBSCL. MNPB, Tây nguyên và ĐNB là những vùng thiếu nước nhưng có rất ít dự án. Các dự án ODA nhóm A về công trình thủy lợi được thu hút và phân bổ cho hai vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước là ĐBSH và ĐBSCL. Song giữa hai vùng có sự chênh lệnh khá lớn về số lượng dự án và số lượng vốn đầu tư. Cụ thể vùng ĐBSH có các dự án về khôi phục hệ thống thủy lợi(ADB, 1995-2001) và thủy lợi lưu vực ĐBSH (ADB, 2002-2007 và pháp 2002-2008) với tổng số vốn ODA là 160 triệu USD trong khi đó vùng ĐBSCL chỉ có một dự án phát triển thủy lợi ĐBSCL ( WB.1999-2004) với số vốn 101,8 triệu USD . Vùng ĐBSH sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống đê điều lớn và phức tạp do đó việc củng cố đê điều, kênh mương là cần thiết, song đối với vùng ĐBSCL vấn đề mặn hóa, phèn hóa cần đầu tư cho thủy lợi để mở rộng sản xuất nông sản hang hóa cho vùng đồng bằng giàu tiềm năng nhất cả nước về sản xuất nông nghiệp này cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy thu hút các dự án ODA về thủy lợi vào vùng ĐBSCL ở mức độ như hiện nay là chưa hợp lý, cần phải ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 32)