Tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 28)

Mặc dù nền kinh tế khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, một số nhà tài trợ phải thắt chặt chi tiêu ngân sách để đối phó với cơn suy thoái kinh tế kể cả giảm viện trợ cho nước ngoài. Song về cơ bản các nước và các tổ chức quốc tế vẫn duy trì và tiếp tục thực hiện các cam kết ODA cho Việt Nam. Tuy vậy có một vài trường hợp, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ nguồn vốn ODA đã cam kết bằng bản tệ đã bị giảm nhiều do bị mất giá mạnh so với đô la Mỹ, gây khó khăn cho việc triển khai một số dự án.

Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2012 Việt Nam tiếp tục đàm phán và ký kết thêm các điều ước quốc tế về ODA đạt tổng trị giátrị trên 58,4 tỷ USD tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%

Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam

78.1 58.4 51.6 6.76 37.59 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

cam kết ký kết ODA ưu đãi viện trợ không hoàn

lại Giải ngân

Hình 2.1 Tổng vốn ODA cam kết, ký kết giả ngân thời kỳ 1993-2012(Đơn vị:tỷ USD)- Trích từ tạp chí tài chính ngày 15/10/2013

Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.

70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% 1993-2000 2006-2010 2011-2012

Hình 2.2 Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993- 2012-(Trích từ tạp chí tài chính ngày 15/10/2013)

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012.

Cộng đồng tài trợ quốc tế cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA, đó là công tác chuẩn bị thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao hơn trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác. Đồng thời các nhà tài trợ bày tỏ mong muốn có sự phối hợp và điều phối ODA tốt hơn nữa giữa các cơ quan Chính Phủ, giữa Chính Phủ và các nhà tài trợ cũng như giữa các nhà tài trợ. Mỹ, 1.11 EC, 1.1 Anh, 1.03 Pháp, 3.91 Đan Mạch, 1.1 Đức, 1.72 Hàn Quốc, 2.33 Nhật Bản, 19.81 NGOs, 1.99 UN, 1.95 WB, 20.1 ADB, 14.23 0 5 10 15 20 25

Hình 2.3 Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012(Đơn vị: tỷ USD)-Trích từ tạp chí tài chính ngày 15/10/2013

Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD.

WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết

Những số liệu ở phần trên cho thấy nguồn viện trợ nước ngoài khá phong phú và đa dạng song công tác quản lý và sử dụng còn rất nhiều hạn chế.

- Mặc dù trong các năm qua Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ, đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến lĩnh vực này song cũng có lúc quy chế ra không kịp thời. Việc vận hành cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ còn nhiều điểm chồng chéo, chậm, thủ tục rườm rà.

- Chính sách quản lý các nguồn viện trợ không thống nhất. Lẽ ra Bộ KH & ĐT là cơ quan đầu mối cho cơ quan đầu mối trong đàm phán thu hút, Bộ tài chính phải là đầu mối trong cơ chế tài chính, trực tiếp ký vay, trả tiếp nhận viện trợ, thế nhưng hiện nay Bộ KH & ĐT gần như thực hiện luôn cả hai chức năng này.Từng hiệp định cụ thể thì do rất nhiều bộ, ngành ký. Bộ tài chính không theo dõi chung được các nguồn vay và viện trợ cũng như nội dung sử dụng của từng nguồn. Hơn nữa ngay trong bộ, giữa các ban quản lý và các khu tài chính ngành không có sự phối hợp và quản lý tốt hơn các nguồn tài chính quốc gia.

- Nhìn vào từng dự án nhiều dự án có hiệu quả đã đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội nhất định, kể cả chất xám cho đất nước ta. Tuy nhiên nhìn một cách toàn diện thì chúng ta chưa có chiến lược lâu dài trong việc sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại. Nguồn viện trợ bị phân tán dàn trải quá nhiều chưa tập trung vào một số lĩnh vực có lợi thế tương đối và có khả năng tác động thúc đẩy sự phát triển các ngành khác của nền kinh tế. Trong năm 1996

ta tiếp nhận 143 triệu USD của gần 300 chương trình, dự án viện trợ. Nguồn viện trợ dàn trải làm cho nguồn trong nước cũng dàn trải theo.

- Tư tưởng coi viện trợ là của trời cho vẫn còn nặng, các bộ, các ngành, địa phương chưa nhận thức được rằng mọi nguồn viện trợ dù là không hoàn lại, là một nguồn thu ngân sách Nhà nước và phải được quản lý và sử dụng như các nguồn thu khác cấp ra từ ngân sách Nhà nước. Vì vậy việc quản lý và sử dụng ODA thường không đảm bảo đúng chế độ tài chính thậm chí hết sức lãng phí và phát sinh tiêu cực.

- Cho đến nay bộ máy quản lý viện trợ ở các bộ, ngành, địa phương chưa có sự thống nhất từ khâu xác định dự án, xây dựng tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt ký kết, tiếp nhận và sử dụng đến thanh tra, kiểm tra, báo cáo ở hầu hết các bộ, vụ tài vụ kế toán không nắm được nguồn viện trợ đã tiếp nhận và sử dụng ở bộ mình, các sở tài chính không nắm được nguồn viện trợ đã được sử dụng ở địa phương mình, chưa nói đến thực hiện công tác quản lý tài chính. Việc không tập chung thống nhất quản lý nguồn tài chính viện trợ cộng đến trình độ, năng lực và số lượng cán bộ quản lý các nguồn viện trợ còn yếu là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho công tác quản lý và sử dụng viện trợ kém hiệu quả, có nơi lãng phí, tiêu cực.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 28)