Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 72)

3.2.3.1 Gần đây đặc biệt sau sự kiện PMU 18( quản lý dụ án 18), PCI hối lộ quan chức bộ tại dự án đại lộ Đông – Tây và nghi án JTC hối lộ quan chức Việt Nam 16 tỷ đồng trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã gây nhiều chấn

động về hiệu quả sử dụng vốn ODA thì chúng ta cần phải xem lại cách quản lý nguồn vốn ODA.

3.2.3.2 Dự án kè nắn dòng sông hồng(WB):

Nhà thầu tự ý thi công khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đảm các yêu cầu về bảo vệ đê điều, an toàn thoát lũ dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác quản lý xây dựng. Cụ thể, hệ thống công trình bê tông cốt thép được thi công trên lưu vực sông Hồng đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh, quận Tây Hồ để nắn dòng chảy của sông chưa được Bộ NN&PTNT cấp phép bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ đê điều, an toàn thoát lũ.

3.2.3.3 Bài học trước đây:

khi giao quyền làm chủ đầu tư cho ban quản lý dự án đã khiến nhiều tiêu cực nảy sinh, nhưng với những quy định sửa đổi sau này các ban quản lý dự án chỉ là cơ quan giúp việc cho chủ đầu tư thì thực tiễn bắt đầu phát sinh những vấn đề mới. Do các ban quản lý thiếu quyền lực và bị động nên quá trình triển khai dự án lại gặp nhiều khó khăn.

3.2.3.4 Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trước khi có dự án. Nhiều dự án bị chậm trễ do công tác giải phóng mặt bằng chậm, đối với các dự án ODA, việc chậm trễ thực hiện sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian ân hạn, cũng như chính sách của nhà tài trợ. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể:

Trong thời gian hoặc trước thời gian chuẩn bị dự án, việc giải phóng mặt bằng cần thực hiện trước một bước. Đây cũng là kinh nghiệm của Trung Quốc, nước có nhiều kinh nghiệm tiếp nhận ODA.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)