Chính sách, giải pháp liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội nhập

Một phần của tài liệu Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 139)

hội nhập kinh tế quốc tế

Liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hãng LCA cần tập trung những vấn đề cơ bản sau: 1) Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không, trong đó có kết hợp giữa hãng LCA - lữ hành và khu nghỉ dưỡng du lịch chưa chặt chẽ, không đạt được hiệu quả dẫn đến khó khăn và tổn thất không đáng có cho cả hai phía; và 2) Liên kết Tourism - LCA là con đường, phương pháp giúp cả hai ngành cùng phát triển ổn định và trở thành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, việc liên kết Tourism – LCA cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và phải được điều hành bằng một cơ chế có hiệu lực và thiết chế gọn nhẹ có hiệu quả do các bộ

chuyên ngành đứng ra tổ chức, hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi thiết thực, cụ thể:

- Tăng cường khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, lịch sự và khẳng định thương hiệu.

- Nâng cao hiệu quả công tác liên kết trong quá trình phát triển, tăng cường phát huy năng lực phục vụ của các công trình giao thông, góp phần bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng hưởng thụ của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.

- Phối hợp giải quyết, khắc phục những khó khăn, hạn chế cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp với các biện pháp cụ thể sau:

3.2.3.1. Xây dựng cơ chế liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, hình thành thể chế phối hợp, hợp tác, liên kết giữa hai Bộ Giao thông Vận tải và Văn hoá Thể thao và Du lịch thông qua: 1) Phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan đến các chủ thể tham gia liên kết, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới để hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hợp tác giữa giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực hợp tác giữa Tourism – LCA ; 2) Chú trọng đến các điều khoản liên kết, hợp tác giữa LCA của các quốc gia ASEAN với Du lịch Việt Nam và hợp tác LCA Việt Nam với du lịch của các quốc gia trong vùng và quốc tế; Tạo điều kiện để hai ngành mở rộng hoạt động ra phạm vi quốc tế và có cơ sở pháp lý và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp của các nước đến hoạt động liên kết với các chủ thể kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực LCA và du lịch; và 3) Phối hợp giữa cơ quan chức năng của hai Bộ trong xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA khi tham gia các chương trình liên kết bằng cách giảm giá sử dụng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ của nhau, tạo điều kiện để các chủ thể tham gia liên kết có căn cứ pháp lý rõ ràng để xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động và phát

triển ổn định, giảm bớt những hệ quả xấu do biến động của thị trường tác động bất lợi tới quan hệ liên kết, đồng thời có căn cứ pháp lý để giải quyết và hòa giải nhanh các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia liên kết một cách công bằng, đúng pháp luật.

Thứ hai, hình thành các thiết chế điều hành và phối hợp khả thi các liên kết đã được ký đạt hiệu quả tối ưu nhằm đem lại lợi ích cho cả các phía tham gia liên kết bằng các bước cụ thể: 1) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong khuôn khổ qui định của pháp luật và mức độ quan hệ hợp tác trong các chương trình đã được phê duyệt giữa hai Bộ để hình thành các thiết chế quản lý và điều phối tương ứng; 2) Ở cấp Bộ cần hình thành một bộ phận gọn nhẹ quản lý các chương trình liên kết gắn với các vụ chức năng. Ở cấp Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không cần có hẳn một tổ chức quản lý, phối hợp các quá trình liên kết theo các chương trình cụ thể ở từng thời kỳ. Cơ quan này cần xác định chức năng và nhiệm vụ rõ ràng để điều phối các doanh nghiệp tham gia liên kết; và 3) Ở cấp doanh nghiệp cần có một bộ phận đặt trong phòng kế hoạch làm chức năng xây dựng các chương trình và điều hành các quá trình liên kết ở các chương trình đã có hiệu lực.

3.2.3.2. Xây dựng các chương trình thực thi liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Ta biết rằng, LCA chỉ tham gia vào khâu đầu và khâu cuối của sản phẩm lữ hành du lịch, làm nhiệm vụ đưa khách du lịch từ nơi tập trung của hãng lữ hành về các điểm đến du lịch, khi kết thúc một sản phẩm nghỉ dưỡng, tham quan, hội nghị…, có trách nhiệm đưa khách du lịch khứ hồi về điểm xuất phát. Do đó, chủ thể đứng ra xây dựng các chương trình hợp tác liên kết giữa hai chủ thể này phải là các hãng lữ hành du lịch. Trường hợp đặc biệt, không có chương trình hợp tác của các hãng lữ hành du lịch, các hãng LCA cần hành khách để khắc phục các chuyến bay không tải, giảm chi phí có thể các hãng LCA chủ động liên kết với các khu nghỉ dưỡng để giảm giá cho các du khách tự do thì họ chủ động xây dựng các chương trình liên kết. Tuy nhiên, các chương trình liên kết này không đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội tối ưu, phần thiệt thòi chủ yếu du khách phải gánh chịu. Do đó

chương trình liên kết đạt hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực thường do các hãng lữ hành du lịch xây dựng.

Thứ nhất, chương trình liên kết cần có các bước sau: 1) Căn cứ vào những xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và quốc tế, những điều tra, khảo sát về cầu du lịch của quốc gia và quốc tế để xây dựng chương trình liên kết với các điểm du lịch của quốc gia và quốc tế đã được ký kết và chương trình kích cầu du lịch quốc gia để xây dựng chương trình liên kết với các hãng LCA; 2) Các hãng LCA căn cứ vào nhu cầu chuyên chở hành khách của mình ở từng thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ có các chương trình kích cầu du lịch, để xác định số lượng ghế và giá cho mỗi đường bay ở một thời điểm xác định. Trừ trường hợp hãng LCA giảm giá để quảng bá thương hiệu, còn giá cả cho mỗi ghế trên máy bay (một lượt hoặc khứ hồi) phải xây dựng trên nguyên tắc bù đắp được chi phí và có lợi nhuận hợp lý. Thông thường bằng 60 - 70% giá vé hiện hành của các hãng hàng không truyền thống; 3) Trước khi thực hiện các hợp đồng cần điểu chỉnh lại số lượng và giá cả của LCAS đựa trên điều kiện và hoàn cảnh, khả năng cụ thể của các bên tham gia ký kết hợp đồng theo nguyên tắc đã thỏa thuận và tính đến hoàn cảnh cụ thể của các bên để đảm bảo cho cả hai đều có lợi ích hợp lý nhằm duy trì quan hệ liên kết lâu dài; và 4) Khi kết thúc một chương trình liên kết bằng một hay một số hợp đồng cần phải rút kinh nghiệm và đánh giá cụ thể về kết quả, hạn chế để có biện pháp phát huy và khắc phục các hạn chế nhằm duy trì quá trình liên kết lâu dài.

Thứ hai, đối với các chương trình liên kết với các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch nước ngoài cần lưu ý thêm các biện pháp bổ sung sau: 1) Phải tiến hành khảo sát cụ thể từng tour tại các điểm đến du lịch ở nước ngoài để thông tin cụ thể cho du khách biết khi họ đặt chỗ đăng ký tour; 2) Phải ký kết các hợp đồng liên kết pháp lý với các đối tác nước ngoài trong đó xác định rõ trách nhiệm cụ thể của họ đối với từng dịch vụ được cung cấp trong chuỗi giá trị cấu thành sản phẩm của tour để tránh xảy ra các thua lỗ không đáng có khi xảy ra các tranh chấp pháp lý; và 3) Cần chuẩn bị chu đáo cả tinh thần và vật chất cho du khách, đặc biệt chuẩn bị các hướng dẫn viên du lịch thông thạo thổ ngữ để bảo đảm thỏa mãn đầy đủ các dịch vụ đã cam kết với du khách khi thực hiện tour ở nước ngoài.

và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong hội nhập kinh tế quốc tế thì liên kết và hợp tác phát triển giữa hai ngành hàng không và du lịch giữ vị trí quan trọng,

Tăng cường khảo sát mở đường bay nối các địa bàn du lịch trọng điểm trong nước với các thị trường khu vực và quốc tế, tăng tần suất hoạt động của các sân bay vào các thời kỳ cao điểm và sự kiện du lịch, thúc đẩy các dự án, nâng cấp, cải tạo và xây mới các sân bay, nhà ga theo qui hoạch đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, tạo điều kiện phát triển loại hình vận chuyển khách du lịch theo đường không bằng hình thức thuê nguyên chuyến, có chính sách khuyến khích đối với các dịch vụ bay thuê phục vụ khách du lịch bằng trực thăng, khinh khí cầu, tăng cường phối hợp giữa các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch trong công tác quảng bá, xúc tiến thị trường.

Để nâng cao hiệu quả hợp tác Tourism – LCA trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể nêu ra các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, vào thời kỳ cao điểm của mùa du lịch, các hãng LCA cần tăng cường tần suất bay và mở thêm các đường đến các điểm du lịch trọng điểm, đặc biệt là các điểm đến du lịch biển đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Hạ Long… cũng như ở các vùng cao Tây Nguyên, Tây Bắc. Trong đó có các chương trình kích cầu, giảm giá vé để những người có thu nhập trung bình hoặc thấp như những người hưu trí, học sinh, sinh viên có thể đi du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm tại các vùng cảnh đẹp tự nhiên của Tổ quốc.

Thứ hai, phối hợp giữa hai Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xây dựng và ban hành các chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp trong hai ngành đầu tư vào nhau xây dựng các cơ sở hạ tầng cho hàng không và du lịch, hình thành các trung tâm du lịch và thành phố du lịch lớn của quốc gia.

Thứ ba, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cả cán bộ lãnh đạo, nhân viên phục vụ và người lái, nhà quản lý và điều hành của hai ngành, đặc biệt kiến thức về liên kết liên doanh giữa hai bộ phận LCA - lữ hành du lịch.

KẾT LUẬN

Liên kết giữa du lịch và hàng không, đặc biệt liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ, trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ giữa các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau là một khách quan bắt nguồn từ sự vận động và phát triển nội tại của chính bản thân hai ngành kinh tế mũi nhọn này. Vai trò và tác động to lớn của liên kết kinh tế này trong sự phát triển bền vững của các nền kinh tế đang phát triển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng ngành du lịch - ngành công nghiệp xanh không khói như nước ta là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các hãng LCA nước ta chưa lâu, các hãng LCA tư nhân đang gặp nhiều khó khăn và thất bại, nhiều hãng phải dừng bay hoặc tạm ngừng bay do thiếu nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, ở Việt Nam chưa tìm ra được mô hình và cơ chế liên kết du lịch – hàng không giá rẻ có hiệu quả để duy trì hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới mẻ này phát triển bền vững, ổn định và có hiệu quả.

Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển giữa Du lịch và Hàng không giá rẻ đã được các nhà nghiên cứu đi trước để lại, những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu nhưng chưa có điều kiện phân tích đầy đủ, những vấn đề chưa được nghiên cứu về mặt lý luận và minh chứng bằng thực tiễn. Luận án đã phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và khu vực trong liên kết du lịch và hàng không giá rẻ, chỉ rõ vai trò của liên kết này trong phát triển của chính bản thân ngành hàng không và du lịch, đồng thời luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực có nền kinh tế tương đồng trong việc hình thành và phát triển các hình thức liên kết này. Luận án đã khảo sát hoạt động của các hãng LCA tư nhân và liên doanh, cũng như các hình

thức liên kết giữa chúng với du lịch trong thực tiễn trên tất cả các mặt theo yêu cầu của luận án, từ đó chỉ ra những thành tựu và những hạn chế cần phát huy và khắc phục để hình thức liên kết này phát triển bền vững, có hiệu quả. Luận án đã chỉ ra các xu hướng, quan điểm phát triển của liên kết du lịch với hàng không giá rẻ, từ đó đưa các nhóm giải pháp khả thi để phát triển các hình thức liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của du lịch và hàng không trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy luận án đã được hoàn thành, song do trình độ của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế và bất cập cũng như sự khan hiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam, rất mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học để luận án được sửa chữa và điều chỉnh theo yêu cầu của một luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị.

KIẾN NGHỊ

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc liên kết du lịch và hàng không giá rẻ:

1. Đối với Chính phủ, Quốc hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhanh chóng sửa đổi Luật Du lịch Việt Nam (2005) nay đã bộc lộ nhiều bất cập và theo xu hướng mở, phù hợp với Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.

- Nâng cấp Cục Hàng không Việt Nam hiện nay thành Bộ Hàng không Dân dụng Việt Nam hoặc thành một cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng một cách toàn diện còn phải quản lý về giáo dục đào tạo và phát triển ngành công nghiệp hàng không,

2. Đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục hàng không Dân dụng Việt Nam:

- Nhanh chóng đầu tư , sắp xếp lại các trung tâm đào tạo phi công hiện có và xã hội hoá nguồn lực để thiết lập một trường đào tạo phi công dân dụng tại Việt Nam mang tầm Quốc gia và Khu vực để đào tạo phi công dân dụng đang ở trong tình trạng khan hiếm như hiện nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi để cho các hãng hàng không tư nhân ra đời và thiết lập thể chế giám sát các hãng hàng không lớn (được Nhà nước bảo hộ) không thể dùng tiềm lực kinh tế, chính trị của mình gây khó khăn cho

Một phần của tài liệu Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 139)