Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
2,38 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
-------***------Lê Phƣơng Hoàng Anh
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN, TỐI ƢU LÊN MEN VÀ TINH
CHẾ INTERLEUKIN-2 NGƢỜI TÁI TỔ HỢP DẠNG CẢI
BIẾN TRONG ESCHERICHIA COLI
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. Trƣơng Nam Hải
Hà Nội 2013
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS. TS. Trương Nam
Hải – Trưởng phòng Phòng Kỹ thuật di truyền, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh
học đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành khóa
luận.
Tiếp đến tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô của trường
Đại học Thái Nguyên, Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật, các thầy, cô của Viện
Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tham gia
khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cán bộ nghiên cứu, nhân viên của
phòng Kỹ thuật di truyền - Viện Công nghệ sinh học và Công ty TNHH Vắc xin và
Sinh phẩm số 1(Vabiotech) trực thuộc Bộ Y Tế-Việt Nam đã tận tình chỉ bảo động
viên và cho tôi những lời khuyên quý giá trong công việc cũng như cuộc sống.
Và sau cùng, bằng tình cảm chân thành tôi xin được gửi lời cảm ơn tới người
thân và gia đình, những người đã hết lòng ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời
gian tôi học tập và công tác.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Học viên cao học
Lê Phƣơng Hoàng Anh
ii
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1
Tổng quan về ung thƣ ....................................................................................3
1.1.1
Ung thƣ ...................................................................................................3
1.1.2
Tình hình ung thƣ ở Việt Nam và trên thế giới. .....................................7
1.1.3
Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ ........................................................10
1.1.4
Liệu pháp chữa trị ung thƣ bằng miễn dịch. .........................................11
1.2
Interleukin 2 .................................................................................................12
1.2.1
Cấu trúc gene và protein của Interleukin 2 ...........................................12
1.2.2
Hoạt tính sinh học. ................................................................................13
1.2.3
Interleukin trong chữa trị ung thƣ. ........................................................15
1.3
Hệ biểu hiện E. coli .....................................................................................16
1.3.1
Hệ biểu hiện E. coli BL21. ...................................................................17
1.3.2
Vector biểu hiện pET22b(+). ................................................................18
1.4
Sắc ký và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) .............................................20
1.5 Tối ƣu hóa nuôi cấy tăng sản lƣợng IL-2 bằng phần mềm thiết kế thí
nghiệm Design Expert 7.0. ....................................................................................23
Chƣơng 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP .........................................................25
2.1
Vật liệu ........................................................................................................25
2.1.1
Các chủng vi sinh vật, plasmid .............................................................25
2.1.2
Hóa chất, enzyme, phần mềm. .............................................................25
2.1.3
Máy móc ...............................................................................................25
2.2
Phƣơng pháp ................................................................................................25
2.2.1
Tách chiết DNA plasmid từ E. coli.......................................................26
2.2.2
Điện di DNA trên gel agarose. .............................................................27
2.2.3 Lên men tạo sản phẩm IL-2 với dòng tế bào vi khuẩn tái tổ hợp E. coli
BL21. 27
2.2.4
Phƣơng pháp giải trình tự gene .............................................................28
iii
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2.2.5
Tối ƣu hóa điều kiện lên men bằng phần mềm Design expert 7.0. ......28
2.2.6
Phƣơng pháp điện di protein trên gel polyacrylamide. .........................30
2.2.7 Phƣơng pháp kiểm tra protein bằng phản ứng đặc hiệu kháng nguyên
kháng thể Western Blot. .....................................................................................31
2.2.8 Phá tế bào bằng phƣơng pháp siêu âm và xử lý mẫu protein IL-2 trƣớc
khi tinh chế. ........................................................................................................32
2.2.9
Tinh chế protein bằng hệ sắc ký đảo pha RP-HPLC. ...........................33
2.2.10 Xác định độ tinh khiết của sản phẩm IL-2 tái tổ hợp sau khi tinh sạch.
33
2.2.11 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng IL-2 bằng ELISA. ..........................34
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................36
3.1
Giải trình tự gene mã hóa cho IL-2 đã đƣợc cải biến ..................................36
3.2
Biểu hiện gene il2 trong chủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21. ..............38
3.3 Tối ƣu điều kiện lên men E. coli sản xuất IL-2 tái tổ hợp dạng cải biến bằng
phần mềm design expert. .......................................................................................39
a.
Khảo sát các yếu tố .........................................................................................40
b. Tối ƣu bằng phần mềm ...................................................................................41
3.4
Tinh sạch IL-2 từ dòng tế bào E. coli. .........................................................46
3.5 Xác định độ sạch của mẫu IL-2 sau tinh chế bằng phần mềm Quantity
One… .....................................................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51
iv
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bp
base pair (cặp bazơ)
IARC
International Agency for Research on Cancer (Cơ quan nghiên
cứu Quốc tế về Ung thƣ)
IFN
interferon
TNF
tumor neucrosis factor (là một cytokine tham gia vào quá trình
làm chết tế bào ung thƣ).
Amp
Ampicilin
DNA
Deoxyribonucleic acid
RNA
Ribonucleic acid
E. coli
Escherichia coli
EDTA
Ethylenediaminetetraacetic acid
EtBr
Ethidium bromide
IPTG
Isopropyl-β-D-1-thiogalactopyranoside
LB
Luria-betani medium
MCS
Multiple cloning site
PCR
Polymerase Chain Reaction
TAE
Tris Acetate EDTA
SDS
Sodium dodecyl sulphate
BSA
Bovine serum albumin (Huyết thanh bò)
dH2O
distilled water (nƣớc khử trùng)
v/p
vòng trên phút.
M
mol/L
ELISA
Enzyme-linked immunosorbent assay
v
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Hình ảnh hiển vi biểu thị tế bào ung thƣ vú và tế bào vú thƣờng ...............6
Hình 1. 2 Mẫu ung thƣ tế bào thận RCC giải phẫu. Nhiều tế bào thận bị thay thế bởi
tế bào ung thƣ ..............................................................................................................8
Hình 1. 3: Ung thƣ hắc tố da .......................................................................................8
Hình 1. 4 Hai mƣơi loại ung thƣ phổ biến ..................................................................9
Hình 1. 5 Cấu trúc không gian của Interleukin 2 ......................................................12
Hình 1. 6: Sự kích thích tăng sinh và biệt hóa của IL-2 lên tế bào T .......................14
Hình 1. 7: Cơ chế hoạt động của Interleukin 2 .........................................................15
Hình 1. 8: Sơ đồ cấu trúc vector pET22b+ ...............................................................19
Hình 1. 9: Cơ chế kiểm soát biểu hiện gene nhờ chất cảm ứng IPTG ......................20
Hình 1. 10: Mô hình một hệ thống HPLC.................................................................21
Hình 1. 11: Mô hình mô tả sự hấp thụ và thôi một đoạn peptide ở pha tĩnh của sắc
ký đảo pha. . ..............................................................................................................22
Hình 2. 1: Công cụ RSM-CCD của phần mềm thiết kế thí nghiệm Design Expert
7.0…………………………………………………………………………………. 29
Hình 3. 1: Kết quả điện di kiểm tra plasmid trên gel
Agarose……………………………………………………………………………. 37
Hình 3. 2: Kết quả kiểm tra khả năng biểu hiện IL-2 của một số dòng tế bào vi
khuẩn tái tổ hợp mang plasmid pET22-IL-2. ............................................................39
Hình 3. 3: Sơ đồ tối ƣu lên men vi khuẩn tái E. coli tái tổ hợp sản xuất IL-2. .........40
Hình 3.4: Sơ đồ biểu thị kết quả khảo sát ảnh hƣởng của từng nhân tố riêng rẽ (nhiệt
độ biểu hiện, thời gian biểu hiện, nồng độ chất cảm ứng IPTG) của dòng tế bào tái
tổ hợp E. coli Bl21 mang vector biểu hiện pET22b-IL-2. ........................................41
Hình 3. 5: Chi tiết thiết kế và hàm lƣợng IL-2 của sau khi thực hiện 20 thí nghiệm.
...................................................................................................................................42
Hình 3. 6: Kết quả tiến hành 20 thí nghiệm đánh giá bằng phƣơng pháp ELISA và
điện di SDS– PAGE. .................................................................................................43
Hình 3. 7: Đồ thị mô hình 20 thí nghiệm của phần mềm Design Expert 7.0............44
Hình 3. 8: Kết quả biểu hiện các dự đoán mà phầm mềm đƣa ra .............................45
Hình 3. 9: Kết quả tiền xử lý tinh chế phá tế bào thu dịch thô IL-2 .........................47
Hình 3. 10: Kết quả tinh chế IL-2 bằng hệ thống sắc ký lỏng cao áp HPLC............48
Hình 3. 11: Xác định thành phần độ tinh khiết của protein ......................................49
vi
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Một số oncogene và tumor suppressor genes liên quan đến ung thƣ ở
ngƣời ...........................................................................................................................4
Bảng 2.1 Công thức chế 1 bản gel acrylamide………………………..………… 30
Bảng 3. 1: Điều kiện biểu hiện của các giải pháp mà phần mềm đƣa ra nhằm tìm ra
điều kiện tối ƣu cho lên men.................................................................................. 45
Bảng 3. 2: Thông số phân tích băng protein xác định độ tinh khiết của sản phẩm
bằng phần mềm Quantity One ..................................................................................49
vii
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
Cytokine là một sản phẩm trong hệ miễn dịch, đƣợc nhiều loại tế bào tiết ra.
Về chức năng chúng có tác dụng đa hƣớng, đa năng và tác dụng ngƣợc trở lại chính
tế bào tiết ra chúng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokine có sự liên quan không
chỉ với nguyên nhân gây ra ung thƣ mà còn liên quan tới khả năng chữa trị các bệnh
ung thƣ này. Việc lựa chọn đúng các yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và
phát triển ung thƣ mang tính quyết định đến việc sử dụng cytokine trong điều trị
bệnh. Hiện nay có nhiều loại cytokine đƣợc phát triển thành các dƣợc phẩm thƣơng
mại. Trong số đó Interleukin-2 ngƣời tái tổ hợp là một trong những loại cytokine
đƣợc thƣơng mại hóa sớm nhất và đƣợc cấp phép sử dụng bởi cơ quan quản lý
thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration-FDA) cấp phép sử
dụng trong điều trị (1992). IL-2 có khả năng chữa trị ung thƣ vú, ung thƣ phổi,… và
đặc biệt là hai loại ung thƣ hắc tố da và ung thƣ biểu mô tế bào thận.
Trƣớc đây để có đƣợc IL-2 tinh khiết sử dụng trong điệu trị, sản phẩm này
thƣờng đƣợc tách chiết từ các dòng tế bào T tự nhiên hay bằng việc nuôi cấy các tế
bào động vật, ví dụ nhƣ tế bào ung thƣ hạc bạch huyết dòng Daudi. Mặc dù vậy IL2 sản xuất theo con đƣờng này có một số hạn chế đó là lƣợng IL-2 tách chiết ra thấp
không đáp ứng đủ nhu cầu, hoạt tính sinh học riêng khá thấp (105 đến 106 U/mg), và
thƣờng tạo thành sản phẩm có dạng glycosyl hóa cao, tạo hiệu ứng không mong
muốn tới sản phẩm khi sử dụng trong điều trị. Do vậy hƣớng tạo IL-2 ngƣời bằng
công nghệ mới hơn là Công nghệ DNA tái tổ hợp đã đƣợc mở ra nhằm tạo ra đƣợc
lƣợng lớn IL-2.
Trên thế giới, sản phẩm IL-2 thƣơng mại chủ yếu đƣợc sản xuất dựa trên công
nghệ DNA tái tổ hợp. Sản phẩm thƣơng mại Proleukin (Aldesleukin) của công ty
Chiron (Hoa Kỳ) sản xuất nhờ biểu hiện trong vi khuẩn Escherichia coli là một ví
dụ. Trong quá trình sản xuất nhằm tăng hoạt tính và tăng tính an toàn cho sản phẩm
trình tự amino acid của IL-2 đã đƣợc cải biến. Tên hóa học của sản phẩm là desalanyl-1, serein-125 human interleukin-2 mang ý nghĩa đột biến mất alanine ở vị trí
1
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
amino acid số 1, thay thế Cysteine ở vị trí 125 bằng Serine. Hiện nay công ty
Chiron đang bán IL-2 tái tổ hợp với giá 680 USD/mg.
Tại Việt Nam, việc sử dụng IL-2 tái tổ hợp nói riêng và sản phẩm protein tái tổ
hợp sử dụng trong điều trị nói chung vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Mặc dù việc nghiên
cứu về DNA tái tổ hợp đã đƣợc phát triển từ hơn 10 năm trở lại đây song vẫn chƣa
có sản phẩm tái tổ hợp nào đƣợc triển khai áp dụng hoàn toàn quá trình nghiên cứu
đến quá trình sản xuất. Ngoài ra sản phẩm Proleukin đã hết hạn bảo hộ độc quyền,
do đó đây là một cơ hội để chúng tôi có thể nghiên cứu và tạo đƣợc sản phẩm
Interleukin-2 ngƣời tái tổ hợp của Việt Nam, dùng trong điều trị ung thƣ với hi
vọng sản phẩm đạt chất lƣợng tốt và giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập khẩu.
Chính vì vậy trong nghiên cứu của mình chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
biểu hiện, tối ƣu lên men và tinh chế IL-2 ngƣời tái tổ hợp dạng cải biến trong
E. coli” nhằm tạo ra đƣợc một sản phẩm Interleukin-2 có trình tự amino acid giống
với sản phẩm Proleukin đã đƣợc FDA Hoa Kỳ công nhận, có khả năng chữa ung
thƣ. Mục tiêu của đề tài là nâng cao năng suất tổng hợp cũng nhƣ tinh sạch IL-2
dạng cải biến với chi phí thấp để có thể đƣa sản phẩm IL-2 ngƣời tái tổ hợp tiêu thụ
trên thị. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án: “Hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 ngƣời tái tổ hợp trên dòng tế
bào E. coli” Mã số KC.04.DA02/11-15, và đƣợc ứng dụng kết quả thu đƣợc từ
nghiên cứu và triển khai của các đề tài:
(1) Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc: “Nghiên cứu tạo Interleukin-2 tái
tổ hợp dùng cho điều trị ung thư” (Mã số: KC.04.33) do Viện Công nghệ
sinh học chủ trì, giai đoạn 2005-2007.
(2) Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc: “Nghiên cứu đánh giá hiệu lực
của Interleukin-2 tái tổ hợp sản xuất tại Việt Nam dùng trong hỗ trợ điều trị
ung thư” (Mã số: KC.04.21/06-10) do Viện Công nghệ sinh học chủ trì, giai
đoạn 2009-2010.
2
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về ung thƣ
1.1.1 Ung thư
Ung thƣ từ lúc bắt đầu hình thành đến lúc xuất hiện trải qua nhiều bƣớc, nhiều
chu trình trao đổi chất và hoạt động bất thƣờng. Các khối u ác tính hay còn gọi là
ung thƣ đƣợc biểu thị bởi các đặc tính: phát triển không ngừng, không theo mục
đích, không theo mong muốn, không kiểm soát và phá hoại, ức chế quá trình sinh
trƣởng của các tế bào thƣờng17[17].
Tất cả sinh vật đều đƣợc tạo ra từ các tế bào sống, các tế bào này cần phải
đƣợc phân chia và tăng sinh về số lƣợng trong thời kỳ sinh trƣởng và phát triển
cũng nhƣ để thay thế các tế bào đã chết hoặc bị phá hủy. Quá trình đó ngƣời ta gọi
là chu trình tế bào (hay còn gọi là sự phân chia tế bào và sự sinh trƣởng của tế bào).
Quá trình này thƣờng đƣợc điểu khiển bởi các gene nằm trong DNA trong nhân tế
bào. Những gene này đƣợc di truyền từ bố mẹ và tế bào đƣợc thừa hƣởng những
đặc tính riêng biệt bao gồm kích thƣớc, màu sắc, trọng lƣợng và những kiểu hình.
Khi ở trạng thái bình thƣờng các quá trình phát triển của tế bào trong mô đƣợc kiểm
soát rất cân bằng. Dạng ung thƣ sẽ đƣợc tạo thành khi sự kiểm soát bằng di truyền
bị mất hoặc bị phá hủy trong một hoặc nhiều tế bào, từ đó các tế bào dạng ung thƣ
tiếp tục phân chia nhiều lần và phát triển. Lƣợng lớn các tế bào phân chia không
theo chu trình đó sẽ gây hại đến các tế bào và mô bình thƣờng của cơ thể, mất kiểm
soát dừng phân chia, đó chính là ung thƣ. Nguyên nhân gây ra ung thƣ mà chúng ta
biết đến bây giờ bao gồm nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến các
gene điểu khiển quá trình phân chia tế bào37[37]. Những tế bào bình thƣờng có cơ
chế giúp dừng quá trình phân chia. Tế bào ở những mô nhƣ mô da, máu hoặc dòng
tế bào ở miệng, cổ họng hay ở dạ dày có thời gian sống ngắn nên việc phân chia xảy
ra thƣờng xuyên và luôn luôn phải đƣợc thay thế mới. Tƣơng tự nhƣ vậy, sau khi bị
chấn thƣơng, hay bệnh tật thì có một số tế bào bị chết, các tế bào xung quanh chỗ bị
3
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
thƣơng sẽ phân chia sản xuất ra tế bào mới thay thế cho tế bào hỏng, tuy nhiên quá
trình phân chia đó nằm trong kiểm soát.
Bảng 1. 1 Một số oncogene và tumor suppressor genes liên quan đến ung thƣ ở
ngƣời42[42]
ONCOGENES
PDGF Mã hóa cho nhân tố sinh trƣởng của tiểu cầu não, liên quan đến ung thƣ não
EGFR Mã cho thụ thể của nhân tố sinh trƣởng biểu bì. Liên quan đến ung thƣ não,
ung thƣ vú.
HER-2 hoặc ERBB2 Liên quan đến ung thƣ vú, tuyến nƣớc bọt và buồng trứng.
RET Đột biến gene này gây ra ung thƣ tuyến giáp.
KRAS Liên quan đến ung thƣ phổi, buồng trứng, ruột, tuyến tụy.
NRAS Liên quan đến ung thƣ máu.
MYC1 Liên quan đến ung thƣ vú, máu, dạ dày và phổi
BCL2 Mã hóa cho protein bất hoạt quá trình tự chết của tế bào, liên quan đến ung
thƣ lympho
CTNB1 Mã hóa cho beta-catenin, liên quan đến ung thƣ gan.
TUMOUR SUPPRESSOR GENES
APC Liên quan đến ung thƣ ruột và ung thƣ dạ dày
DPC4 Mã cho phân tử tín hiệu kích hoạt quá trình ức chế phân chia tế bào, liên
quan đến ung thƣ tuyến tụy
P53 Mã hóa cho protein p53, là gene điều khiển quá trình dừng phân chia và kích
thích tế bào bất thƣờng tự chết. Liên quan đến rất nhiều loại ung thƣ.
BRCA1 Liên quan đến ung thƣ vú và ung thƣ tử cung
BRCA2 Liên quan đến ung thƣ vú
VHL Liên quan đến ung thƣ thận
WT1 Liên quan đến ung thƣ thận Wilms’ tumor
4
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Quá trình “bật” và “tắt” chế độ phân chia là nhờ hai loại gene, có chức năng
đẩy mạnh hoặc ngăn chặn quá trình phân chia tế bào. Ngày nay ngƣời ta đã nghiên
cứu và phân loại đƣợc 2 loại gene đó, đặt tên là Proto-oncogenes và Tumour
suppressor genes. Proto-oncogenes đảm trách nhận các tín hiệu yêu cầu phân chia,
phát triển, từ đó kích thích điều hòa dƣơng trong chu trình tế bào. Tumor suppressor
genes có chức năng ngƣợc lại, đây là một gene điều hòa âm của sự sinh trƣởng tế
bào, chúng sẽ hoạt động khi không có tín hiệu sinh trƣởng đặc biệt. Nhƣ vậy tế bào
bình thƣờng có cả hai cơ chế là điều hòa âm và điều hòa dƣơng. Cơ chế “tắt” sinh
trƣởng vẫn chƣa hoàn toàn đƣợc hiểu rõ tuy nhiên có thể khẳng định đây là một quá
trình quan trọng và đƣợc điều khiển dƣới sự chỉ đạo của các nhân tố di truyền, mà
cụ thể ở đây là các gene trong DNA22[22].
Trong trƣờng hợp ung thƣ, không có cơ chế “tắt” nghĩa là một số Protooncogenes bị đột biến gọi là Oncogene, làm tế bào phát triển khi chƣa nhận đƣợc tín
hiệu yêu cầu phân chia, một vài gene tumor suppressor bị bất hoạt vì vậy việc phân
chia không theo yêu cầu không bị ức chế. Các tế bào này đƣợc nhân lên và mang
đột biến sẽ tiếp tục phát triển lan ra và đi vào máu hoặc mạch bạch huyết từ đó di
căn ra khắp nơi trên cơ thể10[10].
Đặc tính của ung thư:
Các tế bào ung thƣ rất khác nhau về tính chất có kiểu hình rất khác biệt so với
các tế bào mà chúng tồn tại ở xung quanh. Tế bào ung thƣ có thể có hình dạng rất
quái dị, kích thƣớc lớn. Nhân tế bào ung thƣ bất thƣờng, chúng to và sẫm mầu hơn,
tế bào chất nhỏ hơn tế bào thƣờng ví dụ nhƣ tế bào ung thƣ vú và tế bào vú bình
thƣờng (Hình 1. 1).
5
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
b
a
Hình 1. 1 Hình ảnh hiển vi biểu thị tế bào ung thƣ vú và tế bào vú thƣờng
a) tế bào vú bình thƣờng và b) cụm tế bào bao gồm cả tế bào thƣờng và tế bào ung
thƣ vú lây từ bệnh nhân ung thƣ vú giai đoạn cuối (độ phóng đại 400 lần)37[37].
Nguyên nhân gây ung thư:
Các nhà nghiên cứu về ung thu đang cố gắng tìm kiếm nguyên nhân cho các
bệnh ung thƣ và giải quyết từng nguyên nhân một. Quá trình chuyển từ tế bào bình
thƣờng sang tế bào ác tính (yếu tố ung thƣ) có thể diễn ra trong thời gian từ một vài
tuần đến vài năm. Sự biến đổi đó có thể do di truyền hoặc do nguyên nhân bên
ngoài. Dù là nguyên nhân nào thì hầu hết các trƣờng hợp ung thƣ đều là do sự đột
biến từ tế bào soma, do đột biến các oncogene và tumor suppressor, hoặc đột biến
với gene sửa sai DNA trong chu trình tế bào. Ngày nay ngƣời ta tin rằng ung thƣ
xảy ra trong một tế bào bình thƣờng khi xuất hiện khoảng 6-12 đột biến ở các gene
quan trọng nói trên. Các tác nhân gây ung thƣ có thể đƣơc phân loại nhƣ: sai hỏng
quá trình chết tự nhiên apotosis, sử dụng nhiều thuốc lá rƣợu bia, ảnh hƣởng từ các
chất hóa học gây ung thƣ, hấp thụ quá nhiều tia UV, bị nhiễm phóng xạ, hoặc liên
quan đến hormones4[4].
Ung thƣ có thể đƣợc phân loại dựa trên dạng tế bào khởi nguồn. Ví dụ nhƣ:
ung thƣ bắt nguồn từ máu thì gọi là ung thƣ máu, bắt nguồn từ mạch bạch huyết gọi
là ung thƣ mạch bạch huyết,… Ngoài ra, ung thƣ cũng có thể phân loại dựa trên
dạng khối u, ví dụ nhƣ ung thƣ thể rắn (ung thƣ phổi, ung thu vú) hoặc dạng bệnh
máu ác tính nhƣ ung thƣ bạch huyết, ung thƣ tủy xƣơng38[38].
6
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1.1.2 Tình hình ung thư ở Việt Nam và trên thế giới.
Tình hình ung thƣ trên thế giới
Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong năm 2008 có khoảng 12,7
triệu ca ung thƣ mới. Khoảng 7,6 triệu ngƣời đã tử vong vì ung thƣ (cùng với các
bệnh lý về tim mạch, ung thƣ là nguyên nhân hang đầu chiếm khoảng 13% tổng số
tử vong trên toàn thế giới). Hiện nay dân số thế giới vào khoảng 7 tỷ ngƣời, ƣớc
tính đến năm 2030 sẽ tăng lên thành 8,3 tỷ, khả năng mắc ung thƣ mới mỗi năm
khoảng 27 triệu ngƣời, 17 triệu ngƣời chết vì ung thƣ38[38].
Theo tổ chức nghiên cứu thế giới về ung thƣ IARC, trong các trƣờng hợp mắc
bệnh và tử vong vì ung thƣ trên thế giới, ƣớc tính khoảng hơn một nửa số ca có liên
quan và hơn hai phần ba trƣờng hợp ung thƣ sẽ gia tăng ở những nƣớc có thu nhập
thấp và trung bình. Ung thƣ chủ yếu tập trung vào các dạng nhƣ: ung thƣ phổi, ung
thƣ vú, ung thƣ tiền liệt tuyến, ung thƣ buồng trứng, ung thƣ gan, ung thƣ máu, ung
thƣ thận, ung thƣ da,…. Trong đó ung thƣ da và ung thƣ tế bào thận chiếm tỷ lệ
khoảng 2% tổng số ca ung thƣ8[8].
Ung thư tế bào thận (Renal Cell Carcinoma) và ung thư hắc tố da (melanoma):
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, ung thƣ thận đứng thứ 14 trong bảng xếp
hạng những loại ung thƣ thƣờng gặp nhất trên thế giới, với khoảng 274.000 ca mắc
mới đƣợc phát hiện vào năm 2008, Ung thƣ tế bào thận (renal cell carcinoma-RCC)
là dạng phổ biến nhất của ung thƣ thận. Cứ khoảng 10 ngƣời mắc ung thƣ thận thì
trong đó 9 ngƣời là ung thƣ tế bào thận RCC28[28].
7
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Hình 1. 2 Mẫu ung thƣ tế bào thận RCC giải phẫu. Nhiều tế bào thận bị thay thế bởi
tế bào ung thƣ8[8]
Ung thƣ da bao gồm non-melanoma và melanoma ngày càng gia tăng về số
lƣợng ngƣời mắc trong một thập kỷ trở lại đây. Cụ thể có từ 2 đến 3 triệu ngƣời mắc
chứng ung thƣ da non-melanoma và khoảng 132.000 ngƣời mắc chứng ung thƣ da
melanoma mỗi năm. Tầng ozone bị thủng là môt trong những nguyên nhân chính
gia tăng số lƣợng bệnh này, ƣớc tính cứ mỗi 10% mức ozone bị mất đi sẽ làm xuất
hiện 300.000 bệnh ung thƣ da253[3][25]. Trong nhiều trƣờng hợp nguyên nhân gây
ung thƣ tế bào thận và hắc tố da không xác định đƣợc. Trong một số trƣờng hợp
khác ví dụ nhƣ ung thƣ do yếu tố di truyền), thì nguyên nhân gây ung thƣ là xác
định đƣợc và có thể phòng ngừa, chữa trị.
Hình 1. 3: Ung thƣ hắc tố da8[8]
Cũng nhƣ các loại ung thƣ khác, ung thƣ tế bào thận và ung thƣ da chủ yếu
đƣợc chữa trị dựa vào các phƣơng pháp, phẫu-hóa-xạ trị, và liệu pháp sinh học.
Mục tiêu của liệu pháp sinh học là giúp hệ miễn dịch chiến đấu và phá hủy tế bào
ung thƣ hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Loại thuốc đƣợc sử dụng hiệu quả nhất cho ung
thƣ thận và ung thƣ hắc tố da là một loại cytokine (protein hoạt hóa hệ miễn dịch
8
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
chủ) có tên là Aldesleukin của hãng Chiron Mỹ, bản chất là interleukin-2 của ngƣời
dƣới dạng tái tổ hợp. Khả năng chữa trị cho hai loại ung thƣ này có thể lên đến 18%
đối với ung thƣ hắc tố ác tính và 37% đối với ung thƣ tế bào thận20[20].
Hình 1. 4 Hai mƣơi loại ung thƣ phổ biến40[40]
Tình hình ung thƣ ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, có
đời sống chƣa cao, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chủ yếu bệnh tật là các bệnh truyền
nhiễm và suy dinh dƣỡng. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự thay đổi về
kinh tế, đời sống đƣợc nâng cao, các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dƣỡng giảm
mạnh thay vào đó các bệnh nhƣ ung thƣ, tim mạch, tiểu đƣờng tăng nhanh. Kinh tế
phát triển nhanh đồng nghĩa với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, chất lƣợng thức ăn,…
9
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chính vì vậy tỷ lệ ung thƣ ngày càng gia tăng. Theo bác sỹ Mai Trọng Khoa giám
đốc bệnh viện Bạch Mai Hà Nội khẳng định khi trả lời phỏng vấn tờ báo Tuổi Trẻ,
hiện nay tại Việt Nam có khoảng 110.000 ngƣời mắc ung thƣ mới trong đó khoảng
82.000 ngƣời tử vong do ung thƣ mỗi năm, chiếm tới 73,5% tổng số bệnh nhân ung
thƣ. Đây là tỷ lệ tử vong thuộc hàng cao nhất thế giới, so với tỷ lệ tử vong trên tổng
số bệnh nhân ung thƣ toàn cầu là 59,7% (đối với các nƣớc đang phát triển là 67,8%
và nƣớc phát triển là 49,4%). Theo số liệu thống kê của bệnh viện K-Hà Nội và
Trung tâm U bƣớu Thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm số lƣợng bệnh nhân mắc
ung thƣ tăng thêm khoảng 20-30% (Tiến sỹ Trần Văn Thuận, giám đốc bệnh viện K
Hà Nội). Mƣời loại ung thƣ phổ biến nhất là phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm họng,
thận, da, vú, tiền liệt tuyến, cổ tử cung27[27].
1.1.3 Các phương pháp điều trị ung thư
Mặc dù ung thƣ là một căn bệnh nan y nhƣng nếu đƣợc phát hiện ở giai đoạn
sớm và chữa trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể đƣợc chữa khỏi. Hiện nay, phẫu trị,
xạ trị và hóa trị là ba liệu pháp chuẩn trong điều trị bệnh ung thƣ. Phẫu trị ung thƣ
đƣợc Halsted hệ thống vào cuối thế kỷ 19, là phƣơng pháp cắt bỏ khối u và một số
mô, một số hạch bạch huyết xung quanh. Tuy nhiên phƣơng pháp này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thƣớc khối u, vị trí khối u, cách phẫu thuật và tình
trạng của bệnh nhân.
Phƣơng pháp xạ trị bắt đầu với Henri Becquerel, Marie Curie vào đầu thế kỷ
20, phƣơng pháp này sử dụng một dạng năng lƣợng là phóng xạ ion hóa để làm teo
nhỏ và tiêu diệt khối u bằng cách làm tổn thƣơng tế bào, khiến chúng không thể
phát triển và phân chia. Ngoài việc tiêu diệt tế bào thƣờng thì phƣơng pháp này còn
làm tổn thƣơng cả tế bào bình thƣờng.
Phƣơng pháp hóa trị mới bắt đầu sau Thế chiến thứ II, là phƣơng pháp điều trị
dựa vào hóa chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thƣ. Chúng can thiệp vào quá
trình phân bào theo các con đƣờng nhƣ quá trình phân chia nhiễm sắc thể tạo thành.
10
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Phƣơng pháp này ngoài tác động đến tế bào ung thƣ còn ảnh hƣởng đến tế bào
thƣờng. Ba liệu pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu cho ngƣời bệnh ung thƣ. Nguyên lý
kết hợp nhuần nhuyễn phẫu-xạ-hóa trị liệu là liệu pháp đa mô thức đƣợc vận dụng
cho kết quả tối ƣu1[1]. Để khắc phục nhƣợc điểm của các phƣơng pháp nói trên, liệu
pháp sinh học nhƣ hormone trị liệu hay liệu pháp miễn dịch, đƣợc áp dụng để phối
hợp điều trị một số loại ung thƣ. Điểm nổi trội của liệu pháp điều trị mới này là khả
năng điều trị ngăn chặn chính xác ung thƣ mà không cần phá hủy (ví dụ các vaccine
phòng ung thƣ), có thể giúp đƣa tế bào trở lại bình thƣờng (liệu pháp gene, gene
therapy), hay có thể điều trị ức chế ung thƣ mà không gây nhiều phản ứng phụ nhƣ
sử dụng các protein hòa tan kích thích miễn dịch.
1.1.4 Liệu pháp chữa trị ung thư bằng miễn dịch.
Trên thế giới liệu pháp cytokine từ hơn 30 năm trƣớc và đƣợc coi là hƣớng
điều trị tích cực với bệnh nhân ung thƣ14[14]. Ở Việt Nam việc sử dụng cytokine
vẫn còn khá mới mẻ. Rất nhiều cytokine đang đƣợc nghiên cứu cũng nhƣ thử
nghiệm trong điều trị lâm sàng, tuy nhiên hiện tại chỉ có một số loại cytokine đƣợc
công nhận để điều trị ung thƣ chỉ gồm: IL-2, IFN-α, IL-11, G-CSF, GM-CSF. Một
số cytokine khác cũng đƣợc phép sử dụng nhƣng vẫn còn hạn chế do chƣa kiểm
soát đƣợc khả năng loại thải cũng nhƣ các hiệu ứng phụ khác nhƣ TNF-α, IL-12.
Ƣu điểm của cytokine trong điều trị ung thƣ so với các phƣơng pháp khác là
việc kiểm soát ung thƣ và các ảnh hƣởng của ung thƣ. Bệnh thiếu máu liên quan
đến ung thƣ có thể đƣợc hỗ trợ bằng cách sử dụng EPO (erythropoietin)24[24]. IL11 và IL-3 kích thích sự tạo thành tiểu cầu, sử dụng để chữa bệnh thrombocytopenia
sau khi đã đƣợc hóa trị liệu35[35]. IL-2 đƣợc công nhận và cấp phép để điều trị một
số bệnh ung thƣ nhƣ ung thƣ biểu mô, ung thƣ mạch bạch huyết, đặc biệt là ung thƣ
tế bào thận và ung thƣ da. Việc sử dụng GM-CSF và G-CSF tiếp sau hóa trị liệu và
cấy ghép tủy xƣơng có thể thúc đẩy nhau quá trình phục hồi của các tế bào myeloid,
giảm rủi ro lây nhiễm.
11
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Hiệu quả sử dụng cytokine để điều trị bệnh ung thƣ là chƣa vƣợt trội, tuy
nhiên có sự kết hợp và bổ trợ với các phƣơng pháp khác thì hiệu quả sẽ tăng gấp
nhiều lần. Ngoài ra các cytokine có thể kết hợp với kháng thể đơn dòng để tạo hiệu
quả miễn dịch cao sử dụng cho mục đích khác, nhƣ làm tá dƣợc cho các loại
vaccine44[44].
1.2 Interleukin 2
Interleukin-2 của ngƣời là một loại cytokine quan trọng trong hệ thống miễn
dịch, gene mã hóa cho IL-2 đƣợc tách từ tế bào lách ngƣời, tế bào lympho
T,…29[29].
1.2.1 Cấu trúc gene và protein của Interleukin 2
Gene mã hóa cho IL-2 nằm trên nhiễm sắc thể số 4. Khung đọc mở suy diễn từ
trình tự cDNA mã hóa cho phân tử IL-2 hoàn chỉnh gồm 153 amino acid, trong đó
20 amino acid mở đầu là tín hiệu tiết. Trong cấu trúc DNA, gene mã hóa cho IL-2
cũng bao gồm hộp TATA, vị trí khởi đầu sao mã, phiên mã, bốn vị trí exon và ba vị
trí intron. Protein hIL-2 sau quá trình biến đổi hậu dịch mã sẽ bị cắt đi 20 amino
acid tín hiệu tiết và tạo thành IL-2 hoàn chỉnh gồm 133 amino acid.
Hình 1. 5 Cấu trúc không gian của Interleukin 2
12
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây cho thấy phân tử IL-2 có 3 vùng đóng vai
trò quan trọng trong hoạt tính sinh học của IL-2 đó là: Tận cùng đầu N (từ
amino acid 1 đến amino acid 20). Vùng tận cùng đầu C (từ amino acid 121 đến
133) và cầu disulfide giữa các gốc Cys58 và Cys105. Đột biến mất 20 amino
acid ở đầu N và 10 amino acid ở đầu C làm mất 99% hoạt tính của IL-2 và khả năng
bám vào các thụ thể của IL-2. Trình tự amino acid của IL-2 ngƣời tự nhiên chứa 3
gốc Cystein ở các vị trí 58, 105, 125. Đột biến Cys105 làm giảm 8-10 lần hoạt tính,
đột biến Cys58 làm giảm hoạt tính 250 lần. Đột biến Cys125 ảnh hƣởng rất ít tới hoạt
tính IL-221[21], đặc biệt nếu thay Cys125 bằng Ser125 thì hoạt tính của IL-2 không bị
ảnh hƣởng. Nhờ đó nếu thay đổi Cys125 bằng Ser125 thì sẽ ngăn cản việc tạo thành
cầu disulfide không mong muốn. Tại đầu N của protein IL-2 có điểm glycosyl hóa
đƣợc nhận biết bởi trình tự Ala-Pro-Thr ở vị trí 3 amino acid đầu tiên. Trong tự
nhiên IL-2 tồn tại ở trạng thái glycosyl hóa có tính thấm cao với màng tế bào do
vây, nếu sử dụng IL-2 liều lƣợng lớn IL-2 sẽ gây nên tạo thành tính độc trong cơ
thể. Vì vậy IL-2 dạng thƣơng phẩm dùng làm thuốc tiêm không đƣợc mang các gốc
đƣờng ở đầu N. IL-2 thƣơng phẩm đã đƣợc FDA công nhận để chữa ung thƣ là
Proleukin (Aldesleukin) của Chiron Hoa kỳ có trình tự amino acid loại bỏ alanine ở
đầu N, thay thế cysteine ở vị trí 125 bằng serine12[12].
1.2.2 Hoạt tính sinh học.
Trong tự nhiên , IL-2 là một glycoprotein, có khả năng hoạt hóa tế bào giết tự
nhiên (natural killer-NK) và tế bào gây độc (Cytoxic T lymphocyte - CTL), biệt
hóa tế bào lympho giết tự nhiên (Lymphokine activated killer-LAK cells). Có rất
nhiều nghiên cứu về IL-2 trên thế giới và các nghiên cứu đó tập trung nhiều nhất
vào chức năng quan trọng của IL-2 trong hệ miễn dịch. IL-2 chủ yếu đƣợc sinh ra từ
tế bào T CD4+ (tế bào trợ giúp T helper TH) ngoài ra IL-2 còn đƣợc sinh ra bởi tế
bào T CD8+ và tế bào T giết tự nhiên (natural killer T-NKT cells), ở một số điều
kiện đặc biệt, lƣợng nhỏ IL-2 cũng có thể đƣợc tạo ra từ các tế bào dendritic hoạt
hóa (activated dendritic cells)9[9].
13
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Hình 1. 6: Sự kích thích tăng sinh và biệt hóa của IL-2 lên tế bào T
Tế bào T hoạt hóa biểu hiện thụ thể bề mặt cùng với sự tiết IL-2, IL-2 bám vào
thụ thể trên tế bào và kích thích sự phân chia tế bào. Khi tế bào T không còn đƣợc
kích thích bởi kháng nguyên thì thụ thể IL-2 sẽ tự tiêu biến.
Nhờ khả năng kích thích làm tăng các loại tế bào có khả năng diệt khối u, khi
chạm trán tế bào bất thƣờng, tế bào NKT đã hoạt hóa tấn công và tiêm những hạt tế
bào chất làm phân hủy tế bào đích. Cho dù nhỏ hơn tế bào ung thƣ hay thể virus, tế
bào NKT thƣờng có thể tiêu diệt cùng lúc 2 hoặc nhiều tế bào ung thƣ. Ngoài ra IL2 còn kích thích tăng sinh một số tế bào khác nhƣ tế bào T gây độc CTL, NK và
LAK,… Điều này giúp cho cơ thể chống lại bệnh ung thƣ.
14
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Hình 1. 7: Cơ chế hoạt động của Interleukin 2
IL-2 có thể gây độc, gây sốt và sốc trong điều trị. Nguyên nhân gây độc đƣợc
xác định là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, IL-2 có điểm glycosyl hóa đƣơc nhận biết
bởi trình tự Ala-Pro-Thr ở 3 vị trí amino acid đầu tiên. Do vậy IL-2 tự nhiên có tính
thấm cao với màng tế bào gây đọc với cơ thể bệnh nhân điều trị bằng IL-2. Thứ hai,
độc tính của protein này là do IL-2 gián tiếp tác động lên các tế bào làm tăng quá
trình tiết TNF, INFγ và chất độc lymphotoxin. Chính vì vậy, nhờ kỹ thuật di truyền,
IL-2 có thể đƣợc cải biến theo hƣớng giảm độc tính bằng cách mất vị trí glycosyl
hóa mà vẫn giữ nguyên đƣợc hoạt tính sinh học vốn có.
1.2.3 Interleukin trong chữa trị ung thư.
Cho đến nay, IL-2 đã đƣợc công nhận là có hiệu quả trong việc điều trị ung
thƣ, nhƣ ung thƣ bạch cầu, ung thƣ phổi, ung thu buồng trứng, ung thƣ vú,… đặc
biệt là ung thƣ hắc tố và ung thƣ tế bào thận39[39]. Từ năm 1992, tổ chức FDA của
Hoa kỳ đã chính thức cho phép sử dụng IL-2 cho việc chữa trị ung thƣ tế bào thận
(renal cell carcinoma) và ung thƣ hắc tố da ác tính (malignant melanoma)32[32].
Tuy nhiên điều trị ung thƣ sử dụng liệu pháp IL-2 liều cao gây độc với cơ thể
bệnh nhân. Hiệu ứng này gây nên những tác dụng phụ không mong muốn nhƣ chảy
máu trong, phát ban, phù nề, thậm chí tử vong. Chính vì vậy sản phẩm IL-2 sản xuất
bằng công nghệ tái tổ hợp thƣơng phẩm đã đƣợc phân chia vào danh mục thuốc độc
bảng A19[19]. Mặc dù vậy trong quá trình điều trị, các tác dụng phụ đƣợc khắc phục
bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm đã đƣợc
15
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
công bố trên nhiều tạp chí khoa học, trong đó có Viện Ung thƣ quốc gia Hoa Kỳ, đã
tiến hành thử nghiệm IL-2 liều cao với hơn một ngàn bệnh nhân trong vòng hơn
mƣời năm và xác định phƣơng pháp giảm bớt độc tính của cytokine này với ngƣời
bệnh34[34]. Nhƣ vậy việc sử dụng IL-2 liều cao một cách an toàn trong điều trị là
hoàn toàn khả thi.
Hiện nay ở Việt Nam, phòng Kỹ thuật di truyền, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là đơn vị duy nhất nghiên cứu và
chế tạo thành công sinh phẩm Interleukin -2 tái tổ hợp của ngƣời nhằm điều trị ung
thƣ.
1.3 Hệ biểu hiện E. coli
E. coli là một hệ biểu hiện lý tƣởng, dễ thao tác, có thể sản xuất dạng protein
tái tổ hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau cũng nhƣ có khả năng thu nhận các vector
bản chất là plasmid. Vi khuẩn E. coli đáp ứng đƣợc hầu hết các yêu cầu của một hệ
biểu hiện, thực tế trên thế giới rất nhiều phòng thí nghiệm sử dụng vi khuẩn E. coli
làm tế bào chủ để biểu hiện protein tái tổ hợp.
E. coli là vi khuẩn gram âm, mỗi tế bào chỉ tồn tại một nhiễm sắc thể duy nhất
hay còn gọi là nucleoid. Kích thƣớc genome của E. coli khoảng 4,6 x 106 base pairs.
Hệ biểu hiện vi khuẩn là sự lựa chọn hàng đầu để sản xuất các protein tái tổ hợp. Lý
do là chi phí để biểu hiện protein bằng hệ vi khuẩn thƣờng khá rẻ. Đặc biệt là với hệ
biểu hiện E. coli, đây là hệ biểu hiện phổ biến nhất để sản xuất protein tái tổ hợp do
có thời gian sinh trƣởng nhanh, có khả năng duy trì lên men và tạo sinh khối lớn
bằng việc cung cấp thêm dinh dƣỡng vào những thời điểm nhất định. Nguyên liệu
sử dụng để nuôi E. coli rẻ tiền và có hiệu suất biểu hiện cao43[43]. Quá trình biểu
hiện gene (bao gồm phiên mã và dịch mã) luôn tạo ra phân tử mRNA và protein
nhanh chóng. Toàn bộ trình tự của vi khuẩn này đã đƣợc giải mã bằng máy giải
trình tự thế hệ mới36[36]. Hầu hết các phòng thí nghiệm đều sử dụng, với nhiều
16
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
chủng khác nhau dùng cho các mục đích riêng biệt, nhƣ tách dòng (E. coli DH10B,
E. Coli DH5α,…) chủng biểu hiện ( E. coli BL21 DE3, E. coli rossetta, …).
Hạn chế lớn nhất của hệ biểu hiện E. coli chính là việc thiếu các quá trình cải
biến sau dịch mã nhƣ glycosyl hóa, phosphoryl hóa,… do đó các protein tái tổ hợp
có nguồn gốc từ sinh vật nhân chuẩn không cuộn xoắn đúng cấu trúc, protein tái tổ
hợp thƣờng tạo thành dạng không tan inclusion body, theo đó là hoạt tính sinh học
cũng bị giảm đi đáng kể. Tuy nhiên đã có nhiều giải pháp để khắc phục những
những nhƣợc điểm trên1613[13][16], do vậy cùng với những ƣu điểm vƣợt trội E.
coli vẫn là một trong những chủng biểu hiện rộng rãi nhất trong công nghệ DNA tái
tổ hợp.
1.3.1 Hệ biểu hiện E. coli BL21.
E. coli BL21 là chủng thƣơng mại đƣợc sử dụng nhiều làm vật chủ biểu hiện.
Hệ gene của chủng E. coli BL21 đã đƣợc cải biến một số gene là ompT, hsdS, gal,
dcm,λDE3. Ý nghĩa của việc đột biến các gene đó nhƣ sau:
-
Gene ompT: là một gene mã cho protease nằm trên màng ngoài tế bào, chủng
khuyết gene ompT giúp tránh việc các protein tái tổ hợp bị phá hủy ngay
trong tế bào15[15].
-
Gene hsdS: là một gene có chức năng phân giải plasmid ngoại lai xâm nhập
tế bào chủ23[23], chủng BL21 khuyết hsdS để quá trình biến nạp vector tái tổ
hợp đƣợc hiệu quả hơn.
-
Gene gal: chủng BL21 (DE3) khuyết gene gal giúp tránh việc tế bào sử dụng
galactose làm nguồn carbon cho sinh trƣởng33[33].
-
Gen dcm: là gene methyl hóa trình tự (CCAGG và CCTGG), chủng khuyết
gene dcm tránh việc trình tự gene ngoại lai bị methyl hóa dẫn đến sai khác
trong việc biểu hiện protein tái tổ hợp5[5].
17
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
-
T7 RNA Polymerase (λDE3 và lacUV5): BL21 (DE3) có hệ promoter
lacUV5 dùng để điều khiển quá trình biểu hiện, đây là một promoter đã đƣợc
đột biến và đƣợc tạo ra từ phage λ, promoter này mạnh hơn bất kỳ promoter
của hệ biểu hiện vi khuẩn tự nhiên nào26[26].
Ngoài ra chủng E. coli BL21 (DE3) còn một dạng thƣơng mại nữa là dạng có
tích hợp thêm plasmis pLysS, plasmid này mang gene mã cho T7 lysozyme làm một
loại protein có 2 chức năng: (i) phân giải thành tế bào vi khuẩn, (ii) là khóa sự hoạt
động của T7 RNA polymerase, sự có mặt của protein này giúp quá trình biểu hiện
nhờ promoter T7 (hay còn gọi là promoter lacUV5) không đƣợc kích hoạt cho đến
khi cảm ứng IPTG, lúc đó số lƣợng T7 RNA Polymerase tăng nhanh chóng, vƣợt
quá khả năng ức chế của T7 lysozyme.
1.3.2 Vector biểu hiện pET22b(+).
Để biểu hiện gene trong E. coli BL21 vector đƣợc sử dụng có thể là các
plasmid, phage, cosmid. Vector là một plasmid đƣợc thiết kế nhằm mục đích giúp
sản xuất lƣợng lớn protein khi đƣợc kích thích bằng chất cảm ứng (lactose hoặc
IPTG). Cấu trúc của vector pET22b(+) đƣợc biểu thị trên Hình 1. 8. Plasmid này
chứa một vài yếu tố quan trọng nhƣ gene lacI mã hóa cho protein ức chế biểu hiện
gene ngoại lai, promoter T7 đặc hiệu với RNA polymerase, operator, vị trí đa điểm
cắt multicloning site, điểm khởi đầu tái bản f1, gene chọn lọc (gene kháng kháng
sinh ampicillin).
Gene của protein tái tổ hợp cần sản xuất đƣợc chèn vào vị trí đa điểm cắt trong
vector. Promoter T7 và lac operator đều nằm ở đầu 5’ của gene. Bình thƣờng T7
RNA polymerase bị ức chế bởi sự kiểm soát của sản phẩm gene lacI là lac
repressor, khi có mặt chất cảm ứng IPTG, chất này sẽ làm thay đổi cấu trúc của lac
repressor và T7 RNA polymerase đƣợc tạo thành từ genome của chủng E. coli DE3,
nhờ đó gene ngoại lai đƣợc phiên mã và dịch mã để tổng hợp protein. Cơ chế kiểm
soát biểu hiện gene bằng chất cảm ứng IPTG đƣợc thể hiện ở sơ đồ Hình 1. 9.
18
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Trong vector pET22b+ còn có trình tự tiết pelB giúp protein ngoại lai tiết ra khoang
chu chất. Sau khi đi vào khoang chu chất thì đoạn peptide tín hiệu này sẽ bị cắt bởi
một protease xác định.
Hình 1. 8: Sơ đồ cấu trúc vector pET22b+
19
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Hình 1. 9: Cơ chế kiểm soát biểu hiện gene nhờ chất cảm ứng IPTG
1.4 Sắc ký và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Sắc ký là một kỹ thuật thƣờng đƣợc sử dụng trong các phòng thí nghiệm, với
mục đích nhằm phân tách một hỗn hợp và định lƣợng các chất trong hỗn hợp đó.
Hỗn hợp cần phân tích đƣợc pha với dung dịch gọi là pha động, nhờ đó chúng có
thể đi vào những chất giá có cấu trúc giúp mang giữ và phân tách các chất tùy theo
mục đích phân tách (theo khối lƣợng, theo ái lực, theo độ kỵ nƣớc,…) gọi là pha
tĩnh. Các chất khác nhau có tốc độ di chuyển trong pha tĩnh khác nhau, điều đó tạo
nên sự phân tách giữa các chất trong hỗn hợp pha động. Phƣơng pháp sắc ký thƣờng
chỉ cần một lƣợng nhỏ hỗn hợp để phân tích. Có nhiều loại sắc ký đã đƣợc nghiên
cứu và sử dụng trên thế giới bao gồm: sắc ký lỏng, sắc ký khí, sắc ký ái lực, sắc ký
giấy, sắc ký bản mỏng, sắc ký cột ….
Sắc ký hiệu năng cao HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC - (High-performance liquid chromatography)
hay còn gọi là sắc ký lỏng cao áp (High-pressure liquid chromatography) là kỹ thuật
thƣờng sử dụng trong hóa học, sinh học để phân tích đặc tính của các chất hóa học
20
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
hoặc các đoạn peptide ngắn theo khối lƣợng, độ kỵ nƣớc 31[31],... Cấu trúc của một
hệ thống sắc ký HPLC các thành phần chính nhƣ sau: Một loại cột đƣợc nhồi chất
giá có bản chất khác nhau tùy mục đích phân tách: thƣờng đƣợc làm bằng thép
không rỉ, chịu đƣợc áp suất cao. Chất giá nhồi trong cột thƣờng là các hạt silicagel
có bọc hoặc gắn hóa học một màng mỏng chất hữu cơ có kích thƣớc từ 3 đến 10
µm. Một hệ thống bơm chuyển pha động vào cột. Một detector làm nhiệm vụ phát
hiện tín hiệu vào ra (Hình 1. 10).
Hình 1. 10: Mô hình một hệ thống HPLC
Mẫu cần phân tích chỉ cần đƣa vào pha động bằng một thể tích nhỏ, sau đó
pha động (bao gồm đệm và mẫu) sẽ đi qua pha tĩnh, nhờ ái lực mà mẫu đƣợc giữ
lại, chỉ phân tách ở các thời điểm khác nhau khi có các hóa chất thích hợp ở nồng
độ xác định.
Với sự phát triển của các kỹ thuật về sắc ký trong những năm gần đây, sắc ký
lỏng hiệu năng cao HPLC trở thành phƣơng pháp ƣa thích cho việc tách và phân
tích định lƣợng nhiều loại mẫu. Phân tích HPLC nhanh, hiệu quả và có thể dò tìm
lƣợng mẫu có lƣợng nhỏ đến 200 pg30[30]. Các loại sắc ký cột mở, sắc ký bản
mỏng, sắc ký giấy đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp tách đơn giản các chất,
21
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
còn HPLC là kỹ thuật tách những hỗn hợp phức tạp và có khả năng tách với độ
phân giải cao với tốc độ nhanh và chất lƣợng tốt hơn.
Có nhiều loại sắc ký HPLC tùy vào mục đích sử dụng cũng nhƣ tính chất của
các chất cần phân tách mà ngƣời ta có thể sử dụng các loại sắc ký HPLC sắc ký pha
thƣờng (normal phase HPLC), sắc ký đảo pha (Reverse Phase-RP-HPLC), sắc ký
lọc gel, sắc ký ái lực…Sắc ký đảo pha là một kỹ thuật đƣợc sử dụng nhiều trong hệ
thống HPLC để phân tách và tinh sạch các mảnh polypeptide nhỏ. Trong sắc ký đảo
pha, protein đƣợc phân tách nhờ đặc tính phân cực của chúng. Pha tĩnh không phân
cực, thƣờng cấu tạo bởi một hydrocarbon, pha động thƣờng phân cực ví dụ nhƣ
nƣớc, methanol, propanol hoặc acetolnitrile trộn với mẫu cần phân tách. Hỗn hợp
protein và các đoạn peptide không phân cực hoặc phân cực thấp sẽ lần lƣợt phân
tách ra ngoài trong hoặc ngay sau khi đƣa mẫu lên pha tĩnh. Khi bắt đầu tăng nồng
độ chất phân cực trong đệm (chất cạnh tranh), phân tử có độ phân cực thấp bắt đầu
đi ra trƣớc, sau đó dần dần, những chất có độ phân cực cao hơn bắt nối tiếp theo
sau.
Đoạn polypeptide đi vào pha
tĩnh của cột sắc ký đảo pha
Polypeptide được hấp thụ
vào bề mặt của chất giá
Polypeptide được thôi ra
khỏi pha tĩnh khi nồng độ
của chất cạnh tranh đạt
đến khoảng tới hạn
Hình 1. 11: Mô hình mô tả sự hấp thụ và thôi một đoạn peptide ở pha tĩnh
của sắc ký đảo pha. Polypeptide nằm trong pha động đi vào cột, các “chân” kỵ nƣớc
của bề mặt vật liệu trong pha đảo sẽ giữ các polypeptide lại, cho đến lúc nồng độ
của chất cạnh tranh trong pha động đạt đƣợc giá trị tới hạn thì các polypeptide sẽ
đƣợc thôi ra41[41].
22
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1.5 Tối ƣu hóa nuôi cấy tăng sản lƣợng IL-2 bằng phần mềm thiết kế thí
nghiệm Design Expert 7.0.
Trƣớc đây thông thƣờng để tăng sản lƣợng protein tái tổ hợp các nhà nghiên
cứu sử dụng kỹ thuật khảo sát điểm tối ƣu của từng điều kiện. Đây là phƣơng pháp
áp dụng cho từng yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, nói chung nếu đánh giá với yếu
tố riêng rẽ thì kỹ thuật này cho kết quả khả quan, tiến hành đơn giản ít thí nghiệm,
tuy nhiên không thể đánh giá một cách chính xác ảnh hƣởng của các yếu tố cần tối
ƣu với nhau. Nếu muốn tìm ra điểm tối ƣu (giao điểm giá trị của các nhân tố tại đó
sản lƣợng protein tái tổ hợp cao nhất) thông thƣờng phải làm rất nhiều thí nghiệm
và khi kết hợp các điểm tối ƣu riêng rẽ với nhau thì hiệu quả chƣa phải đã là tốt
nhất11[11]. Một phƣơng pháp khác mới (phƣơng pháp đáp ứng bề mặt Respone
surface methodology RSM), sử dụng thống kê toán học kết hợp với tin học7[7] sẽ
mô hình hóa thí nghiệm, phƣơng pháp này cho phép khảo sát nhanh từng yếu tố
cũng nhƣ tìm đƣợc điểm tối ƣu cho thí nghiệm tƣơng đối chính xác với số lƣợng thí
nghiệm tiến hành ít hơn rất nhiều so với phƣơng pháp thông thƣờng, nhờ đó giảm
chi phí cũng nhƣ công sức cho việc thực hiện thí nghiệm đi rất nhiều2[2]. Tuy nhiên
muốn mô hình thí nghiệm có ý nghĩa, và không phải lặp lại thí nghiệm nhiều lần thì
thí nghiệm tiến hành cần phải rất cẩn thận, khoa học, các phƣơng pháp đo kết quả
phải đảm bảo tin cậy và có độ chính xác cao.
Phần mềm Design Expert:
Đây là một phần mềm đƣợc phát triển bởi hãng Stat-Ease (Hoa Kỳ). Là phần
mềm tổng hợp sử dụng nhiều thuật toán và phƣơng pháp quy hoạch khác nhau để
thiết kế các thí nghiệm sử dụng trong các ngành khoa học cơ bản nhƣ toán học, vật
lý, hóa học và sinh học,… Một ƣu điểm của phần mềm này là có thể sử dụng phối
hợp các phƣơng pháp để đánh giá và thiết kế thí nghiệm một cách tốt nhất. Phần
mềm cũng cung cấp những công cụ mạnh mẽ để phân tích kết quả nhƣ công cụ
ANOVA (sử dụng để phân tích giá trị thực nghiệm, tóm tắt thống kê: đƣa ra thống
kê phƣơng sai, phƣơng trình hồi quy, giúp đánh giá khả năng đúng của lý thuyết với
23
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
thực nghiệm,…) công cụ DIANOSTICS giúp phân tích và chọn lựa đúng mô hình
và sự phu thuộc của các giá trị theo từng mô hình, công cụ MODEL GRAPHS giúp
đánh giá mô hình một cách trực quan các yếu tố theo dạng biểu đồ hình ảnh,…
Thiết kế tối ƣu phức hợp trung tâm-đáp ứng bề mặt (CCD-RSM).
CCD-RSM là một thiết kế nằm trong phần mềm Design Expert, đƣợc Biles và
Swain phát mình vào năm 1980, sau đó phát triển dùng để tối ƣu các đại lƣợng biểu
thị bằng số dựa trên thống kê và thực nghiệm6[6]. Để thực hiện phƣơng pháp này
cần xác định ba đại lƣợng là: thừa số (các yếu tố cần khảo sát, mỗi yếu tố cần xác
định 2 mức cao và thấp), điểm trung tâm (là điểm giữa của các đại lƣợng khảo sát)
và điểm sao (là giá trị phản hồi của các đại lƣợng số bên trên). Sau khi đã có các đại
lƣợng, ma trận đƣợc thiết lập tính toán sử dụng hồi quy tuyến tính để tìm ra phƣơng
trình hồi quy có dạng
Yi=βixi1 + …+ βpxip + εi= xiT β + εi, i= 1,…n,
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phần mềm Design Expert 7 của hãng StatEase, trong đó có sử dụng phƣơng pháp đáp ứng bề mặt-phƣơng án cấu trúc có tâm
để thiết kế quy hoạch thực nghiệm nhằm thu đƣợc sản lƣợng IL-2 cực đại từ dịch
nuôi cấy tế bào vi khuẩn E. coli BL21 tái tổ hợp ở quy mô bình tam giác.
24
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu
2.1.1
Các chủng vi sinh vật, plasmid
Vector tái tổ hợp pET22-IL-2
Chủng vi sinh vật (Invitrogen): chủng biểu hiện E. coli BL21.
2.1.2 Hóa chất, enzyme, phần mềm.
Thang DNA chuẩn, thang protein chuẩn, (Fermentas); D-glucose, ampicillin
Tris-HCl, glycine, SDS (BioRad); phenol, chloroform, methanol, isoamylalcohol, glycerol, ethanol, Na2CO3, NaHCO3, Na2HPO4, NaH2PO4,
KCl, NaCl, K2HPO4, HCl, HSO4, acetic acid (Merck); cao nấm men, bactopepton, bacto-tryptone (BD), các hoá chất thông dụng khác (BioLab,
BioRad, Merk, Fermentas).
Các enzyme hạn chế, Taq DNA polymerase, T4 DNA ligase, phosphatase
kiềm (BioLab và Fermentas). Bộ kit dùng để tinh sạch DNA từ agarose gel
(QIAGen).
Phần mềm Quantity One, Design Expert 7.0.
2.1.3
Máy móc
Máy ly tâm lạnh cỡ lớn (Sorvall), máy ly tâm lạnh cỡ nhỏ (Sorvall), box cấy
(Sanyo), Máy điện di DNA (Mupid), máy vortex (Rotolab), bộ điện di và máy điện
di protein đứng (Bio-rad), máy speedvac AES1010 (Savant), máy lắc ổn nhiệt
KS260 basic (IKA), máy PCR PTC-100 Thermal Cycles (MJ Research), bể ổn nhiệt
waterbatch (Memmert), máy siêu âm (Microson), máy giải trình tự gene ABI 3100
(ABI), máy xung điện gene pulser II (Bio-rad), máy đo OD (LaboMed), máy khuấy
từ (IKA Labotechnik), tủ lạnh 4°C, -20°C, -85°C (Sanyo).
2.2 Phƣơng pháp
25
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2.2.1 Tách chiết DNA plasmid từ E. coli.
Cơ sở lý thuyết: Dƣới tác dụng của các hóa chất NaOH, SDS thành tế bào vi
khuẩn bị phá vỡ, và các phân tử protein, DNA genome bị biến tính. Khi thay đổi giá
trị pH của dịch chiết tế bào bằng dung dịch Kali acetate, các phân tử protein và
DNA genome biến tính sẽ kết tủa. Phần protein còn lại cùng các mảnh vỡ của tế bào
sẽ đƣợc kết tủa bằng dung dịch Chloroform : Isoamylalcohol (24:1 v/v) và đƣợc
tách ra khỏi phần dung dịch chứa DNA plasmid bằng cách ly tâm ở tốc độ cao.
DNA plasmid nẳm ở pha trên đƣợc thu lại bằng cách tủa trong cồn tuyệt đối. RNA
có trong dung dịch đƣợc loại bỏ bằng cách bổ sung nƣớc chứa RNase 10 µg/µL.
Các dung dịch cần dùng: Dung dịch I (Glucose 50 mM ; TrisHCl 25 mM pH
8,0; EDTA 10 mM pH 8,0), dung dịch II (NaOH 0,2 N; SDS 1%), dung dịch III
(CH3COOK 3 M; CH3COOH 5 M), ethanol 100%, ethanol 70%, chloroform :
isoamylalcohol (24:1 v/v) nƣớc chứa RNase 10 mg/mL. Môi trƣờng LB (Cao nấm
men 0,5%, Bacto trypton 1%, NaCl 1%). Môi trƣờng chọn lọc LBA (LB, bổ sung
Ampicillin để đạt nồng độ cuối cùng là 100 μg/mL). Môi trƣờng LB đặc (LB, bổ
sung thêm 1,5% agar). LBA đặc (LB đặc, bổ sung Ampicillin đến nồng độ cuối
cùng 100 μg/mL).
Cách tiến hành: Nhặt một khuẩn lạc tế bào E. coli đƣợc chuyển vào 2 mL môi
trƣờng LBA và nuôi cấy lắc với tốc độ 200 v/p ở 37°C qua đêm. Tế bào sau khi
nuôi cấy đƣợc thu lại bằng cách ly tâm trong 5 phút với tốc độ 5000 v/p và đƣợc
hòa vào 100 L dung dịch I. Mẫu đƣợc làm huyền phù bằng máy vortex và để ở
nhiệt độ phòng trong vòng 5 phút. Thêm 200 L dung dịch II pha mới hoàn toàn,
lắc nhẹ nhàng và đặt trên đá trong khoảng 10 phút. Thêm 150 L dung dịch III lạnh,
đảo nhanh và đặt trên đá trong khoảng 5 phút. Lúc này, xác tế bào và DNA genome
bị kết tủa lại thành mảng trắng, dễ dàng đƣợc loại bỏ bằng ly tâm với tốc độ 13000
v/p trong 10 phút. Để loại bỏ triệt để các protein bám DNA, dung dịch pha tan đƣợc
hòa theo tỷ lệ 1:1 (v/v) với chloroform:isoamyl alcohol (24:1), lắc đều và ly tâm 10
phút với tốc độ 13000 v/p. Dung dịch pha trên đƣợc chuyển sang ống eppendorf
26
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
mới. Lặp lại bƣớc loại bỏ protein với 400 L dung dịch hỗn hợp cholorofom :
isoamyl alcohol. Sau khi ly tâm, pha trên chứa DNA plasmid đƣợc thu lại. DNA
plasmid đƣợc tủa bằng hai lần thể tích cồn tuyệt đối. Mẫu đƣợc giữ ở -20°C trong 2
giờ. DNA plasmid đƣợc thu lại bằng cách ly tâm 13000 v/p trong 10 phút và đƣợc
rửa lại bằng cồn 70%. Phần tủa DNA đƣợc làm khô bằng máy Speed Vac và hòa
vào 30 l H2O có chứa RNase ở nồng độ cuối cùng là 0,1 mg/mL. DNA plasmid
đƣợc kiểm tra trên gel agarose 0,8% hoặc đƣợc cất giữ ở -20°C.
2.2.2
Điện di DNA trên gel agarose.
Cơ sở lý thuyết: Trong môi trƣờng pH trung tính, DNA mang điện tích âm, do
vậy nếu đặt trong điện trƣờng đều thì DNA sẽ di chuyển từ cực âm sang cực dƣơng.
Trên gel agarose, DNA sẽ đƣợc phân tách theo kích thƣớc: DNA có kích thƣớc nhỏ
di chuyển nhanh hơn DNA có kích thƣớc lớn. Sau đó DNA đem nhuộm với EtBr,
các băng DNA bắt màu với thuốc nhuộm sẽ quan sát đƣợc dƣới ánh sáng UV. So
sánh với thang chuẩn DNA có thể ƣớc đoán đƣợc khối lƣợng phân tử các băng
DNA.
Cách tiến hành: DNA đƣợc bổ sung với loading dye 6X (Fermentas) theo tỷ lệ
tƣơng ứng là (5:1), sau đó dịch mẫu đƣợc tra vào các giếng trên gel. Đặt bản gel
theo đúng chiều dòng điện từ (-) sang (+). Sau khi điện di, bản gel đƣợc nhuộm với
EtBr khoảng 10 phút, rồi quan sát băng DNA dƣới ánh sáng đèn UV.
2.2.3
Lên men tạo sản phẩm IL-2 với dòng tế bào vi khuẩn tái tổ hợp E.
coli BL21.
Cơ sở lý thuyết: Tế bào vi khuẩn E.coli tái tổ hợp mang gene tổng hợp IL-2
đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng LBA ở 37°C, 200 v/p. Nhờ cơ chế cảm ứng operon
lac bằng hóa chất IPTG, protein IL-2 đƣợc tổng hợp sau 5 giờ.
Cách tiến hành: Một khuẩn lạc đƣợc nuôi lắc qua đêm trong 2 mL LB có bổ
sung Ampicilin đến nồng độ cuối cùng là 100 µg/mL (LBA). Sau đó chuyển 30 µL
dịch nuôi cấy sang 100 mL môi trƣờng LBA lắc trong khoảng 2 giờ ở nhiệt độ 37°C
27
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
đến khi OD600 đạt khoảng từ 0,6 đến 0,8 thì bắt đầu bổ sung IPTG đến nồng độ cuối
cùng là 1mM để cảm ứng, rồi tiếp tục nuôi lắc ở 37°C. Mẫu đƣợc thu lại sau khi
cảm ứng 4 giờ, bằng máy ly tâm ở tốc độ 5000 v/p trong 5 phút.
2.2.4
Phương pháp giải trình tự gene
Thành phần của phản ứng khuyếch đại DNA của phƣơng pháp giải trình tự
gồm: 3,2 pM mồi, 200 ng DNA plasmid, BigDye, đệm dùng cho BigDye trong tổng
thể tích 20 µL với chu trình nhiệt trên máy PCR nhƣ sau: 96°C-1 phút; 25 chu kỳ
(96°C-10 giây, 50°C-10 giây, 60°C-4 phút); bảo quản ở 4°C.
Sản phẩm PCR đƣợc tinh sạch, kết tủa và làm khô DNA, bổ sung 10µL Hi-Di
Formamid và biến tính ở 95°C trong 5 phút. Các mẫu đƣợc đƣa vào các giếng của
khay đựng mẫu sau đó điện di bằng máy trong ống vi mao quản 80 cm x 50 µm
chứa POP-4 (ABI-Mỹ). Trình tự đọc đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Avant
Data Collection v1.0.
2.2.5
Tối ưu hóa điều kiện lên men bằng phần mềm Design expert 7.0.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng IL-2: Để tối ƣu bằng phần mềm, các
yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất tạo IL-2 đƣợc khảo sát trƣớc, bao gồm: nhiệt độ lên
men, nồng độ chất cảm ứng IPTG, thời gian thu mẫu, và OD bắt đầu cảm ứng. Các
điều kiện để lên men đƣợc chọn để làm chuẩn là nhiệt độ lên men 37°C, nồng độ
IPTG 1 mM, thời gian thu mẫu 5 giờ, OD bắt đầu cảm ứng từ 0,6 đến 0,8. Khi tiến
hành khảo sát yếu tố nào thì thay đổi yếu tố đó và giữ nguyên giá trị của các yếu tố
còn lại theo điều kiện chuẩn.
Tối ưu điều kiện lên men nhằm thu được sản lượng IL-2 lớn nhất bằng phần mềm
chuyên dụng: Sau khi xác định đƣợc các yếu tố chính ảnh hƣởng đến sản lƣợng IL2, mô hình RSM-CCD giúp xác định giá trị tối ƣu và đƣợc nghiên cứu ở 3 mức ( -1,
0, +1, ), trong 15 hoặc 20 thí nghiệm tùy thuộc vào lựa chọn thiết kế. Chọn các
điểm tại đó sản lƣợng IL-2 sau khảo sát cao nhất làm giá trị trung tâm (giá trị 0),
28
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
chọn giá trị thấp nhất và cao nhất của từng yếu tố mà tại đó sản lƣợng IL-2 bắt đầu
bị ảnh hƣởng làm giá trị tới hạn (-1) và (+1).
Hình 2. 1: Công cụ RSM-CCD của phần mềm thiết kế thí nghiệm Design
Expert 7.0
Trong phần mềm design expert 7.0, bƣớc đầu tiên chọn File/New Design.
Trong thẻ Respone Curface chọn Central Composite (Hình 2. 1). Trong phần
Numberic Factors chọn 3 yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng IL-2. Khai tên, giá trị tới
hạn (-1 và +1). Chọn kiểu thí nghiệm đầy đủ (20 thí nghiệm) hoặc rút gọn (15 thí
nghiệm). Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin phần mềm sẽ cho ra 20 thí nghiệm để
tiến hành, kết quả thu đƣợc từ 20 thí nghiệm đó đƣợc nhập tiếp tục vào phần kết
quả. Từ đó sẽ cho ra những điểm tối ƣu mà hàm lƣợng IL-2 đạt giá trị cao nhất.
29
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Công việc cuối cùng để hoàn thiện tối ƣu là tiến hành thí nghiệm với các điểm tối
ƣu đó so sánh với 20 thí nghiệm đã tiến hành để kiểm chứng.
Phương pháp điện di protein trên gel polyacrylamide.
2.2.6
Cơ sở lý thuyết: Điện di là quá trình dịch chuyển của phân tử dƣới tác dụng của điện
trƣờng qua các mạng lƣới. Các phân tử có tốc độ di chuyển tùy thuộc vào điện tích,
kích thƣớc khối lƣợng, hình dạng phân tử. Protein đƣợc xử lý với SDS là chất mang
điện âm có khả năng bám vào protein làm protein tích điện tích âm đồng thời biến
tính protein, tạo dạng thành dạng thẳng. Do cùng có điện tích và là dạng thẳng nên
protein có tốc độ di chuyển phụ thuộc vào kích thƣớc, khối lƣợng.
Các dung dịch cần dùng: Để chế 1 bản gel Acrylamide cần: Bis-Acrylamide 30%,
APS 10%, Glyxerol 50%, TEMED. Đệm Tris-HCl 1,5 M pH 8,8 cho gel tách. TrisHCl 0,5 M pH 6,8 cho gel cô. Đệm chạy điện di 6x: 7 mL Tris HCl pH 6,8; 3 mL
Glycerol 100%; 1 g SDS; 1,2 mg Bromophenol blue; 0,6 mL 2-mecaptoethanol.
Bảng 2. 1 Công thức chế 1 bản gel acrylamide
Thành phần
Gel tách (4,5 mL)
Gel cô (1 mL)
H2O
0,55 mL
0,45 mL
Tris HCl 1,5M (pH8,8)
1,125 mL
-
Tris HCl 0,5M (pH6,8)
-
0,3 mL
Glycerol (50%)
0,9 mL
-
Bis/acrylamide
1,89 mL
0,14 mL
SDS 10%
45µL
4 µL
APS
30 µL
8 µL
TEMED
3 µL
1 µL
30
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Cách tiến hành: Các tế bào thu lại nhờ ly tâm đƣợc phá bằng đệm xử lý mẫu 6X và
ủ ở 100oC trong 10 phút để phá tế bào, tích điện âm cho protein. Lắp bản gel, tra
mẫu vào các giếng và chạy với cƣờng độ dòng cố định từ 20-30 mA trong khoảng
45 phút. Gỡ bản gel và đem nhuộm bạc, hoặc nhuộm comassie để xem kết quả.
Nhuộm bạc: Gel đƣợc ngâm trong dung dịch cố định (Ethanol 50%, Acid acetic
12%, Formaldehyte 0,05%) lắc với thời gian khoảng 60 phút, sau đó rửa 3 lần với
H2O 1X trong 20 giây, rửa bằng dung dịch rửa (Ethanol 100%) 2 lần, mỗi lần 20
phút. Sau đó cho vào dung dịch làm tăng độ nhạy (Na2S2O3 0,02%) lắc trong 10
phút. Rửa với H2O 1X 2 lần mỗi lần 20 giây. Nhuộm bản gel bằng dung dịch
nhuộm bạc (AgNO3 0,2%; Formaldehyte 0,075%) trong 20 phút. Hiện màu các
băng protein bằng dung dịch hiện màu (Na2CO3
6%; Na2S2O3 0,0004%,
Formaldehyte 0,05%). Dừng phản ứng hiện màu bằng dung dịch dừng phản ứng
(Glycine 0,5 g; H2O 50 mL).
Nhuộm comassie: Bản gel đƣợc gỡ ra và đem rửa với dung dịch rửa I (Methanol
10%, Acetic acid 10%) trong 10 phút. Sau đó nhuộm bản gel bằng thuốc nhuộm
comassie từ 30 đến 60 phút. Gel sau khi nhuộm đƣợc tẩy màu bằng dung dịch rửa II
( Ethanol 35%, Glycerol 2%) cho tới khi sạch nền và các băng quan sát rõ nét.
2.2.7
Phương pháp kiểm tra protein bằng phản ứng đặc hiệu kháng
nguyên kháng thể Western Blot.
Cơ sở lý thuyết: Western Blot là phƣơng pháp xác định protein một cách đặc
hiệu dựa vào phản ứng kháng nguyên kháng thể. Protein nằm trên gel SDS-PAGE
đƣợc chuyển sang màng hấp thụ - Polyvinylidene diflouride (PVDF), sau đó protein
đƣợc xác định bằng phản ứng giữa kháng thể 1 (kháng thể kháng với Interleukin 2hãng sigma) và kháng thể 2 (kháng với kháng thể 1-hãng sigma) có gắn với chất chỉ
thị màu.
Cách tiến hành: Mẫu đƣợc tiến hành điện di theo phƣơng pháp SDS-PAGE,
gỡ bản gel và chuyển màng bằng hệ thống chuyển màng semi-dry. Màng đƣợc
ngâm trong methanol từ 5-10 phút. Song song với đó giấy thấm đƣợc ngâm trong
31
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Blotting buffer 10 phút. Mở nắp máy và xếp các thành phần theo thứ tự từ dƣới lên
trên: giấy thấm-màng PVDF – gel – giấy thấm. Chạy máy với hiệu điện thế 15 V
trong 20 phút). Lấy màng ra khỏi hệ thống, phủ màng bằng sữa tách bơ skim milk
5% trong dung dịch TBS ở 4°C trong 1 giờ. Màng đƣợc rửa bằng dung dịch TTBS 3
lần, mỗi lần 10 phút và TBS 3 lần, mỗi lần 5 phút. Màng sau khi rửa sạch sẽ đƣợc
phủ kháng thể 1 và lắc ở nhiệt độ phòng. Sau 1 giờ phủ kháng thể màng tiếp tục
đƣợc rửa bằng 2 dung dịch TTBS và TBS. Tiếp tục phủ kháng thể 2 và lắc ở nhiệt
độ phòng. Sau khoảng 1 giờ lại rửa màng bằng TTBS và TBS. Hiện màu trong dung
dịch hiện màu của BioRad (dung dịch TMB 1,5 mL).
2.2.8
Phá tế bào bằng phương pháp siêu âm và xử lý mẫu protein IL-2
trước khi tinh chế.
Cơ sở lý thuyết: Dƣới sự rung động của sóng siêu âm, thành tế bào bị phá vỡ,
protein, DNA đƣợc giải phóng ra ngoài dung dịch môi trƣờng. Xử lý trƣớc khi qua
cột bằng các hóa chất đƣa IL-2 từ dạng không tan chuyển thành dạng tan nhiều lần
nhằm loại bớt các protein không mong muốn và tạp chất ra khỏi hỗn hợp nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất trƣớc khi tinh sạch protein bằng hệ thống sắc ký đảo pha
HPLC.
Cách tiến hành:10 mL dịch tế bào tái tổ hợp E. coli sản xuất IL-2 (OD =100)
đƣợc lấy từ tủ -80°C, bổ sung thêm 10 mL dung dịch 1 (Tris 20 mM; EDTA 10
mM; PMSF 0,05 mM), ủ ở 37°C trong bể ổn nhiệt. Sau 30 phút lấy hỗn hợp ra đem
siêu âm phá tế bào lần thứ nhất 20-30 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần siêu âm
nghỉ 10 giây, trong lúc thao tác mẫu đƣợc đặt trên đá. Ly tâm thu tủa ở tốc độ
10.000 v/p trong 10 phút, hòa tủa lại trong 10 mL dung dịch 2 (Tris 20 mM; EDTA
10 mM; PMSF 0,05 mM; Triton 100x 0,1-0,2%), vortex đề hòa lại tủa. Tiếp tục siêu
âm phá tế bào lần thứ 2 với thông số nhƣ lần đầu tiên. Bổ sung dung dịch 3 (sucrose
60%) đến nồng độ cuối cùng là 20%. Hỗn hợp đƣợc ly tâm thu tủa ở tốc độ 10.000
v/p trong 20 phút. Hòa lại tủa trong 5 mL dung dịch đệm 4 (Tris 50 mM; EDTA 10
mM; Guanidine 7 M) để làn tan protein. Ly tâm ở 10.000 v/p trong 30 phút thu dịch
32
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
nổi. Hòa dịch nổi với Tris 20 mM để nồng độ Guanidine cuối cùng là 2 M, để lắng
trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Ly tâm thu tủa ở 10.000 v/p trong 30 phút. Hòa tủa
lại trong dung dịch đệm 4, bổ sung β-mercaptoethanol 15 mM. Vortex trong điều
kiện lạnh từ 8-10 giờ. Ly tâm 10.000 v/p trong 30 phút loại tủa và thu dịch nổi.
Tinh chế protein bằng hệ sắc ký đảo pha RP-HPLC.
2.2.9
Cơ sở lý thuyết: Phƣơng pháp sắc ký lỏng HPLC là phƣơng pháp phân tách
bao gồm 2 pha, trong đó pha động là chất lỏng (dịch protein cần phân tách) và ph
tĩnh chứa trong cột chất rắn đã đƣợc phân chia dƣới dạng tiểu phân hoặc một chất
lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã đƣợc cải biến bằng liên kết
hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Sắc ký đảo pha RP-HPLC phân tách IL-2 nhờ
vào sự khác nhau giữa tính phân cực của các phân tử protein.
Cách tiến hành:Mẫu IL-2 đƣợc tiền xử lý ở quy trình 2.2.8, thu mẫu IL-2 sau
bƣớc vortex qua đêm trong điều kiện lạnh, bổ sung TFA đến nồng độ cuối cùng là
0,1% nhằm giảm pH từ 8 xuống 3. Ly tâm 10.000 v/p trong 5 phút, thu dịch nổi.
Đƣa mẫu lên cột sắc ký RP-HPLC theo chƣơng trình. Các thông số cơ bản: Cột sắc
ký để phân tách mẫu Biowire pore C5 (250 mm x 10 mm x 10 µm). Thể tích mẫu
đƣa lên cột 200 µL. Tốc độ dòng chảy 5 mL/phút. Bƣớc sóng của detector 280 nm.
Chƣơng trình chạy:
Từ 0-6 phút: Chạy gradient từ 17% đến 50% đêm B (citric acid 0,1%;
isopropanol 60%).
Từ 6 đến 17 phút: chạy 100% đệm B.
Từ 17 đến 22 phút chạy 100% đệm A (citric acid 0,1%).
Thu mẫu theo phân đoạn và điện di kiểm tra trên gel SDS-polyacrylamide
12,6%
2.2.10
Xác định độ tinh khiết của sản phẩm IL-2 tái tổ hợp sau khi tinh
sạch.
33
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Cơ sở lý thuyết: Sau khi tinh chế IL-2 bằng hệ thống sắc ký đảo pha RP-HPLC, mẫu
đƣợc điện di bằng phƣơng pháp SDS-PAGE. Độ tinh sạch đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp nhuộm bạc và phần mềm chuyên dụng Quatity One của hãng BioRad.
Yêu cầu của sản phẩm là phải có độ tinh khiết trên 95%.
Cách tiến hành: Sau khi điện di, lấy bản gel ra nhuộm comassie, rửa sạch bản gel
để tránh sai số khi sử dụng phần mềm. Quét ảnh bằng hệ thống soi ảnh của BioRad,
hoặc chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp Canon. Nhập ảnh vào máy
tính, sử dụng phần mềm Photoshop chuyển từ định dạng gốc sang định dạng .tif.
Mở kết quả ảnh bằng phần mềm Quantity One bản quyền. Xác định các đƣờng chạy
trên ảnh gel điện di bằng công cụ Lane frames. Chỉnh các cột vào chính giữa đƣờng
chạy. Trên đƣờng chạy, xác định vị trí các băng bằng công cụ Add bands. Chú ý,
mỗi băng protein vừa đƣợc chọn nên xác định bao trọn toàn bộ băng để tránh sai số.
Tiếp theo xác định đƣờng nền cho phổ hấp phụ qua hai chức năng Sub-background
và Lane background. Nháy chuột vào nút công cụ band in lane để truy suất kết quả
dạng phổ hấp phụ của protein. Sử dụng chức năng Bands attributes để tính toán mức
hấp phụ trên mỗi thang protein. Kết quả đƣợc truy suất bởi công cụ Report.
2.2.11
Phương pháp xác định hàm lượng IL-2 bằng ELISA.
Cơ sở lý thuyết:Dựa vào nguyên lý miễn dịch bắt cặp đặc hiệu của kháng
nguyên và kháng thể, chúng tôi đánh giá hàm lƣợng IL-2 trƣớc và sau tinh chế trên
đĩa ELISA nhờ kháng thể 1 kháng với IL-2 và kháng thể 2 kháng với kháng thể 1,
mang cấu trúc thủy phân cơ chất có thể phát hiện bằng máy ELISA ở bƣớc sóng
450 nm. Đây là phƣơng pháp khá nhạy và chính xác nếu có IL-2 chuẩn đã biết hàm
lƣợng.
Các dung dịch cần dùng: dung dịch PBS (NaCl 8g; KCl 0,2 g; Na2HPO4 1,15
g; KH2PO4 0,2 g; dH2O pha tới 1 L). Coating buffer: (NaHCO3 0,05 M; Na2CO3
0,05M). Wash solution (PBS 1L; Tween-20 0,05%). Blocking solution (BSA 1%
pha trong PBS). Antibody diluent 1 (BSA 1%; Tween-20 0,05%; Cold fish gelatin
34
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
0,1% pha trong PBS). Antibody diluent 2 (Tween-20 0,05%, pha trong PBS).
Acetate buffer 5x (CH3COONa 1 M; CH3COOH 0,04 M; pha trong dH2O). TMB
100X (0,01 g; DMSO 1mL; pha trong dH2O đến 1L). Dung dịch cơ chất (Acetate
buffer 5x 2mL; TMB 100X 100µL; H2O2 30% 25µL; pha trong dH2O đến 1L).
Cách tiến hành: Phủ kháng nguyên trên đĩa: Pha loãng kháng nguyên (mẫu
cần đo) trong Coating buffer bổ sung 100 µL dịch pha loãng vào mỗi giếng. Ủ đĩa
khoảng 8-10 giờ ở 4°C. Loại Coating buffer và rửa mỗi giếng bằng 200 µL Wash
Solution 3 lần. Khóa dung dịch: Thêm 200 µL Blocking Solution vào mỗi giếng. Ủ
30 phút, sau đó loại bỏ dịch và rửa bằng 200 µL Wash Solution 3 lần. Phủ kháng
thể 1: pha loãng kháng thể đơn dòng kháng đặc hiệu IL-2 trong dịch pha loãng
kháng thể 1 (Antibody Diluents) với tỷ lệ tƣơng ứng là 1:5000. Bổ sung 100 µL
dịch vừa chuẩn bị vào mỗi giếng. Ủ trong 60 phút rồi loại bỏ dịch bằng 200 µL
Wash Solution 3 lần. Phủ kháng thể 2: Pha loãng kháng thể kháng chuột gắn HRP
trong dịch pha loãng kháng thể 2 (Antibody Diluents 2) với tỷ lệ tƣơng ứng là
1:5000, bổ sung 100 µL dung dịch vừa chuẩn bị vào mỗi giếng. Ủ 60 phút, sau đó
bổ sung 200 µL Wash solution để rửa 3 lần. Hiện màu bằng phản ứng enzyme cơ
chất: Chuẩn bị dung dịch cơ chất (Acetate buffer 5x; TMB 100X, H2O2). Bổ sung
100 µL vào mỗi giếng. Ủ trong 30 phút rồi bổ sung 100 µL H2SO4 nồng độ 2 M vào
mỗi giếng để dừng phản ứng. Cuối cùng sử dụng máy đọc ELISA chuyên dụng đo ở
bƣớc sóng 450 nm.
35
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nhằm làm tăng hoạt tính và giảm tính độc cho sản phẩm IL-2, chúng tôi đã sử
dụng các kỹ thuật sinh học phân tử nhằm tạo đột biến mất amino acid Alanine ở đầu
N, thay thế Cysteine ở vị trí 125 bằng Serine. Trình tự amino acid suy diễn từ trình
tự DNA mã hóa cho IL-2 giống hoàn toàn so với trình tự amino acid của một sản
phẩm IL-2 tái tổ hợp đã đƣợc FDA công nhận cấp phép và đã đƣợc sử dụng cho các
bệnh nhân ung thƣ tế bào thận và ung thƣ ác tính. Đoạn gene này sau đó đƣợc tách
dòng trong vector pET22b+ tạo thành vector tái tổ hợp dùng để biểu hiện trong E.
coli BL21. Vector tái tổ hợp pET22-IL-2 sau đó đƣợc gửi đi giải trình tự để kiểm tra
xem vector thu đƣợc có mang đúng đoạn gene cần biểu hiện hay không. Là một sản
phẩm có thể sản xuất và tiêu thụ ra thị trƣờng, vì vậy làm sao để thu đƣợc lƣợng IL2 lớn nhất, đƣợc tinh sạch với chi phí thấp là mục tiêu của để tài. Chúng tôi sử dụng
phần mềm thiết kế thí nghiệm chuyên dụng là Design Expert 7.0 của hãng Stat Ease
nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu tối ƣu các điều kiện thu lƣợng lớn IL-2 tái tổ hợp ở
quy mô bình tam giác.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Biểu hiện gene il2 cải biến mất alanine ở đầu N, thay thế Cystein bằng Serine
ở vị trí 125.
Tối ƣu điều kiện lên men nhằm thu đƣợc lƣợng IL-2 cao nhất
Tiền xử lý và tinh chế IL-2 bằng hệ thống sắc ký HPLC.
Các kết quả chi tiết trong quá trình thực hiện đề tài đƣợc trình bày chi tiết ở
các phần dƣới đây:
3.1 Giải trình tự gene mã hóa cho IL-2 đã đƣợc cải biến
Các dòng tế bào vi khuẩn E. coli BL21 mang vector tái tổ hợp đƣợc nuôi cấy
và tách chiết DNA plasmid phục vụ công việc giải trình tự gene. Vector pET22b(+)
không chứa il2 sẽ có kích thƣớc khoảng 5,5 kb trong khi vector pET22b(+) chứa il2
36
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
có kích thƣớc khoảng 5,9 kb. Theo nguyên lý của điện di DNA phân tử có khối
lƣợng thấp hơn sẽ di chuyển trƣớc. Nhƣ vậy theo lý thuyết vector tái tổ hợp mang
gen il2 sẽ di chuyển sau vector không mang gene.
1 2
3
4
Hình 3. 1: Kết quả điện di kiểm tra plasmid trên gel Agarose.
Đƣờng chạy 1-3: plasmid các dòng mang vector tái tổ hợp pET22-IL-2
Đƣờng chạy 4: dòng mang vector pET22b(+).
Kết quả trên Hình 3. 1 cho thấy ở các dòng 1, 2, 3 là plasmid mang gene il2
xuất hiện băng có kích thƣớc cao hơn ở đối chứng âm vector pET22b(+) không
mang gene il2 kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Chứng tỏ chúng tôi đã
thu đƣợc dòng vi khuẩn tái tổ hợp mang gene il2 mã hóa cho Interleukin 2 ngƣời tái
tổ hợp. Để xác định trình tự il2 dạng cải biến chúng tôi đã giải trình tự.
Đoạn DNA mang gene il2 đã cải có kích thƣớc 396 bp mã hóa cho IL-2 ngƣời
đã đƣợc tách dòng trong vector pET22b(+). Dòng plasmid đƣợc kiểm tra trên máy
ABI prism 3100. Trình tự đoạn DNA nhƣ sau:
cctacttcaagttctacaaagaaaacacagctacaactggagcatttactgctggattta
P T S S S T K K T Q L Q L E H L L L D L
cagatgattttgaatggaattaataattacaagaatcccaaactcaccaggatgctcaca
Q M I L N G I N N Y K N P K L T R M L T
tttaagttttacatgcccaagaaggccacagaactgaaacatcttcagtgtctagaagaa
F K F Y M P K K A T E L K H L Q C L E E
gaactcaaacctctggaggaagtgctaaatttagctcaaagcaaaaactttcacttaaga
E L K P L E E V L N L A Q S K N F H L R
cccagggacttaatcagcaatatcaacgtaatagttctggaactaaagggatctgaaaca
P R D L I S N I N V I V L E L K G S E T
acattcatgtgtgaatatgctgatgagacagcaaccattgtagaatttctgaacagatgg
37
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
T F M C E Y A D E T A T I V E F L N R W
attaccttttgtcaaagcatcatctcaacactaact
I T F C Q S I I S T L T
Trình tự đƣợc dịch ra trình tự amino acid và so sánh với ngân hàng gene bằng
công cụ BLAST:
IL-2 pha trƣớc 1
APTSSSTKKTQLQLEHLLLDLQMILNGINNYKNPKLTRMLTFKFYMPKKATELKHLQ 58
-PTSSSTKKTQLQLEHLLLDLQMILNGINNYKNPKLTRMLTFKFYMPKKATELKHLQ
IL-2 cải biến
1
IL-2 pha trƣớc
61 CLEEELKPLEEVLNLAQSKNFHLRPRDLISNINVIVLELKGSETTFMCEYADETATIVEF 117
-PTSSSTKKTQLQLEHLLLDLQMILNGINNYKNPKLTRMLTFKFYMPKKATELKHLQ 58
CLEEELKPLEEVLNLAQSKNFHLRPRDLISNINVIVLELKGSETTFMCEYADETATIVEF
IL-2 cải biến
61 CLEEELKPLEEVLNLAQSKNFHLRPRDLISNINVIVLELKGSETTFMCEYADETATIVEF 117
IL-2 pha trƣớc
118 LNRWITFSQSIISTLT 133
LNRWITFSQSIISTLT
IL-2 cải biến
118 LNRWITFSQSIISTLT 133
Nhƣ vậy trình tự gene mã hóa cho IL-2 sau khi cải biến so với đề tài nghiên
cứu trƣớc “Nghiên cứu đánh giá hiệu lực của Interleukin-2 ngƣời tái tổ hợp sản xuất
tại Việt Nam dùng trong hỗ trợ điều trị ung thƣ” mã số KC.04.21/06/10) đã đƣợc
thay đổi làm mất bộ ba mã hóa cho amino acid Alanine ở vị trí đầu tiên trong trình
tự protein IL-2. Kết quả cho thấy trình tự amino acid suy diễn từ trình tự il2 cải biến
hoàn toàn giống với trình tự amino acid của sản phẩm Aldesleukin[18]
18
(hay còn
gọi là Proleukin) của hãng Chiron Hoa Kỳ sản xuất đƣợc FDA công nhận có khả
năng chữa trị ung thƣ, đƣợc FDA công nhận sử dụng để điều trị ung thƣ trên thế
giới và đã hết hạn bảo hộ độc quyền.
3.2 Biểu hiện gene il2 trong chủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21.
Sau khi biến nạp vào tế bào biểu hiện E. coli BL21 (DE3) một số dòng tế bào
mang plasmid tái tổ hợp pET22-IL-2 đƣợc biểu hiện để kiểm tra khả năng tổng hợp
của protein IL-2. Dịch protein tổng số đƣợc đƣa về cùng giá trị số lƣợng tế bào
(OD=10) sau đó đem biến tính và tiến hành điện di SDS-PAGE rồi nhuộm
38
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
comassie, và tiến hành phƣơng pháp xác định IL-2 đặc hiệu nhờ phản ứng kháng
nguyên kháng thể Western blot.
IL-2
IL-2
B
A
Hình 3. 2: Kết quả kiểm tra khả năng biểu hiện IL-2 của một số dòng tế bào vi
khuẩn tái tổ hợp mang plasmid pET22-IL-2.
A: kết quả SDS-PAGE nhuộm comassie; B: kết quả Western blot.
Đƣờng chạy M: thang chuẩn Protein (Fermentas);
Đƣờng chạy (+): IL-2 của Trung Quốc
Đƣờng chạy 1 đến 5: Các dòng vi khuẩn E. coli tái tổ hợp mang vector tái tổ hợp
Đƣờng chạy 6: dòng E. coli tái tổ hợp mang vector tái tổ hợp không đƣợc cảm ứng
IPTG.
Đƣờng chạy 7: dòng E. coli tái tổ hợp mang vector pET22 không mang gene.
Kết quả trên Hình 3.2 A cho thấy cả 5 dòng tế bào tái tổ hợp đều xuất hiện
băng tƣơng đối nhỏ ở vị trí khoảng 15 kDa (đúng với kích thƣớc của đối chứng
dƣơng là IL-2 Trung Quốc) cả ở trên bản gel nhuộm comassie và xuất hiện băng
đặc hiệu khi tiến hành Western blot. Các dòng 7 không mang gene il2 và dòng 6
không cảm ứng bằng IPTG không xuất hiện băng đặc hiệu ở màng PVDF. Kết quả
trên Hình 3.2B cho thấy các dòng 2,4 là những dòng có băng đậm nhất ở vị trí 15
kDa, và dòng số 4 có khả năng tổng hợp IL-2 mạnh nhất. Do đó dòng số 4 đƣợc
chọn làm dòng biểu hiện cho các bƣớc tiếp theo.
3.3 Tối ƣu điều kiện lên men E. coli sản xuất IL-2 tái tổ hợp dạng cải biến
bằng phần mềm design expert.
39
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Quy trình để tối ƣu điều kiện lên men E. coli sản xuất IL-2 tái tổ hợp dạng cải
biến đƣợc thể hiện nhƣ sơ đồ sau:
Hình 3. 3: Sơ đồ tối ƣu lên men vi khuẩn tái E. coli tái tổ hợp sản xuất IL-2.
a. Khảo sát các yếu tố
Sau khi chọn đƣợc dòng tế bào E. coli BL21 tái tổ hợp biểu hiện IL-2 tốt nhất,
chúng tôi tiến hành khảo sát riêng rẽ từng yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình biểu hiện
gene bao gồm nhiệt độ nuôi cấy, nồng độ chất cảm ứng IPTG, thời gian thu mẫu sau
cảm ứng. Tất cả số liệu đƣợc tính bằng hàm lƣợng IL-2 đo bằng phƣơng pháp
kháng nguyên kháng thể ELISA đƣợc trình bày trên phần phƣơng pháp. Trong lúc
tiến hành chúng tôi chọn một quy trình chuẩn nhƣ ở phƣơng pháp 2.2.11 (trang 34)
Kết quả trên Hình 3.4 cho thấy có sự khác biệt rõ rang về sự biểu hiện IL-2 khi
tối ƣu ở các điều kiện riêng rẽ là nhiệt độ, nồng độ IPTG, và thời gian thu mẫu. Từ
40
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
các kết quả trên, IL-2 đƣợc biểu hiện tốt nhất ở các giá trị nhƣ sau: nhiệt độ sau khi
cảm ứng 42°C, nồng độ IPTG 1,5 mM, thời gian thu mẫu: 3 giờ.
Nhiệt độ °C
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
Nồng độ chất cảm ứng IPTG
3147
1310
30°C
1218
37°C
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
42°C
986
1066
1106
1086
1231
ng/mL
Thời gian thu mẫu (giờ-h)
3000
2488
2764
2500
2000
2026
1617
1218
1500
1000
500
0
1h
0,1 mM 0,5 mM 1 mM 1,2 mM 1,5 mM
2h
3h
4h
Hình 3.4: Sơ đồ biểu thị kết quả khảo sát ảnh hƣởng của từng nhân tố riêng rẽ
(nhiệt độ biểu hiện, thời gian biểu hiện, nồng độ chất cảm ứng IPTG) của dòng tế
bào tái tổ hợp E. coli Bl21 mang vector biểu hiện pET22b-IL-2.
b. Tối ƣu bằng phần mềm
Để sử dụng phần mềm Design expert cho việc tối ƣu nuôi cấy sản xuất lƣợng
lớn nhất IL-2, đầu tiên phải xác định các yếu ảnh hƣởng đến sự tạo thành IL-2. Các
yếu tố đó phải đƣợc xác định điểm trung tâm (0) (thƣờng là điểm cho hàm lƣợng
cao nhất), điểm dƣới (-1) và điểm trên (+1) đƣợc chọn sao cho điểm (0) nằm ở
chính giữa và những yếu tố có giá trị thấp hơn điểm (-1) hoặc cao hơn điểm (+1) thì
đều không còn ảnh hƣởng tới sự tạo thành IL-2.
Chính vì vậy đối với mỗi yếu tố chúng tôi xác định các điểm nhƣ sau:
Yếu tố
Điểm trung tâm (0)
Phạm vi nghiên cứu
(-1;+1)
Nhiệt độ (°C)
42
34-50
Nồng độ IPTG (mM)
1
0,5-1,5
Thời gian biểu hiện (giờ)
3
1-5
41
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
5h
Nhập giá trị đã xác định vào phần mềm nhƣ ở phần phƣơng pháp 2.2.5 (trang
28). Phần mềm sẽ thiết kế 20 thí nghiệm cần thực nghiệm, sau đó nhập kết quả vào
phần mềm (phần respone) nhƣ ở Hình 3. 5:
Hình 3. 5: Chi tiết thiết kế và hàm lƣợng IL-2 của sau khi thực hiện 20 thí nghiệm.
Để đánh giá tƣơng quan giữa kết quả xác định hàm lƣợng bằng ELISA chúng
tôi tiến hành điện di SDS-PAGE và nhuộm comassie để kiểm tra protein của 20 thí
nghiệm và đối chứng âm (không cảm ứng IPTG đƣợc gọi là thí nghiệm số 21). Kết
quả thu đƣợc nhƣ sau:
42
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ng/mL
ng/mL
5000
5000
4000
4000
4000
3000
3000
3000
2000
2000
2000
1000
1000
1000
0
ng/mL
0
1 2 3 4 5 6 7 8
0
9 10
11 12 13 14 15 16
17
18 19 20 21
IL-2
Hình 3. 6: Kết quả tiến hành 20 thí nghiệm đánh giá bằng phƣơng pháp ELISA và
điện di SDS– PAGE.
Nhìn trên Hình 3. 6 có thể thấy rằng ở mẫu số 21 (đối chứng âm, không cảm
ứng IPTG) không xuất hiện băng IL-2 có kích thƣớc khoảng 15 kDa, kết quả này
tƣơng ứng với hàm lƣợng IL-2 thấp dƣới 1000 ng/mL. Tƣơng tự các thí nghiệm số
1,3,8, 11,12,13 đều có hàm lƣợng IL-2 thấp (thấp hơn 1000 ng/mL) thì ở vị trí 15
kDa các băng nhỏ không rõ nét. Trong khi đó các thí nghiệm còn lại có hàm lƣợng
IL-2 cao hơn 1000 ng/mL thì có thể nhìn thấy băng khá đậm ở vị trí 15 kDa trùng
với vị trí của IL-2 chuẩn (Trung Quốc).
Sau khi tính toán và phân tích kết quả, phần mềm đƣa ra một số kết quả nhƣ
sau: Phƣơng trình hồi quy tuyến tính để tính toán hàm lƣợng IL-2:
Y=3234.26+224.94*A+482.81*B+174.80*C-6.20*A*B+54.65*A*C+140.10*
B*C - 655.89 *A2 -886.59 *B2 +205.86 *C2. (Trong đó Y là hàm lƣợng IL-2
(ng/mL); A,B,C lần lƣợt là thời gian cảm ứng (giờ ), nhiệt độ cảm ứng (°C) và nồng
độ chất cảm ứng (mM).
43
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Hình 3. 7: Mặt đáp ứng của hàm lƣợng IL-2.
Hệ số xác định R2 tính đƣợc là 0,79 chứng tỏ rằng có 79% số liệu thực nghiệm
phù hợp với số liệu tiên đoán bởi mô hình. Giá trị R2 phải lớn hơn 0,75 thì mô hình
mới có ý nghĩa. Giá trị âm của hệ số R2 dự đoán là 0,3167 chứng tỏ rằng điểm tối
ƣu sẽ cho hàm lƣợng IL-2 cao hơn 20 thí nghiệm đã tiến hành, và phù hợp với R2
hiệu chỉnh là 0,5871. Giá trị của tín hiệu gây nhiễu là 7,551; lớn hơn 4 chứng tỏ các
thí nghiệm là đầy đủ.
Phần mềm sau khi phân tích kết quả sẽ chọn ra điểm tối ƣu. Vì IPTG là hóa chất
khá đắt tiền nên để giảm thiểu giá thành sản phẩm chúng tôi đƣa ra 2 giải pháp:
Giải pháp thứ nhất là tìm ra điểm mà hàm lƣợng IL-2 đạt đƣợc cao nhất
Giải pháp thứ hai là tìm ra điểm mà hàm lƣợng IL-2 cao nhất trong khoảng
IPTG từ 0,5 đến 1 mM.
Cùng với đó chúng tôi chọn điều kiện ở điểm trung tâm (Nhiệt độ 42°C, thời
gian thu mẫu 3 giờ, nồng độ IPTG 1mM) để lên men cùng làm đối chứng.
44
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 3. 1: Điều kiện biểu hiện của các giải pháp mà phần mềm đƣa ra nhằm tìm ra
điều kiện tối ƣu cho lên men.
Ký
Nhiệt
Nồng độ
Thời gian
Hàm lƣợng IL-2
hiệu
độ(°C)
IPTG(mM)
thu
(ng/mL)
mẫu(giờ)
Giải pháp 1
S1
44,8
1,5
3,4
6273,0
Giải pháp 2
S2
43,0
1,0
3,1
5908,1
Đối chứng
C
42
1
3
4019,4
Tiến hành làm thêm thí nghiệm xác định các giải pháp đƣa ra bởi phần mềm,
chúng tôi biểu hiện 3 điều kiện nhƣ ở Bảng 3. 1, kết quả đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp điện di SDS-PAGE, Western blot và đo hàm lƣợng IL-2 bằng
phƣơng pháp ELISA.
ng/mL
7000
6273
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
S1
5908
4019
IL-2
S2
IL-2
C
(A)
(B)
Hình 3. 8: Kết quả biểu hiện các dự đoán mà phầm mềm đƣa ra
A) Hàm lƣợng IL-2 khi biểu hiện ở các giải pháp;
B) Kết quả kiểm tra IL-2 bằng phƣơng pháp SDS-PAGE và Western blot các giải
pháp.
Kết quả ở Hình 3. 8 cho thấy ở cả giải pháp 1 và giải pháp 2 mà phần mềm
đƣa ra protein IL-2 đều đƣợc biểu hiện tốt cao hơn so với đối chứng C lần lƣợt là
56% và 46%. Nhƣ vậy nếu muốn sản lƣợng IL-2 thu đƣợc cao nhất thì chủng vi
khuẩn tái tổ hợp phải đƣợc lên men theo quy trình ở phần phƣơng pháp 2.2.3 trang
45
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
27, với các yếu tố thay đổi nhƣ sau: nhiệt độ khi bắt đầu cảm ứng 44,8°C; nồng độ
IPTG là 1,5 mM và thời gian thu mẫu là 3 giờ 24 phút (3,4 giờ).
Vì hàm lƣợng IL-2 của giải pháp 1 chỉ hơn 6,1 % so với giải pháp 2, mà lƣợng
IPTG cần dùng ở giải pháp 1 hơn gấp 50% so với giải pháp hai.Chính vì để giúp
giảm chi phí sản xuất thì chúng tôi chọn giải pháp với điều kiện nhiệt độ lên men là
43°C, nồng độ IPTG 1 mM, thời gian thu mẫu là 3 giờ 6 phút.
3.4 Tinh sạch IL-2 từ dòng tế bào E. coli.
Dịch tế bào sau khi lên men đƣợc thu lại bằng cách ly tâm và đƣa về OD 100
trong đệm Tris HCl 0,1M để chuẩn bị cho bƣớc tinh chế. Quy trình tinh chế IL-2
đƣợc tóm tắt nhƣ trong sơ đồ sau:
Phá tế bào vi
khuẩn E. coli
Tinh chế
bằng hệ
thống HPLC
Xử lý protein
thô
Bảo quản
mẫu
IL-2 ngƣời tái tổ hợp biểu hiện trong vi khuẩn thƣờng tồn tại ở dạng không tan
(Inclusion body) do vậy trƣớc khi đƣa mẫu lên hệ thống HPLC tiến hành tinh chế,
IL-2 thô trong sinh khối tế bào E. coli phải đƣợc trải qua hai quá trình: Quá trình
phá tế bào và quá trình xử lý biến tính IL-2 tái tổ hợp dạng thô. Qua quá trình tối ƣu
phá tế bào, tế bào đƣợc phá với 2 lần siêu âm, đồng thời xử lý protein tổng số trong
dung dịch chứa đƣờng sucrose. Quá trình làm tan IL-2 ở dạng inclusion body là nhờ
hóa chất Guanidine 7M và đƣa IL-2 trở về dạng không tan bằng cách hạ thấp nồng
độ Gnd xuống còn 4M. Cả hai quá trình trên nhằm loại bỏ tối đa các tạp chất không
mong muốn khác có trong dung dịch chứa mẫu IL-2 thô, đồng thời thu đƣợc lƣợng
IL-2 nhiều nhất có thể.
46
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
IL-2
Hình 3. 9: Kết quả tiền xử lý tinh chế phá tế bào thu dịch thô IL-2
Đƣờng chạy M: thang protein chuẩn (Fermentas)
Đƣờng chạy (+): IL-2 chuẩn của Trung Quốc
Đƣờng chạy 1: IL-2 sau khi tiền tinh chế phá tế bào thu dịch thô.
Đƣờng chạy 2: Protein tổng số của tế bào sản xuất IL-2 trƣớc khi tiền tinh chế.
Kết quả trên Hình 3. 9 cho thấy ở đƣơng chạy 1 là IL-2 sau khi tiền tinh chế
dịch IL-2 thô là khá sạch, ít băng ở vị trí ngoài 15 kDa rất nhiều so với đƣờng chạy
số 2 là dịch protein tổng số trƣớc khi tiền tinh chế. Nhƣ vậy dịch IL-2 thô sau khi
tiền tinh chế đã có thể đƣợc xử lý đƣa lên cột tinh chế HPLC.
Dịch IL-2 thô sau khi tiền tinh chế đƣợc đƣa lên cột và tiến hành tinh chế nhƣ
ở quy trình 2.2.9 trang 33 của luận văn. Kết quả của quá trình tinh chế đƣợc thể hiện
trên sắc ký đồ HPLC Hình 3. 10).
47
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
B
A
IL-2
Hình 3. 10: Kết quả tinh chế IL-2 bằng hệ thống sắc ký lỏng cao áp HPLC
A) Sắc ký đồ tinh chế IL-2.
B) Kết quả kiểm tra IL-2 sau khi tiền tinh chế phá tế bào thu dịch thô (đƣờng
chạy 1) và IL-2 sau khi tinh chế (đƣờng chạy 2).
Kết quả trên hình Hình 3. 10 cho thấy sắc ký đồ xuất hiện một đỉnh hẹp, nhọn
và cao đƣợc lấy ra đem điện di kiểm tra bằng phƣơng pháp nhuộm bạc và xác định
đƣợc đó là IL-2. Nhìn trên Hình 3. 10B có thể nhận ra IL-2 tồn tại ở trạng thái 1
băng duy nhất, trong khi ở đƣờng chạy 1 là dịch IL-2 sau khi tiền tinh chế còn khá
nhiều băng ở các vị trí khác nhau, chứng tỏ IL-2 ở phân đoạn trên đã đƣợc tinh
sạch, không xuất hiện bất kỳ băng protein tạp nào khác. Phân đoạn này sau đó đƣợc
đem đi xác định độ tinh sạch bằng phần mềm chuyên dụng.
3.5 Xác định độ sạch của mẫu IL-2 sau tinh chế bằng phần mềm Quantity
One.
Sau khi tinh sạch IL-2 bằng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC, chúng
tôi tiến hành kiểm tra độ sạch của sản phẩm bằng phần mềm chuyên dụng Quantity
One của Bio-rad. Để kiểm chứng cho phƣơng pháp chúng tôi sử dụng mẫu là IL-2
thô sau tinh chế và IL-2 của Trung Quốc làm đối chứng dƣơng.
Kết quả ở Hình 3. 11 cho thấy ở mẫu IL-2 của Trung Quốc (TQ), là một sản
phẩm sạch đã đƣợc kiểm tra chất lƣợng về độ tinh khiết đạt hơn 95%. Sản phẩm IL-
48
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2 TQ tồn tại 2 băng ở kích thƣớc 15 kDa và một băng cao khoảng 30 kDa, đây là
dạng IL-2 kép dimer (kiểm tra bằng western blot bằng kháng thể đặc hiệu IL-2 vẫn
phát hiện đƣợc băng này). Do vậy băng protein 30 kDa này vẫn chính là sản phẩm
IL-2 và không ảnh hƣởng đến độ tinh khiết của sản phẩm. Từ Bảng 3. 2 độ sạch của
thang protein chuẩn (fermentas) là 99%, mẫu IL-2 TQ cho tỷ lệ IL-2 đạt 95%, và
mẫu IL-2 sau tinh chế của chúng tôi đạt đến 98%. Đây chính là giá trị độ tinh khiết
của dịch protein IL-2 sau khi tinh chế. Với kết quả này, sản phẩm IL-2 tinh chế thu
đƣợc sẽ tiếp tục xây dựng công thức bán thành phẩm và thử hoạt tính trên dòng tế
bào đặc hiệu CTLL2 để xác định hoạt tính sinh học mong muốn.
Maker
IL-2 TQ
Mẫu sau tinh chế
Hình 3. 11: Xác định thành phần độ tinh khiết của protein
Bảng 3. 2: Thông số phân tích băng protein xác định độ tinh khiết của sản phẩm
bằng phần mềm Quantity One (tính theo % độ tinh khiết của băng protein).
STT băng
Maker
Trung Quốc
Mẫu
1
13.37838
94.14868
98.021
2
19.20191
2.351318
3
16.52623
4
17.1558
5
11.64706
6
21.09062
7
13.37838
Tổng số
99
96.5
49
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
KẾT LUẬN
1. Đã biểu hiện thành công gene il2 cải biến mới so với trình tự il2 của đề tài pha
trƣớc (mất alanine ở đầu N, thay thế Cystein bằng Serine ở vị trí 125). Trình tự
amino acid dịch mã từ trình tự gene il2 cải biến giống với trình tự một
interleukin thƣơng phẩm trên thế giới đƣợc FDA công nhận là Proleukin
(Aldesleukin) của hãng Chiron-Mỹ.
2. Tối ƣu đƣợc điều kiện lên men quy mô bình tam giác ở nhiệt độ biểu hiện 43°C,
nồng độ IPTG cảm ứng là 1mM, thời gian thu mẫu là 3 giờ 6 phút. Sau khi tối
ƣu, hàm lƣợng IL-2 thu đƣợc cao hơn khi biểu hiện ban đầu 46%.
3. Tiền xử lý và tinh chế IL-2 bằng hệ thống sắc ký HPLC thu đƣợc IL-2 có độ
sạch tới 98% (sạch hơn so với mẫu đối chứng là IL-2 của Trung Quốc- chỉ đạt
96,5%).
KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả đạt đƣợc tôi xin đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:
1. Nghiên cứu nâng quy mô sản xuất IL-2 lên quy mô công nghiệp, tối ƣu lên men
quy mô công nghiệp nhằm thu đƣợc lƣợng IL-2 lớn nhất để sản xuất.
2. Xác định hoạt tính sinh học của IL-2 bằng tế bào CTLL2.
3. Sản xuất thử nghiệm các loạt IL-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào E. coli đạt tiêu
chuẩn của một sản phẩm dạng tiêm.
4. Kiểm định các chỉ tiêu về an toàn và chất lƣợng của IL-2 thành phẩm.
50
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chấn Hùng N. Hiểu biết hiện nay về bệnh ung thƣ. Y học TP. Hồ Chí Minh.
2005;9(1):115–122.
2. Bùi Hồng Q, Nguyễn Đức L. Tối ƣu hóa sinh tổng hợp LIPASE từ PICHIA
ANOMALA VTCC Y0787 sử dụng ma trận PLACKETT-BURMAN và phƣơng
pháp đáp ứng bề mặt - phƣơng án cấu trúc có tâm. 2009. Available at:
http://elib.hou.edu.vn/handle/123456789/2758.
Tiếng Anh
3. Amron DM, Moy RL. Stratospheric ozone depletion and its relationship to skin
cancer. J Dermatol Surg Oncol. 1991;17(4):370–372.
4. Baba AI, Câtoi C. Comparative Oncology. Bucharest: The Publishing House of
the
Romanian
Academy;
2007.
Available
at:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK9557/.
5. Bhagwat AS, Sohail A, Roberts RJ. Cloning and characterization of the dcm
locus of Escherichia coli K-12. J Bacteriol. 1986;166(3):751–755.
6. Biles WE, Swain JJ. Optimization and industrial experimentation. New York:
Wiley; 1980.
7. Box GEP, Draper NR. Empirical model-building and response surfaces. New
York: Wiley; 1987.
8. Boyle P, Levin B, Cancer IA for R on. World cancer report 2008. IARC Press;
2008.
9. Boyman O, Sprent J. The role of interleukin-2 during homeostasis and activation
of the immune system. Nat. Rev. Immunol. 2012;12(3):180–190.
10.
Cooper
GM.
Oncogenes.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK9840/
2000.
Available
at:
11. Deepak V, Kalishwaralal K, Ramkumarpandian S, et al. Optimization of media
composition for Nattokinase production by Bacillus subtilis using response surface
methodology. Bioresour. Technol. 2008;99(17):8170–8174.
12. DrugBank ed. Aldesleukin (DB00041). DrugBank. 2012. Available at:
http://www.drugbank.ca/drugs/DB00041
51
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
13. Francis DM, Page R. Strategies to optimize protein expression in E. coli. Curr
Protoc Protein Sci. 2010;Chapter 5:Unit 5.24.1–29.
14. Grimm EA. Cytokines: Biology and Applications in Cancer Medicine. 2000.
Available at: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK20931/
15. Grodberg J, Dunn JJ. ompT encodes the Escherichia coli outer membrane
protease that cleaves T7 RNA polymerase during purification. J. Bacteriol.
1988;170(3):1245–1253.
16. Haacke A, Fendrich G, Ramage P, Geiser M. Chaperone over-expression in
Escherichia coli: apparent increased yields of soluble recombinant protein kinases
are due mainly to soluble aggregates. Protein Expr. Purif. 2009;64(2):185–193.
17. Hanahan D, Weinberg RA. The hallmarks of cancer. Cell. 2000;100(1):57–70.
18. Hora MCCC. Preparing aldesleukin for pharmaceutical use. 2006.
19. Kammula US, White DE, Rosenberg SA. Trends in the safety of high dose
bolus interleukin-2 administration in patients with metastatic cancer. Cancer.
1998;83(4):797–805.
20. Lee DS, White DE, Hurst R, Rosenberg SA, Yang JC. Patterns of relapse and
response to retreatment in patients with metastatic melanoma or renal cell
carcinoma who responded to interleukin-2-based immunotherapy. Cancer J Sci Am.
1998;4(2):86–93.
21. Liang SM, Thatcher DR, Liang CM, Allet B. Studies of structure-activity
relationships of human interleukin-2. J. Biol. Chem. 1986;261(1):334–337.
22. Lodish H, Berk A, Zipursky SL, et al. Proto-Oncogenes and Tumor-Suppressor
Genes. 2000. Available at: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK21662/
23. MacWilliams MP, Bickle TA. Generation of new DNA binding specificity by
truncation of the type IC EcoDXXI hsdS gene. EMBO J. 1996;15(17):4775–4783.
24. Mauro FR, Gentile M, Foa R. Erythropoietin and chronic lymphocytic
leukemia. Rev Clin Exp Hematol. 2002;Suppl 1:21–31.
25. Moan J, Dahlback A. The relationship between skin cancers, solar radiation and
ozone depletion. Br. J. Cancer. 1992;65(6):916–921.
26. Moffatt BA, Dunn JJ, Studier FW. Nucleotide sequence of the gene for
bacteriophage T7 RNA polymerase. J. Mol. Biol. 1984;173(2):265–269.
52
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
27. Ngoan LT, Lua NT, Hang LTM. Cancer mortality pattern in Viet Nam. Asian
Pac. J. Cancer Prev. 2007;8(4):535–538.
28. Oudard S, George D, Medioni J, Motzer R. Treatment options in renal cell
carcinoma: past, present and future. Ann Oncol. 2007;18(suppl 10):x25–x31.
Available at: [Accessed October 26, 2013].
30. Regnier FE. High-performance liquid chromatography of biopolymers. Science.
1983;222(4621):245–252.
31.
Rishabha
Malviya
VB.
HIGH
PERFORMANCE
LIQUID
CHROMATOGRAPHY: A SHORT REVIEW. Journal of Global Pharma
Technology. 2010;2(5):22–26.
32. Safar M, Junghans RP. Interleukin 2 maintains biologic stability and sterility
over prolonged time. Immunopharmacology. 2000;49(3):419–423.
33. Schnaitman CA, Austin EA. Efficient incorporation of galactose into
lipopolysaccharide by Escherichia coli K-12 strains with polar galE mutations. J
Bacteriol. 1990;172(9):5511–5513.
34. Schwartzentruber DJ. Guidelines for the safe administration of high-dose
interleukin-2. J. Immunother. 2001;24(4):287–293.
35. Schwertschlag US, Trepicchio WL, Dykstra KH, et al. Hematopoietic,
immunomodulatory and epithelial effects of interleukin-11. Leukemia.
1999;13(9):1307–1315.
36. Sim M, Seok H-S, Kim J. A Next-generation Sequence Clustering Method for
E. Coli through Proteomics-genomics Data Mapping. Procedia Computer Science.
2013;23:96–101.
37. Stephens FO, Aigner K. Basics of Oncology. Springer; 2009.
38. Thomson AW, Lotze MT. The Cytokine Handbook, Two-Volume Set. Gulf
Professional Publishing; 2003.
39. Titov KS, Kiselevskii MV, Demidov LV, et al. Use of recombinant interleukin2 for intrapleural therapy of tumor-associated pleurisy. Bull. Exp. Biol. Med.
2009;148(5):794–796.
40. UK CR. Cancer Worldwide - the global picture. 2013. Available at:
http://www.cancerresearchuk.org/cancer-info/cancerstats/world/the-global-picture/
41. Vydac. The Handbook of Analysis and Purification of Peptides and Proteins by
Reversed-phase HPLC. Vydac; 1995.
53
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
42. Weinberg RA. How cancer arises. Sci. Am. 1996;275(3):62–70.
43. Yin J, Li G, Ren X, Herrler G. Select what you need: a comparative evaluation
of the advantages and limitations of frequently used expression systems for foreign
genes. J. Biotechnol. 2007;127(3):335–347.
44. Zhang C, Wang B, Wang M. GM-CSF and IL-2 as adjuvant enhance the
immune effect of protein vaccine against foot-and-mouth disease. Virol. J.
2011;8:7.
Internet
45. http://www.who.int/en/
46. http://www.cancer.org
47. http://www.uspto.gov/
48. http://www.fda.gov/
54
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Lê Phuơng Hoàng Anh, Đào Trọng Khoa, Nguyễn Hồng Thanh, Phùng Thu Nguyệt,
Trƣơng Nam Hải (2013). Nghiên cứu loại bỏ nội độc tố khỏi sản phẩm interleukin-2 nguời
tái tổ hợp bằng phương pháp siêu lọc và sắc ký đảo pha (RP-HPLC). Hội nghị Khoa học
Công nghệ sinh học toàn quốc 1, 268 – 272.
2. Lê Thị Lan Anh, Lê Phuơng Hoàng Anh, Đào Trọng Khoa, Lê Thị Thu Hồng, Phùng
Thu Nguyệt, Đoàn Thị Thủy, Lƣu Anh Chiến, Trƣơng Nam Hải (2013). Nghiên cứu tối ưu
biểu hiện gen mã hóa interleukin-2 nguời trong Escherichia coli. Hội nghị Khoa học Công
nghệ sinh học toàn quốc 1, 19 – 23.
3. Lê Thi Lan Anh, Lê Phƣơng Hoàng Anh, Đào Trọng Khoa, Lê Thị Thu Hằng, Phùng
Thu Nguyệt, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Thị Hằng, Trƣơng Nam Hải (2013). Biểu hiện gen
mã hóa IL-2 của người với chaperon groesl và thioredoxin trong tế bào Escherichia coli
BL21 (DE3). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 11(6),
777-783.
55
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn/
[...]... (Fermentas) theo tỷ lệ tƣơng ứng là (5:1), sau đó dịch mẫu đƣợc tra vào các giếng trên gel Đặt bản gel theo đúng chiều dòng điện từ (-) sang (+) Sau khi điện di, bản gel đƣợc nhuộm với EtBr khoảng 10 phút, rồi quan sát băng DNA dƣới ánh sáng đèn UV 2. 2.3 Lên men tạo sản phẩm IL -2 với dòng tế bào vi khuẩn tái tổ hợp E coli BL21 Cơ sở lý thuyết: Tế bào vi khuẩn E .coli tái tổ hợp mang gene tổng hợp IL -2. .. trên1613[13][16], do vậy cùng với những ƣu điểm vƣợt trội E coli vẫn là một trong những chủng biểu hiện rộng rãi nhất trong cơng nghệ DNA tái tổ hợp 1.3.1 Hệ biểu hiện E coli BL21 E coli BL21 là chủng thƣơng mại đƣợc sử dụng nhiều làm vật chủ biểu hiện Hệ gene của chủng E coli BL21 đã đƣợc cải biến một số gene là ompT, hsdS, gal, dcm,λDE3 Ý nghĩa của việc đột biến các gene đó nhƣ sau: - Gene ompT: là một gene... Chƣơng 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2. 1 Vật liệu 2. 1.1 Các chủng vi sinh vật, plasmid Vector tái tổ hợp pET 22- IL -2 Chủng vi sinh vật (Invitrogen): chủng biểu hiện E coli BL21 2. 1 .2 Hóa chất, enzyme, phần mềm Thang DNA chuẩn, thang protein chuẩn, (Fermentas); D-glucose, ampicillin Tris-HCl, glycine, SDS (BioRad); phenol, chloroform, methanol, isoamylalcohol, glycerol, ethanol, Na2CO3, NaHCO3, Na2HPO4,... riêng biệt, nhƣ tách dòng (E coli DH10B, E Coli DH5α,…) chủng biểu hiện ( E coli BL21 DE3, E coli rossetta, …) Hạn chế lớn nhất của hệ biểu hiện E coli chính là việc thiếu các q trình cải biến sau dịch mã nhƣ glycosyl hóa, phosphoryl hóa,… do đó các protein tái tổ hợp có nguồn gốc từ sinh vật nhân chuẩn khơng cuộn xoắn đúng cấu trúc, protein tái tổ hợp thƣờng tạo thành dạng khơng tan inclusion body,... phẩm Interleukin -2 tái tổ hợp của ngƣời nhằm điều trị ung thƣ 1.3 Hệ biểu hiện E coli E coli là một hệ biểu hiện lý tƣởng, dễ thao tác, có thể sản xuất dạng protein tái tổ hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau cũng nhƣ có khả năng thu nhận các vector bản chất là plasmid Vi khuẩn E coli đáp ứng đƣợc hầu hết các u cầu của một hệ biểu hiện, thực tế trên thế giới rất nhiều phòng thí nghiệm sử dụng vi khuẩn E coli. .. sai khác trong việc biểu hiện protein tái tổ hợp5 [5] 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - T7 RNA Polymerase (λDE3 và lacUV5): BL21 (DE3) có hệ promoter lacUV5 dùng để điều khiển q trình biểu hiện, đây là một promoter đã đƣợc đột biến và đƣợc tạo ra từ phage λ, promoter này mạnh hơn bất kỳ promoter của hệ biểu hiện vi khuẩn tự nhiên nào26 [26 ] Ngồi ra chủng E coli BL21 (DE3)... để biểu hiện protein tái tổ hợp E coli là vi khuẩn gram âm, mỗi tế bào chỉ tồn tại một nhiễm sắc thể duy nhất hay còn gọi là nucleoid Kích thƣớc genome của E coli khoảng 4,6 x 106 base pairs Hệ biểu hiện vi khuẩn là sự lựa chọn hàng đầu để sản xuất các protein tái tổ hợp Lý do là chi phí để biểu hiện protein bằng hệ vi khuẩn thƣờng khá rẻ Đặc biệt là với hệ biểu hiện E coli, đây là hệ biểu hiện phổ biến. .. amino acid 20 ) Vùng tận cùng đầu C (từ amino acid 121 đến 133) và cầu disulfide giữa các gốc Cys58 và Cys105 Đột biến mất 20 amino acid ở đầu N và 10 amino acid ở đầu C làm mất 99% hoạt tính của IL -2 và khả năng bám vào các thụ thể của IL -2 Trình tự amino acid của IL -2 ngƣời tự nhiên chứa 3 gốc Cystein ở các vị trí 58, 105, 125 Đột biến Cys105 làm giảm 8-10 lần hoạt tính, đột biến Cys58... hoạt tính 25 0 lần Đột biến Cys 125 ảnh hƣởng rất ít tới hoạt tính IL -22 1 [21 ], đặc biệt nếu thay Cys 125 bằng Ser 125 thì hoạt tính của IL -2 khơng bị ảnh hƣởng Nhờ đó nếu thay đổi Cys 125 bằng Ser 125 thì sẽ ngăn cản việc tạo thành cầu disulfide khơng mong muốn Tại đầu N của protein IL -2 có điểm glycosyl hóa đƣợc nhận biết bởi trình tự Ala-Pro-Thr ở vị trí 3 amino acid đầu tiên Trong tự nhiên IL -2 tồn tại... lympho T, 29 [29 ] 1 .2. 1 Cấu trúc gene và protein của Interleukin 2 Gene mã hóa cho IL -2 nằm trên nhiễm sắc thể số 4 Khung đọc mở suy diễn từ trình tự cDNA mã hóa cho phân tử IL -2 hồn chỉnh gồm 153 amino acid, trong đó 20 amino acid mở đầu là tín hiệu tiết Trong cấu trúc DNA, gene mã hóa cho IL -2 cũng bao gồm hộp TATA, vị trí khởi đầu sao mã, phiên mã, bốn vị trí exon và ba vị trí intron Protein hIL -2 sau ... Các dòng vi khuẩn E coli tái tổ hợp mang vector tái tổ hợp Đƣờng chạy 6: dòng E coli tái tổ hợp mang vector tái tổ hợp khơng đƣợc cảm ứng IPTG Đƣờng chạy 7: dòng E coli tái tổ hợp mang vector pET22... http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Quy trình để tối ƣu điều kiện lên men E coli sản xuất IL-2 tái tổ hợp dạng cải biến đƣợc thể nhƣ sơ đồ sau: Hình 3: Sơ đồ tối ƣu lên men vi khuẩn tái E coli tái tổ hợp sản xuất IL-2 a... quyền 3.2 Biểu gene il2 chủng vi khuẩn tái tổ hợp E coli BL21 Sau biến nạp vào tế bào biểu E coli BL21 (DE3) số dòng tế bào mang plasmid tái tổ hợp pET22-IL-2 đƣợc biểu để kiểm tra khả tổng hợp protein