1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng

64 508 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QTKD TẠ THU HIỀN PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ-Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QTKD TẠ THU HIỀN MSSV: 4104676 PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HIẾU Cần Thơ-Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ và thời gian 3 tháng thực tập tại ngân Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong học kỳ này. Với tấm lòng biết ơn tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô đã tận tình dạy dỗ trong quá trình tôi học tập tại trường Đại học Cần Thơ, cũng như các Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh; đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hiếu người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đề tài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các Anh, Chị tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập; đặc biệt là các Anh, Chị trong phòng kinh doanh đã nhiệt tình chỉ dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và cung cấp những kiến thức quý báu thực tế để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm; vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô, Ban lãnh đạo và các Anh, Chị tại ngân hàng để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối lời tôi xin kính chức quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, Ban giám đốc và các Anh, Chị tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ luôn được nhiều sức khỏe, công tác tốt, gặt hái nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn Cần Thơ, ngày..... tháng..... năm..... Sinh viên thực hiện Tạ Thu Hiền i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích của đề tài là trung thực, đề tài không trùng lắp với đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày..... tháng..... năm..... Sinh viên thực hiện Tạ Thu Hiền ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày..... tháng..... năm..... Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.3.1 Không gian .............................................................................................2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................3 2.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất .....................................................................3 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất ........................................................3 2.1.2.1 Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nguồn vốn ........................................................................................................................3 2.1.2.2 Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay .................................................................................3 2.1.2.3 Do không có sự phù hợp về khối lượng giữa nguồn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay....................................................................4 2.1.2.4 Do không có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động được với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay ......................................................4 2.1.2.5 Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn đến vốn của Ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay .........................4 2.1.2.6 Khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản ....................................................................................................4 2.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất ..................................................................5 2.1.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất ...........................................................5 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................7 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................7 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................7 Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG-TP. CẦN THƠ ....................................................................................................................... 9 iv 3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÁI RĂNG ..................................................................9 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................9 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 10 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ................................................. 10 3.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng .............................................. 12 3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .............................................. 13 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI ...................................................................................... 16 Chương 4 PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG ....... 17 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .......................................................... 17 4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................................................. 17 4.1.2 Phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................... 22 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .................................................................................................... 28 4.2.1 Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Cái Răng...................................................... 28 4.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng Agribank CN Cái Răng .............................................................................................................. 33 4.2.3 Phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất đến thu nhập lãi thuần của Ngân hàng ..................................................................................................... 37 4.2.4 Dự báo rủi ro lãi suất ............................................................................ 44 Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH CÁI RĂNG ................................................................................... 47 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH CÁI RĂNG TRONG THỜI GIAN QUA .............................................................. 47 v 5.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH CÁI RĂNG ........................................................................................................... 48 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CÁI RĂNG ........................................................ 49 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 51 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 51 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 511 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cái Răng năm 2010 đến 2012 ............................................................................................... 13 Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 .................................15 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng từ năm 2010 đến 2012 ............................................................................................... 18 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT CN Cái Răng ...................... 19 Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng 6 tháng 2012 đến 6 tháng 2013 ......................................................................... 21 Bảng 4.4 Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng giai đoạn 2010 đến 6/2013 ............................................................................................ 23 Bảng 4.5 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng giai đoạn 2010 đến 2012 ............................................................................................... 24 Bảng 4.6 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................... 26 Bảng 4.7 Tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của NHNo&PTNT Cái Răng từ năm 2010 đến 2012............................................ 29 Bảng 4.8 Tình hình biến động nguồn vốn NCLS của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 30 Bảng 4.9 Tình hình tài sản nhạy lãi của Ngân hàng từ năm 2010-2012 .......... 32 Bảng 4.10 Tình hình tài sản nhạy lãi của Ngân hàng từ 6/2012-6/2013 ......... 33 Bảng 4.11 Bảng so sánh tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010 đến 6/2013 .................................. 34 Bảng 4.12 Khe hở rủi ro lãi suất (GAP) tại NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010-6/2013 .......................................................................................... 35 Bảng 4.13 Hệ số nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ 20106/2013 ........................................................................................................... 36 Bảng 4.14 Tình hình thu nhập lãi thuần và hệ số chênh lệch lãi thuần của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 2010 đến 6/2013 ..................................... 43 Bảng 4.15 Dự báo lãi suất trong quý III, IV năm 2013 .................................. 46 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cái Răng .................................. 10 Hình 4.1 Sự thay đổi của thu nhập lãi và lãi suất từ 2010-2012 ..................... 38 Hình 4.2 Sự thay đổi của thu nhập lãi và lãi suất từ 6/2012-6/2013 ............... 39 Hình 4.3 Sự thay đổi của chi phí lãi và lãi suất từ 2010-2012 ........................ 41 Hình 4.4 Sự thay đổi của chi phí lãi và lãi suất từ 6/2012-6/2013 .................. 42 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt NHNo&PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TS Tài sản NV Nguồn vốn TSCĐ Tài sản cố định TSNL Tài sản nhạy lãi NVNL Nguồn vốn nhạy lãi GTCG Giấy tờ có giá VHĐ Vốn huy động NCLS Nhạy cảm lãi suất ix Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngày nay, hệ thống ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Ngân hàng được xem là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế của quốc gia. So với các ngành khác, ngân hàng không sản xuất ra sản phẩm từ quá trình tổng hợp nguyên liệu đầu vào nhưng ngân hàng kinh doanh chuyên biệt về lĩnh vực tiền tệ bằng cách huy động vốn từ cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi và cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Qua đó, ta có thể thấy nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng chính là phần chênh lệch lãi suất của món tiền cho vay và đi vay. Những năm gần đây, hiệu quả hoạt động của ngân hàng không còn cao như trước. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và diễn biến phức tạp của nó đã đặt ra nhiều thách thức đối với toàn hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá…nhưng trong đó rủi ro lãi suất là loại rủi ro khó kiểm soát nhất. Rủi ro về lãi suất thường xảy ra khi có sự biến động lớn về lãi suất đầu vào và đầu ra, sự chênh lệch giữa các mức lãi suất huy động lớn cũng như chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Nói chung, rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Hiện nay, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn khủng hoảng, lạm phát tăng cao, lãi suất cũng có sự biến động liên tục và khó có thể dự đoán được. Một khi lãi suất biến động ngoài dự tính, ngân hàng có thể gặp phải những thiệt hại nặng nề vì rủi ro lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN Cái Răng sau 25 năm hoạt động đã có nhiều thành tích đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cái Răng. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế không ổn định như hiện nay, đặt biệt là những biến đổi liên tục của lãi suất đã khiến Ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặt biệt là rủi ro lãi suất. Trước những biến động khôn lường của lãi suất thì việc phân tích rủi ro lãi suất là hết sức cần thiết và quan trọng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro lãi suất có thể xảy ra và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy em chọn đề tài “Phân 1 tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung . Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 từ đó đề xuất một số giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tài sản nhạy cảm lãi suất từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Dựa vào những phân tích, đánh giá trên đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhánh Cái Răng, địa chỉ: số 106/4, đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Tp. Cần thơ. 1.3.2 Thời gian Số liệu phân tích là số liệu thu thập trong các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đề tài được thực hiện từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích sự biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Đánh giá, đo lường rủi ro lãi suất để thấy được ảnh hưởng của nó trong giai đoạn này như thế nào. Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất một cách hiệu quả hơn. 2 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất kỳ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận rủi ro để có được lợi nhuận. Có rất nhiều loại rủi ro mà Ngân hàng gặp phải trong đó rủi ro lãi suất là loại rủi ro là một trong những loại rủi ro đặc thù của Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi lãi suất trên thị trường biến động hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài sản hoặc làm giảm thu nhập của Ngân hàng. 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất (Phan Thị Cúc, 2009) 2.1.2.1 Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nguồn vốn Trường hợp 1: Kỳ hạn của Tài sản lớn hơn kỳ hạn của Nguồn vốn: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi. Trường hợp 2: Kỳ hạn của Tài sản nhỏ hơn kỳ hạn của Nguồn vốn: Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống. 2.1.2.2 Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Trường hợp 1: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm, lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Trường hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi, dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng giảm. 3 2.1.2.3 Do không có sự phù hợp về khối lượng giữa nguồn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay Khi ngân hàng huy động một lượng lớn vốn với một mức lãi suất nhất định nhưng cho vay và đầu tư ít (không sử dụng hết nguồn vốn huy động) với lãi suất chưa hợp lý thì nguy cơ rủi ro cũng xảy ra. Vd: Ngân hàng huy động vốn 100, lãi suất 1%/tháng, thời hạn 6 tháng  Chi phí lãi=100 x 1% x 6= 6 Cho vay 60, lãi suất 1,2%/tháng, thời hạn 6 tháng  Thu nhập lãi = 60 x 1,2% x 6 = 4,32 Ngân hàng không sử dụng hết nguồn vốn để cho vay  Lợi nhuận giảm 1,68 = 6 - 4,32 2.1.2.4 Do không có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động được với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay Vd: Ngân hàng huy động 100, thời hạn 6 tháng , lãi suất 1%/tháng  Chi phí lãi= 100 x 1% x 6= 6 Cho vay 100. Thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/ tháng  Thu nhập lãi= 100 x 1,2% x 3= 3,6 Ngân hàng huy động vốn với thời hạn dài nhưng cho vay với thời hạn ngắn hơn: lợi nhuận giảm 2,4 2.1.2.5 Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn đến vốn của Ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay Lãi suất cho vay danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến Vd: Khi dự kiến lãi suất cho vay 8%= 3%(lãi suất thực)+5%(tỷ lệ lạm phát) Nhưng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8%, thì lãi suất thực Ngân hàng được hưởng sẽ là 0%. 2.1.2.6 Khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản Giá trị thị trường của tài sản hay nguồn vốn được dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên và do đó giá trị hiện tại của tài sản hoặc nguồn vốn cũng giảm xuống. Ngược lại nếu lãi suất thị trường giảm, thì giá trị của tài sản và nguồn vốn tăng lên. 4 2.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy rủi ro lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, cụ thể là: -Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của Ngân hàng. -Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ tài sản của Ngân hàng. -Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. 2.1.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM-Net Interest Margin) Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM Thu nhập lãi thuần - Chi phí lãi x 100% = Tổng Tài sản Có sinh lời Trong đó: -Thu nhập từ lãi là thu nhập từ lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại các ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán -Chi phí lãi là chi phí huy động vốn, chi phí đi vay. -Tổng tài sản có sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + tài sản cố định) Hệ số chênh lệch lãi thuần được các chủ Ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lời của Ngân hàng, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công thức xác định hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) trên cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn thu từ cho vay và đầu tư, hoặc lãi suất từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn hơn. Khe hở nhạy cảm lãi suất hay chênh lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) Khe hở rủi ro lãi suất = Tài sản nhạy cảm – Nguồn vốn nhạy cảm Trong đó: Tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là tài sản và nguồn vốn mà thu nhập hay chi phí về lãi biến đổi theo sự biến động của lãi suất hiện tại. 5 Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: -Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi -Các khoản cho vay ngắn hạn (cho vay thương mại) với thời hạn dưới n tháng -Chứng khoán có thời hạn còn lại dưới n tháng (trái phiếu chính phủ, công ty, xí nghiệp…) -Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n tháng… (Với n là kỳ hạn 12 tháng) Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: -Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng -Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng của các tổ chức cá nhân và kinh tế. -Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dưới n tháng). (Với n là kỳ hạn 12 tháng) Khe hở nhạy cảm lãi suất cho biết mức độ chênh lệch của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm, từ đó có thể biết được những khả năng xảy ra rủi ro khi lãi suất biến động. Các trường hợp có thể xảy ra của GAP: -GAP = 0 : Tài sản nhạy cảm = Nguồn vốn nhạy cảm. Khi đó, lãi suất biến động tăng hay giảm đều không ảnh hưởng đến ngân hàng, rủi ro không xảy ra. -GAP > 0 : Tài sản nhạy cảm > Nguồn vốn nhạy cảm. Khi đó, lãi suất giảm sẽ xảy ra rủi ro cho ngân hàng. -GAP < 0 : Tài sản nhạy cảm < Nguồn vốn nhạy cảm. Khi đó, lãi suất tăng sẽ xảy ra rủi ro cho ngân hàng. Hệ số nhạy cảm lãi suất Hệ số nhạy cảm Tài sản nhạy cảm = Nguồn vốn nhạy cảm 6 Hệ số cho biết những khả năng rủi ro khi có biến động về lãi suất. Có 3 trường hợp có thể xảy ra của hệ số nhạy cảm lãi suất (R): -Khi R = 1 rủi ro lãi suất không xảy ra -Khi R > 1 tức tài sản nhạy cảm > nguồn vốn nhạy cảm, khi lãi suất giảm dẫn đến thu nhập từ lãi ít hơn chi phí lãi, rủi ro lãi suất có thể xảy ra -Khi R < 1 tức tài sản nhạy cảm < nguồn vốn nhạy cảm, khi lãi suất tăng dẫn đến thu nhập từ lãi nhỏ hơn chi phí lãi, rủi ro lãi suất có thể xảy ra. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra các số liệu dùng để so sánh, đánh giá được thu thập từ các báo, tạp chí chuyên ngành, Internet… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó tìm hiểu những tác động đến đối tượng phân tích và đề ra giải pháp. - Sử dụng các chỉ số tài chính kết hợp với phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hoạt động kinh doanh và rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Từ đó đánh giá phương pháp quản trị rủi ro lãi suất mà ngân hàng đang áp dụng. - Sau khi phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng ta sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra giải pháp nhằm quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả hơn. Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Cụ thể: - Dùng kỹ thuật so sánh số tương đối: Kỹ thuật này là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 - y0 y = y0 7 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Kỹ thuật dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Dùng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối: Kỹ thuật này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. y = y1 - y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Kỹ thuật này dùng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 8 Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG-TP. CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÁI RĂNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Cái Răng được thành lập và phát triển vững mạnh sau 25 năm hoạt động. Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của các cán bộ công nhân viên, Agribank Chi nhánh Cái Răng ngày càng hoàn thiện và phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa bàn quận Cái Răng Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp huyện Châu Thành (tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cái Răng ngày nay) được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo Nghi định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập Ngân hàng chuyên doanh. Đến ngày 14/11/1990 Ngân hàng Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành với mục tiêu trọng điểm là phục vụ, đầu tư tài chính cho ngành nông nghiệp. Ngày 25/01/1996 Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành với phương hướng hoạt động phục vụ chủ yếu cho ngành nông nghiệp và góp phần phát triển nông thôn. Ngày 25/03/2004, một lần nữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quận Cái Răng do huyện Châu Thành được tách ra thành quận Cái Răng sau khi Cần Thơ được công nhận là thành phố loại II trực thuộc Trung ương. Gắn liền với tên gọi, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Răng đặt mục tiêu đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn, tập trung nguồn vốn cho vay các ngành nông- lâm- ngư nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn ở địa bàn quận nói riêng, và cả nước nói chung. Theo thời gian, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cái Răng ngày càng hoàn thiện, phát triển mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn thử 9 thách của môi trường kinh tế trong những giai đoạn suy thoái cũng như sức ép cạnh tranh đối với các Ngân hàng thương mại khác. Vượt lên khó khăn trong tình hình khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới, hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn phát triển ổn định, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, qua đó khẳng định thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn vững mạnh theo thời gian. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng như sau: GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN BP. KHO QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC B.P TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC P. KINH DOANH BP. KẾ TOÁN BP. KINH DOANH BP. KẾ HOẠCH Nguồn: phòng Kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT CN Cái Răng 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 3.1.3.1 Ban giám đốc Đây là bộ máy quản lý trung tâm, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, đứng đầu là giám đốc do hội đồng quản trị phân nhiệm. Ban giám đốc nói chung có chức năng hoạch định chiến lược kinh doanh, triệu tập cuộc họp, ký duyệt hồ sơ vay vốn. Ban giám đốc gồm có giám đốc và phó giám đốc với chức năng và nhiệm vụ sau: 10 Giám đốc là người có quyền cao nhất tại Ngân hàng và điều hành, ra quyết định cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có quyền phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phó giám đốc là người có quyền hạn sau giám đốc, hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động của Ngân hàng. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó giám đốc có thể thay mặt Giám đốc để giải quyết công việc khi được sự ủy quyền của Giám đốc. 3.1.3.2 Các bộ phận, phòng ban a. Bộ phận tổ chức hành chính Bộ phận tổ chức hành chính là bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc Ngân hàng. Hoạt động của bộ phận này bao gồm: -Theo dõi, xem xét khả năng, nhu cầu của các cán bộ công nhân viên của từng bộ phận từ đó tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức và quản lý đơn vị. -Hướng dẫn các cán bộ thực hiện các chế độ, chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền hạn của người lao động . -Phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới đơn vị trực thuộc chi nhánh. -Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh. -Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên chi nhánh. b. Phòng kế toán Phòng kế toán là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu như huy động vốn, chuyển tiền, thanh toán, phát vay cho khách hàng dưới sự điều hành của ban giám đốc. Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện công tác hạch toán, kế toán, tập hợp số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thực hiện chi lương cho cán bộ công nhân viên, trích lập các loại bảo hiểm. c. Phòng kinh doanh -Phòng kinh doanh trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như nhận hồ sơ xin vay vốn, tiến hành các công tác thẩm định, trình ban giám đốc xét duyệt và giải ngân hồ sơ vay vốn. -Thực hiện việc thu lãi và nợ gốc khi đến hạn. 11 -Chịu trách nhiệm trong việc quản lý vốn cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn cho vay đúng mục đích của khách hàng. -Thêm vào đó phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với Ngân hàng, đề xuất các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. d Bộ phận kho quỹ: -Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ như quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý; quản lý các chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. -Có trách nhiệm kiểm tra tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày. -Trực tiếp thực hiện trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh và giải ngân trong ngày. -Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh trong ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót. 3.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sau: - Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng của khách hàng bằng đồng việt nam, bằng ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại có kỳ hạn và không kỳ hạn. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu. - Phát hành thẻ ATM và các loại thẻ khác. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. - Cho vay các chương trình chỉ định của chính phủ . - Cho vay hỗ trợ Nông nghiệp - Nhận làm dịch vụ cho Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam. - Thu phí bảo hiểm, làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng 12 3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất nhạy cảm vì Ngân hàng đóng vai trò là người đi vay và cũng là người cho vay, do đó kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có khả quan hay không cũng tùy thuộc phần nào vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nông hộ và tình hình nền kinh tế. Bên cạnh đó những định hướng của ban quản trị Ngân hàng và sự nỗ lực, sáng tạo của các cán bộ công nhân viên cũng có vai trò quyết định đối với kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Với năng lực kinh doanh tốt, lợi nhuận của Ngân hàng Agribank Cái Răng liên tục dương và tăng qua nhiều năm, mặc dù có thời gian nền kinh tế đi vào khủng hoảng suy thoái trầm trọng nhưng Agribank Cái Răng vẫn giữ vững được vị thế của mình. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Cái Răng từ 2010 đến 2012: Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cái Răng năm 2010 đến 2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011-2010 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2012-2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2010 2011 2012 Thu nhập 39.854 64.577 69.653 24.723 62,03 5.076 7,86 Chi phí 34.239 55.617 62.051 21.378 62,44 6.434 11,57 5.615 8.960 7.602 3.345 59,57 (1.358) (15,16) Lợi nhuận Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 2010-2012 Thu nhập Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012 thu nhập của Ngân hàng có sự tăng lên theo thời gian. Đặt biệt năm 2011 thu nhập của Ngân hàng tăng đến 62,03% so với năm 2010. Tuy 2011 là năm lạm phát cả nước tăng cao, thị trường có nhiều biến động phức tạp, nhưng Ngân hàng Agribank Cái Răng vẫn hoạt động khá tốt, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ đông đảo khách hàng. Thêm vào đó năm 2011 lãi suất thị trường tăng mạnh, lãi suất cho vay tăng cao làm cho nguồn thu nhập của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Đến năm 2012 thu nhập của Ngân hàng có sự gia tăng nhưng chậm hơn so với năm 13 2011. Nguyên nhân thu nhập của Ngân hàng tăng không đáng kể là do tình hình kinh tế của đất nước đang trong giai đoạn khủng hoảng, các hoạt động kinh doanh hầu như đều sa sút, các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn quận kinh doanh không có lãi nên đã đã thu hẹp quy mô sản xuất, ít có nhu cầu vay vốn dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng không cao lắm. Bên cạnh đó việc lãi suất trong năm này bắt đầu giảm làm cho thu nhập từ lãi cũng tăng trưởng chậm lại. Chi phí Qua 3 năm chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2011 chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng mạnh so với năm 2010 là 62,03%. Nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể này là do kinh tế nước ta đang trong thời kì khủng hoảng, lạm phát tăng cao, kéo theo các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí huy động vốn tăng đáng kể do lãi suất huy động vốn tăng cao, trong năm 2011, lãi suất huy động trung bình lên đến 13,72% làm tổng chi phí của Ngân hàng đội lên rất nhiều. Năm 2012 chi phí của Ngân hàng là 62.051 triệu đồng, cao hơn năm 2011. Do năm 2012, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không trả nợ đúng hạn, nợ xấu của Ngân hàng tăng mạnh làm cho các chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng lên dẫn đến tổng chi phí của Ngân hàng tăng. Tuy chi phí của Ngân hàng năm 2012 có tăng nhưng so với năm 2011 thì mức độ tăng này không nhiều nguyên nhân là do lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt làm chi phí huy động vốn của Ngân hàng giảm đi. Lợi nhuận Lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm đều dương chứng tỏ Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2012, lợi nhuận của Ngân hàng có lúc tăng trưởng tốt nhưng cũng có khi giảm xuống. Năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng mạnh, cao hơn năm 2010 là 59,57%. Đây là kết quả hết sức khả quan đối với Ngân hàng trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều bất ổn và suy thoái, qua đó cho thấy việc huy động và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng khá hiệu quả. Năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm so với năm 2011 là 15,16%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong giai đoạn này, lãi suất huy động vốn tăng cao, chi phí vốn theo đó tăng mạnh hơn so với thu nhập của Ngân hàng. Thêm vào đó các khoản chi phí khác ngoài lãi như trả lương, phụ cấp cho công nhân viên, chi phí sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị …cũng tăng lên do nhu cầu thiết yếu của cơ quan. Trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập, chi phí và cả lợi nhuận của Ngân hàng đều giảm đi đáng kể so với những năm trước đây. 14 Sau đây là bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Cái Răng trong giai đoạn này: Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm 6T 2013 – 6T 2012 Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Thu nhập 42.267 29.683 (12.584) (29,77) Chi phí 37.657 29.151 (8.506) (22,59) 4.610 532 (4.078) (88,46) Lợi nhuận Nguồn : Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 6/2012-6/2013 Thu nhập Trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập của Ngân hàng có xu hướng giảm xuống rõ rệt so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân của sự giảm thu nhập này là do việc điều chỉnh hạ lãi suất để kìm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà Nước đã làm giảm đi nguồn thu nhập đáng kể từ lãi của Ngân hàng. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế khó khăn, tín dụng tăng trưởng thấp khiến nguồn thu từ lãi không cao cũng là nguyên nhân khiến cho nguồn thu nhập của Ngân hàng giảm. Chi phí Chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng năm nay cũng có phần giảm xuống, thấp hơn cùng kì năm trước 8.506 triệu đồng. Nguyên nhân của việc giảm chi phí của Ngân Hàng chủ yếu là do lãi suất huy động giảm mạnh dẫn đến chi phí huy động vốn cũng giảm đáng kể, làm tổng chi phí của Ngân hàng giảm đi. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng đã chủ động cắt giảm nhiều khoản chi phí ngoài lãi để giảm bớt gánh nặng cho Ngân hàng. Lợi nhuận Lợi nhuận của Ngân hàng trong giai đoạn này đã giảm mạnh, giảm đến 88,46% so với cùng kì năm 2012. Sự giảm mạnh về lợi nhuận của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trong thời kỳ kinh tế khó khăn này. Mặc dù chi phí của Ngân hàng có giảm 15 đáng kể nhưng bên cạnh đó thu nhập của Ngân hàng cũng giảm một khoản đáng kể, thu từ lãi của Ngân hàng không tăng trưởng tốt như trước nữa. 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI Để giữ vững được vị thế của mình trên địa bàn quận Cái Răng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cái Răng luôn có những phương hướng và mục tiêu phấn đấu để hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong thời gian tới: -Không ngừng cố gắng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng -Đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu đạt chỉ tiêu huy động vốn tăng 10% vào cuối năm 2013 so với năm 2012. -Tăng cường công tác cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nông hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính tốt. Mục tiêu đề ra trong công tác tín dụng là tăng trưởng 15% so với năm 2012. -Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, thường xuyên đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng nhằm hạn chế nợ xấu ở mức tối thiểu. -Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn, tăng thu từ lãi và ngoài lãi để đảm bảo thu nhập cho chi lương và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể là: thu từ lãi đạt trên 90% so với 2012, thu ngoài lãi đạt trên 100% so với năm 2012, thu từ 50% tổng nợ xác lập rủi ro mới, trích lập và xử lý theo quy định. -Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Phân loại và theo dõi các nhóm đối tượng khách hàng vay vốn nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng -Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng phục vụ đối với các cán bộ ngân hàng. -Đa dạng hóa các hình thức huy động và cho vay vốn sao cho phù hợp và tiện ích đối với khách hàng. 16 Chương 4 PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thể hiện sức mạnh tài chính của một chủ thể trong nền kinh tế. Vốn là yếu tố tài chính rất quan trọng và cũng là yếu tố pháp lý cơ bản trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ít kinh tế cao thì doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn dồi dào. Ngân hàng cũng vậy, nguồn vốn được xem là yếu tố quan trọng và tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng phần lớn do thu nhập của người dân tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Các hoạt động về nguồn vốn của Ngân hàng rất quan trọng, nó chi phối và quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn của Ngân hàng cũng đặc biệt hơn các doanh nghiệp khác, đối với Ngân hàng Agribank Cái răng nói riêng, nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Sự tăng, giảm nguồn vốn của Ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó khoản mục này rất được Ngân hàng chú trọng theo dõi. Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn và biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vốn là đơn vị kinh doanh lĩnh vực nhạy cảm nhất. Tuy vậy với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Agribank Cái Răng cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo, Agribank Cái Răng đã hoàn thành khá tốt công tác duy trì sự tăng trưởng nguồn vốn, làm tiền đề ổn định các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 17 Sau đây là bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 2012: Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2011-2010 Chỉ tiêu 2010 Vốn huy động 1.Tiền gửi KKH 2.Tiền gửi có KH 2011 2012 269.696 320.555 388.249 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2012-2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 50.859 18,86 67.694 21,12 16.636 (1.904) (10,24) (60) (0,36) 216.514 285.156 321.039 68.642 31,70 35.883 12,58 18.600 16.696 3.Giấy tờ có giá 14.264 5.670 22.368 (8.594) (60,25) 16.698 294,50 4.Tiền gửi KBNN 20.318 13.033 28.206 (7.285) (35,85) 15.173 116,42 Vốn điều chuyển 47.454 60.945 31.872 13.491 28,43 (29.072) (47,70) 317.150 381.500 420.122 64.350 20,29 Tổng nguồn vốn 38.622 10,12 Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng, 2010-2012 Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có sự gia tăng liên tục từ năm 2010 -2012. Nguồn vốn của Ngân hàng có mức tăng trưởng tốt qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn vốn huy động. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Để đánh giá rõ hơn về nguồn vốn của Ngân hàng cần xem xét các thành phần tạo nên nguồn vốn, bao gồm 2 thành phần đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy động là thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng từ 2010 đến 6/2013: 18 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 20106/2012 Đvt: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Vốn huy động 85,04 84,02 92,41 85,93 93,28 Vốn điều chuyển 14,96 15,98 7,59 14,07 6,72 Tổng nguồn vốn 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 2010-6/2013 Vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn chủ lực và rất quan trọng đối với bất kỳ Ngân hàng nào. Đối với NHNo&PTNT Cái Răng nguồn vốn này từ năm 2010 đến 2012 đều chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, đây là thành phần chủ yếu và mang tính quyết định của nguồn vốn Ngân hàng. Qua đó có thể thấy rằng các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được chính nhờ nguồn vốn huy động này. Khi Ngân hàng huy động được nguồn vốn càng lớn thì khả năng chủ động trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng càng cao. Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, qua các năm vốn huy động đều tăng lên khá ổn định. Năm 2011, vốn huy động tăng 50.859 triệu đồng so với 2010. Vốn huy động tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trong giai đoạn này tăng 31,70% so với năm 2010. Nắm bắt được tình hình quy hoạch đất để xây dựng khu dân, khu công nghiệp tại địa phương như khu dân cư 586, Hồng Loan, Hưng Phú… các cán bộ Ngân hàng đã đến tận nhà những người dân được đề bù tiền cho việc thu hồi đất, vận động gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng. Bên cạnh đó do năm 2011 là năm khủng hoảng chung của nền kinh tế, do đó nhiều doanh nghiệp quyết định thu hẹp quy mô sản xuất, thay vì tiền gửi thanh toán thì họ chuyển sang gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2012 vốn huy động tiếp tục tăng 21,12% so với năm 2011 mặc dù lãi suất huy động đã bắt đầu giảm dần. Nguyên nhân vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt và ổn định mặc dù lãi suất giảm một phần là do các khách hàng cá nhân đang có vốn và nuôi ý định mua nhà hoặc cần tiết kiệm một khoản tiền để dùng trong tương lai nên có xu hướng chọn gửi tiền với kì hạn dài để được hưởng mức lãi suất ổn định. Bên cạnh đó, đa phần người dân không ưa mạo hiểm nên vẫn ưu tiên chọn gửi tiền vào Ngân hàng, vừa an toàn lại vừa sinh lời lại tiện lợi trong việc sử dụng tiền khi cần thiết. 19 Sự tăng lên của vốn huy động qua các năm cho thấy ngân hàng rất chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vào việc cải tiến và đổi mới, chất lượng dịch vụ những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ngày càng được tăng lên, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng góp phần làm tăng thêm nguồn vốn huy động. Cùng với đó, hệ thống Ngân hàng Agribank đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng như áp dụng các hình thức dự thưởng cho các loại tiền gửi tiết kiệm đã thu hút ngày càng nhiều những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vốn điều chuyển Ngày nay hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm: Ngân hàng mẹ và các hệ thống các Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc. Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà. Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa phương là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, các hoạt động kinh doanh, sản xuất mang tính thời vụ…). Cho nên nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi Ngân hàng chi nhánh cần sử dụng lượng vốn vượt quá khả năng nguồn huy động vốn của mình thì Ngân hàng cấp trên sẽ điều chuyển đến cho Ngân hàng lượng vốn cần thiết theo yêu cầu. Tuy vậy, chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển này cao hơn nguồn vốn huy động, do đó nếu Ngân hàng có nhu cầu sử dụng lượng lớn vốn điều chuyển thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao. Còn những Ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt hơn so với nhu cần sử dụng vốn thì cũng sẽ điều chuyển lượng vốn thừa về Ngân hàng cấp trên để được hưởng lãi suất điều chuyển. Như vậy Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống. Nhìn chung, qua các năm vốn điều chuyển có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2011 vốn điều chuyển của Ngân hàng có sự tăng lên, tăng 13.491 triệu đồng (28,43%) so với năm 2010. Sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn điều chuyển này là do năm này nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất tăng cao, nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Vì vậy Ngân hàng cần thêm nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Năm 2012 vốn điều chuyển có xu hướng giảm mạnh xuống còn 31.872 triệu đồng (giảm 47,70%). Do nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2012 đã tăng trưởng khá tốt, đáp ứng hầu hết nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy nhu cầu về nguồn vốn điều chuyển trong năm này không nhiều. 20 Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng. Qua đó cho thấy công tác quản trị nguồn vốn của Ngân hàng là khá tốt, nguồn vốn tăng lên giúp cho Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc chủ động sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh của mình. Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng 6 tháng 2012 đến 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 6T 2012 Vốn huy động 6T 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 355.763 430.565 74.802 21,03 1.Tiền gửi KKH 15.526 13.588 (1.938) (12,48) 2.Tiền gửi có KH 285.472 365.310 79.838 27,97 3.Giấy tờ có giá 31.808 13.336 (18.472) (58,07) 4.Tiền gửi KBNN 22.957 38.331 15.374 66,97 Vốn điều chuyển 58.250 31.011 (27.239) (46,76) Tổng nguồn vốn 414.013 461.576 47.563 11,49 Nguồn : Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 6/2012-6/2013 Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên 11,49% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt mặc dù vốn điều chuyển đã giảm đáng kể. Vốn huy động Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn này tăng thêm 21,03% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự tăng lên của vốn huy động có kỳ hạn, đặt biệt là kỳ hạn trên 12 tháng. Hiện tại, lãi suất Ngân hàng đang có xu hướng giảm, do đó nhiều người dân chuyển sang gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để ổn định nguồn thu nhập lãi. Bên cạnh đó, Ngân hàng có những sản phẩm huy động như tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng…nhằm đem lại tiện ích và thu hút khách hàng đến gửi tiền, các cán bộ Ngân hàng rất chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, qua đó cho thấy công tác huy động vốn được thực hiện tại Ngân hàng là khá tốt. 21 Vốn điều chuyển Trong 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển của Ngân hàng tiếp tục giảm mạnh so với cùng kì năm trước, đạt 31.011 triệu đồng, giảm 46,76% so với năm 2012. Mặc dù nguồn vốn điều chuyển giảm đi nhưng tổng nguồn vốn của Ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt chứng tỏ nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng và đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu vốn vay của khách hàng. Nhìn chung, nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng tốt, qua đó thể hiện năng lực tài chính của Ngân hàng trong các hoạt động tín dụng và mở rộng mạng lưới kinh doanh là khá tốt trong điều kiện kinh tế suy thoái và khủng hoảng như hiện nay. Nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm không ngừng tăng trưởng chứng tỏ Ngân hàng đã rất chú trọng công tác huy động vốn nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho hoạt động tín dụng, điều hòa vốn trên thị trường, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa bàn quận. Bên cạnh đó Ngân hàng còn triển khai các dịch vụ mới, phù hợp nhu cầu thị hiếu của khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, sản phẩm đa dạng… cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng. Với những biến đổi khôn lường của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá vàng tăng đột biến trong giai đoạn 2012 làm cho người dân có xu hướng mua vàng tích trữ thay vì gửi các khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng hay sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của Ngân hàng Agribank CN Cái Răng. Qua những giai đoạn khó khăn đó, Ngân hàng vẫn đứng vững và phát triển, khẳng định vị thế của mình trên địa bàn quận. 4.1.2 Phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Tài sản của Ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Qua việc phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng qua các năm ta có thể biết được tình hình sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng như thế nào. Ngoài ra, tài sản còn nói lên sự bền vững về mặt tài chính cũng như năng lực quản lý của ban lãnh đạo Ngân hàng. Để phân tích, đánh giá tình hình tài sản của Ngân hàng, ta cần xem xét những thành phần tạo nên tổng tài sản, qua đó biết được sự phân bổ vốn của Ngân hàng cho các khoản mục tài sản có hợp lý hay không. Tài sản của Ngân hàng Agribank Cái Răng chủ yếu gồm 3 phần: Tiền mặt tại quỹ dùng cho các hoạt động thanh toán của Ngân hàng, các khoản cho vay khách hàng, cuối cùng là khoản mục tài sản cố định và tài sản có khác. Trong 3 khoản mục này có thể phân thành 2 loại đó là tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. 22 Trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng thì tài sản sinh lời là thành phần chủ yếu và rất được Ngân hàng chú trọng. Sau đây là bảng cơ cấu tài sản của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6/2013: Bảng 4.4 Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng giai đoạn 2010 đến 6/2013 Đvt: % Khoản mục Tài sản sinh lời Tài sản không sinh lời Tổng tài sản 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 93,45 95,17 95,34 93,88 93,44 6,55 4,83 4,66 6,12 6,56 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013 Nhìn chung Tài sản không sinh lời của Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, qua các năm tài sản không sinh lời chỉ vào khoản 6% và ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng còn lại đa số là tài sản sinh lời hay chính là các khoản cho vay của Ngân hàng. Mặc dù cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Ngân hàng nhưng nó lại là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, nhất là trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động. Lãi suất thay đổi khó lường trước cũng là mối đe dọa cho hoạt động tín dụng. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất rất cần thiết để duy trì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Qua 3 năm từ 2010 đến năm 2012 tổng tài sản của Ngân hàng có sự tăng trưởng tốt. Năm 2011 tổng tài sản Ngân hàng tăng trưởng khá tốt, tăng đến 64.350 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 tài sản của Ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ 10,12% so với năm 2011. Tài sản của Ngân hàng tăng lên chủ yếu là do khoản mục cho vay của Ngân hàng tăng mạnh. Sau đây là những phân tích về tình hình tài sản của Ngân hàng Agribank Cái Răng từ năm 2010 đến 2012: Khoản mục cho vay Tín dụng là hoạt động rất được Ngân hàng chú trọng vì đó là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng rất quan trọng đối với nền kinh tế, nó giúp cung ứng nguồn vốn nhàn rỗi đến những nơi cần vốn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ sản xuất không bị trì trệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn quận Cái Răng. 23 Quận Cái Răng nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố, có quốc lộ 1A đi qua, ngay từ khi mới thành lập, quận Cái Răng đã được xem là trọng điểm phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ. Thế mạnh kinh tế của quận là công nghiệp, trên địa bàn quận có các khu công nghiệp Hưng Phú I, Hưng Phú II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, cảng biển Cái Cui...Bên cạnh đó nông nghiệp ven đô là thế mạnh của các phường vành đai quận Cái Răng. Ngoài ra, sau khi chia tách thành quận Cái Răng như hiện nay, các ngành dịch vụ, du lịch nơi đây cũng rất phát triển. Do có nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp nên nơi đây rất cần sự hỗ trợ vốn từ phía Ngân hàng để kinh doanh và sản xuất. Bảng 4.5 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng giai đoạn 2010 đến 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2011-2010 Chỉ tiêu 2010 Tiền mặt tại quỹ 2.118 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 2.350 220 11,59 232 10,95 Cho vay 296.391 363.087 400.535 66.696 22,50 37.448 10,31 1.Ngắn hạn 218.015 261.482 283.802 43.467 19,94 22.320 8,54 2.Trung và dài hạn 78.376 101.605 116.733 23.229 29,64 15.128 14,89 TSCĐ VÀ TS Có khác 18.861 (2.566) (13,60) 942 5,78 38.622 10,12 Tổng Tài sản 1.898 2011 2012-2011 16.295 17.237 317.150 381.500 420.122 64.350 20,29 Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT CN Cái Răng, 2010-2012 Từ năm 2010 đến 2012 hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng trưởng. Công tác đầu tư, cho vay đến các doanh nghiệp và các hộ nông dân ngày càng được thúc đẩy và thực hiện khá tốt. Thêm vào đó là việc điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý càng thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn, tín dụng qua các năm đều tăng lên. Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng, chiếm phần lớn trong tổng số khoản cho vay. Do Agribank là ngân hàng tập trung 24 đầu tư cho ngành nông nghiệp nên các khoản vay vốn của nông hộ là ngắn hạn. Thêm vào đó do tính chất an toàn, dễ thu hồi vốn của cho vay ngắn hạn nên hầu hết các ngân hàng tập trung cho vay khoản mục này. Qua các năm, cho vay ngắn hạn có sự tăng trưởng nhưng chậm dần. Năm 2011 cho vay ngắn hạn đạt 261.482 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 19,94%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng khá cao này là do năm này Ngân hàng Nhà Nước bắt đầu nới lỏng tín dụng bằng thông tư số 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/8/2011 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đó bỏ đi việc áp dụng tỷ lệ cấp tín dụng 80% từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Qua đó việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất trên địa bàn quận cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, lạm phát cả nước nói chung tăng rất cao, lên đến 18,13% trong khi mục tiêu đạt ra của chính phủ chỉ có 7%. Hệ quả của vấn đề lạm phát tăng là giá cả, chi phí đầu vào tăng cao, đồng tiền mất giá; các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất trên địa bàn quận cần vay vốn nhiều hơn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao. Bên cạnh đó, do huyện Châu Thành ngày xưa chủ yếu là trồng cây ăn quả lâu năm, khi tách ra thành quận Cái Răng đã chuyển đổi sang những hình thức kinh doanh mới như buôn bán, kinh doanh dịch vụ…do đó nhu cầu vay vốn của người dân cũng chuyển từ vay trung dài hạn sang vay ngắn hạn. Năm 2012 cho vay ngắn hạn đạt 283.802 triệu đồng, tăng 8,54%. Tuy tín dụng năm này vẫn tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế không được ổn định, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, hàng tồn kho nhiều, những hộ nông dân trồng lúa tuy trúng mùa nhưng lại không được giá do bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước khác dẫn đến việc quy mô sản xuất kinh doanh có khuynh hướng thu hep, nhu cầu vay vốn giảm dẫn đến tín dụng ngắn hạn tăng trưởng chậm lại. Mặc khác, cho vay trung và dài hạn lại tăng mạnh từ năm 2010 đến 2012, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 cho vay trung và dài hạn tăng 29,64% so với năm 2010. Năm 2012 con số này tiếp tục tăng trưởng 14,89 %. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư xây dựng nhà xưởng tại các khu công nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, trong năm này xuất khẩu trái cây đang khá thuận lợi cả về giá cả lẫn đầu ra do đó nhiều hộ sản xuất đẩy mạnh công tác cải tạo vườn, trồng cây an quả lâu năm như mít, xoài, bưởi…cũng là nguyên nhân tăng trưởng tín dụng trung dài hạn. Qua đó cho thấy tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng đang chú trọng và phát triển thời gian qua. 25 Tiền mặt tại quỹ và TSCĐ và TS có khác Tiền mặt tại quỹ, TSCĐ và TS có khác được xếp vào nhóm tài sản không sinh lời của Ngân hàng và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản của Ngân hàng. Tuy không phải là tài sản sinh lời nhưng nhóm tài sản này có vài trò rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ luôn được Ngân hàng duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền thì Ngân hàng có thể đáp ứng ngay yêu cầu của khách hàng để khẳng định uy tín và chất lượng phục vụ của mình. Ngoài ra các khoản mục tài sản cố định và tài sản có khác cũng không kém phần quan trọng. Tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa…là nền tảng cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Tài sản có khác bao gồm các khoản tạm ứng cho việc xây dựng dở dang, các khoản lãi, phí phải thu… Năm 2010 tổng tài sản không sinh lời này chỉ chiếm 6,55% trên tổng tài sản, năm 2011 và 2012 con số này thu hẹp dần còn 4,83% và 4,66% trên tổng tài sản. Nhìn chung các khoản mục này của ngân hàng qua các năm không có sự biến động lớn. Tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng tăng đều trong khoảng 11%. Nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu là do nhu cầu sử dụng tiền mặt để thanh toán của các cá nhân và doanh nghiệp tăng lên. Khoản mục TSCĐ và TS có khác cũng có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên không nhiều. Sự tăng giảm của TSCĐ và TS có khác trong thời gian qua chủ yếu là do nhu cầu trang bị máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng để phụ vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mỗi năm khác nhau. Bảng 4.6 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 Tiền mặt tại quỹ Chênh lệch Năm 6T 2013 Số tuyệt đối % 2.749 3.330 581 21,13 Cho vay 388.678 431.313 42.635 10,97 1.Ngắn hạn 290.824 304.491 13.667 4,70 2.Trung và dài hạn 97.854 126.822 28.968 29,60 TSCĐ VÀ TS Có khác 22.586 27.033 4.447 19,69 414.013 461.676 47.663 11,51 Tổng Tài sản Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 6/2012-6/2013 26 Trong 6 tháng đầu năm 2013, tài sản của Ngân hàng cũng có sự tăng lên so với cùng kỳ năm trước, tăng 11,51%. Sự tăng lên của tổng tài sản Ngân hàng là do sự tăng lên của các khoản mục hình thành nên tổng tài sản bao gồm tiền mặt tại quỹ, cho vay và cả TSCĐ và TS Có khác đều tăng lên. Khoản mục cho vay Trong 6 tháng đầu năm 2013 cho vay của Ngân hàng đạt 365.310 triệu đồng, tăng 10,97% so với cùng kỳ năm 2012. Mức tăng trưởng này được xem là khá tốt trong tình hình kinh tế còn đang trong giai đoạn khó khăn và nhiều thách thức. Trong giai đoạn này, cho vay ngắn hạn đạt 304.491 triệu đồng, tăng so với cùng kì năm trước là 4,70%. Mặc dù lãi suất cho vay giảm đáng kể nhưng tăng trưởng tín dụng không nhiều là vì tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chưa được ổn định và hiệu qủa, do đó ít có nhu cầu vay vốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và dự án cho vay hạn chế tối đa nợ xấu. Do đó tín dụng tăng trưởng không cao nhưng đạt độ an toàn nhất định. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng cho vay trung và dài hạn lại tăng trưởng khá cao, tăng đến 29,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 126.822 triệu đồng. Khoản mục này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây là do nhu cầu vay vốn mua nhà của người dân tăng cộng với việc các doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho bất động sản mà chủ yếu là xây dựng các khu dân cư trên địa bàn quận Cái Răng đang tăng lên. Tiền mặt tại quỹ và TSCĐ và TS có khác Tính đến tháng 6/2013, tổng tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ và TSCĐ và TS có khác vẫn được duy trì ở mức thấp và ít có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Khoản mục tài sản không sinh lời này chiếm 6,56% trên tổng tài sản của Ngân hàng. Khoản mục tiền mặt tại Ngân hàng đã tăng mạnh lên 21,13% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do tình hình kinh tế đang sôi động trở lại, nhu cầu thanh toán, giao dịch với khách hàng ngày càng tăng dẫn đến việc Ngân hàng phải duy trì nguồn tiền mặt tại quỹ nhằm phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng. Khoản mục TSCĐ và TS Có khác của Ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm trước là 19,69%. 27 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT CN Cái Răng Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách vĩ mô nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và rủi ro làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng, đáng lo ngại nhất là rủi ro về lãi suất. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro khó kiểm soát nhất trong các loại rủi ro, một khi lãi suất biến động thì các tài sản và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. 4.2.1.1 Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là nguồn vốn được hình thành từ các khoản huy động ngắn hạn và vốn điều chuyển. Gọi đây là nguồn vốn nhạy lãi là vì khi lãi suất trên thị trường thay đổi thì chi phí trả lãi cho việc sử dụng nguồn vốn này cũng sẽ thay đổi trong khoản thời gian nhất định. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Agribank Cái Răng, các khoản nhạy cảm lãi suất chủ yếu gồm vốn huy động ngắn hạn và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Nhìn chung, tổng nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng có sự biến động qua các năm với xu hướng tăng. Năm 2011 nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng tăng mạnh so với năm 2010 là 31,20%. Năm 2012 nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng không tăng như trước nữa nhưng giảm nhẹ xuống còn 361.498 triệu đồng, giảm 0,55% so với cùng kì năm trước. Sau đây là bảng số liệu phản ánh tình hình biến động nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng Agribank CN Cái Răng trong giai đoạn 2010-2012 28 Bảng 4.7 Tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của NHNo&PTNT Cái Răng từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011-2010 Chỉ tiêu 2010 1. VHĐ ngắn hạn Tiền gửi KKH Tiền gửi có KH dưới 12 tháng 2011 229.605 302.546 329.625 18.600 16.696 14.264 5.670 2. Vốn điều chuyển 47.454 60.945 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 72.941 31,77 27.079 8,95 16.636 (1.904) (10,24) (60) (0,36) 83.439 42,41 10.441 3,73 22.368 (8.594) (60,25) 16.698 294,50 196.741 280.180 290.621 GTCG ngắn hạn Tổng NV nhạy lãi 2012 2012-2011 31.873 13.491 28,43 (29.072) (47,70) 277.059 363.491 361.498 86.432 31,20 (1.993) (0,55) Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-2012 Vốn huy động ngắn hạn Vốn huy động ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng trưởng khá tốt. Năm 2011 VHĐ ngắn hạn của Ngân hàng tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng mạnh của nguồn tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, tăng đến 83.439 triệu đồng (42,41%). Nguyên nhân của sự tăng mạnh nguồn tiền gửi ngắn hạn này là do năm 2011 lãi suất huy động bắt đầu tăng lên, người dân tập trung tiền nhàn rỗi vào gửi tiết kiệm. Mặc khác, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng lại có xu hướng giảm nhẹ, giảm 10,24% và giấy tờ có giá giảm mạnh 60,25% so với năm 2010. Sở dĩ năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng giảm đi là do tình hình kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, chi phí đầu vào tăng dẫn đến việc sản phẩm sản xuất ra giá cao, không bán được. Do đó các doanh nghiệp tạm thời thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi dùng cho việc thanh toán giảm, thay vào đó doanh nghiệp tạm chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó, GTCG của Ngân hàng giảm mạnh là do năm này ngân hàng chỉ phát hành chứng chỉ tiền gửi nhưng không phát hành kỳ phiếu ngắn hạn. 29 Năm 2012 vốn huy động ngắn hạn tăng trưởng chậm lại chỉ tăng 8,95% so với năm 2011. Sự tăng trưởng chậm lại là do các khoản cấu thành nên vốn huy động ngắn hạn ít biến động, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cũng không còn tăng mạnh mẽ như trước nữa bởi tình hình bất ổn của kinh tế nước ta thời điểm này. Giá vàng liên tục biến động nóng lên từng ngày làm cho nhiều người đổ xô mua vàng đầu cơ, bên cạnh đó lãi suất bắt đầu giảm dần cho đến cuối năm 2012 lãi suất huy động chỉ còn ở mức 8%/năm, người dân không còn mặn mà với việc gửi nhiều tiền vào ngân hàng như trước nữa mà chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ…. Chỉ có khoản GTCG ngắn hạn là có sự thay đổi rõ rệt, tăng đến 294,50% so với năm 2011, đạt 22.368 triệu đồng là do năm này Ngân hàng đã phát hành lại kỳ phiếu ngắn hạn. Vốn điều chuyển nhạy cảm lãi suất Khi Ngân hàng không đủ nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng cấp trên sẽ phải điều chuyển vốn về cho Ngân hàng với mức chi phí cao hơn nguồn vốn huy động. Chi phí của nguồn vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Do đó qua các năm Ngân hàng đã tích cực chủ động huy động vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thay vì sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển của Ngân hàng đều có sự giảm đi qua các năm, chỉ có năm 2011 nguồn vốn này tăng lên, đạt 60.945 triệu đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn năm 2011 tăng mạnh, các doanh nghiệp và hộ nông dân cần nhiều vốn phục vụ sản xuất hơn trong thời kỳ lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao. Bảng 4.8 Tình hình biến động nguồn vốn NCLS của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6T 2012 1. VHĐ ngắn hạn Chênh lệch 6T 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 325.672 209.937 (115.735) (35,54) 15.526 13.588 (1.938) (12,48) 278.338 183.013 (95.325) (34,25) GTCG ngắn hạn 31.808 13.336 (18.472) (58,07) 2. Vốn điều chuyển 58.250 31.011 (27.239) (46,76) Tổng NV nhạy lãi 383.922 240.948 (142.974) (37,24) Tiền gửi KKH Tiền gửi có KH dưới 12 tháng Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 6/2012-6/2013 30 Đến tháng 6/2013 con số này là 240.948 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kì năm 2012 là 37,24%. Sự thay đổi về tổng nguồn vốn nhạy lãi qua các năm là do sự thay đổi của các thành phần tạo nên nó bao gồm vốn huy động ngắn hạn và vốn điều chuyển Vốn huy động ngắn hạn Đến tháng 6/2013 vốn huy động ngắn hạn có sự giảm xuống rõ rệt, giảm đến 35,54% (115.735 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cả 3 thành phần của nguồn vốn huy động ngắn hạn đều giảm. Từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, sản xuất, tiêu thụ đều trì trệ, nhiều doanh nghiệp giải thể, thất nghiệp tăng lên, thu nhập của người dân không cao do đó không có nhu cầu gửi tiền nhiều như trước nữa. Bên cạnh đó lãi suất huy động ngày một giảm dần, việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi đã không còn hấp dẫn đối với người dân. Vì lo sợ lãi suất ngân hàng không bù đắp được lạm phát, lâu ngày đồng tiền mất giá nên nhiều người có xu hướng rút tiền để đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực khác. Vốn điều chuyển Trong nửa đầu năm nay, vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng giảm đi so với cùng kỳ năm trước giảm 46,76%, đạt 31.011 triệu động. Do nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng tốt, đáp ứng hầu hết nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Ngân hàng ít có nhu cầu sử dụng vốn điều chuyển. 4.2.1.2 Phân tích sự biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất Tài sản nhạy cảm lãi suất là các khoản vay và đầu tư ngắn hạn của Ngân hàng, một khi lãi suất trên thị trường biến động thì thu nhập từ các khoản này cũng sẽ thay đổi. Tại Ngân hàng Agribank Cái Răng, tài sản nhạy lãi chủ yếu gồm các khoản cho vay ngắn hạn và các khoản vay trung, dài hạn sắp tới ngày đáo hạn (thời hạn còn lại dưới 12 tháng). Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn khoản vay là dưới 12 tháng nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu.... Hình thức này chiếm tỷ lệ khá nhiều vì nó khá an toàn cho Ngân hàng, Ngân hàng có thể sớm thu hồi vốn, có thể quay vòng vốn nhanh. Hoạt động cho vay ngắn hạn giúp cho ngân hàng thu về gốc và lãi trong thời gian ngắn, thông thường các khoản cho vay này khi thu hồi về sẽ được tái đầu tư trong thời gian tiếp đó. Do đó nếu lãi suất trên thị trường thay đổi thì lãi suất các khoản cho vay mới này cũng thay đổi thích theo thị trường. 31 Cụ thể hơn là khi lãi suất trên thị trường giảm đi, các khoản cho vay ngắn hạn mới của ngân hàng cũng thay đổi theo, có thể cao hoặc thấp hơn so với lãi suất cho vay trước đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của ngân hàng và ngược lại. Bên cạnh đó, các khoản cho vay trung, dài hạn có thời gian đáo hạn còn lại dưới 12 tháng cũng là khoản mục nhạy cảm lãi suất. Những khoản vay sắp đáo hạn này sẽ cung cấp cho ngân hàng vốn tái đầu tư, phục vụ nhu cầu vay vốn mới với lãi suất hiện tại. Bảng 4.9 Tình hình tài sản nhạy lãi của Ngân hàng từ năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn Tổng TS nhạy lãi 2010 2011 2012 218.015 261.482 283.802 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Tuyệt Tỷ lệ Tuyệt Tỷ lệ đối (%) đối (%) 43.467 19,94 11.073 1.554 18,87 226.250 271.271 294.875 45.021 19,90 8.235 9.789 22.320 8,54 1.284 13,12 23.604 8,70 Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-2012 Dựa vào bảng trên cho thấy tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng, sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản tín dụng ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, lạm phát cả nước tăng cao, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp và các hộ dân đều tăng do đó nhu cầu vay vốn lưu động hỗ trợ sản xuất cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ, xây dựng trên địa bàn quận khá phát triển. Các khoản vay của các lĩnh vực này cũng có sự tăng trưởng. Năm 2012 cho vay ngắn hạn tăng nhẹ 8,54% so với năm 2011. Mức tăng trưởng này không còn cao như trước nữa là do trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, Ngân hàng cũng khá thận trọng cấp tín dụng, mức lãi suất 17% - 19%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận vốn của doanh nghiệp cũng khá khắt khe. Ngoài cho vay ngắn hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn sắp đáo hạn cũng tăng dần lên theo thời gian, góp phần làm tăng tổng tài sản nhạy lãi của Ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, cho vay ngắn hạn cũng có sự tăng nhẹ, đạt 304.491 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 4,70%. Mức tăng trưởng tín dụng này cũng không cao và có xu hướng giảm dần là do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất là không cao, bên cạnh đó việc thẩm 32 định các dự án đầu tư của Ngân hàng cũng khắc khe hơn trước nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Bảng 4.10 Tình hình tài sản nhạy lãi của Ngân hàng từ 6/2012-6/2013 Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Cho vay ngắn hạn 6T 2012 290.824 304.491 8.920 12.223 3.303 37,03 299.744 316.714 16.970 5,66 Cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn Tổng TS nhạy lãi 6T 2013 Chênh lệch Tuyệt Tỷ lệ đối (%) 13.667 4,70 Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 6/2012-6/2013 4.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng Agribank CN Cái Răng Rủi ro lãi suất là loại rủi ro đặt thù và khó phòng ngừa nhất đối với Ngân hàng. Vì thế việc nghiên cứu, phân tích từ đó đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất là điều hết sức cần thiết đối với Ngân hàng. Việc cân đối tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi sao cho phù hợp với sự biến động lãi suất qua từng thời kỳ nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro lãi suất là điều rất quan trọng. Tuy nhiên việc cân đối tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi không hề đơn giản vì thứ nhất, kì hạn và khối lượng tiền là do khách hàng đi vay và gửi tiền quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau. Tài sản nhạy lãi của Ngân hàng bao gồm các khoản cho vay ngắn hạn, sắp đáo hạn hay sắp được tái gia hạn. Trong cơ cấu tài sản nhạy lãi thì cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn, còn lại một phần nhỏ là các khoản vay kỳ hạn dài và sắp đáo hạn trong thời gian ngắn sắp tới. Các khoản này có thời gian đáo hạn ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay các khoản vay mới với lãi suất hiện hành, lãi suất mới này sẽ đem đến cho Ngân hàng nguồn thu nhập mới có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất trước đó. Nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và thời gian còn lại dưới 12 tháng, giấy tờ có giá ngắn hạn, sắp đáo hạn. Những khoản này sắp được cơ cấu lại kỳ hạn và áp dụng mức lãi suất mới phù hợp với lãi suất trên thị trường làm chi phí huy động của Ngân hàng cũng thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất. 33 Cùng nhìn lại các khoản mục tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng để thấy rõ hơn thực trạng rủi ro lãi suất trong thời gian vừa qua. Bảng 4.11 So sánh tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010 đến 6/2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Tổng tài sản nhạy lãi 226.250 271.271 294.875 299.744 316.714 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn 218.015 261.482 283.802 290.824 304.491 8.235 9.789 11.073 8920 12.223 Tổng Nguồn vốn nhạy lãi 277.059 363.491 361.498 383.922 240.948 18.600 16.696 16.636 15.526 13.588 196.741 280.180 290.621 278.338 183.013 14.264 5.670 22.368 31.808 13.336 229.605 302.546 329.625 325.672 209.937 47.454 60.945 31.873 58.250 31.011 1. TG không KH 2.TG có KH dưới 12 tháng 3.GTCG ngắn hạn Vốn huy động NCLS Vốn điều chuyển NCLS Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013 Thông thường Ngân hàng gặp phải 2 loại rủi ro có liên quan đến lãi suất, đó là rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư. Rủi ro về giá xảy ra khi lãi suất thị trường tăng, làm giảm giá các khoản cho vay với lãi suất cố định trước đó của Ngân hàng. Ngược lại, rủi ro tái đầu từ xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm làm cho các khoản vay mới của Ngân hàng có thu nhập thấp hơn so với trước đây, làm cho thu nhập kỳ vọng của Ngân hàng giảm. Để có thể đánh giá được tình hình rủi ro lãi suất của Ngân hàng ta cần phân tích các chỉ số đo lường rủi ro lãi suất như khe hở rủi ro lãi suất, hệ số nhạy cảm lãi suất để biết được trạng thái nhạy cảm của Ngân hàng. Phân tích khe hở rủi ro lãi suất (GAP) Khe hở nhạy cảm lãi suất hay còn gọi là chênh lệch nhạy cảm lãi suất là sự chênh lệch giữa tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng. Khi khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0, tức tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng bằng nhau, khi đó rủi ro lãi suất sẽ không xảy ra với Ngân hàng. Tuy nhiên qua các năm, con số này khác 0 chứng tỏ ngân hàng có thể đang trong tình trạng rủi ro lãi suất. Trong kết quả được tính toán ở bảng dưới đây cho thấy khe hở rủi ro lãi suất âm qua 3 năm từ 2010 đến 2012. Nguyên nhân là do năm 2011, tài sản 34 nhạy lãi tăng chậm hơn nguồn vốn nhạy lãi (nguồn vốn nhạy lãi tăng 31,20% còn tài sản nhạy lãi chỉ tăng thêm 19,9%) do đó khe hở rủi ro lãi suất lớn hơn so với năm 2010. Đến năm 2012 tài sản nhạy lãi lại tăng nhanh hơn nguồn vốn nhạy lãi năm 2011 (tài sản nhạy lãi tăng 8,7% còn nguồn vốn nhạy lãi chỉ tăng trưởng 0,55%), do đó mức độ chênh lệch rủi ro lãi suất giảm đi so với năm 2011. Bảng 4.12 Khe hở rủi ro lãi suất (GAP) tại NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010-6/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Khoản mục 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Tài sản nhạy lãi 226.250 271.271 294.875 299.744 316.714 Nguồn vốn nhạy lãi 277.059 363.491 361.498 383.922 240.948 Khe hở rủi ro lãi suất (50.809) (92.220) (66.623) (84.178) 75.766 Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013 Vì Ngân hàng có khe hở lãi suất âm nên Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Nếu lãi suất biến động tăng và các yếu tố khác không đổi thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ giảm xuống vì thu nhập từ lãi sẽ tăng ít hơn mức tăng của chi phí lãi. Ngược lại, nếu lãi suất giảm xuống thì Ngân hàng sẽ có lợi do chi phí lãi giảm nhiều hơn thu nhập lãi, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ tăng lên. Nhìn lại sự biến động lãi suất trong giai đoạn này, ta nhận thấy năm 2011 là năm lãi suất lên cao nhất trong 3 năm. Lúc này Ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn, do đó khi lãi suất tăng thì chi phí lãi của Ngân hàng tăng cao hơn thu nhập lãi, làm cho thu nhập lãi thuần của Ngân hàng giảm đi, lúc này Ngân hàng đang trong tình trạng rủi ro lãi suất. Đến năm 2012, lãi suất thị trường bắt đầu hạ nhiệt, lãi suất giảm trong tình trạng Ngân hàng nhạy cảm về nguồn vốn làm cho chi phí lãi giảm nhanh hơn thu nhập lãi, lúc này Ngân hàng không gặp phải tình trạng rủi ro lãi suất. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do tài sản nhạy lãi của Ngân hàng tăng nhưng nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng lại giảm đáng kể, làm cho khe hở rủi ro lãi suất của Ngân hàng không mang giá trị âm nữa, nhưng mang giá trị dương. Khe hở nhạy cảm lãi suất trong giai đoạn này có giá trị dương với con số 75.766 triệu đồng, điều này chứng tỏ trạng thái nhạy cảm của Ngân hàng chuyển từ nhạy cảm nguồn vốn sang nhạy cảm tài sản. Khi đó, nếu lãi suất 35 giảm thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ giảm và ngược lại nếu lãi suất tăng thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ tăng lên. Trên thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất có xu hướng giảm xuống liên tục. Khi đó lãi suất giảm làm cho thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng vì vậy mà giảm đi. Trong trạng thái nhạy cảm tài sản, lãi suất biến động giảm gây ra rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. Hệ số nhạy cảm lãi suất Hệ số nhạy cảm lãi suất là hệ số chỉ ra rủi ro khi có biến động lãi suất. Khi hệ số này bằng 1 thì rủi ro lãi suất sẽ không xảy ra, tuy nhiên việc thiết lập hệ số nhạy cảm lãi suất bằng 1 là một điều khó có thể thực hiện được. Từ năm 2010 đến năm 2012 Ngân hàng có hệ số nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm, khi đó nếu lãi suất tăng lên, thu nhập từ lãi sẽ nhỏ hơn chi phí lãi, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm đi và rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng. Qua các năm, Ngân hàng vẫn duy trì hệ số nhạy cảm lãi suất này ở mức gần bằng 1, ở mức này Ngân hàng có độ an toàn nhất định, khi biến động lãi suất tăng thì Ngân hàng cũng ít gặp rủi ro hơn. Sau đây là bảng số liệu về hệ số nhạy cảm lãi suất giai đoạn 20106/2013: Bảng 4.13 Hệ số nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ 20106/2013 Năm Khoản mục 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Tài sản nhạy lãi (triệu đồng) 218.015 261.482 283.802 290.824 304.491 Nguồn vốn nhạy lãi (triệu 277.059 363.491 361.498 383.922 240.948 đồng) Hệ số nhạy cảm lãi suất 0,82 0,75 0,82 0,78 1,31 Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013 Trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2012, hệ số nhạy cảm lãi suất R[...]... phục 8 Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG-TP CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÁI RĂNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Cái Răng được thành lập và phát triển vững mạnh sau 25 năm hoạt... một lần nữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quận Cái Răng do huyện Châu Thành được tách ra thành quận Cái Răng sau khi Cần Thơ được công nhận là thành phố loại II trực thuộc Trung ương Gắn liền với tên gọi, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Răng đặt mục tiêu đầu tư phát triển đối... vụ đối với các cán bộ ngân hàng -Đa dạng hóa các hình thức huy động và cho vay vốn sao cho phù hợp và tiện ích đối với khách hàng 16 Chương 4 PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT -CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Phân tích tình hình nguồn... chung Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 từ đó đề xuất một số giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tài sản nhạy cảm lãi suất từ... Chi nhánh Cái Răng ngày càng hoàn thiện và phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa bàn quận Cái Răng Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp huyện Châu Thành (tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cái Răng ngày nay) được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo Nghi định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập Ngân hàng chuyên doanh Đến ngày 14/11/1990 Ngân hàng Phát. .. khôn lường của lãi suất thì việc phân tích rủi ro lãi suất là hết sức cần thiết và quan trọng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro lãi suất có thể xảy ra và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy em chọn đề tài Phân 1 tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cái Răng làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU... Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất kỳ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận rủi ro để có được lợi nhuận Có rất nhiều loại rủi ro mà Ngân hàng gặp phải trong đó rủi ro lãi suất là loại rủi ro là một trong những loại rủi ro đặc thù của Ngân hàng thương mại Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi lãi suất trên thị trường biến động hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài... biến đổi Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm, lợi nhuận của Ngân hàng giảm Trường hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất cố định Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi, dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng giảm... 2013 - Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Dựa vào những phân tích, đánh giá trên đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhánh Cái Răng, ... là: -Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của Ngân hàng -Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ tài sản của Ngân hàng -Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng 2.1.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM-Net Interest Margin) Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM Thu nhập lãi thuần - Chi ... CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -CHI NHÁNH CÁI RĂNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 16 Chương PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH... Chương PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT -CHI NHÁNH CÁI RĂNG TỪ NĂM 2010... thống ngân hàng Ngân hàng thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro khoản, rủi ro tỷ giá…nhưng rủi ro lãi suất loại rủi ro khó kiểm soát Rủi ro lãi suất

Ngày đăng: 12/10/2015, 19:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w