Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng Agribank CN Cá

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 44)

CN Cái Răng

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro đặt thù và khó phòng ngừa nhất đối với Ngân hàng. Vì thế việc nghiên cứu, phân tích từ đó đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất là điều hết sức cần thiết đối với Ngân hàng.

Việc cân đối tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi sao cho phù hợp với sự biến động lãi suất qua từng thời kỳ nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro lãi suất là điều rất quan trọng. Tuy nhiên việc cân đối tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi không hề đơn giản vì thứ nhất, kì hạn và khối lượng tiền là do khách hàng đi vay và gửi tiền quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau.

Tài sản nhạy lãi của Ngân hàng bao gồm các khoản cho vay ngắn hạn, sắp đáo hạn hay sắp được tái gia hạn. Trong cơ cấu tài sản nhạy lãi thì cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn, còn lại một phần nhỏ là các khoản vay kỳ hạn dài và sắp đáo hạn trong thời gian ngắn sắp tới. Các khoản này có thời gian đáo hạn ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay các khoản vay mới với lãi suất hiện hành, lãi suất mới này sẽ đem đến cho Ngân hàng nguồn thu nhập mới có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất trước đó.

Nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và thời gian còn lại dưới 12 tháng, giấy tờ có giá ngắn hạn, sắp đáo hạn. Những khoản này sắp được cơ cấu lại kỳ hạn và áp dụng mức lãi suất mới phù hợp với lãi suất trên thị trường làm chi phí huy động của Ngân hàng cũng thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất.

34

Cùng nhìn lại các khoản mục tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng để thấy rõ hơn thực trạng rủi ro lãi suất trong thời gian vừa qua. Bảng 4.11 So sánh tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010 đến 6/2013

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Tổng tài sản nhạy lãi 226.250 271.271 294.875 299.744 316.714

Cho vay ngắn hạn 218.015 261.482 283.802 290.824 304.491 Cho vay trung dài hạn sắp đáo

hạn 8.235 9.789 11.073 8920 12.223

Tổng Nguồn vốn nhạy lãi 277.059 363.491 361.498 383.922 240.948

1. TG không KH 18.600 16.696 16.636 15.526 13.588 2.TG có KH dưới 12 tháng 196.741 280.180 290.621 278.338 183.013 3.GTCG ngắn hạn 14.264 5.670 22.368 31.808 13.336 Vốn huy động NCLS 229.605 302.546 329.625 325.672 209.937 Vốn điều chuyển NCLS 47.454 60.945 31.873 58.250 31.011

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013

Thông thường Ngân hàng gặp phải 2 loại rủi ro có liên quan đến lãi suất, đó là rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư. Rủi ro về giá xảy ra khi lãi suất thị trường tăng, làm giảm giá các khoản cho vay với lãi suất cố định trước đó của Ngân hàng. Ngược lại, rủi ro tái đầu từ xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm làm cho các khoản vay mới của Ngân hàng có thu nhập thấp hơn so với trước đây, làm cho thu nhập kỳ vọng của Ngân hàng giảm. Để có thể đánh giá được tình hình rủi ro lãi suất của Ngân hàng ta cần phân tích các chỉ số đo lường rủi ro lãi suất như khe hở rủi ro lãi suất, hệ số nhạy cảm lãi suất để biết được trạng thái nhạy cảm của Ngân hàng.

Phân tích khe hở rủi ro lãi suất (GAP)

Khe hở nhạy cảm lãi suất hay còn gọi là chênh lệch nhạy cảm lãi suất là sự chênh lệch giữa tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng. Khi khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0, tức tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng bằng nhau, khi đó rủi ro lãi suất sẽ không xảy ra với Ngân hàng. Tuy nhiên qua các năm, con số này khác 0 chứng tỏ ngân hàng có thể đang trong tình trạng rủi ro lãi suất.

Trong kết quả được tính toán ở bảng dưới đây cho thấy khe hở rủi ro lãi suất âm qua 3 năm từ 2010 đến 2012. Nguyên nhân là do năm 2011, tài sản

35

nhạy lãi tăng chậm hơn nguồn vốn nhạy lãi (nguồn vốn nhạy lãi tăng 31,20% còn tài sản nhạy lãi chỉ tăng thêm 19,9%) do đó khe hở rủi ro lãi suất lớn hơn so với năm 2010. Đến năm 2012 tài sản nhạy lãi lại tăng nhanh hơn nguồn vốn nhạy lãi năm 2011 (tài sản nhạy lãi tăng 8,7% còn nguồn vốn nhạy lãi chỉ tăng trưởng 0,55%), do đó mức độ chênh lệch rủi ro lãi suất giảm đi so với năm 2011.

Bảng 4.12 Khe hở rủi ro lãi suất (GAP) tại NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010-6/2013

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm

2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013

Tài sản nhạy lãi 226.250 271.271 294.875 299.744 316.714

Nguồn vốn nhạy lãi 277.059 363.491 361.498 383.922 240.948

Khe hở rủi ro lãi suất (50.809) (92.220) (66.623) (84.178) 75.766

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013

Vì Ngân hàng có khe hở lãi suất âm nên Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Nếu lãi suất biến động tăng và các yếu tố khác không đổi thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ giảm xuống vì thu nhập từ lãi sẽ tăng ít hơn mức tăng của chi phí lãi. Ngược lại, nếu lãi suất giảm xuống thì Ngân hàng sẽ có lợi do chi phí lãi giảm nhiều hơn thu nhập lãi, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ tăng lên.

Nhìn lại sự biến động lãi suất trong giai đoạn này, ta nhận thấy năm 2011 là năm lãi suất lên cao nhất trong 3 năm. Lúc này Ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn, do đó khi lãi suất tăng thì chi phí lãi của Ngân hàng tăng cao hơn thu nhập lãi, làm cho thu nhập lãi thuần của Ngân hàng giảm đi, lúc này Ngân hàng đang trong tình trạng rủi ro lãi suất. Đến năm 2012, lãi suất thị trường bắt đầu hạ nhiệt, lãi suất giảm trong tình trạng Ngân hàng nhạy cảm về nguồn vốn làm cho chi phí lãi giảm nhanh hơn thu nhập lãi, lúc này Ngân hàng không gặp phải tình trạng rủi ro lãi suất.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, do tài sản nhạy lãi của Ngân hàng tăng nhưng nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng lại giảm đáng kể, làm cho khe hở rủi ro lãi suất của Ngân hàng không mang giá trị âm nữa, nhưng mang giá trị dương. Khe hở nhạy cảm lãi suất trong giai đoạn này có giá trị dương với con số 75.766 triệu đồng, điều này chứng tỏ trạng thái nhạy cảm của Ngân hàng chuyển từ nhạy cảm nguồn vốn sang nhạy cảm tài sản. Khi đó, nếu lãi suất

36

giảm thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ giảm và ngược lại nếu lãi suất tăng thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ tăng lên.

Trên thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất có xu hướng giảm xuống liên tục. Khi đó lãi suất giảm làm cho thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng vì vậy mà giảm đi. Trong trạng thái nhạy cảm tài sản, lãi suất biến động giảm gây ra rủi ro lãi suất cho Ngân hàng.

Hệ số nhạy cảm lãi suất

Hệ số nhạy cảm lãi suất là hệ số chỉ ra rủi ro khi có biến động lãi suất. Khi hệ số này bằng 1 thì rủi ro lãi suất sẽ không xảy ra, tuy nhiên việc thiết lập hệ số nhạy cảm lãi suất bằng 1 là một điều khó có thể thực hiện được.

Từ năm 2010 đến năm 2012 Ngân hàng có hệ số nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm, khi đó nếu lãi suất tăng lên, thu nhập từ lãi sẽ nhỏ hơn chi phí lãi, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm đi và rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng. Qua các năm, Ngân hàng vẫn duy trì hệ số nhạy cảm lãi suất này ở mức gần bằng 1, ở mức này Ngân hàng có độ an toàn nhất định, khi biến động lãi suất tăng thì Ngân hàng cũng ít gặp rủi ro hơn.

Sau đây là bảng số liệu về hệ số nhạy cảm lãi suất giai đoạn 2010- 6/2013:

Bảng 4.13 Hệ số nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ 2010- 6/2013

Khoản mục Năm

2010 2011 2012 6/2012 6/2013

Tài sản nhạy lãi (triệu đồng) 218.015 261.482 283.802 290.824 304.491

Nguồn vốn nhạy lãi (triệu

đồng) 277.059 363.491 361.498 383.922 240.948

Hệ số nhạy cảm lãi suất 0,82 0,75 0,82 0,78 1,31

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013

Trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2012, hệ số nhạy cảm lãi suất R<1, lúc này lãi suất tăng có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Cụ thể và dễ thấy nhất là năm 2011, năm này có hệ số rủi ro lãi suất bằng 0,75. Hệ số này so với năm trước đã giảm đi và cách xa 1 hơn cho thấy tình hình rủi ro của Ngân hàng là khá cao trong tình trạng thực tế của năm là lạm phát tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặc tiền tệ, lãi suất tăng vọt. Đến năm

37

2012, hệ số rủi ro đã tăng lên, bằng với năm 2010 là 0,82, trong tình hình kinh tế 2012 lãi suất bắt đầu hạ nhiệt trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn làm cho Ngân hàng thoát khỏi tình trạng rủi ro lãi suất.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ số nhạy cảm lãi suất đã có sự thay đổi so với các năm trước, nếu trong 3 năm từ 2010 đến 2012 hệ số này nhỏ hơn 1 thì sang năm 2013 hệ số này lại lớn hơn 1. Hệ số nhạy cảm lãi suất trong 6 tháng đầu năm nay là 1,31. Qua đó cho ta thấy được tài sản nhạy cảm trong giai đoạn này lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm. Trong trạng thái này, Ngân hàng có thể dễ dàng gặp phải rủi ro khi lãi suất giảm do thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ giảm nhanh hơn chi phí lãi.

Trong tình hình thực tế của 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất thị trường có xu hướng giảm đã gây ra nhiều bất lợi cho Ngân hàng khi thu nhập lãi giảm nhanh hơn chi phí trả lãi của Ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất chủ yếu của Ngân hàng là do sự chưa cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng. Cụ thể hơn là Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn nhưng lại cho vay các khoản vay trung và dài hạn có giá trị khá cao, các khoản vay trung và dài hạn này chiếm tới gần 30% tổng giá trị các khoản cho vay. Lúc này, khi lãi suất tăng lên, các khoản huy động vốn ngắn hạn sẽ có chi phí huy động vốn tăng theo lãi suất huy động, ngược lại các khoản vay trung và dài hạn được áp dụng lãi suất cố định, do đó thu nhập của Ngân hàng về các khoản này không tăng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 44)