Phân tích tình hình nguồn vốn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 28)

4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đầu năm 2013

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thể hiện sức mạnh tài chính của một chủ thể trong nền kinh tế. Vốn là yếu tố tài chính rất quan trọng và cũng là yếu tố pháp lý cơ bản trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ít kinh tế cao thì doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn dồi dào. Ngân hàng cũng vậy, nguồn vốn được xem là yếu tố quan trọng và tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng phần lớn do thu nhập của người dân tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Các hoạt động về nguồn vốn của Ngân hàng rất quan trọng, nó chi phối và quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn của Ngân hàng cũng đặc biệt hơn các doanh nghiệp khác, đối với Ngân hàng Agribank Cái răng nói riêng, nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Sự tăng, giảm nguồn vốn của Ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó khoản mục này rất được Ngân hàng chú trọng theo dõi.

Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn và biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vốn là đơn vị kinh doanh lĩnh vực nhạy cảm nhất. Tuy vậy với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Agribank Cái Răng cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo, Agribank Cái Răng đã hoàn thành khá tốt công tác duy trì sự tăng trưởng nguồn vốn, làm tiền đề ổn định các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

18

Sau đây là bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 2012:

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Vốn huy động 269.696 320.555 388.249 50.859 18,86 67.694 21,12 1.Tiền gửi KKH 18.600 16.696 16.636 (1.904) (10,24) (60) (0,36) 2.Tiền gửi có KH 216.514 285.156 321.039 68.642 31,70 35.883 12,58 3.Giấy tờ có giá 14.264 5.670 22.368 (8.594) (60,25) 16.698 294,50 4.Tiền gửi KBNN 20.318 13.033 28.206 (7.285) (35,85) 15.173 116,42 Vốn điều chuyển 47.454 60.945 31.872 13.491 28,43 (29.072) (47,70) Tổng nguồn vốn 317.150 381.500 420.122 64.350 20,29 38.622 10,12

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng, 2010-2012

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có sự gia tăng liên tục từ năm 2010 -2012. Nguồn vốn của Ngân hàng có mức tăng trưởng tốt qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn vốn huy động. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Để đánh giá rõ hơn về nguồn vốn của Ngân hàng cần xem xét các thành phần tạo nên nguồn vốn, bao gồm 2 thành phần đó là vốn huy động và vốn điều chuyển.

Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy động là thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng từ 2010 đến 6/2013:

19

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT CN Cái Răng từ năm 2010- 6/2012 Đvt: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Vốn huy động 85,04 84,02 92,41 85,93 93,28 Vốn điều chuyển 14,96 15,98 7,59 14,07 6,72 Tổng nguồn vốn 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 2010-6/2013

Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chủ lực và rất quan trọng đối với bất kỳ Ngân hàng nào. Đối với NHNo&PTNT Cái Răng nguồn vốn này từ năm 2010 đến 2012 đều chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, đây là thành phần chủ yếu và mang tính quyết định của nguồn vốn Ngân hàng. Qua đó có thể thấy rằng các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được chính nhờ nguồn vốn huy động này. Khi Ngân hàng huy động được nguồn vốn càng lớn thì khả năng chủ động trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng càng cao.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, qua các năm vốn huy động đều tăng lên khá ổn định. Năm 2011, vốn huy động tăng 50.859 triệu đồng so với 2010. Vốn huy động tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trong giai đoạn này tăng 31,70% so với năm 2010. Nắm bắt được tình hình quy hoạch đất để xây dựng khu dân, khu công nghiệp tại địa phương như khu dân cư 586, Hồng Loan, Hưng Phú… các cán bộ Ngân hàng đã đến tận nhà những người dân được đề bù tiền cho việc thu hồi đất, vận động gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng. Bên cạnh đó do năm 2011 là năm khủng hoảng chung của nền kinh tế, do đó nhiều doanh nghiệp quyết định thu hẹp quy mô sản xuất, thay vì tiền gửi thanh toán thì họ chuyển sang gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2012 vốn huy động tiếp tục tăng 21,12% so với năm 2011 mặc dù lãi suất huy động đã bắt đầu giảm dần. Nguyên nhân vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt và ổn định mặc dù lãi suất giảm một phần là do các khách hàng cá nhân đang có vốn và nuôi ý định mua nhà hoặc cần tiết kiệm một khoản tiền để dùng trong tương lai nên có xu hướng chọn gửi tiền với kì hạn dài để được hưởng mức lãi suất ổn định. Bên cạnh đó, đa phần người dân không ưa mạo hiểm nên vẫn ưu tiên chọn gửi tiền vào Ngân hàng, vừa an toàn lại vừa sinh lời lại tiện lợi trong việc sử dụng tiền khi cần thiết.

20

Sự tăng lên của vốn huy động qua các năm cho thấy ngân hàng rất chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vào việc cải tiến và đổi mới, chất lượng dịch vụ những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ngày càng được tăng lên, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng góp phần làm tăng thêm nguồn vốn huy động. Cùng với đó, hệ thống Ngân hàng Agribank đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng như áp dụng các hình thức dự thưởng cho các loại tiền gửi tiết kiệm đã thu hút ngày càng nhiều những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Vốn điều chuyển

Ngày nay hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm: Ngân hàng mẹ và các hệ thống các Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc. Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà. Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa phương là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, các hoạt động kinh doanh, sản xuất mang tính thời vụ…). Cho nên nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi Ngân hàng chi nhánh cần sử dụng lượng vốn vượt quá khả năng nguồn huy động vốn của mình thì Ngân hàng cấp trên sẽ điều chuyển đến cho Ngân hàng lượng vốn cần thiết theo yêu cầu. Tuy vậy, chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển này cao hơn nguồn vốn huy động, do đó nếu Ngân hàng có nhu cầu sử dụng lượng lớn vốn điều chuyển thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao. Còn những Ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt hơn so với nhu cần sử dụng vốn thì cũng sẽ điều chuyển lượng vốn thừa về Ngân hàng cấp trên để được hưởng lãi suất điều chuyển. Như vậy Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống.

Nhìn chung, qua các năm vốn điều chuyển có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2011 vốn điều chuyển của Ngân hàng có sự tăng lên, tăng 13.491 triệu đồng (28,43%) so với năm 2010. Sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn điều chuyển này là do năm này nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất tăng cao, nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Vì vậy Ngân hàng cần thêm nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Năm 2012 vốn điều chuyển có xu hướng giảm mạnh xuống còn 31.872triệu đồng (giảm 47,70%). Do nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2012 đã tăng trưởng khá tốt, đáp ứng hầu hết nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy nhu cầu về nguồn vốn điều chuyển trong năm này không nhiều.

21

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng. Qua đó cho thấy công tác quản trị nguồn vốn của Ngân hàng là khá tốt, nguồn vốn tăng lên giúp cho Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc chủ động sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh của mình.

Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng 6 tháng 2012 đến 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T 2012 6T 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Vốn huy động 355.763 430.565 74.802 21,03 1.Tiền gửi KKH 15.526 13.588 (1.938) (12,48) 2.Tiền gửi có KH 285.472 365.310 79.838 27,97 3.Giấy tờ có giá 31.808 13.336 (18.472) (58,07) 4.Tiền gửi KBNN 22.957 38.331 15.374 66,97 Vốn điều chuyển 58.250 31.011 (27.239) (46,76) Tổng nguồn vốn 414.013 461.576 47.563 11,49

Nguồn : Phòng kinh doanh NHNo&PTNT CN Cái Răng, 6/2012-6/2013

Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên 11,49% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt mặc dù vốn điều chuyển đã giảm đáng kể.

Vốn huy động

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn này tăng thêm 21,03% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự tăng lên của vốn huy động có kỳ hạn, đặt biệt là kỳ hạn trên 12 tháng. Hiện tại, lãi suất Ngân hàng đang có xu hướng giảm, do đó nhiều người dân chuyển sang gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để ổn định nguồn thu nhập lãi. Bên cạnh đó, Ngân hàng có những sản phẩm huy động như tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng…nhằm đem lại tiện ích và thu hút khách hàng đến gửi tiền, các cán bộ Ngân hàng rất chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, qua đó cho thấy công tác huy động vốn được thực hiện tại Ngân hàng là khá tốt.

22

Vốn điều chuyển

Trong 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển của Ngân hàng tiếp tục giảm mạnh so với cùng kì năm trước, đạt 31.011 triệu đồng, giảm 46,76% so với năm 2012. Mặc dù nguồn vốn điều chuyển giảm đi nhưng tổng nguồn vốn của Ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt chứng tỏ nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng và đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu vốn vay của khách hàng.

Nhìn chung, nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng tốt, qua đó thể hiện năng lực tài chính của Ngân hàng trong các hoạt động tín dụng và mở rộng mạng lưới kinh doanh là khá tốt trong điều kiện kinh tế suy thoái và khủng hoảng như hiện nay. Nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm không ngừng tăng trưởng chứng tỏ Ngân hàng đã rất chú trọng công tác huy động vốn nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho hoạt động tín dụng, điều hòa vốn trên thị trường, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa bàn quận. Bên cạnh đó Ngân hàng còn triển khai các dịch vụ mới, phù hợp nhu cầu thị hiếu của khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, sản phẩm đa dạng… cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng. Với những biến đổi khôn lường của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá vàng tăng đột biến trong giai đoạn 2012 làm cho người dân có xu hướng mua vàng tích trữ thay vì gửi các khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng hay sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của Ngân hàng Agribank CN Cái Răng. Qua những giai đoạn khó khăn đó, Ngân hàng vẫn đứng vững và phát triển, khẳng định vị thế của mình trên địa bàn quận.

4.1.2 Phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Tài sản của Ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Qua việc phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng qua các năm ta có thể biết được tình hình sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng như thế nào. Ngoài ra, tài sản còn nói lên sự bền vững về mặt tài chính cũng như năng lực quản lý của ban lãnh đạo Ngân hàng. Để phân tích, đánh giá tình hình tài sản của Ngân hàng, ta cần xem xét những thành phần tạo nên tổng tài sản, qua đó biết được sự phân bổ vốn của Ngân hàng cho các khoản mục tài sản có hợp lý hay không. Tài sản của Ngân hàng Agribank Cái Răng chủ yếu gồm 3 phần: Tiền mặt tại quỹ dùng cho các hoạt động thanh toán của Ngân hàng, các khoản cho vay khách hàng, cuối cùng là khoản mục tài sản cố định và tài sản có khác. Trong 3 khoản mục này có thể phân thành 2 loại đó là tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời.

23

Trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng thì tài sản sinh lời là thành phần chủ yếu và rất được Ngân hàng chú trọng. Sau đây là bảng cơ cấu tài sản của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6/2013:

Bảng 4.4 Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng giai đoạn 2010 đến 6/2013

Đvt: %

Khoản mục 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013

Tài sản sinh lời 93,45 95,17 95,34 93,88 93,44 Tài sản không sinh lời 6,55 4,83 4,66 6,12 6,56

Tổng tài sản 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-6/2013

Nhìn chung Tài sản không sinh lời của Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, qua các năm tài sản không sinh lời chỉ vào khoản 6% và ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng còn lại đa số là tài sản sinh lời hay chính là các khoản cho vay của Ngân hàng. Mặc dù cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Ngân hàng nhưng nó lại là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, nhất là trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động. Lãi suất thay đổi khó lường trước cũng là mối đe dọa cho hoạt động tín dụng. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất rất cần thiết để duy trì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Qua 3 năm từ 2010 đến năm 2012 tổng tài sản của Ngân hàng có sự tăng trưởng tốt. Năm 2011 tổng tài sản Ngân hàng tăng trưởng khá tốt, tăng đến 64.350 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 tài sản của Ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ 10,12% so với năm 2011. Tài sản của Ngân hàng tăng lên chủ yếu là do khoản mục cho vay của Ngân hàng tăng mạnh.

Sau đây là những phân tích về tình hình tài sản của Ngân hàng Agribank Cái Răng từ năm 2010 đến 2012:

Khoản mục cho vay

Tín dụng là hoạt động rất được Ngân hàng chú trọng vì đó là hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)