Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tài sản nhạy

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 39)

sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT CN Cái Răng

Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách vĩ mô nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và rủi ro làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng, đáng lo ngại nhất là rủi ro về lãi suất. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro khó kiểm soát nhất trong các loại rủi ro, một khi lãi suất biến động thì các tài sản và nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

4.2.1.1 Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là nguồn vốn được hình thành từ các khoản huy động ngắn hạn và vốn điều chuyển. Gọi đây là nguồn vốn nhạy lãi là vì khi lãi suất trên thị trường thay đổi thì chi phí trả lãi cho việc sử dụng nguồn vốn này cũng sẽ thay đổi trong khoản thời gian nhất định. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Agribank Cái Răng, các khoản nhạy cảm lãi suất chủ yếu gồm vốn huy động ngắn hạn và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng có sự biến động qua các năm với xu hướng tăng. Năm 2011 nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng tăng mạnh so với năm 2010 là 31,20%. Năm 2012 nguồn vốn nhạy lãi của Ngân hàng không tăng như trước nữa nhưng giảm nhẹ xuống còn 361.498 triệu đồng, giảm 0,55% so với cùng kì năm trước.

Sau đây là bảng số liệu phản ánh tình hình biến động nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng Agribank CN Cái Răng trong giai đoạn 2010-2012

29

Bảng 4.7 Tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của NHNo&PTNT Cái Răng từ năm 2010 đến 2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. VHĐ ngắn hạn 229.605 302.546 329.625 72.941 31,77 27.079 8,95 Tiền gửi KKH 18.600 16.696 16.636 (1.904) (10,24) (60) (0,36) Tiền gửi có KH dưới 12 tháng 196.741 280.180 290.621 83.439 42,41 10.441 3,73 GTCG ngắn hạn 14.264 5.670 22.368 (8.594) (60,25) 16.698 294,50 2. Vốn điều chuyển 47.454 60.945 31.873 13.491 28,43 (29.072) (47,70) Tổng NV nhạy lãi 277.059 363.491 361.498 86.432 31,20 (1.993) (0,55)

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-2012

Vốn huy động ngắn hạn

Vốn huy động ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng trưởng khá tốt. Năm 2011 VHĐ ngắn hạn của Ngân hàng tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng mạnh của nguồn tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, tăng đến 83.439 triệu đồng (42,41%). Nguyên nhân của sự tăng mạnh nguồn tiền gửi ngắn hạn này là do năm 2011 lãi suất huy động bắt đầu tăng lên, người dân tập trung tiền nhàn rỗi vào gửi tiết kiệm. Mặc khác, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng lại có xu hướng giảm nhẹ, giảm 10,24% và giấy tờ có giá giảm mạnh 60,25% so với năm 2010. Sở dĩ năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng giảm đi là do tình hình kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, chi phí đầu vào tăng dẫn đến việc sản phẩm sản xuất ra giá cao, không bán được. Do đó các doanh nghiệp tạm thời thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi dùng cho việc thanh toán giảm, thay vào đó doanh nghiệp tạm chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó, GTCG của Ngân hàng giảm mạnh là do năm này ngân hàng chỉ phát hành chứng chỉ tiền gửi nhưng không phát hành kỳ phiếu ngắn hạn.

30

Năm 2012 vốn huy động ngắn hạn tăng trưởng chậm lại chỉ tăng 8,95% so với năm 2011. Sự tăng trưởng chậm lại là do các khoản cấu thành nên vốn huy động ngắn hạn ít biến động, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cũng không còn tăng mạnh mẽ như trước nữa bởi tình hình bất ổn của kinh tế nước ta thời điểm này. Giá vàng liên tục biến động nóng lên từng ngày làm cho nhiều người đổ xô mua vàng đầu cơ, bên cạnh đó lãi suất bắt đầu giảm dần cho đến cuối năm 2012 lãi suất huy động chỉ còn ở mức 8%/năm, người dân không còn mặn mà với việc gửi nhiều tiền vào ngân hàng như trước nữa mà chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ…. Chỉ có khoản GTCG ngắn hạn là có sự thay đổi rõ rệt, tăng đến 294,50% so với năm 2011, đạt 22.368 triệu đồng là do năm này Ngân hàng đã phát hành lại kỳ phiếu ngắn hạn.

Vốn điều chuyển nhạy cảm lãi suất

Khi Ngân hàng không đủ nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng cấp trên sẽ phải điều chuyển vốn về cho Ngân hàng với mức chi phí cao hơn nguồn vốn huy động. Chi phí của nguồn vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Do đó qua các năm Ngân hàng đã tích cực chủ động huy động vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thay vì sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển của Ngân hàng đều có sự giảm đi qua các năm, chỉ có năm 2011 nguồn vốn này tăng lên, đạt 60.945 triệu đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn năm 2011 tăng mạnh, các doanh nghiệp và hộ nông dân cần nhiều vốn phục vụ sản xuất hơn trong thời kỳ lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao.

Bảng 4.8 Tình hình biến động nguồn vốn NCLS của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

6T 2012 6T 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. VHĐ ngắn hạn 325.672 209.937 (115.735) (35,54)

Tiền gửi KKH 15.526 13.588 (1.938) (12,48)

Tiền gửi có KH dưới 12 tháng 278.338 183.013 (95.325) (34,25)

GTCG ngắn hạn 31.808 13.336 (18.472) (58,07)

2. Vốn điều chuyển 58.250 31.011 (27.239) (46,76) Tổng NV nhạy lãi 383.922 240.948 (142.974) (37,24)

31

Đến tháng 6/2013 con số này là 240.948 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kì năm 2012 là 37,24%. Sự thay đổi về tổng nguồn vốn nhạy lãi qua các năm là do sự thay đổi của các thành phần tạo nên nó bao gồm vốn huy động ngắn hạn và vốn điều chuyển

Vốn huy động ngắn hạn

Đến tháng 6/2013 vốn huy động ngắn hạn có sự giảm xuống rõ rệt, giảm đến 35,54% (115.735 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cả 3 thành phần của nguồn vốn huy động ngắn hạn đều giảm. Từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, sản xuất, tiêu thụ đều trì trệ, nhiều doanh nghiệp giải thể, thất nghiệp tăng lên, thu nhập của người dân không cao do đó không có nhu cầu gửi tiền nhiều như trước nữa. Bên cạnh đó lãi suất huy động ngày một giảm dần, việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi đã không còn hấp dẫn đối với người dân. Vì lo sợ lãi suất ngân hàng không bù đắp được lạm phát, lâu ngày đồng tiền mất giá nên nhiều người có xu hướng rút tiền để đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực khác.

Vốn điều chuyển

Trong nửa đầu năm nay, vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng giảm đi so với cùng kỳ năm trước giảm 46,76%, đạt 31.011 triệu động. Do nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng tốt, đáp ứng hầu hết nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Ngân hàng ít có nhu cầu sử dụng vốn điều chuyển.

4.2.1.2 Phân tích sự biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất

Tài sản nhạy cảm lãi suất là các khoản vay và đầu tư ngắn hạn của Ngân hàng, một khi lãi suất trên thị trường biến động thì thu nhập từ các khoản này cũng sẽ thay đổi. Tại Ngân hàng Agribank Cái Răng, tài sản nhạy lãi chủ yếu gồm các khoản cho vay ngắn hạn và các khoản vay trung, dài hạn sắp tới ngày đáo hạn (thời hạn còn lại dưới 12 tháng).

Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn khoản vay là dưới 12 tháng nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu.... Hình thức này chiếm tỷ lệ khá nhiều vì nó khá an toàn cho Ngân hàng, Ngân hàng có thể sớm thu hồi vốn, có thể quay vòng vốn nhanh. Hoạt động cho vay ngắn hạn giúp cho ngân hàng thu về gốc và lãi trong thời gian ngắn, thông thường các khoản cho vay này khi thu hồi về sẽ được tái đầu tư trong thời gian tiếp đó. Do đó nếu lãi suất trên thị trường thay đổi thì lãi suất các khoản cho vay mới này cũng thay đổi thích theo thị trường.

32

Cụ thể hơn là khi lãi suất trên thị trường giảm đi, các khoản cho vay ngắn hạn mới của ngân hàng cũng thay đổi theo, có thể cao hoặc thấp hơn so với lãi suất cho vay trước đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của ngân hàng và ngược lại.

Bên cạnh đó, các khoản cho vay trung, dài hạn có thời gian đáo hạn còn lại dưới 12 tháng cũng là khoản mục nhạy cảm lãi suất. Những khoản vay sắp đáo hạn này sẽ cung cấp cho ngân hàng vốn tái đầu tư, phục vụ nhu cầu vay vốn mới với lãi suất hiện tại.

Bảng 4.9 Tình hình tài sản nhạy lãi của Ngân hàng từ năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Cho vay ngắn hạn 218.015 261.482 283.802 43.467 19,94 22.320 8,54 Cho vay trung

dài hạn sắp đáo hạn

8.235 9.789 11.073 1.554 18,87 1.284 13,12

Tổng TS nhạy

lãi 226.250 271.271 294.875 45.021 19,90 23.604 8,70

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-2012

Dựa vào bảng trên cho thấy tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng, sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản tín dụng ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, lạm phát cả nước tăng cao, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp và các hộ dân đều tăng do đó nhu cầu vay vốn lưu động hỗ trợ sản xuất cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ, xây dựng trên địa bàn quận khá phát triển. Các khoản vay của các lĩnh vực này cũng có sự tăng trưởng. Năm 2012 cho vay ngắn hạn tăng nhẹ 8,54% so với năm 2011. Mức tăng trưởng này không còn cao như trước nữa là do trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, Ngân hàng cũng khá thận trọng cấp tín dụng, mức lãi suất 17% - 19%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận vốn của doanh nghiệp cũng khá khắt khe. Ngoài cho vay ngắn hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn sắp đáo hạn cũng tăng dần lên theo thời gian, góp phần làm tăng tổng tài sản nhạy lãi của Ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, cho vay ngắn hạn cũng có sự tăng nhẹ, đạt 304.491 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 4,70%. Mức tăng trưởng tín dụng này cũng không cao và có xu hướng giảm dần là do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất là không cao, bên cạnh đó việc thẩm

33

định các dự án đầu tư của Ngân hàng cũng khắc khe hơn trước nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 4.10 Tình hình tài sản nhạy lãi của Ngân hàng từ 6/2012-6/2013

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T 2012 6T 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Cho vay ngắn hạn 290.824 304.491 13.667 4,70

Cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn 8.920 12.223 3.303 37,03

Tổng TS nhạy lãi 299.744 316.714 16.970 5,66

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 6/2012-6/2013

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)