Phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất đến thu nhập lãi thuần của

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 48)

thuần của Ngân hàng

Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lên hàng đầu và Ngân hàng cũng là một trong số đó. Với chức năng là trung gian tài chính, vừa đi vay vừa cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất nên thu nhập và chi phí lãi của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập và chi phí của Ngân hàng là 2 khoản mục được ngân hàng chú trọng nhất. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lãi suất là loại rủi ro đặt thù đối với Ngân hàng. Để hiểu rõ lãi suất ảnh hưởng thế nào đối với lợi nhuận của Ngân hàng ta lần lượt phân tích ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập và chi phí của Ngân hàng.

38

4.2.3.1 Phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất đến thu nhập lãi của Ngân hàng

Thu nhập của Ngân hàng là các khoản thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng trong đó thu nhập từ lãi chiếm phần lớn chủ yếu trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Lãi suất là yếu tố yếu tác động trực tiếp đến thu nhập từ lãi cho vay của Ngân hàng, một khi lãi suất thị trường thay đổi thì lãi của các khoản vay cũng thay đổi để thích nghi với lãi suất thị trường.

Do thu nhập lãi của Ngân hàng chủ yếu là từ lãi cho vay nên khoản mục này sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 2 yếu tố, thứ nhất là số tiền cho vay, thứ 2 là lãi suất cho vay.

Sau đây là biểu đồ thể hiện mối tương quan của lãi suất huy động bình quân và chi phí lãi trong giai đoạn 2010-2012:

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNN&PTNT Cái Răng, 2010-2012

Hình 4.1 Sự thay đổi của thu nhập lãi và lãi suất từ 2010-2012

Dựa vào biểu đồ trên ta nhận thấy khi lãi suất tăng lên thì thu nhập lãi của Ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên, ngược lại khi lãi suất giảm, thu nhập lãi cũng bị sụt giảm. Năm 2011, lãi suất tăng mạnh, mức lãi suất cho vay trung bình cả năm là 18,01% cao hơn rất nhiều so với năm 2010. Theo đó, thu nhập lãi cũng tăng trưởng mạnh, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 66,13%. Nguyên nhân là do năm 2011, lãi suất cho vay tăng rất cao, có những khoảng thời gian dài lãi suất cho vay các ngành nông nghiệp, xuất khẩu lên đến 18,5%, các ngành khác lãi suất cho vay cũng rất cao trên 20%. Do đó nguồn thu nhập lãi của Ngân hàng tăng trưởng mạnh, mặc dù thực tế tăng trưởng tín

2010 2011 2012 Thu nhập lãi 36.092 59.960 64.748 lãi suất 14,37% 18,01% 17,75% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 18,00% 20,00% 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Tr iệ u đồ ng

39

dụng không quá cao. Năm 2012, NHNN chủ trương điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất, lãi suất cho vay của Ngân hàng bắt đầu hạ nhiệt, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 15-16%/năm, cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 15,5% đến 18,5%/năm và lãi suất cho vay bình quân trong năm giảm nhẹ còn 17,75%. Mặc dù lãi suất cho vay trung bình cả năm giảm nhẹ, nhưng thu nhập lãi của Ngân hàng không giảm mà vẫn giữ được mức tăng trưởng 7,99%, đạt 64.748 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tín dụng vẫn tăng trưởng 10,31% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy nguồn thu nhập từ lãi của Ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng dương.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập lãi của Ngân hàng giảm đáng kể, trong giai đoạn này thu nhập từ lãi đã giảm 32,26% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 25.746 triệu đồng. Thu nhập lãi giảm chủ yếu là do lãi suất thị trường đang liên tục giảm, làm cho nguồn thu từ hoạt động cho vay giảm đáng kể. Sau đây là biểu đồ thể hiện mối tương quan của lãi suất huy động bình quân và thu nhập lãi trong giai đoạn 6/2012-6/2013:

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNN&PTNT Cái Răng, 6/2012-6/2013

Hình 4.2 Sự thay đổi của thu nhập lãi và lãi suất từ 6/2012-6/2013 Trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất cho vay bình quân chỉ còn 14,88%, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù tín dụng vẫn tăng trưởng ở mức 10,97% so với cùng kỳ năm trước nhưng do lãi suất cho vay giảm mạnh nên thu từ lãi cũng giảm mạnh 32,26%, chỉ đạt 25.746 triệu đồng. Cụ thể, trong giai đoạn này lãi suất cho vay nông nghiệp chỉ còn dao động ở mức từ 11,5% đến 13%, lãi suất cho vay các ngành dịch vụ và đầu tư khác ở mức từ 13- 15,5%. 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 18,00% 20,00% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 01-12 01-13 tr iệ u đồ ng 06-12 06-13 Thu nhập lãi 38.009 25.746 lãi suất 18,75% 14,88%

40

4.2.3.2 Phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất đến chi phí lãi của Ngân hàng

Lãi suất biến động không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập lãi của Ngân hàng mà còn tác động trực tiếp tới chi phí. Đóng vai trò là người đi vay, Ngân hàng phải chi trả một khoảng chi phí gọi là chi phí lãi để huy động được vốn và đó là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Chi phí lãi cũng tương tự như thu nhập lãi, là khoản mục chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lãi suất và giá trị huy động vốn của Ngân hàng.

Trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì tiền gửi có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn, lãi suất huy động của loại tiền gửi này cũng thường xuyên phải thay đổi theo thị trường. Do đó chi phí của nó cũng thường xuyên biến động. Với tình hình kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua với nhiều bất ổn, nhất là năm 2011 lạm phát tăng cao, Chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát bằng công cụ lãi suất làm cho lãi suất tăng mạnh. Đến năm 2012, lạm phát được kiềm chế một cách tích cực làm cho lãi suất theo đó cũng hạ nhiệt. Từ năm 2012 đến giữa năm 2013 lãi suất bắt đầu lao dốc và biến động không ngừng. Những sự biến động mạnh mẽ đó của lãi suất qua các năm làm cho chi phí lãi theo đó cũng thay đổi mạnh mẽ, có lúc tăng mạnh, có lúc lại giảm mạnh làm cho tổng chi phí của Ngân hàng cũng có sự thay đổi đáng kể.

Từ năm 2010 đến 2012, chi phí lãi của Ngân hàng có sự tăng trưởng, đặc biệt tăng mạnh năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 lãi suất huy động tăng mạnh, lên đến 14%/năm, bên cạnh đó chi phí lãi của vốn điều chuyển khá cao làm cho chi phí trả lãi cũng tăng lên rất nhiều. Năm 2012 chi phí lãi có tăng lên nhưng chỉ tăng 0,55%, đạt 42.518 triệu đồng. Do lãi suất đầu năm 2012 còn cao nhưng dần dần lãi suất giảm xuống, do đó chi phí lãi không tăng mạnh như trước nữa.

41

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 2010-2012

Hình 4.3 Sự thay đổi của chi phí lãi và lãi suất từ 2010-2012

Qua đồ thị trên, ta nhận thấy khi lãi suất huy động bình quân tăng thì chi phí lãi cũng tăng lên, ngược lại khi lãi suất huy động bình quân giảm thì chi phí huy động vốn cũng giảm đi. Năm 2011, lãi suất huy động bình quân là 13,72%, cao hơn so với năm 2010. Theo đó, chi phí huy động vốn cũng tăng mạnh đạt 44.869 triệu đồng. Năm 2012, lãi suất bắt đầu hạ nhiệt, lãi suất huy động trung bình là 10,42%, lãi suất giảm làm cho chi phí trả lãi cũng giảm nhẹ.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí lãi của Ngân hàng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Chi phí lãi giảm chủ yếu là do lãi suất thị trường đang ngày càng tụt dốc, lãi suất huy động giảm mạnh làm cho chi phí huy động vốn giảm một lượng lớn.

Sau đây là biểu đồ thể hiện mối tương quan của lãi suất và chi phí lãi trong giai đoạn 6/2012-6/2013:

2010 2011 2012 Chi phí lãi 23.694 44.869 42.518 Lãi suất 11,24% 13,72% 10,42% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000 T ri ệu đồ ng

42

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng, 6/2012-6/2013

Hình 4.4 Sự thay đổi của chi phí lãi và lãi suất từ 6/2012-6/2013

Trong giai đoạn này, lãi suất thị trường đã giảm mạnh, lãi suất huy động bình quân chỉ còn 7,13%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Lãi suất giảm làm cho chi phí trả lãi cho vốn huy động cũng giảm đi 34,51% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung lãi suất có tác động rất lớn và trực tiếp đến thu nhập lãi và chi phí lãi của Ngân hàng. Một khi lãi suất tăng thì thu nhập lãi và chi phí lãi cũng sẽ tăng theo và ngược lại. Nếu chi phí trả lãi tăng mạnh hơn thu nhập lãi thì thu nhập lãi thuần của Ngân hàng sẽ bị giảm đi, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần phải quan tâm đến diễn biến của lãi suất để có những phương hướng điều chỉnh cơ cấu tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi cũng như kỳ hạn các khoản huy động và cho vay sao cho hợp lý.

4.2.3.3 Phân tích thu nhập lãi thuần và hệ số chênh lệch lãi thuần

Thu nhập lãi thuần là hiệu số giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi do đó yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi và chi phí lãi cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của Ngân hàng.

Sau đây là bảng phản ánh tình hình thu nhập lãi thuần và hệ số chênh lệch lãi thuần của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6/2013:

0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 01-12 01-13 T ri ệu đồ ng 06-12 06-13 Chi phí lãi 25.184 16.493 Lãi suất 12,11% 7,13%

43

Bảng 4.14 Tình hình thu nhập lãi thuần và hệ số chênh lệch lãi thuần của NHNo&PTNT Cái Răng giai đoạn 2010 đến 6/2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Thu nhập lãi 36.092 59.960 64.748 38.009 25.746 Chi phí lãi 23.694 44.869 42.518 25.184 16.493 Thu nhập lãi thuần 12.398 15,091 22.230 12.825 9.253 Hệ số chênh lệch lãi

thuần 4,18% 4.16% 5,55% 3,30% 2,15%

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng,2010-6/2013

Dựa vào bảng trên có thể thấy rằng thu nhập lãi thuần có sự tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012 do thu nhập lãi tăng mạnh hơn chi phí lãi so về số tuyệt đối. Năm 2011 thu nhập lãi thuần tăng mạnh so với năm 2010 là 42,55%, đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2012 con số này tiếp tục tăng nhưng không nhiều như năm trước, chỉ tăng thêm 25,79% so với năm 2011.

Bên cạnh thu nhập lãi thuần, Ngân hàng cũng rất quan tâm đến hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) vì nó giúp dự báo trước khả năng sinh lời thông qua việc kiểm soát chặc chẽ tài sản sinh lời và cũng là một thước đo cho tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng.

Hệ số chênh lệch lãi thuần là tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản sinh lời do đó hệ số này của Ngân hàng cũng chịu sự ảnh hưởng của thay đổi lãi suất trong thời gian qua. Trong trường hợp chi phí trả lãi cho các khoản huy động vốn của Ngân hàng tăng nhanh hơn thu nhập từ lãi thì hệ số NIM sẽ giảm đi, ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của Ngân hàng. Thêm vào đó, nếu lãi suất trên thị trường giảm đi, làm cho thu nhập từ các khoản cho vay của Ngân hàng giảm nhanh hơn chi phí trả lãi thì thu nhập lãi thuần cũng giảm làm cho hệ số chênh lệch lãi thuần giảm theo. Do đó hệ số chênh lệch lãi thuần cũng không thể hoàn toàn cố định, tuy vậy Ngân hàng vẫn cố gắng duy trì hệ số này ổn định trong thời gian qua.

Bắt đầu từ cuối năm 2010 và sang đến năm 2011 lãi suất trên đà tăng trưởng mạnh, mặc dù vào cuối năm 2010 đã có nhiều dự báo của các nhà kinh tế cho rằng lãi suất sẽ giảm nhưng lãi suất lại biến động ngoài dự đoán. Lúc

44

này do Ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn vì khe hở lãi suất là âm nên khi lãi suất tăng lên trong năm 2011 thì hệ số chênh lệch lãi thuần của Ngân hàng giảm xuống. Nguyên nhân là do thu nhập từ lãi tăng ít hơn chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động làm cho thu nhập lãi thuần tăng ít so với tổng tài sản có sinh lời. Đến năm 2012, lãi suất bắt đầu giảm và lao dốc một cách nhanh chóng, đầu năm 2012 lãi suất huy động còn ở mức 14%/năm nhưng đến cuối năm thì lãi suất giảm chỉ còn 8%/năm. Lãi suất giảm trong tình trạng Ngân hàng đang nhạy cảm về nguồn vốn dẫn đến hệ số chênh lệch lãi thuần tăng vì thu nhập từ lãi của tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi làm cho thu nhập thuần tăng. Có thể thấy, năm 2011 là năm Ngân hàng gặp phải vấn đề rủi ro lãi suất, còn năm 2012 thì lãi suất giảm đã tác động tích cực đến nguồn thu nhập của Ngân hàng.

Đến 6/2013, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng có sự giảm mạnh, chỉ đạt 9.253 triệu đồng, giảm 27,85% so với 6/2012. Thu nhập lãi thuần giảm là do trong giai đoạn này lãi suất giảm mạnh; tính đến tháng 6/2013 lãi suất cho vay bình quân chỉ còn ở mức 12,5%. Nhìn lại giai đoạn 6 tháng năm 2012 lãi suất vẫn còn ở mức rất cao là 18,75% ta thấy lãi suất đã giảm đi đáng kể. Lãi suất giảm là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trên đà hồi phục, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn. Tuy nhiên lãi suất giảm làm cho thu nhập của Ngân hàng suy giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Hệ số chênh lệch lãi thuần trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng ở mức 2,15%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Hệ số NIM này giảm đi đáng kể so với năm trước là do 2 yếu tố chủ yếu đó là thu nhập lãi thuần và tổng tài sản có sinh lời. Thu nhập trong 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng đã giảm đi rõ rệt, bên cạnh đó tổng tài sản có sinh lời lại tăng lên làm cho hệ số chênh lệch lãi thuần giảm. Qua đó cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng này không còn tốt như trước nữa.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)