1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa

70 859 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. BÙI MINH ĐỨC HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn: TS. Bùi Minh Đức đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường, nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã cung cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, do trình độ kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc phát triển du lịch văn hóa” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Minh Đức. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 8. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 3 9. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ (HUYỆN THANH THỦYPHÚ THỌ) ....................................................................................................... 4 1.1. Khái quát về xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ ................. 4 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm xã hội ...................................................................................... 5 1.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) ................................................................... 7 1.2.1. Truyền thuyết thần tích, thần sắc ............................................................ 7 1.2.2. Di tích đình làng Hạ Bì Hạ.................................................................... 19 1.2.3. Hiện vật trong di tích............................................................................. 20 1.2.4. Diễn trình lễ hội .................................................................................... 21 1.3. Giá trị di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ ............................................. 34 1.3.1. Giá trị lịch sử ......................................................................................... 34 1.3.2. Giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống .................................................. 35 1.3.3. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật ................................................................. 37 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ ........................................ 39 2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ............................................................... 39 2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật .......................................................................... 39 2.1.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 43 2.2. Về doanh thu ............................................................................................ 43 2.3. Về nguồn nhân lực ................................................................................... 44 2.4. Về khách du lịch....................................................................................... 44 2.5. Về sản phẩm du lịch ................................................................................. 45 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ ............................................. 46 3.1. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị của tài nguyên du lịch ............. 46 3.2. Quy hoạch đồng bộ khu di tích ................................................................ 48 3.3. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch ................................................................................................ 49 3.4. Nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực ........................................................ 49 3.5. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch ................................................... 50 3.6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ................................................. 51 3.7. Công tác bảo vệ môi trường cảnh quan và đảm bảo trật tự an toàn giao thông phát triển du lịch bền vững tại di tích ................................................... 51 3.8. Đa dạng hóa các loại hình du lịch ............................................................ 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Huyện Thanh Thủy là một mảnh đất có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa cách mạng vô cùng phong phú và đa dạng, là minh chứng hùng hồn về đời sống văn hóa giàu bản sắc, cũng như truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nguười dân địa phương. Trong đó có di tích đình làng Hạ Bì Hạ thuộc xã Xuân Lộc là một di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của dân ta trong việc ghi nhớ công ơn của người anh hùng đã có công đánh giặc cứu nước. Đồng thời, di tích cũng có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong xã Xuân Lộc nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung. Di tích đình làng Hạ Bì Hạ là nơi thờ các vị anh hùng có công chống giặc cứu nước của dân tộc. Đình Hạ Bì mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh vô cùng đặc sắc. Nó được hòa với không gian lễ hội độc đáo mang tính truyền thống và gắn với tín ngưỡng bản địa hết sức tự nhiên, nhuần nhĩ đã tạo nên sức sống tiềm tàng cho di tích. Những tiềm năng giá trị ấy là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Song trên thực tế hiện nay việc phát triển du lịch tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ còn rất nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của di tích. 1.2. Là một sinh viên ngành Việt Nam học việc nghiên cứu, đánh giá phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ một cách cụ thể, có hệ thống sẽ tích lũy thêm cho mình những kiến thức về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng,… mà di sản mang lại. Đồng thời vạch ra những giải pháp cụ thể cho việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản nhằm phục vụ việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tại di tích. Đó là việc làm mang lại tính thực tiễn, phù hợp, cần thiết và có ý nghĩa. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc phát triển du lịch văn hóa” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn giới thiệu, quảng bá và phát triển các tiềm năng du lịch văn hóa tại di tích đình làng Hạ Bì Hạ nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung. 1 2. Lịch sử vấn đề Một số công trình nghiên cứu của các tác giả viết về di tích đình làng Hạ Bì Hạ như: Th.S Nguyễn Hoàng Qúy, Thần tích - thần sắc thôn Hạ Bì xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm. Cuốn sách dịch từ chữ Hán các bản sắc phong và thần tích của di tích. Lưu Thị Phát (2003), Lý lịch di tích đình Hạ Bì Hạ, thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Sở văn hóa TT - TT Phú Thọ. Cuốn sách viết dưới dạng khảo tả di tích đình Hạ Bì Hạ, mang tính liệt kê, khái quát chứ chưa đi vào chiều sâu. Thực tế cho thấy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập tới việc khảo cứu, đi sâu vào truyền thuyết hình thành nên di tích và khảo tả một cách khái quát di tích,… mà chưa có định hướng nghiên cứu rõ ràng và cụ thể đến việc phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu cuả các tác giả đi trước, khóa luận “Di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc phát triển du lịch văn hóa”, xin giới thiệu cụ thể, toàn diện, hệ thống về di tích cũng như lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ nhằm phát triển du lịch văn hóa cho di sản này. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần nghiên cứu, điều tra về tiềm năng, đánh giá thực trạng, giá trị của di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ xã Xuân Lộc, Huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội trong không gian văn hóa của huyện Thanh Thủy, Phú Thọ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu quá trình hình thành di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ. Khảo sát cụ thể các giá trị lịch sử, văn hóa lễ hội tại di tích di tích lịch sử đình làng Hạ Bì Hạ. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại di tích như: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, doanh thu, nguồn nhân lực, khách du lịch,… 2 Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thiết yếu nhằm phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, khảo sát về tiềm năng, thực trạng du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 6. Phạm vi nghiên cứu Du lịch văn hóa tại khu di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện dựa trên một số các phương pháp như: - Phương pháp truy vấn thông tin qua Internet; - Phương pháp điền dã, khảo sát, nghiên cứu thực địa; - Phương pháp điều tra, phỏng vấn; - Phương pháp thư viện; - Phương pháp liên ngành. 8. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá về thực trạng của di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ, đề tài nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa tại di tích này. 9. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận Phần 1: MỞ ĐẦU Phần 2: NỘI DUNG Trong phần nội dung gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy- Phú Thọ) Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) Chương 3: Biện pháp phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) Phần 3: KẾT LUẬN 3 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ (HUYỆN THANH THỦY- PHÚ THỌ) 1.1. Khái quát về xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Xuân Lộc nằm ngay bên tả ngạn sông Đà, thuộc vùng hạ huyện Thanh Thủy. Phía Đông Nam Xuân Lộc giáp xã Tòng Bạt, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội); Phía Đông Bắc giáp xã Hồng Đà; Phía Bắc giáp xã Thượng Nông, huyện Tam Nông; Phía Tây Bắc giáp xã Đào Xá; phía Tây Nam giáp xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy. Đình làng Hạ Bì Hạ được xây dựng ngay sát chân đê sông Đà (phía ngoài đê), thuộc thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Đình làng Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc nằm cách thủ đô Hà Nội 62 km, cách trung tâm huyện lỵ Thanh Thủy 7 km về phía Tây - Nam, cách cầu Trung Hà 3 km về phía Đông - Nam. Du khách đến thăm quan đình Hạ Bì Hạ có thể đi bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi: * Đường bộ: Du khách từ Hà Nội lên, qua Sơn Tây đi cầu Trung Hà theo đường quốc lộ 316 (đê sông Đà) đi khoảng 3 km là tới làng Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Liền kề phía ngoài đê là cụm di tích đình - đền, nơi hiện đang phụng thờ vua Hùng Nghị Vương thứ 17 cùng Đức Thánh Tản Viên và thành hoàng làng Lý Dực Công. Nhìn qua sông Đà về phía Nam, là ngọn núi Ba Vì uy linh soi bóng; thấp thoáng phía bắc theo đường chim bay chừng ngót hai chục cây số là trung tâm Nghĩa Lĩnh, cố đô Văn Lang xưa, nơi Vua Hùng lập ra Nhà nước đầu tiên của cư dân Việt - Mường cổ. 4 Du khách từ Việt Trì lên, qua thị trấn Lâm Thao, qua cầu Phong Châu, tới thị trấn Hưng Hóa theo chỉ dẫn đi khoảng 7 km tới cầu Trung Hà và đi tiếp khoảng 3 km là tới đình Hạ Bì Hạ. * Đường thủy: Du khách đi tàu thủy trên sông Đà tới địa phận thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc lên bờ đi bộ 100 m tới đình Hạ Bì Hạ. 1.1.1.2. Địa hình Xuân Lộc là một xã miền núi, vùng chậm lũ của Trung ương thuộc huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, nằm gần ven sông Đà, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ đất ruộng và đất bãi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp một cách toàn diện. 1.1.1.3. Khí hậu Khí hậu mang những đặc điểm chung của khí hậu toàn huyện, cũng như những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ngoài những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, thì vùng cũng có một số đặc điểm riêng về khí hậu đó là trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ tương đối cao trung bình khoảng 260 C. Gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Đặc điểm mùa này là do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu ẩm ướt, trời lạnh (nhiệt độ khoảng 190 C). 1.1.1.4. Thủy văn Xã Xuân Lộc có nguồn nước phong phú do có sông Đà chảy qua, lượng nước sông Đà chảy qua hàng năm rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Xuân Lộc hàng năm có một lượng phù sa bồi đắp thường xuyên cho đồng ruộng. Đồng thời, đây cũng là con sông đảm nhận tưới tiêu chủ yếu không chỉ riêng cho xã Xuân Lộc mà cho tất cả 15 xã của huyện Thanh Thủy. 1.1.2. Đặc điểm xã hội 1.1.2.1. Đặc điểm dân cƣ Dân số ở Xuân Lộc có 6.479 người (2013). Người dân trong xã chủ yếu sống bằng ngành sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 5 1.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội Xuân Lộc là một xã được hình thành từ rất lâu, có truyền thống văn hóa lâu đời, dấu ấn còn để lại qua việc thờ các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Đặc biệt Xuân Lộc còn là xã có truyền thống cách mạng, yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thái Học. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu địa danh làng xã qua các thời kỳ lịch sử, Xuân Lộc thuộc những khu vực hành chính sau: Thời Hùng Vương, Xuân Lộc thuộc Bộ Văn Lang. Đời Trần, Xuân Lộc thuộc châu Đà Giang, lộ Tam Giang. Cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn, Xuân Lộc thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Đến năm 1898, Xuân Lộc thuộc tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1903 tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển lên Phú Thọ thì Đào Xá thuộc tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện chủ trương của chính phủ hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn, xóa bỏ cấp tổng, 5 làng La Hòa, Võng La, Hạ Bì, Bì Châu và Xuân Dương được hợp nhất thành một xã lấy tên là Xuân Lộc và mỗi làng cũ thành một thôn. Tên Xuân Lộc có từ đó thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tháng 3 năm 1968, hợp nhất 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thì xã Xuân Lộc thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tháng 7 năm 1977, huyện Tam Nông và Thanh Thủy sát nhập thành huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 1 năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập, xã Xuân Lộc thuộc huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Tháng 9 năm 1999, huyện Tam Thanh được tách làm 2 huyện cũ, xã Xuân Lộc lúc này thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Dù tên gọi địa danh làng xã thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, song vị trí tên gọi cụm di tích đình làng Hạ Bì Hạ vẫn không thay đổi và có địa chỉ: thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 6 1.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) 1.2.1. Truyền thuyết thần tích, thần sắc Giữa một vùng đồi núi thấp xen kẽ những cánh ruộng trũng canh tác lúa nước bao đời, ẩn chứa trong từng gò đống, bờ ao, đại thụ cũng như các ngôi đền, đình cổ kính là một thế giới huyền thoại, trong đó hư ảo truyền về các biểu tượng chân dung của đức vua Hùng cùng các tướng lĩnh đương thời, những nhân vật được coi là ân nhân, giúp dân, cứu nước và người dân ngưỡng vọng, tôn vinh qua các đời. Dấu vết từ quá khứ xa xăm hàng nghìn năm, trong tâm thức các thế hệ con cháu khắp vùng đất này, luôn được coi là một thứ “lịch sử” đích thực, nơi gửi gắm niềm tin và ý tưởng tri ân của chính những thế hệ cháu con làng Hạ Bì Hạ nói riêng, cộng đồng dân chúng đất Trung châu nói chung đối với lớp người có công khai phá, mở đường cho sự hiện tồn của dân tộc trên tiến trình lịch sử nước Việt. Đình Hạ Bì hạ thờ vua Hùng Nghị Vương thứ 17 cùng Tản Viên Sơn thánh và Lý Dực Công, là người dân làng Hạ Bì đã có công giúp nước cứu dân thời vua Hùng Duệ Vương thứ 18. Theo “Ngọc Phả Cổ Ghi Chép Sự Tích Vị Đương Cảnh Thành Hoàng Hùng Đoán Phù Quốc Đại Vương Công Thần” ghi chép lại, trải qua 17 đời vua Hùng Nghị Vương, đóng đô ở Bạch Hạc Việt Trì, dựng nước gọi là Văn Lang, kinh đô là thành Phong Châu. Vua Nghị Vương đại lược hùng tài, cái thế thánh minh, đời đời xứng bậc vua sáng vậy. Khi đó, đời truyền rằng ở phủ Ái Châu nước ta có ông tên Sùng, họ Lý và vợ họ Trần, tên Bạch, tổ tiên nối đời làm nghề thuốc, cứu được nhiều người bệnh nặng nổi tiếng khắp thiên hạ. Các gia đình nghèo, người già yếu đều được ông bà cho thuốc, không ai bị bệnh mà không được ông đem thuốc đến tận nhà chăm nom chu đáo. Người bệnh đến bốc thuốc khá đông, nên gia đình cũng có phần sung túc. Tuy vợ chồng song toàn, nhưng hiềm một nỗi vẫn chưa có điềm sinh con nối dõi. Ông thường than thân rằng: phúc ấm gia tiên để lại thế ào mà nay tuổi tác đã cao, mà nay tuổi đã ngoài 50 mà vẫn chưa có con, sau này biết dựa vào đâu mà hương khói. Vì 7 thế nên ông hết lòng làm việc thiện, để ắt có ngày trời cao biết đến. Còn người vợ, là người giỏi đạo tề gia, tam tòng tứ đức đều đủ cả, năm nay đã hơn 40 tuổi mà vẫn chưa thấy mộng sinh con trai. Một hôm vợ chồng ông bà rủ nhau đi thăm người gì ruột ở phủ Lạng Giang đang bị ốm nặng, trên đường đi bỗng thấy một người con gái nằm chết bên đường, không người chôn cất. Ông bà vô cùng thương xót không nỡ bỏ đi, tuy trong người chỉ có 7 đồng bạc tiền tiêu đi đường, nhưng đưa cả cho người dân địa phương nhờ mua hộ cỗ quan tài chôn cất người xấu số thiệt phận. Xong việc, ông bà lên đường, đi tới chùa Nhị Thanh thì trời bắt đầu tối, ông bà bèn nghỉ lại trong chùa. Khoảng nửa canh ba, ông bỗng mơ thấy có người mặc áo trắng, đến trước mặt ông bảo: “Thiên đình sai ta giáng xuống, triệu ông lên sân rồng” [1, tr.21]. Ông bèn theo sau, người đó dắt ông đi qua rất nhiều lầu rồng gác phượng, điện ngọc cửa vàng nơi hoàng thành tầng tầng lớp lớp. Vào đến cửa trời, trèo lên chín bậc thì thấy Ngọc Hoàng đang ngồi chính giữa bệ ngọc, hàng trăm quan văn võ đứng trầu hai bên. Long ly quy phượng, lừa ngựa kêu vang thềm dưới. Người mặc áo trắng dẫn ông đến sân ngoài điện, đã nghe bên trong nội điện sai một viên quan áo mũ chỉnh tề, từ trong bước ra ngồi xuống long sàng, báo với ông rằng: “Nhà khanh phúc dày, thấu đến Hoàng thiên. Nay thấy hồn quỷ nữ tâu lên nhà người có thiện tâm, cứu giúp người bị nạn trên đường, chôn cất người quỷ nữ tránh xương giá thân hình; lại giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, không màng đến tiền tài. Mọi việc ấy Hoàng thiên đều rõ cả, người có tâm tích thiện tất được báo đáp, nên sai một viên nội các Long quan giáng xuống trần gian làm con” [2, tr.21]. Nói xong, ông hành lễ bái tạ. Bỗng thấy một người áo mũ chỉnh tề giơ hai tay ra ôm lấy vai ông. Ông cầm tay dắt về. Đang mơ bỗng ông tỉnh giấc, biết đó là mộng báo bền đem sự việc kể lại cho Thái bà nghe. Thái bà vui mừng đáp: “Tâm ông tích thiện thấu đến trời xanh, nên trời ban phúc giáng mộng, tất phải có sự tốt lành. Vả lại đạo trời khó đoán mà mộng mị thường biến hóa, chẳng dám phỏng đoán nhiều, đành chờ đợi vậy” [3, tr.21]. Nói xong, hai vợ chồng ông lại tiếp tục đi thăm người dì ốm. Rồi sau đó trở về quê cũ, từ đó Thái bà quả nhiên có mang. Đến ngày mùng 8 tháng 3 năm Canh Thân sinh hạ được một người con trai, trong lúc lâm bồn cả gian phòng bỗng nhiên bừng sáng 8 huy hoàng, bốn bề mây trời vờn bay, hương hoa thơm phức, khí lành bay quanh, đất trời mát mẻ. Đứa trẻ sinh ra có tướng mạo rất là kỳ vĩ, thân thể trắng tựa ngọc, hình dung cao lớn đường đường, khí độ thần uy lẫm liệt. Sau khi sinh được 100 ngày, cha mẹ đặt tên là Dực Công, ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc rất chu đáo. Được đầy năm thì ông đã biết nói; lên 5, 6 tuổi đã hiểu rõ đạo lý việc đời, thiên tư trí tuệ thông minh, con người thanh cao tuấn tú. Năm lên 8 tuổi đã tìm thầy để theo học, hơn 2 năm mà văn học đã tinh thông, không ai sánh kịp, tài năng xuất thế có một không hai. Khi lên 10 tuổi, bỗng cha mẹ cùng qua đời một lúc (ngày 15 tháng 2). Ông bèn làm lễ an táng, cũng bái đủ 49 ngày hết lòng hiếu kính đến nỗi gia tư hết sạch. Từ đó côi cút đói nghèo không nơi nương tựa nhưng ông vẫn không thay đổi đạo hiếu. Một hôm ông làm bài thơ rằng: “Trời đã sinh nhân tất dưỡng nhân, Hoàng thiên sai giáng, há ưu phiền. Bốn bề gió thổi, chẳng người vấn, Đến lúc thành danh hưởng vạn dân” [4, tr.22]. Khi đó trong ấp có nhà lệnh tộc họ Trần, sinh được một người con gái xinh đẹp vô cùng, tuổi tròn 13. Thấy ông là người hiếu đễ lại có khí khái nên muốn gả con gái và nuôi nấng ông luôn, nhưng ông không nhận lời. Nhà họ Trần hết sức tức giận, bèn chửi mắng hết sức ô nhục, khiến ông vô cùng uất hận. Nhưng vì thế cô sức yếu khó chống lại nên ông bỏ quê ra đi tha hương cầu thực. Trải qua bao nhiêu ngày gian lao vất vả, ngủ trọ nhờ dân. Một hôm, ông đi tới chợ ở xã Lăng Sương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, chợ đang họp đông, ông ngồi nghỉ bên cổng chợ, bỗng thấy một bà lão tuổi chừng 70 quần áo tươm tất, mặt mũi phương phi đức độ. Ông bèn lên tiếng hỏi: “Cụ người ở đâu mà đi chợ này?” [5, tr.22]. Lão bà đáp: “Già vốn là người Đào Xá đến chơi chợ này; Cháu còn nhỏ tuổi sao đến chợ này mà hỏi ta như vậy?” [6, tr.22]. Ông đáp: “Cháu vốn mồ côi, không cha không mẹ, lưu lạc tìm chốn dung thân, mà chưa thấy có nhà nào làm phúc cả?” [7, tr.23]. Lão bà nghe xong, ngẫm nghĩ đây chẳng phải là con nhà thường dân, chắc phải có điều gì khuất tất bên trong. Bà bèn bảo: “Lão thấy cháu 9 còn nhỏ, trong lòng rất thương mến. Việc này tất do ý trời sắp đặt, cháu hãy theo về làm con nuôi ta được không?” [8, tr.23]. Ông liền đi theo bà lão ra về đến nhà thì trời đã khuya; vào khoảng canh ba, lão bà đang thiu thiu ngủ bỗng mơ thấy có hàng trăm binh mã tiến đến trước mặt báo rằng: “Hôm nay Vương quan đến trú ở nhà lão, sao dám thất lễ. Vả lại, nhà lão phúc mỏng không xứng được nuôi dưỡng Vương quan, chớ có coi thường nhận làm con nuôi được đâu” [9, tr.23]. Lão bà giật mình tỉnh giấc, biết là mộng báo nên không dám có ý giữ ông lại nuôi dưỡng, bèn xin ông đi tìm nơi khác để sinh sống. Ông từ biệt lão bà lên đường, làm bài thơ rằng: “Trời đã sinh ta há hư vô, Mặt mũi thông minh, đúng nam nhi. Một năm phiêu bạt nên hiểu rõ, Lợi thời thì tiến, sau sẽ vinh” [10, tr.23]. Ngâm xong bài thơ, ông thẳng tiến tới trang Hạ Bì, huyện Bất Bạt, Phủ Đà Giang. Thấy một ngôi quán nhỏ bên sông, ông liền vào đó nghỉ chân, làm bài thơ rằng: “Dừng chân quán nhỏ ở bên sông, Bốn bề quang đãng một trời xanh. Cung sở nơi đây sẽ của ta, Chẳng người dám nhận đây dân ta” [11, tr.23] Đêm đó ông vào nghỉ trong quán, dân phường Thủy Kỳ (tức phường sông) đang cắm sào bên bến (bến Hạ Bì) phía trước quán. Đêm hôm đó thấy trên quán văng vẳng có tiếng chuông trống réo rắt; người dân phường Thủy Kỳ thấy phía sau quán có mây ngũ sắc bay trên địa phận ấp nội (tức trang Hạ Bì). Lại thấy quân lính ở đâu rầm rập tiến vào cùng 4, 5 trăm người chen nhau chạy đến bên quán, hô to rằng: “Hôm nay Vương quan đến địa phương này, dân chúng (tức trang Hạ Bì) đang ở nơi đây sao lại vô lễ, không ra đón chào. Vì thế, quân lính nhập vào dân gian trách lỗi” [12, tr.23]. Nói xong thì tất cả biến mất. Nhân dân vào trong quán xem xét chỉ thấy ông đang nằm một mình ở chính giữa quán; nhìn thể diện hình hài kỳ dị khác hẳn người thường, họ trộm nghĩ chẳng phải là thần đồng giáng thế thì cũng là thiên 10 tướng sinh ra. Dân chúng đến bên ông hỏi han nguyên cớ: “Sĩ tử ở nơi nào đến đây, tuổi còn thiếu niên, mà thể dạng kỳ khôi như vậy?” [13, tr.23]. Ông ngồi xếp chân trong quán không buồn đứng dậy, cười lớn mà nói rằng: “Chớ nên nói vậy. Ta là một nho sinh nghèo, đi qua thấy quán trống thì vào ở nhờ” [14, tr.24]. Nói xong bèn đọc thơ rằng: “Trời sinh ta ra cho làm người, Trên thờ vua hiền, dưới nhờ dân. Hà tất đến đây mà hỏi vậy, Dân ấp sau này thần tử ta” [15, tr.24] Dân chúng nghe xong lời thơ như vậy, rất lấy làm kinh sợ, kéo nhau ra về đến làng thì mọi người trong làng đều mắc bệnh cả. Các phụ lão trong làng thấy sự lạ, bèn làm lễ rước ông vào làng sống với dân ấp, mọi bệnh tật tự nhiên biến mất. Từ đó dân làng vô cùng kính phục ông, tôn ông làm Sư trưởng của làng (tức trang Hạ Bì). Ông thường dạy bảo dân làng, giáo hóa trẻ con, tỏ rõ tài văn võ song toàn, dạy dân thuần phong mỹ tục, hiếu đễ trung tín. Tất cả đều nhờ vào công lao dạy dỗ của ông. Có bài thơ rằng: “Đường dài ngày trước chỉ một thân, Ngày nay được hưởng lộc của dân. Anh hùng suy, thịnh là thường sự, Sau tất thành danh, hưởng vạn dân” [16, tr.24] Khi đó, vua Nghị Vương đang mùa đi săn, thuyền rồng ngự đến bến Hạ Bì, hôm đó (vào ngày mùng 10 tháng 2) nhân dân làm lễ chúc mừng vua thì trời đã tối, nên cho dừng thuyền nghỉ lại bên sông. Nửa đêm, đang ngự trong thuyền rồng, nhà vua mơ thấy khoa thi mở tưng bừng, sĩ tử đến thi rất đông, trong đó thấy có một người tên là Dực Công tuổi mới 22 là thi đỗ Cập Đệ văn võ kiêm toàn, anh hùng đệ nhất. Nhà vua biết đây chẳng phải người thường, nên có ý gả Đế nữ Đệ thất Tiên Cung công chúa, cho ông làm Phò mã Đô đốc tướng quân, xưng là người dân gốc Hạ Bì. Đang mơ màng, bỗng thấy gió thổi mạnh lay động cả thuyền, khiến nhà vua tỉnh giấc, ngài thầm nghĩ chắc có Thiên sứ báo mộng cho ta. Bèn sai triệu các vị phụ lão 11 trang Hạ Bì đến hỏi: “Dân chúng trong ấp nội, ai tên là Lý Dực Công?” [17, tr.25]. Nhân dân phụ lão tâu: “Đó chính là vị Sư trưởng của dân làng, tên đúng là Dực Công” [18, tr.25]. Nhà vua truyền gọi đến thi tài. Ông đến bái yết trước thuyền, thấy ông dung mạo phi thường, hơn hẳn người trần thế, anh tài trí dũng, văn võ kiêm toàn không người sánh kịp. Ngắm diện mạo y như người trong mộng báo, nhà vua vô cùng mừng rỡ, ngầm nghĩ ý trời đã định, tất sẽ là vua tôi cha con trong tông tộc, như cá gặp nước như rồng gặp mây vậy. Ngày hôm sau, nhà vua sai ông theo hầu trở về kinh đô, triệu gọi Tiên Cung công chúa gả cho ông, ban chức Đô đài đại tướng quân. Được khoảng 8 năm thì vua Nghị Vương băng hà. Duệ Vương thái tử lên ngôi trao cho ông chức Giám quốc chính, cho phép trang Hạ Bì làm đất Thang mộc. Sau đó ông cùng công chúa trở về sửa sang tòa công sở (tức đất Gia Lý), dựng một tòa ở xứ ấp bến sông (tức nơi quán cũ ông đã trú ngụ trước đây). Xong việc ông cho mở tiệc lớn ăn mừng (ngày mùng 10 tháng 7) cho mời tất cả phụ lão nhân dân trong trang đến dự. Ông nói: “Nay cung sở đã xây xong, giao lại cho dân làng trông nom, để khi ông về chơi làm nơi mở tiệc; sau này sẽ là nơi thờ cúng, tỏ rõ ân tình Sư đệ, tấm tình hiếu đễ của dân”[19, tr.26]. Ông lại cấp cho một hốt vàng, mua 15 trượng đất bãi để sau này làm ruộng hương hỏa. Phụ lão nhân dân nhất nhất vâng lệnh. Xong việc, ông cùng công chúa lên xa giá trở về thành đô vào chầu đế diện. Khi đó, vua Duệ Vương sinh hạ được 20 vị Hoàng tử và 6 nàng công chúa, nhưng lần lượt đi về cõi tiên, chỉ còn hai công chúa là Đệ nhất Tiên Dung công chúa gả cho Chử Đồng Tử, quê ở thôn Nội, xã Đa Hòa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu, xứ Sơn Nam Thượng. Đệ nhị Mị Nương công chúa còn đang kén rể cầu hiền. Lúc đó, Tản Viên Sơn Thánh là người anh hùng nhất trong vạn người, nên được vua Duệ Vương gả công chúa cho (Ngày xưa, Sơn Thánh là người ở xã Lăng Sương, huyện Thanh Châu, xứ Hưng Hoá. Cha tên là Nguyễn Cao Hạnh; mẹ là Đinh Thị Điên. Nguyễn Cao Hạnh tuổi đã ngoài 60, Đinh bà tuổi 51 mà vẫn chưa có điềm sinh quý tử. Một hôm ra bờ giếng tắm, bỗng thấy rồng vàng trên trời bay xuống uống nước, rồi thấy có mây ngũ sắc bay quanh thân mình, trở về nhà tự nhiên có mang, 14 tháng sau thì sinh ra Sơn Thánh ngày 15 tháng giêng năm Đinh Tị. Đến năm ông 13 12 tuổi thì người cha đột ngột qua đời, cảnh mẹ góa con côi đói rét, vì thế ông đưa mẹ lên núi Tản Lĩnh xin làm con nuôi bà ma thị. Hàng ngày đi chặt củi, bán lấy tiền nuôi mẹ rất là chí hiếu. Sau này, khi đi chặt củi được thần Mộc Tinh, Tử Vi Tinh cho “gậy thần”, lại mượn cuốn “sách ước” của Long cung, vì thế có được phép tiên, biến hóa vô cùng, anh tài trí dũng, kỳ mưu dị thuật, vì thế được vua Duệ Vương gả con gái thứ 2 là Mị Nương công chúa. Hai vợ chồng đều tu tiên đắc đạo, hóa sinh bất diệt. Nhà vua ban sắc phong là Nhạc Phủ kiêm Thượng đẳng thần). Từ khi chọn được rể hiền, nhà vua có ý nhường ngôi cho con rể, nhưng Tản Viên Sơn Thánh (tên húy là Tuấn) từ chối không nhận, chỉ nguyện xin phù trợ quốc chính. Khi đó, Thục An Dương Vương (tức Ai Vương cũng là dòng giống con cháu vua Hùng) nghe tin cơ đồ họ Hùng nước Nam sắp đến ngày cáo chung, vua Duệ Vương không con trai nối dõi đang truyền ngôi cho con rể. Bèn thu thập binh lương hơn 30 vạn quân, tiến đánh nước ta. Chúng chia quân làm 5 đạo thủy lục cùng tiến, thuyền ngựa song hành. Thư biên ải cáo cấp, nhà vua cho triệu Sơn Thánh hỏi kế chống giặc. Sơn Thánh tâu: thần nguyện xin lĩnh 10 vạn tinh binh đi chống giặc. Nhà vua đồng ý, rồi sai Dực Công phõ mã đem 1 vạn quân nghênh chiến với quân giặc ở phủ Đà Giang. Ông phụng mệnh đem quân thẳng tiến về nơi Cung ấp (tức trang Hạ Bì). Đánh nhau một trận mà quân giặc đã bị dẹp yên. Nhà vua nghe tin vô cùng mừng rỡ, xuống chiếu triệu hồi Sơn Thánh, Dực Công và các chư tướng khải hoàn trở về kinh đô. Nhà vua đại khai yến tiệc, khen thưởng công lao công thần theo thứ bậc khác nhau. Ban cho Dực Công chức Thái Bảo quốc chính. Từ đó vua tôi hiệp đức, thiên hạ thái bình. Nhà vua thường tuần du đến đảo Sơn Bồng Lĩnh, tìm chơi nơi dấu Phật vết Tiên; vui với bàn cờ nơi núi cao trăng sáng, thú vị nơi trúc lĩnh lung tương; nhàn ngắm cảnh thú nhảy chim bay, non xanh nước biếc. Được 2 năm thì Thục vương lại khởi binh phục thù, tấn công nước ta bằng hàng trăm vạn tinh binh, với 5 đạo quân thủy bộ rầm rộ thẳng tiến vào biên giới, cờ bay rợp trời, trống chiêng náo động. Một đạo bộ binh đi từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, Mai Châu, Việt Châu, Mộc Châu, Tiến Châu, Đại Man châu, Luân Châu, Tự Long châu, Bảo Lạc, Ban Bàn, Thủy Vĩ đến Đà Bắc cùng các đạo thủy quân thuyền chiến nghìn 13 chiếc đi từ cửa biển Thần Phù Hoan Châu, Bố Chính châu, Di châu, Kinh Bắc, Lục Đầu, Bạch Hạc giang,… Thượng thư cáo cấp ngày 5 lần khiến nhà vua vô cùng lo lắng, vội vàng cho triệu chư tướng họp bàn kế chống giặc. Sơn Thánh hứa hết sức phò giá, tự chọn tướng tài, thống lĩnh hơn 30 vạn quân đi đánh trừ giặc Thục, chỉ không quá một ngày thì bình xong giặc, bắt sống tướng giặc, đem giải về kinh đô. Nhà vua xống chiếu triệu hồi Sơn Thánh, Dực Công và các chư tướng chống giặc tháng lợi trở về. Dực Công về qua Miếu sở (ngày mùng 7 tháng 4) đại khai yến tiệc cùng nhân dân (tức trang Hạ Bì), rồi lại cùng Sơn Thánh hội yến ở Cung trong đền (ngày mùng 7 tháng giêng) thì được tin Tiên Cung công chúa xa giá đến chúc mừng. Ông làm bài thơ rằng: “Hoàng thiên đã định nghĩa phu thê Thề non hẹn biển một lòng trung với nước” [20, tr.27] Sau đó, lên xa giá trở về kinh đô. Nhà vua sai mở tiệc lớn, ban cho ông mỹ tự và sắc chỉ (ngày 20 tháng 9), nhân dân làm lễ chúc mừng. Ông liền cho mộ nghĩa binh ở nơi sở tại (trang Hạ Bì) làm gia thần thủ túc 48 người (trong đó người trang Hạ Bì là Nguyễn Dục và Lê Cứ được làm thần tướng chỉ huy) theo ông đi chống giặc. Ông lại truyền sai gia thần nơi sở tại thiết lập đồn binh ở bên sông (tức bến sông Hạ Bì nơi ngôi quán ông đã trú ngụ) để đón đánh quân giặc tấn công. Ông đóng tại đồn khoảng 10 ngày ngăn quân Thục tràn vào đất ta. Một hôm vào khoảng nửa đêm, quân Thục chuẩn bị bí mật tiếp viện bao vây chặt bốn phía, quân ta không kịp trở tay, vì thế phải đóng cửa đồn cố thủ 3 ngày, sai thư cáo cấp với nhà vua. Lúc đó Tiên Cung công chúa (tức con gái vua Nghị Vương, em gái vua Duệ Vương; mẹ là Cung phi thứ 7 Trần Thị Cực năm 41 tuổi mơ thấy quần tiên trên Nguyệt Điện bam cho một viên ngọc Lưu ly, thế là có mang, ngày mùng 10 tháng 2 năm Giáp Ngọ thì sinh ra công chúa, đặt tên là Tiên Cung công chúa. Nàng tính bẩm thanh kỳ, dung nhan trong sáng, xinh đẹp đến nguyệt thẹn hoa nhường, vẻ chim sa cá lặn, nét anh tài thục nữ, đức hiếu đễ thuận hòa hơn hẳn người thường) bèn xin với nhà vua: “Thiếp xin lĩnh một vạn quân binh, tiến đánh giặc Thục giải vây cho chồng (khi đó, quân Thục lại chia quân làm 5 đạo tiến đánh nước ta. Sơn Thánh chỉ huy một đạo 14 binh, Dực Công chỉ huy một đạo chặn đánh quân địch ở vùng Đà Giang) để đáp lại nghĩa vợ chồng” [21, tr.28]. Nhà vua đồng ý. Công chúa mặc áo giáp sắt, cải trang làm nam giới, hai tay cầm hai thanh bảo kiếm, cưỡi ngựa đem quân đến giải vây cho chồng. Đánh nhau một trận kịch chiến, phá vỡ được vòng vây. Dực Công cưỡi ngựa chạy về kinh đô xin viện binh; công chúa ở lại bày binh bố trận, chống trả quân giặc, chém được vô số đầu giặc. Đánh nhau được 5, 6 hiệp quân giặc gần bại trận thì lại được viện binh kéo đến. Chúng bắt được một tinh binh của công chúa, trói dưới bờm ngựa. Khi biết đó là một nữ binh, chúng dò hỏi người nam tướng đó là ai? Tên nữ binh đáp đó chính là Tiên Cung Đế Nữ giả làm nam giới đánh giải vây cho chồng là Dực Công. Thục tướng nghe xong, bèn dốc toàn bộ binh lính xông lên bắt sống. Công chúa biết khó chống lại quân giặc, vì sức quân ta đã yếu, nên bà cho lui quân đến trước Cung sở bên sông, nhưng quân Thục truy đuổi rất gấp, biết là khó thoát nên công chúa gieo mình xuống sông tự hóa (ngày 12 tháng 9). Bỗng thấy một con rắn đỏ từ dưới sông bay thẳng lên trời biến mất. Khi ấy, trời đất tối sầm, sấm chớp nổi lên đùng đùng, mưa to gió lớn khiến quân Thục vô cùng kinh sợ. Trong nháy mắt, cả dòng sông cuộn sóng ba đào, tung bọt trắng xóa. Nhân dân thấy vậy, tâu lên nhà vua, lệnh cho nhân dân sở tại lập miếu thờ cúng nơi công chúa đã hóa (tức bờ sông trang Hạ Bì), cho phép dân trang Hạ Bì được làm dân Hộ nhi thờ cúng công chúa. Sau này có thơ rằng: “Tiên Cung nương hỡi, Tiên Cung nương, Danh thơm truyền mãi dải Đà Giang. Ngàn năm miếu điện nay còn đó, Ức niên thờ phụng tại trang Hạ Bì” [22, tr.29] Sau đó, Dực Công đem quân trở về, đánh một trận lớn chém được hơn 2 nghìn đầu giặc, bắt sống vô số binh mã giải đem về kinh. Nhà vua ban cho ông áo mũ, sắc chỉ đưa về thờ ở nơi Cung sở (đất Hạ Bì). Nơi công chúa hóa làm chính đền thờ cúng (hai mùa xuân thu đều sai quan triều về làm tế lễ). Và 19 nơi đền miếu khác đều về kinh đón sắc chỉ, mỹ tự, áo mũ về thờ vọng. Ngày nhân dân đi đón rước sắc chỉ, trong 3 ngày trời đất tối tăm u ám, mây bay nước động, khi đón về đến nơi nhân dân làm lễ tạ thì trời lại trở lại sáng sủa như thường. 15 Phong: Đương cảnh thành hoàng Hùng đoán Hộ quốc Đại vương Nữ Đế Tiên Cung công chúa (trang Hạ Bì thờ phụng, hai mùa xuân thu quan triều về làm lễ tế). Trải 349 năm, đất Nam Giao ta thuộc 4 họ Đinh, Lê, Lý, Trần tạo dựng hồng đồ, (thần) thường cứu nước giúp dân, cho nên được các Đế vương bao phong mỹ tự, thờ cúng không dứt, cùng hưởng lộc nước. Thật là tốt đẹp lắm thay. Vào đời vua Đinh Tiên Hoàng, có loạn 12 sứ quân, nhà vua sai quan Thái úy Nguyễn Đào đem quân đi dẹp loạn, khi đi qua đất hạ bì, thấy điện miếu bên sông đẹp đẽ huy hoàng, bèn cho quân nghỉ chân vào mật khấn, xin thần phù hộ quộc chính, dẹp yên giặc loạn sẽ tâu nhà vua bao phong khen thưởng, thờ cúng mãi mãi. Khấn xong, bỗng thấy cuồng phong thổi mạnh, làm lay động cờ xí trước sân, lại thấy một con rắn đen dài hơn 10 trượng nằm cuộn tròn chính giữa điện. Quân lính vô cùng kinh sợ, quỳ xuống làm lễ bái tạ. Rồi tiến binh dẹp loạn thắng trận trở về. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế; từ đó nước nhà thống nhất, bốn biển thanh bình. Nhà vua mở tiệc mừng công, Nguyễn Thái úy dâng tấu công lao hiển ứng phò trợ của thần tại đền Hạ Bì. Nhà vua bao phong mỹ tự, cho phép thờ cúng ngàn năm, cùng non sông hưởng lộc nước. Thật tốt đẹp thay Phong: Đương cảnh Thành hoàng Hùng đoán Hộ quốc An dân Đại vương Nữ Đế Tiên Cung công chúa Thánh mẫu (cho phép trang Hạ Bì được thờ cúng thần). Phong: Đương cảnh Thành hoàng Uy dũng Sùng tín Qúi minh Quảng trí Dực vận Hùng đoán Phù quốc Hộ dân Đại vương và Nữ Đế Tiên Tiên Cung Hiển ứng Diệu vận dung quang công chúa. Trước kia hàng năm lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ được tổ chức vào các ngày như sau: Ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch: ngày sinh Dực Công. Lễ vật gồm có 3 mâm cỗ đặt lên ban thờ chình để cúng tế. Lễ hội có tổ chức kéo lửa nấu cơm thi, vật tự do, chọi gà, cờ tướng, tổ tôm điếm… Ngày 15 tháng 4 âm lịch: ngày mất Dực Công. Lễ vật gồm 3 cỗ chay, 3 mâm cơm, gà, xôi, rượu cúng lễ. Tổ chưc rước bát nhang từ miếu Thánh Mẫu về đình làm lễ. Ngày mùng 7 tháng giêng lễ chính tại đình, tổ chức rước 2 vị đại vương là Dực Công và Tiên Cung công chúa về đình tế lễ. Lễ hội xưa kia có mổ trâu đến để tế cùng rượu ngon và ca hát 3 ngày. 16 Ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch: ngày sinh của Tiên Cung công chúa. Ngày 12 tháng 9 âm lịch: ngày mất của Tiên Cung công chúa. Các ngày khánh hạ đều làm 3 mâm cỗ gồm: thịt gà, xôi, cơm, rượu cúng tế. Đình Hạ Bì có 4 đạo sắc phong thời Nguyễn và cuốn ngọc phả viết ngày mùng 8 tháng 3 niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572). Do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ thần Nguyễn Bính Phụng soạn. * Sắc phong 1: Sắc Tự Đức lục niên chính nguyệt thập nhất nhật (ngày 11 tháng giêng niên hiệu Tự Đức thứ 6 năm 1853) Phiên âm: Sắc: “Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần, nguyên tặng: Long huân Phổ trạch Hoằng hy linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần” [23, tr.2]. Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu. Khả gia tặng: Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần. Nãi chuẩn hứa Bất Bạt huyện, Hạ Bì Trang y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hữu, bảo ngã lê dân. Khâm tại Dịch nghĩa: Sắc ban cho Tam vị Thượng đẳng thần núi Tản Viên. Nguyên tặng là: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần”. Thần đã giúp nước cứu dân, tỏ rõ linh ứng. Nay trẫm kế thừa nghiệp lớn, tưởng nhớ đến công lao của thần, nên gia tặng là: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần”. Cho phép nhân dân trang Hạ Bì, huyện Bất Bạt được phụng thờ thần như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho dân ta. Hãy kính nhận lấy. * Sắc phong 2: Sắc Tự Đức tam thập tam niên, thập nhất nguyệt, nhị thập tứ nhật. (Ngày 24 tháng 11 năm 1880), niên hiệu Tự Đức thứ 33. Phiên âm: Sắc chỉ Sơn Tây tỉnh, Bất Bạt huyện, Hạ Bì trang tòng tiền phụng sự: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Tản Viên Sơn tam vị thượng đẳng thần” [24, tr.3]. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Tự Đức tam thập nhất niên chính trị trẫm ngũ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo 17 chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh, nhi thân tự điển. Khâm tại. Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho trang Hạ Bì, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây từ trước đã phụng thờ: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Tam vị Thượng đẳng thần núi Tản Viên”. Từng được ban cấp sắc phong, cho phép thờ cúng. Năm Tự Đức thứ 31 (1878) đúng dịp đại lễ trẫm tròn 50 tuổi, nên ban chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, theo lễ nâng bậc. Đặc biệt cho phép được thờ phụng thần như cũ, ghi vào từ điển, để ghi nhớ ngày quốc khánh. Hãy kính nhận lấy. * Sắc phong 3: Sắc Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật (ngày mùng 1 tháng 7 năm 1887), niên hiệu Đồng Khánh thứ 2. Phiên âm: Sắc “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Tản Viên sơn tam vị Thượng đẳng thần” [25, tr.4]. Hướng lai hộ quốc tý dân, nẫm trí linh ứng, mông ban cấp tặng sắc lưu tự. Tí kim phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu. Khả gia tặng: Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần. Nãi chuẩn hứa Sơn Tây tỉnh, Bất Bạt huyện, Hạ Bì xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu, bảo ngã lê dân. Khâm tại. Dịch nghĩa: Sắc phong cho: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần”. Từ trước đã giúp nước cứu dân, tỏ rõ linh ứng, đã được ban sắc để thờ cúng. Nay trẫm nối theo nghiệp lớn, nhớ đến công lao của thần, nên gia tặng thêm là: “Dực Bảo Trung Hưng Thượng đẳng thần”. Cho phép xã Hạ Bì, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây được thờ phụng thần như cũ. Thần hãy che chở, giúp đỡ cho dân ta. Hãy kính nhận lấy. * Sắc phong 4: Sắc Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật (ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 năm 1909). Phiên âm: Sắc chỉ Phú Thọ tỉnh Thanh Thủy huyện Hạ Bì xã tòng tiền phụng sự: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Dực bảo trung hưng Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần” [26, tr.5]. Tiết kinh ban cấp sắc 18 phong, chuẩn kỳ phụng sự. Duy Tân nguyên niên phổ quang đại lễ, kính ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tại. Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho dân xã Hạ Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ trước đã phụng thờ Vị: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Dực Bảo Trung hưng Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần”. Từng được ban cấp tặng sắc, cho phép thờ cúng. Năm Duy Tân thứ 1 (1907) trẫm lên ngôi Hoàng đế, nên ban chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, theo lễ nâng bậc. Đặc biệt cho phép được thờ cúng như cũ, ghi vào tự điển, để ghi nhớ ngày quốc khánh. Hãy kính nhận lấy. Từ đó trở đi, người dân xã Xuân Lộc năm nào cũng mở hội vào ngày sinh của Lý Dực Công, để tưởng nhớ tới công ơn của vị Thánh làng mình, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước. 1.2.2. Di tích đình làng Hạ Bì Hạ Đình làng Hạ Bì Hạ được khôi phục lại năm 2001 trên nền móng cũ của ngôi đền thờ Lý Dực Công nằm ngay sát đê sông Đà (nay là đường tỉnh lộ 316). Ngôi đình được làm quay hướng Tây - Bắc, có kiến trúc kiểu chữ đinh (J), gồm đại bái 3 gian 2 dĩ và một hậu cung. Kiễn trúc đình Hạ Bì hiện nay tuy không đồ sộ, bề thế như ngôi đình cổ trước kia. Song với kiểu dáng kiến trúc nhà 4 mái lợp ngói âm có 4 đầu đao cong đã làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghiêm cho ngôi đình. Cùng với kiến trúc là nghệ thuật trang trí làm đẹp cho ngôi đình đã được người thợ ngày nay quan tâm chú ý từ những đầu bẩy, bức cốn nách đến các con chồng, đầu dư, cốn mê đều được đục chạm những hình rồng, vân mây hoa lá cách điệu và được sơn ta đánh bóng khiến cho ngôi đình đẹp lộng lẫy. Về lịch sử xây dựng đình Hạ Bì Hạ: có thể nói rằng đình Hạ Bì được xây dựng từ rất sớm cùng với sự hình thành làng Hạ Bì. Trải qua những năm tháng chiến tranh. Do thiên nhiên, lũ lụt tàn phá nên hầu hết các di sản văn hóa của làng Hạ Bì đã bị hư hỏng cách đây hàng chục năm. Với đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, vào năm 2001 được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cho phép nhân dân thôn 19 Hạ Bì Hạ khôi phục lại ngôi đình để làm nơi thờ cúng các vị đã có công cứu dân, giúp nước. Vì vậy trong đình hiện nay gian hậu cung được đặt làm ban thờ chính thờ Tản Viên Sơn tam vị thượng đẳng thần. Gian bên trái tòa đại bái đặt ban thờ Lý Dực Công. 1.2.3. Hiện vật trong di tích Đình Hạ Bì Hạ do chiến tranh, thiên nhiên, lũ lụt tàn phá nên các hiện vật trong di tích cũng không còn được lưu giữ nhiều. Hiện nay chỉ còn lưu giữ được một số hiện vật gốc có giá trị như sau: Còn 3 đạo sắc phong gốc thời Nguyễn gồm: Sắc Tự Đức tam thập tam niên, thập nhất nguyệt, nhị thập tứ nhật. (Ngày 24 tháng11 niên hiệu Tự Đức thứ 33 năm 1880). Sắc Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật (ngày mùng 1 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 năm 1887). Sắc Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật (ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 năm 1909). Một cuốn ngọc phả được viết ngày mùng 8 tháng 3 niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572). Do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ thần Nguyễn Bính Phụng soạn. Hiện nay chỉ còn giữ được cuốn ngọc phả sao ngày lành tháng 7 Canh Dần niên hiệu Thành Thái thứ 2 (1890) gồm 25 trang. Một cỗ ngai thờ cao 1,20m được sơn then tạo dáng đẹp, đục chạm trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Cỗ ngai vàng hiện nay được đặt ở ban thờ Lý Dực Công. Hiện vật được công đức sau khi tôn tạo đình Hạ Bì gồm đồ gỗ có: Cỗ kiệu bát cống; 03 cỗ ngai thờ Tản Viên sơn Tam vị thượng đẳng thần; Bộ chấp kích; Bức hoành phi: “Chung anh khí tú” lạc khoản ghi: Tân Tỵ niên Qúy thu; đôi câu đối ghi: “Đốc sinh đức tịnh tham thiên địa Bất tử danh lưu tứ thánh thần”. 20 Nghĩa là: Sinh ra dốc lòng tham dự vào việc hóa sinh của trời đất Bốn vị thánh danh lưu truyền không bao giờ mất. Bức đại tự treo ở ban thờ Lý Dực Công: “Bảo long từ”, nghĩa là đền Bảo Long; Bức nghi môn chạm lưỡng long chầu nguyệt treo ở ban thờ Lý Dực Công; Đôi câu đối ghi: “Phù Hùng vận vương thần hào kiệt Lịch sử lưu đại đức hậu phương”. Nghĩa là: Vương thần hào kiệt giúp đời nhà Hùng Lịch sử ghi công đức đó đối với dân. Ngoài ra đồ gỗ còn rất nhiều như: đài rượu, ống hương hoa, cây nến, mâm bồng… Đồ đồng còn có: 1 đỉnh đồng cao 50 cm; 4 con hạc đồng cao 30 cm; 3 lư hương đồng cao 25 cm; 2 cây nến đồng cao 30 cm. 1.2.4. Diễn trình lễ hội 1.2.4.1. Công tác chuẩn bị Lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ là lễ hội truyền thống thường niên, hình thành từ xa xưa, được nhân dân trong thôn Hạ Bì đứng ra tổ chức hàng năm. Từ giữa tháng hai đến đầu tháng ba âm lịch, Ban quản lý di tích cùng Ban Khánh tiết và đại diện thôn họp để bàn công việc chuẩn bị lễ hội, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng ban ngành trong thôn. Việc hệ trọng có tính quyết định cho toàn bộ diễn trình lễ hội là công việc cắt cử, chọn người tham gia các vai như ông chủ Tế, ban thờ tự, lực lượng tham gia đội tế, và đội quân rước kiệu,… Song hành với việc phân bổ, lựa chọn các vai chính trên đây, Ban Khánh tiết đề xuất các yêu cầu chuẩn bị trang phục cho buổi lễ, kiểm tra các loại dụng cụ và các loại đồ thờ cúng phục vụ các công đoạn của lễ hội. Việc lựa chọn chủ Tế và ban thờ tự Dựa vào tục lệ, Ban quản lý di tích đình làng Hạ Bì Hạ trực tiếp điều hành việc lựa chọn người trong thôn Hạ Bì bao gồm: Ông Chủ tế (chủ hội tế, người có quyền cao nhất); ông Thục từ (ông từ chính ở điện chính tam vị); ông Từ phụ (trong ngày hội chính mới có ông này); ông nội dẫn (là người đứng tuổi, nắm được các nội dung để hướng dẫn ông Chủ tế trên điện); ông hành văn (viết các bài văn trước khi 21 tế lễ); ông đọc chúc (có nhiệm vụ đọc khi tế lễ); ông đông xướng (đứng để hô các lệnh xướng); ông tây xướng (có nhiệm vụ khi lễ bái hô để người ta đứng nghiêm lại); 2 ông dâng đăng (đứng đầu hàng hai bên dâng đăng hoặc hương vào nội điện); 2 ông dâng rượu vào ban Đức thánh Tam vị (ông đông xướng dâng rượu vào ban Tam vị); 2 ông dâng rượu vào ban đồng tế (khi đông xướng thì dâng rượu vào ban đồng tế); 3 ông bồi tế (luôn luôn quỳ ở cuối hàng phục vụ chủ tế khi hành lễ). Cuối tháng hai 2 âm lịch, Ban Quản lý di tích đình làng Hạ Bì Hạ phải công bố những người được chọn để tham gia vào buổi tế lễ linh thiêng. Khi được lựa chọn vào vai ông chủ Tế, hành văn, đọc chúc, người được chọn và gia đình coi như một niềm vinh hạnh. Bởi lẽ, việc được lựa chọn vào các vai trên là vinh dự cho gia đình, dòng họ, vừa được thay mặt dân làng tế Thánh, nhưng cũng đòi hỏi người đóng các vai phải có tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe và tinh thần vì cộng đồng; phải là người không có “bụi bặm” nghĩa là những người mẫu mực trong làng, gia đình song toàn, không có tang gia, không được có 2 vợ,…. Việc lựa chọn đội quân rƣớc kiệu Đội quân rước kiệu được lựa chọn bao gồm: có 2 kiệu, mỗi kiệu 8 người rước, 8 người vác bát biểu. Những người trong đội quân rước kiệu đều là những thanh niên khỏe mạnh trong thôn. Hai cháu vác cờ lớn; 4 cháu vác cờ nhỏ; 2 cháu khiêng trống, rước trống; 2 cháu rước chiêng, khiêng chiêng. Các cháu được chọn đều là những cháu chăm ngoan, học giỏi của các gia đình trong thôn chọn ra. 2 ông quan viên vác lọng; 1 ông đánh trống cái; 1 ông đánh chiêng; 1 ông cai loa; 1 ông tổng chỉ huy; 2 ông đánh trống con và 6 cụ vãi đi hộ lễ. Các cụ đều là những người mẫu mực trong làng tham gia vào buổi lễ. Việc chuẩn bị đồ thờ, vật cúng Đình chuẩn bị lễ chay gồm có: bánh dày, chè kho, hoa quả, xôi,… Ngoài ra còn có lễ mặn như gà, lợn, rượu,… Nhân dân mang đến trong ngày lễ, được ban quản lý di tích tiếp nhận đưa lên ban thờ. Kiệu được xếp ra giữa ban đình để hành lễ. Về cơ sở vật chất, tập luyện: nhân dân trong làng tổ chức tập văn nghệ. Nội dung ca ngợi về Đảng, Bác Hồ,… 22 Được sự quan tâm của các cấp chính quyền: trước khi tổ chức lễ hội đại diện Ban quản lý di tích của thôn phải lập tờ trình báo cáo đầy đủ về việc tổ chức lễ hội về xã, để xã triển khai chuẩn bị tốt về an ninh, trật tự của thôn trong quá trình diễn ra lễ hội được đảm bảo. Xã sẽ có nội dung cụ thể hướng dẫn thôn tổ chức lễ hội với phương châm vui chơi lành mạnh nhưng phải thực hành tiết kiệm, đảm bảo không có hiện tượng mê tín dị đoan, thần thánh hóa,… Xã là trưởng ban tổ chức, thôn là phó ban. Lãnh đạo xã trực tiếp xuống chỉ đạo, cán bộ xã hàng năm luôn quân tâm về dự lễ hội, giúp thôn chuẩn bị lễ hội một cách chu đáo. Các tục hèm kiêng trong lễ hội Chữ húy kiêng: Dực, Sùng, Bạch. Màu cấm dùng: hồng, tía, vàng. Trình tự diễn trình chuẩn bị trƣớc khi vào chính hội Ngày mùng 5 tháng 3 (âm lịch): Làm lễ lau chùi các đồ thờ trong đình. Công việc do các cụ trong ban Khánh tiết khu di tích đình làng Hạ Bì hạ thực hiện. Các vật dụng phục vụ lễ hội làm lễ tế Thánh như: cờ, trống, chiêng, cùng các trang phục khác (lọng, quần áo, cán cờ,…). Sáng ngày mùng 6 tháng 3 (âm lịch): Trang hoàng, bài trí toàn bộ quang cảnh trước đình, trong đình, nội dung: dựng cờ hội, bát bửu,… nhằm mục đích tăng sự tôn nghiêm, lộng lẫy và hoành tráng của lễ hội. Chiều ngày mùng 6 tháng 3 (âm lịch): Đội quân rước kiệu tập trung, luyện tập nghi lễ theo nghi thức. 1.2.4.2. Phần lễ Hàng năm, từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch nhân dân khu 3 Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ vẫn luôn long trọng tổ chức ngày hội tưởng nhớ tới ngày sinh của Lý Dực Công - người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng làng, lập ấp, hướng dẫn nhân dân cách trồng trọt làm nghề nông. Mục đích tổ chức ngày lễ: Để tỏ lòng biết ơn công đức của vị thành hoàng Lý Dực Công và để truyền lại cho con cháu muôn đời sau nhớ tới ơn công lao to lớn của người anh hùng đã có 23 công đánh giặc cứu nước, hướng dẫn nhân dân cách làm ăn nhân dân làng Hạ Bì Hạ đã tôn ông làm thành hoàng làng và lập đền thờ. Nhân dân trong làng đã lấy ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch là ngày ngài sinh thần để làm ngày cúng tế, tưởng nhớ tới Ngài. Đến với lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ mọi người đều cầu mong cho gia đình được hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh, đất nước thanh bình phát triển. Cùng thời gian Lý Dực Công chống giặc ngoại xâm cũng là thời gian tại đây bà Tiên Cung công chúa tham gia đánh giặc trên khúc sông Đà Giang và bị quân giặc vậy bắt với nghị lực kiên cường, bất khuất, không chịu đầu hàng quân giặc bà đã tự hóa thân mình. Và cũng để tưởng nhớ đến công đức của bà, nhân dân làng Hạ Bì Hạ đã lập đền thờ tưởng nhớ đến bà ngay tại bến sông Đà Giang, nơi bà đã hóa thân mình vì dân tộc. Đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về vị nữ anh hùng, mà còn là nơi lưu lại quá trình đánh giặc giữu nước của dân tộc thời bấy giờ. Được biết bà là vợ của Lý Dực Công nên nhân dân trong làng tổ chức đồng tế vào ngày mùng 8/3 âm lịch. Hàng năm, cứ đến ngày này nhân dân làng Hạ Bì Hạ lại long trọng tổ chức ngày hội tế Thánh. Trải qua nhiều năm tồn tại, lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ vẫn lưu giữu được nhiều hình thái văn hóa phi vật thể được trình diễn đặc sắc và hấp dẫn như: tế lễ, cỗ tiến Thánh, lễ rước nước,… Đó là những nét đẹp trong lễ hội đình Hạ Bì, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng của người dân mang dòng máu Lạc Hồng. Để ngày tế thánh được trang nghiêm và linh thiêng nhân dân làng Hạ Bì Hạ từ ngàn đời xưa đến nay vẫn thường duy trì và tổ chức như sau: Lễ hội được tổ chức bắt đầu từ ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch. Buổi chiều ông Từ thắp hương kính cáo thánh (lễ giao thư). Sáng ngày mùng 7 tháng 3 dân làng tổ chức rước nước. Người lấy nước bao gồm ông Chủ tế, ông đọc chúc, ông hành văn, ra ngồi thuyền lấy nước đổ vào bình. Nước được lấy ở giữa dòng Đà Giang (bằng thuyền tư cắng của dân ). Sau đó, nước được rước về cung điện thờ và một phần để bảo quản đồ thờ. Sau khi rước nước xong các cụ tiếp tục bảo quản đồ thờ và trồng kiệu. 24 Chiều ngày mùng 7 tháng 3 tổ chức cáo tế. Lúc này các cụ làm lễ, đọc hai bản văn cáo tế gồm có văn tế Tản Viên và Văn tế Đức Bản Thổ: Văn tế Tản Viên: “Thánh vương hà hải tư trung, sơn xuyên anh dục, càn khôn hập đức, tự cổ tới linh, long hổ trường xuân, đáo kim thượng túc, tải cử cựu nghi, trùng thân ca khúc, minh xuất nhập tịch, tịch lại cáo chúc thượng chiếu dụng thành vinh thùy hồng phúc Thực lại Thánh vương tướng hịu chi lực dã Cẩn cốc” Văn tế Đức Bản Thổ: “Đại vương thượng hóa mặc sâm, tả như tại âm dương lưỡng đức, bản cổ vĩnh thùy, hương hỏa ức niên, kim vưu quảng đại, dục phục cưu nghi dĩ trần lạc số, minh xuất cung nghinh tịch lai cáo bái, thượng kỳ chiếu lâm tỵ dĩ an thái Thực lại Đại vương chi mặc tướng dã Cẩn cốc” Ngày mùng 8 được coi là chính hội. Vào đúng giờ hoàng đạo, đội nghi lễ khởi sự. Từ 4 giờ 30 phút đến 5 giờ 30 phút sáng ngày mùng 8 tháng 3 nhân dân trong làng đã tập trung tổ chức rước đoàn kiệu từ đình ra đền Bà Chúa, từ đó, đón rước lô nhang từ đền Bà ven sông Đà về ban đồng tế ở đình làng. Mặc dù quãng đường rước kiệu không dài, nhưng đội rước với các lớp lang hùng hậu đã tạo ra không gian lễ hội hoành tráng và náo nhiệt. Khi có trống báo ở đình dân làng, quan viên, đội tế có mặt để rước kiệu. Đội rước có 8 thanh niên trai tráng, khỏe mạnh được làng cử ra rất “trong sạch” không có “bụi bặm” nghĩa là các thanh niên được chọn đều là những người chăm chỉ trong làng, có phẩm chất đạo đức tốt, gia đình không có tang, không nghiện hút, chấp hành tốt trong thôn xóm,… để dùng kiệu bát cống đón bát hương ngoài đền vua Bà đưa về đình đồng tế. Cùng với đoàn rước kiệu còn có 3 ông bô lão trong làng, một ông đánh trống, một ông đánh chiêng và một ông tổng chỉ huy là người tiêu biểu của dòng họ 25 hướng dẫn con cháu khiêng kiệu. Bên cạnh đó còn có một ông cai loa, một ông cai cờ tuổi trung niên trong làng. Tất cả những người được chọn đều là những người tiêu biểu và được lựa chọn một cách cẩn thận. Đi theo đoàn rước có 2 cụ bà rước lộng rất trang nghiêm. Kiệu được rước từ giữa đình làng đến đền vua Ông, đến trước cửa điện vua Ông thì dừng lại. Lúc này, vai trò của cụ Từ rất quan trọng, cụ Từ sẽ là người thay mặt dân làng lên ban dâng bát hương từ đền vua Ông sang kiệu, để tiếp tục đi rước bát hương từ đền vua Bà về ban đồng tế ở đình. Đền vua Bà cách đền vua Ông khoảng chừng 5m, trong quá trình rước kiệu từ đình đến đền vua Bà kiệu liên tục được đặt trên vai chứ không được hạ xuống. Khi rước bát hương từ đền vua ông ra đền bà, đến ngã 3 thì đoàn rước rẽ vào đền Bà và dừng lại trước ngõ. Lúc này quân kiệu bắt đầu tổ chức lượn quân, quân rước kiệu như quân cầm cờ bát biểu chạy lượn vòng quanh kiệu ngược chiều nhau 3 vòng. Tiếp đến ông cai loa và mọi người đều hô hoán to câu “A ha…A ha” để tạo không khí vui mừng, phấn khởi được đón vua Ông, vua Bà về đồng tế trong ngày lễ lớn. Sau đó, kiệu lại được tiếp tục rước đi, khi rước đến đền vua Bà thì kiệu được dừng lại trước cửa điện. Lúc này ông Từ và ông Chủ Tế lại đại diện cho dân làng chuyển bát hương từ ban thờ vua Bà sang kiệu cùng với bát hương của ban thờ vua Ông. Kiệu lại tiếp tục được rước đi và rước quanh làng, đón kiệu bà về đình làng để dự lễ. Khi về đến đình làng thì kiệu được dừng lại trước ban thờ đồng tế, lúc này ông Từ và ông Chủ Tế cùng nhau chuyển bát hương lên ban đồng tế. Như vậy, việc rước kiệu được kết thúc. Hôm sau việc rước trả bát hương của vua Ông và vua Bà trở về ban thờ của mình cũng diễn ra như vậy. Khi rước xong, đoàn rước kiệu được nghỉ giải lao, đại diện các dòng họ và các gia đình trong làng bắt đầu lần lượt mang lễ ra để dâng tế Vua Hùng, Thánh Tản Viên và Thành hoàng họ Lý, tỏ lòng biết ơn và cầu mong trong năm mưa thuận gió hòa, gia đình bình yên vô sự. Công việc rước vua Ông, vua Bà về ban đồng tế đã hoàn thành, vào khoảng 5 giờ 30 phút đến khoảng 8 giờ 30 phút nhân dân trong làng bắt đầu mang lễ ra để tế 26 Thánh, tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình luôn được thánh che chở. Lễ vật gồm có bánh dày, chè kho đó là hai lễ vật không thể thiếu trong mọi ngày lễ, dù là chính lễ hay mùng 1, ngày rằm, đồng thời nó cũng được coi là đặc sản của Hạ Bì. Ngoài ra còn có xôi, hoa quả,… Vào khoảng 9 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút sẽ là thời gian tổ chức tế lễ, lúc này ông Chủ Tế sẽ đọc chiếu sắc và đọc chúc. Đây là những giây phút linh thiêng nhất, và cũng phải vào lúc này chiếu sắc mới được mở ra, còn bình thường sẽ luôn được giữ kín. Ông Chủ Tế sẽ tiếp tục đọc 6 bài văn cáo tế, trong đó 2 bài văn cáo tế chiều ngày mùng 7 tháng 3 đó là văn tế Tản Viên và văn tế Đức Bản Thổ như đã nêu trên. Còn lại là 2 bản văn tế sáng mùng 8 tháng 3 và 2 bản văn tế chiều mùng 8 tháng 3 đó cũng là văn tế Tản Viên Sơn và văn tế Đức bản Thổ. Văn tế sáng mùng 8 tháng 3: văn tế Tản Viên Sơn “Thánh vương sơn xuyên dục tư, hà hải giáng thần. Hiển chạc hoàng hưu. Thiên kỷ vạn kỳ tô xích tỷ. Nhất phường dân. Tư nhân thiết. Tuân cổ lệ. Thích phùng tam nguyệt quỷ xuân. Cung trần yết lễ. Thích dĩ an vân. Thực lại Thánh vương linh chí đức lượng dã Cẩn cốc” Văn tế sáng mùng 8 tháng 3: văn tế Đức Bản Thổ “Đại vương công biểu sơn cao đức đồng nhật chiếu. Hiển ứng cái nan danh, anh linh bất khả đạo viện nhân quý xuân, thức tuân ư cổ lệ, chính nhật lai tuần thích tự ư kim chiều vu tư dự cáo phượng ngưỡng dám hấm. Hạ phù cự tiểu. Thực lại Đại vương chi mặc tướng dã Cẩn cốc” Văn tế chiều mùng 8 tháng 3: văn tế Tản Viên “Thánh vương danh cao nhất đẳng, vị quân bách vương, quyết linh chạc chạc, tại thượng dương dương, quý xuân tích dục, lễ cáo kiều tương, nguyền kỳ dám cách, tích dĩ xi sương, dân khang vật phụ cự tiểu thường cường. 27 Thực lại Thánh vương chi mặc tướng dã Cẩn cốc Lệ hữu sinh thần Đức Bản Thổ cáo yết Thánh vương tất kính lễ dã” Văn tế chiều mùng 8 tháng 3: văn tế Đức Bản Thổ “Đại vương kỳ nghi bất trắc, quyết đức duy lương, hữu thổ hữu nhân, diễn vô cùng ư vạn dị, tại thượng tại tả, lưu khởi kính ư nhất phương, hòa thực. Chi quý xuân thích miếu sướng ca chi cựu lễ kiều tương, thường ký mặc lâm cách. Thính tích dĩ chính tường ấp trung minh huyền, tung chi thanh ấu tráng tất văn tất đạt, phương nội hữu an ninh chi khánh tuế thời tỵ xi tỵ sương Thực lại Đại vương phù chi chi liệt dã Cẩn cốc Vị tiều viết sinh thần Đức Bản Thổ tất kính lễ dã Hai duệ hiệu vua ông - vua bà” Mọi công việc đã được hoàn tất, khi đã đọc xong các bài văn cáo tế mở đầu cho việc tế lễ, lúc này ban tổ chức lế hội đánh 3 hồi trống, báo cho tất cả mọi người vào vị trí của mình, tất cả các quan viên đứng thành hai hàng nơi chuẩn bị tế thánh. Buổi tế lễ được bắt đầu, 2 người đánh chiêng, trống đánh liên tục 3 hồi chiêng và 3 hồi trống, rồi tiếp sau đó mỗi người lại đánh thêm 3 tiếng nữa, ban nhạc lễ hội nổi nhạc, không khí lúc này thật thành kính và trang nghiêm. Mở đầu ông Chủ Tế thắp tuần hương thứ nhất. Lúc này ông Đông Xướng giữ vai trò quan trọng, đứng để hô các lệnh xướng cho Chủ Tế và các quan viên hành lễ. Ông Đông Xướng bắt đầu hô to, giọng dõng dạc: TUẦN HƢƠNG THỨ NHẤT Khởi chinh cổ: nghĩa là lúc này 2 người đánh chiêng và trống mỗi người đánh 3 hồi chiêng và 3 hồi trống, sau đó mỗi người lại tiếp tục đánh thêm 3 tiếng nữa. Nhạc sinh khởi nhạc: ban nhạc lễ hội nổi nhạc lên. 28 Chấp sự giải các tư kỳ sự: nghĩa là các quan viên chuẩn bị rửa tay. Tế chủ cấp các chấp sự giả nghệ quán tẩy sở - quán tẩy: tế chủ và các quan viên rửa tay. Thuế cân: lau tay. Bồi tế viên tựu vị: bồi tế và các quan viên vào chiếu. Tế chủ quan tựu vị: chủ tế vào chiếu 2. Thượng hương: 2 quan viên dâng hương, chủ tế lên chiếu trên, chủ tế lấy hương, quỳ và vái 2 vái, rồi đưa cho 2 quan viên dâng lên ban thờ, hương và nến được dâng vào nội điện, chủ tế đứng tại chỗ. Nghinh thánh vương cúc cung bái: chủ tế và bồi tế lễ 4 lễ theo đông xướng và tây xướng, hông bái. Bình thân: đứng nghiêm. Hành sơ hiến lễ: nghĩa là tế rượu lần đầu. Nghệ tửu tôn sở tư tương giả cử mịch: chủ tế ra mâm rượu. Chuốc tửu: chủ tế ra mâm rượu bái, mở nút rượu và rót rượu. Nghệ hương án tiền: chủ tế, nội dẫn và các quan viên bưng đài rượu và đi lên ban vào chiếu thần, đặt đài rượu xuống, lúc này chủ tế vào chiếu thần. Qụy: chủ tế quỳ ở chiếu thần, đây là chiếu chỉ riêng ông chủ tế mới được ngồi ở giữa đình. Tiến tước: chủ tế dâng đài rượu vái và đặt xuống. Hiến tước: các quan viên dâng đài rượu tiến lên ban rồi quay xuống vị trí cũ. Phủ phục: chủ tế vái 1 vái, hông chủ tế dậy. Bình thân: chủ tế đứng dậy, đứng nghiêm. Phục vị: chủ tế về chiếu chủ, chuẩn bị đọc chúc. Nghệ đọc chúc vị: chủ tế và ông đọc văn, ông đài nến 3 người cùng đi lên chiếu đầu. Giai quỵ: chủ tế đọc chúc và quỵ ở chiếu thần. Chuyển chúc: người chuyển chúc từ ban xuống. Tuyên đọc: chủ tế vái xong đưa cho người đọc. 29 Phủ phục: vái hai vái. Bình thân: đứng dậy. Phục vị: về chiếu chủ. Kết thúc tuần hương thứ nhất, tiếp tục đến tuần hương thứ hai. TUẦN HƢƠNG THỨ HAI: Hành á hiến lễ Nghệ tửu tôn sở tư tương giả cử mịch: chủ Tế ra nơi đài rượu. Chuốc tửu: Chủ Tế rót rượu. Nghệ hương án tiền: Dâng rượu. Qụy: Chủ Tế quỵ Tiến tước: Chủ Tế dâng đài rượu vái. Hiến tước: quan viên dâng rượu. Phủ phục: Chủ Tế vái Bình thân: đứng dậy Phục vị: chủ Tế về chiếu chủ TUẦN HƢƠNG THỨ BA: Hành chung hiến lễ. Nghệ tửu tôn sở tư tương giả củ mịch: chủ Tế ra nơi đài rượu. Chuốc tửu: chủ Tế rót rượu. Nghệ hương án tiền: dâng rượu. Qụy: chủ Tế quỵ Tiến tước: chủ Tế dâng đài rượu vái. Hiến tước: quan viên dâng rượu. Phủ phục: Tế chủ vái. Bình thân: Đứng dậy Phục vị: Tế chủ về chiếu chủ. Nghệ ẩm phước vị: Tế chủ lên chiếu thụ tạc Ẩm phước: uống rượu. Phủ phục: chủ Tế vái hai vái. Bình thân: đứng dậy Phục vị: về chiếu chủ. 30 Phần chúc: người đọc văn và đài nến cùng lên. Tạ lễ- cúc cung bái: Tế chủ và bồi Tế vái bốn lễ. Lễ tất: các quan viên vào lễ. Hết buổi lễ Khi Đông Xướng kết thúc 3 tuần hương cũng là lúc buổi lễ kết thúc. Kết thúc buổi lễ vào khoảng 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút Ban quản lý di tích cùng dân chúng trong thôn và khách mời tổ chức liên hoan ngay tại sân đình. Chiều ngày mùng 8 tháng 3, ông Chủ Từ thay mặt mọi người làm lễ tế Thánh, báo công đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp và cảm ơn dân làng, bà con anh em đã giúp đỡ và tham gia lễ hội một cách nhiệt tình, thắng lợi. Sáng mùng 9, dân làng cùng nhau quy tụ tại đình, lần lượt vào lễ tạ đức Vua Hùng và các Thánh, kết thúc một mùa lễ hội vui tươi náo nhiệt để bước vào một năm làm ăn mới đầy ước vọng. Lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ kết thúc. 1.2.4.3. Phần hội Song hành với diễn trình 2 ngày dâng lễ và tế Thánh trong khuôn viên của đình, Ban quản lý di tích triển khai tổ chức các trò chơi dân gian và giao lưu văn nghệ, được sắp xếp một cách hợp lý, tăng thêm phần vui nhộn của lễ hội linh thiêng. Ngay từ ngày mùng 6 cho đến hết ngày mùng 7, nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, đã diễn ra, thu hút đông đảo dân chúng trong thôn tham gia. Tối mùng 6 Ban tổ chức lễ hội tổ chức thi văn nghệ như hát ca trù, trầu văn, hát dân ca, hầu đồng, đặc biệt là chương trình văn nghệ của Câu lạc bộ hát Xoan làng Hạ Bì Hạ, thu hút đông đảo người dân quanh vùng đến thưởng thức. Dọc theo triền đê sông Đà và quanh không gian văn hóa cờ hội rợp trời của làng, nhiều trò chơi dân gian đặc sắc đã diễn ra vào ngày mùng 7 như: nấu cơm thi, chọi gà, kéo co, tổ tôm điếm, cờ tướng, bắt trạch trong chum, bơi trải giành cờ,… để tăng thêm phần sôi động của lễ hội và chọn ra các đội thắng cuộc để mùng 8 tổng kết và trao giải. Các trò chơi dân gian là phần không thể thiếu trong các lễ hội. Đối với đình làng Hạ Bì Hạ, các trò chơi được tổ chức hết sức bài bản, kỷ luật và giữu được 31 nhiều nét truyền thống. Nay xin được nêu cách thức chơi của một số trò chơi dân gian tiêu biểu trong lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ: * Nấu cơm thi Đến với lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ, trò nấu cơm thi không chỉ là một hình thức vui chơi giải trí trong dịp lễ hội mà nó còn lưu giữ những nét đẹp của truyền thống cha ông xưa. Trò chơi nấu cơm thi phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa nước Việt Nam. Đối với lễ hội đình làng Hạ Bì, trò chơi nấu cơm thi không chỉ là một trò chơi giải trí trong dịp lễ hội mà nó còn lưu giữ những nét đẹp của truyền thống cha ông xưa, đó là sự nhanh nhẹn khéo léo vừa đi vừa nấu cơm nhanh cho binh sĩ kịp ăn trước giờ ra trận. Đồng thời nấu cơm thi là một trò diễn nhằm thể hiện lòng quý trọng lúa gạo, chau dồi thao tác chế biến một sản phẩm nông nghiệp quan trọng bậc nhất do chính tay người nông dân làm ra. Trò chơi sẽ có từ 3 đến 4 đội cùng tham gia, mỗi đội gồm có 2 người, một nam và một nữ. Vật dụng cần thiết đã được Ban tổ chức chuẩn bị cho mỗi đội đó là niêu đất để nấu cơm và củi tre để đun. Ba hồi trống vang lên cuộc thi bắt đầu. Niêu cơm được treo vào chiếc dóng bằng thép móc vào chiếc đòn gánh do chàng trai vác lủng lẳng trên vai. Cô gái thì làm nhiệm vụ cầm bó đuốc đỏ lửa, đi theo chàng trai để đốt lửa vào đáy niêu cơm cho đến khi cơm chín. Từng đôi một đi với nhau theo nhịp trống khoan thai của người cầm chịch. Tài khéo léo được thể hiện qua việc đôi trai gái phối hợp chặt chẽ với nhau, phải hiểu ý nhau, điều tiết cho nhau trong động tác đun nấu. Vì niêu cơm luôn luôn chuyển động theo nhịp bước của chàng trai nên cô gái cũng phải đi theo đúng nhịp bước ấy thì ngọn lửa mới kề xát được đáy niêu. Nhưng nếu chàng trai bước không đều, không nhẹ nhàng thì niêu sẽ lủng lẳng, ngọn lửa không bám được dễ dẫn đến tình trạng cơm sống hoặc chín không đều hay không kịp thời gian. Rồi khi cơm đã cạn cô gái phải biết bớt lửa không cơm cháy. Bớt lửa nhưng không được phép rút bớt đóm quăng đi mà phải điều chỉnh bằng cách xoay trở bó đuốc hoặc tiến lùi bước chân. Việc làm này không dễ và người ta thường hơn thua nhau là ở chỗ này. Bà con xem hội đứng hai bên sân đình hò reo cổ 32 vũ Khi trống lệnh vang lên, các đôi trai gái lần lượt bước ra sân đình trình làng. Kết quả của cuộc thi là đôi nào nấu cơm chín nhanh nhất, nấu ngon nhất thì sẽ được Ban tổ chức cho điểm cao nhất và giành giải cao nhất cuộc thi. * Kéo co Tục kéo co ở mỗi nơi thường có những lối chơi khác nhau nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi bên cùng có số người quy định của Ban tổ chức, mối phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam hoặc nữ, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam, bên nữ dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ, chưa chồng. Kéo co đình làng Hạ Bì Hạ được tổ chức như sau: Một chuẩn vải màu đỏ ở giữa dây thừng dài hay dây song, dây tre,… thường dài khoảng 20m căng đều về hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho chuẩn vải kéo về bên mình là thắng. * Bắt Chạch trong chum Bắt Chạch trong chum là một trong những trò chơi hấp dẫn, sôi nổi nhất và chứa đựng cả triết lý, quan niệm về sự hòa hợp âm dương trong đời sống. Để bắt đầu trò chơi, Ban tổ chức bày một hàng chum khoảng 5 chiếc, mỗi chum đựng 2/3 nước và thả vào đó một con chạch. Muốn dự thi phải có hai người: một nam và một nữ để cùng hỗ trợ cho nhau trong cuộc bắt chạch. Điều quan trọng là đôi nam nữ được chọn dự thi phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng thì mới được tham gia. Và đôi nam nữ này phải tuân theo lệ làng: vừa ôm nhau, vừa bắt chạch. Cô gái dùng tay phải ôm ngang lưng chàng trai, còn tay trái khoằng vào chum nước. Chàng trai thì tay phải khoằng vào chum nước, còn tay trái ôm qua người con gái. Hai nười vừa ôm nhau vừa bắt cho đến khi được chạch thì thôi. Chạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau. Đôi trai gái nào bắt được chạch đầu tiên sẽ giành giải thưởng. Ban giám khảo là các bô lão và quan viên trong làng. Ngồi ngắm các đôi trai gái bắt chạch, các cụ sẽ bắt bẻ nếu thấy họ mải bắt chạch mà bỏ lơi tay ôm nhau. Vây quanh những chiếc chum để theo dõi cuộc thi hấp dẫn này, các khán giả vừa cười vui vẻ, vừa thúc giục các đôi trai gái ôm nhau 33 cho chặt. Tiếng cười nói, tiếng chiêng, trống náo động. Khi bắt được chạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng. * Chơi cờ tƣớng - cờ ngƣời Hòa với không khí sôi động của ngày hội, các bậc cao niên Hạ Bì Hạ còn phục dựng truyền thống đánh cờ người, những hình thức vui chơi vừa trí tuệ, vừa tao nhã vốn đã có từ nhiều năm qua trên mảnh đất này. Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc rảnh dỗi của các cụ. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí; 32 quân cờ chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Gặp buổi trời nắng, thì mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ, lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi. Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. 1.3. Giá trị di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ 1.3.1. Giá trị lịch sử Di tích đình làng Hạ Bì Hạ là nơi thờ vua Hùng Nghị Vương thứ 17, Tản Viên Sơn tam vị thượng đẳng thần và phối thờ vị thần Lý Dực Công là người làng Hạ Bì có công giúp vua Hùng Duệ Vương đánh giặc giúp nước, cứu dân. Đây là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc Việt, người có công với đất nước và được nhân dân suy tôn. Đình làng Hạ Bì Hạ mang trong mình giá trị lịch sử nhất định bới nó gắn với nhân vật lịch sử có thật của dân tộc. Giá trị ấy ẩn chứa trong tổng thể công trình và trong từng di vật, đó là những trang sử được viết bằng hiện vật. Di tích lịch sử đình 34 làng Hạ Bì Hạ là một minh chứng cho những giá trị còn lưu giữu theo dòng lịch sử hàng trăm năm qua trong quá trình phát triển của dân tộc. Hạ Bì gắn liền với những diễn biến lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam trong những cuộc kháng chiến chống quân Thục xâm lược và xây dựng đất nước. Đình Hạ Bì Hạ là nơi lưu giữu lại các tư liệu, hiện vật cổ có giá trị lịch sử như: 3 đạo sắc phong, cuốn ngọc phả và cỗ ngai thờ thời Nguyễn. Đó là những tư liệu lịch sử vật chất quý báu phục vụ cho việc nghiên cứu học tập làm sáng tỏ về một giai đoạn huy hoàng của lịch sử dân tộc. Đây là nguồn tư liệu quý báu đối với các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ,… 1.3.2. Giá trị văn hóa, tƣ tƣởng truyền thống Như một mạch nguồn văn hóa trong tâm thức người Việt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ xa xưa cho đến hôm nay đã được hình thành, tồn tại và phát triển hết sức phong phú và đa dạng ở muôn nơi trên đất nước Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả là tín ngưỡng này đã có sức sống và in sâu vào tâm thức mỗi con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Tri ân công đức tổ tiên, hướng về cội nguồn và bồi đắp thêm niềm tự hào là tâm niệm và tấm lòng của mỗi người con khi hướng về Đất Tổ. Với đạo lý hướng về cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên, di tích đình làng Hạ Bì Hạ là nơi lưu giữ và thờ phụng Vua Hùng và các vị thần có công khai khẩn, giúp cho dân an cư, tại nơi đây việc thờ phụng được nhân dân thờ tự trang trọng. Vào những dịp lễ hội, cư dân quanh vùng lại chuẩn bị những sản vật là đặc sản do chính bàn tay con người làm ra để dâng lên Vua Hùng và các vị Thần. Phải kể đến chè kho, bánh dày - một nét đẹp văn hóa, biểu tượng của trời và đất, gắn liền với truyền thuyết Lang Liêu và việc dạy dân trồng lúa nước của các vua Hùng. Những đặc sản như lợn, xôi vò, gà, rượu,… được dân chúng trong vùng sửa soạn để lễ Vua, lễ Thánh trong ngày hội. Những đặc sản tinh thần của làng quê xưa cũng được người dân lưu giữ và biểu diễn vào dịp lễ hội. Đó là di sản hát xoan, hát ghẹo, hát trống quân, cùng những trò chơi dân gian như: chọi gà, kéo co, nấu cơm thi,… Bằng những hình thức xã hội hóa, tổ chức phục dựng, tôn tạo đình, tạo nên một không gian văn hóa lễ hội đặc sắc, gắn với việc thờ phụng Hùng Vương đời thứ 35 17 cùng các tướng lĩnh và con gái của vua, người dân làng Hạ Bì Hạ đã chung sức chung lòng phục dựng được một kỳ lễ hội hoành tráng và náo nhiệt cho vùng hạ lưu sông Đà, góp phần bồi đắp thêm cho hệ thống tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đặc sắc và độc đáo của đất Trung châu Phú Thọ. Cũng nhờ đó, người dân làng Hạ Bì Hạ nói riêng, cộng đồng dân chúng tỉnh Phú Thọ nói chung đã có công sáng tạo, gìn giữ và bảo vệ được nguồn di sản văn hóa quý báu của quê hương “rừng cọ đồi chè”, làm đa dạng và phong phú thêm truyền thống văn hóa mang cốt cách và bản sắc văn hóa Việt trên tiến trình lịch sử. Điều đó càng đặc biệt giá trị khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã và đang hòa nhập vào hệ giá trị nhân văn mang tầm nhân loại! Đình làng Hạ Bì Hạ là một di tích lịch sử văn hóa có nhiều giá trị về khoa học, lịch sử, văn hóa, kiến truc nghệ thuật,… Giá trị văn hóa, tư tưởng của đình làng Hạ Bì Hạ không chỉ in đậm trên những công trình kiến trúc mà nó còn thể hiện ở nền tảng “uống nước nhớ nguồn”. Đình Hạ Bì không chỉ đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt mà nó còn đáp ứng được phần nào yêu cầu của lịch sử, của đất nước lúc bấy giờ là đoàn kết dân tộc, nâng cao tinh thần chiến đấu của nhân dân sẵn sàng chống lại quân xâm lược. Đình Hạ Bì là nơi linh thiêng, vì vậy nhân dân địa phương và nhân dân các xã lân cận thường về đây làm lễ dâng hương để cầu xin sự thuận lợi, an lành, đầu năm làm lễ cầu an, cuối năm lễ tạ. Mọi người đến đình mang theo niềm ước mọng của mình. Họ cầu được bình an, sức khỏe, học hành hiến đạt, mùa màng bội thu, làm ăn phát tài, tránh mọi điều xui xẻo. Đó là một niềm tín ngưỡng lấy niềm tin nơi con người làm đối tượng cứu cánh, để khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam Đồng thời, đây cũng là nơi nhắc nhở, tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của dân tộc, có ý thức luôn hướng về cội nguồn. Đình Hạ Bì Hạ còn là trung tâm văn hóa, nơi tổ chức lễ hội truyền thống với các trò chơi dân gian cổ truyền, thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã, nhân dân quanh vùng tham gia. Điều đó góp phần tăng thêm tình đoàn kết của nhân dân trong xã cũng như các vùng khác. 36 1.3.3. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật Hàng năm, người dân làng Hạ Bì Hạ đồng lòng tri ân, phụng thờ các bậc thành hoàng quanh năm và mở hội tưởng nhớ công lao của người đã khuất đối với dân làng vào các ngày thượng tuần tháng 3 âm lịch. Các bậc cao niên của làng còn nhớ: Trước năm 1945, cụm di tích đình - đền ở Hạ Bì Hạ rất bề thế, chiếm khoảng đất rộng do vua ban, lễ hội hàng năm tổ chức cực kỳ hoành tráng, có tiếng khắp vùng. Do Pháp đốt phá, lũ lụt và thời gian hủy hoại, cụm di tích nơi đây bị san phẳng, lễ hội gần như không tồn tại, chỉ còn đôi ba bát nhang do dân chúng tập trung hương khói tưởng nhớ đức vua Hùng và tiền nhân. Đình làng Hạ Bì Hạ được khôi phục lại năm 2001 trên nền móng cũ của ngôi đền thờ Lý Dực Công nằm ngay sát đê sông Đà (tỉnh lộ 316). Ngôi đình được làm quay hướng Tây - Bắc, có kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm đại bái 3 gian 2 dĩ và một hậu cung. Kiến trúc đình Hạ Bì hiện nay tuy không đồ sộ, bề thế như ngôi đình cổ trước kia, nhưng vẫn mang kiểu dáng kiến trúc thuở xưa, nhà 4 mái lợp ngói âm có 4 đầu đao cong lên làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghiêm cho ngôi đình. Kiến trúc đình Hạ Bì mang dáng dấp kiến trúc đình, đền thời Nguyễn với mái ngói cong hình thuyền, bên trên có lưỡng long chầu nhật. Các cột đình làm bằng thân gỗ to trang nghiêm. Các bức hoành phi, câu đối được chạm khắc tỷ mỉ, tinh xỏa, sơn ta bóng lộng lẫy. Qua bố trí kết cấu đại bái với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả là nét điển hình nghệ thuật kiển trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này. Cùng với kiến trúc là nghệ thuật trang trí làm đẹp cho ngôi đình đã được người thợ ngày nay quan tâm chú ý từ những đầu bẩy, bức cốn nách đến các con chồng, đầu dư, cốn mê đều được đục chạm những hình rồng, vân mây hoa lá cách điệu khiến cho ngôi đình đẹp lộng lẫy. Với các giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, đình - đền Hạ Bì Hạ vào ngày 21 tháng 7 năm 2003 đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, là niềm tự hào của người dân. Từ 1945 trở về trước , lễ hội tri ân Vua Hùng và các Thánh Thần làng Hạ Bì Hạ đươ ̣c coi là mô ̣t trong những lễ hô ̣i có tiế ng vùng hạ lưu sông Đà . Do điề u kiê ̣n 37 lịch sử và hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan , hơn nửa thế kỷ qua , lễ hô ̣i làng Hạ Bì Hạ không còn đươ ̣c tổ chức mô ̣t cách đầ y đủ , theo nguyên bản vố n có trong quá khứ . Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp chính quyền và đặc biệt là sự đồng thuận cao độ của cộng đồng , không gian văn hóa lễ hô ̣i đình Hạ Bì Hạ đã dần được khôi phục và tái dựng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của quảng đại dân chúng trong vùng. 38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ 2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật 2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật * Công tác tu bổ, bảo tồn và tôn tạo di tích Nhận thức của người dân hiện nay về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đối với người dân Hạ Bì Hạ di tích luôn được quan tâm và tu bổ trong những năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của người dân địa phương chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của địa phương đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, nhân dân chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù được sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương trong vấn đề tu bổ nhưng như di tích vẫn được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân,... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Trong hoạt động tu bổ di tích hiện nay, tại di tích đình làng Hạ Bì Hạ vấn đề bảo quản, sửa chữa nhỏ chưa được coi trọng. Đặc điểm khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao,... Hầu hết các di tích kiến trúc - nghệ thuật hay tín ngưỡng - tôn giáo đều được làm bằng gỗ nên luôn phải chịu sự tác động rất thường xuyên của môi trường bên ngoài. Nên di tích bị xuống cấp nhanh chóng chỉ sau vài năm được tu bổ. Ở di tích đình Hạ Bì Hạ hiện nay đều có ít nhiều 39 các bộ phận bị mối mọt phá huỷ. Việc phòng ngừa, ngăn chặn những tác nhân gây hại cũng hết sức quan trọng. Sự phá huỷ của mối mọt là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng ở di tích. Trong công tác tu bổ di tích, việc sử dụng các loại hoá chất để diệt trừ và ngăn chặn mối mọt chưa được chú ý nhiều. Dùng hoá chất thường xuyên theo định kỳ để bảo quản di tích và sửa chữa nhỏ không đòi hỏi kinh phí lớn và kỹ thuật cao, nhưng hiệu quả lại rất lớn. Tại di tích đình Hạ Bì Hạ cũng như các di tích khác trên địa bàn tỉnh thì dường như không di tích nào áp dụng các biện pháp bảo quản thường xuyên và sửa chữa nhỏ khi có thể. Uỷ ban nhân dân huyện, xã đã phối hợp với người dân địa phương tăng cường nâng cao chất lượng tu bổ di tích. Khi mà các biện pháp bảo quản, gia cố, sửa chữa nhỏ chiếm ưu thế trong tu bổ di tích thì mới có thể nói rằng hoạt động tu bổ di tích đã đi đúng quỹ đạo của nó. Để quản lý, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã chủ động thực hiện các thủ tục đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện và phối hợp với địa phương, các ngành liên quan lập dự án tu bổ đình Hạ Bì Hạ. Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng như: Phòng Tài chính lập kế hoạch chủ động nguồn vốn, phòng Kinh tế hạ tầng phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức thiết kế và thi công đúng tiến độ. Nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản triển khai thực hiện các quy định của nhà nước như: Luật Di sản văn hóa, các Nghị định, Thông tư về quản lý di tích lịch sử văn hóa tới Ban quản lý di tích đình vì vậy nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ các di tích và ý thức tự giác của nhân dân trong việc bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa được nâng cao. Ban quản lý xã được tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích, luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác xã hội hóa để đảm bảo điều kiện hoạt động của di tích. Ban quản lý đã thực hiện tốt công tác bảo quản và phát huy tác dụng của di tích. Tu bổ, tôn tạo di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích, khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá 40 trình tồn tại của di tích. Trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó, làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian là mục đích cần đạt được trong việc tu bổ, tôn tạo di tích để phát huy giá trị, phục vụ nhân dân. Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích nhưng không chỉ ở mặt vật chất mà còn hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần và yếu tố tâm linh. Tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa là một ngành khoa học mang tính đặc thù được thực hiện bởi nhiều ngành khoa học liên quan như: Xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, bảo tàng,... Vì vậy trong quá trình tu bổ, tôn tạo, bảo quản các di tích, Phòng kinh tế hạ tầng huyện đã chủ động phối hợp lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ thẩm quyền, năng lực điều kiện hành nghề lập dự án quy hoạch tu bổ tôn tạo và báo cáo kinh tế, kỹ thuật thiết kế. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban giám sát cộng đồng nơi di tích được tu bổ, tôn tạo trong việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế, đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật và chuyên ngành di sản văn hóa. Với những nỗ lực lớn của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện cùng các ban, ngành, đoàn thể nơi quản lý di tích lịch sử đã được tu bổ tôn tạo. Tuy nhiên, trước những yêu cầu khắt khe của các văn bản quy phạm pháp luật, ngành chức năng và sự cần thiết của nguồn vốn lớn, nên việc tu bổ, tôn tạo, bảo quản và xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh cần có kế hoạch huy động các nguồn lực tu bổ, nâng cấp, phục dựng các giá trị văn hóa vật thể, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại đình Hạ Bì Hạ còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là: + Do nguồ n kinh phí còn ha ̣n he ̣p vì vâ ̣y công tác tu bổ , tôn ta ̣o thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ,... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi. 41 Bên ca ̣nh đó , trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác bảo tồn có mă ̣t còn ha ̣n chế , do vâ ̣y mà viê ̣c tham mưu đề xuấ t có lúc còn chưa ki ̣ p thời. Sự chỉ đa ̣o và phố i hơ ̣p của các cơ quan lañ h đa ̣o có lúc chưa nhip̣ nhàng , làm ảnh hưởng tới tiế n đô ̣ và chấ t lươ ̣ng công tác bảo tồ n và trùng tu di tích. + Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố. * Hệ thống giao thông, điện - nƣớc Hê ̣ thố ng giao thông đường quố c lô ̣ 316 (đê sông Đà) đi đến đình làng Hạ Bì Hạ là con đường lớn , rô ̣ng, đảm bảo cho tấ t cả các phương tiê ̣n từ ô tô , xe máy ,… có thể đi từ đường quốc lộ vào đình một cách dễ dà ng và thuâ ̣n tiê ̣n , các tuyến đường phu ̣ vào khu dić h cũng là đường bê tông dễ dàng đi la ̣i cho nhân dân điạ phương và du khách trăm miề n tới dây mô ̣t cách dễ dàng và thuâ ̣n tiê ̣n nhấ t . Hê ̣ thố ng cấ p - thoát nước hầu như chưa có gì, đây là mô ̣t ha ̣n chế rấ t lớn đố i với khu di tić h đình Hạ Bì Hạ cũng như đố i với viê ̣c phát triể n du lich ̣ văn hóa ta ̣i đây. Vì vậy, để đảm bảo cho sinh hoạt và các hoạt động trong khu di tích cũng như để phục vụ cho chiến lươ ̣c và mu ̣c đić h phát triể n du lich ̣ văn hóa ta ̣i đây thì yêu cầ u có một hệ thống cấp - thoát nước là vô cùng bức thiết , cầ n có những ý kiế n kiế n nghị và có sự ra tay vào cuộc của các cơ quan chứa năng và ban ngành có liên quan để giải quyết thiếu sót này. * Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn, nghỉ và lƣu trú Trong những năm gần đây cơ sở vật chất kỹ thuật tại đình Hạ Bì Hạ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên các cơ sở dịch vụ ăn uống không chỉ ít mà những cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi cho du khách chủ yếu còn nhỏ lẻ , chưa đáp ứng đươ ̣c hế t nhu cầ u phong phú cho khách du lịch, đó là chưa kể tới vấ n đề là những cơ sở , hàng quán này chỉ tồn tại trong dip̣ diễn ra lễ hô ̣i , ngoài lễ hội thì hầu như không có . Về cơ sở lưu trú cũng có những thiế u sót gây khó khăn , ảnh hưởng lớn cho du khách khi tới đây và cho công cuộc phát triển du lịch văn hóa đình Hạ Bì Hạ . Du khách mu ốn nghỉ lại qua đêm tại đây thì phải đi tương đối xa mới có thể tìm được cơ sở lưu trú qua đêm và hầu hết các cơ sở lưu trú chất lượng chưa cao, còn thiếu các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 42 quốc gia và quốc tế. Đây thâ ̣t sự là mô ̣t sự bấ t tiê ̣n, mô ̣t trở ngài lớn đố i với viê ̣c thu hút và phát triển du lịch văn hóa tại khu di tích đình Hạ Bì Hạ . Các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách thì thiếu những món đặc sản gây ấn tượng cho du khách. Nhìn chung, hê ̣ thố ng cơ sở dich ̣ vu ̣ có sự phát triể n nhưng còn ít so với nhu cầ u thực tế , quy mô nhỏ , phân tán , chấ t lươ ̣ng dich ̣ vu ̣ chưa cao nên chưa kić h thić h khả năng chi tiêu và kéo dài trong thời gian lưu trú của khách . Có thể thấy Ban quản lý di tích và các cấp cơ quan địa phương cần có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách đồng bộ hơn để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của du khách. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng ở di tích đình Hạ Bì Hạ không ngừng được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, góp phần tích cực tạo nên diện mạo mới thu hút du khách đến với đình Hạ Bì ngày càng đông hơn. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã được Ban quản lý di tích quan tâm chỉ đạo thực hiện: - Lắp đặt hệ thống điện: đầu tư lắp đặt hệ thống thắp sáng xung quanh khu di tích để phòng chống trộm cắp. - Hệ thống thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin liên lạc đã đảm bảo liên lạc thường xuyên , thông suố t cho du khách với chấ t lươ ̣ng tố t trong mo ̣i hoàn cảnh . Xung quanh khu di tić h , các mạng viễn thông lớn như : Vinafone, Vieitel đã triể n khai xây dựng các cô ̣t và các tra ̣m thu phát sóng lưu đô ̣ng để đáp ứng nhu cầ u về thông tin liên la ̣c , đă ̣c biê ̣t là trong mùa lễ hô ̣i . Như vâ ̣y, nhu cầ u về thôn g tin liên lạc của du khách khi tới đây luôn được đảm bảo với chất lượng tốt . 2.2. Về doanh thu Các hoạt động dịch vụ không được bố chí cụ thể mà diễn ra bên ngoài khu di tích, từ trông giữ xe , hàng quán ăn uống , hàng quán bán đ ồ lưu niệm rải rác trên đường vào di tích và chủ yế u là của người dân . Vì vậy doanh thu của các hoạt động kinh doanh hầ u như là không có , nguồ n thu chin ́ h của đình Hạ Bì Hạ chủ yếu là từ viê ̣c góp công đức của người dân địa phương và du khách thâ ̣p phương . Hiện vật 43 công đức do người hảo tâm cung tiến. Do còn ha ̣n chế về n guồ n thu nên nguồ n thu của đình đươ ̣c không lớn . Nguồ n thu này sẽ đươ ̣c sử du ̣ng vào mu ̣c đić h bảo tồ n , trùng tu và tôn tạo di tích. Nhìn chung, các nguồn thu được sử dụng hiệu quả , đảm bảo tiết kiệm . Tuy nhiên, do nguồn vố n đầ u tự còn ha ̣n chế và phu ̣ thuô ̣c chủ yế u nào ngồ n vố n từ tiề n công đức của nhân dân và khách thâ ̣p phương nên còn nhiề u điể m chưa đươ ̣c đầ u tư tôn tạo. Cơ sở ha ̣ tầ ng về đường xá , điê ̣n nước,… còn nhiề u điể m ha ̣n chế trong viê ̣c phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch văn hóa . Vì vậy Ban quản lý di tích cần có những biện pháp thích hợp đảm bảo việc đầu tư phù hợp và có hiệu quả cao hơn 2.3. Về nguồn nhân lực Những người tham gia vào công tác quản lý , bảo tồn và bảo đảm mọi hoạt đô ̣ng của đình Hạ Bì Hạ vẫn chủ yế u là do các cụ cao tuổi trong thôn quản lý , nhìn chung nguồ n nhân lực của khu di tích đã đáp ứ ng đươ ̣c nhu cầ u hiê ̣n ta ̣i . Tuy nhiên có một vấn đề về nguồn nhân lực ở đây còn nhiều thiếu sót và cần được giả i quyế t kịp thời, đó là không có đô ̣i ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp , mà chủ yếu là các cụ cao tuổi trong thôn có sự am hiể u về đình và cũng là những người làm công tác giới thiê ̣u chiń h thức nhưng trong số đó chưa có ai đươ ̣c cấ p thẻ chuyên nghiê ̣p về nghiê ̣p vu ̣ du lich ̣ , kỹ năng còn hạn chế do chưa đươ ̣c đào tạo về du lịch . Chưa kể tới là đội ngũ những người có trình độ chuyên môn về hướng dẫn viên du lịch , sử dụng thành thạo ngoại ngữ làm công tác du lịch ở đây thì chưa có . Thực tra ̣ng đó cho thấ y nguồ n nhân lự c ta ̣i đình làng Hạ Bì Hạ còn nhiều thiếu só t, đă ̣c biê ̣t là khả năng về nguồ n nhân lực cho sự phát triể n của hoa ̣t đô ̣ng du lich ̣ văn hóa trong hiê ̣n tại cũng như trong tương lai là rất hạn chế . Do đó yêu cầ u củng cố thêm đô ̣i ngũ cán bô ̣ mô ̣t lực lươ ̣ng hướng dẫn viên du lịch và nâng cao trình độ của đội của đội ngũ hướng dẫn viên nói riêng và nguồ n nhân lực ở di tích đình Hạ Bì Hạ nói chung là rấ t cấ p thiế t để có thể đáp ứng yêu cầ u ở hiê ̣n ta ̣i cũng như cho tương lai . Có như vâ ̣y mới có th ể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách và cho mục tiêu phát triển du lich ̣ văn hóa ở di tić h đình Hạ Bì Hạ phát triển. 2.4. Về khách du lịch Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của lượng khách du lịch trong địa bàn tỉnh Thanh Thủy đến tham quan như đền Lăng Sương, đền Tam Công, 44 đình Đào Xá, tượng đài chiến thắng Tu Vũ,… khách du lịch đến với đình làng Hạ Bì Hạ cũng tăng lên so với trước đây, nhưng không đáng kể. Lượng khách quốc tế đến với di tích đình Hạ Bì Hạ hầu như không có. Lượng khách du lịch nội địa đến đình làng Hạ Bì Hạ chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, ngoài ra tham quan, vui chơi,… Nhìn chung, khách du lịch đình Hạ Bì Hạ trong những năm qua chủ yếu là khách nội địa. Khách của địa phương và các địa phương xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại và đó là nguồn khách chủ yếu, còn khách du lịch thuần túy đi theo tour, tuyến hay khách nước ngoài đến di tích là không có. Vì vậy, trong tương lai các cấp chính quyền và ban quản lý di tích cần có sự đầu tư phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng và có những biện pháp thích hợp như phát triển các dịch vụ và quảng bá để phục vụ hoạt động du lịch ngày càng phát triển. 2.5. Về sản phẩm du lịch Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng của cội nguồn dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, nơi khởi nghiệp 18 đời vua Hùng, mảnh đất được coi là văn hiến và văn vật với nền văn minh nông nghiệp từ thuở bình minh dựng nước mà Phú Thọ còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống như: nón lá Sai Nga (Cẩm Khê), mây tre đan Đỗ Xuyên (Thanh Ba), nón lá Sông Thao, ủ ấm Sơn Vy (Lâm Thao),… Sản phẩm của các làng nghề truyền thống thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, tài hoa của con người nơi đây. Những sản phẩm từ các làng nghề này nếu biết cách khai thác, tổ chức sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phục vụ du lịch và trở thành sản phẩm lưu niệm cho du khách. Không chỉ có thế, mảnh đất trung du này cũng là nơi sản sinh ra những thứ nông sản, đặc sản thơm ngon, hấp dẫn, ai đến chơi lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng mà thương mà nhớ như chè, quả cọ, rau sắn, bánh tai, bưởi Đoan Hùng, rêu đá Thanh Sơn, thịt chua,…Các đặc sản trên là các món quà của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất trung du này và sự tinh tế trong ẩm thực của con người nơi đây, đã tạo nên một văn hóa ẩm thực Phú Thọ phong phú, dân dã mà tinh tế, hấp dẫn. Có thể thấy các sản phẩm du lịch ở Phú Thọ rất đa dạng và phong phú cần được khai thác để phát triển du lịch tại đình Hạ Bì Hạ. 45 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ 3.1. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị của tài nguyên du lịch Như chúng ta đã biết các di sản văn hóa là tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ biến dạng do tác động của nhiều yếu tố (khí hậu, thời tiết, thiên tai, con người,…). Vì vậy, công tác tổ chức, bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích là một công việc quan trọng đối với tất cả các di tích. Công tác này nhằm phòng ngừa, hạn chế và bảo vệ các di tích trước sự tác động của môi trường tự nhiên và xã hội. Đồng thời giúp cho các di tích được trùng tu, bảo vệ và phát huy tối đa các giá trị của di tích. Di sản đình làng Hạ Bì Hạ có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc, quý giá. Để giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch của di tích đình làng Hạ Bì Hạ cần có những giải pháp hợp lý và đồng bộ, thiết thực và hiệu quả. Để làm được điều đó cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo di tích đình làng Hạ Bì Hạ theo đúng chính sách, pháp luật nhà nước và theo quy định của Luật du lịch, Luật di sản. Đồng thời phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vốn đang còn hạn chế ở di tích như (các đạo sắc phong, cuốn ngọc phả, cỗ ngai thờ, rước nước,…). Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu bểu của di tích (giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, và những chức năng tín ngưỡng truyền thống,…). Thứ hai, việc bảo tồn, trùng tu tại di tích phải đảm bảo duy trì được những chức năng truyền thống của khu di tích là khu di tích kiến trúc - nghệ thuật, là nơi diễn ra lễ hội truyền thống thiêng liêng và đậm đà bản sắc dân tộc. Việc tu bổ, tôn tạo di tích cần chú ý những vấn đề sau: + Tu bổ di tích cần phải căn cứ vào điều kiện lịch sử, khả năng kinh tế và đặc thù văn hoá của khu vực mà vận dụng các hình thức tu bổ di tích phù hợp, đó là: giữ di tích ở nguyên trạng thái cũ, hỏng bộ phận nào tu bổ phần đó, không thêm bớt, tu bổ di tích như nó vốn có, trước khi được tu bổ, nhằm đưa di tích trở lại trạng thái 46 ban đầu như lúc mới khởi dựng với mục đích tạo ra sự toàn vẹn và hoàn chỉnh, cần chú ý tới khía cạnh thẩm mỹ gốc. + Cần nhấn mạnh một nguyên tắc là: Hình thức phục hồi, tái tạo di tích chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật đặc biệt, khi đã áp dụng những biện pháp kỹ thuật khác nhưng vẫn không có khả năng ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích. + Tính nguyên gốc của di tích là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích. Tính nguyên gốc của di tích biểu hiện ở các mặt: Nguyên gốc về kiểu dáng, phong cách, nguyên gốc về vật liệu xây dựng, về kỹ thuật, độ tinh xảo trong chế tác hoặc thi công, về chức năng thực dụng, về địa điểm xây dựng, cũng như về cảnh quan môi trường,... Yêu cầu xác định chính xác các yếu tố nguyên gốc của di tích và áp dụng tất cả các phương tiện kỹ thuật và phương án tu bổ tối ưu để giữ gìn lâu dài các yếu tố nguyên gốc là nội dung cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa thiết kế và thi công tu bổ di tích với việc xây dựng một công trình mới. + Trong công tác tu bổ di tích, khâu quan trọng nhất cần được triển khai ngay từ đầu là việc khảo sát, nghiên cứu xác định các mặt giá trị tiêu biểu và hiện trạng kỹ thuật của di tích. Thứ ba, trong việc thực hiện những giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đình làng Hạ Bì Hạ cần thực hiện những nguyên tắc sau: + Chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, cần thường xuyên sửa chữa và bảo dưỡng những di sản vật thể đang bị xuống cấp và hư hỏng trong khu di tích để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài. + Khi tôn tạo di tích phải đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích với cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện nổi bật các giá trị và cảnh quan di tích. + Khi tiến hành xây dựng mới hoặc trùng tu di tích cần đảm bảo các nguyên tắc về mặt kiến trúc truyền thống, đảm bảo các phương diện kỹ thuật, giá trị và chức năng đặc thù, hay về mặt mỹ thuật phải hài hòa mang tính dân tộc. Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan như: Cục di sản, Viện bảo tồn di tích, Viện khảo cổ học, Ban 47 quản lý di tích danh thắng tỉnh,…để tổ chức nghiên cứu dịch và chú giải các sắc phong, hoành phi, câu đối; nghiên cứu giá trị các hiện vật có trong di tích. Thứ năm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa phi vật thể: lập hồ sơ khoa học di tích; bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ; phục dựng các sinh hoạt văn hóa dân tộc của cư dân trong thôn Hạ Bì như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái riêng của cư dân trên địa bàn. Thứ sáu, cần ngăn chặn kịp thời những xâm nhập của yếu tố phi văn hóa và sự tác động thiếu ý thức của du khách khi đến với di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ. Tạo cơ sở bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa riêng của khu di tích. 3.2. Quy hoạch đồng bộ khu di tích Để góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích đình làng Hạ Bì Hạ và phát triển thành một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước cũng như góp phần mở rộng khu di tích tạo nên một di tích quy mô trong tương lai. Cần lập dự án mở rộng và phát triển khu di tích đình làng Hạ Bì Hạ, tiếp tục mở rộng không gian diện tích, quy hoạch đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực xã Xuân Lộc. Cụ thể cần quy hoạch lại di tích một cách hợp lý, khoa học, thẩm mỹ và mang tính dân tộc cao như: Quy hoạch bên trong đình: Tạo khuôn viên cho di tích, hệ thống tường bao xây dựng kiên cố, vững chắc; mở rộng khu di tích cho cân đối, hài hòa, vuông vức; xây dựng và nâng cấp khu vệ sinh, nơi sắp lễ cho di tích,… Quy hoạch bên ngoài đình: Cần có sự nhất quán trong quy hoạch cả trong và ngoài di tích theo hướng chuyên biệt: Thứ nhất, đầu tư và xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán, nơi bán hàng,… xung quanh đình thành những khu vực riêng một cách hợp lý, có sự quản lý chặt chẽ và đồng bộ. Thứ hai, xây dựng và nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông xung quanh di tích. Thứ ba, xây dựng bãi đỗ xe, trông xe rộng rãi, khoa học, an toàn có thể đảm bảo một lượng lớn các phương tiện khi đến di tích. 48 Thứ tư, xây dựng thêm các quầy bán hàng lưu niệm, các khu vui chơi giải trí phong phú, đa dạng phục vụ du khách. 3.3. Đầu tƣ xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch Có thể khẳng định rằng việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch ở di tích đình Hạ Bì Hạ là một giải pháp cần thiết và cấp bách để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch văn hóa tại đây trong tương lai. Muốn làm được điều đó cần thực hiện một số giải pháp đầu tư sau: + Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, nhằm khắc phục tình trạng thiếu các cơ sở lưu trú du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch cao cấp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước khi đến với di tích đình Hạ Bì Hạ, nhất là trong dịp lễ hội. + Đầu tư xây dựng các công trình lưu trú qua đêm, các nhà hàng ăn uống và hạ tầng du lịch có chất lượng cao theo quy hoạch, ưu tiên các dự án phát triển du lịch thân thiện với môi trường. + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, và các dịch vụ khác,… + Các lĩnh vực cần ưu tiên là: Đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, cứu hỏa, cứu nạn, thu gom và xử lý rác thải trong khu vực). Nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ và cấp cứu, các trạm bảo vệ, trực y tế… Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án phát triển di tích đình Hạ Bì Hạ thành khu di tích lịch sử văn hóa liên hoàn và đồng bộ về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, gắn với mục tiêu bảo tồn, với khai thác phát huy các giá trị văn hóa nhân văn, xây dựng di tích đình Hạ Bì Hạ thành khu du lịch văn hóa, tâm linh của quốc gia. 3.4. Nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch, có tác động quyết định tới hiệu quả kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch. 49 Trong những năm qua, việc phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch tại di tích đình Hạ Bì Hạ vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy, để chuẩn bị hành trang đưa đình Hạ Bì Hạ không chỉ là điểm đến du lịch tâm linh cho du khách trong nước ở tháng lễ hội mà còn trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa kéo dài trong cả năm thu hút du khách trong nước và quốc tế. Điều đó cần yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngành du lịch ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ. Nhằm đảm bảo cho yêu cầu phát triển du lịch tại đình Hạ Bì Hạ trong giai đoạn tới và phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của du khách cần đưa ra các nội dung cụ thể như: + Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ hoặc tuyển dụng bổ sung cán bộ có trình độ Đại học hoặc cao hơn về lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích, cán bộ chuyên ngành lịch sử, cán bộ có trình độ Hán nôm,…về làm công tác chuyên môn. Đây sẽ là đội ngũ cán bộ nòng cốt trong công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm nghiên cứu các giá trị di sản của đình Hạ Bì Hạ góp phần tu bổ, tôn tạo, giữ gìn và phát huy một cách có hiệu quả tiềm năng giá trị di sản của đình Hạ Bì Hạ cho phát triển du lịch. + Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch trong di tích. + Cần có cơ chế thu hút các chuyên gia, cán bộ quản lý và hướng dẫn viên giỏi trong lĩnh vực du lịch đến công tác và làm việc tại Ban quản lý di tích,… 3.5. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ là góp phần giáo dực truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, phục vụ tam quan, ngiên cứu,… Vì vậy, cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào tất cả các đối tượng khách. Ban quản lý di tích đình Hạ Bì Hạ cần đệ trình và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Phú Thọ cùng các cơ quan chức năng xúc tiến quảng bá du lịch, nhằm quảng bá hình ảnh đình Hạ Bì Hạ đến với khách du lịch: - Xây dựng website cho di tích, đây sẽ là địa chỉ tin cậy cung cấp những thông tin đa chiều, đa phương diện về di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ. Đồng thời quảng bá hình ảnh di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng. 50 - Xây dựng, thiết kế các bảng quảng cáo, biển chỉ dẫn, sơ đồ về di tích. - Cần tổ chức nghiên cứu, hội thảo khoa học về di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ. Trên cơ sở đó xây dựng và xuất bản các tập sách viết về di tích nhằm phục vụ du khách. 3.6. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch Để đáp ứng nhu cầu của khách nhiều dịch vụ đã ra đời, nhưng không ai nơi nào, cá nhân nào cũng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ban quản lý di tích về giá cả, vấn đề vệ sinh, chất lượng hàng hóa,…Vì thế, cần xiết chặt công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, để nhanh chóng phát hiện những sai sót và có cách xử lý. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, nhằm tăng cường năng lực thu hút du khách đến với di tích. Cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu, điểm, nhà hàng, hoạt động hướng dẫn, các dịch vụ ăn nghỉ,… Đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đọa đức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ. Có quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ và kinh doanh dịch vụ du lịch, niêm yết giá bán các sản phẩm du lịch và xác định hết sức hợp lý, tránh sự tác động vì lợi nhuận kinh doanh mà tự nâng giá sản phẩm, kinh doanh những sản phẩm kém chất lượng để chuộc lợi, gây ảnh hưởng tới du khách. Nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ và cấp cứu, các trạm bảo vệ, trạm y tế. Chất lượng dịch vụ phải ưu tiên hàng đầu, bởi chính yếu tố chất lượng các dịch vụ du lịch là nhân tố đánh giá chân thực nhất trong đầu tư phát triển du lịch và khẳng định được tính hấp dẫn của điểm du lịch trong tâm thức của du khách. Chất lượng tốt chính là động lực thúc đẩy du khách quay trở lại và ngược lại chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến nhu cầu trở lại tham quan di tích của du khách. 3.7. Công tác bảo vệ môi trƣờng cảnh quan và đảm bảo trật tự an toàn giao thông phát triển du lịch bền vững tại di tích * Công tác bảo vệ môi trƣờng cảnh quan Công tác vệ sinh môi trường được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của khu di tích và tạo cho di tích thành điểm đến an toàn tin cậy cho du khách. Góp 51 phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp của mảnh đất và con người vùng đất có di tích linh thiêng đến với mọi người, thu hút du khách đến với đình Hạ Bì Hạ ngày một đông hơn. Để làm được điều đó: Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên là công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tạo nên môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, góp phần nâng cao giá trị của khu di tích. Để làm được điều này, Ban quản lý di tích đình Hạ Bì Hạ cần duy trì và phát huy hơn nữa công tác đảm bảo vệ sinh trong khu vực di tích. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường, nghiêm cấm mọi hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh di tích. Có biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác thải, nước thải, làm sạch khu vực vệ sinh,… Thứ hai, bảo vệ môi trường xã hội tức là tạo nên môi trường du lịch lành mạnh, trong đó việc đảm bảo an ninh, trật tự và chấm dứt các tệ nạn xã hội: nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, móc túi, ăn xin,… Đồng thời, việc nâng cao ý thức của du khách về đình Hạ Bì Hạ cũng cần được đẩy mạnh và làm triệt để, đó là nâng cao ý thức bảo vệ di tích; nghiêm cấm sờ vào hiện vật gây bào mòn di tích, các công trình kiến trúc. Yêu cầu đặt ra đối với Ban quản lý di tích là cần có những giải pháp chặt chẽ hơn trong việc nâng cao ý thức của cư dân và du khách hành hương trong việc abor vệ môi trường khu di tích, đồng thời cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu và kiên quyết hơn để ngăn chặn và chấm dứt các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở đây nhằm đảm bảo sự linh thiêng nơi chốn thần thánh, vừa đảm bảo an toàn và tạo ra môi trường lành mạnh cho phát triển du lịch ở khu di tích đình Hạ Bì Hạ. * Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Công tác bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, cũng là một vấn đề cấp thiết, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông xảy ra khi đến di tích. Để làm được điều đó: Ban an toàn giao thông huyện cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành thành viên, Ban an toàn giao thông tại địa phương triển khai các giải pháp, phương án phân luồng giao thông và bảo đảm an toàn giao thông cho du khách đến tham quan, nhất là trong mùa lễ hội. Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân 52 dân chấp hành nghiêm luật giao thông được đẩy mạnh. Đặc biệt, tại các bến đò ngang, các lực lượng chức năng thường xuyên có mặt để nhắc nhở và kiểm tra chủ phương tiện và hành khách chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa như: không chở quá số người quy định, mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân khi qua đò ngang... Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải và công an phải tăng cường phối hợp, quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như: phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và không cài quai đúng quy cách, chở quá số người quy định, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, chống người thi hành công vụ,… tăng cường kiểm tra các hoạt động xe khách, xe quá tải để bảo đảm an toàn, thông suốt. Các địa phương duy trì thường xuyên các hoạt động giữ gìn trật tự hành lang giao thông, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình lấn chiếm hành lang, vỉa hè làm nơi buôn bán; thường xuyên nhắc nhở, xử lý các hộ kinh doanh gần di tích, không vi phạm, lấn chiếm hành lang,... để phát triển du lịch một cách bền vững, ổn định, lâu dài tại di tích đình Hạ Bì Hạ. 3.8. Đa dạng hóa các loại hình du lịch Cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu; trong đó các địa bàn trọng điểm tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Việc liên kết di tích với các điểm du lịch như: đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng, đầm Ao Châu, khu di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch,… hình thành các tour du lịch văn hóa, nhân văn. Đây là một hình thức thu hút du khách về với đình Hạ Bì Hạ một cách có hiệu quả. Di tích đình Hạ Bì Hạ có tiềm năng to lớn để phát triển thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, việc liên kết phát triển với các điểm và các vùng du lịch khác, tạo nên một tổng thể liên hoàn để cùng phát triển là giải pháp cần thiết. Di tích đình Hạ Bì Hạ nằm gần nhiều di tích 53 và địa điểm có cảnh quan đẹp như: Đảo Ngọc Xanh, khu du lịch nước khoáng nóng, di tích chiến thắng Tu Vũ, di tích đền Lăng Sương, di tích đình Hạ Bì Trung, hồ Phượng Mao,… tạo thành các tour du lịch hấp dẫn. Nếu được phát huy hết tiềm năng, có thể thấy trong tương lai không xa đình Hạ Bì Hạ sẽ là một trọng điểm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Phú Thọ, có sự kết hợp của lịch sử, văn hóa - tín ngưỡng - sinh thái, đặc biệt du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là hướng phát triển chủ đạo việc liên kết các tuyến điểm du lịch trong địa bàn tỉnh. Để xây dựng thành công và góp phần khai thác có hiệu quả các tour du lịch này, các địa phương cần đề xuất nội dung hợp tác như: xây dựng tuyến du lịch văn hóa nhân văn nhằm khai thác tài nguyên văn hóa nhân văn của các khu di tích để định hướng xây dựng sản phẩm mới, công bố quy hoạch khai thác các điểm đến và đầu tư xây dựng hạ tầng; phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Thanh Thủy liên kết với các địa phương khác nằm trong các tour du lịch nhằm phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử, tôn giáo với hoạt động lễ hội tâm linh truyền thống; xúc tiến phối hợp quảng bá tuyên truyền về các tour nhằm phát triển du lịch một cách bền vững gắn với khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa và góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương. Viê ̣c liên kế t giữa các điể m và vùng du lich ̣ cầ n phải có một sự liên hệ nhất đinh ̣ mới ta ̣o ra sự liên kế t và phát triể n , kích thích nhu cầu và tâm lý lựa chọn địa điể m đế n và hành triǹ h của du khách . Do đó , khi xác đinh ̣ đố i tươ ̣ng và điạ điể m liên kế t cầ n phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu sự liên hệ về không gian , đă ̣c điể m lich ̣ sử văn hóa , kiế n trúc - nghê ̣ thuâ ̣t, đă ̣c điể m tôn giáo tin ́ ngưỡng ,… Đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao nhằm hấp dẫn du khách, từng bước thu hút đông đảo khách du lịch. 54 KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, mang trong mình những dấu ấn đặc sắc của lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng. Bề dày truyền thống ấy đã sản sinh, dung hợp, phát triển và đọng lại những trầm tích văn hóa đặc trưng, tiêu biểu mà ta gọi đó là bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Phát triển du lịch văn hóa không chỉ là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam tươi đẹp, hào hùng đến với bạn bè quốc tế, dần dần trở thành điểm hấp dẫn của đông đảo du khách, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Từ lâu, trong đời sống của người dân đất Việt đã lan truyền câu ca “Chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Ấy là để nhắc nhở muôn dân ý thức về nguồn cội của mình và sự trường tồn của truyền thống đoàn kết của những con người mang trong mình dòng máu Việt. Là người Việt, ai ai cũng biết đến và gìn giữ một cách trân trọng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - sự hội tụ của những giá trị văn hóa từ ngàn xưa. Trên mảnh đất trung du Phú Thọ nói riêng và mảnh đất hình chữ S nói chung, sự lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một mạch nguồn văn hóa chảy mãi trong tâm thức người Việt. Phú Thọ là một dải đất đẹp, nơi xưa kia Vua Hùng chọn làm nơi đóng đô. Từ đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng, hai bên có sông Hồng, sông Lô cuộn chảy như thế rồng cuộn, nhìn về xa xăm là sông Đà, đúng là sơn thủy hữu tình. Nơi dải đất hữu tình ấy, từ xa xưa, cư dân nông nghiệp đã tạo dựng cho mình một tín ngưỡng mang nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây, đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - những vị vua đã có công lao “dời non lấp bể”, tạo dựng giang sơn, khai thiên lập ấp. Tín ngưỡng đó hiện diện trong mỗi gia đình, ở mỗi làng quê với sự tri ân công đức như thể tục thờ cúng tổ tiên vậy. Theo thời gian, những “trầm tích” của lớp văn hóa thời Hùng Vương dần dần được người dân khám phá và cũng từ những lớp văn hóa truyền thống ấy, người dân 55 đã dần hình thành và bồi tụ thành những phong tục, tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong đời sống thường ngày. Ý thức dân tộc, ý thức nguồn cội và ý niệm về tổ tiên cũng theo thời gian mà trở nên phong phú và bền vững. Với người dân đất Việt nói chung và người dân vùng trung du Phú Thọ nói riêng, thờ cúng Hùng Vương chính là thờ tự và tri ân công đức của vị thủy tổ của dân tộc, của đất nước. Hào khí anh linh của 18 vị vua Hùng ngàn đời như soi sáng cho bước đi của con dân đất Việt trên những nẻo đường. Trong đó, di tích đình làng Hạ Bì Hạ cũng là một minh chứng tiêu biểu cho ý thức nguồn cội dân tộc. Xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều hệ thống sông ngòi; giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông rất thuận tiện. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có di tích lịch sử văn hóa đình làng Hạ Bì Hạ là nơi thờ phụng Hùng Vương đời thứ 17, Thánh Tản, Lý Dực Công và con gái của Vua - người anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở đình Hạ Bì Hạ đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc, gợi nhớ về Lý Dực Công, linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Thục xâm lược. Có thể thấy di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ mang trong mình rất nhiều tiềm năng to lớn về lịch sử, văn hóa, tư tưởng truyền thống,… đó là những điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa phát triển. Mặc dù đã thu được nhiều thành tựu đáng kể song nhìn chung vấn đề du lịch văn hóa của di tích vẫn còn nhiều khó khăn, mang tính cấp thiết. Việc đưa ra các giải pháp nhằm khai khác giá trị từ di tích lich sử văn hóa đình Hạ Bì Hạ có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống và đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch văn hóa nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội tại Xuân Lộc nói chung. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội. 2. Đồng Thị Huyên ( 2012), Di tích và lễ hội đến Kiếp Bạc với việc phát triển du lịch văn hóa, Luận văn Đại học ngành Việt Nam học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Vĩnh Phúc. 3. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học. 4. Th.S Nguyễn Hoàng Quý, Thần tích - thần sắc thôn Hạ Bì xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm [Tr 2 - 4, 22 – 29] 5. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 9. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Các website tham khảo: - http://www.wikipedia.org - http://www.laodong.com.vn - http://www.baotintuc.vn - http://www.dulichphutho.com - http://www.baophutho.vn PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ Di tích đình làng Hạ Bì Hạ Nhà thờ Tam vị Ban thờ Tam vị Ban thờ đồng tế vua Ông và vua Bà Nhà thờ Lý Dực Công Ban thờ Lý Dực Công Bản chiếu sắc thứ nhất Bản chiếu sắc thứ hai Bản chiếu sắc thứ ba Ban thờ vua Bà Đoàn rƣớc nƣớc trên sông Đà Đoàn rƣớc kiệu đón bát hƣơng từ đền vua Bà về ban đồng tế ở đình [...]... Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Dù tên gọi địa danh làng xã thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, song vị trí tên gọi cụm di tích đình làng Hạ Bì Hạ vẫn không thay đổi và có địa chỉ: thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 6 1.2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) 1.2.1 Truyền thuyết thần tích, thần sắc Giữa một vùng đồi núi thấp... trong làng tổ chức đồng tế vào ngày mùng 8/3 âm lịch Hàng năm, cứ đến ngày này nhân dân làng Hạ Bì Hạ lại long trọng tổ chức ngày hội tế Thánh Trải qua nhiều năm tồn tại, lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ vẫn lưu giữu được nhiều hình thái văn hóa phi vật thể được trình di n đặc sắc và hấp dẫn như: tế lễ, cỗ tiến Thánh, lễ rước nước,… Đó là những nét đẹp trong lễ hội đình Hạ Bì, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa. .. con hạc đồng cao 30 cm; 3 lư hương đồng cao 25 cm; 2 cây nến đồng cao 30 cm 1.2.4 Di n trình lễ hội 1.2.4.1 Công tác chuẩn bị Lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ là lễ hội truyền thống thường niên, hình thành từ xa xưa, được nhân dân trong thôn Hạ Bì đứng ra tổ chức hàng năm Từ giữa tháng hai đến đầu tháng ba âm lịch, Ban quản lý di tích cùng Ban Khánh tiết và đại di n thôn họp để bàn công việc chuẩn bị lễ hội, ... làm ăn nhân dân làng Hạ Bì Hạ đã tôn ông làm thành hoàng làng và lập đền thờ Nhân dân trong làng đã lấy ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch là ngày ngài sinh thần để làm ngày cúng tế, tưởng nhớ tới Ngài Đến với lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ mọi người đều cầu mong cho gia đình được hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh, đất nước thanh bình phát triển Cùng thời gian... lễ hội một cách chu đáo Các tục hèm kiêng trong lễ hội Chữ húy kiêng: Dực, Sùng, Bạch Màu cấm dùng: hồng, tía, vàng Trình tự di n trình chuẩn bị trƣớc khi vào chính hội Ngày mùng 5 tháng 3 (âm lịch) : Làm lễ lau chùi các đồ thờ trong đình Công việc do các cụ trong ban Khánh tiết khu di tích đình làng Hạ Bì hạ thực hiện Các vật dụng phục vụ lễ hội làm lễ tế Thánh như: cờ, trống, chiêng, cùng các trang... xướng thì dâng rượu vào ban đồng tế); 3 ông bồi tế (luôn luôn quỳ ở cuối hàng phục vụ chủ tế khi hành lễ) Cuối tháng hai 2 âm lịch, Ban Quản lý di tích đình làng Hạ Bì Hạ phải công bố những người được chọn để tham gia vào buổi tế lễ linh thiêng Khi được lựa chọn vào vai ông chủ Tế, hành văn, đọc chúc, người được chọn và gia đình coi như một niềm vinh hạnh Bởi lẽ, việc được lựa chọn vào các vai trên là... cứu nước 1.2.2 Di tích đình làng Hạ Bì Hạ Đình làng Hạ Bì Hạ được khôi phục lại năm 2001 trên nền móng cũ của ngôi đền thờ Lý Dực Công nằm ngay sát đê sông Đà (nay là đường tỉnh lộ 316) Ngôi đình được làm quay hướng Tây - Bắc, có kiến trúc kiểu chữ đinh (J), gồm đại bái 3 gian 2 dĩ và một hậu cung Kiễn trúc đình Hạ Bì hiện nay tuy không đồ sộ, bề thế như ngôi đình cổ trước kia Song với kiểu dáng kiến... trong ngày lễ, được ban quản lý di tích tiếp nhận đưa lên ban thờ Kiệu được xếp ra giữa ban đình để hành lễ Về cơ sở vật chất, tập luyện: nhân dân trong làng tổ chức tập văn nghệ Nội dung ca ngợi về Đảng, Bác Hồ,… 22 Được sự quan tâm của các cấp chính quyền: trước khi tổ chức lễ hội đại di n Ban quản lý di tích của thôn phải lập tờ trình báo cáo đầy đủ về việc tổ chức lễ hội về xã, để xã triển khai... dân Đại vương và Nữ Đế Tiên Tiên Cung Hiển ứng Di u vận dung quang công chúa Trước kia hàng năm lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ được tổ chức vào các ngày như sau: Ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch: ngày sinh Dực Công Lễ vật gồm có 3 mâm cỗ đặt lên ban thờ chình để cúng tế Lễ hội có tổ chức kéo lửa nấu cơm thi, vật tự do, chọi gà, cờ tướng, tổ tôm điếm… Ngày 15 tháng 4 âm lịch: ngày mất Dực Công Lễ vật gồm 3 cỗ... các công đoạn của lễ hội Việc lựa chọn chủ Tế và ban thờ tự Dựa vào tục lệ, Ban quản lý di tích đình làng Hạ Bì Hạ trực tiếp điều hành việc lựa chọn người trong thôn Hạ Bì bao gồm: Ông Chủ tế (chủ hội tế, người có quyền cao nhất); ông Thục từ (ông từ chính ở điện chính tam vị); ông Từ phụ (trong ngày hội chính mới có ông này); ông nội dẫn (là người đứng tuổi, nắm được các nội dung để hướng dẫn ông Chủ ... trước, khóa luận Di tích lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc phát triển du lịch văn hóa , xin giới thiệu cụ thể, toàn di n, hệ thống di tích lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ nhằm phát triển du lịch văn hóa. .. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa di tích lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) Chương 3: Biện pháp phát triển du lịch văn hóa di tích lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh... hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc phát triển du lịch văn hóa làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn giới thiệu, quảng bá phát triển tiềm du lịch văn hóa di tích đình làng Hạ Bì Hạ nói riêng huyện

Ngày đăng: 12/10/2015, 14:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w