Giá trị kiến trúc nghệ thuật

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 43 - 52)

9. Bố cục khóa luận

1.3.3.Giá trị kiến trúc nghệ thuật

Hàng năm, người dân làng Hạ Bì Hạ đồng lòng tri ân, phụng thờ các bậc thành hoàng quanh năm và mở hội tưởng nhớ công lao của người đã khuất đối với dân làng vào các ngày thượng tuần tháng 3 âm lịch. Các bậc cao niên của làng còn nhớ: Trước năm 1945, cụm di tích đình - đền ở Hạ Bì Hạ rất bề thế, chiếm khoảng đất rộng do vua ban, lễ hội hàng năm tổ chức cực kỳ hoành tráng, có tiếng khắp vùng. Do Pháp đốt phá, lũ lụt và thời gian hủy hoại, cụm di tích nơi đây bị san phẳng, lễ hội gần như không tồn tại, chỉ còn đôi ba bát nhang do dân chúng tập trung hương khói tưởng nhớ đức vua Hùng và tiền nhân. Đình làng Hạ Bì Hạ được khôi phục lại năm 2001 trên nền móng cũ của ngôi đền thờ Lý Dực Công nằm ngay sát đê sông Đà (tỉnh lộ 316). Ngôi đình được làm quay hướng Tây - Bắc, có kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm đại bái 3 gian 2 dĩ và một hậu cung. Kiến trúc đình Hạ Bì hiện nay tuy không đồ sộ, bề thế như ngôi đình cổ trước kia, nhưng vẫn mang kiểu dáng kiến trúc thuở xưa, nhà 4 mái lợp ngói âm có 4 đầu đao cong lên làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghiêm cho ngôi đình. Kiến trúc đình Hạ Bì mang dáng dấp kiến trúc đình, đền thời Nguyễn với mái ngói cong hình thuyền, bên trên có lưỡng long chầu nhật. Các cột đình làm bằng thân gỗ to trang nghiêm. Các bức hoành phi, câu đối được chạm khắc tỷ mỉ, tinh xỏa, sơn ta bóng lộng lẫy. Qua bố trí kết cấu đại bái với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả là nét điển hình nghệ thuật kiển trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này.

Cùng với kiến trúc là nghệ thuật trang trí làm đẹp cho ngôi đình đã được người thợ ngày nay quan tâm chú ý từ những đầu bẩy, bức cốn nách đến các con chồng, đầu dư, cốn mê đều được đục chạm những hình rồng, vân mây hoa lá cách điệu khiến cho ngôi đình đẹp lộng lẫy. Với các giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, đình - đền Hạ Bì Hạ vào ngày 21 tháng 7 năm 2003 đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, là niềm tự hào của người dân.

Từ 1945 trở về trước, lễ hội tri ân Vua Hùng và các Thánh Thần làng Hạ Bì Hạ đươ ̣c coi là mô ̣t trong những lễ hô ̣i có tiếng vùng hạ lưu sông Đà . Do điều kiê ̣n

38

lịch sử và hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan , hơn nử a thế kỷ qua , lễ hô ̣i làng Hạ Bì Hạ không còn được tổ chức mô ̣t cách đầy đủ , theo nguyên bản vốn có trong quá khứ . Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp chính quyền và đặc biệt là sự đồng thuận cao độ của cộng đồng , không gian văn hóa lễ hô ̣i đình Hạ Bì Hạ đã dần được khôi phục và tái dựng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của quảng đại dân chúng trong vùng.

39

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ

2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật 2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Công tác tu bổ, bảo tồn và tôn tạo di tích

Nhận thức của người dân hiện nay về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đối với người dân Hạ Bì Hạ di tích luôn được quan tâm và tu bổ trong những năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của người dân địa phương chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của địa phương đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, nhân dân chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù được sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương trong vấn đề tu bổ nhưng như di tích vẫn được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân,... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.

Trong hoạt động tu bổ di tích hiện nay, tại di tích đình làng Hạ Bì Hạ vấn đề bảo quản, sửa chữa nhỏ chưa được coi trọng. Đặc điểm khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao,... Hầu hết các di tích kiến trúc - nghệ thuật hay tín ngưỡng - tôn giáo đều được làm bằng gỗ nên luôn phải chịu sự tác động rất thường xuyên của môi trường bên ngoài. Nên di tích bị xuống cấp nhanh chóng chỉ sau vài năm được tu bổ. Ở di tích đình Hạ Bì Hạ hiện nay đều có ít nhiều

40

các bộ phận bị mối mọt phá huỷ. Việc phòng ngừa, ngăn chặn những tác nhân gây hại cũng hết sức quan trọng. Sự phá huỷ của mối mọt là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng ở di tích. Trong công tác tu bổ di tích, việc sử dụng các loại hoá chất để diệt trừ và ngăn chặn mối mọt chưa được chú ý nhiều. Dùng hoá chất thường xuyên theo định kỳ để bảo quản di tích và sửa chữa nhỏ không đòi hỏi kinh phí lớn và kỹ thuật cao, nhưng hiệu quả lại rất lớn. Tại di tích đình Hạ Bì Hạ cũng như các di tích khác trên địa bàn tỉnh thì dường như không di tích nào áp dụng các biện pháp bảo quản thường xuyên và sửa chữa nhỏ khi có thể.

Uỷ ban nhân dân huyện, xã đã phối hợp với người dân địa phương tăng cường nâng cao chất lượng tu bổ di tích. Khi mà các biện pháp bảo quản, gia cố, sửa chữa nhỏ chiếm ưu thế trong tu bổ di tích thì mới có thể nói rằng hoạt động tu bổ di tích đã đi đúng quỹ đạo của nó.

Để quản lý, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã chủ động thực hiện các thủ tục đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện và phối hợp với địa phương, các ngành liên quan lập dự án tu bổ đình Hạ Bì Hạ. Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng như: Phòng Tài chính lập kế hoạch chủ động nguồn vốn, phòng Kinh tế hạ tầng phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức thiết kế và thi công đúng tiến độ. Nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản triển khai thực hiện các quy định của nhà nước như: Luật Di sản văn hóa, các Nghị định, Thông tư về quản lý di tích lịch sử văn hóa tới Ban quản lý di tích đình vì vậy nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ các di tích và ý thức tự giác của nhân dân trong việc bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa được nâng cao. Ban quản lý xã được tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích, luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác xã hội hóa để đảm bảo điều kiện hoạt động của di tích. Ban quản lý đã thực hiện tốt công tác bảo quản và phát huy tác dụng của di tích.

Tu bổ, tôn tạo di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích, khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá

41

trình tồn tại của di tích. Trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó, làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian là mục đích cần đạt được trong việc tu bổ, tôn tạo di tích để phát huy giá trị, phục vụ nhân dân. Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích nhưng không chỉ ở mặt vật chất mà còn hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần và yếu tố tâm linh. Tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa là một ngành khoa học mang tính đặc thù được thực hiện bởi nhiều ngành khoa học liên quan như: Xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, bảo tàng,... Vì vậy trong quá trình tu bổ, tôn tạo, bảo quản các di tích, Phòng kinh tế hạ tầng huyện đã chủ động phối hợp lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ thẩm quyền, năng lực điều kiện hành nghề lập dự án quy hoạch tu bổ tôn tạo và báo cáo kinh tế, kỹ thuật thiết kế. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban giám sát cộng đồng nơi di tích được tu bổ, tôn tạo trong việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế, đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật và chuyên ngành di sản văn hóa. Với những nỗ lực lớn của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện cùng các ban, ngành, đoàn thể nơi quản lý di tích lịch sử đã được tu bổ tôn tạo. Tuy nhiên, trước những yêu cầu khắt khe của các văn bản quy phạm pháp luật, ngành chức năng và sự cần thiết của nguồn vốn lớn, nên việc tu bổ, tôn tạo, bảo quản và xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh cần có kế hoạch huy động các nguồn lực tu bổ, nâng cấp, phục dựng các giá trị văn hóa vật thể, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại đình Hạ Bì Hạ còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là:

+ Do nguồn kinh phí còn ha ̣n he ̣p vì vâ ̣y công tác tu bổ , tôn ta ̣o thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ,... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi.

42

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác bảo tồn có mă ̣t còn ha ̣n chế,do vâ ̣y mà viê ̣c tham mưu đề xuất có lúc còn chưa ki ̣p thời. Sự chỉ đa ̣o và phối hợp của các cơ quan lãnh đa ̣o có lúc chưa nhi ̣p nhàng , làm ảnh hưởng tới tiến đô ̣ và chất lượng công tác bảo tồn và trùng tu di tích.

+ Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố.

* Hệ thống giao thông, điện - nƣớc

Hê ̣ thống giao thông đường quốc lô ̣ 316 (đê sông Đà) đi đến đình làng Hạ Bì Hạ là con đường lớn , rô ̣ng, đảm bảo cho tất cả các phương tiê ̣n từ ô tô , xe máy,… có thể đi từ đường quốc lộ vào đình một cách dễ dà ng và thuâ ̣n tiê ̣n , các tuyến đường phu ̣ vào khu dích cũng là đường bê tông dễ dàng đi la ̣i cho nhân dân đi ̣a phương và du khách trăm miền tới dây mô ̣t cách dễ dàng và thuâ ̣n tiê ̣n nhất .

Hê ̣ thống cấp - thoát nước hầu như chưa có gì, đây là mô ̣t ha ̣n chế rất lớn đối với khu di tích đình Hạ Bì Hạ cũng như đối với viê ̣c phát triển du li ̣ch văn hóa ta ̣i đây. Vì vậy, để đảm bảo cho sinh hoạt và các hoạt động trong khu di tích cũng như để phục vụ cho chiến lươ ̣c và mu ̣c đích phát triển du li ̣ch văn hóa ta ̣i đây thì yêu cầu có một hệ thống cấp - thoát nước là vô cùng bức thiết , cần có những ý kiến kiến nghị và có sự ra tay vào cuộc của các cơ quan chứa năng và ban ngành có liên quan để giải quyết thiếu sót này.

* Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn, nghỉ và lƣu trú

Trong những năm gần đây cơ sở vật chất kỹ thuật tại đình Hạ Bì Hạ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên các cơ sở dịch vụ ăn uống không chỉ ít mà những cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi cho du khách chủ yếu còn nhỏ lẻ , chưa đáp ứng được hết nhu cầu phong phú cho khách du lịch, đó là chưa kể tới vấn đề là những cơ sở , hàng quán này chỉ tồn tại trong di ̣p diễn ra lễ hô ̣i , ngoài lễ hội thì hầu như không có . Về cơ sở lưu trú cũng có những thiếu sót gây khó khăn , ảnh hưởng lớn cho du khách khi tới đây và cho công cuộc phát triển du lịch văn hóa đình Hạ Bì Hạ . Du khách muốn nghỉ lại qua đêm tại đây thì phải đi tương đối xa mới có thể tìm được cơ sở lưu trú qua đêm và hầu hết các cơ sở lưu trú chất lượng chưa cao, còn thiếu các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn

43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc gia và quốc tế. Đây thâ ̣t sự là mô ̣t sự bất tiê ̣n, mô ̣t trở ngài lớn đối với viê ̣c thu hút và phát triển du lịch văn hóa tại khu di tích đình Hạ Bì Hạ . Các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách thì thiếu những món đặc sản gây ấn tượng cho du khách. Nhìn chung, hệ thống cơ sở di ̣ch vu ̣ có sự phát triển nhưng còn ít so với nhu cầu thực tế, quy mô nhỏ, phân tán, chất lượng di ̣ch vu ̣ chưa cao nên chưa kích thích khả năng chi tiêu và kéo dài trong thời gian lưu trú của khách .

Có thể thấy Ban quản lý di tích và các cấp cơ quan địa phương cần có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách đồng bộ hơn để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng ở di tích đình Hạ Bì Hạ không ngừng được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, góp phần tích cực tạo nên diện mạo mới thu hút du khách đến với đình Hạ Bì ngày càng đông hơn.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã được Ban quản lý di tích quan tâm chỉ đạo thực hiện:

- Lắp đặt hệ thống điện: đầu tư lắp đặt hệ thống thắp sáng xung quanh khu di tích để phòng chống trộm cắp.

- Hệ thống thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin liên lạc đã đảm bảo liên lạc thường xuyên , thông suốt cho du khách với chất lượng tốt trong mo ̣i hoàn cảnh . Xung quanh khu di tích , các mạng viễn thông lớn như : Vinafone, Vieitel đã triển khai xây dựng các cô ̣t và các tra ̣m thu phát sóng lưu đô ̣ng để đáp ứng nhu cầu về thông tin liên la ̣c , đă ̣c biê ̣t là trong mùa lễ hô ̣i . Như vâ ̣y, nhu cầu về thôn g tin liên lạc của du khách khi tới đây luôn được đảm bảo với chất lượng tốt .

2.2. Về doanh thu

Các hoạt động dịch vụ không được bố chí cụ thể mà diễn ra bên ngoài khu di

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 43 - 52)