Giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị của tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 52 - 54)

9. Bố cục khóa luận

3.1. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị của tài nguyên du lịch

Như chúng ta đã biết các di sản văn hóa là tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ biến dạng do tác động của nhiều yếu tố (khí hậu, thời tiết, thiên tai, con người,…). Vì vậy, công tác tổ chức, bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích là một công việc quan trọng đối với tất cả các di tích. Công tác này nhằm phòng ngừa, hạn chế và bảo vệ các di tích trước sự tác động của môi trường tự nhiên và xã hội. Đồng thời giúp cho các di tích được trùng tu, bảo vệ và phát huy tối đa các giá trị của di tích.

Di sản đình làng Hạ Bì Hạ có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc, quý giá. Để giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch của di tích đình làng Hạ Bì Hạ cần có những giải pháp hợp lý và đồng bộ, thiết thực và hiệu quả. Để làm được điều đó cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo di tích đình làng Hạ Bì Hạ theo đúng chính sách, pháp luật nhà nước và theo quy định của Luật du lịch, Luật di sản. Đồng thời phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vốn đang còn hạn chế ở di tích như (các đạo sắc phong, cuốn ngọc phả, cỗ ngai thờ, rước nước,…). Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu bểu của di tích (giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, và những chức năng tín ngưỡng truyền thống,…).

Thứ hai, việc bảo tồn, trùng tu tại di tích phải đảm bảo duy trì được những chức năng truyền thống của khu di tích là khu di tích kiến trúc - nghệ thuật, là nơi diễn ra lễ hội truyền thống thiêng liêng và đậm đà bản sắc dân tộc. Việc tu bổ, tôn tạo di tích cần chú ý những vấn đề sau:

+ Tu bổ di tíchcần phải căn cứ vào điều kiện lịch sử, khả năng kinh tế và đặc

thù văn hoá của khu vực mà vận dụng các hình thức tu bổ di tích phù hợp, đó là: giữ di tích ở nguyên trạng thái cũ, hỏng bộ phận nào tu bổ phần đó, không thêm bớt, tu bổ di tích như nó vốn có, trước khi được tu bổ, nhằm đưa di tích trở lại trạng thái

47

ban đầu như lúc mới khởi dựng với mục đích tạo ra sự toàn vẹn và hoàn chỉnh, cần chú ý tới khía cạnh thẩm mỹ gốc.

+ Cần nhấn mạnh một nguyên tắc là: Hình thức phục hồi, tái tạo di tích chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật đặc biệt, khi đã áp dụng những biện pháp kỹ thuật khác nhưng vẫn không có khả năng ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích.

+ Tính nguyên gốc của di tích là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích. Tính nguyên gốc của di tích biểu hiện ở các mặt: Nguyên gốc về kiểu dáng, phong cách, nguyên gốc về vật liệu xây dựng, về kỹ thuật, độ tinh xảo trong chế tác hoặc thi công, về chức năng thực dụng, về địa điểm xây dựng, cũng như về cảnh quan môi trường,... Yêu cầu xác định chính xác các yếu tố nguyên gốc của di tích và áp dụng tất cả các phương tiện kỹ thuật và phương án tu bổ tối ưu để giữ gìn lâu dài các yếu tố nguyên gốc là nội dung cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa thiết kế và thi công tu bổ di tích với việc xây dựng một công trình mới.

+ Trong công tác tu bổ di tích, khâu quan trọng nhất cần được triển khai ngay từ đầu là việc khảo sát, nghiên cứu xác định các mặt giá trị tiêu biểu và hiện trạng kỹ thuật của di tích.

Thứ ba, trong việc thực hiện những giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đình làng Hạ Bì Hạ cần thực hiện những nguyên tắc sau:

+ Chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, cần thường xuyên sửa chữa và bảo dưỡng những di sản vật thể đang bị xuống cấp và hư hỏng trong khu di tích để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài.

+ Khi tôn tạo di tích phải đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích với cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện nổi bật các giá trị và cảnh quan di tích.

+ Khi tiến hành xây dựng mới hoặc trùng tu di tích cần đảm bảo các nguyên tắc về mặt kiến trúc truyền thống, đảm bảo các phương diện kỹ thuật, giá trị và chức năng đặc thù, hay về mặt mỹ thuật phải hài hòa mang tính dân tộc.

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan như: Cục di sản, Viện bảo tồn di tích, Viện khảo cổ học, Ban

48

quản lý di tích danh thắng tỉnh,…để tổ chức nghiên cứu dịch và chú giải các sắc phong, hoành phi, câu đối; nghiên cứu giá trị các hiện vật có trong di tích.

Thứ năm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa phi vật thể: lập hồ sơ khoa học di tích; bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ; phục dựng các sinh hoạt văn hóa dân tộc của cư dân trong thôn Hạ Bì như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái riêng của cư dân trên địa bàn.

Thứ sáu, cần ngăn chặn kịp thời những xâm nhập của yếu tố phi văn hóa và sự tác động thiếu ý thức của du khách khi đến với di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ. Tạo cơ sở bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa riêng của khu di tích.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)