9. Bố cục khóa luận
3.5. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch
Phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ là góp phần giáo dực truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, phục vụ tam quan, ngiên cứu,… Vì vậy, cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào tất cả các đối tượng khách.
Ban quản lý di tích đình Hạ Bì Hạ cần đệ trình và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Phú Thọ cùng các cơ quan chức năng xúc tiến quảng bá du lịch, nhằm quảng bá hình ảnh đình Hạ Bì Hạ đến với khách du lịch:
- Xây dựng website cho di tích, đây sẽ là địa chỉ tin cậy cung cấp những thông tin đa chiều, đa phương diện về di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ. Đồng thời quảng bá hình ảnh di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng.
51
- Xây dựng, thiết kế các bảng quảng cáo, biển chỉ dẫn, sơ đồ về di tích.
- Cần tổ chức nghiên cứu, hội thảo khoa học về di tích và lễ hội đình Hạ Bì Hạ. Trên cơ sở đó xây dựng và xuất bản các tập sách viết về di tích nhằm phục vụ du khách.
3.6. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch
Để đáp ứng nhu cầu của khách nhiều dịch vụ đã ra đời, nhưng không ai nơi nào, cá nhân nào cũng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ban quản lý di tích về giá cả, vấn đề vệ sinh, chất lượng hàng hóa,…Vì thế, cần xiết chặt công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, để nhanh chóng phát hiện những sai sót và có cách xử lý.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, nhằm tăng cường năng lực thu hút du khách đến với di tích. Cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu, điểm, nhà hàng, hoạt động hướng dẫn, các dịch vụ ăn nghỉ,… Đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đọa đức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ.
Có quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ và kinh doanh dịch vụ du lịch, niêm yết giá bán các sản phẩm du lịch và xác định hết sức hợp lý, tránh sự tác động vì lợi nhuận kinh doanh mà tự nâng giá sản phẩm, kinh doanh những sản phẩm kém chất lượng để chuộc lợi, gây ảnh hưởng tới du khách.
Nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ và cấp cứu, các trạm bảo vệ, trạm y tế.
Chất lượng dịch vụ phải ưu tiên hàng đầu, bởi chính yếu tố chất lượng các dịch vụ du lịch là nhân tố đánh giá chân thực nhất trong đầu tư phát triển du lịch và khẳng định được tính hấp dẫn của điểm du lịch trong tâm thức của du khách.
Chất lượng tốt chính là động lực thúc đẩy du khách quay trở lại và ngược lại chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến nhu cầu trở lại tham quan di tích của du khách.
3.7. Công tác bảo vệ môi trƣờng cảnh quan và đảm bảo trật tự an toàn giao thông phát triển du lịch bền vững tại di tích
* Công tác bảo vệ môi trƣờng cảnh quan
Công tác vệ sinh môi trường được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của khu di tích và tạo cho di tích thành điểm đến an toàn tin cậy cho du khách. Góp
52
phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp của mảnh đất và con người vùng đất có di tích linh thiêng đến với mọi người, thu hút du khách đến với đình Hạ Bì Hạ ngày một đông hơn. Để làm được điều đó:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên là công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tạo nên môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, góp phần nâng cao giá trị của khu di tích. Để làm được điều này, Ban quản lý di tích đình Hạ Bì Hạ cần duy trì và phát huy hơn nữa công tác đảm bảo vệ sinh trong khu vực di tích. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường, nghiêm cấm mọi hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh di tích. Có biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác thải, nước thải, làm sạch khu vực vệ sinh,…
Thứ hai, bảo vệ môi trường xã hội tức là tạo nên môi trường du lịch lành mạnh, trong đó việc đảm bảo an ninh, trật tự và chấm dứt các tệ nạn xã hội: nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, móc túi, ăn xin,… Đồng thời, việc nâng cao ý thức của du khách về đình Hạ Bì Hạ cũng cần được đẩy mạnh và làm triệt để, đó là nâng cao ý thức bảo vệ di tích; nghiêm cấm sờ vào hiện vật gây bào mòn di tích, các công trình kiến trúc.
Yêu cầu đặt ra đối với Ban quản lý di tích là cần có những giải pháp chặt chẽ hơn trong việc nâng cao ý thức của cư dân và du khách hành hương trong việc abor vệ môi trường khu di tích, đồng thời cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu và kiên quyết hơn để ngăn chặn và chấm dứt các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở đây nhằm đảm bảo sự linh thiêng nơi chốn thần thánh, vừa đảm bảo an toàn và tạo ra môi trường lành mạnh cho phát triển du lịch ở khu di tích đình Hạ Bì Hạ.
* Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Công tác bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, cũng là một vấn đề cấp thiết, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông xảy ra khi đến di tích. Để làm được điều đó: Ban an toàn giao thông huyện cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành thành viên, Ban an toàn giao thông tại địa phương triển khai các giải pháp, phương án phân luồng giao thông và bảo đảm an toàn giao thông cho du khách đến tham quan, nhất là trong mùa lễ hội. Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân
53
dân chấp hành nghiêm luật giao thông được đẩy mạnh. Đặc biệt, tại các bến đò ngang, các lực lượng chức năng thường xuyên có mặt để nhắc nhở và kiểm tra chủ phương tiện và hành khách chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa như: không chở quá số người quy định, mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân khi qua đò ngang...
Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải và công an phải tăng cường phối hợp, quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như: phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và không cài quai đúng quy cách, chở quá số người quy định, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, chống người thi hành công vụ,… tăng cường kiểm tra các hoạt động xe khách, xe quá tải để bảo đảm an toàn, thông suốt. Các địa phương duy trì thường xuyên các hoạt động giữ gìn trật tự hành lang giao thông, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình lấn chiếm hành lang, vỉa hè làm nơi buôn bán; thường xuyên nhắc nhở, xử lý các hộ kinh doanh gần di tích, không vi phạm, lấn chiếm hành lang,... để phát triển du lịch một cách bền vững, ổn định, lâu dài tại di tích đình Hạ Bì Hạ.
3.8. Đa dạng hóa các loại hình du lịch
Cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu; trong đó các địa bàn trọng điểm tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Việc liên kết di tích với các điểm du lịch như: đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng, đầm Ao Châu, khu di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch,… hình thành các tour du lịch văn hóa, nhân văn. Đây là một hình thức thu hút du khách về với đình Hạ Bì Hạ một cách có hiệu quả.
Di tích đình Hạ Bì Hạ có tiềm năng to lớn để phát triển thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, việc liên kết phát triển với các điểm và các vùng du lịch khác, tạo nên một tổng thể liên hoàn để cùng phát triển là giải pháp cần thiết. Di tích đình Hạ Bì Hạ nằm gần nhiều di tích
54
và địa điểm có cảnh quan đẹp như: Đảo Ngọc Xanh, khu du lịch nước khoáng nóng, di tích chiến thắng Tu Vũ, di tích đền Lăng Sương, di tích đình Hạ Bì Trung, hồ Phượng Mao,… tạo thành các tour du lịch hấp dẫn. Nếu được phát huy hết tiềm năng, có thể thấy trong tương lai không xa đình Hạ Bì Hạ sẽ là một trọng điểm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Phú Thọ, có sự kết hợp của lịch sử, văn hóa - tín ngưỡng - sinh thái, đặc biệt du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là hướng phát triển chủ đạo việc liên kết các tuyến điểm du lịch trong địa bàn tỉnh.
Để xây dựng thành công và góp phần khai thác có hiệu quả các tour du lịch này, các địa phương cần đề xuất nội dung hợp tác như: xây dựng tuyến du lịch văn hóa nhân văn nhằm khai thác tài nguyên văn hóa nhân văn của các khu di tích để định hướng xây dựng sản phẩm mới, công bố quy hoạch khai thác các điểm đến và đầu tư xây dựng hạ tầng; phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Thanh Thủy liên kết với các địa phương khác nằm trong các tour du lịch nhằm phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử, tôn giáo với hoạt động lễ hội tâm linh truyền thống; xúc tiến phối hợp quảng bá tuyên truyền về các tour nhằm phát triển du lịch một cách bền vững gắn với khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa và góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương.
Viê ̣c liên kết giữa các điểm và vùng du li ̣ch cần phải có một sự liên hệ nhất đi ̣nh mới ta ̣o ra sự liên kết và phát triển , kích thích nhu cầu và tâm lý lựa chọn địa điểm đến và hành trình của du khách . Do đó, khi xác đi ̣nh đối tượng và đi ̣a điểm liên kết cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu sự liên hệ về không gian , đă ̣c điểm li ̣ch sử văn hóa, kiến trúc - nghê ̣ thuâ ̣t, đă ̣c điểm tôn giáo tín ngưỡng ,… Đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao nhằm hấp dẫn du khách, từng bước thu hút đông đảo khách du lịch.
55
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, mang trong mình những dấu ấn đặc sắc của lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng. Bề dày truyền thống ấy đã sản sinh, dung hợp, phát triển và đọng lại những trầm tích văn hóa đặc trưng, tiêu biểu mà ta gọi đó là bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Phát triển du lịch văn hóa không chỉ là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam tươi đẹp, hào hùng đến với bạn bè quốc tế, dần dần trở thành điểm hấp dẫn của đông đảo du khách, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Từ lâu, trong đời sống của người dân đất Việt đã lan truyền câu ca “Chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Ấy là để nhắc nhở muôn dân ý thức về nguồn cội của mình và sự trường tồn của truyền thống đoàn kết của những con người mang trong mình dòng máu Việt. Là người Việt, ai ai cũng biết đến và gìn giữ một cách trân trọng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - sự hội tụ của những giá trị văn hóa từ ngàn xưa.
Trên mảnh đất trung du Phú Thọ nói riêng và mảnh đất hình chữ S nói chung, sự lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một mạch nguồn văn hóa chảy mãi trong tâm thức người Việt. Phú Thọ là một dải đất đẹp, nơi xưa kia Vua Hùng chọn làm nơi đóng đô. Từ đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng, hai bên có sông Hồng, sông Lô cuộn chảy như thế rồng cuộn, nhìn về xa xăm là sông Đà, đúng là sơn thủy hữu tình. Nơi dải đất hữu tình ấy, từ xa xưa, cư dân nông nghiệp đã tạo dựng cho mình một tín ngưỡng mang nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây, đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - những vị vua đã có công lao “dời non lấp bể”, tạo dựng giang sơn, khai thiên lập ấp. Tín ngưỡng đó hiện diện trong mỗi gia đình, ở mỗi làng quê với sự tri ân công đức như thể tục thờ cúng tổ tiên vậy.
Theo thời gian, những “trầm tích” của lớp văn hóa thời Hùng Vương dần dần được người dân khám phá và cũng từ những lớp văn hóa truyền thống ấy, người dân
56
đã dần hình thành và bồi tụ thành những phong tục, tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong đời sống thường ngày. Ý thức dân tộc, ý thức nguồn cội và ý niệm về tổ tiên cũng theo thời gian mà trở nên phong phú và bền vững. Với người dân đất Việt nói chung và người dân vùng trung du Phú Thọ nói riêng, thờ cúng Hùng Vương chính là thờ tự và tri ân công đức của vị thủy tổ của dân tộc, của đất nước. Hào khí anh linh của 18 vị vua Hùng ngàn đời như soi sáng cho bước đi của con dân đất Việt trên những nẻo đường. Trong đó, di tích đình làng Hạ Bì Hạ cũng là một minh chứng tiêu biểu cho ý thức nguồn cội dân tộc.
Xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều hệ thống sông ngòi; giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông rất thuận tiện. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có di tích lịch sử văn hóa đình làng Hạ Bì Hạ là nơi thờ phụng Hùng Vương đời thứ 17, Thánh Tản, Lý Dực Công và con gái của Vua - người anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở đình Hạ Bì Hạ đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc, gợi nhớ về Lý Dực Công, linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Thục xâm lược. Có thể thấy di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ mang trong mình rất nhiều tiềm năng to lớn về lịch sử, văn hóa, tư tưởng truyền thống,… đó là những điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa phát triển.
Mặc dù đã thu được nhiều thành tựu đáng kể song nhìn chung vấn đề du lịch văn hóa của di tích vẫn còn nhiều khó khăn, mang tính cấp thiết. Việc đưa ra các giải pháp nhằm khai khác giá trị từ di tích lich sử văn hóa đình Hạ Bì Hạ có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống và đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch văn hóa nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội tại Xuân Lộc nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.
2. Đồng Thị Huyên ( 2012), Di tích và lễ hội đến Kiếp Bạc với việc phát triển du
lịch văn hóa, Luận văn Đại học ngành Việt Nam học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Vĩnh Phúc.