Đa dạng hóa các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 59 - 70)

9. Bố cục khóa luận

3.8. Đa dạng hóa các loại hình du lịch

Cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu; trong đó các địa bàn trọng điểm tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Việc liên kết di tích với các điểm du lịch như: đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng, đầm Ao Châu, khu di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch,… hình thành các tour du lịch văn hóa, nhân văn. Đây là một hình thức thu hút du khách về với đình Hạ Bì Hạ một cách có hiệu quả.

Di tích đình Hạ Bì Hạ có tiềm năng to lớn để phát triển thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, việc liên kết phát triển với các điểm và các vùng du lịch khác, tạo nên một tổng thể liên hoàn để cùng phát triển là giải pháp cần thiết. Di tích đình Hạ Bì Hạ nằm gần nhiều di tích

54

và địa điểm có cảnh quan đẹp như: Đảo Ngọc Xanh, khu du lịch nước khoáng nóng, di tích chiến thắng Tu Vũ, di tích đền Lăng Sương, di tích đình Hạ Bì Trung, hồ Phượng Mao,… tạo thành các tour du lịch hấp dẫn. Nếu được phát huy hết tiềm năng, có thể thấy trong tương lai không xa đình Hạ Bì Hạ sẽ là một trọng điểm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Phú Thọ, có sự kết hợp của lịch sử, văn hóa - tín ngưỡng - sinh thái, đặc biệt du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là hướng phát triển chủ đạo việc liên kết các tuyến điểm du lịch trong địa bàn tỉnh.

Để xây dựng thành công và góp phần khai thác có hiệu quả các tour du lịch này, các địa phương cần đề xuất nội dung hợp tác như: xây dựng tuyến du lịch văn hóa nhân văn nhằm khai thác tài nguyên văn hóa nhân văn của các khu di tích để định hướng xây dựng sản phẩm mới, công bố quy hoạch khai thác các điểm đến và đầu tư xây dựng hạ tầng; phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Thanh Thủy liên kết với các địa phương khác nằm trong các tour du lịch nhằm phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử, tôn giáo với hoạt động lễ hội tâm linh truyền thống; xúc tiến phối hợp quảng bá tuyên truyền về các tour nhằm phát triển du lịch một cách bền vững gắn với khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa và góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương.

Viê ̣c liên kết giữa các điểm và vùng du li ̣ch cần phải có một sự liên hệ nhất đi ̣nh mới ta ̣o ra sự liên kết và phát triển , kích thích nhu cầu và tâm lý lựa chọn địa điểm đến và hành trình của du khách . Do đó, khi xác đi ̣nh đối tượng và đi ̣a điểm liên kết cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu sự liên hệ về không gian , đă ̣c điểm li ̣ch sử văn hóa, kiến trúc - nghê ̣ thuâ ̣t, đă ̣c điểm tôn giáo tín ngưỡng ,… Đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao nhằm hấp dẫn du khách, từng bước thu hút đông đảo khách du lịch.

55

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, mang trong mình những dấu ấn đặc sắc của lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng. Bề dày truyền thống ấy đã sản sinh, dung hợp, phát triển và đọng lại những trầm tích văn hóa đặc trưng, tiêu biểu mà ta gọi đó là bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Phát triển du lịch văn hóa không chỉ là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam tươi đẹp, hào hùng đến với bạn bè quốc tế, dần dần trở thành điểm hấp dẫn của đông đảo du khách, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

Từ lâu, trong đời sống của người dân đất Việt đã lan truyền câu ca “Chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Ấy là để nhắc nhở muôn dân ý thức về nguồn cội của mình và sự trường tồn của truyền thống đoàn kết của những con người mang trong mình dòng máu Việt. Là người Việt, ai ai cũng biết đến và gìn giữ một cách trân trọng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - sự hội tụ của những giá trị văn hóa từ ngàn xưa.

Trên mảnh đất trung du Phú Thọ nói riêng và mảnh đất hình chữ S nói chung, sự lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một mạch nguồn văn hóa chảy mãi trong tâm thức người Việt. Phú Thọ là một dải đất đẹp, nơi xưa kia Vua Hùng chọn làm nơi đóng đô. Từ đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng, hai bên có sông Hồng, sông Lô cuộn chảy như thế rồng cuộn, nhìn về xa xăm là sông Đà, đúng là sơn thủy hữu tình. Nơi dải đất hữu tình ấy, từ xa xưa, cư dân nông nghiệp đã tạo dựng cho mình một tín ngưỡng mang nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây, đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - những vị vua đã có công lao “dời non lấp bể”, tạo dựng giang sơn, khai thiên lập ấp. Tín ngưỡng đó hiện diện trong mỗi gia đình, ở mỗi làng quê với sự tri ân công đức như thể tục thờ cúng tổ tiên vậy.

Theo thời gian, những “trầm tích” của lớp văn hóa thời Hùng Vương dần dần được người dân khám phá và cũng từ những lớp văn hóa truyền thống ấy, người dân

56

đã dần hình thành và bồi tụ thành những phong tục, tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong đời sống thường ngày. Ý thức dân tộc, ý thức nguồn cội và ý niệm về tổ tiên cũng theo thời gian mà trở nên phong phú và bền vững. Với người dân đất Việt nói chung và người dân vùng trung du Phú Thọ nói riêng, thờ cúng Hùng Vương chính là thờ tự và tri ân công đức của vị thủy tổ của dân tộc, của đất nước. Hào khí anh linh của 18 vị vua Hùng ngàn đời như soi sáng cho bước đi của con dân đất Việt trên những nẻo đường. Trong đó, di tích đình làng Hạ Bì Hạ cũng là một minh chứng tiêu biểu cho ý thức nguồn cội dân tộc.

Xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều hệ thống sông ngòi; giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông rất thuận tiện. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có di tích lịch sử văn hóa đình làng Hạ Bì Hạ là nơi thờ phụng Hùng Vương đời thứ 17, Thánh Tản, Lý Dực Công và con gái của Vua - người anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở đình Hạ Bì Hạ đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc, gợi nhớ về Lý Dực Công, linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Thục xâm lược. Có thể thấy di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ mang trong mình rất nhiều tiềm năng to lớn về lịch sử, văn hóa, tư tưởng truyền thống,… đó là những điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa phát triển.

Mặc dù đã thu được nhiều thành tựu đáng kể song nhìn chung vấn đề du lịch văn hóa của di tích vẫn còn nhiều khó khăn, mang tính cấp thiết. Việc đưa ra các giải pháp nhằm khai khác giá trị từ di tích lich sử văn hóa đình Hạ Bì Hạ có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống và đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch văn hóa nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội tại Xuân Lộc nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt

Nam, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.

2. Đồng Thị Huyên ( 2012), Di tích và lễ hội đến Kiếp Bạc với việc phát triển du

lịch văn hóa, Luận văn Đại học ngành Việt Nam học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Vĩnh Phúc.

3. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học.

4. Th.S Nguyễn Hoàng Quý, Thần tích - thần sắc thôn Hạ Bì xã Xuân Lộc, huyện

Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm [Tr 2 - 4, 22 – 29]

5. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

8. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

9. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

10. Các website tham khảo:

- http://www.wikipedia.org - http://www.laodong.com.vn - http://www.baotintuc.vn - http://www.dulichphutho.com - http://www.baophutho.vn

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ

Nhà thờ Tam vị

Ban thờ đồng tế vua Ông và vua Bà

Ban thờ Lý Dực Công

Bản chiếu sắc thứ hai

Ban thờ vua Bà

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng hạ bì hạ với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)