LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong điều kiện kinh tế phát triển,du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển mộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH
- -
CÁC DI TÍCH LịCH Sử VĂN HÓA TIÊU BIểU CủA THủ ĐÔ VIÊNG CHĂN VớI VIệC PHÁT TRIểN DU LịCH VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS ĐINH THỊ VÂN CHI Sinh viên thực hiện:LAMPHOUNE THONGDALA
Lớp:VHDL18B Niên khóa: 2010 -2014
HÀ NỘI -2014
Trang 2Để hoàn thành bài khóa luận này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Thông tin và Văn hóa Thủ đô, tổ chức du lịch Quốc gia,Ban quản lý các di tích lịch sử văn hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp một số tài liệu cần thiết cho em
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô PGS.TS Đinh Thị Vân Chi- người đã trực tiếp chỉ bảo,hướng dẫn em thực hiện đề tài khóa luận này
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình ,bạn bè và người thân luôn quan tâm,động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Do thời gian tìm hiểu , nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế về chuyên môn và trình độ tiếng việt nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong được sự chỉ bảo,góp ý và thông cảm của các thầy cô giáo để giúp cho bài khóa luận này hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MụC LụC
Phần Mở đầu 1
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung 6
1.1.Khái niệm về các di tích lịch sử văn hóa 6
1.2 Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu 7
1.2.1 Chùa 7
1.2.2 Đền 7
1.2.3 Di tích cách mạng kháng chiến 8
1.3 Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 8
1.3.1 khái niệm du lịch văn hóa 8
1.3.2 các loại hình du lịch văn hóa 9
1.3.3 Tác động của hoạt động du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 10
1.3.4 Vai trò của di tích lịch sử văn hóa đối với phát triển du lịch 13
1.3.5 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 14
1.4 Tổng quan về Thủ đô viêng Chăn 16
1.4.1 Vị trí địa lý dân cư 16
1.4.2 Điều kiện tự nhiên 17
1.4.3Đặc điểm kinh tế 18
1.4.4 Đặc điểm văn hóa xã hội 19
1.5 Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Thủ đô Viêng Chăn 20
1.5.1 Thạt Luang 20
1.5.2 Patuxay 21
1.5.3 Chùa sí sạ kệt 22
1.5.4 Ho Phra Kẹo 23
Chương 2:Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại các di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô Viêng Chăn 25
2.1 Thực trạng quản lý khai thác các di tích lịch sử văn hóa 25
Trang 42.2 Sản phẩm du lịch Văn hóa 26
2.3Thị trường du lịch ở Viêng Chăn 28
2.3.1 Thị trường Asean và Thái Bình Dương 29
2.3.2 Thị trường Châu Âu 29
2.3.3 Thị trường Chân Mỹ 29
2.3.4 Đặc điểm của khách du lịch quốc tế đến thăm Viêng Chăn 31
2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ,dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa tại thủ đô Viêng Chăn 32
2.5 Hiệu quả kinh tế -xã hội từ việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa 34 2.6 Đánh giá chung 37
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại Viêng Chăn 41
3.1Tổng quan về định hướng phát triển du lịch của Thủ đô Viêng Chăn thời kì năm 2006-2020 41
3.2 Một số giải pháp nhằm khai thác các di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô Viêng Chăn để phát triển du lịch văn hóa 42
3.2.1 Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá cho các di tích 42
3.2.2 Bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích 44
3.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đến các di tích 47
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 50
3.2.5.Nâng cao ý thức,trách nhiệm của cộng đồng về du lịch 52
3.2.6 Tăng cường sự quan tâm của các cấp các ngành 54
3.3 Một số kiến nghị 56
Kết luận
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế phát triển,du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ,trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.Du lịch không chỉ để con người nghỉ ngơi giải trí , mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần.Mỗi quốc gia ,mỗi dân tộc,mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưng riêng về tự nhiên,lịch sử ,văn hóa ,truyền thống thu hút khách du lịch.Thông qua việc phát triển du lịch,sự hiểu biết về mỗi quan hệ giữa các quốc gia ,dân tộc,giữa các tỉnh thành trong cả nước càng được mở rộng vì nền hòa bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới.Ngày nay du lịch mang tính nhận thức và tính phổ biến với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người,củng cố hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc
Ở nước CHCDNN Lào trong những năm gần đây ngành du lịch cũng từng bước phát triển ổn định.Trong hoạt động du lịch,kinh tế đối ngoại của đất nước Lào du lịch giữ vai trò quan trọng,là nhân tố tích cực góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế,rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển của các nước trong khu vực.Thông qua hoạt động du lịch đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế,văn hóa giữa các vùng miền và với quốc tế khiến cho bạn bè quốc
tế hiểu biết nhiều hơn về đất nước con người cũng như lịch sử văn hóa của đất nước Lào
Trong những năm gần đây hoạt động du lịch trở nên hết sức đa dạng,phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn.Một trong những loại hình được quan tâm ,phát triển mạnh mẽ nhất trong chính sách phát triển du lịch của CHDCNN Lào là du lịch văn hóa.Loại hình du lịch này đã đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí,lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất
Trang 6cao.Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi
là nền tảng phát triển của ngành du lịch.Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa bao gồm chùa,đền,miếu Hầu hết,chúng đều gắn với các lễ hội,các nghi thức cầu cúng,các phong tục tập quán của cộng đồng và những trò chơi dân gian.Qua đó đã phản ánh cuộc sống chiến đấu,lao động của con người tại các làng quê; không chỉ gắn với các danh nhân văn hóa,lịch sử của dân tộc mà còn phản ánh khát vọng trong đời sống tâm linh của con người và mang ý nghĩa giáo dục hướng tới chân-thiện-mĩ
Các di tích này là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho những ngày hôm nay và mai sau.Di tích không những là kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá mà còn là để giáo lưu văn hóa quốc tế.Ngoài ra di tích đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa
Viêng chăn thủ đô của đất nước Lào có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa với hệ thống dày đặc các di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là những ngôi chùa hơn 1.600 ngôi chùa tại thủ đô viêng chăn.Bên cạnh đó thủ đô viêng chăn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đẹp,hấp dẫn ,các kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc và các làng nghề truyền thống Trải qua thời gian và sự tàn phá nặng
nề của hai cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Xiêm và chống pháp,cùng với những biến động của thiên nhiên,xã hội;tuy vậy ở thủ đô viêng chăn vẫn còn lưu giữ được rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa có giá trị mang chiều sâu lịch sử văn hóa.Mỗi di tích gắn với truyền thuyết ,nhân vật lịch sử hay một phong cách kiến trúc của một thời đại nào đó
Với những lợi thế trên Thủ đô Viêng Chăn hoàn toàn có cơ sở vững chắc để khẳng định vị thế của mình cho sự phát triển của ngành công nghiệp không khói mà đặc biệt trong loại hình du lịch văn hóa
Trang 7Tuy nhiên hoạt động du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô viêng chăn lại chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.Trên thực
tế chưa khai thác được hết các di tích lịch sử văn hóa tại thủ đô Viêng Chăn
để phục vụ cho loại hình du lịch văn hóa
Với lý do trên em chọn đề tài’’ Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Viêng Chăn với việc phát triển du lịch văn hóa ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.Mong rằng bài khóa luận này phần nào sẽ giới thiệu được những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Thủ đô Viêng Chăn,giúp du khách
có thêm hiểu biết hơn về các di tích ở đây.Đồng thời qua đây em cũng xin đóng góp một số ý kiến với các cấp,các ngành có liên quan để việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô Viêng chăn vừa đạt hiệu quả về mặt kinh
tế vừa bảo tồn được những giá trị đặc sắc của các di tích này
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài” Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Viêng Chăn với việc phát triển du lịch”,khóa luận nhằm mục đích sau:
1 Hệ thống hóa lý luận chung về các di tích lịch sử văn hóa
2 Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Thủ đô viêng Chăn
3 Thực trạng phát triển các di tích lịch sử văn hóa với hoạt động du lịch văn hóa
4 Đề xuất một số định hướng,giải pháp với chính quyền,với ngành du lịch cũng như các ngành có liên quan về việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của Thủ đô Viêng Chăn để phục vụ du lịch văn hóa.Từ
đó đẩy mạnh công tác bảo tồn và đưa ra kế hoạch khai thác hợp lý
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
_ Luận giải một số vấn đề chung về lý luận di tích lịch sử văn hóa
Trang 8_ Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Thủ đô Viêng chăn _ Thực trạng và giải pháp du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô Viêng Chăn
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ
đô Viêng chăn với nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa
4.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này,người viết đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Tiến hành thu thập tài liệu trên sách báo,internet,tại địa phương cũng như sở văn hóa và thông tin tại thủ đô Viêng Chăn,tổ chức du lịch quốc gia,Ban quản lý di tích tại Thủ đô Viêng Chăn Từ đó tổng hợp nghiên cứu,xử lý và đưa ra mối liên hệ giữa các thành phần của hệ thống để từ đó sử dụng làm tư liệu cho bài viết khóa luận của mình
Trang 94.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa
Sử dụng phương pháp này nhằm bổ sung khiến thức còn thiếu đồng thời kiểm tra và thu thập số liệu còn thiếu để đưa ra bài khóa luận
4.3 Phương pháp khảo sát thực tế
Trong qua trình làm khóa luận người viết đã đi khảo sát thực tế đến các
di tích lịch sử tiêu biểu tại Thủ đô Viêng Chăn tìm hiểu,chụp ảnh và phỏng vấn Ban quản lý,người dân địa phương và một số khách du lịch lẻ
5.Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo và phụ lục.Luận văn được chia làm 3 chương sau:
Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2:Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại các di tích lịch
sử văn hóa ở Thủ đô Viêng Chăn
Chương 3:Một số đề xuất,giải pháp nhằm khai thác các di tích lịch
sử văn hóa ở Thủ đô Viêng Chăn để phát triển du lịch văn hóa
Trang 10Chương 1
MộT Số VấN Đề LÝ LUậN CHUNG
1.1 Khái niệm về các di tích lịch sử văn hóa
Khái niệm di tích lịch sử văn hóa được bắt nguồn từ các khái niệm về
di tích lịch sử và di tích văn hóa.Vậy có thể hiểu:
Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng,tiểu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước,của địa phương.Đây là nơi ghi dấu những kỉ niệm ,ghi dấu chiến công xâm lược,ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến
Di tích văn hóa là những đặc điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa trong lịch sử là những di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị.Những di tích này không chỉ chữa những giá trị kiến trúc mà còn chứa dựng cả những giá trị văn hóa xã hội,văn hóa tinh thần
Theo Đại từ điển tiếng việt: Di tích lịch sử-văn hóa là tổng thể những công trình ,địa điểm,đồ vật hoặc tác phẩm,tài liệu có giá trị lịch sử hay văn hóa được lưu lại
Theo luật di sản văn hóa:Di tích lịch sử văn hóa được hiểu là công trình xây dựng ,địa điểm và các di vật,bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm
đó có giá trị lịch sử ,văn hóa khoa học
Nói chung là mỗi quốc gia đều có những quan niệm về di tích lịch sử văn hóa.Để các quan niệm được thống nhất với nhau thì cần có những quy định chung như sau:
_ Di tích lịch sử văn hóa là nơi ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ
_ Những địa điểm khung cảnh ghi dấu về dân tộc
Trang 11_ Những nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy lịch sử đất nước,lịch sử địa phương phát triển
_ Những địa điểm ghi dấu chiến công xâm lược,áp lực
_ Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử,anh hùng dân tộc,danh nhân văn hóa,nhà khoa học
_ Những công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực _ Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên bài trí sẵn và có bàn tay con người tạo dựng thêm vào được xếp là một loại trong các di tích lịch sử văn hóa
1.2 Các loại di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu
1.2.1 Chùa
Chùa là một công trình kiến trúc để thờ phật có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa,tín ngưỡng dân gian nhưng gian chính phải là thờ phật.Chùa có thể có nhà sư,tăng ni sinh sống hay một số chùa chỉ có người trông coi
Chùa được phát triển theo thời gian và phân hóa theo không gian,ở các nước đạo phật nói chung và đất nước Lào nói riêng hầu như làng nào cũng có ngôi chùa
Chùa có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của con người.Nó giúp con người sống tốt hơn ,lương thiện hơn
1.2.2 Đền
Nếu nhắc đến khái niệm về đền thì mỗi quốc gia có nhiều khái niệm khác nhau đối với người Lào nếu nhắc đến Thạp hay đên trong tiếng việt thì người Lào sẽ hiểu là các công trình kiến trúc để chứa đựng xá lị phật trong khi đó người dân Việt Nam lại nói rằng :Đền là nơi thờ thần linh,thành hoàng trú ngụ vì nhiều lý do khác nhau:là nới sinh ,nơi hóa của thần,nơi thần dừng chân,nới đóng doanh trại của thần
Trang 121.2.3 Di tích cách mạng kháng chiến
Các di tích cách mạng kháng chiến là di tích ghi lại một sự kiện trọng đại của lịch sử cách mạng địa phương có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng cảu địa phương,khu vực hay cả quốc gia:Patuxay(thủ đô Viêng Chăn),hang động (huyện xay,tỉnh Húa Phăn)
1.3.Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa
1.3.1.Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển.Tuy nhiên hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức về nội dung du lịch chưa được thống nhất.Do hoàn cảnh (thời gian,khu vực)khác nhau ,dưới mỗi gốc độ nghiên cứu khác nhau ,mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định:”đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”
Dưới đây em xin đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu:
Theo Luật Du lịch Việt Nam thì:Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu,giá trị,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định(Diều 4 Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005)
Trong cuốn du lịch và kinh doanh du lịch”của PTS Trần Phạn Định nghĩa: Du lịch là qua trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền
Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình.Phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau,dựa vào vị trí,phương tiện và mục tiêu có thể chia thành các loại hình riêng biệt nhưng cái loại hình mà em muốn nói ở đây là du lịch văn hóa
Trang 13Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 có định nghĩa về du lịch văn hóa như sau:Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống(điều 4 luật du lịch năm 2005)
Ngoài ra du lịch văn hóa có thể hiểu là một loại hình du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự tìm hiểu qua các chuyến du lịch đến những vùng đất mới,tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử,kiến trúc,kinh tế,chế độ xã hội,cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích khác nhau
1.3.2 Các loại hình du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch tiềm năng bởi vì nó ít chịu sự phối hợp của yếu tố thời vụ(thời tiết,khí hậu)nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như giới tính,độ tuổi,trình độ văn hóa,nghề nghiệp ,tôn giáo của du khách.Du lịch văn hóa có thể chia thành những loại hình như sau:
Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa:khách đi tìm hiểu các nền văn hóa
là chủ yếu.Mục đích chuyến đi tìm hiểu ,nghiên cứu đối tượng khách chủ yếu
là các nhà nghiên cứu khoa học,học sinh,sinh viên đó là những chương trình
du lịch dã ngoại đến các bản làng dân tộc ít người để khách tìm hiểu phong tục tập quán các bản làng và thường nghỉ qua đêm ở các bản làng đó
Du lịch tham quan văn hóa với các mục đích khác:Mục đích chính của khách trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó
và có thể kết hợp với thăm quan văn hóa.Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội nghị,hội thảo,kỷ niệm những ngày lễ lớn,các cuộc triển lãm.Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại,phong phú và chất lượng cao,quy trình phục vụ đồng bộ,chính xác ,họ có khả năng chi trả cao nhưng thời gian dành cho du lịch của họ rất ít.Thể loại du lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công vụ
Trang 14Du lịch lễ hội:Trong hệ thống các di sản văn hóa,lễ hội dân gian thường được mở vào những dịp nông nhàn trong khi đó du lịch là một hoạt động dành cho du khách khi họ có thời gian,tiền bạc và có nhiều nhu cầu khác,việc gặp nhau giữa 2 yếu tố tạm gọi là cung và cầu.Như vậy thông qua hoạt động du lịch gọi là du lịch lễ hội Lễ hội là sản phẩm văn hóa phi vật thể ảnh hưởng của nó đến du lịch không nhỏ,bản thân mỗi lễ hội đã tích tụ nhiều tầng văn hóa,các hoạt động của lễ hội chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa,chính
vì vậy việc khôi phục lại các lễ hội truyền thống ,tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của các ngành, của toàn thể xã hội mà còn là một hướng quan trọng trong du lịch,nhằm duy trì,giữ gìn nét văn hóa riêng của một địa phương,một cộng đồng ,một dân tộc.Du lịch lễ hội là một bộ phận của du lịch văn hóa
Du lịch tôn giáo:Từ xa xưa du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch khá phổ biến.Đó là các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ,thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường,dự các lễ hội tôn giáo.Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ hay tìm hiểu,nghiên cứu tôn giáo.Điểm đến của luồng du khách này là chùa chiền,nhà thờ,thánh địa
1.3.3 Tác động của hoạt động du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa
Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa,tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm không chỉ những gì quá khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội đương đại của kẻ khác.Du lịch được thừa nhận rộng rãi là một hoạt động góp phần vào chiến lược bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa.Nhu cầu về nâng cao nhận thức trong chuyến đi của du khách thức đẩy các nhà cung ứng chú ý đến việc khôi phục,duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Và ngược lại việc phát triển
Trang 15phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lại góp phần vào du lịch văn hóa phát triển.Hoạt động du lịch phát triển đã tạo nguồn thu để đầu tư cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa.Như vậy qua hoạt động du lịch các di tích lịch
sử văn hóa được khai thác phục vụ khách, mang lại nguồn lợi cho cộng đồng địa phương,giúp cho người dân nhận thức rõ về giá trị của các di tích lịch sử văn hóa,góp phần nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo tồn các di tích ấy
Các điểm du lịch còn tạo ra một không gian sống cho các hoạt động dân gian truyền thống gắn với các di tích đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể.Hoạt động du lịch còn góp phần giáo dục con người về tình yêu thiên nhiên ,tình yêu truyền thống tốt đẹp và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.Qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc,tình yêu đối với đất nước đối với con người và môi trường xung quanh.Đặc biệt là những giới trẻ ngày nay thường xuyên tiếp nhận những yếu tố văn hóa ngoại lai từ bên ngoài,thì việc giáo dục truyền thống ,giáo dục ý thức hướng về cội nguồn có ý nghĩa lớn lao.Đây chính là yếu tố quyết định vì chỉ khi có tình yêu quê hương đất nước,tự hào về dân tộc mình thì con người mới có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,bảo tồn và phát huy truyền thống quý báo và tốt đẹp của dân tộc
Bên cạnh đó thông qua hoạt động du lịch về với các di tích lịch sử văn hóa còn đáp ứng yêu cầu văn hóa tâm linh của khách du lịch.Bởi vì gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa là các lễ hội,lễ tửng niệm các vị thần linh được thờ ở các di tích.Đó là những người có công lập ra làng xã,những tổ nghề,những anh hùng dân tộc Họ là những vị thần được nhân dân tôn sùng,có sức mạnh và có ảnh hưởng rất lớn ,chi phối đời sống tinh thần của con người.Tham gia vào các lễ hội du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của các biểu dương lực lượng,biểu dương tình đoàn kết cộng đồng.Nhất là khi con người phải đối mặt với khó khăn,áp lực của cuộc sống đời thường thì họ luôn có nhu cầu hướng về thế giới tâm linh bên các vị thần
Trang 16để được xoa dịu những nỗi đau trần thế,giúp họ vượt qua những khó khăn ,những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời dù chỉ là về mặt tinh thần.Khi gặp những nỗi đau,điều bất hạnh hầu khi bất kì ai cũng có nhu cầu được chia sẻ được an ủi,và chính những lúc rơi vào tình huống như vậy nhiều người sẽ hướng về thế giới tâm linh để cầu mong sự che chở
Ngoài ra hương về thế giới tâm linh còn tạo ra sự đoàn kết,tạo ra sự kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai.Nó có sức lan truyền mạnh mẽ,tạo ra những cảm xúc,những rung động thiêng liêng và do đó nó có tác dụng tập hợp đoàn kết,gắn bó con người một cách có hiệu quả và dường như còn là một cách giúp con người sống lương thiện hơn,tốt đẹp hơn
Như vậy có thể nói rằng:du lịch với các di tích lịch sử văn hóa vừa mang tính giáo dục truyền thống vừa đáp ứng yêu cầu văn hóa tâm linh Đây
là những yếu tố thu hút một lượng lớn khách du lịch tham gia vào hoạt động
du lịch văn hóa về với các di tích lịch sử văn hóa
Tuy nhiên xét về một khía cạnh nào đó thì du lịch cũng có những ảnh hưởng không tốt đến các di tích lịch sử văn hóa:
Khi du lịch ngày càng phát triển ,khách du lịch ngày càng đông mà nhiều khi những người quản lý lại không chú ý tới quy mô,sức chứa làm cho các di tích lịch sử văn hóa bị khai thác quá mức dẫn tới tình trạng bị xuống cấp,bị xâm hại nghiêm trọng
Khách du lịch đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa quá đông mà không được hướng dẫn cụ thể hay không có ý thức vô tình đã làm phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh khu vực có di tích.Cộng thêm việc xả rác bừa bãi cũng là một vấn đề đáng báo động gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực di tích lịch sử văn hóa vốn được coi là những chốn thanh tịnh
Trang 17Mặt khác đi chạy theo lời nhuận kiếm lời không ít người làm méo mó các giá trị đích thực của các di tích lịch sử văn hóa bằng việc thuyết minh sai.chèo kéo khách mua hàng,bán hàng kém chất lượng Điều này vô tình đã làm mất đi ấn tượng không tốt của du khách về di tích lịch sử văn hóa.Hoạt động du lịch phát triển còn kéo theo nhiều tệ nạn phát sinh tại các khu vực có
di tích như:mê tín dị đoan,người ăn xin quá đông hay một số kẻ lợi dụng lúc đông người đã trộm cắp đồ của du khách gây hoang mang cho du khách
Chính những hoạt động ấy đã làm mai một đi truyền thống dân tộc,làm cho những giá trị tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc bị mờ dần do sự làm dụng
vì mục đích kinh tế
1.3.4 Vai trò của di tích lịch sử văn hóa đối với phát triển du lịch
- Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, ở đó chứa đựng tất
cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.Chính vì vậy các di tích lịch sử văn hóa này là yếu tố thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển đặc biệt là hoạt động du lịch văn hóa
-Du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với các di tích lịch sử văn hóa bởi đó là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội.Nhìn chung những di tích lịch sử văn hóa là tiền đề tạo nên sản phẩm du lịch hay chương trình du lịch để thu hút khách du lịch đến với địa phương đó
-Các di tích lịch sử đã góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đặc biệt là người dân làm trong lĩnh vực du lịch như khách sạn,nhà hàng
Trang 181.3.5 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa
Điều kiện an ninh chính trị,an toàn xã hội
Không khí hòa bình,chính trị đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan
hệ kinh tế,khoa học kỹ thuật,văn hóa và chính trị giữa các dân tộc.Du lịch nói chung,du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình,ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc
Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình ,họ cảm thấy yên ổn,tính mạng được coi trọng,họ có thể được tự
do đi lại mà không lo sợ,du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ,giao tiếp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương.Do vậy,nhờ du lịch các dân tộc,các địa phương hiểu biết lẫn nhau,gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn
Có thể nói rằng hòa bình ổn định,an toàn xã hội giúp du lịch nói chung và
du lịch văn hóa nói riêng ở một quốc gia,một địa phương ngày càng phát triển
Điều kiện kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch văn hóa là điều kiện kinh tế chung.Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành du lịch vì du lịch là ngành mang tính
đa ngành,nó có mối quan hệ phụ thuộc vào thành quả cuả các ngành kinh tế khác
Nền kinh tế phát triển năng suất lao động tăng lên,con người có thời gian rỗi,họ sẽ nghĩ đến việc đi du lịch,lúc này giá thành sản phẩm thấp,khả năng sở hữu sản phẩm con người sẽ tăng lên,các cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ được xây dựng để phục vụ cho du lịch(nhà hàng,khách sạn)
Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt là ngành giao thông vận tải giúp cho những địa phương nơi có tài nguyên du lịch quảng bá về hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp khách du lịch được tiếp cận dễ dàng hơn
Trang 19 Chính sách phát triển du lịch
Chính sách của chính quyền nhà nước và địa phương có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.Một đất nước,một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú,mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương lại không hỗ trợ và không có chính sách phù hợp thì hoạt động du lịch cũng không thể phát triển được
Các nhân tố khác:
-Cơ sở hạ tầng:nói chung cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh du lịch.Về phương diện này,mạng lưới và phương tiện giao thông là nhân tố hàng đầu.Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.Các phương tiện giao thông du lịch được sản xuất và sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch(ô tô,tàu thủy,máy bay)thông tin liên lạc là một phần quan trọng của hoạt động du lịch.Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn có hệ thống các công trình cấp điện nước ,các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi,giải trí của khách
-Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần chúng mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra thực hiện sản phẩm du lịch.Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như khách sạn,nhà hàng,camping,cửa hiệu,trạm cung ứng xăng dầu,y tế,nơi vui chơi giải trí
Trang 20Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn phải tạo điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch,đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình xây dựng và thuận tiện cho việc đi lại của du khách
-Sự đầu tư cho du lịch:
Cần lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực và phẩm chất tốt để thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch nói chung và các dự án bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch nói riêng
Ưu tiên đào tạo ,tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa phương nâng cao nhận thức của họ về tài nguyên và môi trường du lịch
Tăng cường đầu tư cho hoạt động giáo dục,diễn giải môi trường ,lấy ý kiến của cộng đồng địa phương và các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch
1.4 Tổng quan về thủ đô Viêng Chăn
1.4.1 Vị trí địa lý dân cư
Viêng Chăn là thủ đô của đất nước Lào mà nằm ở miền trung.Phía Bắc giáp Tỉnh Viêng Chăn,Phía nam giáp tỉnh Bó Lí khăm Xay,phía đông giáp đặc khu Xay Sốm Bún và phía Tây giáp tỉnh Nóng Khai (Thái Lan)
Địa hình thủ đô viêng chăn là thuộc đồng bằng lớn nhất trong bốn đồng bằng của đất nước Lào,nằm bên bờ sông MeKong.Sông Mekong là biên giới
tự nhiên giữa thủ đô Viêng Chăn và Thái Lan
Thủ đô Viêng Chăn có 9 huyện(mường),với dân số khoảng 768.743 người,với bình quân là 196 người/ km2,cư dân nói đây chủ yếu là Lao Lùm ngoài ra còn có một số ngoại kiều như người Việt và một số ít người Hoa cùng sinh sống.mảnh đất này luôn giữ vai trò quan trọng trên các lĩnh vực như:chính trị,quân sự,kinh tế,văn hóa,xã hội của đất nước
Trang 21Về mặt kinh tế,Viêng Chăn không chỉ là một khu vực có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mà còn là khu vực thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Về mặt văn hóa ,Viêng Chăn nằm trên dòng chảy của một nền văn hóa lớn
đó là văn hóa Ấn Độ.Như chúng ta đã biết Viêng Chăn đã từng là kinh đô một thời của vương quốc Lạn Xạng nên nơi đây có nhiều di tích lịch sử quan trọng
Viêng Chăn trở thành thủ đô sau khi vua Say Nhạ Sệt Thá Thị Lạt dời
đô từ Luông Phạ Bang Về Viêng Chăn vào thế kỷ XVI(năm 1560).vì nhà vua thấy rằng Luông Phạ Bang nằm ở vị trí không mấy thuận lợi.Nơi đây có đồng bằng có sông núi,nhưng diện tích hẹp không rộng rãi và một điều nữa đây lại
là đường đi của người Miến Điện(Myanma) vốn là kẻ thủ của kinh đô Luông Phạ Bang lúc bấy giờ thường đi qua Trong khi đó,Viêng Chăn là một mường lớn đất đai phì nhiêu màu mỡ,tài nguyên thiên nhiên dồi dào lại xa các con đường tấn công của phong kiến Miến Điện
Đất đai Viêng Chăn rất rộng lớn ,hợp với công trình xây dựng của thủ
đô đất nước trên các lĩnh vực như:chính trị,quân sự,kinh tế,văn hóa,xã hội
Viêng Chăn là một thủ đô có mối quan hệ giao lưu kinh tế-văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới,qua các thời kỳ khác nhau đặc biệt là từ khi Viêng Chăn trở thành thủ đô Lào
Với những lợi thế của vùng đất này đã khiến cho Viêng Chăn đang hội nhập với trào lưu phát triển mọi mặt trong khu vực và thế giới
1.4.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu thủ đô Viêng Chăn mang tính chât nhiệt đới gió mùa nóng ẩm
là chủ yếu.Nhiệt độ trung bình là 26 độ,lượng mưa trung bình cả năm là 1600 mm,Những trận mưa đầu mùa của gió mùa Tây Nam làm cho không khí mát mẻ,rồi tiếp đó là thời tiết ẩm ướt và ngột ngạt của mùa mưa Khí hậu thủ đô viêng Chăn chia thành 2 mùa rõ rệt:mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa đồng thời
Trang 22là mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5,6 cho đến tháng 10.Mùa khô là
có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 cho đến tháng 3 và tiếp tục với 2 tháng khô
và nóng nhất là tháng 4 và tháng 5.Viêng Chăn là vùng đất có nhiệt đới gió mùa ẩm ướt và mưa nhiều cho nên Viêng Chăn có mạng lưới sông ngòi bao quanh như:Sông Mê Không và Sông Ngừm Sông Mê không chạy theo trục Bắc- Nam của thủ đô mà được coi là biên giới tự nhiên giữa thủ đô Viêng Chăn và Thái Lan.Mê Không là con sông lớn dài 4500 Km bắt nguồn từ Vân Nam trung Quốc và trải dài trên đất nước Lào 1865km rồi đổ ra Cửu Long Việt Nam
Hệ thống sông ngòi này mang đến những giá trị nhiều mặt cho Thủ đô Viêng Chăn về quân sự cũng như kinh tế,văn hóa
Về mặt quân sự đây chính là hệ thống phòng thủ cho thành phố một cách hiệu quả
Về mặt kinh tế đây là nơi cung cấp một nguồn thủy sản đặc biệt là các loại cá sông nước ngọt Người ta có thể chế biến cá thành các món ăn quan trọng của Lào như Pá Đẹc và nhiều món ăn quan trọng khác
Sông Mê Không vừa bồi đắp phù sa và dự trữ nước cho phát triển nông nghiệp đã tạo nên vùng đồng bằng phi nhiều màu mỡ.Ngoài ra con sông này còn tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán với các vùng xung quanh nhất là Thái Lan.Nơi đây đã hình thành nhiều bến bãi ở khu vực như:bến Thạ
Na Lẹng,bến Cạu Liệu
1.4.3 Đặc điểm kinh tế
Do với sự phong phú về địa hình cộng với điệu kiện khác về tự nhiên
và vị trí địa lý khiến cho cơ cấu kinh tế nơi đây phong phú đa dạng ,trong đó nghề buôn bán là chủ yếu,bởi ở khu vực này là một luồng tăng trưởng kinh tế Viêng Chăn-Sạ Vắn Nạ khệt-Pạc Sê và một tam giác quốc tế Lào –Thái Lan – Việt
Trang 23Nam.Bởi Viêng Chăn có một vị trí rất thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy mà đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây xuôi ngược trên sông nước buôn bán trao đổi hàng hóa với nhiều trung tâm kinh tế và các hệ thống chợ thành phố, huyện, làng được hình thành khá nhiều và trong đó có chợ tương đối lớn như: chợ Sáng,chợ Chiều,khúa Đín,Thạt Luông,thồng Khắn Khăm và Sí khay.Với các mặt hàng chủ yếu là thổ cẩm,rượu chè,bánh kẹo,cá tôm và các mặt hàng thủ công nghiệp phục vụ đân trong và ngoài nước
1.4.4 Đặc điểm văn hóa-xã hội
Viêng Chăn là vùng đất ngàn năn văn hiến,có lịch sử phát triển lâu đời
ở khu vực Đông Nam Á Nền văn hóa văn minh từ lâu đời được xác định trong các thời kỳ trước đây với những di chỉ còn sót lại đươc tìm thấy ở nhiều điểm khảo cổ học trên đất nước Lào.Những hiện vật tìm thấy được ở các điểm khảo khổ học tự nó đã nói lên một phần nào đó về một quá trình lịch sử từ xa xưa của dân tộc Lào,quá trình lao động cần cù sáng tạo,kiên cường đấu tranh với thiên nhiên để không ngừng phát triển,tạo nên một nền văn hóa giàu bản bắc.những giá trị văn hóa đó là những công trình xây dựng lâu dài như cung điện,chùa tháp ở khắp nơi trên thủ đô Viêng Chăn qua các thời kỳ khác nhau ,nhất là thời kỳ thành lập và trở thành thủ đô của đất nước Lào ,từ năm 1560,sau khi dời đô từ cổ đô Luông Phạ Bang về Viêng Chăn ,do Vua chạu Xay Nhạ Sệt Thá Thị Lạt.vì đây là thời gian hòa bình được lập lại và là thời
kỳ phát triển hưng thịnh của Vương Quốc Lạn Xạng
Viêng Chăn là một mạnh đất có truyền thống hiếu học đã có từ lâu đời của các triều đại phong kiến đã để lại cho ta những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa,chính trị,quân sự,v.v còn lưu lại cho đến ngày hôm nay
Viêng Chăn hiện nay có 118 trường phổ thông cơ sở 487 trường phổ thông trung học( theo thống kê của sở giáo dục và đào tạo thủ đô năm
Trang 242006).Về chất lượng dạy và học của giáo viên,học sinh không ngừng được nâng cao đối với truyền thống hiếu học của cha ông để lại đã được các thế hệ con cháu của thủ đô ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tích to lớn đối với con cháu Lào ngày nay
Viêng chăn còn là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng với những di tích lịch sử đã ghi đậm quá trình dựng nước và giữ nước của các cha ông trong các thời kỳ qua,nhất là thế kỷ XIX,vì họ đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm như Xiêm và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Nên vùng đất này xứng đáng là vùng địa danh,nhân kiệt với nhiều sự kiện lịch sử cho thấy rằng mạnh đất này có bề đầy văn hóa,với 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia Đặc biệt người dân nơi đây đã sáng tạo nên một nền văn hóa dân gian phong phú đa dạng với một kho tàng các làn điệu khắp,lăm,dân ca ,ca hát v.v được thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt lễ hội truyền thống trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn rất độc đáo
1.5 Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thủ đô Viêng Chăn
1.5.1.Thạt Luang
Thạt Luông nằm ở phía Đông của Thủ đô Viêng Chăn.Công trình này được xây dựng vào năm1566 dưới triều vua Sệt Thá Thị Lạt,sau khi nhà vua dời đô từ Luông Phạ Bang về Viêng Chăn.Thạt được đặt tên là “Che đi lô kha Chu la mạ ni” có nghĩa “tháp ngọc trên thế giới” nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Phạ Thạt Luông hay Thạt Luông để mô tả sự vĩ đại ,to lớn của ngôi tháp.Trong tiếng Lào Thạt Luông có nghĩa là tháp lớn
Thạt Luông vốn được xây trên một ngôi đền cũ với diện tích dáy là 90m x 90m ,cao 45m.Cấu trúc mô hình Thạt Luông được chia làm 3 phần:tầng dưới cùng là bệ tháp,mỗi cạnh dài 69m từ (phía Tây,Đông) và 68m
từ phía (Bắc Nam),cả 4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá.Tầng thứ hai ,mỗi
Trang 25cạnh dìa 48,vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh.Tiếp giáp giữa tầng 2 và tầng 3 có 30 tháp nhỏ bao quanh.Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như tháp trung tâm.Tầng trên cùng là khối trung tâm tháp có hình dáng quả bầu ,được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở tung ra bốn phía.Toàn bộ khối trung tâm được phủ bằng màu vàng rực rỡ.Theo truyền thuyết kể rằng ngày xưa ngôi tháp này được phủ bằng lá vàng
Thạt Luông được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc,biểu tượng cho trí tuệ,óc sáng tạo,tinh thần đoàn kết và cũng là biểu tượng của quốc gia Lào.Hằng năm,cứ vào tháng 11 dương lịch,đúng tuần trăng tròn là lễ hội Thạt Luông được tổ chức và kéo dài trong suốt 3 đêm với những nghi lễ rất trang trọng và tôn kính.Lễ hội Thạt Luông được coi là lễ hội phật giáo lớn nhất được và thu hút được sự quân tâm của đông đảo các bộ tộc Lào trên cả nước cùng nhân dân các tỉnh Đông Bắc Thái Lan cũng như khách
du lịch quốc tế Thạt Luông không chỉ đông khách vào lúc lễ hội trong ngày thường Thạt Luông cũng có hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan
1.5.2.Patuxay
Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xạng hay đại lộ Thạ nốn Luống về phía Đông Bắc thủ đô Viêng Chăn.Patuxay có nghĩa là (cổng chiến thắng) trước đây là tượng đài Anousavary được xây dựng từ năm 1962 đến 1968.Tượng đài này dùng để vinh danh những người chiến đấu trong cuộc chiến chống Pháp giành độc lập.Mặc dù có phần giống với Khải hoàn môn ở Paris nhưng
nó lại mang đặc trưng của Lào với những hình trang trí Kinari-nửa người(phụ nữ),nửa chim.,là những phù điêu mô tả trường ca Rama và các tòa tháp mang đậm phong cách của người Lào
Trang 26Hiện nay Patuxay đã trở thành một trong những điểm đến của khách du lịch mà không thể bỏ quên được.Patuxay được coi là một cửa vào nội thành thủ đô Viêng Chăn để đón chào khách trong nước và quốc tế.Đối với dân thủ
đô Patuxay không chỉ là điểm đến hấp dẫn của du khách mà còn là nơi giải trí,trò chuyện và tập thể thao sau một ngày bận rộn với công việc
1.5.3.Chùa sí sạ kệt
Chùa trong tiếng Lào gọi là “Vặt”, chùa Sí sạ kệt nằm ở phía Đồng Nam thủ đô Viêng Chăn,thuộc bạn(làng) Sí sạ kệt,mương Chăn thạ Bú Ly.Theo thư tịch vặt Sí Sạ Kệt có hai tên gọi đó là:vặt Sí Sạ Kệt và Sạ Tạ Sạ Hắt Ra Ram nếu dịch theo nghĩa của Lào thì đó là Vặt Xén(Xén là một trăm nghìn) Với tên gọi này phấn lớn người Lào ít người biết đến ,họ chỉ quen biết
và gọi là Chùa Sí Sạ Kệt
Ngôi chùa này là ngôi chùa duy nhất mà không bị phá hủy bởi quân xâm lược Xiêm vào năm 1828.Theo lịch sử kể rằng ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1818 bởi Ông Vua Anouvong.Ông ra lệnh để xây ngôi chùa này có đặc điểm giống như ngôi chùa của Xiêm lúc bấy giờ với mục đích để lấy ngôi chùa này làm nơi hội tụ, bàn bạc công việc đây là lý do mà quân xâm lược Xiêm không dám phá hủy ngôi chùa này
Mặc dù là một ngôi chùa nhỏ tại thủ đô Viêng Chăn nhưng ngôi chùa này có điểm nổi bật là có nhiều pho tượng phậ cổ nhất đất nước Lào Theo thông kế cho biết: có đến 6840 tượng phật lớn nhỏ rất quý hiếm Tượng
ở đây được làm chủ yếu bằng Đồng.Một số làm từ các vật liệu khác như gỗ quý,bạc hoặc mạ vàng
Hiện nay chùa Sí Sạ kệt đã trở thành bảo tàng pho tượng phật Vặt
Sí sạ kẹt và mở cửa chào đón khách du lịch cũng như người dân Lào để tìm lại lịch sử cũng như câu chuyện của tổ tiên mình trong cuộc kháng chiến chống kẻ xâm lược đất nước mình
Trang 271.5.4.Hó Phạ kẹo
Đền trong tiếng Lào là Hó,Hó Phạ Kẹo thuộc bản Sí Sạ Kệt,mường Chăn Thạ Bú Ly.Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1565,dưới thời vua Say Nhạ Sệt Thá Thị Lạt,nhà vua cho xây dựng ngôi chùa này với mục đích là nơi để tượng Phật Phạ Kẹo-một pho tượng được làm bằng ngọc Bích mà ông
đã đưa về từ Xiêng Mày về ngự tại đây.Chùa mang tên Phạ Kẹo là lấy tên của pho tượng phật bằng ngọc bích nổi tiếng này
Họ phạ kẹo từng tồn tại gần 3 thế kỷ( giữa thế kỷ xvi đến thế kỷ xviii).Hó Phạ Kẹo bị tàn phá và tượng phật phạ kẹo đã bị đưa về xiêm vào năm 1779,sau khi Viêng bị thất thủ trước cuộc tấn công của người Xiêm.Hiện Pho Tượng Phạ Kẹo vẫn được giữa gìn tại chùa Phạ Kẹo ở Băng Cốc
Ngày nay ,Hó phạ kẹo cũng giống như chùa Sí sạ kệt vì nhà nước
đã biến ngôi đền này thành bảo tàng phạ kẹo ,là nơi trình bày các pho tượng phật cổ,các di vật quý giá.Đối với người dân thủ đô nói chung và nhân dân Lào cả nước nói riêng Hó phạ kẹo được coi là trung tâm tôn giáo cổ Là nới
để các con cháu Lào đến đây để học hỏi về tôn giáo nước mình cũng như lịch
sử đã để lại tại nơi đây.Ngôi đền này còn là điểm đến mà không thể bỏ quên của du khách quốc tế nhất là du khách Thái Lan
Họ Phạ kẹo được nhà nước công nhận là di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993
Trang 28Tiểu kết chương I
Thủ đô Viêng Chăn là nơi có các di tích lịch sử văn hóa rất phong phú và đa dạng ,nơi đây là sự pha trộn giữa sự cổ kiến và hiện đại Những công trình kiến trúc này không chỉ phản ánh những trang lịch sử của đất nước Lào mà còn phản ánh phần nào về cuộc sống người dân bản địa đặc biệt là các công trình hay các di tích liên quan đến phật giáo tiểu thừa Ngoài ra các di tích lịch sử này còn mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội nhờ phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa hiện nay đang là một hướng phát triển hiệu quả của ngành du lịch Lào nói chung và Du lịch tại Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ,các công trình kiến trúc lịch sử đó đã đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Lào,đồng thời cũng là tài nguyên du lịch quý giá để phát triển du lịch
Nhìn chung hoạt động du lịch đã khai thác rất nhiều các yếu tố văn hóa của cộng đồng dân cư người dân Lào.Những các công trình kiến trúc như: chùa,đền ,các di tích cách mạng gắn với sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư người Lào Những yếu tố này giúp cho du khách có thể hiểu được lịch
sử của đất nước họ đến,cảm nhận được những nét đặc trưng của từng vùng đất Bên cạnh đó hoạt động du lịch văn hóa còn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống của dân tộc biết giữ gìn những truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương mình Chính vì vậy hiện nay sự phát triển du lịch văn hóa đang trở thành một hướng đi đúng đắn để thúc đẩy du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn cũng như toàn quốc ngày một phát triển
Trang 29Chương II THựC TRạNG PHÁT TRIểN DU LịCH VĂN HÓA TạI CÁC DI TÍCH LịCH Sử VĂN HÓA ở THủ ĐÔ VIÊNG CHĂN
2.1.Thực trạng quản lý khai thác các di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội cổ truyền dân tộc Lào là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Lào.Nó không chỉ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần mà còn có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.Do nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của các di tích lịch sử văn hóa đối với sự phát triển của ngành du lịch,Bộ thông tin và văn hóa đã phối hợp với tổ chức
du lịch quốc gia để có những biện pháp trùng tu, quảng bá các di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô Viêng Chăn để cho bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn.Các
di tích lịch sử văn hóa này đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch
ở thủ đô Viêng Chăn
Nếu Văn Miếu, Hồ Hoàn kiếm là điểm du lịch không thể bỏ quên khi
du khách đặt chân đến Hà Nội thì Thạt Luông, Patuxay, Vặt Sí Sạ Kệt, Hó Phạ Kẹo cũng là một điểm du lịch không thể bị lãng quên được.Các di tích này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch nội địa và quốc
tế đến thăm thủ đô nhỏ bé này.Vì sự nỗ lực của các cán bộ trong các ngành du lịch trong công tác truyên truyền quảng bá nên các di tích lịch sử văn hóa này đạt hiệu quả tương đối cao về mặt kinh tế
Trong những năm gần đây tổ chức du lịch quốc gia đã phối hợp với hiệp hội kinh doanh du lịch,hiệp hội kinh doanh khách sạn và nhà hàng tiến hành tích cực công tác quảng bá du lịch Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng trong khu vực và quốc tế như: đã tham gia cuộc triển lãm du lịch Asean (ATF),cuộc triển lãm du lịc quốc tế tại Bangkok Thái Lan,CITM tại
Trang 30Khun Ming Trung Quốc,Expo thương mại quốc tế tại IG Nhật Bản,cuộc triển lãm ITB tại Béch Lăng nước Đức,BIT tại MI Lan nước Ý và các triển lãm khác mà các nước Asean và các nước trong khu vực Sông Mê Không tổ chức
Về việc sửa chữa,tu bổ thì một phần là do ngân sách nhà nước bỏ ra ngoài
ra còn nhận được sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế như:tổ chức du lịch quốc tế(UN-WTO),ngân hàng phát triển ASEAN,ngân hàng thế giới, New Zealand Aid Bên cạnh đó việc tu bổ cũng được thực hiên dưới sự chỉ đạo của các chuyên ngành nên không có chuyện làm phá vỡ nguyên gốc của di tích
Bên cạnh đó nhà nước còn chú trọng việc xây dựng các cơ sở hạ tầng
du lịch đặc biệt là việc xây hệ thống đường sá như đường quốc lộ 3,8,9,12 và 18.Chú trọng đến việc tu sửa cầu hữu nghị Lào-Thái để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Thái cũng như khách du lịch quốc tế đến từ bến Thái để sang du lịch ở thủ đô Viêng Chăn.Nhà nước còn củng cố và tu sửa sân bay,xây dựng hệ thống điện nước,cải thiện mạng lưới internet ,mạng sóng điện thoại vân vân
Nhìn chung tại các di tích này được quản lý chặt chẽ không có hiện tượng ăn xin hay bắt nạt du khách.Khu bán đồ lưu niệm,khu ăn uống ,khu vệ sinh cũng như bãi đỗ xe sắp xếp có trật tự Trên thực tế tại các di tích này còn thiếu hướng dẫn viên tại điểm về vấn đề này thì các cấp, các ngành phải chú trọng nhiều hơn.Nếu du khách đến thăm các di tích này mà chẳng hiểu gì về
nó dù các dí tích đó có giá trị đến mấy thì chẳng có tác dụng gì.Vì việc đi du lích của du khách không chỉ đến vì giải trí mà còn có nhu cầu tìm hiểu về bản sắc văn hóa của địa phướng đó
2.2 Sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch văn hóa được hiểu là các sản phẩm văn hóa và các dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách tham gia du lịch văn hóa hoặc các loại hình du lịch khác có kết hợp với du lịch văn hóa
Trang 31Căn cứ vào đường lối của Đảng và nhà nước trong việc phát triển du lịch thì chính phủ đã ưu tiên công tác phát triển và xúc tiến du lịch văn hóa, thiên nhiên và lịch sử là hàng đầu để phục vụ du lịch và các dịch vụ khác.Không có gì bất ngờ khi đa phần chương trình du lịch của các công ty lữ hành hành toàn quốc nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng thì hầu như
có lịch trình thăm quan chùa chiền và các di tích lịch sử văn hóa
Dưới đây là một số chương trình du lịch của công ty lữ hành tại Thủ đô Viêng Chăn đã tạo ra để phục vụ khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế
City tour tại Viêng Chăn:đa phẩn những điểm thăm quan trong chương trình này bao gồm:Chùa Sí Sạ Kệt,Chùa Sí Mương,Patuxay,That Luông
Ngoài ra còn có chương trình du lịch liên các vùng miền như:
Viêng Chăn-Văng Viêng-Luông Phạ Bang
Viêng Chăn –Luông Phạ Bang-Xiêng Khoáng
Luông Phạ Bang- Viêng Chăn-Sạ Vắn Nạ Khệt
Viêng Chăn- Sạ Vắn Nạ Khệt- Chăm Pá Sắc
Đối với Viêng Chăn thì các di tích như: Thạt Luông Patuxay, chùa Sí
Sạ Kệt,Hó phạ kẹo là những điểm du lịch không thể bị lãng quên khi nhà điều hành tour tạo chương trình du lịch Có thể nói là nếu nhắc về Thủ đô Viêng Chăn thì khách du lịch quốc tế sẽ nghĩ đến hình ảnh của Thạt Luông mùa vàng rực rỡ,hình ảnh của Patuxay mà có sự pha trộn giữa kiến trúc pháp và Lào, nghĩ đến thủ phố nhỏ bé nơi có nhiều ngôi chùa cổ kính và có giá trị tôn giáo nhằm xung quang thủ đô này
Nhìn chung các di tích này có sự góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt đông du lịch nói riêng và hoạt động du lịch văn hóa nói chung.Mặc
dù Viêng Chăn là thủ đô của đất nước Lào nhưng nói về cơ sở hạ tầng du lịch
Trang 32chưa được thực sự phát triển đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm.Hiện nay Viêng Chăn chỉ có Shopping mall là nơi mua sắm lớn nhất nhưng không có gì đặc biệt mà có thể thu hút được khách du lịch quốc tế đến mua hàng tại nơi này đa phần chỉ thu hút được khách nội địa thôi.Trong khi Bangkok có thể thu hút được nhiều lượt du khách Việt Nam đến mua hàng tại
đó và kết hợp với việc đi du lịch
Vì những lý do đó Thủ đô Viêng Chăn chỉ có lợi thế về loại hình du lịch văn hóa.Giá như không có Thạt Luông, hay không có ngôi chùa chiền thì Viêng Chăn chẳng có gì để hấp dẫn du khách
Hiện nay thị hiếu của khách ngày càng đa dạng và thay đổi trong từng ngày trong khi đó các sản phẩm du lịch gắn với các di tích lại hạn chế và hầu như không có sự đổi mới nên tạo sự nhàm chán cho du khách
Để làm cho Viêng Chăn thu hút được khách du lịch nhiều hơn ngoài việc chú trọng tu bổ các di tích lịch sử văn hóa,các ngành các cấp có liên quan phải nỗ lực thu hút nguồn vốn từ nước ngoài cũng như trong nước để xây dựng khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm.Để Viêng Chăn có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch cũng như việc tạo ra sự đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch để đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách ngày càng phong phú
2.3 Thị trường du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn
Năm 2012 vừa qua là một năm có tầm quan trọng trong năm du lịch Lào 2012 Bởi vì có số lượng khách du lịch đến đất nước Lào tăng 22% so với năm 2011 ( chỉ 8% từ năm 2010 đến năm 2011)
Mặc dù số lượng khách du lịch sẽ tăng mỗi năm nhưng tỷ lệ thị trường của khách du lịch đến từ các nước xa xôi lại giảm xuống như: các nước Châu Âu5,58% (6,67% vào năm 2011),2,28% Mỹ (2,57% vào năm 2011), Châu Phi
Trang 33và Trung Đông 0,22%(o,27% vào năm 2011) Đa phần khách du lịch đến từ các nước trong khu vực(Asean) chiếm số khách du lịch năm 2012(2.712.478 hay 81% của tổng số khách du lịch)mà có tỷ lệ tăng 24% so với năm 2011.Trong khi khách du lịch quốc tế được coi là thị trường quan trọng của Lào Tăng từ 421.919 người trong năm 2011 đến 470.130 người trong năm 2012 hay tăng khoảng 11% Mặc dù có một số thị trường quan trọng giảm xuống
2.3.1 Thị trường Asean và Thái Bình Dương
Khách du lịch từ Asean và Thái Bình Dương chiếm phần lớn của khách
du lịch trong năm 2012,khoảng 92% của tổng số khách du lịch,mặc dù chỉ tăng lên 24% trong năm 2011.Thị trường mà có sự biến động lớn nhất là sự tăng lên của khách du lịch mà đến từ Thái Lan,Cămpuchia,Hàn Quốc và Trung Quốc mà có tỷ lệ tăng 58%,21%,1,62%, và 6% theo thứ tự thị trường quan trọng hàng đầu từ Asean-Thái Bình Dương đối với du lịch Lào là Thái Lan,Việt Nam và Nhật Bản.Đáng chú ý là một số thị trường quan trọng trong thị trường Asean và Thái Bình Dương lại giảm xuống( Đài Loan giảm 21%)
2.3.2 Thị Trường Châu Âu
Nhìn chung thị trường Châu Âu giảm xuống từ 6.67% trong năm 2011 tới 5,58% trong năm 2012.Vì có nhiều thị trường giảm xuống như: Ý (-10%),Isarel(-10%) và vân vân (-17%).Mặc dù nhiều thị trường quan trọng có hiện tượng tăng lên như: thị trường Pháp(6%),thị trường Đức(10%) và Anh (0,1%)
2.3.3 Thị trường châu Mỹ
Nhìn chung ,thị trường Châu Mỹ vẫn tiếp tục tăng (chỉ 8%).Tăng lên nổi bật là nước Canada (16%) trong năm 2011,tiếp theo là Mỹ (7%) Phân khúc thị trường châu Mỹ trong năm 2012 chiếm khoảng 2,28%,mà có tổng số
Trang 34khách du lịch 75.851 người.Thị trường quan trọng nhất là nguồn khách du lịch đến từ nước Mỹ:53.380 người và Canada 16.744 người
Theo số lượng thống kê của cục phát triển du lịch thì lượng khách về đất nước Lào nói chung và đến thăm Thủ đô Viêng Chăn nói riêng qua các năm như sau:
Bảng 1: Lượng khách đến đất nước Lào qua các năm:
năm Asan và Thái
Trang 352.3.4 Đặc điểm của khách du lịch quốc tế đến thăm Viêng Chăn
Đây lài bài báo cáo của cuộc điều tra bằng việc phỏng vấn khách du lịch quốc tế 3.124 người giữa tháng 4- tháng 12 năm 2012 tại sân bay Wattay,cầu hữu Lào-Thái đã phỏng vấn là đại diện cho tất cả khách du lịch quốc tế đến thăm Thủ đô đất nước Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng
_ Xét về hình thức đi du lịch của du khách đến Viêng Chăn:Theo số liệu của cục phát triển du lịch thì du khách chọn đi du lịch bằng đường bộ chiếm 57%(cầu Hữu Nghị Lào-Thái) còn đường hàng không chiếm 43%
_ Xét về sản phẩm mà hấp dẫn du khách:các ngôi chùa cổ tại Thủ đô Viêng chăn như: chùa Sí Sạ Kệt,Hó phạ kẹo,That Luống Ngoài ra du khách còn có nhu cầu tìm hiểu về các phong tục tập quán, ẩm thực tại nơi đây
Trang 36_ Về mục đích đến thăm Thủ đô Viêng Chăn:Đa số câu trả lời là đến Thủ đô Viêng Chăn với mục đích du lịch 74%,ngoài ra là công việc và mục đích khác
_ Xét về thời gian lưu trú của du khách:Theo số liệu của cục phát triển du lịch năm 2012 thì khoảng 90% khách có thời gian lưu trú tại Thủ đô Viêng Chăn dưới 2 ngày còn 10% là lưu trú trên 2 ngày
_ Xét về số lần đến thăm:Theo số liệu của cục phát triển du lịch cho thấy khoảng 78% khách quay lại với Viêng Chăn lần thứ hai,lần thứ ba chiếm 10%,còn lần thứ nhất chiếm 7% còn 5% là nhiều hơn 3 lần
Nguồn khách đến đất nước Lào nói chung và đến Viêng Chăn nói riêng
đa phần là khách đến từ Thái Lan,cămpuchia,Việt Nam,Trung Quốc trong khi nguồn khách đến du lịch trực tiếp Ở Lào số lượng còn khiêm tốn nếu so với lượng khách từ các nước Láng giềng.Chính vị vậy lượng khách đến Lào nhiều hay ít còn phụ thuộc vào hoạt động du lịch của các nước Láng giềng
2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật,dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa tại thủ đô Viêng Chăn
Trong nhiều năm trở lại đây,nhà nước không ngừng tiến hành hoàn thiện và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Viêng Chăn một phần khoản tiền
là do nhà nước bỏ ra và các phần còn lại là do sự tài trợ từ các tổ chức nước ngoài.Đặc biệt là năm 2009 mà năm đó CHCND Lào là chủ nhà tổ chưc Sea Game lần thứ 25 tại Thủ đô Viêng Chăn.Từ năm 2009 trở đi cơ sở hạ tầng ở Viêng Chăn đã tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện theo hướng tích cực để biến Viêng Chăn thành một Thủ đô có sự pha trộn giữa sự hiện đại và cổ kính
- Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thống ở Viêng Chăn tương đối thuận tiện,các tuyến đường ở trung tâm thành phố ngày càng được nâng cấp ngoài ra các tuyến
Trang 37đường quan trọng như quốc lộ 9,13 là tuyến đường cấu nối giữa miền Nam và miền Bắc không ngừng được hoàn thiện.Thông qua việc đó đã tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như du khách muốn đi du lịch giữa các vùng miền.Bên cạnh đó các tuyến đường đến các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn rất thuận lợi cho du khách vì các di tích lịch sử đó nằm trên trung tâm thủ đô Viêng chăn
Viêng Chăn là một thành phố nhỏ bé với dân số chưa đến 1 triệu người nên chưa gặp phải vấn đề tắc đường.Việc đi lại chủ yếu của người dân ở nơi đây là bằng xe cá nhân Còn hệ thống xe buýt thì cũng có phục vụ du khách nhưng chỉ trên các tuyến đường trong trung tâm thành phố thôi Nói chung là
hệ thống xe buýt thì chưa được đánh giá là thuận lợi cho du khách lắm Cái phương tiện mà thuận tiện cho du khách nhất là xe máy và xe đạp ,du khách
có thể thuê xe máy hay xe đạp đi chơi quanh thủ đô Viêng Chăn
-Hệ thống viễn thông ở thủ đô Vieng Chăn trong những năm gần đây đang dần dần phát triển mà có thể đáp ứng mọi nhu cầu liên lạc của du khách còn tốc độ kết nối internet vẫn còn chậm chạp và giá cả tương đối đắt đỏ
-Hệ thống cung cấp điện nước và cơ sở y tế:
Về điện: Hệ thống điện lưới của Thủ đô Viêng Chăn đang không ngừng được đầu tư ,nâng cấp Điện đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như nhu cầu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp bên cạnh
đó đã góp phần tích cực vào hoạt động du lịch
Về nước:Hệ thống cung cấp nước sạch đã đáp ứng tốt cho người dân ở Thủ đô Vieng Chăn còn người dân ở ngoại ô thì một số hộ dân vẫn dùng nước
từ giếng khơi và giếng khoan
Về y tế:Nhìn chung thì ở Thủ Viêng Chăn là thành phố có sở y tế tốt nhất trên toàn quốc dù sao nữa vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế Hiện nay tại