Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
2,66 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
ĐỖ THỊ NINH
QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM VỚI
VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
HÀ NỘI – 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
ĐỖ THỊ NINH
QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM VỚI
VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. BÙI MINH ĐỨC
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Quần thể di tích chùa
Trầm với việc phát triển du lịch văn hóa”, tác giả khóa luận đã thƣờng
xuyên nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn và đặc biệt là của TS. Bùi Minh Đức – ngƣời hƣớng dẫn khoa học.
Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới các thầy cô giáo đã giúp tác giả hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Ninh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Bùi Minh Đức. Kết quả thu đƣợc hoàn toàn trung
thực không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác.
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Ninh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
UBND
Uỷ Ban Nhân Dân
VH - TT
Văn hóa – Thông tin
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ .......... 6
DI TÍCH CHÙA TRẦM ................................................................................... 6
1.1. Quần thể di tích chùa Trầm ..................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý và tên gọi “quần thể di tích chùa Trầm” ....................... 6
1.1.2. Khu chùa Trầm ................................................................................ 7
1.1.3. Khu chùa Hang .............................................................................. 10
1.1.4. Khu chùa Vô Vi .............................................................................. 12
1.1.5. Thắng cảnh núi Trầm - thắng cảnh đẹp bậc nhất xung quanh chùa
Trầm .......................................................................................................... 14
1.2.Đánh giá về các giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử, kinh tế của quần thể di
tích chùa Trầm ............................................................................................. 18
1.2.1.Giá trị văn hóa tâm linh ................................................................... 18
1.2.2.Giá trị lịch sử ................................................................................... 22
1.2.3.Giá trị kinh tế ................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ DI TÍCH
CHÙA TRẦM ................................................................................................. 26
2.1. Thực trạng quần thể di tích chùa Trầm ................................................. 26
2.1.1. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể............................................. 26
2.1.2. Thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể ...................................... 29
2.2. Thực trạng khai thác phục vụ du lịch của quần thể di tích chùa Trầm . 30
2.2.1. Nguồn khách ................................................................................... 30
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................ 33
2.2.3. Hiện trạng tổ chức quản lý .............................................................. 35
2.2.4. Môi trƣờng tự nhiên và xã hội ........................................................ 37
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN
THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM ........................................................................ 39
3.1. Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch .............. 39
3.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, mở rộng du lịch và huy động vốn đấu tƣ
...................................................................................................................... 42
3.2.1. Công tác quy hoạch và mở rộng ..................................................... 42
3.2.2. Về huy động vốn đầu tƣ .................................................................. 44
3.3. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch .............................................. 45
3.4. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát
triển du lịch .................................................................................................. 45
3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, làm rõ chức năng quản lý giữa các
ngành, các cấp của Huyện Chƣơng Mỹ ....................................................... 46
3.6. Giải pháp về công tác tuyên truyền quảng bá ....................................... 48
3.7. Mở rộng phát triển liên kết với các điểm và vùng du lịch .................... 50
3.8. Thực hiện khai thác gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái ............. 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay phát triển du lịch đang là xu thế chung của các nƣớc trên thế
giới, nhất là đối với những nƣớc giàu tài nguyên du lịch. Du lịch phát triển,
con ngƣời không những đƣợc đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí, tham quan,
nghỉ dƣỡng mà còn có cơ hội giao lƣu, tự khẳng định mình, mở rộng vốn hiểu
biết về con ngƣời về những nền văn hoá trên thế giới.
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú. Có
những tài nguyên đã và đang đƣợc khai thác phát triển du lịch nhƣng cũng có
những tài nguyên đang ở dạng tiềm ẩn cần đƣợc khám phá và đƣa vào sử
dụng.Tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam đang là yếu tố hấp dẫn đối với
khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Đây cũng chính là thế mạnh để du lịch
Việt Nam phát triển hiệu quả trên nền tảng của một quốc gia giàu truyền
thống chống giặc ngoại xâm, có một nền văn hoá phong phú đậm đà truyền
thống dân tộc.
Đến với Chƣơng Mỹ là đến với mảnh đất có truyền thống văn hiến,
truyền thống lịch sử quật cƣờng chống giặc ngoại xâm , nơi sản sinh ra nhiều
vị danh nhân anh hùng dân tộc nổi tiếng. Vì vậy, đến nay Chƣơng Mỹ vẫn lƣu
giữ nhiều di sản văn hoá phong phú, đặc sắc có giá trị nhƣ những công trình
kiến trúc nghệ thuật, những di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, những
làng nghề thủ công đặc sắc. Tất cả những di sản đó đã tạo cho Chƣơng Mỹ
một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hoá, một xu hƣớng phát triển
du lịch trên thế giới và là định hƣớng phát triển du lịch hiện tại và tƣơng lai ở
nƣớc ta. Chƣơng Mỹ là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa vô giá.
Trong đó quần thể di tích chùa Trầm thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu,
huyện Chƣơng mỹ (tỉnh Hà Tây cũ) nay thuộc Thành phố Hà Nội là một di
sản văn hóa có một vai trò quan trọng góp phần tích cực cho sự nghiệp phát
1
triển kinh tế du lịch văn hóa nhân văn của địa phƣơng. Bên cạnh đó di tích
chùa Trầm cũng có ảnh hƣởng to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của
huyện Chƣơng Mỹ nói riêng và nhân dân các địa phƣơng lân cận nói chung.
Nhƣng hiện nay, khu quần thể di tích này vẫn chƣa thực sự đƣợc khai
thác hiệu quả cho mục đích du lịch. Ngƣời ta vẫn chƣa biết nhiều và hiểu
nhiều về những giá trị tiềm tàng trong nó bởi nhiều nguyên nhân. Chính vì lẽ
đó mà em đã có ý tƣởng lựa chọn đề tài: “Quần thể di tích Chùa Trầm với
việc phát triển du lịch văn hóa” để em có dịp đƣợc tìm hiểu sâu hơn về cụm
di tích này. Hơn nữa, qua bài khoá luận này em cũng rất muốn góp một phần
nhỏ nào đó vào việc giới thiệu cho độc giả để họ biết đến nhiều hơn về cụm di
tích này, để nó thật sự trở thành một điểm hấp dẫn du lịch có ý nghĩa đối với
xã Phụng Châu nói riêng và huyện Chƣơng Mỹ nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Hình ảnh các ngôi chùa đã rất đỗi quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Là
một trong những biểu tƣợng của làng xã Việt Nam truyền thống.
Chùa gắn liền với một cơ sở lí luận, là nơi thờ tự của đạo Phật. Một tôn
giáo gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời, nó có sự ảnh hƣởng đáng kể đến đời
sống tinh thần. Vì thế đã từ lâu chùa đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu dƣới
nhiều góc độ văn hóa dân gian, kiến trúc điêu khắc tôn giáo, khảo cổ học, dân
tộc học, lịch sử học…
+ Trần Lâm Biên(chủ biên) (1996), Chùa Việt, đã khái quát về những
chuyển biến của chùa Việt, phân tích văn hóa hƣớng bố cục chung và khảo tả
về hệ thống tƣợng thờ trong chùa.
+ Hà Văn Tấn(chủ biên), Chùa Việt Nam, khảo tả đầy đủ về cảnh chùa
Việt Nam.
2
+ Nguyễn Mạnh Thƣờng(chủ biên) (1999), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng
ở Việt Nam, đã giới thiệu các công trình kiến trúc cổ đƣợc xếp hạng cấp quốc
gia trên phạm vi cả nƣớc.
Bên cạnh đó có các tài liệu bổ sung nhƣ các cuốn từ điển: “Địa chỉ tôn
giáo – lễ hội Việt Nam” ( Mai Thanh Hải), xuất bản 2004; “ Từ điển di tích
văn hóa Việt Nam” (Ngô Đức Thọ chủ biên), xuất bản 2003.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khoa học về địa bàn huyện
Chƣơng Mỹ nói riêng và Hà Tây cũ nay là Thành phố Hà Nội nói chung nhƣ:
+ “ Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chƣơng Mỹ Thành phố Hà Nội”
( Tô Thị Huyền Trang – Khóa luận tốt nghiệp năm 2012).
Các tác phẩm trên đã khai thác dƣới nhiều góc độ: văn hóa, tín
ngƣỡng… Tuy nhiên tìm hiểu hệ thống về “ quần thể di tích Chùa Trầm với
tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Chƣơng Mỹ” thì vẫn chƣa có công trình
nào nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống. Song kết quả nghiên cứu của các
nhà khoa học đi trƣớc là những ý kiến gợi mở để sinh viên nghiên cứu hoàn
thành nghiên cứu khóa luận của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quần thể di tích Chùa Trầm - Chƣơng Mỹ nhằm làm khơi
dậy tiếng vang của khu di tích, làm rõ những giá trị nổi bật của quần thể di
tích từ đó mà đánh giá kết qủa khai thác trong hoạt động du lịch, đề xuất
những định hƣớng và giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc khai tác du lịch
góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng, phát huy giá
trị khu di tích góp phần đƣa ngành du lịch Chƣơng Mỹ phát triển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Khái quát đƣợc giá trị về tên gọi, giá trị lịch sử, kiến trúc và thực trạng
của quần thể di tích Chùa Trầm. Từ đấy thấy đƣợc tiềm năng du lịch của nó.
3
+ Tìm hiểu, đánh giá độ hấp dẫn và đánh giá thực trạng khai thác, phát triển
dịch vụ du lịch tại quần thể di tích Chùa Trầm hiện nay. Rút ra các nhận xét
về những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn hạn chế của hoạt động du
lịch tại đây.
+ Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để đẩy mạnh việc khai tác, phục vụ
du lịch tại quần thể di tích Chùa Trầm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tài nguyên và thực trạng của
quần thể di tích Chùa Trầm. Để đánh giá vai trò của quần thể di tích trong
chiến lƣợc phát triển du lịch của huyện Chƣơng Mỹ. Ngƣời viết đã mở rộng
tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là sự phát triển du lịch ở quần thể di
tích Chùa Trầm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
*Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu du lịch,
cũng là phƣơng pháp quan trọng của đề tài, đặc biệt là trong việc nghiên cứu
tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch thông qua đó cho phép đề ra những
giải pháp nhằm khắc phục những nhƣợc điểm, phát huy những ƣu điểm. Đây
là phƣơng pháp khoa học nhất khi đi tìm hiểu thực địa sẽ đem lại tính sát
thực, khách quan. Ngƣời viết có thể tận mắt thấy và cảm nhận đƣợc những giá
trị độc đáo của quần thể di tích, thu đƣợc số liệu tƣơng đối chính xác về số
lƣợng khách, về nhu cầu - sở thích của họ và những dịch vụ mà họ quan tâm..
thấy đƣợc thực trạng, tiềm năng và thực tế khai thác phát triển du lịch của khu
di tích, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch
tại đây.
4
* Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu
Đây là phƣơng pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoá
luận. Để có đƣợc thông tin đầy đủ về mọi mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong
khu vực. Trên cơ sở những tài liệu nhƣ sách báo, tạp chí, bảng báo cáo, mạng
internet Sau đó tiến hành phân tích, xử lý, chọn lọc dữ liệu vào bài viết một
cách phù hợp nhất làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê
Phƣơng pháp này có tác dụng hệ thống hoá các giá trị của di tích, cung
cấp cái nhìn khái quát về khi di tích trên các phƣơng diện: kiến trúc, lịch sử,
quy mô, hiện trạng.
6. Đóng góp của khóa luận
- Góp phần đem lại một cái nhìn khá đầy đủ về khu quần thể di tích Chùa
Trầm từ quá khứ, đến hiện tại, khẳng định những giá trị phục vụ cho phát
triển du lịch.
- Những kết quả của việc điều tra nghiên cứu thực trạng hoạt động du
lịch và các giải pháp đƣa ra có thể đƣợc áp dụng một phƣơng diện nào đó,
nhằm thu hút những lƣợng khách, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh
tế văn hoá địa phƣơng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm các
chƣơng sau:
CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ
DI TÍCH CHÙA TRẦM
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ
DI TÍCH CHÙA TRẦM
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở
QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM
5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ
DI TÍCH CHÙA TRẦM
1.1. Quần thể di tích chùa Trầm
1.1.1. Vị trí địa lý và tên gọi “quần thể di tích chùa Trầm”
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Chùa Trầm nằm ngay bên sƣờn núi Ngũ Hành Sơn (tên nôm là núi
Trầm) từ 4 thế kỷ trƣớc cho đến nay, chùa vẫn luôn là một danh thắng nổi
tiếng của xứ Đoài thuộc địa phận thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện
Chƣơng Mỹ cách nội thành Hà Nội khoảng 25 km xƣa là làng Long Châu,
tỉnh Hà Đông. Từ Hà Đông theo đƣờng số 6 ngƣợc về phía Hòa Bình, tới đầu
thị trấn Chúc Sơn (Chƣơng Mỹ) có con đƣờng nhỏ dẫn về xã Phụng Châu.
1.1.1.2. Tên gọi
Chùa Trầm là một quần thể mấy ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm (hay
còn gọi là Tử Trầm Sơn) bao gồm ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và
chùa Vô Vi. Ba ngôi chùa đã đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi và chùa, tạo
cảm giác tự nhiên để du khách nghĩ rằng ở núi ấy phải là chùa ấy. Không bề
thế nhƣ chùa Trăm Gian hay Chùa Mía nhƣng chùa Trầm rất hợp với cái tên
của mình, chùa Trầm lại có những nét "duyên thầm" rất riêng. Đó cũng là một
nét riêng, nó khiến cho chùa Trầm dù không xa phố xá nhƣng lại tĩnh lặng,
đậm đà màu sắc cõi thiền, gần đời mà vẫn thanh thoát. Địa thế chùa rất đẹp
với các núi nhỏ chung quanh nhƣ núi Ninh Sơn, Đồng Lƣ, Tiên Lữ. Một
phong cảnh nƣớc non hữu tình đẹp nhƣ bức tranh với núi ôm sông, các con
đƣờng nhỏ uốn lƣợn cùng với hàng cây cổ thụ vi vu gió. Núi Trầm cùng với
quần thể di tích chùa Trầm là một địa chỉ văn hóa - lịch sử thu hút ngày càng
nhiều du khách gần xa đến vãn cảnh trong mùa lễ hội cũng nhƣ những dịp
cuối tuần. Không ít câu thơ ngợi ca danh thắng quần thể di tích chùa Trầm:
6
“Nhờ ai tô điểm nên linh tích
Nức tiếng danh thơm núi Lạc Hồng”.
1.1.2. Khu chùa Trầm
1.1.2.1. Nguồn gốc lịch sử
Chùa Trầm (tên chữ là Long Tiên tự) đƣợc xây dựng trên đất sát núi
Trầm, đối diện với núi Bút Kình Thiên (núi này hiện nay đã không còn nữa).
Chùa đƣợc làm vào thời Cảnh Trị (1662-1670). Là một trong bốn ngôi chùa
thiêng đẹp tuyệt xứ Đoài - Hà Nội: chùa Trầm, chùa Thầy, chùa Trăm Gian,
chùa Tây Phƣơng.
Chùa Trầm nguyên bản có là chùa Hang. Chùa Hang đƣợc xây dựng
năm 1536 trong động Long Tiên dƣới chân Tử Trầm Sơn với những pho
tƣợng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... Tuy nhiên về sau,
năm 1893, khi Thống đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu xin danh thắng này về
quản lý đã cùng Trần Thị Thọ đƣa một phần của chùa Hang lên sƣờn núi xây
dựng lại gọi là chùa Trầm. Ngôi chùa mang tên ngọn núi mà nó dựa vào “Tử
Trầm sơn” có năm ngọn. Tƣơng truyền ngày xƣa, ở trên đỉnh núi này có một
cây trầm rất to, thân cây nhiều ngƣời ôm không xuể, toả hƣơng thơm khắp
vùng. Sau này dù cây không còn nữa nhƣng ngƣời ta vẫn gọi là núi Trầm hay
núi Tử Trầm.
Toàn bộ khu núi Trầm này xƣa kia cũng là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt
hành cung để thƣởng ngoạn cảnh đẹp bởi phong cảnh u nhàn, thanh nhã và đã
cho xây nhiều công trình mà nay vẫn còn dấu tích. Nơi đây khung cảnh kì thú,
xinh đẹp từng đƣợc không ít văn nhân đến thăm và đề thơ. Chùa Trầm nhỏ,
mang vẻ đẹp cổ kính. Sự nhỏ bé ấy, vẻ đẹp ấy cùng với khoảng sân đất rộng,
bằng phẳng phía trƣớc và những cây đại thụ vây quanh nên nhuốm màu trang
nghiêm, thanh tịnh đã tạo nên một không gian vừa thanh bình vừa thiêng liêng
7
và tạo cho khách một sự thƣ thái, dễ chịu. Ngày nay chùa Trầm đƣợc xem là
ngôi chùa chính trong quần thể di tích chùa Trầm.
1.1.2.2. Kiến trúc và những dấu tích xung quanh chùa
Cho đến nay, chùa Trầm vẫn giữ đƣợc nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có của
mình. Chùa Trầm không mang kiến trúc đƣờng bệ, cầu kì và lộng lẫy nhƣ
nhiều chùa khác. Ngôi chùa nhỏ bé, trầm mặc với những nét chạm khắc mộc
mạc nằm nép mình dƣới chân một ngọn núi đá lớn - núi Tử Trầm Sơn với
nhiều nét đẹp khác nhau: Có mái chùa cổ kính, có hang sâu, có núi đá, có cả
những cây đại thụ có thân to tới vài ngƣời ôm… Chùa Trầm là một thắng
cảnh còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và thanh tịnh trong suốt gần năm trăm
năm lịch sử.
Tam quan
Tam quan là cổng vào của chùa, là một phần kiến trúc không thể thiếu ở
đồng bằng Bắc Bộ. Tam quan đƣợc xây dựng rất cổ điển với 4 cột nghi môn
cổ kính. Hai bên cổng tạc tƣợng hộ pháp đứng uy nghi. Ta có thể cảm nhận
đƣợc nét cổ kính của ngôi chùa đã trải qua 5 thế kỷ ngay khi bƣớc chân tới
cổng chùa.
Sân của chùa
Qua tam quan là tới sân. Chùa Trầm nhỏ với diện tích chỉ trên dƣới năm
chục mét vuông, mang vẻ đẹp cổ kính ẩn mình trong những tán cây cổ thụ.
Sự nhỏ bé ấy, vẻ đẹp ấy cùng với khoảng sân đất rộng và đẹp mà bằng phẳng
phía trƣớc, có tƣờng bao và những cây đại thụ vây quanh đã tạo ra một không
gian vừa thanh bình vừa thiêng liêng và tạo cho du khách một sự thƣ thái, dễ
chịu. Trên sân chùa là những tƣợng ghê đá, đại bàng đá đã từ lâu trở thành
những vật linh thiêng. Trên lối vào Tam bảo, có hai con chim và nghê làm
bằng nhũ đá. Bậc thềm trên cùng trạm hình hai con thằn.
8
Kiến trúc chùa Trầm đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ “Công”
(I). Chùa có nhà chính điện và bái đƣờng song song với nhau, đƣợc nối với
nhau bằng một ngôi nhà thiên hƣơng, nơi các nhà sƣ làm lễ. Có nơi gọi gian
nhà nối chùa bái đƣờng với Phật điện này là ống muống.
Nhà tăng đƣờng
Nhà
Nhà
Chính điện
hành
lang
hành
lang
Nhà Bái đƣờng
Sơ đồ 1 mặt bằng chữ Công của chùa Trầm
(nguồn tƣ liệu điền dã)
Bái đường
Qua cổng vào sân sẽ tới lớp kiến trúc đầu tiên là bái đƣờng ( hay còn gọi
là nhà tiền đƣờng, tiền tế) nhà tiền đƣờng có bậc bƣớc lên là nơi dành cho các
tín đồ Phật giáo lễ Phật và cũng là nơi bài trí một số tƣợng liên quan đến Phật
pháp và các tín ngƣỡng Việt Nam.
Chính điện
Qua nhà bái đƣờng đến chính điện (hay còn gọi là thƣợng điện), giữa bái
đƣờng và chính điện có một khoảng trống để lấy ánh sáng và không khí. Nhà
chính điện là phần quan trọng nhất thƣờng cao hơn và thể hiện sự trang trọng.
Trong chính điện đƣợc xây các bệ từ cao xuống thấp suốt chiều rộng gian nhà,
bài trí thờ Phật nhƣ một nhang án. Sự bài trí tƣợng thờ theo giáo lí của đạo
Phật các lớp tƣợng bày trí từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao gợi không khí
9
tĩnh lặng linh thiêng, ở đó đặt những pho tƣợng với tòa tam bảo có những cái
cửa võng lộng lẫy và bộ tƣợng đẹp, ban thờ tƣợng hộ pháp và ban thờ tƣợng
phối thờ. Tam bảo đƣợc xây theo kiểu hình chữ “Đinh” ở mé trái sân, khách
lên phải leo qua ba thềm gạch cao tổng cộng 17 bậc. Tiền đƣờng rộng 5 gian,
bên trong thƣợng điện bài trí trang nghiêm, hệ thống tƣợng Phật giáo khá đầy
đủ và những bức tƣợng đƣợc xếp đặt trong Tháp Diên Điện.
Hành lang
Hành lang chạy song song với chính điện nối chính điện với hậu đƣờng
là hai gian hành lang tạo thành một nhà ba gian.
Hậu đường (nhà tăng đường)
Qua chính điện theo đƣờng hành làng là đến hậu đƣờng (còn gọi là nhà
tăng đƣờng hay hậu cung hoặc nhà tổ). Hậu đƣờng có kiến trúc hình chữ
Nhất. Bộ vì đƣợc làm bằng gỗ, liên kết với nhau bằng các xà ngang, xà dọc và
các cột xung quanh xây gạch. Mái và nền cũng làm nhƣ nhà bái đƣờng bởi ba
cửa cuốn vòm đƣợc thiết kế rất thấp.
Nơi đây còn ghi lại dấu tích của đài tiếng nói Việt Nam đã phát đi lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Lên cao hơn nữa là Đền Mẫu
thờ Bà Chúa Liễu Hạnh đƣợc Bộ Văn hóa xếp hạng cấp quốc gia.
1.1.3. Khu chùa Hang
1.1.3.1. Nguồn gốc lịch sử
Chùa Hang (tên chữ là Long Tiên động) đƣợc xây dựng trong động Long
Tiên dƣới chân Tử Trầm Sơn cách chùa chính về bên trái có niên đại Chính
Hòa 17 (1696). Chùa Long Tiên là một ngôi chùa rất độc đáo - chùa trong
hang động cách chùa chính về bên trái.
1.1.3.2. Kiến trúc và những dấu tích trong chùa
Bề ngang cửa hang chỉ hơn 7 mét, chiều cao trên 3 mét nhƣng bên trong
là một hệ thống hang động liên hoàn cao rộng hiếm thấy. Nhờ ánh sáng tự
10
nhiên chiếu qua một số khe nhỏ bên sƣờn núi và trên đỉnh núi, ta có thể chiêm
ngƣỡng vô vàn nhũ đá với nhiều hình thù, màu sắc kỳ lạ nhƣ: mái tóc tiên,
khánh đá, chuông đá, hình rồng, hình chim, hoa sen đá...
Trƣớc động có nhiều cây cao bóng cả, làm tăng thêm vẻ trầm tịch của
chùa. Bên cửa động lại có đài kỷ niệm Tiếng Nói Việt Nam.
Trƣớc hang là một mỏm đá có cây si rễ xoắn trùm lên và một con rùa
đá nổi lên nhƣng cái mai đằng ngoài đƣợc gọt vát đi một mảng tạo thành hình
một cái khánh, trên có một bài minh. Nhƣng cái chân bên kia còn nguyên
móng rất sắc.
Ngay vách đá đối diện cửa chùa Hang là tƣợng thờ Tuyết sơn trong am.
Năm Chính Hoà thứ 17 (1696), vua Lê Huy Tông sai thợ đục tạc 48 pho
tƣợng đá để thờ trong hang động đặt ở hai bên: một là dãy tƣợng thập diêm
vƣơng và một dãy là tƣợng La Hán. Tiếp đến là tƣợng thờ Kim cƣơng có
khánh đá treo bên cạnh và tƣợng Kim cƣơng ngồi trên con sƣ tử tạc bằng khối
đá lớn. Điểm đặc biệt là các bức tƣợng này đều đƣợc tạc bằng đá tinh xảo,
trƣờng tồn qua hàng trăm nay qua. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất
của động có ban thờ phật cao cỡ 8 tấc có đủ các cấp đều đƣợc làm bằng đá.
Trải qua nhiều thay đổi, song dấu tích chùa Hang xƣa vẫn còn nhiều
trong động Long Tiên. Chùa hang trong động có nhiều di vật có giá trị lịch sử
và nghệ thuật, đặc biệt là pho tƣợng A Di Đà ngồi thiền trên tòa sen với vẻ
mặt đôn hậu, trầm mặc suy tƣ, miệng thoáng cƣời cảm thông cứu độ. Tƣợng
đƣợc trau chuốt tinh xảo đến từng chi tiết nên trông rất sinh động. Chùa Hang
còn có các văn bia khắc trên vách động đã có hang trăm năm tuổi, trống đá,
chuông rất đẹp. Trên trần và vách đá gần cửa hang có nhiều bút tích của danh
tài nho sĩ từ cuối thời Lê đến đầu thời Nguyễn với gần 20 bài văn, thơ ca ngợi
cảnh đẹp của núi Tử Trầm. Ánh sáng tỏa từ cửa hang vào chỉ soi sáng một
phần động, nhũ đá nhỏ nƣớc nghe lách tách. Trong động của chùa còn có
11
dòng nƣớc ngầm chảy ra đền Mẫu, “tiếng nƣớc chảy không nghe thấy nhƣng
hay hơn vạn cổ cầm”…
1.1.4. Khu chùa Vô Vi
1.1.4.1. Nguồn gốc lịch sử
Chùa Vô Vi (tên chữ là Vô Vi tự) là chùa có niên đại sớm nhất trong ba
ngôi chùa trong quần thể kiến trúc chùa Trầm, đƣợc xem là nổi tiếng nhất
trong ba ngôi cổ tự cách chùa chính khoảng 1 km. Chùa đƣợc xây dựng năm
Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng - một tƣớng quân, thủ lĩnh trong 12 sứ quân
đã đến mai danh ẩn tích xuất gia đi giảng đạo khởi xƣớng rồi xây dựng nên.
Thời Tiền Lê chùa xây dựng ở chân núi Trạo (980-1004) là Phúc Trù tự. Thời
nhà Trần chùa đƣợc xây ở lƣng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên
hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa xây dựng lên gần đỉnh núi nhƣ ngày nay, đổi
lại tên nhƣ thời Đinh là Vô Vi tự. Xƣa kia chùa Vô Vi chỉ dành riêng cho các
vƣơng mẫu, vƣơng phi, công chúa về đây cầu kinh tụng niệm.
1.1.4.2. Kiến trúc và những dấu tích xung quanh chùa
Chùa Vô Vi tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dƣới năm chục mét vuông.
Đỉnh Vô Vi là một núi đá nhỏ còn gọi là núi con rồng mà Vô Vi đƣợc ví nhƣ
viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất là đỉnh núi cao nhất của Tử Trầm
Sơn. Từ đỉnh cao nhất của núi, ta thỏa sức phóng tầm mắt ra bốn phƣơng tám
hƣớng ngắm cảnh đồng quê trù phú một vùng ven sông Đáy.
Đến nay ngôi cổ tự này đã trải qua gần 500 năm tƣợng Phật cũng không
có nhiều nhƣng kiến trúc chùa vẫn còn nguyên nét kiến trúc thế kỷ XVI.
Vì nằm trên đỉnh núi nên chùa không rộng, chỉ chừng hơn 10m2. Chùa
không có qui mô lớn, một ngôi điện thờ Tam Bảo trên cao, lƣng chừng vách
núi có điện thờ Thánh Mẫu mới xây sau này. Trong chùa những hình vẽ kể về
kiếp luôn hồi, về quả báo trong kiếp ngƣời. Những bức vẽ về kiếp luôn hồi
trong đời ngƣời nhằm răn dạy chúng sinh biết sống thiện tránh ác. Ban thờ có
12
bốn chân cột chạm khắc hoa lửa hóa long thờ A di đà và Quán Thế Âm. Bƣớc
lên mấy chục bậc đá, ở một chặng dừng nghỉ, ta bắt gặp tấm bia đá lớn phía
bên trái, khắc bài thơ của Trần Văn Tăng viết bằng chữ Nôm: Trùng phảng
Vô Vi Tự (Thăm lại chùa Vô Vi):
“Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự
Thùy kỳ huyền sƣ đạo sĩ
Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai
Đem cảnh thanh u đặt giữa trời
Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ
Độ đời còn độ Đức Nhƣ Lai
Mƣợn nền đá phẳng đề dăm bận
Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi
Cảnh vị vị ngƣời, ngƣời lai lại
Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.
Chùa Vô Vi đƣợc xây cất lên từ diện tích hẹp mặt bằng trên đỉnh núi đá.
Những bậc đá lên chùa dƣợc xếp tự nhiên, không vôi vữa, quanh quanh rất
nghệ thuật. Trên cao nhìn xuống, ruộng xanh, lò gạch đỏ, nƣớc bạc. chính
quyền nơi đây muốn phục hồi cảnh ngày trƣớc vua Lê bơi thuyền lãm du
quanh vùng núi này, nên một công hai việc, cho tù lấy đất làm gạch vừa có
con sông đào. Nét cong mái chùa giữ đỉnh núi cao chót vót. Toàn bộ khung
cột chùa đƣợc làm từ đá, cột chùa bằng đá nhƣng sà gồ lại làm bằng gỗ, sự kết
hợp độc đáo này thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân xƣa. Trên cùng đỉnh núi
Tử Trầm Sơn một ngôi miếu Thiên để tạ ơn trời. Xung quang chùa những cây
hoa Đại cổ thụ ra hoa tỏa hƣơng cho ngôi chùa cổ. Một cái tháp mộ chênh
vênh bên sƣờn núi. Những cây cột cái và hiên bằng đá rất đơn giản. Ở bên
cạnh vách núi có một bàn thờ lộ thiên, nhƣng đã bị mất mái. Trên vách núi
còn treo một quả chuông đúc năm 1814 thời Nguyễn có hàng trăm năm tuổi
13
treo trên khối đá lớn mỗi khi tiếng chuông vang lên bốn phƣơng tám hƣớng
đều nghe rõ. Bƣớc qua hơn 100 bậc thang đá quanh co là lầu Nghênh Phong
(đón gió) trên đỉnh núi. Đứng trên lầu Nghênh Phong, phóng tầm mắt là có
thể ngắm dòng sông uốn khúc, ruộng đồng phì nhiêu, khung cảnh thanh bình,
bao nhiêu mệt mỏi, bụi bặm bon chen nơi phố xá náo nhiệt bỗng chốc tan
biến…Theo đạo Phật, từ vô vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hƣởng,
không vì nhân duyên mà sinh ra. Trong Phật giáo nguyên thủy, thì chỉ có Niết
bàn đƣợc xếp vào hạng vô vi. Tất cả các pháp còn lại là hữu vi. Sự tĩnh lặng
của ngôi chùa cùng khung cảnh yên tĩnh sẽ khiến những muộn phiền hàng
ngày trong bạn biến mất. Trƣớc mắt bạn là ánh nắng mặt trời lấp lánh phản
chiếu trên dòng sông, những cây hoa đại nở từng bông trắng rụng trƣớc sân
chùa... Cảm giác ấy khiến ai đã đến một lần còn mãi nhớ. Ở ngoài sân có hai
nhà bia có hình thức thời đầu thế kỷ XX.
1.1.5. Thắng cảnh núi Trầm - thắng cảnh đẹp bậc nhất xung quanh chùa
Trầm
Nguyên xƣa Tử Trầm sơn gồm 5 đỉnh lớn nhƣ 5 con phƣợng hoàng
khổng lồ nhô đầu lên, vì vậy còn gọi là Ngũ Nhạc sơn. Đến thời Lý - Trần,
đổi tên theo truyền thuyết là Tử Trầm sơn.
Ngày xƣa trên trời cao có một ngôi sao màu đỏ tía xuống khắp trần gian,
làm cho đâu đâu cũng sáng sủa vui vẻ. Thế rồi, một ngày kia, sao đâm sầm
xuống đất, hoá thành năm ngọn núi đá lớn, đó là Tử Trầm Sơn, tên tự là ngũ
Nhạc Sơn. Núi trầm là một núi đá lớn. Từ xa nhìn núi có năm ngọn giống
năm con Phƣợng Hoàng từ trên trời sà xuống đất, đang nhô đầu lên cao. Nằm
giữa một vùng đồng bằng trù phú, núi Tử Trầm là một món quà qúy của thiên
nhiên ban tặng cho con ngƣời, đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy bức tranh
nƣớc non hữu tình đã hiện ra với dải núi xanh biếc uốn lƣợn theo sông, toàn
cảnh vùng đất So Sở và các danh thắng kề cận nhƣ chùa Vô Vi, chùa Trăm
14
Gian ... Năm 1516, vua Lê Chiêu Tông đã cho dựng hành cung rồi sai đào
sông, khai suối quanh núi để du ngoạn mỗi khi nhàn rỗi.
Dãy núi Trầm có hang động kỳ thú gọi là động Long Tiên rộng và đẹp,
Long Tiên động là thắng cảnh bậc nhất ở Tử Trầm Sơn. Thời Lê và thời
Nguyễn đều biết dựa vào địa hình đẹp và thơ mộng để xây dựng danh lam cổ
tích. Long Tiên động có lỗ thông thoáng từ trên đỉnh núi chiếu sáng tự nhiên
vào các pho tƣợng phật tạo nên không gian ba chiều huyền ảo. Phía trên của
hang đƣợc khắc ba chữ Hán khá to "Long Tiên động". Cửa động rất rộng, làm
cho bề cao nhƣ bị kéo xuống hơi thấp mặc dù mái đá còn cao hơn đầu ngƣời
đứng rất nhiều. Động có thể chứa hàng ngàn ngƣời. Vách động phía bên trái
bằng phẳng, cao. Các tao nhân, mặc khách xƣa đã cho khắc tại đây 15 bài thơ
Hán và một bài Nôm để nói lên tình cảm của mình với núi non, phong cảnh ở
Trầm.
Động Long Tiên là một động đẹp, cửa hang không lớn nhƣng lòng hang
rất rộng và cao. Bề ngang cửa hang chỉ hơn 7 mét, chiều cao trên 3 mét nhƣng
bên trong là một hệ thống hang động liên hoàn cao rộng hiếm thấy. Trên trần
và vách hang buông rủ xuống hàng trăm nhũ đá với nhiều hình thù kỳ lạ nhờ
ánh sáng tự nhiên chiếu qua một số khe nhỏ bên sƣờn núi và trên đỉnh núi ở
các ngách động sâu và hẹp hơn, du khách sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng những tuyệt
tác long lanh từ nhũ đá và nƣớc ngầm của thiên nhiên nhƣ: “Bầu sữa mẹ”,
“Bông hoa đá”, “Mái tóc tiên”, “Hàm răng hổ”... Có giá trị văn học là 15 tác
phẩm thơ văn khắc trên vách động, vịnh cảnh chùa. Trong động còn có hai lối
đi. Lối đi lên đỉnh núi Trầm dân gian gọi là đƣờng lên Trời và đƣờng xuống
hang sâu dẫn ngầm vào trong núi gọi là đƣờng xuống Âm phủ. Đứng trên
đỉnh núi Trầm có thể nhìn thấy khu vực hang Trầm (Long Tiên động) là khu
vực có nhiều thắng cảnh và nhiều công trình xây dựng nhất. Vách sau hang
cũng là một vách đá lớn, nhũ đá tạo nên vách động có hình tƣợng một con
15
Khủng Long - con Rồng dữ. Ngoài ra còn có những cây cổ thụ cũng nhiều
năm tuổi, dễ và thân bám chắc lên đá, tạo nên những hình thù độc đáo.
Ở chân núi, một sân rộng bằng phẳng, cây cao, bóng cao che mát; bốn
mùa du khách thập phƣơng tụ tập, trai tài gái sắc dập dìu. Từ ngoài đƣờng đi
vào sân, không khí mát dịu, thoáng trong nhƣ đón bƣớc cho ta và cảnh tiên.
Ở hang Rồng, lòng hang hẹp và thấp, ngóc ngách không biết bao nhiêu
mà kể. Ngƣời quen đƣờng, lần theo nhũ đá đi mãi vào trong, có thể đến nhiều
cửa ra ở rất xa cửa động Long Tiên, thậm chí có thể sang đƣợc đến xóm San ở
bên kia núi. Nhƣng đi vào hang Rồng rất nhiều nguy hiểm vì tối, vì ngóc
ngách dễ lạc đƣờng, vì có thể bất ngờ rơi xuống hố "địa ngục" và rất dễ va
chạm vào đầu vì nhiều chỗ hẹp và thấp phải chui qua.
Núi Bút, núi Vô Vi, núi Cung là ba hòn núi nhỏ, nằm chìa ra ngoài cánh
đồng, cách khối núi Trầm chỉ vài trăm mét. Núi Cung và núi Bút liền nhau.
Trƣớc kia ở đây có một khối đã khổng lồ dựng đứng lên trời mà ngƣời xƣa
gọi là Kình Thiên bút tức bút chống trời. Gần đây, do phá đá, bút Kình Thiên
đã đổ sập. Hàng ngàn tấn đá từ trên cao đổ sập ầm ầm. Các khối đá đổ hiện
còn nhiều ở chân núi, nơi có những thửa ruộng sâu. Vòng theo ngọn Phƣợng
Hoàng ta qua hang Bảy Cửa. Hang này ngóc ngách, đi sâu vào trong không
biết bao nhiêu đƣờng. Qua hang Bảy Cửa một đoạn, có đƣờng lên Bến Tám.
Xƣa kia, mỗi lần về chơi vùng Trầm, vua chúa thƣờng lên núi tắm tại một nơi
nƣớc trong núi đọng thành hồ nhỏ trong suốt. Hồ nƣớc này nay đã cạn.
Đi tiếp về đầu xóm San, ta gặp hang Sƣ. Hang Sƣ là một hang lớn, cửa
hang rộng và cao, nên hang rất sáng. Phía ngoài hang Sƣ nền đất hơi cao, phía
trong nền hang hơi thấp và trần hang phía trong cũng thấp dần xuống. Hang
Sƣ đã sáng và khô ráo, mƣa gió và nƣớc không thể tràn vào.
Rời hang Sƣ di tiếp theo chân núi, ta đến hang Nƣớc. Bên ngoài hang
Nƣớc cũng to, rộng và sáng nhƣng đi sâu vào cuối hang, trần hang thấp
16
xuống, nên hang sâu xuống thành một bậc hang thứ hai sâu hơn ngoài cửa
hang và phía dƣới có nƣớc. Nƣớc ở hang thông với những hang động ở trong
núi nên không bao giờ cạn. Tƣơng truyền hang này thông với hồ bán nguyệt ở
chân đền Mẫu Thƣợng và cá từ đây đi qua núi sang hồ.
Giữa ba ngọn núi trên cao, có một chỗ bằng phẳng rất rộng. Có một
ngách động rất đặc biệt đƣợc ngƣời dân gọi là “thung lũng tình yêu”, hẹp, dài
và trắc trở nhƣ những thử thách cho những đôi yêu nhau chinh phục. Ngƣời ta
tin rằng, vƣợt qua đƣợc động là có đƣợc tình yêu bền vững. Tại thung lũng
tình yêu, các hòn đá rải ra rất bằng phẳng. Ra khỏi động rồi, du khách có thể
“luyện tập” một chút sự dẻo dai bằng việc leo núi Tử Trầm. Điều khích lệ du
khách là lên đến đỉnh có thể thƣởng thức một không gian cao, khoáng đãng và
có thể thu vào tầm mắt “muôn trùng nƣớc non”.Trên núi cao vắng vẻ, trƣớc
cảnh trời mênh mông, phóng khoáng khiến ngƣời đời dứt bỏ mọi toan tính.
Đỉnh núi cao nhất ở núi Trầm gọi là đỉnh Thập Tự. Ngƣời ta đã khắc trên núi
để đánh dấu. Ở đỉnh này, trƣớc kia bộ đội có đặt một cột ăng ten thu tin tức và
đã xây một nhà làm việc ở đây. Lên đỉnh có thể thƣởng thức một không gian
cao, khoáng đãng và có thể thu hút vào tầm mắt "muôn trùng nƣớc non".
Ở xóm Miễu Long Châu còn mộ thầy thuốc Trâu Canh, ngƣời đã chữa
bệnh vô sinh cho vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) mà Đại Việt sử ký toàn thƣ
đã nói đến. Câu chuyện về thầy thuốc Trâu Canh gắn với cây thuốc núi Trầm.
Nay ở khu vực núi Trầm còn có nhiều cây thuốc quý nhƣ: cây núc lác, cây
phấn chiều (sâm nam), cây sâu róm, cây sống đời…vẫn đƣợc khắp nơi, có
ngƣời tìm mua.
Nhìn chung những công trình này không quá phức tạp và đồ sộ nhƣng
vẫn giữ lại nguyên nét kiến trúc cổ, tao nhã thích hợp với phong cảnh thiên
nhiên tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Về cơ bản lối kiến trúc trên vẫn nằm
trong khuôn khổ nhà Việt truyền thống. Nó không chỉ có giá trị về mặt nghệ
17
thuật mà qua lối kiến trúc đã lột tả khá trọn vẹn lối sống văn hóa tinh thần, ý
nguyện, ƣớc vọng của cƣ dân nơi đây. Đó chính là phẩm chất siêng năng
trong lao động, đoàn kết trong cuộc sống và chiến đấu chống giặc ngoại xâm,
hòa đồng về lối sống, văn hóa tinh thần cộng cảm, hòa quện gắn bó với thiên
nhiên thể hiện truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn.
1.2.Đánh giá về các giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử, kinh tế của quần thể
di tích chùa Trầm
1.2.1.Giá trị văn hóa tâm linh
Khái niệm về văn hóa tâm linh “là chỉ một mặt hoạt động văn hóa của xã
hội con ngƣời mang tính thiêng liêng, đƣợc biểu hiện qua những khía cạnh vật
chất và tinh thần, trong quá trình lịch sử, và còn tồn tại lâu dài cùng với con
ngƣời” [16, 31]
Quần thể di tích chùa Trầm là một quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh
kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Bắc Bộ và núi, hang tự nhiên. Quần thể
chùa nhỏ nhƣng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm. Ba cụm công trình
chùa trong quần thể di tích gồm: Chùa Trầm và chùa Hang và chùa Vô Vi đã
đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi non và chùa chiền, tạo cảm giác tự nhiên,
thanh tịnh. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh núi non cùng chùa chiền đã tạo nên
một vẻ đẹp độc đáo của khu di tích. Từ xa ngắm nhìn, Tử Trầm Sơn có hình
dáng tựa nhƣ những con phƣợng hoàng đang nhô cao đầu lên bầu trời. Chẳng
thế mà, từ xa xƣa, khu danh thắng núi Trầm đã đƣợc học giả Phan Huy Chú
ca ngợi là nơi có “Phong cảnh đậm đà đẹp nhất trong các núi Sơn Tây”. Ngôi
chùa nhỏ mang vẻ đẹp cổ kính, cùng với khoảng sân rộng đƣợc những cây đại
thụ vây quanh chào đón khách thập phƣơng bằng không gian tĩnh lặng chỉ
văng vẳng tiếng chim.
Trong cuộc sống xa xƣa đến nay dù trong điều kiện hoàn cảnh nào thì
ngƣời ta cũng đều tìm đến một tín ngƣỡng, tôn giáo riêng, đó cũng là một nhu
18
cầu đặc trƣng của con ngƣời, cƣ dân ở xã Phụng Châu cũng vậy đời sống văn
hóa tình thần của họ rất phong phú, trong đó tín ngƣỡng tôn giáo thờ Phật là
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Quần thể chùa chính là
nơi tìm đến, nơi trở về mỗi khi có việc hệ trọng trong cuộc đời nhƣ việc hiếu,
hỷ, xây cất nhà cửa, sinh con hoặc những việc theo phong tục tập quán nhƣ lễ
đầu xuân, lễ rằm, mùng một. Ngƣời dân đến chùa thỉnh sƣ để tìm một chỗ
dựa, để cầu bình an, tài lộc… Họ coi việc đến chùa thắp hƣơng để cầu khấn
sự phù hộ, đó cũng là cái gốc của giá trị đạo đức, là chỗ dựa tinh thần để mỗi
ngƣời, mỗi gia đình, xóm làng của họ vƣợt qua khó khăn hoạn nạn, đƣợc bình
yên thịnh vƣợng và khi tìm đến chùa dƣờng nhƣ ngƣời dân đã lấy đƣợc sự cân
bằng về mặt tinh thần. Vai trò tín ngƣỡng tâm linh đƣợc thể hiện qua các hoạt
động điển hình: Cầu siêu giải hạn, cầu an, các lễ vía Phật, Bồ Tát, Thánh
Tăng, lễ hội chùa, giỗ Tổ… Các hoạt động này chủ yếu diễn ra ở ngôi chùa
chính là chùa Trầm. Chùa góp phần làm phong phú hơn thế giới tâm linh của
con ngƣời đồng thời nó còn làm cho ngƣời ta thƣ thái về mặt tâm hồn. Đến
đây ngƣời dân có thể cầu phúc cho gia đình, con cháu, cầu cho việc làm ăn
buôn bán đƣợc thuận lợi, mùa mang tốt tƣơi.
Những nghi lễ Phật giáo diễn ra ở quần thể di tích chùa
Trầm( chùa Trầm là chính):
Là một công trình Phật giáo phục vụ nhu cầu tôn giáo của nhân dân xã
Phụng Châu chùa Trầm hiện vẫn tổ chức các nghi lễ Phật giáo trong khuôn
viên của chùa. Đó là các nghi lễ:
- Hội giỗ Tổ
Lễ hội chùa Trầm đƣợc tổ chức vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch
hàng năm. Lễ hội nhằm tƣởng nhớ tới bà Trần- tức bà Trần Thị Thọ ngƣời đã
xó công xây dựng lên ngôi chùa. Ngƣời dân đi lễ để cầu mƣa thuận gió hoà,
mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành. Hội chùa Trầm xƣa mang đậm
19
nét văn hoá dân tộc có những hoạt động cầu kinh, múa rồng, múa rối nƣớc và
những trò chơi dân gian: đu tre, rối nƣớc, cờ tƣớng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi
gà…Ngày nay còn có thêm bóng đá, bóng chuyền. Điều đặc biệt là vào dịp lễ
hội này, nhớ ơn Bác Hồ, dân làng lại làm lễ rƣớc ảnh Bác, tƣợng trƣng cho
Bác lại về thăm chùa Trầm. Ngày nay, những trò chơi xƣa nhƣ leo cột mỡ, cờ
tƣớng dù không còn phù hợp và đƣợc thay thế bởi bóng chuyền, bóng đá…
song nét đẹp văn hoá hội chùa Trầm vẫn không vì thế mà phai nhạt.
- Lễ Thượng Nguyên ( ngày 15 tháng 1 âm lịch )
Lễ Thƣợng Nguyên – Rằm tháng giêng là một đại lễ đầu năm. Dân gian
thƣờng gọi Rằm tháng giêng là lễ Thƣợng Nguyên, là tết hƣớng thiện cầu
phúc. Đại lễ Rằm tháng giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa:
thứ nhất là ngày kỷ niệm đức Phật thuyết kinh giải thoát giáo trong Thánh Hội
Tăng Già (là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chƣ phật, căn bản của đời
sống tu tập và tôn chỉ hoằng pháp), thứ hai là kỷ niệm đánh dấu ngày đức phật
công bố giáo pháp đã đƣợc thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba
tháng nữa nên ngày này cũng đƣợc coi là cột mốc hoàn tất ngôi nhà giáo pháp
của đức phật. Rằm tháng riêng là dịp kỷ niệm sự kiện thiêng liêng này. Còn
theo quan điểm của dân gian Rằm tháng giêng là ngày linh thiêng trong năm,
ngày đức phật giáng lâm để chứng độ cho lòng thành của tín đồ. Trong ngày
này ngƣời dân nô nức đi lễ chùa vì hị quan niệm: “ Lễ Phật cả năm không
bằng Rằm tháng giêng”. Ở chùa Trầm ngày Rằm tháng giêng có một số nghi
lễ nhƣ: cúng dâng sao, cúng phổ độ gia tiên… Trong những ngày này ngƣời
dân trong xã tổ chức lễ dâng hƣơng lên chùa theo từng gia đình, dòng họ, tiếp
đó là lễ cũng Phật, cúng Tổ, cúng thí thực rồi đền niệm Phật. Sau đó những
ngƣời tham dự cùng lễ tạ và thụ trai (biếu quà, lộc cho những ngƣời tham
dự).
- Lễ Phật đản (ngày 15 tháng 4 âm lịch)
20
Hằng năm vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, tất cả các Phật tử trên toàn thế
giới nói chung và Việt Nam nói chung đều tổ chức trọng thể ngày Lễ Phật đản
sinh. Tuy nhiên theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này
là ngày tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Đó là ba
sự kiện trọng đại tuy khoảng thời gian khác nhau nhƣng đều trùng hợp vào
đêm rằm tháng 4 theo đúng ý nguyện của Đức Phật Gotama. Cho nên tất cả
các Phật tử trên toàn thế giới đều lấy ngày Lễ rằm tháng 4 là ngày lễ cúng
Đức Phật, gọi là “Versakhapuja” hay còn gọi là “Versak”. Những nghi lễ
đƣợc thực hiện ở chùa Trầm bao gồm: dâng hƣơng, niệm Phật, cúng Tổ, cúng
thí thực, lễ truyền thụ Tam quy, cuối cùng là lễ tạ và thụ trai.
- Lễ Trung Nguyên (ngày 15 tháng 7 âm lịch)
Lễ Trung Nguyên vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày xóa tội vong
nhân. Lễ này bắt nguồn từ công việc đồng áng của nhà nông xƣa. Vào vụ thu
hoạch mùa mang ngƣời nông dân thƣờng cầu xin các vị thần linh, thổ địa tạm
giam những yêu ma, oan hồn cho khỏi quấy nhiễu. Đến Rằm tháng 7 cũng là
lúc gặt hái xong xuôi cửa ngục mở xóa tội vong nhân. Vì vậy mọi nhà đều đốt
vàng vàng mã cúng cho những linh hồn bơ vơ. Mọi ngƣời thƣờng cúng cháo,
bánh kẹo, quần áo chúng sinh. Ngƣời dân trong Miền Nam còn gọi ngày Rằm
tháng 7 là ngày lễ Vu Lan thắng hội (thắng hội là ngày lễ lớn nhất). Xuất phát
từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ
quỷ. Lễ Vu Lan là ngày lễ để tƣởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung.
Lễ Vu Lan ở chùa Trầm bao gồm các nghi lễ: lễ dâng hƣơng cúng Phật, cúng
Tổ, cúng thí thực, cầu siêu, lễ tạ và thụ trai.
Lễ Vu Lan là một dịp để những ngƣời dân tụ họp trên chùa cùng nhau
tham dự lễ cầu siêu cho vong linh nhân thân. Các phật tử tham gia cùng tham
dự lễ cầu siêu mong cho gia đình mình siêu thoát, tịnh độ từ đó ban phúc cho
ngƣời sống. Họ cũng tham gia vào lễ thí thực cúng cho những linh hồn cô
21
quả, những nấm mồ vô chủ, những liệt sĩ vô danh mong cho họ đƣợc siêu
thoát. Đây là một phong tục đẹp mà ngƣời dân xã Phụng Châu vẫn lƣu giữ và
thực hiện hàng năm.
- Lễ Hạ Nguyên (ngày 15 tháng 10 âm lịch)
Theo phong tục dân gian, Tết Hạ Nguyên đƣợc tiến hành vào ngày 15
tháng 10 âm lịch hằng năm. Đây là lúc mùa màng đã thu hoạch xong, ngƣời
dân muốn dân dịp làm cỗ, dâng lên tổ tiên thần phật cơm gạo mới. Ngày lễ
này ngƣời dân có thể làm cơm cúng tổ tiên tại nhà hoặc lên chùa dâng lên đức
Phật cơm gạo mới. Thành quả lao động mà họ vừa đạt đƣợc sau vụ mùa.
Cúng Hạ Nguyên có ý nghĩa cảm ơn trời Phật đã phù hô cho mùa màng bội
thu, cầu cho mùa màng năm mới cũng cho thu hoạch tốt. Lễ Hạ Nguyên ở
chùa Trầm gồm các nghi lễ sau: lễ dâng hƣơng, lễ cúng Phật, cúng Tổ, niệm
Phật rồi đến lễ tạ và thụ lộc.
1.2.2.Giá trị lịch sử
Quần thể di tích xƣa kia là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Trải
qua năm tháng, khu danh thắng núi Trầm vẫn còn lại nhiều di tích lịch sử,
kiến trúc độc đáo.
Không chỉ cổ kính với cảnh quan độc đáo mà còn có ý nghĩa quan trọng
trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Khu di tích chùa Trầm còn là nơi gắn với
nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của dân tộc từ thuở
xa xƣa. Đặc biệt, nơi đây đã ghi dấu lịch sử trong cuộc cách mạng của dân tộc
ta chống thực dân, đế quốc. Trong những ngày đầu sau khi giành độc lập dân
tộc, hang Trầm là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong nhiều
ngày liền. Đây còn là nơi đầu tiên Đài tiếng nói Việt Nam tiếp tục hoạt động
khi rời Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 19/12/1946
Đài tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, sôi sục non sông. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ
22
năm 1967 đến 1975. Núi Trầm còn là hành dinh của Sở chỉ huy K12 nơi điều
hành bộ máy chiến đấu gồm các binh chủng: Tên lửa, ra đa, không quân, cao
xạ…“Dòng sông âm thanh” là tên gọi của đài Tiếng nói Việt Nam chƣa khi
nào ngơi nghỉ, dù rằng phải chảy qua bão lửa chiến tranh vệ quốc và giữ gìn
biên ải. Một dòng chảy liên tục mà khởi nguồn là sứ mạng đƣợc Chủ tịch Hồ
Chí Minh trao cho: : “Các cô các chú phải giữ gìn bằng đƣợc tiếng nói liên
tục của Đảng và Chính phủ trong mọi tình huống”. Ấy là lời Bác chỉ dạy vào
đêm Giao thừa giá rét của Tết Đinh Hợi (1947) tại Chùa Trầm. Để từ đây,
“bƣớc chân sóng” dài theo kháng chiến, qua 14 địa danh rải khắp núi rừng
Việt Bắc: Ao cá, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Ba Bể, Bản Vèn, Bản Vài, Bản
Đung, Cát Trong, Cát Ngoài… 14 lần bí mật chuyển đổi địa điểm với hơn ba
chục con ngƣời là hàng chục lần thoát hiểm bởi bom đạn, sốt rét, lũ rừng, đói
ăn…
Giao thừa năm Kỷ Hợi 1947, Hồ Chủ Tịch đã đến thăm cán bộ phóng
viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (khi ấy, Đài tạm chuyển trụ sở về chùa
Trầm) và Ngƣời đã đọc bài thơ mừng xuân năm ấy chúc Tết đồng bào, chiến
sỹ cả nƣớc qua sóng Đài tiếng nói Việt Nam: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trƣớc
gió, tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông”…
Chùa Trầm nhỏ bé, cổ kính từng lƣu giữ không ít kỉ niệm về Bác Hồ.
Nơi đây từng 4 lần đƣợc vinh dự đón Bác về thăm. Chuyện kể lại rằng: năm
1966, Bác về thăm chùa Trầm, đứng trƣớc cửa chùa, thấy nhân dân gồng gánh
lội qua sông đào nhà Bác về thăm chùa Trầm năm 1966. Bác liền hỏi mấy anh
cán bộ: “Chú cho Bác hỏi, trƣớc dân đi lối nào?”. Anh cán bộ trả lời: “Thƣa
bác, trƣớc kia dân đi lối trƣớc cửa chùa”. Bác lại hỏi: “Thế đi dƣới nƣớc hay
đi trên bộ dễ hơn”. Anh cán bộ trả lời: “Thƣa Bác, đi trên bộ dễ”. Bác liền
trách: “Vậy tại sao các chú lại để dân gánh gồng lội dƣới nƣớc. Các chú làm
công tác dân vận thế là chƣa tốt”. Một tuần sau đó, cán bộ dân quân ở đây đã
23
đắp một con đƣờng dài khoảng 100m qua sông đào, con đƣờng mang tên
Quyết Thắng.
Khu di tích quần thể chùa Trầm đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch
sử văn hóa ngày 24/4/1962 từ khi đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa
quốc gia, quần thể chùa Trầm càng đƣợc quan tâm gìn giữ.
1.2.3.Giá trị kinh tế
Điểm nổi bật của quần thể di tích chùa Trầm là kiểu kiến trúc giữa chùa
và núi đã tạo ra sức thu hút về du lịch của quần thể di tích là sự kết hợp du
lịch văn hóa tâm linh với du lịch sinh thái.
Trầm mặc và cổ kính nép mình giữa một vùng quê nghèo và yên tĩnh
nhƣng chùa Trầm vẫn là nơi thu hút nhiều du khách thập phƣơng đến vãn
cảnh. Đến đây, du khách không chỉ đƣợc thắp hƣơng lễ Phật mà còn đƣợc
chiêm ngƣỡng cảnh thiên nhiên đặc sắc xung quanh quần thể kiến trúc của
chùa. Sau khi vãn cảnh chùa, du khách có thể vào khám phá động Long Tiên
với ngôi chùa Hang trên núi Tử Trầm. Ở các ngách động sâu và hẹp hơn, du
khách sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng những tuyệt tác long lanh từ nhũ đá và nƣớc
ngầm của thiên nhiên. Tiếp đó qua một ngách hẹp độ dốc lớn để lên đỉnh cao
nhất của núi, thỏa sức phóng tầm mắt ra bốn phƣơng tám hƣớng ngắm cảnh
đồng quê trù phú một vùng ven sông Đáy. Đến chùa Trầm du khách còn đƣợc
tham quan nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
qua sóng Đài tiếng nói ViệtNam năm 1946. Vƣợt qua gần trăm bậc đá, khách
du lich lên đến đỉnh núi cao thứ hai, chiêm bái chùa Trầm Vô Vi, ngôi chùa
năm trăm năm tuổi với kiến trúc độc đáo nguyên nét kiến trúc thế kỷ 16 tọa
lạc trên một diện tích chỉ trên dƣới năm chục mét vuông. Từ trên chùa Vô Vi
phóng tầm mắt ra bốn phƣơng tám hƣớng ngắm cảnh đồng quê trù phú một
vùng đất So-Sở. Du khách đƣợc leo lên đỉnh núi Tử Trầm toàn là các mỏm đá
tự nhiên là chính, hành trình lên núi, men theo những con đƣờng mòn giữa
24
đồng cỏ hay bám cheo leo trên những vách đá. Khi lên tới đỉnh, phóng tầm
mắt bao quát cả một vùng nƣớc non hùng vĩ mà nên thơ hữu tình. Du khách
có thể trải nghiệm leo qua những ngọn núi cao: núi Bút, núi Vô Vi, núi Cung,
các ngách động, thung lũng tình yêu…
Đặc biệt vào tháng ba, tháng tƣ là thời điểm hoa gạo nở rộ quanh chân
núi, đây cũng chính là thời điểm cho những du khách yêu thích và ngắm nhìn
hoa gạo.
25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ DI
TÍCH CHÙA TRẦM
2.1. Thực trạng quần thể di tích chùa Trầm
2.1.1. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể
Diện mạo cảnh quan môi trƣờng xung quanh chùa xƣa kia rất đẹp và thơ
mộng với dòng sông sen thơm ngát tạo cho cảnh quan chùa Trầm càng trở
lên linh thiêng và thanh tịnh. Tuy nhiên cảnh quan thiên nhiên của chùa Trầm
hiện nay đang bị phá hủy nghiêm trọng đặc biệt khu vực đất ao trƣớc cửa
chùa là dòng sông Sen thơm ngát đƣợc thả trồng từ rất lâu song giờ đây chỉ
còn là một đầm nƣớc hoang tàn, ngổn ngang những ụ đất và vật liệu đá, sỏi bị
máy móc cày xới. Theo nhiều ngƣời dân, lối vào chùa khi đƣợc công nhận là
Di tích Lịch sử Quốc gia Chùa Trầm gồm có 3 khu vực chính là: Núi Trầm,
núi chùa Vô Vi – núi Bút và sông sen (còn gọi là sông chùa). Sông sen có
hình bán nguyệt và đƣợc thả sen và trồng sen từ năm 1966, giữa sông sen là
một bãi đất hình bầu dục (còn gọi là bãi chùa). Bãi Chùa có hai cột đá treo cờ
nhà chùa, bãi chùa có từ thời vua Lê, chúa Trịnh ngự tại đây nhiều năm. Vấn
đề này là một thức trạng nổi bật của di tích chùa Trầm cần đƣợc giải quyết để
trả lại nguyên trạng ban đầu cho cảnh quan của chùa.
Toàn bộ hệ thống tƣợng Phật, đồ thờ tự, bia ký trong chùa Trầm nhìn
chung đƣợc giữ gìn bảo quản tốt, sơn son thiếp vàng và bài trí đúng ngôi vị.
Mặc dù vậy một số di vật đã bắt đầu bị xuống cấp: các pho tƣợng bằng gỗ bị
tróc sơn và mối mọt phần chân đế, một số bia đá trong miếu văn bia ở sân
chùa cung bị mờ không nhìn rõ chữ. Tuy nhiên vẫn có những thực trạng đó là
một số tƣợng cổ bị hạ xuống thay bằng tƣợng mới, đôi hoành phi câu đối cổ
cũng bị dỡ xuống.
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau khu nhà Tổ của chùa Trầm đã
xuống cấp nghiêm trọng, không thể phục hồi đƣợc nguyên trạng. Vì vậy các
26
tăng sƣ trì và ngƣời dân hảo tâm đã quyên góp tiền để xây dựng ngôi nhà Tổ
mới đằng sau chùa. Trong quá trình xây dựng rất nhiều các hiện vật ở khu nhà
thờ Tổ nhƣ hệ thống tƣợng thờ, văn bia, đại tự và câu đối không đƣợc bảo
quản tốt đã bị mai một rất nhiều. Kết cấu kiến trúc nhà thờ Tổ không còn nhƣ
trƣớc hệ thống rƣờng cột, vì kèo đặt vào nhà kho nay đã bị mối mọt, nứt
gãy…
Một hang cổ rất đẹp sau núi của động Long Tiên (bên trong là chùa
Hang) cũng bị bị đục sập, phá tan hoang do ngƣời dân đi nổ mìn phá núi làm
đá núi để nung vôi từ khoảng 20 năm trƣớc. Gần đây phong trào khai thác đá
đã dừng lại, nhƣng những dấu tích vẫn còn đó trƣớc sự tàn phá của ngƣời dân.
Các tƣợng Phật trong chùa Hang còn khá nguyên vẹn và đầy đủ các cấp.
Hệ thống các tƣợng la hán, tƣợng thập điện diêm vƣơng, tƣợng kim cƣơng và
các chuông, khánh đá theo thời gian ảnh hƣởng của tự nhiên, độ ẩm trong
hang và sự tác động của khách du lịch thập phƣơng khi đến thăm chùa đã
chạm vào tƣợng để cầu may mắn. Nguyên nhân này đã làm cho hệ thống
tƣợng làm bằng đá tinh xảo cũng bị mai một và không giữ đƣợc màu sắc của
đá tinh xảo nhƣ trƣớc mà bị đen đi nhiều.
Cảnh quan trên núi Vô Vi cũng ngày một xuống cấp do sự ảnh hƣởng
của tự nhiên và sự tác động của con ngƣời. Con đƣờng lên chùa hình thành từ
rất lâu đến nay đã xuống cấp mà không đƣợc kè thêm đá, tu sửa. Ngôi chùa có
lịch sử hàng trăm năm nay đã xuống cấp. Những mái chùa đã bị vỡ, cột gỗ và
vì kèo của chùa đã bị mòn không đƣợc bảo quản tốt.
Nguyên nhân gây hư hỏng và xuống cấp
Do ảnh hƣởng của tự nhiên, khí hậu, môi trƣờng, tác động của con ngƣời
cũng nhƣ giới hạn tuổi thọ của vật liệu hiện chỉ còn các thành phần đơn lẻ của
các di tích bằng gỗ, các hiện vật bằng gỗ.
27
Nằm trong xu thế đó, một số hiện vật của chùa Trầm và chùa Vô Vi
trong quần thể di tích chùa Trầm cũng bị ảnh hƣởng bởi các nguyên nhân:
- Do yếu tố thời gian
Chùa Trầm đƣợc xây dựng vào thời Cảnh Trị (1662-1670) và chùa Vô
Vi xây dựng năm Ất Hợi (1515). Các hệ thống tƣợng Phật, đồ thờ tự làm cùng
thời gian đó đã co niên đại từ rất lâu. Bên cạnh đó chất liệu tạo nên những di
vật này đặc biệt là tƣợng đều đƣợc làm bằng gỗ. Do yếu tố thời gian nên các
di vật này đã bị hƣ hại nhiều.
Đối với chùa Hang có niên đại Chính Hòa 17 (1696), trải qua thời gian
mặc dù tất cả các tƣợng Phật, hệ thống các tƣợng la hán, thạp điện diêm
vƣơng cùng đồ thờ tự đều đƣợc làm bằng đá tinh xảo nhƣng dƣới sự ảnh
hƣởng của tự nhiên, không khí và độ ẩm các hệ thống tƣợng thờ cũng bị mai
một và hoen ố. Chuông treo trong chùa Hang làm bằng đồng do sự tác động
của nƣớc mƣa, không khí và độ ẩm cũng đã bị hoen rỉ.
- Tác động của con người
Sự tàn phá của thiên nhiên, thời gian xét ở khía cạnh nào đó vẫn không
bằng đƣợc “ tốc độ” phá hoại của con ngƣời đối với các di tích.
Năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ quần thể chùa Trầm là nơi hoạt
động của Việt Minh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1967 đến
1975 chùa Trầm là hành dinh của Sở chỉ huy K12 nơi điều hành bộ máy chiến
đấu gồm các binh chủng: Tên lửa, ra đa, không quân, cao xạ… Qúa trình này
đã làm thay đổi công dụng ban đầu của chùa, hệ thống tƣợng Phật và bia đá
đƣợc di chuyển sang nhà thờ Tổ làm cho hệ thống tƣợng Phật bị nứt gãy một
số chỗ và bia đá bị bào mòn. Một số tƣợng Phật trong chùa Hang cũng bị bào
mòn do có sự di chuyển để làm căn cứ kháng chiến. Một số bia thờ, miếu thờ
ở chùa Vô Vi trải qua mƣa, nắng, gió đã bị bào mòn và nứt mẻ.
28
Là một di tích lịch sử quốc gia nhƣng trong các văn bản, hồ sơ sao lục về
di tích này của phía UBND xã Phụng Châu quần thể di tích chùa Trầm lại
không thể xác định đƣợc ranh giới khu quần thể di tích lịch sử chùa Trầm. Do
vậy đã xảy ra thực trạng ngƣời dân tự ý phá hoại đi cảnh quan dòng sông sen
xanh mát trƣớc cửa chùa Trầm.
Không những vậy một quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, với
nhiều giá trị kiến trúc quý đang bị một số cá nhân lợi dụng để lấn chiếm đất di
tích, bán đấu giá đền Mẫu cho cá nhân tự quản lý tiền công đức, rào dây thép
gai, chặn khách du lịch để thu vé khách tham quan, hành hƣơng đến làm lễ
chùa, phá đi xây lại một số hạng mục nhƣ bậc thang đá đi lên đền Mẫu, tự ý
cho cơi nới phần hiên trƣớc cửa. Một số tƣợng cổ trong đền bị hạ xuống thay
bằng tƣợng mới, đôi hoành phi câu đối cổ cũng đƣợc dỡ xuống . Đến chùa
Trầm, du khách bị một số đối tƣợng gây phiền hà bằng việc tự tổ chức thu phí
tham quan mà không đƣợc sự cho phép của chính quyền địa phƣơng. Chùa
Trầm - di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa,
tôn giáo, kiến trúc quý giá đang bị một số cá nhân lợi dụng chốn linh thiêng
để “thu tiền”. Tại chùa Trầm còn tồn tại một vấn đề nhức nhối là việc du
khách thập phƣơng đến tham quan chùa Trầm bị một số đối tƣợng “làm tiền”
bằng việc thu phí.
2.1.2. Thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể
Một số văn bia ở chùa Trầm chƣa đƣợc dựng lại mà để ngoài trời đã bị
bào mòn.
Với các nghi lễ Phật giáo ở cả ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang,
chùa Vô Vi hiện nay đã bị giản bớt đi chỉ còn lại những nghi thức chính. Đặc
biệt hội giỗ Tổ của chùa Trầm, đây là loại hình sinh hoạt văn hóa hết sức
phong phú, đó là những giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân xã
Phụng Châu nói riêng và khách thập phƣơng nói chung. Lễ hội là chứng tỏ
29
tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của
ông cha ta. Với tƣ tƣởng uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây,
ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá
khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu đƣợc công lao tổ tiên, thêm
tự hào về truyền thống quê hƣơng, đất nƣớc của mình. Đến lễ hội ngƣời ta
giao lƣu, tìm thấy sự cộng cảm với nhau. Vì vậy lễ hội luôn luôn có sự hấp
dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội là nhu cầu không thể thiếu của ngƣời
dân. Tuy nhiên do đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng với sự quản lí
chƣa thực sự đƣợc quan tâm nên lễ hội của chùa Trầm không còn đƣợc tổ
chức nhƣ xƣa nữa. Hiện nay vào ngày lễ hội phần lễ tế đã bị đơn giản hóa.
Phần hội Chùa Trầm xƣa kia với những hoạt động cầu kinh, múa rồng, múa
rối nƣớc và những trò chơi dân gian: đu tre, rối nƣớc, cờ tƣớng, leo cột mỡ,
đánh vật, chọi gà…Đến ngày nay, những trò chơi xƣa nhƣ leo cột mỡ, cờ
tƣớng dù không còn phù hợp và đƣợc thay thế bởi bóng chuyền, bóng đá, hát
văn nghệ…
2.2. Thực trạng khai thác phục vụ du lịch của quần thể di tích chùa Trầm
2.2.1. Nguồn khách
Khách du lịch nội địa đến quần thể di tích khá đa dạng nhƣng chủ yếu
đến từ các tỉnh lân cận nhƣ: Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Hƣng Yên… chủ
yếu họ chỉ dừng chân trong ngày không lƣu lại qua đêm, lƣợng khách tập
trung chủ yếu vào mùa lễ hội.
Quần thể di tích chùaTrầm là một trong những địa điểm thu hút khoảng
trên 90% lƣợng khách đến huyện.
Mục tiêu đến năm 2020, huyện Chƣơng Mỹ thu hút 199.000 lƣợt khách
nội địa và 12.000 lƣợt khách quốc tế tới tham quan. Hàng năm, quần thể di
tích chùa Trầm đón trung bình từ 15.000-20.000 lƣợt du khách đến tham
quan, chiêm bái, tập trung nhất là vào mùa lễ hội.
30
(Nguồn: Phòng văn hóa thông tin huyện Chương Mỹ)
Thành phần khách du lịch tập trung chủ yếu là nhóm khách hành hƣơng
đến quần thể di tích chùa Trầm với mục đích lễ phật, lễ thần và tha gia lễ hội.
Ngoài mục đích tâm linh ra thì còn mục đích nữa là tham quan ngắm cảnh và
leo núi Trầm. Nhóm khách có mục đích tâm linh chủ yếu là những ngƣời
trung tuổi, ngƣời già, nhóm khách vãnh lai mục đích thăm quan, ngoài ra còn
nhóm khách là học sinh, sinh viên chủ yếu mục đích thăm quan - học tập vào
nghiên cứu.
Khách du lịch quốc tế đến với Quần thể di tích chùa Trầm có số lƣợng
tƣơng đối ít, xu hƣớng tăng rất chậm. Không giống khách du lịch nội địa,
khách du lịch quốc tế đến với nơi đây rải rác vào các tháng trong năm. Tính
mùa vụ với họ là không có vì hoạt động du lịch chủ yếu của họ là tìm hiểu,
khám phá.
Xuất phát từ những mục đích nói trên có thể thấy mục đích đến với quần
thể di tích chùa Trầm của khách du lịch là khác nhau và phụ thuộc vào từng
nhóm đối tƣợng, độ tuổi khác nhau.
Khách hành hƣơng sau khi vào chùa Trầm thắp hƣơng lễ phật, lễ thánh
sau đó có thể vãn cảnh, tham quan các công trình đền, tháp xung quanh chùa.
Tiếp đó vào động Long Tiên bên trong có chùa Hang để lễ phật đồng thời
tham quan tìm hiểu rất nhiều các cảnh quan tự nhiên cũng nhƣ các công trình
nhân tạo rất đặc sắc nhƣ: các pho tƣợng La Hán, Thập Điện Diêm Vƣơng tạc
bằng đá rất tinh xảo, những bài văn thơ cổ tạc trên vách đá, đi sâu hơn khách
du lịch có thể khám phá những tạo tác tuyêt đẹp do thiên nhiên ban tặng: bông
hoa đá, bầu sữa mẹ, hàm răng hổ, mái tóc tiên, suối mộng mơ tình than
thở…Những công trình di tích lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mỹ. Leo lên núi Vô Vi khách tham quan có thể chiêm bái ngôi chùa cổ chùa Vô Vi rồi vào lễ phật, sau đó chiêm ngƣỡng những công trình kiến trúc
31
cổ của chùa và các công trình xung quanh nhƣ: tháp mộ, lầu Nghênh phong
(đón gió). Leo núi Vô Vi rồi leo qua núi Trầm du khách có thể thỏa sức phóng
tầm mắt ngắm một vùng đất trù phú với những cánh đồng rộng bát ngát xen
lẫn những dãy núi.
Khám phá quần thể chùa Trầm, khách hành hƣơng mới có thể cảm nhận
đƣợc hết không chỉ những giá trị lịch sử gắn liền với quần thể chùa đƣợc lƣu
truyền qua bao thế hệ mà còn đƣợc ngắm nhìn những vẻ đẹp do thiên nhiên
ban tặng mà bất kỳ khách hành hƣơng nào đến nơi đây cũng đều cảm thấy
thích thú. Đặc biệt đối với các bạn trẻ, những thế hệ học sinh khi đến với quần
thể này có thể học hỏi tìm hiểu và nâng cao tầm hiểu biết về những giá trị lịch
sử gắn liền với nơi đây.
Tuy nhiên có thể thấy một thực trạng đang tồn tại đó là khách tham quan
chƣa thực sự có những hiểu biết căn bản về lịch sử hình thành và những di
tích còn tồn tại đến ngày nay của quần thể di tích chùa Trầm. Họ chỉ đƣợc
nghe về lịch sử qua những ngƣời dân bán nƣớc trong chùa. Tại khu di tích vẫn
chƣa hề có đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên về kiến trúc cảnh quan,
về lịch sử cách mạng.
Những di tích, danh thắng có sự kết hợp hài hoà giữa phát triển du lịch
và có ý nghĩa sống động về giáo dục truyền thống văn hoá, truyền thống lịch
sử cách mạng lại không đƣợc chú trọng khai thác hết tiềm năng. Mặc dù khu
di tích có nhiều tiềm năng, lợi thế để khai thác phát triển du lịch văn hoá, giáo
dục nhƣng hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, nhìn tổng thể thì công tác gắn kết giữa
bảo tồn di tích với khai thác tiềm năng du lịch di tích lịch sử cách mạng, giáo
dục còn bị lãng quên . Vì vậy việc nhận thức của du khách tới đây còn rất hạn
chế. Đến với quần thể chùa Trầm khách tham quan chủ yếu chỉ vào lễ phật
trong các chùa và leo núi là chủ yếu.
32
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc phục vụ cho du lịch văn hóa của quần thể di tích chùa Trầm đòi hỏi
những yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng nhƣ cơ sở hạ tầng để đảm bảo
khả năng phục vụ khách du lịch.
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
* Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải
Quần thể di tích chùa Trầm đƣợc ở một vị trí thuận lợi về mọi mặt
nằm ở xã Phụng Châu là một xã thuộc huyện Chƣơng Mỹ đang có hệ thống
giao thông vận tải là một tiềm năng lớn. Hiện nay ngoài các đƣờng thôn xóm,
xã nối với các đƣờng quốc lộ đã đƣợc bê tông hoá 95%, Chƣơng Mỹ đƣợc
xem là một trong những huyện có hệ thống đƣờng nông thôn bê tông hoá cao
nhất cả nƣớc. Với lợi thế nằm gần trung tâm cách Thủ đô Hà Nội chƣa đầy
20km và nằm trên các tuyến đƣờng giao thông quan trọng, dọc trên quốc lộ
6A, tỉnh lộ 419 và đƣờng Hồ Chí Minh đi qua. Ngoài các đƣờng quốc lộ ra
huyện còn các đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ. Huyện Chƣơng Mỹ nằm trong quy
hoạch chuỗi đô thị gồm Miếu Môn - thị trấn Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây,
nằm trong quy hoạch trục phát triển kinh tế Bắc - Nam. Chính vì vậy việc thu
hút khách du lịch đến với quần thể di tích rất thuận lợi về thời gian cũng nhƣ
chi phí du lịch.
* Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của xã Phụng Châu phát triển tƣơng đối
tốt. Xã có điểm bƣu điện văn hoá xã. Tuy nhiên cần có sự đầu tƣ nhiều hơn
nữa nhằm phục vụ nhu cầu du lịch cho khách tham quan khi đến với quần thể
di tích chùa Trầm, đặc biệt là hệ thống điện thoại cố định chƣa đƣợc xây đựng
để đảm bảo cho thông tin liên lạc.
* Các công trình cung cấp điện, nước
33
Qua khảo sát cho thấy, hệ thống điện ở khu di tích chùa Trầm chỉ cung
cấp tƣơng đối cho một số nơi nhƣ địa điểm chùa Trầm, chùa Vô vi. Nhìn
chung hệ thống điện còn rất hạn chế chƣa có sự đầu tƣ đúng mức. Động Long
Tiên bên trong có chùa Hang với nhiều công trình gắn với lịch sử nhƣng khi
khách du lịch vào tham quan chỉ quan sát đƣợc bên ngoài và những nơi có
ánh sáng chiếu qua khe núi vào động còn hầu hết phải sử dụng đến dụng cụ
đèn pin do ngƣời dân cho thuê để khách du lịch có thể khám phá bên trong
động với những tạo tác của thiên nhiên. Thực trạng không có hệ thống điện,
đèn bên trong động tồn tại đến ngày nay mà vẫn chƣa có cấp quản lý nào
đứng ra tổ chức, xây dựng mạng lƣới điện bên trong động Long Tiên. Đây là
mặt hạn chế rất lớn ảnh hƣởng đến sức thu hút những vẻ đẹp thiên nhiên trong
động và tác động đến tâm lí khách du lịch.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
* Cơ sở lưu trú
Hệ thống nhà nghỉ của huyện Chƣơng Mỹ hiện nay chỉ có qui mô vừa và
nhỏ bao gồm 21 nhà nghỉ và 1 khách sạn 2 sao với tổng số là 178 phòng tập
trung ở rải rác các điểm du lịch trên toàn huyện. Hệ thống các nhà nghỉ của
huyện phần lớn khiêm tốn, bình dân, trang thiết bị phục vụ ở mức trung bình,
bên cạnh đó cũng có một số nhà nghỉ có qui mô khá, trang thiết bị phục vụ
tốt, cảnh quan gắn liền với thiên nhiên, sinh thái. Đây là nét mới có phần táo
bạo trong khâu kinh doanh nhà nghỉ của huyện. Hiện nay đa phần các nhà
khách phục vụ chủ yếu cho khách qua đƣờng. Chính vì vậy tác động không
nhỏ tới hoạt động dừng chân của khách tham quan đến với Quần thể di tích
chùa Trầm.
* Cơ sở phục vụ ăn uống
Hệ thống nhà hàng ở Chƣơng Mỹ tập trung dọc tuyến đƣờng quốc lộ 6
và thị trấn Chúc Sơn. Đa số phục vụ các món ăn đơn giản. Cơ sở phục vụ ăn
34
uống ngay tại điểm du lịch quần thể di tích chùa Trầm rất đơn giản, chƣa
đƣợc đầu tƣ. Chỉ có một số quán nƣớc, hàng ăn trong sân chùa.
2.2.3. Hiện trạng tổ chức quản lý
Quần thể di tích chùa Trầm do huyện Chƣơng Mỹ quản lý và giao cho
phòng VH – TT huyện chịu trách nhiệm. Phòng VH – TT huyện lại giao cho
xã Phụng Châu bảo quản trông nom, xã giao cho Hội cựu chiến binh xã. Hội
cựu chiến binh xã giao chi Hội cựu chiến binh thôn trực tiếp quản lý. Mặc dù
đƣợc chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa nhƣng ngôi chùa không đƣợc quan
tâm một cách đúng mức. Cơ quan có trách nhiệm đã không làm hết nhiệm vụ
của mình. Nhìn chung chƣa có một ban quản lý cụ thể thành lập ra nhằm mục
đích bảo tồn, tôn tạo và hoạch định những chính sách cụ thể phát triển toàn
diện khu di tích chùa Trầm. Vấn đề này xuất phát từ những hạn chế trong tổ
chức quản lý của lãnh đạo cấp trên. Vì vậy quần thể di tích chùa Trầm với
nhiều tiềm năng văn hóa, lịch sử, giáo dục nhƣ vậy vẫn đang bị bỏ ngỏ, không
đƣợc đầu tƣ đúng mức.
35
UBND Huyện
Chƣơng Mỹ
Phòng VH – TT
Huyện
UBND Xã Phụng
Châu
Hội cựu chiến binh
xã Phụng Châu
Hội cựu chiến binh
thôn
Nhóm
quản khu chùa
Nhóm quản khu
Đền Mẫu Long Tiên
Nhóm quản khu
chùa Vô Vi
Trầm và chùa
Hang
Sơ đồ quản lý quần thể di tích chùa Trầm
Hiện nay vẫn chƣa có đội ngũ hƣớng dẫn viên thuyết minh tại điểm ảnh
hƣởng đến khả năng thu hút khách tham quan đến với quần thể di tích.
36
2.2.4. Môi trường tự nhiên và xã hội
Huyện Chƣơng Mỹ là huyện bán sơn địa, đồng thời cũng là một trong 5
cửa ô - địa bàn trọng điểm ở cửa ngõ phía Tây Nam Thăng Long - Hà Nội.
Huyện Chƣơng Mỹ nằm trên trục đƣờng quốc lộ 6 có thể xuôi xuống
Thành phố Hà Đông, Hà Nội và ngƣợc lên Hoà Bình rồi qua Sơn La, Lai
Châu, thị trấn Xuân Mai vừa là giao điểm của quốc lộ 6, vừa có thể nối với
quốc lộ số 21 ở vị trí về phía Bắc và với Tam Điệp (Ninh Bình) ở phía Nam,
ngoài ra có thể nối với đƣờng cao tốc Láng - Hoà Lạc, trục giao thông mới rất
quan trọng của Hà Nội.
Thiên nhiên thật hào phóng khi ban tặng cho vùng đất này một địa hình
khá đa dạng, vừa có đặc trƣng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trƣng
của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng bãi, hồ, hang động… Điểm quần thể
di tích chùa Trầm nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ thuộc Khu du lịch Bắc
Bộ với thủ đô Hà Nội là trung tâm vùng.
Bởi những lợi thế về vị trí địa lý và những giá trị văn hoá truyền thống,
huyện Chƣơng Mỹ là nơi tập trung nhiều điểm du lịch lý thú và hấp dẫn nhƣ:
khu du lịch sinh thái Xuân Mai, khu du lịch sinh thái Văn Sơn, hồ Đồng
Sƣơng, chùa Trăm Gian, Đình Quán Cốc… Đặc biệt là điểm du lịch quần thể
di tích chùa Trầm với khả năng thu hút lựợng khách từ mọi nơi.
Ngoài những điều kiện về môi trƣờng tự nhiên thì sự phát triển kinhh tế
xã hội là yếu tố quyết định sự thành công của du lịch, với nền kinh tế nông
nghiệp truyền thống nền cơ cấu là: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ - Du
lịch. Chƣơng Mỹ là huyện giàu tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên xu
hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện thì vị trí mà ngành du lịch
huyện hiện nay chƣa tƣơng xứng với những gì đang có. Du lịch chƣa khẳng
định đƣợc vai trò là ngành kinh tế quan trọng của địa phƣơng, đóng góp chƣa
đáng kể trong cơ cấu GDP chung của toàn huyện.
37
Ngành du lịch huyện trong những năm gần đây doanh thu đã tăng lên
nhiều so với những năm trƣớc, tuy nhiên tỷ trọng lại không có sự thay đổi
nhiều trong cơ cấu kinh tế, đó cũng là thực trạng chung của huyện vì sự phát
triển nhanh chóng của ngành công nghiệp và xây dựng. Hiện nay đóng góp
của ngành du lịch vào nguồn ngân sách của huyện tuy có tăng nhƣng không
đáng kể so với yêu cầu về vốn đầu tƣ lại rất lớn. Chính vì vậy, xét trên tính
hiệu quả về kinh tế thì du lịch là ngành đem lại hiệu quả kinh tế không cao.
Tính đến nay doanh thu của ngành du lịch huyện chƣa đƣợc thống kê riêng,
nó đƣợc tính chung với ngành dịch vụ.
Nền kinh tế có mạnh thì mới tạo đà cho phát triển du lịch, xây dựng
nhiều cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật đáp ứng cho việc phục vụ và khai thác
điểm du lịch. Điều này ảnh tác động mạnh đến việc tổ chức, quy hoạch phát
triển mở rộng quần thể di tích chùa Trầm. Tình hình an ninh chính trị an sinh
xã hội cũng tác động tới du lịch trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm
của nhà nƣớc cũng nhƣ tình hình an ninh luật pháp của huyện Chƣơng Mỹ,
ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ chính quyền phối hợp chặt chẽ để phát triển
du lịch cho huyện nhà song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập chƣa phát
huy đƣơc tiềm năng vốn có của di tích mà điển hình là quần thể di tích chùa
Trầm.
38
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở
QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM
3.1. Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch
Di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) đƣợc xác định là bộ phận quan
trọng cấu thành môi trƣờng sống của con ngƣời. Di sản văn hóa là loại tài sản
quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhƣng rất dễ bị biến dạng do
tác động chủ yếu của yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến
tranh, sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt, sự đầu tƣ không đúng mức, sự khai
thác không có sự kiểm soát chặt chẽ. Và cuối cùng là việc bảo tồn trùng tu
thiếu chuyên nghiệp không theo đúng những chuẩn mực khoa học v.v…).
Công tác tổ chức, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích là một công việc
quan trọng đối với tất cả các di tích, công tác này nhằm phòng ngừa, hạn chế
và bao vệ các di tích trƣớc sự tác động cua môi trƣờng tự nhiên và trƣớc
những hoạt động của con ngƣời, giúp cho các di tích đảm bảo tính nguyên gốc
về nhiều mặt nhƣ: vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu kỹ thuật truyền thống…
để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích một cách tốt hơn.
Quần thể di tích chùa Trầm là một trong những di tích còn bảo lƣu
những giá trị văn hóa, lịch sử, giáo dục vô giá của quốc gia. Chính vì vậy, với
vai trò và tầm quan trọng và những giá trị còn sót lại của quần thể di tích chùa
Trầm, nhằm giữ gìn những tài sản do thiên nhiên ban tặng và cha ông ta xây
dựng, tôn tạo lên mới có nhƣ ngày hôm nay và để những di sản đó còn mãi
với thời gian, đòi hỏi phải có những giải pháp giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo hợp
lý, đúng đắn…
Thứ nhất, cần nhận thức rõ và đúng vai trò của công tác bảo tồn, tôn tạo.
Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo các di tích còn lại theo đúng chính sách pháp luật
nhà nƣớc và theo quy định của luật di sản văn hóa vật thể và đầu tƣ vào hoạt
động nghiên cứu, sƣu tầm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể
39
vốn đang còn hạn chế ở quần thể di tích chùa Trầm. Ƣu tiên hàng đầu là bảo
vệ, phát huy các mặt giá trị tiêu biểu của di tích (giá trị về mặt lịch sử, văn
hóa, khoa học và chức năng tôn giáo tín ngƣỡng truyền thống và công năng
mới về phát triển du lịch của di tích).
Thứ hai, áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều
kiện lƣu giữ lâu dài và chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính xác thực của
lịch sử của di tích cho thế hệ tiếp theo những ngƣời có điều kiện vật chất kỹ
thuật chắc chắn hơn hẳn chúng ta.
Thứ ba, việc bảo tồn trùng tu tại khu di tích phải đảm bảo duy trì đƣợc
những chức năng truyền thống của khu di tích là khu di tích tôn giáo thiêng
liêng, khu di tích gắn với cách mạng lịch sử của dân tộc, là nơi diễn ra lễ hội
xuân truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Thứ tƣ, trong việc thực hiện những giải pháp bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa cần thực hiện những nguyên tắc sau:
+ Chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, nhƣng cần thiết lập một cơ chế duy
tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên và định kỳ nhất là những di sản vật thể đang bị
xuống cấp và hƣ hỏng trong khu di tích để đảm bảo cho di tích đƣợc ổn định
lâu dài.
+ Khi tôn tạo các di tích phải đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di
tích với cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện nổi bật các giá trị của di
tích và cảnh quan di tích với mục đích đáp ứng cho việc khai thác di tích đƣợc
thuận lợi.
+ Khi tiến hành phục hồi một di tích phải dựa trên những cứ liệu: thám
sát khảo cổ học, bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích, bản vẽ phối cảnh của di
tích, tƣ liệu các di tích cùng thời, ảnh chụp di tích…
40
Thứ năm, cần tăng cƣờng công tác nghiên cứu, sƣu tầm các giá trị của di
tích nhằm phát hiện cũng nhƣ việc bảo vệ và phát triển di tích một cách tốt
hơn.
Thứ sáu, cần đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền địa phƣơng
các ngành có liên quan nhƣ: Cục di sản, Viện Bảo tồn di tích, Viện Khảo cổ
học, Trung ƣơng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo tỉnh… để tổ
chức nghiên cứu dịch và chú giải bia ký, hoàng phi, câu đối; phối hợp với
Viện khỏa cổ để nghiên cứu các giá trị chứa trong hiện vật khảo cổ có trong
khu vực xung quanh di tích.
Thứ bảy, hiện thực hóa các dự án công tác bảo tồn các di tích trong thời
gian sớm nhất:
+ Về cảnh quan môi trƣờng: một trong những yếu tố tạo nên sự linh
thiêng của ngôi chùa là cảnh quan thiên nhiên của chùa. Ở đâu cũng vậy, cảnh
quan thiên nhiên đã hòa quyện với các công trình kiến trúc tạo thành một thể
thống nhất hài hòa bổ sung cho nhau.
Hoa sen là sự biểu hiện cho sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên, là biểu
tƣợng của Phật giáo. Trƣớc đây phía trƣớc chùa Trầm có một hồ sen rất rộng,
hƣơng sen lan tỏa quanh chùa. Nó đã tạo ra một không gian giản dị mà cũng
rất thanh cao của ngôi chùa. Nhƣng hiện nay hồ sen trƣớc cửa chùa đã không
còn nữa do sự xâm hại nghiêm trọng của ngƣời dân. Vì vậy chính quyền địa
phƣơng nên cho khôi phục lại hồ sen trƣớc chùa sẽ giúp cho cảnh quan ngôi
chùa them thoáng đãng và mát mẻ.
+ Đối với các công trình kiến trúc: cần bảo tồn tôn tạo các công trình
kiến trúc chùa trong quần thể di tích chùa Trầm: Chùa Trầm, Chùa Hang,
Chùa Vô Vi; Bảo tồn tháp trên khu Chùa Vô Vi, mái chùa Vô Vi. Khu Đền
Mẫu bị một số ngƣời dân tự ý mở rộng, phá hủy một số hạng mục. Vì vậy cần
phải xử lý và trả lại hiện trạng nhƣ ban đầu.
41
+ Đối với các di vật: cần bảo tồn các tƣợng Phật, hoành phi, câu đối, các
pho tƣợng ở cả ba ngôi chùa trong quần thể di tích chùa Trầm, đặc biệt là
những pho tƣợng trong chùa Hang đang bị tác động mạnh mẽ từ những yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm…
Thứ tám, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa phi vật thể: Bảo tồn các hệ
thống văn bia bằng cách có thể sử dụng loại giấy đặc biệt chuyên để in các
văn bia, câu đối để lƣu giữ các bản khắc trên bia đá. Bảo tồn giá trị văn hóa lễ
hội Chùa Trầm, các sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng; Phục dựng lại các sinh hoạt
văn hóa dân tộc của cƣ dân trong khu vực huyện Chƣơng Mỹ nói chung và xã
Phụng Châu nói riêng nhƣ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, chữa bệnh
cổ truyền, các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái riêng của ngƣời dân nơi
đây…
3.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, mở rộng du lịch và huy động vốn đấu
tƣ
3.2.1. Công tác quy hoạch và mở rộng
Để góp phần bảo tồn và tôn tạo quần thể di tích chùa Trầm và phát triển
thành một điểm du lịch văn hóa nhân văn hấp dẫn du khách trong và ngoài
nƣớc. Cần mở rộng và quy hoạch phát triển khu quần thể di tích chùa Trầm.
Tập trung nâng cao chất lƣợng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức
công bố, tuyên truyền rộng rãi trên mạng Internet, trên các phƣơng tiện thông
tin đại chúng… các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Phát huy vai trò của cộng
đồng dân cƣ trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch. Đối với một số quy
hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hoặc do
các tổ chức tƣ vấn quốc tế thực hiện.
Quy hoạch về hệ thộng kết cấu hạ tầng nhƣ: đƣờng xá, điện nƣớc, thông
tin liên lạc để đảm bảo nhu cầu của khách du lịch.
42
Mở rộng và quy hoạch du lịch là hoạt động rất cần thiết đối với sự phát
triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch
phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng du lịch của quần thể
và giảm những tác động xấu do du lịch gây nên.
Mở rộng và quy hoạch du lịch quần thể di tích chùa Trầm chính là
phƣơng án tổng thể, trong đó có cả sự sắp xếp và cả không gian và thời gian,
bố trí đầu tƣ, tổ chức mạng lƣới kết cấu hạ tầng với quy mô phù hợp và bƣớc
đi hợp lý nhằm phối kết hợp hoạt động của các ngành các cấp trong việc phát
triển du lịch của quần thể di tích chùa Trầm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Chƣơng Mỹ tổ
chức hội nghị xúc tiến du lịch nhằm tập trung vào một số dự án trọng điểm
trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ để phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa
tâm linh nhằm khai thác tiềm năng giàu có của vùng đất này.Các cơ quan tập
trung phát triển một số dự án trọng điểm nhƣ quy hoạch tổng thể khu quần di
tích chùa Trầm gắn với quy hoạch thị trấn sinh thái Chúc Sơn. Điểm đến này
đƣợc nâng cấp, phát triển gắn với nghỉ dƣỡng cuối tuần. Theo đó, các địa
điểm sẽ đƣợc xây dựng đề án bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể để khai thác phát triển các tour du lịch. Huyện đã quy hoạch tổng
thể khu quần thể di tích chùa Trầm với diện tích 50ha để xây dựng mô hình
du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái.
Huyện cũng khuyến khích doanh nghiệp du lịch gắn kết du lịch chùa
Trăm Gian, chùa Trầm với du lịch chùa Hƣơng (huyện Mỹ Đức) hoặc điểm
du lịch di tích khác của Hà Nội để phát triển tốt du lịch tâm linh.
Tính chất liên vùng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các
tuor du lịch từ các tỉnh thành tạo ra sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du
lịch nhƣ các chƣơng trình du lịch tìm về cội nguồn văn hoá, lịch sử,các tuor
du lịch tâm linh, lễ hội... Không những thu hút đƣợc du khách trong nƣớc mà
43
thu hút đƣợc số lƣợng đông đảo du khách nƣớc ngoài đến với huyện Chƣơng
Mỹ và đến với quần thể di tích chùa Trầm.
3.2.2. Về huy động vốn đầu tư
Thực hiện xã hội hoá nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch theo hƣớng
sau:
- Đối với vốn đầu tƣ hạ tầng, vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch,
chủ yếu huy động nguồn ngân sách.
+ Khai thác nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng du lịch và lồng ghép các chƣơng
trình du lịch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng để đầu tƣ xây dựng, cải
tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch.
+ Có cơ chế khuyến khích các nhà đàu tƣ tự bỏ vốn xây dựng hạ tầng
đấu nối đến các khu du lịch, sau đó huyện hoàn trả vốn đầu tƣ từ phần ngân
sách Nhà nƣớc thu đựơc của hoạt động kinh doanh du lịch về sau hoặc
nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Tranh thủ nguồn kinh phí từ Chƣơng trình hành động quốc gia về du
lịch để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực du
lịch.
+ Khai thác nguồn vốn từ các Chƣơng trình hợp tác quốc tế của Tổng
cục Du lịch để tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động du lịch của huyện.
- Đối với vốn đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch: Do các nhà đầu tƣ
thực hiện.
+ Huy động vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết của các nhà
đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
+ Khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ vay vốn nhằm triển khai các dự án du
lịch trên địa bàn với lãi suất ƣu đãi, thủ tục nhanh gọn.
44
3.3. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch
Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch là một yêu cầu bức thiết trong
chƣơng trình phát triển du lịch của quần thể di tích chùa Trầm, cần đƣợc quan
tâm triển khai có hiệu quả, nhằm tăng cƣờng năng lực thu hút khách du lịch
đến với nơi đây.
Cần tập trung nâng cao chất lƣợng phục vụ tại điểm, vận chuyển khách
du lịch, các dịch vụ ăn nghỉ, lƣu trú.
Có quy định nghiêm ngặt về chất lƣợng dịch vụ và kinh doanh dịch vụ
du lịch, niêm yết giá bán các sản phẩm du lịch tránh sự tác động vì lợi nhuận
kinh doanh mà nâng giá sản phẩm gây ảnh hƣởng đến du khách.
Nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, bảo vệ và
cấp cứu tại điểm du lịch của quần thể di tích chùa Trầm.
Cấp lãnh đạo cần có kế hoạch xây dựng mô hình về quần thể di tích chùa
Trầm để khách du lịch khi đến nơi đây có thể hiểu rõ hơn về những giá trị lịch
sử, văn hóa…một cách tổng thể nhất.
3.4. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
phát triển du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch
và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch. Mặt khác phát triển du lịch cũng là
yếu tố tích cực thúc đẩy nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa
phƣơng.
Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng là chiến lƣợc
phát triển du lịch lâu dài của Huyện Chƣơng Mỹ, nhằm đáp ứng những nhu
cầu của khách du lịch khi đến với quần thể di tích chùa Trầm.
Trong cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quan trọng nhất là hệ
thống giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống cung cấp điện:
45
+ Có kế hoạch khắc phục sự xuống cấp, từng bƣớc nâng cấp các công trình,
các tuyến giao thông trọng điểm của huyện nhƣ: quốc lộ 6A, tỉnh lộ 419 và
đƣờng Hồ Chí Minh đi qua. Ngoài các đƣờng quốc lộ ra huyện còn các
đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ. Huyện Chƣơng Mỹ nằm trong quy hoạch chuỗi đô
thị gồm Miếu Môn - thị trấn Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, nằm trong quy
hoạch trục phát triển kinh tế Bắc – Nam đƣợc quy hoạch có quy mô vì vậy
cần nâng cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan du
lịch tại quần thể di tích chùa Trầm.
+ Quan tâm, ƣu tiên hệ thống điện lực, đặc biệt phải nhanh chóng xây dựng
hệ thống điện trong chùa Hang nằm trong hệ thống quần thể di tích chùa
Trầm.
+ Cải tạo đầu tƣ xây dựng hệ thống nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống quanh khu
vực quần thể để thu hút khách du lịch.
+ Về phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch cần phải đầu tƣ mua và sửa chữa
những loại xe có chất lƣợng cao để phục vụ khách du lịch.
3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, làm rõ chức năng quản lý giữa các
ngành, các cấp của Huyện Chƣơng Mỹ
- Đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương
Hiện nay, quần thể di tích chùa Trầm đặt dƣới sự chỉ đạo , quản lý của
UBND Huyện Chƣơng Mỹ và giao việc quản lý trực tiếp cho hội cựu chiến
binh xã Phụng Châu quản lý.
Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa Huyện Chƣơng Mỹ với lực lƣợng an
ninh địa phƣơng để góp phần đảm bảo trật tự cho khu di tích.
Nhà chùa quản lý việc chi tiêu, hƣơng khói và các hoạt động ở cả ba
ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang, chùa Vô Vi nhƣng nhà chùa vẫn chịu sự
giám sát của sở trực thuộc Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
46
Nhƣ vậy trong công tác quản lý khu quần thể di tích chùa Trầm còn tồn
tại nhiều bất cập, chịu sự quản lý, điều chỉnh của nhiều cơ quan. Mặc dù có
nhiều ƣu điểm là nắm rõ đƣợc hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng bộ
phận một cách nhanh chóng và chặt chẽ, tuy nhiên với cách quản lý trên
không tránh khỏi những hạn chế là sự cồng kềnh của bộ máy quản lý. Ngƣời
dân tự ý xâm hại đến quần thể di tích. Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý
dẫn đến chƣa có bộ máy điều hành thống nhất, chƣa quản lý tốt các mức giá
kinh doanh của ngƣời dân bán hàng trong chùa, tình trạng tự phát giá ảnh
hƣởng đến du khách. Ngoài ra họ còn vì lợi ích cá nhân nên xảy ra nhiều hành
động gây ảnh hƣởng đến du khách tham quan nhƣ tự ý thu vé vào thăm chùa
ở khu vực chùa Trầm.
Lãnh đạo các cấp có liên quan cần kết hợp chặt chẽ các đơn vị, các ban
ngành có liên quan để giữ gìn trật tự, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho
hoạt động của quần thể di tich. Mặt khác để tránh tình trạng quản lý chồng
chéo để tạo ra hiệu quả quản lý cao về mọi mặt, cần thúc đẩy hơn nữa vai trò
của đơn vị quản lý trực tiếp đối với quần thể di tích chùa Trầm.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phƣơng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ nhƣ
sau:
+ Thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội
+ Phát huy tiềm năng, lợi thế của quần thể khu di tích để tạo điều kiện
phát triển không ngừng.
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo chuyên môn.
+ Tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch.
+ Thu hút nhân tài, cán bộ có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế du
lịch.
+ Trẻ hóa đội ngũ cán bộ địa phƣơng.
47
- Đào tạo thuyết minh viên tại điểm
Đào tạo cán bộ nhân viên cho phát triển du lịch của huyện Chƣơng Mỹ
nói chung và tại quần thể di tích chùa Trầm nói riêng là yêu cầu bức thiết đặt
ra. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề then chốt trong mọi vấn đề.
Trong kinh doanh dịch vụ du lịch, cán bộ nhân viên sẽ đƣợc tiếp xúc trực tiếp
với khách cho nên trình độ của cán bộ nhân viên có ý nghĩa quyết định. Hơn
nữa công tác đào tạo đòi hỏi nhiều thời gian, đi từ thấp đến cao. Bởi vậy cần
có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, các ngánh các cấp trong công tác
này. Để thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ trong việc đào tạo cần phải thực hiện
những giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và mới để giải quyết yêu cầu trƣớc mắt
và chuẩn bị cho lâu dài. Đặc biệt là nguồn nhân lực thuyết minh viên tại điểm
bằng cách dựa vào văn hóa, lịch sử địa phƣơng của quần thể di tích để có
chính sách giáo dục toàn diện, lâu dài với con em địa phƣơng. Có chính sách
ƣu đãi thu hút nguồn nhân lực trẻ, đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt.
+ Liên kết chặt chẽ với các trƣờng trung cấp nghề, cao đẳng, đại học đào
tạo về du lịch để đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân
viên đồng thời thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua chƣơng trình
nhận sinh viên thực tập.
+ Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc
gia. + + Đẩy mạnh công tác giáo dục du lịch toàn dân.
3.6. Giải pháp về công tác tuyên truyền quảng bá
Nắm bắt đƣợc yêu cầu thực tế của phát triển du lịch tại quần thể di tích
chùa Trầm, để nang cao hình ảnh, vị thế của quần thể di tích trở thành một
điểm đến hấp dẫn thì việc đề ra các giải pháp xúc tiến công tác quảng bá
tuyên truyền là rất quan trọng. Để góp phần xúc tiến công tác quảng bá, tuyên
truyền cần thực hiện một số giải pháp sau:
48
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên internet thông qua trang web có
uy tín, đông đọc giả hoặc thành lập một trang web riêng về quần thể di tích
chùa Trầm. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin quảng bá hình ảnh ba ngôi
chùa: chùa Trầm, chùa Hang, chùa Vô Vi và núi Tử Trầm đến với khách du
lịch trong và ngoài nƣớc nhằm thu hút khách đến tham quan, các nhà hảo tâm,
thu hút các nhà đầu tƣ phát triển dịch vụ du lịch tại quần thể di tích.
+ Tổ chức sƣu tầm tài liệu, sách báo, tạp chí du lịch. Qua các tập gấp, tờ
rơi, các biển quảng cáo đặt tại trung tâm hay đầu nút giao thông lớn. Tranh
thủ sự hỗ trợ của huyện, thành phố về phát triển du lịch để nâng cao hình ảnh
của quần thể di tích chùa Trầm trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
+ Tạo sản phẩm du lịch gắn với những giá trị đặc trƣng mang bắc văn
hóa, gắn với lịch sử địa phƣơng với nghệ thuật độc đáo và phong phú ở khu
quần thể di tích để thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc mở
rộng thị trƣờng.
+ Lập kế hoạch xây dựng và phát triển loại hình du lịch tâm linh tại ba di
tích ngôi chùa thuộc quần thể gắn với phát triển du lịch sinh thái, tham quan
các di tích gắn với cảnh quan thiên nhiên.
+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá tuyên tryền
thuộc hệ thống quản lý khu quần thể di tích. Bởi chính lực lƣợng đội ngũ này
là nhân tố quyết định tới sự thành bại của công tác quảng bá và tuyên truyền,
hình ảnh quần thể di tích chùa Trầm đƣợc truyền tải tới du khách có đạt hiệu
quả hay không và mức độ tác động mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào năng
lực tiếp thị và sự linh hoạt của đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá và tuyên
truyền.
49
3.7. Mở rộng phát triển liên kết với các điểm và vùng du lịch
Một địa điểm riêng lẻ có thể không đủ tài nguyên du lịch hay điều kiện
xây dựng thành tuyến du lịch hấp dẫn nhƣng nếu biết kết hợp tốt với các điểm
và khu vực du lịch hoàn hảo, hấp dẫn, độc đáo.
Quần thể di tích chùa Trầm có tiềm năng để phát triển thành điểm du lịch
văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, việc liên
kết phát triển với các điểm và các vùng du lịch khác, tạo nên một tổng thể liên
hoàn để cùng phát triển là giải pháp cần thiết.
Đây là một trong những các giải pháp quan trọng mà huyện đã và đang
tiến hành. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc giải pháp này thì trƣớc hết phải hoàn
thiện các giải pháp nêu trên, có nhƣ vậy việc triển khai giải pháp xây dựng bổ
sung và hoàn thiện các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh mới có kết quả.
Theo thống kê của sở Văn hoá Thành phố Hà Nội thì hiện nay toàn
huyện Chƣơng Mỹ có hơn 1000 di tích các loại, trong đó có 32 di tích cấp
quốc gia, 74 di tích cấp tỉnh. Trong đó điểm đến quần thể di tích chùa Trầm
và chùa Trăm Gian là những điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch huyện
Chƣơng Mỹ. Bên cạnh đó huyện Chƣơng Mỹ còn có nhiều điểm đến du lịch
hấp dẫn khác nhƣ: Khu du lịch sinh thái Xuân Mai, Khu du lịch sinh thái Văn
Sơn, Hồ Đồng Sƣơng… Vì vậy có thể tạo ra việc liên kết tạo ra các tuyến du
lịch văn hóa tâm linh trong các thị trấn và xã trong cùng huyện.
Huyện Chƣơng Mỹ nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội, cách
Hà Nội trên 20 km. Đó là điều kiện rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch
cuối tuần, du lịch tâm linh… Chính vì lợi thế của Chƣơng Mỹ là ngoại thành
rất gần với trung tâm Hà Nội nên hầu hết các tuyến du lịch đƣợc tổ chức trong
ngày. Các tuyến du lịch văn hóa đƣợc mở rộng theo hình thức liên huyện.
50
Hiện tại huyện đã mở tuyến du lịch liên huyện với chƣơng trình du lịch
thăm hệ thống chùa: chùa Thầy (Quốc Oai) - chùa Tây Phƣơng (Thạch Thất) chùa Trăm Gian, chùa Trầm (Chƣơng Mỹ) - chùa Đậu (Thƣờng Tín).
Một hai năm gần đây đƣợc sự quan tâm và nỗ lực của các Ban ngành
tuyến du lịch này đã đi vào hoạt động và đã đạt đƣợc kết quả không nhỏ, bằng
chứng là số lƣợng khách đến thăm quan tại huyện có sự gia tăng hơn so với
những năm đầu hoạt động. Việc quan trọng hiện nay là hoàn thiện hơn nữa để
biến tuyến du lịch này trở thành tuyến du lịch trọng điểm của huyện. Do đó
cần có sự quan tâm đầu tƣ của cơ quan chức năng trong việc quảng bá và thu
hút nguồn nhân lực hoạt động trong lĩch vực này.
3.8. Thực hiện khai thác gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái
Sự phát triển của một điểm du lịch hay một vùng du lịch có đƣợc bền
vững hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác tài nguyên một cách
hợp lý đi đôi với cộng tác bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng sinh thái không chỉ tại
nơi có tài nguyên du lịch mà còn cả ở các khu vực lân cận.
Biện pháp bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng là một việc hết sức
quan trọng trên con đƣờng đƣa du lịch huyện Chƣơng Mỹ nói chung và quần
thể di tích chùa Trầm nói riêng phát triển đi lên ngang tầm với du lịch các
vùng lân cận. Việc đầu tƣ, khai thác đƣa các tiềm năng du lịch trở thành tài
nguyên du lịch, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt về các quy định liên quan
đến bảo vệ môi trƣờng, tránh việc can thiệp quá mức hoặc thô bạo vào môi
trƣờng, làm biến đổi các thành phần của môi trƣờng gây nên những biến đổi
khôn lƣờng, dẫn đến sự suy thoái.
Đƣa điểm du lịch quần thể di tích chùa Trầm vào khai thác phải tuân thủ
và đáp ứng mối quan hệ qua lại giữa khai thác và bảo vệ, cả hai cùng tƣơng
hỗ cho nhau để có đƣợc sự phát triển bền vững.
51
Hiện nay việc khai thác tài nguyên du lịch của huyện còn chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng. Tuy nhiên, để khai thác có hiệu quả trong hiện tại cũng
nhƣ tƣơng lai đòi hỏi cần có sự quan tâm và đầu tƣ của Thành phố, của Nhà
nƣớc giúp cho việc khai thác và bảo vệ tài nguyên không bị cạn kiệt.
Việc phát triển du lịch bền vững cần đƣợc tiến hành ngay từ bây giờ,
vấn đề này đòi hỏi uỷ ban nhân dân huyện cũng nhƣ uỷ ban nhân dân Thành
phố đƣa ra các văn bản ban hành những luật riêng nhằm bảo vệ khu vực thắng
cảnh ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang, chùa Vô Vi đang có nguy cơ bị
xâm hại một số những hạng mục. Tiếp đến là lập ra các điểm cần đƣợc bảo
vệ, cần đƣợc quy hoạch, nhằm bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ cảnh quan của
quần thể di tích.
Quần thể di tích lịch sử cần đƣợc trùng tu tôn tạo thƣờng xuyên tránh
xuống cấp, việc trùng tu cần đƣợc tiến hành một cách khoa học mà vẫn giữ
nguyên đƣợc các nét giá trị văn hoá - kiến trúc vốn có của nó. Giữ gìn một
môi trƣờng trong lành là ƣu tiên hàng đầu trong việc phát triển du lịch tự
nhiên gắn với du lịch nhân văn, có nhƣ vậy khách du lịch mới đƣợc cảm nhận
hết những vẻ đẹp của mảnh đất nơi đây, tìm thấy sự thoải mái khi dừng chân
tại điểm du lịch này.
52
KẾT LUẬN
Quần thể di tích chùa Trầm có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đó là
tài nguyên du lịch khá đa dạng, phong phú. Có thể kết hợp cả hai loại hình du
lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái. Những tài nguyên đó không chỉ có
giá trị hữu hình mà còn có cả giá trị vô hình.
Trong những năm qua, việc khai thác các lợi thế về vị trí và tài nguyên
để phát triển du lịch ở quần thể di tích chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có,
các tour tuyến du lịch chƣa đƣợc tổ chức nhiều, nội dung khai thác đơn điệu
nên chƣa thu hút đƣợc nhiều du khách. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất
để nâng tầm khu di tích thu hút khách du lịch còn đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy rất
cần sự quan tâm và đầu tƣ của các cấp lãnh đạo có liên quân để phát huy đƣợc
lợi thế làm cho quần thể di tích chùa Trầm trở thành một điểm du lịch hấp
dẫn. Khách du lịch mới chỉ chọn quần thể di tích làm nơi dừng chân qua
đƣờng khi thăm quan các tuyến du lịch liên kết các điểm du lịch trong huyện
và các vùng lân cận. Chính vì vậy, việc xây dựng các tuyến điểm du lịch
huyện là rất cần thiết nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, đồng thời góp
phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phƣơng, giữ gìn nền văn hoá bản
địa.
Khoá luận đã bƣớc đầu đƣa ra những sơ sở lý luận về tiềm năng du lịch
của quần thể di tích chùa Trầm và những giải pháp cơ bản nhằm biến tiềm
năng du lịch trở thành nguồn tài nguyên du lịch góp phần bảo tồn những giá
trị văn hóa, lịch sử nơi đây góp phần xây dựng sự phát triển của Huyện
Chƣơng Mỹ nói chung và xã Phụng Châu nói riêng.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bùi Việt Bắc (2007), Chƣơng Mỹ trên hành trình phát triển, Nxb
Văn hóa thông tin Hà Nội.
2.
Vũ Thế Bình (1998), Non nƣớc Việt Nam, Nxb Hà Nội.
3.
Ban thƣờng vụ Huyện uỷ Chƣơng Mỹ (2003), “Chƣơng Mỹ xƣa
và nay”, Sở Văn hóa thông tin Hà Tây.
4.
Trịnh Minh Đức (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nxb
ĐHQG Hà Nội.
5.
Phạm Trung Lƣơng và các tác giả (2001), Tài nguyên và môi
trƣờng du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.
6.
Nguyễn Văn Lƣu (1998), Thị trƣờng du lịch, Nxb ĐHQG Hà
7.
Du lịch Hà Tây, Sở Du lịch Hà Tây.
8.
Di tích lịch sử Hà Tây, Sở văn hóa thông tin Hà Tây.
9.
Lê Nhƣ Hoa (2001), Tín ngƣỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn
Nội.
hóa thông tin Hà Nội.
10. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb
ĐHQG Hà Nội.
11. Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam,
Nxb Giáo dục.
12. Vũ Ngọc Khánh (1993), Chùa cổ Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà
Nội.
13. Dƣơng Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
14. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb
Giáo dục.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh chùa Trầm
Cổng chùa Trầm
Nghê đá và đại bàng trƣớc cổng chùa
Chùa Trầm
Điện thờ chính
Tƣợng hộ pháp và tƣợng phối thờ
Những bức tƣợng đƣợc xếp đặt trong Tháp Diên Điện trong chùa
Những dấu tích xung quanh chùa Trầm
Đình văn bia và miếu
Đài tiếng nói Việt Nam
Một số hình ảnh chùa Hang
Cửa chùa Hang
Tƣợng con rùa đá nằm phục ngay trƣớc chùa Hang
Tƣợng Tuyết Sơn trong am.
Khánh đá và tƣợng Kim Cƣơng.
Dãy tƣợng Thập điện Diêm vƣơng
Dãy tƣợng La Hán
Bàn thờ phật
Một số hình ảnh Chùa Vô Vi
Bậc đá dẫn lên chùa
Cổng chùa
Chùa Vô Vi
Ban thờ Phật
Những dấu tích xung quanh chùa
Tấm bia khắc bài thơ của Trần Văn Tăng
Tháp mộ
[...]... TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM 1.1 Quần thể di tích chùa Trầm 1.1.1 Vị trí địa lý và tên gọi quần thể di tích chùa Trầm 1.1.1.1 Vị trí địa lý Chùa Trầm nằm... Khu di tích quần thể chùa Trầm đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 24/4/1962 từ khi đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, quần thể chùa Trầm càng đƣợc quan tâm gìn giữ 1.2.3.Giá trị kinh tế Điểm nổi bật của quần thể di tích chùa Trầm là kiểu kiến trúc giữa chùa và núi đã tạo ra sức thu hút về du lịch của quần thể di tích là sự kết hợp du lịch văn hóa tâm linh với du lịch. .. luận là tài nguyên và thực trạng của quần thể di tích Chùa Trầm Để đánh giá vai trò của quần thể di tích trong chiến lƣợc phát triển du lịch của huyện Chƣơng Mỹ Ngƣời viết đã mở rộng tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của huyện 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là sự phát triển du lịch ở quần thể di tích Chùa Trầm 5 Phƣơng pháp nghiên cứu *Phương... trình lịch sử, và còn tồn tại lâu dài cùng với con ngƣời” [16, 31] Quần thể di tích chùa Trầm là một quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Bắc Bộ và núi, hang tự nhiên Quần thể chùa nhỏ nhƣng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm Ba cụm công trình chùa trong quần thể di tích gồm: Chùa Trầm và chùa Hang và chùa Vô Vi đã đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi non và chùa chiền,... tƣợng Phật trong chùa Hang cũng bị bào mòn do có sự di chuyển để làm căn cứ kháng chiến Một số bia thờ, miếu thờ ở chùa Vô Vi trải qua mƣa, nắng, gió đã bị bào mòn và nứt mẻ 28 Là một di tích lịch sử quốc gia nhƣng trong các văn bản, hồ sơ sao lục về di tích này của phía UBND xã Phụng Châu quần thể di tích chùa Trầm lại không thể xác định đƣợc ranh giới khu quần thể di tích lịch sử chùa Trầm Do vậy đã... trạng khai thác, phát triển dịch vụ du lịch tại quần thể di tích Chùa Trầm hiện nay Rút ra các nhận xét về những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn hạn chế của hoạt động du lịch tại đây + Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để đẩy mạnh việc khai tác, phục vụ du lịch tại quần thể di tích Chùa Trầm 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tài... một quần thể mấy ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn) bao gồm ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi Ba ngôi chùa đã đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi và chùa, tạo cảm giác tự nhiên để du khách nghĩ rằng ở núi ấy phải là chùa ấy Không bề thế nhƣ chùa Trăm Gian hay Chùa Mía nhƣng chùa Trầm rất hợp với cái tên của mình, chùa Trầm lại có những nét "duyên thầm" rất riêng... và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, hòa đồng về lối sống, văn hóa tinh thần cộng cảm, hòa quện gắn bó với thiên nhiên thể hiện truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn 1.2.Đánh giá về các giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử, kinh tế của quần thể di tích chùa Trầm 1.2.1.Giá trị văn hóa tâm linh Khái niệm về văn hóa tâm linh “là chỉ một mặt hoạt động văn hóa của xã hội con ngƣời mang tính thiêng liêng, đƣợc biểu... hữu tình Du khách có thể trải nghiệm leo qua những ngọn núi cao: núi Bút, núi Vô Vi, núi Cung, các ngách động, thung lũng tình yêu… Đặc biệt vào tháng ba, tháng tƣ là thời điểm hoa gạo nở rộ quanh chân núi, đây cũng chính là thời điểm cho những du khách yêu thích và ngắm nhìn hoa gạo 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM 2.1 Thực trạng quần thể di tích chùa Trầm 2.1.1... đƣợc xem là ngôi chùa chính trong quần thể di tích chùa Trầm 1.1.2.2 Kiến trúc và những dấu tích xung quanh chùa Cho đến nay, chùa Trầm vẫn giữ đƣợc nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có của mình Chùa Trầm không mang kiến trúc đƣờng bệ, cầu kì và lộng lẫy nhƣ nhiều chùa khác Ngôi chùa nhỏ bé, trầm mặc với những nét chạm khắc mộc mạc nằm nép mình dƣới chân một ngọn núi đá lớn - núi Tử Trầm Sơn với nhiều nét đẹp ... THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA TRẦM 1.1 Quần thể di tích. .. để phát triển du lịch văn hoá, xu hƣớng phát triển du lịch giới định hƣớng phát triển du lịch tƣơng lai nƣớc ta Chƣơng Mỹ mảnh đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa vô giá Trong quần thể di tích. .. phần bảo tồn tôn tạo quần thể di tích chùa Trầm phát triển thành điểm du lịch văn hóa nhân văn hấp dẫn du khách nƣớc Cần mở rộng quy hoạch phát triển khu quần thể di tích chùa Trầm Tập trung nâng