LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài “Khai thác đặc sắc Lễ hội chùa Bái Đính trong phát triển du lịch ở Ninh Bình” là một đề tài độc lập, những nội dung trình bày trong khóa luận này là k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Ở NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Việt Nam học
HÀ NỘI, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Ở NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học
ThS Vũ Ngọc Doanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ
Vũ Ngọc Doanh, thầy là người đã giúp đỡ, chỉ bảo em rất tận tình trong suốt thờigian viết bài
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn – Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã rất nhiệt tình và tâm huyết truyền đạt kiến thức cho chúng emtrong suốt 4 năm học tập Các thầy cô không chỉ dạy chúng em kiến thức chuyênngành mà còn truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu, đó là hành trang, là nềntảng để chúng em có thể tự tin hơn trong cuộc sống sau này
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn chia sẻ,động viên trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Dù đã rất cố gắng hoàn thiện để nghiên cứu, sưu tầm tư liệu nhưng khóa luậncũng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp
ý của quý thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Lan Hương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khai thác đặc sắc Lễ hội chùa Bái Đính trong phát
triển du lịch ở Ninh Bình” là một đề tài độc lập, những nội dung trình bày trong
khóa luận này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI 7
1.1 Một số vấn đề về du lịch 7
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.1.1 Du lịch 7
1.1.1.2 Khách du lịch 8
1.1.1.3 Tài nguyên du lịch 8
1.1.2 Các loại hình du lịch 9
1.2 Một số vấn đề về lễ hội 10
1.2.1 Khái niệm lễ hội 10
1.2.2 Phân loại lễ hội 12
1.2.3 Thời gian và không gian diễn ra lễ hội 12
1.2.3.1 Thời gian tổ chức lễ hội 12
1.2.3.2 Không gian tổ chức lễ hội 13
1.2.4 Cấu trúc của lễ hội 13
1.2.5 Những giá trị của lễ hội cổ truyền 14
Trang 6CHƯƠNG 2: KHAI THÁC ĐẶC SẮC LỄ HỘI CHÙA BÁI ĐÍNH 17
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NINH BÌNH 17
2.1 Khái quát chung về lễ hội chùa Bái Đính 17
2.1.1 Không gian tổ chức 17
2.1.2 Thời gian tổ chức 19
2.1.3 Đối tượng thờ cúng 20
2.1.3.1 Thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không (1066 – 1141) 20
2.1.3.2 Thờ Phật 22
2.1.3.3 Thờ Thần Cao Sơn 26
2.1.3.4 Thờ Mẫu 29
2.2.Cấu trúc của lễ hội chùa Bái Đính 31
2.2.1 Phần lễ 31
2.2.1.1 Lễ rước nước 31
2.2.1.2 Lễ dâng hương 34
2.2.2 Phần hội 35
2.2.2.1.Viết thư pháp 35
2.2.2.2 Màn trống hội Hoa Lư 37
2.3 Giá trị của lễ hội chùa Bái Đính 38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ 42
LỄ HỘI CHÙA BÁI ĐÍNH VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH 42
3.1 Thực trạng 42
3.1.1 Thế mạnh 42
3.1.2 Hạn chế 43
3.2 Giải pháp đề xuất 44
KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của người Việt thì
lễ hội là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đậm màusắc tôn giáo tín ngưỡng dân gian, chứa đựng các giá trị tinh thần, ý nghĩa lịch sửvăn hóa Lễ hội là “tấm gương” phản chiếu trung thực đời sống văn hoá của mỗidân tộc, nó ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của làng xã người Việt, nóphản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng Khi
xã hội ngày một phát triển, cuộc sống con người ngày càng đòi hỏi cao về tinh thầnnhư: vui chơi giải trí, tìm hiểu lịch sử văn hoá nghệ thuật, phong tục tập quán thì lễhội gần như đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó
Lễ hội truyền thống với các giá trị văn hóa tiêu biểu là nguồn tài nguyên đặcbiệt, là sản phẩm độc đáo cho phát triển du lịch Khác với các loại hình du lịchkhác, du lịch lễ hội với ý nghĩa tâm linh, các giá trị văn hóa cội nguồn độc đáo cósức thu hút khách du lịch mà các loại hình khác ít có được Lễ hội mang lại lợi íchnhiều mặt về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho cộng đồng địa phương
Ninh Bình là vùng đất được biết đến là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miềnBắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam, theo quy hoạch xây dựng phát triểnkinh tế thì tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ Đây từng là kinh đô của Việt Nam ởthế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,Tây Sơn Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình làtỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng Ninh Bình được ví như một ViệtNam thu nhỏ, bởi thế, vùng đất này không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắngcảnh như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Nhà Thờ Đá Phát Diệm, vườn Quốc giaCúc Phương, chùa Bái Đính…mà còn được biết đến với nhiều lễ hội truyền
Trong số đó chùa Bái Đính nổi tiếng không chỉ với tư cách là một trong nhữngTrung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta hiện nay mà còn bởi nó có giá trị lịch sử, giá
Trang 8trị văn hóa của tín ngưỡng tâm linh qua lễ hội chùa Bái Đính Ngôi chùa cổ ngànnăm tuổi là sự tổng hòa nhiều tôn giáo tín ngưỡng trong nhân dân như sùng bái tựnhiên, sùng Phật, sùng Đạo Bên cạnh đó là sự bề thế, nguy nga của khu chùa BáiĐính tân tự tạo ra một không gian diễn xướng đặc sắc Đây là một tiềm năng to lớncho phát triển du lịch lễ hội ở Ninh Bình.
Là một người con của mảnh đất Ninh Bình, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Khai
thác đặc sắc lễ hội chùa Bái Đính trong phát triển du lịch ở Ninh Bình” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp để mong có dịp tìm hiểu sâu hơn về văn hóa nói chung và lễhội chùa Bái Đính nói riêng Trên cơ sở đó, tôi mong muốn sẽ góp một tiếng nói đểkhẳng định và bảo tồn phát huy di sản văn hóa địa phương
2 Lịch sử vấn đề
- Về lễ hội nói chung:
Cho đến nay ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội
Năm 1984, Thu Linh và Đặng Văn Lung đã công bố chuyên luận Lễ hội truyền
thống và hiện đại Sau khi nhìn lại về quá trình phát triển của hội, hai tác giả đã
dành 5 chương từ chương 2 đến chương 6 trong chuyên luận của mình để tìm hiểu
về lễ hội truyền thống và hiện đại Bằng cách tiến hành tìm hiểu Đặc trưng và chức
năng của hội đối với đời sống của con người, hai tác giả triển khai tìm hiểu vấn đề
theo các chương Chương 2 và chương 3 tác giả chỉ ra Cấu trúc của hội; Chương 4
và chương 5 tác giả tập trung làm sáng tỏ Hội với đời sống và Hội trong thời đại
chúng ta đã phần nào giúp người tìm hiểu hiểu rõ được vai trò của “hội” trong đời
sống hiện nay; Chương 6: Phương pháp tổ chức hội Đây được coi là công trình
nghiên cứu về lễ hội đầu tiên ở nước ta
Năm 2004, Dương Văn Sáu đã công bố công trình Lễ hội Việt Nam trong sự
phát triển du lịch Tác giả đề cập đến những vấn đề lễ hội trong thời kỳ đương đại
đặt trong sự phát triển du lịch Tác giả đã đưa ra cái nhìn chân thực về lễ hội hiệnnay qua phân tích thực trạng của một số lễ hội Công trình đã đưa ra và cụ thể hoá
Trang 9những biện pháp qua cách thức tiến hành và triển khai các nội dung của từng côngviệc của lễ hội Đây là một công trình được đánh giá về độ xác thực cao.
Năm 2012, Nguyễn Trọng Báu công bố công trình Phong tục tập quán và lễ hội
của người Việt Tác giả đã dành toàn bộ chương 3 để nói về lễ hội của người Việt.
Tác giả đã nêu ra khái niệm về lễ hội và phân tích lịch sử hình thành phát triển lễhội của người Việt Cấu trúc của một lễ hội truyền thống gồm có 2 phần là phần lễ
và phần hội Tác giả đã giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu của người Việt như: Lễ hộiĐền Hùng, Lễ hội chùa Hương, Hội Gióng, Lễ hội Trường Yên qua các phươngdiện thời gian, địa điểm và cấu trúc của lễ hội
- Về lễ hội ở Ninh Bình:
Đối với tỉnh Ninh Bình đã có một số công trình nghiên cứu như: Một số lễ hội
điển hình ở Ninh Bình của Đỗ Danh Gia công bố năm 2011 (Nxb Lao động) Công
trình đề cập nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian và lễ hội cổ truyền của Ninh Bình
Chương 1: Miền quê Ninh Bình và sự hình thành phát triển lễ hội; Chương 2: Một
số lễ hội điển hình Ninh Bình Tác giả đã thống kê các lễ hội cổ truyền diễn ra hiện
nay ở Ninh Bình, qua việc thống kê đó, tác giả đã đi sâu tìm hiểu các lễ hội điểnhình ở Ninh Nình như: Lễ hội Trường Yên, Lễ hội Đền Thái Vi, Lễ hội đền TháiNguyễn….trên các phương diện: mục đích tổ chức lễ hội, đối tượng thờ cúng, vềthời gian, không gian tổ chức lễ hội và cấu trúc lễ hội Từ đó, tác giả đã nêu lên vaitrò và giá trị của kho tàng lễ hội cổ truyền Ninh Bình trong văn hóa và đời sống tâmlinh của con người nơi đây
Trương Đình Tưởng, với công trình Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại
(Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013) là công trình nghiên cứu tìm hiểu sâu về khu chùaBái Đính nhất hiện nay, công trình được triển khai qua 4 chương Chương 1: Giớithiệu về vị trí địa lý cũng như cảnh quan thiên nhiên về Bái Đính; Chương 2 vàchương 3: Phân tích chi tiết về hai ngôi chùa trong quần thể chùa Bái Đính là ngôichùa Bái Đính cổ tự và chùa Bái Đính tân tự cũng như các công trình kiến trúc tiêubiểu của ngôi chùa; Chương 4: Tìm hiểu về huyền thoại chùa Bái Đính qua cáctruyền thuyết về các nhân vật liên quan như Đinh Tiên Hoàng Đế và các truyền
Trang 10thuyết về cuộc đời sự nghiệp của Thiền sư Nguyễn Minh Không Ngoài ra, trên địabàn Tỉnh cũng đã tổ chức được nhiều hội thảo liên quan đến vấn đề này.
Trên đây là một số công trình tiêu biểu về lễ hội ở Việt Nam nói chung và lễ hộiNinh Bình nói riêng Tuy nhiên, các công trình trên đều chưa hoặc ít đề cập tới lễhội chùa Bái Đính cũng như khai thác lễ hội chùa Bái Đính nhằm mục đích pháttriển du lịch tỉnh Ninh Bình
Dưới sự tiếp thu, kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu của các tácgiả đi trước, cùng với những kiến thức sưu tầm, trong quá trình khảo sát thực tế,công trình này sẽ làm sáng tỏ thêm về lễ hội chùa Bái Đính nhằm mục đích phục vụphát triển du lịch Ninh Bình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lễ hội diễn ra ở chùa Bái Đính và nội dung liên quan để từ đó đềxuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội nhằm mục đích pháttriển du lịch Ninh Bình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, đề tài sẽ triển khai thực hiện nhữngnhiệm vụ sau
Thứ nhất: Làm rõ khái niệm về du lịch, khách du lịch, nêu đặc điểm và vai tròcủa tài nguyên du lịch Tìm hiểu khái niệm về lễ hội, quá trình hình thành và cáchphân loại lễ hội ở Việt Nam
Thứ hai: Tìm hiểu về lễ hội chùa Bái Đính về không gian, thời gian tổ chức, đốitượng thờ cúng, cấu trúc của lễ hội Từ đó nêu lên giá trị đặc sắc của lễ hội chùa BáiĐính
Thứ 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, từ đó tìm hiểu thực trạng về lễ hộichùa Bái Đính Sau đó đánh giá và đưa ra những đề xuất giải pháp khai thác lễ hộichùa Bái Đính vào phát triển du lịch Ninh Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 11Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài lấy Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình làm đối tượng nghiên cứu, trong đóchú trọng nội dung tôn giáo, tín ngưỡng trong lễ hội
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung:
Đề tài tập trung vào việc phân tích đánh giá vị trí, vai trò và khả năng khai thác
lễ hội chùa Bái Đính phục vụ vào mục đích phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
+ Về thời gian:
Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu từ
2008 đến nay, hướng đến năm 2020
+ Về không gian: Luận văn lấy lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình để khảo sát
nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã sử dụng một số phương phápsau như:
Phương pháp điền dã: đây là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu
đề tài, qua sự quan sát, trải nghiệm, phân tích kết quả của hoạt động điền dã làm cơ
sở đánh giá hiện trạng của lễ hội hiện nay và khả năng phục vụ du khách tại điểmđến
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: dùng phương pháp thu thập và xử lýthông tin dựa trên những nguồn tài liệu tại sách, báo, internet, tài liệu của Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình….kết hợp với phương pháp phân tích chọn lọccác dữ liệu vào bài viết một cách hợp lý làm nổi bật vấn đề nghiên cứu
6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính củakhóa luận gồm 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề chung về du lịch và lễ hội
Trang 12Chương 2 Khai thác đặc sắc lễ hội chùa Bái Đính trong phát triển du lịch ởNinh Bình
Chương 3 Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị lễ hội chùa Bái Đính vàophát triển du lịch
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI
Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch Thế Giới: “Du lịch được hiểu là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của
họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
Trong Luật du lịch Việt Nam (2005) tại điều 4, chương I định nghĩa: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, Du lịch là hoạt động di chuyển của con người ra ngoài nơi cư trúthường xuyên mang tính tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con ngườinhư giải trí, nâng cao nhận thức, nghỉ ngơi… trong một khoảng thời gian nhất định
1.1.1.2 Khách du lịch
Đối tượng chính của hoạt động chính là khách du lịch Trong Luật du lịch ViệtNam ban hành năm 2005, tại điểm 2, điều 4, chương I có định nghĩa về khách du
lịch: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề nhận thu nhập ở nơi đến”.
Trang 14Tại điều 34, chương V phân loại: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa
và khách du lịch quốc tế”.
Trong đó nêu rõ: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”;
“Khách quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
Như vậy, Khách du lịch là một người hay một nhóm người tự nguyện, mangtính chất nhất thời, mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ mà họ nhận được
từ chuyến đi
1.1.1.3 Tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản
đề hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
- Đặc điểm:
Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên dưới dạngvật thể và tài nguyên dưới dạng phi vật thể Nhìn chung, phần lớn các dạng tàinguyên du lịch ở dạng vật thể (hang động, Vườn quốc gia, Di tích văn hóa – Lịchsử,…), phần còn lại là dưới dạng phi vật thể (nhã nhạc cung đình Huế, Không gianvăn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ…)
Tài nguyên du lịch có đặc điểm là không bị suy giảm trong quá trình khai thác
và nguồn tài nguyên này có thể được sử dụng với số lần không hạn chế, nếu nhưchúng được bảo vệ, tôn tạo Chúng không giống như một số loại hình tài nguyênthiên nhiên bị cạn kiệt khi sử dụng (ví dụ như khoáng sản)
Tài nguyên du lịch không phải là bất biến Phạm vi của nó có xu hướng ngàycàng mở rộng, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học - công nghệ và nhu cầucủa khách du lịch
Trang 15Về nguyên tắc, cần phải nắm vững các đặc điểm của tài nguyên du lịch, bởichúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của một lãnh thổ(vùng, quốc gia).
- Vai trò:
Tài nguyên du lịch là nhân tố ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển du lịch.Nếu không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn thì hoạtđộng du lịch không thể phát triển mạnh mẽ được Và thực tế cũng đã chứng minhtài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc bao nhêu thì sức hấp dẫn và hiệu quảcủa hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch Sốlượng tài nguyên vốn có, số lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyêntrên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của mộtvùng hay một quốc gia Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chấtlượng cao và mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú thì sức thu hútkhách du lịch của nó càng mạnh
1.1.2 Các loại hình du lịch
Qua việc tìm hiểu về khái niệm du lịch, khách du lịch, tài nguyên du lịch ở trênthì tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động du lịch được phân loạithành các loại hình khác nhau
+ Dựa vào mục đích chuyến đi, du lịch được chia thành: du lịch tham quan, dulịch nghỉ dưỡng, du lịch công vụ, du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo,
Trang 16+ Dựa vào việc sử dụng các phương tiện giao thông, du lịch gồm: du lịch xeđạp, du lịch ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu thủy, du lịch tàu hỏa.
+ Dựa vào hình thức tổ chức, du lịch bao gồm: du lịch theo đoàn, du lịch cánhân, du lịch gia đình
Ngoài các cách phân loại trên còn nhiều cách phân loại khác như: theo lứa tuổi,theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần)…
1.2 Một số vấn đề về lễ hội
1.2.1 Khái niệm lễ hội
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trong một năm, trong
đó 7.039 lễ hội dân gian, chiếm 88,36%; 332 lễ hội lịch sử cách mạng, chiếm 4,16%;
544 lễ hội tôn giáo, chiếm 6,82%; 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào, chiếm0,12%, các lễ hội khác, chiếm 0,50% [2, tr.7] Chính sự tồn tại và phát triển của hộilàng đã phản ánh và thể hiện nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc địa phươngvùng miền trong một lãnh thổ quốc gia thống nhất - một nền văn hóa “thống nhấttrong sự đa dạng”
Lễ hội ra đời cùng lịch sử, tồn tại và vận hành cùng lịch sử Lễ hội có từ trướcnăm 1945 được gọi là “Lễ hội cổ truyền”, “Lễ hội dân gian” Những lễ hội ra đời
từ sau 1945 được gọi là “Lễ hội hiện đại” Và dù là lễ hội dân gian hay lễ hội hiệnđại thì ở mỗi nơi, mỗi con người có những cách tiếp cận khác nhau mà gọi bằng tênkhác nhau Tựu trung lại, có thể kể đến hai dòng tên gọi: Dòng tên gọi dân gian (trò,hội, Đám xứ, Tiệc làng, Việc làng, Hội làng, Làng vào đám, Làng mở hội, Hội hèđình đám) và dòng tên gọi theo các nhà nghiên cứu (Lễ hội, Hội lễ, Lễ hội cổ truyền,
Lễ hội dân gian, Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống, Ngày hội văn hóa thểthao các dân tộc, Lễ hội văn hóa - thể thao - du lịch, Lễ hội du lịch, Festival) Cáchgọi “lễ hội” về cơ bản đã đi vào đời sống văn hóa ở nước ta và được đặt trong quychế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành năm 2001
Có nhiều quan niệm khác nhau về lễ hội tùy thuộc vào cách tiếp cận
Trang 17Khi nghiên cứu những đặc tính và ý nghĩa của lễ hội nước Nga, M.Bachie cho
rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn
là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không hình thể hình thành lễ hội được nếu như chính nó không được sự thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả” [6, tr.23].
Ở Việt Nam, trong cuốn Bản sắc văn hóa lễ hội, Thuận Hải cho rằng: “Lễ là hệ
thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự yên bình cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng,
mà bao đời nay đã quy tụ vào miền ước mơ chung với 4 chữ “nhân khang vật thịnh”[7, tr.5].
Theo Dương Văn Sáu trong cuốn Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch thì “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân
cư trong thời gian không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch
sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với tự nhiên - thần thánh và con người trong xã hội”.
Mỗi định nghĩa, mỗi cách hiểu khác nhau, tùy thuộc vào góc tiếp cận lại cónhững cách nhìn nhận khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng lễ hội tạo ra mộtmôi trường mới, huyền diệu, giúp con người thỏa mãn nhu cầu tâm linh và nhu cầugiải trí Vì vậy lễ hội là một tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
du lịch
1.2.2 Phân loại lễ hội
Trang 18Theo Quy chế tổ chức lễ hội (ban hành theo Quyết định số 39/2001/
QĐ - BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT này là Bộ VHTTDL) lễ hội ở nước
ta gồm 4 loại hình:
1 Lễ hội dân gian
2 Lễ hội tôn giáo
3 Lễ hội lịch sử, cách mạng
4 Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam
1.2.3 Thời gian và không gian diễn ra lễ hội
1.2.3.1 Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội thường diễn ra vào hai dịp xuân thu nhị kỳ: Mùa xuân thì mở màn vụgieo trồng, mùa thu là để bước vào vụ thu hoạch Đây chính là các mốc mở đầu vàkết thúc, tái sinh một chu trình sản xuất Quá trình nông nghiệp lệ thuộc vào thiênnhiên là chính Vì vậy, từ lúc cắm cây mạ, gieo hạt xuống ruộng nương, ngườinông dân chỉ còn biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng siêu nhiên Đểtăng thêm niềm tin họ tìm mọi cách tác động, cầu xin các lực lượng tự nhiên giúp
đỡ Từ đó sinh hoạt lễ hội và các tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ sự cầu mùa Dovậy, phần lớn các lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng ba
âm lịch Phần khác, một số lễ hội lại được tổ chức vào mùa thu, từ tháng bảy đếntháng tám âm lịch Đó là thời gian làng quê đã xong công việc cày bừa, cấy hái.Khoảng thời gian nghỉ ngơi này cũng là dịp để người dân cảm tạ thần linh phù hộcho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắptới
1.2.3.2 Không gian tổ chức lễ hội
Lễ hội thường được tổ chức ở nơi thờ tự như: Đình, Đền, Phủ, Miếu, Chùa Lễ
sơ kỳ xuất phát từ nơi thần linh ngự, nhất là Đình - trung tâm của cả làng, sau đó toả
ra vùng rộng, ra nhiều địa điểm để thực hiện các hình thức sinh hoạt văn hoá - nghệthuật khác
Trang 191.2.4 Cấu trúc của lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vậtchất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, linh thiêng và đời thường… là mộtsinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội Lễ hội
là dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liênquan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là nhữnghoạt động có tính chất giải trí Thông thường lễ hội được chia thành hai phần: phần
lễ và phần hội
Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ)
Phần lễ là các nghi thức được thực thi trong lễ hội Tuỳ vào tính chất của lễ hội
mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng Có thể phần nghi lễ mở đầu ngàyhội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởngniệm một vị anh hùng dân tộc Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng,tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mongđược những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị vănhoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng Nó mang trọn
ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách Phần nghi lễ chính là phần hạt nhâncủa cả lễ hội
Phần hội
Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn… mặc dù cũnghàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống nhưng phạm vi nội dung của nókhông khô cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố vănhoá mới Tuy nhiên, chính nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyềnthống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó sẽ thuhút được đông đảo quần chúng tham gia Thông thường phần hội gắn với tình yêu,giao duyên nam nữ
Trang 20Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hoà quyện với nhau, trong đótrọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâmlinh của phần lễ Tách biệt các phần kể trên cũng chỉ là để xem xét cho rõ ràng đểnhìn nhận, còn trong lễ hội tất cả luôn đan xen với nhau một cách linh hoạt.
Lễ hội nói chung là một hiện tượng văn hoá tổng hợp trong đó các yếu tố của nóđan xen, liên kết chặt chẽ với nhau nhưng đồng thời cũng tác động, bổ sung chonhau để tạo nên diện mạo của lễ hội tồn tại cùng lịch sử - xã hội loài người
1.2.5 Những giá trị của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa góp phần làm cho văn hóađất nước đặc sắc hơn Lễ hội là sự kết tinh thành quả lao động sản xuất, chiến đấucủa các cá nhân, tập thể trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Lễ hộicòn là dịp hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá được hun đúc trong quátrình phát triển đi lên của đất nước Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp baogồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, linhthiêng và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiệntượng của đời sống xã hội
1 Giá trị cố kết cộng đồng, trong ngày hội giá trị cố kết cộng đồng là giá trị biểu
trưng nhất, lễ hội chính là “sự biểu dương sức mạnh của cộng đồng” và là chất kếtdính tạo nên “sức cố kết cộng đồng” Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạonên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng
2 Giá trị hướng về cội nguồn, đó là nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng,
và chính vì thế, lễ hội thường gắn với hành hương - du lịch
3 Giá trị cân bằng đời sống tâm linh, theo đó lễ hội góp phần làm thỏa mãn nhu
cầu về đời sống tâm linh của con người
4 Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, trong đó, các lễ hội do nhân dân tự tổ
chức, làm tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, và cũng chính bản thân họ lànhững người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó
Trang 215 Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội truyền
thống là một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc, nhờ đó, nền văn hóa ấy được hồisinh, tái tạo và chuyển giao qua các thế hệ
Do vậy, lễ hội là dịp để nhân dân bày tỏ lòng thành, sự ngưỡng vọng của mìnhđối với bề trên thông qua hệ thống các nghi thức tôn giáo, nhắc lại công lao của vịthần đang được dân làng thờ phụng, để toàn thể nhân dân được ngưỡng mộ, ghinhớ, coi như một lần đọc lại lịch sử trước dân làng Đồng thời đây cũng là dịp đểngười ta dâng lên vị thần những sản phẩm do dân làng làm ra với lòng kính trọng,với sự biết ơn về sự bảo trợ của thần cho dân làng năm qua được yên ổn thịnhvượng Nhân đó, người ta lại tiếp tục cầu xin thần phù hộ, giúp đỡ cho dân làngtrong những năm tới lại càng thịnh vượng và bình an hơn nữa Cứ như vậy tạo nênmột tâm lý vững vàng và những thử thách mới cho tất cả cộng đồng Đồng thời đâycũng là dịp để người ta tập hợp cộng đồng trong một niềm cộng cảm, tình đoàn kếtgắn bó một cách chặt chẽ giữa các thành viên, dòng họ với nhau trước một vị thầnlinh chung của toàn cộng đồng Một sự đoàn kết, cộng cảm tự giác và bền chặt
Như vậy, lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa góp phần làm chovăn hóa đất nước đặc sắc hơn Lễ hội là sự kết tinh thành quả lao động sản xuất,chiến đấu của các cá nhân, tập thể trong quá trình xây dựng và gìn giữ đất nước Lễhội còn là dịp hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá được hun đúc trongquá trình phát triển đi lên của đất nước Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợpbao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật,linh thiêng và đời thường…
Như một thông lệ truyền thống, lễ hội thường được mở vào mùa xuân, từ thángGiêng đến tháng 3 âm lịch, là nơi để con người được trở về nguồn cội, tỏ lòng biết
ơn tới các vị Thần đối với cộng đồng, trong khi đó du lịch là một hoạt động dànhcho khách du lịch khi họ có thời gian, tiền bạc và có nhu cầu tìm hiểu, khám phá Lễhội là một hoạt động văn hóa tinh thần mang tính phổ quát, trong khi đó du lịch lại
Trang 22là một hoạt động kinh tế mang tính tổng hợp Trong bước phát triển, ngành du lịch
đã tìm đến, khai thác và sử dụng lễ hội với tư cánh là một sản phẩm văn hóa
Việc gặp gỡ giữa hai yếu tố trên đã đưa đến mối quan hệ biện chứng lẫn nhau,những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội sẽ có tác động thúc đẩy du lịch phát triển,còn các yếu tố tiêu cực, phản giá trị thì sẽ cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển dulịch Ngược lại sự phát triển của du lịch sẽ tác động trở lại đối với bảo tồn phát huycác giá trị văn hóa của lễ hội hoặc có thể ảnh hưởng tiêu cực làm biến đổi lễ hộitruyền thống
Trang 23CHƯƠNG 2 KHAI THÁC ĐẶC SẮC LỄ HỘI CHÙA BÁI ĐÍNH
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NINH BÌNH
Hằng năm cứ vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch, khi mùa xuân bắt đầu điểm tômầm xanh trên triền núi Bái Đính, đem đến nhựa sống căng tràn, vui tươi cho baongười thì cũng là lúc nhân dân quanh vùng và từ nhiều nơi khác lại nô nức hànhhương trẩy hội chùa Bái Đính Lễ hội sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, tất cả cácđộng, đền, chùa trên núi Bái Đính đều được treo cờ hội khói hương nghi ngút, từngdòng người hành hương đông vui tạo nên không khí lễ hội dân gian đặc sắc Phần
lễ được tổ chức khá long trọng và là sự tổng hòa nhiều tín ngưỡng tôn giáo trongnhân dân như sùng bái tự nhiên, Phật, Nho và Đạo vì Bái Đính cổ tự vừa là nơi thờPhật, Sơn thần, Mẫu lại vừa là nơi thờ các vị Thánh
2.1 Khái quát chung về lễ hội chùa Bái Đính
2.1.1 Không gian tổ chức
Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, Huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình Đây là một mảnh đất thiêng “sinh Vương, sinh Thánh” chẳng
thế mà từ ngàn xưa tới nay ở đây vẫn truyền câu ca rằng:
“Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương sinh thánh”
(Đinh Tiên Hoàng đế và đức thánh Nguyễn Minh Không)
Về mặt không gian, lễ hội được diễn ra tại núi chùa Bái Đính Xét về phong
thủy, theo quan niệm dân gian cổ truyền thì núi chùa Bái Đính nằm ở thế “Long
chầu, Lân phục” là một thế đất quý được núi đồi chầu quy thành hai vòng cung
chính
Trang 24Vòng cung phía Đông Bắc khởi đầu là núi Hàm Rồng, tiếp đến là các núi Hàm
Xà, Hàn Cay, Trai Sơn, Oản/Ỏn và núi Phường
Vòng cung phía Tây khởi nguồn là núi Lê, sát sông Hoàng Long, như con KỳLân khổng lồ, tiếp đến các núi Khám, U Bõ, Thanh Lương, núi Thờ, Ba Chạc, núi
Lê chạy dài vào đến núi Khơi và vùng đồi núi của các xã Sơn Lai, Quỳnh Lưu củahuyện Nho Quan
Cả hai vòng cung núi này đều chầu quy về núi Bái Đính và núi Kỳ Lân Núi Bái
Đính đứng ở vị trí đầu hai cánh cung núi này và cũng là “ngưỡng thủy” vòng cung
sông Đại Hoàng Đầu cánh cung phía Tây Bắc là núi Lê hình một con Kỳ Lân Đầuvòng cung Đông Bắc là núi Hàm Rồng (như đầu còn Rồng khổng lồ, phủ phục bên
bờ sông Hoàng Long) Chính vì thế theo “thuyết phong thủy cổ gọi đây là kiểu đất
“Rồng chầu, lân phục” Không những thế, phía trước núi Bái Đính là sông Hoàng
Long, phía sau núi lại tựa lưng vào dãy trường thành sơn lũy, gọi là thế “tiền thủy,
hậu sơn” thực là một vùng đất quý hiếm.” [13, tr 26-27]
Không gian thiêng còn được biểu hiện ở thế đất lập chùa Đạo giáo thì gọi là
“cảnh sắc” Còn Nguyễn Minh Không gọi là : “Trạch đắc long xà địa khả cư”[13,
tr 27], “Long” là rồng được coi là “Dương”; “Xà” là rắn được coi là “Lưỡng Âm
Dương” có nghĩa là việc lựa chịn thế đất tốt là thế đất có đủ yếu tố Long, Xà và làvùng đất có thể sinh sống được
Người Việt chọn đất dựng chùa không chỉ để hướng về cõi hư vô, mà còn vớimục đích hướng về nơi sinh sôi phát triển Đất tốt theo quan niệm phong thủy cổphải là đất bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ bao bọc; bên phải cao đầy
có hình hoa sen, tràng phướn, lọng báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái.Trước mặt có minh đường, phía sau không có núi áp kề là đất tốt Chùa Bái Đính lạichọn được “Cảnh có đủ bốn điều: Một là Nước; hai là Hỏa; ba là Lương; bốn làThực phẩm Cảnh không gần dân gian mà cũng không xa nhân gian Vì gần thì ồn
ào, mà xa thì cô quạnh, không có ai giúp đỡ Cảnh có thể trú, là chỗ yên nghiệp có
Trang 25thể dưỡng thân, nuôi tính, tâm linh sáng suốt, trường dưỡng thảnh thơi, để đượcdưỡng đạo, ấy là cứu cánh” [ 12, tr.17]
Không gian thiêng của khu chùa Bái Đính là sự kết hợp vừa đời vừa đạo
Phần đời thể hiện ở chỗ: Bên trái trống không, theo triết học cổ phương Đông
“vô cực sinh thái cực”, có nghĩa là vật chất từ không thành có Sông, hồ, ao ngòi là
nước – yếu tố khởi nguyên của sự sống Bên phải có rồng, phượng, quy, xà là hội tụ
đủ âm dương, điều kiện cần và đủ cho sự sống sinh sôi và phát triển Đời còn đượcbiểu hiện ở chỗ có lương thực, rau, nước, lửa để duy trì sự sống
Phần đạo thể hiện ở chỗ: Phía trước có minh đường - cả cận minh đường và viễnminh đường (là nơi tụ thủy có nước tụ lại bốn mùa) Phía sau không có núi áp kề làkhông có dương, hàm ý chỉ cầu âm theo quan niệm của đạo Phật Chùa cần sự yêntĩnh và phải xa dân Nhưng đạo Phật là cứu sinh độ thế nên cần có dân Chùa BáiĐính vừa có dân vừa không quá gần dân để có không gian tĩnh độ
Chẳng thế mà vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi dẹp 12 sứ quân cát cứ, mở ra thời
kỳ độc lập thống nhất, đức Vua đã cho lập đàn tràng ở núi chùa Bái Đính để làm lễphong hầu bái tướng, phong chức tước cho các quan văn võ Nơi đây, nhà Đinh -Tiền Lê và cả những năm đầu của nhà Lý dùng làm nơi lập đàn xã tắc để tế Trời -Đất Sau này Quang Trung tiến quân ra Thăng Long đại phá quân Thanh đã làm lễ
tế cờ động viên quân sĩ tại đây
Đó là sự lặp lại kỳ thú của nghi lễ diễn xướng lễ bái hàng trăm năm trước vàđược truyền lại đến tận ngày nay, hàng năm vào mùng 6 tháng Giêng, xã Gia Sinhlại tổ chức lễ hội chùa Bái Đính giống như sự tiếp nối dòng chảy tâm linh trênmảnh đất thiêng này
2.1.2 Thời gian tổ chức
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng
âm lịch Trước kia, lễ hội diễn ra trong vòng một tuần nhưng hiện nay, do đáp ứngnhu cầu của du khách hành hương và phát triển du lịch mà lễ hội kéo dài đến hết
Trang 26tháng 3 âm lịch, đây là lễ hội khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố
đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
2.1.3 Đối tượng thờ cúng
Chùa Bái Đính là sự tổng hòa nhiều tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, do vậyđối tượng thờ cúng ở đây khá phong phú bao gồm: thần Cao Sơn, thiền sư NguyễnMinh Không, hệ thống tượng Phật Tam Thế, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượngQuan Thế Âm…
2.1.3.1 Thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không (1066 – 1141)
Nguyễn Minh Không là một nhân vật địa phương được thần thánh hóa Tươngtruyền ông có những pháp thuật phi thường, thường được dân gian gọi là ôngKhổng Lồ, rồi đi thỉnh kinh tu phật, được thụ phong Lý Quốc Sư là biểu tượng caonhất của sự hòa đồng và dung nhập giữa tín ngưỡng Phật và Lão
Vào thời Lý, ở thôn Điềm Dương/Giang (nay thuộc xã Gia Thắng, huyện GiaViễn, tỉnh Ninh Bình) có ông Nguyễn Sùng kết duyên cùng bà Dương Thị Mỹ, quê
ở Phả Lại (Hải Dương) Gia cảnh hai vợ chồng Sùng công rất nghèo nhưng luônluôn chăm lo làm việc thiện Ngày 14/8 năm Bính Ngọ (1066), thời vua Lý ThánhTông, hai ông bà hạ sinh được một người con trai khôi ngôi tuấn tú, đặt tên làNguyễn Chí Thành Cha mẹ chẳng may mất sớm, Nguyễn Chí Thành mò cua bắt cá,sinh sống qua ngày Năm 11 tuổi ông dốc lòng quy y Phật pháp Trong một lần vượtsông Hoàng Long lên núi Bái Đính du ngoạn, ông phát hiện ra động đẹp kỳ lạ trênnúi Bái Đính Hang động đẹp như nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như trầu
về đất Phật Tổ, rừng già mênh mông vô vàn thuốc quí Ông dừng chân ở đây tuhành lập ra chùa Bái Đính ước vào khoảng năm 1096 – 1106, đồng thời hái thuốc
để cứu độ chúng sinh Không chỉ hái thuốc sẵn trên núi, ông còn tìm kiếm nhiềuloại cây thuốc quí ở rừng quanh vùng về đây để trồng, biến thành vườn thuốc lớn,
ông đặt tên là Vườn Sinh Dược - vườn thuốc sống.
Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang(Ninh Bình), sau đó lại sang quê mẹ ở Phả Lại (Hải Dương) và Gia Thủy (Nam
Trang 27Định), Vũ Thư (Thái Bình) dựng chùa, tu hành lấy hiệu là Minh Không Ông khôngchỉ thông tuệ Phật Pháp, được giới tăng ni ngưỡng vọng, được nhà vua trọng tài màcòn tinh thông nghề thuốc cứu dân độ thế Ông được coi là Thần y khi chữa bệnh
“hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông (1128-1138) Bộ Đại Việt sử ký toàn thư chép
“Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác (để đầu thai làm vua Thần Tông), bèn đem thuốc và thần chú giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành, tức Minh Không, và dặn rằng: 20 năm sau, nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay” Quả nhiên, đến
tháng 3 năm 1136, vua Thần Tông bị bệnh “hóa hổ”, lông lá mọc đầy người, suốt
ngày gầm rú như hổ, quan quân vô cùng sợ hãi Triều đình sai sứ giả đi khắp nơitìm kiếm thầy thuốc giỏi về chữa bệnh cho nhà vua
Khi đó, Nguyễn Minh Không đang tu tại chùa Bái Đính được mời về kinh đôchữa trị cho nhà vua Lúc này, xung quanh nhà vua đang có hàng trăm thầy thuốc,pháp sư danh tiếng trong nước Nguyễn Minh Không thấy mọi người nhìn mìnhbằng con mắt nghi ngờ, có người dè bửu, ông liền lấy một cái đinh lớn cắm ngập
vào chiếc cột lim bên cạnh rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ
chữa khỏi được bệnh của nhà vua” Tất cả các thần y và pháp sư thi nhau nhổ chiếc
đinh đó nhưng không tài nào nhổ được Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng haingón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ cây đinh ra khỏi cột trước con mắt thán phụccủa mọi người Tiếp đó, Nguyễn Minh Không nấu một vạc dầu sôi, rồi vứt một
trăm chiếc kim vào đó Ngài hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra
không?” Tất cả đều rùng mình, lắc đầu Nguyễn Minh Không liền quơ tay một cái,
vớt đủ 100 chiếc kim ra khỏi vạc dầu sôi Ngài lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua,lại lấy kim châm vào các huyệt Vua Thần Tông trở lại như trước Nhà vua, cùngcác quần thần và mọi người có mặt ở đó vô cùng kính phục phép lạ của NguyễnMinh Không Vua Lý Thần Tông phong cho Nguyễn Minh Không làm Lý triềuQuốc Sư
Sự nghiệp của Thiền sư Minh Không gắn liền với núi Bái Đính và nước thiêngGiếng Ngọc Ông cũng chính là tổ nghề đúc đồng Việt Nam và là người đầu tiênchữa bệnh bằng phương pháp châm cứu Nguyễn Minh Không mất ở núi Tản Viên,
Trang 28xã Hãm Lý, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương vào mùa thu niên hiệu Đại Định thứhai (1141), sau khi phó chức môn đồ, Quốc sư an thiền ngồi hóa tại chùa Giao Thủy,thọ 76 tuổi.
Tỏ lòng biết ơn tới Đức Thánh Nguyễn, nhân dân xã Gia Sinh đã cho đúc tượng,lập đền thờ trên núi Bái Đính, nơi thuở sinh thời ông lập am thờ Phật và tu hành.Mỗi dịp xuân về trên núi Bái Đính cũng là lúc những người dân tại Gia Sinh tổ chức
lễ hội tỏ lòng biết ơn tới Đức Thánh Nguyễn bằng nghi thức tế lễ cổ truyền, dânghương để tỏ lòng thành kính tới Người Năm 2007, Đền thờ Đức Thánh Nguyễn đãđược xây mới cách động Sáng thờ Phật khoảng 20 bậc đá về phía tay trái
Như vậy, đức thánh Nguyễn là người tu hành theo đạo Phật, nhưng không chỉ
“tu thân” khổ hạnh, tu cầu cho chúng sinh thoát khỏi cảnh lầm than đói khổ, mà
hơn thế nữa, ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh, cứu chúng sinh Sự nghiệp tu
hành của ông gắn liền với “độ thế”, “nhập thế” Đây cũng là nét đặc trưng cao cả
của các vị cao tăng xuất chúng từ thời Đinh - Tiền Lê như Ngô Chân Lưu, PhápThuận, Vạn Hạnh… Tính nhân văn cao cả của đức Thánh Nguyễn còn để lại tiếngthơm muôn đời không chỉ ở Động Thạch Am thờ Phật, mà còn gắn chặt với địa
danh “Sinh Dược” - vườn thuốc sống - dùng để trồng thuốc cứu vớt nhân dân thoát
khỏi bệnh tật
2.1.3.2 Thờ Phật
Nước ta nằm trên bán đảo Ấn Độ - Trung Quốc, giữa hai nước rộng lớn, hai dântộc đông đảo nhất thế giới, hai nền văn minh sáng lạn của Châu Á là Ấn Độ vàTrung Hoa Vì vậy, địa thế của nước Việt Nam nằm giữa con đường biển đi giữa
Ấn Độ đến Trung Hoa, nên chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn minh ấy Phật giáo
du nhập vào Việt Nam cũng do cả hai con đường: đường biển từ phía Nam lên,đường bộ từ phía Bắc xuống Đạo Phật du nhập đầu tiên vào Việt Nam trongkhoảng cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III sau Công nguyên
Đã từ lâu nước ta tiếp nhận tư tưởng nho giáo và lão giáo ở Trung Hoa truyềnsang, nhưng hai giáo lý ấy chưa được phổ cập rộng rãi và thâm nhập mạnh mẽ đến
Trang 29dân chúng bằng Phật giáo Thời Đinh - Tiền Lê là thời đại Phật giáo độc tôn, độcthịnh Nên khi Đinh Tiên Hoàng Đế định giai phẩm các quan văn võ, thì ngài triệutất cả tăng sĩ lỗi lạc vào Thái miếu để ban phẩm cho các vị Phật giáo ở nước tađược triều đình chính thức công nhận từ đó và tăng sĩ được định giai phẩm khi ấycũng là lần đầu tiên trong lịch sử phật giáo và lịch sử dân tộc Do những nhân duyênhội ngộ đó, đạo Phật đã có bề dầy tới gần hai ngàn năm lịch sử trên đất nước ta,đồng hành cùng lịch sử dân tộc, không những tích cực góp phần xây dựng nước vàgiữ nước mà còn góp phần không nhỏ gây dựng nếp sống thuần phong mỹ tục củadân tộc.
Đến với Bái Đính nói riêng đến với Ninh Bình nói chung là đến với một trongnhững trung tâm tâm linh phật giáo lớn nhất của nước ta, đến với cõi Phật ngaychốn “trần ai”, cội nguồn của điệp trùng Điện Phật - Bồ Tát - La hán Bái Đính Sơntân tự đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy vào bậc nhất cả nước
Động thờ Phật, Động sáng, có độ cao 120m so với mặt đất là động có độ caonhất ở Ninh Bình Ngay trước cửa hang đặt hai pho tượng Hộ pháp Khuyến Thiện
và Trừng Ác bằng đồng nguyên khối mới đúc Ông Ác có khuôn mặt phẫn nộ trướccái ác và tội lỗi Ông có dáng hình dữ tợn với trang phục Áo giáp và Long đao cầmtay
Ban thờ Phật được bài trí các tượng Phật theo các bày trí thông thường trong cácngôi chùa cổ Việt ở miền Bắc: trên cùng là 3 pho tượng tam thế: Phật Quá Khứ ngôibên trái chính là hiện thân của Phật A Di Đà; Phật Hiện Tại ngồi ở giữa là hiện thâncủa Phật Thích Ca Mâu Ni; Phật Vị Lai ngồi bên phải là hiện thân của Phật Di lặc.Hàng thứ 2: tượng Thích Ca Mâu Ni cầm bông sen giơ cao ngang mày và cao hơncác pho tượng khác trên ban thờ Hàng thứ 3: Phật Quan Âm Bồ Tát niêm hoa sen.Tất cả các tượng phật đều bằng tượng đồng giáp vàng lộng lẫy Hai bên ban thờPhật là hai ban thờ Thánh Hiền và Đức Ông Thánh Hiền ngài là vị tổ thứ hai củaThiền Tông Tất cả các pho tượng đều được đúc bằng đồng nguyên khối, mạ vàng.Động Phật không lớn, không cao nhưng đẹp với các pho tượng thể hiện tài nănglao động sáng tạo của con người Chiêm ngưỡng Động Phật sáng sáng tối tối, hư hư
Trang 30thực thực, óng ánh, long lanh, ngỡ như một động Phật bằng vàng Hương thơm củanhang khói, hương hoa của rừng núi hòa trong không khí lễ hội vừa là sự thể hiệnlòng tôn kính lên đức Phật cầu mong sự bình cho gia đình, tài lộc công danh chonăm mới vừa là sự hòa mình vào thiên nhiên từ sự bình yên nơi cõi Phật để gột rửatrần tục bắt đầu cuộc sống mới hứa một năm thành công Đó chính là vẻ đẹp củaBái Đính cổ tự.
Bái Đính cổ tự mang vẻ đẹp yên bình thì đến với hệ thống tượng phật ở BáiĐính tân tự là sự bề thế về quy mô tầm vóc:
* Điện phật Quan Thế Âm: Quan Thế Âm là một vị Bồ Tát trong các chư thần
Phật Giáo có ảnh hưởng lớn và tín ngưỡng lớn nhất trong dân gian Việt Nam, kể cảmột số nước ở phương Đông Theo kinh Phật, vị Bồ Tát này có nghìn mắt nghìn tay,
có nghĩa biểu thị tế độ hết thảy chúng sinh quảng đại viên mãn vô ngại, thân phậnngài tương đồng với Phật Cúng dường Ngài có thể đắc bốn đạo thành tựu tức diệt,tăng ích, kính ái, hàng phục Do đó, hầu hết các ngôi chùa cổ có danh tiếng ở nước
ta đều có tượng ngài cùng với tượng Đức Thích Ca và Tam Thế Phật - biểu tượngcao nhất của phật pháp tế độ chúng sinh Ở Trung Quốc thời nhà Đường, dân gian
đã lưu truyền thuyết về Đại Bi Quan/Quan Thế Âm tên Diệu Thiện, con út DiệuTrang Vương, sau đó, thuyết này được lưu truyền sang nước ta “Phật Bà Quan Âmnghìn mắt nghìn tay vốn là một nhà tu hành bình thường nhưng giàu lòng từ bi bác
ái Ngài đã tu thành chính quả, được lên cõi Niết Bàn sau những ngày tháng tuluyện dài lâu khổ hạnh Người vẫn nghe văng vẳng tiếng than khóc của chúng sinhdưới cõi trần gian đầy nước mắt, nên ngài không đành lòng an hưởng hạnh phúctrên còi Niết Bàn mà quay xuống trần gian để cứu vớt chúng sinh Để có thể vươntới khắp cõi trần, ngài hóa thân mọc thành nghìn cánh tay (Thiên thủ), Ngài mở ranghìn con mắt (thiên nhãn) ở lòng bàn tay Pho tượng phật Quan Thế Âm ở chùaBái Đính tân tự có khuôn mặt to, sáng sau 2 bên mặt Phật có mặt nhỏ quay ra 2 bên,đầu đội mũ phật: 3 tầng xếp chồng, trên đó có 8 mặt nhỏ nữa và một tượng phật nhỏngồi trên đỉnh cao nhất Hai bên trái và phải phía tòa sen trước tượng có 42 cánh tay: