1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn trẻ 5, 6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm

64 3,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 873,37 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== NGÔ THỊ BÍCH NGỌC HƢỚNG DẪN TRẺ 5 - 6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ DUYÊN HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Bích Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm” là kết quả mà tôi đã nghiên cứu qua đợt kiến tập hằng năm và thực tập cuối năm. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Bích Ngọc CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN Môi trường xung quanh : MTXQ Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh : CTKPMTXQ Khám phá môi trường xung quanh : KPMTXQ Phương tiện,thiết bị dạy học : PTTBDH Phương pháp dạy học : PPDH Khám phá khoa học : KPKH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HƢỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM .............................................................................................. 5 1.1. Dạy học theo hướng trải nghiệm ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm trải nghiệm............................................................................. 5 1.1.2. Học tập trải nghiệm ................................................................................. 5 1.1.3. Dạy học theo hướng trải nghiệm ............................................................. 9 1.2. Đặc trưng của dạy học theo hướng trải nghiệm ....................................... 10 1.3. Vai trò của dạy học theo hướng trải nghiệm trong dạy học mầm non..... 12 1.4. Chủ đề Thế giới thực vật trong chương trình CTKPMTXQ ở trẻ 5-6 tuổi. ................................................................................................................. 14 1.4.1. Mục tiêu chủ đề Thế giới thực vật ........................................................ 14 1.4.2. Nội dung chủ đề Thế giới thực vật........................................................ 15 1.4.3. Vai trò của hoạt động khám phá chủ đề Thế giới thực vật đối với trẻ mầm non .......................................................................................................... 16 1.5. Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi ......................................................................... 17 1.5.1. Đặc điểm tâm lí ..................................................................................... 17 1.5.2. Đặc điểm sinh lí .................................................................................... 18 1.5.3. Đặc điểm thể chất .................................................................................. 19 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƢỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM ............................................................................................ 20 2.1. Mục đích khảo sát thực trạng ................................................................... 20 2.2. Phạm vi, đối tượng khảo sát thực trạng ................................................... 20 2.3. Nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng ............................................ 20 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng...................................................................... 21 2.4.1. Thực trạng dạy học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non .......................................................................................................... 21 2.4.2. Thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật ... 26 2.4.3. Thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm ................................................................................... 32 CHƢƠNG 3. QUY TRÌNH HƢỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM ..... 38 3.1. Nguyên tắc hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm ................................................................................... 38 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác ....................................................... 38 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ .............. 38 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 39 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức ......................................................... 39 3.2. Quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm ........................................................................................... 40 3.3. Minh họa quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm ..................................................................... 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học có tính chất nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1”(Chương trình GDMN, ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT - BGD & ĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với vai trò là bậc học đặt nền móng, chất lượng giáo dục mầm non ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trẻ cũng như chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Như vậy công tác quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ ngay ở lứa tuổi mầm non là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển thế hệ măng non trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Yêu cầu đặt ra với toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng là đổi mới phương pháp và cách thức dạy học. Trẻ mầm non rất ưa hoạt động, ham thích khám phá và có hàng vạn câu hỏi về vạn vật xung quanh. Các em đều rất tò mò, ham tìm hiểu và có nhu cầu rất cao trong việc khám phá các sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh. Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học là một trong những nội dung trọng tâm ở trường mầm non và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự phát triển toàn diện của trẻ: trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mĩ, kĩ năng sống… Việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh theo hướng trải nghiệm trước hết giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Trẻ dễ dàng nắm bắt khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn, rèn luyện các thao tác, kĩ năng tư duy giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và vận dụng sáng tạo những điều đã học vào 1 thực tiễn đời sống. Khơi gợi ở trẻ tình cảm đạo đức tốt đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa. Thế giới thực vật là một trong các chủ đề khám phá khoa học (KPKH) ở trường mầm non. Đây là chủ đề rất gần gũi, quen thuộc và được trẻ đặc biệt yêu thích. Các đối tượng mà trẻ được khám phá trong chủ đề: cỏ cây, hoa, lá... là những đối tượng có thực trong thế giới tự nhiên, chúng rất đẹp, sống động, gần gũi và đáng yêu nhưng cũng ẩn chứa bao bí mật thôi thúc trẻ khám phá. Dạy học theo hướng trải nghiệm tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng trong môi trường thực giúp trẻ phát triển nhận thức: những kiến thức sơ đẳng về thực vật (tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, môi trường sống, điều kiện sống, vai trò, lợi ích, quy luật phát triển...); hình thành và phát triển các thao tác, kĩ năng tư duy: quan sát, so sánh, phân loại, xếp nhóm... Đồng thời nảy sinh ở trẻ phẩm chất đạo đức đáng quý đó là: tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá... và có ý thức chăm sóc, bảo vệ các đối tượng đó. Hiện nay, việc hướng dẫn trẻ KPKH về MTXQ ở các trường mầm non trên địa bàn cả nước nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Việc hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật chưa thực sự quan tâm tới vai trò chủ thể tích cực nhận thức của trẻ, chưa lấy trẻ làm trung tâm, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. Một số trường mầm non vẫn tồn tại hình thức dạy học truyền thống: cô tập trung giảng giải kiến thức cho trẻ chứ không để trẻ tự mình trải nghiệm khám phá. Việc vận dụng các phương pháp còn lúng túng, chưa hợp lí, cách thức tổ chức còn đơn điệu, lặp đi lặp lại ít khơi gợi được hứng thú, nhu cầu khám phá và năng lực nhận thức ở trẻ… Những lý do kể trên chính là căn cứ để lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm” - Thiết kế quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình hướng dẫn 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức cho trẻ KPMTXQ. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu: Chủ đề Thế giới thực vật. - Địa bàn điều tra thực trạng: tại trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, phỏng vấn. 6.3. Phương pháp thống kê toán học 7. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm phù hợp với đặc điểm của trẻ và thực tiễn giáo dục mầm non thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật nói riêng và hoạt động khám phá khoa học nói chung. 3 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì khóa luận có phần Nội dung bao gồm : Chương 1: Cơ sở lý luận của việc Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc Hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm Chương 3: Quy trình Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HƢỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM 1.1. Dạy học theo hƣớng trải nghiệm 1.1.1 Khái niệm trải nghiệm Trải nghiệm là xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo Wikipedia: Trải nghiệm hay kinh ngiệm (exprience) là tổng quan khái niệm bao gồm: tri thức, kĩ năng thu được thông qua việc tiếp xúc, thao tác trực tiếp với các sự vật hiện tượng. [14] Từ khái niệm nêu trên, kinh nghiệm và trải nghiệm được hiểu giống nhau. Kinh nghiệm được đề cập tới việc biết như thế nào, trải nghiệm thường đi đến một tri thức về sự hiểu biết đến sự vật, hiện tượng, sự kiện. Theo Từ điển Tiếng Việt: trải nghiệm là đã từng qua, đã từng biết, từng chịu đựng [tr 1020,10]. Từ các khái niệm nêu trên chúng tôi rút ra: Trải nghiệm là quá trình tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng. 1.1.2 Học tập trải nghiệm Có thể nói học tập trải nghiệm có từ rất lâu cùng với sự xuất hiện của loài người. Cha đẻ của học tập trải nghiệm là Jond Dewey (1859 - 1952), ông là người đặt nền móng cho thuyết học tập trải nghiệm. John Dewey nêu quan điểm về học tập trải nghiệm của trẻ em: Việc học của trẻ em phải đi từ trải nghiệm của chúng. Trải nghiệm vừa là nội dung 5 vừa là phương pháp. Không có nội dung hoặc giá trị giáo dục nào hoặc giá trị bản thân mang tính tuyệt đối, bất biến được áp đặt từ bên ngoài cho trẻ em. Mọi thứ đều phải do từng cá nhân trẻ em tự tìm ra. Khi trẻ em tự mình trải nghiệm thì chúng mới tìm ra được giá trị của điều chúng trải nghiệm, bởi vì giá trị tức là điều được thấy trong khi cảm thụ, đánh giá cao hoặc đánh giá thấp một sự vật chứ không phải tự thân giá trị nằm bên trong sự vật” [11] Theo tác giả Quỳnh Anh thì: Học tập qua trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ dựa trên những suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này bao gồm những trải nghiệm cá nhân mang tính trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự phân tích/ chiêm nghiệm và phản hồi. [tr 17, 13] Theo chúng tôi học tập trải nghiệm là: quá trình tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng đó. Thuyết học tập trải nghiệm của Jond Dewey được David Kold lấy làm “điểm tựa” khi nghiên cứu về học tập trải nghiệm. Năm 1984, ông đã công bố công trình nghiên cứu của mình về dạy học theo hướng trải nghiệm. Ông đã xây dựng nên mô hình học tập trải nghiệm gồm bốn giai đoạn như sau: 6 Khởi động bằng việc tiếp thu một kinh nghiệm Thử nghiệm chủ động Quan sát và phản hồi Hình thành khái niệm trừu tượng Theo David Kolb, trong mô hình của ông, người học có thể tiếp cận ở bất cứ giai đoạn nào trong bốn giai đoạn của chu trình học. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb nhấn mạnh vai trò trung tâm của kinh nghiệm trong quá trình học tập. Nhìn vào mô hình học tập trải nghiệm của Kolb ta có thể hiểu chu trình học tập trải nghiệm diễn ra như sau: * Giai đoạn 1: Khởi động bằng việc tiếp thu một kinh nghiệm Người học đã có hiểu biết, kiến thức về chủ đề học tập qua việc đọc tài liệu, tham dự bài giảng... Việc này tạo nên các kinh nghiệm nhất định cho người học và chúng trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình học tập. * Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi Người học cần có sự quan sát, phân tích, đánh giá các sự kiện và kinh nghiệm đã có. Sự đánh giá này cần mang yếu tố “phản tỉnh” tức là tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem mình cảm thấy thế nào, có hiểu được hay không, có thấy nó hợp lý hay không, có thấy nó đúng hay là không ổn, có quan điểm thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua không. Khi suy tưởng người học sẽ tham gia sâu hơn vào quá trình học tập. 7 Bản thân quá trình phản hồi lại các suy tưởng rất có lợi cho việc học tập, nó giúp ta có được những cải tiến, nâng cấp, điều chỉnh cho tiến trình phát triển của việc học tập. * Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ kinh nghiệm ta có các khái niệm, “lý thuyết mới”. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”. Hệ thống khái niệm bắt đầu được lưu giữ lại trong não bộ. Nếu không có bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt nhặt được trong tiến trình hoạt động hay thực hành. Giai đoạn khái niệm hóa kết thúc bằng việc ta lập một kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới. Thông thường giai đoạn này được tiếp nối giai đoạn trước (quan sát có suy tưởng) một cách tự nhiên bằng việc trả lời cho câu hỏi quan trọng trong quá trình quan sát có suy tưởng có thể coi như kết luận của toàn bộ quá trình suy tưởng và giai đoạn tiếp theo là giai đoạn kiểm chứng kết luận đó có chính xác hay không. * Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động Ở giai đoạn trước người học đã có những kết luận được đúc rút từ thực tiễn. Kết luận đó được coi như là một giả thuyết và ta phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Việc này hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tri thức thực sự. Đây là bước cuối cùng để chúng ta xác nhận hoặc phủ nhận các kinh nghiệm đã đưa ra từ giai đoạn 3. Và các tri thức mới này lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra. 8 Từ phân tích trên có thể nhận thấy học tập qua trải nghiệm (experiential learning) là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Về bản chất học tập trải nghiệm mang tính chất cá nhân và có tính hiệu quả, tác động cả tới tình cảm và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kĩ năng. 1.1.3. Dạy học theo hƣớng trải nghiệm Có rất nhiều cách tiếp cận quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm. Một số tác giả coi dạy học theo hướng trải nghiệm là một chiến lược dạy học, hay là một hình thức dạy học. Ở phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiếp cận quan điểm dạy học theo hướng trải nghiệm dưới góc độ là một phương pháp dạy học. Như vậy: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho người học tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng. Trong dạy học theo hướng trải nghiệm, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của học sinh nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo giúp phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và hình thành cơ sở của thế giới quan. Phương pháp này nhấn mạnh việc học tập dựa trên những kinh nghiệm, người học tiếp thu tri thức dựa trên những trải nghiệm thực tế. Đây là PPDH lấy hoạt động của người học làm trung tâm thực sự và toàn diện. Hay nói cách khác đây là phương pháp dạy học dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trực tiếp và sử dụng tất cả mọi giác quan. Phương pháp này tập trung vào người học và kinh nghiệm của người học. 9 1.2. Đặc trƣng của dạy học theo hƣớng trải nghiệm Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ trong dạy học theo hướng trải nghiệm: Dạy học theo hướng trải nghiệm làm thay đổi cách nhìn nhận của giáo viên và trẻ về kiến thức và về vị trí, vai trò của thầy - trò trong quá trình học tập. Trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm: giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và thúc đẩy việc trải nghiệm trực tiếp bảo đảm cho quá trình học tập của trẻ có ý nghĩa và tồn tại lâu dài chứ không phải là người cung cấp các kiến thức có sẵn. Trẻ trong môi trường dạy học trải nghiệm là người tự tạo ra kiến thức, tự tìm kiếm, thu thập tri thức cho bản thân. Những kiến thức trẻ học được không chỉ là những kiến thức trong nhà trường qua sự giảng dạy của thầy cô mà còn là những kiến thức ngoài xã hội (trường đời) - kiến thức tổng hợp. Trải nghiệm tạo cơ hội để trẻ đóng góp tiếng nói của mình vào quá trình học tập, thậm chí trẻ có thể tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Như vậy trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm giáo viên giữ vai trò là một kĩ sư trong việc thiết kế, xây dựng chương trình, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập cá nhân hoặc theo nhóm giúp trẻ được tiếp cận trực tiếp với nguồn tri thức, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động trong việc hoàn thành các mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình học tập đã đề ra. Qua đó cũng hình thành ở các em lối suy nghĩ, nét tính cách tích cực cho bản thân nhằm giải quyết tốt các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Dạy học theo hướng trải nghiệm nhấn mạnh đến việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ thông qua học qua sai lấm: Bản chất của quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm là quá trình dạy học dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trực tiếp và sử dụng tất cả các giác quan của người học. Muốn có 10 được kinh nghiệm, người học phải trực tiếp được trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể. Trải nghiệm trở thành một quá trình học khi nó được người học động não và phản hồi, từ đó rút ra những kinh nghiệm để ghi nhớ và vận dụng vào các tình huống khác nhau... Mục đích của việc động não và phản hồi là để có được một sự đánh giá trung thực nhưng không mang tính chất bắt lỗi về toàn bộ hoạt động, trong đó mọi sai lầm đều được nhìn nhận dưới góc nhìn khách quan là điều tất yếu xảy ra và thậm chí sai lầm đó còn có giá trị. Mặt khác những sai lầm đó còn làm giảm bớt một số con đường đi tìm kiến thức và thúc đẩy trẻ tìm những con đường mới khác. Như vậy có thể nói, sai lầm trong quá trình học tập của trẻ cũng là một động thái giúp trẻ tìm ra chân lý. Những phân tích trên đây cho thấy, khi dạy học theo hướng trải nghiệm, người giáo viên luôn khuyến khích trẻ trải nghiệm, tự phát hiện ra tri thức mới và chấp nhận kết quả sai lầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động cho trẻ: Đặc trưng nổi bật của dạy học theo hướng trải nghiệm là dạy học thông qua các hoạt động cụ thể. Xuất phát từ mục tiêu từng hoạt động học mà giáo viên lên kế hoạch tổ chức các hoạt động thích hợp cho trẻ, giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Trẻ luôn bị cuốn vào các hoạt động cụ thể do giáo viên tổ chức, mà các hoạt động thì luôn vận động, điều đó tạo ra sự hấp dẫn của nội dung bài học và khiến các em tỏ ra thích thú, ham thích khám phá, thay đổi tích cực, đó là cơ sở của sự thành công ở mỗi cá nhân trẻ tham gia. Dạy học trải nghiệm rất thích hợp để trẻ tiếp thu những kĩ năng thực hành thông qua thực hành làm thí nghiệm và những bài tập thực tế. Việc trẻ được trải nghiệm bằng các hoạt động cụ thể sẽ giúp các em tạo dựng sự tự tin, mạnh dạn bộc lộ các điểm mạnh cũng như các kĩ năng xã hội của mình (lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp...). 11 Đánh giá trong dạy học theo hướng trải nghiệm: Hoạt động đánh giá là công việc kiểm nghiệm sự hiệu quả trong việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học có phù hợp với bài dạy hay không.Việc đánh giá trẻ không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập của các em mà còn điều chỉnh hoạt động của giáo viên giảng dạy. Giữa cách đánh giá truyền thống và đánh giá trong dạy học trải nghiệm có những điểm khác biệt rõ rệt. Nếu trong dạy học truyền thống cách đánh được thực hiện bằng việc giáo viên đặt câu hỏi xem trẻ có trả lời đúng không, thì trong dạy học theo hướng trải nghiệm, ngoài đánh giá kiến thức của trẻ bằng cách đặt câu hỏi giáo viên còn đánh giá trẻ dựa trên các hoạt động mà trẻ thực hiện. Các hoạt động mà trẻ làm sẽ thể hiện vốn kiến thức mà trẻ tiếp thu được. Không những thế, thông qua các hoạt động, giáo viên còn đánh giá được kĩ năng thực hành của trẻ qua việc vận dụng tri thức thu được vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống. Trong dạy học truyền thống giáo viên giữ vai trò độc quyền đánh giá trẻ còn trong dạy học trải nghiệm ngoài việc giáo viên đánh giá thì trẻ còn được tham gia đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả của bản thân mình. Đánh giá trong dạy học trải nghiệm khuyến khích trẻ suy nghĩ và hoạt động tích cực nhằm hướng tới mục tiêu hữu ích, các em có thái độ tích cực với việc học tập của bản thân hơn và sự đánh giá lẫn nhau giữa các trẻ tạo cho các em ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. 1.3. Vai trò của dạy học theo hƣớng trải nghiệm trong dạy học mầm non Trong xu thế đổi mới một cách toàn diện của ngành giáo dục, dạy học trải nghiệm đã được đưa vào áp dụng trong tất cả các bậc học kể cả giáo dục mầm non. Dạy học theo hướng trải nghiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 12 Trẻ mầm non rất ưa hoạt động, ham thích khám phá. Dưới đôi mắt trẻ thơ có biết bao điều mới lạ từ thế giới xung quanh mà các em muốn đi tìm hiểu và lý giải. Thông qua các hoạt động học tập ở trường mầm non, trẻ được thỏa mãn nhu cầu nhận thức, khám phá của mình. Hơn nữa, trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm, rất dễ xúc động trước cái đẹp, mới lạ, sinh động và những đối tượng được tiếp xúc trực tiếp. Bất kì một sự vật, hiện tượng nào mà các em tiếp xúc cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm luôn đặt trẻ vào những hoạt động trải nghiệm trực tiếp, luôn tạo ra thách thức hấp dẫn trẻ cho nên việc dạy học theo hướng trải nghiệm tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Trong quá trình hoạt động trải nghiệm, trẻ được thỏa sức sáng tạo, tự nhận xét, tự đánh giá, học hỏi lẫn nhau. Như vậy, dạy học theo hướng trải nghiệm đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu nhận thức, từ đó, giúp trẻ mở rộng hiểu biết, khơi gợi tính sáng tạo và hình thành các phẩm chất đạo đức tốt đẹp: tính ham học hỏi, lòng say mê khám phá... Dạy học theo hướng trải nghiệm rất thích hợp để trẻ gắn lí thuyết với thực hành, ứng dụng những tri thức học được vào thực tế giúp cho các tri thức, kĩ năng của trẻ có ý nghĩa hơn. Các bài tập thực tế, các hoạt động làm thí nghiệm rèn cho trẻ kĩ năng thực hành. Việc tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ tạo điều kiện để trẻ được hoạt động trong nhóm, từ đó, rèn cho trẻ kĩ năng hợp tác nhóm, tinh thần đoàn kết và tạo cơ hội để trẻ bộc lộ sự tự tin, điểm mạnh của mình cũng như các kĩ năng xã hội khác (lãnh đạo, giao tiếp, ...) Lứa tuổi mầm non là giai đoạn sự biến đổi của các cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách tích cực, thể hiện rõ ràng ở sự phát triển chiều cao, cân nặng, sự cốt hóa bộ xương... Dạy học theo hướng trải nghiệm tạo điều kiện để trẻ được sử dụng phối hợp các giác quan và phát triển sự nhanh nhẹn, mềm dẻo, khéo léo, mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm, trẻ luôn 13 ở trạng thái vận động, sử dụng tất cả các giác quan, điều này không chỉ giúp trẻ lĩnh hội được nhiều thông tin tri thức, kĩ năng mà còn giúp trẻ phát triển về thể chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Mặt khác trong dạy học theo hướng trải nghiệm ngoài việc trẻ tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng còn hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức đáng quý: lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và các hành vi ứng xử có văn hóa khác. Dạy học theo hướng trải nghiệm đã thay đổi tư duy giáo dục truyền thống từ việc đặt giáo viên vào vị trí trung tâm sang lấy trẻ làm trung tâm. Cô không còn tập trung giảng giải kiến thức, thực hiện các hoạt động trải nghiệm thay trẻ nữa mà trẻ được chủ động tự tạo kiến thức, tự hình thành kĩ năng, thái độ cho bản thân. Trẻ từ vai trò thụ động chuyển sang chủ động trong quá trình học tập. Điều này góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, làm giảm tình trạng “ thụ động ở người học”. Như vậy, dạy học theo hướng trải nghiệm có vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non, góp phần nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng giáo dục mầm non. 1.4. Chủ đề Thế giới thực vật trong chƣơng trình CTKPMTXQ ở trẻ 5-6 tuổi. 1.4.1. Mục tiêu chủ đề Thế giới thực vật * Về kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm (về cấu tạo, màu sắc, hình dáng, môi trường sống...) của một số loại cây, hoa quả phổ biến. - Biết mối quan hệ đơn giản giữa cây, hoa,quả và sự phụ thuộc của chúng với các yếu tố của môi trường sống: đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ. 14 - Biết quá trình phát triển của cây - Biết lợi ích phong phú của cây, hoa, quả đối với đời sống con người. * Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng chung: quan sát, tri giác, ghi nhớ... - Hình thành, rèn luyện và phát triển các các kĩ năng: so sánh, phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây. Phân nhóm các loại cây, hoa, quả theo các dấu hiệu đặc trưng( về cấu tạo, công dụng, màu sắc, hương vị, nơi sống...) * Về thái độ - Có cảm xúc, ấn tượng về các loại cây, hoa, rau quả. Từ đó yêu thích, tìm tòi, khám phá chúng. - Hình thành một số thói quen, kĩ năng cần thiết bảo vệ, chăm sóc cây cối, quý trọng người trồng cây và yêu thích thiên nhiên. - Có thái độ và hành vi phù hợp để chăm sóc và bảo vệ môi trường. 1.4.2. Nội dung chủ đề Thế giới thực vật Nội dung của chủ đề Thế giới thực vật bao gồm các chủ đề nhánh sau: Cây xanh và môi trường sống; Một số loại hoa; Một số loại quả, hạt phổ biến; Một số loại rau phổ biến. Nội dung cụ thể của các chủ đề nhánh như sau: * Cây xanh và môi trường sống - Trẻ tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của cây xanh. - Những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển. * Một số loại hoa - Trẻ tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm (màu sắc, hình dáng, cấu tạo, mùi hương), lợi ích của các loài hoa đối với cuộc sống của con người. * Một số loại quả, hạt phổ biến - Trẻ tìm hiểu về tên gọi,đặc điểm (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, mùi vị) và lợi ích của các loại quả, hạt phổ biến trong đời sống của con người. 15 * Một số loại rau phổ biến - Trẻ tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm (màu sắc, cấu tạo) và lợi ích của các loại rau đối với đời sống của con người. 1.4.3. Vai trò của hoạt động khám phá chủ đề Thế giới thực vật đối với trẻ mầm non Dưới đôi mắt trẻ thơ, Thế giới thực vật là những đối tượng thân quen, đáng yêu như những người bạn nhỏ. Hầu như các em đều yêu thích cỏ cây, hoa trái thiên nhiên. Thế giới thực vật rất đỗi gần gũi với trẻ bởi chúng có trong bữa ăn hằng ngày, trong bài học cô giáo dạy, trong hoạt động vui chơi, thăm quan hay trong các bài thơ, lời ca, câu chuyện kể... của trẻ. Năm tháng nuôi trẻ khôn lớn và trẻ có những hiểu biết nhất định về các đối tượng trong Thế giới thực vật. Việc tổ chức cho trẻ khám phá Thế giới thực vật giúp trẻ hiểu rõ hơn về đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng, cách chăm sóc một số loài thực vật thường gặp trong đời sống hàng ngày. Từ đó, trẻ có thể áp dụng những hiểu biết của mình để sử dụng các đối tượng thực vật một cách an toàn và hợp lý, giúp cho những hiểu biết trở nên có ý nghĩa hơn, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của trẻ. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Đứa trẻ nào cũng mang sẵn trong mình trí tò mò, lòng ham hiểu biết. Thế giới thực vật vô cùng phong phú và hấp dẫn, muôn màu, muôn vẻ, chính điều này đã thôi thúc sự tò mò, ham khám phá ở trẻ, gợi lên trong tâm trí các em bao thắc mắc: Đây là cái gì? Tại sao cây lại có màu xanh? Cây được trồng để làm gì?... Để trả lời cho hàng vạn câu hỏi vì sao ấy, chúng ta chỉ có thể để trẻ tự mình tham gia vào hoạt động khám phá Thế giới thực vật nhằm thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Việc tổ chức cho trẻ khám phá với Thế giới thực vật trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ, cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về thực vật: tên 16 gọi, cấu tạo, đặc điểm, nơi sống, lợi ích, quy luật phát triển... hình thành và phát triển ở trẻ các thao tác, kĩ năng tư duy: quan sát, so sánh, phân loại, xếp nhóm... Từ đó làm nảy sinh ở trẻ phẩm chất đạo đức đáng quý đó là: tình yêu cây cỏ, hoa lá... và ý thức chăm sóc, bảo vệ môi trường. Việc tổ chức cho trẻ khám phá Thế giới thực vật giúp trẻ phát triển tất cả các mặt: trí tuệ, thể chất, tình cảm đạo đức, thẩm mĩ góp phần vào mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện. Như vậy Thế giới thực vật vừa là môi trường sống, điều kiện sống; vừa là đối tượng nghiên cứu của trẻ; vừa là phương tiện để trẻ học, vui chơi... 1.5. Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi 1.5.1. Đặc điểm tâm lí Quá trình nhận thức của trẻ mang tính trực quan cụ thể, trẻ nhận thức chủ yếu qua hoạt động tri giác (qua việc sử dụng các giác quan). Tri giác của trẻ gắn với hoạt động thực tiễn, trí nhớ mang tính chất hình ảnh, cụ thể, trực tiếp. Ở 5-6 tuổi cảm giác của trẻ đang phát triển và dần hoàn thiện. Đối tượng gây xúc cảm cho trẻ chủ yếu là các sự vật, hiện tượng, hình ảnh... cụ thể, sinh động, trực tiếp. Trẻ rất dễ bị thu hút bởi các đối tượng sống động có màu sắc bắt mắt, hình dáng kì lạ, âm thanh vui nhộn và có thể di chuyển được. Trẻ 5-6 tuổi nhận thức trừu tượng có sự phát triển hơn so với các giai đoạn trước. Khả năng tư duy của trẻ tốt hơn: trẻ biết phân tích, tổng hợp, khái quát các vấn đề và từ đó rút ra kết luận hình thành vốn kinh nghiệm cho bản thân. Hơn nữa trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ giai đoạn này rất phát triển. Tất cả những đặc điểm kể trên là cơ sở để trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm bởi hoạt động này đòi hỏi trẻ phải nhận thức qua việc sử dụng các giác quan và trẻ phải biết phân tích, tổng hợp, khái quát các tri thức để hình 17 thành các khái niệm. Chính sự phát triển tâm lý tạo điều kiện cho trẻ 5-6 tuổi tham gia học tập theo hướng trải nghiệm. Ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi có sự phát triển vượt bậc theo các hướng sau: Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ nắm vững ngữ âm, ngữ điệu và sử dụng chúng một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Có sự phát triển về vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. Vốn từ của trẻ tích lũy được khá phong phú. Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ có sự thay đổi. Sự phát triển của ngôn ngữ mạch lạc: Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển tương đối cao. Trẻ biết dựa vào ngữ cảnh để nói cho người khác hiểu một cách rõ ràng, khúc triết. Sự phát triển về ngôn ngữ là điều kiện để trẻ tham gia tốt vào các hoạt động trải nghiệm. 1.5.2. Đặc điểm sinh lí 5-6 tuổi là thời kì hệ thần kinh phát triển nhanh nhất trong cả cuộc đời trẻ. Kết cấu thần kinh ở não có xu thế sớm trưởng thành. Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức phận phân tích, tổng hợp vỏ não đã hoàn thiện. Số lượng phản xạ ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. Các đặc điểm này, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi có sự phân tích, tổng hợp, khái quát các vấn đề. Ở 5-6 tuổi chủ yếu các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ dần hoàn thiện, đặc biệt là chức năng vận động, phối hợp các động tác, cơ lực phát triển nhanh. Từ những động tác còn vụng về, chậm chạp trẻ đã làm được các động tác khéo léo, gọn gàng hơn. Cùng với đó là sự phát triển của cơ lòng bàn tay, bàn chân giúp trẻ cầm, nắm, mang vác các đồ vật một cách dễ dàng, khéo léo, thao tác nhanh chóng và chính xác với các đối tượng hơn. Chính các đặc điểm phát triển sinh lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ 5-6 tuổi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. 18 1.5.3. Đặc điểm thể chất Ở giai đoạn 5-6 tuổi các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ có sự biến đổi nhất định. Đặc biệt là sự phát triển của hệ xương tạo cho trẻ sự khỏe mạnh để trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động khám phá, trải nghiệm MTXQ. 5-6 tuổi cơ thể trẻ trở nên dẻo dai, trẻ rất nhanh nhẹn và có thể thực hiện thành thạo các động tác đòi hỏi có sự phối hợp của các bộ phận trên cơ thể. Đôi tay của trẻ rất linh hoạt và có thể thực hiện các động tác một cách nhanh chóng và chính xác, Điều này giúp trẻ có thể tham gia hoạt động trải nghiệm trong thời gian lâu hơn, thực hiện được nhiều hoạt động trải nghiệm phức tạp hơn. Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ có khả năng thích nghi, chống chịu tốt hơn với những biến đổi của khí hậu và môi trường. Điều này, tạo cho trẻ có điều kiện trải nghiệm trong các môi trường khác khau, điều kiện khác nhau giúp cho hoạt động trải nghiệm diễn ra thuận lợi. 19 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƢỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM 2.1 Mục đích khảo sát thực trạng Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. Từ đó, đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường mầm non hiện nay. 2.2. Phạm vi, đối tƣợng khảo sát thực trạng Phạm vi khảo sát thực trạng: Trường mầm non Đại Thịnh thuộc địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát thực trạng: Giáo viên và trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội. 2.3. Nội dung, phƣơng pháp khảo sát thực trạng Nội dung khảo sát thực trạng gồm: - Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật. - Khảo sát thực trạng dạy học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non. - Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. Phương pháp khảo sát thực trạng - Phương pháp nghiên nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp các thông tin trong các Công văn, Chỉ thị, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo án của một số giáo viên mầm non để tìm hiểu thực trạng dạy học trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm. 20 - Phương pháp điều tra: Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra gồm 7 câu hỏi (nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1). Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu. Các phiếu điều tra được phát cho các giáo viên mầm non công tác tại trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội. Địa chỉ Số STT Tên cơ sở 1 Cơ sở 1 Thường Lệ - Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội 30 2 Cơ sở 2 Nội Đồng - Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội 30 Tổng số phiếu 60 - Phương pháp quan sát, dự giờ: Để tìm hiểu cách sử dụng các PTTBDH, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các hoạt động học tập của trẻ 5-6 tuổi. - Phỏng vấn: Phỏng vấn sau dự giờ và trao đổi với giáo viên ngoài giờ lên lớp về các hoạt động trải nghiệm và cách sử dụng các hoạt động trải nghiệm, kết quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm; hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, PTTBDH 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng 2.4.1. Thực trạng dạy học cho trẻ 5-6 tuổi theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng mầm non * Quan niệm của giáo viên về dạy học theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng mầm non Trước tiên chúng tôi điều tra về sự hiểu biết của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm. Để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra. Nội dung phiếu điều tra câu 1 ( phụ lục 1). 21 Bảng2.1. Thống kê kết quả điều tra quan niệm của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non Quan niệm của giáo viên về dạy học theo hƣớng trải Kết quả nghiệm SL % Quan niệm 1 20 33,3 Quan niệm 2 16 26,7 Quan niệm 3 24 40 Kết quả điều tra quan niệm của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non được thể hiện qua biểu đồ sau: 45 40% 40 35 33,3% 30 26,7% 25 20 15 10 5 0 Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3 Biểu đồ 1: Quan niệm của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non. Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy hiểu biết của giáo viên về quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm còn rất hạn chế. Có tới 59,9% giáo viên được hỏi hiểu chưa đúng và đầy đủ về dạy học theo hướng trải nghiệm.Trong đó 33,3% giáo viên cho rằng: Dạy học theo hướng trải nghiệm là phương pháp dạy học gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có sự phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. 26,7% giáo viên cho 22 rằng: Dạy học theo hướng trải nghiệm là khoa học giáo dục. Nó tập trung nhấn mạnh vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Nguyên nhân là do phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học mới, hầu hết các giáo viên mầm non chưa có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu về phương pháp dạy học này. Chỉ có 40% giáo viên hiểu đúng và đầy đủ về quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho người học tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng. Đa số các cô giáo đều nhận thấy đây là phương pháp dạy học mới và chưa được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong dạy học mầm non. * Các hoạt động ở trƣờng mầm non thƣờng xuyên tổ chức dạy học theo hƣớng trải nghiệm Để có kết quả điều tra chính xác và khách quan chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu (nội dung phiếu điều tra câu 2 phụ lục 1). Bảng 2.2 Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non Các hoạt động dạy học theo hƣớng trải nghiệm Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % Hoạt động KPMTXQ (1) 29 48,3 20 33,4 11 18,3 Hoạt động hình thành biểu tượng toán (2) 21 35 17 28,3 22 36,7 Hoạt động tạo hình (3) 57 95 3 5 0 0 Hoạt động giáo dục âm nhạc (4) 56 93 4 6,7 0 0 Hoạt động giáo dục thể chất (5) 58 96,7 2 3,3 0 0 Hoạt động góc (6) 37 61,7 17 28,3 6 10 23 Kết quả điều tra mức độ sử dụng các hoạt động ở trường mầm non thường xuyên tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm được thể hiện bằng biểu đồ sau: Thường xuyên 120 95 100 Thỉnh thoảng 96.7 93 Hiếm khi 80 61.7 60 40 20 48.3 33.4 35 36.7 28.3 28.3 18.3 5 0 6.7 0 10 3.3 0 0 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 2: Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy có rất nhiều các hoạt động dạy học được tổ chức theo hướng trải nghiệm. Tuy nhiên mức độ sử dụng các hoạt động có sự khác nhau. Các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm được giáo viên thường xuyên sử dụng là: tạo hình (95%); giáo dục âm nhạc (93%); giáo dục thể chất (96,7%); góc (61,7%). Đây là các hoạt động thực hành được giáo viên sử dụng với mức độ cao bởi trong các hoạt động này có nhiều nội dung học tập phù hợp với việc dạy học theo hướng trải nghiệm. KPMTXQ (48,3%) và hình thành biểu tượng toán (35%) là hai hoạt động dạy học được giáo viên sử dụng ít hơn so với các hoạt động nêu trên. Nguyên nhân là do hai hoạt động này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về đồ dùng, phương tiện, môi trường trải nghiệm nên giáo viên ngại tổ chức các hoạt động này theo hướng trải nghiệm. 24 Qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy cần phải thường xuyên tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm cho tất cả các hoạt động học tập. Có như vậy, trẻ mới hào hứng tham gia hoạt động học tập và việc tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. * Những hình thức trải nghiệm đƣợc sử dụng ở trƣờng mầm non Để có kết quả điều tra chính xác và khách quan chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu (nội dung phiếu điều tra câu 3 phụ lục 1). Bảng 2.3 Thống kê các hình thức trải nghiệm được sử dụng ở trường mầm non Các hình thức trải nghiệm Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % Quan sát 60 100 0 0 0 0 Thí nghiệm 36 60 9 15 15 25 Thực hành 40 66,7 14 23,3 6 10 Kết quả điều tra các hình thức trải nghiệm được sử dụng trong trường mầm non được biểu thị bằng biểu đồ sau đây: 100 100% 90 80 66,7% 70 60% 60 Thường xuyên 50 Thỉnh thoảng 40 Hiếm khi 25% 30 15% 20 10 23,3% 10% 0% 0% 0 Quan sát Thí nghiệm Thực hành Biểu đồ 3: Các hình thức trải nghiệm được sử dụng ở trường mầm non 25 Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy có ba hình thức trải nghiệm được sử dụng với các mức độ khác nhau. Quan sát là hình thức trải nghiệm được giáo viên ưu tiên sử dụng (100%). Đây là hình thức trải nghiệm quen thuộc mà giáo viên thường xuyên sử dụng trong hoạt động dạy học bởi có nhiều nội dung học tập phù hợp với hình thức quan sát. Hơn nữa hình thức trải nghiệm này không đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về đồ dùng, phương tiện, cách thức tổ chức thì đơn giản. Thí nghiệm (60%) và Thực hành (66,7%) là hai hình thức trải nghiệm được giáo viên thường xuyên sử dụng. Đây là hai hình thức trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nắm bắt các đối tượng thông qua hoạt động làm thí nghiệm và thực hành. Tuy nhiên giáo viên lại ít sử dụng hai hình thức này bởi chúng đòi hỏi sự đầu tư công phu về nội dung, đồ dùng, phương tiện. Hơn nữa, để hoạt động này được sử dụng hiệu quả trẻ cũng cần được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành nhất định. Vì thế giáo viên chưa quan tâm nhiều đến hai hoạt động trải nghiệm này. Tóm lại qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy: hầu hết giáo viên mầm non thường xuyên sử dụng hình thức trải nghiệm: Quan sát mà ít quan tâm sử dụng hai hình thức: Thí nghiệm và Thực hành. Điều này khiến trẻ nhàm chán, khó khăn trong việc tiếp thu tri thức do trẻ ít được làm thí nghiệm và tham gia các hoạt động thực hành. 2.4.2. Thực trạng hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật * Các PPDH đƣợc giáo viên sử dụng trong hoạt động hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật Qua điều tra bằng phiếu câu 4 (phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau: 26 Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các PPDH trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật Mức độ sử dụng Tên phƣơng pháp Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % Quan sát 60 100 0 0 0 0 Giảng giải, giải thích 60 100 0 0 0 0 Đàm thoại 60 100 0 0 0 0 PP trò chơi 54 90 6 10 0 0 PP thí nghiệm 19 31,7 23 38,3 18 30 PP dạy học nêu vấn đề 14 23,3 21 35 25 41,7 PP thảo luận nhóm 17 28,3 35 58,3 8 13,4 PP trải nghiệm 15 25 20 33,3 25 41,7 100 100 100 100 Thường xuyên 90 90 Thỉnh thoảng 80 Hiếm khi 70 58.3 60 50 40 31.7 30 30 23.3 20 10 41.7 35 0 0 0 0 33.3 28.3 25 13.4 10 0 0 41.7 0 0 QS GG, GT ĐT TC TN NVĐ TLN TRN Biểu đồ 4: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật 27 Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy có rất nhiều PPDH được sử dụng trong dạy học chủ đề Thế giới thực vật. Các phương pháp giáo viên sử dụng để hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học truyền thống như: quan sát (100%), đàm thoại (100%), trò chơi (90%) bởi đây là các PPDH quen thuộc, phù hợp với nhiều nội dung học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn: sự phối hợp giữa các phương pháp này trong một tiết học còn chưa hợp lý, chưa có sự linh hoạt và sáng tạo. Tình trạng dạy học “giáo viên là trung tâm của hoạt động”, “giáo viên bảo gì học sinh nghe nấy” vẫn còn tương đối phổ biến. Khi thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật, giáo viên ít quan tâm đến việc huy động vốn hiểu biết của trẻ về đối tượng, chưa tạo được mối liên hệ giữa kiến thức mới với vốn kinh nghiệm mà trẻ đã có. Vì vậy chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của trẻ, chưa lấy trẻ làm trung tâm, trẻ ít hứng thú với nội dung bài học. Tiếp đó là các PPDH thực hành như: Thí nghiệm (31,7%), Thảo luận nhóm (28,3%), Phương pháp trải nghiệm (25%) và Dạy học nêu vấn đề (23,3) được sử dụng với mức độ ít hơn do các phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị tương đối công phu của giáo viên về nội dung, đồ dùng, phương tiện, kĩ năng tổ chức... Hơn nữa, để các phương pháp này được sử dụng hiệu quả trẻ cũng cần được rèn luyện kĩ năng: làm thí nghiệm, hoạt động nhóm trong khi đó do số lượng trẻ quá đông, lại rất hiếu động nên phạm vi và mức độ áp dụng các PPDH thực hành chưa cao. Như vậy, qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy: hầu hết trong các giờ học ở trường mầm non nói chung và giờ học CTKPMTXQ nói riêng giáo viên đều sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Điều này khiến cho trẻ nhàm chán, trẻ tiếp thu tri thức một cách thụ động. Bên cạnh đó giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhưng mức độ và hiệu quả sử dụng chưa cao. 28 * Mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong hoạt động hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật Qua điều tra bằng phiếu câu 5 (phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.5 Mức độ sử dụng các hình thức dạy học chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ 5-6 tuổi Mức độ thƣờng sử dụng Thƣờng xuyên Hình thức Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % Tiết học/ trên lớp học 60 100 0 0 0 0 Dạo chơi 57 95 3 5 0 0 Tham quan 12 20 18 30 30 50 Hoạt động góc 54 90 5 8,3 1 1,7 11 18,4 17 28,3 32 53,3 50 83,3 10 16,7 0 0 Tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non Sinh hoạt hằng ngày 100 100% 95% Thường xuyên 90 83,3% Thỉnh thoảng 80 Hiếm khi 70 60 50% 53,3% 50 40 30% 30 28,3% 20% 18,4% 20 10 0%0% 5% 0% TH DC 16,7% 0% 0 TQ TCLH SHHN Hình thức dạy học Biểu đồ 5 Mức độ sử dụng các hình thức dạy học chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ 5-6 tuổi 29 Nhận xét: Qua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy: hầu hết giáo viên khi tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật thường xuyên sử dụng các hình thức: tiết học (100%), hoạt động ngoài trời (95%), hoạt động góc (90%), sinh hoạt hằng ngày (83,3%). Các giáo viên này cho rằng, đây là những hình thức phù hợp để tổ chức cho trẻ khám phá các nội dung của chủ đề. Bên cạnh đó, những hình thức này dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của trường, lớp, có thể tổ chức thường xuyên theo chương trình giáo dục mầm non. Các hình thức ít được sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật như: tổ chức các ngày lễ hội (18,3%), hình thức tham quan (20%) bởi công việc chuẩn bị lễ hội, buổi tham quan thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về đồ dùng, phương tiện... Hơn nữa điều kiện thực tiễn tại các trường mầm non cũng chưa thuận lợi cho việc tổ chức ngày lễ hội, buổi tham quan. Như vậy, việc sử dụng các hình thức dạy học trong việc hướng dẫn trẻ KPMTXQ nói chung và khám phá chủ đề thế giới thực vật nói riêng được giáo viên áp dụng khá linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện của từng đơn vị trường lớp địa phương. Đa số giáo viên ưu tiên sử dụng các hình thức dạy học truyền thống: tiết học, hoạt động ngoài trời. Các hình thức dạy học như tham quan, trải nghiệm rất ít khi được áp dụng vì vậy chưa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ. * Mức độ sử dụng các PTTBDH khi hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá Thế giới thực vật và hiệu quả khi sử dụng các PTTBDH đó. Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu (câu 6) kết hợp trao đổi, trò chuyện với giáo viên. Kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ sau: 30 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Thường xuyên 94% Thỉnh thoảng 80% 71% 60% 57% 43% 40% 29% 65% 35% 20% 6% VT TV G,MV MH TBHĐ HCTL Biểu đồ 6: Mức độ sử dụng các PTTBDH khi hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật Qua biểu đồ trên ta thấy được kết quả sử dụng các loại PTTBDH trong khi hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật như sau: 94% giáo viên thường xuyên sử dụng tranh vẽ. Giấy, màu vẽ có 80% giáo viên thường xuyên sử dụng. 71% giáo viên thường xuyên sử dụng mô hình. Qua quan sát trên thực tế, các loại phương tiện này thường làm giảm sự chú ý của trẻ, không thu hút trẻ vì tranh được vẽ trên khổ A4, được tô bằng sáp màu nên chưa hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra tranh còn chưa phản ánh đầy đủ bản chất của đối tượng như không đủ các bộ phận hay một số bộ phận bị che lấp ở bên trong. 57% giáo viên thường xuyên sử dụng vật thật. Như vậy giáo viên đã ý thức được vai trò của vật thật đối với việc tiếp thu tri thức, kĩ năng của trẻ. Vật thật rất sinh động, mang đầy đủ bản chất của đối tượng nên rất thu hút trẻ, tạo điều kiên để trẻ trải nghiệm thực tế với các đối tượng trẻ nắm bắt đối tượng nhanh chóng, chính xác hơn. Tuy nhiên việc sử dụng vật thật nhiều khi còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, có trường hợp giáo viên chuẩn bị rất nhiều đồ dùng nhưng chưa đi sâu khai thác hết giá trị của vật thật. Ngoài ra, 65% giáo 31 viên được điều tra thường xuyên sử dụng các học cụ tự làm để phong phú thêm đồ dùng dạy học: rau, củ, quả, hoa bằng bông, bằng vải. Các phương tiện, thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, băng hình, băng tiếng ít được sử dụng chỉ có 40% giáo viên thường xuyên sử dụng. Việc dạy học thông qua các phương tiện này rất có ích khi hướng dẫn trẻ khám phá thế giới thực vật. Ví dụ như: giúp trẻ thấy được quá trình lớn lên của cây xanh từ hạt giống mà mắt thường không thể thấy được... Tuy nhiên nếu giáo viên lạm dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại cũng sẽ làm giảm tính tích cực, chủ động của trẻ. Hơn nữa việc sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, từng địa phương cũng như trình độ của giáo viên ở trường đó. Như vậy, trong các giờ học KPMTXQ nói chung và giờ học khám phá thế giới thực vật nói riêng giáo viên đã có sự linh động trong việc sử dụng các PTTBDH. Giáo viên chú trọng tới việc sử dụng vật thật và các phương tiện, thiết bị hiện đại nhằm làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học, thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ, giúp trẻ tiếp thu tri thức dễ dàng hơn.Tuy nhiên mức độ và phạm vi sử dụng còn hạn chế. 2.4.3. Thực trạng hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm * Những nội dung trong chủ đề Thế giới thực vật có thể tổ chức cho trẻ khám phá theo hƣớng trải nghiệm Qua trao đổi, trò chuyện với giáo viên trường mầm non Đại Thịnh, chúng tôi nhận thấy: Trong chủ đề Thế giới thực vật có các nội dung sau có thể tổ chức cho trẻ khám phá theo hướng trải nghiệm: Tìm hiểu về các loài cây (cây xanh và môi trường sống; quá trình phát triển của cây xanh); Tìm hiểu về các loại hoa; Các loại rau, củ quả, hạt. 32 * Cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm Thế giới thực vật Qua tiến hành điều tra bằng phiếu (nội dung điều tra câu 7, phụ lục 1), đồng thời phỏng vấn giáo viên và dự giờ một số tiết dạy ở trường mầm non Đại Thịnh, chúng tôi đã thu được kết quả điều tra về cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm Thế giới thực vật như sau: Bảng 2.6: Thống kê cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm Thế giới thực vật Mức độ sử dụng Cách thức tổ chức trải nghiệm Thế giới thực vật Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % 45 75 11 18,3 4 6,7 32 53,3 6 10 22 36,7 27 45 19 31,7 14 23,3 53 88,3 7 11,7 0 0 1.Vai trò của giáo viên và trẻ 1.1 Giáo viên giảng giải, trẻ ngồi nghe (1) 1.2 Giáo viên hướng dẫn trải nghiệm, trẻ thực hiện và tự rút ra kết luận (2) 1.3 Giáo viên không hướng dẫn trải nghiệm, trẻ tự thực hiện,giáo viên rút ra kết luận cho trẻ (3) 1.4 Giáo viên làm thay trẻ, giáo viên rút ra kết luận cho trẻ (4) 2. Hoạt động trải nghiệm của trẻ 33 2.1 Trẻ tự trải nghiệm, mò mẫm để rút ra kiến thức 17 mới. Trẻ có thể có những 28,3 23 38,3 20 33,4 23,3 9 15 sai lầm (5) 2.2. Trẻ trải nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và rút ra kiến thức đúng. Trẻ 34 56,7 14 không gặp phải những sai lầm (6) Kết quả cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm Thế giới thực vật được thể hiện bằng biểu đồ sau đây: 100 80 thường xuyên 88.3% 90 thỉnh thoảng 75% hiếm khi 70 60 50 45% 31.7% 30 10 38.3% 33.4% 28.3% 36.7% 40 20 56.7% 53.3% 23.3% 23.3% 18.3% 6.7% 15% 11.7% 10% 0% 0 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 7: Cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm Thế giới thực vật Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm Thế giới thực vật theo rất nhiều cách. 34 Đa số giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ trải nghiệm Thế giới thực vật bằng các cách truyền thống như: cô tập trung giảng giải kiến thức, trẻ ngồi nghe (75 %); Giáo viên trải nghiệm thay trẻ, rút ra kết luận cho trẻ (88,3%); Giáo viên không hướng dẫn trẻ trải nghiệm mà để trẻ tự trải nghiệm, giáo viên rút ra kết luận cho trẻ 45%). Khi được hỏi tại sao cô lại tiến hành trải nghiệm theo các cách truyền thống? Đa phần giáo viên trả lời là sợ các hoạt động trải nghiệm gây nguy hiểm cho trẻ, do số lượng trẻ quá đông, trẻ rất hiếu động trong khi các phương tiện, đồ dùng trải nghiệm lại không đủ. Hơn nữa trẻ chưa có các kĩ năng thực hiện các thao tác trải nghiệm nên giáo viên thường làm thay trẻ và để trẻ quan sát. Chính điều này làm cản trở khả năng tiếp thu tri thức của trẻ, khiến trẻ không hứng thú với hoạt động học tập bởi các em không được trực tiếp thao tác với các đối tượng. Chỉ có 53,3% giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm đúng cách: giáo viên hướng dẫn trẻ trải nghiệm, trẻ tự thực hiện và tự rút ra kết luận. Tỉ lệ trên cho thấy: đa số giáo viên chưa biết tổ chức dạy học chủ đề Thế giới Thực vật theo hướng trải nghiệm đúng cách. Nguyên nhân là do giáo viên chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với dạy học theo hướng trải nghiệm Qua quan sát hoạt động trải nghiệm của trẻ khi học chủ đề Thế giới thực vật chúng tôi nhận thấy có: Chỉ có 28,3% trẻ thường xuyên tự trải nghiệm, mò mẫm để rút ra kiến thức mới, trẻ có thể có những sai lầm. Nguyên nhân là do giáo viên thường nghĩ trẻ không thể tự làm được vì trẻ còn quá nhỏ, trong khi có nhiều nội dung trải nghiệm có thể gây mất vệ sinh và gây tổn thương đối với trẻ. 56,7% trẻ thường xuyên trải nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và rút ra kiến thức đúng, trẻ không gặp phải những sai lầm nào. Nguyên nhân là do giáo viên thường nghĩ rằng trẻ chưa có đủ khả năng để tự mình thực hiện hoạt động trải nghiệm và giáo viên hoặc người lớn sẽ phải hướng dẫn trẻ thực hiện theo các bước cụ thể, rõ ràng. 35 Qua việc điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm chưa đúng cách. Yêu cầu đặt ra là cần phải hướng dẫn giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo một quy trình đúng đắn và khoa học. Trong quá trình khảo sát thực trạng chúng tôi đã tiến hành quan sát các hoạt động trải nghiệm của trẻ khi khám phá chủ đề Thế giới thực vật và nhận thấy tuy là một phương pháp dạy học mới nhưng khi được giáo viên mầm non đưa vào áp dụng đã thu được một số kết quả sau: Bảng 2.7 Hiệu quả tổ chức hoạt động khám phá Thế giới thực vật cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm Hiệu quả khi tổ chức hoạt động khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm Kết quả SL % 17 28,3 18 30 25 41,7 Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động, trẻ ghi nhớ kiến thức dễ dàng, có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng mới vào thực tiễn (1) Trẻ miễn cưỡng tham gia vào hoạt động trải nghiệm, trẻ không ghi nhớ được nhiều kiến thức, kĩ năng trong quá trình trải nghiệm. Khả năng vận dụng kiến thức sau trải nghiệm chưa tốt (2) Trẻ thờ ơ, tỏ ra không thích, ngại tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trẻ không ghi nhớ được kiến thức, kĩ năng mới không có khả năng vận dụng vào thực tiễn (3) Hiệu quả khi tổ chức hoạt động khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây: 36 50 45 41,7% 40 35 30 28,3% 30% 25 20 15 10 5 0 1 2 3 Biểu đồ 8: Hiệu quả khi tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. Nhận xét: Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy: Dạy học theo hướng trải nghiệm khi đưa vào áp dụng trong chủ đề Thế giới thực vật đã thu được một số hiệu quả tích cực, tuy nhiên còn ở mức độ thấp: Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động, trẻ ghi nhớ kiến thức dễ dàng, có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng mới vào thực tiễn (28,3%). Bên cạnh đó là kết quả không tốt chiếm tỉ lệ cao (71,7%). Nguyên nhân là do giáo viên chưa tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá Thế giới thực vật đúng quy trình. Trong quá trình tổ chức giáo viên chưa linh hoạt trong việc thay đổi các hình thức; cách thức tổ chức còn sơ sài, đơn điệu , ít sáng tạo dẫn tới việc học tập của trẻ không đạt kết quả như mong muốn. Từ những thực trạng nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một quy trình khám phá chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ 5-6 tuôi đúng đắn và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả khám phá Thế giới thực vật. 37 CHƢƠNG 3 QUY TRÌNH HƢỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM 3.1. Nguyên tắc hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm Việc tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề thực vật là một trong những nội dung của chương trình tổ chức CTKPMTXQ vì vậy cần tuân theo các nguyên tắc cho trẻ KPMTXQ. Ngoài ra cần đảm bảo một số nguyên tắc riêng của dạy học theo hướng trải nghiệm cụ thể là: 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tƣơng tác Khi hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật giáo viên phải đảm bảo cho trẻ được tiếp xúc, thao tác trực tiếp hoặc được tham gia vào các sự kiện gắn với các đối tượng thực vật, được trao đổi, thảo luận với các trẻ khác. Thực hiện nguyên tắc này trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm, giúp trẻ đễ dàng hình thành những hiểu biết về chủ đề, cũng như xử lí các vấn đề trong thực tế liên quan đến Thế giới thực vật. Bên cạnh đó, tương tác trong quá trình trải nghiệm giúp trẻ được thể hiện những ý tưởng, kinh nghiệm của bản thân, đồng thời xem xét ý tưởng của trẻ khác để rút kinh nghiệm. 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ Trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm, giáo viên phải để trẻ tự mình trải nghiệm, tự mình tiếp xúc, thao tác với các đối tượng thực vật dưới sự hướng dẫn của cô chứ giáo viên không được làm thay trẻ. Mọi hoạt động trải nghiệm đều phải là do trẻ tự làm, mọi kiến thức trẻ thu nhận được phải là do trẻ tự thu thập, tìm hiểu được. Giáo viên trong hoạt động trải nghiệm chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn, 38 khích lệ, động viên để trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động trong việc đi tìm tri thức, còn trẻ là người chủ động tạo ra tri thức. Bên cạnh đó giáo viên cần để trẻ thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình trải nghiệm. Giáo viên cần chấp nhận những sai lầm của trẻ và hướng dẫn trẻ rút ra những kinh nghiệm sau sai lầm đó chứ không chỉ biết chấp nhận những cách làm, kết quả đúng của trẻ. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi, khi hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm phải phù hợp với thực tiễn của trường lớp, địa phương và thực tiễn cuộc sống của trẻ. Nội dung trải nghiệm gắn với những tình huống, vấn đề ở địa phương, cuộc sống của trẻ. Tính thực tiễn còn thể hiện ở việc lựa chọn các đối tượng dựa trên đặc điểm, điều kiện tự nhiên ở từng địa phương nơi trẻ sinh sống. Cần ưu tiên lựa chọn các đối tượng thực vật đặc trưng, phổ biến ở địa phương. Điều này tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ thường xuyên được củng cố, mở rộng hiểu biết về thế giới thực vật cũng như có cơ hội để vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa công việc chuẩn bị đối tượng trải nghiệm cho trẻ của giáo viên sẽ dễ dàng hơn. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức Việc xác định yêu cầu, nội dung hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi. Nội dung trải nghiệm được đưa ra phải phù hợp: không quá khó hoặc quá dễ để tất cả các trẻ trong lớp đều thực hiện được. Nếu nội dung quá khó trẻ sẽ không thực hiện được, nếu nội dung quá dễ sẽ khiến trẻ nhàm chán, không phát triển được hết khả năng của trẻ. Từ đó không đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Khi đưa ra nhiệm vụ trải nghiệm giáo viên cần lưu ý sự phù hợp giữa yêu cầu vừa sức chung: tính đến khả năng nhận thức của trẻ từng lứa tuổi, 39 từng vùng miền với yêu cầu vừa sức riêng : khả năng nhận thức của từng trẻ. Qua đó vừa giúp trẻ đạt được yêu cầu chung của lứa tuổi, vừa hướng tới những trẻ kém phát triển/phát triển vượt trội. 3.2. Quy trình hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm Từ những nghiên cứu cơ sở lí luận ở chương 1, áp dụng mô hình trải nghiệm của David Kold có thể đưa ra quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật bằng phương pháp trải nghiệm như sau: * Bước 1: Nêu nội dung trải nghiệm Nội dung trải nghiệm gắn với kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho trẻ. Nội dung trải nghiệm thường gắn với những vấn đề, tình huống, những đối tượng có trong cuộc sống thực của trẻ. Giáo viên cần nêu rõ và giúp trẻ nắm được nội dung trải nghiệm. * Bước 2: Hình thành vốn kinh nghiệm cho trẻ - Giáo viên cung cấp vốn tri thức (kinh nghiệm) về nội dung học tập cho trẻ qua việc: giảng giải, thuyết trình, quan sát video, tranh ảnh, mô hình,... - Giáo viên tổ chức cho trẻ trình bày kết quả (vốn kinh nghiệm) thu được. * Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm - Trẻ thực hiện hoạt động trải nghiệm: Trẻ thực hiện hoạt động trải nghiệm dựa trên những kinh nghiệm của bản thân tiếp thu được từ bước 2. Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo cá nhân, nhóm, hoặc tập thể. Trẻ tự thực hiện trải nghiệm dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, điều khiển của giáo viên. - Trẻ suy ngẫm, chia sẻ, thảo luận kết quả trải nghiệm: Sau khi thực hiện trải nghiệm, trẻ suy ngẫm về kết quả mà mình đạt được và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Sau khi suy ngẫm, trẻ có thể chia sẻ với các trẻ khác 40 hoặc giáo viên về những băn khoăn của mình và thảo luận cách khắc phục. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ chia sẻ những nội dung sau: + Hoạt động trải nghiệm được thực hiện như thế nào? + Kết quả thu được từ hoạt động trải nghiệm? + Cảm tưởng của cá nhân sau khi tiến hành trải nghiệm (Giáo viên để các cá nhân trẻ hay nhóm trẻ phát biểu tự do và giáo viên ghi nhận những ý kiến của trẻ). * Bước 4: Hình thành kiến thức - Giáo viên tổ chức cho trẻ so sánh, đối chiếu cách làm, kết quả trải nghiệm với các trẻ khác. Từ đó, giáo viên hướng dẫn trẻ khái quát lại vấn đề trải nghiệm và tự rút ra kết luận, đưa ra khái niệm về vấn đề trải nghiệm đó. - Giáo viên đưa ra kết luận và khái niệm về vấn đề trải nghiệm * Bước 5: Áp dụng - Giáo viên giúp trẻ vận dụng những kiến thức mới vào các tình huống, hoàn cảnh tương tự. 3.3. Minh họa quy trình hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm Ví dụ 1 Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Quá trình phát triển của cây xanh Thời gian: 2 tiết Lứa tuổi: 5-6 tuổi 1. Mục đích, yêu cầu - Về kiến thức + Trẻ biết quá trình phát triển của cây xanh. + Trẻ biết những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển. + Trẻ biết quy trình gieo và chăm sóc hạt giống. 41 - Về kĩ năng + Rèn cho trẻ các kĩ năng chung: quan sát, chú ý, ghi nhớ… + Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. + Trẻ có kĩ năng gieo và chăm sóc hạt giống. - Về thái độ + Giáo dục trẻ yêu thích và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. + Tích cực tham gia hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường. 2. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”, đoạn băng quá trình gieo và chăm sóc hạt giống. * Đồ dùng của trẻ - Mỗi trẻ một bộ đồ dùng gieo hạt: các loại hạt giống, chậu đất, bay xúc đất, bình tưới nước, nước. 3. Tiến hành * Bước 1: Nêu nội dung trải nghiệm (tiết 1) - Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh” - Cô đàm thoại cùng trẻ sau khi hát và vận động bài hát: + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát đã nhắc tới cái gì? + Các bạn nhỏ trong bài hát thích được làm công việc gì? - Cô dẫn dắt vào nội dung hoạt động: Sắp tới trường mầm non của chúng ta có tổ chức cuộc thi “Người làm vườn giỏi” các con có muốn tham gia không? Để chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con tập gieo hạt nhé! * Bước 2: Hình thành vốn kinh nghiệm 42 - Cô cung cấp kiến thức về quy trình gieo và chăm sóc hạt giống qua việc cho trẻ xem đoạn băng gieo hạt. Để biết cách gieo hạt như thế nào cô mời các con cùng xem đoạn băng gieo hạt của các cô bác làm vườn nhé! - Cô cho trẻ xem đoạn băng về quá trình gieo hạt. - Cô đàm thoại cùng trẻ sau khi xem xong đoạn băng: + Đoạn băng các con vừa xem nói về công việc gì? + Các con thấy các cô bác làm vườn đã gieo hạt như thế nào? + Qua việc quan sát bác làm vườn gieo hạt các con thấy hạt giống lớn lên như thế nào và hạt giống cần những gì để có thể phát triển được? - Cô mời một vài trẻ mô tả lại quá trình phát triển của hạt giống sau khi gieo xuống đất (từ hạt -> hạt nảy mầm -> cây con -> cây trưởng thành -> cây ra hoa, kết quả). * Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm - Cô tổ chức cho trẻ gieo hạt: + Để có được những cây xanh đầu tiên chúng mình phải làm gì? Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ gieo những hạt giống và chăm sóc cho chúng lớn lên thành những cây con để mang đi tham gia cuộc thi “Người làm vườn giỏi” nhé!. Từ những gì thu được sau khi xem xong video các con hãy tự mình gieo các hạt giống mà cô đã chuẩn bị cho các con. - Cô tổ chức cho trẻ gieo hạt theo nhóm (5 người/nhóm), mỗi trẻ sẽ gieo một loại hạt giống khác nhau. - Cô cho đại diện các nhóm lên nhận đồ dùng gieo hạt. - Sau khi trẻ gieo hạt một thời gian cô tổ chức cho trẻ suy ngẫm, chia sẻ về quá trình gieo hạt giống. - Cô mời các nhóm giới thiệu về hạt giống của nhóm mình ( tên hạt giống, cách gieo trồng). 43 + Các con đã gieo những loại hạt giống nào? + Các con đã gieo hạt như thế nào? + Con thử đoán xem, hạt giống của nhóm mình có thể mọc và phát triển thành cây con được không? - Cô cho các nhóm thảo luận, nhận xét về cách gieo hạt của mỗi nhóm. - Cô tiếp tục cho trẻ chăm sóc hạt vừa gieo trong thời gian tiếp theo. * Bước 4: Hình thành kiến thức (tiết 2) Sau một thời gian cô cho trẻ mang các chậu hạt giống đã gieo ra và cùng quan sát. - Cô đàm thoại cùng trẻ +Sau khi gieo hạt giống xuống đất một thời gian có hiện tượng gì xảy ra không? + Các con đã chăm sóc hạt giống như thế nào? - Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát cây của nhóm mình và rút ra nhận xét về cây của nhóm mình (cây có mọc không? Cây phát triển có tốt không?) - Trẻ quan sát vầ so sánh cây của nhóm mình với cây của các nhóm khác, đồng thời trẻ so sánh quy trình gieo và chăm sóc hạt giống của nhóm mình với các nhóm khác. - Cô hướng dẫn trẻ tự rút ra quy trình gieo hạt + Qua việc gieo hạt cây xanh thì các con đã biết để gieo được hạt giống thì chúng ta phải làm những gì? (đào hố -> đặt hạt giống vào trong hố đất -> lấp một lớp đất mỏng -> tưới nước cho hạt giống) - Cô cho trẻ mô tả quá trình phát triển của hạt giống qua hoạt động gieo hạt mà trẻ đã thực hiện - Cô kết luận lại quy trình gieo hạt: Để gieo hạt giống đầu tiên các con phải dùng bay đào hố sau đó đặt hạt giống vào trong hố đất và dùng bay lấp 44 một lớp đất mỏng lại. Sau khi gieo hạt xong các con dùng bình tưới nước cho hạt giống. - Cô giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh. Yêu thích hoạt động bảo vệ môi trường. * Bước 5: Áp dụng - Nếu có các nhóm nào gieo hạt cây xanh chưa đúng quy trình cô cho các nhóm đó gieo lại. - Từ việc gieo hạt cây xanh cô tổ chức cho trẻ thử trồng các cây hoa. Trước khi trồng các cây hoa cô yêu cầu trẻ nêu các bước trồng cây hoa và so sánh xem quy trình trồng hoa có giống hay là khác với quy trình gieo hạt cây xanh. Ví dụ 2: Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Tìm hiểu các loại quả Hoạt động: Làm mứt trái cây Thời gian: 2 tiết Lứa tuổi: 5-6 tuổi 1. Mục đích, yêu cầu - Về kiến thức + Trẻ biết đặc điểm nổi bật của các loại trái cây + Trẻ biết quy trình làm mứt trái cây - Về kĩ năng + Rèn các kĩ năng chung: quan sát, chú ý, ghi nhớ + Rèn kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát + Trẻ có kĩ năng làm mứt từ các loại quả khác nhau - Về thái độ + Giáo dục trẻ thường xuyên ăn các loại quả 45 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: video câu chuyện “Món quà của mẹ” - Đồ dùng của trẻ: mỗi nhóm trẻ một bộ đồ dùng làm mứt quả:các loại quả: quả cam, quả dứa, quả xoài, quả táo (đã thái miếng nhỏ); hộp; đường; thìa; nồi, bếp ga, gang tay; khăn lau 3. Tiến hành * Bước 1: Nêu nội dung trải nghiệm Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tết đang vào nhà” Cô đàm thoại cùng trẻ sau khi đọc xong bài thơ + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ đã nhắc tới ngày gì? + Trong ngày tết gia đình các con thường chế biến những món ăn nào? Cô dẫn dắt vào hoạt động: Mỗi khi tết đến xuân về, các gia đình lại tất bật chuẩn bị rất nhiều các món ăn ngon để cùng nhau thưởng thức đấy các con ạ. Cũng sắp đến tết rồi, hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình tập chế biến những món mứt thơm ngon từ các loại trái cây để đến ngày tết chúng mình sẽ trổ tài làm mứt cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé! * Bước 2: Hình thành vốn kinh nghiệm cho trẻ - Giáo viên cung cấp tri thức về quá trình làm mứt trái cây qua việc cho trẻ xem video câu chuyện “ Món quà của mẹ” kết hợp với việc cô giới thiệu cho trẻ các bước làm mứt trái cây. Biết chúng mình chưa biết cách làm mứt trái cây nên mẹ của Thỏ trắng đã gửi tới cho lớp mình một món quà đấy. Các con cùng xem đó là món quà gì nhé! Cô cho trẻ xem đoạn video và đàm thoại cùng trẻ: + Các con vừa xem video câu chuyện “Món quà của mẹ” bạn nào cho cô biết mẹ Thỏ trắng đã làm món ăn gì? 46 + Mẹ Thỏ trắng đã làm mứt từ các loại quả nào? + Mẹ đã làm mứt trái cây như thế nào? Cô giới thiệu lại các bước làm mứt trái cây cho trẻ và mời 2-3 trẻ mô tả lại các bước làm mứt của mẹ bạn nhỏ. * Bước 3: Tổ chức hoạt động làm mứt trái cây. Sau khi xem xong đoạn băng hướng dẫn cách làm các loại mứt trái cây khác nhau bây giờ các con sẽ cùng thi xem ai làm các món mứt nhanh nhất và ngon nhất nhé! - Cô phát cho mỗi trẻ bộ đồ dùng làm mứt trái cây. - Cô tổ chức cho trẻ thực hiện làm mứt từ các loại quả khác nhau mà cô đã chuẩn bị. Cô giúp đỡ trẻ nếu trẻ muốn đun trên bếp. - Sau khi trẻ làm mứt xong cô để mỗi trẻ tự suy ngẫm về quá trình làm mứt của mình, sau đó tiến hành tổ chức cho trẻ chia sẻ với các bạn trong lớp về món mứt của mình. - Cô mời các trẻ lên giới thiệu về món mứt do mình chế biến (tên gọi, cách chế biến). - Cô cho các trẻ thảo luận với nhau về các món mứt trẻ chế biến. + Món mứt được làm từ loại quả gì? + Các loại quả đó có đặc điểm gì (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, mùi vị)? Các con làm thế nào để biết được đặc điểm của các loại quả đó? + Các con chế biến món mứt đó như thế nào? + Trong quá trình làm mứt các con gặp những khó khăn gì? + Các con thử nếm món mứt của mình xem có ngon không? - Cho trẻ nhận xét về cách làm mứt của các bạn: có giống mình làm không, nếu khác thì khác ở bước nào. 47 * Bước 4: Hình thành kiến thức - Cô cho trẻ khái quát lại các bước làm mứt của mình và rút ra kết luận về quy trình làm mứt từ các loại quả: Vừa rồi các con đã được tự tay chế biến các món mứt trái cây bây giờ bạn nào giỏi có thể nêu lại quy trình làm các món mứt trái cây cho cô và cả lớp cùng nghe nào? - Cô kết luận lại quy trình làm mứt trái cây bao gồm 5 bước sau: + Bước 1: Rửa sạch các loại trái cây và để ráo nước + Bước 2: Gọt vỏ các loại quả và cắt thành từng miếng nhỏ + Bước 3: Bỏ các miếng trái câ y vào trong hộp và đổ một lượng đường thích hợp tùy theo khẩu vị của mỗi người lên các miếng trái cây + Bước 4: Lấy thìa trộn đều đường và trái cây lên, có thể cho thêm một số gia vị như: vani, kem, bơ (nếu thích) để khoảng 20 phút cho trái cây ngấm gia vị. + Bước 5: Làm khô hỗn hợp trái cây và đường (có thể đun trên bếp, sấy khô hoặc mang đi phơi nắng). - Cô giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn các loại quả. * Bước 5: Áp dụng - Nếu có trẻ nào làm mứt không đúng quy trình cô có thể cho trẻ làm lại. - Cô cho trẻ thử làm mứt từ các loại củ quả, hạt: củ cà rốt, quả bí xanh, khoai lang, hạt sen, quả mơ… Trước khi cho trẻ thực hiện cô yêu cầu trẻ mô tả các bước làm mứt củ, quả, hạt và so sánh quy trình làm mứt củ quả, hạt với quy trình làm mứt trái cây mà trẻ vừa thực hiện. 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm” chúng tôi làm rõ cơ sở lí luận về dạy học theo hướng trải nghiệm, khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở mầm non, đồng thời đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật bằng phương pháp trải nghiệm. Qua đó chúng tôi nhận thấy: Giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về dạy học theo hướng trải nghiệm và mức độ vận dụng phương pháp trải nghiệm vào dạy học ở mầm non còn hạn chế. Dạy học theo hướng trải nghiệm có ý nghĩa rất to lớn đối với giáo dục, nhất là đối với giáo dục bậc mầm non. Nếu vận dụng một cách nghiêm túc phương pháp trải nghiệm vào dạy học chủ đề Thế giới thực vật sẽ đem lại kết quả rất cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở mầm non. Do thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị Cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên mầm non. Bổ sung đầy đủ các tài liệu cho giáo viên mầm non. Đặc biệt cần biên soạn các bộ tài liệu tham khảo về những kiến thức cơ bản về MTXQ, về cách tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới dạy học mầm non. Đặc biệt tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập trong 49 quá trình hoạt động. Đồng hành với đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện dạy học hiện đại. Trong việc tổ chức các hoạt động KPMTXQ nói chung và khám phá thế giới thực vật nói riêng cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được hoạt động trải nghiệm, vận dụng những kinh nghiệm sẵn có, tạo ra các tình huống có vấn đề để trẻ thể hiện tính tự lập, sáng tạo, đưa ra sáng kiến, tìm kiếm phương thức tự giải quyết vấn đề. Có như vậy giáo viên mới phát huy được tối đa năng lực, tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ - Một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong khi CTKPMTXQ. Các trường mầm non cần tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Trong vườn trường cần có hệ thống vườn rau, vườn hoa, cây ăn quả, cây xanh, đặc biệt trong các lớp học cần có góc thiên nhiên để tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên trong môi trường thực. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thanh Vân (2006), Giáo trình Sinh lý học trẻ em, NXBĐHSP 2. T.S Đinh Hồng Thái (2006), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em, NXBĐHSP 3. Sở GD&ĐT Hà Nội (2007), Giáo trình tổ chức cho trẻ nhận thức môi trường xung quanh, NXB Hà Nội 4. John Deway(2008), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trí Thức 5. Lê Thị Ninh (2006), Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXBĐHSP Hà Nội 6. Đào Thanh Âm (2005), Giáo dục học mầm non (tập 3), NXBĐHSP 7. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXBĐHSP. 8. Vụ giáo dục mầm non - Trung tâm nghiên cứu GDMN (2004-2005), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo, NXB Hà Nội. 9. Bộ GD&ĐT (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), NXBGD 10. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 11. Phạm Tuấn Anh (biên dịch) (2008), Kinh nghiệm và giáo dục, NXB Tri Thức 12. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên) (2005), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXBĐHSP 13. Quỳnh Anh (2014), Học tập qua trải nghiệm trên thế giới, Tạp chí Công nghệ giáo dục số 02, Tháng 6/2014 14. Một số trang Web: 51 - http://wwwwww.google.com.vn - http://mamnon.com - http:// Wikipedia.com 52 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA Để nâng cao chất lượng dạy học mầm non xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu x vào ô những ý kiến mà thầy (cô) cho là đúng nhất hoặc trả lời ngắn gọn. Câu 1: Thầy (cô) hiểu thế nào là dạy học theo hướng trải nghiệm?  Dạy học theo hướng trải nghiệm là phương pháp dạy học gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có sự phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học.  Dạy học theo hướng trải nghiệm là khoa học giáo dục. Nó tập trung nhấn mạnh vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh.  Dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho người học tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng.  Ý kiến khác................................................................................. Câu 2: Thầy (cô) thường sử dụng các hoạt động dạy học nào dưới đây theo hướng trải nghiệm trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật? Các hoạt động dạy học theo hƣớng trải nghiệm Hoạt động KPMTXQ Hoạt động hình thành biểu tượng toán Mức độ sử dụng Thƣờng Thỉnh xuyên thoảng Hiếm khi Hoạt động tạo hình Hoạt động giáo dục âm nhạc Hoạt động giáo dục thể chất Hoạt động góc Câu 3: Thầy (cô) thường sử dụng hình thức trải nghiệm nào trong dạy học ở trường mầm non? Các hình thức trải nghiệm Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Quan sát Thí nghiệm Thực hành Câu 4: Thầy (cô) thường sử dụng các phương pháp dạy học nào khi hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật? Tên phƣơng pháp Quan sát Giảng giải, giải thích Đàm thoại PP trò chơi PP thí nghiệm PP dạy học nêu vấn đề PP thảo luận nhóm PP trải nghiệm Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Câu 5: Thầy (cô) thường sử dụng hình thức dạy học nào khi hướng dẫn trẻ 56 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật? Mức độ thƣờng sử dụng Hình thức Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Tiết học/ trên lớp học Dạo chơi Tham quan Hoạt động góc Tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non Sinh hoạt hằng ngày Câu 6: Thầy (cô) thường sử dụng các PTTBDH nào khi hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật? STT Các PTTBDH 1 Vật thật 2 Tranh vẽ 3 Giấy, màu vẽ 4 Mô hình 5 Thiết bị hiện đại 6 Học cụ tự làm 7 PTTBDH khác (vui lòng ghi rõ) Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Câu 7: Thầy (cô) thường tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật như thế nào? Mức độ sử dụng Cách thức tổ chức trải nghiệm Thế giới thực vật 1.Vai trò của giáo viên và trẻ 1.1 Giáo viên giảng giải, trẻ ngồi nghe. 1.2 Giáo viên hướng dẫn trải nghiệm, trẻ thực hiện và tự rút ra kết luận. 1.3 Giáo viên không hướng dẫn trải nghiệm, trẻ tự thực hiện,giáo viên rút ra kết luận cho trẻ. 1.4 Giáo viên làm thay trẻ, giáo viên rút ra kết luận cho trẻ. 2. Hoạt động trải nghiệm của trẻ. 2.1 Trẻ tự trải nghiệm, mò mẫm để rút ra kiến thức mới. Trẻ có thể có những sai lầm 2.2. Trẻ trải nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi rút ra kiến thức đúng. Trẻ không gặp phải những sai lầm. [...]... việc Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc Hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm Chương 3: Quy trình Hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HƢỚNG DẪN TRẺ 5 -6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO. .. GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM 2.1 Mục đích khảo sát thực trạng Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài Từ đó, đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường mầm non hiện nay 2.2 Phạm vi, đối tƣợng khảo sát thực. .. do trẻ ít được làm thí nghiệm và tham gia các hoạt động thực hành 2.4.2 Thực trạng hƣớng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật * Các PPDH đƣợc giáo viên sử dụng trong hoạt động hƣớng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật Qua điều tra bằng phiếu câu 4 (phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau: 26 Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các PPDH trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám. .. hướng trải nghiệm ở trường mầm non - Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm Phương pháp khảo sát thực trạng - Phương pháp nghiên nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp các thông tin trong các Công văn, Chỉ thị, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo án của một số giáo viên mầm non để tìm hiểu thực trạng dạy học trẻ 5 -6 tuổi theo hướng trải. .. sát thực trạng: Trường mầm non Đại Thịnh thuộc địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Đối tượng khảo sát thực trạng: Giáo viên và trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội 2.3 Nội dung, phƣơng pháp khảo sát thực trạng Nội dung khảo sát thực trạng gồm: - Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật - Khảo sát thực trạng dạy học cho trẻ 5 -6 tuổi theo hướng. .. 58.3 60 50 40 31.7 30 30 23.3 20 10 41.7 35 0 0 0 0 33.3 28.3 25 13.4 10 0 0 41.7 0 0 QS GG, GT ĐT TC TN NVĐ TLN TRN Biểu đồ 4: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật 27 Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy có rất nhiều PPDH được sử dụng trong dạy học chủ đề Thế giới thực vật Các phương pháp giáo viên sử dụng để hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi. .. thể để trẻ tự mình tham gia vào hoạt động khám phá Thế giới thực vật nhằm thỏa mãn trí tò mò của trẻ Việc tổ chức cho trẻ khám phá với Thế giới thực vật trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ, cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về thực vật: tên 16 gọi, cấu tạo, đặc điểm, nơi sống, lợi ích, quy luật phát triển hình thành và phát triển ở trẻ các... 1.1.3 Dạy học theo hƣớng trải nghiệm Có rất nhiều cách tiếp cận quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm Một số tác giả coi dạy học theo hướng trải nghiệm là một chiến lược dạy học, hay là một hình thức dạy học Ở phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiếp cận quan điểm dạy học theo hướng trải nghiệm dưới góc độ là một phương pháp dạy học Như vậy: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy... hình thức dạy học trong hoạt động hƣớng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật Qua điều tra bằng phiếu câu 5 (phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.5 Mức độ sử dụng các hình thức dạy học chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ 5 -6 tuổi Mức độ thƣờng sử dụng Thƣờng xuyên Hình thức Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % Tiết học/ trên lớp học 60 100 0 0 0 0 Dạo chơi 57 95 3 5 0 0 Tham... trƣng của dạy học theo hƣớng trải nghiệm Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ trong dạy học theo hướng trải nghiệm: Dạy học theo hướng trải nghiệm làm thay đổi cách nhìn nhận của giáo viên và trẻ về kiến thức và về vị trí, vai trò của thầy - trò trong quá trình học tập Trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm: giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và thúc đẩy việc trải nghiệm trực tiếp ... việc Hướng dẫn trẻ – tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm Chương 2: Cơ sở thực tiễn việc Hướng dẫn trẻ 5- tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. .. hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật 26 2.4.3 Thực trạng hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm 32 CHƢƠNG QUY TRÌNH HƢỚNG DẪN... DẪN TRẺ 5 -6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM 3.1 Nguyên tắc hƣớng dẫn trẻ 5 -6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm Việc tổ chức cho trẻ khám

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w