8. Cấu trúc khóa luận
2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. Từ đó, đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường mầm non hiện nay.
2.2. Phạm vi, đối tƣợng khảo sát thực trạng
Phạm vi khảo sát thực trạng: Trường mầm non Đại Thịnh thuộc địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng khảo sát thực trạng: Giáo viên và trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội.
2.3. Nội dung, phƣơng pháp khảo sát thực trạng
Nội dung khảo sát thực trạng gồm:
- Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật.
- Khảo sát thực trạng dạy học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non.
- Khảo sát thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề thế giới
thực vật theo hướng trải nghiệm.
Phương pháp khảo sát thực trạng
- Phương pháp nghiên nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp các thông tin trong các Công văn, Chỉ thị, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo án của một số giáo viên mầm non để tìm hiểu thực trạng dạy học trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm.
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra gồm 7 câu hỏi (nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1). Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu. Các phiếu điều tra được phát cho các giáo viên mầm non công tác tại trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội.
STT Tên cơ sở Địa chỉ Số
phiếu
1 Cơ sở 1 Thường Lệ - Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội 30
2 Cơ sở 2 Nội Đồng - Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội 30
Tổng số 60
- Phương pháp quan sát, dự giờ: Để tìm hiểu cách sử dụng các PTTBDH, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các hoạt động học tập của trẻ 5-6 tuổi.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn sau dự giờ và trao đổi với giáo viên ngoài giờ lên lớp về các hoạt động trải nghiệm và cách sử dụng các hoạt động trải nghiệm, kết quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm; hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, PTTBDH
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng
2.4.1. Thực trạng dạy học cho trẻ 5-6 tuổi theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng mầm non
* Quan niệm của giáo viên về dạy học theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng mầm non
Trước tiên chúng tôi điều tra về sự hiểu biết của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm. Để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra. Nội dung phiếu điều tra câu 1 ( phụ lục 1).
Bảng2.1. Thống kê kết quả điều tra quan niệm của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
Quan niệm của giáo viên về dạy học theo hƣớng trải nghiệm Kết quả SL % Quan niệm 1 20 33,3 Quan niệm 2 16 26,7 Quan niệm 3 24 40
Kết quả điều tra quan niệm của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Quan niệm của giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non.
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy hiểu biết của giáo viên về quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm còn rất hạn chế. Có tới 59,9% giáo viên được hỏi hiểu chưa đúng và đầy đủ về dạy học theo hướng trải nghiệm.Trong đó 33,3% giáo viên cho rằng: Dạy học theo hướng trải nghiệm là phương pháp dạy học gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có sự phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. 26,7% giáo viên cho
33,3% 26,7% 40% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
rằng: Dạy học theo hướng trải nghiệm là khoa học giáo dục. Nó tập trung nhấn mạnh vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Nguyên nhân là do phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học mới, hầu hết các giáo viên mầm non chưa có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu về phương pháp dạy học này. Chỉ có 40% giáo viên hiểu đúng và đầy đủ về quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho người học tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng. Đa số các cô giáo đều nhận thấy đây là phương pháp dạy học mới và chưa được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong dạy học mầm non.
* Các hoạt động ở trƣờng mầm non thƣờng xuyên tổ chức dạy học theo hƣớng trải nghiệm
Để có kết quả điều tra chính xác và khách quan chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu (nội dung phiếu điều tra câu 2 phụ lục 1).
Bảng 2.2 Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
Các hoạt động dạy học theo hƣớng trải nghiệm
Mức độ sử dụng
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL %
Hoạt động KPMTXQ (1) 29 48,3 20 33,4 11 18,3
Hoạt động hình thành
biểu tượng toán (2) 21 35 17 28,3 22 36,7
Hoạt động tạo hình (3) 57 95 3 5 0 0
Hoạt động giáo dục âm
nhạc (4) 56 93 4 6,7 0 0
Hoạt động giáo dục thể
chất (5) 58 96,7 2 3,3 0 0
Kết quả điều tra mức độ sử dụng các hoạt động ở trường mầm non thường xuyên tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm được thể hiện bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy có rất nhiều các hoạt động dạy học được tổ chức theo hướng trải nghiệm. Tuy nhiên mức độ sử dụng các hoạt động có sự khác nhau.
Các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm được giáo viên thường xuyên sử dụng là: tạo hình (95%); giáo dục âm nhạc (93%); giáo dục thể chất (96,7%); góc (61,7%). Đây là các hoạt động thực hành được giáo viên sử dụng với mức độ cao bởi trong các hoạt động này có nhiều nội dung học tập phù hợp với việc dạy học theo hướng trải nghiệm.
KPMTXQ (48,3%) và hình thành biểu tượng toán (35%) là hai hoạt động dạy học được giáo viên sử dụng ít hơn so với các hoạt động nêu trên. Nguyên nhân là do hai hoạt động này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về đồ dùng, phương tiện, môi trường trải nghiệm nên giáo viên ngại tổ chức các hoạt động này theo hướng trải nghiệm.
48.3 35 95 93 96.7 61.7 33.4 28.3 5 6.7 3.3 28.3 18.3 36.7 0 0 0 10 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy cần phải thường xuyên tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm cho tất cả các hoạt động học tập. Có như vậy, trẻ mới hào hứng tham gia hoạt động học tập và việc tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
* Những hình thức trải nghiệm đƣợc sử dụng ở trƣờng mầm non
Để có kết quả điều tra chính xác và khách quan chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu (nội dung phiếu điều tra câu 3 phụ lục 1).
Bảng 2.3 Thống kê các hình thức trảinghiệm được sử dụng ở
trường mầm non
Các hình thức trải nghiệm
Mức độ sử dụng
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL %
Quan sát 60 100 0 0 0 0
Thí nghiệm 36 60 9 15 15 25
Thực hành 40 66,7 14 23,3 6 10
Kết quả điều tra các hình thức trải nghiệm được sử dụng trong trường mầm non được biểu thị bằng biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 3: Các hình thức trải nghiệm được sử dụng ở trường mầm non
100% 60% 66,7% 0% 15% 23,3% 0% 25% 10% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Quan sát Thí nghiệm Thực hành Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy có ba hình thức trải nghiệm được sử dụng với các mức độ khác nhau. Quan sát là hình thức trải nghiệm được giáo viên ưu tiên sử dụng (100%). Đây là hình thức trải nghiệm quen thuộc mà giáo viên thường xuyên sử dụng trong hoạt động dạy học bởi có nhiều nội dung học tập phù hợp với hình thức quan sát. Hơn nữa hình thức trải nghiệm này không đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về đồ dùng, phương tiện, cách thức tổ chức thì đơn giản.
Thí nghiệm (60%) và Thực hành (66,7%) là hai hình thức trải nghiệm được giáo viên thường xuyên sử dụng. Đây là hai hình thức trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nắm bắt các đối tượng thông qua hoạt động làm thí nghiệm và thực hành. Tuy nhiên giáo viên lại ít sử dụng hai hình thức này bởi chúng đòi hỏi sự đầu tư công phu về nội dung, đồ dùng, phương tiện. Hơn nữa, để hoạt động này được sử dụng hiệu quả trẻ cũng cần được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành nhất định. Vì thế giáo viên chưa quan tâm nhiều đến hai hoạt động trải nghiệm này.
Tóm lại qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy: hầu hết giáo viên mầm non thường xuyên sử dụng hình thức trải nghiệm: Quan sát mà ít quan tâm sử dụng hai hình thức: Thí nghiệm và Thực hành. Điều này khiến trẻ nhàm chán, khó khăn trong việc tiếp thu tri thức do trẻ ít được làm thí nghiệm và tham gia các hoạt động thực hành.
2.4.2. Thực trạng hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật * Các PPDH đƣợc giáo viên sử dụng trong hoạt động hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật
Qua điều tra bằng phiếu câu 4 (phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các PPDH trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật
Tên phƣơng pháp
Mức độ sử dụng
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL %
Quan sát 60 100 0 0 0 0
Giảng giải, giải thích 60 100 0 0 0 0
Đàm thoại 60 100 0 0 0 0 PP trò chơi 54 90 6 10 0 0 PP thí nghiệm 19 31,7 23 38,3 18 30 PP dạy học nêu vấn đề 14 23,3 21 35 25 41,7 PP thảo luận nhóm 17 28,3 35 58,3 8 13,4 PP trải nghiệm 15 25 20 33,3 25 41,7
Biểu đồ 4: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật
100 100 100 90 31.7 23.3 28.3 25 0 0 0 10 35 58.3 33.3 0 0 0 0 30 41.7 13.4 41.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 QS GG, GT ĐT TC TN NVĐ TLN TRN Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Nhận xét:
Kết quả điều tra cho thấy có rất nhiều PPDH được sử dụng trong dạy học chủ đề Thế giới thực vật. Các phương pháp giáo viên sử dụng để hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học truyền thống như: quan sát (100%), đàm thoại (100%), trò chơi (90%) bởi đây là các PPDH quen thuộc, phù hợp với nhiều nội dung học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn: sự phối hợp giữa các phương pháp này trong một tiết học còn chưa hợp lý, chưa có sự linh hoạt và sáng tạo. Tình trạng dạy học “giáo viên là trung tâm của hoạt động”, “giáo viên bảo gì học sinh nghe nấy” vẫn còn tương đối phổ biến. Khi thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật, giáo viên ít quan tâm đến việc huy động vốn hiểu biết của trẻ về đối tượng, chưa tạo được mối liên hệ giữa kiến thức mới với vốn kinh nghiệm mà trẻ đã có. Vì vậy chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của trẻ, chưa lấy trẻ làm trung tâm, trẻ ít hứng thú với nội dung bài học.
Tiếp đó là các PPDH thực hành như: Thí nghiệm (31,7%), Thảo luận nhóm (28,3%), Phương pháp trải nghiệm (25%) và Dạy học nêu vấn đề (23,3) được sử dụng với mức độ ít hơn do các phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị tương đối công phu của giáo viên về nội dung, đồ dùng, phương tiện, kĩ năng tổ chức... Hơn nữa, để các phương pháp này được sử dụng hiệu quả trẻ cũng cần được rèn luyện kĩ năng: làm thí nghiệm, hoạt động nhóm trong khi đó do số lượng trẻ quá đông, lại rất hiếu động nên phạm vi và mức độ áp dụng các PPDH thực hành chưa cao.
Như vậy, qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy: hầu hết trong các giờ học ở trường mầm non nói chung và giờ học CTKPMTXQ nói riêng giáo viên đều sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Điều này khiến cho trẻ nhàm chán, trẻ tiếp thu tri thức một cách thụ động. Bên cạnh đó giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhưng mức độ và hiệu quả sử dụng chưa cao.
* Mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong hoạt động hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật
Qua điều tra bằng phiếu câu 5 (phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5 Mức độ sử dụng các hình thức dạy học chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ 5-6 tuổi
Hình thức
Mức độ thƣờng sử dụng
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL % Tiết học/ trên lớp học 60 100 0 0 0 0 Dạo chơi 57 95 3 5 0 0 Tham quan 12 20 18 30 30 50 Hoạt động góc 54 90 5 8,3 1 1,7 Tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non 11 18,4 17 28,3 32 53,3
Sinh hoạt hằng ngày 50 83,3 10 16,7 0 0
Biểu đồ 5 Mức độ sử dụng các hình thức dạy học chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ 5-6 tuổi 100% 95% 20% 18,4% 83,3% 0% 5% 30% 28,3% 16,7% 0% 0% 50% 53,3% 0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 TH DC TQ TCLH SHHN Hình thức dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Nhận xét: Qua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy: hầu hết giáo viên khi tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật thường xuyên sử dụng các hình thức: tiết học (100%), hoạt động ngoài trời (95%), hoạt động góc (90%), sinh hoạt hằng ngày (83,3%). Các giáo viên này cho rằng, đây là những hình thức phù hợp để tổ chức cho trẻ khám phá các nội dung của chủ đề. Bên cạnh đó, những hình thức này dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của trường, lớp, có thể tổ chức thường xuyên theo chương trình giáo dục mầm non.
Các hình thức ít được sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật như: tổ chức các ngày lễ hội (18,3%), hình thức tham quan (20%) bởi công việc chuẩn bị lễ hội, buổi tham quan thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về đồ dùng, phương tiện... Hơn nữa điều kiện thực tiễn tại các trường mầm non cũng chưa thuận lợi cho việc tổ chức ngày lễ hội, buổi tham quan.
Như vậy, việc sử dụng các hình thức dạy học trong việc hướng dẫn trẻ KPMTXQ nói chung và khám phá chủ đề thế giới thực vật nói riêng được giáo viên áp dụng khá linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện của từng đơn vị trường lớp địa phương. Đa số giáo viên ưu tiên sử dụng các hình thức dạy học truyền thống: tiết học, hoạt động ngoài trời. Các hình thức dạy học như tham quan, trải nghiệm rất ít khi được áp dụng vì vậy chưa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ.
* Mức độ sử dụng các PTTBDH khi hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá Thế giới thực vật và hiệu quả khi sử dụng các PTTBDH đó.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu (câu 6) kết hợp trao đổi, trò