Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 5, 6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm (Trang 46)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Việc xác định yêu cầu, nội dung hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi. Nội dung trải nghiệm được đưa ra phải phù hợp: không quá khó hoặc quá dễ để tất cả các trẻ trong lớp đều thực hiện được. Nếu nội dung quá khó trẻ sẽ không thực hiện được, nếu nội dung quá dễ sẽ khiến trẻ nhàm chán, không phát triển được hết khả năng của trẻ. Từ đó không đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Khi đưa ra nhiệm vụ trải nghiệm giáo viên cần lưu ý sự phù hợp giữa yêu cầu vừa sức chung: tính đến khả năng nhận thức của trẻ từng lứa tuổi,

từng vùng miền với yêu cầu vừa sức riêng : khả năng nhận thức của từng trẻ. Qua đó vừa giúp trẻ đạt được yêu cầu chung của lứa tuổi, vừa hướng tới những trẻ kém phát triển/phát triển vượt trội.

3.2. Quy trình hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm

Từ những nghiên cứu cơ sở lí luận ở chương 1, áp dụng mô hình trải nghiệm của David Kold có thể đưa ra quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật bằng phương pháp trải nghiệm như sau:

* Bước 1: Nêu nội dung trải nghiệm

Nội dung trải nghiệm gắn với kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho trẻ. Nội dung trải nghiệm thường gắn với những vấn đề, tình huống, những đối tượng có trong cuộc sống thực của trẻ.

Giáo viên cần nêu rõ và giúp trẻ nắm được nội dung trải nghiệm.

* Bước 2: Hình thành vốn kinh nghiệm cho trẻ

- Giáo viên cung cấp vốn tri thức (kinh nghiệm) về nội dung học tập cho trẻ qua việc: giảng giải, thuyết trình, quan sát video, tranh ảnh, mô hình,... - Giáo viên tổ chức cho trẻ trình bày kết quả (vốn kinh nghiệm) thu được.

* Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm

- Trẻ thực hiện hoạt động trải nghiệm: Trẻ thực hiện hoạt động trải nghiệm dựa trên những kinh nghiệm của bản thân tiếp thu được từ bước 2. Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo cá nhân, nhóm, hoặc tập thể. Trẻ tự thực hiện trải nghiệm dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, điều khiển của giáo viên.

- Trẻ suy ngẫm, chia sẻ, thảo luận kết quả trải nghiệm: Sau khi thực hiện trải nghiệm, trẻ suy ngẫm về kết quả mà mình đạt được và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Sau khi suy ngẫm, trẻ có thể chia sẻ với các trẻ khác

hoặc giáo viên về những băn khoăn của mình và thảo luận cách khắc phục. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ chia sẻ những nội dung sau:

+ Hoạt động trải nghiệm được thực hiện như thế nào? + Kết quả thu được từ hoạt động trải nghiệm?

+ Cảm tưởng của cá nhân sau khi tiến hành trải nghiệm

(Giáo viên để các cá nhân trẻ hay nhóm trẻ phát biểu tự do và giáo viên

ghi nhận những ý kiến của trẻ). * Bước 4: Hình thành kiến thức

- Giáo viên tổ chức cho trẻ so sánh, đối chiếu cách làm, kết quả trải nghiệm với các trẻ khác. Từ đó, giáo viên hướng dẫn trẻ khái quát lại vấn đề trải nghiệm và tự rút ra kết luận, đưa ra khái niệm về vấn đề trải nghiệm đó.

- Giáo viên đưa ra kết luận và khái niệm về vấn đề trải nghiệm * Bước 5: Áp dụng

- Giáo viên giúp trẻ vận dụng những kiến thức mới vào các tình huống, hoàn cảnh tương tự.

3.3. Minh họa quy trình hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hƣớng trải nghiệm

Ví dụ 1

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đề tài: Quá trình phát triển của cây xanh Thời gian: 2 tiết

Lứa tuổi: 5-6 tuổi 1. Mục đích, yêu cầu

- Về kiến thức

+ Trẻ biết quá trình phát triển của cây xanh.

+ Trẻ biết những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển. + Trẻ biết quy trình gieo và chăm sóc hạt giống.

- Về kĩ năng

+ Rèn cho trẻ các kĩ năng chung: quan sát, chú ý, ghi nhớ…

+ Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.

+ Trẻ có kĩ năng gieo và chăm sóc hạt giống. - Về thái độ

+ Giáo dục trẻ yêu thích và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. + Tích cực tham gia hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường.

2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”, đoạn băng quá trình gieo và chăm sóc hạt giống.

* Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một bộ đồ dùng gieo hạt: các loại hạt giống, chậu đất, bay xúc đất, bình tưới nước, nước.

3. Tiến hành

* Bước 1: Nêu nội dung trải nghiệm (tiết 1)

- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh” - Cô đàm thoại cùng trẻ sau khi hát và vận động bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát đã nhắc tới cái gì?

+ Các bạn nhỏ trong bài hát thích được làm công việc gì?

- Cô dẫn dắt vào nội dung hoạt động: Sắp tới trường mầm non của chúng ta có tổ chức cuộc thi “Người làm vườn giỏi” các con có muốn tham gia không? Để chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con tập gieo hạt nhé!

- Cô cung cấp kiến thức về quy trình gieo và chăm sóc hạt giống qua việc cho trẻ xem đoạn băng gieo hạt.

Để biết cách gieo hạt như thế nào cô mời các con cùng xem đoạn băng gieo hạt của các cô bác làm vườn nhé!

- Cô cho trẻ xem đoạn băng về quá trình gieo hạt. - Cô đàm thoại cùng trẻ sau khi xem xong đoạn băng: + Đoạn băng các con vừa xem nói về công việc gì?

+ Các con thấy các cô bác làm vườn đã gieo hạt như thế nào?

+ Qua việc quan sát bác làm vườn gieo hạt các con thấy hạt giống lớn lên như thế nào và hạt giống cần những gì để có thể phát triển được?

- Cô mời một vài trẻ mô tả lại quá trình phát triển của hạt giống sau khi gieo xuống đất (từ hạt -> hạt nảy mầm -> cây con -> cây trưởng thành -> cây ra hoa, kết quả).

* Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm

- Cô tổ chức cho trẻ gieo hạt:

+ Để có được những cây xanh đầu tiên chúng mình phải làm gì?

Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ gieo những hạt giống và chăm sóc cho chúng lớn lên thành những cây con để mang đi tham gia cuộc thi “Người làm vườn giỏi” nhé!. Từ những gì thu được sau khi xem xong video các con hãy tự mình gieo các hạt giống mà cô đã chuẩn bị cho các con.

- Cô tổ chức cho trẻ gieo hạt theo nhóm (5 người/nhóm), mỗi trẻ sẽ gieo một loại hạt giống khác nhau.

- Cô cho đại diện các nhóm lên nhận đồ dùng gieo hạt.

- Sau khi trẻ gieo hạt một thời gian cô tổ chức cho trẻ suy ngẫm, chia sẻ về quá trình gieo hạt giống.

- Cô mời các nhóm giới thiệu về hạt giống của nhóm mình ( tên hạt giống, cách gieo trồng).

+ Các con đã gieo những loại hạt giống nào? + Các con đã gieo hạt như thế nào?

+ Con thử đoán xem, hạt giống của nhóm mình có thể mọc và phát triển thành cây con được không?

- Cô cho các nhóm thảo luận, nhận xét về cách gieo hạt của mỗi nhóm. - Cô tiếp tục cho trẻ chăm sóc hạt vừa gieo trong thời gian tiếp theo. * Bước 4: Hình thành kiến thức (tiết 2)

Sau một thời gian cô cho trẻ mang các chậu hạt giống đã gieo ra và cùng quan sát.

- Cô đàm thoại cùng trẻ

+Sau khi gieo hạt giống xuống đất một thời gian có hiện tượng gì xảy ra không?

+ Các con đã chăm sóc hạt giống như thế nào?

- Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát cây của nhóm mình và rút ra nhận xét về cây của nhóm mình (cây có mọc không? Cây phát triển có tốt không?)

- Trẻ quan sát vầ so sánh cây của nhóm mình với cây của các nhóm khác, đồng thời trẻ so sánh quy trình gieo và chăm sóc hạt giống của nhóm mình với các nhóm khác.

- Cô hướng dẫn trẻ tự rút ra quy trình gieo hạt

+ Qua việc gieo hạt cây xanh thì các con đã biết để gieo được hạt giống thì chúng ta phải làm những gì? (đào hố -> đặt hạt giống vào trong hố đất -> lấp một lớp đất mỏng -> tưới nước cho hạt giống)

- Cô cho trẻ mô tả quá trình phát triển của hạt giống qua hoạt động gieo hạt mà trẻ đã thực hiện

- Cô kết luận lại quy trình gieo hạt: Để gieo hạt giống đầu tiên các con phải dùng bay đào hố sau đó đặt hạt giống vào trong hố đất và dùng bay lấp

một lớp đất mỏng lại. Sau khi gieo hạt xong các con dùng bình tưới nước cho hạt giống.

- Cô giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh. Yêu thích hoạt động bảo vệ môi trường.

* Bước 5: Áp dụng

- Nếu có các nhóm nào gieo hạt cây xanh chưa đúng quy trình cô cho các nhóm đó gieo lại.

- Từ việc gieo hạt cây xanh cô tổ chức cho trẻ thử trồng các cây hoa. Trước khi trồng các cây hoa cô yêu cầu trẻ nêu các bước trồng cây hoa và so sánh xem quy trình trồng hoa có giống hay là khác với quy trình gieo hạt cây xanh.

Ví dụ 2:

Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Tìm hiểu các loại quả

Hoạt động: Làm mứt trái cây Thời gian: 2 tiết

Lứa tuổi: 5-6 tuổi 1. Mục đích, yêu cầu

- Về kiến thức

+ Trẻ biết đặc điểm nổi bật của các loại trái cây + Trẻ biết quy trình làm mứt trái cây

- Về kĩ năng

+ Rèn các kĩ năng chung: quan sát, chú ý, ghi nhớ

+ Rèn kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát + Trẻ có kĩ năng làm mứt từ các loại quả khác nhau

- Về thái độ

2. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: video câu chuyện “Món quà của mẹ”

- Đồ dùng của trẻ: mỗi nhóm trẻ một bộ đồ dùng làm mứt quả:các loại quả: quả cam, quả dứa, quả xoài, quả táo (đã thái miếng nhỏ); hộp; đường; thìa; nồi, bếp ga, gang tay; khăn lau

3. Tiến hành

* Bước 1: Nêu nội dung trải nghiệm

Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tết đang vào nhà” Cô đàm thoại cùng trẻ sau khi đọc xong bài thơ + Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Bài thơ đã nhắc tới ngày gì?

+ Trong ngày tết gia đình các con thường chế biến những món ăn nào? Cô dẫn dắt vào hoạt động: Mỗi khi tết đến xuân về, các gia đình lại tất bật chuẩn bị rất nhiều các món ăn ngon để cùng nhau thưởng thức đấy các con ạ. Cũng sắp đến tết rồi, hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình tập chế biến những món mứt thơm ngon từ các loại trái cây để đến ngày tết chúng mình sẽ trổ tài làm mứt cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

* Bước 2: Hình thành vốn kinh nghiệm cho trẻ

- Giáo viên cung cấp tri thức về quá trình làm mứt trái cây qua việc cho trẻ xem video câu chuyện “ Món quà của mẹ” kết hợp với việc cô giới thiệu cho trẻ các bước làm mứt trái cây.

Biết chúng mình chưa biết cách làm mứt trái cây nên mẹ của Thỏ trắng đã gửi tới cho lớp mình một món quà đấy. Các con cùng xem đó là món quà gì nhé!

Cô cho trẻ xem đoạn video và đàm thoại cùng trẻ:

+ Các con vừa xem video câu chuyện “Món quà của mẹ” bạn nào cho cô biết mẹ Thỏ trắng đã làm món ăn gì?

+ Mẹ Thỏ trắng đã làm mứt từ các loại quả nào? + Mẹ đã làm mứt trái cây như thế nào?

Cô giới thiệu lại các bước làm mứt trái cây cho trẻ và mời 2-3 trẻ mô tả lại các bước làm mứt của mẹ bạn nhỏ.

* Bước 3: Tổ chức hoạt động làm mứt trái cây.

Sau khi xem xong đoạn băng hướng dẫn cách làm các loại mứt trái cây khác nhau bây giờ các con sẽ cùng thi xem ai làm các món mứt nhanh nhất và ngon nhất nhé!

- Cô phát cho mỗi trẻ bộ đồ dùng làm mứt trái cây.

- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện làm mứt từ các loại quả khác nhau mà cô đã chuẩn bị. Cô giúp đỡ trẻ nếu trẻ muốn đun trên bếp.

- Sau khi trẻ làm mứt xong cô để mỗi trẻ tự suy ngẫm về quá trình làm mứt của mình, sau đó tiến hành tổ chức cho trẻ chia sẻ với các bạn trong lớp về món mứt của mình.

- Cô mời các trẻ lên giới thiệu về món mứt do mình chế biến (tên gọi, cách chế biến).

- Cô cho các trẻ thảo luận với nhau về các món mứt trẻ chế biến. + Món mứt được làm từ loại quả gì?

+ Các loại quả đó có đặc điểm gì (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, mùi vị)? Các con làm thế nào để biết được đặc điểm của các loại quả đó?

+ Các con chế biến món mứt đó như thế nào?

+ Trong quá trình làm mứt các con gặp những khó khăn gì? + Các con thử nếm món mứt của mình xem có ngon không?

- Cho trẻ nhận xét về cách làm mứt của các bạn: có giống mình làm không, nếu khác thì khác ở bước nào.

* Bước 4: Hình thành kiến thức

- Cô cho trẻ khái quát lại các bước làm mứt của mình và rút ra kết luận về quy trình làm mứt từ các loại quả: Vừa rồi các con đã được tự tay chế biến các món mứt trái cây bây giờ bạn nào giỏi có thể nêu lại quy trình làm các món mứt trái cây cho cô và cả lớp cùng nghe nào?

- Cô kết luận lại quy trình làm mứt trái cây bao gồm 5 bước sau: + Bước 1: Rửa sạch các loại trái cây và để ráo nước

+ Bước 2: Gọt vỏ các loại quả và cắt thành từng miếng nhỏ

+ Bước 3: Bỏ các miếng trái câ y vào trong hộp và đổ một lượng đường thích hợp tùy theo khẩu vị của mỗi người lên các miếng trái cây

+ Bước 4: Lấy thìa trộn đều đường và trái cây lên, có thể cho thêm một số gia vị như: vani, kem, bơ (nếu thích) để khoảng 20 phút cho trái cây ngấm gia vị.

+ Bước 5: Làm khô hỗn hợp trái cây và đường (có thể đun trên bếp, sấy khô hoặc mang đi phơi nắng).

- Cô giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn các loại quả.

* Bước 5: Áp dụng

- Nếu có trẻ nào làm mứt không đúng quy trình cô có thể cho trẻ làm lại.

- Cô cho trẻ thử làm mứt từ các loại củ quả, hạt: củ cà rốt, quả bí xanh, khoai lang, hạt sen, quả mơ… Trước khi cho trẻ thực hiện cô yêu cầu trẻ mô tả các bước làm mứt củ, quả, hạt và so sánh quy trình làm mứt củ quả, hạt với quy trình làm mứt trái cây mà trẻ vừa thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới

thực vật theo hướng trải nghiệm” chúng tôi làm rõ cơ sở lí luận về dạy học theo

hướng trải nghiệm, khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở mầm non, đồng thời đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật bằng phương pháp trải nghiệm. Qua đó chúng tôi nhận thấy:

Giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về dạy học theo hướng trải

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 5, 6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)