1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đề án tổ chức khai thác và thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi

53 541 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 871,12 KB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN TỔ CHỨC KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CÁ NGỪ THEO CHUỖI - Hà Nội, 2013 - MỤC LỤC PHẦN I. CĂN CỨ XÂ DỰNG ĐỀ ÁN ........................................................... 1 I. Sự cần thiết xây dựng Đề án .................................................................... 1 1. Sự cần thiết .............................................................................................. 1 2. Căn cứ pháp lý ......................................................................................... 3 2.1. Các văn bản Quy phạm pháp luật .................................................................. 3 2.2. Công ước, điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia ............ 4 2.3. Một số công ước và điều ước quốc tế Việt Nam đang hướng đến ................ 4 II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CÁ NGỪ ...................................................................................................................... 4 1. Nguồn lợi, ngƣ trƣờng và thời vụ khai thác ........................................... 4 2. Thực trạng khai thác cá ngừ ................................................................... 5 2.1. Cơ cấu tàu và nghề khai thác ......................................................................... 5 2.2. Lao động trong khai thác................................................................................ 5 2.3. Công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm .................................................. 5 2.4. Mối quan hệ và các hình thức tổ chức sản xuất ............................................. 7 2.5. Sản lượng và năng suất khai thác ................................................................... 8 3. Thực trạng thu mua cá ngừ ..................................................................... 8 3.1. Năng lực thu mua cá ngừ. .............................................................................. 8 3.2. Cách thức tổ chức, phương thức thu mua và giá cả. ...................................... 9 4. Thực trạng chế biến cá ngừ ................................................................... 10 4.1. Năng lực chế biến. ........................................................................................ 10 4.2. Vai trò của hoạt động chế biến ..................................................................... 12 4.3. Đánh giá mối liên kết của khâu chế biến trong chuỗi .................................. 12 5. Thực trạng tiêu thụ cá ngừ .................................................................... 13 5.1. Tình hình tiêu thụ nội địa ............................................................................. 13 5.2. Tình hình xuất khẩu...................................................................................... 13 5.3. Dự báo xu thế tiêu thụ sản phẩm .................................................................. 14 5.4. Vai trò và mối liên kết của hoạt động xuất nhập khẩu trong chuỗi. ............ 14 6. Hoạt động hậu cần, dịch vụ và hỗ trợ khác .......................................... 15 6.1. Cảng cá, bến cá............................................................................................. 15 6.2. Cơ sở đóng sửa tàu thuyền. .......................................................................... 15 6.3. Sản xuất, kinh doanh nước đá ...................................................................... 15 6.4. Công tác dự báo ngư trường......................................................................... 15 6.5. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tàu cá .......................................... 15 6.6. Hoạt động Khoa học, công nghệ và khuyến ngư ......................................... 16 6.7. Hợp tác Quốc tế ............................................................................................ 16 7. Thực trạng về mối liên kết trong chuỗi khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ ........................................................................................ 17 7.1. Chuỗi sản phẩm cá ngừ ................................................................................ 17 7.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cá ngừ ..................................... 19 8. Đánh giá thực trạng khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ .... 22 8.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 22 i 8.2. Khó khăn ...................................................................................................... 22 8.3. Tồn tại........................................................................................................... 23 8.4. Nguyên nhân ................................................................................................ 23 9. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ thủy sản theo chuỗi ...................................................... 24 9.1. Kinh nghiệm quốc tế: ................................................................................... 24 9.2. Các nghiên cứu, dự án triển khai tại Việt Nam ............................................ 24 PHẦN II.. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN ............................................................... 26 1. Mục tiêu .................................................................................................. 26 1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 26 1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 26 2. Phạm vi ................................................................................................... 26 2.1. Đối tượng..................................................... .Error! Bookmark not defined. 2.2. Phạm vi đề án ............................................................................................... 27 3. Nhiệm vụ ................................................................................................. 27 3.1. Tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ ....................................................... 27 3.2. Hiện đại hóa tàu khai thác cá ngừ ................................................................ 27 3.3. Hiện đại hóa cơ sở hậu, cần dịch vụ ............................................................ 28 3.4. Tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ................................................. 28 3.5. Triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ .............................................................. 30 3.6. Đẩy mạnh công tác khoa học và mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ .................................... 32 3. 7. Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp ................................................... 32 3. 8. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................... 33 4. Các dự án ƣu tiên ................................................................................... 33 4.1. Dự án phát triển chuỗi giá trị cá ngừ bền vững.......................................... 333 4.2. Dự án quản lý bền vững nguồn lợi loài di cư xa bờ..................................... 34 4.3. Thí điểm đóng mới, hiện đại hóa tàu khai thác cá ngừ ................................ 35 PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ........... 37 1. Các giải pháp .......................................................................................... 37 1.1.Cơ chế chính sách.......................................................................................... 37 1.2. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác dự báo ngư trường. ................................ 37 1.3. Về tăng cường năng lực quản lý Nhà nước.................................................. 38 1.4. Về khoa học công nghệ ................................................................................ 38 1.5. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 38 1.6. Về hợp tác quốc tế ........................................................................................ 38 1.7. Về đầu tư ...................................................................................................... 38 2. Kinh phí thực hiện ................................................................................. 39 2.1. Nguồn kinh phí ............................................................................................. 39 2.2. Tổng hợp nhu cầu kinh phí: ........................................................................... 39 3. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 40 3.1. Trách nhiệm.................................................................................................. 40 3.2. Giám sát và đánh giá thực hiện Đề án.......................................................... 41 ii PHẦN I CĂN CỨ I. SỰ CẦN THIẾT DỰNG ĐỀ ÁN DỰNG ĐỀ ÁN 1. Sự cần thiết xây dựng Đề án Các đối tượng khai thác chính của cá ngừ đại dương là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to chủ yếu được khai thác bằng nghề câu vàng và câu tay, cá ngừ vằn loại có sản lượng cao chủ yếu được khai thác bằng nghề lưới vây và nghề lưới rê thu ngừ (lưới cản). Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tập trung chủ yếu từ phía Đông Bắc, Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa chạy dài xuống phía Bắc, trong và phía Nam của quẩn đảo Trường Sa. Ngoài ra, cá ngừ đại dương còn có nhiều ở các vùng biển cả, đặc biệt là vùng nước thuộc quyền quản lý của Ủy ban nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, vùng đặc quyền kinh tế của các quốc đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ dương (các nước có công nghệ khai thác thấp đang cho phép nước ngoài vào khai thác). Khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam năm 1994, đây là nghề hình thành muộn nhất, nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng tàu thuyền và trình độ công nghệ. Trong thời gian qua, nghề khai thác cá ngừ đại dương, nhất là nghề câu (câu vàng, câu tay), liên tục phát triển đã mở ra hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ; với sự quan tâm của Nhà nước, ngư dân khai thác cá ngừ đã được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tạo điều kiện để ngư dân an tâm vươn khơi và ổn định khai thác hải sản trên các vùng biển xa, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản; bà con ngư dân đã thể hiện được tinh thần lao động, cần cù, sáng tạo, kiên trì, phát triển sản xuất trên các vùng biển xa, thúc đẩy phát triển khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển. Trong nhiều năm, sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng, mắt to trong khoảng trên dưới 10 nghìn tấn. Riêng năm 2012, do phát hiện ra nghề mới (nghề câu tay cá ngừ vây vàng, mắt to kết hợp ánh sáng) năng suất vượt trội so với nghề câu vàng truyền thống và số lượng tàu làm nghề khác chuyển qua nghề này cũng tăng mạnh, sản lượng đạt khoảng trên 16 ngàn tấn/21 ngàn tấn cho phép khai thác. Trong năm này sản lượng cá ngừ vằn cũng đạt cao nhất vào khoảng 45 ngàn tấn/220 ngàn tấn khai thác cho phép. Thực tế cho thấy rằng hầu hết các loài cá kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bị khai thác quá mức thì loài cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế rất cao lại còn tiềm năng rất lớn. Một trong những nguyên nhân nhân chủ yếu chưa khai thác hiệu quả đối tượng này là do công nghệ khai thác, bảo quản, dự báo ngư trường của Việt Nam chưa đáp ứng được. Trong thời gian qua, nghề khai thác hải sản xa bờ liên tục phát triển; hiện cả nước có hơn 25 nghìn tàu cá khai thác xa bờ; đặc biệt, có gần 3.500 chiếc tàu 1 khai thác cá ngừ đại dương (chiếm 14% tàu cá xa bờ) thường xuyên khai thác trên vùng biển xa (Hoàng Sa, Trường Sa và DKI). Khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cá ngừ tăng trưởng nhanh trong 05 năm qua, năm 2008 xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt 188,694 triệu USD; đến năm 2012, xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đã đóng góp 569,406 triệu USD trong 6.134 triệu USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản (chiếm 9,28% và tăng 50% so với 2011). Được sự quan tâm của Nhà nước, ngư dân khai thác xa bờ cũng như khai thác cá ngừ được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, an tâm và ổn định sản xuất trên các vùng biển xa, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng nghìn lao động. Bà con ngư dân cũng đã thể hiện được tinh thần lao động, cần cù, sáng tạo, kiên trì phát triển sản xuất trên các vùng biển xa, thúc đẩy phát triển khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển. Từ cuối năm 2012 đến nay, hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản xuất cá ngừ, đặc biệt việc khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp với ánh sáng xuất hiện gặp nhiều khó khăn; số lượng tàu khai thác và sản lượng cá ngừ tăng nhanh, nhưng chất lượng, giá trị sản phẩm cá ngừ giảm, cơ cấu sản phẩm có giá trị cao nhất là dùng ăn sashimi thấp, tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất giảm, sản xuất thua lỗ ảnh hưởng đến đời sống ngư dân, thất thoát về giá trị và nguồn lợi, ảnh hưởng uy tín, thương hiệu cá ngừ Việt Nam, giảm khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu. Thực tế cho thấy những bất cập trong sản xuất cá ngừ, đó là: Phương thức và tổ chức sản xuất trong khai thác thiếu chặt chẽ, không phù hợp, tổ chức liên kết sản xuất trên biển theo mô hình tổ đội còn hình thức, hoạt động khai thác chưa được kiểm soát. Bên cạnh đó, phương thức và tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm không phù hợp, phân tán, không được kiểm soát, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích giữa cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu với ngư dân. Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khai thác và thu mua không được chú trọng. Nguyên nhân của những bất cập trên là do: Nghề khai thác cá ngừ Việt Nam hiện nay chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Khai thác cá ngừ vẫn là một nghề cá nhỏ, phát triển tự phát, thiếu định hướng, qui hoạch và cơ chế, chính sách. Vai trò quản lý Nhà nước thiếu tích cực, thiếu kế hoạch quản lý và phát triển ngành sản xuất cá ngừ trở thành ngành sản xuất bền vững. Vai trò của các Hội nghề nghiệp, Hiệp hội Cá ngừ chưa được phát huy… Đặc biệt, trong sản xuất cá ngừ chưa tạo được sự liên kết trong chuỗi từ khai thác, bảo quản, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và chia sẻ lợi ích. Hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản xuất cá ngừ chưa được định hướng phát triển để xứng tầm với tiềm năng còn 2 rất lớn về nguồn lợi; chưa phù hợp với khả năng, năng lực, nguồn lực của xã hội; chưa đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ và xu thế của thị trường. Để khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ trở thành ngành sản xuất phát triển tương xứng với tiềm năng về nguồn lợi, năng lực sản xuất; phù hợp với điều kiện và năng lực kinh tế trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, xu thế của thị trường và kinh tế thế giới trong thời gian tới, gắn khai thác với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển. Việc chọn đối tượng cá ngừ đại dương để tổ chức theo chuỗi: từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ. Phát triển chuỗi hiệu quả và bền vững, tạo sự đột phá, tiền đề và cơ sở để phát triển bền vững từ đó nhân rộng đối với các đối tượng và nghề khai thác hải sản xa bờ khác, góp phần thực hiện thành công Đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản” và chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, việc xây dựng Đề án “Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” là cần thiết. 2. Căn cứ pháp lý 2.1. Các văn bản Quy phạm pháp luật - Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11; - Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; - Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa IV về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. - Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản. - Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản và Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị định số 59/NĐ-CP; - Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; - Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; - Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển; - Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/05/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản; - Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; 3 - Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020; - Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản”. - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; - Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; 2.2. Công ƣớc, điều ƣớc Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia - Công ước quốc tế về Luật biển 1982; - Công ước CITES; - Công ước quốc tế Toremolinos về an toàn tàu cá, 1977; - Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển (SOLAS), 1974. 2.3. Một số công ƣớc và điều ƣớc quốc tế Việt Nam đang hƣớng đến: - Hiệp định đàn cá di cư xa; - Công ước về bảo tồn và quản lý đàn cá di cư xa trong khu vực Trung Tây Thái Bình Dương - Biện pháp các quốc gia có cảng ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp IUU – Fishing của FAO – 2009. II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CÁ NGỪ 1. Nguồn lợi, ngƣ trƣờng và thời vụ khai thác Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản, đã phát hiện được 09 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm: 1) nhóm cá ngừ lớn, phân bố ở vùng biển xa bờ - cá ngừ đại dương gồm: cá ngừ mắt to (Thunnus obesus), cá ngừ vây vàng (T. albacares), cá ngừ vây ngực dài (T. alalunga), cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis); 2) nhóm cá ngừ nhỏ, phân bố ở các nước gần bờ hơn gồm: cá ngừ bò (Thunnus tonggol), cá ngừ phương đông (Sarda orientalis), cá ngừ chù (Auxis thazard), cá ngừ ồ (A. rochei), cá ngừ chấm (Euthynnus affinis). Ngư trường khai thác Cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, mắt to và ngừ vằn) chủ yếu ở vùng lộng và vùng khơi của vùng biển miền Trung và vùng giữa biển Đông Bộ. Trữ lượng ước tính khoảng hơn 600 nghìn tấn; trong đó cá ngừ vằn có trữ lượng chiếm ưu thế, ước tính chiếm hơn 50% tổng trữ lượng cá nổi lớn, khả năng khai thác cho phép khoảng hơn 200 nghìn tấn/năm; nhóm cá ngừ 4 vây vàng và cá ngừ mắt to có trữ lượng trung bình ước tính khoảng hơn 45nghìn, khả năng khai thác cho phép khai thác khoảng từ 17 đến 21 nghìn tấn/năm. Thời vụ khai thác đối với cá ngừ vây vàng, mắt to từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau; cá ngừ vằn khai thác quanh năm. 2. Thực trạng khai thác cá ngừ 2.1. Cơ cấu tàu và nghề khai thác Đến tháng 7/2013, số lượng tàu khai thác cá ngừ 3.456 chiếc, trong đó: Nghề câu vàng và câu tay có 1.760 tàu (Bình Định: 1.034 tàu câu tay, Phú Yên: 550 tàu câu vàng và 18 tàu câu tay, Khánh Hòa có 133 tàu câu tay), nghề lưới vây có 592 chiếc, nghề lưới rê có 1.204 chiếc. Tàu khai thác cá ngừ chủ yếu là tàu vỏ gỗ có công suất máy tàu chủ yếu từ 45 CV trở lên. Đối với tàu câu cá ngừ (câu vàng, câu tay) chủ yếu tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Hầu hết tàu khai thác cá ngừ đều trang bị thiết bị khai thác như: máy thu câu, thu lưới, máy vô tuyến điện, một số tàu làm nghề lưới vây đã trang bị máy tầm ngư (dò cá). 2.2. Lao động trong khai thác cá ngừ Tổng số lao động khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Số lao động trên tàu khai thác cá ngừ được bố trí theo từng loại nghề, giao động khoảng 5 – 6 người/tàu đối với nghề câu tay, khoảng 9 – 10 người/tàu đối với tàu câu vàng, tàu lưới rê, 14 – 16 người/tàu lưới vây. Trên tàu, chủ tàu và thuyền trưởng là người có kinh nghiệm quản lý, điều hành khai thác và bảo quản sản phẩm, được đào tạo và cấp bằng thuyền, máy trưởng. Đối với thuyền viên, hầu như chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm, kiến thức và hiểu biết chủ yếu tích lũy qua thực tiễn sản xuất và học tập lẫn nhau, nên tay nghề khai thác và bảo quản sản phẩm rất thấp. 2.3. Công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm Nghề lưới vây Chiều dài và chiều cao vàng lưới vây tùy thuộc vào ngư trường, phương pháp khai thác, công suất tàu và không tuân thủ theo một hệ số điều chỉnh nào mà chủ yếu theo kinh nghiệm. Phương thức khai thác có 02 loại vây ngày và vây đêm kết hợp phương pháp dẫn dụ bằng ánh sáng. Hầu hết đều không sử dụng chà, chủ yếu khai thác theo kinh nghiệm. Tất cả các tàu lưới vây đều trang bị tời kéo lưới, thiết bị định vị. Hiện nhiều tàu đã trang bị thiết bị tầm ngư, khoảng trên 50% tàu có trang bị máy thu lưới. Nghề lưới rê Kết câu vàng lưới tùy thuộc vào công suất tàu và ngư trường. Thao tác và kỹ thuật thả lưới bằng thủ công, công đoạn thu lưới được trang bị máy thu lưới truyền động bằng thủy lực. Thời gian thả, ngâm, thu lưới tùy 5 thuộc vào chiều dài vàng lưới, tập quán sản xuất của từng địa phương và tốc độ thả thu lưới và chiều dài vàng lưới. Nghề câu cá ngừ Có 02 loại: câu vàng và câu tay kết hợp với ánh sáng. Hầu hết các tàu đều được trang bị máy thu dây câu chính, máy định vị vệ tinh, la bàn, thông tin liên lạc... Đối với nghề câu vàng: Kết cấu, kích thước vàng câu phụ thuộc vào quy mô tàu thuyền và trang thiết bị kỹ thuật cho nghề (chiều dài vàng câu từ 40 – 60km, với số dây câu và lưỡi câu khoảng từ 700 – 1.000 lưỡi); sử dụng là lưỡi câu J hoặc lưỡi câu vòng; thời gian thả, ngâm và thu câu tùy thuộc số lượng lưỡi câu thả của mỗi tàu. Đối với nghề câu tay: Xuất hiện từ cuối năm 2011 đến nay, tàu được trang bị máy phát điện, đèn cao áp, cần, dây câu, mỗi tàu với 4 – 6 cần câu. Thời gian chuyến biển được rút ngắn bằng khoảng 2/3 thời gian so với câu vàng. Nghề câu tay đạt sản lượng khai thác đạt khá cao. Tuy nhiên, chất lượng cá ngừ câu tay thấp, tỷ lệ cá ngừ câu tay đạt tiêu chuẩn sashimi chỉ đạt 5 – 6 % lô sản phẩm khai thác được. Nhưng do giảm chi phí di chuyển thu thả câu, giảm chi phí mồi và thời gian chuyến biển nên hiệu quả của nghề này thường cao hơn nhiều so với nghề câu vàng truyền thống. Công nghệ bảo quản sản phẩm Đa số hầm bảo quản sản phẩm sử dụng vật liệu với chất liệu là xốp ghép (styrofor), một số tàu còn sử dụng bạt và những tấm xốp rời lót trong hầm nên khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn, chất lượng sản phẩm giảm nhanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số tàu đã tiến hành lắp đặt hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, xong chưa nhiều. Đối với tàu câu, quy trình xử lý, sơ chế và bảo quản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hầu hết không thực hiện công đoạn ngâm hạ nhiệt, nước đá chất lượng không đạt, thời gian bảo quản kéo dài (25- 30 ngày), tỷ lệ cá đạt yêu cầu chất lượng ăn tươi (sashimi) thấp, nhất là câu tay kết hợp với ánh sáng. Đối với tàu lưới vây, phương thức bảo quản cá ngừ chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; nhiều tàu thời gian bảo quản cá trên tàu dài từ 2 – 3 tuần, ảnh hưởng đến chất lượng và tổn thất sau thu hoạch cao. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu Công tác vệ sinh trên tàu đã được chú trọng và quan tâm; xong do kết cấu vật liệu hầm bảo quản không đạt yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số tàu lắp đặt hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), vách Inox đáp ứng về điều kiện bảo quản sản phẩm, chất lượng cá được đảm bảo và và đáp ứng về an toàn vệ sinh thực phẩm. 6 Nhìn chung, cơ sở vật chất, kỹ thuật, chất lượng hầm bảo quản, tay nghề và kỹ thuật xử lý, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của tất cả các tàu khai thác cá ngừ hiện nay chưa đạt yêu cầu, nên chất lượng cá giảm sút, gây tổn thất sau thu hoạch còn lớn. 2.4. Mối quan hệ và các hình thức tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất trên biển Đối với đội tàu khai thác cá ngừ nói chung, khoảng 60% tàu hoạt động theo mô hình sản xuất độc lập, không theo hình thức tổ đội. Một số tàu bán sản phẩm trên biển, một số tàu gửi sản phẩm cho tàu khác về bờ tiêu thụ, như một số mô hình tàu câu vàng của Tam Quan, Bình Định. Những tàu khai thác từ 15 ngày trở lên thường được tổ chức dưới dạng tổ đội sản xuất hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với các tàu khác trong địa phương giúp nhau trong việc vận chuyển sản phẩm về bờ hoặc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu từ bờ ra; đặc biệt giữa nghề lưới vây đêm có mối quan hệ với các tàu câu để kết nối khi gặp cây trôi (trà nổi) trên biển. Có khoảng 10% tàu khai thác nghề lưới vây khai thác trong ngày, nhóm tàu này thường ở gần ngư trường vùng lộng và vùng bờ khi cá áp lộng. Hiện nay sản phẩm khai thác của nhiều tàu lưới vây được bán ngay cho các tàu dịch vụ thu mua trên biển, nên thời gian bám biển thường đến hết mùa trăng mới về bờ như tàu của các tỉnh Miển Trung và Miền Nam, đối với các tỉnh Miền Bắc mô hình này chưa được thực hiện. Tuy nhiên, do ý thức cộng đồng chưa cao, nên việc hình thức sản xuất theo tổ đội và tổ chức liên kết sản xuất trên biển còn ở tỷ lệ thấp. Liên kết khai thác với dịch vụ thu mua trên biển Hiện nay, ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có khoảng 295 tàu hoạt động dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác trên biển; trong đó: Bình Định có 02 tàu, Phú Yên có 08 tàu, Khánh Hòa có 285 tàu. Riêng tỉnh Khánh Hòa có 25 tàu thu mua tại vùng lộng và vùng khơi. Nhiều tàu lưới vây được bán ngay cho các tàu dịch vụ thu mua này, như các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Các tàu của Bình Định bằng nghề lưới vây hoạt động ở các ngư trường các tỉnh phía Nam bán sản phẩm cho các tàu dịch vụ thu mua của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các tàu thu mua các tỉnh phía Nam. Mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển ngoài việc mua sản phẩm còn hỗ trợ thao tác trong quá trình thả lưới, cung ứng nhiên vật liệu và thực phẩm cho tàu khai thác...Hiện nay các mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển của ngư dân phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để tàu khai thác và bám biển dài ngày, chi phí thấp, hiệu quả được nâng cao rõ rệt, cá được bán và chuyển về bờ nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch. 7 2.5. Sản lƣợng và năng suất khai thác Sản lượng khai thác cá ngừ Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với năm 2012; do ảnh hưởng của chi phí cho chuyến biển cao, sản lượng đánh bắt thấp, đồng thời giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh nên nhiều tàu bị lỗ vốn. Theo báo cáo của các địa phương: Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 6 tháng đầu năm 2013 của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đạt 12.411 tấn, trong đó: Bình Định đạt 5.481 tấn, bằng 97,2 % so với cùng kỳ; Phú Yên đạt 4.115 tấn, bằng 68,6% so với cùng kỳ; Khánh Hòa đạt 2.956 tấn, bằng 132,5 % so với cùng kỳ. Năng suất khai thác cá ngừ Đối với nghề lưới vây, năng suất bình quân 300 – 500 kg/ mẻ lưới, cá biệt có tàu khai thác đạt 30 – 40 tấn/mẻ lưới; chuyến biển từ 7 – 10 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển. Đối với nghề lưới rê, năng suất bình quân từ 300 – 500 kg/ mẻ lưới; chuyến biển từ 15 – 20 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển. Đối với nghề câu vàng, năng suất bỉnh quân từ 1 – 3 con/vàng câu; chuyến biển từ 20 – 25 ngày, có tàu 25 – 30 ngày, sản lượng khai thác bình quân 20 - 40 con/chuyến biển (1.000 – 2.000 kg/chuyến biển). Đối với nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chuyến biển từ 15 – 20 ngày, năng suất bình quân từ 3 – 5 con/đêm, sản lượng bình quân đạt từ 3 – 5 tấn/tàu/chuyến; cá biệt có tàu trên 100 con, sản lượng trên 7 tấn/tàu/chuyến. Tuy nhiên, từ tháng 3/2013 đến nay, năng suất và sản lượng khai thác giảm sút rõ rệt, đa số khai thác không hiệu quả, hiện nhiều tàu đã nghỉ khai thác hoặc chuyển sang nghề khác hoặc khai thác kiêm nghề. 3. Thực trạng thu mua cá ngừ 3.1. Năng lực thu mua cá ngừ. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 36 cơ sở thu mua và 15 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua trực tiếp cá ngừ. Tại các cảng cá, bến cá: Các công đoạn vận chuyển từ tàu lên bờ và đến cơ sở thu mua đều được thực hiện thủ công; cầu cảng xa, không có mái che, chủ yếu cá mua vào ban ngày nên hầu hết cá tiếp xúc trực tiếp với nắng. Nhiều cơ sở mới chỉ chấp hành đăng ký kinh doanh, không đáp ứng yêu cầu về điều kiện kinh doanh như: cơ sở vật chất- kỹ thuật không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, thu mua nguyên liệu hải sản; vị trí, mặt bằng nằm trong khu dân cư; nhiều cơ sở xây dựng nhà xưởng sơ sài, tạm bợ; đội ngũ quản lý và nhân viên chưa được đào tạo, tập huấn chuyên môn. chất lượng nguyên liệu bị giảm và tổn thất sau thu hoạch lớn. 8 3.2. Cách thức tổ chức, phƣơng thức thu mua và giá cả. Cách thức tổ chức thu mua Ngư dân không thể bán cá trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuẩt khẩu mà phải bán thông qua trung gian là đại lý hoặc nậu vựa. Việc thiếu vắng các chợ cá ngừ tại các bến cảng đã không cho ngư dân cơ hội được lựa chọn bạn hàng, cơ hội có được thông tin minh bạch về giá cá ngừ theo phẩm cấp trên thị trường. Đối với tàu có sự giàng buộc do vay vốn của chủ nậu vựa thì chủ tàu phải bán sản phẩm cho chủ vay, đối với tàu không có sự giàng buộc vốn vay thì sau khi khảo sát và thỏa thuận giá, phương thức nhận hàng thì bán cho cơ sở nào có giá cao và phương thức nhận hàng phù hợp, chưa có phương thức bán đấu giá cá ngừ. Hiện nay phương thức mua bán sản phẩm cá ngừ, nhất là cá ngừ đại dương không phù hợp, tình trạng mua xô, ép cấp, ép giá gây bất lợi lớn cho ngư dân, đã không khuyến khích và nâng cao trách nhiệm cho ngư dân trong việc bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn cả về chất lượng cũng như giá trị. Bản thân các Doanh nghiệp, các Đại lý, Nậu vựa phải lo ứng phó với các rủi ro, biến động thị trường nên luôn đưa ra mức giá dự phòng, thấp hơn so mặt bằng giá trị sản phẩm. Đây là mâu thuẫn đang tồn tại giữa ngư dân với các nậu vựa thu mua tiêu thụ cá ngừ. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua việc tổ chức quản lý đồng bộ hệ thống sản xuất kinh doanh cá ngừ từ khai thác bảo quản, chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu, đặc biệt chú trọng hình thành cơ sở hạ tầng chợ đấu giá cá ngừ đại dương để công khai minh bạch các thông tin thị trường, giá cả. Tại Phú Yên và Khánh Hòa các tổ chức, cá nhân đã mạng dạn đầu tư cho những con tàu thực hiện hoạt động thu mua, cung ứng dịch vụ nhiên liệu, nước đá trên biển. Sản phẩm thu mua chủ yếu là cá ngừ vằn, giá thường thấp hơn giá trong bờ. Tuy nhiên phương thức này vẫn phù hợp bởi không phải chi phí nhiên liệu để ra ngư trường và vận chuyển sản phẩm vào bờ, giảm chi phí nước đá bảo quản sản phẩm, nâng cao hiệu suất khai thác và năng suất chuyến biển. Giá cá ngừ Giá cá ngừ của các năm 2011 trở về trước tương đối ổn định, cá ngừ câu vàng giao động từ 140.000 – 1600.000 đồng/kg, có thời điểm giá đạt 190.000 – 200.000 đồng/kg; tuy nhiên từ 2012 trở lại đây, do xuất hiện nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chất lượng cá giảm không đạt sản phẩm sashimi nên giá cá câu tay chỉ còn trên dưới 50.000 đồng/kg, đồng thời kéo theo giá cá câu vàng chỉ còn trên dưới 120.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá bán sản phẩm tại cảng là do chủ cơ sở thu mua quyết định, mà không phải là do thị trường quy định. Vừa qua có tình trạng thoả thuận giá bán được thực hiện trước khi mở hầm cá, nghĩa là cả thuyền trưởng và người thu mua không biết hiện trạng sản phẩm khi giao dịch. 9 Giá cá ngừ vằn và các loại ngừ khác giá tương đối ổn định, từ 25.000 – 32.000 đồng/kg thùy theo từng cỡ; những thời điểm giảm chủ yến do ảnh hưởng bởi giá giảm của các thị trường xuất khẩu. 4. Thực trạng chế biến cá ngừ 4.1. Năng lực chế biến Công nghệ máy móc thiết bị Các nhà máy chế biến đều đầu tư trang bị máy móc, thiết bị cấp đông tiếp xúc (CF), đông gió và hầm đông lạnh, đông rời (IQF) đang được các nhà máy chế biến cá ngừ sử dụng để cấp đông sản phẩm. Thiết bị cấp đông tiếp xúc (CF) chủ yếu cấp đông các sản phẩm cá ngừ block như thăn cá ngừ vằn hấp chín, một số nhà máy chưa trang bị thiết bị cấp đông rời (IQF) sử dụng thiết bị này để đông các loại sản phẩm Steaks, Saku, Cube; thiết bị đông gió chủ yếu cấp đông các sản phẩm cá ngừ nguyên con và bỏ đầu; một số nhà máy có trang bị hầm đông lạnh, đông rời (IQF) cấp đông sản phẩm Steaks, Saku, Cube. Hiện có nhà máy đã trang bị thiết bị cấp đông sâu (- 60°C) cấp đông các sản phẩm có chất lượng cao và có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Các nhà máy đều trang bị các thiết bị và dụng cụ chế biến đảm bảo điều kiện về công nghệ chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm; một số nhà máy đã trang bị thiết bị cắt, máy dán bao bì hút chân không, thiết bị băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm, xe nâng và vận chuyển thành phẩm. Đối với các nhà máy chế biến đồ hộp đều trang bị thiết bị hấp và nồi hơi, thiết bị ghép mí và thiết bị thanh trùng đảm bảo chế biến các sản phẩm đồ hộp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trưởng EU, Mỹ, Nhật...Một số nhà máy đã tự trang bị thiết bị và sản xuất hộp và bao bì đóng hộp. Các nhà máy chế biến đều trang bị kho lạnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản sản phẩm và kho mát để bảo quản nguyên liệu để chủ động nguyên liệu cho chế biến, bảo quản bán sản phẩm trong quá trình sản xuất. Chất lượng máy móc trang thiết bị đều được đảm bảo để xản xuất, thường xuyên được kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng để phục vụ sản xuất; nhiều nhà máy được trang bị thiết bị mới để nâng cao năng lực và công suất sản xuất của nhà máy; Công tác quản lý chất lượng Trong lĩnh vực chế biến cá ngừ, hầu hết các nhà máy chế biến đều áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, SSOP, HACCP, ISO; chương trình sản xuất sạch hơn; chương trình tiết kiệm năng lượng, xử lý nước thải... Công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng. Các nhà máy thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và được kiểm soát bởi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD), đảm bảo đủ điều kiện xuất các sản phẩm cá ngừ vào các thị trường EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... 10 Các nhà máy đã thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và được cấp Code Châu Âu đều thành lập Ban kiểm soát HACCP và trang bị hệ thống phòng thí nghiệm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhất là kiểm soát các chỉ tiêu vi sinh và Histamin. Trình độ tay nghề công nhân Hầu hết công nhân chế biến đều được các nhà máy tổ chức đạo tạo tại chỗ; trong quá trình sản xuất được các chuyên gia của các khách hàng tập huấn, hướng dẫn, nên trình độ tay nghề công nhân được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, thao tác chế biến các sản phẩm theo tiêu chuẩn của khách hàng yêu cầu; định kỳ các nhà máy tổ chức kiểm tra tay nghề để phân loại trình độ tay nghề để và bố trí cho phù hợp theo mức độ phức tạp của từng công đoạn trong quy trình sản xuất. Sản phẩm cá ngừ chế biến Đối với sản phẩm cá ngừ được chế biến bởi nhu cầu về chủng loại, quy cách, chất lượng của các thị trường và khách hàng đặt hàng; nên quy trình, công nghệ chế biến cá ngừ được thay đổi tùy theo chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm chế biến mà khách hàng yêu cầu. Hiện các dòng sản phẩm cá ngừ gồm: - Nguyên con, bỏ đầu bỏ nội tạng đông lạnh; - Thăn cá ngừ (loin) có và không xông CO đông lạnh; - Cắt lát (steaks) có và không xông CO đông lạnh; - Cắt miếng (saku, cube) có và không xông CO đông lạnh; - Thăn cá ngừ hấp. - Cá ngừ hộp. Tiêu chuẩn, định mức Tiêu chuẩn nguyên liệu và sản phẩm cá ngừ chế biến đều đáp ứng theo các tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời đáp ứng theo các tiêu chuẩn của khách hàng và các nước nhập khẩu; các tiêu chuẩn sản phẩm đều phải đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh, hóa lý , đồng thời kiểm soát nghiêm về chỉ tiêu histamin Ngoài các loại cá ngừ vây vàng, mắt to tươi đủ tiêu chuẩn xuất theo đường hàng không, cá ngừ có chất lượng thấp hơn nhưng đủ tiêu chuẩn chế biến làm sản phẩm sashimi chất lượng thấp, được chế biến đông lạnh để xuất khẩu; cá có chất lượng thấp chủ yếu chế biến theo các dòng sản phẩm phục vụ cho các nhà hàng, siêu thị và người tiêu dùng để nấu, nướng. Đối với cá ngừ vằn chủ yếu chế biến các sản phẩm phục vụ sản xuất đồ hộp. Hiện các nhà máy chế biến rất quan tâm và kiểm soát đối với định mức sản phẩm cá ngừ, nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh. Định mức sản phẩm tùy thuộc vào chủng loại cá và sản phẩm chế biến. 11 4.2. Vai trò của hoạt động chế biến Các doanh nghiệp chế biến cá ngừ đều gắn với kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đã tập trung trong việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân và quản lý, nâng cao công tác quản lý chất lượng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện các Chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, SSOP, HACCP, ISO) ...; đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học, quy trình công nghệ tiên tiến của các nước để tổ chức sản xuất các sản phẩm cá ngừ đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật bản…, các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng tăng; đặc biệt là việc gắn kết giữa khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ nên hoạt động thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cá ngừ phát triển ổn định trong những năm vừa qua. Một số doanh nghiệp chế biến chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trong mối liên kết, quan hệ hữu cơ giữa chế biến với khai thác, thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp này chưa quan tâm thiết lập chuỗi cung ứng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm ổn định; có đơn đặt hàng đến đâu thì thu mua và sản xuất đến đó, khi khan hiếm nguyên liệu thường phải cạnh tranh, nâng giá mua, nên khó sản xuất đủ theo đơn đặt hàng, dẫn đến thua lỗ, thất bại trong kinh doanh, thậm chí phá sản. Hiện nay, một số doanh nghiệp đang thực hiện mô hình kinh doanh có hiệu quả cao với phương thức: đầu tư - thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu; mô hình này đã tạo được sự liên kết chuỗi toàn diện và đang phát huy hiệu quả. Xu thế này đang được các doanh nghiệp chế biến rất quan tâm và khả năng phát triển trong thời gian đến. 4.3. Đánh giá mối liên kết của khâu chế biến trong chuỗi Hiện khâu thu mua và tiêu thụ nguyên liệu cá ngừ còn thông qua nhiều khâu trung gian đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và định mức sản phẩm trong khâu chế biến, đồng thời tăng chi phí lưu thông; việc doanh nghiệp tổ chức chặt chẽ với khâu thu mua hoặc tự tổ chức thu mua trực tiếp từ ngư dân đã rút ngắn kênh thu mua, tiêu thụ với chế biến đã làm tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trong chuỗi. Hoạt động trong lĩnh vực chế biến cá ngừ, cần có sự liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giúp phát triển bền vững chuỗi ngành hàng thông qua liên kết dọc và liên kết ngang trong toàn chuỗi; cần nghiên cứu kỹ việc thiết lập mối quan hệ và hài hòa lợi ích với các tác nhân liên kết chuỗi từ khai thác, hệ thống vệ tinh thu mua cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ và xuất khẩu. Để hài hòa lợi ích và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; đây là yếu tố chủ chốt quyết định việc hình thành, duy trì và phát triển liên kết trong mô hình: thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu. 12 5. Thực trạng tiêu thụ cá ngừ 5.1. Tình hình tiêu thụ nội địa Đối với cá ngừ vây vàng, mắt to nguyên liệu hầu như không được tiêu thụ nội địa mà chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Cá ngừ vằn tươi ướp lạnh được các cơ sở thu mua, đại lý mua bán, kinh doanh tổ chức mạng lưới cung ứng tiêu thụ trên toàn quốc; mạng lưới này căn cứ mối quan hệ cung cầu, liên kết thông tin cho nhau về nguồn cung và tiêu thụ để bảo quản, vận chuyển đến các địa phương có nhu cầu để tiêu thụ. Cá ngừ vằn chủ yếu được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam do thị hiếu tiêu dùng của người dân đối với loại cá ngừ này. Đối với sản phẩm cá ngừ đông lạnh có tỷ lệ tiêu thụ rất nhỏ, do người tiêu dùng chưa biết cách thức chế biến; các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm cá ngừ chế biến đông lạnh chưa tổ chức các hoạt động quảng bá để tiêu thụ đối với dòng sản phẩm này. Đối với cá ngừ hộp cũng ít được tiêu thụ và ít được ưa chuộng. 5.2. Tình hình xuất khẩu a) Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tập trung ở các tỉnh phía Nam, phát triển liên tục từ hơn 70 doanh nghiệp năm 2008, đến nay có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang 96 thị trường trên thế giới. Từ năm 2008 đến 7 tháng đầu năm 2013, trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu với mức tăng trưởng liên tục có 06 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh tập trung ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 04 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ hộp, 10 doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá ngừ được thể hiện trong Phụ lục 4 b) Chủng loại sản phẩm Các chủng loại sản phẩm cá ngừ xuất khẩu gồm: - Cá ngừ tươi nguyên con - Cá ngừ đông lạnh nguyên con - Các loại sản phẩm cá ngừ chế biến đông lạnh - Sản phẩm cá ngừ hấp chín đông lạnh - Sản phẩm đồ hộp cá ngừ c) Sản lượng, giá trị kim ngạch và thị trường xuất khẩu Xuất khẩu cá ngừ trong những năm qua tăng trưởng liên tục, nhất là năm 2012. Hiện cá ngừ Việt Nam đã xuất khẩu sang 99 thị trường. Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Israel, 13 Canada, Tunisia, Iran và Mexico. Kim ngạch xuất khẩu sang 10 thị trường này năm 2012 đã đạt 421,8 triệu USD, chiếm 74% tổng giá trị XK cá ngừ, 7 tháng 2013 đạt 241,2 triệu USD, chiếm 72 % tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ. 5.3. Dự báo xu thế tiêu thụ sản phẩm Thị trường Mỹ Dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ có xu hướng giảm trong thời gian tới trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan cùng với sự không ổn định về chất lượng và thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. Mặc dù Việt Nam vẫn có cơ hội xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn đông lạnh nhưng tỷ trọng của những sản phẩm này không đáng kể, khó làm thay đổi chiều hướng sụt giảm hiện tại. (nguồn Vasep). Châu Âu Do giá tăng nên các nước EU giảm nhập khẩu từ các nguồn cung cấp Châu Á truyền thống như Thái Lan, Philippin,….mà tăng nhập khẩu từ các nước Châu Phi do không phải chịu thuế. Nhật Bản Tiêu thụ cá ngừ vây vàng, mắt to có xu hướng tăng, nhưng giá bán trung bình vẫn ở mức thấp. Nhu cầu cá ngừ phẩm cấp sashimi không ổn định, nên thị trường Nhật cần nhiều loại sản phẩm cá ngừ đông lạnh, nhất là thăn cá ngừ, do đó nhập khẩu thăn cá ngừ đông lạnh loại thịt đỏ tăng trong thời gian tới. (Theo Globefish) Asean Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm này của Việt Nam, tiếp đến là nước Philippines và Singapore. Các nước Asean đang trở thành thị trường mục tiêu trong chiến dịch mở rộng thị trường xuất khẩu cá ngừ của các nhà sản xuất cá ngừ trong khu vực. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước láng giềng. (nguồn Vasep) 5.4. Vai trò và mối liên kết của hoạt động xuất nhập khẩu trong chuỗi Hoạt động xuất khẩu cá ngừ là khâu tiêu thụ hết sức quan trọng, có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, phát huy lợi thế cạnh tranh trên các thị trường, chìa khóa mở ra các giao dịch thương mại quốc tế ở các thị trường đầy tiềm năng trên thế giới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đã được tạo ra trước đó của chuỗi sản phẩm; định hướng, kích thích và thúc đẩy các khâu khai thác, thu mua, chế biến trong chuỗi sản xuất phát triển. 14 6. Hoạt động hậu cần, dịch vụ và hỗ trợ khác 6.1. Cảng cá, bến cá Đối với tàu khai thác cá ngừ đại dương tập trung tại 10 cảng cá, bến cá ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Hệ thống dịch vụ hậu cần cảng cá, bến cá chất lượng rất kém, không đáp ứng yêu cầu, hiện chưa có chợ cá nào được xây dựng. Hiện chưa có sự đầu tư thích đáng cơ sở hạ tầng, chưa có biện pháp tổ chức quản lý tập trung đối với hoạt động dịch vụ hậu cần ở cảng cá, bến cá. Cơ sở hạ tầng một số cảng, bến cá xuống cấp nghiêm trọng, luồng lạch bị bồi lắng nhưng không được duy tu, bảo dưỡng, hệ thống trang thiết bị không đảm bảo an toàn hàng hải, cầu cảng cầu cảng không có mái che, xa khu tiếp nhận, bị tận dụng làm nơi tiếp nhận, phân loại, giao dịch, một số cảng không đầu tư hạng mục dịch vụ hậu cần, các cơ sở thu mua không đảm bảo điều kiện ATVSTP và vệ sinh môi trường, nhiều cơ sở thu mua cá ngừ tự lập bến, cầu cập tàu và nhà xưởng ngoài khu vực cảng cá, bến cá. 6.2. Cơ sở đóng sửa tàu thuyền Hiện nay, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 34 cơ sở đóng sửa tàu cá vỏ gỗ, 03 cơ sở đóng sửa tàu vỏ thép; 5 cơ sở đóng sửa tàu composite với khả năng đóng mới 700 chiếc/năm và sửa chữa khoảng hơn 12 nghìn chiếc/ năm. Các cơ sở đóng, sửa tàu cá ở các địa phương chưa được quy hoạch, còn manh mún, chưa phân cấp quản lý, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, năng lực quản lý nhiều hạn chế, tay nghề chưa được đào tạo, chủ yếu đóng tàu nhỏ vỏ gỗ theo mẫu và kinh nghiệm dân gian. Hầu hết đều chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đóng sửa tàu cá. 6.3. Sản xuất, kinh doanh nƣớc đá Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, số cơ sở sản xuất nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản như sau: Bình Định có 125 cơ sở, tổng công suất 1.125 tấn/ ngày; Phú Yên có 87 cơ sở, tổng công suất 783 tấn/ ngày; Khánh Hòa có 57 cơ sở, tổng công suất 1.455 tấn/ ngày. Vào mùa vụ, lượng nước đá không đảm bảo cung ứng; một số nơi ở các tỉnh Bình Định và Phú Yên, chất lượng nước đá không đảm bảo. 6.4. Công tác dự báo ngƣ trƣờng Công tác dự báo ngư trường khai thác cá ngừ được thực hiện trong những năm gần đây; Tuy nhiên, phương pháp dự báo còn đơn giản, tỷ lệ bản đồ sử dụng trong dự báo nhỏ, chất lượng dự báo ngư trường không cao. Các kênh thông tin hiện tại sử dụng còn hạn chế dẫn đến ngư dân khó tiếp nhận và chậm nhận được thông tin. 6.5. Đảm bảo an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện tàu cá Hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đã được các cấp, các ngành và ngư dân quan tâm; Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ trang bị thiết 15 bị máy thông tin liên lạc có gắn thiết bị vệ tinh để theo dõi tình hình tàu cá hoạt động trên biển, hầu hết tàu khai thác cá ngừ đều trang bị thiết bị thông tin liên lạc tầm xa, máy radio để nắm bắt thông tin về thời tiết cũng như liên lạc với các cơ quan chức năng và gia đình khi có bão hoặc thời tiết nguy hiểm. Cở sở đóng tàu cá chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật. Tàu khai thác cá ngừ được đóng theo kinh nghiệm dân gian, trang thiết bị an toàn trên tàu còn thiếu về số lượng và chất lượng; nhiều tàu cá hoạt động khai thác vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép. Hàng năm còn xảy ra những vụ hỏng máy, tàu bị phá nước. Chất lượng công tác đăng kiểm còn nhiều hạn chế, đội ngũ đăng kiểm viên còn thiếu về số lượng và chất lượng; hiện 03 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 20 đăng kiểm viên; trong đó có 16 đăng kiểm viên hạng 2, 4 đăng kiểm viên hạng 3, trong khi phải thực hiện kiểm tra, giám sát, đăng kiểm cho hơn 11.800 tàu cá từ 20 CV trở lên. 6.6. Hoạt động Khoa học, công nghệ và khuyến ngƣ Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các Dự án Điều tra thực trạng bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ và đề xuất giải pháp, bổ sung nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chât lượng cá ngừ câu tay kết hợp với ánh sáng; Dự án Điều tra nguồn lợi cá nổi lớn (thuộc Đề án 47). Đã có các nghiên cứu khoa học liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa; công nghệ bảo quản cá ngừ trên tàu đánh cá xa bờ; Bể hạ nhiệt trên tàu câu cá ngừ... Hiện nay, đang triển khai Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam”, mã số KC.06.23/11-15; năm 2014, Bộ NN & PTNT triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay”. Từ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Trung ương và các tỉnh đã và đang triển khai các mô hình hầm bảo quản cho tàu cá bằng công nghệ xốp thổi (polyurethan). Tuy nhiên, triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công tác khuyến ngư đối với khai thác thủy sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 6.7. Hợp tác Quốc tế Trong thời gian qua, các hoạt động hợp tác quốc tế cấp Chính phủ với các nước và các tổ chức quốc tế lĩnh vực khai thác thủy sản đã được quan tâm và triển khai tích cực. Ngành thủy sản đã triển khai các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực: đào tạo cán bộ quản lý, ứng dụng công nghệ mới khai thác, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế, tham gia tích cực trong việc thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo 16 quy định; là thành viên không chính thức nhưng có hợp tác với Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác liên quan đến đối tượng cá ngừ với các tổ chức trong và ngoài khu vực như SEAFDEC, WCPFC. Seafdec đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về cá ngừ, hỗ trợ tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác, xử lý, sơ chế bảo quản cá ngừ cho các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Tổ chức WCPFC đã tài trợ cho Việt Nam dự án “Quản lý nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam (WPEA-OFM)”, hiện đã thực hiện xong giai đoạn I và đang tiến hành các thủ tục tiến hành thực hiện giai đoạn II dự án vào năm 2014. Ngoài ra, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam về công tác bảo tồn rùa biển thông qua sử dụng lưỡi câu vòng để khai thác cá ngừ. Hiện WWF đang hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Dự án Cải thiện nghề câu vàng và câu tay trong khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam (FIP). 7. Thực trạng về mối liên kết trong chuỗi khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ 7.1. Chuỗi sản phẩm cá ngừ Hiện nay, với 6 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ, tập trung 13 kênh sản xuất, phân phối sản phẩm cá ngừ trong toàn bộ chuỗi; trong đó 03 kênh chính với lượng cá ngừ được tiêu thụ nhiều nhất là: (1) “Chủ tàu - Cơ sở thu mua - Bán buôn - Bán lẻ - Tiêu dùng nội địa” đối với cá ngừ tiêu thụ sử dụng cho tiêu dùng nội địa; (2) “Chủ tàu - Cơ sở thu mua - Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu - Thị trường nhập khẩu” đối với cá ngừ chế biến xuất khẩu; (2) Thị trường xuất khẩu cá ngừ - Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu - Chế biến - Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu - Thị trường nhập khẩu”. 17 Chuỗi sản phẩm cá ngừ xuất khẩu Thị trƣờng lao động Doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu cá ngừ - Ngư dân - Lao động phổ thông Thị trƣờng vốn - Ngân hàng thương mại - Nậu vựa - Tự có - Khác Chủ tàu khai thác cá ngừ Cơ sở thu mua Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cá ngừ - Nhiên liệu, nước, nước đá, vật tư ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm - Đóng sửa tàu thuyền, trang thiết bị khai thác - Cảng cá, bến cá, khu neo đậu TTB trƣờng xuất nhập khẩu Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu cá ngừ Dịch vụ hậu cần Thị sản phẩm cá ngừ Chuỗi sản phẩm cá ngừ tiêu thụ nội địa Cá ngừ Cơ sở thu mua Cơ sở chế biến đông lạnh cá ngừ 18 Nhà hàng Bán buôn Bán lẻ Ngƣời tiêu dùng 7.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cá ngừ Chuỗi giá trị cá ngừ cần được phân tích, đánh giá sản phẩm cá ngừ từ nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh để thấy được bức tranh về dòng chảy sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền, các tác nhân liên quan tới sản phẩm, quan hệ của các tác nhân với nhau và giá trị tăng thêm tại mỗi mắt xích của chuỗi, từ đó đưa ra và xác định một cách đầy đủ những hạn chế và khó khăn cản trở trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vị trí, khả năng cạnh tranh của các tác nhân tham gia vào chuỗi. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi, mức độ, thời gian và kinh phí thực hiện, nên trong Đề án này chưa đủ điều kiện để thực hiện phương pháp phân tích định lượng mà chỉ giới hạn ở việc sử dụng phương pháp phân tích định tính để phân tích, đánh giá về chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ, chưa thể thực hiện phân tích, đánh giá về mặt định lượng. Các tác nhân tham gia chuỗi Trong chuỗi sản phẩm cá ngừ có 06 tác nhân chính tham gia chuỗi bao gồm: ngư dân, chủ tàu; cơ sở thu mua; hộ bán buôn, hộ bán lẻ cá ngừ tiêu thụ nội địa; doanh nghiệp chế biến; doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu cá ngừ; các nhà xuất, nhập khẩu của các thị trường. Về kết quả và hiệu quả của chuỗi Hiện việc đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau chưa thể xác định được, giá trị gia tăng hầu như không được sản sinh ở khâu khai thác và thu mua, thậm chí giá trị gia tăng bị mất đi (như cá ngừ vây vàng, mắt to từ khi nghề câu cá ngừ bằng tay kết hợp với ánh sáng), mà chủ yếu được sản sinh ra ở khâu chế biến và xuất khẩu. Trong khâu khai thác: Đối với nghề câu vàng, cá ngừ có chất lượng sản phẩm tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn rất nhiều so với nghề câu tay, nên kết quả, hiệu quả đạt được và giá trị gia tăng ngay trong khâu khai thác, tuy nhiên yếu tố mùa vụ và các hoạt động hỗ trợ, nhất là khâu dự báo ngư trường chưa đáp ứng nên tính hiệu quả không cao, không bền vững. Hiện các nghề khai thác cá ngừ khác đều không tạo ra giá trị gia tăng trong khâu khai thác, mà còn giảm giá trị gia tăng như nghề câu cá ngừ bằng tay kết hợp với ánh sáng do phương pháp khai thác Trong khâu thu mua: Hiện tượng giá trị ảo ở đầu vào của sản phẩm (do ép cấp, ép giá mà có) tạo ra lợi nhuận trong khâu thu mua, tiêu thụ chứ không tạo ra giá trị gia tăng nào cho sản phẩm từ khâu này. Trong khâu chế biến: Những sản phẩm được doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và thị trường, tổ chức chế biến các sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng và có hàm lượng giá trị gia tăng được khách hàng đặt thì mới tạo ra giá trị gia tăng trong khâu này; tuy nhiên, khâu này tỷ trọng chưa cao; theo Hiệp hội Vasep, hiện chỉ mới đạt 19 khoảng 13% sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng trong tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Trong khâu tiêu thụ: Đối với sản phẩm cá ngừ tiêu thụ nội địa, giá trị của sản phẩm được nâng lên hay giảm tùy thuộc vào mùa vụ, yếu tố cung cầu của sản xuất và thị trường. Đối với sản phẩm cá ngừ phục vụ cho xuất khẩu, giá trị sản phẩm được tạo ra chủ yếu nhu cầu sản phẩm của thị trường mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tìm hiểu và nghiên cứu thông qua hoạt động xúc tiến thương mại xuất, nhập khẩu. Phân phối, chia sẻ lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đồng đều, tập trung nhiều cho các cơ sở thu mua, nậu vựa và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu; tuy nhiên việc xác định cụ thể phần lợi nhuận và phân phối lợi ích trong chuỗi; do giới hạn về phạm vi, thời gian…nên chưa thể phân tích cụ thể được. Chênh lệch giá, lợi nhuận, phân phối lợi ích trong chuỗi: Giá sản phẩm cá ngừ khai thác chủ yếu do thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và cơ sở thu mua cá ngừ của ngư dân quyết định, các tác nhân này được hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm qua các khâu thu mua, tiêu thụ của chuỗi; còn ngư dân đều không được phân phối lợi ích từ lợi nhuận được tạo ra từ phần chênh lệch này. Tác nhân có lợi ích trong chuỗi: Các tác nhân có lợi trong chuỗi chủ yếu là các cơ sở thu mua, nậu vựa và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cá ngừ từ việc thu được lợi nhuận trong kinh doanh, mua bán và từ các sản phẩm có giá trị gia tăng. Những tác nhân được hưởng lợi từ việc hưởng chính sách hỗ trợ và tổ chức lại sản xuất: Ngư dân khai thác cá ngừ trong thời gian qua đã được Nhà nước hỗ trợ một số chính sách phát triển sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất trên các vùng biển, nhất là các vùng biển xa. Tuy nhiên, hầu như ngư dân đều tự nghiên cứu, mày mò, học hỏi kinh nghiệm để phát triển ngành nghề, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, ngư dân chưa nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ lợi ích từ doanh nghiệp và các cơ sở thu mua, nên hiệu quả hoạt động khai thác cá ngừ trong thời gian qua không ổn định, thiếu bền vững và là người chịu nhiều bất lợi, rủi ro nhất của chuỗi. Các tác nhân trong khâu thu mua và tiêu thụ kinh doanh xuất nhập khẩu được hưởng lợi nhiều nhất, từ việc nắm rõ nhu cầu của thị trường, năng động trong kinh doanh, thường xuyên cải tiến và tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tính linh hoạt Đối với khâu khai thác cá ngừ, ngư dân khai thác cá ngừ rất năng động, sáng tạo trong việc đầu tư, trang bị, cải tiến tàu, máy móc trang thiết bị, ngư cụ, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề khai thác và kinh nghiệm ngư trường để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, công tác bảo 20 quản sản phẩm sau thu hoạch và hợp tác sản xuất trên biển là những khâu yếu nhất trong khai thác, nhiều ngư dân chỉ tập trung vào sản lượng khai thác, chưa chú trọng về mặt chất lượng. Khâu thu mua là khâu trung tâm và là cầu nối của dòng sản phẩm giữa khai thác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm và giải quyết mối quan hệ tiền – hàng trong tiêu thụ. Các cơ sở thu mua đã linh hoạt trong việc tổ chức thu mua, tiếp nhận và giải quyết tiêu thụ, cung ứng nguyên liệu cá ngừ cho các cơ sở chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự linh hoạt trong khâu thu mua mới chỉ tập trung vào lợi nhuận, chưa chú ý đến nhu cầu của thị trường đối với chất lượng sản phẩm, phương thức thu mua hiện nay không khuyến khích ngư dân đầu tư trong việc bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoạt động chế biến trong thời gian qua không ngừng phát triền, nhiều doanh nghiệp không ngừng đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn GMP, SSOP, HCAPP; tổ chức tốt sản xuất, chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt này càng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng chất lượng cao và giá trị gia tăng theo yêu cầu các thị trường. Khâu tiêu thụ, kinh doanh xuất nhập khẩu cá ngừ đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu nhu cầu của các thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng và quảng bá thương hiệu và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp; một số doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhập khẩu nguyên liệu cá ngừ từ các nước về để chế biến thành phẩm và xuất khẩu cho các thị trường; sự năng động của hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy sản đã góp phần tăng nhanh sản lượng và giá trị kim ngạch xuất trong những năm gần đây. Khả năng đáp ứng Khâu chế biến và tiêu thụ xuất khẩu cơ bản đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm của các khách hàng của các thị trường xuất khẩu; tại những thời điểm cuối mùa trăng, lượng cá ngừ nguyên liệu tập trung nhập về nhiều, các cơ sở chế biến không đảm bảo khả năng đáp ứng để tiếp nhận và chế biến, cá ngừ thường bị ứ đọng đã làm giá cá giảm. Đối với khâu khai thác chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm cá ngừ để phục vụ chế biến và xuất khẩu; khâu thu mua chỉ đáp ứng việc tiếp nhận và giải quyết tiền – hàng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khâu khai thác về chất lượng dịch vụ, hỗ trợ khai thác phát triển và chưa tạo động lực để nâng cao chất lượng. Chất lượng sản phẩm Trong thời gian qua, chất lượng sản phẩm cá ngừ của khâu khai thác và thu mua là vấn đề đáng quan tâm nhất; hai khâu này mới chỉ chú trọng giải quyết về mặt năng xuất và sản lượng để tăng hiệu quả của sản xuất, chưa chú trọng trong công tác bảo quản sau thu hoạch và nâng cao chất lượng để tăng giá trị sản phẩm, nên tổn thất sau thu hoạch còn cao; nhất là nghề câu tay, chất lượng và cá 21 ngừ giảm 60-70% so với nghề câu vàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng, cơ cấu sản phẩm, uy tín, thương hiệu cá ngừ xuất khẩu ở các thị trường lớn (Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…). Ngư dân và nhiều cơ sở thu mua, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu đã vấp phải và trả giá về chất lượng sản phẩm của cá ngừ khai thác bằng nghề câu tay, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm về đối tượng này cũng như về công tác quản lý chất lượng. Kết luận: Trong mối liên kết của chuỗi sản phẩm cá ngừ, khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và khâu thu mua, tiêu thụ cá ngừ sau khai thác là những khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ, đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và quản lý thị trường, những khâu này không những không tạo lên mối liên kết hiệu quả, bền vững cũng như động lực cho sự phát triển, mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sụt giảm chất lượng, giá trị của sản phẩm cá ngừ, hiệu quả sản xuất và đời sống của ngư dân trong thời gian qua. 8. Đánh giá chung về thực trạng khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ 8.1. Thuận lợi - Trữ lượng nguồn lợi cá ngừ đại dương trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn lớn, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn. Ngoài ra, cơ hội hợp tác khai thác cá ngừ vằn của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới rất khả quan. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác tại các vùng biển quốc tế. - Năng lực, chất lượng nhà máy chế biến các sản phẩm cá ngừ trong nước rất cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới. - Sự năng động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân và ngư dân trong các lĩnh vực khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ. - Tiềm năng và xu thế của thị trường xuất khẩu cá ngừ. - Sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế. 8.2. Khó khăn - Tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện nay. - Trình độ công nghệ trong khai thác, bảo quản sản phẩm cá ngừ trên tàu thấp. - Tiềm lực đầu tư thiếu và yếu. - Tính cộng đồng và khả năng liên kết thấp. - Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 22 8.3. Tồn tại Nguồn lợi và năng lực sản xuất cá ngừ còn rất nhiều tiềm năng; trong thời gian qua, tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ đã đạt được kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn bộc lộ những tồn tại sau: - Khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ phát triển một cách tự phát, chưa được kiểm soát, không bền vững. - Chưa thực sự quan tâm trong việc xác định cá ngừ là đối tượng chủ lực và giá trị kinh tế đối với tổ chức sản xuất trong khai thác thủy sản xa bờ, cũng như phát triển ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ. - Năng lực trong khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn lợi; khả năng, năng lực và nguồn lực xã hội; nhu cầu của thị trường và xu thế kinh tế thế giới. - Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, lũng đoạn thị trường, ép cấp ép giá trong thu mua, tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm cá ngừ thường xuyên xảy ra. - Hoạt động hỗ trợ, phục vụ khai thác cá ngừ (vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực khai thác, vốn vay hỗ trợ phục vụ sản xuất; hệ thống hậu cần, dịch vụ, công tác ứng dụng tiến bộ KH-KT, công tác Khuyến ngư...) còn thiếu, yếu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. - Ý thức cộng đồng còn thấp, nhiều hạn chế. 8.4. Nguyên nhân - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, khuyến khích phát triển khai thác, thu mua, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thủy sản đánh bắt xa bờ còn thiếu, chưa đồng bộ và bất cập. - Định hướng phát triển khai thác xa bờ thiếu bền vững; Quy hoạch khai thác thủy sản xa bờ nói chung, khai thác cá ngừ nói riêng chưa được xây dựng, triển khai. Chưa xác định vai trò và tầm quan trọng của đối tượng thủy sản chủ lực trong khai thác thủy sản xa bờ, gắn phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển; đồng thời chưa thấy hết tiềm năng, giá trị kinh tế, nhu cầu và xu thế thị trường của đối tượng cá ngừ. - Chưa tập trung và quan tâm đầu tư đúng mức đối với lĩnh vực khai thác thủy sản xa bờ nói chung cũng như khai thác cá ngừ nói riêng. - Chưa có sự quan tâm trong việc đầu tư, nâng cao năng lực trong khai thác, thu mua, tiêu thụ sản phẩm cá ngừ; chưa có biện pháp hữu hiệu đối với tổ chức khai thác liên kết sản xuất trên biển, mối liên kết giữa khai thác với thu mua trên bờ và trên biển, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; năng suất, hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm kém, gây tổn thất sau thu hoạch, đồng thời thất thoát về giá trị và nguồn lợi. 23 - Nghề khai thác cá ngừ Việt Nam là một nghề cá nhỏ, phát triển tự phát theo cơ chế thị trường và chưa bền vững; thiếu định hướng, chiến lược, qui hoạch; thiếu cơ chế, chính sách, kế hoạch quản lý và phát triển nghề cá ngừ. - Vai trò của Nhà nước trong quản lý, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất cá ngừ chưa tích cực; chưa tạo sự liên kết theo chuỗi trong quá trình sản xuất cá ngừ từ khai thác, bảo quản, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu để nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; công tác dự báo ngư trường chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ khai thác cá ngừ; phương thức sản xuất trong khai thác không phù hợp, tổ chức liên kết sản xuất trên biển theo mô hình tổ đội chưa chặt chẽ; hoạt động khai thác chưa được kiểm soát, khai thác cá bất chấp mùa vụ, kích cỡ. - Năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát, tổ chức sản xuất, kinh doanh, thương mại xuất nhập khẩu của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế và bất cập; Công tác quản lý thị trường bị buông lỏng, không được kiểm soát. - Năng lực tổ chức sản xuất trong từng tác nhân của chuỗi còn yếu và thiếu tính liên kết cộng đồng; - Chưa có giải pháp hữu hiệu để liên kết giữa các tác nhân và nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ theo hướng phát triển bền vững; 9. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ thủy sản theo chuỗi 9.1. Kinh nghiệm quốc tế Nghiên cứu gần đây của Gudmundsson & cs. (2006) đã nghiên cứu “Phân bổ thu nhập trong chuỗi giá trị hải sản” gồm: cá tuyết ở Iceland, cá rô ở Tanzania, cá cơm Moroccan, cá trích ở Đan Mạch. Kinh nghiệm của Na Uy về chuỗi sản xuất và Thương hiệu cá hồi Na Uy được xây dựng dựa trên chất lượng, các cá nhân, tổ chức tham gia chuỗi sản xuất cá hồi đều tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng, được bắt đầu thực hiện từ năm 1980 và vẫn tiếp tục kéo dài đến tận ngày nay. 9.2. Các nghiên cứu, dự án triển khai tại Việt Nam Kể từ năm 2000, các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị được chú ý và các nghiên cứu về chuỗi giá trị thủy sản như: Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp của tác giả Trần Tiến Khai; Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp của nhóm tác giả Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú; Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam trong chương trình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành xuất khẩu thủy sản (tôm, cá tra, cá ngừ và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) ở Việt Nam do cơ quan LEI thuộc Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các các nước đang phát triển (CBI ) với Trường Đại 24 học và Trung tâm nghiên cứu Wageningen, Hà Lan; Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Sinh về Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng Sông Cửu Long; Nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Minh Chung và Lê Xuân Sinh về phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long; Dự án “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại An Giang”; Dự án: “Phân tích chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu Long”, công trình nghiên cứu nằm trong “Dự án phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông” và Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), cùng các đối tác Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), WWF Việt Nam và WWF- Austria thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia được thực hiện trong 4 năm (từ 2013 - 2017); Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP) đang triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ”. Các nghiên cứu và dự án đều tập trung về phát triển bền vững chuỗi giá trị thủy sản và được nhìn nhận một cách toàn diện để hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không những của từng tác nhân tham gia mà còn cả toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. 25 PHẦN II NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị của cá ngừ đại dương khai thác được. Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến tiêu thụ. Quản lý, phát triển ngành sản xuất, cá ngừ theo hướng công nghiệp, hiện đại, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển. 1.2. Mục tiêu cụ thể (Giai đoạn từ 2014-2017) - Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi; - Cải hoán, nâng cấp đội tàu khai thác cá ngừ hiện có; phát triển được đội tàu khai thác cá ngừ đại dương hiện đại (bao gồm 30 chiếc làm nghề câu và 30 chiếc làm nghề vây). - Tàu khai thác cá ngừ đại dương được quản lý bằng giấy phép, tổ chức sản xuất theo mô hình tổ đội; tham gia liên kết chuỗi khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ; được cung cấp bản tin dự báo ngư trường; được cải tạo, nâng cấp hầm bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; - Thuyền viên trên tàu được đào tạo, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật khai thác và bảo quản cá ngừ; được giám sát định vị bằng thiết bị vệ tinh; đủ điều kiện về an toàn cho người và tàu cá. - Xây dựng được một cảng cá ngừ chuyên dụng (gồm hệ thống kho lạnh, nhà lạnh, chợ đấu giá sản phẩm...). - Giám sát, quản lý được 100% tàu câu cá ngừ đại dương và 50% tàu khai thác bằng nghề lưới vây cá ngừ hoạt động trên biển. Triển khai được chương trình quan sát viên trên tàu khai thác cá ngừ đại dương; - Giảm tổn thất sau thu hoạch đối với sản phẩm cá ngừ đại dương xuống dưới 10%. - Hiệp hội cá ngừ Việt Nam trở thành cơ quan tổ chức điều phối chung toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ. - Sản phẩm cá ngừ được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc; 2. Phạm vi thực hiện đề án 2.1. Đối tƣợng - Cá ngừ đại dương: Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn. 26 - Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến cá ngừ đại dương. 2.2. Phạm vi - Thực hiện tại 03 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. - Thời gian thực hiện: 04 năm (từ 2014 – 2017). 3. Nhiệm vụ 3.1. Tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ - Tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ bằng việc quản lý cấp phép khai thác và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác theo giấy phép với các nhiệm vụ cụ thể sau: + Điều tra nguồn lợi, dự báo trữ lượng nguồn lợi và ngư trường cá ngừ. Triển khai có hiệu quả điều tra nguồn lợi cá ngừ thông qua Dự án điều tra nguồn lợi cá nổi lớn và Đề án Dự báo ngư trường khai thác hải sản giai đoạn 2013-2020 đã được phê duyệt phục vụ cho khai thác cá ngừ. Tổ chức dự báo dài hạn (hàng năm), dự báo ngắn hạn (tháng, 10 ngày) và dự báo tức thời phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cá ngừ phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành. + Tổ chức cấp phép khai thác cho tàu Trên cơ sở dự báo trữ lượng hàng năm, cơ quan quản lý nghề cá tiến hành phân bổ và cấp phép sản lượng khai thác cho từng tàu + Kiểm tra giám sát hoạt động khai thác theo cấp phép Tiến hành thu thập số liệu nghề cá một cách có hệ thống gồm: Thu thập số liệu cá ngừ thương phẩm tại các cảng cá, cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ; bố trí quan sát viên trên tàu khai thác cá ngừ để thu thập trực tiếp tình hình hoạt động nghề khai thác cá ngừ. Kết nối các chương quan sát viên trên tàu cá để kiểm chứng số liệu dự báo nguồn lợi; - Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất theo các mô hình tổ hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết trong khai thác cá ngừ; + Đề xuất các biện pháp bảo tồn, giảm thiểu hoạt động khai thác không chủ ý đối với rùa biển, cá heo và chim biển. 3.2. Hiện đại hóa tàu khai thác cá ngừ a) Cải hoán, nâng cấp đội tàu hiện có Nâng cao năng lực, chất lượng đội tàu hiện có, nâng cấp chất lượng vỏ, công suất máy, thay máy tàu mới, máy có công suất cao hơn, ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại bằng nghề câu, vây; trang thiết bị hàng hải tiên tiến: 27 - Đối với nghề câu: Vỏ tàu được bọc bằng vật liệu composit để tăng cường độ cứng, vững kín nước; trang bị tối thiểu hai hầm bảo quản được được cách nhiệt bằng form xốp thổi (Polyurethan); vách bên trong hầm được bọc inox; Tàu trang bị từ 01 đến 02 hầm ngâm hạ nhiệt độ nhanh cho cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to trước khi đưa vào bảo quản. Trên tàu được trang bị hệ thống máy thu câu bằng tang thành cao tự cuốn, máy bắn câu + Đối với nghề lưới vây: Vỏ tàu được bọc bằng vật liệu composit để tăng cường độ cững vững kín nước; trang bị tối thiểu hai hầm bảo quản được được cách nhiệt bằng form xốp thổi (Polyurethan); vách bên trong hầm được bọc inox; có hầm ngâm hạ nhiệt độ nhanh cho cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to trước khi đưa vào bảo quản. Về công nghệ vây: cải hoán tàu vây mạn thành tàu vây đuôi, trên tàu trang bị hệ thống cẩu thủy lực dùng để cẩu giềng chì, cẩu cá; trang bị máy thu lưới thủy lực; trang xuồng tự hành để căng lưới, xếp lưới. b) Đầu tư thí điểm hiện đại hóa đội tàu khai thác, dịch vụ hậu cần thu mua cá ngừ trên biển. - Đầu tư, đóng mới hiện đại hóa tàu câu cá ngừ, tàu khai thác cá ngừ bằng công nghệ vây đuôi, tàu dịch vụ, hậu cần thu mua, chế biến trên biển bằng kim loại, vật liệu mới thay thế vật liệu gỗ. - Đồng bộ hóa các thiết bị bảo quản trên tàu theo công nghệ tiên tiến đối với sản phẩm là cá ngừ vằn được bảo quản bằng công nghệ nước biển lạnh tuần hoàn. - Đối với tàu sản phẩm là cá ngừ Vây vàng, cá ngừ Mắt to, được ngâm hạ nhiệt độ, bảo quản bằng phương pháp ướp đá. Trên tàu trang bị máy làm nước đá từ nước biển. Đối với tàu lưới vây đuôi: ứng dụng công nghệ vây đuôi khai thác các đàn cá ngừ được tập trung dưới chà, các đàn cá di chuyển tự do, đối tượng chủ yếu là cá ngừ vằn, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu khai thác và dịch vụ thu mua trên biển bao gồm: Bể hạ nhiệt sử dụng bằng nước biển lạnh tuần hoàn; hầm cách nhiệt bằng xốp thổi Polyurethane (PU); lắp đặt tủ đông trên tàu dịch vụ thu mua, chế biến cá ngừ trên biển... 3.3. Hiện đại hóa cơ sở hậu, cần dịch vụ Đầu tư, xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ cá ngừ chuyên dụng (cảng cá, chợ cá ngừ chuyên dụng; chợ đấu giá cá ngừ…); tổ chức hoạt động chợ đấu giá cá 28 ngừ tại Cảng cá Quy Nhơn – Bình Định. Tổng kết, đánh giá để nhân rộng đối với Phú Yên và Khánh Hòa. Xây dựng, tổ chức mô hình thí điểm cá ngừ theo chuỗi tại mỗi tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; trên cơ sở lấy doanh nghiệp làm trung tâm để tổ chức thực hiện mô hình. a) Tổ chức cơ quan điều phối, triển khai thực hiện mô hình cấp Trung ương và địa phương; triển khai các hoạt động theo kế hoạch. b) Chọn doanh nghiệp có năng lực và đã triển khai có hiệu quả hoạt động liên kết thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cá ngừ; đồng thời có tâm huyết , quan tâm và sẵn sàng chia sẻ lợi ích để làm trung tâm tổ chức thực hiện mô hình. c) Tổ chức đội tàu khoảng 50 – 100 tàu hiện đang làm nghề câu cá ngừ đại dương tham gia mô hình của mỗi tỉnh. Đội tàu được hỗ trợ đầu tư nâng cấp, nâng cao năng lực khai thác và bảo quản sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch. d) Tổ chức thí điểm đội tàu hoạt động theo mô hình liên kết khai thác – thu mua trên trên biển. đ) Thí điểm đầu tư, xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ cá ngừ chuyên dụng (cảng cá, chợ cá ngừ chuyên dụng; chợ đấu giá cá ngừ…); tổ chức hoạt động chợ đấu giá cá ngừ tại Cảng cá Quy Nhơn – Bình Định. Tổng kết, đánh giá để nhân rộng đối với Phú Yên và Khánh Hòa. e) Thí điểm đầu tư, đóng mới hiện đại hóa tàu câu cá ngừ, tàu khai thác cá ngừ bằng công nghệ vây đuôi, tàu dịch vụ, hậu cần thu mua, chế biến trên biển bằng vật liệu mới thay thế vật liệu gỗ tham gia mô hình, trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ khai thác tiên tiến bằng nghề câu, lưới vây đuôi và công nghệ bảo quản sản phẩm tiên tiến. g) Tập trung bố trí mô hình khuyến ngư; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, tay nghề cho ngư dân trong lĩnh vực khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến cá ngừ. h) Tăng cường hợp tác Quốc tế; kêu gọi các nước và các tổ chức Quốc tế tài trợ, đầu tư và hỗ trợ cho Việt Nam phát triển khai thác, chế biến, xuất khẩu cá ngừ. Học tập và tiếp nhận chuyển giao kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và công nghệ khai thác, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ. 3.4. Tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ Đồng thời thực hiện mô hình thí điểm cá ngừ theo chuỗi, triển khai tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ với nội dung: a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý nghề khai thác cá ngừ đại dương trên cơ sở cơ cấu lại đội tàu khai thác cá ngừ và đẩy mạnh phát triển nghề lưới vây cá ngừ. 29 b) Tổ chức, sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng đội tàu hiện có và triển khai công tác quản lý khai thác cá ngừ đại dương theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành và địa phương. c) Tổ chức quản lý bằng cấp phép khai thác nhằm quản lý cường lực khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá ngừ. Thí điểm tổ chức quản lý khai thác cá ngừ đại dương bằng hạn ngạch; đóng mở ngư trường khai thác cá ngừ phù hợp theo mùa vụ. d) Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết trong khai thác cá ngừ; nhân rộng, phát triển mô hình thí điểm cá ngừ theo chuỗi để liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ hiệu quả và bền vững. đ) Nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm tiên tiến đối với nghề câu và lưới vây đuôi. Từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác cá ngừ; thí điểm đóng mới, hiện đại hóa 60 tàu khai thác và dịch vụ thu mua cá ngừ trên biển, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng. e) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu khai thác và dịch vụ thu mua trên biển bao gồm: Bể hạ nhiệt sử dụng bằng nước biển lạnh tuần hoàn; hầm cách nhiệt bằng xốp thổi Polyurethane (PU); lắp đặt tủ đông trên tàu dịch vụ thu mua, chế biến cá ngừ trên biển... g) Xây dựng chỉ tiêu về sản lượng, giá trị tổng sản lượng cá ngừ; h) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cá ngừ trong hệ thống cơ sở dữ liệu khai thác thủy sản của ngành. 3.5. Triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ Trên cơ sở kết quả mô hình thí điểm cá ngừ theo chuỗi, tổ chức triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ gồm: a) Xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách để phát triển ngành sản xuất cá ngừ hiệu quả, bền vững; b) Phát huy vai trò quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi thông qua việc phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), Hiệp hội Cá ngừ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với sự phối hợp của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). c) Phát huy các nguồn lực, xây dựng mô hình tổ chức liên kết sản xuất từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi. d) Tổ chức có hiệu quả hoạt động dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác cá ngừ. Tổ chức lại hoạt động dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; phát huy vai trò và đẩy mạnh hệ thống thu mua, nậu 30 vựa, kinh doanh nguyên liệu cá ngừ, tạo mối liên kết giữa ngư dân với các cơ sở thu mua, nậu vựa, tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo ổn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm và chia sẻ lợi ích với ngư dân. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác gắn với tàu dịch vụ thu mua, hậu cần trên biển. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch. đ) Quy hoạch, xây dựng và hình thành cơ sở hậu cần dịch vụ cá ngừ chuyên dụng đạt chuẩn(cảng cá, chợ cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá sản phẩm cá ngừ…) tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý bằng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tại cảng cá để phục vụ quản lý cá ngừ thống nhất từ Trung ương đến địa phương. e) Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác, bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm và phù hợp các cam kết quốc tế về khai thác cá ngừ. g) Ưu tiên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch tại 03 tỉnh tham gia đề án, bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại. h) Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu khai thác cá ngừ; cơ sở sản xuất ngư cụ, trang thiết bị máy móc khai thác cá ngừ... tại các cảng cá, bến cá của những địa phương có nghề khai thác cá ngừ, đặc biệt là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; từng bước nâng tỷ lệ nội địa hóa các trang thiết bị trên tàu cá, đồng thời thu hút lao động có việc làm. i) Đẩy mạnh lĩnh vực chế biến nội địa và xuất khẩu; tổ chức chế biến xuất khẩu sản phẩm cá ngừ xuất khẩu đạt hiệu quả, an toàn và bền vững; phát huy vai trò trung tâm của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu cá ngừ trong việc tổ chức và điều phối hoạt động của chuỗi đáp ứng các yêu cầu của thị trường. k) Tăng cường hoạt động quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cá ngừ. l) Xây dựng chỉ tiêu sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ. m) Giám sát hoạt động chuỗi sản phẩm cá ngừ - Giám sát sự hợp tác, liên kết, khắc phục những hạn chế, những mối quan hệ hợp tác thiếu chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi thông qua cơ quan điều phối Trung ương, địa phương và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA). - Giám sát việc triển khai kế hoạch và thực hiện quá trình nâng cấp chuỗi; phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện đối với các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chuỗi; giám sát quá trình chuyển giao, 31 xã hội hóa về tổ chức, quản lý chuỗi thông qua Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam bằng việc vận động sự tham gia tích cực của thành viên Hiệp hội. - Giám sát tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia về chất lượng đối với chuỗi cá ngừ; thực hiện điều kiện ATVSTP thủy sản đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ. n) Triển khai công tác dự báo ngư trường và hoạt động giám sát nguồn lợi - Trên cơ sở triển khai Đề án Dự báo ngư trường khai thác hải sản giai đoạn 2013 – 2020, tổ chức triển khai dự báo dài hạn, ngắn hạn và thời vụ ngư trường cá ngừ đại dương phục vụ ngư dân và công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cá ngừ; tổ chức thu thập số liệu cá ngừ đại dương tại cảng cá, các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ. - Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giám sát nghề khai thác cá ngừ đại dương trên hệ thống quan sát của Dự án Quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh (MOVIMAR) và các Trạm Quan sát (trạm bờ) tại các tỉnh thí điểm. - Thí điểm Chương trình quan sát viên trên tàu tham gia mô hình cá ngừ theo chuỗi; xây dựng và hoàn thiện Chương trình quan sát viên trên tàu khai thác cá ngừ nhằm thu thập trực tiếp tình hình hoạt động của nghề khai thác cá ngừ. - Triển khai các biện pháp bảo tồn, giảm thiểu hoạt động khai thác không chủ ý. 3.6. Đẩy mạnh công tác khoa học và mở rộng hợp tác với các nƣớc trong khu vực và quốc tế về khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong điều tra, dự báo ngư trường, khai thác, bảo quản, chế biến cá ngừ; từng bước hiện đại hóa tàu khai thác và dịch vụ thu mua cá ngừ; đẩy mạnh công tác khuyến ngư; - Hợp tác quốc tế trong việc đưa tàu khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển quốc tế và vùng biển của các nước có hiệp định hợp tác khai thác. - Tiếp tục đăng ký với Ủy ban nghề cá Trung – Tây Thái Bình Dương (WCPFC) là nước chưa phải thành viên nhưng có hợp tác và về lâu dài đăng ký trở thành thành viên chính thức. - Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trên thế giới, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Ủy ban nghề cá Trung-Tây Thái Bình Dương (WCPFC)....để phát triển nghề khai thác cá ngừ 3.7. Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp Phát huy vai trò trung tâm của các Hội nghề nghiệp, nhất là Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, làm trung tâm và tạo cầu nối giữa các tác nhân trong chuỗi với các cơ quan quản lý nhà 32 nước; đề xuất với Nhà nước ban hành các cơ chế chính sách nhằm quản lý và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất trong chuỗi cá ngừ từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ; tổ chức các hội viên tham gia tích cực trong chuỗi sản phẩm cá ngừ. Tổ chức xây dựng và quảng bá thương hiệu cá ngừ Việt Nam và phấn đấu cá ngừ Việt Nam được chứng nhận nhãn sinh thái (MSC) để nâng cao uy tín và thương hiệu cá ngừ Việt Nam; 3.8. Phát triển nguồn nhân lực - Đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng, lạnh trưởng và thuyền viên, đặc biệt đối với tàu cá được hiện đại hóa; nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho ngư dân, nhân viên và chủ cơ sở doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ; - Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý. 4. Các dự án ƣu tiên 4.1. Dự án thí điểm xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng a) Cơ quan Thực hiện: Đơn vị chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đơn vị phối hợp: UBND các tỉnh Bình Định; Hiệp hội VINATUNA; Hiệp hội VASEP. b) Mục tiêu: Phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao giá trị cá ngừ khai thác được, minh bạch thông tin, hài hòa lợi ích của các thành viên trong mắt xích của chuỗi giá trị cá ngừ. c) Yêu cầu Đảm bảo tính hiện đại, hệ thống kho lạnh để lưu giữ sản phẩn bốc dỡ từ tàu lên trước khi đưa ra sàn đấu giá, có nhà lạnh, có mặt bằng đủ rộng để thực hiện bán đấu giá, có khả năng tiếp nhận tàu cá nước ngoài b) Nội dung: Trên cơ sở hạ tầng cảng hiện có, quy hoạch, bố trí mặt bằng riêng cho cảng cá ngừ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống cầu cảng, đường dẫn, mặt bằng cảng, khu tiếp nhận, chợ cá, chợ đấu giá c) Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015) d) Dự kiến kinh phí: 150 tỷ đồng trong đó: - Cải tạo cầu cảng : 50 tỷ - Xây dựng hệ thống đường nội bộ trong cảng : 10 tỷ - Xây dựng hệ thống nhà kho, nhà đấu giá sản phẩm, hệ thống mái che đến mép ngoài của cảng: 20 tỷ 33 - Hệ thống lạnh cho kho lạnh, nhà bán đấu giá: 50 tỷ e) Nguồn kinh phí: Vốn Ngân sách, vốn vay, nguồn tài trợ và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. 4.2. Dự án thí điểm đóng tàu khai thác cá ngừ a) Cơ quan Thực hiện: Đơn vị chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đơn vị phối hợp: UBND các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Hiệp hội VINATUNA; Hiệp hội VASEP. b) Mục tiêu: Phát triển đội tàu khai thác cá hiện đại, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lượng bảo quản sản phẩm, hiệu quả kinh tế, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi của ngư dân. Tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khai thác cá ngừ nói riêng và ngành khai thác hải sản nói chung. c) Yêu cầu Các tàu đóng mới đảm bảo tính hiện đại, phù hợp với khả năng tài chính của ngư dân. Trang bị máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị bảo quản trên tàu phù hợp với từng nghề, từng đối tượng sản phẩm, giảm tổn thất au thu hoạch xuống dưới 10%. b) Nội dung: Phát triển đội tàu khai thác tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 60 tàu. Trong đó: 30 tàu làm nghề câu, 30 tàu làm nghề vây. Tàu làm nghề câu: - Chiều dài tàu từ 18 – 20 mét, tải trọng 40 – 50 tấn, công suất máy chính từ 250 – 400 CV; tốc độ di chuyển tự do trung bình từ 10 – 11 lý; - Sử dụng vật liệu vỏ là thép hoặc composit; - Máy thủy động cơ mới hoặc máy cũ nhưng còn trên 80% giá trị; - Trên tàu trang bị máy thu câu (thu tự động bằng tang thành cao), máy bắn câu; - Hệ thống bảo quản trên tàu: có từ 01 đến 02 hầm ngâm hạ nhiệt độ cá, Trang bị máy sản xuất nước đá vảy từ nước biển. c) Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015) d) Dự kiến kinh phí: 150 tỷ đồng trong đó: - Vốn đối ứng của ngư dân : 40 tỷ - Vốn tín dụng thương mại : 100 tỷ - Hỗ trợ lãi suất hàng năm : 10 tỷ 34 Tàu làm nghề vây: - Chiều dài tàu từ 25 – 28 mét, tải trọng 100 – 150 tấn, công suất máy chính từ 500 – 800 CV, tốc độ di chuyển tự do trung bình từ 12 – 13 lý; - Sử dụng vật liệu vỏ là thép hoặc composit; - Máy thủy động cơ mới hoặc máy cũ nhưng còn trên 80% giá trị; - Trên tàu trang bị hệ thống dẫn dụ cá bằng chà; - Trang bị lưới có chiều dài từ 1.200 – 1.500 mét, cao từ 140 – 160 mét; - Trang bị xuồng tự hành để điều chỉnh giềng phao - Máy thu lưới, hệ thống cần cẩu thu - Hệ thống bảo quản trên tàu: có từ 01 đến 02 hầm ngâm hạ nhiệt độ cá, Trang bị máy sản xuất nước đá vảy từ nước biển. c) Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015) d) Dự kiến kinh phí: 360 tỷ đồng trong đó: - Vốn đối ứng của ngư dân : 85 tỷ - Vốn tín dụng thương mại : 252 tỷ - Hỗ trợ lãi suất hàng năm : 25 tỷ 4.3. Dự án quan sát viên trên tàu cá a). Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đơn vị phối hợp: các tổ chức: UNOPS, WCPFC; UBND các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam. b) Mục tiêu: Thu thập có hệ thống, đảm bảo thông tin chính xác về hoạt động khai thác cá ngừ phục vụ công tác dự báo ngư trường, chỉ đạo điều hành sản xuất, truy xuất nguồn gốc và các công tác nghiên cứu khoa học khác. c) Yêu cầu Thu thập thông tin liên tục, có hệ thống, cung cấp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Quan sát viên trên tàu phải có khả năng đi biển, có trình độ chuyên môn, được đào tạo, cấp chứng chỉ. b) Nội dung: - Xây dựng bộ máy quan sát viên trên tàu cá: Quan sát viên được tuyển dụng từ các nguồn: Cán bộ các Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Viện nghiên cứu Hải sản, Trường đại học Nha Trang, các Trường trung cấp Thủy sản (tham gia để nâng cao nghề nghiệp chuyên môn); Học viên tốt nghiệp chuyên ngành khai thác thủy sản; ngư dân có trình độ từ 12 trở lên. 35 - Thiết lập bộ máy tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin thu thập đượlystwf các quan sát viên. - Xây dựng cơ chế thu thập, chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin của quan sát viên dưa về. - Những nội dung cơ bản của quan sát viên cần thu thập: Thông tin về tàu thuyền, ngư cụ, ngư trường, đối tượng, năng suất, sản lượng khai thác trên tàu quan sát viên đi; thông tin sinh học của đối tượng khai thác được, thông tin về các đối tượng cần bảo vệ (rùa biển, cá heo, cá voi, chim biển ...); thông tin về tình hình tàu thuyền khai thác xung quan tàu (quan sát viên quan sát được) c) Thời gian thực hiện: 03 năm (2014 – 2016) d) Dự kiến kinh phí: 12 tỷ đồng trong đó mỗi năm 04 tỷ 36 PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1. Các giải pháp 1.1. Cơ chế, chính sách a) Giải pháp về chính sách tín dụng Thực hiện chính sách vay vốn thương mại cho tàu đóng mới. Nhà nước hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các tổ chức cá nhân tham gia đóng tàu theo chương trình này. Lãi suất tín dụng được áp dụng 2,5% /năm từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm bù lãi suất chênh lệch cho ngân hàng bằng lãi suất thấp nhất của ngân hàng thương mại cho vay. Nhà nước hỗ trợ vốn vay tối đa từ 20 – 30% giá trị con tàu (kể cả máy móc, thiết bị, ngư lưới cụ phục vụ cho nghề khai thác); ngư dân bỏ vốn từ 20 – 30% (tàu dưới 500 CV ngư dân được vay tối đa 70% giá trị con tàu, tàu từ 500 CV trở lên nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá trị con tàu) Thời gian vay vốn tối đa 10 năm, một năm được ân hạn. Chủ tàu có thể đem tài sản là con tàu làm tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, việc giải ngân, đồng thời giữa nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn vốn đối ứng của ngư dân. b) Chính sách đầu tư Từ nguồn vôn bố trí đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng cảng cá, chợ cá, kho lạnh chuyên dùng cho cá ngừ tại tỉnh điểm. c) Nguồn kinh phí thực hiện chương trình quan sát viên trên tàu cá: Được bố trí bổ sung kinh phí hàng năm cho Tổng cục Thủy sản. 1.2. Về tăng cƣờng năng lực quản lý Nhà nƣớc a) Tăng cường, nâng cao năng lực và vai trò quản lý của các cơ quan quản lý thủy sản Trung ương và Địa phương; - Tăng cường năng lực thể chế và quan hệ hợp tác giữa các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, tạo cơ hội cho người sản xuất tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, gia tăng giá trị cho sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập cho người sản xuất nhằm khuyến khích các bên tham gia tích cực vào chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ. - Tăng cường, nâng cao năng lực, vai trò quản lý, chỉ đạo, tổ chức, điều hành sản xuất của các cơ quan chức năng quản lý thủy sản và chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm cá ngừ. - Tăng cường năng lực, vai trò của Nhà nước trong việc phát huy vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu mua, kinh doanh; phát huy những ưu điểm của cạnh tranh, hạn chế nhược điểm, chống độc quyền và lũng đoạn thị trường. 37 1.3. Về khoa học, công nghệ và khuyến ngƣ - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá ngừ; tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cho tàu, nghề khai thác, kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến cá ngừ. - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong dự báo ngư trường. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đối với các lĩnh vực khai thác, bảo quản, chế biến cá ngừ. - Ưu tiên, đẩy mạnh công tác khuyến ngư; tập trung bố trí các mô hình, các lớp tập huấn khuyến ngư về công nghệ, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch trong lĩnh vực khai thác, thu mua cá ngừ trên bờ và trên biển. 1.4. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, chủ cơ sở và doanh nghiệp; nâng cao kỹ thuật và tay nghề cho ngư dân; nhân viên, lao động các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến. 1.5. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác dự báo ngƣ trƣờng. Triển khai thực hiện công tác dự báo ngư trường dài hạn và ngắn hạn cho nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới vây cá ngừ. 1.6. Về hợp tác quốc tế Tăng cường xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại; tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ, hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế. Tích cực tham gia để trở thành thành viên chính thức hoặc có hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trong (SEAFDEC) và ngoài khu vực (WCPFC), đồng thời thực hiện nghiêm túc những nội dung mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế. 1.7. Về đầu tƣ - Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác cá ngừ; xây dựng trung tâm nghề cá lớn tại Khánh Hòa; cảng cá, chợ cá chuyên dụng cho cá ngừ, sàn đấu giá cá ngừ đại dương, có nghề khai thác cá ngừ trọng điểm; - Đóng mới các tàu phục vụ công tác điều tra nguồn lợi hải sản nói chung, cá ngừ nói riêng; - Đóng mới tàu khai thác cá ngừ hiện đại bằng vật liệu vỏ thép hoặc vật liệu mới thay thế vỏ gỗ; - Đầu tư nhà máy chế biến cá ngừ; - Đầu tư xây dựng cơ sở đóng sửa tàu cá phục vụ khai thác cá ngừ; - Đầu tư hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khai thác cá ngừ. 38 2. Kinh phí thực hiện 2.1. Nguồn kinh phí - Hỗ trợ của quốc tế thông qua các dự án nước ngoài; - Nguồn vốn vay của cá tổ chức Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước; - Ngân sách Nhà nước cấp theo từng giai đoạn và hàng năm trên cơ sở có sự lồng ghép các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt. - Huy động nguồn lực đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước kinh doanh sản phẩm cá ngừ. Trong đó: a. Hỗ trợ của quốc tế: Thông qua hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, đi học tập kinh nghiệm quốc tế, hỗ trợ nâng cao năng lực cho hoạt động quản lý. b. Nguồn vốn vay của các tổ chức Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước: Đầu tư cơ sở hạ tầng Trung tâm nghề cá lớn, cảng cá, chợ cá ngừ chuyên dụng; ngư dân và các doanh nghiệp vay của các ngân hàng thương mại trong nước đầu tư phương tiện, nghề, cơ sở vật chất phục vụ khai thác, bảo quản, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cá ngừ; chi phí hoạt động phục vụ sản xuất. c. Ngân sách Nhà nước: Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật các cảng cá, bến cá, chợ chuyên dụng cá ngừ các tỉnh Bình Định Phú Yên, Khánh Hòa; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi cá ngừ; xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu quản lý khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách; biên soạn tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật; kiện toàn bộ máy, đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng công chức, viên chức ở Trung ương và địa phương; vốn đối ứng các nguồn vốn vay, tài trợ của các dự án từ các nước và tổ chức quốc tế. d. Huy động các nguồn lực đầu tư của ngư dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: Đầu tư phương tiện tàu cá, nghề khai thác cá ngừ, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá ngừ; cơ sở hạ tầng hậu cần dịch vụ phục vụ sản xuất cá ngừ; tham gia các hoạt động của chuỗi theo hướng xã hội hoá; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc của các doanh nghiệp; 2.2. Tổng hợp nhu cầu kinh phí: Tổng kinh phí triển khai các nội dung đề án: 760 tỷ, trong đó: - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 150 tỷ; - Vốn chi thường xuyên 12 tỷ năm (4 năm); - Vốn vay tín dụng từ ngân hàng 357 tỷ - Vốn đối ứng của dân 153 tỷ 39 - Hỗ trợ của quốc tế: chiếm khoảng 14 tỷ; - Hỗ trợ từ doanh nghiệp 20 tỷ; 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Trách nhiệm 3.1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chỉ đạo việc thực hiện Đề án tổ chức lại khai thác hải sản đạt mục tiêu đề ra; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu của Đề án. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Đề án; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức giám sát đánh giá việc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3.1.2. Các bộ, ngành liên quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở Đề án, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư, xây dựng các chính sách tài chính phù hợp để thực hiện Đề án. Bộ Quốc Phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ an ninh, an toàn cho ngư dân hoạt động nghề cá trên biển, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản trên các vùng biển và hải đảo. Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các nội dung của Đề án có liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. 3.1.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tổ chức thực hiện Đề án thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn lãnh thổ và các vùng biển thuộc địa phương quản lý. 3.1.4. Các Hội nghề nghiệp Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất cá ngừ gắn với tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, bảo đảm sản xuất có hiệu quả và bảo vệ môi trường; đồng thời chủ động vận động, giáo dục các thành viên trong việc tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam. 40 3.2. Giám sát và đánh giá thực hiện Đề án 3.2.1. Giám sát Giám sát thực hiện Đề án Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện Đề án thông qua cung cấp các thông tin, ý kiến phản hồi cho các nhà hoạch định chính sách để điều chỉnh kế hoạch và có giải pháp khắc phục kịp thời. Các nội dung chính của công tác giám sát thực hiện đề án: - Giám sát tiến độ thực hiện các Dự án trong đề án để đảm bảo đúng nội dung và tiến độ đặt ra; - Giám sát tình hình huy động các nguồn lực và tài chính ở các cấp; - Xác định và phân tích các vấn đề nổi cộm trong và ngoài ngành, mối quan hệ quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Đề án và những điều chỉnh cần thiết. - Phân tích và đánh giá tác động trong quá trình thực hiện Đề án ở các cấp; 3.2.2. Đánh giá Tập trung đánh giá những tác động phát triển chủ yếu. Lập kế hoạch cụ thể cho các đợt khảo sát, đánh giá trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án. Để đảm bảo tính khách quan, việc đánh giá phải giao cho các tổ chức và cơ quan độc lập bao gồm cả các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ. Các nội dung đánh giá: - Đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại theo các mục tiêu và tiến độ thực hiện; - Đánh giá những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến các mục tiêu của Đề án; - Cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án như bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp của ngành thuỷ sản vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp; - Đánh giá mức độ phối hợp giữa việc thực hiện Đề án với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; - Đánh giá những thay đổi về môi trường chính sách và tác động của các giải pháp chính sách; - Đánh giá tác động của bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tới xóa đói, giảm nghèo; - Đánh giá việc triển khai thực hiện những cam kết quốc tế. Đánh giá định kỳ; Đợt đánh giá đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2015 và kết quả sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch cho những năm tiếp theo. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 41 Phụ lục 1. Cơ cấu tàu và nghề khai thác cá ngừ CÔNG SUẤT/ NGHỀ Dải công suất (CV) 50- < 90 90 - < 150 150 - < 250 250 - < 400 > = 400 Tổng NGHỀ C U VÀNG/C U TA CÁ NGỪ 2008 Chiếc % 609 44,68 325 23,84 317 23,26 81 5,94 31 2,27 1,363 2009 Chiếc % 271 31,37 214 24,77 326 37,73 22 2,55 31 3,59 864 Năm 2010 2011 Chiếc % Chiếc % 280 28,66 161 22,55 99 10,13 97 13,59 382 39,10 326 45,66 209 21,39 227 31,79 7 0,72 54 7,56 977 714 2012 Chiếc % 122 7,27 513 30,57 738 43,98 251 14,96 54 3,22 1,678 NGHỀ RÊ CÁ NGỪ 50- < 90 90 - < 150 150 - < 250 250 - < 400 > = 400 Tổng 693 145 77 255 14 1184 58,53 12,25 6,50 21,54 1,18 819 210 152 249 23 1453 50- < 90 90 - < 150 150 - < 250 250 - < 400 > = 400 205 199 79 101 3 34,92 33,9 13,46 17,21 0,51 80 106 130 108 0 Tổng 587 56,37 14,45 10,46 17,14 1,58 709 51,79 245 17,9 160 11,69 222 16,22 33 2,41 1369 NGHỀ VÂY CÁ NGỪ 18,87 139 27,42 0,25 115 22,68 30,66 117 23,08 25,47 131 25,84 0 5 0,99 424 507 627 261 184 216 24 1312 47,79 19,89 14,02 16,46 1,83 605 200 174 204 21 1204 50,25 16,61 14,45 16,94 1,74 134 184 44 233 20 22,52 30,92 7,4 39,16 3,36 136 194 56 206 0 22,97 32,77 9,46 34,8 0 595 592 (Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012) 42 Phụ lục 2: Số cơ sở thu mua các loại cá ngừ Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thu mua trực tiếp Cơ sở thu mua Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng cộng Tổng số TM vây vàng, mắt to % TM ngừ vằn, ngừ bò % 18 17 8 76,47 9 15 9 6 66,67 18 10 5 51 36 19 Tổng % TM ngừ vằn, ngừ bò % 1 100 - 0 (1) 6 5 83,33 1 16,67 (2) 50 8 8 100 - 0 (3) 47,42 15 14 93,33 1 0,67 Tổng số TM vây vàng, mắt to 23,53 1 3 33,33 50 5 52,78 17 Ghi chú Ghi chú: (1) – Có 06 cơ sở vừa thu mua cá ngừ vây vàng mắt to, vừa thu mua cá ngừ vằn, ngừ bò; (2) – Trong đó: có 02 DN vừa thu mua cá ngừ vây vàng mắt to, vừa thu mua cá ngừ vằn, ngừ bò; 02 DN xuất khẩu trực tiếp cá ngừ tươi bằng đường hàng không đã nghỉ kinh doanh; (3) – Có 04 cơ sở vừa thu mua cá ngừ vây vàng mắt to, vừa thu mua cá ngừ vằn, ngừ bò; Phụ lục 3: Tổng hợp số cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thu mua trực tiếp Cơ sở thu mua, nậu vựa Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng cộng Tổng số Đạt SSOP % 17 9 52,94 8 47,06 1 1 100 - 0 (1) 9 1 11,11 8 88,89 6 4 66,67 2 33,33 (2) 10 10 100 - 0 8 8 100 - 0 (3) 36 20 55,56 16 44,44 15 13 86,67 2 13,33 % Tổng số Đạt SSOP % Không đạt SSOP % Ghi chú Không đạt SSOP Ghi chú: (1) - 5 Cơ sở tổ chức thu mua tại cảng cá (được kiểm tra điều kiện ATVSTP); (2) - 04 DN xuất khẩu trực tiếp cá tươi bằng đường hàng không, trong đó 02 đã ngừng hoạt động; (3) - 10 Cơ sở tổ chức thu mua tại cảng cá (được kiểm tra điều kiện ATVSTP); 04 DN xuất khẩu trực tiếp cá tươi bằng đường hàng không; 43 Phụ lục 4: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam DOANH NGHIỆP UẤT KHẨU CÁ NGỪ (2008 – 2013) Nguồn: Vasep (Theo số liệu Hải quan Việt Nam) 2008 STT DOANH NGHIỆP 2009 KL (tấn) GT (USD) KL (tấn) 2010 2011 2012 7 tháng 2013 GT (USD) KL (tấn) GT (USD) GT (USD) GT (USD) GT (USD) 1 YUEH CHYANG 5.291 15.859.618 7.895 19.211.365 11.595 31.878.012 55.979.730 68.671.685 35.942.633 2 HAVUCO 4.447 17.381.211 1.845 7.544.233 4.873 20.617.470 40.478.578 60.962.464 33.066.246 3 Cty TNHH Thịnh Hưng 182 675.854 502 2.987.947 1.784 11.300.689 32.009.900 56.346.623 28.647.501 4 Cty TNHH Foodtech 8.723 24.999.027 10.089 25.275.464 12.292 29.431.097 36.614.005 56.146.212 38.461.712 5 Cty TNHH Tín Thịnh 1.550 4.711.331 2.513 12.070.786 8.097 24.571.046 47.621.561 54.628.316 20.799.284 6 Cty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang 4.491 22.810.808 3.993 15.783.313 4.004 16.466.415 29.432.986 43.952.107 26.287.135 7 HIGHLAND DRAGON 6.855 21.739.193 6.757 17.614.892 7.658 16.770.777 31.201.001 39.202.176 23.786.706 8 Cty TNHH Toàn Thắng 6.038 17.403.914 5.814 15.003.003 8.547 23.547.011 21.971.562 37.525.952 15.636.892 9 DNTN Hồng Ngọc 14 141.860 511 6.680.884 1.321 17.138.268 31.716.921 35.928.105 23.465.944 1.282 7.507.759 1.472 7.457.395 2.150 11.052.425 22.767.706 31.154.089 20.466.250 10 BIDIFISCO Tổng số doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ HƠN 70 DN HƠN 100 DN Nguồn: Vasep (Theo số liệu Hải quan Việt Nam) Phụ lục 5: Tăng trƣởng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ từ 2008 đến nay 2008 So với cùng kỳ (%) 188,694 + 25,01 GT 2009 GT 180,906 So với cùng kỳ (%) - 4,1 2010 GT 293,119 2011 So với cùng kỳ (%) + 62,02 44 So với cùng kỳ (%) 379.365 + 29,42 GT 2012 GT 569.406 So với cùng kỳ (%) + 50,1 7 tháng 2013 GT 336.329 So với cùng kỳ (%) - 2,04 Phụ lục 6: uất khẩu cá ngừ Việt Nam trên các thị trƣờng từ 2008 đến nay THỊ TRƢỜNG 2008 GT %GT Mỹ EU Nhật Bản ASEAN TQ & HK Ixraen 54,784 62,790 23,397 2,923 3,165 6,462 29,0 33,3 12,4 1,5 1,7 3,4 Canađa Tunisia Iran Hàn Quốc Mêhicô Các TT khác 2,498 2,226 0,724 0,621 5,331 23,772 1,3 1,2 0,4 0,3 2,8 12,6 188,694 100,0 Tổng THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 2009 2010 2011 2012 7 tháng 2013 GT %GT GT %GT GT %GT GT %GT GT %GT 37,2 130,017 44,36 171,370 45,17 244,734 42,98 121,491 36,12 67,362 65,879 31,5 22,48 79,528 20,96 113,831 19,99 83,488 24,82 57,032 9,53 33,380 9,92 22,103 9,2 7,54 44,066 11,62 54,238 16,669 5,34 38,015 6,68 20,798 6,18 17,490 3,3 5,97 20,246 5,926 1,36 13,729 2,41 2,00 3,428 5,175 6,711 1,2 1,17 2,101 1,47 2,26 3,31 6,183 5,592 12,868 11,140 3,4 2,11 6,219 2,13 10,132 1,78 2,26 5,844 8,086 7,606 1,8 1,99 3,171 1,19 10,116 1,78 2,56 1,496 4,497 8,620 0,3 0,51 0,477 2,56 1,60 0,49 9,034 9,720 9,099 1,646 3,08 0,14 1,31 0,13 1,831 0,541 7,440 0,421 0,3 0,62 0,488 0,40 1,17 1,43 1,591 1,508 6,662 4,820 0,4 0,54 0,661 7,65 48,542 8,52 36,209 10,77 28,224 11,5 9,63 29,035 20,799 100,00 100,00 293,119 379,364 569,406 336,329 100,00 100,00 180,906 100,0 45 Phụ lục 7: Tổng sản lƣợng ƣớc tính theo loài của nghề câu vàng trong vùng biển của Việt Nam Tổng SL cá ngừ và cá cờ, kiếm Sản lƣợng cá kiếm, cờ (tấn) Sản lƣợng cá ngừ đƣợc ƣớc tính (tấn) Tỉnh % Tổng SL cá ngừ B U M % B L M % M L S 2 3 - 9,723 30 0 % 43 0 % 19 % 0 - 4,800 76 1 % 76 36 % 0 - 1,338 21 1 % 3, 67 3 21 % 2 3 - 15,86 1 12 7 68 % 4 21 % 0 - 18 0 68 % 0 21 % 0 - 34 68 % 10 21 % 0 YF T % Bình Định 7,6 03 70 % Phú Yên 3,7 80 70 % Khánh Hòa Tổng sản lượng từ các tỉnh thu số liệu dự án Ninh Thuận Binh Thuận Bà Rịa – V. Tàu Quảng Ngãi 78 2 51 % 12, 16 5 68 % 14 24 5 68 % 68 % 68 % B E T 2, 09 7 1, 02 0 55 6 74 % A L B 19 % 21 % 21 % 21 % S % W O K % há c % 0 0 % 2 0 0 % 1,1 20 10 % 10,936 1 % 0 0 % 7 6 1 % 35 6 7% 5,385 23 2 % 0 0 % 2 5 2 % 12 0 8% 1,527 1 % 14 2 1 % 0 0 % 1 2 1 1 % 1,5 96 9% 17,848 0 1 % 0 1 % 0 0 % 0 1 % 2 9% 20 0 0 1 % 0 1 % 0 0 % 0 1 % 0 9% 0 - 44 0 1 % 0 1 % 0 0 % 0 1 % 4 9% 50 0 - 320 3 32 9% 360 0 - 0 0 0 9% 0 0 - 0 0 0 9% 0 1 % 1 % 1 % 3 1 % 1 % 1 % 0 0 % 0 % 0 % 2 1 % 1 % 1 % Đà Nẵng 0 Quảng Nam 0 Tỉnh khác 0 68 % 0 21 % 0 - 0 0 1 % 0 1 % 0 0 % 0 1 % 0 9% 0 Tổng sản lượng từ các tỉnh không thu số liệu dự án 29 3 68 % 88 21 % 1 - 382 3 1 % 3 1 % 0 0 % 3 1 % 38 9% 430 Tổng cộng 12, 45 8 68 % 3, 76 1 21 % 2 4 013 % 16,24 3 13 0 1 % 14 6 1 % 0 0 % 1 2 4 1 1,6 % 34 9 % 18,278 0 0 0 0 0 0 0 0 Ghi chú: YFT: ngừ vây vàng, BET: ngừ mắt to, ALB: ngừ vây ngực dài, BUM: cá cờ xanh, BLM: cá cờ đen, MLS: cá cờ buồm, SWO: cá kiếm Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012 46 Phụ lục 8: Tổng sản lƣợng ƣớc tính theo loài của nghề rê cá ngừ trong vùng biển của Việt Nam Sản lƣợng cá ngừ đƣợc ƣớc tính (tấn) Tỉnh Bình Định Ngừ vằn % Vây vàng % % Loài khác 0 0% 0 % 15 88% 173 54% 12 4% Khánh Hòa 9.266 66% 543 4% 259 2% 4.044 29% 14.112 10.068 Tổng sản lượng từ các tỉnh thu số liệu dự án 9.454 65% 557 4% 269 2% 4.169 29% 14.449 10.280 Ninh Thuận 3.200 100% 0 0% 0 0% 0 0% 3.200 3.200 Binh Thuận 662 100% 0 0% 0 0% 0 0% 662 662 Phú Yên 2 12% Mắt to 10 3% 0% Tổng cá Tổng ngừ đại dƣơng 17 17 125 39% 320 195 Bà Rịa - Vũng Tàu 2.213 75% 177 6% 0 0% 550 19% 2.940 2.390 Quảng Ngãi 4.000 80% 150 3% 0 0% 850 17% 5.000 4.150 Đà Nẵng 1.404 60% 140 6% 94 4% 702 30% 2.340 1.638 55 30% 0 0% 0 0% 128 70% 183 55 0 100% 0 0% 0 0% 0 0 Quảng Nam Tinh khác Tổng sản lượng từ các tỉnh không thu số liệu dự án Tổng SL của Việt Nam 0 0% 11.534 81% 467 3% 94 1% 2.230 16% 14.325 12.095 20.988 73% 1.024 4% 363 1% 6.399 22% 28.774 22.375 Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012 47 Phụ lục 9: Tổng sản lƣợng ƣớc tính theo loài của nghề vây cá ngừ trong vùng EEZ của Việt Nam Sản lƣợng cá ngừ đƣợc ƣớc tính (tấn) Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Tổng sản lượng từ các tỉnh thu số liệu dự án Ninh Thuận % Mắt to % Loài khác % Tổng Tổng cá ngừ đại dƣơng 9% 456 5% 1,693 18% 9,655 7,962 30 11% 5 2% 0 0% 261 261 5% 1 5% 5 25% 20 15 922 9% 462 5% 1,698 17% 9,936 8,238 0 0% 0 0% 0 0% 0 0 Ngừ vằn % 6,615 69% 226 87% 13 65% 1 6,854 69% 0 100% Vây vàng 891 Binh Thuận 2,600 65% 200 5% 200 5% 1,000 25% 4,000 3,000 Bà Rịa - Vũng Tàu 5,787 45% 772 6% 0 0% 6,300 49% 12,859 6,559 Quảng Ngãi 3,500 70% 500 10% 0 0% 1,000 20% 5,000 4,000 Đà Nẵng 2,379 55% 822 19% 303 7% 822 19% 4,326 3,504 Quảng Nam 1,518 93% 120 7% 0 0% 0 0% 1,638 1,638 0 100% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0 57% 2,414 9% 503 2% 9,122 60% 3,336 9% 965 3% 10,820 29% 37,759 26,939 Tỉnh khác Tổng sản lượng từ các 15,784 tỉnh không thu số liệu dự án Tổng SL của 22,638 Việt Nam 33% 27,823 18,701 Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012 48 Phụ lục 10: Danh sách các cơ sở chế biến cá ngừ đƣợc công nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và đƣợc phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào các thị trƣờng có yêu cầu chứng nhận chất lƣợng, an toàn thực phẩm của Cục Quản lý Chất lƣợng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQUAD) (Theo công văn số 33/QLCL-CL1 ngày 10/01/2012của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên cơ sở Công ty Cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn Nhà máy CBTSXK An Hải Công ty cổ phần TS Bình Định Nhà máy Chế biến Thủy sản Công ty TNHH Bá Hải Nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu - Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc Công ty TNHH Nguyễn Hưng Công ty Cổ phần Nhatrang Seafoods - F. 17 - Nhà máy Chế biến Thủy sản F.17 Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Sakura Nhà máy đông lạnh, Công ty Cơ sở đƣợc Thị trƣờng đƣợc phép chế biến thủy sản xuất khẩu công nhận đủ Các thị trƣờng điều kiện bảo Liên khác có yêu cầu đảm ATTP Hàn Trung EU Bang Braxin kiểm tra, chứng theo quy Quốc Quốc Nga nhận CL, ATTP định của của NAFIQAD Việt Nam CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH Mã số doanh nghiệp uất khẩu cá ngừ DL 100 x x x x x DL 57 x x x x x DL 481 x x x x x DL 609 x x x x x x x(Add) x DL 17 x x x x x x DL 315 x x x x x x DL 245 x x x x x x 49 TT 9 10 11 12 13 14 15 Tên cơ sở TNHH Sao Đại Hùng Nhà máy 1 - Công ty TNHH Trúc An Công ty TNHH Hải Vương Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang Công ty TNHH Tín Thịnh Phân xưởng chế biến hải sản đông lạnh - Chi nhánh Lương Sơn - Công ty Cổ phần Đại Thuận Công ty TNHH Thịnh Hưng Công ty TNHH hải sản Bền Vững Mã số doanh nghiệp uất khẩu cá ngừ Cơ sở đƣợc công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam DL 153 x DL 318 Thị trƣờng đƣợc phép chế biến thủy sản xuất khẩu Liên Bang Nga Các thị trƣờng khác có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP của NAFIQAD EU Hàn Quốc Trung Quốc x x x x x x x x x x x DL 314 x x x x x x x DL 385 x x x x x x DL 448 x x x x x DL 526 x x x x x DL 607 x x x Braxin x x(Add) CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP 1 2 3 4 Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long Phân xưởng đồ hộp - Công ty TNHH HIGHLAND Dragon Xí nghiệp đồ hộp - Công ty TNHH MTV TP Bình Chánh – Công ty Cổ phần Thủy đặc sản Phân xưởng chế biến đồ hộp, Công ty TNHH Toàn Thắng (Everwin) DH 40 x x x x x DH 149 x x x x x DH 137 x x x x x x DH 226 x x x x x x 50 x x x [...]... ngành 3.5 Triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ Trên cơ sở kết quả mô hình thí điểm cá ngừ theo chuỗi, tổ chức triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ gồm: a) Xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách để phát triển ngành sản xuất cá ngừ hiệu quả, bền... vực khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến cá ngừ h) Tăng cường hợp tác Quốc tế; kêu gọi các nước và các tổ chức Quốc tế tài trợ, đầu tư và hỗ trợ cho Việt Nam phát triển khai thác, chế biến, xuất khẩu cá ngừ Học tập và tiếp nhận chuyển giao kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và công nghệ khai thác, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ 3.4 Tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ. .. sau: - Khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ phát triển một cách tự phát, chưa được kiểm soát, không bền vững - Chưa thực sự quan tâm trong việc xác định cá ngừ là đối tượng chủ lực và giá trị kinh tế đối với tổ chức sản xuất trong khai thác thủy sản xa bờ, cũng như phát triển ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ - Năng lực trong khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ chưa... triển khai Dự án Dự án Cải thiện nghề câu vàng và câu tay trong khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam (FIP) 7 Thực trạng về mối liên kết trong chuỗi khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ 7.1 Chuỗi sản phẩm cá ngừ Hiện nay, với 6 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ, tập trung 13 kênh sản xuất, phân phối sản phẩm cá ngừ trong toàn bộ chuỗi; trong đó 03 kênh chính với lượng cá ngừ. .. cá, bến cá, khu neo đậu TTB trƣờng xuất nhập khẩu Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu cá ngừ Dịch vụ hậu cần Thị sản phẩm cá ngừ Chuỗi sản phẩm cá ngừ tiêu thụ nội địa Cá ngừ Cơ sở thu mua Cơ sở chế biến đông lạnh cá ngừ 18 Nhà hàng Bán buôn Bán lẻ Ngƣời tiêu dùng 7.2 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cá ngừ Chuỗi giá trị cá ngừ cần được phân tích, đánh giá sản phẩm cá ngừ từ nhiều... ngành và địa phương c) Tổ chức quản lý bằng cấp phép khai thác nhằm quản lý cường lực khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá ngừ Thí điểm tổ chức quản lý khai thác cá ngừ đại dương bằng hạn ngạch; đóng mở ngư trường khai thác cá ngừ phù hợp theo mùa vụ d) Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết trong khai thác cá ngừ; nhân rộng, phát triển mô hình thí điểm cá ngừ theo. .. khai thác cá ngừ đại dương; - Giảm tổn thất sau thu hoạch đối với sản phẩm cá ngừ đại dương xuống dưới 10% - Hiệp hội cá ngừ Việt Nam trở thành cơ quan tổ chức điều phối chung toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ - Sản phẩm cá ngừ được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc; 2 Phạm vi thực hiện đề án 2.1 Đối tƣợng - Cá ngừ đại dương: Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn 26 - Các tổ chức, cá nhân có các... hành, tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi thông qua việc phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), Hiệp hội Cá ngừ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với sự phối hợp của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) c) Phát huy các nguồn lực, xây dựng mô hình tổ chức liên kết sản xuất từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi d) Tổ chức. .. tế - Năng lực, chất lượng nhà máy chế biến các sản phẩm cá ngừ trong nước rất cao Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới - Sự năng động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân và ngư dân trong các lĩnh vực khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ - Tiềm năng và xu thế của thị trường xuất khẩu cá ngừ - Sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế 8.2 Khó khăn - Tình hình... từ khai thác, thu mua, chế biến tiêu thụ Quản lý, phát triển ngành sản xuất, cá ngừ theo hướng công nghiệp, hiện đại, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển 1.2 Mục tiêu cụ thể (Giai đoạn từ 2014-2017) - Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi; - Cải hoán, nâng cấp đội tàu khai thác cá ngừ hiện có; phát triển được đội tàu khai

Ngày đăng: 12/10/2015, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w