Triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi kha

Một phần của tài liệu Đề án tổ chức khai thác và thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi (Trang 33)

II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CÁ

3. Nhiệm vụ

3.5. Triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi kha

chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ

Trên cơ sở kết quả mô hình thí điểm cá ngừ theo chuỗi, tổ chức triển khai các hoạt động nâng cấp, giám sát và tổ chức quản lý chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ gồm:

a) Xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách để phát triển ngành sản xuất cá ngừ hiệu quả, bền vững;

b) Phát huy vai trò quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi thông qua việc phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), Hiệp hội Cá ngừ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với sự phối hợp của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

c) Phát huy các nguồn lực, xây dựng mô hình tổ chức liên kết sản xuất từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi.

d) Tổ chức có hiệu quả hoạt động dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác cá ngừ. Tổ chức lại hoạt động dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; phát huy vai trò và đẩy mạnh hệ thống thu mua, nậu

31

vựa, kinh doanh nguyên liệu cá ngừ, tạo mối liên kết giữa ngư dân với các cơ sở thu mua, nậu vựa, tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo ổn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm và chia sẻ lợi ích với ngư dân. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác gắn với tàu dịch vụ thu mua, hậu cần trên biển. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.

đ) Quy hoạch, xây dựng và hình thành cơ sở hậu cần dịch vụ cá ngừ chuyên dụng đạt chuẩn(cảng cá, chợ cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá sản phẩm cá ngừ…) tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý bằng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tại cảng cá để phục vụ quản lý cá ngừ thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

e) Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác, bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm và phù hợp các cam kết quốc tế về khai thác cá ngừ.

g) Ưu tiên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch tại 03 tỉnh tham gia đề án, bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại.

h) Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu khai thác cá ngừ; cơ sở sản xuất ngư cụ, trang thiết bị máy móc khai thác cá ngừ... tại các cảng cá, bến cá của những địa phương có nghề khai thác cá ngừ, đặc biệt là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; từng bước nâng tỷ lệ nội địa hóa các trang thiết bị trên tàu cá, đồng thời thu hút lao động có việc làm.

i) Đẩy mạnh lĩnh vực chế biến nội địa và xuất khẩu; tổ chức chế biến xuất khẩu sản phẩm cá ngừ xuất khẩu đạt hiệu quả, an toàn và bền vững; phát huy vai trò trung tâm của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu cá ngừ trong việc tổ chức và điều phối hoạt động của chuỗi đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

k) Tăng cường hoạt động quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cá ngừ.

l) Xây dựng chỉ tiêu sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ. m) Giám sát hoạt động chuỗi sản phẩm cá ngừ

- Giám sát sự hợp tác, liên kết, khắc phục những hạn chế, những mối quan hệ hợp tác thiếu chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi thông qua cơ quan điều phối Trung ương, địa phương và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA).

- Giám sát việc triển khai kế hoạch và thực hiện quá trình nâng cấp chuỗi; phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện đối với các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chuỗi; giám sát quá trình chuyển giao,

32

xã hội hóa về tổ chức, quản lý chuỗi thông qua Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam bằng việc vận động sự tham gia tích cực của thành viên Hiệp hội.

- Giám sát tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia về chất lượng đối với chuỗi cá ngừ; thực hiện điều kiện ATVSTP thủy sản đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ.

n) Triển khai công tác dự báo ngư trường và hoạt động giám sát nguồn lợi - Trên cơ sở triển khai Đề án Dự báo ngư trường khai thác hải sản giai đoạn 2013 – 2020, tổ chức triển khai dự báo dài hạn, ngắn hạn và thời vụ ngư trường cá ngừ đại dương phục vụ ngư dân và công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cá ngừ; tổ chức thu thập số liệu cá ngừ đại dương tại cảng cá, các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ.

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giám sát nghề khai thác cá ngừ đại dương trên hệ thống quan sát của Dự án Quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh (MOVIMAR) và các Trạm Quan sát (trạm bờ) tại các tỉnh thí điểm.

- Thí điểm Chương trình quan sát viên trên tàu tham gia mô hình cá ngừ theo chuỗi; xây dựng và hoàn thiện Chương trình quan sát viên trên tàu khai thác cá ngừ nhằm thu thập trực tiếp tình hình hoạt động của nghề khai thác cá ngừ.

- Triển khai các biện pháp bảo tồn, giảm thiểu hoạt động khai thác không chủ ý.

3.6. Đẩy mạnh công tác khoa học và mở rộng hợp tác với các nƣớc trong khu vực và quốc tế về khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong điều tra, dự báo ngư trường, khai thác, bảo quản, chế biến cá ngừ; từng bước hiện đại hóa tàu khai thác và dịch vụ thu mua cá ngừ; đẩy mạnh công tác khuyến ngư;

- Hợp tác quốc tế trong việc đưa tàu khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển quốc tế và vùng biển của các nước có hiệp định hợp tác khai thác.

- Tiếp tục đăng ký với Ủy ban nghề cá Trung – Tây Thái Bình Dương (WCPFC) là nước chưa phải thành viên nhưng có hợp tác và về lâu dài đăng ký trở thành thành viên chính thức.

- Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trên thế giới, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Ủy ban nghề cá Trung-Tây Thái Bình Dương (WCPFC)....để phát triển nghề khai thác cá ngừ

3.7. Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp

Phát huy vai trò trung tâm của các Hội nghề nghiệp, nhất là Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, làm trung tâm và tạo cầu nối giữa các tác nhân trong chuỗi với các cơ quan quản lý nhà

33

nước; đề xuất với Nhà nước ban hành các cơ chế chính sách nhằm quản lý và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất trong chuỗi cá ngừ từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ; tổ chức các hội viên tham gia tích cực trong chuỗi sản phẩm cá ngừ. Tổ chức xây dựng và quảng bá thương hiệu cá ngừ Việt Nam và phấn đấu cá ngừ Việt Nam được chứng nhận nhãn sinh thái (MSC) để nâng cao uy tín và thương hiệu cá ngừ Việt Nam;

3.8. Phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng, lạnh trưởng và thuyền viên, đặc biệt đối với tàu cá được hiện đại hóa; nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho ngư dân, nhân viên và chủ cơ sở doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ;

- Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý.

4. Các dự án ƣu tiên

4.1. Dự án thí điểm xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng

a) Cơ quan Thực hiện:

Đơn vị chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đơn vị phối hợp: UBND các tỉnh Bình Định; Hiệp hội VINATUNA; Hiệp hội VASEP.

b) Mục tiêu:

Phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao giá trị cá ngừ khai thác được, minh bạch thông tin, hài hòa lợi ích của các thành viên trong mắt xích của chuỗi giá trị cá ngừ.

c) Yêu cầu

Đảm bảo tính hiện đại, hệ thống kho lạnh để lưu giữ sản phẩn bốc dỡ từ tàu lên trước khi đưa ra sàn đấu giá, có nhà lạnh, có mặt bằng đủ rộng để thực hiện bán đấu giá, có khả năng tiếp nhận tàu cá nước ngoài

b) Nội dung:

Trên cơ sở hạ tầng cảng hiện có, quy hoạch, bố trí mặt bằng riêng cho cảng cá ngừ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống cầu cảng, đường dẫn, mặt bằng cảng, khu tiếp nhận, chợ cá, chợ đấu giá

c) Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015) d) Dự kiến kinh phí: 150 tỷ đồng trong đó:

- Cải tạo cầu cảng : 50 tỷ

- Xây dựng hệ thống đường nội bộ trong cảng : 10 tỷ

- Xây dựng hệ thống nhà kho, nhà đấu giá sản phẩm, hệ thống mái

34

- Hệ thống lạnh cho kho lạnh, nhà bán đấu giá: 50 tỷ

e) Nguồn kinh phí: Vốn Ngân sách, vốn vay, nguồn tài trợ và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.

4.2. Dự án thí điểm đóng tàu khai thác cá ngừ

a) Cơ quan Thực hiện:

Đơn vị chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đơn vị phối hợp: UBND các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Hiệp hội VINATUNA; Hiệp hội VASEP.

b) Mục tiêu:

Phát triển đội tàu khai thác cá hiện đại, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lượng bảo quản sản phẩm, hiệu quả kinh tế, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi của ngư dân. Tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khai thác cá ngừ nói riêng và ngành khai thác hải sản nói chung.

c) Yêu cầu

Các tàu đóng mới đảm bảo tính hiện đại, phù hợp với khả năng tài chính của ngư dân.

Trang bị máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị bảo quản trên tàu phù hợp với từng nghề, từng đối tượng sản phẩm, giảm tổn thất au thu hoạch xuống dưới 10%.

b) Nội dung:

Phát triển đội tàu khai thác tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 60 tàu. Trong đó: 30 tàu làm nghề câu, 30 tàu làm nghề vây.

Tàu làm nghề câu:

- Chiều dài tàu từ 18 – 20 mét, tải trọng 40 – 50 tấn, công suất máy chính từ 250 – 400 CV; tốc độ di chuyển tự do trung bình từ 10 – 11 lý;

- Sử dụng vật liệu vỏ là thép hoặc composit;

- Máy thủy động cơ mới hoặc máy cũ nhưng còn trên 80% giá trị;

- Trên tàu trang bị máy thu câu (thu tự động bằng tang thành cao), máy bắn câu;

- Hệ thống bảo quản trên tàu: có từ 01 đến 02 hầm ngâm hạ nhiệt độ cá, Trang bị máy sản xuất nước đá vảy từ nước biển.

c) Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015) d) Dự kiến kinh phí: 150 tỷ đồng trong đó: - Vốn đối ứng của ngư dân : 40 tỷ

- Vốn tín dụng thương mại : 100 tỷ - Hỗ trợ lãi suất hàng năm : 10 tỷ

35

Tàu làm nghề vây:

- Chiều dài tàu từ 25 – 28 mét, tải trọng 100 – 150 tấn, công suất máy chính từ 500 – 800 CV, tốc độ di chuyển tự do trung bình từ 12 – 13 lý;

- Sử dụng vật liệu vỏ là thép hoặc composit;

- Máy thủy động cơ mới hoặc máy cũ nhưng còn trên 80% giá trị; - Trên tàu trang bị hệ thống dẫn dụ cá bằng chà;

- Trang bị lưới có chiều dài từ 1.200 – 1.500 mét, cao từ 140 – 160 mét; - Trang bị xuồng tự hành để điều chỉnh giềng phao

- Máy thu lưới, hệ thống cần cẩu thu

- Hệ thống bảo quản trên tàu: có từ 01 đến 02 hầm ngâm hạ nhiệt độ cá, Trang bị máy sản xuất nước đá vảy từ nước biển.

c) Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015) d) Dự kiến kinh phí: 360 tỷ đồng trong đó: - Vốn đối ứng của ngư dân : 85 tỷ

- Vốn tín dụng thương mại : 252 tỷ - Hỗ trợ lãi suất hàng năm : 25 tỷ

4.3. Dự án quan sát viên trên tàu cá

a). Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị phối hợp: các tổ chức: UNOPS, WCPFC; UBND các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam.

b) Mục tiêu:

Thu thập có hệ thống, đảm bảo thông tin chính xác về hoạt động khai thác cá ngừ phục vụ công tác dự báo ngư trường, chỉ đạo điều hành sản xuất, truy xuất nguồn gốc và các công tác nghiên cứu khoa học khác.

c) Yêu cầu

Thu thập thông tin liên tục, có hệ thống, cung cấp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Quan sát viên trên tàu phải có khả năng đi biển, có trình độ chuyên môn, được đào tạo, cấp chứng chỉ.

b) Nội dung:

- Xây dựng bộ máy quan sát viên trên tàu cá: Quan sát viên được tuyển dụng từ các nguồn: Cán bộ các Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Viện nghiên cứu Hải sản, Trường đại học Nha Trang, các Trường trung cấp Thủy sản (tham gia để nâng cao nghề nghiệp chuyên môn); Học viên tốt nghiệp chuyên ngành khai thác thủy sản; ngư dân có trình độ từ 12 trở lên.

36

- Thiết lập bộ máy tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin thu thập đượlystwf các quan sát viên.

- Xây dựng cơ chế thu thập, chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin của quan sát viên dưa về.

- Những nội dung cơ bản của quan sát viên cần thu thập: Thông tin về tàu thuyền, ngư cụ, ngư trường, đối tượng, năng suất, sản lượng khai thác trên tàu quan sát viên đi; thông tin sinh học của đối tượng khai thác được, thông tin về các đối tượng cần bảo vệ (rùa biển, cá heo, cá voi, chim biển ...); thông tin về tình hình tàu thuyền khai thác xung quan tàu (quan sát viên quan sát được)

c) Thời gian thực hiện: 03 năm (2014 – 2016)

37 PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1. Các giải pháp 1.1. Cơ chế, chính sách a) Giải pháp về chính sách tín dụng

Thực hiện chính sách vay vốn thương mại cho tàu đóng mới. Nhà nước hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các tổ chức cá nhân tham gia đóng tàu theo chương trình này. Lãi suất tín dụng được áp dụng 2,5% /năm từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm bù lãi suất chênh lệch cho ngân hàng bằng lãi suất thấp nhất của ngân hàng thương mại cho vay.

Nhà nước hỗ trợ vốn vay tối đa từ 20 – 30% giá trị con tàu (kể cả máy móc, thiết bị, ngư lưới cụ phục vụ cho nghề khai thác); ngư dân bỏ vốn từ 20 – 30% (tàu dưới 500 CV ngư dân được vay tối đa 70% giá trị con tàu, tàu từ 500 CV trở lên nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá trị con tàu)

Thời gian vay vốn tối đa 10 năm, một năm được ân hạn.

Chủ tàu có thể đem tài sản là con tàu làm tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, việc giải ngân, đồng thời giữa nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đề án tổ chức khai thác và thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi (Trang 33)