II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CÁ
9. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về tổ chức khai thác, thu mua, chế
chế biến và tiêu thụ thủy sản theo chuỗi
9.1. Kinh nghiệm quốc tế
Nghiên cứu gần đây của Gudmundsson & cs. (2006) đã nghiên cứu “Phân bổ thu nhập trong chuỗi giá trị hải sản” gồm: cá tuyết ở Iceland, cá rô ở Tanzania, cá cơm Moroccan, cá trích ở Đan Mạch.
Kinh nghiệm của Na Uy về chuỗi sản xuất và Thương hiệu cá hồi Na Uy được xây dựng dựa trên chất lượng, các cá nhân, tổ chức tham gia chuỗi sản xuất cá hồi đều tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng, được bắt đầu thực hiện từ năm 1980 và vẫn tiếp tục kéo dài đến tận ngày nay.
9.2. Các nghiên cứu, dự án triển khai tại Việt Nam
Kể từ năm 2000, các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị được chú ý và các nghiên cứu về chuỗi giá trị thủy sản như: Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp của tác giả Trần Tiến Khai; Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp của nhóm tác giả Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú; Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam trong chương trình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành xuất khẩu thủy sản (tôm, cá tra, cá ngừ và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) ở Việt Nam do cơ quan LEI thuộc Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các các nước đang phát triển (CBI ) với Trường Đại
25
học và Trung tâm nghiên cứu Wageningen, Hà Lan; Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Sinh về Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng Sông Cửu Long; Nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Minh Chung và Lê Xuân Sinh về phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long; Dự án “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại An Giang”; Dự án: “Phân tích chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu Long”, công trình nghiên cứu nằm trong “Dự án phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông” và Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), cùng các đối tác Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), WWF - Việt Nam và WWF- Austria thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia được thực hiện trong 4 năm (từ 2013 - 2017); Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP) đang triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ”.
Các nghiên cứu và dự án đều tập trung về phát triển bền vững chuỗi giá trị thủy sản và được nhìn nhận một cách toàn diện để hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không những của từng tác nhân tham gia mà còn cả toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.
26
PHẦN II
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 1. Mục tiêu