Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
808,83 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN NGỌC TRÂN
MSSV: 4104481
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN TRUNG TÍNH
Tháng 12 - Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Thới Lai nay em đã hoàn thành đề tài “Phân tích hoạt động
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ”. Để hoàn thành đề tài này em xin
chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường
Đại học Cần Thơ đã trang bị cho em kiến thức đủ để em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Trung Tính đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai nói chung và
các anh chị Phòng kinh doanh nói riêng, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến chú Đặng Thanh Vũ trưởng phòng kinh doanh đã tận tình
giúp đỡ và cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên đề tài sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những sự đóng góp
từ phía thầy cô, cũng như các cô chú, anh chị Ngân hàng để bài luận văn được
hoàn chỉnh hơn, giúp em có cái nhìn cụ thể, hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn
những kiến thức mà mình còn hạn chế.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
và các cô chú, anh chị trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe, công tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Trân
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Trân
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………
Thới Lai, ngày……tháng……năm………
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi về không gian .................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ........................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3
2. 1 Cơ sở lý luận ...................................................................................... 3
2.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng....................................................... 3
2.1.2 Bản chất của tín dụng ....................................................................... 3
2.1.3 Chức năng của tín dụng .................................................................... 3
2.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng..................................................... 4
2.1.5 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng ............................................ 6
2.1.6 Quy trình cho vay ............................................................................. 6
2.1.7 Phân loại nợ...................................................................................... 8
2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng............................................. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................ 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 11
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ................................................................................................ 12
3.1 Đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
.................................................................................................................. 12
3.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ .......................................................... 14
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................... 14
3.2.2 Cơ cấu tổ chức.................................................................................. 15
3.2.3 Chức năng của Agribank Thới Lai .............................................. 17
3.2.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm
2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................... 17
iv
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................ 23
4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Agribank Thới Lai ........................ 23
4.2 Phân tích tình hình huy động vốn tại Agribank Thới Lai...................... 25
4.3 Phân tích hoạt động cho vay tại Agribank Thới Lai ............................. 31
4.4 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank Thới Lai
.................................................................................................................. 37
4.4.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại Agribank Thới Lai............. 37
4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn tại Agribank Thới Lai ............... 43
4.4.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn tại Agribank Thới Lai............................... 47
4.4.4 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn tại Agribank Thới Lai .............. 50
4.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank Thới Lai 53
4.5.1 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn .......................................... 54
4.5.2 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn..................................................... 55
4.5.3 Hệ số thu nợ ngắn hạn ...................................................................... 55
4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn .................................................... 56
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ................. 57
5.1 Những thuận lợi & khó khăn của Agribank Thới Lai........................... 57
5.1.1 Thuận lợi .......................................................................................... 57
5.1.2 Khó khăn .......................................................................................... 57
5.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của
Agribank Thới Lai..................................................................................... 58
5.2.1 Một số biện pháp nâng cao cho vay ngắn hạn ................................... 58
5.2.2 Một số biện pháp nâng cao hoạt động huy động vốn......................... 59
5.2.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu nợ ........................ 60
5.2.4 Một số biện pháp hạn chế nợ xấu...................................................... 61
Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 62
6.1 Kết luận............................................................................................... 62
6.2 Kiến nghị............................................................................................. 63
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................... 63
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . 63
6.2.3 Đối với chính quyền địa phương....................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Lai qua 3 năm
2010 – 2012 .............................................................................................. 18
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................... 18
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
.................................................................................................................. 23
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013........................................................................... 23
Bảng 4.3 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
.................................................................................................................. 26
Bảng 4.4 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013........................................................................... 26
Bảng 4.5 Hoạt động cho vay của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
.................................................................................................................. 32
Bảng 4.6 Hoạt động cho vay của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013........................................................................... 32
Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank
Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012............................................................... 37
Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank
Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................... 37
Bảng 4.9 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank
Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012............................................................... 40
Bảng 4.10 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank
Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................... 40
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank
Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012............................................................... 43
Bảng 4.12 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank
Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................... 43
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank
Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012............................................................... 45
vi
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank
Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................... 45
Bảng 4.15 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank Thới Lai
qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................................. 47
Bảng 4.16 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 47
Bảng 4.17 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank Thới Lai
qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................................. 48
Bảng 4.18 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 49
Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank Thới Lai
qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................................. 51
Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 51
Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại
Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 - 2012 ................................................ 54
Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......... 54
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quy trình cho vay trực tiếp tại Agribank Thới Lai ...................... 6
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Thới Lai........................................ 15
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
CBTD
ĐVT
: Cán bộ tín dụng
: Đơn vị tính
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển của một đất nước, hệ thống ngân hàng
thương mại đóng vai trò rất quan trọng. Ngân hàng là nguồn chủ yếu huy động
cung cấp vốn, khơi dậy tiềm năng và phát triển kinh tế. Nhờ có hệ thống
ngân hàng các nguồn vốn đầu tư được lưu chuyển đến những nơi cần thiết để
phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tín dụng là hoạt động cơ bản không thể thay thế của ngân hàng thương mại,
tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng và là hoạt động mà
thông qua đó ngân hàng thể hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình.
Mặc dù vậy tín dụng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng
đến sự tồn tại của ngân hàng.
Thới Lai là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây thành phố Cần Thơ.
Huyện có diện tích tự nhiên 25.580,56 ha; trong đó hơn 23 nghìn ha là
đất sản xuất nên thu nhập của các hộ dân của huyện chủ yếu từ nông nghiệp và
chăn nuôi. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai,
thành phố Cần Thơ (trước đây là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Cờ Đỏ, tỉnh Cần Thơ) đã có mặt trên địa bàn huyện
từ năm 2005, đến nay qua hơn tám năm phục vụ Ngân hàng luôn là điểm đến
uy tín được các hộ nông dân và doanh nghiệp tin tưởng để vay vốn đáp ứng
nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có nhiều hộ nông dân nhờ đó mà thoát nghèo và
sống khá giả hơn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Ngân hàng luôn phải
đối mặt với những khó khăn trong quá trình huy động và sử dụng vốn. Vì vậy
Ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng,
tạo nguồn vốn dồi dào và chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Trong tín dụng nói chung và trong cơ cấu cho vay
nói riêng của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất vì thế
cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, do đó phân tích hoạt động cho vay
ngắn hạn biết được ưu điểm, hạn chế từ đó tìm ra biện pháp ngăn ngừa rủi ro,
tổn thất là vấn đề cần thiết.
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay
ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Thới Lai, thành phố Cần Thơ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu về
thực trạng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013. Từ đó biết được những ưu điểm, hạn chế để tìm ra biện pháp
khắc phục những hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn và hoạt động
cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của
Ngân hàng thông qua: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu…
qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu để phân tích trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2010-2012 và
6 tháng đầu năm 2013.
- Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 12/08/2013 đến
ngày 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình huy động vốn, cho vay và thu nợ
ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai,
thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36) định nghĩa “Tín dụng là một
hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất
hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn
và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới
hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay
cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ
sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế
hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,… dựa vào
lời hứa thanh toán lại trong tương lai cho bên kia (thụ trái - người cho vay).
Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau,
nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và
đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.”
2.1.2 Bản chất của tín dụng
- Chỉ chuyển quyền sử dụng và không làm thay đổi quyền sở hữu
vốn tín dụng.
- Phải có thời hạn hoàn trả và phải được hoàn trả.
- Giá trị tín dụng được bảo tồn và nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
Như vậy, ta có thể nói tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh
giữa người cho vay và người đi vay nhờ đó tiền tệ được vận dụng từ chủ thể
này sang chủ thể khác.
2.1.3 Chức năng của tín dụng
Tín dụng là sự vận động vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, giúp
chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội để phục vụ cho
sản xuất và tiêu dùng đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán
góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông hàng hóa.
3
- Chức năng phân phối lại tài nguyên:
+ Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua
hoạt động tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
+ Người đi vay cũng thông qua hoạt động tín dụng nhận được
phần tài nguyên được phân phối lại.
- Chức năng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển:
+ Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng tạo ra nguồn vốn để đầu tư mở rộng vi mô sản xuất.
+ Tín dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông
hàng hóa bằng việc tạo ra tiền tệ và bút tệ.
2.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm,
thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 - 5 năm;
được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm,
loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến
và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để
hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ
hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất…
- Tín dụng vốn cố định: Là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài
sản cố định cho các doanh nghiệp...
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
4
- Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học tập
của sinh viên.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức
tín dụng khác.
Căn cứ vào chủ thể tham gia
- Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện
dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn,
đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
- Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với
các doanh nghiệp và cá nhân.
+ Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa,
trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia
cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu
tín dụng tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng Nhà nước:
+ Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay,
người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, Ngân hàng và nước ngoài.
+ Mục đích đi vay của tín dụng Nhà nước là bù đắp khoản bội chi
ngân sách.
Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay
cũng là người trực tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và
người trả nợ là hai đối tượng khác nhau.
Căn cứ vào tính chất của khoản vay
- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa,
vật tư, tài sản tương đương đảm bảo.
- Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có
hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với
5
các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh,
2010, trang 32-35).
2.1.5 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
Việc Ngân hàng cho khách hàng vay phải đảm bảo hai nguyên tắc:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng
tín dụng: bản chất của cho vay là việc chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng
vốn từ Ngân hàng sang khách hàng, Ngân hàng phải đảm bảo cho việc thu hồi
vốn sau thời gian thoả thuận, từ đó yêu cầu khách hàng sử dụng vốn
đúng mục đích xin vay là một trong những yêu cầu quan trọng giúp Ngân hàng
kiểm soát được sự luân chuyển đồng vốn và bản thân khách hàng cũng có thể
dự báo được khả năng tái tạo vốn vay của mình, trên cơ sở đó đảm bảo đúng
cam kết trả nợ vay từ khách hàng cho Ngân hàng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng: nguồn vốn Ngân hàng dùng để cho vay chủ yếu là nguồn vốn được
huy động từ tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế (dân cư - tổ chức) nên bao giờ
cũng có thời hạn hoàn trả nhất định, vì vậy khi Ngân hàng dùng nguồn vốn
này cho vay lại thì khách hàng cũng phải tuân thủ nguyên tắc hoàn trả trên.
Tùy vào cơ cấu về thời gian huy động vốn và thời gian sử dụng vốn hợp lý
của khách hàng mà Ngân hàng xem xét quyết định thời gian cho vay hợp lý và
được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, do vậy để đảm bảo khả năng
hoàn trả nguồn vốn huy động của Ngân hàng, khách hàng vay vốn phải nợ gốc
và lãi đúng hạn. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36-37).
2.1.6 Quy trình cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai,
thành phố Cần Thơ cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất nông nghiệp.
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2009.
Hình 2.1 Quy trình cho vay trực tiếp tại Agribank Thới Lai
6
(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp trực tiếp cán bộ
tín dụng (CBTD) phụ trách địa bàn nơi mình đang cư trú đề nghị
được vay vốn, trình bày rõ mục đích vay và kèm theo phương án sản xuất,
kinh doanh. Cán bộ tín dụng tiếp nhận đề nghị của khách hàng và hẹn ngày
đến thẩm định và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp phương án sản xuất,
kinh doanh và tài sản thế chấp có tính khả mại hay không có tranh chấp trong
trường hợp phải đảm bảo bằng tài sản.
(2) Cán bộ tín dụng đến trực tiếp gặp khách hàng thẩm định phương án
vay vốn, đây là khâu trọng yếu nhất. Nếu đủ điều kiện cho vay CBTD
thỏa thuận với khách hàng về đề nghị mức vốn vay, lãi suất, thời hạn trả nợ và
các điều kiện cho vay khác theo hợp đồng tín dụng đồng thời hướng dẫn
khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
(3) Khách hàng sau khi lập xong hồ sơ đến nộp cho CBTD và kèm theo
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính, các giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu tài sản để giao dịch đảm bảo, giấy phép kinh doanh…CBTD
kiểm tra hồ sơ một cách cẩn thận và đầy đủ, nếu còn sai sót yêu cầu
khách hàng bổ sung hay làm lại.
(4) Cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định đề nghị mức cho vay và
trình Trưởng phòng kinh doanh xét duyệt hồ sơ.
(5) Trưởng phòng kinh doanh xét duyệt hồ sơ do CBTD trình về
tính pháp lý, tính hợp lệ, phương án khả thi và có hiệu quả, khả năng thu hồi
vốn và nguồn vốn của Ngân hàng để duyệt số tiền cho vay, đồng thời
trình hồ sơ đến Ban giám đốc để quyết định cho vay.
(6) Ban giám đốc là người quyết định sau cùng số tiền cho vay theo
đề nghị của Trưởng phòng kinh doanh và chuyển hồ sơ lại cho CBTD.
(7) Cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ, đăng ký số khế ước, mã khách hàng
và số tiền vay được duyệt vào chương trình giao dịch và quản lý khách hàng
trên máy vi tính, đồng thời thông báo cho khách hàng biết lịch giải ngân.
Sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng kế toán.
(8) Bộ phận kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ và khế ước
trên chương trình giao dịch, tính hợp lệ, hợp pháp; lưu giữ hồ sơ,
mở sổ lưu cho vay, hạch toán và làm thủ tục giải ngân. Sau đó chuyển hồ sơ
đến Thủ quỹ.
(9) Thủ quỹ kiểm tra lần cuối tính pháp lý của hồ sơ vay vốn và
nếu hợp lệ, hợp pháp thì tiến hành giải ngân cho khách hàng.
7
2.1.7 Phân loại nợ
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 và
Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/04/2007
(có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo), các khoản nợ được
phân loại như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là
có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi được cả gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (Khoản 2
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi đúng kì hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại và nhóm 2 theo qui định (Khoản 3 Điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo qui định;
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá han từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
8
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã bị quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động (%)
Dư nợ
Dư nợ/Vốn huy động =
x 100 %
(2.1)
Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với
nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của
Ngân hàng, thể hiện Ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận
từ nguồn vốn huy động hay chưa. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì Ngân hàng
chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít,
khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt, và ngược lại nếu chỉ tiêu này
nhỏ hơn 1 thì Ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động,
gây lãng phí.
Tỷ lệ Nợ xấu (%)
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
x 100 %
(2.2)
Tổng dư nợ
Tổng nợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn
chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý
9
tín dụng của Ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của
Ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng
tín dụng của Ngân hàng càng kém, và ngược lại.
Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
x 100%
(2.3)
Doanh số cho vay
Chỉ số này phản ánh khả năng thu nợ hay thiện chí trả nợ của
khách hàng, chỉ tiêu này cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một kỳ
nhất định trên một đồng doanh số cho vay, chỉ số này càng lớn thì thể hiện
khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng tốt và ngược lại. Chỉ số này cũng cho thấy
chất lượng các khoản cho vay. Nếu hệ số thu nợ cao thì chứng tỏ chất lượng
các khoản cho vay có chất lượng tốt và ngược lại.
Vòng quay vốn tín dụng (vòng )
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
x 100 %
(2.4)
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn
càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tài chính của Phòng kinh doanh
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố
Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 và các số liệu khác
từ internet.
10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá hoạt động cho vay và kinh doanh của Ngân hàng.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 – y0
Trong đó:
∆y: phần chênh lệch tăng, giảm chỉ tiêu kinh tế.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
y0 : chỉ tiêu năm trước.
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu từ đó thấy rõ sự biến động của
năm sau so với năm trước và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y1 – y0
∆y =
x 100%
y0
Trong đó:
∆y: biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
y0 : chỉ tiêu năm trước.
Phương pháp này làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong khoảng
thời gian phân tích. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và
so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu với nhau. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Phương pháp thống kê mô tả: là hình thức trình bày các số liệu đã được
tổng hợp, từ đó ra kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.
Phương pháp này có chức năng tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và
trình bày số liệu.
11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành
Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp được thành lập trên cơ sở một số Cục, Vụ Ngân hàng Nhà nước
Trung ương; các chi nhánh trực thuộc được tách từ các NHNN chi nhánh tỉnh,
thành phố và tiếp nhận toàn bộ mạng lưới, con người, bộ máy, cơ sở,
vật chất... của các chi nhánh NHNN huyện, thị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Về tín dụng đã
chuyển mạnh sang cho vay trực tiếp hộ nông dân. Trên cơ sở đề xuất của
Ngân hàng Nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 202/CT và
Nghị định 14/CP, xác định cho vay hộ nông dân là chính sách lớn của
Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Nông nghiệp ban hành Văn bản 499A/NHNoTD, đặt dấu ấn quan trọng về biện pháp cho vay hộ nông dân. Từ đó đến nay,
hộ nông dân được Ngân hàng Nông nghiệp tập trung cho vay với tốc độ
tăng trưởng bình quân trên 50%/năm.
Năm 1992, Ngân hàng Nông nghiệp bắt đầu áp dụng cơ chế lãi suất
thực dương, cả đối với cho vay hộ nông dân. Nhờ vậy, từ năm 1993, Agribank
bắt đầu kinh doanh có lãi.
Năm 1995: Đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là
Ngân hàng Chính sách xã hội.
Năm 1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.
Năm 2003: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ
đổi mới.
Năm 2005: Mở Văn phòng đại diện tại Campuchia.
12
Năm 2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
Năm 2007: Được UNDP xếp hạng là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam.
Năm 2008: Đảm nhận chức Chủ tịch APRACA; đạt Top 10 Giải thưởng
Sao Vàng đất Việt.
Năm 2009: Vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và
làm việc. Là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10
Sao Vàng đất Việt.
Năm 2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, tiếp tục
là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Agribank bứt phá
vươn lên vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ.
Năm 2011: Chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tháng 11/2011,
Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng,
nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là NHTM
có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng trong năm 2011,
Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất”,
được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp “Ngân hàng xuất sắc
trong hoạt động thẻ”, ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của
Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán
không dùng tiền mặt nói chung.
Năm 2012: Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN;
Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao;
Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
Tính đến 31/8/2013, Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về
vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng
khách hàng, với:
- Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: trên 573.480 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: trên 512.636 tỷ đồng.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
13
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên
toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.
Ngoài ra Ngân hàng còn có 08 công ty con; trong đó có 01 công ty
chứng khoán, 01 công ty bảo hiểm, 02 công ty vàng bạc đá quý, 01 công ty
dịch vụ, 01 công ty du lịch và 02 công ty cho thuê tài chính.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh huyện Thới Lai.
Tên viết tắt
Địa chỉ
TP.Cần Thơ.
Điện thoại
: Agribank.
: Ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, Huyện Thới Lai,
: 07103.680.889
Fax : 07103.680.689
Trước đây Agribank huyện Thới Lai với tên Agribank huyện Cờ Đỏ là
một trong những chi nhánh của Agribank thành phố Cần Thơ, được thành lập
theo Quyết định số 52/QĐ-NHNo.TCCB ngày 01/04/2004 của Giám đốc
Agribank thành phố Cần Thơ và chính thức đi vào hoạt động
ngày 01/01/2005. Theo sự phân tách địa giới hành chính, để phù hợp với
tính pháp lý và chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, căn cứ
Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 và Quyết định
số 431/QĐ/NHNo.TCCB ngày 16/4/2009 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Agribank, Agribank huyện Cờ Đỏ đã đổi tên thành Agribank huyện Thới Lai.
Trụ sở mới đặt tại ấp Thới Thuận B, thị trấn Thới Lai gồm 12 xã và 01 thị trấn
trực thuộc. Do mới thành lập nên chi nhánh Agribank huyện Thới Lai chỉ có
một trụ sở với 18 cán bộ viên chức, trong đó trình độ đại học là 15 người,
trung cấp là 02 người, sơ cấp là 01 người và 07 nhân viên hợp đồng.
Ra đời giữa lúc nền kinh tế đang chuyển mình, hoạt động trong cơ chế
thị trường với biết bao thử thách, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn
về cơ sở vật chất và về nhân lực, nhưng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu
nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh cùng với sự hỗ trợ quan tâm
của Huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và Agribank thành phố Cần Thơ
chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Với phương châm “Kinh doanh để phục vụ - phục vụ để kinh doanh”
Agribank huyện Thới Lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao
14
chất lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn,
cho vay và các dịch vụ chuyển tiền…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người dân, nhằm thực hiện các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
Agribank huyện Thới Lai có trụ sở chính đặt tại ấp Thới Thuận B,
thị trấn Thới Lai, tổng số cán bộ công nhân viên là 25 người, trong đó gồm:
01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trưởng phòng kinh doanh, 01 trưởng
phòng kế toán, 08 cán bộ tín dụng, 07 kế toán, 03 kiểm ngân, 03 hành chánh.
GIÁM ĐỐC
P.GĐ KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
TỔ HÀNH CHÁNH - BẢO VỆ
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2011.
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Thới Lai
Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự thành công của chi nhánh, Ban giám đốc hết sức quan
tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực,
đúng người đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán bộ
công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc
thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chương trình công tác.
Vào đầu mỗi tháng họp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động
tháng trước và định hướng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp
với chương trình kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên đề ra.
15
Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về
nghiệp vụ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng công tác của từng cán bộ.
Trong nội bộ cơ quan có sự đoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm
vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt
giữa các ngân hàng hiện nay.
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ
hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng hợp đồng tín dụng, tiếp cận, phổ biến
và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của Ngân hàng
cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh. Giám đốc được quyền
quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân
viên trong đơn vị mình.
- Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc về các mặt
nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc
thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra.
- Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
kinh doanh như: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề
nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong
việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết
để phục vụ tín dụng đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể.
Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán
trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn,
đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo
thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của
Ngân hàng cấp trên.
- Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến
thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ,
hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ
khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước. Giao chỉ tiêu
kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lương với các
đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các
phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày
của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên
Ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại
chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các
báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt,
16
tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định
biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ
trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng
từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có
sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.
- Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và
cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn
tài sản của cơ quan.
3.2.3 Chức năng của Agribank Thới Lai
Agribank Thới Lai là NHTM Nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng
qua các nghiệp vụ như sau:
- Nhận các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất
linh hoạt, hấp dẫn.
- Phát hành kỳ phiếu có mục đích, chứng chỉ tiền gửi và thực hiện các
hình thức huy động vốn khác.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân và
tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam đối với
các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư với lãi suất
thỏa thuận.
- Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ
công nhân viên, cho vay người đi lao động và làm việc ở nước ngoài, cho vay
cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá
với mức lãi suất thấp.
- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng với chi phí thấp và an toàn.
- Mở tài khoản trả lương qua tài khoản trên cơ sở phát hành thẻ ATM
cho hầu hết cán bộ công nhân viên hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
3.2.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong ba năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với
sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ Agribank Thới Lai đã
vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt những kết quả
17
khả quan. Kết quả đó được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng như sau:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Lai
qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Thu nhập lãi
Thu nhập từ dịch vụ và
kinh doanh ngoại tệ
Thu nhập khác
Tổng chi phí
Chi phí lãi
Chi phí dịch vụ và kinh
doanh ngoại tệ
Chi phí khác
Lợi nhuận
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
42.513
3.024
9,30
6.975 19,63
40.786
2.182
6,92
7.078 21,00
2010
2011
2012
32.514
31.526
35.538
33.708
438
1.050
1.020
612
139,73
(30)
(2,86)
550
29.573
20.514
780
32.962
23.673
707
39.674
29.642
230
3.389
3.159
41,82
11,46
15,40
(73)
6.712
5.969
(9,36)
20,36
25,21
743
862
954
119
16,02
92
10,67
8.316
2.941
8.427
2.576
9.078
2.839
111
(365)
1,33
(12,41)
651
263
7,73
10,21
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Thu nhập lãi
Thu nhập từ dịch vụ và
kinh doanh ngoại tệ
Thu nhập khác
Tổng chi phí
Chi phí lãi
Chi phí dịch vụ và
kinh doanh ngoại tệ
Chi phí khác
Lợi nhuận
6 tháng
2012
6 tháng
2013
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
(3.634) (15,01)
(3.645) (15,86)
24.215
22.986
20.581
19.341
764
793
29
3,80
465
23.185
18.572
447
19.505
14.574
(18)
(3.680)
(3.998)
(3,87)
(15,87)
(21,53)
607
660
53
8,73
4.006
1.030
4.271
1.076
265
46
6,62
4,47
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
3.2.4.1 Thu nhập
Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm
2010 - 2012. Cụ thể tổng thu nhập năm 2011 tăng 9,3% so với năm 2010,
đến năm 2012 tiếp tục tăng thêm 19,63%. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
là cho vay nên thu nhập từ lãi chiếm hơn 90% tổng thu nhập của Ngân hàng.
18
Ngay từ đầu năm 2011 tình hình kinh tế đã có nhiều yếu tố
không thuận lợi, lạm phát tăng cao (CPI tháng 4/2011 tăng 9,64% so với
cuối năm 2010 vượt quá mục tiêu lạm phát 7% cả năm của Chính phủ, và
chốt ở mức 18,13% vào cuối năm); thêm vào đó do tác động của
Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 khi lần đầu tiên
tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (là 80%) được quy định vì thế
muốn tăng dư nợ buộc lòng Ngân hàng phải tăng nguồn vốn huy động dẫn đến
cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động và lãi suất cho vay
lên cao. Tại Agribank Thới Lai ghi nhận mức lãi suất cho vay ngắn hạn
tối thiểu vào ngày 30/6/2011 là 16,5%/năm và cao nhất là 21%/năm, cao hơn
so với mặt bằng lãi suất bình quân năm 2010 (12-19%/năm). Ngoài ra,
từ vụ Hè Thu năm nay, huyện Thới Lai bắt đầu triển khai xây dựng mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn ” đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, thu nhập của
bà con nông dân được nâng cao. Nhờ những yếu tố trên nên tuy trải qua
một năm 2011 đầy biến động nhưng thu nhập của Ngân hàng vẫn tăng, dù chỉ
khiêm tốn tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010.
Gần cuối năm 2011 nhằm hạ nhiệt lãi suất, giúp các doanh nghiệp
tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, NHNN đã có những động thái tích cực như
hủy bỏ quy định về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động trong
Thông tư 22/2011/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2011; ban hành
Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa
áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm,
với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm. Vì thế sang năm 2012,
lãi suất cho vay tại Ngân hàng đã giảm, chỉ còn 15-19%/năm; lãi suất giảm
nhưng thu nhập lãi vẫn tăng bởi những khoản thu từ hợp đồng tín dụng với
lãi suất cao năm 2011. Thêm vào đó, năm nay đa số các chỉ tiêu kinh tế của
huyện Thới Lai đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, đời sống người dân
từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,4 triệu
đồng/người/năm, cũng đã phần nào gián tiếp giúp Ngân hàng huy động vốn và
thu nợ được dễ dàng hơn. Tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2012 đạt hơn
42,5 tỷ đồng và vượt 4% so với kế hoạch của Ngân hàng.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, thu từ lãi của Ngân hàng giảm 15,86%
so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do thực hiện theo Thông tư 33/2012/TTNHNN có hiệu lực từ ngày 24/12/2012 quy định mức lãi suất cho vay
ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 12%/năm và Nghị định 41/2010/
NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2010 về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay ngắn hạn
xuống còn 9-12%/năm làm thu nhập từ lãi bị giảm xuống. Để tăng thu bù đắp
19
một phần thu nhập của phần lãi suất sụt giảm, bên cạnh việc thực hiện
tuyên truyền cho vay, Ngân hàng còn vận động khách hàng sử dụng
các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thu hộ ngân sách, dịch vụ nạp tiền
điện thoại di động trả trước bằng tài khoản tại Ngân hàng, dịch vụ
Mobile Banking...
3.2.4.2 Chi phí
Tổng chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm 2010 - 2012,
với tốc độ tăng luôn cao hơn tổng thu nhập. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí
tăng 11,46%, và tiếp tục tăng lên 20,36% vào năm 2012. Khác với tổng
thu nhập tuy luôn tăng qua các năm, nhưng các khoản mục trong nó có
sự tăng giảm qua từng năm thì ba khoản mục chính trong tổng chi phí lại
luôn tăng.
Năm 2011 là một năm đầy khó khăn, biến động của nền kinh tế;
thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án phải chào bán giảm giá,
giá vàng liên tiếp lập kỷ lục cao nhất là vào ngày 22/08/2011 ở mức 49 triệu
đồng/lượng, các ngân hàng chạy đua huy động vốn với lãi suất cao. Lãi suất
huy động cao cùng với sự tăng lên của cả hai nguồn vốn chính là
vốn huy động và vốn điều chuyển đã làm chi phí lãi của Ngân hàng tăng.
Bước sang năm 2012, nhờ các giải pháp siết chặt tín dụng, hạn chế
đầu tư công, hạ nhiệt thị trường bất động sản của Chính phủ và NHNN,
lãi suất huy động của Ngân hàng đã giảm nhưng nguồn vốn huy động của
Ngân hàng vẫn tăng lên vì tuy đã hạ nhiệt nhưng thị trường bất động sản,
chứng khoán vẫn đang trong thời kỳ khó đem lại lợi nhuận, giá vàng
trong nước bị đẩy lên quá cao so với thế giới đem lại nhiều rủi ro khi đầu tư
vàng. Trước tình cảnh các nguồn đầu tư sinh lời khác đều tiềm ẩn nhiều rủi ro
thì gửi tiết kiệm Ngân hàng tuy lãi suất thấp nhưng vẫn là giải pháp an toàn.
Đó là lý do chi phí lãi của Ngân hàng năm 2012 tăng thêm gần 6 tỷ đồng.
Năm 2013, tổng chi phí của Ngân hàng sau 6 tháng đầu hoạt động đã
giảm đi 3,7 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó chỉ có khoản mục chi phí lãi
giảm, trong khi hai khoản mục còn lại đều tăng. Chi cho hoạt động quản lý và
công vụ như: giấy tờ in, tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, chi xăng dầu,
công tác phí...; chi hoa hồng cho công tác viên đều tăng. Bên cạnh việc lãi suất
huy động giảm sẽ kém hấp dẫn người dân gửi tiền, thì việc vốn huy động của
Ngân hàng vẫn tăng mà chi phí lãi giảm là một điều đáng mừng đối với
Ngân hàng, điều này cho thấy chi phí tăng lên cho hoạt động tuyên truyền,
quảng cáo, cộng tác viên mà Ngân hàng bỏ ra là hoàn toàn hợp lý.
20
3.2.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động và
quy mô của Ngân hàng. Mặc dù thu nhập và chi phí của Ngân hàng
qua các năm đều tăng nhưng lợi nhuận qua 3 năm lại tăng giảm không đều
vì có năm tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập.
Lợi nhuận năm 2011 của Ngân hàng giảm là một điều có thể lý giải được
bởi nguyên nhân cốt lõi của việc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng
là để tăng vốn cho vay từ đó làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng nên ngoài
cuộc đua lãi suất huy động các ngân hàng còn phải cạnh tranh nhau ở
mảng cho vay, sẽ chẳng có khách hàng nào đi vay một món vay với
mức lãi suất cao hơn những ngân hàng khác nên không phải lãi suất huy động
tăng lên bao nhiêu thì lãi suất cho vay cũng tăng lên được bấy nhiêu.
Trong khi để vừa giữ chân được khách hàng thân thiết vừa lôi kéo thêm
các khách hàng mới, Ngân hàng vẫn phải chi trả nhiều hơn cho hoạt động
khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng, quảng cáo, tài trợ cho các chương trình
văn hóa thể thao ở địa phương để nâng cao uy tín, tạo niềm tin với
khách hàng.
Sang năm 2012 nhờ những nỗ lực của Chính phủ và NHNN, lãi suất
cho vay đã giảm xuống; sản xuất nông nghiệp Thới Lai được mùa, huyện đã
thực hiện thắng lợi 3 vụ lúa trong năm, sản lượng và năng suất cây trồng
vật nuôi đều tăng; các chương trình tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng
phát huy tác dụng, khách hàng gửi tiền và đi vay tại Ngân hàng nhiều hơn
nhờ đó năm 2012 lợi nhuận đạt 2,8 tỷ đồng tăng 10,21% so với năm 2011 và
vượt 27,13% kế hoạch của Ngân hàng.
Tổng thu nhập và tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm nhưng
nhờ tốc độ giảm của thu nhập thấp hơn tốc độ giảm của chi phí nên lợi nhuận
của Ngân hàng vẫn tăng 46 triệu đồng so với cùng kỳ tương đương 4,47% và
tăng trưởng ngang bằng với kế hoạch lợi nhuận năm 2013 của Ngân hàng là
tăng 4,44% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm nay, tình hình xuất khẩu gạo
trên địa bàn thành phố Cần Thơ ít thuận lợi, giá lúa ở mức thấp nông dân
trồng lúa lời ít, hòa vốn thậm chí thua lỗ; các hộ nuôi cá tra cũng
cùng cảnh ngộ khi chi phí đầu vào cá nguyên liệu, thức ăn liên tục tăng còn
đầu ra luôn bấp bênh khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phá giá,
khiến giá cá tra giảm. Bà con nông dân trồng dưa hấu nghịch mùa trên
đất ruộng thời tiết thuận lợi nhưng lợi nhuận lại không cao bằng năm trước,
do cung nhiều hơn cầu. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp thành phố đã
khuyến khích bà con nông dân nhất là những hộ dân đã thu hoạch lúa Hè Thu
21
trồng màu vụ Xuân Hè, nuôi thủy sản trong vụ Thu Đông trên ruộng lúa,
do giá các loại cây đậu nành, mè... cao hơn giá lúa, lại dễ chăm sóc,
ít sâu bệnh hơn, tuy nhiên do giá cả rau màu lên xuống thất thường nên nhiều
người dân còn ngại trồng. Nhìn chung, với những diễn biến kinh tế
trên địa bàn tuy còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn có thể tăng
doanh số cho vay, thu hồi nợ và đạt được chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận theo
kế hoạch đã đề ra. Ngân hàng cần chủ động tuyên truyền, quảng cáo đi đến
các xã vùng sâu, giảm lãi suất hoặc có ưu đãi về thời hạn vay cho bà con
nông dân, kết hợp với cộng tác viên các ấp, xã kiểm tra, giám sát các món vay
cũng như nhắc nhở các món vay đến hạn.
Tổng thể, trong gần 4 năm qua nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng
Ngân hàng vẫn cố gắng phối hợp, thực hiện tốt các chính sách của
chính quyền địa phương huyện Thới Lai và Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam đề ra, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của
Ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng tiếp tục là lựa chọn hàng đầu được bà con
nông dân tin tưởng vay vốn sản xuất, chăn nuôi, góp phần sức lực của mình
vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương.
22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK
THỚI LAI
Ngân hàng đóng vai trò trung gian, tập trung vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế và chuyển vốn đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu
về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức
mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến khả năng hoạt động cũng như
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn
dồi dào sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, mở rộng
thị trường tín dụng, tăng khả năng thanh toán từ đó nâng cao uy tín, vị thế,
thu hút được càng nhiều khách hàng về Ngân hàng mình.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai có
nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động từ dân cư và
các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện và vốn điều chuyển từ Hội sở, bảng 4.1
và 4.2 sẽ cho ta thấy sự biến động của hai nguồn vốn này trong cơ cấu
nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng nguồn vốn
2010
2011
2012
96.514
113.511
210.025
119.453
130.135
249.588
173.522
109.871
283.393
2011/2010
Số tiền
%
22.939 23,77
16.624 14,65
39.563 18,84
2012/2011
Số tiền
%
54.069
45,26
(20.264) (15,57)
33.805
13,54
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng nguồn vốn
6 tháng
2012
6 tháng
2013
143.574
120.148
263.722
185.556
130.411
315.967
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
41.982
29,24
10.263
8,54
52.245
19,81
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
23
- Vốn huy động: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng
tăng lên qua các năm, tăng 23,77% năm 2011 và tiếp tục tăng 45,26%
tương đương 54 tỷ đồng năm 2012. Năm 2011 mặc dù nền kinh tế có
nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, các ngân hàng
cạnh tranh tăng lãi suất, lôi kéo khách hàng gửi tiền để cho vay. Đây vừa là
khó khăn vừa là cơ hội để Ngân hàng lôi kéo được càng nhiều khách hàng,
chủ yếu là các hộ nông dân với các chương trình huy động tiền gửi lãi suất cao
kèm theo khuyến mãi dự thưởng trúng vàng, thêm vào đó đối thủ cạnh tranh
trên địa bàn của Ngân hàng ít, chỉ có Phòng giao dịch Đông Thuận của
Ngân hàng TMCP Phương Đông và Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Nhờ đó mà vốn huy động của Ngân hàng năm 2011 tăng 22,9 tỷ đồng.
Trên đà tăng trưởng, năm 2012 vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng,
khi trong năm này lạm phát đã được kiềm chế, thị trường vàng bất ổn là
thời cơ để Ngân hàng huy động được càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi trong
dân cư, một phần cũng nhờ công tác tuyên truyền, tài trợ, huy động vốn của
Ngân hàng triển khai trên địa bàn có hiệu quả; Ngân hàng ân cần, chu đáo,
phục vụ khách hàng nhanh chóng và chính xác không làm mất nhiều thời gian
của khách hàng khi đến tham gia giao dịch. Sang sáu tháng đầu năm 2013,
mặc dù lãi suất huy động đã giảm chỉ còn 7,5%/năm nhưng lượng vốn
Ngân hàng huy động được tiếp tục tăng nhờ những lần tuyên truyền trước đó
và thái độ phục vụ tốt đã góp phần xây dựng lòng tin của khách hàng đối với
Ngân hàng, thêm vào đó Phòng giao dịch Đông Thuận – một trong những
đối thủ của Ngân hàng sắp sửa dời đi vào tháng 10/2013, cũng góp phần làm
lượng vốn huy động trên địa bàn chảy vào Ngân hàng nhiều hơn.
- Vốn điều chuyển: Nhìn chung vốn điều chuyển của Ngân hàng
tăng giảm không đều qua các năm, lượng vốn điều chuyển của Ngân hàng
phụ thuộc vào nhu cầu vay và khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đó
của Ngân hàng. Cho vay bằng nguồn vốn điều chuyển đem lại lợi nhuận
thấp hơn cho Ngân hàng so với cho vay bằng vốn huy động vì lãi suất
vốn điều chuyển từ Hội sở đến Ngân hàng luôn cao hơn lãi suất huy động của
Ngân hàng, nhưng thà lời ít còn hơn không có lời và mất đi khách hàng
khi không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn, vì thế vốn điều chuyển cũng là
một phần không thể thiếu của Ngân hàng, tùy thuộc vào chính sách, địa bàn
hoạt động và khả năng huy động vốn của từng Ngân hàng mà tỷ trọng
vốn điều chuyển trong cơ cấu nguồn vốn cũng khác nhau.
Tại Agribank Thới Lai, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao hơn
vốn huy động qua các năm và có xu hướng giảm kể từ năm 2012, đây là
điều đáng mừng chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, giảm bớt
24
được sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, gia tăng được lợi nhuận cho
Ngân hàng. Những năm trước nguồn vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn vốn huy động do huyện Thới Lai cũng như Agribank Thới Lai
mới thành lập từ năm 2009, Ngân hàng mới đi vào hoạt động chưa thu hút
được nguồn vốn, sự tin tưởng nơi người dân, cũng như đội ngũ nhân viên,
mạng lưới cộng tác viên của Ngân hàng còn non trẻ chưa đi sâu vào từng ấp,
xã; Ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn, nơi mà người dân thường có
tư tưởng sử dụng số tiền tiết kiệm được để mua vàng, dành dụm mua đất,
xây nhà cửa hoặc dự phòng khi có ốm đau, bệnh tật, khi cần có thể bán ra
đổi tiền mặt ngay lập tức.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm đều tăng, tỷ lệ
Dư nợ/Tổng nguồn vốn luôn lớn hơn 98% chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả, không để xảy ra tình trạng trì trệ, lãng phí. Hơn nữa
việc vốn huy động đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn
của Ngân hàng là một điều tốt và Ngân hàng cần phải tuyên truyền, quảng bá,
nâng cao chất lượng phục vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách
hàng nhiều hơn nữa để góp phần làm tăng vốn huy động, giảm sự phụ thuộc
của Ngân hàng vào vốn điều chuyển và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK
THỚI LAI
Ngân hàng huy động vốn từ nền kinh tế thông qua các cá nhân, tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước bằng các nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn
thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Phát huy tốt công tác huy động
vốn không những mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà
còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Vốn huy động của Ngân hàng
thường được phân loại theo nhiều tiêu chí: theo loại tiền gửi, theo đối tượng
khách hàng và theo kỳ hạn. Bảng 4.3 và 4.4 dưới đây sẽ cho ta thấy sự
biến động của vốn huy động theo từng tiêu chí giai đoạn từ năm 2010 tới
6 tháng đầu năm 2013.
25
Bảng 4.3 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
96.514
96.098
416
119.453
118.917
536
173.522
173.293
229
2011/2010
Số tiền
%
22.939
23,77
22.819
23,75
120
28,85
96.514
119.453
173.522
22.939
23,77
54.069
45,26
87.071
4.598
4.845
96.514
20.268
75.696
74.536
1.160
550
96.514
110.645
1.994
6.814
119.453
34.763
84.140
81.992
2.218
480
119.453
113.564
46.099
13.859
173.522
60.022
106.390
103.847
2.543
7.110
173.522
23.574
-2.604
1.969
22.939
14.495
8.514
7.456
1.058
(70)
22.939
27,07
(56,63)
40,64
23,77
71,52
11,25
10,00
91,21
(12,73)
23,77
2.919
44.105
7.045
54.069
25.259
22.180
21.855
325
6.630
54.069
2,64
2.211,89
103,39
45,26
72,66
26,34
26,66
14,65
1.381,25
45,26
2010
Theo loại tiền gửi
- Nội tệ
- Ngoại tệ
Theo đối tượng
khách hàng
- Dân cư
- Tổ chức tín dụng khác
- Tổ chức kinh tế
Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Dưới 12 tháng
+ Từ 12-24 tháng
- Giấy tờ có giá ngắn hạn
TỔNG
2011
2012
2012/2011
Số tiền
%
54.069
45,26
54.376
45,73
-307
(57,28)
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.4 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Theo loại tiền gửi
- Nội tệ
- Ngoại tệ
Theo đối tượng
khách hàng
- Dân cư
- Tổ chức tín dụng khác
- Tổ chức kinh tế
Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Dưới 12 tháng
+ Từ 12-24 tháng
- Giấy tờ có giá ngắn hạn
TỔNG
6 tháng
2012
6 tháng
2013
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
41.982
29,24
42.274
29,53
(292)
(70,02)
143.574
143.157
417
185.556
185.431
125
143.574
185.556
41.982
29,24
108.513
25.389
9.672
143.574
42.638
97.299
94.725
2.574
3.637
143.574
103.643
65.264
16.649
185.556
84.071
92.536
88.752
3.784
8.949
185.556
(4.870)
39.875
6.977
41.982
41.433
(4.763)
(5.973)
1.210
5.312
41.982
(4,49)
157,06
72,14
29,24
97,17
(4,90)
(6,31)
47,01
146,05
29,24
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
26
Ở đây ta sẽ phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn bao gồm
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và giấy tờ có giá ngắn hạn. Tiền gửi
không kỳ hạn phần lớn là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các
tổ chức tín dụng khác. Tiền gửi có kỳ hạn thông thường là tiền gửi tiết kiệm
của các tầng lớp dân cư nhằm mục đích sinh lời. Giấy tờ có giá ngắn hạn
bao gồm kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn do Ngân hàng phát hành mà
khách hàng có thể lựa chọn đầu tư, với các kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
và 364 ngày. Ngoại trừ khoản mục tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong
sáu tháng đầu năm 2013 giảm thì những năm qua vốn huy động của
Ngân hàng đều tăng ở tất cả các khoản mục: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn từ 12 - 24 tháng và giấy tờ có giá ngắn hạn.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất
thấp 3,6%/năm trong giai đoạn 2010 - 2011 và tiếp tục giảm chỉ còn 2%/năm
từ năm 2012 đến nay theo quy định của NHNN nhưng lượng tiền gửi
không kỳ hạn tại Ngân hàng liên tục tăng cả về số lượng tiền cũng như
tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động, từ chiếm 21% năm 2010 lên 34,6%
năm 2012 và đạt 45,3% trong sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do
lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác
tại Ngân hàng tăng, lượng tăng tiền gửi thanh toán tăng mạnh từ năm 2012
đến nay, chủ yếu do lượng tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác
chuyển qua vì theo Thông tư 21/TT/2012-NHNN có hiệu lực từ
ngày 01/09/2012 không cho phép các tổ chức tín dụng gửi tiền có kỳ hạn tại
các tổ chức tín dụng khác.
Sang năm 2013, ngay từ đầu năm nhận thấy thị trường liên ngân hàng
đã ổn định trở lại NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-NHNN
(có hiệu lực ngày 07/01/2013) nới lỏng quy định đã ban hành trước đó
(Thông tư 21) cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động gửi,
nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các tổ chức tín dụng khác làm
ảnh hưởng đến tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng khác tại
Ngân hàng nhưng nhờ số lượng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tăng lên, đạt hơn 1.000 cơ sở do nền
kinh tế đang dần có những dấu hiệu phục hồi vì thế nhu cầu thanh toán
trao đổi mua bán cũng tăng đáng kể nên lượng tiền gửi thanh toán của
các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng chẳng những không giảm mà còn
tăng thêm để phục vụ nhanh chóng nhu cầu thanh toán của các đối tác
kinh doanh với các cơ sở trên địa bàn.
Nhìn chung, lượng tiền gửi không kỳ hạn cao, nhất là vào năm 2012
khi mà lượng tiền gửi này đã tăng 72,66% và vượt ngoài kế hoạch của
Ngân hàng (57,58%), tiền gửi không kỳ hạn cao giúp Ngân hàng giảm bớt
27
được chi phí lãi tiền gửi, cho vay với chi phí thấp làm tăng lợi nhuận
Ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro thanh khoản vì khách hàng có thể đến
rút tiền bất cứ lúc nào.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tuy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu
vốn huy động có xu hướng giảm, nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn của
Ngân hàng vẫn tăng qua các năm. Năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn tăng do
lãi suất huy động từ đầu năm 2011 của Ngân hàng đã tăng, mức lãi suất
huy động tại Ngân hàng vào ngày 05/01/2011 đối với kỳ hạn từ 1-2 tháng
là 13,5%/năm; từ 3-12 tháng là 14%/năm và giảm đôi chút vào cuối năm với
mức lãi suất kỳ hạn 3-12 tháng là 13,9-13,95%/năm, cao hơn so với mức
lãi suất cuối năm 2010 (kỳ hạn 1-12 tháng là 11,7%/năm tại ngày 08/11/2010).
Không những tăng lãi suất huy động để thu hút được càng nhiều
lượng tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng còn chia nhỏ kỳ hạn với từng mức lãi suất
khác nhau, thêm vào đó Ngân hàng cũng tổ chức các chương trình huy động
tiết kiệm dự thưởng như chương trình “Kỷ niệm 60 năm thành lập ngành
Ngân hàng” (11/04/2011 đến hết ngày 09/07/2011), chương trình
“Mừng Quốc khánh 2/9” (24/08/2011 đến hết ngày 21/11/2011) với các
kỳ hạn: 5 tháng, 7 tháng và 13 tháng. Khách hàng tham gia chương trình
vừa được tặng 01 phiếu dự thưởng quay số trúng vàng do Agribank Hội sở
phát hành vừa được 01 phiếu bốc thăm trúng xe, tủ lạnh và nhiều giải thưởng
giá trị khác do Agribank Thới Lai phát hành; đổi lại khách hàng không được
rút tiền trước hạn. Với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cộng thêm
thu nhập của các hộ dân trên địa bàn huyện đang ngày càng được nâng cao
đã giúp Ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm
từ các tầng lớp dân cư, người dân sử dụng tiền nhàn rỗi sau khi đã trang trải
hết các chi phí sinh hoạt để tiết kiệm bằng cách mua vàng, gửi tiết kiệm,
đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản. Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
có hiệu lực ngày 25/5/2012 Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng,
vàng SJC được chọn làm thương hiệu độc quyền làm các thương hiệu vàng
phi SJC rớt giá; giá vàng trong nước bị đẩy lên quá cao so với giá vàng
thế giới trên 5 triệu đồng/lượng (cuối năm 2012) mang lại nhiều rủi ro
khi đầu tư vàng. Trong khi bất động sản hay chứng khoán vẫn đang thời kỳ
khó mang lại lợi nhuận thì gửi tiết kiệm tiếp tục là giải pháp an toàn.
Nhờ đó mà năm 2012 tuy lãi suất huy động của Ngân hàng đã giảm (lãi suất
kỳ hạn dưới 12 tháng lần lượt là 13%/năm (13/03/2012), 10,45%/năm
(09/08/2012) và 8%/năm (22/12/2012)) nhưng tiền gửi có kỳ hạn của
Ngân hàng vẫn tăng gần 22,2 tỷ đồng tương đương 26,34% so với năm 2011.
Ngân hàng có những chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm như
28
“Kỷ niệm 24 năm thành lập Agribank” (21/02/2012 đến ngày 20/05/2012),
“Chào mừng 67 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ” (02/8/2012
đến ngày 30/10/2012) với các giải thưởng tương tự như năm 2011 đã nêu trên,
cũng góp phần làm tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng tăng, Ngân hàng
bớt được số lượng khách hàng có thể rút tiền trước hạn do khách hàng phải
thực hiện đúng cam kết khi tham gia chương trình từ đó giảm rủi ro
thanh khoản cho Ngân hàng khi mà trong năm này lượng tiền gửi không
kỳ hạn tăng cao.
Bước sang sáu tháng đầu năm 2013, lãi suất Ngân hàng vẫn tiếp tục giảm
theo qui định của NHNN nhưng nhờ gửi tiết kiệm hiện nay vẫn là giải pháp
an toàn, tuy lời ít nhưng vẫn bù lỗ được phần nào sự trượt giá của đồng tiền;
Ngân hàng tổ chức chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng “Kỷ niệm 25
năm thành lập Agribank - May mắn nhân ba” (từ ngày 06/02/2013 đến
ngày 06/05/2013) vì thế vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng. Lượng tiền
gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đã giảm đi 6 tỷ đồng (6,31%) so với cùng kỳ
nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại tăng (1,2 tỷ đồng
tương đương 47,01%) do có sự chênh lệch lớn giữa mức lãi suất của
hai kỳ hạn này (lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng là 7,5%/năm, lãi suất kỳ hạn
từ 12 tháng trở lên là 10,5%/năm vào ngày 25/03/2013) và đã giảm đi khi
lần lượt chỉ còn 7%/năm và 8%/năm tại ngày 13/05/2013. Lượng tiền gửi
giảm đi ở khoản mục các tầng lớp dân cư, trong khi lượng tiền gửi của các
tổ chức tín dụng khác và doanh nghiệp tại Ngân hàng vẫn tăng, nguyên nhân
ảnh hưởng vẫn do tác động của lãi suất khi mà từ đầu năm đến nay Ngân hàng
cứ liên tục hạ lãi suất làm người dân hoang mang, phần lớn mọi người sau
những lần thay đổi lãi suất đã quen với việc đó và vẫn chấp nhận gửi tiền vào
Ngân hàng cho an toàn và giảm thiểu rủi ro, một số khác có nhiều tiền và
tham vọng hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì thế đem tiền đi chơi hụi hoặc
cho vay người thân, bạn bè với lãi suất cao.
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: Khác với tiền gửi, khách hàng có thể gửi tiền
bất kỳ lúc nào trong năm thì đối với giấy tờ có giá, khách hàng chỉ được mua
khi Ngân hàng có chương trình phát hành giấy tờ có giá. Khi phát hành
các loại giấy tờ có giá, Ngân hàng Hội sở phải xin phép NHNN và đều đã có
mục đích sử dụng vốn cụ thể vì thế Ngân hàng thường ấn định lãi suất, số
lượng, thời hạn bán giấy tờ có giá. Khách hàng mua giấy tờ có giá ngắn hạn
không được rút vốn trước hạn nhưng có thể cầm cố để vay vốn với lãi suất
ưu đãi (tất nhiên lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất của giấy tờ có giá).
Hàng năm Agribank luôn có những chương trình “Kỳ phiếu dự thưởng” và
“Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng” đan xen, ngoài chương trình
“Kỳ phiếu dự thưởng năm 2010 ” (22/9/2010 đến ngày 20/11/2010) thì
29
cả năm 2011 Ngân hàng chỉ có hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,
chương trình “Cho mùa vàng bội thu” (25/11/2010 đến ngày 23/01/2011) và
“Mừng Xuân Nhâm Thìn” (12/12/ 2011 đến ngày 09/02/2012), với mức lãi
suất chương trình “Cho mùa vàng bội thu ” kỳ hạn 5 tháng, 7 tháng, 360 ngày
lần lượt là 13,92%/năm; 13,95%/năm và 14%/năm. Năm 2011 lượng tiền
Ngân hàng thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn là 480 triệu
đồng thấp hơn so với sáu tháng đầu năm (974 triệu đồng) do kỳ hạn 5 tháng và
7 tháng đã đáo hạn trong năm, chỉ còn lại kỳ hạn 360 ngày và việc phát hành
chứng chỉ tiền gửi đợt 2 chỉ mới diễn ra được 1/3 thời gian (tính đến
ngày 31/12/2011).
Từ chương trình “Mừng Xuân Nhâm Thìn” trở đi, để làm hài lòng và
thu hút thêm khách hàng Agribank đã chia nhỏ kỳ hạn của giấy tờ có giá
ngắn hạn thành 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày. Năm 2012, lãi suất
vẫn tiếp tục giảm dần tuy nhiên lãi suất của giấy tờ có giá vẫn cao hơn lãi suất
huy động nên đối với những người có tiền nhàn rỗi nhưng không có kế hoạch
sử dụng trong ngắn hạn thì mua giấy tờ có giá có lợi hơn do lãi suất cao,
việc mức tiền gửi tối thiểu để nhận phiếu dự thưởng cũng tăng 2 triệu đồng ở
mỗi kỳ hạn cộng thêm Ngân hàng tăng cường phát hành giấy tờ có giá với
hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (“Mừng Xuân Nhâm Thìn”,
“Mùa vàng trên Quê hương” (04/06/2012 đến ngày 02/08/2012)) và một đợt
phát hành kỳ phiếu (“Kỳ phiếu dự thưởng 2012 ” (26/11/2012 đến hết
ngày 24/01/2013)) làm vốn huy động từ giấy tờ có giá của Ngân hàng tăng,
đạt 7,1 tỷ đồng gấp 14,81 lần năm 2011.
Nhờ chương trình huy động kỳ phiếu cuối năm 2012 và chương trình
“Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng năm 2013” (14/05/2013 đến hết
ngày 12/07/2013), sang sáu tháng đầu năm 2013 lượng tiền từ việc phát hành
giấy tờ có giá tại Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, đạt 8,9 tỷ đồng gấp 2,46 lần
so với cùng kỳ nhờ thu hút được nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức
(trừ các tổ chức tín dụng khác) khi phát hành kỳ phiếu với lãi suất các kỳ hạn
đều bằng nhau là 8,9%/năm (đối với dân cư) và 9%/năm (đối với tổ chức) cao
hơn so với mức lãi suất huy động kỳ hạn 1-11 tháng tại ngày 22/12/2012 là
8%/năm.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng,
Ngân hàng huy động vốn có hiệu quả, có nhiều sản phẩm dịch vụ mới phù hợp
với khách hàng. Ngân hàng tạo được uy tín, thương hiệu trên địa bàn huyện,
nhân viên ân cần chu đáo với khách hàng khi đến tham gia giao dịch giúp
lượng khách đến giao dịch ngày càng nhiều. Ngân hàng cần phát huy những
tiện lợi và ưu điểm của mình để tạo lòng tin, sự hài lòng cho khách hàng
30
góp phần làm tăng lượng vốn huy động và nhu cầu đến Ngân hàng vay vốn
của người dân.
Sang sáu tháng cuối năm 2013 vốn huy động của Ngân hàng vẫn sẽ
tiếp tục tăng nhờ Ngân hàng liên tiếp triển khai các chương trình huy động
truyền thống như “Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng năm 2013 ”, chương trình
“Huy động kỳ phiếu dự thưởng mừng Quốc khánh 2/9” (29/7/2013 đến hết
ngày 26/10/2013), “Kỳ phiếu dự thưởng năm 2013 ” (18/11/2013 đến hết
ngày 16/01/2014). Lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ tăng do lãi suất
tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đang giảm (8% vào ngày 26/06/2013),
chênh lệch lãi suất đã không còn nhiều. Tốc độ tăng của lượng tiền gửi
có kỳ hạn từ 6 - dưới 12 tháng vào sáu tháng cuối năm sẽ cao hơn sáu tháng
đầu năm do theo Thông tư 15/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 28/06/2013
chỉ quy định trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng,
lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên được ấn định theo cung cầu vốn của
thị trường. Kể từ tháng 10/2013 trở đi trên địa bàn huyện Thới Lai chỉ còn
hai Ngân hàng là Agribank Thới Lai và Ngân hàng Chính sách Xã hội,
điều này cũng giúp cho các chương trình huy động Ngân hàng triển khai
được người dân hưởng ứng, tham gia nhiều hơn. Ngân hàng cần phát huy
những tiện lợi về các sản phẩm, dịch vụ cũng như làm tốt hơn nữa công tác
chăm sóc khách hàng để người dân gửi tiền ngày càng nhiều hơn.
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI AGRIBANK THỚI LAI
Với chức năng trung gian tài chính Ngân hàng đã tập trung huy động
nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ
sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn huyện góp phần vào
công cuộc phát triển nền kinh tế huyện nhà. Cấp tín dụng mà cụ thể là cho vay
là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng
nguồn vốn của Ngân hàng ta sẽ đi vào tìm hiểu doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng
đầu năm 2013 qua hai bảng 4.5 và 4.6.
31
Bảng 4.5 Hoạt động cho vay của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Dư nợ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Nợ xấu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
2010
2011
321.066
283.423
37.643
342.703
307.457
35.246
206.595
148.890
57.705
1.214
874
340
398.603
352.109
46.494
359.040
321.593
37.447
246.158
179.406
66.752
2.161
1.618
543
2012
416.256
361.104
55.152
382.214
340.040
42.174
280.200
200.470
79.730
6.611
4.450
2.161
2011/2010
Số tiền
%
77.537 24,15
68.686 24,23
8.851 23,51
16.337
4,77
14.136
4,60
2.201
6,24
39.563 19,15
30.516 20,50
9.047 15,68
947 78,01
744 85,13
203 59,71
2012/2011
Số tiền
%
17.653
4,43
8.995
2,55
8.658
18,62
23.174
6,45
18.447
5,74
4.727
12,62
34.042
13,83
21.064
11,74
12.978
19,44
4.450 205,92
2.832 175,03
1.618 297,97
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.6 Hoạt động cho vay của Agribank Thới Lai
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Dư nợ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Nợ xấu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
6 tháng
2012
185.960
160.537
25.423
171.939
153.005
18.934
260.179
186.938
73.241
6.662
4.153
2.509
6 tháng
2013
228.306
203.876
24.430
196.082
177.093
18.989
312.424
227.253
85.171
7.178
5.915
1.263
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
42.346
22,77
43.339
27,00
(993)
(3,91)
24.143
14,04
24.088
15,74
55
0,29
52.245
20,08
40.315
21,57
11.930
16,29
516
7,75
1.762
42,43
(1.246) (49,66)
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Doanh số cho vay: Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua
các năm đều tăng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (hơn 85%) trong
hoạt động cho vay do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn
Thới Lai nên phần lớn khách hàng là các hộ nông dân vay tiền để trồng lúa,
32
hoa màu, chăn nuôi.. một số hộ tiểu thương mua bán nhỏ lẻ và
các doanh nghiệp cần vốn lưu động để kinh doanh mua bán lương thực,
thực phẩm, vật tư… đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn nên
doanh số cho vay ngắn hạn là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong
hoạt động của Ngân hàng.
Trong suốt giai đoạn năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 thì năm 2011 là
năm có doanh số cho vay tăng trưởng cao nhất, tăng 77,5 tỷ đồng tương đương
24,15% so với năm 2010. Doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
đều tăng cao với tốc độ tăng lần lượt là 24,23% và 23,51%, do đầu năm tuy
thắng lợi vụ lúa Hè Thu, giá lúa gạo luôn ở mức cao giúp việc tiêu thụ và
sản xuất thuận lợi nhưng vụ Thu Đông năm nay triều cường kết hợp với
mưa bão khiến diễn biến của lũ phức tạp, nước lũ lên nhanh đe dọa nhiều
diện tích lúa và hoa màu, các hộ nông dân phải gia cố, bảo vệ đê bao,
thu hoạch lúa chạy lũ trong tình cảnh thiếu nhân lực, giá thuê nhân công
gặt lúa cao nên bà con phải tạm thời đi vay ngắn hạn Ngân hàng để mau chóng
có tiền trang trải chi phí nhân công, đê bao giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra.
Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có qui mô nhỏ, tỷ trọng cho vay
doanh nghiệp thấp chỉ chiếm 4,14% trong tổng doanh số cho vay (năm 2010
tỷ trọng này là 1,44%), tính từ năm 2009 đến 2011 Ngân hàng vẫn chưa
ghi nhận được món nợ xấu nào theo đối tượng doanh nghiệp nên Ngân hàng
cũng phần nào yên tâm khi cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn;
thêm vào đó phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tập trung ở
các ngành nghề xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mua bán lúa gạo
được Ngân hàng hỗ trợ cho vay ưu đãi theo Nghị định 41 về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư đổi mới
trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất vì thế doanh số cho vay trung và
dài hạn tăng.
Sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chậm lại chỉ
tăng 4,43% so với năm 2011, tuy cho vay trung và dài hạn vẫn tăng trưởng
hai con số (18,62%) nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ (13,25%) trong tổng
doanh số cho vay trong khi đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng
năm nay lại tăng trưởng thấp chỉ 2,55% (so với năm 2011) do nhiều
hộ nông dân làm ăn có lãi, thời tiết thuận lợi, ít xảy ra tình trạng cần xoay sở
vốn gấp như năm vừa qua, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng do
người nông dân vẫn cần tiền trang trải chi phí nguyên vật liệu đầu vào
tăng cao, các hộ nuôi cá tra cần vốn để duy trì ao nuôi trong tình trạng chi phí
đầu vào tăng nhưng giá cá tra lại giảm.
33
Sáu tháng đầu năm nay, giá lúa gạo thấp, dịch bệnh sâu rầy hoành hành,
sản xuất lúa đem lại lợi nhuận thấp thêm vào được sự khuyến khích của
ngành nông nghiệp thành phố nhiều bà con chuyển sang nuôi trồng thủy sản,
hoa màu trong vụ lúa Thu Đông để tăng thu nhập nên đi vay Ngân hàng để
chuyển đổi sản xuất trong ngắn hạn. Thực hiện chủ trương của Nhà nước
cứu giá lúa không để xuống thấp trong những thời điểm thu hoạch rộ, đảm bảo
cho nông dân trồng lúa có lãi nên Ngân hàng đã tăng cường giải ngân
cho hoạt động thu mua tạm trữ lúa gạo của các tiểu thương, doanh nghiệp trên
địa bàn huyện. Vì thế doanh số cho vay sáu tháng đầu năm đã tăng 42,3 tỷ
đồng tương đương 22,77% so với cùng kỳ.
- Doanh số thu nợ: Là số tiền Ngân hàng thu về được từ các khoản đã
cho vay vào một thời gian nhất định, doanh số này tăng cho thấy hiệu quả
sử dụng vốn của Ngân hàng. Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ
mỗi năm cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ tăng 16,3 tỷ đồng
(4,77%) so với năm 2010, tuy năm 2011 tình hình mưa lũ thất thường nhưng
nhờ thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” từ vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và
các vụ chăn nuôi trồng cây hoa màu khác có lời, các tiểu thương,
doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu nông sản gặp nhiều thuận lợi làm ăn
đạt hiệu quả, lượng nông sản tồn kho giảm, chi phí tồn kho thấp, doanh nghiệp
mau chóng trả nợ cho Ngân hàng để giảm thiểu chi phí vì thế doanh số thu nợ
tăng. Nhờ có chính sách hỗ trợ cho nông dân của Nhà nước bằng những chỉ thị
cho các nhà máy thu mua lúa gạo xuất khẩu với giá cố định tránh được tình
trạng chèn ép giá đối với nông dân, tạo điều kiện trả nợ cho Ngân hàng;
thu nhập bình quân đầu người của huyện Thới Lai tăng 2,4 triệu
đồng/người/năm so với năm 2011 cũng góp phần làm doanh số thu nợ
năm 2012 của Ngân hàng tăng gần 23,2 tỷ đồng (6,45%). Các hộ nông dân
có lời từ vụ lúa Đông Xuân 2012 - 2013; nghề nuôi tôm phát triển với
lợi nhuận mang lại gấp đôi so với trồng lúa, các tiểu thương mua bán
kinh doanh bánh kẹo mứt, quần áo, cây kiểng được lợi nhờ dịp Tết đã giúp
doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng 24,1 tỷ đồng (14,04%) so với
cùng kỳ.
- Dư nợ: Dư nợ là khoản tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng tại
một thời điểm nhất định, dư nợ cuối kỳ là hiệu số của doanh số cho vay
trong kỳ và doanh số thu nợ trong kỳ cộng với dư nợ đầu kỳ. Dư nợ tăng
không phải chuyện xấu, qua đó ta không thể nói doanh số cho vay giảm hoặc
doanh số thu nợ giảm để từ đó đánh giá rằng Ngân hàng hoạt động
kém hiệu quả bởi dư nợ là số liệu thời điểm còn doanh số cho vay và doanh số
thu nợ là số liệu thời kỳ và kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng
34
thực chất là kế hoạch tăng trưởng dư nợ qua từng năm. Dư nợ của Ngân hàng
giai đoạn năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 đều tăng. Cụ thể dư nợ
năm 2011 đạt gần 246,2 tỷ đồng tăng 39,6 tỷ đồng (19,15%) so với năm 2010;
trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 30,5 tỷ đồng (20,50%), dư nợ trung và dài hạn
tăng 9 tỷ đồng (15,68%). Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ đã giảm lại
chỉ tăng 13,83% so với năm 2011, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn,
trung hạn lần lượt là 11,74% và 19,44%.
Dư nợ trung và dài hạn tăng cao qua hai năm 2011 - 2012 do nền kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất,
kinh doanh, sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Ngoài mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, Agribank còn
hoạt động vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng quan trọng
không kém; Ngân hàng tăng cường cho vay theo Nghị định 41 đối với các hộ
sản xuất, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến nông nghiệp
giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp có vốn để
thu mua lúa gạo, tôm, cá tra của người dân, giúp quá trình mua bán nông sản
thuận lợi hơn, giảm lượng nông sản tồn kho lâu ngày làm mất giá hoặc hư hại.
Sang sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ Ngân hàng tiếp tục tăng 52,2 tỷ
đồng (20,08%) so với cùng kỳ, đặc biệt dư nợ doanh nghiệp đã tăng gần
gấp đôi đạt 22,5 tỷ đồng so với 12,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước nhờ
Ngân hàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được
nguồn vốn lãi suất thấp, lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn 11-12%/năm
đối với các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và 13%/năm với
các lĩnh vực khác, tượng tự trên lãi suất các món vay trung hạn lần lượt
là 13,5%/năm và 14%/năm (ngày 24/12/2012) và đã giảm đi 1-1,5%/năm
trong sáu tháng đầu năm. Lãi suất cho vay thấp, một số doanh nghiệp vẫn cần
vốn để duy trì sản xuất, trả lương công nhân, trả nợ khách hàng, chi phí
nguyên vật liệu...; số khác doanh nghiệp làm ăn có lãi, cần nhiều vốn
để phát triển sản xuất nên tiếp tục đi vay Ngân hàng.
- Nợ xấu: Nợ xấu Ngân hàng qua các năm đều tăng, với mức tăng
ngày càng cao, năm 2011 nợ xấu tăng 947 triệu đồng (78,01%) so với 2010,
cao nhất là vào năm 2012 khi cao gấp 3 lần năm 2011. Do Ngân hàng
hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn Thới Lai, khách hàng đa phần là
các hộ nông dân, tiểu thương, cá nhân; dư nợ nhóm này chiếm từ 92-95%
tổng dư nợ cho vay nên nợ xấu Ngân hàng cũng tập trung hoàn toàn vào
nhóm này. Nợ xấu doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện từ sáu tháng đầu năm 2012
với khoản nợ 900 triệu đồng thuộc nhóm 5 ở mảng trung, dài hạn và
con số này vẫn giữ nguyên trong năm 2012 đến sáu tháng đầu năm 2013.
35
Nợ xấu ngành thủy sản chiếm phần lớn trong nợ xấu theo ngành của
Ngân hàng, tỷ trọng này qua các năm lần lượt là 32,95% (2010), 28,18%
(2011), 53,17% (2012) và 49,67% (6 tháng đầu năm 2013). Trong đó nợ xấu
nhóm 5 của ngành này chỉ mới xuất hiện từ năm 2011 nhưng năm 2012 đã
chiếm gần 2/3 tổng nợ xấu nhóm 5, tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trong tổng nợ xấu
nhóm 5 của ngành thủy sản lần lượt là 6,33% (2011), 74,22% (6 tháng đầu
năm 2012), 72,01% (2012) và 61,54% (6 tháng đầu năm 2013).
Do đầu năm 2012 nhận thấy giá cá tra giống ở mức cao nên có nhiều hộ dân
vay vốn Ngân hàng để mở rộng diện tích đào ao nuôi, thậm chí một số hộ
tự phát đào ao trên nền đất lúa để ương nuôi cá tra mặc dù chưa có
kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Diện tích nuôi cá tra giống tăng nhanh chóng,
cung vượt quá cầu làm giá bán cá giống sụt giảm, bên cạnh đó diện tích
nuôi cá tra thương phẩm lại không tăng ảnh hưởng đến đầu ra của cá giống,
chi phí đầu vào cao, các hộ nuôi lại bị thương lái ép giá, trả chậm tiền dẫn đến
thiếu tiền trả nợ cho Ngân hàng. Các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu
cũng gặp khó do xuất khẩu cá với giá rẻ lại phải cho các nhà nhập khẩu
mua cá chậm trả tiền, trong khi vẫn phải chi trả lương công nhân viên, trả tiền
cá mua của các hộ dân. Các doanh nghiệp, hộ nuôi cá tra đều gặp khó khăn,
nhiều hộ nuôi “treo ao”, không có tiền trả nợ nên làm nợ xấu năm này
tăng cao. Năm 2012 nợ xấu tăng cao gấp 3 lần 2011, tuy nhiên nợ xấu
cuối năm 2012 đã giảm so với 6 tháng đầu năm, trong đó đáng kể nhất là
công tác thu nợ ngành thủy sản khi tính đến cuối năm nợ xấu ngành này đã
giảm 995 triệu đồng nhưng nợ xấu các ngành khác lại tăng, nông nghiệp tăng
190 triệu đồng, xây dựng và thương mại dịch vụ tăng bằng nhau với số tiền là
140 triệu đồng, nhóm nghành khác tăng 474 triệu đồng so với 6 tháng đầu
năm 2012. Ngân hàng chú trọng công tác thu hồi nợ các món vay thủy sản nhờ
đó nợ xấu ngành này giảm nhưng cũng vì quá tập trung vào ngành
chiếm 74,22% nợ xấu này (6 tháng đầu năm 2012) mà thiếu chú ý đến các
ngành khác làm nợ xấu các ngành khác tăng lên.
Sang sáu tháng đầu năm 2013 tình hình cá tra vẫn không mấy khả quan,
tuy Ngân hàng đã siết chặt tín dụng, xem xét kỹ các món vay ngành thủy sản
nhưng do nợ xấu từ cuối năm trước vẫn chưa thu hồi được nên nợ xấu
Ngân hàng vẫn cao tuy so với cùng kỳ nợ xấu trung, dài hạn đã giảm đi
gần 1/2 (49,66%) nhưng nợ xấu ngắn hạn lại tăng lên 42,43%; khoản tăng này
thuộc về ngành nông nghiệp và thương mại - dịch vụ do giá lúa gạo thấp lại
bị dịch bệnh sâu rầy hoành hành nên bà con nông dân chưa thể trả nợ
Ngân hàng đúng hạn dẫn đến nợ xấu tăng; ngành thương mại - dịch vụ của
huyện chủ yếu là mua bán nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh vay để có nguồn vốn
36
lưu động mua bán hàng hóa tuy lạm phát đầu năm nay thấp nhưng sức mua
của người dân không cao, nền kinh tế đang phát triển chậm nên nhiều
hộ kinh doanh lãi ít hoặc không có lãi làm nợ xấu Ngân hàng tăng. Ngân hàng
cần nâng cao hơn nữa công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra trước, trong và
sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích mang lại
hiệu quả kinh tế cho khách hàng và tránh được nguy cơ xảy ra nợ xấu.
4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI AGRIBANK THỚI LAI
4.4.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại Agribank Thới Lai
4.4.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn - Thới Lai với
số lượng doanh nghiệp ít (doanh nghiệp đa số thuộc loại vừa và nhỏ), chủ yếu
là các hộ nông dân, hộ sản xuất, kinh doanh nên doanh số cho vay nhóm này
luôn chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm hơn 95% trong doanh số cho vay ngắn hạn
theo thành phần kinh tế của Ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn
của Ngân hàng qua các năm đều tăng, đặc biệt là năm 2011.
Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất, cá nhân
TỔNG CỘNG
2010
2011
2012
4.620
278.803
283.423
11.420
340.689
352.109
15.800
345.304
361.104
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
6.800 147,19
4.380 38,35
61.886
22,20
4.615 1,35
68.686
24,23
8.995 2,55
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất, cá nhân
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
6 tháng
2013
9.800
150.737
160.537
10.285
193.591
203.876
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
485
4,95
42.854
28,43
43.339
27,00
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Doanh nghiệp: Doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp qua các năm
đều tăng. Đặc biệt, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tăng
gần 2,5 lần so với năm 2010 do tình trạng lạm phát năm này cao (18,13%)
làm giá cả hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh, giá bán
thành phẩm không tăng theo kịp, nếu tăng giá quá cao và đột ngột thì nguy cơ
37
mất khách hàng sẽ tăng lên, doanh nghiệp vừa phải lo chi phí đầu vào vừa phải
nghĩ biện pháp tăng giá sản phẩm mà vẫn giữ chân được khách hàng,
nhiều doanh nghiệp nghĩ ra các chương trình khuyến mãi rút thăm
trúng thưởng hoặc tặng kèm vật dụng theo sản phẩm, tăng khối lượng
sản phẩm trong một bao bì với giá bán cao hơn đôi chút. Ngoài ra, các
doanh nghiệp còn phải cải tiến về chất lượng, mẫu mã lẫn giá cả hàng hóa để
thu hút khách hàng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần nguồn vốn
lớn với chi phí thấp vì thế lượng vốn doanh nghiệp vay của Ngân hàng tăng,
tính đến năm 2011 Ngân hàng vẫn chưa có nợ xấu xảy ra ở các doanh nghiệp
nên Ngân hàng cũng phần nào tin tưởng và cho các doanh nghiệp vay tiền với
số lượng lớn. Đến năm 2012, các doanh nghiệp vẫn còn trong tình trạng
khó khăn, cần vốn để duy trì sản xuất, trả lương công nhân; doanh nghiệp
thu mua lúa gạo, thủy sản phải tạm ứng, đặt cọc cho các hộ nuôi trồng,
các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu bán với giá rẻ để cạnh tranh lại
chấp nhận cho nhà nhập khẩu trả chậm trong khi còn phải chi trả cho các
chi phí đầu vào nên thiếu vốn xoay sở phải đi vay Ngân hàng do đó doanh số
cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng lên, đạt 15,8 tỷ đồng (tăng gần 4,4 tỷ đồng
tương đương 38,35% so với năm 2011). Sang sáu tháng đầu năm 2013,
doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tăng thấp chỉ 485 triệu đồng so với
cùng kỳ do nền kinh tế đang dần ổn định nhưng sức mua người dân
không cao, sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng không nhiều tuy nhiên
các doanh nghiệp tin tưởng sức mua sẽ tăng vào các tháng cuối năm nên vẫn
tiếp tục vay vốn để sản xuất, kinh doanh.
- Hộ sản xuất, cá nhân: Thới Lai là một huyện nông thôn, người dân
sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu; chăn nuôi lợn, vịt,
tôm, cá... và các hoạt động liên quan đến những nghề này như buôn bán
phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thu mua lúa gạo, hàng nông sản...
Đây là những ngành nghề hoạt động theo mùa vụ, có chu kỳ sản xuất ngắn
nên cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay
ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn
hộ sản xuất, cá nhân đạt hơn 340 tỷ đồng tăng 61,9 tỷ đồng (22,20%) so với
năm 2010 do năm nay lạm phát tăng cao làm chi phí phân bón, thức ăn
chăn nuôi tăng, chi phí vận chuyển thuê nhân công gặt lúa, trông giữ ao
nuôi cá cũng tăng; các hộ nông dân cần vốn tạm ứng để nuôi trồng sản xuất
nông sản trước khi bán lại cho các thương lái thu lợi nhuận về nên đã đi vay
Ngân hàng, một số hộ nông dân ruộng đất ít không đủ để đảm bảo thu nhập
gia đình đã tìm tòi, học hỏi sản xuất theo nhu cầu của thị trường thực hiện
mô hình nuôi cá lóc trong vèo, nuôi ếch đạt hiệu quả cao đã thu hút nhiều hộ
tập tành nuôi theo. Giá cá tra giống đầu năm 2012 vẫn ở mức cao nên nhiều hộ
38
vay vốn đào ao nuôi cá, cung vượt quá cầu làm giá cá giống sụt giảm,
lợi nhuận thấp, nhiều hộ dân chậm trả nợ, tính đến cuối năm 2012 doanh số
cho vay ngắn hạn thủy sản đã giảm 40,9 tỷ đồng so với cùng kỳ do Ngân hàng
xem xét kỹ các món vay thủy sản, nhất là các món vay nuôi cá tra để
giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện năm nay lại
đạt được những kết quả khả quan các hộ nông dân trồng lúa được mùa
cả ba vụ, mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ dưa đem lại lợi nhuận gấp 2-3 lần so với
trồng 3 vụ lúa/năm nên năm nay tuy doanh số cho vay thủy sản giảm
nhưng cho vay nông nghiệp lại tăng 56,6 tỷ đồng (145,60%) vì thế doanh số
cho vay ngắn hạn hộ sản xuất, cá nhân năm này vẫn tăng dù chỉ ở mức thấp,
tăng 4,6 tỷ đồng tương đương 1,35% so với cùng kỳ. Sang sáu tháng đầu
năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng 28,43% so với cùng kỳ do
Ngân hàng tăng cường cho các nông hộ vay trồng lúa vụ Đông Xuân, chi trả
chi phí phân bón, thuốc trừ sâu để tiêu diệt và phòng trừ dịch sâu rầy đang
hoành hành trên ruộng lúa; Ngân hàng còn giải ngân nhiều cho hoạt động
thu mua tạm trữ lúa gạo trên địa bàn huyện theo chủ trương giúp đỡ các hộ
nông dân của Nhà nước.
4.4.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn Agribank luôn dẫn đầu
về tỷ lệ cho vay nông nghiệp với nhiều chính sách cho vay ưu đãi đối với
các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Agribank Thới Lai hoạt động trên địa bàn
huyện nông thôn người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và
các hoạt động liên quan đến nghề này nên cho vay nông nghiệp nông thôn
qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao, chiếm 85% trong kế hoạch cho vay của
Ngân hàng bao gồm cho vay sản xuất, thu mua lương thực, thủy sản; cho vay
chăn nuôi; cho vay theo Nghị định 41 và Quyết định 63/2010/QĐ-TTg
(có hiệu lực từ ngày 01/12/2010) về chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất
nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Bảng 4.9 và 4.10 dưới đây sẽ cho ta thấy tình hình cho vay theo ngành
kinh tế của Ngân hàng giai đoạn năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013.
39
Bảng 4.9 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và
dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
2011
2012
2011/2010
Số tiền
%
3.044
8,50
1.874
6,32
1.170 19,01
25.910 30,94
2012/2011
Số tiền
%
56.598 145,60
55.029 174,43
1.569
21,42
(40.914) (37,31)
35.827
29.673
6.154
83.746
38.871
31.547
7.324
109.656
95.469
86.576
8.893
68.742
118.547
145.396
147.918
26.849
22,65
2.522
1,73
45.303
283.423
58.186
352.109
48.975
361.104
12.883
68.686
28,44
24,23
(9.211)
8.995
(15,83)
2,55
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.10 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
6 tháng
2013
56.327
48.435
7.892
26.122
65.001
13.087
160.537
59.191
51.172
8.019
17.186
105.833
21.667
203.876
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
2.864
5,08
2.737
5,65
127
1,61
(8.936) (34,21)
40.832
62,82
8.580
65,56
43.339
27,00
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Nông nghiệp: Doanh số cho vay nông nghiệp không ngừng tăng
qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đạt 38,9 tỷ đồng tăng 8,5%
so với năm 2010 do giá vật tư nông nghiệp tăng làm cho chi phí sản xuất,
chi phí thức ăn chăn nuôi tăng theo; tình hình mưa lũ năm này diễn biến
phức tạp đe dọa nhiều diện tích lúa và hoa màu, nhiều loại nông sản cần
thu hoạch sớm để tránh lũ trong khi nhân lực không đủ để đáp ứng nhu cầu
nên giá thuê nhân công lên cao do vậy số lượng hộ nông dân đến Ngân hàng
vay vốn tăng lên. Đặc biệt năm 2012 doanh số cho vay tăng mạnh, gấp 2,5 lần
so với năm 2011 chủ yếu là do cho vay trồng trọt năm này tăng cao,
gấp 2,7 lần so với cùng kỳ do người dân cần vốn để thực hiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; năm nay
các nông hộ trúng mùa cả ba vụ lúa, nhiều công trình thủy lợi phục vụ
nông nghiệp được hoàn thành, người dân phấn khởi đến Ngân hàng vay vốn
40
mở rộng diện tích đất sản xuất, mua thêm phân bón, vật tư nông nghiệp.
Doanh số cho vay trồng trọt tăng mạnh còn do các hộ nuôi cá tra giống
trên địa bàn huyện gặp khó khăn, số lượng cá giống quá nhiều do người dân
mở rộng diện tích ao nuôi trong khi nhu cầu mua cá giống để nuôi thành phẩm
lại không tăng thêm vào đó chi phí thức ăn tăng cao nên một số hộ đã
chuyển sang trồng lúa, trồng rẫy để cải thiện thu nhập. Sang sáu tháng đầu
năm 2013 doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng nhờ Ngân hàng giảm lãi suất
cho vay nông nghiệp xuống còn 9-12%/năm nên người dân chấp nhận vay
nhiều hơn do lãi suất thấp, các hộ sản xuất cần vốn để chi trả chi phí
nguyên vật liệu đầu vào khi giá cả nguyên vật liệu tiếp tục tăng, chi mua
phân bón, thuốc trừ sâu để tiêu diệt và phòng chống sâu rầy gây hại lúa Hè
Thu đang lan rộng nên doanh số cho vay tăng lên.
- Thủy sản: Năm 2011 doanh số cho vay thủy sản tăng cao đạt 109,7 tỷ
đồng tăng 25,9 tỷ đồng (30,94%) so với năm 2010, tuy trong năm này ngành
thủy sản gặp nhiều khó khăn, giá cá tra nguyên liệu đã giảm so với đầu năm,
sản lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng nhờ
giá cá xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp chế biến thủy - hải sản trên địa bàn
đã có nhiều nỗ lực củng cố thị trường và tìm kiếm thị trường mới.
Sang năm 2012 giá cá đã giảm xuống nhưng do thấy vẫn có thể kiếm lời
từ đây nên nhiều hộ nông dân vay vốn Ngân hàng để mở rộng diện tích nuôi
cá giống trong khi nhu cầu nuôi cá thương phẩm không tăng, số lượng cá tra
giống thừa nhiều làm giá cá giống giảm, chi phí thức ăn chăn nuôi lại tăng
làm một số hộ bị thua lỗ, không có tiền trả nợ cho Ngân hàng nên nợ xấu tăng
vì thế Ngân hàng cân nhắc kỹ trước khi cho vay thủy sản, tình hình nuôi trồng
chế biến và tiêu thụ cá tra không ổn định, thường xuyên bị lỗ nên Ngân hàng
chưa dám mạnh dạn tham gia đầu tư vốn. Sang sáu tháng đầu năm 2013,
Ngân hàng vẫn siết chặt, giám sát kỹ các món vay nuôi cá tra cũng như
tăng cường cho vay các hộ nuôi tôm càng xanh luân canh do phong trào
nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển lợi nhuận gấp đôi trồng lúa,
hiệu quả kinh tế lại cao vì đây là mô hình luân canh này bền vững,
giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa giúp tăng năng suất lúa đồng thời
giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên
tôm nuôi. Vì thế cho vay nuôi tôm vừa có lợi cho Ngân hàng vừa giúp
nông nghiệp, thủy sản địa phương phát triển nên Ngân hàng giải ngân cho vay
nhiều, tuy nhiên so với tỷ trọng nuôi tôm vẫn chiếm một phần nhỏ so với
cá tra nên doanh số cho vay thủy sản vẫn tiếp tục giảm 8,9 tỷ đồng (34,21%)
so với cùng kỳ.
41
- Thương mại và dịch vụ: Thới Lai là một huyện nông thôn, người dân
sống chủ yếu bằng nghề nông nên các hoạt động thương mại - dịch vụ cũng
tập trung chủ yếu quanh lĩnh vực này như thu mua lúa gạo, chế biến xuất khẩu
nông - thủy sản, buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi,
kinh doanh vật tư nông nghiệp, các cơ sở xay xát lúa gạo, dịch vụ cho thuê
máy móc, dụng cụ nông nghiệp như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa...;
ngoài ra còn có các dịch vụ khác như ăn uống, may mặc, vận tải, internet,
bưu điện... Cho vay thương mại - dịch vụ những năm qua luôn tăng và
chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.
Năm 2011 Ngân hàng tăng cường cho vay theo Nghị định 41 và Quyết định 63
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay
thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực, thủy sản; giá phân bón, thức ăn
chăn nuôi tăng cũng không hẳn là điều đáng mừng đối với các hộ kinh doanh
mặt hàng này do phải chi trả nhiều cho hàng hóa đầu vào lại phải tìm cách
tăng tiêu thụ đầu ra vì số lượng mua vào mặt hàng này của các hộ chăn nuôi
có thể sẽ giảm để giảm bớt chi phí sản xuất. Vì thế, doanh số cho vay
năm 2011 tăng 26,8 tỷ đồng (22,65%) so với năm 2010. Năm 2012 nền kinh tế
vẫn còn nhiều khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng để đảm bảo
vòng quay vốn lưu động đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh doanh nhiều hộ đã
vay vốn Ngân hàng vì vậy doanh số cho vay tăng, đạt 147,9 tỷ đồng.
Đầu năm 2013, huyện có trên 1000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại – dịch vụ, lạm phát đã được kiềm chế và nền kinh tế đang dần
ổn định nên số lượng các cơ sở vẫn tiếp tục tăng vì thế nhu cầu về vốn
tăng lên, Ngân hàng giải ngân cho các thương lái thu mua lúa gạo trên địa bàn
huyện vụ Đông Xuân nên doanh số cho vay sáu tháng đầu năm nay tăng
40,8 tỷ đồng (62,82%) so với cùng kỳ.
- Ngành khác: Ngoài những nghề chính thuộc nông nghiệp, thủy sản,
thương mại – dịch vụ thì người dân trên địa bàn còn sinh sống bằng những
ngành nghề khác như ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
nghề đan chiếu, làm nón, làm giỏ, cối, làm gạch ngói, xay xát, chế biến
lương thực.... Nhìn chung doanh số cho vay các ngành khác có xu hướng tăng
qua các năm, Ngân hàng mở rộng cho vay những ngành nghề khác tạo công ăn
việc làm cho người dân. Do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhiều cơ sở
thu hẹp sản xuất nên doanh số cho vay năm 2012 giảm. Sang sáu tháng đầu
năm 2013, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, người lao động trở lại với
các ngành nghề thủ công nên doanh số cho vay ngành khác đã tăng trở lại.
Nhìn chung, doanh số cho vay qua các năm đều tăng, Ngân hàng đáp ứng
đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn về vốn sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng
42
của người dân trên địa bàn. Ngân hàng cần mở rộng cho vay đối với những
ngành nghề hoạt động có hiệu quả, không nên tập trung cho vay quá nhiều vào
một ngành nghề đồng thời cán bộ tín dụng Ngân hàng tích cực thẩm định,
kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn nữa khâu cho vay để hạn chế rủi ro.
4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn tại Agribank Thới Lai
Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà
phải chú trọng đến việc thu nợ để làm sao đảm bảo được nguồn vốn bỏ ra thu
hồi nhanh chóng, tránh thất thoát. Thu hồi nợ là công tác quan trọng trong
nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng, việc thu nợ tốt sẽ làm giảm được nợ xấu,
giảm rủi ro cho Ngân hàng.
4.4.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất, cá nhân
TỔNG CỘNG
2010
2011
1.920
305.537
307.457
9.500
312.093
321.593
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
16.500
7.580 394,79
7.000 73,68
323.540
6.556
2,15 11.447 3,67
340.040 14.136
4,60 18.447 5,74
2012
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.12 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất, cá nhân
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
6.200
146.805
153.005
6 tháng
2013
6.446
170.647
177.093
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
246
3,97
23.842
16,24
24.088
15,74
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Doanh nghiệp: Tuy nền kinh tế 2011 - 2012 gặp nhiều khó khăn
có nhiều yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp nhưng những năm qua doanh số
thu nợ vẫn tăng nhờ cán bộ tín dụng thẩm định dự án cho vay tốt, biết chọn lọc
khách hàng giúp công tác thu nợ của Ngân hàng thuận lợi hơn. Doanh nghiệp
vay vốn để sản xuất, kinh doanh và khi thu được lợi nhuận sẽ trả ngay
cho Ngân hàng để giảm chi phí vốn vay, tạo ấn tượng tốt cho Ngân hàng
để thuận lợi cho các đợt vay vốn lưu động sau này nên doanh số thu nợ
qua các năm tăng. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 7,6 tỷ đồng gấp gần 4 lần
năm 2010 do doanh số cho vay năm này tăng cao, công tác thu hồi nợ của
43
Ngân hàng tốt và các doanh nghiệp có thiện chí trả nợ. Phát huy những
ưu điểm trên, năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 7 tỷ đồng tương đương
73,68% năm 2011 và sang sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tăng 246 triệu đồng so
với cùng kỳ.
- Hộ sản xuất, cá nhân: Bên cạnh doanh số cho vay tăng, doanh số
thu nợ hộ sản xuất, cá nhân cũng tăng qua từng năm. Năm 2011, tình hình
lũ lụt và việc tăng giá thu mua lúa tại Thái Lan đã tạo điều kiện cho việc
xuất khẩu gạo của cả nước, giá lúa gạo từ đầu năm đến nay có nhiều biến động
nhưng luôn giữ ở mức cao, giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ có nhiều
thuận lợi tạo điều kiện làm tăng thu nhập của các hộ nông dân nhờ đó công tác
thu nợ của Ngân hàng diễn ra dễ dàng hơn, doanh số thu nợ năm 2011 tăng
6,6 tỷ đồng (2,15%) so với năm 2010. Huyện bắt đầu triển khai mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” từ vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và nhân rộng từ
vụ Hè Thu, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp đã giúp
sản xuất lúa năm nay đạt được những kết quả ngoài mong đợi; huyện còn
vận động bà con nông dân thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng; mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao các giống cây trồng, hội thảo
kỹ thuật sản xuất các giống lúa, rau màu chất lượng cao; đời sống người dân
được cải thiện vì thế doanh số thu nợ năm 2012 tiếp tục tăng 11,4 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng yêu cầu
kỹ thuật mà sáu tháng đầu năm nay thu nhập của bà con nông dân tăng,
các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ đồ ăn thức uống, lúa gạo, đồ điện gia dụng...
kinh doanh có hiệu quả góp phần làm doanh số thu hồi nợ sáu tháng đầu năm
tăng 23,8 tỷ đồng so với cùng kỳ. Doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm
còn nhờ chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng đối với các hộ
sản xuất nông nghiệp, người dân có vốn đầu tư vào sản xuất làm tăng
năng suất, cải thiện thu nhập nên nợ vay được trả đúng hạn.
4.4.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Để hiểu rõ hơn công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, ta sẽ đi vào phân tích
doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2010 – 6 tháng
đầu năm 2013.
44
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và
dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
2011/2010
Số tiền
%
1.924
5,79
2.156
7,82
(232)
(4,11)
24.872
26,51
2012/2011
Số tiền
%
42.231 120,19
41.193 138,58
1.038
19,18
(47.824) (40,29)
2010
2011
2012
33.214
27.570
5.644
93.816
35.138
29.726
5.412
118.688
77.369
70.919
6.450
70.864
137.825
118.724
137.021
(19.101)
(13,86)
18.297
15,41
42.602
307.457
49.043
321.593
47.627
340.040
6.441
14.136
15,12
4,60
(1.416)
18.447
(2,89)
5,74
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
41.635
38.397
3.238
32.898
62.069
13.855
153.005
6 tháng
2013
54.226
47.759
6.467
19.896
82.409
20.562
177.093
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
12.591
30,24
9.362
24,38
3.229
99,72
(13.002)
(39,52)
20.340
32,77
6.707
48,41
24.088
15,74
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Nông nghiệp: Xét về tổng thể cả trồng trọt và chăn nuôi thì doanh số
thu nợ nông nghiệp qua các năm đều tăng, nhưng xét riêng về chăn nuôi
doanh số thu nợ năm 2011 mảng này đã giảm 232 triệu đồng (4,11%) so với
cùng kỳ do giá thức ăn chăn nuôi, chi phí tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc,
gia cầm tăng trong khi sức mua người dân lại giảm do lo ngại về dịch cúm
gia cầm sẽ bùng phát vào cuối năm theo như thông tin các báo đài đã đưa tin,
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi. Doanh số thu nợ trồng trọt
năm này cũng chỉ tăng nhẹ 7,82% do các món vay đắp đê ngăn lũ, chi trả
chi phí thu hoạch lúa của vụ Thu Đông vẫn chưa đến hạn thu hồi.
Năm 2012 doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là doanh số thu nợ
trồng trọt khi tăng 138,58% so với cùng kỳ nhờ bà con trồng lúa trúng mùa
cả ba vụ, các hộ trồng dưa nghịch mùa trên đất ruộng với thời gian thu hoạch
ngắn chỉ 2 tháng, thời tiết nắng nóng nên lượng tiêu thụ dưa lớn, dưa lại được
45
giá nên thu nhập của bà con tăng thuận lợi cho việc thu nợ của Ngân hàng.
Sang sáu tháng đầu năm 2013 nhờ nền kinh tế đang dần ổn định nên sức mua
hàng hóa vào dịp tết đã tăng trở lại, các hộ trồng hoa kiểng, chăn nuôi heo
được lợi, các nông hộ đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân vào tháng 4
nên có tiền trả nợ Ngân hàng vì vậy doanh số thu nợ tiếp tục tăng.
- Thủy sản: Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ thủy sản tăng
giảm không đều qua các năm. Năm 2011 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy - hải sản cũng như các hộ chăn nuôi
vẫn đạt được kết quả khả quan; một số hộ nông dân tìm tòi, học hỏi sản xuất
theo nhu cầu của thị trường thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo, nuôi ếch
đạt hiệu quả cao đã thu hút nhiều hộ tập tành nuôi theo nên doanh số thu nợ
của Ngân hàng vẫn tăng 24,9 tỷ đồng (26,51%) so với cùng kỳ.
Đầu năm 2012 do những bất ổn của ngành thủy sản làm nhiều hộ sản xuất,
doanh nghiệp chế biến thua lỗ dẫn đến nợ xấu ngành này tăng cao,
những tháng cuối năm Ngân hàng tập trung giám sát kỹ các món vay
ngành này, một khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường có thể dẫn đến thua lỗ
sẽ thu hồi nợ ngay lập tức cũng như siết chặt lại doanh số cho vay nên
doanh số thu nợ năm này so với năm 2011 đã giảm 47,8 tỷ đồng (40,29%).
Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong sáu tháng đầu năm 2013 nên doanh số
thu nợ thủy sản vẫn tiếp tục giảm 13 tỷ đồng (39,52%) so với cùng kỳ.
- Thương mại và dịch vụ: Năm 2011, trái ngược với doanh số cho vay
tăng thì doanh số thu nợ ngành này lại giảm đi 19,1 tỷ đồng tương đương
13,86% so với năm 2010. Do năm nay, bà con thu hoạch lúa chạy lũ sớm, lúa
bị ướt lại không phơi được do mưa nhiều nên chất lượng lúa gạo giảm,
thu nhập thấp, không có tiền trả chi phí phân bón, vật tư nông nghiệp cho
các hộ kinh doanh dẫn đến hệ lụy các hộ này thiếu vốn, chậm trả nợ cho
Ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay, tuy tình hình thủy sản gặp nhiều khó khăn,
các hộ kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nhưng bù
lại nông nghiệp được mùa, thu nhập các hộ kinh doanh liên quan đến lĩnh vực
nông nghiệp tăng, hoạt động thu mua lúa gạo được sự hỗ trợ vốn với lãi suất
ưu đãi từ phía Ngân hàng nên diễn ra thuận lợi nhờ đó thương lái và
hộ nông dân đều có lời vì thế doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng.
- Ngành khác: Doanh số thu nợ các ngành khác tăng giảm cùng chiều
với doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2011 tăng 6,4 tỷ đồng (15,12%) so với
cùng kỳ, đây là năm lạm phát tăng cao làm chi phí sản xuất tăng nhưng
thu nhập của các hộ sản xuất vẫn tăng do sức mua của người dân không giảm.
Trải qua một năm khó khăn, sang năm 2012 lạm phát đã được kiềm chế
nhưng lúc này sức mua của người dân đã giảm đi do chi phí tiêu dùng tăng,
46
các hộ sản xuất thu hẹp qui mô để giảm chi phí nhưng vẫn chưa trả hết
được nợ cho Ngân hàng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm 2,89%
so với cùng kỳ. Sang sáu tháng đầu năm 2013, các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống đã hoạt động trở lại, một phần cũng nhờ sức mua
của người dân vào dịp tết nên doanh số thu nợ tăng 6,7 tỷ đồng so với
cùng kỳ.
4.4.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn tại Agribank Thới Lai
Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng chưa thu về được
tại một thời điểm nhất định. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá
hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Mức dư nợ cho vay của
Ngân hàng càng cao cho thấy Ngân hàng có quy mô hoạt động tín dụng rộng,
nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên mức dư nợ của ngân hàng càng cao cũng
đồng nghĩa với rủi ro tín dụng cũng càng tăng.
4.4.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 4.15 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất, cá nhân
TỔNG CỘNG
2010
2011
2012
3.200
145.690
148.890
5.120
174.286
179.406
8.020
192.450
200.470
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
1.920 60,00
2.900 56,64
28.596 19,63 18.164 10,42
30.516 20,50 21.064 11,74
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.16 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất, cá nhân
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
6 tháng
2013
8.720
178.218
186.938
11.859
215.394
227.253
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
3.139
36,00
37.176
20,86
40.315
21,57
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Doanh nghiệp: Tính đến nay nợ xấu ngắn hạn vẫn chưa tồn tại ở
mảng doanh nghiệp nên Ngân hàng cũng không mấy khó khăn khi cho vay
doanh nghiệp vay ngắn hạn. Từ năm 2010, Ngân hàng bắt đầu triển khai
cho vay theo Nghị định 41 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, các chương trình cho vay thu mua, chế biến,
xuất khẩu lương thực, thủy sản,…; cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất
47
sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 63, tạo điều kiện để
doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng nên dư nợ
cho vay qua các năm đều tăng. Dư nợ ngắn hạn qua các năm đều tăng
tuy nhiên xét về tốc độ tăng lại giảm dần, dư nợ các năm tăng lần lượt là 60%
(năm 2011), 56,64% (năm 2012) và 36% (6 tháng đầu năm 2013)
do các doanh nghiệp tăng cường vay vốn trung và dài hạn để đầu tư, đổi mới
trang thiết bị máy móc tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế đang có
dấu hiệu phục hồi; dư nợ ngắn hạn vẫn tăng do doanh nghiệp cần vốn
để tạm ứng cho các hộ sản xuất, chăn nuôi khi thu mua lúa gạo, thủy sản.
- Hộ sản xuất, kinh doanh: Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất, cá nhân
qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2011 dư nợ tăng 28,6 tỷ đồng (19,63%)
so với năm 2010, sang năm 2012 dư nợ vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm
chỉ 10,42% (18,2 tỷ đồng). Nguyên nhân là do doanh số cho vay năm này
tăng trưởng thấp chỉ 1,35% (tương đương 4,6 tỷ đồng so với năm 2010)
trong khi đó nhờ thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, bà con nông dân được mùa,
năng suất và sản lượng lúa đều tăng nên doanh số thu nợ tăng cao 3,67%
(11,4 tỷ đồng) do vậy dư nợ năm 2012 tăng trưởng thấp. Sáu tháng đầu
năm 2013, dư nợ ngắn hạn đã tăng trưởng với tốc độ cao trở lại, tăng 20,86%
(37,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ nhờ cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ sáu
tháng đầu năm nay đều tăng cao, đây là một điều đáng mừng chứng tỏ nền
kinh tế huyện đang dần ổn định và phát triển, đời sống người dân được
nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt huy động vốn, cho vay và thu nợ
của Ngân hàng diễn ra dễ dàng hơn.
4.4.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.17 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và
dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
%
3.733
10,86
1.821
6,81
1.912
25,06
(9.032) (21,22)
2012/2011
Số tiền
%
15.552
40,81
11.003
38,52
4.549
47,67
(8.898) (26,53)
34.376
26.746
7.630
42.573
38.109
28.567
9.542
33.541
53.661
39.570
14.091
24.643
65.971
92.643
106.473
26.672
40,43
13.830
14,93
5.970
148.890
15.113
179.406
15.693
200.470
9.143
30.516
153,15
20,50
580
21.064
3,84
11,74
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
48
Bảng 4.18 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
50.253
38.605
11.648
26.765
95.576
14.345
186.938
6 tháng
2013
58.626
42.983
15.643
21.932
129.897
16.798
227.253
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
8.373
16,66
4.378
11,34
3.995
34,30
(4.833)
(18,06)
34.321
35,91
2.453
17,10
40.315
21,57
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Nông nghiệp: Dư nợ ngắn hạn nông nghiệp ở cả hai mảng trồng trọt và
chăn nuôi qua các năm đều tăng do Ngân hàng tăng cường cho vay
nông nghiệp theo Nghị định 41 và Quyết định 63 về chính sách hỗ trợ lãi suất
cho vay nông nghiệp, nông thôn. Năm 2012, doanh số cho vay và thu nợ
đều tăng cao ở cả trồng trọt và chăn nuôi nên dư nợ nông nghiệp năm này
cũng tăng cao, cụ thể dư nợ trồng trọt tăng 11 tỷ đồng (38,52%) và dư nợ
chăn nuôi tăng 4,5 tỷ đồng (47,67%) so với năm 2011, do năm nay các hộ
sản xuất, chăn nuôi làm ăn có hiệu quả, nâng suất nông sản tăng cao,
lại tránh được tình trạng chèn ép giá nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước ở các
điểm thu mua cố định giá nên thu nhập các hộ tăng, trả nợ đúng hạn cho
Ngân hàng vì thế Ngân hàng sẵn sàng cho các hộ vay vốn những lần tiếp theo
để mở rộng diện tích sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Nhờ đó mà doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng 8,4 tỷ
đồng (16,66%) so với cùng kỳ.
- Thủy sản: Những năm qua Ngân hàng luôn tạo điều kiện để
khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn nhằm ổn định và phát triển sản xuất,
kinh doanh. Song, do còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các hộ sản xuất và
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra; tình hình nuôi trồng chế biến và
tiêu thụ không ổn định, thường xuyên bị thua lỗ, nợ xấu tăng cao đặc biệt
là vào năm 2012 với những món nợ thuộc nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn
nên Ngân hàng còn lo nhiều lo ngại khi đầu tư vào ngành này vì thế dư nợ
thủy sản liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, dư nợ giảm 9 tỷ đồng (21,22%)
năm 2011 và tiếp tục giảm 8,9 tỷ đồng tương đương 26,53% vào năm 2012.
Sáu tháng đầu năm 2013, tốc độ giảm dư nợ đã chậm lại, chỉ giảm 18,06%
49
so với cùng kỳ, Ngân hàng tăng cường cho vay các hộ nuôi tôm do nhận thấy
kết quả khả quan từ mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa.
- Thương mại và dịch vụ: Những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được
mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia từ sản xuất, trao đổi, mua bán
đến tiêu dùng; để góp một phần sức vào việc phát triển kinh tế địa phương
Ngân hàng đã tăng dư nợ cho vay đối với ngành này qua các năm.
Dư nợ năm 2011 tăng cao, tăng 26,7 tỷ đồng (40,43%) so với cùng kỳ do
lạm phát năm này cao, giá cả hàng hóa tăng nhiều doanh nghiệp muốn duy trì
hoạt động kinh doanh phải đi vay vốn Ngân hàng. Năm 2012, nhờ Ngân hàng
thực hiện tốt công tác thu nợ nên dư nợ năm này tăng chậm lại,
chỉ tăng 14,93% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013,
tuy nền kinh tế đang dần ổn định nhưng sức mua của người dân không tăng,
vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đang đón chờ các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh vì thế để giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, có vốn để kinh doanh
Ngân hàng vẫn cho tăng cường cho vay thương mại - dịch vụ nên dư nợ
tiếp tục tăng.
- Ngành khác: Dư nợ cho vay ngành khác qua các năm đều tăng.
Năm 2011, các cơ sở kinh doanh đạt hiệu quả nên Ngân hàng giải ngân
cho vay nhiều, sang năm 2012 dư nợ vẫn tăng nhưng không phải do doanh số
cho vay tăng mà do doanh số thu nợ ngành khác giảm vì nền kinh tế khó khăn.
Sáu tháng đầu năm 2013, số lượng cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn huyện tăng nên nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất tăng,
Ngân hàng giải ngân giúp đỡ tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện
có công ăn việc làm nên dư nợ ngành khác tăng gần 2,5 tỷ đồng (17,10%)
so với cùng kỳ.
4.4.4 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn tại Agribank Thới Lai
Dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng từ 5 - 7% trong tổng
dư nợ của Ngân hàng do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện ít, đa số là
các hộ sản xuất, kinh doanh, nợ xấu doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện từ
sáu tháng đầu năm 2012 với khoản nợ 900 triệu đồng thuộc nhóm 5 ở mảng
trung, dài hạn và con số này vẫn giữ nguyên trong năm 2012 đến sáu tháng
đầu năm 2013. Tính đến sáu tháng đầu năm nay nợ xấu ngắn hạn vẫn chưa
tồn tại ở mảng doanh nghiệp hay nói ngược lại nợ xấu ngắn hạn chỉ xuất hiện
ở hộ sản xuất, cá nhân nên ta bỏ qua phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế
và đi thẳng vào phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 6 tháng đầu năm 2013.
50
Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và
dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
%
378
188,06
224
189,83
154
185,54
209
52,25
2012/2011
Số tiền
%
(199) (34,37)
(142) (41,52)
(57) (24,05)
2.342 384,56
201
118
83
400
579
342
237
609
380
200
180
2.951
200
305
850
105
52,50
545
178,69
73
874
125
1.618
269
4.450
52
744
71,23
85,13
144
2.832
115,20
175,03
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Thương mại và dịch vụ
Nghành khác
TỔNG CỘNG
6 tháng
2012
251
171
80
3.560
142
200
4.153
6 tháng
2013
343
223
120
3.565
1.707
300
5.915
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
92
36,65
52
30,41
40
50,00
5
0,14
1.565
1.102,11
100
50,00
1.762
42,43
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
- Nông nghiệp: Năm 2011 nợ xấu nông nghiệp tăng do tình hình mưa lũ
diễn biến thất thường nhiều nông sản chưa thu hoạch kịp bị lũ cuốn trôi hoặc
hư hại do ẩm mốc, lúa thu hoạch chạy lũ bị ướt, nhưng khi đem về nhà
lại không phơi được do mưa nhiều trong khi hầu hết các lò sấy đã quá tải
làm chất lượng lúa gạo giảm nên giá cũng giảm theo. Tin đồn dịch cúm
gia cầm, dịch heo tai xanh bùng phát vào cuối năm cũng khiến các hộ
chăn nuôi khốn đốn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng, lại phải chi trả tiền thuốc
tiêm phòng dịch trong khi sức mua của người dân giảm, một số hộ nông dân
lo sợ tình trạng này kéo dài chi phí chăn nuôi tăng lên khi bán ra có thể bị lỗ
nên bán tháo cho các thương lái với giá rẻ để giảm thiểu thiệt hại.
Sang năm 2012, số lượng gia súc, gia cầm chăn thả trên địa bàn huyện tăng,
nhờ tiêm phòng dịch nên năm nay trên địa bàn huyện không xảy ra dịch cúm
gia cầm và heo tai xanh tuy nhiên dịch heo tai xanh vẫn xuất hiện ở một số xã,
51
phường trên địa bàn thành phố vào tháng 8 - 9 nên cũng ảnh hưởng ít nhiều
đến sức mua của người dân; năm nay tuy giá lúa gạo có nhiều biến động
nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao các hộ nông dân bán được giá nên nợ xấu
năm 2012 đã giảm đi 199 triệu đồng (34,37%) so với năm 2011. Sau khi giảm
vào năm 2012, sáu tháng đầu năm nay nợ xấu nông nghiệp đã tăng trở lại
do xuất hiện ổ dịch cúm A-H5N1 ở quận Ô Môn (ngày 22/04/2013) nên
cơ quan thú y tiến hành tiêm phòng bao vây ổ dịch ở các khu vực lân cận
trong đó có 2 xã giáp ranh Định Môn, Thới Thạnh thuộc huyện Thới Lai
làm ảnh hưởng đến giá gia cầm các loại. Năm nay diện tích trồng dưa hấu
nghịch mùa trên đất ruộng tăng, thời tiết thuận lợi nhưng lợi nhuận lại
không cao bằng năm trước, do cung nhiều hơn cầu, một số hộ năm nay
mới lần đầu trồng dưa nghịch mùa chưa có kinh nghiệm cũng như không
nắm vững kỹ thuật trồng dưa làm dưa bị úng, thúi; da dưa sần sùi, quả dưa
méo thương lái chê, ép giá nên lời ít hoặc không có lời nên chưa trả được
hết nợ cho Ngân hàng làm nợ xấu sáu tháng đầu năm nay tăng.
- Thủy sản: Nợ xấu ngành thủy sản tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt
nợ xấu năm 2012 tăng mạnh, gấp 4,8 lần năm 2011 mà chủ yếu lại rơi vào
nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn do nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra
xuất khẩu gặp khó do xuất khẩu cá với giá rẻ lại phải cho các nhà nhập khẩu
mua cá chậm trả tiền gây khó cho vòng vay vốn của doanh nghiệp, sản lượng
xuất khẩu cá tra vào thị trường chính - Liên minh Châu Âu lại giảm do
tình trạng khủng hoảng nợ công, các nhà nhập khẩu cắt giảm hoặc tạm hoãn
hợp đồng. Do số lượng cá giống tăng cao trong khi nhu cầu cá giống
không tăng nên các hộ nuôi bị thương lái ép giá dẫn đến thua lỗ không có tiền
trả nợ Ngân hàng, doanh nghiệp giảm lượng thu mua thủy sản làm mặt hàng
này ứ đọng trong khi các hộ nuôi cá thương phẩm hàng ngày vẫn phải chi trả
tiền thức ăn chăn nuôi nên đành phải giảm giá, bán thiếu cho doanh nghiệp
để giảm thiệt hại. Doanh nghiệp và hộ nuôi cá đều gặp khó khăn nên nợ xấu
năm này tăng cao. Sang sáu tháng đầu năm 2013, tình trạng khó khăn vẫn còn
tiếp diễn, nợ nhóm 3 ngành này giảm nhưng không phải là điều đáng mừng,
nợ giảm do các hộ sản xuất vẫn chưa trả được nợ, thời hạn kéo dài ra
nên chuyển xuống nhóm 4 trong khi nợ nhóm 5 vẫn giữ nguyên nhưng nợ xấu
ngành thủy sản vẫn có hy vọng giảm vào cuối năm vì theo số liệu Thống kê
Hải quan nhiều năm cho thấy do tính thời vụ, chu kỳ xuất khẩu hàng thủy sản
thường có tăng trưởng mạnh vào 2 quý cuối mỗi năm, các doanh nghiệp
hiện đang sản xuất cầm chừng trên địa bàn sẽ đẩy mạnh sản xuất vào cuối năm
mở rộng đầu ra tiêu thụ thủy sản cho các hộ chăn nuôi những tháng cuối năm
52
nhờ đó các hộ trả được nợ các món vay quá hạn cho Ngân hàng và tiếp tục vay
thêm các món vay mới.
- Thương mại và dịch vụ: Nợ xấu ngành thương mại - dịch vụ
qua các năm đều tăng nhưng xét về tỷ trọng nợ xấu ngành này trong
tổng nợ xấu thì giảm qua các năm 2010 - 2012, trừ sáu tháng đầu năm 2013
nợ xấu ngành này tăng mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Các doanh nghiệp và
hộ kinh doanh đều gặp khó khăn nhưng nhờ doanh nghiệp có nguồn vốn
dồi dào dễ dàng tìm kiếm đầu ra hơn các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên nợ xấu chỉ
xuất hiện ở các hộ sản xuất, cá nhân. Những năm gần đây sản xuất, kinh doanh
gặp nhiều khó khăn các hộ kinh doanh phải tăng cường vay vốn Ngân hàng
để duy trì hoạt động kinh doanh tình trạng này kéo dài đến sáu tháng đầu
năm nay tuy nền kinh tế được đánh giá là đã có những dấu hiệu phục hồi
nhưng sức mua người dân vẫn không tăng trong khi giá cả nguyên vật liệu
đầu vào tăng, xăng dầu tăng giá nhiều lần làm nhiều hộ kinh doanh lợi nhuận
thấp hoặc thua lỗ nên nợ xấu Ngân hàng tăng.
- Ngành khác: Dư nợ cho vay ngành khác qua các năm đều tăng
trong khi nền kinh tế vẫn còn khó khăn nhiều cơ sở sản xuất hoạt động
không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến tình trạng chậm trả nợ Ngân hàng; một số
cá nhân vay nợ là người làm thuê kiếm sống, thu nhập không ổn định
nên không có tiền trả nợ làm nợ xấu tăng.
Nhìn chung do nền kinh tế còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ dân trên địa bàn nên nợ xấu
qua các năm tăng. Ngân hàng có 8 cán bộ tín dụng quản lý các món vay
của 12 xã và 1 thị trấn; các doanh nghiệp kinh doanh ít, đa số là các hộ
sản xuất, cá nhân nên số lượng các món vay nhiều trong khi số tiền vay lại ít
(thường chỉ vài chục triệu đồng), một số xã nằm ở vùng sâu, vùng xa, đi lại
khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thu nợ của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã có những nỗ lực cải thiện tình trạng này
khi tăng số lượng cộng tác viên các ấp, xã để kiểm tra, nhắc nhở các món vay
trong và sắp đến hạn.
4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
AGRIBANK THỚI LAI
Trên cơ sở huy động vốn để cho vay nên cho vay là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của Ngân hàng. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong
hoạt động cho vay của Ngân hàng; đây là loại cho vay diễn ra thường xuyên
trong hoạt động của Ngân hàng và thường tăng giảm theo tính chất mùa vụ,
biến động thị trường. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
53
tại Agribank Thới Lai những năm qua ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả tín dụng trong bảng số liệu sau:
Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
tại Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn bình quân
Nợ xấu ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn/
Vốn huy động ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Đơn vị tính
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
2010
95.354
283.423
307.457
148.890
160.907
874
2011
117.235
352.109
321.593
179.406
164.148
1.618
2012
170.979
361.104
340.040
200.470
189.938
4.450
%
156,14
153,03
117,25
%
%
Vòng
0,59
108,48
1,91
0,90
91,33
1,96
2,22
94,17
1,79
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn bình quân
Nợ xấu ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn/
Vốn huy động ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
6 tháng
2012
141.000
160.537
153.005
186.938
183.172
4.153
6 tháng
2013
181.772
203.876
177.093
227.253
213.862
5.915
%
132,58
125,02
%
%
Vòng
2,22
95,31
0,84
2,60
86,86
0,83
Đơn vị tính
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
4.5.1 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn
Tỷ lệ Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng từ
năm 2010 đến 30/06/2013 đều trên 100% chứng tỏ vốn huy động ngắn hạn
tham gia vào cho vay ít, Ngân hàng còn sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ
Hội sở để cho vay. Đáng mừng là tỷ lệ này đã có dấu hiệu giảm từ năm 2012,
tuy những năm qua vốn huy động ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn đều tăng
nhưng vốn huy động ngắn hạn năm này tăng cao do các kênh đầu tư khác
54
như thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng có nhiều biến động, rủi ro cao;
gửi tiết kiệm vẫn là giải pháp an toàn đối với người dân thêm nữa Ngân hàng
lại có các chương trình huy động vốn, rút thăm trúng thưởng với lãi suất
huy động cao; Ngân hàng hoạt động tích cực trên địa bàn huyện và
được nhiều người biết đến nên vốn huy động năm 2012 tăng cao nhờ đó tỷ lệ
Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn đã giảm và đạt 117,25% - tỷ lệ
gần với 100% (tỷ lệ tối ưu) nhất trong những năm qua. Sáu tháng đầu
năm 2013, tỷ lệ này (125,02%) so với cùng kỳ (132,58%) đã giảm đi nhưng
so với cuối năm 2012 lại tăng do tốc độ tăng vốn huy động thấp hơn tốc độ
tăng dư nợ do lãi suất huy động vốn của Ngân hàng đã giảm nên sức hút
đối với lượng tiền gửi từ dân cư cũng giảm theo nhưng nhờ Ngân hàng có
chương trình huy động vốn hiệu quả, Phòng giao dịch Đông Thuận của
Ngân hàng TMCP Phương Đông sắp sửa dời đi vào tháng 10/2013 nên lượng
tiền gửi vào Ngân hàng vẫn tăng. Lãi suất cho vay ngắn hạn đầu năm nay cũng
giảm, chỉ còn 11-12%/năm đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến
nông nghiệp, nông thôn và 13%/năm đối với các lĩnh vực khác và tiếp tục
giảm 1-1,5%/năm trong các tháng tiếp theo, lãi suất giảm nên thu hút được
các hộ dân đi vay nhiều hơn do chi phí trả lãi thấp.
4.5.2 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn những năm qua luôn tăng
nhưng vẫn nằm trong mức cho phép của NHNN (3%). Tuy Ngân hàng đã có
nhiều cố gắng trong công tác quản lý, thu hồi nợ, tăng số lượng công tác viên
các xã để giám sát cho vay nhưng số cán bộ tín dụng lại không đổi (08 người)
trong khi số lượng món vay cũng như dư nợ các năm qua luôn tăng, cán bộ
tín dụng khó có thể quản lý cũng thường xuyên kiểm tra các hộ vay.
Bên cạnh đó, do nền kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn tác động đến
tình hình sản xuất, chế biến của ngành thủy sản cũng như các hộ kinh doanh
trên địa bàn nên nợ xấu tăng. Tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng trong sáu tháng
đầu năm 2013 do nợ xấu ngành thương mại - dịch vụ tăng cao, tăng thêm
gần 1,6 tỷ đồng so với cùng kỳ do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng,
giá xăng từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhiều đợt; các hộ kinh doanh
chịu đựng một năm 2012 đầy khó khăn sang đầu năm nay sức mua của người
dân vẫn không tăng, tình hình vẫn không mấy khả quan nhiều hộ cạn vốn
không có tiền trả nợ nên nợ xấu tăng cao.
4.5.3 Hệ số thu nợ ngắn hạn
Chỉ số này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng, những năm qua
chỉ số này tăng giảm không đều nhưng vẫn luôn ở mức cao. Cụ thể hệ số
55
thu nợ qua các năm lần lượt là 108,48% (năm 2010); 91,33% (năm 2011);
94,17% (năm 2012) và 86,86% (6 tháng đầu năm 2013). Hệ số thu nợ
năm 2011 giảm là do doanh số cho vay năm 2011 tăng cao do lạm phát tăng
ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào nên nhu cầu vay vốn kinh doanh
của doanh nghiệp và các hộ tăng; do mưa lũ bất thường cần thu hoạch lúa sớm
nên nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân cũng tăng trong khi tốc độ tăng của
doanh số thu nợ lại không theo kịp tốc độ tăng của doanh số cho vay.
Sang năm 2012, nợ xấu tăng cao, Ngân hàng xem xét kỹ các món vay,
phương án kinh doanh có khả thi, thu được lợi nhuận hay không nên doanh số
cho vay của Ngân hàng năm nay vẫn tăng nhưng xét về tốc độ tăng
lại không cao chỉ tăng 2,55% so với năm 2011. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng
chú trọng thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay, tích cực thu hồi nợ
để giảm thiểu nợ xấu nên doanh số thu nợ tăng và nhỉnh hơn năm rồi đôi chút.
Sáu tháng đầu năm 2013, Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các hoạt động
thu mua lúa gạo trên địa bàn theo Nghị định 41 và Quyết định 63 nên doanh số
cho vay tăng trong khi đó doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ không cao
như doanh số cho vay, các món vay thu mua lúa gạo thường có giá trị
hàng trăm triệu dù thuộc ngắn hạn nhưng cũng từ 7-12 tháng mới đến hạn
thu hồi nên hệ số thu nợ sáu tháng đầu năm giảm.
4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của
Ngân hàng trong một thời gian nhất định, vòng quay càng lớn Ngân hàng
thu hồi vốn càng nhanh. Vòng quay vốn tăng đạt 1,96 vòng năm 2011;
tuy giá cả hàng hóa tăng làm chi phí đầu vào tăng nhưng cũng nhờ đó giá bán,
cho thuê hàng hóa, dịch vụ của người dân cũng tăng; nhiều hộ kinh doanh
có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thuận lợi, người dân
mau chóng trả nợ Ngân hàng để giảm thiểu chi phí phát sinh. Sang năm 2012,
vòng quay vốn tín dụng đã chậm lại còn 1,79 vòng tuy doanh số thu nợ
năm này vẫn tăng nhưng vì Ngân hàng tăng cường cho vay hỗ trợ
doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh vượt qua thời kỳ khó khăn để phát triển
sản xuất nên dư nợ tăng cao. Sang sáu tháng đầu năm 2013, Ngân hàng vẫn
tiếp tục giải ngân hỗ trợ nhu cầu vốn của các hộ sản xuất, doanh số thu nợ
vẫn tăng do tốc độ tăng của dư nợ (16,75%) và tốc độ tăng của doanh số
thu nợ (15,74%) gần như ngang bằng nhau nên vòng quay vốn tín dụng
sáu tháng đầu năm cũng chênh lệch không nhiều chỉ 0,01 vòng (có thể coi như
bằng nhau) so với cùng kỳ.
56
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN CỦA AGRIBANK THỚI LAI
5.1.1 Thuận lợi
- Trụ sở của Ngân hàng đặt tại trung tâm của huyện - thị trấn Thới Lai
nên thuận lợi cho việc tìm kiếm và giao dịch của khách hàng.
- Ngân hàng là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam - một thương hiệu ngân hàng gắn bó nhiều năm liền với
bà con nông dân.
- Huyện Thới Lai là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển
sản xuất nông nghiệp cũng như thủy sản. Trong những năm qua hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng tuy có giảm đi đôi chút do nền kinh tế khó khăn
nhưng vẫn luôn ở mức cao, góp phần cải thiện đời sống người dân trên địa bàn
huyện.
- Ngân hàng được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp chính quyền địa
phương huyện Thới Lai đến nay Ngân hàng đã góp phần rất lớn trong việc
góp phần đầu tư và cải tạo chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất của toàn huyện
tạo được niềm tin đối với khách hàng.
- Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các hộ sản xuất, kinh doanh;
bà con nông dân và các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
doanh nghiệp hoạt động lâu năm có kinh nghiệm trong sản xuất.
- Đội ngũ nhân viên Ngân hàng có năng lực trình độ cao; phục vụ ân cần,
chu đáo làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch tạo sự thoải mái và
tin tưởng cho khách hàng.
5.1.2 Khó khăn
- Trong những năm qua giá cả các mặt hàng nông sản, lương thực,
thực phẩm luôn biến động, giá chi phí cho sản xuất ngày càng tăng dẫn đến
thu nhập của các hộ dân thấp, có phần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong những năm qua diễn biến phức tạp:
mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm giảm chất lượng nông sản.
57
- Một số hộ vay không ý thức quản lý và sử dụng nguồn vốn vay
kém hiệu quả nên mất hoặc giảm nguồn thu nhập đầu vào vì thế không có
khả năng trả nợ Ngân hàng.
- Lực lượng cán bộ công tác và quản lý còn ít ảnh hưởng đến quá trình
hoạt động của Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát.
- Trang thiết bị vật chất kỹ thuật của Ngân hàng còn hạn chế ảnh hưởng
tới chất lượng phục vụ của Ngân hàng.
- Tuy là một NHTM thuộc khối Nhà nước được nhiều sự giúp đỡ từ
Chính phủ để đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng về
bản chất Ngân hàng vẫn là một NHTM kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
trong khi nhiều người dân vẫn nghĩ Ngân hàng thuộc Nhà nước nên đầu tư vốn
phát triển sản xuất là trách nhiệm của Ngân hàng nên thiếu đi ý thức sản xuất,
kinh doanh thu lợi nhuận để trả nợ Ngân hàng làm một phần vốn đầu tư của
Ngân hàng kém hiệu quả.
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN CỦA AGRIBANK THỚI LAI
5.2.1 Một số biện pháp nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn
- Ngân hàng cần bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, nâng cao trình độ
chuyên môn về công tác thẩm định cũng như kiến thức pháp luật có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng, luật
phát mãi tài sản, luật đất đai,… nhằm tránh được những sai phạm về vi phạm
pháp luật. Ngoài ra, cán bộ tín dụng của Ngân hàng cũng cần được bồi dưỡng
thêm kiến thức về các lĩnh vực hoạt động sản xuất để hiểu rõ về chu kỳ và
những thuận lợi, khó khăn của mỗi ngành nghề hoạt động trên địa bàn để từ đó
tính toán được số vốn thực sự Ngân hàng cần cho vay (khác với số vốn khách
hàng yêu cầu được vay) tránh lãng phí vốn và có thời gian thu hồi vốn
thích hợp.
- Cán bộ tín dụng Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng
vốn vay của khách hàng sau khi đã giải ngân cho vay theo hợp đồng tín dụng.
Cần biết được những thông tin thị trường liên quan đến ngành nghề mình
quản lý cho vay khách hàng cũng như kiểm tra, giám sát sau cho vay để biết
khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích, có đem lại lợi nhuận hay
không cũng để một khi phát hiện rủi ro có những biện pháp giúp đỡ khách
hàng như cho vay thêm để cải thiện sản xuất hoặc nếu tình hình quá xấu không
thể cải thiện thì mau chóng thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho vay. Ngoài ra,
còn phải kết hợp với cộng tác viên các ấp, xã nhắc nhở khách hàng trả nợ khi
đến hạn.
58
- Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các hộ sản xuất, cá nhân
số tiền vay chỉ vài chục triệu đồng nên lượng vốn cho vay của Ngân hàng
không tập trung, bị chia nhỏ thành nhiều món vay khác nhau gây khó khăn
trong công tác quản lý, dư nợ cho vay của Ngân hàng qua mỗi năm đều tăng
trong khi số lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng từ lúc mới hoạt động
(năm 2009) đến nay vẫn giữ nguyên nên không thể quản lý tốt cũng như kiểm
tra, giám sát hết từng hộ vay vì thế Ngân hàng nên đào tạo, tuyển thêm từ 1-2
cán bộ tín dụng để chia sẻ gánh nặng công việc với những cán bộ hiện tại, giúp
công tác kiểm tra, giám sát món vay diễn ra thường xuyên và bao quát hết các
hộ vay, công tác thu nợ đạt hiệu quả hơn.
- Ngân hàng cần phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức những
buổi hội thảo liên quan đến ngành nghề nông, thủy sản thảo luận những
chuyên đề về cải tiến kỹ thuật canh tác, giống cây trồng, vật nuôi mới đạt
năng suất cao, tiêu thụ dễ dàng phù hợp với địa phương hay là các cách
phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh trên tôm, gia súc, gia cầm... giúp người dân
có thêm thông tin, kiến thức, biện pháp phòng tránh dịch bệnh về ngành nghề
sản xuất, chăn nuôi của mình để từ đó đổi mới phương pháp sản xuất,
thu được lợi nhuận cao hơn để bà con mở rộng quy mô sản xuất.
Biện pháp này giúp tăng số lượng khách hàng có nhu cầu về vốn vừa
phát triển kinh tế địa phương vừa tăng thu nhập cho Ngân hàng. Tổ chức,
tài trợ các buổi hội thảo cũng giúp Ngân hàng nâng cao được hình ảnh, uy tín
của mình trong cộng đồng dân cư.
5.2.2 Một số biện pháp nâng cao hoạt động huy động vốn
Khách hàng đến Ngân hàng để gửi tiền do lo ngại rủi ro khi đem vốn
đi đầu tư vào các kênh khác nên chuyển giao rủi ro, đem tiền đến Ngân hàng
để họ kinh doanh từ nguồn vốn của mình và chờ hưởng tiền lãi nhận được từ
nguồn vốn đó. Vì vậy khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất tiền gửi mà
còn quan tâm đến uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường
nên tạo lòng tin, làm hài lòng khách hàng là điều hết sức cần thiết đối với
Ngân hàng.
- Đối với khách hàng truyền thống: Ngân hàng tổ chức chương trình
tri ân khách hàng thân thiết vào những ngày lễ, tặng quà ngày sinh nhật
khách hàng, ưu đãi lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí dịch vụ... Ngân hàng cần
quan tâm thăm hỏi nhiều hơn để không những giữ được mối quan hệ chặt chẽ
mà còn có thêm khách hàng tương lai từ khách hàng truyền thống.
Sự giới thiệu và tuyên truyền từ nhóm khách hàng này ít tốn chi phí hơn việc
59
quảng cáo tiếp thị về thương hiệu Ngân hàng mà lòng tin của khách hàng
tương lai vào Ngân hàng cũng cao hơn.
- Đối với khách hàng tiềm năng: Bên cạnh đó Ngân hàng cũng khai thác
thêm khách hàng tiềm năng như tổ chức rút thăm trúng thưởng, gửi tiền
quay số trúng vàng, tặng quà khi khách hàng gửi tiền như đồng hồ, ba lô,
áo mưa, nón bảo hiểm... có in logo thương hiệu của Ngân hàng để vừa
tăng lượng khách hàng gửi tiền vừa quảng bá thêm hình ảnh Ngân hàng trong
các tầng lớp nhân dân. Thông qua những chương trình trên, giao dịch viên
cũng giới thiệu thêm những sản phẩm dịch vụ hiện tại của Ngân hàng.
Ngân hàng phải thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng để
củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư và tìm hiểu
nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng
thích hợp. Ngoài ra, khách hàng cũng rất quan tâm đến lãi suất huy động vốn
của Ngân hàng nên để thu hút lượng tiền gửi của khách hàng Ngân hàng cần
đưa ra lãi suất huy động vốn hấp dẫn với loại tiền gửi có kỳ hạn nhưng
phải theo quy định của NHNN.
Phong cách, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên Ngân hàng cũng là
yếu tố tác động trực tiếp đến tâm lý và sự hài lòng, thoải mái của khách hàng,
khách hàng muốn đến Ngân hàng gửi tiền hay không cũng nhờ sự góp phần
không nhỏ của yếu tố trên. Do đó, nhân viên Ngân hàng phải luôn vui vẻ,
ân cần, lịch sự với khách hàng tạo cảm giác gần gũi, thân thiện cho
khách hàng. Ngoài ra nhân viên Ngân hàng cũng phải phục vụ nhanh chóng
những yêu cầu của khách hàng, để làm được điều đó nhân viên phải có
trình độ chuyên môn để luôn biết cách thực hiện yêu cầu, sẵn sàng giải đáp
mọi vướng mắc của khách hàng. Ngân hàng cần thường xuyên mở lớp
huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao tri thức, sự hiểu biết của
cán bộ nhân viên.
5.2.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu nợ
Thu nợ là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả hay không
thì ngoài việc xét xem Ngân hàng cho vay được nhiều hay ít, ta còn phải
xem xét công tác thu hồi nợ của Ngân hàng diễn ra có thuận lợi hay không,
Ngân hàng thực hiện thu nợ như thế nào, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng
có hiệu quả chưa. Dưới đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
thu nợ của Ngân hàng:
- Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá lại khả năng trả nợ của
khách hàng, phân loại uy tín khách hàng cũng như phân loại các khoản nợ để
60
tìm biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.
Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy mức độ vi phạm có thể
tạm ngừng, chấm dứt cho vay nhanh chóng thu hồi nợ đã giải ngân.
- Ngân hàng cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi
khách hàng một cách chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc
cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn, liên lạc với khách hàng để đôn đốc,
nhắc nhở họ trả nợ. Đồng thời lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào
thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như
kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng liên tiếp nhiều tháng để nợ quá hạn
phát sinh chiếm tỷ lệ cao.
5.2.4 Một số biện pháp hạn chế nợ xấu
Nợ xấu là điều không thể tránh khỏi dù quản lý chặt chẽ như thế nào đối
với tất cả các ngân hàng nói chung và Agribank Thới Lai nói riêng, hiện nay
tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng vẫn nằm ở mức an toàn (dưới 3%) nhưng
Ngân hàng cũng phải cố gắng tối đa để hạn chế nợ xấu, duy trì tỷ lệ này ở
mức an toàn nhằm tránh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
- Ngân hàng cần thực hiện cơ cấu, tái cơ cấu nợ vay đối với các món nợ
đã được giải ngân, miễn giảm lãi vay cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp gặp
khó khăn nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh đang diễn biến theo hướng
tích cực nhằm tạo điều kiện cho họ phục hồi sản xuất, kinh doanh thuận lợi
cho việc trả nợ Ngân hàng sau này.
- Ngân hàng nên tiếp cận với các hộ sản xuất, doanh nghiệp có đủ
điều kiện vay vốn cũng như khả năng trả nợ trên địa bàn, thực hiện cho vay
các doanh nghiệp có những dự án có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra Ngân hàng cần chú trọng đến năng lực quản trị, điều hành của
lãnh đạo doanh nghiệp vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có thể trả nợ Ngân
hàng được hay không thì nhà điều hành là một trong những yếu tố quan trọng.
- Đối với việc cấp tín dụng cho khách hàng, để nâng cao hiệu quả trong
việc kiểm soát nợ xấu, Ngân hàng cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình,
quy định của Hội sở; không hạ thấp điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng
chưa đủ điều kiện, tăng cường cho vay đối với khách hàng có đầy đủ tài sản
bảo đảm.
- Các món Ngân hàng cho vay đều phải có tài sản đảm bảo từ bằng hoặc
hơn giá trị món vay để dễ dàng cho công tác thu hồi nợ sau này nếu khách
hàng không trả được nợ, Ngân hàng chỉ nên cho vay tín chấp đối với các hộ có
sổ hộ nghèo, các hộ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
61
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai,
thành phố Cần Thơ là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – một ngân hàng đã gắn bó hơn hai mươi năm liền, có
những phát triển và thăng trầm cùng với nền kinh tế Việt Nam nói chung và
nông nghiệp nông thôn nói riêng. Bắt đầu hoạt động từ năm 2009 đến nay
Agribank Thới Lai đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn
huyện, Ngân hàng không ngừng nỗ lực phấn đấu và đạt được thành tích tốt.
Trong những năm qua Ngân hàng đã làm tốt vai trò là nguồn cung vốn
của mình, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho các tầng lớp dân cư
trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động tín dụng giúp đỡ nhu cầu về vốn của
người dân để họ có vốn sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định và
nâng cao cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Qua phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn từ năm 2010 - 6 tháng đầu
năm 2013. Nhìn chung, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên với
sự lãnh đạo của Giám đốc, Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả
đáng khích lệ, nâng cao uy tín, thương hiệu của Ngân hàng trên địa bàn huyện.
Quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn được mở rộng, thâm nhập sâu vào các xã
trên địa bàn. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn đều tăng,
tuy nợ xấu qua các năm cũng tăng nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của
Ngân hàng và nợ xấu tăng chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan của
nền kinh tế. Dù quản lý chặt chẽ như thế nào thì nợ xấu vẫn có nguy cơ xảy ra
đối với tất cả các ngân hàng nói chung và Agribank Thới Lai nói riêng.
Thực trạng nợ xấu vẫn là vấn đề cần được giải quyết trong các tháng cuối năm
của Ngân hàng, nợ xấu doanh nghiệp thấp, chỉ mới xuất hiện từ năm 2012 và
giữ nguyên cho đến nay, chiếm 12,54% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng
(6 tháng đầu năm 2013), nợ xấu phần lớn nằm ở các hộ sản xuất, cá thể
do thời tiết bất ổn, sâu bệnh, biến động của thị trường trong và ngoài nước
ảnh hưởng tới việc thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngân hàng cần
đẩy mạnh công tác thẩm định các dự án, phương án kinh doanh trước khi
cho vay, cũng như kiểm tra giám sát các món vay để ngày càng nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng đã cùng chung tay góp sức
với chính quyền huyện Thới Lai vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và
62
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện,
góp phần nâng cao đời sống xã hội tại địa phương.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Các chính sách NHNN đề ra cần có thông điệp rõ ràng, nhất quán và phù
hợp với chủ trương ban đầu. Khi ban hành các văn bản, quyết định cần có thời
gian thực hiện tối thiểu để các tổ chức tín dụng không phải lúng túng trong
việc xử lý nghiệp vụ, cần có sự thông tin từ nhiều phía, nhiều tổ chức tín dụng
phản hồi ý kiến mới đưa ra quyết định. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam là ngân hàng được Chính phủ giao phó thực hiện nhiệm
vụ phát triển nông nghiệp, phần lớn khách hàng là nông hộ, các hộ sản xuất,
kinh doanh; số lượng khách hàng lớn vì vậy rất khó khăn cho Ngân hàng khi
có sự thay đổi về cơ cấu chính sách.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
- Cần xử lý nhanh chóng, kịp thời các văn bản ý kiến, kiến nghị của các
chi nhánh để giúp hệ thống các chi nhánh hoạt động tốt hơn trên địa bàn từng
vùng miền khác nhau.
- Thường xuyên mở các khóa đào tạo cán bộ nâng cao kiến thức,
nghiệp vụ chuyên môn, công nghiệp kỹ thuật mới phục vụ cho ngành nhằm
thực hiện tốt công tác được giao.
- Khen thưởng đối với những chi nhánh có thành tích hoạt động tốt,
ý kiến chủ trương đổi mới phù hợp với hoạt động của ngân hàng nhằm
động viên khích lệ động viên tinh thần chi nhánh để các chi nhánh hoạt động
tốt hơn nữa.
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
- Đề nghị các cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành
kết hợp chặt chẽ hơn với Ngân hàng, cùng giúp nhau hoàn thành công tác
kinh tế - xã hội, góp một phần sức vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới của huyện.
- Luôn định hướng phát triển và thực thi các chủ trương, nghị quyết
đúng nội dung, đúng tiến độ, xem xét lại các công trình năng lực của cán bộ
cấp huyện, xã một cách cụ thể đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của đất nước.
63
- Nâng cao vai trò của ban đầu tư từ huyện xuống đến xã, giao trách
nhiệm, chỉ đạo cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo bám sát và giúp đỡ Ngân hàng
trong mối quan hệ cộng tác với các ấp, xã các ban ngành thực thi pháp luật.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Cần Thơ:
Trường Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Cần Thơ:
Trường Đại học Cần Thơ.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐNHNN về việc ban hành Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN
Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 22/2011/TT-NHNN
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN
ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 30/2011/TT-NHNN
Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức,
cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư 33/2012/TT-NHNN
Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để
đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
9. Chính phủ Việt Nam, 2010. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư 21/2012/TT-NHNN
Quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá
giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 01/2013/TT-NHNN
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 21/2012/TT-NHNN
ngày 18/06/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về
hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Chính phủ Việt Nam, 2012. Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng.
65
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 15/2013/TT-NHNN
về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của
tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
14. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, 2010. Quyết định 63/2010/QĐ-TTg
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,
thủy sản.
66
[...]... Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chi m tỷ trọng cao nhất vì thế cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, do đó phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn biết được ưu điểm, hạn chế từ đó tìm ra biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tổn thất là vấn đề cần thiết Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ ... hàng vay vốn phải nợ gốc và lãi đúng hạn (Thái Văn Đại, 2012, trang 36-37) 2.1.6 Quy trình cho vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất nông nghiệp Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2009 Hình 2.1 Quy trình cho vay trực tiếp tại Agribank Thới Lai 6 (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân. .. của các hộ dân của huyện chủ yếu từ nông nghiệp và chăn nuôi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ (trước đây là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ, tỉnh Cần Thơ) đã có mặt trên địa bàn huyện từ năm 2005, đến nay qua hơn tám năm phục vụ Ngân hàng luôn là điểm đến uy tín được các hộ nông dân và doanh nghiệp tin tưởng để vay vốn đáp ứng nhu... phố Cần Thơ cho luận văn tốt nghiệp của mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu về thực trạng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó biết được những ưu điểm, hạn chế để tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế góp... trình hình thành và phát triển Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thới Lai Tên viết tắt Địa chỉ TP .Cần Thơ Điện thoại : Agribank : Ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, Huyện Thới Lai, : 07103.680.889 Fax : 07103.680.689 Trước đây Agribank huyện Thới Lai với tên Agribank huyện Cờ Đỏ là một trong những chi nhánh của Agribank thành phố Cần Thơ, được thành lập... 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK THỚI LAI Ngân hàng đóng vai trò trung gian, tập trung vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và chuyển vốn đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. .. huy động vốn, cho vay và thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36) định nghĩa “Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển. .. 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật Về tín dụng đã chuyển mạnh sang cho vay trực tiếp hộ nông dân Trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng. .. và thông tin thu thập được Phương pháp này có chức năng tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu 11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân. .. tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu để phân tích trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đề